1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Có Ý Kiến Cho Rằng Nên Công Nhận Hônnhân Đồng Giới Ở Việt Nam.pdf

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Có Ý Kiến Cho Rằng Nên Công Nhận Hôn Nhân Đồng Giới Ở Việt Nam
Tác giả Tăng Vũ Hoàng Minh, Phạm Mai Thi, Phạm Thị Thủy, Nguyễn Thị Hà Trang, Vũ Thị Hà Trang, Nguyễn Danh Tuấn, Dương Minh Tú, Lê Quý Vương, Phạm Thu Trang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp
Thể loại Bài Tập Nhóm
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 397,52 KB

Nội dung

Luận điểm 1: Việc công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam thời điểm hiện tại sẽ đem lại cái nhìn tiêu cực cho người dân trong nước về hôn nhân đồng giới………... Luận điểm 1: Việc công nhận

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN:

LUẬT HIẾN PHÁP

CHỦ ĐỀ: 03

CÓ Ý KIẾN CHO RẰNG NÊN CÔNG NHẬN HÔN

NHÂN ĐỒNG GIỚI Ở VIỆT NAM.

QUAN ĐIỂM BẢO VỆ: PHẢN ĐỐI

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu……… 1

II Phần nội dung tranh biện 1 Khái quát về công nhận hôn nhân đồng giới……… 2

1.1 Định nghĩa……… 2

1.2 Phạm vi, bối cảnh………

1.3 Mục tiêu………

2 2 2 Tại sao không nên công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam? 2.1 Luận điểm 1: Việc công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam thời điểm hiện tại sẽ đem lại cái nhìn tiêu cực cho người dân trong nước về hôn nhân đồng giới……… 3

2.2 Luận điểm 2: Việc công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam thời điểm hiện tại sẽ tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực đối với xã hội cũng như là nhà nước……… 4

2.3 Luận điểm 3: Việc công nhận hôn nhân đồng giới ở VN thời điểm hiện tại là không hợp lý do khả năng về việc ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai đất nước……… 8

3 Giải pháp……… 10

Kết luận……… 10

I PHẦN THÔNG TIN

- Chủ đề tranh biện: “Có ý kiến cho rằng nên công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam.”

Trang 3

- Quan điểm bảo vệ: Phản đối

- Nhóm tranh biện: 06 Lớp: N13.TL2

- Thành viên nhóm/ Vai trò:

1 Tăng Vũ Hoàng Minh 462456 : Trưởng nhóm

2 Phạm Mai Thi 462449 : Thành viên

3 Phạm Thị Thủy 462450 : Thành viên

4 Nguyễn Thị Hà Trang 452451 : Thành viên

5 Vũ Thị Hà Trang 462452 : Thành viên

6 Nguyễn Danh Tuấn 462453 : Thành viên

7 Dương Minh Tú 462454 : Thành viên

8 Lê Quý Vương 462455 : Thành viên

9 Phạm Thu Trang 462457 : Thành viên

LỜI MỞ ĐẦU

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo và đề cao vai trò của hôn nhân và gia đình trong xã hội Người khẳng định: “Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”, “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội chính là gia đình”

Kế thừa tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhận thức được vai trò to lớn của gia đình trong xã hội mà Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo, xây dựng, phát triển, tạo mọi điều kiện để góp phần giúp gia đình Việt Nam ấm no, tự do, phồn vinh, hạnh phúc, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bởi vì có gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ thì mới có điều kiện để xây dựng và phát triển đất nước Chính vì vai trò, ảnh hưởng sâu rộng của hôn nhân gia đình đối với mọi mặt của đời sống xã hội ấy nên trong quá trình soạn thảo Bộ luật hôn nhân và gia đình

đã được đông đảo dư luận quan tâm, theo dõi, tranh luận; cùng với đó thì nhà nước

ta cũng nhận được rất nhiều các ý kiến đóng góp, quan điểm trái chiều về nhiều

Trang 4

vấn đề, khía cạnh khác nhau của bộ luật này mà nổi bật, tiêu biểu hơn cả đó là vấn

đề về hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam

II PHẦN NỘI DUNG TRANH BIỆN

1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG N HẬN HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI

1.1 Định nghĩa:

- Hôn nhân đồng giới: hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học hay giới tính xã hội

- Công nhận: là tuyên bố, là cho rằng một điều gì đó là hợp lý, là chính đáng

1.2 Phạm vi, bối cảnh:

- Phạm vi: Vấn đề tác động đến tất cả cá nhân trong cũng như là ngoài nước Việt Nam, và đặc biệt hơn cả là tác động trực tiếp đến cộng đồng LGBTQ+ ở Việt Nam

- Bối cảnh: Khi xã hội Việt Nam cũng như toàn thế giới đang dần có cái nhìn chuyển biến tích cực hơn về cộng đồng LGBTQ+, mọi người đặt ra vấn đề rằng liệu hoàn cảnh hiện tại liệu chúng ta có nên “Công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam” hay không?!

1.3 Mục tiêu:

- Xây dựng một chính sách khách quan mà ở đó, cộng đồng LGBTQ+ đạt được nhiều lợi ích cũng như là thay đổi cái nhìn tiêu cực của xã hội đối với họ

- Xây dựng một môi trường hợp lí để không chỉ vì cộng đồng LGBTQ+ mà là vì tất cả người dân Một môi trường hạnh phúc để cho tất cả các cá nhân có thể phát triển vì đất nước, vì dân tộc

2 TẠI SAO KHÔNG NÊN CÔNG NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI Ở VIỆT

NAM?

Trang 5

2.1 Luận điểm 1: Việc công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam thời điểm hiện tại sẽ đem lại cái nhìn tiêu cực cho người dân trong nước về hôn nhân đồng giới.

a Căn cứ pháp lí:

- Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”

- Khoản 2 Điều 8Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”

- Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: “Việc kết hôn bị cấm giữa những người cùng giới tính”

b Phân tích:

- Chúng ta đã phải trải qua rất nhiều năm để tin rằng trên thế giới này chỉ có hai loại giới tính là nam và nữ, đồng thời được giáo dục qua hàng nghìn năm để thấm nhuần tư tưởng này Chính vì thế mà những nhóm người này có những định kiến nhất định dành cho những cá nhân mang giới tính khác và họ cần được tiếp nhận một cách từ từ và dần dần Định nghĩa về cộng đồng LGBT mới chỉ chính thức xuất hiện vào năm 1990, hôn nhân đồng tính mới có khoảng 20 năm - đó là 1 thời gian quá ít ỏi để khiến chúng ta có cái nhìn thiện cảm hay tiếp nhận về vấn đề này Ngay cả ở Việt Nam, trước đây việc kết hôn giữa những người cùng giới tính vẫn

bị cấm ở Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, dù năm 2013 điều luật này đã không còn hiệu lực, nhưng Khoản 2 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” Một phần ý chí của người dân đã được thể hiện trong những đạo luật này

- Vậy nên việc hợp pháp hóa hôn nhân khiến sẽ cho họ cảm tưởng như những lối suy nghĩ của họ là cổ hủ, là lạc hậu, là bảo thủ và chống đối xã hội; và họ thấy rằng

Trang 6

mình bị ép buộc phải chấp nhận về sự kết hôn của hai người có cùng giới tính Khi

đó, cái ánh nhìn tiêu cực, cực đoan về việc này sẽ hằn sâu trong tâm trí và lối suy nghĩ của họ và càng có thái độ phản đối nhiều hơn đối với việc hôn nhân đồng giới nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung Bởi họ không hiểu mục đích của việc hợp pháp hóa là gì? Nó mang lại lợi ích gì cho cộng đồng và cho bản thân họ? Phải chăng đó chỉ là một sự đánh tráo khái niệm về hôn nhân mà họ đã được biết qua hàng nghìn năm nay; hay chỉ là cổ súy xúy cho sự a dua, chạy theo trào lưu hợm hĩnh, lố bịch của giới trẻ trong xã hội hiện đại; hay để chứng minh cho câu nói đùa

“chỉ có con trai/con gái mới đem lại hạnh phúc cho nhau”?

Và đây sẽ là những cái định kiến của nhóm người ngoài cộng đồng dành cho những người trong cộng đồng khi hôn nhân đồng tính được nhà nước hợp pháp hóa trong hiến pháp hay trong Luật hôn nhân và gia đình

Kết luận: Việc công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam thời điểm hiện tại sẽ

khiến cho rất nhiều người dị nghị do tư tưởng của họ còn đậm tính kỳ thị, đồng thời có thể khiến cho một bộ phận giới trẻ có suy nghĩ chưa chín chắn dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc xem đó là một xu hướng, trào lưu Hệ quả là làm cho mối quan hệ này bị ảnh hưởng nặng nề và tạo nên định kiến khó thay đổi trong xã hội.

2.2 Luận điểm 2: Việc công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam thời điểm hiện tại sẽ tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực đối với xã hội cũng như là nhà nước.

a Căn cứ pháp lí:

- Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”

- Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”

b Phân tích:

Trang 7

- Thứ nhất, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại thời điểm này khiến cho người đồng tính nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung phải nhận về nhiều sự kỳ thị hơn:

+ Trong xã hội Việt Nam vẫn còn phần lớn người dân cho rằng hôn nhân đồng giới là không hợp thuần phong mĩ tục, trái với luân thường đạo lý nên nếu Việt Nam công nhận điều này có thể sẽ là bước đệm để nổ ra những làn sóng kỳ thị lớn hơn dành cho người đồng tính

+ Tại sao?! Đó là vì Việt Nam vốn là một nước Á Đông, với những quan niệm, định kiến xã hội lâu đời về việc kết hôn thì sự bảo thủ về suy nghĩ, sự kỳ thị về LGBT vẫn còn khá lớn Đặc biệt không chỉ những người lớn tuổi có cái nhìn ác cảm về người đồng tính mà thậm chí ngay cả một số người trẻ tuổi họ cũng không ủng hộ và tán thành kết hôn đồng giới Định kiến xã hội lâu đời khiến họ luôn có ánh mắt kì thị về những người đồng tính mà không thể ngày một ngày hai có thể thay đổi được

+ Theo Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), hơn 30% người Việt tin rằng người đồng tính, song tính, chuyển giới và đa dạng giới (LGBT) là bệnh, phủ nhận các bằng chứng khoa học Theo ghi nhận, cứ năm người LGBT thì lại có một người bị ép đi bác sĩ Hơn 60% người LGBT bị ép thay đổi ngoại hình, hành vi, bị la mắng và gây áp lực tâm lý

+ Thêm một dẫn chứng nữa là: Ít nhất 70.000 người biểu tình đã tràn ra các đường phố ở thủ đô Paris, số còn lại tập trung tại các thành phố Lyon, Toulouse và Marseille, theo tin tức từ AFP để phản đối việc công nhận hôn nhân đồng giới ở Pháp Ngày19/4/2013, đã xảy ra những vụ lộn xộn giữa các dân biểu cánh tả cầm quyền và phe đối lập cánh hữu Hôm 09/04/2013 một cặp đồng tính nam tại Paris còn bị một nhóm thanh niên hành hung đến nỗi nhập viện

+ Có thể thấy, nếu chúng ta vội vàng công nhận hôn nhân đồng giới trong thời điểm hiện tại, khả năng về việc sẽ nổ ra các phong trào phản đối sẽ là rất cao Từ

Trang 8

đó, sự kỳ thị của người dân Việt Nam đối với người đồng tính nói riêng và cộng đồng LGBT sẽ càng nặng nề hơn trước, những người đồng tính sẽ phải chịu nhiều

áp lực hơn từ dư luận, khiến họ chịu nhiều đả kích và ảnh hưởng nghiêm trọng đến

cả tâm lý

+ Mà khi tâm lý họ phải chịu nhiều đả kích, họ sẽ tìm đến việc sử dụng những biện pháp để giúp họ quên nỗi đau đó Ví dụ nghiên cứu tại California (Mỹ) vào năm 2009 cho thấy các cặp đôi đồng tính có tỉ lệ mắc các chứng bệnh rối loạn tâm thần, nghiện ma túy, nghiện rượu và lạm dụng thuốc an thần, lây nhiễm HIV cao hơn khoảng 2-2,5 lần người bình thường

+ Theo Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), sự kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với người thuộc cộng đồng LGBTQ+, đặc biệt là các hình thức được cho là giúp “chữa trị”, “chuyển đổi giới tính”, đã gây ra những tổn thương khó lành về tinh thần lẫn thể chất Thực trạng đáng buồn ghi nhận nhiều trường hợp người LGBTQ+ từ khỏe mạnh trở nên trầm cảm, thậm chí tự tử

+ Từ những ví dụ trên, ta có thể thấy rằng khi người đồng tính nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung phải chịu áp lực từ dư luận, chịu đả kích từ những người xung quanh sẽ tạo ra những hệ quả gì Và hệ quả đấy sẽ còn được nhân lên gấp bội khi người dân càng thêm kỳ thị, càng thêm ghét bỏ khi thông qua việc công nhận hôn nhân đồng giới ở thời điểm hiện tai Chính vì vậy, thời điểm này hoàn toàn không phù hợp cho việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam

- Thứ hai, đất nước sẽ trở lên loạn lạc do nhân dân mất niềm tin vào nhà nước,

mất niềm tin vào chính phủ:

+ Theo Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), hơn 30% người Việt tin rằng người đồng tính, song tính, chuyển giới và đa dạng giới (LGBT) là bệnh, phủ nhận các bằng chứng khoa học Số lượng người ủng hộ cộng đồng LGBT là rất ít và chiếm đa số nhất vẫn là những người ở trong diện không ủng hộ cũng không phản đối, tương tự như chính sách mà nhà nước đang quy định hiện tại

Trang 9

vậy - Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”

+ Vậy thì khi mà số lượng người ủng hộ cộng đồng ở thời điểm hiện tại là rất ít

mà số lượng người không thừa nhận và phản đối lại ở mức cao, chiếm đa số thì tại sao chúng ta lại phải công nhận hôn nhân đồng giới ngay bây giờ cơ chứ?! Nếu chúng ta công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam thời điểm hiện tại thì chẳng phải chúng ta đang đi ngược lại với ý nguyện của đa số nhân dân hay sao? Mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Vậy thì dân chủ ở đâu? Của Nhân dân, vì Nhân dân, do Nhân dân ở đâu?

+ Rồi từ đó, còn có người dân nào có thể tin tưởng và tín nhiệm vào nhà nước nữa

Họ sẽ đứng lên chống phá, đòi quyền lợi, tạo ra các cuộc phản loạn nhằm gạt bỏ đi hôn nhân đồng giới Từ đó, nhà nước làm sao quản lí dân cư, làm sao đảm bảo được cho sự phát triển của đất nước nếu xã hội trở nên loạn lạc, các cuộc biểu tình

sẽ liên tục xảy ra dưới danh nghĩa đòi quyền lợi cho bản thân họ nhưng mục đích

là để không công nhận hôn nhân đồng giới

Kết luận: Việc công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam thời điểm hiện tại sẽ tạo

ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và nhà nước Từ đó, khẳng định chính sách “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” ở thời điểm hiện tại là hoàn toàn hợp tình, hợp lý.

2.3 Luận điểm 3: Việc công nhận hôn nhân đồng giới ở VN thời điểm hiện tại

là không hợp lý do khả năng về việc ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai đất nước

a Căn cứ pháp lí:

- Khoản 3 Điều 15 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội

Trang 10

- Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định “Kết hôn là việc nam

và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”

b Phân tích:

- Công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam thời điểm hiện tại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề già hóa dân số:

+ Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, từ năm 2014, Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hóa dân số Dự báo, nước ta sẽ chỉ mất không tới 20 năm để chuyển từ giai đoạn “đang già” sang “già”, từ già hóa dân số sang dân số già – một tốc độ thuộc hàng cao nhất thế giới

+ Theo báo cáo khoa học từ tổ chức y tế thế giới (WHO) người có thiên hướng đồng tính chiếm khoảng 3% dân số Tỉ lệ này nếu áp dụng ở Việt Nam dự tính cả nước sẽ có khoảng 2,5 triệu người đồng tính, đây là một con số không quá lớn nhưng cũng không phải là nhỏ Nếu hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở thời điểm hiện tại sẽ tăng số lượng người đồng tính, người thuộc cộng đồng LGBT công khai Mà cặp đôi đồng tính không thể thực hiện chức năng sinh đẻ nên nếu kết hôn,

sẽ làm trầm trọng thêm vấn nạn già hóa dân số, hơn thế nữa, quá trình già hóa dân

số ở nước ta diễn ra nhanh hơn nhiều so với nhịp độ tăng dân số Từ đó sẽ khiến nước ta thiếu hụt nguồn lao động trầm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước Đặc biệt là khi nước ta đang ở “thời điểm vàng” để phục hồi nền kinh tế sau những hậu quả của dịch COVID-19, cần lực lượng lao động dồi dào để vực dậy nền kinh tế đang trì trệ sau ba năm

- Công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam thời điểm hiện tại sẽ không đảm bảo được về thế hệ trẻ tương lai của đất nước:

+ Khi chấp nhận quan hệ hôn nhân đồng giới sẽ khiến cho thế hệ tương lai có thể hiểu lầm hôn nhân không phải là vì trẻ em mà đơn thuần chỉ về bản thân người lớn

Trang 11

Kết hôn là để tạo lập gia đình, gia đình phải đảm bảo chức năng nuôi dưỡng và xã hội hóa của trẻ em nhưng các cặp đồng tính không thể đảm đương vai trò này + Theo tiến sĩ David Blankenhorn cho rằng: để phát triển tốt về tâm lý, trẻ em cần phải có một gia đình với một người mẹ và một người cha Trong cuốn sách Tương lai của hôn nhân, ông viết: “Luật pháp là một giáo viên tuyệt vời, và nếu những người ủng hộ hôn nhân đồng tính thành công, trẻ em sẽ bị trục xuất khỏi bài học về hôn nhân Chấp nhận hôn nhân đồng tính sẽ khiến cho các thế hệ tương lai nghĩ rằng hôn nhân không phải là vì trẻ em mà chỉ vì sự gắn kết quan hệ Khi hôn nhân không còn gì nhiều hơn sự gắn kết quan hệ, ít người sẽ kết hôn để có con Người dân vẫn sẽ sinh con, tất nhiên, nhưng rất nhiều trong số trẻ em là con ngoài giá thú

Đó là một thảm họa cho tất cả mọi người Trẻ em bị tổn thương vì thiếu sự nuôi nấng của cha hoặc mẹ”

+ Theo một nghiên cứu của Mark Regnerus đã cho thấy rằng, con của những người đồng tính thì sẽ thường vấp phải những vấn đề tiêu cực như là thất nghiệp,

có ý định tự tử, phải điều trị tâm lý, bị cưỡng ép quan hệ tình dục nhiều hơn con của những gia đình thông thường

+ Tại sao những vấn đề này lại xảy ra, đó là bởi vì việc bố mẹ của những đứa trẻ này bị kỳ thị, bị ghét bỏ bởi nhiều cá nhân trong xã hội, từ đó những áp lực, những

kỳ thị đó cũng bị chuyển xuống cho đứa trẻ Khiến đứa trẻ phải nhận vô vàn khó khăn trên con đường phát triển và tiến lên Và khi đứa trẻ ấy dần lụi tàn, xã hội bị tổn thương vì sẽ bắt đầu một chuỗi các tác động tiêu cực dẫn đến nghèo đói, tội phạm, các chi phí phúc lợi cao hơn dẫn đến bộ máy nhà nước phình to hơn, thuế cao hơn, và một nền kinh tế trì trệ hơn

Kết luận: Công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam thời điểm hiện tại sẽ khiến

cho những đứa trẻ không được đảm bảo về sự phát triển và lớn lên như bình thường, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của đất nước.

Ngày đăng: 04/03/2024, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w