Ý nghĩa thực tiễn.- Tiểu luận cung cấp một tài liệu thiết thực, ý nghĩa cho đội ngũ cán bộ,công chức trong việc phát hiện và xử lí những vấn đề về trục lợi chính sách từđó có thể góp phầ
Trang 1TIỂU LUẬNMÔN: CHÍNH SÁCH CÔNG
Đề tài :TRÌNH BÀY HIỂU BIẾT CỦA ANH (CHỊ) VỀ BIỂU HIỆN TRỤC LỢI
TỪ CHÍNH SÁCH Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA?
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
II NỘI DUNG 5
2.1 Tổng quan về vấn đề trục lợi chính sách 5
2.1.1 Khái niệm chính sách 5
2.1.2 Trục lợi là gì? 6
2.1.3 Khái niệm trục lợi chính sách 8
2.2 Thực trạng về vấn đề trục lợi chính sách ở việt nam hiện nay 9
2.2.1 Khái quát việc thực hiện chính sách hiện nay ở Việt Nam 9
2.2.2 Các vụ án trục lợi chính sách trong thời gian gần đây 11
a Vụ án trục lợi chính sách ở TràVinh 11
b Trục lợi chính sách hỗ trợ người dân do Covid-19 13
c Trục lợi chính sách hỗ trợ đánh bắt xa bờ để trục lợi 15
2.3 Nguyên nhân trục lợi chính sách ở Việt Nam 18
2.4 Phương hướng và giải pháp ngăn chặn vấn đề trục lợi chính sách ở Việt Nam 19
KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách công là chính sách của Nhà nước đối với khu vực côngcộng, phản ánh bản chất, tính chất của Nhà nước và chế độ chính trị trong đóNhà nước tồn tại;đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự củađảng chính trị phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầu của nhândân Nhà nước dựa trên nền tảng nhân dân, là chủ thể đại diện cho quyền lựccủa nhân dân ban hành chính sách công Ngoài mục đích phục vụ cho lợi íchcủa giai cấp, của đảng cầm quyền còn để mưu cầu lợi ích cho người dân và xãhội Chính sách công được hoạch định bởi đảng chính trị nhưng do chính phủxây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Bản chất của chính sách công làcông cụ để Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện cáchoạt động liên quan đến công dân và can thiệp vào mọi hành vi xã hội trongquá trình phát triển Do đó, chất lượng của chính sách công là một trongnhững tiêu chí quan trọng phản ánh năng lực, hiệu quả vận hành của hệ thốngchính trị, của Nhà nước Việc lựa chọn, hoạch định, ban hành, thực hiện vàđánh giá là những giai đoạn của quy trình chính sách, được diễn ra liên tục, kếtiếp nhau, tạo thành những chu trình nhất định Mỗi giai đoạn của quy trìnhchính sách là những hoạt động phức tạp bao gồm hành vi của từng cá nhân,nhóm xã hội, đến hệ thống các thể chế đòi hỏi phải được nhìn nhận như làmột quá trình khách quan mang tính khoa học
Ở Việt Nam, với hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chính sách công là công cụtiền đề, không thể thay thế và chi phối các công cụ quản lý khác như phápluật, kế hoạch, phân cấp – phân quyền Điều đó giải thích vì sao trong nhữngnăm gần đây Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao
Trang 4vai trò của chính sách công như là một công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệuquả quân lý nhà nước nói riêng và đẩy mạnh chất lượng của sự nghiệp đổimới nói chung.
Lâu nay, cụm từ “trục lợi chính sách” không còn quá xa lạ Thực tế chothấy, bất kể một chính sách gì đều có nguy cơ bị trục lợi Đối tượng trục lợikhông chỉ là người dân, doanh nghiệp mà còn cả những cán bộ, đảng viên giữcương vị lãnh đạo, quản lý Không chỉ đơn lẻ một vài cá nhân mà còn tạođường dây, lập nhóm để trục lợi Ngoài trục lợi về kinh tế còn trục lợi cả vềquyền lực
Trục lợi chính sách thực chất là hành vi dùng thủ đoạn để chiếm đoạtbất hợp pháp lợi ích từ đối tượng được thụ hưởng theo quy định trong cácchính sách phát triển kinh tế - xã hội do Đảng, Nhà nước ban hành; từ cả lợiích nhìn thấy, đo đếm được đến lợi ích vô hình Các chính sách có thể được
đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau , từ các tổ chức quốc tế đếntừng quốc gia , từ nhà nước đến các đơn vị , tổchức chính trị xã hội , doanhnghiệp nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra chomỗi tổ chức đó và chúngchỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó
Song song với đó là những hạn chế, bất cập trong việc thực thi cácchính sách mà điển hình là việc trục lợi chính sách Trục lợi chính sách từ lâu
đã là vấn đề nan giải khi mỗi năm lại có những chính sách mới được ban hành
và cùng với đó là những cá nhân ham lợi ích, luôn tìm cách để ăn chặn tiền từcáchchính sách Có những gói chính sách hỗ trợ an sinh, chính sách cho ngườinghèohay chính sách hỗ trợ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn cũng bịnhững cá nhân này không từ thủ đoạn để tham nhũng Đây là hành vi thamnhũng cực kì nghiêm trọng gây nên sự thâm hụt ngân sách nhà nước cực kìnghiêm trọng Không những thế, việc xảy ra tình trạng tham nhũng trong cơquan nhà nước sẽ khiến nhân dân mất lòng tin với Đảng, ngăn cản đất nước
Trang 5tiến lên chủ nghĩa xã hội Tham nhũng sẽ trở nên đặc biệt nguy hiểm hơn khiliên kết với các tội phạm khác, nhất là tội phạm có tổ chức, gây thất thoátnguồn lực của quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và
ổn định chính trị
Cũng chính vì những bất cập trên nên tôi chọn đề tài: “Trục lợi chính
sách ở Việt Nam hiện nay” để làm rõ hơn về vấn nạn này.
2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận:
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn và nghiên cứu đánh giá thực trạngnhững thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp chủyếu góp phần giải quyết vấn đề về trục lợi chính sách
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lí luận về vấn đề trục lợi chính sách
- Phân tích, đánh giá thực trạng về trục lợi chính sách
- Đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng trục lợi chínhsách
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện trục lợi từ chính sách ở Việt Nam thời gian qua
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian là tình trạng trục lượi chính sách ở Việt Nam
Trang 6- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu và làm rõ về vấn đề trục lợi chínhsách ở Việt Nam hiện nay.
4 Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp,phân tích số liệu để đưa ra những nhận định, đánh giá và đề xuất giải phápcho thời gian tới
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
5 1 Ý nghĩa khoa học
Tiểu luận nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở khoa học của trục lợichính sách ở Việt Nam hiện nay Đánh giá thực trạng trục lợi chính sách ởViệt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa vấn
đề trục lợi chính sách
5.2 Ý nghĩa thực tiễn.
- Tiểu luận cung cấp một tài liệu thiết thực, ý nghĩa cho đội ngũ cán bộ,công chức trong việc phát hiện và xử lí những vấn đề về trục lợi chính sách từ
đó có thể góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách
- Tiểu luận cũng có thể là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những
ai quan tâm nghiên cứu vấn đề trục lợi chính sách
6 Kết cấu của Tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa Tiểu luận gồm 3 mục lớn
Trang 7II NỘI DUNG
2.1 Tổng quan về vấn đề trục lợi chính sách
2.1.1 Khái niệm chính sách
Chính sách là một quá trình hành động có mục đích do con người thựchiện để nhằm hướng vào việc biến đổi, cải tạo thế giới xung quanh, chinhphục thế giới ấy vì lợi ích con người
Theo Thomas R Dye: Chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọnlàm hay không làm Ngoài ra, có rất nhiều khái niệm về chính sách khácnhau, có thể kể đến như:
Theo tác giả William Jenkin: Chính sách công là một tập hạp cácquyếtđịnh có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhàchínhtrị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mụctiêu đó
Theo tác giả William N Dunn: Chính sách công là một kết hợpphứctạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết địnhkhônghành động, do các cơ quan nhà nước hay các cơ quan chức năng nhànước đề ra
Theo tác giả James Anderson: Chính sách là một quá trình hành động
có mục đích mả một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên địnhtrong việc giải quyết vấn đề
Còn theo Kraft and Furlong: Chính sách công là một quá trình hànhđộng hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề côngcộng Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã đượcchấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các
cơ quan chức năng thực hiện những chương trình
Trang 8Các chính sách có thể được đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khácnhau, từ các tổ chức quốc tế đến từng quốc gia, từ nhà nước đến các đơn vị, tổchức chính trị xã hội, doanh nghiệp, nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra chomỗi tổ chức đó và chúng chỉ có hiệu lực thi hành trong tổ chức đó
Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách nhưsau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ
Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên nhữnglĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sáchtùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”
Như vậy, có thể hiểu:Chính sách là chương trình hành động do các nhàlãnh đạo hay nhà quản lýđề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vithẩm quyền của mình Sự hiện diện của chính sách trong đời sống xã hội đượcxem như là công cụ quản lý liên quan mật thiết đến sự vận động có địnhhướng của cả hệ thống Chính sách củng cố niềm tin của người dân vào Nhànước vừa thể hiện nguyên vọng của người dân với ý chí quản lý của Nhànước
2.1.2 Trục lợi là gì?
Trục lợi là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý hoặc phátsinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng nhằm chiếm đoạt một số tiền từdoanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lí họ không được hưởng
Trục lợi là một trong những hành vi của tham nhũng Đó là hành vi lợidụng
chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hạicho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn củacác cơ quan, tổ chức
Trang 9Biểu hiện bởi các hành vi cụ thể sau: tham ô, nhận hối lộ, lợi dụng chức
vụ, quyền hạn dùng tài sản đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụngtrái phép tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của côngdân, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; lạm quyền trongkhi thi hành công vụ để vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởngđến người khác để vụ lợi; giả mạo trong công tác để vụ lợi
Theo quy định của luật hành vi tham nhũng chỉ có thể do người có chức
vụ, quyền hạn gây ra Những người này bao gồm:
1) Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân,công an nhân dân;
2) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân;
3) Cán bộ lãnh đạo, quản lí nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhànước;
Trang 104) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
5) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản;
6) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân;7) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để vụ lợi;8) Lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi;9) Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để vụ lợi;
10) Lập quỹ trái phép để vụ lợi;
11) Giả mạo trong công tác để vụ lợi
Những hành vi tham nhũng này bị coi là tội phạm khi có tính nguyhiểm đáng kể Tiêu chí chủ yếu để xác định tính nguy hiểm đáng kể của hành
vi tham nhũng là mức độ hậu quả và nhân thân người có hành vi tham nhũng
2.1.3 Khái niệm trục lợi chính sách
Trục lợi chính sách là việc lạm dụng quyền ban hành chính sách, thựcthi và đánh giá chính sách để phục vụ lợi ích của cá nhân hoặc phe nhóm
Trục lượi chính sách là một loại hình tham nhũng đặc biệt, nó tạo rahành lang pháp lý cho việc trục lợi trong một thời gian dài Đó là tình trạngcác cá nhân, doanh nghiệp mưu cầu lợi ích riêng cho bản thân mình, nhómmình, móc nối với những người thiết kế chính sách, những người ra quyếtđịnh để đưa ra chính sách có lợi cho họ, bất chấp lợi ích chung
Trục lợi chính sách hoạt động công khai khi những dự thảo luật, những
đề án, dự án lớn được đề xuất Khác với những vụ tham nhũng bí mật, trục lợichính sách có thể được ngăn chặn ngay từ đầu
Đặc điểm của trục lợi chính sách:
Trang 11Chủ thể trục lợi chính sách là người có quyền ban hành (xây dựng vàthẩm định) chính sách, thực thi và đánh giá chính sách Những người cóquyền này chỉ có thể là những cán bộ, công chức (CBCC) trong các cơ quannhà nước.
Đội ngũ này bao gồm CBCC của Đảng và Nhà nước, ở cả trung ương
và địa phương.Cán bộ nhà nước có quyền ban hành chính sách có thể chiathành: thứ nhất là những người có quyền hoạch định chính sách (HĐCS) (cáccán bộ của Chính phủ, các bộ/ngành, UBND các cấp, các sở, phòng…) và thứhai là các cán bộ cóquyền thẩm định và thông qua chính sách (các đại biểuQuốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp)
Chủ thể trục lợi chính sách lợi dụng quyền ban hành, thực thi và đánhgiáchính sách Đây là đặc trưng thứ hai của tham nhũng Chủ thể tham nhũngphải sử dụng “quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi íchcho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác
Mục đích của trục lợi chính sách là vụ lợi Mục đích của trục lợi chínhsách phải là mục đích vụ lợi Nếu chủ thể thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ,quyền hạn mà không xuất phát từ động cơ vụ lợi thì hành vi đó không phải làhành vi trục lợi
2.2 Thực trạng về vấn đề trục lợi chính sách ở việt nam hiện nay
2.2.1 Khái quát việc thực hiện chính sách hiện nay ở Việt Nam
Lâu nay, cụm từ “trục lợi chính sách” không còn quá xa lạ Thực tế chothấy, bất kể một chính sách gì đều có nguy cơ bị trục lợi Đối tượng trục lợikhông chỉ là người dân, doanh nghiệp mà còn cả những cán bộ, đảng viên giữcương vị lãnh đạo, quản lý Không chỉ đơn lẻ một vài cá nhân mà còn tạođường dây, lập nhóm để trục lợi Ngoài trục lợi về kinh tế còn trục lợi cả vềquyền lực
Trang 12Trục lợi chính sách thực chất là hành vi dùng thủ đoạn để chiếm đoạtbất hợp pháp lợi ích từ đối tượng được thụ hưởng theo quy định trong cácchính sách phát triển kinh tế - xã hội do Đảng, Nhà nước ban hành; từ cả lợiích nhìn thấy, đo đếm được đến lợi ích vô hình.
Điểm lại các vụ việc trục lợi chính sách bị “phơi sáng” gần đây chothấy, phổ biến nhất là hiện tượng đánh tráo đối tượng, lập danh sách khống đểtrục lợi Điển hình như đầu tháng 9-2021, Công an thành phố Thủ Đức (thànhphố Hồ Chí Minh) đã bắt tạm giam Huỳnh Hồng Sơn (trú tại phường PhúHữu, thành phố Thủ Đức), điều tra làm rõ hành vi lợi dụng vị trí công tác đểcấu kết với một số cá nhân lập hồ sơ nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng bởi đạidịch Covid-19, dù những người này không thuộc diện được thụ hưởng theoquy định
Ở lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, dù việc tráo đối tượng để trụclợi chính sách rất mất thời gian, tốn công nhưng vẫn bị các đối tượng cấu kếttiến hành Điển hình là cơ quan chức năng tỉnh Trà Vinh đã bắt hàng chục đốitượng, trong đó có cán bộ địa phương để điều tra về hành vi lợi dụng gia đìnhchính sách làm thủ tục miễn, giảm tiền sử dụng đất không đúng đối tượng,gây thiệt hại cho Nhà nước khoảng 120 tỷ đồng
Tinh vi hơn là việc lợi dụng mua sắm trang bị, phương tiện để trục lợithông qua nâng giá hoặc thông thầu Ví như vụ việc cơ quan Cảnh sát điều tra
Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quảnghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và bắt tạm giam 7 bị can thờigian gần đây
Ở lĩnh vực công tác cán bộ, việc lợi dụng quy chế, quy trình để baoche, nâng đỡ, bố trí người thân, người nhà, người quen, “cánh hẩu” vào các vịtrí công tác nhằm được biên chế, lên cấp, lên chức từ khi còn rất trẻ đã tạo
ra không ít những cán bộ non yếu về kiến thức, trình độ, bản lĩnh chính trị và
Trang 13kinh nghiệm Nguy hại hơn, việc này còn tạo ra những cán bộ chỉ biết vânglời, cung cúc tận tụy làm theo ý riêng của cá nhân lãnh đạo, không vì lợi íchchung mà dám phản biện những quyết định chủ quan, phiến diện, ích kỷ Đâychính là “mảnh đất” màu mỡ để hình thành phe nhóm, gây mất đoàn kết vàđấu đá nội bộ Gần nhất, vụ việc thu hồi quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp sở
là con một lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã cho thấy tình trạng trục lợi chính sáchtrong lĩnh vực này hết sức tinh vi, là ví dụ điển hình về hiện tượng được gọi là
“tham nhũng tương lai”
Chính sách công nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ là tạo nên “bầusữa” kích thích lòng tham của chủ nghĩa cá nhân Trước những lợi ích từchính sách mang lại - trái tim, khối óc của không ít người khoác áo “côngbộc” đã suy thoái, biến chất, sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để cấu kết nhằmtrục lợi Đó chính là “giặc nội xâm” nguy hại, gây tổn hại đến uy tín lãnhđạo của Đảng nhanh nhất
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnhđốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” tuykhông trực tiếp chỉ ra hiện tượng trục lợi chính sách nhưng nêu rõ nguyênnhân cơ bản: “Là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rènluyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trướcnhững tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, bịcám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận củamình trước Đảng, trước dân” Vì vậy, để chính sách không bị trục lợi, đếnđúng đối tượng thụ hưởng, phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội
và vì con người thì vấn đề cơ bản và xuyên suốt vẫn là phải lãnh đạo công táccán bộ hiệu quả kết hợp với thanh tra, kiểm tra và giám sát chặt chẽ Điều nàyrất phù hợp với phương hướng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII của Đảng đề ra, đó là “xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức,
Trang 14viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, nănglực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.
Vấn đề đặt ra hiện nay là không ít đơn vị, địa phương triển khai thựchiện các chính sách không đáp ứng được yêu cầu, có sai phạm, nhưng việcchịu trách nhiệm của cá nhân còn chung chung, nửa vời Vì thế cần đổi mớilãnh đạo công tác cán bộ một cách thực chất thông qua xây dựng cơ chế chịutrách nhiệm rõ ràng trên nền cơ chế tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Phảixuất phát từ đánh giá của đối tượng thụ hưởng để đánh giá chất lượng thựchiện chính sách, rồi đến đánh giá chất lượng cán bộ tổ chức thực hiện chínhsách Đổi mới cơ chế tuyển dụng, chọn cho được cán bộ giữ các vị trí lãnhđạo, quản lý là người có tâm, có tài, có đạo đức, liêm chính, trong sạch
Ngăn chặn việc trục lợi chính sách không chỉ bảo vệ tính đúng đắn,mục đích tốt đẹp của các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước hướngđến mà còn tạo cơ hội cho những cán bộ thực đức, thực tâm, thực tài và thựctầm cống hiến cho cơ quan, đơn vị, địa phương và đất nước Đó cũng là quyếttâm chính trị được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tiếp tục thốngnhất cao tại Hội nghị lần thứ tư vừa kết thúc cách đây ít ngày
2.2.2 Các vụ án trục lợi chính sách trong thời gian gần đây
a Vụ án trục lợi chính sách ở TràVinh
Theo cáo trạng, từ năm 2009 đến tháng 6-2014, bị cáo Diệp Văn Thạnhcùng Trần Trường Sơn chỉ đạo Phòng TN-MT, Văn phòng Đăng ký đất đai,Chi cục Thuế TP Trà Vinh triển khai thực hiện chính sách người có công vớicách mạng, cải thiện nhà ở bằng hình thức chuyển mục đích sử dụng đất(SDĐ) và miễn, giảm tiền SDĐ trái với Quyết định 118 của Thủ tướng Chínhphủ và Thông tư 30 của Bộ TN-MT
Cụ thể, bị cáo Diệp Văn Thạnh ký ban hành 2 công văn chỉ đạo PhòngTN-MT, Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi cục Thuế TP thực hiện hồ sơ bỏ qua