Tuan 24 tiet 70,71,72

16 0 0
Tuan 24 tiet 70,71,72

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 6 : GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG Tuần 24 – Tiết 70: SINH HOẠT DƯỚI CỜ GIAO LƯU VỚI KHÁCH MỜI VỀ CHỦ ĐỀ SẮP XẾP VÀ QUẢN LÍ CÔNG VIỆC TRONG GIA ĐÌNH I MỤC TIÊU 1 Về năng lực * Năng lực chung: + Tự chủ và tự học, chủ động tìm kiếm các nội dung phù hợp với buổi giao lưu + Giao tiếp và hợp tác với các bạn, thầy cô trong việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ + Giải quyết vấn đề và sáng tạo để lựa chọn những câu hỏi, câu trả lời, chia sẻ phù hợp * Năng lực riêng: - Năng lực thể hiện quan điểm, suy nghĩ của bản thân qua giao lưu; - Năng lực thể hiện trách nhiệm trong gia đình thông qua tìm hiểu, sắp xếp và quản lí công việc trong gia đình 2 Về phẩm chất - Chăm chỉ tham gia các hoạt động học tập - Trách nhiệm với gia đình II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Giáo viên - Xây dựng kế hoạch buổi chào cờ - Xây dựng kịch bản tổ chức chương trình và nội dung của buổi giao lưu - Phân công HS chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến nội dung giao lưu - GV giám sát, hỗ trợ và góp ý cho HS trong quá trình chuẩn bị - Trang trí phông nền phù hợp với chương trình - Chuẩn bị phương tiện cơ sở vật chất 2 Học sinh - Thái độ nghiêm túc, giữ trật tự - Thái độ nghiêm túc, giữ trật tự - HS với sự giúp đỡ của GV, xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình và nội dung đề dẫn của chương trình - HS được chọn làm MC, chuẩn bị nội dung để dẫn và tập dẫn chương trình - HS các lớp chuẩn bị ý kiến, kinh nghiệm về sắp xếp công việc gia đình để có thể kết hợp học tập và giúp đỡ gia đình III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Hoạt động 1: Chào cờ a Mục tiêu: - HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển b Nội dung: - Tham gia nghi lễ Chào cờ đầu tuần - Tổng kết tuần và triển khai kế hoạch tuần mới c Sản phẩm: - Kết quả làm việc của HS và GV d Tổ chức thực hiện: - GV điều khiển nghi thức Chào cờ, hát Quốc ca - Toàn trường nghiêm túc thực hiện - Lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét, tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường - GV TPT nhận xét bổ sung một số nội dung chung - BGH triển khai, dặn dò, nhắc nhở kế hoạch tuần mới - GV kết luận giới thiệu nội dung sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề 2 Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề a Mục tiêu: - Nhận thức được trách nhiệm tham gia các công việc giúp đỡ gia đình - Chia sẻ được kinh nghiệm sắp xếp hợp lí các công việc trong gia đình để kết hợp học tập và giúp đỡ gia đình b Nội dung - Tổ chức thực hiện: * Hoạt động 1: Thực hiện khảo sát nhanh - GV yêu cầu HS giơ tay khảo sát nội dung: + Em nào cảm thấy mình đã biết sắp xếp hợp lí các công việc gia đình, hãy giơ tay thật cao - GV lựa chọn một HS giơ tay cao, phỏng vấn theo gợi ý: + Em đã sắp xếp công việc gia đình như thế nào? Hãy chia sẻ một vài bí quyết với các bạn  HS chia sẻ bằng thực tế và cảm nhận bản thân - GV tiếp tục đặc câu hỏi cho HS: + Em nào cảm thấy mình đã chưa biết cách sắp xếp hợp lí các công việc gia đình, hãy giơ tay trái thật cao - GV lựa chọn một HS giơ tay cao, phỏng vấn theo gợi ý: + Tại sao em lại nghĩ là mình chưa biết cách sắp xếp hợp lí các công việc gia đình? Em đã gặp khó khăn gì?  HS chia sẻ bằng thực tế và cảm nhận bản thân - Trong quá trình HS chia sẻ, GV giao lưu để các em tự tin hơn, định hướng, tương tác với câu trả lời của HS - GV kết luận phần khảo sát và dẫn dắt vào hoạt động tiếp theo: Cuộc sống ở mỗi gia đình và các công việc cũng không giống nhau Chúng ta có thể gặp phải những khó khăn nào đó trong việc sắp xếp hợp lí các công việc gia đình Vậy hôm nay, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ với một số thầy cô và học sinh trong buổi giao lưu kinh nghiệm sắp xếp hợp lí các công việc trong gia đình để tháo gỡ những khó khăn đó và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau sắp xếp công việc gia đình tốt hơn * Hoạt động 2: Giao lưu: Sắp xếp và quản lí công việc trong gia đình - MC phát biểu đề dẫn về việc kết hợp học tập và giúp đỡ gia đình - Giới thiệu người chủ trì buổi giao lưu kinh nghiệm và yêu cầu mọi người lắng nghe, tham gia tích cực - Người chủ trì buổi giao lưu kinh nghiệm mời lần lượt các bạn tham gia chia sẻ - Lưu ý mọi người lắng nghe tích cực để bổ sung hoặc tranh biện, chia sẻ với những ý kiến xung quanh một số nội dung sau: + Vì sao HS cần thiết phải kết hợp học tập và giúp đỡ gia đình? + Những kinh nghiệm thực tế để sắp xếp hợp lí và quản lí các công việc trong gia đình + Theo bạn, sẽ có những khó khăn gì khi thực hiện công việc trong gia đình mà vẫn đảm bảo kết quả học tập tốt? - Người chủ trì buổi chia sẻ chốt lại:  Trách nhiệm của người con là phải biết sắp xếp công việc gia đình để vừa giúp đỡ gia đình vừa đảm bảo được kết quả học tập tốt Nhận diện những điểm chưa hợp lí và điều chỉnh, sắp xếp lại công việc trong gia đình em một cách hợp lí hơn theo các gợi ý sau: + Đặt thứ tự ưu tiên cho các công việc (việc quan trọng hoặc việc gấp thì cần làm trước) + Lập thời gian biểu và quản lí thời gian hiệu quả (phân phối thời gian hợp lí cho từng loại công việc khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của công việc) + Phân chia công việc phù hợp với thời gian biểu và khả năng thực hiện của từng thành viên gia đình + Thực hiện việc gia đình xen kẽ, hài hòa với việc học tập - HS chú ý lắng nghe, kết nối kinh nghiệm IV TỔNG KẾT - GV mời một vài HS chia sẻ: + Cảm nhận của em sau khi giao lưu những nội dung trong tiết học, em tiếp thu được kinh nghiệm mới như thế nào? - GV dặn dò HS tiếp tục giành thời gian cho những công việc trong gia đình, biết sắp xếp và quản lí, đó là biểu hiện của trách nhiệm đối với gia đình - GV tuyên dương những HS đã có sự đóng góp tích cực để buổi giao lưu diễn ra thành công - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tuần sau: Truyền thông về vẻ đẹp quê hương ———»«——— HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ Tuần 23 – Tiết 71: SINH HOẠT TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT 2) I MỤC TIÊU 1 Về năng lực 1.1 Năng lực chung: - Tự học và tự chủ tìm hiểu về công việc trong gia đình và cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác với bạn bè và thầy cô qua hoạt động nhóm và các hoạt động học tập 1.2 Năng lực riêng: - Năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch - Năng lực thực hiện các công việc - Năng lực tiết kiệm 2 Về phẩm chất - Nhân ái - Trách nhiệm - Chăm chỉ - Trung thực II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Giáo viên - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 - Hình ảnh, tư liệu, trò chơi phù hợp với nội dung chủ đề - Máy tính, máy chiếu (Tivi) - Bài giảng điện tử - Hoạt động khảo sát phù hợp với bài học - Những ví dụ minh họa về cách sống tiết kiệm trong gia đình 2 Học sinh - SGK, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 8 - Nhớ lại những hành động, những việc đã làm của bản thân thể hiện cách sống tiết kiệm trong gia đình - Bảng to dùng cho HS có 2 mặt: 1 mặt ghi được bằng phấn, một mặt ghi được bằng bút dạ - Bút dạ, phấn viết bảng III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Hoạt động khởi động a Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng và vui tươi cho HS trước khi vào tiết học - Kết nối được ý nghĩa của hoạt động khởi động với nội dung bài học b Nội dung: - GV tổ chức cho HS tham gia một cuộc khảo sát bằng phiếu c Sản phẩm học tập: - HS hoàn thành phiếu khảo sát d Tổ chức thực hiện: - GV phát cho mỗi HS một tấm phiếu gọi là phiếu khảo sát: “Bạn đã tiết kiệm chưa?” BẠN ĐÃ TIẾT KIỆM CHƯA? Tên học sinh:……………………………………………………………… 1……………………………………………………… 2……………………………………………………… 3…………………………………………………… 4……………………………………………………… 5……………………………………………………… 6……………………………………………………… 7……………………………………………………… 8……………………………………………………… 9……………………………………………………… 10……………………………………………………… - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau: + Khi GV phát hiệu lệnh, HS sẽ viết thông tin vào trong phiếu + Phiếu gồm 3 thông tin chính: Tên HS, những việc mà em cho rằng đó là thực hiện tiết kiệm tại gia đình em, tổng số việc em đã thực hiện (HS viết tổng số vào ngôi sao) + Thời gian thực hiện: 2 phút - Sau khi HS hoàn thành phiếu, GV sẽ tổ chức hoạt động tổng kết nhanh theo kết quả HS điền trong phiếu bằng cách: + HS viết từ 7 công việc trở lên sẽ giành được một tràng pháo tay thật to của cả lớp + HS viết từ 4 đến 6 công việc sẽ giành được một tràng pháo tay nhỏ hơn + HS viết từ 1 đến 3 công việc, cả lớp sẽ vỗ tay nhỏ hơn một chút + Đối với HS viết số 0 (nếu có), GV sẽ động viên HS bằng câu hỏi: Có một lý do nào đó khiến em chưa thực hiện, có thể chia sẻ cùng cô và các bạn được không để chúng ta sẽ giải quyết trong tiết học hôm nay? - GV sẽ có những câu hỏi phỏng vấn nhanh với các đối tượng (nhóm HS) theo kết quả giơ phiếu + Nhìn vào phiếu kết quả của em, cô khá bất ngờ vì em đã làm được rất nhiều việc thực hiện sự tiết kiệm Em có cảm thấy vui vẻ, tự giác khi làm những công việc đó hay không? HS trả lời - Sau khi hoàn thành hoạt động, GV nhận xét, kết luận tùy thuộc vào diễn biến của hoạt động - GV kết luận, định hướng trong câu trả lời của HS, dẫn dắt vào các hoạt động của bài 2 Hoạt động khám phá kết nối 2.1 Hoạt động 3: Nhận diện biểu hiện của cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình a Mục tiêu: - Nhận biết được các biểu hiện và sự cần thiết phải sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình - Chia sẻ được các tình huống em đã thực hiện tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình b Nội dung: - GV chuyển giao nhiệm vụ nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ c Sản phẩm học tập: - Kết quả hoạt động của HS d Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Những biểu hiện sống tiết kiệm của nhân vật Chi trong - GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu các nhóm tình huống trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau và báo cáo kết quả trước lớp: + Chỉ mua những đồ dùng thật cần thiết cho bản thân; + Đọc tình huống SGK trang 61 và chỉ ra những biểu hiện sống tiết kiệm của nhân vật Chi trong tình huống + Không để thừa đồ ăn; + Mỗi nhóm chia sẻ hai tình huống mà em đã thực hiện + Tắt điện, nước khi không sử cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt ở gia đình dụng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ theo nhiệm vụ đã được phân công, đưa ra được những biểu hiện sống tiết kiệm của nhân vật Chi trong tình huống và những việc làm của bản thân mình - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động (nếu cần) - Các nhóm thể hiện kết quả trên bảng phụ của nhóm, đứng tại chỗ báo cáo trước lớp Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, đưa ra được các nội dung cần thiết đáp ứng nhiệm vụ yêu cầu - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra câu hỏi hoặc có ý kiến khác Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần báo cáo của từng nhóm - GV nhận xét những biểu hiện sống tiết kiệm của nhân vật Chi trong tình huống là hoàn toàn phù hợp - GV khích lệ HS tiếp tục thực hiện thêm nhiều cách tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình - GV cùng HS kết luận nội dung, chiếu sản phẩm lên màn chiếu - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo 3 Hoạt động luyện tập, thực hành 3.1 Hoạt động 4: Thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình a Mục tiêu: - Thông qua hoạt động, HS trao đổi, đưa ra được những việc cần làm để thể hiện cách sống tiết kiệm - Vận dụng được vào thực tiễn trong cuộc sống gia đình b Nội dung: - GV giao nhiệm vụ học tập, HS hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ c Sản phẩm học tập: - Báo cáo hoạt động nhóm d Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Sản phẩm của hoạt động (Dự kiến sản phẩm của HS, - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm trao GV có thể trình chiếu bổ đổi, thảo luận, thực hiện những nhiệm vụ sau và báo cáo sung một số ý khác) kết quả trước lớp theo phân công: - Những việc cần làm để thể + Em hãy xác định những việc cần làm để thể hiện cách hiện sống tiết kiệm trong sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình sinh hoạt gia đình - HS thể hiện kết quả thảo luận lên bảng phụ, đính lên + Ăn mặc giản dị; bảng theo vị trí của mỗi nhóm và báo cáo trước lớp +Gìn giữ sách vở, quần áo, đồ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập dùng; - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hợp tác thảo luận với nhau + Tắt các thiết bị điện khi trong nhóm để đưa ra được những việc cần làm để thể không sử dụng hiện các sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình + Tiết kiệm nước, tận dụng - Nhóm trưởng điều hành, yêu cầu các thành viên trong nước vo gạo, rửa rau để tưới nhóm chia sẻ ý kiến cá nhân, thư kí nhóm tổng hợp cây; thành kết quả hoạt động chung của nhóm + Chỉ mua những thứ thực sự - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của cần thiết; các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động + Sử dụng hợp lí các vật dụng khác như bột giặt, kem đánh - Các nhóm thể hiện kết quả trên bảng phụ, báo cáo răng, điện thoại; trước lớp + Chia sẻ, dùng chung một số Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện đồ dùng, vật dụng với người thân trong gia đình; - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, đưa ra được các nội dung thể hiện cách sống + Trao đổi/ bán lại những đồ tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình vật cũ không sử dụng đến - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, đưa ra câu hỏi + Bảo quản cẩn thận đồ dùng phản biện, đóng góp ý kiến trong gia đình Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá phần báo cáo của từng nhóm - GV nhận xét mức độ phụ hợp về những việc làm mà HS đưa ra - GV cùng HS kết luận nội dung, chiếu sản phẩm lên màn chiếu - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo 4 Hoạt động vận dụng a Mục tiêu: - HS vận dụng được những trải nghiệm trong bài học vào giải quyết tình huống thực tế b Nội dung: - GV giao nhiệm vụ tình huống, c Sản phẩm học tập: - Kết quả giải quyết tình huống d Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Sản phẩm của hoạt động (GV có thể đưa ra thêm một - GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu các số ý khác) nhóm trao đổi, thảo luận và thực nghiệm tình - Gợi ý xử lí tình huống huống sau bằng phương pháp sân khấu hóa lời Nhi nên trực tiếp ra tắt vòi nước thoại: và nhẹ nhàng giải thích với em + Nếu em là bạn Nhi trong tình huống sau, em sẽ gái: làm thế nào để thể hiện sự tiết kiệm trong sinh - Em chỉ nên lấy lượng nước hoạt gia đình? vừa đủ trong chậu thôi, em làm Tình huống: Nhi đang nấu ăn, thấy em gái đang như vậy rất lãng phí và khiến rửa trái cây, vòi nước mở rất to và nước tràn ra cho bố mẹ mỗi tháng phải đóng ngoài rất nhiều tiền nước Sau khi rửa rau, em có thể sử Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập dụng nước đó để tưới các chậu cây cảnh cho bố Như thế là một - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận và xử công đôi việc lí tình huống Em gái vâng lời Nhi - Hai HS trong nhóm phân tích tình huống, đưa ra cách xử lí thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình, xây dựng câu thoại giữa Nhi và em gái - GV đến các nhóm, lắng nghe, quan sát hoạt động của các nhóm, khích lệ và hỗ trợ HS trong quá trình hoạt động Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện - GV mời một số nhóm thực nghiệm cách xử lí tình huống trước lớp bằng câu thoại trực tiếp - Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, đưa ra cách giải quyết khác, nếu có Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá về nội dung và kĩ năng xử lí tình huống của các nhóm - GV nhắc nhở HS những vấn đề cần rút kinh nghiệm khi thực hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình - GV kết luận, chuyển sang hoạt động tiếp theo IV TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ , DẶN DÒ a Mục tiêu: - GV đánh giá được toàn bộ quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS - HS đúc kết được kinh nghiệm qua các hoạt động của bài b Nội dung: - GV tổng kết hoạt động - HS chia sẻ c Sản phẩm học tập: - Những chia sẻ của HS sau tiết học d Tổ chức thực hiện: - GV nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động học tập của học sinh - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ về nội dung sau: + Em đã học hỏi, kết nối được những kinh nghiệm gì trong bài học ngày hôm nay? + Em có áp dụng những điều đã được trải nghiệm vào thực tế cuộc sống hay không? - GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ, GV tương tác với HS trong quá trình chia sẻ để các em tự tin hơn - GV truyền tải thông điệp của bài: Sắp xếp, hoàn thành các công việc trong gia đình và thực hiện cách sống tiết kiệm thể hiện sự trưởng thành và trách nhiệm của mỗi cá nhân - GV kết luận hoạt động chung, nhắc nhở HS thực hiện thường xuyên những kĩ năng đã trải nghiệm trong chủ đề, vận dụng vào thực tế cuộc sống - Dặn dò HS chuẩn bị cho nội dung tiết học sau: Chủ đề 7 ———»«——— TUẦN 24 – TIẾT 72: SINH HOẠT LỚP CHIA SẺ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONG GIA ĐÌNH VÀ CÁCH SỐNG TIẾT KIỆM I MỤC TIÊU 1 Năng lực - Tự học và tự chủ chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với các bạn - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trao đổi với các bạn, với GV, tích cực chia sẻ những kinh nghiệm thực hiện công việc trong gia đình và cách sống tiết kiệm - Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa trong việc trao đổi, chia sẻ với bạn bè 2 Phẩm chất - Trách nhiệm - Trung thực - Chăm chỉ II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 Chuẩn bị của GV - Tivi (máy chiếu), máy tính - SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 - Nội dung thực hiện khảo sát - Những nội dung để tổ chức hoạt động trong bài - Bài giảng điện tử 2 Chuẩn bị của HS - SGK, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 - Nghiên cứu trước những nội dung GV yêu cầu chuẩn bị từ tiết học trước, nhớ lại những tình huống bản thân đã thực hiện công việc trong gia đình và cách sống tiết kiệm trong gia đình III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1 Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu a Mục tiêu: - Tạo tâm thế hào hứng, sôi nổi cho HS trước khi bắt đầu tiết học - Kết nối ý nghĩa của hoạt động với nội dung tiết học b Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức hoạt động khảo sát nhanh (tạo không khí) - GV chiếu lên màn chiếu một số hình ảnh, nếu HS cho đó là hình ảnh thể hiện sự tiết kiệm, thì thực hiện đồng loạt vỗ tay một cái - Nếu hoạt động nào HS cho đó không phải là hành động tiết kiệm, thì giơ tay cao, chéo hai tay - Với mỗi hình ảnh, GV gọi HS đặt tên cho các hình ảnh đó * Nội dung khảo sát: Hành động nào dưới đây thể hiện tiết kiệm? + Để ống nước rò rỉ + Tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng + Bỏ heo đất để tiết kiệm tiền + Tự nấu ăn ở gia đình + Mở nhiều thiết bị điện khi không sử dụng + Không sử dụng hết thức ăn + Tắt vòi nước khi không sử dụng - GV nhận xét hoạt động khảo sát, tổng kết hoạt động mở đầu, dẫn dắt vào các hoạt động của bài 2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Thực hành thể hiện cách sống tiết kiệm trong gia đình a Mục tiêu: - HS thể hiện được cách sống tiết kiệm trong gia đình thông qua việc đưa ra giải pháp phù hợp cho các tình huống cụ thể b Nội dung - Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Gợi ý sản phẩm của hoạt - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS suy nghĩ, động trao đổi, thảo luận để đưa ra được cách sống tiết ( Đối với tình huống đưa ra, HS kiệm trong gia đình và xây dựng kịch bản, sắm vai có thể có nhiều cách giải quyết sân khấu khóa các tình huống sau trước lớp theo vấn đề khác nhau Đảm bảo phân công như sau: được một số yêu cầu sau khi xử lí tình huống) + Nhóm 1,2 - Tình huống 1: Tuần trước, An mới được bố mẹ mua cho một cái áo khoác nhân dịp - Tình huống 1: sinh nhật Hôm nay, khi đi qua một cửa hàng quần áo, An thấy có một áo khoác rất ưng ý lại đang Bạn An không nên mua thêm áo được giảm đến 30% An băn khoăn không biết nên khoác vì bạn ấy mới được bố mẹ mua thêm hay không mua Nếu An mua thêm áo khoác sẽ gây lãng phí và tốn một khoản + Nhóm 3,4 - Tình huống 2: Vy thấy em gái cho tiền nhiều bột xà phòng vào ngâm quần áo, sau đó lại cho nước chảy tràn vào chậu giặt để trôi hết bột An nên để dành số tiền đó để xà phòng mua món đồ khác cần thiết hơn - Mỗi nhóm thảo luận và sắm vai, sân khấu hóa - Tình huống 2: trước lớp Vy nên giải thích cho em hiểu Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập những việc làm như vậy sẽ gây lãng phí nước và xà phòng Bột - HS hình thành nhóm, thảo luận tình huống và xây xà phòng chảy hết sẽ làm quần áo dựng kịch bản thực hành sắm vai phù hợp, thể hiện không sạch được được sự tiết kiệm trong gia đình Tốn nước và xà phòng sẽ gây - HS thực hiện trong nhóm và thực hành sân khấu lãng phí tiền bạc của gia đình hóa trước lớp - GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận, sắm vai, làm việc nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời lần lượt các nhóm thực hiện sắm vai tình huống trước lớp - Các nhóm khác lắng nghe, theo dõi, nêu ý kiến - GV cùng HS phân tích cách các bạn trong từng nhóm xử lí tình huống được giao Lựa chọn cách xử lí hợp lý nhất Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá phần hoạt động của các nhóm thông qua quan sát và kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV gọi một số HS nêu nhận xét và những điều rút ra được qua phần sắm vai thể hiện cách sống tiết kiệm trong gia đình - GV kết luận hoạt động, tuyên dương các nhóm có sự hợp tác tốt trong nhóm qua quá trình quan sát HS thực hiện hoạt động, xây dựng được nội dung báo cáo và sắm vai phù hợp đáp ứng nhiệm vụ học tập - GV định hướng phương án phù hợp nhất, chuyển sang hoạt động tiếp theo 3 Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện công việc trong gia đình và cách sống tiết kiệm a Mục tiêu: - HS chia sẻ được những kinh nghiệm từ chính trải nghiệm của bản thân khi vận dụng thực tế với các bạn - GV thu thập được thông tin phản hồi về kết quả thực hiện hoạt động vận dụng của HS b Nội dung - Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Dự kiến những điều HS có thể trả lời GV có thể bổ sung thêm: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, thông qua trò HS chia sẻ theo thực tế vận dụng chơi “Vòng quay may mắn” để chia sẻ 4 câu hỏi của bản thân ở gia đình sau: Việc tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình sẽ mang lại những lợi ích sau: + Câu 1: Bạn hãy kể về những sự việc (tình huống) + Giúp tiết kiệm tiền bạc cho gia mà bạn cảm thấy mình chưa tiết kiệm trong sinh đình hoạt gia đình + Giúp HS có được kĩ năng quản lí tài chính + Câu 2: Bạn đã thực hiện những việc gì ở gia đình + Giúp tránh lãng phí mà bạn cho rằng sẽ tiết kiệm được một khoản chi - HS chia sẻ được những kinh phí? nghiệm thực tế của bản thân + Câu 3: Việc tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình sẽ mang lại lợi ích gì cho chúng ta? + Câu 4: Khi thực hiện các công việc gia đình, em thường có những sáng kiến, kinh nghiệm nào để vừa đạt hiệu quả công việc, vừa tiết kiệm được chi phí? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi - GV phổ biến cách chơi và luật chơi + Mỗi HS xung phong tham gia trả lời câu hỏi sẽ có cơ hội nhận được những phần quà HS lựa chọn 1 câu hỏi và trả lời câu hỏi đó, sau đó sẽ tham gia vòng quay để nhận phần quà - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi Bước 3: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét câu tinh thần tham gia trò chơi và các câu trả lời của HS - GV tuyên dương những HS có những chia sẻ hay, chân thành và thể hiện được cách thực hiện tiết kiệm trong gia đình cũng như cách em rút kinh nghiệm qua những điều đó - GV kết luận hoạt động 3 Tổng kết, đánh giá, giao nhiệm vụ - GV nhắc nhở HS vận dụng tốt những kiến thức đã học, kĩ năng thuyết phục vào thực tế cuộc sống - HS tiếp nhận chú ý lắng nghe - GV nhận xét đánh giá tiết học: + Tuyên dương những HS tích cực thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập + Nhắc nhở những tồn tại chưa đạt trong quá trình GV quan sát HS tham gia thực hiện nhiệm vụ - GV nhắc nhở chuẩn bị nội dung cho tiết học sau: Chia sẻ những bài thơ/ bài hát về danh lam thắng cảnh thiện nhiên của địa phương ———»«———

Ngày đăng: 11/03/2024, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan