Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA VĂN LAM NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG MỌT ĐỤC THÂN CÂY KEO TẠI HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN T
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được các loài mọt đục thân tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn và biện pháp quả lý hiệu quả
- Xác định được các đặc điểm hình thái và giám định được loài mọt đục thân cây keo tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
- Xác định được các đặc điểm gây hại của mọt đục thân cây keo tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
- Xác định được một số biện pháp phòng chống mọt đục thân cây keo tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Đóng góp thêm các dữ liệu khoa học về mọt đục thân để phục vụ các nghiên cứu phòng chống sâu hại cây keo tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần đề xuất phương án ngăn chặn sự lây lan của mọt hại trên những diện tích trồng cây lâm nghiệp tại địa phương;
- Góp phần bổ sung biện pháp kỹ thuật phòng trừ mọt hại cây trồng phục vụ phát triển sản xuất lâm nghiệp tại địa phương;
- Góp phần xây dựng thành công các giải pháp quản lý sâu hại, qua đó nâng cao giá trị của rừng và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương
Những đóng góp mới của luận văn
- Xác định được thành phần loài mọt đục thân cây keo tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
- Xác định được một số biện pháp phòng chống mọt đục thân cây keo tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Cây keo lai và keo tai tượng trồng tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
- Các loài mọt đục thân gây hại keo lai và keo tai tượng trồng tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Trong đề tài này, đề tài chỉ nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại, hiện trạng gây hại và một số biện pháp phòng chống mọt đục thân trên rừng trồng keo lai và keo tai tượng trồng tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.
Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Nghiên c ứ u thành ph ầ n loài m ọ t đụ c thân keo lai và keo tai t ượ ng tr ồ ng t ạ i huy ệ n Pác N ặ m
- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái các pha phát triển của các loài mọt đục thân
- Nghiên cứu giám định các loài mọt đục thân
2.2.2 Nghiên c ứ u tri ệ u ch ứ ng gây h ạ i c ủ a m ọ t đụ c thân keo lai và keo tai t ượ ng tr ồ ng t ạ i huy ệ n Pác N ặ m
- Nghiên cứu các đặc điểm gây hại bên ngoài thân cây của các loài mọt đục thân (hình dạng, kích thước cửa hang, độ cao so với mặt đất, phân )
- Nghiên cứu các đặc điểm gây hại bên trong thân cây của của hai loài mọt đục thân (màu sắc, kích thước đường hang, hướng của đường hang )
2.2.3 Nghiên c ứ u tình hình gây h ạ i c ủ a m ọ t đụ c thân keo lai và keo tai t ượ ng tr ồ ng t ạ i huy ệ n Pác N ặ m
- Điều tra tỷ lệ và mức độ bị hại trên rừng trồng keo lai
- Điều tra tỷ lệ và mức độ bị hại trên rừng trồng keo tai tượng
2.2.4 Nghiên c ứ u m ộ t s ố bi ệ n pháp phòng ch ố ng m ọ t đụ c thân
- Thí nghiệm hiệu lực trừ sâu của các loại thuốc hóa học
- Nghiên cứu biện pháp bẫy mọt trưởng thành.
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Ph ươ ng pháp k ế th ừ a Đề tài luận văn đã kế thừa các tài liệu, các kết quả nghiên cứu đã công bố để hệ thống hóa lại các kết quả nghiên cứu trước đây, xác định các nội dung cần nghiên cứu mới, và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp để thực hiện hiệu quả các nội dung của luận văn
2.3.2 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u đặ c đ i ể m hình thái loài m ọ t đụ c thân keo lai và keo tai t ượ ng tr ồ ng t ạ i huy ệ n Pác N ặ m a Nghiên c ứ u m ộ t s ố đặ c đ i ể m hình thái
Thu các mẫu thân đang bị mọt đục thân cây tại xã An Thắng, Giáo Hiệu và Bằng Thành, huyện Pác Nặm sau đó cắt khúc và đưa về Phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng để tiếp tục nuôi và thu các mẫu trứng, sâu non, nhộng và mọt trưởng thành Cắt 40 mẫu thân cây bị mọt đục thân có đường kính từ 5 - 10 cm, dài 50 cm, mẫu được ký hiệu tuần tự theo loài cây và địa điểm, vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm để theo dõi và thu các mẫu mọt
20 mẫu thân cây được giữ nguyên để theo dõi quá trình vũ hóa của trưởng thành 20 mẫu thân cây còn lại được chẻ nhỏ để thu mẫu trưởng thành, trứng, sâu non, nhộng
Các mẫu trưởng thành, trứng, sâu non, nhộng được thu thập riêng rẽ, đựng trong các lọ nhựa sạch và mã hóa theo từng mẫu, theo từng địa điểm thu mẫu để phục vụ nghiên cứu đặc điểm sinh học, mô tả hình thái, giám định bằng hình thái cũng như làm mẫu tiêu bản
Các mẫu mọt trưởng thành được xử lý, làm mẫu tiêu bản, mô tả các đặc điểm đặc trưng về đầu, lưng ngực, màu sắc…
Các mẫu trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng (5-10 mẫu/loài/pha) được quan sát trên kính soi nổi Leica M165C để chụp ảnh, đo kích thước và mô tả chi tiết các bộ phận
Chụp ảnh mẫu trưởng thành, chụp các bộ phận cơ thể của trưởng thành đực, cái b Nghiên c ứ u giám đị nh thông qua đặ c đ i ể m hình thái
Giám định các mẫu mọt hại bằng phương pháp chuyên gia và so mẫu với các bảo tàng trong Giám định các loài mọt thuộc thuộc họ Mọt đầu dài (Bostrychidae), họ Mọt cám (Lyctidae), họ Mọt gỗ ovan (Anbiidae), họ Mọt hại vỏ, gỗ (Scolytidae), họ Mọt gỗ chân dài (Platypodidae) dựa vào chuyên khảo "Côn trùng hại gỗ và biện pháp phòng trừ" của Lê Văn Nông (1999) Đặc điểm hình thái của các mẫu mọt trưởng thành được đối chiếu với các khóa phân loại của Motschulsky (1866) và Eichhoff (1868) và đặc điểm hình thái của các loài mọt thuộc giống Euwallacea và Xylosandrus Kết hợp với việc so sánh và đối chiếu mẫu tiêu bản của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng và đã nhận được sự hỗ trợ của Tiến sỹ Johnson Andrew trong việc đối chiếu với các mẫu mọt của Trường Đại học Florida
2.3.3 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u tri ệ u ch ứ ng gây h ạ i c ủ a m ọ t đụ c thân keo lai và keo tai t ượ ng tr ồ ng t ạ i huy ệ n Pác N ặ m
Quan sát và mô tả đặc điểm gây hại của các loài mọt đục thân trên rừng trồng keo lai và keo tai tượng và trên các mẫu thân cây bị mọt đục thân Các chỉ tiêu quan sát gồm vị trí gây hại, hình dạng, kích thước cửa hang, độ cao so với mặt đất, phân
Giải phẫu và quan sát đặc điểm gây hại của mọt đục thân bên trong thân cây Công việc này đã được thực hiện trên 30 mẫu thân cây bị mọt đục thân Các chỉ tiêu quan sát gồm màu sắc gỗ tại vị trí bị hại, hình dạng, kích thước đường hang Địa điểm nghiên cứu tại xã An Thắng, Giáo Hiệu và Bằng Thành, huyện Pác Nặm
2.3.4 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u nghiên c ứ u tình hình gây h ạ i c ủ a m ọ t đụ c thân keo lai và keo tai t ượ ng tr ồ ng t ạ i huy ệ n Pác N ặ m Điều tra hiện trạng cây keo lai và keo tai tượng trên các rừng trồng đang bị mọt đục thân gây hại tại huyện Pác Nặm ở giai đoạn 1-4 năm tuổi
Lập các ô tiêu chuẩn 500m 2 để điều tra, phân cấp mức độ bị mọt đục thân gây hại trên cây keo lai và keo tai tượng theo phương pháp được quy định trong TCVN 8928:2013 Trên mỗi lô rừng, ở mỗi giai đoạn tuổi khác nhau, tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn, các ô được lập cách đường đi 6 m và giữa các ô cách nhau 12 m, mỗi ô điều tra 80 cây
Các ô tiêu chuẩn được lập tại xã An Thắng, Giáo Hiệu và Bằng Thành, huyện Pác Nặm
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022, định kỳ 30 ngày điều tra một lần
Việc phân cấp mức độ gây hại của mọt đục thân được tiến hành thông qua việc đếm số lỗ mọt trên thân theo phương pháp của Coleman và đồng tác giả (2019) Phân cấp mức độ gây hại của mọt thông qua lỗ mọt trên thân, đếm số lỗ mọt trên thân cây ở độ cao từ 0,5 đến 1,0m từ mặt đất với 4 cấp, cụ thể như sau:
Cấp hại Chỉ tiêu phân cấp
0 Cây khỏe, không có lỗ mọt trên thân
2 Gây hại trung bình, 11 - 30 lỗ
4 Gây hại rất nặng, trên 50 lỗ
2.3.5 Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u bi ệ n pháp phòng ch ố ng m ọ t đụ c thân a Thí nghi ệ m hi ệ u l ự c c ủ a các lo ạ i thu ố c hóa h ọ c
Tiến hành thử hiệu lực của các loại thuốc hóa học lưu dẫn đối với việc phòng trừ mọt đục thân, cụ thể như sau:
Các công thức thí nghiệm được bố trí riêng biệt, mỗi công thức được tiến hành trong các ống nuôi mọt với thức ăn nhân tạo là mùn cưa của gỗ keo trộn với một số thành phần dinh dưỡng bổ sung Các ống có chứa môi trường thức ăn nhân tạo đã được hấp khử trùng Sau đó thả 3 cá thể mọt đục thân vào mỗi ống Sau 1 ngày thả mọt, tiến hành phun dung dịch chứa các loại thuốc hóa học và đối chứng nước cất lên mọt theo từng công thức thí nghiệm tương ứng
Pha thuốc theo nồng độ 3g/lít nước Liều lượng phun cho các công thức thí nghiệm đã được thực hiện đồng nhất với 5ml dung dịch thuốc sau khi pha (3g/lít nước) cho mỗi ống có chứa 3 cá thể mọt Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên và lặp lại 3 lần Theo dõi, thu số liệu ở các thời điểm ngay trước khi phun và sau khi phun 4, 8, 12 và 24 giờ Hiệu lực của các công thức thí nghiệm được tính toán theo công thức Abbott (1925), cụ thể như sau:
Trong đó: E%: hiệu lực phòng trừ (%); Ca: số cá thể sống ở nghiệm thức đối chứng sau khi thí nghiệm; Ta: số cá thể sống ở nghiệm thức phun thuốc sau khi thí nghiệm
Thử nghiệm ngoài hiện trường:
Dựa vào kết quả đã thử nghiệm ở trong phòng thí nghiệm, đề tài đã lựa chọn 2 loại thuốc trừ sâu hóa học có hiệu lực phòng trừ mọt tốt nhất để tiến hành thử nghiệm ở ngoài hiện trường, thực hiện trên rừng trồng Đồng thời thử nghiệm kết hợp các công thức thuốc hóa học trộn với chất bám dính có chứa hoạt chất Trisiloxane ethoxylate với nồng độ 0,5ml/lít dung dịch thuốc
23 trừ sâu hóa học Tiến hành phun các loại thuốc trừ sâu hóa học theo các công thức sau:
CT2: Carbosulfan + chất bám dính
CT4: Chlorantraniliprole + Thiamethoxam + chất bám dính
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thành phần loài mọt đục thân keo lai và keo tai tượng trồng tại huyện Pác Nặm
3.1.1 Đặ c đ i ể m hình thái giám đị nh loài m ọ t Euwallacea fornicatus
Kết quả điều tra thu mẫu đã thu thập đầy đủ mẫu của các pha trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng của giống mọt Euwallacea Đặc điểm hình thái của từng pha đã được mô tả chi tiết, cụ thể như sau:
Hình 3.1: M ọ t đụ c thân Euwallacea fornicatus: a tr ưở ng thành; b tr ứ ng; c sâu non; d nh ộ ng Trưởng thành: Cơ thể của trưởng thành khi mới vũ hóa có màu vàng, sau đó chuyển màu vàng đậm, nâu sẫm đến đen Chiều dài cơ thể từ 2,35 đến 2,61 mm, rộng từ 0,98 đến 1,05 mm Râu đầu có dạng hình chuỳ với đốt thứ
27 tư phình to hơn, chân râu đầu nằm ở giữa phần mắt kép với phần hàm dưới của miệng (Hình 3.1a)
Trứng: Hình oval, dài 0,31 - 0,42 mm (Hình 3.1b), màu trắng kem hoặc vàng, trứng thường nằm ở cuối đường hang, số trứng trong mỗi ổ dao động từ
Tuổi 1: Màu trắng sữa, chiều dài cơ thể sâu non 0,92 - 1,11 mm, rộng 0,38 - 0,50 mm
Tuổi 2: Màu vàng nhạt, chiều dài cơ thể sâu non 1,41 - 1,60 mm, rộng 0,45 - 0,61 mm
Tuổi 3: Màu vàng, chiều dài cơ thể sâu non 1,79 - 2,22 mm, rộng 0,61 - 0,75 mm, phần đầu của sâu non tuổi 3 bắt đầu xuất hiện nhiều tấm chắn bảo vệ (Hình 3.1c)
Nhộng: Dài 2,15 - 2,65 mm, rộng 0,98 - 1,32 mm, khi mới hoá nhộng có màu trắng sữa, sau đó chuyển màu vàng hoặc màu vàng đậm (Hình 3.1d)
Từ các kết quả mô tả đặc điểm hình thái của các pha nêu trên, việc giám định đã được tiến hành thông qua việc đối chiếu với đặc điểm của các loài mọt thuộc giống Euwallacea, kết hợp việc so sánh với khóa phân loại của Eichhoff (1868) và đối chiếu mẫu của bộ môn côn trùng Qua đó đã xác định loài mọt hại cây keo lai và keo tai tượng tại Pác Nặm, Bắc Kạn thuộc loài
Euwallacea fornicatus, thuộc tộc Xyleborini, phân họ Scolytinae, họ
Các mẫu mọt E fornicatus đục thân cây keo lai và keo tai tượng tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn trong nghiên cứu này có đặc điểm tương đồng với loài E fornicatus gây hại cây Keo ở Việt Nam (Phạm Quang Thu, 2016b), gây hại cây chè ở Ấn Độ (Kumar et al., 2011)
Ngoài ra, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các loài mọt thuộc giống Euwallacea thường đa thực và gây hại trên nhiều loài cây chủ khác
28 nhau như cây thầu dầu, chè, các loài cây thuộc họ dẻ, các loài cây có múi, cao su, xoài, tếch (Kumar et al., 2011; Parthiban and Muranleedharan, 2012) Trong đó, mọt E fornicatus đã được xác định là loài mọt gây hại nghiêm trọng đối với các vườn trồng cây bơ kinh doanh ở Mỹ (Kasson, 2013; Coleman et al., 2019) Loài mọt này cũng đã được ghi nhận là sinh vật gây hại chính đối với rừng trồng các loài keo ở nhiều địa phương khác ở Việt Nam (Phạm Quang Thu, 2016b; Coleman et al., 2019)
Các loài mọt Euwallacea spp chỉ đục thân cây sống, chúng chủ động lây nhiễm nấm Fusarium euwallacea vào các đường hang của chúng để trồng nấm, làm thức ăn cho sâu non (Parthiban and Muraleedharan, 1996) Ngoài ra, mọt E fornicatus cũng đã được xác định có thể vô tình mang theo bào tử nấm gây bệnh chết héo, trong đó đã có khoảng 70% mẫu mọt thu từ các cây keo bị bệnh chết héo có mang nấm C manginecans gây bệnh chết héo (Trần
Thị Thanh Tâm, 2018) Đối với rừng trồng các loài keo, nấm C manginecans gây bệnh chết héo đã xuất hiện và lây lan rất rộng tại nhiều tỉnh của Việt Nam (Thu et al., 2016) Nếu có thêm một véc tơ truyền bệnh là mọt đục thân có thể sẽ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh nhanh hơn nữa Do đó, rất cần triển khai các chương trình nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt đục thân và nghiên cứu thành phần các loài nấm gây bệnh do mọt mang theo và nghiên cứu các biện pháp phòng trừ mọt đục thân
3.1.2 Đặ c đ i ể m hình thái giám đị nh loài m ọ t Xylosandrus crassiusculus
Kết quả điều tra thu mẫu đã thu thập đầy đủ mẫu của các pha trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng của giống mọt Xylosandrus Đặc điểm hình thái của từng pha đã được mô tả chi tiết, cụ thể như sau:
Trưởng thành: Phía đỉnh đầu có màu nâu đỏ, phía cuối thân có màu nâu sẫm đến đen Con cái chiều dài từ 1,95 đến 2,45 mm, mới vũ hóa màu nâu sau chuyển sang màu nâu sẫm hoặc nâu đen, con đực nhỏ hơn con cái, chiều dài từ 1,45 đến 1,65 mm, cơ thể màu nâu và sẫm hơn con đực Râu đầu có hình
29 chuỳ, 5 đốt, trong đó đốt cuối phình to, phần chân râu đầu nằm ở giữa phần mắt với phần hàm dưới của miệng Nếu nhìn từ trên xuống đầu của mọt trưởng thành dấu kín dưới tấm lưng ngực trước Cơ thể có nhiều mấu nhỏ, tập trung ở phía cuối cánh cứng (Hình 3.2a)
Hình 3.2: M ọ t đụ c thân Xylosandrus crassiusculus: a tr ưở ng thành; b tr ứ ng; c sâu non; d nh ộ ng Trứng: hình oval, dài khoảng 0,23 - 0,42 mm (Hình 3.2b), màu trắng kem hoặc vàng nhạt, trứng nằm ở cuối đường hang, mỗi có khoảng 10 đến 15 quả trứng
Sâu non: Có 3 tuổi với 2 lần lột xác:
Tuổi 1: Màu trắng sữa, chiều dài cơ thể từ 0,85 - 0,95 mm, rộng từ 0,35
Tuổi 2: Màu vàng nhạt, chiều dài cơ thể từ 1,30 - 1,45 mm, rộng từ 0,45 - 0,55 mm
Tuổi 3: Màu vàng đậm, chiều dài cơ thể 1,75 - 1,95 mm, rộng 0,60 - 0,70 mm Sâu non tuổi 3 bắt đầu xuất hiện nhiều tấm chắn bảo vệ ở phần đầu (Hình 3.2c)
Nhộng: Dài 1,95 - 2,55 mm, rộng 0,95 - 1,25 mm, có màu trắng sữa mới hoá nhộng, sau đó chuyển màu vàng, phần cuối cánh của nhộng có màu trắng (Hình 3.2d)
Từ kết quả mô tả đặc điểm hình thái nêu trên, đối chiếu với khóa phân loại của Motschulsky (1866) và đặc điểm của các loài thuộc giống
Xylosandrus, kết hợp việc so sánh với các mẫu mọt của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng và sự kiểm tra của chuyên gia quốc tế, một loài mọt khác gây hại cây keo lai và keo tai tượng tại Pác Nặm, Bắc Kạn được giám định là loài Xylosandrus crassiusculus (Motschulsky, 1866), thuộc tộc Xyleborini, phân họ Scolytinae, họ Curculionidae, bộ Coleoptera
Cùng với loài mọt Euwallacea fornicatus, mọt Xylosandrus crassiusculus đục thân, gây hại chính đối với rừng trồng keo lai và keo tai tượng tại Pác Nặm, Bắc Kạn, chúng có một số đặc điểm hình thái tương tự với loài mọt X crassiusculus gây hại rừng trồng keo tai tượng và bạch đàn ở
Phú Thọ đã được Nguyễn Ngọc Quỳnh (2009) và Trần Xuân Hưng và đồng tác giả (2019) mô tả Các loài mọt thuộc giống Xylosandrus đã được xác định là mọt đục thân, gây hại trên nhiều loài cây trồng lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả ở nhiều nơi trên thế giới (Dole et al., 2010) Ở các địa phương khác chủ yếu ghi nhận mọt Euwallacea fornicatus
Tuy nhiên trong nghiên cứu này đã ghi nhận mọt X crassiusculus gây hại phổ biến trên rừng trồng keo lai và keo tai tượng tại Pác Nặm, Bắc Kạn
Nghiên cứu này ghi nhận mọt X crassiusculus gây hại rừng trồng keo lai và keo tai tượng từ giai đoạn 1 năm tuổi và gây hại nặng ở 2-3 tuổi; tuy nhiên, theo nghiên cứu của Phạm Quang Thu (2016a, b) loài này gây hại rừng trồng các loài keo ở giai đoạn trên 3 năm tuổi
Triệu chứng gây hại của mọt đục thân keo lai và keo tai tượng trồng tại huyện Pác Nặm
3.2.1 Tri ệ u ch ứ ng gây h ạ i c ủ a m ọ t Euwallacea fornicatus Đặc điểm gây hại của mọt E fornicatus trên cây keo lai và keo tai tượng giống nhau với những đặc trưng dễ nhận dạng là các lỗ nhỏ trên thân, có nước hoặc nhựa cây chảy ra từ các lỗ mọt
Hình 3.3: Tri ệ u ch ứ ng gây h ạ i c ủ a m ọ t Euwallacea fornicatus trên cây keo: a Cây keo lai b ị m ọ t đụ c thân; b Cây keo tai t ượ ng b ị m ọ t đụ c thân; c m ặ t c ắ t ngang thân cây b ị m ọ t gây h ạ i
Cây keo lai và keo tai tượng ở giai đoạn 1 - 4 tuổi thường bị mọt đục thân gây hại với mức độ khá nghiêm trọng Trên thân cây bị hại có các lỗ nhỏ với đường kính 1,1 - 1,3 mm Khi thân cây mới bị mọt đục thân, mọt trưởng thành sẽ đùn ra mùn gỗ vụn có màu trắng, sau đó các mùn gỗ chuyển sang màu thâm đen theo Nếu gặp trời mưa hoặc các tác động khác, mùn gỗ sẽ bị
32 rụng và để lại các lỗ nhỏ trên thân (Hình 3.3a) Sau khi thân cây bị mọt gây hại thường có nước hoặc nhựa cây chảy ra từ các lỗ mọt (Hình 3.3b), cây bị mọt hại có đường hang chạy thẳng vào trong thân, sau đó đường hang rẽ nhiều nhánh ở phần gỗ giác (Hình 3.3c)
Triệu chứng nêu trên hoàn toàn tương đồng với các mô tả trước đây về loài mọt E fornicatus gây hại trên cây keo và cây sưa ở các địa phương khác (Phạm Quang Thu, 2016a,b; Nguyễn Minh Chí et al., 2019)
Mọt đục thân thường tấn công, gây hại các cây bị bệnh hoặc cây sinh trưởng kém, có sức sống yếu, khi cây có biểu hiện bị suy yếu sức đề kháng Trong một nghiên cứu khác cho thấy mọt đục thân tập trung gây hại cây Sưa ở giai đoạn trên 5 năm tuổi, trên các cây có biểu hiện vàng lá, sinh trưởng kém Đặc điểm gây hại này tương đồng với nghiên cứu về tập tính gây hại của mọt đục thân do Phạm Quang Thu (2016a,b) đã thực hiện với mọt E fornicatus gây hại rừng trồng các loài Keo ở các tỉnh khác
3.2.2 Tri ệ u ch ứ ng gây h ạ i c ủ a m ọ t Xylosandrus crassiusculus Đặc điểm gây hại của mọt X crassiusculus trên cây keo lai và keo tai tượng cũng giống nhau với đặc trưng là có các lỗ nhỏ trên thân, có các thỏi mùn gỗ màu trắng đùn ra từ các lỗ mọt
Cây keo lai và keo tai tượng ở giai đoạn 1 năm tuổi trở lên thường bị mọt X crassiusculus đục thân, thân cây bị mọt đục có lỗ nhỏ có đường kính từ 1,4 - 2 mm Khi thân cây mới bị mọt đục thân, mọt đùn mùn gỗ ra có màu trắng (Hình 3.4a), mùn gỗ chuyển dần sang màu thâm đen theo thời gian Mọt
X crassiusculus đùn mùn gỗ liên tục Nếu không bị nước mưa tác động, có thể quan sát thấy các thỏi mùn trắng ở cửa hang rất rõ trên thân cây bị mọt X crassiusculus gây hại (Hình 3.4a, b) Cây bị mọt hại có đường hang chạy thẳng vào trong thân, sau đó rẽ nhiều nhánh ở phần gỗ giác (Hình 3.4c)
Hình 3.4: Tri ệ u ch ứ ng gây h ạ i c ủ a m ọ t Xylosandrus crassiusculus trên cây keo: a Cây keo tai t ượ ng b ị m ọ t đụ c thân; b Cây keo lai b ị m ọ t đụ c thân v ớ i mùn g ỗ màu tr ắ ng; c L ỗ m ọ t bên trong thân cây b ị h ạ i
Triệu chứng nêu trên hoàn toàn tương đồng với các triệu chứng gây hại của mọt X crassiusculus trên cây keo và bạch đàn đã được mô tả ở các địa phương khác (Nguyễn Ngọc Quỳnh, 2009; Nông Phương Nhung et al., 2018; Phạm Quang Thu, 2016b) Đặc điểm đặc trưng nhất là các lỗ do mọt X crassiusculus cũng như các loài mọt thuộc giống Xylosandrus gây hại thường có các thỏi mùn gỗ màu trắng (Hình 3.4a) Đây là đặc điểm rất dễ quan sát và phân biệt với triệu chứng gây hại bởi các loài mọt thuộc giống Euwallacea
3.2.3 So sánh tri ệ u ch ứ ng gây h ạ i hai loài m ọ t Để giúp phát hiện và xác định sớm loài mọt đục thân gây hại rừng trồng keo, nghiên cứu này đã mô tả các triệu chứng điển hình, thông qua đặc điểm gây hại của hai loài mọt đục thân Euwallacea fornicatus và Xylosandrus crassiusculus Kết quả được tổng hợp trong bảng 3.1
Bảng 3.1: Đặc điểm gây hại điển hình của hai loài mọt đục thân trên cây keo Đặc điểm gây hại
Cây bị mọt đục thân có lỗ nhỏ trên thân
Mọt đùn ra mùn gỗ vụn có màu trắng ở cửa hang, sau đó để lại các lỗ nhỏ trên thân
Lỗ mọt trên thân cây thường có nước hoặc nhựa cây chảy ra
Cây bị mọt đục thân có lỗ nhỏ có đường kính từ 1,4 - 2 mm
Mọt đùn mùn gỗ ra có màu trắng, mọt đùn mùn gỗ liên tục trên thân cây
Lỗ mọt trên thân cây có các thỏi mùn trắng ở cửa hang, rất dễ quan sát
Hình dạng và kích thước lỗ
Các lỗ nhỏ, tròn có đường kính từ 1,1 - 1,3 mm
Các lỗ nhỏ, tròn có đường kính từ 1,4 - 2 mm
Hình dạng đường hang Đường hang chạy thẳng vào trong thân, sau đó rẽ nhiều nhánh ở phần gỗ giác Đường hang chạy thẳng vào trong thân, sau đó rẽ nhiều nhánh ở phần gỗ giác
Từ các thông tin trong bảng trên cho thấy triệu chứng gây hại của hai loài mọt đục thân có đặc điểm nhận dạng đặc trưng và rất dễ phân biệt ở hiện trường Mọt X crassiusculus thường đùn các thỏi mùn gỗ màu trắng (Hình 3.4a), là đặc điểm điển hình, dễ quan sát và dễ phân biệt các lỗ mọt của chúng với lỗ mọt do loài E fornicatus gây ra
Vì vậy, khi tiến hành các biện pháp phòng trừ có thể căn cứ các đặc điểm nhận dạng nếu trên để áp dụng giải pháp phòng trừ hiệu quả cho mỗi loài mọt
Tình hình gây hại của mọt đục thân keo lai và keo tai tượng trồng tại huyện Pác Nặm
3.3.1 T ỷ l ệ và m ứ c độ b ị h ạ i trên r ừ ng tr ồ ng keo lai
Tỷ lệ cây bị mọt đục thân trên các rừng trồng keo lai ở các độ tuổi có sự khác biệt rõ (Fpr < 0,001), số liệu được tổng hợp trong bảng 3.2
Bảng 3.2: Tỷ lệ và mức độ mọt đục thân keo lai ở Pác Nặm, Bắc Kạn
Tuổi Tỷ lệ và mức độ bị hại
Ghi chú: P%: tỷ lệ cây bị mọt; R: cấp hại thông qua lỗ mọt bình quân trên thân cây
Kết quả tổng hợp trong bảng 3.2 cho thấy tại các lô rừng bị hai loài mọt gây hại ở giai đoạn 1 năm tuổi bị hại nhẹ nhất Tỷ lệ và cấp hại tăng dần ở giai đoạn 2-3 năm tuổi sau đó giảm đi ở giai đoạn 4 năm tuổi Trên rừng trồng keo lai, tỷ lệ cây bị mọt X crassiusculus gây hại nhiều hơn so với mọt E fornicatus Kết quả điều tra cũng ghi nhận có khoảng 25-30% số cây keo lai bị cả hai loài mọt gây hại cùng lúc
Hình 3.5: R ừ ng tr ồ ng keo lai t ạ i Pác N ặ m, B ắ c K ạ n b ị m ọ t đụ c thân 3.3.2 T ỷ l ệ và m ứ c độ b ị h ạ i trên r ừ ng tr ồ ng keo tai t ượ ng
Tỷ lệ cây bị mọt đục thân trên các rừng trồng keo tai tượng ở các độ tuổi có sự khác biệt rõ, số liệu được tổng hợp trong bảng 3.3
Bảng 3.3: Tỷ lệ và mức độ mọt đục thân keo tai tượng ở Pác Nặm, Bắc
Tuổi Tỷ lệ và mức độ bị hại
Ghi chú: P%: tỷ lệ cây bị mọt; R: cấp hại thông qua lỗ mọt bình quân trên thân cây
Kết quả tổng hợp trong bảng 3.3 cho thấy tại các lô rừng keo tai tượng bị hai loài mọt gây hại có nhiều đặc điểm tương đồng với rừng keo lai Rừng trồng keo tai tượng ở giai đoạn 1 năm tuổi bị hại nhẹ nhất, tỷ lệ bị mọt và cấp hại tăng dần ở giai đoạn 2-3 năm tuổi sau đó giảm nhẹ ở giai đoạn 4 năm tuổi Trên rừng trồng keo tai tượng, tỷ lệ cây bị mọt X crassiusculus gây hại cũng cao hơn so với mọt E fornicatus Kết quả điều tra ghi nhận có khoảng 28- 33% số cây keo tai tượng bị cả hai loài mọt gây hại cùng lúc
Hình 3.6: R ừ ng tr ồ ng keo tai t ượ ng t ạ i Pác N ặ m, B ắ c K ạ n b ị m ọ t đụ c thân
Nghiên cứu này ghi nhận mọt E fornicatus và X crassiusculus gây hại rừng trồng keo lai và keo tai tượng từ giai đoạn 1 năm tuổi và gây hại nặng ở giai đoạn 2-3 tuổi Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Phạm Quang Thu (2016a, b) loài này gây hại rừng trồng các loài keo ở giai đoạn trên 3 năm tuổi Do đó rất cần có các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài mọt này, cũng như xác định thành phần các loài nấm gây bệnh do mọt mang theo và xác định các biện pháp phòng trừ hiệu quả hai loài mọt đục thân nguy hiểm này
Nghiên cứu cứu trước đây của Nông Phương Nhung và đồng tác giả
(2018) đã xác định được một số giống keo lai (AH1, AH7) và keo lá tràm (AA1, AA9) có khả năng chống chịu mọt đục thân Tuy nhiên, các giống keo
38 đó lại chưa được sử dụng trong trồng rừng tại Pác Nặm, Bắc Kạn Hiện tại, rừng trồng keo ở Pác Nặm, Bắc Kạn đang bị mọt đục thân gây hại nhiều và có nguy cơ lan rộng nên rất cần có biện pháp phòng trừ để quản lý hiệu quả sâu hại và góp phần giữ ổn định sản xuất.
Kết quả nghiên cứu một số biện pháp phòng chống mọt đục thân
3.4.1 K ế t qu ả thí nghi ệ m hi ệ u l ự c c ủ a các lo ạ i thu ố c hóa h ọ c a K ế t qu ả phòng tr ừ trong phòng thí nghi ệ m Đề tài đã nghiên cứu thử nghiệm phòng trừ hai loài mọt đục thân
Euwallacea fornicatus và Xylosandrus crassiusculus trong phòng thí nghiệm
Kết quả phòng trừ bằng 4 loại thuốc hóa học khác nhau gồm các hoạt chất Spirotetramat, Thiamethoxam, Carbosulfan, Chlorantraniliprole + Thiamethoxam và đối chứng (nước cất) đã được thực hiện tại phòng thí nghiệm Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
Kết quả hiệu quả phòng trừ hai loài mọt ở trong phòng thí nghiệm đều cho thấy có sự sai khác về hiệu lực phòng trừ của các loại thuốc hóa học và đối chứng ở các thời điểm đánh giá của thí nghiệm Kết quả được tổng hợp trong các bảng sau:
Phòng trừ mọt Euwallacea fornicatus
Bảng 3.4: Hiệu quả phòng trừ loài mọt Euwallacea fornicatus bằng thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm
Công thức Hiệu quả phòng trừ (%)
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.4 cho thấy hiệu quả của cả 4 công thức có sai khác ở thời điểm sau khi phun thuốc 4 giờ Đặc biệt, hiệu quả phòng trừ mọt E fornicatus tăng nhanh ở thời điểm 8 -24 giờ sau khi phun thuốc, trong đó công thức sử dụng thuốc trừ sâu có hoạt chất Carbosulfan cho hiệu quả phòng trừ đạt 100% sau 12 giờ phun Tiếp đến là công thức sử dụng thuốc thuốc trừ sâu có hoạt chất Chlorantraniliprole + Thiamethoxam, đạt 88,9% sau 12 giờ và đạt 100% sau 24 giờ
Hai loại thuốc trừ sâu có hoạt chất Spirotetramat và Thiamethoxam chỉ đạt hiệu quả từ 74,4 đến 81,1% sau 24 giờ Từ kết quả này đề tài chọn hai loại thuốc trừ sâu có hoạt chất Carbosulfan và Chlorantraniliprole + Thiamethoxam để thử nghiệm phòng trừ mọt E fornicatus trên rừng trồng keo lai và keo tai tượng
Phòng trừ mọt Xylosandrus crassiusculus
Bảng 3.5: Hiệu quả phòng trừ loài mọt Xylosandrus crassiusculus bằng thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm
Công thức Hiệu quả phòng trừ (%)
Kết quả tổng hợp ở bảng 3.5 cho thấy hiệu quả phòng trừ của cả 4 công thức có khác biệt đáng kể sau khi phun thuốc 4 giờ Hiệu quả phòng trừ mọt
X crassiusculus tăng cao và phân hóa rõ hơn ở thời điểm 8 -24 giờ sau khi
40 phun thuốc, trong đó công thức sử dụng thuốc trừ sâu có hoạt chất Carbosulfan cũng cho hiệu quả phòng trừ đạt 100% sau 12 giờ phun Tiếp đến là công thức sử dụng thuốc thuốc trừ sâu có hoạt chất Chlorantraniliprole + Thiamethoxam, đạt 81,1% sau 12 giờ và 100% sau 24 giờ xử lý
Hai loại thuốc trừ sâu có hoạt chất Spirotetramat và Thiamethoxam chỉ đạt hiệu quả từ 77,8 đến 81,1% sau 24 giờ xử lý Từ kết quả này đề tài cũng chọn hai loại thuốc trừ sâu có hoạt chất Carbosulfan và Chlorantraniliprole + Thiamethoxam để thử nghiệm phòng trừ mọt X crassiusculus trên rừng trồng keo lai và keo tai tượng b K ế t qu ả phòng tr ừ ngoài hi ệ n tr ườ ng
Dựa vào kết quả thử nghiệm hiệu quả phòng trừ mọt đục thân bằng các hoạt chất hóa học ở trong phòng thí nghiệm, đề tài chọn hai hoạt chất Carbosulfan và Chlorantraniliprole + thiamethoxam có hiệu quả tốt nhất khi thử nghiệm phòng trừ hai loài mọt trong phòng thí nghiệm để thử nghiệm ngoài hiện trường
Việc thử nghiệm hiệu quả phòng trừ hai loài mọt bằng hai loại thuốc trừ sâu có hoạt chất Carbosulfan và Chlorantraniliprole + Thiamethoxam đã được thực hiện đồng thời với hai công thức sử dụng hai loại thuốc này nhưng có trộn thêm với chất bám dính có chứa hoạt chất Trisiloxane ethoxylate
Hiệu quả phòng trừ các loài mọt đục thân trên keo lai và keo tai tượng được đánh giá dựa trên mật độ lỗ mọt đang hoạt động (chỉ đếm các lỗ mọt có nhựa chảy ra hoặc đùn phân) trên 1000 cm 2 trước khi phun thuốc và sau khi phun thuốc 15 ngày
Phòng trừ mọt Euwallacea fornicatus
Số lượng lỗ mọt đang hoạt động tương đối đồng nhất và dao động từ 11,3 đến 11,7 lỗ/1000 cm 2 Kết quả phòng trừ mọt E fornicatus trên rừng keo lai sau 15 ngày thí nghiệm được trình bày theo bảng 3.6
Bảng 3.6: Kết quả phòng trừ mọt Euwallacea fornicatus trên rừng keo lai
Mật độ lỗ mọt trước khi xử lý
Sau 15 ngày Mật độ lỗ mọt
Thiamethoxam + bám dính 11,7 3,9 70,6 Đối chứng 11,3 12,8 -
Kết quả trình bày theo bảng 3.6 cho thấy hai loại thuốc có hoạt chất Carbosulfan và Chlorantraniliprole + Thiamethoxam đã giúp việc phòng trừ đạt hiệu quả 55,5-69,8% so với đối chứng Đặc biệt khi pha hai loại thuốc này với chất bám dính đã giúp tăng hiệu quả phòng trừ mọt E fornicatus trên rừng keo lai đạt trên 70%
Hình 3.7: Cây keo sau khi thí nghi ệ m phòng tr ừ : a phun thu ố c Carbosulfan; b đố i ch ứ ng
Số lượng lỗ mọt đang hoạt động trên thân cây keo tai tượng tương đối đồng nhất giữa các công thức và dao động 14,6-15,2 lỗ/1000 cm 2 Kết quả đánh giá hiệu quả phòng trừ mọt E fornicatus trên rừng keo tai tượng sau 15 ngày thí nghiệm được trình bày theo bảng 3.7
Bảng 3.7: Kết quả phòng trừ mọt Euwallacea fornicatus trên rừng trồng keo tai tượng
Mật độ lỗ mọt trước khi xử lý
Sau 15 ngày Mật độ lỗ mọt
Thiamethoxam + bám dính 14,9 5,2 72,1 Đối chứng 15,1 18,9 -
Kết quả tổng hợp trong bảng 3.7 cho thấy hiệu quả phòng trừ E fornicatus trên rừng keo tai tượng bằng hai loại thuốc có hoạt chất
Carbosulfan và Chlorantraniliprole + Thiamethoxam đạt 65,3-68,3% so với đối chứng Hiệu quả phòng trừ đã tăng lên 72,1-79,4% khi pha hai loại thuốc này với chất bám dính Ở các công thức đối chứng, mật độ lỗ mọt đang hoạt động trên thân cây có xu hướng tăng thêm so với tại thời điểm trước khi xử lý, trong khi đó mật độ lỗ mọt đang hoạt động đều giảm ở các công thức thí nghiệm
Phòng trừ mọt Xylosandrus crassiusculus Đối với rừng trồng keo lai, số lượng lỗ mọt đang hoạt động tương đối đồng nhất và dao động từ 8,1 đến 8,9 lỗ/1000 cm 2 Kết quả phòng trừ mọt X crassiusculus trên rừng keo lai sau 15 ngày thí nghiệm được trình bày theo bảng 3.8
Bảng 3.8: Kết quả phòng trừ mọt Xylosandrus crassiusculus trên rừng keo lai Công thức
Mật độ lỗ mọt trước khi xử lý
Sau 15 ngày Mật độ lỗ mọt
Thiamethoxam + bám dính 8,6 3,3 71,5 Đối chứng 8,1 10,9 -