ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN HÙNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ LOÀI VÒI VOI ALCIDODES FRENATUS HẠI HỒI ILLICIUM VERUM TẠI HUYỆN VĂ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ VĂN HÙNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ LOÀI VÒI VOI (ALCIDODES FRENATUS) HẠI HỒI
(ILLICIUM VERUM) TẠI HUYỆN VĂN QUAN
TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
THÁI NGUYÊN, 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ VĂN HÙNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ LOÀI VÒI VOI (ALCIDODES FRENATUS) HẠI HỒI
(ILLICIUM VERUM) TẠI HUYỆN VĂN QUAN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc
Lạng Sơn, ngày 30 tháng 9 năm 2023
HỌC VIÊN
Lê Văn Hùng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thiện luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới TS Lê Văn Bình và TS Trần Thị Thanh Tâm, những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Lâm nghiệp của trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đơn vị
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được triển khai các thí nghiệm trong quá trình thực tập tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn nhóm thực hiện dự án "Điều tra thành phần sinh vật gây hại cây lâm nghiệp" đã hướng dẫn và cho phép tôi kế thừa một số
số liệu để thực hiện và hoàn thiện luận văn này
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và đồng nghiệp để bản Luận văn được hoàn thiện hơn
Lạng Sơn, ngày 30 tháng 9 năm 2023
HỌC VIÊN
Lê Văn Hùng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu vi
Danh mục bảng biểu viii
Danh mục hình viiii
Trích yếu luận văn ix
Thesis abstract xiiii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
4 Những đóng góp mới của luận văn 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 4
1.1.1 Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại Hồi 4
1.1.2 Những nghiên cứu đặc điểm sinh học sâu hại 4
1.1.3 Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại ……… ………….6
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 7
1.2.1 Nghiên cứu về cây Hồi tại Lạng Sơn và thành phần sâu hại 7
1.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học sâu hại 13
1.2.3 Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại 14
1.3 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 16
1.3.1 Vị trí địa lý, dân số 16
Trang 61.3.2 Địa hình, khí hậu 17
1.3.3 Tiềm năng phát triển cây Hồi 17
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 222
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 222
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 222
2.2 Nội dung nghiên cứu 222
2.2.1 Điều tra thành phần loài sâu hại Hồi 222
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài Vòi voi 22
2.2.3 Nghiên cứu tình hình gây hại của Vòi voi tại huyện Văn Quan 233
2.2.4 Nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp phòng trừ Vòi voi tại huyện Văn Quan 233
2.3 Phương pháp nghiên cứu 233
2.3.1 Phương pháp điều tra thành phần sâu hại Hồi 23
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học 24
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu tình hình gây hại của Vòi voi trồng tại huyện Văn Quan 26
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp phòng trừ 28
2.3.5 Phương pháp kế thừa tài liệu 322
2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 32
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1 Thành phần loài sâu hại Hồi 33
3.1.1 Thành phần loài sâu hại Hồi 33
3.1.2 Tỷ lệ và mức độ gây hại của các loài sâu hại Hồi 40
3.2 Đặc điểm sinh học loài Vòi voi 44
3.2.1 Đặc điểm hình thái các pha phát triển của loài Vòi voi 44
3.2.2 Đặc điểm gây hại bên ngoài thân cây của các loài Vòi voi đục ngọn 46
Trang 73.2.3 Tập tính Vòi voi 46
3.2.4 Vòng đời Vòi voi 47
3.2.5 Lịch phát sinh Vòi voi 48
3.3 Nghiên cứu tình hình gây hại của Vòi voi tại huyện Văn Quan 50
3.4 Kết quả thử nghiệm các biện pháp phòng trừ 51
3.4.1 Biện pháp thủ công 51
3.4.2 Biện pháp lâm sinh 52
3.4.3 Biện pháp sinh học 53
3.4.4 Biện pháp hóa học 55
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 57
1 Kết luận 57
2 Khuyến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 67
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU Chữ viết tắt/ký hiệu Giải nghĩa đầy đủ
CT
DI
Công thức Cấp hại trung bình
NXB NN&PTNT
Nhà xuất bản Nông nghiệp và phát triển nông thôn
P% Tỷ lệ cây bị sâu hại
TCLN Tổng cục Lâm nghiệp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 3.1: Thành phần loài sâu hại Hồi 33
Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm các họ, loài sâu hại Hồi phân bố trong các bộ 40
Bảng 3.3: Tỷ lệ và chỉ số sâu hại bình quân của các loài sâu hại Hồi 40
Bảng 3.4: Vòng đời của Vòi voi 47
Bảng 3.5: Lịch phát sinh Vòi voi tại Lạng Sơn 49
Bảng 3.6: Tỷ lệ và cấp hại trung bình do Vòi voi 50
Bảng 3.7: Kết quả phòng trừ Vòi voi bằng biện pháp thủ công 51
Bảng 3.8: Kết quả phòng trừ Vòi voi bằng 52
Bảng 3.9: Hiệu lực các chế phẩm sinh học đối với Vòi voi 53
Bảng 3.10: Hiệu lực thuốc sinh học đối với Vòi voi ở rừng trồng 54
Bảng 3.11: Hiệu lực các thuốc hóa học đối với Vòi voi trong phòng thí nghiệm 55
Bảng 3.12: Hiệu lực thuốc hóa học đối với Vòi voi 56
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 (a): Thành phần loài sâu hại Hồi tại Văn Quan, Lạng Sơn 38
Hình 3.1 (b): Thành phần loài sâu hại Hồi tại Văn Quan, Lạng Sơn 39
Hình 3.2: Đặc điểm hình thái của Vòi voi 45
Hình 3.3: Đặc điểm gây hại của Vòi voi 46
Hình 3.4: Thời gian hoàn thành vòng đời của Vòi voi 47
Hình 3.5: Rừng trồng Hồi bị Vòi voi đục ngọn 51
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: LÊ VĂN HÙNG
Tên luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp
phòng trừ loài Vòi voi (Alcidodes frenatus) hại Hồi (Illicium verum) tại huyện
Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”
Ngành khoa học của luận văn: Quản lý tài nguyên rừng
Tên đơn vị đào tạo: Khoa Lâm nghiệp
Mục đích nghiên cứu: Xác định được đặc điểm sinh học, quy luật phát
triển của Alcidodes frenatus đục ngọn của cây Illicium verum Xác định được các biện pháp phòng trừ Alcidodes frenatus đục ngọn cây Illicium verum, để
từ đó góp phần nâng cao năng xuất cây Illicium verum theo hướng bền vững
Nội dung nghiên cứu: I) Điều tra thành phần loài sâu hại cây Hồi, II)
Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài Alcidodes frenatus đục ngọn cây Hồi, III)
Nghiên cứu tình hình gây hại của Vòi voi đục ngọn cây Hồi tại huyện Văn Quan, IV) Nghiên cứu thử nghiệm các giải pháp phòng trừ Vòi voi đục ngọn cây Hồi
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp kế thừa số liệu, phương pháp
lập ô tiêu chuẩn, điều tra thành phần sâu hại Hồi, II) Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, đặc điểm hình thái, đặc điểm gây hại, nghiên cứu tập tính, vòng đời, lịch phát sinh, III) Phương pháp nghiên cứu tình hình gây hại của Vòi voi đục ngọn cây gây lại cho cây Hồi, IV) Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp phòng trừ
Kết quả chính và thảo luận:
Có 41 loài sâu hại cây Hồi tại xã Tân Đoàn và Bình Phúc Trong đó có
17 loài Bộ cánh vảy, 10 loài Bộ cánh cứng, 9 loài Bộ cánh đều, 4 loài Bộ cánh nửa cứng, 1 loài Bộ cánh cánh bằng Có 38 loài có tần số bắt gặp ít, 2 loại có
tần số bắt gặp trung bình và Oides duporti là lòa tần số bắt gặp nhiều nhất
Trang 12Các loài sâu gây hại cho cây Illicium verum có tỷ lệ gây hại trung bình
dao động từ 5,1 đến 54,2% và chỉ số cây bị hại từ 0,02 đến 2,18 Trong các
loài bọ sâu hại trong cuộc điều tra, Oides duporti gây hại ở cấp độ nặng,
Alcidodes frenatus gây hại ở cấp độ trung bình, các loài còn lại gây hại ở cấp
Thời gian hoàn thành vòng đời trong phòng thí nghiệm của Vòi voi từ 92-134 ngày và trung bình 98,6 ngày
Vòi voi gây hại tại rừng trồng Hồi 8 năm tuổi; tỷ lệ hại từ 19,6 đến 32,9%; ở rừng trồng Hồi tại xã Tân Đoàn là 32,9% và xã Bình Phúc là 19,6%
Áp dụng biện pháp thủ công để phòng trừ Alcidodes frenatus có hiệu quả
tốt, ít tốn kém và áp dụng khi bị hại nhẹ đến trung bình Áp dụng biện pháp lâm sinh để phòng trừ Vòi voi ở rừng trồng, ít tốn kém, dễ áp dụng Việc áp dụng các biện pháp thủ công khi Hồi bị hại ở mức độ nhẹ đến trung bình sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ từ 74,2 đến 79,9%
02 loại chế phẩm sinh học Bitadin WP và Bacillus thuringiensis có hiệu
lực cao nhất (75,6% và 79,5%) Phòng trừ Alcidodes frenatus đục ngọn Hồi
trong phòng thí nghiệm bằng Deltamethrin và Cartap có hiệu lực phòng trừ cao
nhất Thời gian Alcidodes frenatus chết nhanh nhất, tỷ lệ chết 100%
Sử dụng thuốc hóa học Deltamethrin và Cartap (Gà nòi 95SP) ở ngoài rừng trồng tại Văn Quan, Lạng Sơn có hiệu lực phòng chống Vòi voi đục ngọn Hồi cao từ 78,7 đến 80,9% sau 5 ngày áp dụng
Trang 13Sử dụng thuốc hóa học Deltamethrin và Cartap ở ngoài rừng trồng tại
Văn Quan, Lạng Sơn có hiệu lực phòng chống Alcidodes frenatus đục ngọn
Hồi cao từ 78,7 đến 80,9% sau 5 ngày áp dụng
Cần triển khai nghiên cứu các biện pháp phòng trừ tổng hợp các loài
Alcidodes frenatus đục ngọn trong giai đoạn khi bị hại nhẹ đến trung bình để quản lý hiệu quả không để xảy ra tình trạng phát dịch
Trang 14THESIS ABSTRACT
Thesis author's name: LE VAN HUNG
Thesis title: Research on biological characteristics and some measures
to prevent the Alcidodes frenatus from harming Illicium verum in Van Quan
district, Lang Son province
Scientific field of the thesis: Forest resource management
Major study: Forestry
Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry Research purposes:
Identify the biological characteristics and growth rules of Alcidodes frenatus, which bores the tops of Illicium verum Identifying prevention measures for
Alcidodes frenatus chipping the tops of Illicium verum trees, thereby contributing
to improving Illicium verum productivity in a sustainable way
Research content:
I) Investigate the pest composition of Illicium verum;
II) Study the biological characteristics of the species Alcidodes frenatus that bores the tops of Illicium verum trees;
III) Research the damage situation of Alcidodes frenatus that bores the tops of Illicium verum trees in Van Quan district;
IV) Experimental research on solutions to prevent Alcidodes frenatus from chipping the tops of Illicium verum trees
Research methodology:
I) Data inheritance method, standard plot method, investigation of
Illicium verum pest components;
II) Research method of biological characteristics, morphological characteristics, harmful characteristics, research on behavior, life cycle,
Trang 15III) Research methods on the harmful situation of Alcidodes frenatus causing damage to Illicium verum trees;
IV) Research methods on testing prevention measures
Results and discussion
There are 41 species of insects that damage Illicium verum in Tan Doan
and Binh Phuc communes Among them, there are 17 species of Lepidoptera,
10 species of Coleoptera, 9 species of Homoptera, 4 species of Hemiptera, 1 species of Isoptera There are 38 species with low frequency, 2 species with
medium frequency and Oides duporti is the highest frequency
Insects that damage Illicium verum plants have an average hazard rate
ranging from 5,1 to 54,2% and a damage index from 0,02 to 2,18 Among the
insect species in the survey, Oides duporti caused severe damage, Alcidodes
frenatus caused moderate damage, and the remaining species caused mild damage
Alcidodes frenatus is a type of insect belonging to the order Mecysolobini, Molytinae, Curculionidae, Coleoptera
Alcidodes frenatus, after changing from pupa to moth, will move to the
young top of the host plant Adult Alcidodes frenatus after supplementary feeding on the young and tender tips of Illicium verum The damaged area of the Illicium verum is brown and then turns gray The larvae of Alcidodes
frenatus stay inside the top of the Illicium verum
The time to complete the life cycle in the laboratory of Alcidodes
frenatus ranges from 99-237 days and averages 120,5 days, from 99-161 days
Applying manual measures to prevent Alcidodes frenatus from chipping the tops of Illicium verum is effective, inexpensive and is applied when
damage is mild to moderate Applying silvicultural measures to prevent elephant trunk damage to anise in planted forests, is inexpensive and easy to
Trang 16apply Applying manual measures when the Illicium verum is damaged at a
mild to moderate level will bring a prevention efficiency from 74,2 to 79,9% Two types of biological products, Bitadin WP and Bacillus thuringiensis,
have the highest potency (75.6% and 79.5%) Preventing Alcidodes frenatus from damaging Illicium verum plants in the laboratory with Deltamethrin and Cartap have the highest prevention effect The fastest time for Alcidodes
frenatus to die, the death rate is 100%
Using the chemical drugs Deltamethrin and Cartap outside planted
forests in Van Quan, Lang Son had an effectiveness in preventing Alcidodes
frenatus from chipping the tops of Illicium verum trees from 78.7 to 80.9%
after 5 days of application
It is necessary to conduct research on integrated control measures for
Alcidodes frenatus species during the period of mild to moderate damage to effectively manage and prevent outbreaks from occurring
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Cây hồi (Illicium verum Hook), thuộc chi Illicium, họ Illiciaceae, chi
hồi Illicium Đến nay đã xác định trên thế giới có 40 loài có nguồn gốc nhiệt đới ở Mê xi cô, Mỹ, vùng biển Caribê, Đông Nam Á
Ở tỉnh Lạng Sơn, Cây hồi là một trong những loại cây nguyên sản, được đánh giá là loại cây trồng mang lại giá trị cao về kinh tế, được trồng nhiều ở các huyện có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp như huyện Bắc Sơn, huyện Bình Gia, huyện Văn Quan với tổng diện tích trồng trên địa bàn toàn tỉnh là 43.371,71 ha, mang lại giá trị khoảng trên 1.700 tỷ đồng/ năm (Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn, 2023), là nguồn thu nhập chính, làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã hội tại các xã vùng cao, đặc biệt khó khăn, đồng thời hoa Hồi cũng là mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh trong những năm gần đây
Tuy nhiên, sự biến đổi khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ một số vùng liên tục thay đổi đã làm phát sinh sâu, bệnh gây hại gây ảnh hưởng khá nhiều đến giá trị cây Hồi, trong đó có loài vòi voi ngọn trên cây hồi phát triển, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây Những năm gần đây bệnh rụng lá và sâu đục ngọn trên cây hồi phát triển mạnh có nguy cơ bùng phát thành dịch Năm
2015, có đến 500 ha rừng hồi của các huyện: Văn Quan, Văn Lãng, Bình Gia, Chi Lăng, Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn mắc bệnh rụng lá và sâu đục ngọn
Tính đến thời điểm cuối năm 2021, đã có khoảng 30-50 ha rừng hồi của tỉnh Lạng Sơn bị Vòi voi đục ngọn gây hại, tập trung ở các huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng Sâu, bệnh hại hồi phát tán nhanh gây thiệt hại lớn cho cây hồi như giảm năng suất, không ra quả, chết hàng loạt nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời Vòi voi đục ngọn gây hại cành non và ngọn non của cây Hồi, cành bị hại nặng bị héo và chết; từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng
Trang 18đến tình hình sinh trưởng và năng suất quả của cây, chúng làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân của địa phương Mặc dù chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp xử lý, ngăn chặn sự lây lan, phát triển của sâu bệnh nhưng chưa mang lại hiệu quả cao hoặc việc phòng trừ gặp rất nhiều khó khăn do chưa xác định được đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển của loài Vòi voi gây hại
Vì vậy, để quản lý được loài Vòi voi đục cành này cần nắm bắt được đặc điểm nhận biết, tập tính, quy luật phát sinh phát triển để từ đó đưa ra các giải
pháp phòng trừ hiệu quả Với những lý do nêu trên việc tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp phòng trừ loài Vòi
voi (Alcidodes frenatus) hại Hồi (Illicium verum) tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn” là rất cần thiết, cấp bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm sinh học của loài Vòi voi đục ngọn cây Hồi
- Xác định được được tình hình gây hại của Vòi voi đối với cây Hồi tại huyện Văn Quan
- Xác định được các biện pháp phòng trừ đối với Vòi voi, để từ đó góp phần nâng cao năng xuất Hồi theo hướng bền vững
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Đóng góp thêm các dữ liệu khoa học về Vòi voi để phục vụ các nghiên cứu các giải pháp phòng trừ loài sâu hại cây Hồi này tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần đề xuất phương án ngăn chặn sự lây lan của Vòi voi trên những diện tích trồng Hồi tại tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh lân cận;
Trang 19- Góp phần bổ sung các biện pháp kỹ thuật phòng trừ Vòi voi đục ngọn cây Hồi tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh lân cận;
- Góp phần xây dựng giải pháp quản lý sâu hại, giảm thiểu tối đa tác hại
để nâng cao năng xuất, hiệu quả kinh tế của cây Hồi
4 Những đóng góp mới của luận văn
- Xác định được đặc điểm sinh học của Vòi voi tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
- Xác định các biện pháp phòng trừ hiệu quả để giảm thiểu tối đa thiệt hại do Vòi voi đục ngọn cây Hồi gây ra tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
Trang 20CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại Hồi
Cây Hồi là tên gọi chung của giống Illicium thuộc họ Illiciaceae, giống hồi Illicium, đến nay đã xác định trên thế giới có 40 loài có nguồn gốc nhiệt
đới ở Mê xi cô, Mỹ, vùng biển Caribê, Đông Nam Á Theo thống kê, có 5 loài
Hồi ở Châu Á bao gồm: loài I anisatum hay còn gọi là Hồi Nhật Bản có nguồn gốc ở Đài Loan, Nhật Bản; loài I arborescens phân bố ở Đài Loan; loài I, henryi và I lanceolatum có nguồn gốc từ Trung Quốc; loài I verum có
ở Việt Nam, Trung Quốc Các loài trên hầu hết sống trong những rừng cây lá
rộng của rừng nhiệt đới ẩm trên các vùng núi cao Trong đó, loài I
verum được người dân Châu Á và và các nhà y dược học xem là loài có nhiều công dụng nhất đối với đời sống (Buhtan Ministry of Agriculture, 2006)
Cây Hồi nói chung và giống Hồi I verum nói riêng do có khu vực phân
bố rất hẹp (trên núi cao của một số nước như trên) nên đến nay trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về sâu hại Hồi, kể cả ở Trung Quốc, nơi được xem
là quê hương của cây Hồi cũng khá hiếm những nghiên cứu về sâu hại Yuelan và cộng sự (2004) khi nghiên cứu về cây Hồi đã ghi nhận một loài sâu
hại mới là Pseudodoniella sp gây hại cho cây Hồi ở tỉnh Guangxi trong thời
gian từ tháng 5 cho đến đầu mùa đông, trưởng thành qua đông trên thân cây
và trong khoảng thời gian tháng 3, tháng 4 năm sau thì đẻ trứng
1.1.2 Những nghiên cứu đặc điểm sinh học sâu hại
Hiện nay trên thế giới chưa có nhiều dữ liệu khoa học liên quan đến đặc điểm sinh học của các loài sâu gây hại cho cây Hồi Trong đó có thể kể đến như sau:
Trang 21Loài sâu hại Pseudodoniella sp được ghi nhận có 3-4 lứa/năm các lứa
gối lên nhau Ở giai đoạn trưởng thành, chúng qua đông trên những thân cây,
đẻ trứng từ giữa tháng 3 đến tháng 4 năm sau, ấu trùng xuất hiện từ giữa đến cuối tháng 5 Ấu trùng và trưởng thành chích hút ngọn non, búp non, nụ và hoa (Yuelanet al., 2004)
Loài bọ xít Andromeda stephanitis có khu vực phân bố chủ yếu ở Nhật
Bản, Ấn Độ, Mỹ (Spaulding, 1989; Williams & Wilkins, 2009) đã từng trở thành dịch hại trên cây Hồi ở Nhật Bản, trong đó trưởng thành gây thiệt hại rất lớn Trưởng thành có cánh dạng lưới, mình dẹt, dài khoảng 0,4 cm và rộng khoảng 0,2 cm; ấu trùng của nó nhiều gai và có màu nâu Trưởng thành xuất hiện và gây thiệt hại rất lớn trên cây hồi Trưởng thành dài 4 mm và rộng 2
mm, mình dẹt, cánh dạng lưới dày đặc Ấu trùng màu nâu, nhiều gai Trưởng thành và ấu trùng ẩn nấp ở mặt dưới của lá và chích hút nhựa cây làm cho mặt trên của lá xuất hiện đốm vàng hoặc úa vàng, xung quanh vết chích hút ở mặt dưới nhiễm khuẩn và xuất hiện vết đốm nâu, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của cây hồi Trưởng thành đẻ trứng vào giữa vân mặt dưới của
lá, được bảo vệ bằng chất cứng màu nâu phủ bên ngoài Khi bị loài bọ xít này gây hại, mặt dưới của lá bị nhiễm khuẩn xuất hiện đốm nâu, bao phủ xung quanh vết chích hút Trứng được đẻ vào giữa vân mặt dưới của lá và được phủ một chất cứng màu nâu tạo thành một lớp vảy bảo vệ bên ngoài Loài bọ xít này phân bố chủ yếu ở Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ (Spaulding, 1989; Williams
& Wilkins, 2009)
Loài bọ ăn lá Aulacophora femoralis gây hại cây hồi có trưởng thành
màu vàng cam, thân hình bầu dục, dài 7-8 mm, râu đầu có hình răng cưa, con cái đẻ đến 200 trứng, trứng được đẻ thành từng cụm mỗi nhóm 2-5 quả; sâu non dạng sùng, màu trắng ngà, đầu màu nâu, chân ngực rất phát triển; nhộng nằm ở trong đất, có màu nâu nhạt, được bao phủ bởi một lớp kén tơ (Spaulding, 1989)
Trang 22Bọ ánh kim hoa Oides leucomelaena là một trong những loài gây hại rất
nguy hiểm cho cây Hồi, trưởng thành và ấu trùng cắn cành mới và lá non dẫn
đến cây bị chết Ngoài ra, loài Dilophodeselegans sincica (họ Geomertidae)
xuất hiện từ 3 - 5 thế hệ mỗi năm, có ấu trùng rất thích ăn lá của cây Hồi, làm cho cây chết khi lá bị ăn hầu hết (Jodral, 2004)
Sâu xám Agrotis ipsilon (họ Noctuidae) xuất hiện từ 5 - 7 thế hệ mỗi
năm, sâu non lột xác 6 lần Trước lần lột xác thứ hai, sâu non tuổi nhỏ thường sống tập trung giữa các cành, lá và ăn lá non Sâu non tuổi lớn sống và lột xác trong đất, chúng lên mặt đất ăn cây hồi non khi trời tối làm cây Hồi mới trồng (Jodra, 2004)
1.1.3 Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại
Các biện pháp phòng, chống sâu xám Agrotis ipsilon gây hại trên cây
Hồi được tác giả Bedigian (2005) khuyến cáo như: Sử dụng các loại bẫy, bả, ánh sáng đèn hoặc dung dịch đường, dấm và rượu Ngoài ra, ấu thường ăn cỏ
và thảm cỏ là môi trường đẻ trứng của trưởng thành nên nên phòng trừ loài sâu này trên cỏ bằng cách phun Trichlophon 50% với tỉ lệ 1:800 để nâng cao hiệu quả phòng trừ
Loài bọ ánh kim hoa Oides leucomelaena gây hại rất lớn đến cây hồi ở
Trung Quốc Tác giả Kimoto và Gressitt (1982) đã nghiên cứu và khuyến cáo
việc phòng trừ loài Oides leucomelaena bằng cách: thu bắt trưởng thành, thu
gom trứng, ấu trùng; phun Malathion hoặc DDV 80% hoặc Trichlorphon 90% với tỷ lệ 1/500 đến 1/600 để diệt trừ trưởng thành; ở giai đoạn ấu trùng có thể dùng chế phẩm sinh học Beauveria bassiana để phòng trừ cho hiệu quả
Để phòng trừ Loài Dilophodes elegans sincica (họ Geomertidae), tác giả
Jodral (2004) đã nghiên cứu và khuyến cáo bắt ấu trùng, dùng ánh sáng đèn
để bẫy bướm; phun Malathion với tỉ lệ 1/1.000 hoặc phun Trichlorphon 90% với tỉ lệ 1/800 hoặc phun DDV tỉ lệ 1/1.500 để diệt ấu trùng
Trang 231.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Nghiên cứu về cây Hồi tại Lạng Sơn và thành phần sâu hại
Theo Đỗ Tất Lợi (2006) cây hồi Illicium verum còn được gọi là Đại Hồi,
Bát giác hồi hương, Đại Hồi hương, chúng chỉ mọc trong một khu vực nhỏ khoảng trên 5.000 m2 ở Lạng Sơn và Cao Bằng và một diện tích rất nhỏ ở các
tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên Trước đây, loài Hồi I
verum bị nhầm lẫn với hai loại Hồi Nhật Bản I anisatum và Hồi núi I
griffihii có chất độc khác Hoa Hồi có chứa nhiều hợp chất hóa học ở dạng tinh dầu như: limonen, anethol, pinen, tecpen, dipenten, Hoa Hồi là một trong những vị thuốc được dùng rộng rãi trong cả tây y và đông y Trong tây y Hồi là vị thuốc giúp lợi sữa, tiêu hóa, có tác dụng lên cơ và thần kinh Trong thời gian mới đây các nhà khoa học đã tạo ra kháng sinh Tamiflu để chống bệnh cúm gia cầm bằng tinh dầu Hồi Trong đông y hồi có tác dụng khai vị, kiện tỳ, đuổi hàn, sử dụng chữa bụng đầy chướng, đau bụng Ngoài ra, hoa Hồi còn là loại gia vị quý để trong chế biến thực phẩm (Sở KH&CN tỉnh Lạng Sơn, 2017)
Hồi là cây đặc sản thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn, có giá trị kinh tế cao, tiềm năng phát triển rất lớn; là 1 trong 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được châu Âu công nhận bảo hộ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành các Nghị quyết, đề án, kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển cây hồi trên địa bàn1; bố trí kinh phí cho thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, thực hiện các mô hình Hiện nay, tổng diện tích cây Hồi trên địa bàn toàn tỉnh là 43.371,71 ha đạt 123,9% so với chỉ tiêu kế hoạch Trong đó, diện tích đang cho thu hoạch khoảng 31.000 ha; diện tích hồi hữu cơ là 720,4
ha Sản lượng hoa Hồi khô đạt trên 13.000 tấn/năm, năng suất trung bình đạt
từ 0,26 - 0,57 tấn hoa hồi khô/1 ha Giá trị Hồi mang lại khoảng trên 1.700 tỷ đồng/ năm (Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn, 2023)
Trang 24Thành phần sâu hại họ bọ ánh kim Chrysomelidae điều tra được ở miền Bắc nước ta năm 1967-1968 trên các cây trồng nông nghiệp và cây dại gồm
147 loài (Viện Bảo vệ thực vật, 1976) Côn trùng họ ánh kim ở miền Nam gồm 20 loài, đa số là sâu hại thứ yếu, ít hơn nhiều so với ở miền Bắc Số loài côn trùng họ ánh kim ghi nhận được ở cây ăn quả là 14 loài gây hại trên cây táo, mận, cam, đào, quýt, vải, nhãn hầu hết trong số chúng là sâu hại thứ yếu (Viện Bảo vệ thực vật, 1999)
Trong các cuộc điều tra sâu bệnh hai cây trồng nông nghiệp những năm đầu của thế kỷ 20 và sâu bệnh hại rừng trồng 2000-2005 (Bộ NN&PTNT, 2006), cây hồi và sâu bệnh hại cây hồi chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm cho đến khi bọ ánh kim gây hại mạnh ở tỉnh Lạng Sơn mới có một số thông tin trích dẫn từ một báo cáo của một khóa luận tốt nghiệp đại học về thành phần các loài sâu bệnh gây hại cho cây hồi ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn được đăng tải Trong đó, tác giả đã ghi nhận được 19 loài sâu hại
cây hồi và nguy hiểm hơn cả là loài sâu hại bọ ánh kim hoa Oides
leucomeleana (Cao Anh Đương, 2012) Tuy nhiên, với tính chất là báo cáo tốt nghiệp đại học, được thực hiện trong phạm vi tương đối hẹp trong một thời gian ngắn nên có thể kết quả nghiên cứu chưa thể phản ảnh hết thực trạng các loài sâu bệnh gây hại cho cây hồi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung, huyện Văn Quan nói riêng
Các kết quả nghiên cứu của Trần Công Loanh (1989), Đặng Kim Tuyến
và cộng sự (2008) đã xác định loài Oides decempunctatus là một trong những
loài gây hại cho cây Hồi ở Lạng Sơn
Thành phần sâu hại họ bọ ánh kim Chrysomelidae điều tra được ở miền Bắc nước ta năm 1967-1968 trên các cây trồng nông nghiệp và cây dại gồm
147 loài (Viện Bảo vệ thực vật, 1976) Kết quả điều tra ở miền Nam có số loài thuộc họ ánh kim ít hơn rất nhiều so với tập hợp côn trùng họ ánh kim ở miền
Trang 25ăn quả, số loài côn trùng họ ánh kim ghi nhận được cũng không nhiều, chúng chỉ có 14 loài gây hại trên cây mận, đào, cam, quýt, nhãn vải, táo hầu hết trong số chúng là sâu hại thứ yếu (Viện Bảo vệ thực vật, 1999)
Trong thập niên trở lại gần đây, cây Hồi trên địa bàn tỉnh bị một loài dịch hại mới Đặc biệt trong năm 2012, “Bọ ánh kim” xuất hiện từ cuối tháng
3 với mật độ phổ biến từ 500 - 800 con/cây, lúc cao điểm lên tới 1300-1500 con/cây Chúng có tốc độ sinh trưởng, phát triển rất nhanh, đến thời điểm hiện tại đã gây hại cho khoảng 500 ha Hồi chủ yếu ở 3 huyện: Văn Quan, Lộc Bình, Cao Lộc “Bọ Ánh kim” ăn ngọn, lá non ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển, làm cây rụng quả hoặc chết đối với cây bị hại nặng, đã làm năng suất, chất lượng hoa Hồi trên địa bàn tỉnh sụt giảm nghiêm trọng (Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn, 2023)
Một kết quả nghiên cứu mới nhất của tác giả Bùi Văn Dũng và cs (2014)
đã thu thập và xác định được 31 loài sâu hại hồi tại Lạng Sơn, thuộc 18 họ
của 4 bộ côn trùng, trong đó sâu đo hoa Pogonopygia nigralbata Warrant, rệp muội nâu hại trên búp Aphis sp.1, bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti
Laboissiere là những loài gây hại phổ biến và nghiêm trọng nhất Ngoài ra cũng đã xác định được 9 loài bệnh hại trên cây hồi tại Lạng Sơn Trong đó 6 loài gây hại trên lá hồi, 1 loài gây hại trên thân, 1 loài gây hại trên quả và 1 loài gây hại ở cả thân và quả Trong đó có 6 loài bệnh có tần suất xuất hiện ở
mức 1-10% và 3 loài xuất hiện ở mức 11-25% đó là Capnodium sp.,
Cephaleuros virescens và Corticium sp Tuy nhiên, tại thời điểm đó bệnh gây
rụng lá và sâu đục ngọn, xuất hiện rải rác chưa bùng phát (Bùi Văn Dũng và
cs, 2014)
Trên cây hồi ở tỉnh Lạng Sơn đã thu thập được 65 loài thiên địch, những loài này tập trung chủ yếu ở bộ Nhện lớn Araneae và bộ Cánh cứng Coleoptera
Đã xác định danh được tên khoa học cho 25 loài Các loài Syrphus serarius,
Menochilus sexmaculatus, Micraspis vincta, Calvia albolineata, Paederus
Trang 26fuscipes, Ophionea indica, Leis dimidiata, Propylea japonica, Chilocorus circumdatus, Stethorus sp.1, Chrysopa sp.1, Episyrphus balteatus, Chrysopa sp.2 là những loài thiên địch quan trọng của rệp muội nâu Aphis aurantii và rệp muội xanh Polytrichaphis fragilis Thiên địch quan trọng của sâu đo hoa
Pogonopygia nigralbata là Apanteles sp Riêng đối với Bọ ánh kim Oides
duporti, mối nguy hiểm đối với cây Hồi ở Lạng Sơn có các loài thiên địch quan
trọng là Beauverina basiana, Cazira horvathi và 2 loài Ong ký sinh trên trứng
Bọ ánh kim Oides duporti (Bùi Văn Dũng và cs, 2015)
Theo nghiên cứu tác giả Bùi Văn Dũng (2018) đã thu thập được 62 loài sâu hại trên cây Hồi và đã định danh được 36 loài sâu hại trên cây Hồi tại Lạng Sơn,
cụ thể gồm có loài dế (Truljalia sp.), Ve sầu mình đỏ (Huechys sanguiea), Ve sầu núi (Gaeana maculate), Ve sầu bướm xanh (Geisha sp.), loài Ve sầu bọt (Clovia conifera), Ve bọt (Tettigoniella sp.), Ve đầu dài nhỏ (Dictyophora sp.),
Ve đầu dài nhỏ (Leptocentrus sp.), Bọ phấn gai đen (Aleurocanthus sp.), Ve sầu bướm nâu (Ricania marginalis sp.), Ve sầu bướm nâu (Ricania marginalis), Ve sầu bướm nâu (Ricania speculum), Rệp muội nâu (Aphis aurantii), Rệp muội xanh (Polytrichaphis fragilis), Rệp sáp hình lục lăng (Ceroplastes sp.), Rệp sáp hình rùa (Pulvinaria sp.), Bọ xít lưng gồ (Pseudodoniella sp.), Bọ xít (Dalpada
aspersa ), Bọ xít vằn (Erthesina fullo), Bọ xít mai đỏ (Poecilocoris capitatus), Bọ xít (Antilochus nigripes), Bọ xít (Physopelta gutta), Bọ hung (Adoretus sinicus),
Bổ củi (Campsosternum auratus), Bọ ánh kim đồi mồi (Oides duporti), Bọ ánh kim hoa (Oides leucomelaena), Bọ bầu vàng (Podontia lutea), Bọ cánh cứng đen (Lagria sp.1), Bọ cánh cứng đen (Lagria sp.2), Ba ba nâu vàng (Aspidomorpha
sanctaecrucis ), Bọ đầu dài (Lixus sp.), Sâu cuốn lá (Adoxophyes sp.), Sâu đo hoa (Pogonopygia nigralbata), Sâu đo nâu (Fascellina sp.), Sâu đo xanh (Padryodes sp.), Sâu xám (Agrotis ipsilon) Trong đó, gây hại quan trọng gồm 4 loài sâu là
Bọ ánh kim đồi mồi (Oides duporti), Rệp muội xanh (Polytrichaphis fragilis), Sâu đo hoa (Pogonopygia nigralbata), Rệp muội (Aphis aurantii) Loài Oides
Trang 27duporti gây hại nặng nề nhất nhất, đã bùng phát thành dịch hại trên cây hồi tại Lạng Sơn từ năm 2012 Kết quả nghiên cứu đã bổ sung 17 loài sâu gây hại, trong
đó có 2 loài mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa công bố trong
danh lục các loài sâu hại là loài loài sâu đo hoa Pogonopygia nigralbata và Bọ ánh kim Oides duporti (Bùi Văn Dũng (2018)
Kết quả nghiên cứu của Lý Văn Đàm (2015) đã xác định được 10 loài côn trùng gây hại trên cây Hồi tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn thuộc bộ
cánh cứng (Coleoptera), thuộc 6 họ trong đó họ Cerambycidae có số loài nhiều nhất là 4 loài chiếm 40%, tiếp đó là họ cánh cứng ăn lá Chrysomelidae (2 loài) chiếm 20% và ít nhất là 4 họ Lagriidae, Attelabidae, Scarabaeidae,
Elateridae mỗi họ chỉ thu được 1 loài chiếm 10% Trong đó, loài bọ cánh
cứng Oides duporti luôn có tần suất xuất hiện và mật độ cao nhất gây ảnh
hưởng nghiêm trọng và làm giảm năng suất, chất lượng
Nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây Quế, 65 loài sâu hại đã được tác giả Phạm Quang Thu (2016) ghi nhận, trong đó cácloài sâu gây hại chính
gồm loài Sâu đo Biston sp, Bọ xít lưng gù Dichocysta pictipes, Sâu hại vỏ
Indarbela quadrinotata và Rệp nâu Toxoptera aurantii
Trong thời gian gần đây những nghiên cứu về tình hình sâu bệnh hại cây lâm nghiệp ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào các cây lâm nghiệp chính như cây bạch đàn, keo, thông, luồng, mỡ, Lát Mêhicô của tác giả Phạm Quang Thu và cộng sự (2009, 2010, 2011) và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2006 Các loài sâu hại chính trên các cây lâm nghiệp này thuộc chủ yếu nhóm đục thân Cerambycidae và nhóm cánh vảy ăn lá Lepidoptera và một số nhóm khác
Thành phần sâu hại họ bọ ánh kim Chrysomelidae điều tra được ở miền Bắc nước ta năm 1967-1968 trên những loài cây trồng nông nghiệp và cây dại gồm 147 loài (Viện Bảo vệ thực vật, 1976) Kết quả điều tra ở miền Nam có
số loài thuộc họ ánh kim ít hơn rất nhiều so với tập hợp côn trùng họ ánh kim
Trang 28ở miền Bắc, chúng chỉ có khoảng 20 loài và là những sâu hại thứ yếu Trên nhóm cây ăn quả số loài côn trùng họ ánh kim ghi nhận được cũng không nhiều, chúng chỉ có 14 loài gây hại trên cây mận, đào, cam, quýt, nhãn vải, táo hầu hết trong số chúng là sâu hại thứ yếu, chưa có tài liệu nào ghi nhận
về loài bọ ánh kim gây hại cây Hồi ở Việt Nam (Viện Bảo vệ thực vật, 1999) Văn Quan là huyện có diện tích trồng hồi lớn của tỉnh với hơn 14.000 ha Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, từ cuối tháng 3/2023, trên cây hồi xuất hiện sâu non của bọ ánh kim gây hại với diện tích nhiễm khoảng 125 ha, trong đó 25 ha nhiễm nặng, tập trung chủ yếu ở các xã: Tân Đoàn, Tràng Phái, Khánh Khê, An Sơn,… (Báo Lạng Sơn, 2023)
Tương tự như huyện Văn Quan, trên địa bàn huyện Văn Lãng cũng xuất hiện rải rác sâu non của bọ ánh kim, bệnh thán thư gây hại trên cây hồi với mật độ trung bình 3 - 5 con/cây, cao 10 - 15 con/cây diện tích nhiễm khoảng
12 ha và khoảng 9 ha bệnh thán thư tại xã Thanh Long, Hội Hoan… Ông Nông Hồng Bộ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cho biết: Ngay sau khi phát hiện sâu non của bọ ánh kim, bệnh thán thư hại hồi, chúng tôi đã ban hành công văn gửi UBND các xã, thị trấn chỉ đạo cán bộ nông, lâm, khuyến nông viên cơ sở phối hợp với trưởng thôn và các chủ rừng theo dõi đồi rừng thường xuyên, dự báo đúng thời điểm phát sinh để đưa ra các biện pháp phòng trừ hợp lý, cử cán bộ của trung tâm đến trực tiếp xã có dịch bệnh, kịp thời và hướng dẫn người dân sử dụng, phun thuốc phòng trừ (Báo Lạng Sơn, 2023)
Không riêng tại hai huyện Văn Quang và Văn Lãng, một số huyện khác như: Lộc Bình, Cao Lộc cũng xuất hiện bọ ánh kim trên hồi Kết quả điều tra dịch hại cây trồng của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho thấy, tình trạng sâu của bọ ánh kim và bệnh thán thư hại hồi bắt đầu xuất hiện từ tháng 3/2023 đến nay với tổng diện tích nhiễm 188 ha, trong đó, diện tích nhiễm
Trang 291.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học sâu hại
Theo tác giả Bùi Văn Dũng (2018) loài bọ ánh kim Oides duporti từng
trở thành dịch trên cây Hồi ở tỉnh Lạng Sơn Sâu non loài này có 3 tuổi, xuất hiện vào tháng 2 đến cuối tháng 3, nhộng xuất hiện từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 4, trưởng thành xuất hiện từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8, trứng qua đông tháng 7 năm trước đến tháng 3 năm sau
Qua theo dõi định kỳ, thời gian vừa qua trên địa bàn các xã Tân Đoàn, Tràng Phái, Khánh Khê, An Sơn… có xuất hiện sâu non của bọ ánh kim gây hại, mật độ 5 - 10 con/cây; bệnh đốm lá (thán thư) gây hại tỉ lệ 4% - 6%/lá Vì vậy, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Văn Quan đã cử cán bộ theo dõi chặt chẽ, chủ động ban hành các văn bản phối hợp với UBND các xã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến cáo người dân chủ động vệ sinh rừng,
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, bắt bọ ánh kim và trứng để hạn chế trứng nở thành sâu non gây hại Nhờ dự báo tốt tình hình, mức độ sâu, bệnh gây hại, đến nay, các diện tích nhiễm dần được phòng trừ và không để bùng phát trên diện rộng (Báo Lạng Sơn, 2023)
Ngoài ra, loài Sâu đo hoa Pogonopygia nigralbata gây hại quanh năm,
chúng chủ yếu ăn trên lá non và lá bánh tẻ Một năm sâu đo hoa có khoảng
3-5 lứa Lứa 1 và lứa 3 trong năm là quan trọng nhất Lứa 1 trùng vào thời điểm cây hồi ra lộc xuân (tháng 3, 4), lứa 3 trùng vào giai đoạn cây hồi ra lộc hè (tháng 7, 8) Sâu non có 5 tuổi, tuổi 3 đến tuổi 5 gây hại mạnh nhất, sâu non
ăn toàn bộ những lá non, búp non làm cho cây không sinh trưởng phát triển được (Bùi Văn Dũng, 2018)
Từ giữa tháng 3/2023, đã phát hiện trên một số cây hồi của gia đình thôn
Pò Xè, xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan xuất hiện sâu của bọ ánh kim Do phát hiện sâu sớm nên họ đã huy động toàn bộ nhân lực trong gia đình thực hiện bằng cách thủ công là thấy trên lá cây có ổ trứng hoặc sâu non, liền ngắt và
Trang 30tiêu hủy ngay Đồng thời, người dân cũng tìm hiểu phun thêm thuốc bảo vệ thực vật nhằm phòng trừ sâu bệnh lan rộng (Báo Lạng Sơn, 2023)
Bọ cánh cứng có khả năng sinh sản rất lớn, 1 con cái có thể đẻ được 13 ổ trứng, tương ứng từ 50-150 quả trứng Tỷ lệ bọ cánh cứng bị ong ký sinh cao, dao động trong khoảng từ 50-80% Tỷ lệ 80% bọ cánh cứng chọn thức ăn lá non, 16% chọn lá bánh tẻ và 2% chọn lá già Khối lượng thức ăn tiêu thụ tăng dần theo độ tuổi của bọ cánh cứng, tuổi 3 lượng thức ăn trung bình là 3,31
cm2 lá/ngày đêm, trưởng thành trung bình là 6,09 cm2/ngày đêm (Lý Văn Đàm, 2015)
1.2.3 Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu hại
Thực tế đã cho thấy biện pháp hóa học đã được bà con nông dân sử dụng trong phòng chống bọ ánh kim đều cho hiệu quả phòng trừ không cao Tác giả Cao Anh Đương (2012) đã nhận định biện pháp hóa học có hiệu quả rất kém trong phòng trừ bọ ánh kim hại cây hồi bởi khả năng bay của trưởng thành và địa hình đồi núi hiểm trở cũng như phương tiện phun không phù hợp Biện pháp canh tác có hiệu quả tốt trong giảm mật độ bọ ánh kim hại hồi
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Văn Dũng (2018), phòng chống bọ ánh
kim đồi mồi Oides duporti theo hướng IPM Biện pháp cơ lý, căng nilon dưới
gốc cây hồi, hoặc xới đất xung quanh gốc cây hồi để thu giết tiền nhộng - nhộng, trưởng thành đạt hiệu quả phòng trừ 93% và 95,38% Biện pháp sinh học, dùng chế phẩm Enasin 32WP, Elincol 12ME đạt hiệu lực phòng trừ sâu non và trưởng thành tới 98%, Enasin 32WP dạng bột, đạt hiệu lực phòng trừ
sâu non 87,78% Nấm trắng Beauveria bassiana đạt hiệu lực phòng trừ sâu
non và trưởng thành 66-71%, tiền nhộng-nhộng đạt tới 65,32% Biện pháp hóa học, dùng thuốc Kinalux 25EC, Wamtox 100EC, Abatimec 3.6EC, Confidor 100SL, Penalty 40WP đạt hiệu lực phòng trừ sâu non và trưởng thành trên 95% Vibasu 10gr (rắc dưới tán cây hồi) đạt hiệu lực phòng trừ tiền
Trang 31Loài bọ ánh kim hoa Oides leucomelaena một năm có 1 thế hệ, qua đông
ở giai đoạn trứng, phá hại ở cả giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành Biến pháp phòng trừ phát dây leo, bụi rậm và vun gốc vào tháng 7 hoặc tháng 8 hằng năm (Trần Công Loanh 1989, Đặng Kim Tuyến và cộng sự, 2008)
Áp dụng biện pháp phòng trừ bằng cách sử dụng máy bơm xông khói, phun thuốc trừ sâu (loại Mep Permethin 50EC) cho toàn bộ 30 ha rừng thông trên núi Y Sơn xã Hòa Sơn, huyện Hiệp, Bắc Giang Kết quả, sau 01 ngày phun thuốc kiểm tra thấy sâu róm chết với tỷ lệ trên 90%; sau 02 ngày, kiểm tra kén thấy có tỷ lệ chết từ 40-60% Sau đó, rừng thông đã xanh trở lại, cây sinh trưởng và phát triển tốt, đây là niềm vui lớn của chính quyền và người dân địa phương Có thể thấy rằng, việc trừ sâu róm hại thông không hề đơn giản, đòi hỏi chi phí rất lớn Về lâu dài, chủ rừng cần thực hiện các biện pháp lâm sinh tổng hợp để phòng sâu róm thông như: Tỉa thưa rừng, trồng thêm băng cây xanh bằng các loài cây lá rộng dưới tán rừng thông, kết hợp xây dựng môi trường cho các thiên địch tồn tại và phát triển, Đặc biệt, thường xuyên kiểm tra rừng, khi phát hiện có ổ trứng sâu róm tại rừng thông, nên chủ động mua thuốc phun diệt trừ sớm, việc tiêu diệt sâu sớm sẽ hiệu quả rất cao (Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, 2019)
Theo kết quả nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ thực vật Lạng Sơn (2022), Quy trình phòng trừ bọ ánh kim hại cây hồi ở tỉnh Lạng Sơn như sau:
- Phòng trừ bằng biện pháp sinh học: Thả bọ xít loài Cazira horvathi (từ tuổi 3 đến trưởng thành) thả lên cây số lượng 20 con/cây; Phun chế phẩm sinh học Beauveria bassiana; Trộn đều chế phẩm sinh học (Beauveria bassiana)
với đất khô hoặc cát theo tỉ lệ 1:3 rồi rắc đều xung quanh tán cây hồi
- Phòng trừ bằng biện pháp thủ công: Để tiêu diệt nhộng, có thể xới xung quanh tán cây hồi ở độ sâu từ 1-3 cm; để tiêu diệt trứng, dùng tay hủy ổ trứng trên cành tăm, nách lá Trứng thường nằm ở vị trí cách đỉnh các chồi từ 3-5 cm
Trang 32- Phòng trừ bằng biện pháp hóa học: Dùng thuốc sinh học: Enasin 32WP, Elincol 12ME, phun lên cây Thuốc Enasin 32WG phun được dưới dạng bột trộn lẫn phụ gia là chất trơ hoặc trấu, cám gạo nghiền nhỏ theo tỉ lệ 1:15 phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát; Rắc thuốc Vibasu 10GR ở dạng hạt trộn lẫn đất khô đập nhỏ hoặc cát theo tỉ lệ 1:3 rắc xung quanh tán cây hồi;
Phun chế phẩm sinh học Beauveria bassiana; Dùng thuốc sinh học: Enasin 32WP, Elincol 12ME, phun lá lên cây; Dùng thuốc hóa học: Wamtox
100EC, Cyperkill 25 EC, Altach 5 EC,
1.3 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.3.1 Vị trí địa lý, dân số
Văn Quan là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện lỵ cách Thành phố Lạng Sơn 45 km, có đường Quốc lộ 1B chạy qua, với 17 đơn
vị hành chính (16 xã và 1 thị trấn) Huyện có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Văn Lãng
- Phía Nam giáp với huyện Hữu Lũng, huyện Chi Lăng
- Phía Đông giáp với thành phố Lạng Sơn, huyện Cao Lộc
- Phía Tây giáp với huyện Bắc Sơn, huyện Bình Gia
Huyện Văn Quan có đường Quốc lộ 279 và Quốc lộ 1B chạy qua với tổng chiều dài 50 km Quốc lộ 1B chạy từ Đông sang Tây, đóng vai trò trục chính trong hệ thống giao thông, nối liền giữa vùng kinh tế mở Đồng Đăng - Lạng Sơn và Bình Gia - Bắc Sơn Quốc Lộ 279 chạy từ thị trấn Văn quan xuống phía Nam của huyện, là tuyến giao lưu với Đồng Mỏ - Chi Lăng và các tỉnh bạn Ngoài ra, còn có các hệ thống đường Tỉnh lộ, huyện lộ như Tỉnh lộ
232, 240, 239, nối với 2 tuyến đường trên, phục vụ nhu cầu giao thương của nhân dân trong huyện; tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ với các huyện bạn, thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại
Trang 331.3.2 Địa hình, khí hậu
Văn Quan thuộc vùng núi trung bình của tỉnh Lạng Sơn, có độ cao trung bình khoảng 400 m so với mực nước biển Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ và nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc
Khí hậu Văn Quan chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình năm là 21,20C, độ ẩm không khí bình quân 82,5%, lượng mưa bình quân năm là 1.500 mm Do lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Tây Nam Huyện Văn Quan ít
bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây trồng dài ngày Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm là 1.466 giờ rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để phát
triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới
1.3.3 Tiềm năng phát triển cây Hồi
* Tài nguyên đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Văn Quan là hơn 54.755,9 ha Huyện Văn Quan có những vùng núi đất và núi đá vôi xem kẽ, diện tích núi đá có 5.218,4 ha; diện tích núi đất có 49.537,5 ha Đất của huyện Văn Quan thuộc loại địa hình bằng và sườn thoải (51,0% diện tích có độ dốc nhỏ hơn 150) Cụ thể diện tích các loại đất như sau:
Đất nông nghiệp: 45.559,7 ha
Đất phi nông nghiệp: 2.741,4 ha
Đất ở đô thị: 43,9 ha
Đất ở nông thôn: 596,7 ha
Đất chưa sử dụng: 6.454,8 ha
Trang 34Đánh giá chung các loại đất đồi núi của Văn Quan thuộc loại đất tương đối màu mỡ, đa số đất có tầng dày trên 50 cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình tới khá Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện chủ yếu là: Đất feralit nâu đỏ và màu vàng phát triển trên đá vôi hoặc bồn địa phù sa Đây là tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển cây Hồi trên địa bàn huyện
* Tài nguyên rừng, đất rừng:
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Văn Quan là 54.755,9 ha, trong đó tổng diện tích đất có là 33.733,9 ha, độ che phủ rừng là 61,6% Trong đó, đất rừng sản xuất là 28.279,9 ha chiếm 83,83% tổng diện tích đất có rừng và chiếm 51,65% tổng diện tích tự nhiên của huyện
Như vậy, đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện, trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất Đây là tiềm năng đặc biệt để phát triển lâm nghiệp nói chung, phát triển cây Hồi nói riêng
* Nguồn nhân lực:
Theo số liệu thống kê năm 2021, trên địa bàn huyện Văn Quan có tổng
số 13.397 hộ, 54.272 nhân khẩu Trong đó, tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu
số là 13.208 hộ (dân tộc Tày, Nùng chiếm trên 97%) Tổng số lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng 80% dân số huyện
Đây là nguồn lực đặc biệt quan trọng để phát triển cây hồi trong bối cảnh cây Hồi mang lại giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các người dân sống dụa vào rừng, đặc biệt là với các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số
* Chất lượng các sản phẩm Hồi và thị hiếu thị trường:
Do thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, sản phẩm hoa Hồi huyện Văn Quan được đánh giá là sản phẩm có chất lượng vào loại cao nhất trên thế giới có hàm lượng tinh dầu cao, đặc biệt trong tinh dầu không có
Trang 35Thực phẩm Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho thấy các chỉ số như hàm lượng tinh dầu, hàm lượng trans-athenole đều đạt và vượt trội so với sản phẩm cùng chủng loại ở địa phương khác
Do có chất lượng cao, sản phẩm đa dạng, sản phẩm Hồi huyện Văn Quan hiện đang từng bước khẳng định thương hiệu và được ưa chuộng trên thị trường trong nước và thế giới, trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, các nước châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á
* Diện tích vùng trồng tập trung và giá trị kinh tế mang lại:
Hiện nay, huyện Văn Quan có khoảng 14.500 ha diện tích rừng hồi, trong đó khoảng 11.000 ha cây trồng đã có quả, đạt sản lượng từ 13.000 - 15.000 tấn hồi tươi/năm, được trồng tại khắp các xã trong huyện, nhiều nhất tại các xã như Yên Phúc, Tràng Phái, Liên Hội, An Sơn, Tân Đoàn, Đồng Giáp, Tràng Các… Vì vậy, trong “Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2030” huyện Văn Quan đã được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung cây Hồi lớn nhất toàn tỉnh Lạng Sơn Hiện, hồi đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong thu nhập, mang lại kinh tế bền vững cho người dân địa phương Xung quanh cây hồi, có ba nhóm đối tượng cùng có thể kiếm tiền, nâng cao thu nhập Thứ nhất là người trồng Hồi, tức chủ cây hồi; thứ hai là người làm thuê trèo hồi và cuối cùng là người thu mua, chế biến, tiểu thương buôn bán hồi Từ cây hồi mà mức sống của những
đối tượng này được nâng lên
* Chủ trương, cơ chế, chính sách:
Trong nhiều năm qua, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các sở ngành liên quan, UBND các địa phương trồng hồi chủ lực, quan tâm, thúc đẩy phát triển cây Hồi và các sản phẩm chế biến từ Hồi theo hướng hiện đại, phù hợp với thị trường, cơ bản phát huy được tiềm năng khai thác của cây hồi, đã có
Trang 36những chính sách đặc thù để thu hút đầu tư chế biến chuyên sâu để tăng giá trị cho các sản phẩm từ hoa Hồi của tỉnh
Ngày 07/02/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong đó ưu tiên hỗ trợ phát triển cây Hồi với các giải pháp
234/QĐ-cụ thể như: Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, diện tích trồng trên địa bàn các huyện; khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện chăm sóc, quản lý rừng hồi theo tiêu chuẩn hữu cơ (cấp Chứng nhận rừng đạt tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ) để tăng giá trị sản phẩm; phát triển nguồn giống chất lượng cao; xây dựng mạng lưới chế biến sản phẩm tinh chế tại tỉnh, kết hợp với công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như để xuất khẩu
Hội Đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019, Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2020 - 2025, trong đó các dự án trồng Hồi và chế biến, kinh doanh các sản phẩm từ cây Hồi đã được đưa vào danh mục các dự
án đặc biệt ưu đãi đầu tư để thúc đẩy phát triển cây Hồi và các sản phẩm từ Hồi trên địa bàn tỉnh
Riêng huyện Văn Quan, Huyện ủy đã ban hành nghị quyết để xác định các cây trồng và vật nuôi chủ lực của địa phương, từ đó dồn sức để tập trung chỉ đạo, lãnh đạo phát triển tại các thôn, xã, trong đó xác định cây hồi là cây chủ lực nhất trong phát triển kinh tế của huyện Huyện đã đầu tư nhiều nguồn lực để một số xã cải tạo, phát triển cây hồi theo hướng sản xuất hồi hữu cơ, có chỉ dẫn địa lí rõ ràng Đến nay, toàn huyện đã phát triển được trên 400 ha hồi hữu cơ; sản lượng hồi tăng qua các năm
Trang 37Cây Hồi là cây bản địa được xem như cây vườn nhà, đã gắn bó, gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện từ đời này qua đời khác Vì vậy, người dân các dân tộc ở miền núi miền núi huyện Văn Quan có
hệ thống kiến thức bản địa rất phong phú về trồng, chăm sóc cây Hồi và thu hái, sơ chế, bảo quản các sản phẩm từ Hồi Hệ thống kiến thức này thực sự là nguồn lực quý giá, đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển của cây Hồi trên địa bàn huyện
Trang 38
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Thành phần sâu hại Hồi (Illicium verum) và loài Vòi voi hại Hồi tại
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, đề tài chỉ điều tra về thành phần sâu hại Hồi và nghiên cứu về Voi vòi tại xã Tân Đoàn và Bình Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2022 đến tháng 9/2023
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Điều tra thành phần loài sâu hại Hồi
+ Điều tra thành phần loài sâu hại Hồi
+ Giám định tên khoa học các loài sâu hại Hồi
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài Vòi voi
+ Đặc điểm hình thái các pha phát triển của các loài Vòi voi đục ngọn + Đặc điểm gây hại bên ngoài thân cây của loài Vòi voi đục ngọn
+ Tập tính Vòi voi
+ Vòng đời Vòi voi
+ Lịch phát sinh Vòi voi
Trang 392.2.3 Nghiên cứu tình hình gây hại của Vòi voi tại huyện Văn Quan
Điều tra tỷ lệ và mức độ bị hại trên rừng trồng Hồi để đánh giá tình hình gây hại của Vòi voi
2.2.4 Nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp phòng trừ Vòi voi tại huyện Văn Quan
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra thành phần sâu hại Hồi
2.3.1.1 Phương pháp điều tra thành phần các loài sâu hại cây Hồi
Thành phần loài sâu hại và mức độ gây hại của chúng được ghi nhận qua quan sát thực tế trong rừng Hồi Điều tra thành phần sâu hại cây Hồi tại rừng trồng thuộc huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, lập 12 ô tiêu chuẩn diện tích 1.000 m2 (25 x 40m), cách 1 hàng điều tra 1 hàng, cách 5 cây điều tra 1 cây Thời gian điều tra từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2022, mỗi tháng điều tra
01 lần và chỉ tiêu theo dõi gồm: mật số sâu hại (con), tần số xuất hiện (%), tỉ
lệ và chỉ số gây hại (%) của sâu hại Đối với côn trùng ký sinh sâu hại, thu thập trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành của các loài sâu hại bị ký sinh để đem về nuôi trong phòng thí nghiệm và theo dõi cho đến khi trưởng thành của
ký sinh vũ hóa bay ra để giữ mẫu cho phân loại và đánh giá khả năng ký sinh của thiên địch Công tác phân loại côn trùng được thực hiện dựa theo các tài liệu tham khảo như CSIRO (1974), Borror et al (1981), Inoue và et al (1973), Shepard et al (1999), Barion và Litsinger (1995), Nguyễn Văn Huỳnh (2002) và cập nhật thông tin bằng Google.com trên Internet
Trang 402.3.1.2 Phương pháp giám định tên khoa học các loài sâu hại cây Hồi
Các mẫu sâu hại cây Hồi thu tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn được chụp ảnh trên kính hiển vi soi nổi Leica M165C, mô tả về hình thái và đối chiếu với các khóa phân loại của các mẫu sâu hại cây Hồi thu tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn được chụp ảnh trên kính hiển vi soi nổi Leica M165C, mô tả
về hình thái và đối chiếu với tài liệu của các tác giả: Alexander và Alexey (2001), Alizadeh và đồng tác giả (2016), Ananthasubramanian (1996), Arakaki & Wakamura (2000), Biondi (1989), Byun và đồng tác giả (2003), Cheng và đồng tác giả (2002), Cherapand (1979), Choi & Lee (2017), Covas (1983), Deml & Dettner (1994), Lý Thành Đức (2006), Hadley (1977), Highland (1956), Holloway và đồng tác giả (1987), Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Thị Thu Cúc (2008), Kaleka và đồng tác giả (2022), Kawada & Suenaga (1940), Kirti và đồng tác giả (2009), LaGasa (1997), Larysz (2016), Löbl & Smetana (2010), Pradhan (1976), Rawat & Modi (1969), Roques (2010), Roy và đồng tác giả (2015), Roy và đồng tác giả (2017), Singh và đồng tác giả (2019), Souma & Ishikawa (2021), Srikumar và Bhat (2013),
Tatur-Dytkowski (2007), Watabiki & Yoshimatsu (2014
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học
2.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái
Thu mẫu cành, ngọn của cây bị Vòi voi gây hại sau đó đưa về Phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng để tiếp tục gây nuôi và sử dụng kéo và phanh để giải phẫu, thu các mẫu để mô tả chi tiết các đặc điểm hình thái của pha trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành
Thu mẫu các cành cây bị Vòi voi đục cành có đường kính từ 0,5-10 mm
và dài 80 cm, mẫu được ký hiệu, để riêng biệt và đưa về phòng thí nghiệm để kiểm tra theo dõi và mô tả đặc điểm gây hại
Các mẫu Vòi voi để riêng rẽ, đựng trong các lồng nuôi sâu và mã hóa theo từng mẫu, theo từng địa điểm thu mẫu để phục vụ các nội dung nghiên