Trang 1 1HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ NHÓM SRT NĂM HỌC 2019-2020THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MƠ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THÔNG MINH IOT TRONGKHU SMARTCAMPUSAPPLYING IOTS ON
Trang 11 HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ NHÓM SRT NĂM HỌC 2019-2020
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THÔNG MINH IOT TRONG
KHU SMARTCAMPUS
APPLYING IOTS ON SMART CAMPUS MODEL
Nguyễn Phước Thái 1 , Nguyễn Kim Tuấn 2 , Nguyễn Hữu Tuấn 2 , Nguyễn Thành Linh 3 ,Trịnh Thanh Tâm 3
1Lớp 18ĐT1, 2Lớp 18ĐT2, 3Lớp 17ĐT1, Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
GVHD: TS Nguyễn Thị Khánh Hồng
Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt - Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu, thiết kế
và chế tạo “Ứng dụng IoTs trong xây dựng mô hình trường học
thông minh” Mô hình này giúp giám sát và điều khiển việc điểm
danh sinh viên; bật/tắt các thiết bị điện; hệ thống cảnh báo cháy
nổ; hệ thống tự động chiếu sáng trong sân vườn; và hệ thống
cảnh báo khi di chuyển các thiết bị trong phòng học sử dụng
mạng Wifi/3G/4G Giải pháp kỹ thuật điều khiển dựa trên các
công nghệ như lập trình ESP32 và ứng dụng kỹ thuật IoTs này
giúp quản lý trong khuôn viên trường đại học một cách tối ưu, tiết
kiệm sức lao động, dễ dàng kiểm soát và điều khiển từ xa
Abstract - This paper presents the results of researching,
designing and manufacturing "Application of IoTs on smart campus models" This model helps to monitor and control student attendance; turn on / off electrical appliances; fire alarm system; Automatic lighting system in the university yard; and warning system when moving devices in the classroom using Wifi / 3G / 4G network Engineering solutions based on technologies are such as ESP32 programming and the application of IoTs technology for optimal university management, labor saving, easy remote control.
Từ khóa - IoTs; Smart Campus; Phòng học thông minh; Điều
khiển thông minh; ESP32 Classroom; Smart Control; Module; ESP32.Key words - Internet of Things; Smart Campus; Smart
1 Đặt vấn đề
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay đang diễn ra
và phát triển ở nhiều nước trên thế giới, và khái niệm thiết
bị thông minh, tủ lạnh thông minh, tivi thông minh phát
triển trên nền tảng IOTs,… được sử dụng rộng rãi trong
thế giới công nghệ ngày nay, làm vạn vật xung quanh
chúng ta không còn là những vật dụng vô tri vô giác mà
phần nào sẽ trở thành người bạn đồng hành và giúp ích
cho chúng ta trong cuộc sống hiện tại cũng như trong
tương lai.Với nhu cầu ngày càng cao của con người về sử
dụng các thiết bị thông minh, có thể điều khiển 1 chiếc
tivi bằng điều hướng bàn tay, giọng nói… Ở Việt Nam đã
và đang bắt đầu xây dựng các mô hình nhà thông minh,
thành phố thông minh, tại Đà Nẵng đã tổ chức cuộc thi về
“Smart Campus” với đa dạng các chủ đề: học tập thông
minh, văn phòng thông minh, an ninh thông minh, nhận
dạng thông minh, dịch vụ quản lí thông minh qua đó giúp
sinh viên tự do phát huy khả năng cũng như tư duy về
“Smart Campus” [1]
“Smart Campus” được thể hiện qua các dịch vụ thông
minh phục vụ trong khuôn viên trường đại học, được xây
dựng dựa trên nền tảng phần cứng và phần mềm với các
công cụ mã nguồn mở và linh hoạt, nhằm phục vụ 03 mục
tiêu chính:
Tối ưu hoá các hoạt động dạy, học và quản lý
trong trường, đặc biệt hỗ trợ việc đào tạo đa ngành,
thông qua các dịch vụ tích hợp trên công nghệ IoTs;
Tạo tiền đề triển khai các dự án nghiên cứu phối
hợp giữa các đối tác giáo dục, chính phủ và doanh
nghiệp, dựa trên IoTs và Trí tuệ nhân tạo để phát triển
một nền tảng hợp nhất các giải pháp về phân tích, thiết
kế, quản lý, mô phỏng cho một “khuôn viên thông
minh” (Smart Campus), nhằm hướng đến “thành phố thông minh” (Smart City);
Tăng cường chuyển giao công nghệ từ các kết quả đạt được của các đề tài và hướng đến khởi nghiệp Học tập thông minh, văn phòng thông minh, an ninh thông minh, nhận dạng thông minh, dịch vụ quản lí thông minh, dịch vụ thông minh quản lí đời sống sinh viên, qua
đó giúp cho sinh viên và giảng viên được tự do lựa chọn
và phát huy khả năng cũng như tính sáng tạo của bản thân đối với chủ đề mà họ lựa chọn
Với nhu cầu bức thiết của con người và xã hội, dựa theo những gì đã được học tập và tìm hiểu nhóm chúng
em quyết định thực hiện đề tài: “THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THÔNG MINH IOT TRONG KHU SMARTCAMPUS”
Đề tài “ Smart Campus” của chúng em được thể hiện qua các dịch vụ thông minh phục vụ trường đại học, được xây dựng dựa trên nền tảng phần cứng và phần mềm với các công cụ mã nguồn mở và linh hoạt, nhằm phục vụ,tối
ưu hoá các hoạt động dạy, học và quản lý trong trường học
2 Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình
2.1 Nhiệm vụ và chức năng của mô hình
Mô hình điều khiển trường học thông minh được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hoạt động theo các chức năng như sau:
Phòng thí nghiệm:
Điểm danh(Thẻ ID)
Bật tắt các thiết bị điện
Cảnh báo cháy nổ
Cảnh báo di chuyển các thiết bị thí nghiệm
Trang 2Nguyễn Phước Thái, Nguyễn Kim Tuấn, Nguyễn Hữu Tuấn 2
Phòng học
Điểm danh(Thẻ ID)
Bật tắt các thiết bị điện
Cảnh báo cháy nổ
Sân Trường
Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm
Điều khiển hệ thống đèn chiếu sang theo ánh sáng
2.2 Mô hình điều khiển
Hình 1: Nguyên lý hoạt động của mô hình điều khiển
trường học thông minh
Sử dụng Module ESP32 tích hợp sẵn kết nối Wi-Fi và
Bluetooth, thông qua các sensor sử dụng mạng Wi-Fi để
kết nối và truyền dữ liệu nhiệt độ, dộ sáng, độ dịch
chuyển đồ vật [2]
Sever: lưu thông tin điểm danh học sinh/sinh viên
trong các buổi học thể hiện theo dạng danh sách mà giáo
viên có thể dễ dàng quản lý được
Hình 2: Sơ đồ khối của mô hình
2.2.1 Quản lý chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng của nhà trường được bố trí rất
nhiều trong các phòng học cũng như sân trường Do đó,
việc quản lý và điều khiển bật tắt các thiết bị trở nên mất
nhiều thời gian Trong đề tài nghiên cứu này, cảm biến
chuyển động và cảm biến ánh sáng được sử dụng để có
thể tự động hóa cho công việc này
2.2.2 Quản lý nhiệt độ và độ ẩm
Hệ thống sử dụng cảm biến nhiệt độ và độ ảm để có
thể lấy được mức nhiệt độ và độ ẩm của khuông viên nhà
trường và hiển thị màn hình LCD 128 *64
2.3 Thiết kế và chế tạo mô hình
2.3.1 Khối mạng Wifi/3G
ESP32-WROOM-32 [3] là một module với nhiều tính năng cải tiến hơn các module dòng ESP8266 khi hỗ trợ thêm các tính năng Bluetooth và Bluetooth Low Energy (BLE) bên cạnh tính năng WiFi Sản phẩm sử dụng chip ESP32-D0WDQ6 với 2 CPU có thể được điều khiển độc lập với tần số xung clock lên đến 240 MHz
Module hỗ trợ các chuẩn giao tiếp SPI, UART, I2C và I2S và có khả năng kết nối với nhiều ngoại vi như các cảm biến, các bộ khuếch đại, thẻ nhớ (SD card)…
Ở chế độ sleep dòng điện hoạt động là 5 µA nên thích hợp cho các ứng dụng dùng pin như các thiết bị điện tử đeo tay Ngoài ra module còn hỗ trợ cập nhật firmware từ
xa (OTA) do đó người dùng vẫn có thể có những bản cập nhật mới nhất của sản phẩm
Hình 3: Module Wifi ESP32 - WROOM.
Các thông số kỹ thuật:
Bật tắt các thiết bị điện
Kích thước: 18 mm x 20 mm x 3 mm
CPU: Xtensa Dual-Core 32-bit LX6 với tần số hoạt động lên đến 240 MHz
Bộ nhớ trong:
+ 448 KBytes ROM cho booting và các tính năng của lõi chip
+ 520 KBytes SRAM trên chip dùng cho dữ liệu
và các lệnh instruction
+ 8 KBytes SRAM trong RTC (gọi là RTC SLOW Memory) để truy xuất bởi các bộ co-processor
+ 8 KBytes SRAM trong RTC (gọi là RTC FAST Memory) dùng cho lữu dữ liệu, truy xuất bởi CPU khi RTC đang boot từ chế độ Deep-sleep
+ 1 Kbit EFUSE, với 256 bit cho hệ thống (địa chỉ MAC và cấu hình chip), 768 còn lại cho ứng dụng người dùng, gồm cả mã hóa bộ nhớ Flash và định ID cho chip
Kết nối WiFi:
+ Wi-Fi: 802.11 b/g/n/e/i
Trang 33 HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ NHÓM SRT NĂM HỌC 2019-2020
+ Bluetooth: BR/EDR phiên bản v4.2 và BLE
Ethernet MAC hỗ trợ chuẩn: DMA và IEEE 1588
Bus hỗ trợ mang CAN 2.0
Giao tiếp ngoại vi:
+ Bộ chuyển đổi ADC 12 bit, 16 kênh
+ Bộ chuyển đổi 8-bits DAC: 2 kênh
+ 10 chân để giao tiếp với cảm biến chạm (touch
sensor)
+ IR (TX/RX)
+ Ngõ ra PWM cho điều khiển Motor
+ LED PWM: 16 kênh
+ Cảm biến Hall
+ Cảm biến nhiệt độ
+ 4 X SPI
+ 2 X I²S
+ 2 X I²C
+ 3 X UART
Nhiệt độ hoat động ổn định: -40C đến 85C
Điện áp hoạt động: 2.2-3.6V
Dòng tiêu thụ ổn định: 80mA
2.3.2 Các hình ảnh của mô hình
Hình 4: Demo bật / tắt hế thống đèn
Sử dụng cảm biến ánh sáng để có thể bật/tắt hệ thống
chiếu sáng tại sân trường
Hình 5: Demo cảnh báo cháy
Sử dụng cảm biến lửa để phát hiện cháy và cảnh báo
qua còi hú Buzz
Hình 6: Demo cánh báo khi di chuyển thiết bị
Ở đây, sử dụng cảm biến tiệm cận để phát hiện sự di chuyển của thiết bị và cảnh báo qua còi hú Buzz
3 Kết quả và thảo luận
Hệ thống đã đạt được các tiêu chí như đã đề ra của nhóm Hoạt động với mức độ chính xác và ổn định 90-95% Tuy nhiên mô hình hệ thống còn nhiều vấn đề cần cải thiện hơn ví dụ: tính thẩm mỹ của mô hình, quy mô của mô hình cũng như dễ dàng vận chuyển…
Hệ thống sử dụng Module ESP 32 – WROOM giúp ta
có thể truy cập dữ liệu thông qua Webserver để quản lý và hiển thị dữ liệu
Hình 7: Mô hình thiết kế trường học thông minh
Một số hình ảnh sơ đồ mạch nguyên lý của các khối điều khiển:
Hình 8: Sơ đồ mạch của hệ thống trường học thông minh
Trang 4Nguyễn Phước Thái, Nguyễn Kim Tuấn, Nguyễn Hữu Tuấn 4
Hình 9: Sơ đồ mạch của cảm biến PIR trong việc điều khiển
bật tắt hệ thống đèn chiếu sáng trong phòng
Hình 10: Sơ đồ mạch của khối điều khiển điểm danh tự
động, cảm biến lửa và cảm biến nhiệt độ và độ ẩm
4 Kết luận
Bài báo đã trình bày kết quả nghiên cứu “THIẾT KẾ
VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THÔNG MINH
IOT TRONG KHU SMARTCAMPUS ” Mô hình đã
được thi công hoàn tất các mục tiêu đề ra, cơ cấu hoạt động tốt, nhận tín hiệu và xử lý các trường hợp khá ổn định Từ mô hình này có thể xây dựng được nhiều ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn cao, có khả năng phát triển và
mở rộng Đây là sản phẩm thực tế, có thể áp dụng triển khai tại các trường học
Tuy nhiên, các ứng dụng đòi hỏi nhiều kiến thức về các lĩnh vực khác như phần cứng, phần mềm, mạng máy tính ở một trình độ cao hơn Do đó, trong khuôn khổ đề tài này vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và cần có thời gian để hoàn thiện, nâng cấp trong tương lai
Lời cảm ơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Khánh Hồng, Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế, giảng viên khoa Điên – Điện Tử, trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật – Đại học Đà Nẵng,
đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu này theo đúng thời gian dự kiến
“Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng trong đề tài có mã số SV 2020-206”
Tài liệu tham khảo
[1] https://www.baodanang.vn/channel/5411/201905/ket-noi-xay-dung-thanh-pho-thong-minh-3176419/index.htm
[2]https://iotmaker.vn/esp32-wroom-32.html [3] https://arduinokit.vn/esp8266