1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ án môn học thiết kế hệ thống xử lí nước thải của khu nhà ở, nhà cho thuê công suất 1800 m 3 ngày – đêm

62 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Của Khu Nhà Ở, Nhà Cho Thuê Công Suất 1800 M3/Ngày – Đêm
Tác giả Trần Thanh Sang, Nguyễn Anh Thư
Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Thái Hoàng Khoa
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường
Thể loại Đồ Án
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP.THỦ ĐỨC
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề vệsinh môi trường, nước thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và x

Trang 1

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAOBỘ MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

———oOo———

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI CỦA KHU NHÀ Ở, NHÀ CHO

THUÊ CÔNG SUẤT 1800 M 3 / NGÀY – ĐÊM

SVTH: Trần Thanh Sang 19150032

Nguyễn Anh Thư 19150035

GVHD: ThS Huỳnh Thái Hoàng Khoa

TP.THỦ ĐỨC, tháng 11 năm 2021

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề vệsinh môi trường, nước thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và xử lý trước khithải ra môi trường

Với mong muốn môi trường sống ngày càng được cải thiện, vấn đề quản lý nước thải sinhhoạt được dễ dàng hơn để phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội và cải thiện nguồn tàinguyên nước đang bị thoái hóa và ô nhiễm nặng nề nên đề tài “Tính toán thiết kế hệ thống xử lýnước thải của khu nhà ở, nhà cho thuê công suất 1800 m3/ngày – đêm” là rất cần thiết nhằm gópphần cho việc quản lý nước thải ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường ngày càng sạchđẹp hơn

Nước thải từ khu nhà ở, nhà cho thuê đều mang đặc tính chung là nước thải sinh hoạt bị ônhiễm bởi cặn bẩn hữu cơ (SS), chất hữu cơ hoà tan (BOD), các chất dầu mỡ trong sinh hoạt(thường là dầu thực vật) và các vi trùng gây bệnh

Với hiện trạng trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là xử lý triệt để các chất ô nhiễm để thải ra môi

trường đạt tiêu chuẩn xả thải (QUY CHUẨN 14:2008/BTNMT), không ảnh hưởng đến môi

trường sống của người dân

Do đó, nhóm em đã chọn đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải của khu nhà ở, nhà chothuê công suất 1800 m3/ngày – đêm” nhằm đáp ứng nhu cầu trên

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải của khu nhà ở, nhà cho thuê công suất 1800 m3/ngàyđêm với yêu cầu là đưa ra phương án xử lý nước thải một cách hợp lý, tính toán công trình

2 MỤC TIÊU THIẾT KẾ

Với đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải của khu nhà ở, nhà cho thuê công suất 1800

m3/ngày – đêm” thiết kế phải phù hợp với quy hoạch, vận hành hợp lý, không gây ô nhiễm môi

trường và nước thải phải đạt tiêu chuẩn xả thải (QUY CHUẨN 14:2008/BTNMT) cho nước thải

cột A là lựa chọn hàng đầu

3 NỘI DUNG THỰC HIỆN

Tổng quan về thành phần, tính chất và đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đã áp dụng ở Việt Nam

Đề xuất 2 công nghệ xử lý, so sánh và lựa chọn công nghệ

Tính toán các công trình đơn vị theo phương án đã chọn

Kết luận & kiến nghị

Trang 3

4 PHẠM VI & ĐỐI TƯỢNG THIẾT KẾ

Tìm hiểu một số thông tin về nước thải sinh hoạt, thành phần nước thải sinh hoạt,… Sau đóthiết kế hệ thống xử lý nước thải và tính toán

5 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu về thành phần, tính chất nước thải

Phương pháp so sánh: So sánh ưu điểm, nhược điểm của 2 công nghệ xử lý và đề xuất racông nghệ xử lý nước thải có hiệu quả hơn

Phương pháp tính toán: Sử dụng các công thức xử lý nước thải để tính toán các công trìnhđơn vị của hệ thống xử lý nước thải

Phương pháp đồ hoạ: Sử dụng phần mềm Autocad để thiết kế sơ đồ công nghệ xử lý

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2021

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2021

Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Họ tên sinh viên: Trần Thanh Sang MSSV : 19150032

Họ tên sinh viên: Nguyễn Anh Thư MSSV : 19150035

1 TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải của khu nhà ở, nhà cho thuê công suất

1800 m 3 /ngày

2 NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ

- Tổng quan về nước thải

- Tìm hiểu các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt

- Tìm hiểu các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

- Lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp

- Tính toán các công trình đơn vị

- Thực hiện bản vẽ chi tiết thiết bị trong thiết kế

- Kết luận – kiến nghị

3 THỜI GIAN THỰC HIỆN: từ 01/04/2021 đến 22/06/2021

4 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS Huỳnh Thái Hoàng Khoa

TP.HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2021

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC

(ĐỒ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI)

Tên đồ án: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải của khu nhà ở, nhà cho thuê công suất 1800m 3 /ngày

Họ tên sinh viên: Trần Thanh Sang MSSV : 19150032

Họ tên sinh viên: Nguyễn Anh Thư MSSV : 19150035

Thời gian thực hiện từ: 08/10/2021 đến 30/12/2021

Ngày Nội dung thực hiện Nội dung cần sửa

Đã chỉnhsửa

10/10/2021 Thiết kế 2 phương án sơ đồ

công nghệ

Chữ ký củaGVHD

14/10/2021 Nộp báo cáo lần 1 cho giảng

viên hướng dẫn kiểm tra

Chỉnh sửa lại sơ đồ công

nghệ

Chữ ký của GVHD

19/11/2021 Nộp báo cáo lần 2 cho giảng

viên hướng dẫn kiểm tra

Chỉnh sửa lại sơ đồ côngnghệ + Tính toán lại bểaerotank và bể MBR

Trang 8

20/12/2021 Nộp báo cáo lần 3 cho giảng

viên hướng dẫn kiểm tra Tính toán bể MBR

Chữ ký của GVHD

26/12/2021 Hoàn thành bản vẽ 3 Chỉnh sửa tỉ lệ Chữ ký của

GVHD

27/12/2021 Hoàn thành bản vẽ 4 Chỉnh sửa kích cỡ chữ

30/12/2021 Xuất file pdf và gửi mail cho

GVHD kiểm tra lần cuối

Chữ ký của GVHD

Ngày 30 tháng 12 năm 2021 Giảng viên hướng dẫn

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 4

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC 5

ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN MÔN HỌC 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI 10

1.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC 10

1.2 NHỮNG CƠ SỞ TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 11

CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 14

2.1 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 14

2.1.1 Phương pháp xử lý cơ học 14

2.1.2 Phương pháp xử lý sinh học 16

2.1.3 Phương pháp xử lý hóa lý và hóa học 19

2.2 DỰ ÁN VSMT TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2 VỚI MỤC TIÊU THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI LƯU VỰC NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ 21

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ, TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ 22

3.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN & ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 22

3.1.1 Lưu lượng cần xử lý 22

3.1.2 Thành phần và tính chất nước thải 22

3.2 ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ 24

3.2.1 Phương án 1 24

3.2.2 Phương án 2 25

3.3 SO SÁNH & LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 26

3.4 THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ 27

3.4.1 Phương án 1 27

3.4.2 Phương án 2 28

3.5 HIỆU QUẢ XỬ LÝ QUA TỪNG CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 29

CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 30

4.1 SONG CHẮN RÁC 30

4.2 BỂ THU GOM 33

4.3 BỂ ĐIỀU HOÀ 34

4.4 BỂ LẮNG 38

4.5 BỂ ANOXIC 42

4.6 BỂ AEROTANK 43

4.7 BỂ MBR 50

4.8 BỂ NÉN BÙN 57

CHƯƠNG V KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 60

5.1 KẾT LUẬN 60

5.2 KIẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD : Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hoá, mg/l

F/M : Food/Micro – Organism – Tỷ lệ lượng thức ăn và lượng vi sinh vật

SS : Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng, mg/l

TSS : Total Suspended Solid – Tổng chất rắn lơ lửng, mg/l

TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI1.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Theo Unicef, tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay đang diễn ra ở khắp nơi trên thếgiới đặc biệt tại các nước đang phát triển như ở miền Nam sa mạc Sahara, Đông Nam Á và MỹLatinh Kể từ năm 2016, các tổ chức môi trường quốc tế đã báo động Trung Quốc, Indonesia,Philippines, Thái Lan và Việt Nam đang đứng TOP 5 những quốc gia có lượng rác thải đổ rabiển nhiều nhất thế giới

Có một thực trạng rất đáng buồn ở Việt Nam là hành động xả thải ra sông hồ và biển cả

đã trở thành hình ảnh quá quen thuộc với người dân Các hình thức chế tài, nhắc nhở và phạthành chính đều trở nên quá nhẹ nhàng, không có tính răn đe đối với những trường hợp vi phạm

Vài năm trở lại đây, viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường báo cáo có đến hơn 17 triệungười tại Việt Nam chưa được tiếp cận với nước sạch Những người dân này phải chấp nhậnsống chung với nguồn nước ngầm, nước mưa, nước từ nhà máy lọc không an toàn Chưa dừng lạitại đó, cứ mỗi năm các tổ chức môi trường quốc tế và trong nước vẫn tiếp tục đưa ra những con

số rất đáng lo ngại về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nước ta:

 Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém (theo thống kê của Bộ

Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường)

 Khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhânchính là do ô nhiễm nguồn nước (theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môitrường)

 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻm em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam dothiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO)

 Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (theo báo cáo của Bộ Tàinguyên & Môi trường)

 19.000 tấn rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó trung bình mỗi người trong sốchúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày (theo TS Quách Thị Xuân – Giám đốc Trung tâm Tưvấn Phát triển bền vững Đà Nẵng)

Bất chấp những con số báo động đỏ này vẫn có đến 30% dân số chưa nhận thức được tầmquan trọng của nước sạch

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thựchiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rấtđáng lo ngại Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lựcngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ

Trang 12

1.2 NHỮNG CƠ SỞ TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

1.2.1 Thành phần nước thải

Nước thải là gì? là nguồn nước đã qua sử dụng trong sinh hoạt, từ những người sốngtrong cộng đồng Nước thải được sinh ra từ các hộ gia đình sau khi sử dụng cho các mục đíchnhư rửa chén, giặt, nấu nướng, vệ sinh,… Từ đó hình hành nước thải

Ngoài ra, nước thải còn có nguồn gốc từ các hoạt động trong khu thương mại, khu côngnghiệp Nó bao gồm nước mưa, nước thải đô thị, nước thải nông nghiệp, làm vườn, nuôi trồngthủy hải sản

Hầu hết, nước thải chưa qua xử lý đều có màu xám và màu đen Nước thải màu xám lànước thải từ việc tắm, rửa bát, nấu nướng hoặc giặt giũ Còn nước màu đen là nước từ nhà vệsinh (giấy vệ sinh, phân, nước tiểu) Đặc biệt, nước thải có đặc trưng đó là mùi hôi

Nước thải trên 95% là nước, còn lại là chất thải, chất ô nhiễm phân hủy sinh học Tuynhiên trong 5% lại chứa rất nhiều chất độc hại như:

− BOD trong nước thải

BOD là tên viết tắt của cụm từ Biochemical Oxygen Demand hay còn được gọi là nhu cầu oxysinh hóa BOD là thước đo lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ Khi BODđược xả ra ao hồ sẽ cướp đi oxy của các loài cá Do đó, trước khi xả nước thải cần phải xử lýnước thải, làm giảm BOD (BOD trong nước của hộ gia đình thường là 200mg/ L)

− Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

TDS là viết tắt của Total Bisolved Solids hay còn gọi là tổng chất rắn hòa tan Đây là tổng lượngion tích điện bao gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước.Chỉ số TDS trong nước liên quan trực tiếp tới chất lượng nguồn nước Nó bao gồm khoáng chất,muối, kim laoji, Cation, Anion hòa tan trong nước,

− Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải và có kích thước cụ thể.Khi thải trực tiếp vào môi trường nước mặt TSS có thể làm môi trường bị ô nhiễm, mang theo visinh vật gây bệnh, làm tắc nghẽn mang của cá,

Trang 13

1.2.2 Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước

Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước, có thể dựa vào một sốchỉ tiêu cơ bản và quy định thời gian của từng chỉ tiêu đó tuân theo Luật Bảo Vệ môi trường củamột quốc gia hoặc một tiêu chuẩn quốc tế quy định cho từng loại nước sử dụng cho các mục địchkhác nhau Kết hợp các yếu cầu về các thông số đánh giá chất lượng nước và các chất gây ônhiễm nước có thể đưa ra các thông số đánh giá chất lượng nước

pH

pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng đểđánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sựkeo tụ, khả năng ăn mòn Vì thế việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợpvới yêu cầu kỹ thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo được chất lượngcho người sử dụng Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường axít; pH > 7 thì nước có môitrường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước

SS (solid solved – chất rắn lơ lửng)

Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất lượng nướctrên nhiều phương diện Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước thấp làm hạn chế sự sinh trưởnghoặc ngăn cản sự sống của thuỷ sinh Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước cao thường có vị

DO (dyssolved oxygen – ô xy hoà tan trong nước.

Ôxy có mặt trong nước một mặt được hòa tan từ ô xy trong không khí, một mặt được sinh

ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống trong nước Các yếu tố ảnhhưởng đến sự hòa tan ô xy vào nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm, địahình Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hoá học và các hoạt động sinh họcxảy ra trong đó Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình cácthông số đánh giá chất lượng nước trong việc xử lý nước thải

COD (Chemical oxygen Demand – nhu cầu ô xy hoá học.

COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nướcmặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu Hàmlượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm

BOD (Biochemical oxygen Demand:nhu cầu ô xy sinh hoá)

BOD là lượng ô xy (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích) cần cho visinh vật tiêu thụ để ô xy hoá sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn vềnhiệt độ và thời gian Như vậy BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học cótrong mẫu nước

Amoniac

Trong nước, bề mặt tự nhiên của vùng không ô nhiễm amoniac chỉ có ở nồng độ vết(dưới 0,05 mg/l) Trong nguồn nước có độ pH acid hoặc trung tính, amoniac tồn tại ở dạng ionamoniac (NH4+); nguồn nước có pH kiềm thì amoniac tồn tại chủ yếu ở dạng khí NH3

Nitrat (NO 3 - )

Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của người vàđộng vật Trong nước tự nhiên có nồng độ nitrat thường <5 mg/l ở vùng bị ô nhiễm do chất thải,phân bón, nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong, gây ảnhhưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thuỷ sản

Trang 14

Phosphat (PO 4 3- )

Phosphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển rong tảo Nồng độ phosphat trong nguồnnước không bị ô nhiễm thường <0,01 mg/l Nguồn phosphat đưa vào môi trường là phân người,phân súc vật và nước thải một số ngành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm

và trong nước chảy từ đồng ruộng Phosphat không thuộc loại độc hại đối với người

Clorua (Cl - )

Clorua có mặt trong nước là do các chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp mà chủ yếu

là công nghiệp chế biến thực phẩm Ngoài ra còn do sự xâm nhập của nước biển vào các cửasông, vào các mạch nước ngầm

Coliform

Vi khuẩn nhóm Coliform (Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci, Escherichia coli

…) có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng, qua con đường tiêu hoá mà chúngxâm nhập vào môi trường và phát triển mạnh nếu có điều kiện nhiệt độ thuận lợi

Kim loại nặng

Kim loại nặng (Asen, chì, Crôm(VI), Cadimi, Thuỷ ngân …) có mặt trong nước do nhiềunguyên nhân: trong quá trình hòa tan các khoáng sản, các thành phần kim loại có sẵn trong tựnhiên hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng, các chất thải công nghiệp ảnh hưởng của kimloại nặng thay đổi tuỳ thuộc vào nồng độ của chúng, nó là có ích nếu chúng ở nồng độ thấp và rấtđộc nếu ở nồng độ vượt giới hạn cho phép

Trang 15

CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI2.1 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất không tan,tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể Để tăng cường quá trình xử lý cơ học,người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử lý của các công trình cơ học

có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10 – 15% Một số công trình xử lý nước thải bằng phươngpháp cơ học bao gồm:

 Song chắn rác

Nhiệm vụ: song chắn rác được dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilong, vỏcây và các tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm và các thiết bị xử lý nướcthải được ổn định

Song chắn rác là các thanh đan xếp kế tiếp nhau với các khe hở từ 16 đến 50mm, các thanh

có thể bằng thép, inox, nhực hoặc gỗ Tiết diện của các thanh này là hình chữ nhật, hình trònhoặc elip Bố trí song chắn rác trên máng dẫn nước thải Các song chắn rác đặt song song vớinhau, nghiêng về phía dòng nước chảy để giữ rác lại Song chắn rác thường đặt nghiêng theochiều dòng chảy một góc 50○ đến 90○

Trang 16

 Bể lắng

 Bể lắng cát

Trong thành phần cặn lắng nước thải thường có cát với độ lớn thủy lực µ = 18 mm/s Đây các phần tử vô cơ có kích thước và tỷ trọng lớn Mặc dù không độc hại nhưng chúng cản trở hoạtđộng của các công trình xử lý nước thải như tích tụ trong bể lắng, bể mêtan,… làm giảm dung tích công tác công trình, gây khó khăn cho việc xả bùn cặn, phá huỷ quá trình công nghệ của trạm xử lý nước thải Để đảm bảo cho các công trình xử lý sinh học nước thải sinh học nước thải hoạt động ổn định cần phải có các công trình và thiết bị phía trước

Nhiệm vụ:

- Loại bỏ các cặn vô cơ như cát, sỏi,… có kích thước >0,2mm

- Bảo vệ các thiết bị bơm

- Giảm cặn lắng trong ống, mương dẫn và bể phân huỷ

- Giảm tần suất làm sạch bể phân huỷ

Cát lưu giữ trong bể từ 2 đến 5 ngày Các loại bể lắng cát thường dùng cho các trạm xử lýnước thải công xuất trên 100 m3/ngày Các loại bể lắng cát chuyển động quay có hiệu quả lắngcát cao và hàm lượng chất hữu cơ trong cát thấp Do cấu tạo đơn giản bể lắng cát ngang được sửdụng rộng rãi hơn cả Tuy nhiên trong điều kiện cần thiết phải kết hợp các công trình xử lý nướcthải, ngưưi ta có thể dùng bể lắng cát đứng, bể lắng cát tiếp tuyến hoặc thiết bị xiclon hở mộttầng hoặc xiclon thuỷ lực

Từ bể lắng cát, cát được chuyển ra sân phơi cát để làm khô bằng biện pháp trọng lực trong điều kiện tự nhiên

 Bể lắng nước thải

Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc dựa vào

sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải Vì vậy, đây là quá trình quantrọng trong xử lý nước thải, thường bố trí xử lý ban đầu thể bố trí nối tiếp nhau, quá trình lắng tốt

có thể loại bỏ đến 90 ÷ 95% lượng cặn có trong nước hay sau khi xử lý sinh học Để có thể tăngcường quá trình lắng ta có thể thêm vào chất đông tụ sinh học Sự lắng của các hạt xảy ra dướitác dụng của trọng lực

Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt một trước côngtrình xứ lý sinh học và bể lắng đợt hai sau công trình xứ lý sinh học Theo cấu tạo và hướng dòngchảy người ta phân ra các loại bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng ly tâm

 Bể điều hoà

Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trong các khu nhà ở, nhà cho thuêluôn thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào các điều kiện hoạt động Sự dao động về lưu lượngnước thải, thành phần và nồng độ chất bẩn trong đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả làmsạch nước thải Trong quá trình lọc cần phải điều hoà lưu lượng dòng chảy, một trong nhữngphương án tối ưu nhất là thiết kế bể điều hoà lưu lượng

Bể điều hoà làm tăng hiệu quả của hệ thống xử lý sinh học do nó hạn chế hiện tượng quátải của hệ thống hoặc dưới tải về lưu lượng cũng như hàm lượng chất hữu cơ giảm được diện tíchxây dựng của bể sinh học

Trang 17

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí: Quá trình xử lý nước thải được dựa trên sự oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ oxy tự do hoà tan Nếu oxy được cấp bằng thiết bị hoặc nhờ cấu tạo công trình, thì đó là quá trình sinh học hiếu khí trong điều kiện nhân tạo Ngược lại, nếu oxy được vận chuyển và hoà tan trong nước nhờ các yếu tố tự nhiên thì

đó là quá trình xử lý sinh học hiếu khí trong điều kiện tự nhiên

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí: Quá trình xử lý được dựa trên cơ sở phân huỷ các chất hữu cơ giữ lại trong công trình nhờ sự lên men kỵ khí Đối với các hệ thống thoát nước qui mô vừa và nhỏ người ta thường dùng các công trình kết hợp với việc tách cặn lắng với phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ trong pha rắn và pha lỏng

 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí

Quá trình xử lý hiếu khí dựa trên nhu cầu oxy cần cung cấp cho vi sinh vật hiếu khí cótrong nước thải hoạt động và phát triển Chuyển hoá các chất hoà tan và những chất dễ phân huỷsinh học thành những sản phẩm cuối cùng có thể chấp nhận được; hấp phụ và kết tủa cặn lơ lửng

và chất keo không lắng thành bông tụ sinh học; chuyển hoá các chất dinh dưỡng Nitơ vàPhotpho

- Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Bể này hoạt động dựa trên cơ sở nước thải phân phối đều trên bề mặt nguyên liệu lọc (hoạtđộng như giá bám cho vi khuẩn) theo kiểu nhỏ giọt hoặc phun tia

Trang 18

Màng sinh học gồm các vi khuẩn, nấm và động vật bậc thấp được nạp vào hệ thống cùng vớinước thải Màng gồm 2 lớp: lớp yếm khí ở sát bề mặt đệm và lớp hiếu khí ở ngoài Do đó quátrình lọc sinh học thường được xem như là quá trình hiếu khí nhưng thực chất là hệ thống vi sinhvật hiếu – yếm khí.

Khi nước thải đi qua lớp màng nhớt, các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ nhờ quá trìnhtrao đổi chất tạo thành CO2 và nước bám lên màng chất lỏng Oxy hòa tan được bổ sung bằnghấp thụ từ không khí Nồng độ BOD giảm đần theo chiều sâu từ mặt xuống dưới đáy bể, phầnsinh khối vi sinh vật thừa sẽ bị tróc ra, theo nước ra ngoài bể lọc

Lọc sinh học được ứng dụng để làm sạch một phần hay toàn bộ chất hữu cơ phân hủy sinhhọc trong nước thải và có thể đạt chất lượng dòng ra với nồng độ BOD tới 15 mg/l

- Bể aerotank:

Bể aerotank là một công trình sử dụng phương pháp sinh học hiếu khí để xử lý nước thảisinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải đô thị có chứa nhiều chất hữu cơ hoà tan và một sốchất vô cơ

Nước thải sau khi qua bể lắng 1 có chứa các chất hữu cơ hoà tan và chất rắn lơ lửng đi vàotrong bể hiếu khí (Aerotank) Khi ở trong bể các chất lơ lửng đóng vai trò cho vi khuẩn cư trú,sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính Bùn hoạt tính là các bôngcặn có màu nâu sẫm chứa chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi để phát triển của

vô số vi khuẩn và vi sinh vật sống khác Vi khuẩn và các vi sinh vật sống chung chất nền (BOD)

và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn và chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hoà tanthành các tế bào mới

Để đảm bảo bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và đảm bảo chất lượng oxy dùng trong quátrình sinh hoá các chất hữu cơ thì phải luôn đảm bảo việc cung cấp oxy Lượng bùn tuần hoàn vàkhông khí cần cung cấp phụ thuộc vào độ ẩm và mức độ của yêu cầu xử lý nước thải

Tỷ lệ các chất dinh dưỡng: BOD5 : N : P = 100 : 5 : 1 Nước thải có pH từ 6,5 – 8,5 trong

bể là thích hợp Thời gian lưu nước trong bể không quá 12h

Quá trình được diễn ra như sau:

+ Khuấy trộn đều nước thải với bùn hoạt tính trong thể tích V của bể phản ứng

+ Làm khoáng bằng khí hoặc khuấy trộn bề mặt hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính cótrong bể trong một thời gian đủ dài để lấy oxy cấp cho quá trình sinh hoá xảy ra trongbể

+ Làm trong nước và tách bùn hoạt tính ra khỏi hỗn hợp bằng bể lắng đợt 2 vào bểAerotank để hoà trộn với nước thải đi vào

+ Xả bùn dư và xử lý bùn

- Bể MBR

Bể hiếu khí kết hợp màng lọc MBR: Loại bỏ cặn lơ lửng, tách bùn, làm trong nước, tổng hợpcác chất hữu cơ Màng lọc MBR còn có nhiệm vụ xử lý triệt để các chất hữu cơ, nitrat hóa

Trang 19

amoni, loại bỏ một phần mầm bệnh trong nước thải Hệ thống phân phối khí bọt mịn được lắpđặt dưới bể xử lý nhằm tăng hiệu quả phân tán oxy vào nước Lượng oxy này có nhiệm vụ oxyhóa trực tiếp các chất hữu cơ, phần oxy còn lại có nhiệm vụ trộn bùn hoạt tính với nước thải.Module lọc MBR có nhiệm vụ tách bùn, và vi khuẩn trong nước thải, duy trì nồng độ bùn trongtòa nhà, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý.

Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ thì sẽ được đưa vào bể kị khí hoặc bể hiếu khí Các bể nàyđều có sử dụng màng MBR Trong các bể này, nước thải được thấm xuyên qua màng lọc vào ốngmao dẫn từ những lỗ nhỏ có kích thước từ 0,01 – 0,2 µm

 Phương pháp xử lý kỵ khí với sinh trưởng gắn kết

Lọc kị khí với sinh trưởng gắn kết trên giá mang hữu cơ

Lọc kỵ khí gắn với sự tăng trưởng các vi sinh vật kỵ khí trên các giá thể Bể lọc có thểđược vận hành ở chế độ dòng chảy ngược hoặc xuôi

Giá thể lọc trong quá trình lưu giữ bùn hoạt tính trên nó cũng có khả năng phân ly các chấtrắn và khí sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa Lọc kị khí với lớp vật liệu giả lỏng trương nở

Trang 20

Vi sinh vật được cố định trên lớp vật liệu hạt được giãn nở bởi dòng nước dâng lên sao cho

sự tiếp xúc của màng sinh học với các chất hữu cơ trong một đơn vị thể tích là lớn nhất

Ưu điểm:

• Ít bị tắc nghẽn trong quá trình làm việc với vật liệu lọc

• Khởi động nhanh chóng

• Không tẩy trôi các quần thể sinh học bám dính trên vật liệu

• Có khả năng thay đổi lưu lượng trong giới hạn tốc độ chất lỏng

2.1.3 Phương pháp xử lý hóa lý và hóa học

2.1.3.1 Phương pháp xử lý hoá lý

Các phương pháp hoá học dùng trong xử lý nước thải gồm: trung hoà, oxy hoá và khử Tất cả các phương pháp này được dùng để xử lý sơ bộ trước xử lý sinh học hay sau công đoạn này như

là một phương pháp xử lý nước thải lần cuối để thải vào nguồn

 Bể keo tụ, tạo bông

Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo cókích thước rất nhỏ Các chất này tồn tại ở dạng phân tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng

vì tốn rất nhiều thời gian Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vàonước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer, … Các chất này có tác dụng kếtdính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽlắng nhanh hơn

Các chất keo tụ dùng là phèn nhôm: Al2(SO4)3.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)3Cl,KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O; phèn sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, FeSO4 7H2O, FeCl3 hay chấtkeo tụ không phân ly, dạng cao phân tử có nguồn gốc thiên nhiên hay tổng hợp Phương phápkeo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớnlắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân tán không tan gây ra màu

 Tuyển nổi

Tuyển nổi là phương pháp được áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại bỏ các tạp chất khôngtan, khó lắng Trong nhiều trường hợp, tuyển nổi còn được sử dụng để tách các chất tan như chấthoạt động bề mặt

Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và cũng được áp dụng trongtrường quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện Quá trình này được thực hiện nhờ bọtkhí tạo ra trong khối chất lỏng khi cho không khí vào Các chất lơ lửng như dầu mỡ sẽ nổi lêntrên bề mặt của nước thải dưới tác dụng của các bọt khí tạo thành lớp bọt có nồng độ tạp chất caohơn trong nước ban đầu Các bọt khí bám vào các hạt hoặc được giữ lại trong cấu trúc hạt tạonên lực đẩy đối với các hạt Hiệu quả phân riêng bằng tuyển nổi phụ thuộc kích thước và sốlượng bong bóng khí Kích thước tối ưu của bong bóng khí là 15 – 30.10-3 mm

 Phương pháp hấp phụ

Trang 21

Hấp phụ là phương pháp tách các chất hữu cơ và khí hòa tan ra khỏi nước thải bằng cách tậptrung các chất đó trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ) hoặc bằng cách tương tác giữa các chất bẩnhòa tan với các chất rắn (hấp phụ hóa học)

Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, keo nhôm, một số chất tổng hợp khác và một

số chất thải trong sản xuất như xi tro, xi mạt sắt Trong số này, than hoạt tính được dùng phổbiến nhất Các chất hữu cơ, kim loại nặng và các độ màu dễ bị hấp phụ Lượng chất hấp phụ nàyphụ thuộc vào khả năng của từng loại chất hấp phụ và hàm lượng chất bẩn có trong nước.Phương pháp này có thể hấp phụ 58% – 95% các chất hữu cơ và màu

Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:

- Trộn lẫn nước thải axit với nước thải kiềm

- Bổ sung các tác nhân hoá học

- Lọc nước axit qua vật liệu có tác nhân trung hoà

Việc lựa chọn phương pháp trung hòa còn tùy thuộc vào thể tích và nồng độ nước thải, chế độnước thải, khả năng có sẵn và giá thành của các tác nhân hóa học

 Oxy hoá – khử

Mục đích của phương pháp này là chuyển các chất ô nhiễm độc hại trong nước thải thành cácchất ít độc hơn và được loại ra khỏi nước thải Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn các tác nhânhóa học, do đó quá trình oxy hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tập chất gây

ô nhiễm bẩn trong nước thải không thể lắng bằng những phương pháp khác Thường sử dụng cácchất oxy hóa như: Clo khí và lỏng, nước Javen NaOCl, KMnO4, Ca(ClO)2, H2O2, Ozon

Trang 22

2.2 DỰ ÁN VSMT TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2 VỚI MỤC TIÊU THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI LƯU VỰC NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ

Hình 2.4 Quy trình xử lý nước thải lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Trang 23

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ, TÍNH TOÁN VÀ

THIẾT KẾ

3.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN & ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 3.1.1 Lưu lượng cần xử lý

Hệ thống xử lý nước thải hoạt động 24/24 vậy lượng nước thải đổ ra liên tục

Lưu lượng trung bình ngày: Q tb ng đ =1800(m3

Trang 24

Đặc điểm nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:

- Nước thải từ nhà nhà vệ sinh

- Nước thải từ dầu mỡ nấu ăn, các chất tẩy rửa, nước rửa vệ sinh sàn nhà

Đặc tính và thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt từ khu nhà ở, nhà cho thuê chủyếu là chất hữu cơ, trong đó đó phần lớn các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị visinh vật phân huỷ Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa cácchất hữu cơ trên thành CO2, N2, H2O, CH4,…

Bảng 3.1 Số liệu thành phần tính chất nước thải đầu vào và đầu ra của khu nhà ở, nhà cho thuê.

Cột A QUY CHUẨN 14:2008/BTNMT

Trang 25

3.2 ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

Bể anoxic

Bể aerotank

Bể lắng II

Nguồn tiếp nhận,QUY CHUẨN14:2008/BTNMT, CỘT

Nướctuầnhoàn

Bể trung gian

Bể lọc áp lực

Chú thích:

ống dẫn nướcống dẫn bùnống dẫn bùn tuần hoànống dẫn khí, hoá chất

Chôn lấpMixer

Trang 26

Bể MBR

Bể nước sau xử lý

Nguồn tiếp nhận,QUY CHUẨN14:2008/BTNMT, CỘT A

Nước thải sinh hoạt

Bể nén bùn

Máy ép bùnMáy thổi khí

Bể lắngc

Chôn lấpMixer

Chú thích:

ống dẫn nướcống dẫn bùnống dẫn bùn tuần hoànống dẫn khí, hoá chất

Trang 27

3.3 SO SÁNH & LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ

Bảng 3.2 Bảng so sánh giữa phương án 1 và phương án 2

- Phải xây dựng bể lắng sinh học

- Tốn nhiều diện tích xây dựng

- Cần cung cấp không khí thường

xuyên cho vi sinh vật hoạt động

- Phải sử dụng bơm tuần hoàn ổn

định lại nồng độ bùn hoạt tính nênkhi vận hành tốn nhiều năng lượng

- Thường xảy ra tình trạng nghẽn tắc khi màng bị bám bẩn

- Phải sử dụng hóa chất để làm sạch màng mỗi 6 – 12 tháng

- Chi phí đầu tư cao

Dựa trên khả năng xử lý TSS tốt hơn cùng khả năng duy trì MLSS rất cao và tiết kiệmđược nhiều diện tích nhóm chúng em chọn cộng nghệ MBR (Membrane bio reactor) làm côngnghệ chính để thiết kế hệ thống xử lý nước thải của khu nhà ở, nhà cho thuê; công suất giai đoạn

1800 m3/ngày-đêm, nước sau xử lý đạt quy chuẩn 14:2008/BTNMT, cột A

Trang 28

3.4 THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

đó Rác thu hồi sẽ được đem đi xử lý

Nước thải sau khi qua song chắn rác tiếp tục được đưa vào hố thu gom trước khi qua bểđiều hoà

Tại bể điều hoà, được gắn thêm hệ thống sục khí nhằm giảm bớt sự dao động của hàmlượng các chất bẩn trong nước do quá trình thải ra không đều, giúp ổn định lưu lượng và nồng độ

và giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định

Sau đó, nước thải được bơm qua bể lắng đợt I để lắng những tạp chất, chất rắn lơ lửng dướidạng cặn xuống đáy bể Bùn lắng thu được sẽ được bơm qua bể nén bùn trước khi đem đi xử lý

Tiếp theo nước thải từ bể lắng đợt I sẽ chảy qua bể Anoxic Tại đây, nước thải sẽ được hoà

trộn thêm vi sinh vật Trong điều kiện thiếu khí, vi sinh vật sẽ loại bỏ các hợp chất chứa N và P Nước thải tiếp tục từ bể Anoxic được dẫn vào bể Aerotank Tại bể này với thiết bị sục khíxáo trộn hoàn toàn, quá trình xử lý sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính diễn ra nhờ lượng oxy hoàtan trong nước Các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy và các hợp chất hữu cơ trong nước để làmchất dinh dưỡng duy trì sự sống, phát triển sinh khối và kết bông thành bùn Do đó các chất hữu

cơ trong nước thải giảm đáng kể

Sau đó hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải chảy qua bể lắng đợt II có nhiệm vụ lắng vàtách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải Lượng bùn lắng, một phần được bơm tuần hoàn lại bểAnoxic để ổn định mật độ vi khuẩn và tạo điều kiện phân huỷ nhanh chất hữu cơ, phần còn lại sẽđược bơm qua bể nén bùn và đem đi xử lý

Nước thải từ bể lắng II tiếp tục sẽ tràn qua máng răng cưa vào máng tràn và dẫn qua bểtrung gian có đặt bơm để bơm nước qua bể lọc áp lực nhằm loại bỏ các tạp chất còn sót lại trongnước

Tiếp theo nước sẽ được dẫn qua bể khử trùng Hàm lượng Chlorine được cung cấp vào đểloại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh và có thể oxy hoá các chất hữu cơ còn tồn tại trong nước Nước sau khi khử trùng đảm bảo đạt tiêu chuẩn QUY CHUẨN 14:2008/BTNMT, CỘT A,

và sẽ được thải ra hệ thống thoát nước khu vực

Trang 29

đó Rác thu hồi sẽ được đem đi xử lý.

Nước thải sau khi qua song chắn rác tiếp tục được đưa vào hố thu gom trước khi qua bểđiều hoà

Tại bể điều hoà, được gắn thêm hệ thống sục khí nhằm giảm bớt sự dao động của hàmlượng các chất bẩn trong nước do quá trình thải ra không đều, giúp ổn định lưu lượng và nồng độ

và giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định

Sau đó, nước thải được bơm qua bể lắng đợt I để lắng những tạp chất, chất rắn lơ lửng dướidạng cặn xuống đáy bể Bùn lắng thu được sẽ được bơm qua bể nén bùn trước khi đem đi xử lý.Tiếp theo nước thải từ bể lắng đợt I sẽ chảy qua bể Anoxic Tại đây, nước thải sẽ được hoàtrộn thêm vi sinh vật Trong điều kiện thiếu khí, vi sinh vật sẽ loại bỏ các hợp chất chứa N và P Nước thải tiếp tục từ bể Anoxic được dẫn vào bể Aerotank Tại bể này với thiết bị sục khíxáo trộn hoàn toàn, quá trình xử lý sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính diễn ra nhờ lượng oxy hoàtan trong nước Các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy và các hợp chất hữu cơ trong nước để làmchất dinh dưỡng duy trì sự sống, phát triển sinh khối và kết bông thành bùn Do đó các chất hữu

cơ trong nước thải giảm đáng kể

Sau đó nước thải được đưa qua màng MBR được đặt trong bể Aeratank.Màng lọc MBRkhông những có chức năng giữ lại các cặn nhỏ mà còn giữ lại các vi sinh độc hại Nước thải saukhi qua bể xử lý sinh học có màng MBR thì đảm bảo đạt tiêu chuẩn mà không cần hóa chất khửtrùng

Nước sau khi khử trùng đảm bảo đạt tiêu chuẩn QUY CHUẨN 14:2008/BTNMT, CỘT A,Nước sau xử lý có thể nuôi cá, tưới cây và sử dụng để cung cấp hệ thống PCCC

Trang 30

3.5 HIỆU QUẢ XỬ LÝ QUA TỪNG CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ

Song chắn rác Hố thu + Bể điều hoà Bể lắng Bể anoxic aerotank + Bể

Trang 31

CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ4.1 SONG CHẮN RÁC

Q max s : Lưu lượng nước thải theo giây lớn nhất, m3/s

v :Vận tốc chuyển động của nước thải trước song chắn rác (m/s) (theo điều 6.12 –TCXDVN 51:2008, v = 0,8 – 1,0 m/s), chọn v = 0,8 m/s

n: Số khe hở cần thiết của song chắn rác

v: Vận tốc nước thải qua song chắn rác, lấy bằng vận tốc nước thải trong mương dẫn, v =0,8 m/s

K: Hệ số tính đến mức độ cản trở của dòng chảy do hệ thống cào rác, với K=1,05

b : Khoảng cách giữa các khe hở của song chắn rác, (Theo TCXD 51 – 2006 điều 7.17TCCDVN 51:2008, b =15 – 20 mm), chọn b = 16 mm = 0.016 m

hl: Độ sâu nước ở chân song chắn rác, lấy bằng độ sâu mực nước trong mương dẫn, hl =

342 mm = 0,342 m

Chiều rộng song chắn rác:

B s =S ×(n−1)+b× n=0,008 ×(10−1)+0,016 ×10=0 ,23(m)=230(mm)

Trong đó:

Ngày đăng: 03/03/2024, 09:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w