Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ trao đổi giữa những giá trị sử dụng khác nhau ví dụ như 1m vải = 10kg thóc , sở dĩ những hàng hoá trao đổi với nhau là vì giữa chúng có điểm chung nhau
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Thống kê
BÀI TẬP LỚN Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ: LÝ LUẬN GIÁ TRỊ VÀ VẬN DỤNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên : Nguyễn Như Quỳnh
Mã sinh viên : 11215093
Lớp tín chỉ :
GV hướng dẫn: PGS.TS Tô Đức Hạnh
HÀ NỘI: 10/2023
Trang 2MỤC LỤC
A LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ 2
I Khái niệm chung 2
1 Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá 2
a Khái niệm 2
b Hai thuộc tính của hàng hoá 3
c Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị hàng hoá 3
2 Lượng giá trị của hàng hoá 4
a Lượng giá trị hàng hoá 4
b Các nhân tố ảnh hưởng 4
3 Quy luật giá trị 5
II Thực trạng về năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay 6
1 Thực trạng 7
a Tình hình đăng kí doanh nghiệp 7
b Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp 8
2 Đánh giá 8
a Những thành tựu đạt được 8
b Những hạn chế và nguyên nhân 9
III Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay 10
1 Nâng cao chất lượng nguồn lao động 10
2 Phát triển khoa học công nghệ, sáng tạo và đổi mới 10
3 Nâng cao trình độ quản lí 11
4 Nâng cao hiệu quả tư liệu lao động 11
5 Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng hơn cho kinh tế tư nhân phát triển 12
Trang 3I Lý luận về giá trị
1 Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá
a Khái niệm
Trước tiên, hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán Sản phẩm của lao động là hàng hoá khi được được đưa ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường Hàng hoá có thể ở dạng vật thể ( ví dụ là xe, nhà,… ) hoặc phi vật thể ( ví dụ như các dịch vụ, giải trí,…)
b Hai thuộc tính của hàng hoá
Hàng hoá luôn phải có 2 thuộc tính
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm, dùng để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của vật quyết định, mỗi sản phẩm có thể có một hoặc nhiều giá trị sử dụng khác nhau Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì
sẽ càng nhiều sản phẩm hơn và chất lượng sẽ càng tốt hơn, do đó giá trị sử dụng càng cao Vì vậy, giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện khi tiêu dùng, sử dụng hàng hoá đó
Giá trị hàng hoá là hao phí lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá Giá trị hàng hoá là đi từ giá trị trao đổi Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ trao đổi giữa những giá trị sử dụng khác nhau ( ví dụ như 1m vải = 10kg thóc ), sở dĩ những hàng hoá trao đổi với nhau là vì giữa chúng có điểm chung nhau đó là đều là sản phẩm của lao động và hao phí lao động tại ra sản phẩm đó và gọi là giá trị hàng hoá Như vậy giá trị là nội dung, là cơ sở để quyết định giá trị trao đổi Giá trị trao đổi là biểu hiện
Trang 4của giá trị hàng hoá trong trao đổi.Thực chất, trao đổi hàng hoá chính là trao đổi hao phí lao động của những người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá đó, do đó bản chất xã hội của giá trị hàng hoá là biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, quan hệ giữa người sản xuất hàng hoá với nhau Giá trị hàng hoá thì được biểu hiện khi trao đổi hàng hoá, vì vậy giá trị hàng hoá là phạm trù lịch sử
c Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị hàng hoá.
Giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn Bởi quan hệ trao đổi hàng hoá là sự trao đổi sức lao động con người kết tinh trong hàng hoá đó, vì vậy giá trị hàng hoá là biểu hiện của các quan
hệ xã hội giữa những người mua bán hàng hoá Nếu giá trị sử dụng biểu hiện mặt tự nhiên của hàng hoá thì giá trị hàng hoá thể hiện tính xã hội của hàng hoá
2 Lượng giá trị của hàng hoá
a Lượng giá trị hàng hoá
Vì chất giá trị hàng hoá là lao động kết tinh trong hàng hoá vậy nên lượng giá trị hàng hoá là số lượng lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh cho hàng hoá đó
Số lượng lao động được đo bởi thời gian lao động nhưng sản xuất cùng một loại hàng hoá có nhiều người sản xuất với thời gian lao động khác nhau Do đó, lượng giá trị hàng hoá không quyết định bởi thời gian lao động cá biệt mà được quyết định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết tiến hành sản xuất ra hàng hoá với trình độ thành thạo trung bình, cường độ trung bình, kĩ thuật trung bình và trong điều kiện bình thường Thông thường trong thực tế, thời gian lao động xã hội cần thiết chính do thời gian lao động cá biệt của những người cung câos đại bộ phận hàng hoá đó trên thị trường quyết định
Trang 5d Các nhân tố ảnh hưởng
Một là, năng suất lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm Tăng năng suất lao động là tăng số lượng làm ra trong một đơn
vị thời gian hoặc giảm thời gian hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm Khi năng suất lao động tăng thì khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian tăng nhưng số lượng lao động hao phí trong cùng thời gian đó không đổi Vì vậy nên lao động hao phí trong một sản phẩm giảm và lượng giá trị hàng hoá bị giảm xuấm Bởi lượng giá trị hàng hoá là lượng lao động của người sản xuất được đo bằng thời gian lao động mà thời gian bị giảm nên lượng giá trị cũng bị giảm
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất Cần phân biệt giữa tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động Khi tăng cường độ lao động thì khối lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian tăng nhưng tổng lao động hao phí trong thời gian đó tăng lên tương ứng và hao phí lao động trong một sản phẩm k đổi nên giá trị của một hàng hoá không đổi
Hai là, tính chất phức tạp của lao động.
Có hai mức độ phức tạp của lao động là lao động giản đơn và lao động phức tạp Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Trong cùng một thời gian lao động, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn
Trang 63 Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá, có nghĩa là ở đâu
có sản xuất hàng hoá ở đó có quy luật giá trị hoạt động Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được tiến hành trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
Quy luật yêu cầu trong sản xuất, hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao phí lao động cần thiết Còn trong lưu thông, trao đổi hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá,
là giá cả bằng với giá trị, do đó giá cả xoay quanh giá trị.Vì thế, quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả thị trường Đây chinh là
cơ chế hoạt động của quy luật giá trị
Trong nền kinh tế hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động cơ bản sau :
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá Trong sản xuất, quy luật giá trị thu hút
những người sản xuất mặt hàng này và bỏ mặt hàng khác với thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ nắm được tình hình cung – cầu và đưa ra quyết định phương án sản xuất Còn đối với trong lưu thông, quy luật này góp phần chuyển hàng hoá từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao bởi qua mệnh lệnh của giá cả thị trường nhằm góp phần làm cho cung – cầu hàng hoá giữa các vùng được cân bằng, phân phối lại thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường
Kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Hàng hoá được trao đổi theo giá trị xã hội Người sản xuất có giá trị cá biệt
nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại Để đứng vững trong cạnh tranh, người sản xuất phải luôn tìm cách để làm cho giá trị cá biệt hàng hoá của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội, bằng cách cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý,…
Trang 7Phân hoá những người sản xuất thành những người giàu nghèo trong xã hội Trong
quá trình cạnh tranh, những người sản xuất có năng lực trình độ giỏi, nhạy bén với thị trường sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ trở nên giàu có Ngược lại, những người hạn chế về vốn và kinh nghiệm với công nghệ lạc hậu, sản xuất thấp kém thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn và dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, hoặc thậm chí phá sản
II Thực trạng về năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân ở Việt Nam
hiện nay.
1 Thực trạng
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023[1] nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%) Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,72%, đóng góp 8,03% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,19%, đóng góp 38,63%; khu vực dịch vụ tăng 6,24%, đóng góp 53,34% Về sử dụng GDP quý III/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 40,56% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,61%, đóng góp 44,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,27%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,42%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 14,52%
a Tình hình đăng kí doanh nghiệp
Trong tháng Chín, cả nước có 12.684 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 9,7% so với tháng trước và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước; 5.808 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 7,2% và tăng 13,5%; 4.124 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 20,4% và tăng 40,5%; 5.273 doanh nghiệp ngừng hoạt động
Trang 8chờ làm thủ tục giải thể, tăng 1,1% và tăng 25,9%; 1.441 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 4,8% và giảm 4,9%
Tính chung 9 tháng năm 2023, cả nước có 116,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; 48,9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 3,2%; 75,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 21,2%; 46,1 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 26,9%; 13,2 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,3%
Trong 9 tháng năm 2023, dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng vẫn có trên 165 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, trong đó đa số là doanh nghiệp thành lập mới (trên 116 nghìn doanh nghiệp) Đặc biệt, số doanh nghiệp thành lập mới
và quay trở lại hoạt động (165,2 nghìn doanh nghiệp) vẫn lớn hơn số doanh nghiệp tạm ngừng và rút lui khỏi thị trường (135,1 nghìn doanh nghiệp), cho thấy lực lượng doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng, là một kết quả đáng ghi nhận khi đặt trong bối cảnh quốc tế, trong nước có rất nhiều khó khăn, biến động
b Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2023 cho thấy có 30,1% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn
so với quý II/2023 và dự kiến quý IV/2023, có 39,1% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2023
2 Đánh giá
a Những thành tựu đạt được
Kinh tế tư nhân đã được phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh
và đối xử bình đẳng so với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên, đa dạng hoá các ngành, lĩnh vực và vùng miền; dần hình thành được một số tập đoàn kinh
Trang 9tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 98% trong tổng
số hơn 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động và trong đó có nhiều doanh nghiệp mang tầm quốc tế và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu như Vingroup, Vinamilk, Vietjet,…
Kinh tế tư nhân dần đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp hơn 50% GDP, trong đó phần lớn là của khu vực kinh tế tư nhân, phát triển nhanh, vượt lên khu vực kinh tế cá thể Khu vực kinh tế tư nhân đã có nhiều góp vào sự phát triển của nền kinh tế Theo báo cáo Nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam ( CPSD ) cho thấy tốc độ tăng trưởng khá được duy trì liên tục, chiếm tỷ trọng 39 – 40% GDP, tỷ lệ đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 34,1% cao hơn mức đóng góp 27,7% của 17 doanh nghiệp nhà nước
Một trong những đóng góp lớn của kinh tế tư nhân cho xã hội là giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội Các doanh nghiệp tư nhân
đã thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế Loại hình kinh tế này hàng năm thu hút lao động mới và từ các doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể chuyển sang Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế tư nhân đồng thời cũng làm tăng sự lựa chọn cho người lao động và người sử dụng lao động, dẫn đến làm tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động
b Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên, trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân thì vẫn còn gặp phải những hạn chế nhất định :
Đầu tiên, hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân
phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ
Trang 10Hai là, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn thấp, thiếu hụt nhân lực giỏi.
Các chủ doanh nghiệp tư nhân trưởng thành qua học hỏi, ước tính khoảng 80% trưởng thành từ kinh nghiệm thực tiễn, chỉ có một số được đào tạo qua trường lớp chính quy
về quản trị doanh nghiệp hay quản lý về kinh tế chung Do đó, doanh nghiệp khó tiếp thu được những tiến bộ khoa học, năng suất lao động không cao Vì điều hành và quản
lý dựa vào kinh nghiệm tích luỹ, chưa qua đào tạo hay không có bằng cấp chuyên môn nên thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa có đường lối chiến lược kinh doanh hợp lí, phù hợp với quá trình hội nhập như hiện nay
Ba là, khoa học kĩ thuật chưa được phát triển, năng lực công nghệ còn lạc hậu Điều
này dẫn đến năng suất lao động không cao, khả năng cạnh tranh thị trường thấp, kể cả trong lẫn ngoài nước, mặc dù cạnh tranh là yếu tố cơ bản để đảm bảo tồn tại và phát trỉển, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn hiện nay
Bốn là, kinh tế tư nhân sử dụng vốn chưa hiệu quả và hợp lý Doanh nghiệp tư nhân
luôn ở trong trạng thái thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tích luỹ tư bản, sản xuất chưa được chú trọng
III Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh
tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay
1 Nâng cao chất lượng nguồn lao động
Theo điều tra thị trường lao động của Tổng cục dạy nghề, trong các doanh nghiệp được điều tra, số lao dộng được coi là có trình độ cao và lao động lành nghề chỉ chiếm khoảng 23% Để nâng cao trình độ nguồn nhân lực, Nhà nước cần có những biện pháp thiết thực Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề theo hướng hiện đại