Trần Ngọc HoàngKhoa Cơ Khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà NẵngTóm tắt - Hiện nay cánh tay Robot đã có mặt ở rất nhiều lĩnhvực, robot có những tính năng mà con người không
Trang 11 HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ NHÓM SRT NĂM HỌC 2019-2020
NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
CÁNH TAY ROBOT BẰNG GIỌNG NÓI
STUDY AND PRODUCT CONTROL SYSTEM
OF ARM ROBOT BY VOICE RECOGNITION
SVTH: Nguyễn Minh Sơn 1 , Huỳnh Quang Trưởng 2 , Trương Văn Nhàn 3 , Đỗ Hoàng Anh 4
Lớp 18CDT02, Khoa Cơ Khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
GVHD: TS Trần Ngọc Hoàng
Khoa Cơ Khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt - Hiện nay cánh tay Robot đã có mặt ở rất nhiều lĩnh
vực, robot có những tính năng mà con người không có được,
hoạt động ổn định, làm việc trong môi trường độc hại, giúp gia
tăng độ chính xác, an toàn cho người lao động, Cùng với đó việc
ứng dụng điều khiển thông qua giọng nói cũng đi vào nhiều ứng
dụng từ gia đình đến công nghiệp, hỗ trợ công việc trở nên linh
hoạt hơn Vì vậy nhóm đã lên ý tưởng và thực hiện thiết kế chế
tạo mô hình điều khiển cánh tay Robot bằng giọng nói, không cần
thao tác trực tiếp lên robot
Abstract - Currently, robotic arms are present in many fields,
robots have many advantages than people: stable operation, working in hazardous environments, increasing accuracy and safety for people Today, the application of voice-controlled applications into many applications from home to industry, supporting the work become more flexible So we came up with ideas and implemented to design creating Aim robot’s control system by voice recognition, without manipulate directly on the robot
Từ khóa - Điều khiển giọng nói, Điều khiển cánh tay robot,
Ardunio, Adafruit Server
Key words - voice control , control the robot arm, Arduino,
Adafruit server
1 Đặt vấn đề
Hệ thống điều khiển giọng nói không chỉ dừng lại ở
lĩnh vực tư vấn mua sắm đang dần lan rộng ra các thiết bị
thông minh, hỗ trợ sử dụng trong nhiều lĩnh vức, công
nghệ điều khiển giọng nói sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực
trong việc hạn chế tiếp xúc với môi trường làm việc nguy
hiểm, độc hại
Công nghệ điều khiển giọng nói ngày càng phát triển,
ở thời điểm cả thế giới đang ra sức hạn chế mọi sự tiếp
xúc trực tiếp do nguy cơ lây nhiểm của virus
SARS-Cov-2
Theo số liệu của các nhà phân tích, Trên thực tế các hệ
thống kích hoạt bằng giọng nói như Google, Amazon,
Alexa, Siri đều có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian trở
lại đây do đại dich COVID-19 thúc đẩy sự phát triển trở
nên mạnh mẽ hơn nữa
Hiện nay phương thức chủ yếu để điều khiển các
Robot là qua thao tác vật lý (bàn phím, chuột, nút nhấn
…), người điều khiển phải trực tiếp tiếp xúc với thiết bị
điều khiển
Sử dụng cho các lao động khuyết tật dễ dàng trong
việc vận hành cách cánh tay robot [1], [2]
2 Tổng quan hệ thống
Mô hình hệ thống điều khiển cánh tay Robot bằng
giọng nói hoàn chỉnh sẽ có thiết kế được chia làm hai
phần: phần cứng và phầm mềm được mô tả như hình
1.Người sử dụng sẽ ra lệnh cho Robot bằng giọng nói qua
điện thoại thông qua Google Assistat, lệnh sẽ được gửi
lên Server bằng Kit Esp32 thông qua giao thức MQT, tín
hiệu điều khiển sẽ được trả lại về cho Kit Esp32 để điều
khiển cánh tay Robot và hiển thị trên màn hình điện thoại
về trạng thái
Hình 1: Sơ đồ hoạt động.
2.1 Thiết kế phần cứng
2.1.1 Kit Arduino Esp32
Arduino một nền tảng mã nguồn phần cứng và phần mềm Phần cứng Arduino (các board mạch vi xử lý) được sinh ra tại thị trấn Ivrea ở Ý, nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn Phần cứng bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM Atmel 32-bit Những Model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB, 6 chân đầu vào analog, 14 chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở rộng khác nhau
Trang 2Tên các sinh viên cách nhau bằng dấu phẩy 2
Hình 2: Module ESP32
Trên đây là module ESP32 được sử dụng chip
PSRAM ngoài với dung lượng lên tới 4 MegaByte RAM,
và đế hàn anten ngoài 2.4Gh Module cho phép người
dùng viết các chương trình cho aduino bằng ngôn ngữ C,
C++
Kit Esp32 có cấu hình như sau:
CPU: Xtensa Dual-Core LX6 microprocessor.Chạy hệ
32 bitsss
Tốc độ xử lý 160MHZ up to 240 MHz
Tốc độ xung nhịp đoc Flash Chip 40mhz->80mhz (tùy
thuộc vào nhu cầu sử dụng)
RAM: 520 K Sram: 520Kb liền chip trong đó 8kb
RAM RTC tốc độ cao – 8Kb tốc độ thấp (dung ở chế độ
DeepSleep)
2.1.2 Servo Mg996R
Động cơ Rc Servvo là động cơ có tốc độ thấp,
Mô-men xoán cao, có nhiều kích thước khác nhau Không
giống như động cơ DC và Step, Động cơ RC Servo
thường không xoay ở góc 360 độ, thay vào đó, nó bị giới
hạn trong phạm vi 180, 270, hoặc 90 độ
Một tín hiệu điều khiển được gửi đến servo để điều
chỉnh trục ở góc mong muốn với một tín hiệu duy nhất
làm cho nó đơn giản và được sử dụng rộng rãi trong các
ứng dụng Arduino
Hình 3: Động cơ Servo Mg996R
2.2 Thiết kế phần mềm
2.2.1 Trợ lý ảo Google Assistant
Google Assistant là một trợ lý cá nhân ảo được phát
triển bời Google cho các thiết bị di động và nhà thông
minh, được giới thiệu lần đầu tại hội nghị nhà phát triển
của hang vào tháng 5/2016, không giống như google now,
trợ lý có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện hai chiều
Trợ lý Google ban đầu được đưa vào ứng dụng nhắn
tin Google Allo, và loa thông minh Google Home Sau một thời gian chỉ có mặt trên hai chiếc điện thoại thông minh Pixel của hãng, Google bắt đầu triển khai trợ lý ảo này trên các thiết bị Android khác vào tháng 2 năm 2017, bao gồm cả các điện thoại thông minh bên thứ ba và các thiết bị Android Wear, và được phát hành dưới dạng ứng dụng riêng biệt trên iOS vào tháng 5 Cùng với sự ra mắt một bộ phát triền phần mềm (SDK) vào tháng 4 năm
2017, Assistant đã và đang được tiếp tục mở rộng hỗ trợ cho một lượng lớn thiết bị, bao gồm cả xe hơi và các thiết
bị nhà thông minh Các chức năng của Assistant cũng có thể được bổ sung bởi các nhà phát triển bên thứ ba Người dùng chủ yếu có thể tương tác với Trợ lý Google qua giọng nói tự nhiên, hoặc có thể nhập qua bàn phím Các chức năng cơ bản của nó cũng tương tự như Google Now, như tìm kiếm trên Internet, đặt sự kiện trên lịch và báo thức, điều chỉnh cài đặt phần cứng trên thiết bị người dùng và hiển thị thông tin từ tài khoản Google của người dùng Google cũng bổ sung các tính năng khác cho Assistant bao gồm khả năng nhận diện vật thể và thu thập [3]
Thông tin về vật thể thông qua máy ảnh của thiết bị cùng với việc hỗ trợ mua sản phẩm và chuyển tiền
Dựa vào công nghệ được nghiên cứu, phát triển bởi Google nhóm đã áp dụng vào việc điều khiển cảnh tay robot
2.2.2 Server trung gian
IFTTT có khả năng tự động hóa các thao tác trên mạng một cách nhanh chóng, nghe thật là mới lạ đúng không nào, dịch vụ này đã xuất hiện được một thời gian nhưng chắc chắn với nhiều người không đi sâu tìm hiểu thì đây là một hình thức mới lần đầu nghe đến Vậy cụ thể IFTTT là gì?
IFTTT là một dịch vụ web trung gian đứng giữa hai dịch vụ để thực hiện tác vụ khi có điều kiện xảy ra, IFTTT là viết tắt của If This Then That Trong đó, If This (nếu việc này xảy ra) sẽ dẫn đến Then That (thì làm việc kia), đây được xem là nguyên lý hoạt động của câu lệnh Tức khi có bất kỳ 1 sự thay đổi nào trên ứng dụng này, thì thông qua IFTTT ứng dụng kia cũng sẽ hoạt động và thay đổi tương tự
Hình 4: IFTTT
Adafruit đưa ra một MQTT miễn phí dịch vụ đám mây cho thí nghiệm IOT và người học gọi là Adafruit Adafruit đưa ra một MQTT miễn phí dịch vụ đám mây
Trang 33 HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ NHÓM SRT NĂM HỌC 2019-2020
cho thí nghiệm IOT và người học
gọi Adafruit IO Adafruit đưa ra một MQTT miễn phí dịch
vụ đám mây cho thí nghiệm IOT và người học
gọi Adafruit IO Nó có nghĩa là chủ yếu để lưu trữ và sau
đó truy xuất dữ liệu nhưng nó có thể làm được nhiều hơn
là chỉ đó!
3 Kết quả nghiên cứu
Sau thời gian nghiên cứu và thiết kế nhóm đã chế tạo
thành công mô hình Hệ thống điều khiển cánh tay robot
bằng giọng nói, không cần tiếp xúc trực tiếp với thiết bị
Điện thoại nhận lệnh người dùng bằng giọng nói thông
qua Google Assistant
Hình 5: Cơ cấu Robot tay máy 6 bậc tự do.
Hình 5: Điều khiển bằng giọng nói qua điện thoại
Tín hiệu điều khiển được truyền lên Server điều khiển Adafruit thông qua giao thức MQTT
Ví dụ trong trường hợp này để cánh tay có thể di từ vị trí X sang vị trí Y thì các servo phải quay theo các góc sau:
Servo A : 180°
Servo B: 120°
Servo C : 90°
Servo D : 250°
Khi tay máy nhận lệnh và thực thi công việc Quá trình đó được ghi lại bằng dữ liệu phản hồi từ các động cơ Servo trên Adafruit server Hình 6 thể hiện các trạng thái nhận lệnh trên giao diện của Server Adafruit
Hình 6: Trạng thái nhận lệnh trên Server
Sau khi Server nhận được các tín hiệu feedback để giám sát quá trình hoạt động của động cơ tay máy, tín hiệu truyền về dưới dạng thông báo IFTTT trên điện thoại thể hiện trạng thái làm việc của cánh tay Robot Và khi kết thúc quá trình làm việc của mình, IFTTT server sẽ gửi
tự động tín hiệu thông báo đến điện thoại và email của người dùng, được minh hoạ qua hình 7 và 8
Trang 4Tên các sinh viên cách nhau bằng dấu phẩy 4
Hình 7: Thông báo trên điện thoại
Hình 8: Tín hiệu trả về dưới dạng Email thông báo
4 Kết luận
Các lệnh điều khiển giọng nói được truyền thành công
qua công nghệ IoT điện toán đám mây và khi tiếp nhận
các hoạt động mong muốn diễn ra thành công Nghiên
cứu này làm giảm nỗ lực của con người ở những nơi hoặc
tình huống mà sự can thiệp của con người là khó khăn:
như trọng lĩnh vực thám hiểm phóng xạ, đo lường địa
chất Các hệ thống có mục đích nghiên cứu như vậy có
thể được đưa vào sử dụng tại các địa điểm như công
nghiệp, quân sự và quốc phòng… Trong tương lai phát
triển nghiên cứu này, hệ thống cơ cấu robot cần được bảo
vệ chống lại mọi trở ngại bởi một máy phát hiện chướng ngại vật bằng cảm biến siêu âm, thêm nữa cần hệ thống giám sát camera và định vị robot để xây dựng thuật toán
tự hành IoT
Tài liệu tham khảo
[1] Kahar, Saliyah, et al "Data transferring technique for mobile robot controller via mobile technology." 2011 International Conference on Pattern Analysis and Intelligence Robotics Vol 1 IEEE, 2011.
[2] Ersahin, Gonca, and Herman Sedef "Wireless mobile robot control with tablet computer." Procedia-Social and Behavioral Sciences 195 (2015): 2874-2882
[3] López, Gustavo, Luis Quesada, and Luis A Guerrero "Alexa vs Siri vs Cortana vs Google Assistant: a comparison of speech-based natural user interfaces." International Conference on Applied Human Factors and Ergonomics Springer, Cham, 2017.