Luận văn TS Báo chí - Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội

195 1 0
Luận văn TS Báo chí - Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Văn hóa nói chung, văn hóa vật thể nói riêng, luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống con người cũng như bản sắc của mỗi dân tộc Văn hóa không chỉ làm nên sự khác biệt, tính đặc thù của mỗi dân tộc mà qua đó làm cho đời sống nói chung thêm phong phú, đa dạng, giúp cho con người vun đắp lòng tự hào đối với bản sắc của dân tộc mình Những di sản văn hóa tồn tại đến hôm nay luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển của một quốc gia, dân tộc, vùng miền Đó không chỉ là tài sản của riêng một vùng đất hay con người địa phương, mà còn là tài sản của quốc gia; phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất truyền thống văn hóa dân tộc Cùng với thời gian, các giá trị kết tinh trong di sản văn hóa như một dòng chảy âm thầm, lặng lẽ nhưng có khả năng to lớn, là cội nguồn, nền tảng tạo nên hệ giá trị của văn hóa dân tộc hôm nay và mai sau Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của văn hóa, trong đường hướng cách mạng của đất nước, Đảng ta luồn xác định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta luôn quan tâm và tiếp tục khắng định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”, phải thực sự “Là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[31] Tuy nhiên trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa với nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng rất nhiều thách thức như hiện nay, Đảng ta cũng khắng định rõ chúng ta “hòa nhập” nhưng không “hòa tan” Cùng với việc tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, sáng tạo những giá trị văn hóa mới, chúng ta phải “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” quý 1 báu của dân tộc Theo đó, việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã trở thành vấn đề cốt thiết, có ý nghĩa chiến lược UNESCO cho rằng: “Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự phồn thịnh và phát triển lâu dài của một quốc gia không đơn thuần chỉ là vấn đề nhân công, nguồn vốn, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên, mà còn là tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người Tiềm năng sáng tạo này nằm trong văn hóa và truyền thắng của clân tộc, nghĩa là trong kho tàng trí thức, trong tâm hồn, đạo lý, lối sống, trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng” Vì lẽ đó, việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nền văn hóa truyền thống là một vấn đề thiết yếu và cấp bách, đặt ra đối với hầu hết các quốc gia Đối với Việt Nam, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc là một nhiệm vụ của Nhà nước, của xã hội và của mỗi người dân Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, ngày 26/10/2001 đã thông qua “Luật di sản văn hóa” Điều 10 của Luật Di sản văn hóa đã chỉ rõ: “Cơ' quan nhà nước, tố chức chính trị - xã hội, tố chức xã hội - nghề nghiệp, tô chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy di sản văn hóaTrong chiến lược phát triển của đất nước theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, vai trò của văn hóa được Đảng và Nhà nước ta xem trọng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII viết: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đây sự phát triển kỉnh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo tồn phát huy Di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hóa vật thế và phi vật thế của dân tộc, các giá trị văn hóa nghệ thuật, ngôn ngữ; thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc Bảo tồn và phát huy văn hóa, văn nghệ dân gian Kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các di sản vãn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế du lịch” Với vị thế trung tâm chính trị - kinh tế và văn hóa của cả nước, Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ văn hóa của đất nước Việc bảo tồn và phát huy các giá trị tinh hoa của các di sản văn hoá Việt Nam, trong đó có di sản văn hoá vật thể của Hà Nội là một bộ phận hợp thành quan trọng, vì thế có ý nghĩa lớn về nhiều mặt Điều 11 của Luật Thủ đô đã nêu: “Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biếu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị vãn hóa vật thế và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng vãn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh Thủ đô Hà Nội, như các nhà nghiên cứu thường gọi là nơi tụ hội tinh hoa ngàn năm của văn hóa Việt Nam Nghiên cứu di sản văn hóa Hà Nội cũng là nghiên cứu tinh hoa trong di sản văn hóa Việt Nam Trên mảnh đất ngàn năm văn hiến đã hình thành những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) vô cùng phong phú, đa dạng và đặc sắc Hiện Hà Nội có trên 5.850 di tích; trong đó có 11 di tích quốc gia đặc biệt, 1.167 di tích quốc gia, 1.179 di tích cấp thành phố Có thể nói, mật độ di tích của Hà Nội thuộc loại cao nhất nước, trong đó nhiều di tích nối tiếng, có niên đại từ trước thời Lý đến thời Nguyễn Chính những di sản mang giá trị lịch sử, nhân văn đó đã tạo nên sức sống, nét đặc trưng rất riêng của Hà Nội và thực sự trở thành nội lực cho công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển của Hà Nội và cả nước Với những ưu thế nổi trội, đặc biệt khả năng nhanh nhạy trong việc “bắt mạch” những vấn đề thời sự, khả năng phản biện và tham gia giải đáp kịp thời những câu hỏi cấp thiết của đời sống xã hội, báo chí bằng nhiều phương thức đã tham gia tích cực và hữu hiệu vào việc bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa vô giá của Thủ đô Tại Điều 11 của Luật Di sản văn hoá cũng đã chỉ rõ: “Các cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng có trách nhiệm 3 tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị vãn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong nhân dân” Đối với người làm báo nhất là những người viết về văn hóa, việc nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống là một yêu cầu thiết thực Trong khi đó với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình báo chí hiện nay, đặc biệt là loại hình báo chí gắn với các phương tiện truyền thông mới như báo mạng điện tử đã làm gì, có cách thức riêng như thế nào để cạnh tranh với các loại hình truyền thông khác để tồn tại và phát triển Mặc dù vậy, những yêu cầu mới, thách thức mới của việc bảo tồn, phát huy văn hóa trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa và giao lưu hội nhập đòi hỏi báo chí phải năng động hơn, đổi mới, sát sao hơn để đáp ứng được đòi hỏi thông tin tuyên truyền một cách kịp thời - toàn diện - linh động - hiệu quả Việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể của Hà Nội trở thành một yêu cầu bức thiết không chỉ đối với các cơ quan quản lý văn hóa Hoạt động báo chí là một sản phâm của đời sông văn hóa - xã hội hiện đại Bản thân nó có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Nói cách khác, chức năng văn hóa của báo chí là việc nâng cao trình độ hiểu biết chung của nhân dân, khẳng định và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội Theo đó, báo chí phải tham gia tích cực vào việc bảo vệ di sản văn hóa vật thế của Thủ đô thông qua hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân Đối với người làm báo, nhất là những người viết về văn hóa, việc nghiên cứu các giá trị văn hoá truyền thống là một yêu cầu thiết thực Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung và văn hóa vật thể nói riêng, để di sản văn hóa mãi trường tồn và lan tỏa là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và toàn thể xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của báo chí Chính vì lý do đó, NCS lựa chọn vấn đề Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội làm đề tài luận án tiến sĩ nhằm tìm ra những thành tựu và hạn chế của hoạt động này trên báo chí, kiến nghị và đề xuất những phương hướng và giải pháp có tính khả thi, nhằm bảo tồn và phát huy tốt hơn di sản văn hóa vật thể của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai 2.Mục đích nghỉên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận về vai trò, chức năng của báo chí trong hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, luận án khảo sát, đánh giá thực trạng báo chí thông tin về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể của Hà Nội, từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung báo chí trong lĩnh vực này 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, NCS thực hiện một số nhiệm vụ sau:  Tổng quan tài liệu bao gồm những kết quả nghiên cứu đã được công bố từ sách, báo, đề tài khoa học có liên quan đến nội dung của đề tài  Tổng hợp, đánh giá những cơ sở lý luận, thực tiễn để sử dụng nhằm xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu của luận án  Phân tích, làm rõ một số vấn đề về lý luận, bao gồm các khái niệm cơ bản về báo chí, vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, chức năng của báo chí, về văn hóa, giá trị văn hóa vật thể, lý thuyết báo chí - truyền thông, lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng, vai trò, nhiệm vụ của báo chí trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội  Khảo sát và phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội thông qua phân tích nội dung tin, bài trên báo chí và những ý kiến đánh giá của người dân đối với những thông tin mà báo chí cung cấp Qua đó đánh giá những thành công, hạn chế của báo chí khi thực hiện truyền thông việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội 5  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội của báo chí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thủ đô, đất nước và những kiến nghị cụ thể đối với các cấp quản lý và cơ quan báo chí 3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu Luận án tập trung trả lời những câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của báo chí trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội ? Câu hỏi 2: Báo chỉ đã có những thành công đóng góp và hạn chế gì trong việc truyền thông bảo tồn và phát huy vãn hóa vật thể của Hà Nội? Câu hỏi 3: Báo chí cần làm thế nào đê khắc phục được những hạn chế, bất cập và phát huy được cao nhất hiệu quà truyền thông về bảo tồn và phát huy văn hóa vật thê của Hà Nội? Với 3 câu hỏi nghiên cứu đặt ra, dựa trên phạm vi nghiên cứu đă chọn thì NCS đặt ra những giả thuyết nghiên cứu sau: Giả thuyết 1: Báo chí là kênh tiếp cận thông tin chính về nội dung bảo tồn và phát huy văn hoá vật thế của Hà Nội Giả thuyết 2: Mặc dù báo chí đã mang đến cho công chúng những nhận thức khá đầy đủ về vấn đề bảo tồn và phảt huy vãn hoá vật thể của Hà Nội, tuy nhiên vẫn còn sự mất cân đổi trong phương thức xây dựng nội dung về vấn đề bảo tồn và phát huy văn hoá vật thể của Hà Nội Giả thuyết 3: Báo chí vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân về những vấn đề liên quan đến bảo tồn và phát huy vãn hoá vật thể của Hà Nội 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của báo chí với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể của Hà Nội 4.2 Phạm vi nghiên cứu NCS lựa chọn báo in và báo điện tử là 2 loại hình báo chí tiêu biểu để khảo sát tin, bài bởi lẽ trong 4 loại hình báo chí thì nội dung thông tin trên báo in và báo điện tử có tính lưu trữ linh động, công cụ tìm kiếm khoa học, nhanh chóng Đặc biệt, báo điện tử trong những năm gần đây đã tích hợp nhiều nội dung đa phương tiện, đảm bảo đa dạng hóa thông tin, kèm theo đó là có lượng công chúng lớn NCS lựa chọn 5 tờ báo (2 tờ báo in, 3 điện tử) để khảo sát tin, bài gồm: 2 tờ báo in ra hàng ngày là Báo Nhân Dân - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, báo Hà Nội mới - Cơ quan ngôn luận của Thành uỷ Hà Nội, thực hiện chức năng thông tin và là diễn đàn trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong việc tuyên truyền, phố biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Ba tờ báo điện tử còn lại là: Báo Văn hoá - Cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; Vietnamnet.vn - Cơ quan ngôn luận của Bộ Thông tin và Truyền thông; Vnexpress.net - Cơ quan ngôn luận của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong đó Vietnamnet.vn và Vnexpress.net là 2 báo điện tử có số lượng độc giả lớn nhất tại Việt Nam hiện nay Tuy nhiên do tôn chỉ, mục đích hoạt động và đối tượng cồng chúng hướng tới là khác nhau, vì vậy, yêu cầu và tiêu chí các bài viết đăng trên mỗi tờ báo trên cũng có sự phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của tờ báo Trong phạm vi nội dung đề tài khảo sát thì NCS chọn các bài viết đăng trên các báo Nhân Dân, Hà Nội mới, Văn Hóa, Vietnamnet.vn và 7 Vnexpress.net trong thời gian 05 năm: 1/2014 - 1/2019 Các tin, bài đăng phải có nội dung liên quan đên việc phản ánh hoạt động bảo tồn và phát huy văn hoá vật thể của Hà Nội thông qua từ khóa liên quan trực tiếp đến di sản văn hóa vật thể Tuy nhiên, Hà Nội có số lượng văn hóa vật thể đồ sộ, trong phạm vi luận án NCS chỉ khảo cứu những tin, bài liên quan đến các di sản văn hoá vật thể của Hà Nội được UNESCO công nhận và cấp Quốc gia Cụ thể gồm 13 di sản văn hoá vật thể của Hà Nội sau: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm - đền Ngọc Sơn, đền Phù Đổng, đền Sóc Sơn, đền cổ Loa, chùa Thầy, chùa Tây Phương, đỉnh Chèm, đình Tây Đằng, đền Hát Môn, đền Hai Bà Trưng, danh thắng Hương Sơn - Đối với công chúng khảo sát: Phạm vi khảo sát được điều tra chọn mẫu ở các quận nội thành và các huyện, thị xã ngoại thành của Hà Nội Tổng số phiếu khảo sát là 600 phiếu, trong đó các quận nội thành 300 phiếu và các huyện, thị xã 300 phiếu 5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Đây là một đề tài nghiên cứu tiếp cận theo hướng liên ngành, gồm các ngành: báo chí học, xã hội học truyền thông đại chúng và văn hóa học Cho nên, những lý thuyết mà luận án sẽ sử dụng gồm: Lý thuyết báo chí truyền thông về bản chất hoạt động của báo chí truyền thông, cơ chế tác động, các chức năng xã hội của báo chí truyền thông; vai trò xã hội của nhà báo Các lý thuyết nghiên cứu văn hóa truyền thông: nghiên cứu văn hóa; lý thuyết xã hội học (hệ thống cấu trúc - chức năng) Cụ thể ở đây, NCS áp dụng: Lý thuyết mô hình truyền thông của Lasswell và Shanon; Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự; Lý thuyết sử dụng và hài lòng Lý luận văn hóa Việt Nam: Lịch sử hình thành và phát triển hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam để tìm hiểu các đặc trưng cơ bản thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam, cơ sở để phân tích vai trò của báo chí trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống nói chung và giá trị văn hoá vật thể của Hà Nội nói riêng trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 5.2 Phương pháp nghiên cứu NCS lựa chọn hướng tiếp cận của luận án bắt đầu từ thực trạng nội dung thông điệp được báo chí truyền tải cho đến nhận thức, thái độ của công chúng đối với thông điệp đó Do đó, để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra của luận án, NCS lựa chọn những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án gồm:  Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu, văn kiện, nghị quyết, pháp luật có liên quan của Đảng và Nhà nước, các giáo trình, sách, các bài nghiên cứu trên các tạp chí nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung và văn hoá vật thể của Hà Nội nói riêng của báo chí Qua nghiên cứu các văn kiện, tài liệu trên, tác giả vận dụng những quan điếm, đường lối của Đảng và Nhà nước, kế thừa những kết quả đã được nghiên cứu, góp phần làm cho luận án sâu sắc hơn, đồng thời là cơ sở khoa học để nhận định, đánh giá các kết quả nghiên cứu, khảo sát nhằm tìm ra những giải pháp, kết luận khoa học cho đề tài nghiên cứu, từ đó khắng định những đóng góp mới của luận án  Phương pháp phân tích thông điệp: Thông qua những tin, bài liên quan đến nội dung bảo tồn và phát huy văn hoá vật thể của Hà Nội trong phạm vi khảo sát, tiến hành phân tích, thống kê, đánh giá theo những đặc điểm về nội dung, hình thức của tin, bài  Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi: Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm thu nhận các ý kiến nhận xét, đánh giá của công chúng, khảo sát, đánh giá mức độ tiếp nhận, ý kiến đánh giá của người dân 9 Thủ đô đối với báo chí trong việc truyền thông bảo tồn và phát huy văn hóa vật thế Hà Nội Danh sách mẫu được lập dựa trên danh sách thống kê toàn bộ nhân khẩu từ 16 đến 75 tuổi, có khả năng nhận thức và tiếp nhận báo chí, với đầy đủ cơ cấu mẫu về trình độ văn hóa, nghề nghiệp, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân của các cá nhân trong khu/tố/thôn dân cư Bảng hỏi được sử dụng trong quá trình thu thập thông tin gồm 18 câu hỏi dành cho các nhóm công chúng khác nhau Nội dung bảng hỏi hướng đến những thông tin về nhận thức, mức độ quan tâm và thái độ của công chúng đối với hoạt động bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội Đồng thời đánh giá vai trò của các loại hình báo chí trong việc truyền tải những thông tin về vấn đề này từ đó dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng đối với nội dung bảo tồn và phát huy văn hoá vật thể của Hà Nội trên báo chí Thời gian điều tra ý kiến công chúng: bắt đầu từ 1/1/2018 đến 1/6/2018 Phương pháp phỏng vấn sâu' Được thực hiện với một số đối tượng là người dân có nhận thức đầy đủ về công tác bảo tồn và phát huy văn hoá vật thể của Hà Nội Trong đó, lựa chọn 3 nhóm gồm: Công chức nhà nước, người làm doanh nghiệp tư nhân, cán bộ hưu trí, cán bộ tổ dân phố về những vấn đề liên quan để thu thập thông tin định tính, cơ bản, có hệ thống và chiều sâu nhằm đánh giá ưu điểm, nhược điểm, xác định giải pháp, nâng cao chất lượng thông tin bảo tồn và phát huy văn hoá vật thể của Hà Nội trên báo chí Kỹ thuật xử lý thông tin và số liệu điều tra: Xử lý dữ liệu định lượng bằng phần mềm thống kê định lượng SPSS 23.0; Xây dựng hệ thống bảng biểu bằng phần mềm Excel 2013 Sau khi khảo sát và xử lý dữ liệu, căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của luận án để phát hiện vấn đề trong khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng, kiểm định giả thuyết đã đặt ra 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:52

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan