1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng tại ban quản lý rừng đặc dụng hữu liên, huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn

88 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Đặc Dụng Tại Ban Quản Lý Rừng Đặc Dụng Hữu Liên, Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn
Tác giả Phạm Tuyến
Người hướng dẫn TS. Dương Văn Thảo
Trường học Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản Lý Tài Nguyên Rừng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Lâm Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Trang 1 PHẠM TUYẾN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN, HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHI

Trang 1

PHẠM TUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ

VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN, HUYỆN HỮU LŨNG,

TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM TUYẾN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ

VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN, HUYỆN HỮU LŨNG,

TỈNH LẠNG SƠN

Ngành: Quản lý tài nguyên rừng

Mã số: 8.62.02.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Văn Thảo

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc

Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng quản

lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023

Người viết cam đoan

Phạm Tuyến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo, giảng viên hướng dẫn TS Dương Văn Thảo, tôi đã tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng

tại Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” Em

xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, cùng tất cả các thầy - cô đã tận tình dìu dắt em trong suốt thời gian học tập tại trường Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo của Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, cùng người dân trên địa bàn các huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới giảng viên hướng dẫn thầy giáo, giảng viên hướng dẫn TS Dương Văn Thảo, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này

Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy - cô giáo và bạn bè

để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Phạm Tuyến

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HINH VẼ viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix

THESIS ABSTRACT xi

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tình hình nghiên cứu về quản lý bảo vệ rừng trên thế giới và ở Việt Nam 3

1.1.1 Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới 3

1.1.2 Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam 6

1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu 13

1.2.1 Về điều kiện tự nhiên của Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên 13

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên 16

1.2.3 Nhận xét đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực 20

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 21

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 21

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21

2.3 Nội dung nghiên cứu 21

2.4 Phương pháp nghiên cứu 22

2.4.1 Cách tiếp cận của đề tài 22

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 23

Trang 6

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 25

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

3.1 Hiện trạng Khu rừng đặc dụng Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn 26

3.1.1 Hiện trạng về các loại đất và rừng của khu nghiên cứu 26

3.1.2 Hiện trạng tài nguyên rừng ở Khu rừng đặc dụng Hữu Liên 30

3.1.3 Hiện trạng về giá trị đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật và giá trị nguồn gen cần bảo tồn 34

3.2 Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên 37

3.2.1 Đánh giá về công tác tổ chức quản lý của BQLRĐD Hữu Liên 37

3.2.2 Hiện trạng về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, phương tiện thuộc BQLRĐD Hữu Liên quản lý sử dụng 39

3.2.3 Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên 41

3.2.4 Công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại BQLRĐD Hữu Liên 43

3.3 Công tác phát triển rừng tại BQLRĐD Hữu Liên 46

3.3.1 Công tác khoán khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 46

3.3.2 Công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên 46

3.4 Xây dựng kế hoạch quàn lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Hữu Liên 48

3.4.1 Kế hoạch công tác bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học 48

3.4.2 Kế hoạch về phát triển rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên 51

3.4.3 Kế hoạch khai thác lâm sản 53

3.4.4 Kế hoạch hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng 54

3.5 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu về quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên 54

3.5.1 Giải pháp về công tác quản lý nguồn nhân lực 54

3.5.2 Giải pháp phối hợp giữa các bên liên với Ban QLRĐD Hữu Liên 55

3.5.3 Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư 59

3.5.4 Giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm 59

3.5.5 Các giải pháp khác nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng 60

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Dân số, lao động, nhân khẩu trong khu vực 16

Bảng 1.2: Hiện trạng các công trình hạ tầng về giao thông 18

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất BQL rừng đặc dụng Hữu Liên (năm 2022) 27

Bảng 3.2: Hiện trạng rừng phân theo đơn vị hành chính cấp huyện 28

Bảng 3.3: Diện tích phân theo đơn vị hành chính của BQL rừng đặc dụng Hữu Liên theo các quyết định 29

Bảng 3.4: Hiện trạng các loại đất, loại rừng theo đơn vị hành chính 31

Bảng 3.5: Tổng trữ lượng rừng trong rừng đặc dụng Hữu Liên 32

Bảng 3.6: Trữ lượng gỗ bình quân các loại rừng 33

Bảng 3.7: Bảo tồn đa dạng sinh học các loài thực vật quý hiếm 35

Bảng 3.8: Tổng hợp tài nguyên động vật khu rừng đặc dụng Hữu Liên 36

Bảng 3.9: Thống kê nguồn nhân lực của đơn vị 38

Bảng 3.10: Số lượng, diện tích văn phòng, nhà, trạm hiện có của BQL 39

Bảng 3.11: Một số phương tiện, trang thiết bị của Ban quản lý 40

Bảng 3.12: Hiện trạng công tác khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên theo nghị định 75/NĐ-CP 41

Bảng 3.13: Thống kê số vụ vi phạm Luật lâm nghiệp đã được xử lý 42

Bảng 3.14: Thống kê các vụ vi phạm về PCCCR 43

Bảng 3.15: Hiện trạng khoanh nuôi theo Nghị định 75/NĐ- CP 46

Bảng 3.16: Tiền chi trả Dịch vụ Môi trưởng rừng của BQLRĐ D Hữu Liên (Giai đoạn 2018-2021) 47

Bảng 3.17: Kế hoạch khoán bảo vệ rừng của BQLRDĐ Hữ Liên 48

Bảng 3.18: Bảo tồn đa dạng sinh học các loài động - thực vật quý hiếm 51

Bảng 3.19: Kế hoạch khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng đặc dụng 52

Trang 10

DANH MỤC CÁC HINH VẼ

Hình 2.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài 23 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu diện tích rừng phân theo đơn vị hành chính cấp huyện 28 Hình 3.2 Tổng diện tích đất LN và diện tích có rừng của các xã nằm trong

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên 31 Hình 3.3 Biểu đồ trữ lượng (m3/ha) các loại rừng tại Khu RĐD Hữu Liên 33 Hình 3.4 Tổng số loài và số loài quý hiếm trong các lớp thú của Khu rừng

đặc dụng Hữu Liên 36 Hình 3.5 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLRĐD Hữu Liên 38

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: PHẠM TUYẾN

Tên luận văn: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc

dụng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Ngành khoa học của luận văn: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 8.62.02.11

Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ và

phát triển rừng tại BQLR đặc dụng Hữu Liên, nhằm đề xuất giải pháp chủ yếu về quản

lý rừng bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thừa kế số liệu thứ cấp: Phỏng vấn cán bộ của Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, Hạt kiểm lâm, các phòng ban liên quan huyện Hữu Lũng; báo cáo tổng kết hàng năm có liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng; tài liệu đánh giá theo dõi diễn biến rừng qua các năm (2018-2022); các dự án,

đề án đã triển khai tại địa bàn…Sử dụng phần mềm: Microsoft Excel, Microsoft word xử lý số liệu, tổng hợp bảng biểu, nhằm triển khai thực hiện các nội dụng nghiên cứu sau:

Xác định giá trị hiện trạng rừng; đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên

Xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng; đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên

Kết quả chính và kết luận

Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên có tổng diện tích do BQN RĐD Hưu liên

quản lý là 8.012,74 ha; Phần lớn diện tích rừng đặc dụng nằm trên xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, chiếm 83,84%; còn lại là đất rừng và rừng của Huyện Văn Quan

Trang 12

đàn Hữu Liên đang được xếp ở mức đọ đe doạ bậc E (Endangerred), đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng); Về động vật có tổng số 04 lớp động vật (Thú, chim,

Bò sát và Ếch nhái), gồm: 27 bộ, 89 họ, 400 loài Trong đó có 61 loài thuộc diện quý hiếm Đặc biệt có loài Hươu xạ số lượng còn ít thường xuyên bị săn bắt, trong sách đỏ Việt Nam phân hạng: CR Aid + 2d, loài được phân loại bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) có nguy cơ cao về tuyệt chủng trong tự nhiên Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên có 23 người, có 13 người có trình độ Đại học và trên đại học, 9 người có bằng trung cấp và 01 công nhân kỹ thuật Có 01 trụ

sở chính và 03 trạm bảo vệ rừng, trang thiết bị còn thô sơ, ít được nâng cấp, tuy nhiên vẫn phát huy được vai trò chức năng bảo vệ rừng

Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên đã làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng,

đã kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp Tuy nhiên, hàng năm vẫn xảy ra một số hành vi vi phạm (ít nhất 5 vụ, nhiều 35 vụ/năm) Chủ yếu là khai thác gỗ, săn bắt động vật, đốt than, khai thác đá, phát nương làm rẫy Về cháy rừng chỉ để xảy ra 02 vụ (2018-2022), chủ yếu là do bà con đốt nương cháy nan sang, mất trên 3ha rừng tự nhiên…

Công tác phát triển rừng chủ yếu là khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đặc dụng, với 60,6ha rừng được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, với 89 hộ và 10 cộng đồng tham gia, khoán bảo vệ 7.117,9ha và 60,6ha khoanh nuôi Thu được từ dịch vụ môi trường rừng cho trên 800 ha rừng là rất ít, với mức thu quy định trên 3 triệu đồng/năm Với số tiền này Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên chủ yếu phục vụ cho mua trang thiết bị và bảo hộ lao động cho quản lý bảo vệ và tuần tra rừng

Đề tài đã xây dựng được kế hoạch và đề xuất được một số giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng cho Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Trang 13

THESIS ABSTRACT Master of Siciene: PHAM TUYEN

Thesis title: Research and propose solutions for management, protection and

development of special-use forests at Huu Lien Special-use Forest Management Board, Huu Lung district, Lang Son province

Major: Forest resource management Code: 8.62.02.11

Educational organization: University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University

Resrarch Objectives

Assess the current status of forest management, protection and development at Huu Lien Special-Use Forest Management Board, in order to propose main solutions for forest management, protection and development of Huu Lien Special-

Use Forest, Huu Lung district, Lang Son province

Materials and Method

The project uses the method of inheriting secondary data: Interviewing officials of the Huu Lien Special Use Forest Management Board, Forest Ranger Department, and related departments of Huu Lung district; annual summary report related to forest management, protection and development; assessment documents

to monitor forest developments over the years (2018-2022); projects and schemes implemented in the area Using software: Microsoft Excel, Microsoft word to process data, synthesize tables, to implement the following research contents:

Determine the value of the current forest status; Assess the current status of forest management, protection and development in Huu Lien Special Use Forest Develop forest management, protection and development plans; Propose solutions to strengthen forest management, protection and development at Huu Lien Special Use Forest Management Board

Main findings and conclusions:

Huu Lien Nature Reserve has a total area managed by the Huu Lien Protected Area Management Board of 8,012.74 hectares; Most of the special-use forest area is located in Huu Lien commune, Huu Lung district, accounting for 83.84%; The remaining is forest land and forests of Van Quan and Chi Lang Districts

Trang 14

Regarding biodiversity value: Regarding plants, there are 168 families, 605 genera, 961 different plant species, 190 species have timber value, 668 species are precious medicinal herbs; The number of rare species is 77 species, the number of species recorded in Vietnam's red book is 31 species, of which the Huu Lien

Cupressus tonkinensis species is ranked at level E threat (Endangerred), endangered (endangered) threatened with extinction); Regarding animals, there are a total of 04 animal classes (Mammals, Birds, Reptiles and Frogs), including: 27 orders, 89 families, 400 species Among them, there are 61 rare and precious species Especially the Musk deer is small number are often hunted and classified in the Vietnam Red Book, the classification is: CR Aid + 2d, the species is classified by the Union for Conservation of Nature International (IUCN) faces a high risk of extinction in the wild

Huu Lien special-use forest management board has 23 people, 13 people have university and post-graduate degrees, 9 people have intermediate degrees and 01 technical worker There is 01 headquarters and 03 forest protection stations, the equipment is still rudimentary, rarely upgraded, but still promotes the role of forest protection function

The Huu Lien special-use forest management board has done a good job in forest management and protection, and has promptly prevented and handled violations of the Forestry Law However, every year some violations still occur violations (at least 5 cases, more than 35 cases/year) Mainly logging, animal hunting, coal burning, stone mining, and slash and burn farming Regarding forest fires, there were only 02 incidents (2018-2022), mainly due to people burning the fields, losing over 3 hectares of natural forest

The main forest development work is the zoning and regeneration of special-use natural forests, with 60.6 hectares of forest being zoned for natural regeneration, with

89 households and 10 communities participating, contracted to protect 7,117.9 hectares and 60 hectares 6ha zoned for cultivation Revenue from forest environmental services for over 800 hectares of forest is very little, with a prescribed revenue rate of over 3 million VND/year With this amount of money, Huu Lien Special Use Forest Management Board mainly serves to purchase equipment and labor protection for forest management, protection and patrolling

The project has developed a plan and proposed a number of solutions to strengthen the management, protection, conservation and development of forests for the Huu Lien Special-use Forest Management Board, Huu Lung district

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Rừng được xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái cho môi trường Rừng làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí nóng ban ngày đồng thời duy trì được độ ẩm Rừng ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hoá carbon và cung cấp oxi Tuy nhiên, với tình trạng rừng ngày càng suy giảm thì thiên tai như hạn hán, lũ lụt xảy ra với tần xuất và cường độ ngày càng tăng gây ra nhưng thiệt hại nghiêm trọng

Bộ NN&PTNT có QĐ số: 2357/QĐ-BNN-KL ngày 14/6/2023 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2022, tổng diện tích công, bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.790.075 ha, Cụ thể, rừng tự nhiên có 10.134.082 ha, rừng trồng có 4.655.993 ha; diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỉ lệ che phủ là 13.926.043 ha Tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42,02%

Đến nay, cả nước đã thành lập 167 BQL RĐD; 231 BQL RPH Các BQL đang quản lý khoảng 46,7% diện tích đất lâm nghiệp; đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng trên cạn, trên biển, đất ngập nước; trong đó phần lớn là rừng nguyên sinh và là nơi sinh sống của hầu hết các loài động, thực vật có nguy cơ đe dọa cần được bảo tồn phát triển bền vững

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên nằm trong vùng núi đá vôi thuộc địa phận các huyện Hữu Lũng, Văn Quan và Chi Lăng (Lạng Sơn) Rừng đặc dụng Hữu Liên có diện tích rừng tự nhiên 10.604 ha, có 2 khu rừng nguyên sinh cùng hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú với 776 loài thực vật, 409 loài động vật tự nhiên, trong

đó có khoảng 30 loài thực vật và 61 loài động vật quý hiếm đã được xếp vào sách đỏ…Rừng Hữu Liên được ví như lá phổi xanh của vùng Đông Bắc với những dãy núi đá vôi, các hang động, suối ngầm và các hồ ngập nước theo mùa, là địa chỉ thu hút cho công tác nghiên cứu khoa học, cũng như du lịch sinh thái

Kết quả điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng cho thấy, những năm trước đây, trên địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng phá rừng, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép Diện tích rừng tự nhiên quanh Khu rừng đặc dụng Hữu Liên đã bị thu hẹp, các loài cây quý chỉ còn ở những nơi hiểm trở, cây tái sinh ít,

Trang 16

cây rỗng ruột nhiều Trong thời gian vừa qua, Khu rừng đặc dụng Hữu Liên vẫn xảy

ra cháy rừng, từ năm 2018-2022, có 02 vụ cháy rừng, thiệt hại 3,0 ha rừng; 8 vụ phát nương làm bãi lấn chiếm đất rừng đặc dụng với diện tích 0,95 ha; v.v

Xuất phát từ nhận thức và thực tiễn trên, với mục tiêu làm quen với công tác

nghiên cứu khoa học, áp dụng những kiến thức đã được học, đề tài: “Nghiên cứu đề

xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”, đã được lựa chọn để

nghiên cứu nhằm góp phần bảo vệ phát triển tài nguyên rừng, cũng như cải thiện

điều kiện môi trường sinh thái trong khu vực

2 Mục tiêu đề tài

Đề tài thực hiện các mục tiêu sau:

- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên

- Đánh giá được công tác phát triển rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần nghiên cứu kiến thức có cơ sở khoa học về quản lý bảo vệ

và phát triển rừng, nhằm đề xuất kế hoạch, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cung cấp cơ sở thực tiễn trong công tác quản

lý bảo vệ phát triển rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, những bất cập trong bảo vệ rừng, những tồn tại, khó khăn, nguyên nhân dẫn đến việc người dân vi phạm Lâm luật cần được xử lý bằng những giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển

rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình nghiên cứu về quản lý bảo vệ rừng trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1 Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên thế giới

Nghiên cứu về quản lý bảo vệ rừng trên thế giới đã có nhiều tác giả đề cập, nhất là trong thời gian hiện nay, do sự thay đổi khí hậu toàn cầu, nóng lên của trái đất, thiên tai hạn hán, lũ lụt tăng nhanh và sự xâm hại của con người đã làm diện tích rừng bị suy giảm về cả số lượng và chất lượng, cụ thể như:

Theo Dember, Stephen A (2000), cho biết: Vào những năm cuối thế kỷ 20, con người mới chỉ có thể nhận thức được rừng vai trò quan trọng của tài nguyên rừng thì rừng đã bị suy thoái nghiệm trọng, đặc biệt là rừng nhiệt đới Nếu theo đà mất rừng mỗi năm khoảng 15 triệu ha như số liệu thống kê của FAO thì chỉ hơn 100 năm nữa rừng nhiệt đới hoàn toàn bị biến mất, loài người sẽ chịu những thảm hoạ khôn lường về kinh tế, xã hội và môi trường

Rwedp, (1994), tổng kết rằng: trước đây trên thế giới có 17,6 tỷ ha rừng, trong

đó có diện tích rừng nguyên sinh là 8,08 tỷ ha Nhưng dưới tác động của con người

đã làm cho diện tích rừng thế giới bị suy giảm nhanh chóng Theo số liệu thống kê của tổ chức FAO đầu thế kỉ XX diện tích rừng trên thế giới chỉ còn 6 tỷ ha, đến năm

1991 con số này giảm xuống còn 3,717 tỷ ha trên toàn thế giới Trong đó 1,867 tỷ ha

ở Bắc Cực và Địa Trung Hải ổn định và phát triển chút ít, còn 1,850 tỷ ha nhiệt đới tính đến năm 1995 diện tích rừng trên toàn thế giới chỉ còn 2,3 tỷ ha Tính trung bình mỗi năm diện tích rừng nhiệt đới bị thu hep khoảng 11 triệu ha Theo các số liệu thống kê gần đây nhất của các nhà nghiên cứu, trong giai đoạn năm 2000-2012 khoảng 2,3 triệu km2 rừng được phủ xanh Trung bình mỗi năm, diện tích rừng nhiệt đới bị mất trên toàn cầu tăng khoảng 2100km2 Tốc độ thay đổi mật độ rừng ở các khu rừng phía đông nam nước Mỹ cao gấp 4 lần so với các khi rừng Nam Mỹ, với hơn 31% diện tích rừng bị mất hoặc tái sinh Paraguay (Nam Mỹ), Malaysia và Campuchia (Đông Nam Á) là các quốc gia có tỉ lệ mất rừng cao nhất thế giới Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng bị mất đi, đó là chưa kể đến việc mất tính đa dạng sinh học

Trang 18

Riêng ở Châu Á Thái Bình Dương thời gian từ năm 1976 đến năm 1980 mất 9 triệu ha rừng, cùng thời gian này ở châu phi mất 37 triệu ha rừng và châu Mỹ mất đi 18,4 trệu ha Từ năm 1981 đến năm 1991 tỉ lệ rừng bị mất đi tăng lên 80% so với 10 năm trước Với tốc độ đó một số chuyên gia lâm nghiệp dự đoán chỉ trong vòng một thế kỉ nữa rừng nhiệt đới sẽ bị hủy diệt Ngoài ra mất rừng làm cho diện tích đất rừng tự nhiên và đất rừng trồng bị xói mòn làm biến chất, do tình trạng chặt phá rừng, sa mạc hóa hàng năm trên thế giới làm mất đi khoảng 2 tỷ tấn đất, với số lượng này có thể sản xuất hơn 50 tấn lương thực thực phẩm Theo ước tính cả ngân hàng thế giới, có hơn 1,6 tỷ người sống phụ thuộc vào rừng và rừng là nguồn cung cấp nhiều việc làm góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực Qua thống kê cho thấy 30% diện tích rừng được sử dụng để sản xuất gỗ và các sản phẩm phi gỗ, thương mại lâm sản ước tính đạt 327 tỷ USD/năm Sự biến mất hoặc tái sinh các khu rừng có ảnh hưởng nhất định đến hệ sinh thái cũng như sự thay đổi của khí hậu toàn cầu và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với con người

Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của hầu hết người dân vùng núi Ở đây, rừng mang lại cho họ nhiều loại sản phẩm khác nhau như: gỗ, củi, lương thực, thực phẩm, dược liệu, Quan trọng hơn nữa là rừng đảm bảo những điều kiện sinh thái cần thiết để duy trì các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân Nhằm khắc phục tình trạng khai thác rừng quá mức, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng như: Các nhà lâm học Đức (G.L.Hartig, 1840; Heyer - 1883; Hundeshagen,1926) đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đều tuổi; Các nhà lâm học Pháp (Gournand,1922) và Thuỵ Sỹ (H.Biolley,1922) đã đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh sản lượng với rừng khai thác chọn khác tuổi, vv

Dember, Stephen A (2000), cho biết: Vào cuối thế kỷ 20, khi tài nguyên rừng

đã bị suy thoái nghiêm trọng thì con người mới nhận thức được rằng tài nguyên rừng là có hạn và đang bị suy giảm nhanh chóng, nhất là tài nguyên rừng nhiệt đới Nếu theo đà mất rừng mỗi năm khoảng 15 triệu ha như số liệu thống kê của FAO thì chỉ hơn 100 năm nữa rừng nhiệt đới hoàn toàn bị biến mất, loài người sẽ chịu những thảm hoạ khôn lường về kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 19

Sargent, Caroline et al (1994) cho rằng, Để có thể tổ chức nhiều hội nghị, tổng kết, đề xuất và cam kết nhiều công ước về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt ở các khu rừng tự nhiên và rừng trồng mới trên phạm vi toàn thế giới, như: Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES); Chương trình hành động rừng nhiệt đới (TFAP, 1985), Hội nghị quốc tế

về môi trường và phát triển (UNCED tại Rio de Janeiro năm 1992), Công ước về

Đa dạng sinh học (CBD, 1992), Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994), v.v

Theo Dember, Stephen A (2000), cần nỗ lực và tăng độ che phủ của rừng và năng suất bằng các phương pháp sinh thái, kinh tế và xã hội chấp nhận được, khai hoang, trồng rừng và trồng rừng trên các vùng đất nông nghiệp bị bỏ hoang và vùng đất bị suy thoái và không có cây

Trong thế kỷ XX, thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng công nghiệp, dân số tăng… đã làm cho diện tích rừng ngày càng giảm nhanh + Theo thống kê của FAO (1999), những năm cuối của thế kỷ XX, tình trạng phá hủy rừng đã diễn ra liên tục, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các nước thuộc vùng nhiệt đới, chỉ riêng ở Châu Phi và Châu Á mỗi năm mất khoảng từ 3 đến 3,6 triệu ha rừng, vào khoảng 0,6 đến 0,7%, trong khi đó thì toàn thế giới mất khoảng 3%

+ Theo FAO thì khoảng 50% rừng nhiệt đới bị phá hủy từ năm 1950, nhiều nhất là ở Trung Mỹ (66%), tiếp theo là Trung Phi (52%), Nam Phi là 37% và Đông Nam Á là 38% Rừng trên thế giới đã giảm đi 70 triệu ha (gần 2%) trong khoảng

1980 đến 1990 Vào những năm đầu thập kỷ 80 (thế kỷ XX) tốc độ mất rừng nhiệt đới là 11.4 triệu ha, trong đó khoảng 3/4 là rừng giàu, và 17 đến 20 triệu ha vào cuối thập kỷ 80 Tốc độ mất rừng trung bình của thế giới là 1%/năm Riêng ở vùng Đông Nam Á, trong thời gian 1980 đến 1990 thì diện tích rừng giảm đi khá nhanh Như ở Indonesia diện tích rừng giảm 1.212 nghìn ha, Thái Lan là 515 nghìn ha, Malaysia

là 396 nghìn ha, Philippine là 316 ha, Việt Nam là 139 nghìn ha và Lào là 129 nghìn ha

Alice Hughes (2019), tác giả của nghiên cứu, trong tất cả những mối đe dọa đối với khu vực, hai nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái đa dạng sinh học tại

Trang 20

Đông Nam Á là săn bắn, buôn bán động vật hoang dã và môi trường sống bị thu hẹp Đông Nam Á đã mất đi 14,5% diện tích rừng trong vòng 15 năm qua, và có thể

đã mất hơn 50% độ che phủ rừng nguyên sinh Một số khu vực, bao gồm nhiều diện tích thuộc Indonesia, được dự báo sẽ giảm đến 98% diện tích rừng vào năm 2022 Theo Hughes (2019),chỉ ra nguyên nhân là do núi đá vôi chưa được đưa vào danh sách các khu vực cần được bảo vệ, trong khi phần lớn các loài cư trú trong vùng núi đá vôi không thể di cư sang môi sinh khác, khiến không biết bao nhiêu loài bị tuyệt chủng hàng năm do hoạt động khai thác đá Tác giả khuyến nghị cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa ra các ưu tiên bảo tồn phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh môi trường sống suy thoái nhanh chóng như hiện nay Thêm vào đó, cần đảm bảo thực thi và giám sát tốt hơn các quy định hiện hành nhằm bảo

vệ môi trường sống và ngăn chặn săn bắn các loài bị đe dọa Cuối cùng, cần nỗ lực hơn nữa để đưa vào áp dụng trong thực tiễn các công nghệ mới giúp giám sát môi trường sống và động vật hoang dã, với độ phân giải ngày càng chất lượng

1.1.2 Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam

Nghiên cứu về quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam có nhiều tác giả đề cập đến, đặc biệt có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về quản lý tăng cường quản lý nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam, như:

Ngày 17/8, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 61-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng Kết luận khẳng định, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị, nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực

Cùng với đó, cơ chế, chính sách, pháp luật được tiếp tục hoàn thiện Công tác quản lý nhà nước và tổ chức bộ máy về lâm nghiệp được quan tâm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được tăng cường Công tác quy hoạch, điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng được triển khai ở nhiều địa phương Chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện nghiêm Các dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến rừng được kiểm soát chặt chẽ hơn Công tác bảo vệ, ngăn chặn nạn phá rừng, thực thi pháp luật lâm nghiệp có tiến bộ, giảm số vụ và mức độ thiệt hại

Trang 21

Diện tích và chất lượng rừng ngày càng tăng, tỉ lệ che phủ rừng đạt trên 42% Kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng, công nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu gỗ

và lâm sản tăng nhanh Đời sống, việc làm, thu nhập của người dân ở khu vực có rừng, trong đó có các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa từng bước được cải thiện

Dẫn theo Đỗ Hoàng Chung (2020); Ở Việt Nam lĩnh vực quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đã và đang được chú trọng, càng chú trọng hơn vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái nghĩa là sử dụng bền vững đất đai và môi trường, điều này càng quan trọng hơn đối với các vùng núi ở Việt Nam, nơi vốn có hệ sinh thái mỏng manh, đất đai kém phì nhiêu, thực bì bị tàn phá nặng nề và đời sống kinh tế của người dân nghèo nhất trong cộng đồng nông thôn ở nước ta, về trữ lượng lâm sản

mà kéo theo đó là sự suy giảm đa dạng sinh học

Hà Công Tuấn (2006), khi nghiên cứu về “ Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam, cho kết quả: Có bốn đặc trưng quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng gồm: Sự kết hợp giữa pháp luật với luật tục, hương ước của các cộng đồng dân cư trong quản lý bảo vệ rừng; ưu thế nổi trội của các biện pháp pháp lý trong phòng ngừa hành vi xâm hại rừng; sự kết hợp giữa biện pháp kinh tế - xã hội với biện pháp pháp lý trong quản lý bảo vệ rừng; tính đặc thù của các biện pháp kỹ thuật trong quản lý bảo vệ rừng Từ các mô hình quản lý bảo vệ rừng của một số nước và tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, luận

án đã rút ra một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam như: tổ chức hệ thống các

cơ quan quản lý bảo vệ rừng (Kiểm lâm) thống nhất từ Trung ương đến địa phương; phân chia lâm phận quốc gia thành ba loại rừng (trong khi các nước chia thành hai loại rừng) gắn với việc quy định chế độ quản lý tương ứng; xã hội hóa công tác bảo

vệ rừng; kinh nghiệm về việc xử lý vi phạm trật tự quản lý bảo vệ rừng

Theo Quyết định số: 1558/QĐ-BNN-TCLN, ngày 13 tháng 04 năm 2021; Tính đến ngày ngày 31/12/2020, diện tích rừng hiện có toàn quốc là 14.491.295 triệu ha, trong đó rừng tự nhiện là 10.255.525 ha, rừng trồng là hơn 4.255.770 ha; Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ toàn quốc là 13.785.642 ha, độ che phủ tương ứng là 41,65% Cùng kỳ, ngày 31/12/2017 Việt Nam có 14.415.381 ha đất có rừng,

Trang 22

tăng hơn 37.699 ha so với năm 2018, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.236.415

ha và rừng trồng là 4.178966 ha Độ che phủ rừng toàn quốc năm 2017 là 41,45% Theo Bộ NN&PTNT, công tác trồng rừng được triển khai tích cực, bình quân hàng năm trồng được 225.000 ha rừng tập trung, trong đó trên 90% là rừng sản xuất; năng suất rừng trồng tiếp tục được cải thiện Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,7% năm 2012 lên 41,19% năm 2018, năm 2017 đạt 41,45% và năm 2020 đạt 45,6% Diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 225.000 ha

Theo Quyết định số: 1558/QĐ-BNN-TCLN, ngày 13 tháng 04 năm 2021; Tính đến ngày ngày 31/12/2020, diện tích rừng hiện có toàn quốc là 14.491.295 triệu ha, trong đó rừng tự nhiện là 10.255.525 ha, rừng trồng là hơn 4.255.770 ha; Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ toàn quốc là 13.785.642 ha, độ che phủ tương ứng là 41,65%

Theo đó, trong 10 năm qua, tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt 16.758 tỷ đồng, chiếm 18,2% so với tổng đầu tư vào ngành lâm nghiệp Diện tích rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng tăng từ gần 1,4 triệu ha năm 2011 đến năm 2020 là trên 6,8 triệu ha; trong đó rừng đặc dụng chiếm 18,8%, rừng phòng hộ 40,5%, rừng sản xuất 40,7% Giai đoạn 2021 - 2030, Nhà nước cần có giải pháp phù hợp để thu hút cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng và phục hồi rừng Cơ chế dịch vụ môi trường rừng cũng cần được triển khai đồng thời với chương trình phát triển sinh kế

Theo Luật lâm nghiệp quy định rừng đặc dụng bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học Hiện nay tổng số khu rừng đặc dụng

là 128, trong đó có 31 Vườn quốc gia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài, 38 khu bảo vệ cảnh quan Tổng diện tích các khu rừng đặc dụng trên 2 triệu ha

và tổng diện tích rừng của cả nước gần 13,4 triệu ha, độ che phủ rừng toàn quốc 39,5 %, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào chất lượng của rừng, sự phân bố đều trên toàn bộ diện tích tự nhiên và tính đa dạng sinh học mới có thể duy trì bảo tồn rừng

Trang 23

Hiện nay quan điểm về bảo tồn còn nhiều bất cập: Bảo tồn không có nghĩa là bảo vệ và duy trì tự nhiên của loài, quan điểm này bị bó hẹp, sớm muộn loài sẽ bị tuyệt chủng; cần phải có cái nhìn tích cực hơn: Bảo tồn bao gồm bảo vệ, sử dụng hợp lý và sử dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp ví dụ như Pơ mu tái sinh chỉ gặp ở nơi có độ tàn che phù hợp - có ánh sáng (cần phải xúc tiến tái sinh)

Kinh phí phục vụ cho rừng đặc dụng rất thấp, ngân sách có thể rót trực tiếp từ Trung ương hoặc tỉnh nhưng kinh phí này chỉ đủ cho chi phí hoạt động bộ máy ban quản lý hoặc nếu có đầu tư chủ yếu cho xây dựng cơ bản, còn kinh phí dành cho bảo tồn rất ít và chưa được chú ý Phần lớn các nguồn ngân sách này được cấp theo

kế hoạch hàng năm và dựa trên cân đối giữa ngân sách Trung ương và tỉnh, do đó nguồn tài chính này không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo tồn rừng đặc dụng

Trong chiến lược phát triển Lâm nghiêp 2021 - 2025 tầm nhìn đến 2050 của

Bộ NN&PTNT đã xác định các mục tiêu chiến lược mà ngành Lâm nghiệp cần đạt được, như:

Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2025 tầm nhìn 2030:

Trang 24

- Quản lý bền vững và nâng cao chất lượng rừng sản xuất là rừng tự nhiên; giai đoạn 2021 - 2025 có 10% và giai đoạn 2026 - 2030 có 20% diện tích rừng tự nhiên được nâng cấp;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp; cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững 0,5 triệu ha giai đoạn 2021 - 2025, đạt

01 triệu ha giai đoạn 2026 - 2030

- Giai đoạn 2021- 2025 sắp xếp, bố trí ổn định cho 60% số hộ dân đang cư trú trong rừng đặc dụng và giai đoạn 2026- 2030 là 100%

- Đến năm 2025, phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; đến năm 2030 thu thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung cả nước

1788/CT-rõ, thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về bảo vệ ̣và phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ Đến nay, đã thành lập 395 khu rừng đặc dụng, phòng hộ

Trang 25

quản lý 6,75 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp tập trung ở khu vực có hệ sinh thái đặc trưng trên cạn, trên biển, đất ngập nước giữ vai trò hết sức quan trọng trong phòng

hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu Công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường,

đã từng bước phát huy giá trị môi trường, cảnh quan thông qua các hoạt động dịch

vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái (DLST) góp phần tạo sinh kế, nâng cao đời sống người dân

Tuy vậy, công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ vẫn còn những tồn tại tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa được chú ý đúng mức Đầu tư chưa tương xứng với mục tiêu và nhiệm vụ; chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế môi trường rừng bền vững để tạo nguồn tài chính đầu tư lại rừng, chủ yếu hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn vẫn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước

Trong đó, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và lực lượng kiểm lâm các tỉnh phải đi đầu trong công tác tuyên truyền, thực hiện Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Các tỉnh chỉ đạo triển khai một cách đồng bộ, sâu rộng, kịp thời tới các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn các văn bản quan trọng như: Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16-11-2018, về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 01/2019/NĐ-CP, ngày 1-1-2019, về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, ngày 22-1-2019, về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Nghị định số 35/2019/NĐ-

CP, ngày 25-4-2019, về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp…, cùng các thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh Hình thức, phương pháp tuyên truyền về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn các tỉnh trong thời gian qua cũng đã được đổi mới, đa dạng hơn nhằm nâng cao hiệu quả như: Tổ chức hội nghị trực tuyến; ban hành bộ tài liệu tuyên truyền; thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; đăng tải trên cổng thông tin điện tử tỉnh và trạng thông tin điện tử của các sở, ngành trên địa bàn…

Trang 26

Để chủ động các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu tối đa cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp điện Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh triển khai ngay các biện pháp

1.1.3 Cơ sở pháp lý trong quản lý bảo vệ rừng ở BQLRĐD Hữu Liên

Để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng, đặc biệt bảo tồn và phát triển các loài thực vật động vật hiện có trong Khu BTTN Hữu Liên; Năm 2006, thực hiện Quyết định số 705/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc “Thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên” trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn; Năm 2007, thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng Khu RĐD Hữu Liên được quy hoạch lại với tổng diện tích 8.293,4 ha giảm 2.346,6 ha (Quyết định số 1833/QĐ-UBND ngày 08/10/2007 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt dự

án rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lạng Sơn)

Năm 2009, BQL RĐD Hữu Liên phối hợp với Phân viện ĐTQH rừng Tây Bắc

Bộ tiến hành xây dựng dự án RĐD Hữu Liên nhằm điều tra, đánh giá cơ bản hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, đồng thời xây dựng phương án đầu tư cơ

sở hạ tầng cho khu RĐD

Năm 2010, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 70/QĐ-UBND

về việc “Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản

lý rừng đặc dụng Hữu Liên” trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn Năm 2010 Trụ sở Ban quản lý rừng đặc dụng được đầu tư xây dựng mới tại thôn Tân Lai, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng

Năm 2013 thực hiện Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 về tổ chức

và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 Ban quản lý rừng đặc dụng đã triển khai thực hiện việc lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng và được phê duyệt tại Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 03/6/2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng Hữu Liên đến năm 2020 Đây chính là căn cứ quan trọng cho các chương trình, dự án đầu tư cho Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên

Trang 27

Năm 2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn, về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên

1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.2.1 Về điều kiện tự nhiên của Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên nằm trên địa bàn huyện Hữu Lũng, Văn Quan, Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, thuộc vùng núi đá vôi Bắc Việt Nam

Khu rừng được xác lập theo Quyết định số 194/CT ngày 9 tháng 8 năm 1986

của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), với tên gọi là Khu rừng cấm Hữu Liên,

có tổng diện tích tự nhiên là 10.640 ha do Hạt Kiểm lâm huyện Hữu Lũng, trực thuộc Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lạng Sơn quản lý Mục tiêu xác lập Khu rừng là bảo tồn hệ sinh thái núi đá vôi vùng Đông Bắc - Việt Nam

Ngày 10 tháng 6 năm 1989, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định số 186 về việc thành lập Ban quản lý rừng cấm Hữu Liên Ban quản lý rừng cấm Hữu Liên thuộc sở Nông Lâm nghiệp tỉnh quản lý về mặt Nhà nước, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn

1.2.1.1 Về vị trí địa lý

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên nằm trong vùng núi đá vôi Cao Bằng - Lạng Sơn, thuộc địa giới hành chính của toàn bộ xã Hữu Liên, một phần xã Yên Thịnh, một phần xã Hoà Bình huyện Hữu Lũng; một phần xã Hữu Lễ huyện Văn Quan và một phần xã Vạn Linh huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn Có toạ độ địa lý: Từ 21030' đến 21046'20'' độ vĩ Bắc và Từ 106035'48'' đến 106048'15'' độ kinh Đông

- Phía Bắc giáp xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn

- Phía Nam giáp phần còn lại của xã Yên Thịnh, Hoà Bình huyện Hữu Lũng

- Phía Đông giáp phần còn lại của xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan và Vạn Linh, huyện Chi Lăng

- Phía Tây giáp xã Nhất Tiến huyện Bắc Sơn

Trang 28

1.2.1.2 Về địa hình địa mạo

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên - tỉnh Lạng Sơn thuộc địa hình núi đá vôi, độ cao trung bình 300m, có nhiều đỉnh cao trên 500m, cao nhất là đỉnh Kheng 639m

cư, giao thông đi lại khó khăn, nhưng đây là một thuận lợi cho việc khoanh nuôi bảo vệ rừng cũng như bảo vệ động vật rừng

Trong khu vực điều tra gồm có các loại đất chính:

+ Đất Rendeine màu đen, trung tính (PH = 6,5 - 7,5) đến hơi kiềm, tầng đất mỏng trong các hang hốc, kẽ đá

+ Đất Feralit màu vàng hay nâu đỏ, tầng đất mỏng, phân bố ở các vùng đồi + Đất phù xa mới là nhóm đất ven suối hay đồng ruộng được phù sa bồi lấp do

lũ lụt hình thành lên

1.2.1.4 Khí hậu thuỷ văn của khu vực nghiên cứu

a) Điều kiện khí hậu của Khu rừng đặc dung Hữu Liên

Nhiệt độ: khu vực điều tra có nhiệt độ bình quân hằng năm là 22,70c, nhiệt độ cao nhất là 40,10c vào tháng 6 hằng năm, nhiệt độ thấp nhất 1,10c vào tháng một hằng năm

Trang 29

Lượng mưa: lượng mưa bình quân hằng năm là 1.488,2 mm Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm, lượng mưa chiếm 90,67% tổng lượng mưa cả năm,

số ngày mưa bình quân 132 ngày/năm Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm 9,33% tổng lượng mưa cả năm

Độ ẩm: Độ ẩm không khí bình quân hằng năm là 82%, thấp nhất tuyệt đối vào tháng một là 12%

Lượng bốc hơi trung bình hằng năm 832mm

Gió: nơi đây có hai hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Bắc, do địa hình núi

đá bao bọc nên tốc độ gió bình quân nhỏ 1m/s

Các điểm khí hậu đặc trưng: do những khu núi đá trọc có độ hấp thụ nhiệt cao vào ban ngày và bức xạ nhiệt vào chiều tối, nên biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch khá cao Khu vực thường có sương muối, sương mù, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, khu vực điều tra ít chịu ảnh hưởng của bão

Các chỉ số khí hậu khu vực điều tra cho thấy: Khí hậu ở đây tương đối ôn hòa, phù hợp với sinh trưởng, phát triển của nhiều loài động - thực vật rừng

b) Điều kiện thuỷ văn của khu vực

Do khu vực thuộc địa hình núi đá vôi, có hiện tượng Karst mạnh nên nhân tố thủy văn có tính chất đặc biệt Khu vực điều tra có nhiều suối ngầm, suối cụt, các

mó nước, hang nước và vùng ngập nước theo mùa

- Hệ thống suối có nước quanh năm gồm hai suối chính: Suối Đồng Trên dài 22km lượng nước mùa lũ đạt tới 1.000 lít/s, mùa khô rất nhỏ dưới 300 lít/s; Suối Đồng Dưới dài 18km lượng nước mùa lũ đạt 500 lít/s, mùa khô khoảng 100 - 150 lít/s

- Hệ thống hồ ngập nước theo mùa, gồm 4 hồ lớn:

+ Hồ Giàng Cả có diện tích lớn nhất là 125ha, nơi sâu nhất 25m

+ Hồ Đèo Nong có diện tích 60ha, nơi sâu nhất 12m

+ Hồ Lân Ty có diện tích 40 ha, nơi sâu nhất 20m

+ Hồ Lân Đặt có diện tích 38 ha, nơi sâu nhất là 9m

Thủy văn khu vực này biến động theo mùa Về mùa mưa vùng ngập nước có thể đi lại bằng đường thủy tới thung lũng, khe núi đá, ở đây có nguồn thủy sản dồi dào và đánh bắt thuận lợi; vào mùa mưa các vùng ngập nước cung cấp nhiều nguồn

Trang 30

thức ăn, các loài thủy sản sinh trưởng tốt, đến mùa khô mặt nước thu hẹp, thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản

1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên

1.2.2.1 Tình hình dân số, dân tộc và Lao động

a) Dân tộc, dân số

Theo kết quả điều tra tháng 12 năm 2019, rừng đặc dụng Hữu Liên thuộc xã: Hữu Liên, Yên Thịnh, Hòa Bình của huyện Hữu Lũng, xã Hữu Lễ của Huyện Văn Quan, và xã Vạn Linh của huyện Chi Lăng, tổng dân số trên địa bàn 5 xã là 4.547

hộ và 16.702 khẩu, thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau cùng sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, Dao sinh sống trong 40 thôn, bản Trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 20,57% và các dân tộc khác chiếm 79,43%

Mật độ dân số bình quân trong rừng đặc dụng là 72 người/km2, trong đó cao nhất là xã Vạn Linh với 102 người/km2, thấp nhất là Hữu Lễ 50 người/km2

Phân bố dân cư trong khu rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở xã Hữu Liên, hầu hết các thôn bản đều tập trung ven đường giao thông, nơi bằng phẳng, có điều kiện canh tác lúa nước Trong rừng đặc dụng có 07 thôn bản (toàn bộ thuộc xã Hữu Liên) với 790 hộ và 3.732 khẩu, bằng 21,5% tổng dân số 05 xã

b) Tình hình lao động

Tổng lao động của 05 xã là: 12.510 lao động, chiếm 72,20% tổng dân số Trong đó:

- Lao động Nam: có 6.447 người, chiếm 51,53% tổng lao động

- Lao động Nữ: có 6.063 người, chiếm 48,47% tổng lao động

Bảng 1.1: Dân số, lao động, nhân khẩu trong khu vực

Trang 31

1.2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế khu vực nghiên cứu

* Thực trạng kinh tế:

Nông - lâm nghiệp là hai nghành nghề kinh tế chủ đạo của Nhân dân trong vùng Trong đó sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, tỷ trọng sản xuất lâm nghiệp nhỏ, dịch vụ chưa phát triển Nhìn chung, trong khu vực nền kinh tế đã có sự chuyển dịch từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa nhưng còn chậm, số hộ nghèo còn tương đối cao chiếm 16,5%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 27,16 triệu đồng/năm

* Sản xuất nông nghiệp:

Cư dân trong khu vực chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, với tập quán canh tác là làm lúa nước, làm rẫy, và chăn nuôi là chủ yếu

+ Trồng trọt: các cây chính là lúa nước, Ngô, Khoai, Sắn, Đậu, Tương, Lạc …

do trình độ canh tác còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên năng suất của các loài cây trồng thường không cao

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 11.250,42 tấn, bình quân lương thực đầu người là 739 kg/năm

+ Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm của khu vực là 201.221 con Chăn nuôi là nguồn thu nhập quan trọng sau trồng trọt của hầu hết các hộ gia đình trong khu vực Ngoài việc cung cấp sức kéo, thực phẩm cho tiêu dùng cho gia đình, một

số hộ đã có thu nhập khá từ chăn nuôi

* Sản xuất lâm nghiệp:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn khu vực là 16.706,56 ha, rừng nguyên liệu manh mún, chủ yếu do người dân tự bỏ vốn ra trồng hoặc nhận cây con từ chương trình hỗ trợ trồng cây phân tán

Nhìn chung, thu nhập từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp còn thấp Nguồn thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chủ yếu thông qua các hoạt động khoanh nuôi, bảo

vệ rừng và thu hái lâm sản ngoài gỗ, trong khi diện tích đưa vào giao khoán cho hộ gia đình cũng như việc khai thác tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ còn manh mún, thiếu quy hoạch và định hướng Ngoài việc người dân thu hái các sản phẩm lâm sản ngoài

gỗ tại các khu rừng thuộc vùng đệm, tình trạng khai thác, thu hái trong vùng lõi

Trang 32

rừng đặc dụng và đặc biệt là việc khai thác, thu hái thiếu bền vững đã và đang làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Mặc dù đã có nhiều cố gắng của Ban quản lý rừng đặc dụng, nhưng với lực lượng mỏng và lợi ích kinh tế cao trong việc khai thác, thu hái các sản phẩm từ rừng nên các hiện tượng đốt nương làm rẫy, săn bắn, đặt bẫy, khai thác trái phép vẫn diễn

ra, đòi hỏi cần phải có các giải pháp tổng hợp và hữu hiệu để giảm thiểu tối đa các tác động một cách lâu dài và bền vững

1.2.2.3 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực nghiên cứu

Về Giao thông: Hệ thống giao thông trong vùng có tuyến đường liên huyện

243 từ xã Yên Thịnh, qua xã Hữu Liên huyện Hữu Lũng tới huyện Bắc Sơn, tuyến đường còn khá tốt, đường bê tông cứng hóa chủ yếu chỉ đến trung tâm xã và một số trục chính các thôn, phần còn lại chủ yếu là đường đất chất lượng kém, khó đi lại vào mùa mưa Ở những nơi vùng cao, vùng sâu, nhất là vùng núi đá vôi hệ thống giao thông còn khó khăn, hầu như không có đường giao thông đi lại

Bảng 1.2: Hiện trạng các công trình hạ tầng về giao thông

STT Loại đường Tên tuyến

đường

Số hiệu tuyến (nếu có)

Cấp đường

Chiều dài (km) Mô tả đánh giá

2 Liên huyện 04 tuyến 243 Cấp 6 BT

nhựa 16,5

100% tỷ lệ cứng hóa

III Xã Yên

Trang 33

STT Loại đường Tên tuyến

đường

Số hiệu tuyến (nếu có)

Cấp đường

Chiều dài (km) Mô tả đánh giá

hóa

Cứng hóa được 3,9 km, còn lại 2 km chưa cứng hóa

(Nguồn: Điều tra hiện trạng năm 2021)

Một số chương trình đầu tư đã được hoàn thành như: chương trình đường giao thông ở xã Yên Thịnh, Hữu Liên…việc mở mới và nâng cấp các tuyến đường liên

xã trong vùng sẽ là sự khởi đầu cho những đầu tư tiếp theo nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Tuy nhiên các hệ thống đường mòn dẫn vào các khu rừng tự nhiên tạo điều kiện cho các đối tượng có tác động tiêu cực như săn bắt động vật, khai thác rừng trái phép…nếu hoạt động này thường xuyên sẽ dẫn đến tài nguyên rừng có nguy cơ cạn kiệt trong thời gian tới

Trang 34

Về giáo dục và đào tạo: Các xã đều có trường tiểu học và trung học cơ sở,

phòng học nhà cấp III và cấp IV Trang thiết bị và đồ dùng học tập vẫn còn thiếu, tỷ

lệ học sinh tới trường đạt 100%, chất lượng dạy và học đã được nâng lên, trình độ học sinh đã đạt mức trung bình so với các khu vực khác Tỷ lệ người mù chữ trong khu vực đã giảm, chỉ còn 1,0%

Văn hóa - xã hội: Khu vực RĐD Hữu Liên là những xã vùng sâu vùng xa của

3 huyện Hữu Lũng, Văn Quan và Chi Lăng, đời sống văn hóa xã hội của người dân còn thấp, Được sự quan tâm của Nhà nước, các xã trong khu vực đã có điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện và có Tivi, Radio đạt trên 90%, phương tiện thông tin liên lạc đạt trên 80% do đã phủ sóng điện thoại di động

Y tế: Các xã trong khu vực 05/05 xã đã có trạm y tế tại trung tâm xã, các thôn

bản có cán bộ y tế cộng đồng Tuy nhiên trang thiết bị của các cơ sở y tế còn thiếu

và nghèo nàn, trình độ cán bộ y tế còn chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của bà con Nhân dân

1.2.3 Nhận xét đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực

Dân cư sống trong khu vực là một yếu tố quan trọng đối với công tác bảo tồn Người dân trong khu vực chủ yếu là làm nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây Trình độ dân trí chưa cao, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế Hoạt động sản xuất đã bước đầu áp dụng khoa học kỹ thuật song chưa đồng bộ, đa số các hộ gia đình vẫn canh tác theo lối truyền thống, nặng về khai thác quá mức tài nguyên đất, tài nguyên rừng Đời sống của các dân tộc sống trong khu vực còn rất khó khăn Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho người dân vẫn còn lạm dụng tài nguyên rừng Những đặc điểm về dân số, lao động và tập quán của các dân tộc trong khu vực nêu trên có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói chung và công tác quản lý bảo vệ rừng nói riêng Trong thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng các chương trình đầu tư, cơ chế chính sách và ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Địa bàn rộng, địa hình phức tạp, các cụm dân cư sống rải rác, nhiều thôn bản sống ở nơi cao, xa Đó là những điều kiện bất lợi cho việc đầu tư xây dựng, phát triến kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng xã hội của khu vực

Trang 35

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Khu rừng đặc dụng Hữu Liên nằm trên địa bàn huyện Hữu Lũng, Văn Quan, Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, thuộc vùng núi đá vôi Bắc Việt Nam (vùng Cao Bằng - Lạng Sơn); tuy nhiên luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu công tác quản bảo vệ và phát triển rừng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Những nội dung quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Các xã, các hộ gia đình thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, thuộc huyện Hữu Lũng quản lý, hỗ trợ và ký kết hợp đồng khoanh nuôi tái sinh và khoán bảo vệ rừng

Thời gian nghiên cứu: Luận văn bắt đầu nghiên cứu từ 10/2022 đến 10/2023

2.3 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau:

Nội dung 1 Đánh giá hiện trạng tài nguyên Khu rừng đặc dụng Hữu Liên;

với các chỉ tiêu theo dõi, như:

+ Hiện trạng về các loại đất và rừng của khu nghiên cứu

+ Hiện trạng về tài nguyên rừng Khu rừng đặc dụng Hữu Liên

+ Hiện trạng về giá trị đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật và giá trị các nguồn gen cần được bảo tồn tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên

Nội dung 2 Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên; với các nội dung theo dõi như:

+ Đánh giá về công tác tổ chức quản lý của BQLRĐD Hữu Liên

+ Hiện trạng về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, phương tiện thuộc BQLRĐD Hữu Liên quản lý sử dụng

+ Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên

Trang 36

+ Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên + Nhận xét chung về công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng

Nội dung 3 Đánh giá thực trạng phát triển rừng đặc dụng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên

- Thực trạng về công tác khoán khoanh nuôi và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên Khu rừng đặc dụng Hữu Liên

- Thực trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên

Nội dung 4 Xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Hữu Liên

- Kế hoạch ccông tác quản lý bảo vệ rừng, phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên

- Kế hoạch phát triển rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên

- Kế hoạch khai thác lâm sản

- Kế hoạch hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

Nội dung 5 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu về quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Khu rừng dặc dụng Hữu Liên

- Giái pháp về công tác quản lý nguồn nhân lực

- Giải pháp phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Khu rừng đặc dụng Hữu Liên

- Giải pháp về nguồn vốn và huy động nguồn vốn

- Giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm Khu rừng đặc dụng Hữu Liên

- Các giải pháp khác nhằm tăng cường công tác QLBV&PTR

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Cách tiếp cận của đề tài

Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn” được cụ thể hóa qua sơ đồ sau:

Trang 37

Hình 2.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài đã kế thừa các thông tin và số liệu sau:

- Các công trình nghiên cứu về quản lý bảo vệ và phát triển rừng của các nhà nghiên cứu, các tổ chức trong và ngoài nước

Nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu từ: Giáo trình, bài giảng, Internet, bài báo khoa học liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng

- Nghiên cứu các văn bản Luật, Thông tư, Quyết định, Nghị định, Công văn, Chỉ thị của Chính phủ, Bộ ban ngành, tỉnh Lạng Sơn, huyện Hữu Lũng và Ban QLRĐD Hữu Liên có liên quan đến phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là công tác quản

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu về quản lý rừng bảo vệ và phát triển rừng

đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Thu thập thông tin, số liệu cho nghiên cứu

Xác định giá trị hiện trạng rừng đặc dụng Hữu Liên

Đánh giá công tác QLBV rừng đặc dụng Hữu Liên

Xử lý, tính toán và tổng hợp số liệu, kết quả

Đánh giá thực trạng phát triển rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Trang 38

- Thừa kế tài liệu và số liệu về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Khu rừng đặc dụng Hữu Liên từ Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên

- Các báo cáo tổng kết hàng năm, Báo cáo theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Chi cục Kiểm lâm Lạng Sơn, Hạt kiểm lâm Hữu Lũng, Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên…

- Thu thập các tài liệu về các văn bản, tài liệu, bản đồ về quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng

2.4.1.2 Phương pháp điều tra trữ lượng rừng

Vì các khu rừng đặc dụng Hữu Liên có những trạng thái rừng tự nhiên có diện tích nhỏ hơn 2.000 ha, nên luận văn sử dụng ô tiêu chuẩn bố trí điển hình, diện tích

từ 1.000 m2, đối với những trạng thái rừng tự nhiên có diện tích nhỏ hơn 2.000 ha;

tỷ lệ diện tích rút mẫu điều tra 0,1% diện tích rừng; Điều tra cây gỗ và cây tre nứa bao gồm: Xác định tên loài cây, phẩm chất cây, đo chiều cao vút ngọn, đường kính thân tại vị trí 1,3 m; trường hợp cần tính toán trữ lượng rừng bị mất thì đo đường kính tại vị trí 1,3 m đối với cây đã bị chặt hạ vẫn còn trên hiện trường, đo đường kính gốc chặt đối với cây bị chặt chỉ còn gốc;

Sử dụng các phần mềm Excel để xử lý, phương pháp thống kê toán học tính toán trữ lượng rừng

xã điều tra 10 hộ/xã

Trang 39

Công cụ này được thực hiện nhằm tìm hiểu chung về kinh tế - xã hội của xã, như: Tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp, diện tích rừng các loại, tình hình giao đất, giao rừng, sự tham gia của chính quyền, các đoàn thể và người dân trong xã với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Công cụ điều tra chủ yếu là bảng các câu hỏi phỏng vấn với những câu hỏi định hướng, bán định hướng và câu hỏi mở (mẫu phụ lục 01 và phụ lục 02)

Từ 03 xã chọn 40 hộ/xã theo phương pháp ngẫu nhiên, điển hình nhằm tiến hành điều tra phỏng vấn về tình hình tham gia công tác quản lý bảo vệ và tham gia trồng rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng

Kết quả phân tích tình hình tổ chức quản lý tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu Các vấn đề, nguyên nhân và giải pháp được đề xuất để phát triển tổ chức quản

lý rừng

Xây dựng kế hoạch, chiến lược hành động/giải pháp, trên cơ sở phân tích yếu

tố bên trong, bên ngoài Thông qua phương pháp chuyên gia, tham khảo các bào cào tổng kết hàng năm của Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên, ý kiến của người dân tham gia vào khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Tổng hợp kết quả nghiên cứu theo nội dung bằng hệ thống bảng biểu, đồ thị (khí hậu thuỷ văn, sản xuất nông lâm nghiệp, sử dụng đất, tài nguyên rừng, biện pháp quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng ) bằng phần mềm Microsoft Excel 2010

Trang 40

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Hiện trạng tài nguyên Khu rừng đặc dụng Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn

3.1.1 Hiện trạng về các loại đất và rừng của khu nghiên cứu

3.1.1.1 Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp khu rừng đặc dụng Hữu Liên

Theo kết quả điều tra hiện trạng, thu thập số liệu thì hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu (gồm các xã: Hữu Liên, Yên Thịnh, Hoà Bình của huyện Hữu Lũng; xã Hữu Lễ của huyện Văn Quan và xã Vạn Linh của huyện Chi Lăng) được thống kê vào bảng 3.1 sau:

Căn cứ Luật đất đai năm 2013 về phân loại đất được chia làm 2 nhóm chính là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp Tổng diện tích tự nhiên là 8.012,74 ha, Trong đó:

Đất nông nghiệp: Khu rừng đặc dụng thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên không có đất sản xuất nông nghiệp, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Chủ yếu

Đất phi nông nghiệp: Chủ yếu là diện tích đất xây dựng các công trình nhà làm việc, đất sử dụng cho giao thông; đất sông, suối, kênh rạch, tổng diện tích 3,39 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên

Ngày đăng: 11/03/2024, 15:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2020), Quyết định số …./QĐ-BNN-TCLN ngày 15 tháng 4 năm 2020 (2021, 2022) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2019; 2020, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm
Tác giả: Bộ Nông nghiệp & PTNT
Năm: 2020
13. Chính phủ (2019), Nghị định số 01/2019/NĐ-CP, ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách trách bảo vệ rừng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 01/2019/NĐ-CP, ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về" Kiểm
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2019
20. Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến (2003), Giáo trình: Quản lý và phòng chống cháy rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và phòng chống cháy rừng
Tác giả: Lê Sỹ Trung và Đặng Kim Tuyến
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
21. Hà Công Tuấn (2006), Luán án tiến sỹ: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Hà Công Tuấn
Năm: 2006
26. UBND tỉnh Lạng Sơn (2006) Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc “Thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên” trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên
29. Alice Hughes (2019), Đa dạng sinh học Đông Nam Á chưa bao giừo bị đe doạn đến thế. https://baovemoitruong.org.vn/da-dang-sinh-hoc-dong-nam-chua-bao-gio-bi-de-doa-den thế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng sinh học Đông Nam Á chưa bao giừo bị đe doạn đến thế
Tác giả: Alice Hughes
Năm: 2019
36. Schachenmann P. (1999) "Andringitra National Park (Madagascar): A success of leaning by doing" CM News, Newsletter of the IUCN Colloborative Managenment Working Group, No.3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Andringitra National Park (Madagascar): A success of leaning by doing
1. Bộ NN&PTNT (2005), Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN, ngày 12/10/2005 V/v ban hành quy định tiêu chí phấp cấp rừng phòng hộ Khác
2. Bộ NN&PTNT (2004), chương trình hỗ trợ và đối tác; Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Chương quản lý rừng đặc dụng Khác
3. Bộ NN&PTNT (2013), Quyết định số: 1757/QĐ-BNN-TC LN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Chương trình hành động thực hiện: Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Khác
4. Bộ NN&PTNT (2018), Thông tư số: 33/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 11 năm 2018, quy định về điều trra kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng Khác
5. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2019), Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT, ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh Khác
6. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2019), Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng Khác
9. Chính phủ: Quyết định số: 523/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 04 năm 2021, về: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Khác
10. Chính phủ (2017), Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016- 2020 Khác
11. Chính phủ (2019), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Khác
12. Chính phủ (2019), Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp Khác
14. Chính phủ (2020), Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Thủ tường chính phủ qQuy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp Khác
15. Chính phủ (2018), Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16-11-2018, về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp Khác
16. Chính phủ (2019), Nghị định số: 01/2019/NĐ-CP, ngày 1-1-2019, về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN