Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Tài chính thuế 1 Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng Số 253- Tháng 6. 2023 Nhân tố tác động tới rủi ro tài chính: bằng chứng thực nghiệm từ doanh nghiệp dược Việt Nam Lê Thị Nhung Học viện Chính sách và Phát triển Ngày nhận: 30122022 Ngày nhận bản sửa: 28032023 Ngày duyệt đăng: 28032023 Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam. Bài viết sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2021 kết hợp với các phương pháp phân tích dữ liệu bảng tĩnh và thực hiện các kiểm định lựa chọn mô hình. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các doanh nghiệp có cơ cấu nợ thấp; khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu suất hoạt động, cơ cấu vốn, quy mô doanh nghiệp lớn; tồn tại lâu đời thì mức độ rủi ro tài chính thấp. Kết quả bài viết cơ bản nhất quán với lý thuyết về rủi ro tài chính và các nghiên cứu liên quan. Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát. Từ khóa: Doanh nghiệp dược, nhân tố tác động, rủi ro tài chính Factors effecting financial risk: experimental evidence from Vietnam pharmaceutical enterprises Abstract: The research assesses the impact of factors on financial risk of listed pharmaceutical companies in Vietnam. The study used a secondary data set from the financial statements of pharmaceutical companies listed in Vietnam stock market for the period from 2009 to 2021 combined with methods of analyzing static panel data and performing tests model selection. The research shows that enterprises have low debt structure; large solvency, profitability, operational efficiency, capital structure, enterprise size; long- term existence, the level of financial risk is low. The paper results are basically consistent with financial risk theory and related studies. The study makes recommendations to minimize the level of financial risk of enterprises in the survey sample. Keywords: Pharmaceutical enterprise, impact factor, financial risk. Doi: 10.59276TCKHDT.2023.06.2473 Le, Thi Nhung Email: lethinhung.litfgmail.com Academy of Policy and Development Nhân tố tác động tới rủi ro tài chính: bằng chứng thực nghiệm từ doanh nghiệp dược Việt Nam Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 20232 1. Giới thiệu Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã tác động đến các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của Việt Nam như lạm phát, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái…, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và đe dọa sự tồn tại của các doanh nghiệp. Với đặc thù là nhóm ngành có tỷ lệ nguyên dược liệu phục vụ sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, sản phẩm dễ thay thế, cạnh tranh về giá cao đồng thời tỷ lệ dược phẩm nhập khẩu cao trong tổng lượng tiêu dùng dược phẩm trong nước, các doanh nghiệp dược Việt Nam thời gian qua đối mặt với nhiều rủi ro (Báo cáo ngành VietinbankSc, 2014). Trong bối cảnh đó, quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp ngành dược có ý nghĩa quan trọng, là công cụ để các nhà quản lý nhận diện vấn đề phát sinh và có biện pháp phù hợp ứng phó với tín hiệu thị trường nhằm giảm tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp. Việc nhận diện và đo lường các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính là một mắt xích quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam. Từ đó, đưa ra các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tài chính phù hợp với doanh nghiệp, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các bài viết về chủ đề phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu với đối tượng khác nhau, trong phạm vi không gian khác nhau. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến gồm: Nghiên cứu của Bhunia và Mukhuti (2012), Gang và cộng sự (2012), Simantinee và Phani (2015), Hậu (2017). Nghiên cứu này đi tìm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành dược ở Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nhằm giúp các nhà quản lý doanh nghiệp ngành dược nhận định và đánh giá được các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính, từ đó có biện pháp phù hợp để kiểm soát và xây dựng chiến lược phòng hộ rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Phần còn lại của bài nghiên cứu được thiết kế như sau: Phần 2 là cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu; phần 3 là phương pháp nghiên cứu; phần 4 là kết quả nghiên cứu và thảo luận; cuối cùng phần 5 là phần kết luận và khuyến nghị. 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu 2.1. Khái niệm rủi ro tài chính Hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro tài chính doanh nghiệp. Theo Li (2003), rủi ro tài chính là những rủi ro liên quan đến sự biến động của các yếu tố như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu, giá cả hàng hóa. Trong khi đó, Cao và Zen (2005) lại phân chia rủi ro tài chính theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp của rủi ro. Theo nghĩa rộng, rủi ro tài chính liên quan đến tất cả các yếu tố phản ánh trong tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo nghĩa hẹp, rủi ro tài chính đề cập đến khả năng không thanh toán được các khoản nợ tài chính khi đến hạn. Các tác giả Hương và Hào (2006), Kiệm và Hiển (2008), Li và cộng sự (2012) đều đồng quan điểm cho rằng rủi ro tài chính liên quan đến phương pháp huy động vốn trong doanh nghiệp. Eichhorn (2004) và Napp (2011) cho rằng rủi ro tài chính có thể có hai loại: rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong; rủi ro bên ngoài là sự biến động giá của các yếu tố trên thị trường, rủi ro bên trong bắt nguồn từ tình hình tài chính doanh nghiệp. Do đó, rủi ro tài chính có thể hiểu là những rủi ro phát sinh do sự biến động của môi trường bên ngoài và từ việc thực hiện các LÊ THỊ NHUNG Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng3 quyết định tài chính trong doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, xấu nhất có thể dẫn đến khả năng phá sản doanh nghiệp. Rủi ro tài chính là một khái niệm rộng. Nghiên cứu này tập trung vào những rủi ro tài chính phát sinh từ việc thực hiện các quyết định tài chính trong doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp, nghiêm trọng nhất là tình trạng không đảm bảo nghĩa vụ thanh toán kéo dài dẫn tới phá sản doanh nghiệp. 2.2. Các nghiên cứu lý thuyết về rủi ro tài chính Lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại Lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại được giới thiệu năm 1958 bởi Franco Modigliani và Merton Miller (Modigliani và Miller, 1958) và được bổ sung hoàn thiện bởi Modigliani và Miller (1963). Theo lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại, giá trị doanh nghiệp không chịu ảnh hưởng bởi việc lựa chọn cơ cấu vốn. Đồng thời, trường hợp doanh nghiệp chịu thuế hay không chịu thuế thì lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần đều có quan hệ thuận chiều với hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Do đó, các doanh nghiệp tăng huy động vốn vay để tăng hiệu quả sử dụng vốn cổ phần. Tuy nhiên, khi huy động quá nhiều vốn vay và sử dụng không hiệu quả sẽ là nguyên nhân khuyếch đại âm khả năng sinh lời, dẫn tới việc mất khả năng thanh toán khiến rủi ro tài chính doanh nghiệp gia tăng. Lý thuyết đánh đổi dạng tĩnh Lý thuyết đánh đổi dạng tĩnh cho rằng các lợi ích và chi phí từ huy động các khoản nợ vay sẽ mang lại cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Theo Wu Wang (2005) thì các doanh nghiệp lựa chọn huy động nợ hay vốn chủ sở hữu dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích của lá chắn thuế từ vay nợ với chi phí khánh kiệt tài chính do sử dụng nợ vay không hiệu quả. Theo đó, khi doanh nghiệp tăng huy động nợ sẽ gia tăng lợi ích từ lá chắn thuế, nhưng đồng thời cũng khiến chi phí khánh kiệt tài chính tăng lên. Đến một mức nào đó, với mỗi tỷ lệ nợ tăng lên, lợi ích của lá chắn thuế từ việc vay nợ nhỏ hơn chi phí khánh kiệt tài chính thì giá trị công ty bắt đầu giảm và rủi ro tài chính tăng lên. Lý thuyết trật tự phân hạng Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng, các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn theo thứ bậc nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong các hoạt động của mình. Theo đó, các doanh nghiệp luôn ưu tiên huy động nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, sau đó đến huy động nợ vay và cuối cùng là huy động vốn cổ phần bên ngoài doanh nghiệp. Điều đó cho thấy các quyết định tài chính dù theo bất kỳ phân cấp nào thì bản chất vẫn cần xác định rủi ro tài chính của doanh nghiệp (Myers và Majluf, 1984). 2.3. Tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích các nhân tố tác động tới rủi ro tài chính nhằm kiểm định các lý thuyết nền tảng về rủi ro tài chính, đồng thời là căn cứ xây dựng chiến lược kiểm soát rủi ro trong công tác quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp. Nghiên cứu của Cao và Zen (2005), Mackay và Phillips (2005), Gunarathna (2016) nhận diện rủi ro tài chính liên quan tới tổng lượng nợ huy động và cơ cấu nợ mà doanh nghiệp đã huy động. Các nghiên cứu này đều tìm thấy tác động ngược chiều có ý nghĩa của khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động tới rủi ro tài chính. Các nghiên cứu sử dụng mô hình của Alexander (1984) nhằm đo lường rủi ro tài Nhân tố tác động tới rủi ro tài chính: bằng chứng thực nghiệm từ doanh nghiệp dược Việt Nam Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 20234 chính và đánh giá các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính. Trong đó: Gang và Dan (2012) sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp nhỏ và vừa niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thẩm Quyến, Trung Quốc với biến phụ thuộc rủi ro tài chính được đo lường thông qua mô hình của Alexander Bathory (1984). Kết quả của nghiên cứu cho thấy chỉ có biến hệ số nợ ngắn hạn có tác động thuận chiều tới rủi ro tài chính, các nhân tố gồm hiệu suất hoạt động tài sản, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán ngắn hạn, hiệu suất đầu tư vào tài sản cố định đều có tác động ngược chiều tới rủi ro tài chính. Kết quả tương tự được chỉ ra trong nghiên cứu của Bhunia và Mukhuti (2012) với dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Bombay, Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng mô hình của Alexander Bathory (1984) để đo lường biến rủi ro tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực tới rủi ro tài chính của khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng sinh lợi doanh thu, hệ số hoạt động, hệ số vốn chủ sở hữu, tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định. Trong khi đó, nhân tố hệ số nợ ngắn hạn có tác động cùng chiều và các nhân tố gồm cơ cấu nợ, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu không có tác động tới rủi ro tài chính. Nghiên cứu của Hậu (2017) thực hiện trên dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành bất động sản Việt Nam, kết quả cho thấy khả năng thanh toán, khả năng sinh lời doanh thu, vòng quay hàng tồn kho, hệ số tự tài trợ và hệ số vốn cố định có tác động ngược chiều đến rủi ro tài chính. Tuy nhiên, các nhân tố hệ số nợ ngắn hạn có tác động cùng chiều tới rủi ro tài chính. Đồng thời các nhân tố gồm khả năng sinh lợi doanh thu, khả năng sinh lời tổng tài sản, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản, vòng quay các khoản phải thu chưa đủ bằng chứng kết luận tác động đến rủi ro tài chính. Nghiên cứu của Cao và Zen (2005) tìm thấy tác động ngược chiều của hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời tới rủi ro tài chính, trong khi đó, tác động thuận chiều được chỉ ra ở nhân tố quy mô và cơ cấu nợ. Đồng thời, nghiên cứu chưa tìm ra bằng chứng về tác động của lãi suất đi vay và khả năng thanh toán tới rủi ro tài chính. Simantinee và Phani (2015) tìm ra tác động thuận chiều của vòng quay tài sản cố định, thu nhập mỗi cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận thuần, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ lệ thuế đến rủi ro tài chính. Tuy nhiên, các nhân tố: Lợi nhuận thuần từ hoạt động trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận trên vốn dài hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán lãi vay có tác động ngược chiều tới rủi ro tài chính. Tác động của vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tổng tài sản đến rủi ro tài chính không được tìm thấy trong nghiên cứu này. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rủi ro tài chính chịu sự tác động của nhóm các nhân tố bên trong (hệ số nợ, vòng quay tổng tài sản, vòng quay khoản phải thu…) và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (lãi suất, tỷ lệ thuế…) tùy thuộc vào phạm vi không gian và thời gian trong mỗi nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này kế thừa một số nhân tố bên trong doanh nghiệp đã được đề cập ở các nghiên cứu thực nghiệm đi trước nhằm đề xuất mô hình về các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính được xem xét trong phạm vi các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam, giúp nhà quản lý có cơ sở khoa học để đưa ra các chiến lược kiểm soát rủi ro nhằm đảm bảo hoạt động ổn định cho LÊ THỊ NHUNG Số 253- Tháng 6. 2023- Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng5 doanh nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu trong nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính sau kiểm toán của các doanh nghiệp dược phẩm trên trang cophieu68.vn với tiêu chí chọn mẫu như sau: Một là, các doanh nghiệp thuộc nhóm sản xuất, phân phối, bán lẻ dược phẩm trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp dược Việt Nam. Hai là, các công ty cổ phần (CTCP) có cổ phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, công bố đầy đủ báo cáo tài chính sau kiểm toán trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2021. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xác định được 9 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn được đưa vào mẫu nghiên cứu gồm: CTCP Dược Hậu Giang (DHG), CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP), CTCP Traphaco (TRA), CTCP Dược phẩm Cửu Long (DCL), CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC), CTCP Dược phẩm OPC (OPC), CTCP Dược phẩm Bến Tre (DBT), CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT), CTCP Dược phẩm dược liệu Pharmedic (PMC). Thời điểm nghiên cứu được lựa chọn trong giai đoạn 2009- 2021, nhằm xác định các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ngành dược từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay. 3.2. Đo lường các biến trong mô hình 3.2.1. Biến phụ thuộc: Mức độ rủi ro tài chính (FR) Thông qua việc phân tích tổng quan các nghiên cứu đi trước đã cho thấy các phương pháp chính để đo lường rủi ro tài chính gồm: Phương pháp tỷ lệ tài sản- nợ, phương pháp phân tích xác suất, phương pháp sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính… Trong đó, phương pháp tỷ lệ tài sản- nợ phải trả đo lường rủi ro tài chính chưa có cơ sở lý thuyết rõ ràng, đồng thời phải kết hợp với tỷ suất sinh lời trên tài sản. Phương pháp phân tích xác suất phụ thuộc vào chuỗi dự liệu lịch sử và mức độ chính xác của các giả định trong mô hình. Có thể thấy, phương pháp đòn bẩy tài chính là phương pháp phổ biến được nhiều học giả sử dụng do việc tính toán đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên, khi xem xét các đặc điểm đặc thù của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam, nghiên cứu sử dụng mô hình đo lường rủi ro tài chính của Alexander (1984) để xác định mức độ rủi ro tài chính của các doanh nghiệp. Alexander (1984) đã đề xuất mô hình đo lường rủi ro tài chính (FR) của doanh nghiệp với các thang đo thuộc nhóm chỉ tiêu tài chính, trong đó không đặt trọng số cho các thang đo tài chính cấu thành nên chỉ số FR. Mô hình của Alexander (1984) đã được sử dụng để xác định giá trị của biến phụ thuộc rủi ro tài chính trong các nghiên cứu thực nghiệm của Gang và Dan (2012), Bhunia và Mukhuti (2012), Cao và Zen (2005), Simantinee và Phani (2015) thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp tại các Sở giao dịch chứng khoán tại Ấn Độ, Trung Quốc. Nghiên cứu này sử dụng mô hình lý thuyết của Alexander (1984) để đo lường rủi ro tài chính của các doanh nghiệp dược Việt Nam. Theo đó, mức độ rủi ro tài chính (FR) được xác định theo công thức sau: FRit = SZLit+ SYit+ GLit+ YFit+ YZit Trong đó: FR: Mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp SZL = (Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao Nhân tố tác động tới rủi ro tài chính: bằng chứng thực nghiệm từ doanh nghiệp dược Việt Nam Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng- Số 253- Tháng 6. 20236 TSCĐ + Thuế thu nhập hoãn lại) Nợ ngắn hạn SY= Lợi nhuận trước thuế Tổng nguồn vốn GL = Vốn cổ phần Nợ ngắn hạn YF = Giá trị còn lại của TSCĐ Nợ phải trả YZ = Vốn lưu động Tổng tài sản Đặc điểm của mô hình là có thể áp dụng cho tất cả các ngành, tính toán đơn giản. Nó cũng có thể được sử dụng để dự đoán khả năng phá sản, cũng như đo lường sức mạnh của công ty. Theo quan điểm của Alexander (1984), giá trị FR càng nhỏ thì sức mạnh của doanh nghiệp càng yếu và doanh nghiệp càng gặp nhiều rủi ro tài chính và ngược lại. 3.2.2. Biến độc lập Kế thừa nghiên cứu của Bhunia và Mukhuti (2012), nghiên cứu này đánh giá tác động của 5 nhân tố đến mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp niêm yết ngành dược Việt Nam giai đoạn 2009- 2021 gồm: Hệ số nợ ngắn hạn (SLD), khả năng thanh toán ngắn hạn (CR), khả năng sinh lời doanh thu (ROS), hiệu suất hoạt động tài sản (TAT), hệ số vốn chủ sở hữu (EAR). 3.2.3. Biến kiểm soát Nghiên cứu thống kê các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp dược Việt Nam giai đoạn 2009- 2021, trên cơ sở bảng danh sách nhân tố, nghiên cứu thực hiện tham vấn ý kiến chuyên gia theo 2 vòng nhằm bổ sung, chỉnh sửa để xác định các nhân tố trọng yếu có tác động tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam. Đối tượng chuyên gia mà nghiên cứu thực hiện tham vấn ý Bảng 1. Diễn giải các biến sử dụng trong nghiên cứu Tên biến Ký hiệu biến Đo lường Nguồn tham khảo Kỳ vọng dấu Biến phụ thuộc Mức độ rủi ro tài chính FR Mức độ rủi ro tài chính Bhunia và Mukhuti (2012), Gang và Dan (2012) Biến độc lập Hệ số nợ ngắn hạn SLD Nợ ngắn hạn nợ phải trả Bhunia và Mukhuti (2012), Gang và Dan (2012), Hậu (2017) + Khả năng thanh toán ngắn hạn CR Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Bhunia và Mukhuti (2012), Gang và Dan (2012) - Khả năng sinh lời doanh thu ROS Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Bhunia và Mukhuti (2012), Gang và Dan (2012), Hậu (2017) - Hiệu...
Trang 1nghiệm từ doanh nghiệp dược Việt Nam
Lê Thị Nhung
Học viện Chính sách và Phát triển Ngày nhận: 30/12/2022 Ngày nhận bản sửa: 28/03/2023 Ngày duyệt đăng: 28/03/2023
Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá tác động của các nhân tố tới rủi ro tài chính của
các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam Bài viết sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp
từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết ở Việt Nam
trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2021 kết hợp với các phương
pháp phân tích dữ liệu bảng tĩnh và thực hiện các kiểm định lựa chọn mô hình
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các doanh nghiệp có cơ cấu nợ thấp; khả năng thanh
toán, khả năng sinh lời, hiệu suất hoạt động, cơ cấu vốn, quy mô doanh nghiệp
lớn; tồn tại lâu đời thì mức độ rủi ro tài chính thấp Kết quả bài viết cơ bản
nhất quán với lý thuyết về rủi ro tài chính và các nghiên cứu liên quan Nghiên
cứu đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro tài chính của các
doanh nghiệp trong mẫu khảo sát.
Từ khóa: Doanh nghiệp dược, nhân tố tác động, rủi ro tài chính
Factors effecting financial risk: experimental evidence from Vietnam pharmaceutical enterprises Abstract: The research assesses the impact of factors on financial risk of listed pharmaceutical companies
in Vietnam The study used a secondary data set from the financial statements of pharmaceutical
companies listed in Vietnam stock market for the period from 2009 to 2021 combined with methods of
analyzing static panel data and performing tests model selection The research shows that enterprises
have low debt structure; large solvency, profitability, operational efficiency, capital structure, enterprise size;
long- term existence, the level of financial risk is low The paper results are basically consistent with financial risk theory and related studies The study makes recommendations to minimize the level of financial risk of
enterprises in the survey sample.
Keywords: Pharmaceutical enterprise, impact factor, financial risk.
Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.06.2473
Le, Thi Nhung
Email: lethinhung.litf@gmail.com
Academy of Policy and Development
Trang 21 Giới thiệu
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã
tác động đến các yếu tố thuộc môi trường
vĩ mô của Việt Nam như lạm phát, giá cả,
lãi suất, tỷ giá hối đoái…, từ đó ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh và đe dọa sự tồn tại
của các doanh nghiệp Với đặc thù là nhóm
ngành có tỷ lệ nguyên dược liệu phục vụ
sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào nguồn
nhập khẩu, sản phẩm dễ thay thế, cạnh
tranh về giá cao đồng thời tỷ lệ dược phẩm
nhập khẩu cao trong tổng lượng tiêu dùng
dược phẩm trong nước, các doanh nghiệp
dược Việt Nam thời gian qua đối mặt với
nhiều rủi ro (Báo cáo ngành VietinbankSc,
2014) Trong bối cảnh đó, quản trị rủi ro tài
chính trong các doanh nghiệp ngành dược
có ý nghĩa quan trọng, là công cụ để các
nhà quản lý nhận diện vấn đề phát sinh và
có biện pháp phù hợp ứng phó với tín hiệu
thị trường nhằm giảm tối đa thiệt hại cho
doanh nghiệp Việc nhận diện và đo lường
các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính
là một mắt xích quan trọng trong công
tác quản trị rủi ro tài chính của các doanh
nghiệp ngành dược Việt Nam Từ đó, đưa
ra các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa
rủi ro tài chính phù hợp với doanh nghiệp,
góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp
Các bài viết về chủ đề phân tích các nhân
tố tác động đến rủi ro tài chính được các tác
giả trong và ngoài nước nghiên cứu với đối
tượng khác nhau, trong phạm vi không gian
khác nhau Một số nghiên cứu tiêu biểu có
thể kể đến gồm: Nghiên cứu của Bhunia và
Mukhuti (2012), Gang và cộng sự (2012),
Simantinee và Phani (2015), Hậu (2017)
Nghiên cứu này đi tìm bằng chứng thực
nghiệm về các nhân tố tác động đến rủi
ro tài chính của các doanh nghiệp ngành
dược ở Việt Nam sau cuộc khủng hoảng
tài chính 2008 nhằm giúp các nhà quản lý
doanh nghiệp ngành dược nhận định và đánh giá được các nhân tố tác động đến rủi
ro tài chính, từ đó có biện pháp phù hợp để kiểm soát và xây dựng chiến lược phòng hộ rủi ro tài chính trong doanh nghiệp Phần còn lại của bài nghiên cứu được thiết kế như sau: Phần 2 là cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu; phần 3 là phương pháp nghiên cứu; phần 4 là kết quả nghiên cứu
và thảo luận; cuối cùng phần 5 là phần kết luận và khuyến nghị
2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
2.1 Khái niệm rủi ro tài chính
Hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro tài chính doanh nghiệp Theo Li (2003), rủi ro tài chính là những rủi ro liên quan đến sự biến động của các yếu tố như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu, giá cả hàng hóa Trong khi đó, Cao
và Zen (2005) lại phân chia rủi ro tài chính theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp của rủi ro Theo nghĩa rộng, rủi ro tài chính liên quan đến tất cả các yếu tố phản ánh trong tình hình tài chính của doanh nghiệp Theo nghĩa hẹp, rủi ro tài chính đề cập đến khả năng không thanh toán được các khoản nợ tài chính khi đến hạn Các tác giả Hương
và Hào (2006), Kiệm và Hiển (2008), Li
và cộng sự (2012) đều đồng quan điểm cho rằng rủi ro tài chính liên quan đến phương pháp huy động vốn trong doanh nghiệp Eichhorn (2004) và Napp (2011) cho rằng rủi ro tài chính có thể có hai loại: rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong; rủi ro bên ngoài
là sự biến động giá của các yếu tố trên thị trường, rủi ro bên trong bắt nguồn từ tình hình tài chính doanh nghiệp
Do đó, rủi ro tài chính có thể hiểu là những rủi ro phát sinh do sự biến động của môi trường bên ngoài và từ việc thực hiện các
Trang 3quyết định tài chính trong doanh nghiệp
làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng
thanh toán của doanh nghiệp, xấu nhất có
thể dẫn đến khả năng phá sản doanh nghiệp
Rủi ro tài chính là một khái niệm rộng
Nghiên cứu này tập trung vào những rủi
ro tài chính phát sinh từ việc thực hiện các
quyết định tài chính trong doanh nghiệp,
làm ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận
của doanh nghiệp, nghiêm trọng nhất là
tình trạng không đảm bảo nghĩa vụ thanh
toán kéo dài dẫn tới phá sản doanh nghiệp
2.2 Các nghiên cứu lý thuyết về rủi ro tài
chính
Lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại
Lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại được giới
thiệu năm 1958 bởi Franco Modigliani và
Merton Miller (Modigliani và Miller, 1958)
và được bổ sung hoàn thiện bởi Modigliani
và Miller (1963) Theo lý thuyết cơ cấu
vốn hiện đại, giá trị doanh nghiệp không
chịu ảnh hưởng bởi việc lựa chọn cơ cấu
vốn Đồng thời, trường hợp doanh nghiệp
chịu thuế hay không chịu thuế thì lợi nhuận
kỳ vọng trên vốn cổ phần đều có quan hệ
thuận chiều với hệ số nợ phải trả trên vốn
chủ sở hữu Do đó, các doanh nghiệp tăng
huy động vốn vay để tăng hiệu quả sử dụng
vốn cổ phần Tuy nhiên, khi huy động quá
nhiều vốn vay và sử dụng không hiệu quả
sẽ là nguyên nhân khuyếch đại âm khả
năng sinh lời, dẫn tới việc mất khả năng
thanh toán khiến rủi ro tài chính doanh
nghiệp gia tăng
Lý thuyết đánh đổi dạng tĩnh
Lý thuyết đánh đổi dạng tĩnh cho rằng các
lợi ích và chi phí từ huy động các khoản
nợ vay sẽ mang lại cơ cấu nguồn vốn tối
ưu cho doanh nghiệp Theo Wu & Wang
(2005) thì các doanh nghiệp lựa chọn huy
động nợ hay vốn chủ sở hữu dựa trên sự
đánh đổi giữa lợi ích của lá chắn thuế từ vay nợ với chi phí khánh kiệt tài chính do
sử dụng nợ vay không hiệu quả Theo đó, khi doanh nghiệp tăng huy động nợ sẽ gia tăng lợi ích từ lá chắn thuế, nhưng đồng thời cũng khiến chi phí khánh kiệt tài chính tăng lên Đến một mức nào đó, với mỗi tỷ
lệ nợ tăng lên, lợi ích của lá chắn thuế từ việc vay nợ nhỏ hơn chi phí khánh kiệt tài chính thì giá trị công ty bắt đầu giảm và rủi
ro tài chính tăng lên
Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng, các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn theo thứ bậc nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong các hoạt động của mình Theo
đó, các doanh nghiệp luôn ưu tiên huy động nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, sau đó đến huy động nợ vay và cuối cùng
là huy động vốn cổ phần bên ngoài doanh nghiệp Điều đó cho thấy các quyết định tài chính dù theo bất kỳ phân cấp nào thì bản chất vẫn cần xác định rủi ro tài chính của doanh nghiệp (Myers và Majluf, 1984)
2.3 Tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích các nhân tố tác động tới rủi ro tài chính nhằm kiểm định các lý thuyết nền tảng về rủi ro tài chính, đồng thời là căn cứ xây dựng chiến lược kiểm soát rủi ro trong công tác quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp Nghiên cứu của Cao và Zen (2005), Mackay và Phillips (2005), Gunarathna (2016) nhận diện rủi ro tài chính liên quan tới tổng lượng nợ huy động và cơ cấu nợ
mà doanh nghiệp đã huy động Các nghiên cứu này đều tìm thấy tác động ngược chiều
có ý nghĩa của khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động tới rủi ro tài chính
Các nghiên cứu sử dụng mô hình của Alexander (1984) nhằm đo lường rủi ro tài
Trang 4chính và đánh giá các nhân tố tác động đến
rủi ro tài chính Trong đó:
Gang và Dan (2012) sử dụng dữ liệu của
doanh nghiệp nhỏ và vừa niêm yết trên
Sở Giao dịch Chứng khoán Thẩm Quyến,
Trung Quốc với biến phụ thuộc rủi ro tài
chính được đo lường thông qua mô hình
của Alexander Bathory (1984) Kết quả
của nghiên cứu cho thấy chỉ có biến hệ số
nợ ngắn hạn có tác động thuận chiều tới
rủi ro tài chính, các nhân tố gồm hiệu suất
hoạt động tài sản, khả năng sinh lời, khả
năng thanh toán ngắn hạn, hiệu suất đầu tư
vào tài sản cố định đều có tác động ngược
chiều tới rủi ro tài chính Kết quả tương tự
được chỉ ra trong nghiên cứu của Bhunia
và Mukhuti (2012) với dữ liệu thứ cấp thu
thập từ báo cáo tài chính hàng năm của các
doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch
Chứng khoán Bombay, Ấn Độ Nghiên cứu
sử dụng mô hình của Alexander Bathory
(1984) để đo lường biến rủi ro tài chính
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tiêu
cực tới rủi ro tài chính của khả năng thanh
toán ngắn hạn, khả năng sinh lợi doanh thu,
hệ số hoạt động, hệ số vốn chủ sở hữu, tỷ
suất đầu tư vào tài sản cố định Trong khi
đó, nhân tố hệ số nợ ngắn hạn có tác động
cùng chiều và các nhân tố gồm cơ cấu nợ,
vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản
phải thu không có tác động tới rủi ro tài
chính
Nghiên cứu của Hậu (2017) thực hiện trên
dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp niêm
yết ngành bất động sản Việt Nam, kết quả
cho thấy khả năng thanh toán, khả năng
sinh lời doanh thu, vòng quay hàng tồn
kho, hệ số tự tài trợ và hệ số vốn cố định có
tác động ngược chiều đến rủi ro tài chính
Tuy nhiên, các nhân tố hệ số nợ ngắn hạn
có tác động cùng chiều tới rủi ro tài chính
Đồng thời các nhân tố gồm khả năng sinh
lợi doanh thu, khả năng sinh lời tổng tài
sản, vòng quay tài sản cố định, vòng quay
tổng tài sản, vòng quay các khoản phải thu chưa đủ bằng chứng kết luận tác động đến rủi ro tài chính
Nghiên cứu của Cao và Zen (2005) tìm thấy tác động ngược chiều của hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời tới rủi ro tài chính, trong khi đó, tác động thuận chiều được chỉ ra ở nhân tố quy mô và cơ cấu nợ Đồng thời, nghiên cứu chưa tìm ra bằng chứng về tác động của lãi suất đi vay và khả năng thanh toán tới rủi ro tài chính
Simantinee và Phani (2015) tìm ra tác động thuận chiều của vòng quay tài sản cố định, thu nhập mỗi cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận thuần, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ lệ thuế đến rủi ro tài chính Tuy nhiên, các nhân tố: Lợi nhuận thuần từ hoạt động trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận trên vốn dài hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán lãi vay có tác động ngược chiều tới rủi ro tài chính Tác động của vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tổng tài sản đến rủi ro tài chính không được tìm thấy trong nghiên cứu này
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rủi
ro tài chính chịu sự tác động của nhóm các nhân tố bên trong (hệ số nợ, vòng quay tổng tài sản, vòng quay khoản phải thu…)
và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (lãi suất, tỷ lệ thuế…) tùy thuộc vào phạm vi không gian và thời gian trong mỗi nghiên cứu Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam Do
đó, nghiên cứu này kế thừa một số nhân tố bên trong doanh nghiệp đã được đề cập ở các nghiên cứu thực nghiệm đi trước nhằm
đề xuất mô hình về các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính được xem xét trong phạm vi các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam, giúp nhà quản lý có cơ sở khoa học để đưa ra các chiến lược kiểm soát rủi
ro nhằm đảm bảo hoạt động ổn định cho
Trang 5doanh nghiệp.
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu trong nghiên cứu này là dữ liệu thứ
cấp được tác giả thu thập từ các báo cáo tài
chính sau kiểm toán của các doanh nghiệp
dược phẩm trên trang cophieu68.vn với
tiêu chí chọn mẫu như sau:
Một là, các doanh nghiệp thuộc nhóm sản
xuất, phân phối, bán lẻ dược phẩm trong
chuỗi giá trị của ngành công nghiệp dược
Việt Nam
Hai là, các công ty cổ phần (CTCP) có cổ
phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Sàn giao
dịch chứng khoán Hà Nội, công bố đầy đủ
báo cáo tài chính sau kiểm toán trong khoảng
thời gian từ năm 2009 đến năm 2021
Trên cơ sở đó, nghiên cứu xác định được
9 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn được đưa
vào mẫu nghiên cứu gồm: CTCP Dược
Hậu Giang (DHG), CTCP Dược phẩm
Imexpharm (IMP), CTCP Traphaco
(TRA), CTCP Dược phẩm Cửu Long
(DCL), CTCP Xuất nhập khẩu y tế
Domesco (DMC), CTCP Dược phẩm OPC
(OPC), CTCP Dược phẩm Bến Tre (DBT),
CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT), CTCP
Dược phẩm dược liệu Pharmedic (PMC)
Thời điểm nghiên cứu được lựa chọn trong
giai đoạn 2009- 2021, nhằm xác định các
nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của
các doanh nghiệp niêm yết ngành dược từ
sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
đến nay
3.2 Đo lường các biến trong mô hình
3.2.1 Biến phụ thuộc: Mức độ rủi ro tài
chính (FR)
Thông qua việc phân tích tổng quan
các nghiên cứu đi trước đã cho thấy các phương pháp chính để đo lường rủi ro tài chính gồm: Phương pháp tỷ lệ tài sản- nợ, phương pháp phân tích xác suất, phương pháp sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính… Trong đó, phương pháp tỷ lệ tài sản- nợ phải trả đo lường rủi ro tài chính chưa có
cơ sở lý thuyết rõ ràng, đồng thời phải kết hợp với tỷ suất sinh lời trên tài sản Phương pháp phân tích xác suất phụ thuộc vào chuỗi dự liệu lịch sử và mức độ chính xác của các giả định trong mô hình Có thể thấy, phương pháp đòn bẩy tài chính
là phương pháp phổ biến được nhiều học giả sử dụng do việc tính toán đơn giản, dễ hiểu Tuy nhiên, khi xem xét các đặc điểm đặc thù của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam, nghiên cứu sử dụng mô hình đo lường rủi ro tài chính của Alexander (1984)
để xác định mức độ rủi ro tài chính của các doanh nghiệp Alexander (1984) đã đề xuất
mô hình đo lường rủi ro tài chính (FR) của doanh nghiệp với các thang đo thuộc nhóm chỉ tiêu tài chính, trong đó không đặt trọng
số cho các thang đo tài chính cấu thành nên chỉ số FR Mô hình của Alexander (1984)
đã được sử dụng để xác định giá trị của biến phụ thuộc rủi ro tài chính trong các nghiên cứu thực nghiệm của Gang và Dan (2012), Bhunia và Mukhuti (2012), Cao và Zen (2005), Simantinee và Phani (2015) thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp tại các Sở giao dịch chứng khoán tại Ấn Độ, Trung Quốc Nghiên cứu này sử dụng mô hình lý thuyết của Alexander (1984) để đo lường rủi ro tài chính của các doanh nghiệp dược Việt Nam
Theo đó, mức độ rủi ro tài chính (FR) được xác định theo công thức sau:
FRit = SZLit+ SYit+ GLit+ YFit+ YZit Trong đó:
FR: Mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp
SZL = (Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao
Trang 6TSCĐ + Thuế thu nhập hoãn lại)/ Nợ ngắn
hạn
SY= Lợi nhuận trước thuế/ Tổng nguồn vốn
GL = Vốn cổ phần/ Nợ ngắn hạn
YF = Giá trị còn lại của TSCĐ/ Nợ phải trả
YZ = Vốn lưu động/ Tổng tài sản
Đặc điểm của mô hình là có thể áp dụng
cho tất cả các ngành, tính toán đơn giản
Nó cũng có thể được sử dụng để dự đoán
khả năng phá sản, cũng như đo lường sức
mạnh của công ty Theo quan điểm của
Alexander (1984), giá trị FR càng nhỏ thì
sức mạnh của doanh nghiệp càng yếu và
doanh nghiệp càng gặp nhiều rủi ro tài
chính và ngược lại
3.2.2 Biến độc lập
Kế thừa nghiên cứu của Bhunia và Mukhuti
(2012), nghiên cứu này đánh giá tác động
của 5 nhân tố đến mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp niêm yết ngành dược Việt Nam giai đoạn 2009- 2021 gồm: Hệ
số nợ ngắn hạn (SLD), khả năng thanh toán ngắn hạn (CR), khả năng sinh lời doanh thu (ROS), hiệu suất hoạt động tài sản (TAT),
hệ số vốn chủ sở hữu (EAR)
3.2.3 Biến kiểm soát
Nghiên cứu thống kê các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp dược Việt Nam giai đoạn 2009- 2021, trên
cơ sở bảng danh sách nhân tố, nghiên cứu thực hiện tham vấn ý kiến chuyên gia theo
2 vòng nhằm bổ sung, chỉnh sửa để xác định các nhân tố trọng yếu có tác động tới rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam Đối tượng chuyên gia mà nghiên cứu thực hiện tham vấn ý
Bảng 1 Diễn giải các biến sử dụng trong nghiên cứu
Tên biến Ký hiệu
Biến phụ thuộc Mức độ rủi ro tài
chính FR Mức độ rủi ro tài chính Bhunia và Mukhuti (2012), Gang và Dan (2012)
Biến độc lập
Hệ số nợ ngắn hạn SLD Nợ ngắn hạn/ nợ phải trả Bhunia và Mukhuti (2012),
Gang và Dan (2012), Hậu (2017)
+
Khả năng thanh toán
ngắn hạn CR Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn Bhunia và Mukhuti (2012), Gang và Dan (2012)
-Khả năng sinh lời
doanh thu ROS Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần Bhunia và Mukhuti (2012), Gang và Dan (2012), Hậu
(2017)
-Hiệu suất hoạt động
tài sản TAT Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân Bhunia và Mukhuti (2012), Gang và Dan (2012), Hậu
(2017)
-Hệ số vốn chủ sở hữu EAR Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn Bhunia và Mukhuti (2012)
-Biến kiểm soát Tốc độ tăng trưởng
doanh thu GROW (Doanh thu thuầnt- Doanh thu thuầnt-1)/ Doanh thu thuầnt-1
-Độ tuổi của doanh
nghiệp AGE Ln (Năm nghiên cứu- Năm thành lập doanh nghiệp)
-Quy mô doanh
-Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trang 7kiến gồm: 03 kế toán viên hành nghề độc
lập có chứng chỉ CPA và 02 kiểm toán viên
có chứng chỉ kiểm toán, các chuyên gia mà
nghiên cứu lựa chọn tham vấn ý kiến đều
có kinh nghiệm hành nghề độc lập trên 8
năm Thông qua khảo sát, tham vấn ý kiến
chuyên gia, nghiên cứu đề xuất các biến
kiểm soát của mô hình gồm: Tốc độ tăng
trưởng doanh thu (GROW), độ tuổi của
doanh nghiệp (AGE) và quy mô doanh
nghiệp (SIZE)
Các biến của mô hình nghiên cứu được
diễn giải tại Bảng 1
3.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
3.3.1 Mô hình nghiên cứu
Mô hình các nhân tố tác động đến rủi ro tài
chính doanh nghiệp dược được xây dựng
như sau:
FR it =β 1 + β j X it + β k Z kt + μ i + ε it (*)
Trong đó:
FR: Mức độ rủi ro tài chính doanh nghiệp
X: Các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính
gồm: SLD, CR, ROS, TAT, EAR
Z: Các biến kiểm soát của mô hình gồm:
GROW, AGE, SIZE
μ: Hiệu ứng cố định
ε: Thành phần ngẫu nhiên
3.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của
Gang và Dan (2012), Bhunia và Mukhuti
(2012), bài viết đề xuất các giả thuyết
nghiên cứu sau:
Giả thuyết 1: Cơ cấu nợ của các doanh
nghiệp dược có tác động thuận chiều tới
rủi ro tài chính
Nếu doanh nghiệp huy động tỷ trọng nợ
ngắn hạn lớn trong tổng nợ phải trả sẽ tạo
áp lực cho doanh nghiệp trong việc thanh
toán các khoản nợ đến hạn, dẫn đến nguy
cơ đối mặt với rủi ro tài chính
Giả thuyết 2: Khả năng thanh toán của
các doanh nghiệp dược có tác động ngược chiều tới rủi ro tài chính.
Khả năng thanh toán phản ánh một phần quan trọng về tình hình tài chính doanh nghiệp Khi khả năng thanh toán tốt sẽ đảm bảo yêu cầu trả các khoản nợ đến hạn và rủi
ro tài chính sẽ thấp
Giả thuyết 3: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp dược có tác động ngược chiều tới rủi ro tài chính.
Khả năng sinh lợi cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng tạo lợi nhuận tốt từ các yếu tố đầu vào Khi đó, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng lợi nhuận tích lũy, đây là tiền
đề để thanh toán các khoản nợ đến hạn giúp giảm nguy cơ rủi ro tài chính
Giả thuyết 4: Hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược có tác động ngược chiều đến rủi ro tài chính.
Hiệu suất hoạt động phản ánh năng lực quản lý và khai thác mức độ hoạt động của các tài sản hiện có của doanh nghiệp Hiệu suất hoạt động tăng là điều kiện giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, từ
đó là cơ sở để giảm thiểu rủi ro tài chính
Giả thuyết 5: Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp dược có tác động ngược chiều tới rủi ro tài chính.
Cơ cấu vốn thể hiện tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn Khi tỷ suất tự tài trợ cao đồng nghĩa với hệ số nợ trên tổng nguồn vốn thấp, gánh nặng vay
nợ giảm, căng thẳng tài chính thấp khiến rủi ro tài chính của công ty sẽ giảm
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 9 doanh nghiệp niêm yết trong khoảng thời gian 2009- 2021 tạo nên bộ dữ liệu bảng với 117 quan sát Do đó, nghiên cứu ứng dụng các phương pháp phân tích dữ liệu bảng gồm: OLS gộp, FEM, REM dựa trên phần mềm thống kê Stata 14 để đánh giá ảnh hưởng của
Trang 8các nhân tố đến rủi ro tài chính của doanh
nghiệp dược Việt Nam Đồng thời, nghiên
cứu thực hiện các kiểm định để lựa chọn
mô hình phù hợp và kiểm tra các khuyết tật
của mô hình được chọn để sử dụng cho việc
thảo luận kết quả nghiên cứu
4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Kết quả nghiên cứu
4.1.1 Phân tích ban đầu với dữ liệu
Thống kê mô tả
Bảng 2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14
Bảng 3 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
SLD 0,2601 1
CR 0,1837 -0,117 1
ROS -0,358 -0,054 0,0661 1
TAT -0,221 0,238 0,1172 -0,046 1
EAR -0,193 -0,123 0,3182 0,1738 0,0096 1
GROW 0,0037 -0,296 -0,017 0,0266 0,1372 0,0481 1
AGE -0,071 0,097 0,0061 -0,187 0,1926 -0,226 0,0373 1
SIZE 0,2079 0,227 -0,282 0,2051 0,0217 -0,182 -0,009 0,2863 1
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14
Bảng 4 Hệ số nhân tử phóng đại phương sai
Trung bình VIF 1,60
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14
Trang 9Nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê
mô tả với dữ liệu thu thập được của các
biến trong mô hình nghiên cứu, kết quả
được thể hiện trong Bảng 2
Số liệu về mức độ rủi ro tài chính của doanh
nghiệp tại Bảng 2 cho thấy, FR trung bình là
5,1628, với mức thấp nhất là 0,2591 và cao
nhất đạt 15,017 Như vậy, mức độ biến động
của FR trong mẫu nghiên cứu là khá lớn,
tương tự, các biến độc lập trong mô hình
gồm SLD, CR, ROS, TAT, EAR cũng có
mức độ biến động lớn Ngược lại, các biến
kiểm soát của mô hình ít biến động hơn
Ma trận hệ số tương quan cặp
Số liệu tại Bảng 3 cho thấy các biến ROS,
TAT, EAR và AGE có tương quan nghịch
với FR Đồng thời, hệ số tương quan cặp
của các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ
hơn 0,5 Nghiên cứu kiểm định khuyết tật
đa cộng tuyến của mô hình thông qua việc
thực hiện kiểm tra hệ số nhân tử phóng đại
phương sai (VIF), kết quả chạy hệ số VIF
được thể hiện tại Bảng 4
Bảng 4 cho thấy, hệ số VIF trung bình là
1,60, theo Menard (1995) thì mô hình (*)
không có khuyết tật đa cộng tuyến
Kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật kiểm định tính dừng của Levin Lin Chu (Levin và cộng sự, 2002) áp dụng độc lập đối với chuỗi dữ liệu biến phụ thuộc, chuỗi dữ liệu của từng biến độc lập và từng biến kiểm soát của mô hình (*) Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu được tổng hợp tại Bảng 5, theo kết quả tổng hợp, cả 9 chuỗi dữ liệu của các biến trong mô hình (*) đều đảm bảo tính dừng với độ tin cậy 95%
4.1.2 Kết quả kiểm định lựa chọn và xây dựng mô hình
Mô hình (*) được ước lượng bằng 3 phương pháp: OLS gộp, FEM, REM trên phần mềm Stata 14 Sau đó, kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM, kết quả P-value< 0,05, theo Dong (2012), mô hình FEM được chọn Tiếp theo, mô hình FEM và OLS gộp được lựa chọn bởi kiểm định F, kết quả P-value< 0,05, theo Dong (2012) có sự khác biệt có
ý nghĩa giữa các quan sát cố định, mô hình FEM phù hợp hơn với mức ý nghĩa 5% Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình được
Bảng 5 Kiểm định tính dừng của các biến
trong mô hình
Biến Giá trị quan sát Xác suất P
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14
Bảng 6 Kết quả kiểm định lựa chọn mô
hình
Kiểm định Giá trị xác suất P Mô hình được chọn Kiểm định
Hausman P-value=0,0011 Mô hình FEM Kiểm định
F P-value= 0,0003 Mô hình FEM
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14
Bảng 7 Kết quả kiểm định khuyết tật của
mô hình FEM
Kiểm định Giá trị xác suất P Kết luận Phương
sai sai số thay đổi P-value=0,0000
Mô hình có khuyết tật phương sai sai
số thay đổi
Tự tương quan P-value= 0,0000 Mô hình có khuyết tật tự tương quan
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14
Trang 10tổng hợp trong Bảng 6.
Để đảm bảo chất lượng của các ước lượng
thu được từ mô hình, nghiên cứu tiến hành
kiểm định sự hiện hữu của các khuyết tật
phương sai sai số thay đổi và tự tương quan
đối với mô hình FEM được chọn ở trên
Kết quả kiểm định khuyết tật được tổng
hợp tại Bảng 7, theo đó mô hình FEM được
chọn tồn tại cả phương sai sai số thay đổi
và tự tương quan (Dong, 2012)
Khuyết tật phương sai sai số thay đổi và tự
tương quan trong mô hình FEM sẽ khiến
các ước lượng thu được từ mô hình không
đảm bảo độ tin cậy Do đó, nghiên cứu
thực hiện khắc phục khuyết tật phương sai
sai số thay đổi và tự tương quan bằng mô hình GLS trên Stata Như vậy, kết quả ước lượng của mô hình GLS tại Bảng 8 sẽ được
sử dụng để thảo luận kết quả nghiên cứu
4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả Bảng 8 cho thấy, các biến có tác động có ý nghĩa thống kê đến FR gồm: Biến SLD, CR, EAR, SIZE tại mức ý nghĩa 1%; biến TAT, AGE tại mức ý nghĩa 10%; biến ROS tại mức ý nghĩa 5% Tuy nhiên, biến kiểm soát GROW không tác động có
ý nghĩa thống kê đến FR Như vậy, các giả thuyết đều được xác nhận trong nghiên cứu này
Về nhân tố hệ số nợ ngắn hạn (SLD): Hệ số
nợ ngắn hạn có tác động cùng chiều và mức
độ tác động lớn nhất đến rủi ro tài chính với độ tin cậy 99% Điều này cho thấy, khi doanh nghiệp có hệ số nợ ngắn hạn trên
nợ dài hạn cao, nếu dòng tiền của doanh nghiệp không đủ trả nợ sẽ làm cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, không có khả năng trả nợ dẫn đến rủi ro tài chính gia tăng Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Bhunia và Mukhuti (2012), Gang và Dan (2012), Hậu (2017), đồng thời cũng nhất quán với lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại và lý thuyết đánh đổi dạng tĩnh
Về nhân tố khả năng thanh toán ngắn hạn (CR): Kết quả chỉ ra tác động ngược chiều
đến rủi ro tài chính, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bhunia và Mukhuti (2012), Gang và Dan (2012) Điều này có thể lý giải bởi khi doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tài chính
Nhân tố khả năng sinh lời doanh thu (ROS)
có tương quan ngược chiều đến rủi ro tài chính Kết quả này một lần nữa thực chứng cho lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại, lý thuyết đánh đổi dạng tĩnh và lý thuyết trật tự phân
Bảng 8 Kết quả hồi quy của mô hình
Biến phụ
thuộc
(-0,06) (7,65)
(5,23) (-3,024)
(0,09) (-3,816)
(0,11) (-2,26)
(0,45) (-3,94)
(0,34) (-0,38)
(0,81) (-4,16) SIZE 0,327*** -0,115***
(4,66) (-3,74) _CONS -8,229** 2,858**
(-5,23) (5,26)
Ghi chú: *p<0,1, **p<0,05, ***p<0,01
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm Stata 14