1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG DỰ ÁN: TUYẾN ĐƢỜNG VÀNH ĐAI PHÍA TÂY (ĐOẠN QUA KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG) ĐỊA ĐIỂM: XÃ HÕA LIÊN, HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẮNG

120 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN: TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI PHÍA TÂY (ĐOẠN QUA KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG)
Tác giả Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng, Ban QLDA ĐTXD Các Công Trình Giao Thông Tp Đà Nẵng
Thể loại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 20,9 MB

Nội dung

Trang 1 UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BAN QLDA ĐTXD CÁC CƠNG TRÌNH GIAO THÔNG TP ĐÀ NẴNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƢỜNG DỰ ÁN: TUYẾN ĐƢỜNG VÀNH ĐAI PHÍA TÂY ĐOẠN QUA KHU CÔNG N

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BAN QLDA ĐTXD CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TP ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN: TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI PHÍA TÂY (ĐOẠN QUA KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG) ĐỊA ĐIỂM: XÃ HÕA LIÊN, HUYỆN HÕA VANG,

THÀNH PHỐ ĐÀ NẮNG

Đà Nẵng , tháng 08 năm 2023

Trang 2

8

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1

1.1 Thông tin chung về dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án 3

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 3

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 4

2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 4

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 6

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM6 3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 6

4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8

4.1 Các phương pháp ĐTM 8

4.2 Các phương pháp khác 9

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 9

5.1 Thông tin về dự án 9

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 10 5.3 Dự báo các tác động chính của môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 11

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 13

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 13

CHƯƠNG I: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 15

I.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 15

I.1.1 Tên dự án 15

I.1.2 Tên chủ dự án 15

I.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 15

I.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án 18

I.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 19

I.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 19

I.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 20

I.2.1 Các hạng mục công trình chính 20

I.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 21

I.2.3 Các hoạt động của dự án 21

I.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 27

Trang 4

I.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 28

I.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của dự án 28

I.3.2 Nguồn cung cấp điện, nước 29

I.3.3 Sản phẩm của dự án 30

I.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 30

I.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 30

I.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 32

I.6.1 Tiến độ 32

I.6.2 Tổng mức đầu tư 32

I.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 32

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 33

II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 33

II.1.1 Điều kiện tự nhiên 33

II.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 38

II.1.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 40

II.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 40

II.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 40

II.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 77

II.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 77

II.4 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 78 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 79

III.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC 79

III.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 79

III.1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 88

III.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 92

III.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 92

III.3.2 Tổ chức quản lý, vận hành công trình bảo vệ môi trường 94

III.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 94

CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 97

Trang 5

CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 98

V.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 98

V.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 80

CHƯƠNG VI: KẾT QUẢ THAM VẤN 81

VI.1 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 81

VI.1.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 81

VI.1.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 81

VI.2 THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN 81

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 82

1 KẾT LUẬN 82

2 KIẾN NGHỊ 82

3 CAM KẾT CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 82

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM 7

Bảng 2 Các tác động chính, chất thải phát sinh của dự án 11

Bảng 3 Các công trình và các biện pháp bảo vệ môi trường chủ yếu của dự án 13

Bảng 1.1 Bảng thống kê tọa độ các điểm góc của dự án 15

Bảng 1.2 Nhu cầu nhiên liệu của dự án 29

Bảng 2.1 Đặc trưng các nhân tố khí hậu thành phố Đà Nẵng 34

Bảng 2.2 Bảng dữ liệu kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 41

Bảng 2.3 Bảng dữ liệu kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt 29

Bảng 2.4 Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường không khí 75

Bảng 2.5 Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường nước mặt 75

Bảng 2.6 Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường đất 76

Bảng 3.1 Hệ số bụi phát sinh trong hoạt động khai thác 79

Bảng 3.2 Tải lượng bụi phát sinh trong hoạt động khai thác tại mỏ 79

Bảng 3.3 Nồng độ bụi sinh ra trong hoạt động khai thác tại mỏ 80

Bảng 3.4 Hệ số ô nhiễm, thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy móc, thiết bị thi công 81

Bảng 3.5 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải 82

Bảng 3.6 Dự tính chất thải nguy hại phát sinh tại dự án 84

Bảng 3.7 Tính toán mức ồn từ hoạt động thi công theo khoảng cách 86

Bảng 3.8 Mức rung phát sinh do một số máy móc thi công điển hình 86

Bảng 3.9 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 93

Bảng 3.10 Mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá 94

Bảng 4.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 77 Bảng 4.2 Vị trí, thông số và tần suất giám sát môi trường trong quá trình hoạt động 80

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án

Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại 1, nằm ở trung độ của đất nước, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội; là đầu môi giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra Biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông

Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2030, Đà Nẵng sẽ được phát triển để trở thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại; một trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, phát triển không gian thành phố theo hướng toàn diện và bền vững đảm bảo an ninh quốc phòng

Trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ, thành phố Đà Nẵng đã tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị nên bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng

đô thị, cải thiện điều kiện môi trường, nâng cao điều kiện đời sống cho người dân và thực hiện tốt công cuộc xoá đói giảm nghèo Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của thành phố vẫn còn những tồn tại nhất định, đặt ra những thách thức mới cho thành phố trong tương lai trong việc đảm bảo các điều kiện cơ sở hạ về giao thông, thoát nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, mạng lưới giao thông của thành phố chưa được kết nối liên hoàn làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại và điều kiện sống của của người dân cũng như ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng Do đó, cần thiết tiếp tục đầu tư vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ các khu đô thị mở rộng và cải thiện các dịch vụ đô thị cho người dân của thành phố như Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên, Dự án Phát triển bền vững góp phần vào việc tiếp tục phát triển bền vững của thành phố bằng cách cải thiện hạ tầng giao thông vận tải

Trên cơ sở đó, thành phố Đà Nẵng đã cho thực hiện nghiên cứu triển khai Dự án Đường vành đai phía Tây đoạn từ quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh

Ngày 08/6/2017, UBND thành phố đã có quyết định số 3076/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án xây dựng công trình: Tuyến đường vành đai phía Tây, đoạn từ Quốc

lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài cả 2 giai đoạn là L = 40.984,30m Bao gồm giai đoạn 1: Từ nút giao Quốc lộ 14B đến đường Trục chính khu công nghệ thông tin tập trung, chiều dài L=19,177Km; giai đoạn 2: Khớp nối giai đoạn 1 tạo Km14+784 đến nút giao đường Hồ Chí Minh, chiều dài L=21,807Km Trong đó, giai đoạn 1 của dự án được kết thúc tại vị trí khớp nối với đường trục chính khu công nghệ thông tin tập trung (thuộc giai đoạn 2), đi trùng đoạn tuyến nối này khoảng L=1,23Km rồi thông ra nút giao đường Nguyễn Tất Thành nối dài với đường tránh Nam hầm Hải

Trang 9

Vân Túy Loan Từ đó, tạo ra mạng lưới giao thông vành đai khép kín vòng quanh thành phố Đà Nẵng

Giai đoạn 1 của dự án được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng điều chỉnh tại quyết định số 6323/QĐ-UBND ngày 25/12/2018 Hiện nay, giai đoạn 1 của dự án đang được triển khai thi công ngoài hiện trường đảm bảo tiến độ hoàn thành Tuy nhiên, đoạn tuyến trục chính khu công nghệ thông tin tập trung (thuộc giai đoạn 2) vẫn chưa được triển khai các thủ tục xây dựng Do đó, cần thiết phải xúc tiến các thủ tục đầu tư để ưu tiên đầu tư trước đoạn tuyến này trong đồ án quy hoạch Khu công nghệ thông tin tập trung - giai đoạn 2

Ngày 21/3/2023, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình: Tuyến đường Vành đai phía Tây (đoạn qua Khu công nghệ thông tin tập trung) tại Quyết định số 510/QĐ-UBND

Theo hồ sơ thiết kế của dự án, trong quá trình thi công Dự án Tuyến đường Vành đai phía Tây (đoạn qua Khu công nghệ thông tin tập trung) phát sinh khối lượng đất đá

dư thừa sau khi tận dụng đắp tại chỗ, phần đất, đá còn dư là 505.000 m3 Hiện nay nhu cầu đất san lấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng rất lớn, để tránh làm lãng phí tài nguyên Ban Quản lý đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường để phục vụ cho việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực

có dự án xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật khoáng sản và Thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 54 Nghị đinh số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ để làm căn cứ vận chuyển khối lượng 505.000 m3 đất dư thừa ra khỏi dự án phục vụ san lấp cho Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư trung tâm xã Hòa Bắc (giai đoạn 2) và Dự án Khu tái định cư Tân Ninh mở rộng giai đoạn 2 (theo Công văn số 4494/SXD-QLXD ngày 21 tháng 06 năm 2023 của Sở Xây dựng về việc liên quan đến điều phối đất đắp cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (lần 2)

Dự án khai thác khoáng sản đất trong diện tích dự án Tuyến vành đai phía Tây (Đoạn qua khu công nghệ thông tin tập trung) thuộc mục số 9 Phụ lục IV (Thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường Báo cáo này là cơ sở pháp lý để chủ dự án thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án sẽ đưa ra đánh giá cụ thể các tác động tích cực, tiêu cực trước mắt cũng như lâu dài đến môi trường tự nhiên, kinh tế -

xã hội, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp xử lý, giảm thiểu hợp lý nhằm hạn chế tối

đa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong quá trình triển khai dự án

Trang 10

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án

Dự án đầu tư xây dựng công trình Tuyến đường Vành đai phía Tây (đoạn qua khu Công nghệ thông tin tập trung) do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phê duyệt, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.3.1 Phù hợp với quy hoạch

- Dự án “Tuyến đường vành đai phía Tây (đoạn qua khu Công nghệ thông tin tập trung) phù hợp với các mục tiêu cụ thể đề ra trong Quyết định phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022

- Phù hợp với điều chỉnh Quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhièn năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/03/2021

- Phù hợp với Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt tại quyết định số 5030/QĐ-UBND ngày 28/7/2017

- Phù hợp với Tổng mặt bằng quy hoạch hướng tuyến TL 1/5000 Tuyến đường vành đai phía Tây thành phố được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt tại quyết định

số 2315/QĐ-UBND ngày 28/4/2017

- Phù hợp với Tổng mặt bằng quy hoạch hướng tuyến TL 1/500 Tuyến đường vành đai phía Tây thành phố (đoạn từ QL14B đến Khu công nghệ tập trung) được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt tại quyết định số 3052/QĐ-UBND ngày 07/6/2017

- Phù hợp với quy hoạch chi tiết TL 1/500 điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1/500 Tuyến đường vành đai phía Tây (đoạn qua khu Công nghệ thông tin tập trung) được UBND huyện Hoà Vang phê duyệt tại quyết định số 8451/QĐ-UBND ngày 23/12/2022

1.3.2 Phù hợp với kết nối và liên kết mạng lưới giao thông

Dự án Tuyến đường vành đai phía Tây (đoạn qua khu Công nghệ thông tin tập trung) sẽ kết nối các tuyến đường vành đai phía Tây – giai đoạn 1 với đường tránh Nam hầm Hải Vân, đường Nguyễn Tất Thành nối dài trong giai đoạn trước mắt; kết nối với đường nối từ đường Vành đai phía Tây 1 lên Khu công nghệ cao và đường nối lên cảng Liên Chiểu trong tương lai Việc đầu tư tuyếnd đường này tạo ra mạng lưới

Trang 11

giao thông kết nối loan toả và hoàn thiện mạng lưới giao thông thành phố Đà Nẵng theo quy hoạch

1.3.3 Phù hợp với nhu cầu của địa phương

Hiện nay, công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, theo hướng thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp rất lớn Toàn bộ khối lượng đất, đá dư thừa của dự án sẽ được tận dụng để cung cấp cho Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư trung tâm xã Hòa Bắc (giai đoạn 2) và Dự án Khu tái định cư Tân Ninh mở rộng giai đoạn 2 (theo Công văn số 4494/SXD-QLXD ngày 21 tháng 06 năm 2023 của Sở Xây dựng về việc liên quan đến điều phối đất đắp cho các dự án đầu

tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (lần 2) Vì vậy, việc Khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại Dự án “Tuyến đường vành đai phía Tây (đoạn qua khu Công nghệ thông tin tập trung) là phù hợp với nhu cầu của đất san lấp tại địa phương

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

a) Các văn bản pháp luật

 Luật:

- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008

- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 17/06/2020

Trang 12

- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

 Thông tư:

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

 Công văn, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định:

- Quyết định số 33/2018/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Nghị quyết số 205/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 của HĐND thành phố và Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 của UBND thành phố về việc Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025

- Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 03/02/2021 của Chủ tịch UBND thành phố về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật:

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt

- QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn – Mức cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

- QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

- QCVN 27:2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung

- TCVN 6705:2009 – Chất thải rắn không nguy hại – Phân loại

Trang 13

- TCVN 6707:2009 – Chất thải nguy hại, dấu hiệu cảnh báo

- TCVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế

- TCXDVN 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế

- Đánh giá tác động môi trường, phương pháp và áp dụng - TS Lê Trình - NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2000

- Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải (tập 1) - GS.TS Trần Ngọc Chấn - NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2000

- Môi trường không khí, Phạm Ngọc Đăng, 1997, NXB KH&KT, Hà Nội

- Quản lý chất thải rắn, Trần Ngọc Duệ, 2001, NXB Xây dựng, Hà Nội

- Cơ sở đánh giá tác động môi trường, Lê Xuân Hồng, 2006, NXB Thống kê

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp

có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 28/04/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng V/v phê duyệt Tổng mặt bằng quy hoạch hướng tuyến TL 1/5000 Tuyến đường vành đai phía Tây thành phố;

- Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 4025/QĐ-UBND ngày 27 tháng 06 năm 2022của UBND huyện Hòa Vang về việc phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1/500 Tuyến đường Vành đai phía Tây (đoạn qua khu Công nghệ thông tin tập trung)

- Quyết định số 8451/QĐ-UBND ngày 23/12/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1/500 Tuyến đường Vành đai phía Tây (đoạn qua Khu công nghệ thông tin tập trung);

- Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 21/3/2023 của UBND thành phố Đà Nẵng

về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Công trình: Tuyến đường Vành đai phía Tây (đoạn qua Khu công nghệ thông tin tập trung)

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình Tuyến đường vành đai phía Tây (Đoạn qua khu Công nghệ thông tin tập trung), đại điểm: xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng;

- Kết quả phân tích môi trường không khí, đất tại khu vực triển khai dự án;

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Trên cơ sở các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các hướng dẫn thi hành luật, chủ dự án phối hợp cùng với đơn vị tư vấn tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của Dự án theo các bước sau:

Trang 14

- Bước 1: Tiếp nhận và nghiên cứu: thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật của Dự án

- Bước 2: Xác định sơ bộ: nguồn tác động chính, đối tượng chịu ảnh hưởng làm

cơ sở cho việc thực hiện các bước tiếp theo

- Bước 3: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện Dự án; tổ chức nhân lực - vật lực để thực hiện

- Bước 4: Thu thập tài liệu, khảo sát thực tế và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện Dự án

- Bước 5: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động; phân tích các nguồn, đối tượng có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro sự cố; Đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường

- Bước 6: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án

- Bước 7: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường

- Bước 8: Tổng hợp báo cáo ĐTM của Dự án

- Bước 9: Hội thảo sửa chữa giữa Chủ đầu tư và cơ quan tư vấn để thống nhất nội dung báo cáo

- Bước 10: Tổ chức ý kiến về báo cáo ĐTM theo quy định

- Bước 11: Tổng hợp ý kiến tham vấn và hiệu chỉnh báo cáo theo ý kiến tham vấn, ký duyệt hồ sơ trình thẩm định báo cáo ĐTM

- Bước 12: Hiệu chỉnh báo cáo theo ý kiến của Hội đồng thẩm định, trình phê duyệt

Thông tin về đơn vị tư vấn như sau:

Tên đơn vị tƣ vấn: Công ty TNHH Tư vấn địa chất Minh Huy

 Địa chỉ: 06 An Nhơn 11, P An Hải bắc, Q Sơn Trà, Tp Đà Nẵng

 Người đại diện: Trần Văn Cương Chức vụ: Giám đốc

 Điện thoại: 0975222685

Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM gồm:

Bảng 1 Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM

I Chủ đầu tƣ: Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông

Trang 15

2 Võ Hoàng Việt Cung cấp tài liệu dự án, Kiểm

tra nội dung báo cáo

1 Trần Văn Cương KS Trắc địa

Kiểm tra nội dung báo cáo ĐTM; ký duyệt trước khi trình thẩm định và phê duyệt

2 Nguyễn Văn

Hành

ThS Sinh thái học Chủ trì báo cáo

3 Nguyễn Hoàng

Linh KS Môi trường Tham gia lập báo cáo

4 Bùi Văn Đoàn ThS Địa chất Tham gia lập báo cáo

5 Bùi Trường Phi KS Khai thác Tham gia lập báo cáo

4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1 Các phương pháp ĐTM

- Phương pháp liệt kê: Phương pháp này được sử dụng để lập mối quan hệ giữa

các hoạt động của dự án và các tác động môi trường Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 của báo cáo

- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này dựa trên cơ sở các hệ số ô

nhiễm để xác định tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm do dự án gây ra Từ đó có thể

dự báo khả năng tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 của báo cáo

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy

chuẩn Việt Nam về môi trường để so sánh, đối chiếu với nồng độ các chất ô nhiễm do

dự án gây ra Phương pháp này được sử dụng tại chương 2 và chương 3 của báo cáo

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập và xử lý

các dữ liệu về điều kiện tự nhiên (địa lý, địa chất, khí tượng - thuỷ văn, ) và điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực dự án Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại chương 2 của báo cáo

- Phương pháp mô hình hóa: Là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá

trình chuyển hóa, biến đổi trong thực tế về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và thời gian Phương pháp này được sử dụng tại chương 3 của báo cáo

- Phương pháp chập bản đồ: Sử dụng hệ thống thông tin địa lý, kết hợp các bản

đồ đã có sẵn (bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, …) và các phần mềm mapinfo, Autocad để lập các bản đồ chuyên đề phục

vụ đánh giá tác động môi trường Phương pháp này được áp dụng tại Chương 1 phần

Trang 16

mô tả vị trí của dự án để xác định dự án có ảnh hưởng đến quy hoạch của địa phương, các vị trí an ninh, quốc phòng, các vị trí nhạy cảm như đình, chùa, nhà thờ, miếu, di tích lịch sử trong khu vực dự án, các khu dân cư, áp dụng tại chương 2 phần điều kiện môi trường tự nhiên khu vực dự án

4.2 Các phương pháp khác

Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình thực hiện ĐTM các phương pháp sau được tham khảo và nghiên cứu sử dụng:

- Phương pháp khảo sát, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích tại

phòng thí nghiệm: Phương pháp này giúp thu thập các thông số về hiện trạng môi

trường tại khu vực thực hiện dự án Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong Chương 1, 2 của báo cáo

- Phương pháp tham vấn cộng đồng: thực hiện tham vấn cộng đồng về báo cáo

ĐTM theo quy định của pháp luật Ý kiến tham vấn được tổng hợp tại Chương 5 của báo cáo

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tư liệu, thông tin có liên quan đến hiện

trạng môi trường, đa dạng sinh học và các tài liệu, báo cáo ĐTM Phương pháp này được sử dụng trong Chương 1, 2 và 3 của báo cáo

Các phương pháp trên đều là những phương pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình thực hiện ĐTM, các phương pháp đã được đưa vào giáo trình giảng dạy cho sinh viên ngành công nghệ và quản lý môi trường cũng như phục vụ cho các cơ quan nghiên cứu và quản lý môi trường nên có độ tin cậy cao

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án: Tuyến đường vành đai phía Tây (đoạn qua khu Công nghệ thông tin tập trung)

- Địa điểm thực hiện dự án: xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

- Chủ dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Đà Nẵng

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

Dự án Tuyến đường Vành đai phía Tây (đoạn qua khu Công nghệ Thông tin tập trung) được xây dựng tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng:

- Điểm đầu dự án có lý trình Km19+177.30 (lấy theo lý trình vành đai phía Tây - giai đoạn 1), trùng với điểm cuối của dự án vành đai phía Tây, đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh - giai đoạn 1

- Điểm cuối dự án có lý trình Km20+407.30, trùng với nút giao đường Hải Vân - Túy Loan và đường Nguyễn Tất Thành nối dài

- Chiều dài toàn tuyến: L = 1,03Km

Trang 17

- Quy mô mặt cắt ngang: Bề rộng nền đường: Bn = 41,0m; Bề rộng mặt đường:

Bm = 2 x 7,5m = 15,0m; Bề rộng vỉa hè: Bvh = 2 x 5,5m = 11,0 (bao gồm cả thân bó vỉa); Bề rộng dải phân cách giữa: Bpc = 15,0m

- Tổng diện tích sử dụng đất của dự án: 89.955m2 Trong đó:

+ Diện tích đất quy hoạch tuyến đường: 63.038 m2

+ Diện tích khớp nối hạ tầng kỹ thuật: 269.17 m2

- Khối lượng đất, đá dư thừa cần vận chuyển: 651.450 m3

5.1.3 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Các hạng mục công trình, gồm:

- Thi công nền đường, gia cố mái taluy;

+ Nền đường đắp bằng đất chọn lọc, lu lèn đảm bảo độ chặt và cường độ

+ Kết cấu áo đường cấp cao A1, mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc≥155Mpa, lớp mặt bằng bê tông nhựa chặt rải nóng, móng bằng cấp phối đá dăm

- Thi công mặt đường;

-Thi công hệ thống thoát nước: công thoát nước kết cấu bằng BTCT lắp ghép hoặc BTCT đổ tại chỗ

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy chuẩn quốc gia QCVN 41:2019

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

- Chất thải rắn

- Nước mưa chảy tràn

- Tác động đến môi trường đất, không khí, tiếng ồn

- Hoạt động của phương tiện cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường

- Bụi, CO, CO2,

NOx, CO2, HC…

- Tiếng ồn, độ rung

Tác động đến môi trường không khí

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia thi công

- Nước thải sinh hoạt

- Tác động đến môi trường nước, đất, không khí

- Thi công xây dựng - Chất thải rắn - Tác động đến môi

trường nước, đất, không khí

- Các hoạt động khác

- Nước mưa chảy tràn

Trang 18

- Giẻ lau dầu mỡ, dầu mỡ thải

- Gây mất an toàn giao thông trong khu vực do tăng mật độ phương tiện;

- Tác động đến bề mặt môi trường đất

và hệ sinh thái đồng ruộng;

- Sức khỏe công nhân thi công, dân

cư địa phương

- Ảnh hưởng đến KTXH địa phương;

đi vào hoạt động

Bụi, CO, CO2,

NOx, CO2, HC…

Tiếng ồn, độ rung

Tác động đến môi trường không khí

- Nước mưa chảy tràn

Tác động đến môi trường nước

5.3 Dự báo các tác động chính của môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 2 Các tác động chính, chất thải phát sinh của dự án

- Chất thải rắn (Đất đá thải)

- Tác động thường xuyên, kéo dài trong suốt thời gian thi công xây dựng dự án

- Khối lượng đất đá dư thừa 651.450 m3

2 - Hoạt động

của phương

- Bụi, CO, CO2, NOx, CO2, HC…

- Tác động thường xuyên, kéo dài trong suốt thời gian thi

Trang 19

tiện cơ giới

từ các phương tiện khai thác, vận chuyển

công xây dựng của dự án nhưng phạm vi ảnh hưởng chỉ trong khu vực dự án đến nơi đổ thải

- Quy mô, tính chất và mức độ nghiêm trọng tùy theo từng tác động, đặc biệt là khi xảy ra các

- Nước thải sinh hoạt Tác động liên tục và kéo dài

suốt thời gian hoạt động của dự

án, phạm vi ảnh hưởng được đánh giá ở mức độ thấp

Lưu lượng trung bình: 0,2m3/ngày (24 giờ)/1 vị trí

- Thành phần chính: SS, BOD, COD, N, P, Coliform

- Rác thải sinh hoạt - Khối lượng khoảng: 1,5

kg/ngày

- Thành phần chính: các loại bao bì, vỏ lon đựng nước giải khát, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa

Thành phần chính và khối lượng dự kiến:

+ Dầu mỡ thải: 40-60 lít + Dẻ lau dính dầu mỡ: 5-10kg + Bao bì cứng, thùng đựng dầu: 15-30kg

Trang 20

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Các công trình và các biện pháp bảo vệ môi trường chủ yếu của dự án như sau:

Bảng 3 Các công trình và các biện pháp bảo vệ môi trường chủ yếu của dự án

I Trong giai đoạn thi công xây dựng

1 Bụi

+ Không đào, đắp trong điều kiện có gió mạnh + Các xe vận chuyển có bạt che phủ thùng xe, thu gom và làm sạch mặt đường ngay nếu có vật liệu rơi vãi lên mặt đường

+ Thuê xe bồn tưới nước trong những ngày khô nắng

2 Khí thải Sử dụng các phương tiện, thiết bị được kiểm định và bảo dưỡng định kỳ

3 Nước thải sinh hoạt Sử dụng chung của dự án xây dựng tuyến đường

4 Chất thải rắn sinh hoạt Thu gom lưu trữ tạm và ký hợp đồng thu gom,

vận chuyển và xử lý

5 Chất thải nguy hại

Thu gom và lưu giử phù hợp khi đủ số lượng sẽ làm hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng đến thu gom

6 Tiếng ồn, độ rung

+ Sử dụng thiết bị, máy móc đã được kiểm định + Bố trí lịch làm việc hợp lý, tránh tập trung đông 1 chỗ cùng một thời điểm

II Trong giai đoạn vận hành

1 Nước mưa chảy tràn

Công trình thu gom trên mạng lưới thoát nước mưa thiết kế đổ về hố ga và thoát theo hệ thống thoát nước mưa dọc tuyến đường

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

a) Giám sát môi trường giai đoạn thi công xây dựng

- Giám sát chất lượng không khí:

+ Thông số giám sát: tiếng ồn, bụi lơ lửng (TSP), SO2, NO2, CO

Trang 21

+ Vị trí giám sát: 02 vị trí, KK1 vị trí đầu tuyến đường; KK2 vị trí cuối tuyến đường

b) Giám sát môi trường giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Tại giai đoạn vận hành, dự án không phát sinh nước thải, khí thải, nên dự án không cần thực hiện việc quan trắc môi trường trong giai đoạn này

Trang 22

CHƯƠNG I: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

I.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

- Điện thoại: 0236.3822753 Fax : 0236 3822753

- Đại diện : Ông Nguyễn Minh Huy

- Chức vụ: Giám đốc

* Tiến độ thực hiện dự án: từ 2021 đến 2024 Trong đó:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: từ 2021-quý 2, năm 2023: Thực hiện các thủ tục pháp lý: phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, lập hồ sơ thiết kế…

- Giai đoạn thực hiện dự án: 02 năm kể từ ngày phê duyệt Thiết kế Bản vẽ thi công

I.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

Dự án: Tuyến đường Vành đai phía Tây (đoạn qua khu Công nghệ Thông tin tập trung) được xây dựng tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Tọa độ ranh giới quy hoạch được xác định bởi các điểm A1, A2 A54; R2 R5; R10 R17; R24 R27; R34 R37

Bảng 1.1 Bảng thống kê tọa độ các điểm góc ranh giới quy hoạch của dự án

Tên điểm

Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục

107 0 45’, múi chiếu 3 0

R1 1.777.395,1320 534.873,1879 R2 1.777.452,1582 534.852,9656 R3 1.777.557,5253 535.149,4048 R4 1.777.572,4897 535.181,2455 R5 1.777.613,0774 535.295,7009 R6 1.777.633,8029 535.302,6857 R7 1.777.743,7544 535.216,6721 R8 1.777.771,4606 535.245,5230 R9 1.777.649,4908 535.339,9125 R10 1.777.638,8878 535.369,1793 R11 1.777.656,2812 535.418,2285

Trang 25

Hình 1 Vị trí dự án

Trang 26

I.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án

Hiện trạng quản lý đất trong diện tích cần giải phóng mặt bằng thuộc vùng quy hoạch Tuyến đường vành đai phía Tây thành phố (đoạn từ Quốc lộ 14B đến Khu công nghệ tập trung)

- Tổng diện tích sử dụng đất của dự án: 89.955m2 Trong đó:

+ Diện tích đất quy hoạch tuyến đường: 63.038 m2

+ Diện tích khớp nối hạ tầng kỹ thuật: 269.17 m2

I.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cƣ và khu vực có yếu tố nhạy cảm

I.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự

- Góp phần cụ thể hoá từng bước quy hoạch chung thành phố đã được phê duyệt

- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, kết nối mạng lưới giao thông thành phố Đà Nẵng, phát triển giao thông một cách hiệu quả và bền vững qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân, giảm tai nạn giao thông, giảm

ô nhiễm môi trường và cải thiện điều kiện đi lại của người dân thành phố Đà Nẵng

- Tăng hiệu quả đầu tư các dịch vụ du lịch hiện tại và tương lai

Mục tiêu cụ thể:

- Cung cấp khả năng tiếp cận chiến lược cho các khu quy hoạch mở rộng đô thị phía Tây thành phố Đà Nẵng bằng cách cung cấp sự tiếp cận trực tiếp từ khu vực này đến phần còn lại của Đà Nẵng và các mạng lưới đường tỉnh, đường quốc gia CÙng với đường nối Làng Đại học và vành đai phía Nam hoàn chỉnh tuyến vành đai chất lượng cao về phía Nam và phía Tây của thành phố để phục vụ cho việc đi lại trong nội thị, liên đô thị và kết nối các vùng kinh tế trọng điểm của thành phố

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các khu đô thị ở phía Tây Bắc của thành phố, đối mới đô thị, phân bố dân cư bằng cách khuyến khích mọi người đến, sống và

Trang 27

làm việc trong khu vực dự án, giảm mật độ dân số trong khu vực trung tâm, giảm tác động của các tuyến đường có giao thông đông đúc, khuyến khích đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng,

- Vận chuyển khối lượng 651.450m3 đất dư thừa ra khỏi dự án để thuận tiện cho việc thi công tuyến đường vành đai phía Tây (đoạn qua khu Công nghệ thông tin tập trung) và phục vụ san lấp cho Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư trung tâm xã Hòa Bắc (giai đoạn 2) và Dự án Khu tái định cư Tân Ninh mở rộng giai đoạn 2, giảm kinh phí thi công các dự án Nhà nước, tránh làm lãng phí tài nguyên; đồng thời đóng góp một phần nhỏ vào ngân sách Nhà nước thông qua thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

I.1.6.2 Loại hình dự án

Loại hình hoạt động của dự án: đường giao thông

Loại hình đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

I.1.6.3 Quy mô , công suất

- Chiều dài toàn tuyến: L = 1,03Km

- Quy mô mặt cắt ngang: Bề rộng nền đường: Bn = 41,0m; Bề rộng mặt đường:

Bm = 2 x 7,5m = 15,0m; Bề rộng vỉa hè: Bvh = 2 x 5,5m = 11,0 (bao gồm cả thân bó vỉa); Bề rộng dải phân cách giữa: Bpc = 15,0m

- Tổng diện tích sử dụng đất của dự án: 89.955m2 Trong đó:

+ Diện tích đất quy hoạch tuyến đường: 63.038 m2

+ Diện tích khớp nối hạ tầng kỹ thuật: 269.17 m2

- Khối lượng đất, đá dư thừa cần vận chuyển: 651.450 m3

1.1.6.4 Công nghệ sản xuất của dự án

Công nghệ khai thác của dự án đơn giản, sau khi tạo được mặt bằng khai thác, tiến hành dùng máy đào xúc xúc đổ trực tiếp lên xe vận chuyển đến nơi tiêu thụ Công tác vận tải trực tiếp trên mặt bằng tầng khai thác

I.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

I.2.1 Các hạng mục công trình chính

Tuyến đường có các hạng mục công trình chính như sau:

+ Mặt đường rộng: Bn = 41,0m

+ Bvh = 2 x 5,5m = 11,0 (bao gồm cả thân bó vỉa);

+ Bề rộng dải phân cách giữa: Bpc = 15,0m

+ Hệ thống thoát nước

+ Cây xanh

+ Hệ thống điện chiếu sáng

+ Hệ thống kỹ thuật và hệ thống an toàn giao thông theo quy định

+ Hệ thống thu gom thoát nước mưa

Trang 28

I.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

Các hạng mục công tình phụ trợ của dự án sử dụng các công trình của dự án

“Tuyến đường vành đai phía Tây (Đoạn qua khu Công nghệ thông tin tập trung) thuộc

xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng”

I.2.3 Các hoạt động của dự án

- Đoạn tuyến có điểm đầu tại Km19+177.30 (điểm cuối giai đoạn 1 dự án Vành đai phía Tây), điểm cuối tại Km20+272.80, tiếp giáp với nhánh nút giao tuyến Hải Vân - Túy Loan với đường Nguyễn Tất Thành nối dài

c) Trắc dọc tuyến:

- Đường đỏ thiết kế trên cơ sở hạn chế tối đa đào sâu đắp cao để đảm bảo kinh tế

và ổn định nền đường, phối hợp với thiết kế bình đồ tuyến để êm thuận và an toàn cho

xe chạy

- Cao độ khống chế: điểm cuối giai đoạn 1 của dự án, nút giao cuối tuyến Km20+407.30 (Theo Quyết định số 1623/QĐ-BGTVT ngày 09/12/2022: nút giao tuyến Hải Vân - Túy Loan với đường Nguyễn Tất Thành nối dài là nút giao trực thông, tuyến Hải Vân - Túy Loan vượt đường Nguyễn Tất Thành nối dài bằng cầu vượt), cao

độ quy hoạch dọc tuyến, cao độ san nền giai đoạn 1 của Khu công nghệ thông tin tập trung & cao độ mực nước theo tần suất (4% đối với tuyến, cống)

- Trên cơ sở các cao độ khống chế, cos san nền của giai đoạn 1 thuộc khu công nghệ thông tin tập trung đã thực hiện, các đường ngang quy hoạch đã xây dựng và địa hình khu vực tuyến đi qua

d) Trắc ngang tuyến:

- Quy mô mặt cắt ngang đoạn tuyến được thiết kế theo mặt cắt ngang giai đoạn 1 đang triển khai thi công: Đảm bảo 4 làn xe với bề rộng mặt cắt ngang B=41,0m gồm: + Bề rộng phần xe chạy : 7,5m x 2 = 15m, dốc ngang 2%

+ Bề rộng vỉa hè : 5,5m x 2 = 11m, dốc ngang4%

Trang 29

+ Bề rộng dải phõn cỏch : 15m, dốc ngang -4% (hướng dốc vào tim đường)

Mặt cắt ngang điển hỡnh đoạn thụng thường

- Đối với đoạn đào sõu Km19+177.30 - Km19+689.20, để tận dụng cú hiệu quả khối lượng đất đào để phục vụ cho cỏc dự ỏn tại khu vực và ổn định phần mỏi taluy đào, quy mụ mặt cắt ngang như sau:

+ Bề rộng phần xe chạy : 7,5m x 2 = 15m, dốc ngang 2%

+ Bề rộng vỉa hố : 5,5m x 2 = 11m, dốc ngang 2%

+ Bề rộng dải phõn cỏch : 15m, dốc ngang -4% (hướng dốc vào tim đường)

+ Bậc thềm phớa trong nền đào: 6.0m

Mặt cắt ngang điển hỡnh đoạn đào sõu e) Thiết kế kết cấu ỏo đường:

- Kết cấu ỏo đường được thiết kế theo qui trỡnh thiết kế ỏo đường mềm TCCS38:2022/TCĐBVN, tải trọng thiết kế trục 120kN, mụđuyn đàn hồi chung của lớp kết cấu ỏo đường mềm được tớnh toỏn là ≥155MPa

- Kết cấu ỏo đường giữ nguyờn theo giai đoạn 1 của dự ỏn đang triển khai thi cụng, kết cấu ỏo đường từ trờn xuống như sau:

Cao trình đỉnh mái taluy sau khi đào ổn định

Trang 30

 Bê tông nhựa chặt BTNC16 dày 5cm

 Tưới dính bám 0,5 lít/m2

 Bê tông nhựa chặt BTNC19 dày 7cm

 Tưới thấm bám 1,0lít/m2

 Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25 dày 15cm

 Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax37.5 dày 17cm

 Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax37.5 dày 18cm

 Đất nền K98 có CBR≥8, dày 30cm

 Đất nền K95 có CBR≥5

f) Thiết kế nền đường:

- Nền đắp:

 Mái taluy đắp đất: taluy 1/1,5; H > 6.0 m;

 Nền đắp chủ yếu dùng đất tận dụng đất đào để đắp (lớp đất có kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu);

 Trước khi đắp cạp phải tiến hành đào cấp dọn sạch đất lẫn hữu cơ Đắp lại bằng đất chọn lọc cùng loại với đất đắp nền đường;

 Đất được đầm chặt K=0.95, riêng lớp trên cùng của nền đường, lớp tiếp giáp kết cấu áo đường được đầm chặt K98

- Nền đào: Mái taluy đào đất sử dụng độ dốc tối thiểu theo quy định, mái taluy đào đá phụ thuộc địa chất nền đường đảm bảo ổn định Độ dốc mái taluy theo TCVN13592:2022

 Đối với nền đào là đất, đá phong hóa, khi chiều sâu đào > 8m được chia bậc cấp, mỗi bậc cao 8m, giữa các bậc bố trí thềm rộng 2m dốc vào trong ta luy 10% Rãnh cấp được gia cố bằng tấm BTXM 15MPa đổ tại chỗ dày 8cm

 Đối với nền đào sâu Km19+177.30 - Km19+689.20, theo kết quả tính toán thì mái taluy đảm bảo ổn định Tuy nhiên với chiều cao mái taluy lớn, địa chất là đất,

đá phong hóa nứt nẻ nên dễ bị sạt lở bề mặt vào mùa mưa Do đó để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác tuyến đường, thiết kế bậc thềm 6m để chờ đề phòng đất đá bị sạt lở bề mặt đồng thời để tận dụng có hiệu quả khối lượng đất đào để phục vụ cho các

dự án tại khu vực và tiết kiệm chi phí xây dựng (không thiết kế gia cố bề mặt mái taluy)

g) Hệ thống thoát nước:

Cống thoát nước dọc:

- Khẩu độ cống dọc được bố trí trên cơ sở tính toán thủy lực, thủy văn đảm bảo

đủ khẩu độ thoát nước, không làm ảnh hưởng đến điều kiện thủy văn khu vực tuyến đi qua

- Phù hợp với thoát nước trong quy hoạch chi tiết TL 1/500 chi tiết được duyệt

- Các cống thoát nước lưu vực được thiết kế với tần suất lũ 5% Hệ thống thoát nước dọc chu kỳ lặp lại trận mưa 5 năm/lần

- Hệ thống thoát nước dọc được bố trí hai bên vỉa hè bằng ống cống ly tâm

Trang 31

BTCT D80-120cm và cống hộp [120x120]cm và [160x140]cm, móng cống bằng CPĐD loại 1 Dmax 37,5 dày 30cm Nước trên mặt đường được thu trực tiếp vào hệ thống cống dọc trên vỉa hè thông qua các cửa thu nước bằng bê tông 20MPa Tại các

vị trí cuối mương dọc được đấu nối và hệ thống mương hiện có

- Hố ga thu nước được bố trí cách khoảng trung bình 20-25m/hố theo phương dọc tuyến, làm bằng BTCT 20MPa đá 1x2 đặt trên lớp CPĐD đệm dày 10cm, đan hố

ga kết cấu BTCT 20MPa đá 1x2 Cửa thu nước cấu tạo dạng thu nước trực tiếp, làm bằng BT 20MPa đá 1x2 đổ tại chỗ

- Đối với hệ thống thoát nước dọc trên tuyến nối khu CNTT và khu CNC nằm trong phạm vi đoạn mở làn tăng giảm tốc, thiết kế tận dụng ống cống hiện trạng D=80-100cm di dời, làm mới các hố ga và cửa thu nước Kết quả thiết kế:

Thoát nước rãnh dọc dải phân cách, rãnh biên, rãnh cấp, rãnh đỉnh, dốc nước:

- Rãnh dọc dải phân cách: Tiết diện rãnh đào qua nền đất là hình thang, kích thước đáy lòng rãnh 30cm, chiều cao rãnh tối thiểu 25cm, độ dốc mái rãnh 1:1,5; Rãnh được gia cố bằng BTXM 15MPa đổ tại chỗ dày 15cm

- Rãnh biên được thiết kế có tiết diện hình thang, kích thước đáy lòng rãnh 40cm, chiều cao rãnh 40cm, độ dốc mái rãnh 1:1

- Rãnh cấp được bố trí trên mái taluy dương để thu thoát nước trên mái, rãnh cấp có bề rộng B=2m, được thiết kế độ dốc lòng ngang nghiêng về phía mặt đường -10% Rãnh cấp được gia cố bằng BTXM 15Mpa đổ tại chỗ dày 10cm

- Rãnh đỉnh được bố trí tại vị trí đào sâu Tiết diện rãnh đỉnh là hình thang, kích thước đáy lòng rãnh 50cm, chiều cao rãnh tối thiểu 50cm, độ dốc mái rãnh 1:1

- Dốc nước được bố trí trên mái taluy để dẫn nước từ rãnh cấp xuống rãnh biên Dốc nước được thiết kế có bước cấp rộng 50cm, rộng 1,4m Dốc nước làm bằng bê tông đổ tại chỗ 20MPa Kết quả thiết kế:

Trang 32

Nút giao thiết kế cùng mức đơn giản, bán kính bó vỉa tại nút tối thiểu 20m Giao thông trong nút tự điều chỉnh hoặc được điều khiển bằng đèn tín hiệu kết hợp các biển báo và vạch sơn

Bảng thống kê các nút giao trên tuyến như sau:

2 Km0+511.96 50Km/h Bm/Bn=21,0/40,0m

- Giao bằng, tự điều chỉnh

- Tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu kết hợp vạch sơn, biển báo

i) An toàn giao thông

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống biển báo, vạch sơn kẻ đường tuân theo Quy chuẩn

kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT

- Sơn kẻ đường: Gồm vạch phân làn (vạch số 2.1), vạch an toàn mép ngoài dải phân cách giữa (vạch 3.1A), vạch ra vào chỗ vịnh dừng xe hai bên đường (vạch 3.3 và vạch 3.2)

- Biển báo: Các biển báo bằng thép tráng kẽm nhúng nóng dày 2mm dán màng phản quang Cột biển báo bằng ống thép D80cm dày 2mm được dán màng phản quang trắng đỏ xen kẽ với chiều cao mỗi đốt là 25cm Vị trí cột biển báo cách mép ngoài bó vỉa 0,5m

j) Hạ tầng kỹ thuật đoạn qua đô thị

Đầu tư đồng bộ với khu CNTT tập trung các công trình hạ tầng kỹ thuật trên đoạn tuyến gồm:

- Vỉa hè, bó vỉa vỉa hè, dải phân cách

Trang 33

- Đất đắp vỉa hè được đầm chặt K95

l) Bó vỉa vỉa hè:

- Bó vỉa bằng bê tông 25Mpa đá 1x2 lắp ghép dài 1m Bó vỉa có dạng vát cao 15cm, rộng 30cm, đầu bằng rộng 5cm, đoạn vát cao 10cm rộng 25cm

- Móng bó vỉa bằng bê tông 20Mpa đá 1x2 đổ tại chỗ rộng 0.55m, dài 20m và

có bề dày thay đổi từ 14.5 - 16cm đặt trên lớp đệm CPĐD 37.5 dày 10cm

- Liên kết giữa bó vỉa và móng bó vỉa bằng lớp vữa XM M75 dày 1cm

- Khóa vỉa hè vai đường bằng bê tông 15Mpa dá 1x2 đổ tại chỗ rộng 10cm cao 20cm trên lớp đệm CPĐD 37.5 dày 5cm

- Chủng loại cây chọn sử dụng cho dự án:

- Cây trồng trên dải phân cách giữa: Trồng cỏ

- Cây trồng trên vỉa hè: Cây Giáng hương

- Hố trồng cây được bố trí hai bên vỉa hè, khoảng cách trung bình là 10m/hố Vị trí trồng thực tế sẽ xác định ngoài hiện trường để đảm bảo hố trồng cây không nằm giữa nhà dân hay trùng với các cổng cơ quan công sở Ngoài ra, trong phạm vi nút (từ tiếp đầu đến tiếp cuối đường cong bó vỉa) không trồng cây để đảm bảo tầm nhìn

- Xây dựng hố trồng cây kích thước trong (1.0x1.0)m, bố trí cách khoảng 10m/hố Thành hố bằng BTXM đá 1x2 25MPa lắp ghép

- Trong phạm vi đường chưa có hệ thống cấp nước

- Đấu nối ở 2 phía của tuyến ống chờ hiện trạng D300 DI và D200 DI nằm dưới đường ở vị trí nút Km0+511,96 (nút T2)

p) Mạng lưới đường ống:

Trang 34

- Sử dụng ống nhựa HDPE: D315, D63 có PE 100, PN>= 10

- Độ sâu chôn ống: Dựa vào Quy chuẩn QCVN 07-1:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật Công trình cấp nước mục 2.5, độ sâu chôn ống như sau:

- Ống D315 HDPE trên vỉa hè đặt sâu 1,0m tính từ mặt đất đến đáy ống

- Ống D63 HDPE trên vỉa hè đặt sâu 0,4m tính từ mặt đất đến đáy ống

- Dựa vào Bảng 9 - Bề rộng đáy đường hào trong xây dựng lắp đặt đường ống, Tiêu chuẩn TCVN 4447:2012 - Công tác đất và nghiệm thu, chiều rộng mương đào đặt ống như sau:

- Ống D315 HDPE chiều rộng mương đào là 0,8m

- Ống D63mm HDPE chiều rộng mương đào là 0,3m

- Trụ cứu hỏa D100mm được làm bằng gang, sử dụng trụ nổi kiểu ướt có họng lấy nước và họng bơm lắp cố định trên thân trụ đảm bảo lắp với các khớp nối phụ kiện trên xe chữa cháy nhanh chóng

- Van xả khí: thường đặt ở những vị trí cao của mạng lưới, dùng để tự động xả khí tích tụ trong ống ra ngoài, tránh cho ống khỏi bị phá hoại

- Tại các vị trí van, tê, cút (D≥100mm) đều phải có gối đỡ bê tông đá 1x2cm, M200

- Các phụ tùng đi kèm như côn, tê, cút (qua đường) đều sử dụng vật liệu gang dẻo, nối bằng phương pháp kiềng bích ép hoặc mặt bích

- Tại các vị trí khóa phải có miệng khóa nước để thuận tiện cho việc quản lý

q) Thông tin liên lạc

- Thiết kế các ống luồn cáp và hố ga tại vị qua đường theo định hướng đường ống thông tin liên lạc đã được duyệt tại hồ sơ quy hoạch

- Mương cáp dưới lòng đường có độ chôn sâu ≥ 1,0m

- Hố ga: Thành dày 20cm bằng bê tông M250 đá 1x2, đáy dày 10cm bằng bê tông M150 đá 1x2, trên nền cấp phối đá dăm

- Nắp hố ga: Bằng BTCT dày 7cm

r) Đèn tín hiệu giao thông: Theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt

I.2.4 Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

a) Giảm thiểu bụi trên đường vận chuyển: Che phủ bạt và làm sạch bánh xe trước khi ra khỏi dự án

b) Thu gom chất thải rắn sinh hoạt: Trang bị 01 thùng có nắp đậy đặt tại khu vực lán bảo vệ để thu gom chất thải rắn sinh hoạt sau mỗi ngày làm việc

Trang 35

I.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

I.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng của dự án

Với đặc thù Dự án thì các hạng mục chính gồm san nền, làm đường, lắp đặt hệ thống thoát nước,… nên nhu cầu nguyên vật liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình thi công xây dựng gồm đất đắp, đá, cát sạn, sắt thép, xi măng, nhựa đường, bê tông,…

Để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ, công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng từ các nguồn cung cấp là các công ty liên doanh, các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu xây dựng có uy tín

* Yêu cầu đối với nguyên vật liệu đầu vào:

+ Đất: Dùng đất cấp phối tốt (tương đương đất cấp III), đất khi đắp nền tuyến ống truyền tải phải kiểm tra về độ chặt theo đúng tiêu chuẩn đầm nén TCVN 4201-

1995

+ Cát: đắp nền đường, cát san nền: Cát phải đảm bảo độ sạch, độ lẫn tạp chất không vượt quá mức cho phép Cát thiên nhiên sử dụng làm vật liệu cho bê tông phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật, các chỉ tiêu trong thiết kế và TCVN 7570-2006, Tiêu chuẩn 14TCN 68 :1988, đồng thời phải tuân theo các qui định sau:

cơ lý khi thí nghiệm gạch: Cường độ nén, cường độ uốn, khối lượng thể tích, hình dạng và kích thước

+ Cốt thép: Cốt thép sử dụng trong kết cấu BTCT phải tuân thủ các tiêu chuẩn TCVN 1651: 2008, TCVN 4399 – 2008, TCVN 4507-2008 Vật liệu mua tại các đại lý trên địa bàn huyện phải đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng cũng như theo yêu cầu thiết kế qui định Phải được giao từng bó theo tiêu chuẩn ghi trong giấy chứng nhận

Bề mặt thép phải sạch không có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám vào

+ Xi măng: Toàn bộ xi măng đưa vào sử dụng đều phải có chứng chỉ chất lượng, thời gian xuất xưởng và được kiểm định chuyên môn Xi măng sử dụng phải thoả mãn các quy định theo tiêu chuẩn TCVN 9202 – 2012 “Xi măng và xây trát – Yêu cầu kỹ thuật

+ Bê tông: Phải thiết kế hỗn hợp bê tông và lấy tổ hợp mẫu thí nghiệm Tổ hợp mẫu thí nghiệm bao gồm 2 mẫu 15x15x15 và 2 mẫu thí nghiệm hình trụ D=15, H=30

Trang 36

Mẫu thí nghiệm phải đạt cường độ theo yêu cầu Chủ yếu sử dụng bê tông dưới dạng thành phẩm như các ống thoát nước thải, thoát nước mưa

+ Vữa Xây: Vữa dùng để xây như đã được quy định trong bản vẽ thiết kế hoặc nếu không được chỉ ra thì gồm 1 phần xi măng poóc lăng và 2 phần cốt liệu mịn tính theo khối lượng và phải có đủ nước để tạo ra được vữa có đủ độ sệt để có thể vận chuyển 1 cách dễ dàng và dễ trát bằng tay Vữa xây được chủ thầu tự pha chế từ cát và

Công suất động cơ

Khối lượng công việc

Định mức nhiên liệu (lít/ca) (*)

Khối lượng nhiên liệu

Ghi chú (*): Theo Quyết định 1134/QĐ-BXD ngày 08/10/2015 của Bộ xây dựng

về việc công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

I.3.2 Nguồn cung cấp điện, nước

- Nhu cầu sử dụng điện: Lượng điện sử dụng phục vụ cho việc thi công dự án được sử dụng từ nguồn điện của nhà nước gần khu vực thi công

Lượng điện tiêu thụ phục vụ trong giai đoạn thi công xây dựng dự kiến khoảng

500 kWh/tháng

- Nhu cầu sử dụng nước: Lượng nước sử dụng chủ yếu phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của công nhân và cho việc hoạt động xây dựng như trộn bê tông là sử dụng nước sạch của Thành phố

Ước tính, trong giai đoạn xây dựng, trung bình mỗi ngày số lượng cán bộ công nhân viên trên công trường có khoảng 60 người

Với định mức cấp nước cho công nhân hàng ngày là 100l/người/ngày thì nhu cầu nước cho sinh hoạt là khoảng 6m3

/ngày

+ Nhu cầu nước bảo dưỡng: Lượng nước này cần để bảo dưỡng, sửa chữa thiết

bị, máy móc chứa dầu, mỡ,… có khối lượng ít, khoảng 2m3

/ ngày

Trang 37

Xây dựng hoàn thiện dự án Nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, bụi và khí

thải,…

Đưa dự án đi vào

hoạt động sử dụng Tai nạn giao thông, bụi, khí thải, tiếng ồn,…

+ Nhu cầu nước phun tưới ẩm: Phun ẩm tại những vị trí phát sinh bụi: 5m3/ ngày Nước cấp cho hoạt động xây dựng khoảng 13 m3/ngày

* Nhu cầu sử dụng điện nước trong quá trình vận hành dự án

Với đặc thù của dự án khi đi vào vân hành, dự án không sử dụng điện, nước

I.3.3 Sản phẩm của dự án

Sản phẩm của dự án là hình thành tuyến đường giao thông mới tại khu vực

I.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH

Dự án Tuyến đường vành đai phía Tây (Đoạn qua khu Công nghệ thông tin tập trung) được hình thành với mục đích tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời từng bước hoàn thiện quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng Dự án là tuyến đường, với đặc thù là lưu thông phương tiện giao thông Nên quy trình triển khai thực hiện dự án như sau:

Thuyết minh quy trình:

Chủ đầu tư tiến hành xác định phạm vi thực hiện dự án, sau đó tiến hành thi công xây dựng Quá trình thực hiện dự án sẽ phát sinh nhiều chất thải vào giai đoạn thi công xây dựng tuyến đường, các chất thải bao gồm: Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu làm đường, từ máy móc thiết bị thi công xây dựng,… Nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng,…

Khi dự án đi vào hoạt động, các tác động đến môi trường tương đối nhỏ, tuy nhiên các tác động là thường xuyên và lâu dài, bao gồm các tác động: Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông lưu thông trên tuyến đường, các sự cố về an toàn giao thông,…

I.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

a) Nguyên tắc chung

- Đảm bảo thi công thuận lợi, nhanh chóng và hạn chế ảnh hưởng tới giao thông trên tuyến

- Quá trình thi công không ảnh hưởng tới các công trình lân cận

- Đảm bảo tính hợp lý cao nhất về mặt kinh tế

b) Phương án đảm bảo giao thông trong thi công

Trang 38

- Đảm bảo an toàn giao thông trong suốt quá trình thi công là công tác quan trọng

mà nhà thầu đặc biệt chú ý Để đảm bảo thực hiện tốt công tác an toàn giao thông cần thực hiện nghiêm chỉnh một số biện pháp sau:

- Lắp đặt biển báo công trường hai đầu mỗi khu vực thi công, bố trí hàng rào, biền báo hiệu

- Tổ chức vận chuyển cung cấp vật tư ngoài giờ cao điểm đối với đường bộ để tránh gây ùn tắc giao thông gây tai nạn cho người và phương tiện

- Vật liệu chuyển đến công trường được tập kết đúng nơi quy định, gọn gàng không rơi vãi ra ngoài khu vực

- Công tác thi công ban đêm tại các hố, mương thi công dở dang nhất thiết bố trí

đủ đèn ban đêm để các phương tiện giao thông hoặc người bộ hành nhận biết mà né tránh

- Công tác thi công ban đêm tại các vị trí dở dang nhất thiết bố trí đủ đèn ban đêm để các phương tiện giao thông hoặc người bộ hành nhận biết mà né tránh

- Xe máy phục vụ thi công công trình khi hết ca làm việc được tập trung tại nơi quy định

c) Nguồn vật liệu

Tận dụng tối đa nguồn vật liệu hiện có trogn quá trình san gạt thi công mặt đường

d) Bố trí mặt bằng xây dựng

- Đảm bảo giao thông thông suốt trong quá trình thi công

- Tổ chức công trường thành một khu vực riêng có: rào chắn, biển báo hướng dẫn, bố trí người cảnh giới, an toàn điện, phòng cháy chửa cháy…

- Vận chuyển vật tư, thiết bị đến công trường bằng đường

- Điện dùng lưới điện quốc gia, kết hợp máy phát điện dự phòng

e) Biện pháp thi công chủ đạo

- Chọn các vị trí mặt bằng thuận tiện cho việc vận chuyển vật liệu, điều phối giữa các gói thầu để bố trí bãi đúc cấu kiện và tập kết vật liệu (cấp phối đá dăm, ) tại công trường Số lượng bãi sẽ tùy thuộc phân chia các gói thầu, sẽ cụ thể ở giai đoạn tiếp theo

- Các hạng mục khác như: nhà kho, khu làm việc, nhà ở, bãi tập kết xe máy thi công của Nhà thầu sẽ do Nhà thầu tùy theo năng lực thiết bị và nhu cầu của đơn vị để

bố trí

- Vận chuyển vật tư thiết bị đến công trường bằng đường bộ

- Điện dùng lưới quốc gia, kết hợp máy phát điện dự phòng

Trang 39

- Nước sinh hoạt và thi công: sử dụng nguồn nước sinh hoạt, có thể kết hợp giếng khoan nhưng phải qua xử lý đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định trong Chỉ dẫn

kỹ thuật của dự án

Để thuận tiện cho việc kết hợp các loại hình vận chuyển vật liệu thi công trên hiện trạng giao thông khu vực, dự kiến bố trí các tuyến thi công theo dây chuyền giữa các hạng mục thoát nước, nền, mặt đường, an toàn giao thông,

f) Trình tự thi công tổng quát

- Dọn dẹp phát quang, đào đất không thích hợp (vét hữu cơ) tạo mặt bằng thi công phục vụ thi công

- Làm lán trại tạm (lán trại, đường tạm) phục vụ thi công

- Thi công cống (cống thoát nước, hầm dân sinh) đồng thời với công tác thi công nền đường

- Thi công nền đào

- Thi công nền đắp

- Thi công các công trình gia cố, phòng hộ

- Thi công các lớp mặt đường

- Đắp lề đường (song song công tác thi công mặt đường)

- Hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông (cọc tiêu, tôn lượn sóng, biển báo, vạch sơn), trồng cỏ mái taluy đắp

I.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƢ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN

Tổng mức đầu tư của dự án là: 91.325.709.000 đồng

I.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Chủ dự án sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng để thực hiện tốt chương trình quản lý và bảo vệ môi trường theo các quy định hiện hành

Trang 40

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN

TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

II.1.1 Điều kiện tự nhiên

a) Điều kiện địa lý

Diện tích đất quy hoạch tuyến đường: 63.038 m2

, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Đoạn tuyến đi qua khu vực địa hình dạng đồi núi, không có dân

cư sinh sống, bên trái là đất rừng núi trồng keo, bên phải là khu vực đã san nền của giai đoạn 1 - Khu công nghệ thông tin tập trung Phạm vi đoạn tuyến thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

b) Điều kiện địa chất

Theo các tài liệu địa chất đã có, gần đây nhất là Báo cáo kết quả đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Hội An -Đà Nẵng, khu vực thi công đào, đắp phân bố các đá của hệ tầng Bol Atek , các trầm tích hiện đại hệ Đệ Tứ

- Địa tầng:

+ Hệ tầng Bol Atek (O-S bat)

Hệ tầng Bol Atek (O-S bat)

Hệ tầng Bol Atek được xác lập trong quá trình đo vẽ địa chất nhóm tờ Hội An -

Đà Nẵng tỷ lệ 1:50.000

Hầu hết diện tích bao quanh khu vực thăm dò đều có sự hiện diện của trầm tích biến chất hệ tầng Bol Atek, hệ tầng này đặc trưng bởi sự xen kẽ các đá phiến mica, đá phiến sericit, đá phiến thạch anh - mica, đá phiến thạch anh -sericit và đá phiến thạch anh - plagioclas - mica, đá phiến thạch anh - plagioclas với các lớp đá phiến đen, các lớp quarzit

Các đá của hệ tầng Bol Atek (O-S bat) có quan hệ kiến tạo với các đá hệ tầng Trao (O-S tr), hệ tầng Asan (€as) và bị phủ bất chỉnh hợp bởi các đá hệ tầng Tân Lâm (D¬1-2¬ tl) Mặt khác chúng bị granitogneis phức hệ Đại Lộc (γ/Sđl) xuyên chỉnh hợp, gây đồng hoá, felspat hoá và bị granit phức hệ Bà Nà (γ/Kbn), phức hệ Hải Vân (γT3¬hv) xuyên cắt gây sừng hoá và biến đổi mạnh mẽ

+ Kainozoi - Hệ Đệ tứ:

Kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Hội An -

đoạn thành tạo trong các thung lũng miền núi Bao quanh khu vực thăm dò trầm tích Đệ tứ có mặt các phân vị địa tầng sau:

- Holocen hạ - trung Trầm tích sông (aQ21-2) phân bố dọc theo phía tây khu vực thăm dò; thành phần gồm cuội, sỏi, cát sạn, bột sét pha cát

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN