Tuyen tap de thi hoc sinh gioi lop 9 mon ngu van tphcm (1)

9 7 0
Tuyen tap de thi hoc sinh gioi lop 9 mon ngu van tphcm (1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 2 12,0 điểm Em hãy thực hiện một trong hai đề bài sau: 1.Viết bài văn bản về những thanh âm “lấp lánh” trong các tác phẩm văn chương.. Câu 2 12 điểm Trong một bài phỏng vấn trên báo

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 14/3/2023 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút (Không tính thời gian phát đề) Chủ đề: NHỮNG THANH ÂM “LẤP LÁNH” Em biết chăng, vạn vật trên thế gian này đều có tiếng nói Chúng ta đang sống trong thế giới của những thanh âm Có thanh âm vang vọng từ lịch sử dân tộc: Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về (Trích Đất Nước, Nguyễn Đình Thi) Có thanh âm thánh thót từ thiên nhiên, đất trời: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt sương long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Nguyễn Thanh Hải) Có thanh âm thân thương nơi cuộc sống đời thường: Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre (Trích Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ) Câu 1 (8,0 điểm) Chủ đề Thanh âm “lấp lánh” gợi nhiều suy tư cho tuổi trẻ hôm nay: Thế nào là thanh âm “lấp lánh”? Ánh lấp lánh phát ra từ chính thanh âm hay từ cách ta cảm nhận và suy tư về thanh âm đó? Việc lắng nghe những thanh âm ấy đem lại ý nghĩa gì cho tuổi trẻ? Liệu tuổi trẻ ngày nay có đang bỏ lỡ bao thanh âm “lấp lánh”?… Bằng trải nghiệm của việc “lắng nghe” những thanh âm, em hãy viết bài văn để trả lời các câu hỏi trên Câu 2 (12,0 điểm) Em hãy thực hiện một trong hai đề bài sau: 1.Viết bài văn bản về những thanh âm “lấp lánh” trong các tác phẩm văn chương 2.Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: Phải chăng mỗi tác phẩm văn chương cũng là một thanh âm “lấp lánh”? - HẾT - Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: …………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2021-2022 Khóa ngày: 30/3/2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi có 01 trang) (Không tính thời gian phát đề) Chủ đề: SỰ THAY ĐỔI Câu 1 (8 điểm) Viết cho tôi - tuổi 15 và cho các bạn cùng lứa tuổi với tôi! Rất có thể bạn đang háo hức đón chờ sinh nhật tuổi 15 với biết bao thay đổi: thay đổi về thể chất và tâm sinh lí, thay đổi về ý thức trách nhiệm với chính mình và với mọi người… Nhưng bạn có nghĩ rằng làm đứa trẻ vô lo, vô nghĩ sẽ thích hơn trở thành người lớn với biết bao ưu tư cho chuyện học hành, lựa chọn trường lớp và nghề nghiệp tương lai? Rất có thể bạn đã quen với sự thay đổi của cuộc sống do đại dịch COVID-19 gây ra: thay đổi lối sống - đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người ; thay đổi cách thức học tập - liên tục chuyển đổi giữa học trực tiếp và học trực tuyến Nhưng bạn có nghĩ rằng sự thay đổi như vậy là không cần thiết vì nó khiến chúng ta quá mệt mỏi, hơn nữa đại dịch cũng đâu có kéo dài mãi mãi? Rất có thể bạn đang lo lắng về việc học hành để chuẩn bị cho tương lai khi nghe nói công nghệ 4.0 sẽ làm thay đổi cuộc sống, nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện Nhưng bạn có nghĩ rằng việc chuẩn bị cho những thay đổi mà chúng ta chưa biết rõ là rất phí công sức và tốn thời gian? Tại sao cuộc sống cứ vận động và thay đổi? Mình ghét sự thay đổi Ước gì ngày mai, đừng ai tổ chức sinh nhật tuổi 15 cho mình! Mình muốn một ngày như bao ngày, không có gì thay đổi cả! Cô bé đứng lặng yên bên đường! Em có đồng ý với suy nghĩ của cô bé trên? Hãy viết bài văn để đối thoại với cô bé ấy Câu 2 (12 điểm) Trong một bài phỏng vấn trên báo Onet Kultura, nhà văn Ba Lan Olga Tokarczuk-tác giả đoạt giải Nobel Văn học 2018 - cho rằng: Văn học làm người đọc thay đổi cách nhìn nhận về thế giới, khơi dậy trong họ những ý tưởng mới và khiến họ hiểu hơn về người khác Bằng những hiểu biết và trải nghiệm văn học, em hãy trình bày suy nghĩ về nhận định trên ……Hết…… Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: …………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Không tính thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) Chủ đề: Gọi tên cách sống (Từ góc nhìn tuổi trẻ và từ tác động của văn chương) Câu 1 (8 điểm) Ai cũng chỉ có một cuộc sống, nhưng có nhiều cách sống Để cuộc sống có ý nghĩa, cần biết đặt tên cho cách sống của mình Có nhiều cái tên được nghĩ đến Đó có thể là “Sống dấn thân”, “Sống tỏa sảng”, “Sống ước mơ” hay bất cứ cái tên nào làm trái tim bạn cảm thấy ấm áp Với góc nhìn tuổi trẻ, em sẽ đặt tên gì cho cách sống của mình? Hãy viết bài văn trình bày câu trả lời của em Câu 2 (12 điểm) Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho thời đại họ một cách sống của tâm hồn (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ, SGK Ngữ văn 9, tập 2) Nhận định trên gợi cho em suy nghĩ gì về sự tác động của tác phẩm văn chương đến cách sống của mỗi người và của cả thời đại? Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn chương, em hãy viết bài văn trả lời cho câu hỏi trên ……Hết…… Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: …………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi có 01 trang) (Không tính thời gian phát đề) Câu 1 (8 điểm) Từ những gợi ý trên, em hãy viết bài văn với nhan đề: “Những sáng tạo khởi nguồn từ yêu thương” Câu 2 (12 điểm) Trong tác phẩm văn học thường xuất hiện hình ảnh dòng thời gian Thời gian tuần hoàn, khép kín (Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,/ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.) trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) gợi tâm trạng tủi thẹn, đau đớn của nàng Kiều trước cảnh ngộ éo le, khi ngày tháng trôi qua đơn điệu, buồn tẻ, tù túng Thời gian liên tục chảy trôi (Hồi nhỏ sống với đồng/hồi chiến tranh ở rừng/ Từ hồi về thành phố) trong Ánh trăng (Nguyễn Duy) diễn tả những đổi thay của con người theo thời gian để rồi vỡ òa trong cảm xúc hối hận, ăn năn khi nhận ra mình đã lãng quên quá khứ tình nghĩa, thủy chung Thời gian đan xen giữa hồi ức và hiện tại trong Bếp lửa (Bằng Việt) nhắc nhở về những kỉ niệm tuổi thơ vất vả mà ấm êm bên người bà giàu đức hi sinh; khắc sâu lòng biết ơn và nỗi nhớ thương dài theo năm tháng mà người cháu dành cho bà Phải chăng khám phá hình ảnh dòng thời gian trong tác phẩm văn học cũng chính là khám phá cuộc sống và tâm tư, nỗi niệm của nhân vật trữ tình? Từ những gợi ý trên và từ những cảm nhận về dòng thời gian trong các tác phẩm văn học yêu thích, em hãy viết bài văn với nhan đề: “Bức thông điệp của thời gian” ……Hết…… Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: …………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2018-2019 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Không tính thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Trong cuốn sách “Yêu những điều không hoàn hảo”, tác giả Hae Min cho rằng: Có thể bạn không tài nào hiểu được Tại sao cha mẹ mình, anh chị em mình, bạn bè mình,… Lại suy nghĩ và làm như thế Nhưng cho dù bạn không thể hiểu họ Và không vừa lòng với những điều họ làm Bạn vẫn có thể yêu thương họ thật lòng Vì tình yêu thật sự Vượt qua mọi sự hiểu biết của con người (…) Chúng ta vẫn có thể yêu thương nhau trọn vẹn mà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn (Theo Hae Min, Yêu những điều không hoàn hảo, NXB Thế Giới, 2018) Em có đồng ý với suy nghĩ “Chúng ta vẫn có thể yêu thương trọn vẹn mà không cần hiểu nhau một cách trọn vẹn” không? Hãy viết bài văn trình bày câu trả lời của em Câu 2 (12 điểm) Có những câu thơ hay nhất trong bài thơ: Nếu bài thơ là cánh đồng thì chúng là lúa mọc trong đó, Nếu bài thơ là chiếc dây lưng thì chúng là con dao găm đeo ở đó, Nếu bài thơ là con chim thì chúng là đôi cánh chim, Nếu bài thơ là con nai đứng trên vách đá thì chúng là đôi mắt nai trông về phía xa … (Theo Rasul Gamzatov, Dagestan của tôi, NXB Kim Đồng, 2016) Từ những gợi ý trên và những trải nghiệm trong quá trình đọc thơ, em hãy viết bài văn về những câu thơ hay nhất trong bài thơ ……Hết…… Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: …………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi có 01 trang) (Không tính thời gian phát đề) Câu 1 (8 điểm) Theo em, chiếc ô tô đang đậu ở ô số mấy? Thật khó phải không ? 16 - 06 - 68 - 88 - ? - 98 Dường như bãi đậu xe này đánh số không theo một quy tắc nào cả Không phải thế đâu Chỉ cần quay ngược tấm hình lại, em có thể dễ dàng tìm ra câu trả lời Cũng như vậy, trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần thay đổi góc nhìn, ta sẽ khám phá ra bao điều thú vị Em có đồng ý như vậy không ? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em Câu 2 (12 điểm) Trong bài viết Trang giấy mở lòng ra, khi nhận xét về Nhật kí Đặng Thùy Trâm và Nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương có viết: Những trang giấy ố vàng không chấp nhận cái thế giới im lặng tưởng như vĩnh cửu nên đã mở lòng ra với cuộc đời rộng lớn chung quanh Và những trang sách của những tâm sự riêng tư đã vượt khỏi câu chuyện của một người để trở thành câu chuyện của muôn người (Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh, 2016) Theo em, nhận xét trên có đúng khi bàn về đặc trưng của tác phẩm văn học ? Từ những hiểu biết về văn học và những trải nghiệm khi đọc các tác phẩm yêu thích, em hãy trình bày câu trả lời của mình ……Hết…… Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: …………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015-2016 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Không tính thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) * Cuộc hội thoại về tuyển dụng: Người phỏng vấn: - Bạn đã học rất giỏi ở trường và có rất nhiều giấy khen Nhưng còn các kĩ năng sống của bạn thì sao? Người xin ứng tuyển: - Ơ ! ơ …! Tôi có thể làm rất tốt các bài kiểm tra, các bài thi ở trường ! Ở lứa tuổi 15 với nhiều chuẩn bị cho tương lai, mẩu đối thoại trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ đó của em Câu 2 (12 điểm) Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), nhân vật người hoạ sĩ nghĩ rằng: “Ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật (…) trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời” Em có đồng ý với suy nghĩ trên không? Bằng những hiểu biết về mối quan hệ giữa nghệ thuật (nói chung) và văn học (nói riêng) với hiện thực cuộc sống, em hãy viết bài văn đối thoại với nhân vật người hoạ sĩ ……Hết…… Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: …………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2014-2015 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 24/3/2015 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi có 01 trang) (Không tính thời gian phát đề) Câu 1 (8 điểm) Mượn lời Dế Mèn trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, nhà văn Tô Hoài đã nói lên tâm tư và khát khao của tuổi trẻ: Hỡi ôi! Còn chi buồn bằng, tuổi thì trẻ, gân thì cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim và tấm lòng thiết tha mà đành sống theo khuôn khổ bằng phẳng Hiện nay, một số bạn trẻ chọn lối sống khác khuôn khổ bằng phẳng bằng cách: ăn mặc lố lăng, hành xử đầy tính bạo lực, phát ngôn làm tổn thương người khác,… Vấn đề trên gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 2 (12 điểm) Rất thèm người nhưng nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) lại xung phong lên làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét không một bóng người, để rồi vẫn luôn khao khát được gặp người Rất yêu thương con nhưng nhân vật anh Sáu trong tác phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) lại dứt khoát từ giã gia đình đi chiến đấu, để rồi khôn nguôi thương nhớ con Qua cảm nhận về những hành động nghịch lí của hai nhân vật trên, em hãy chỉ ra những thông điệp mà các tác giả gửi gắm ……Hết…… Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: …………………………………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010-2011 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Không tính thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) ĐEN HAY TRẮNG Hồi học cấp hai, có lần tôi tranh cãi kịch liệt với một cậu bạn Cô giáo bắt gặp, yêu cầu cả hai lên phòng giáo viên Cô bảo mỗi đứa ngồi một bên cạnh bàn, trên bàn có một quả bóng nhựa rất lớn Quả bóng màu đen sì Thế mà khi cô giáo hỏi: “Em thấy quả bóng màu gì?” thì cậu bạn đáp: “Thưa cô, màu trắng” Tôi không thể hiểu nổi cậu bạn đang nói gì Mắt cậu ta bị mờ hay cậu ta muốn trêu tức tôi? Thế là tôi hét lên: “Màu đen chứ!” Chúng tôi lại bắt đầu cãi nhau về màu sắc của quả bóng Đến lúc này thì cô giáo đề nghị chúng tôi đổi chỗ cho nhau Lần này khi cô hỏi tôi: “Quả bóng màu gì?”, tôi đành trả lời: “Màu trắng ạ” Bởi quả bóng đó được sơn hai màu khác nhau ở hai phía Từ chỗ tôi ngồi ban đầu thì nó màu đen, còn chỗ bạn tôi thì nó màu trắng Vậy mà chúng tôi đã gân cổ cãi nhau vì một điều mà cả hai đều chắc chắn là mình đúng và không biết tại sao người kia nói ngược lại ý kiến của mình (Theo Báo Giáo dục và thời đại, số ra ngày 18.12.2009) Từ câu chuyện trên, hãy suy nghĩ về cách nhìn nhận vấn đề trong cuộc sống Câu 2 (12 điểm) Tác phẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người (Lê Đình Kỵ – Cảm nhận văn học) Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua một số tác phẩm văn học ……Hết…… Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ……………………………………… Số báo danh: ……………………………………………

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan