1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lập kế hoạch tới khách hàng tổ chức cho sảnphẩm phân bón urê hạt đục tại khu vực đbscl củacông ty cổ phần phân bón dầu khí cà mau

74 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập Kế Hoạch Tới Khách Hàng Tổ Chức Cho Sản Phẩm Phân Bón Urê Hạt Đục Tại Khu Vực ĐBSCL Của Công Ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau
Tác giả Nguyễn Đình Thiện, Nguyễn Thảo Uyên, Trương Thị Bảo Quyên
Người hướng dẫn ThS. Tạ Văn Thành
Trường học Trường Đại Học Tài Chính - Marketing
Chuyên ngành Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 12,39 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) (8)
  • 1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (10)
  • 1.3. Nội bộ doanh nghiệp (12)
  • 1.4. Máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất (15)
  • 1.5. Hệ thống phân phối sản phẩm (16)
  • 1.6. Thực trạng hoạt động kinh doanh phân bón URE Hạt Đục Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (17)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU (19)
    • 2.1. Môi trường vi mô (19)
      • 2.1.1. Khách hàng (19)
      • 2.1.2. Nhà cung cấp (21)
      • 2.1.3. Trung gian Marketing (22)
      • 2.1.4. Đối thủ cạnh tranh (23)
        • 2.1.4.1. Tình hình chung (23)
        • 2.1.4.2. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp (24)
        • 2.1.4.3. Đối thủ gián tiếp của công ty (26)
        • 2.1.4.4. Sản phẩm thay thế (27)
    • 2.2. Môi trường vĩ mô (27)
      • 2.2.1. Môi trường kinh tế (27)
      • 2.2.2. Môi trường tự nhiên, nguồn cung (28)
      • 2.2.3. Môi trường công nghệ, khoa học kĩ thuật (29)
      • 2.2.4. Môi trường chính trị, pháp luật (31)
    • 2.3. SWOT (32)
      • 2.3.1. Điểm mạnh (33)
      • 2.3.2. Điểm yếu (36)
      • 2.3.3. Cơ hội (38)
      • 2.3.4. Thách thức (41)
  • CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC STP CHO CÔNG TY ĐẠM CÀ MAU VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU (42)
    • 3.1. Phân khúc thị trường (S) (42)
      • 3.1.1. Phân khúc vĩ mô (42)
        • 3.1.1.1. Phân khúc theo tính địa lý (42)
        • 3.1.1.2. Phân khúc theo nhân khẩu học (43)
      • 3.1.2. Phân khúc vi mô (45)
        • 3.1.2.1. Phân khúc theo đặc tính mua hàng (45)
        • 3.1.2.2. Phân khúc theo một số đặc tính đặc biệt (46)
    • 3.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu (T) (46)
    • 3.3. Định vị phân khúc thị trường (P) (48)
  • CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MKT MIX CỦA CÔNG TY (53)
    • 4.1. Chiến lược sản phẩm (53)
      • 4.1.1. Mục tiêu sản phẩm (53)
      • 4.1.2. Cấp độ sản phẩm (54)
        • 4.1.2.1. Sản phẩm cốt lõi (54)
        • 4.1.2.2. Sản phẩm hiện thực (54)
        • 4.1.2.3. Sản phẩm bổ sung (55)
      • 4.1.3. Danh mục sản phẩm (56)
      • 4.1.4. Quy cách sản phẩm (57)
      • 4.1.5. Các hoạt động hỗ trợ sản phẩm (59)
      • 4.1.6. Sản phẩm mới (59)
    • 4.2. Chiến lược giá (60)
    • 4.3. Chiến lược phân phối (60)
    • 4.4. Chiến lược Chiêu Thị (61)
  • CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT KẾ HOẠCH MARKETING (63)
    • 5.1. Tổng quan kế hoạch Marketing (63)
    • 5.2. Kế hoạch hành động cụ thể và dự trù kinh phí (64)
    • 5.3. Kế hoạch kiểm soát (68)
    • 5.4. Một số rủi ro và thách thức mà công ty có thể gặp phải khi thực hiện bảng kế hoạch marketing (69)
  • CHƯƠNG 6: KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ “THỰC THI KẾ HOẠCH” (69)
    • 6.1. Kiểm tra (69)
    • 6.2. Đánh giá (70)

Nội dung

Trang 11 Các quan điểm định hướng phát triển của công ty:PVCFC kiên định với định hướng phát triển của Công ty dựa trên các quan điểm sau:Phù hợp với sứ mệnh mà ra đời của PVCFC, tập tru

Giới thiệu về Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC)

PVCFC là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, sứ mệnh phục vụ hàng triệu nông hộ bằng những dòng phân bón dinh dưỡng cao phù hợp với nhiều loại cây trồng và vùng đất Ứng dụng thành tựu công nghệ trên nền tảng công nghiệp hoá dầu giúp PVCFC đạt hiệu quả kinh doanh đồng thời góp phần thay đổi diện mạo kinh tế nông nghiệp nước nhà theo hướng phát triển xanh bền vững Các cột mốc quan trọng xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của PVCFC:

Ngày 26/07/2008: Thủ tướng Chính phủ chính thức phát lệnh khởi công xây nhà máy Đạm Cà Mau.

Ngày 09/03/2011: CT TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sở hữu 100% vốn chính thức được thành lập.

Ngày 02/07/2012: Ban Quản lý dự án khí-điện-đạm Cà Mau tổ chức lễ bàn giao tài sản Nhà máy đạm Cà Mau cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân bón Dầu khí Cà Mau PVCFC quản lý, vận hành, sản xuất thương mại.

Ngày 11/12/2014: Chính thức IPO tại Sở GDCK TP.HCM.

Ngày 15/01/2015: Chính thức chuyển hình thức hoạt động sang mô thình

Ngày 31/03/2015: Cổ phiếu của công ty chính thức được giao dịch trên HoSE. Cuối năm 2017: Khởi công xây dựng Nhà máy phân bón NPK công nghệ urea nóng chảy với công suất thiết kế 300,000 tấn/năm.

2018: Cán mốc sản lượng 5 triệu tấn Lần đầu tiên, các Hợp tác xã và bà con nông dân được tiếp cận chương trình “Trải nghiệm bộ sản phẩm công nghệ cao” Năm đầu tiên, sản lượng tiêu thụ tăng cao, tự doanh vượt 10% so với kế hoạch.

2019: Sản xuất kỷ lục, về đích sớm 36 ngày: Đạt 870 nghìn tấn Cán mốc 6 triệu

Quản trị Chất lượng 100% (1) Correctional

AdministrationCriminology 96% (114)8 tấn Urê Hệ thống DMS đã chính thức vận hành giúp số hóa các giao dịch trong kinh doanh Đón nhận Danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” Top 100 Doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2019.

2020: Đạt doanh thu kỷ lục: 7,700 tỷ đồng Sản lượng xuất khẩu kỷ lục trên 300 nghìn tấn Cán mốc 7 triệu tấn Urê Mở rộng thương hiệu từ “Đạm Cà Mau” sang “Phân Bón Cà Mau” Thương hiệu Quốc gia 2020.

2021: Kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Công ty 2011 - 2021 Được Forbes xếp vào danh sách 50 công ty đứng đầu, có tiềm năng phát triển tại Việt Nam Lần đầu tiên sản xuất và ra mắt sản phẩm phân bón hữu cơ mang tên OM CAMAU Đạt TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

2022: đánh dấu những cột mốc rực rỡ của PVCFC khi doanh thu và lợi nhuận cùng ghi nhận ở mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, thêm một lần nữa khẳng định năng lực tài chính vững mạnh của Công ty Đặc biệt, tổng doanh thu đã chạm ngưỡng trên 16.000 tỷ đồng, vượt mức doanh thu mục tiêu trong năm

2025 (dự kiến ở mức 15.000 tỷ) của Công ty

Nhà máy Đạm Cà Mau luôn vận hành an toàn, ổn định đạt công suất kỳ vọng, sản phẩm chất lượng, tiêu thụ tối đa Với sản phẩm chủ lực là Ure hạt đục, công suất 800.000 tấn/năm mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn nhất cho công ty.

Hoà nhập xu hướng thời đại, Phân Bón Cà Mau tiến tới nghiên cứu sản xuất những dòng phân bón bổ sung vi chất, tiếp tục nghiên cứu và ra đời dòng sản phẩm phân bón hữu cơ phù hợp với từng nhóm cây trồng khác nhau.

Với bộ sản phẩm dinh dưỡng gồm: N46.Plus, N.Humate+TE, Urea Bio, và dòng phân bón NPK với công nghệ hiện đại đã ra mắt thị trường vào năm 2021, Phân Bón Cà Mau đã và đang đáp ứng nhu cầu đa dạng của nông dân mọi miền, tiếp tục thúc đẩy gia tăng doanh thu và cống hiến cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Doanh thu không ngừng biến chuyển qua từng năm đã nói lên hết nỗ lực hoạt động và chiến lược kinh doanh hiệu quả của Phân Bón Cà Mau Một chiến lược hài hoà tối đa lợi ích của toàn thể đội ngũ, khách hàng, cổ đông và đối tác.

Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

Bảng 1.1: Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu

Hướng đến là doanh nghiệp tiên phong trong ngành sản xuất và kinh doanh phân bón tại khu vực.

Góp phần đảm bảo nguồn cung phân bón và an toàn lương thực bằng cách tiên phong cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng.

Mọi nỗ lực chinh phục và phát triển để luôn gìn giữ trọn vẹn chuỗi giá trị “Tiên Phong - Trách Nhiệm - Ân Cần - Hài Hòa”:

Tiên phong: Tinh thần luôn đi trước, là ngọn cờ đầu, là dẫn dắt, chủ động dấn thân trong công việc, rèn luyện khả năng sáng tạo rất cao cùng với tinh thần sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách;

Trách Nhiệm: Thái độ đặt hết tâm trí vào chất lượng của công việc được giao lúc chuẩn bị, lúc tiến hành và lúc kết thúc một công việc Không đổ lỗi cho người khác, dám nhận trách nhiệm và khiêm nhường; Ân Cần: Phụng sự cho người khác với tất cả trí tuệ và tấm lòng (bên trong), nhằm giúp giải quyết một phần khó khăn, gánh nặng;

Hài Hòa: Cân đối, là hòa hợp với nhau về giá trị của Công ty và của từng cá nhân trong tổ chức, bao gồm: Hài hòa về cả trách nhiệm lẫn quyền lợi; Hài hòa giữa Công ty với nhân viên (bên trong); Hài hòa bên ngoài giữa Công ty với khách hàng và các bên liên quan (bên ngoài).

Các quan điểm định hướng phát triển của công ty:

PVCFC kiên định với định hướng phát triển của Công ty dựa trên các quan điểm sau:

Phù hợp với sứ mệnh mà ra đời của PVCFC, tập trung sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu phân bón, phục vụ nông nghiệp hiệu quả với chuỗi sản phẩm chất lượng cao ưu việt, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và nâng tầm thương mại Việt Nam trên đấu trường quốc tế;

Nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng doanh thu, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi ích cho các cổ đông, sự hài lòng cho các khách hàng tin cậy, hướng đến sự phát triển thịnh vượng, bền vững; Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị, truyền thông giúp Công ty vận hành hiệu quả, góp phần gìn giữ môi trường, tiên phong xanh hoá nền nông nghiệp nước nhà;

Tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, vun đắp các giá trị nhân văn ý nghĩa, san sẻ khó khăn, đồng hành sát cánh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn; Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp với bản sắc riêng, nền tảng vững chắc, là điểm tựa và đòn bẩy giúp Công ty phát triển mạnh mẽ, xây dựng môi trường gắn kết nơi nhân viên có thể tận tâm cống hiến, sống với các giá trị cốt lõi “Tiên Phong - Trách Nhiệm - Ân Cần - Hài Hòa”;

Phát huy tinh thần sáng tạo, nội lực tiềm tàng, sẵn sàng đổi thay để phát triển, không ngừng nỗ lực vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới, ghi dấu bằng những sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm tối ưu hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm của PVCFC;

Trở thành thương hiệu hàng đầu khu vực trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón; thực hiện sứ mệnh của người tiên phong cung cấp giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng.

Nội bộ doanh nghiệp

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 1.2: Sơ đồ bộ máy hoạt động

Hội đồng Quản trị: Có 07 thành viên, trong đó: 01 Chủ tịch HĐQT; 04 thành viên HĐQT (bao gồm 01 thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc); 02 thành viên độc lập HĐQT.

Ban Tổng Giám đốc: Có 06 Thành viên, trong đó có 01 Tổng Giám đốc và 05

Ban Kiểm soát: Có 03 thành viên, trong đó có 01 Trưởng Ban Kiểm soát và 02

Kế toán trưởng: 01 người. Ủy ban: Ủy ban kiểm toán và quản trị rủi ro; Ủy ban quản trị, nhân sự & lương thưởng; 01 ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng Quản trị Công ty.

Bộ máy giúp việc: Bao gồm 09 ban/đơn vị/Văn phòng chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc cho Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc.

Bộ máy lãnh đạo Đội ngũ lãnh đạo Công ty là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí và hóa chất Cùng với kinh nghiệm lãnh đạo lâu năm và khả năng hoạch định chiến lược phát triển tốt, Ban lãnh đạo Công ty có thể đưa Công ty trở thành một trong những nhà cung cấp phân bón hàng đầu Việt Nam, góp phần ổn định thị trường phân bón trong nước, đồng thời giúp người nông dân thu hoạch được nhiều mùa màng bội thu Nhân lực Tổng số lao động trong Công ty DCM tại thời điểm 31/12/2021 là 1.022 lao động

Trong năm 2021, Công ty đã thực hiện một số cải tiến thuộc lĩnh vực tiền lương, chế độ chính sách phục vụ cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty như: Rà soát Quy định trả lương trả thưởng đối với chức danh Quản lý khu vực, Quản lý khách hàng của Ban Kinh doanh; Dự thảo sửa đổi Quy chế Quản lý tiền lương, tiền thưởng và chế độ phúc lợi, Chính sách nhân viên của Công ty.

Là một công ty chuyên về sản xuất nên lực lượng lao động chính của Công ty là công nhân kỹ thuật và trình độ khác chiếm 71,33%, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 8,2% Tuy nhiên, số lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ 55,97% cho thấy nguồn nhân lực của Công ty có trình độ tay nghề cao, có khả năng vận hành và làm chủ dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại, mang lại tiềm năng lớn cho Công ty trong việc mở rộng quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, Công ty luôn chú trọng công tác đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu, đào tạo đón đầu để nâng cao năng suất, chất lượng lao động và áp dụng nhiều chế độ chính sách để thu hút nhân lực giỏi tham gia phát triển Công ty.

Hình 1.3: Biểu đồ tỷ lệ nguồn nhân lực phân theo khối chức năng, độ tuổi, trình độ chuyên mônSản phẩm chính của PVCFC là Urê hạt đục, PVCFC là công ty đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sản xuất sản phẩm urê hạt đục Tính năng vượt trội của urê hạt đục là hạt trong, ít bụi, phân giải chậm, tiết kiệm phân bón, làm cho cây xanh bền Urê hạt đục là sản phẩm chính để sản xuất phân NPK.

Hình 1.4: Quy trình sản xuất phân Ure DCM sản xuất phân NPK với công nghê v Urê hóa lxng theo quy trình như sau:

(1) Urê nóng chảy được dẫn từ nhà máy Urê vào tháp tổng hợp của nhà máy NPK, phân DAP và Kali được nghiền nhỏ thành bô ¦t mịn đưa vào tháp tổng hợp

(2) Tại tháp tổng hợp, dung dịch Urê nóng chảy được đảo trô ¦n và bao bọc lấy hỗn hợp bô ¦t P-K, tạo thành hỗn hợp dung dịch N-P-K

(3) Sau khi đạt được tỷ lê ¦ dinh dưỡng thích hợp, hỗn hợp dung dịch được đưa vào thiết bị tạo hạt, sấy, sàng lọc và đóng bao Với công nghê ¦ này, sản phẩm NPK Cà Mau có chất lượng khá cao với đô ¦ cứng và tính đồng nhất tốt chỉ sau sản phẩm NPK hóa học của DPM Tuy nhiên, với suất đầu tư thấp hơn nhiều nhà máy NPK Phú Mỹ, nhà máy NPK Cà Mau kỳ vọng mang lại hiê ¦u quả đầu tư cao và sớm hơn so với nhà máy NPK của DPM

Máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất

Công suất thiết kế nhà máy của DPM và DCM tương đương nhau ở mức 800 nghìn tấn/năm Từ năm 2016, DCM có thể hoạt động với 110% công suất thiết kế nhờ điều chỉnh và cải thiện dây chuyền sản xuất Điều này giúp DCM cải thiện tỷ lệ hoạt động trong điều kiện thị trường thuận lợi như vào năm 2017, khi sản lượng lên đến 851.000 tấn (mức cao nhất trong lịch sử và cao hơn sản lượng 799.000 tấn của DPM).

Về mặt công nghệ, DCM cũng như DPM sử dụng dây chuyền của Haldor Topsoe SA (Chưa NY) từ Thụy Sỹ và Snamprogetti SpA (Chưa NY) từ Ý để tổng hợp amoniac và ure Những công nghệ này đều thuộc loại hiện đại và tiết kiệm năng lượng nhất trên thế giới Điều này tạo lợi thế cho DPM và DCM so với hai DN sản xuất phân đạm khác với đầu vào từ than là Phân đạm & Hóa chất Hà Bắc (DHB VN, Chưa KN) và Phân đạm & Hóa chất Ninh Bình (Chưa NY) Ngoài ra, DCM còn có lợi thế khác so với DPM vì chỉ mới đi vào hoạt động vài năm và chi phí bảo dưỡng nhà máy thấp hơn nhiều so với DPM. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất phân đạm sử dụng nguyên liệu than như Đạm Hà Bắc (DHB); Đạm Ninh Bình tập trung ở miền Bắc bởi khu vực đó có các mỏ than lớn Đạm Cà Mau (DCM), nơi có các mỏ khí tự nhiên Các doanh nghiệp sản xuất phân đạm sử dụng nguyên liệu khí tự nhiên như Đạm Phú Mỹ (DPM) hay Đạm Cà Mau (DCM) đều là công ty con của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam bởi vậy sẽ có những lợi thế nhất định đối với nguyên liệu đầu vào.

Nhà máy Đạm Cà Mau luôn vận hành an toàn, ổn định, công suất lớn mang lại sản phẩm và doanh thu cao Ngày 22/11/2022, Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức cán mốc 9 triệu tấn sản phẩm Urê, vận hành tối ưu với 111% công suất, đặt thêm một mốc son quan trọng trên hành trình chinh phục những đỉnh cao vì một nền nông nghiệp bền vững của PVCFC.

Trong suốt 11 năm vận hành, đội ngũ kỹ thuật của Công ty đã không ngừng cải tiến,nâng cao hiệu quả hoạt động để tối ưu công nghệ tạo hạt của Nhà máy Đạm Cà Mau Kết quả là trong năm 2022 với việc duy trì cụm tạo hạt vận hành liên tục 45 ngày (giai đoạn từ ngày 07/02/2022 đến 23/03/2022), PVCFC trở thành Công ty duy trì cụm tạo hạt vận hành liên tục, ổn định lâu nhất tại các nước nhiệt đới sử dụng công nghệ tạo hạt tầng sôi của nhà bản quyền ToYo (Nhật Bản).

Hệ thống phân phối sản phẩm

Các thị trường mục tiêu chiến lược của PVCFC bao gồm: Đồng bằng sông

Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, Campuchia Ngoài ra, PVCFC còn chủ động mở rộng khai thác, xâm nhập các thị trường trong nước ở khu vực miền Trung, miền Bắc và thị trường Đông Nam Á, Nam Á, Mỹ Latinh. Đến nay, PVCFC đã ghi dấu sự có mặt trên bản đồ thế giới, thực hiện xuất khẩu sang 14 quốc gia bao gồm: Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ,

Bangladesh, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sri Lanka, Pháp, Indonesia, Mexico, Uruguay và Argentina.

PVCFC hiện đang sở hữu hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp, không chỉ trải dài chiều dọc đất nước từ Bắc vào Nam mà còn xác lập thị phần nhất định ở Campuchia Trong những năm tiếp theo, PVCFC vẫn tích cực mở rộng hệ thống phân phối, gia tăng độ nhận diện thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến sự phát triển thịnh vượng, bền vững và cống hiến cho nền nông nghiệp nước nhà.

Danh sách đại lý phân phối trung gian khu vực miền Bắc

Vĩnh Phúc; Hải Dương; Ninh Bình; Hải Phòng; Hưng Yên; Nam Định; Thái Bình; Hà Nam; Hà Tĩnh; Nghệ An; Thanh Hóa; Phú Thọ; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Sơn La; Điện Biên; Lai Châu; Lào Cai; Yên Bái.

Danh sách các chi nhánh, đại lý trung gian khu vực miền Trung

Quảng Trị; Huế; Bình Định; Phú Yên; Gia Lai; Kon Tum; Khánh Hòa; Quảng Ngãi; Quảng Nam; Đà Nẵng.

Danh sách các chi nhánh, đại lý trung gian khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

TP Hồ Chí Minh; Đồng Nai; Bình Dương; Bình Phước; Bà Rịa - Vũng Tàu; Ninh Thuận; Đắc Nông; Đăk Lăk; Lâm Đồng; Tây Ninh; Bình Thuận.

Danh sách các chi nhánh, đại lý trung gian khu vực Tây Nam Bộ

An Giang; Bạc Liêu; Bến Tre; Cà Mau; Tiền Giang; Trà Vinh; Cần Thơ; Đồng Tháp; Sóc Trăng; Hậu Giang; Kiên Giang; Long An; Vĩnh Long,

Thực trạng hoạt động kinh doanh phân bón URE Hạt Đục Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau

Bảng 1.2: Chỉ tiêu sản xuất qua từng năm từ 2018-2022

Doanh thu và sản lượng tiêu thụ Ure của DCM (2018- 2022)

Sản lượng tiêu thụ Tổng doanh thu ngh ìn t ấn tỷ đ ồng

Hình 1.5: Biểu đồ doanh thu và sản lượng tiêu thụ Ure của DCM (2018-2022)

Xét về cơ cấu doanh thu của Đạm Cà Mau, doanh thu từ phân bón Ure chiếm 81% tổng doanh thu của công ty;

Tính đến thời điểm hiện tại, phân Ure vẫn là sản phẩm chủ lực của CTCP Đạm

Cà Mau Doanh thu và sản lượng có sự tăng trưởng qua các năm 2018 - 2022 Trong 6 tháng đầu năm 2023, Đạm Cà Mau thu được 3.437,15 tỷ đồng; Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, Đạm Cà Mau sản xuất được 492.430 tấn ure hoàn thành 55% kế hoạch năm đã đề ra;

Lượng Ure tiêu thụ trung bình 2018 – 2022 đạt 715 nghìn tấn/năm, tương ứng 93% công suất thiết kế Lợi nhuận mảng Ure phụ thuộc nhiều vào biến động giá khí và giá phân bón trên thế giới, dao động ~30-50%, đóng góp 80%-90% tổng lợi nhuận gộp trong giai đoạn 2018-2022.

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU

Môi trường vi mô

Hình 2.1: Thị phần của DCM trong khu vực

Các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn như trang trại lớn, trang trại chăn nuôi, và các nhà máy chế biến thực phẩm cũng có thể là khách hàng của CTCP Đạm

Cà Mau Họ mua phân bón để sử dụng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của họ.

Các đại lý và nhà phân phối: CTCP Đạm Cà Mau có thể hợp tác với các đại lý, nhà phân phối độc lập để tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm đến các điểm bán lẻ, người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu: Nếu công ty xuất khẩu hoặc nhập khẩu sản phẩm, họ có thể hợp tác với các doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu phân bón.

Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp và hóa chất: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và hóa chất cũng có thể là khách hàng của công ty khi họ cần sử dụng phân bón trong quá trình sản xuất.

Thị trường xuất khẩu: CTCP Đạm Cà Mau có thể xuất khẩu sản phẩm phân bón sang các thị trường quốc tế và có các đối tác xuất khẩu ở các quốc gia khác.

Hình 2.2: Một số khách hàng của Đạm Cà Mau

Nhà cung ứng nguyên liệu dầu khí: Phân Ure: có 2 nguồn nguyên liệu chính đó là khí và than Nguồn nguyên liệu than dần trở nên kém phổ biến hơn bởi nó tác động tiêu cực tới môi trường Các doanh nghiệp sản xuất phân đạm sử dụng nguyên liệu khí tự nhiên như Đạm Phú Mỹ (DPM) hay Đạm Cà Mau (DCM) đều là công ty con của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam bởi vậy sẽ có những lợi thế nhất định đối với nguyên liệu đầu vào

Nguồn cung khí thiên nhiên tại Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phân Ure của nhà máy DCM trong khi nguồn cung than đá nội địa chỉ đáp ứng 70%- 80% nhu cầu sản xuất nội địa, cần phải nhập khẩu từ nước ngoài;

Nhiều mỏ khai thác nguyên liệu thô cho các sản phẩm phân bón đều nằm trong các vùng bất ổn chính trị khiến việc vận chuyển khó khăn, nguồn cung phân bón càng thêm khan hiếm.

Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất phân bón ở Việt Nam có thể sản xuất được và cung ứng ra thị trường các loại phân Urea, phân lân, phân NPK, phân DAP và MAP Tuy nhiên đối với phân đạm SA và phân Kali, do hạn chế nguồn cung Quặng bồ tạt – magie trong nước nên toàn bộ phải nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu trong nước và làm nguyên liệu để sản xuất phân phức hợp NPK

Nhà cung ứng nguyên liệu hữu cơ: Để sản xuất các loại phân bón hữu cơ, CTCP Đạm Cà Mau hợp tác với các nhà cung ứng nguyên liệu hữu cơ như phân chuồng, phân xương, phân trùn quế và các chất thải hữu cơ khác.

Nhà cung ứng hóa chất: Công ty có thể hợp tác với các nhà cung ứng hóa chất để cung cấp các hóa chất khác nhau cần thiết trong quá trình sản xuất phân bón.

Nhà cung ứng thiết bị và máy móc: CTCP Đạm Cà Mau có thể hợp tác với các nhà cung ứng thiết bị và máy móc để cung cấp và duy trì các thiết bị sản xuất phân bón.

Nhà cung ứng vận chuyển: Để vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm, công ty có thể hợp tác với các nhà cung ứng vận chuyển bằng đường bộ, đường biển hoặc hàng không.

Trung gian marketing của CTCP Đạm Cà Mau là các cá nhân, tổ chức tham gia vào việc phân phối sản phẩm phân NPK của công ty đến tay người tiêu dùng

Các đơn vị vận chuyển: bao gồm các công ty kinh doanh về kho bãi, bảo quản hàng hóa hay vận chuyển, Đây là nơi lưu trữ các sản phẩm của doanh nghiệp và đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Với loại trung gian này, doanh nghiệp có thể đảm bảo về tốc độ giao hàng, chi phí vận chuyển cũng như độ an toàn.

Môi trường vĩ mô

Trong nước: Áp lực tiêu thụ trong nước lại càng cao, cạnh tranh khốc liệt trong thời điểm thấp vụ, nguồn cung vượt xa cầu: Hiện công suất sản xuất phân đạm ure của 4 nhà máy thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã lên tới 2,5 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ ở ngưỡng 1,6-1,8 triệu tấn/năm;

Từ quý 4/2022 đến nay, giá phân bón các loại trên thị trường, trong đó có phân đạm ure đã hạ nhiệt nhanh chóng khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón “trở tay không kịp”;

Tuy nhiên, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn đẩy mạnh dự trữ, tiêu thụ nhiều hơn các mặt hàng chủ lực như lúa mì, gạo, ngũ cốc Sản xuất nông nghiệp được duy trì, do đó phân bón vẫn luôn là mặt hàng được ưu tiên hàng đầu và khó có thể thay thế.

Xuất khẩu: Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu gạo Giá gạo xuất khẩu tăng;

Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của nước ta vẫn tăng mạnh 21% về lượng và tăng 32% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,2 triệu tấn, trị giá 2,2 tỉ USD Đây cũng là kết quả xuất khẩu tốt nhất của ngành gạo trong 13 năm trở lại đây.

Lúa gạo có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu và nhu cầu sử dụng phân bón tại Việt Nam, do đó, giá gạo tăng cao, xuất khẩu khả quan sẽ giúp người nông dân có điều kiện gia tăng sản xuất, mở rộng diện tích gieo trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phân bón nói chung.

2.2.2 Môi trường tự nhiên, nguồn cung

Hiện tượng El Nino xuất hiện trở lại:

Hình 2.4: Hạn hán do tác động của hiện tượng El Nino Ở các vùng trên cả nước, nhiệt độ trung bình các tháng cao hơn bình thường; nắng nóng nhiều hơn và gay gắt hơn; xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao;

Hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới có thể không nhiều nhưng tập trung nhiều vào giữa mùa, tính chất dị thường hơn, cả về cường độ và quỹ đạo;

Hiện tượng El Nino thường gây thâm hụt lượng mưa ở đa phần diện tích cả nước với mức phổ biến từ 25 đến 50%.

Nguy cơ cao xảy ra khô hạn cục bộ, hoặc diện rộng ở những nơi có nhu cầu dùng nước nhiều cho sản xuất và sinh hoạt, trong các tháng mùa khô, điều này cũng làm ảnh hưởng đến các mùa vụ trong năm làm cho nhu cầu phân bón cho một số loại cây trồng giảm.

Tuy nhiên, khi hiện tượng El Nino được dự báo sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động canh tác nông nghiệp toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới đang tích cực thu mua gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Xuất khẩu gạo đang có những tín hiệu vui khi tăng cả về sản lượng và giá trị Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nay đến cuối năm tiếp tục thuận lợi do sản lượng gạo tại nhiều quốc gia châu Á đứng trước nguy cơ sụt giảm trước tác động của El Nino.

Nguồn cung khí thiên nhiên tại Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất phân Ure của nhà máy DCM trong khi nguồn cung than đá nội địa chỉ đáp ứng 70%- 80% nhu cầu sản xuất nội địa, cần phải nhập khẩu từ nước ngoài;

Nhiều mỏ khai thác nguyên liệu thô cho các sản phẩm phân bón đều nằm trong các vùng bất ổn chính trị khiến việc vận chuyển khó khăn, nguồn cung phân bón càng thêm khan hiếm.

2.2.3 Môi trường công nghệ, khoa học kĩ thuật

Tại PVCFC, sự phát triển của công nghệ số tác động lên 4 lĩnh vực chính gồm: trải nghiệm khách hàng, sản phẩm – dịch vụ, hoạt động sản xuất - kinh doanh và hoạt động giao tiếp - truyền thông, bước đầu mang đến những chuyển biến tích cực cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty trên hành trình phụng sự nông nghiệp Việt.

Hình 2.5: Áp dụng khoa học kỹ thuật số vào các hoạt động kinh doanh

Sự hỗ trợ đáng kể của công nghệ số trong sản xuất kinh doanh trong ngành phân bón từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh:

Cắt giảm chi phí vận hành, quy trình được rút ngắn, năng suất sản xuất được nâng cao.

Sản phẩm đa dạng, có giá trị cao và chất lượng tốt hơn, phục vụ cho các thị trường lớn hơn.

Tiếp cận được nhiều khách hàng trong thời gian dài hơn, doanh thu tăng vượt trội.

Môi trường làm việc được cải thiện: dữ liệu được thu thập, lưu trữ, xử lý và chia sẻ, giúp lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, đồng thời tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên;

Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng nhờ nâng cao trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ, tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường.

Bước đầu mang đến những chuyển biến tích cực cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty trên hành trình phụng sự nông nghiệp Việt.

2.2.4 Môi trường chính trị, pháp luật

Chính trị: Ảnh hưởng của chiến tranh giữa Nga và Ukraine, Nga cắt giảm xuất khẩu phân bón;

SWOT

Bảng 2.2: Bảng phân tích SWOT ĐIỂM MẠNH

- Chủ động đưa nguồn nguyên liệu dầu vào, tận dụng nguồn nguyên liệu khi

Gas của Permeate Gas dư để làm nguyên liệu;

- Hệ thống phân phối cấp 1 và cấp 2 vững mạnh và bao phủ thị trường;

- Tổ chức bộ máy kinh doanh, bán hàng khoa học và tiết giảm chi phí.

- Từng bước cải thiện kinh doanh tài sản hữu hình, gia tăng giá trị tài sản vô hình;

- Chủ động ứng dụng các công nghệ mới trong nghiên cứu sản xuất đa dạng hóa các sản phẩm nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả sử dụng và bảo vệ môi trường;

- Ứng dụng công nghệ vào hệ thống quản lý phân phối. ĐIỂM YẾU Giá thành sản xuất vẫn tương đối bất lợi so với các nước khác;

- Chi phí logistic vẫn chiếm tỷ trọng cao ảnh hưởng khả năng cạnh tranh về dài hạn;

- Quy mô thị trường ngách nhỏ, chưa đáp ứng được bài toán tối ưu về kinh doanh;

- Hạn chế về kho bãi ở khu vực miền Trung;

- Quá phụ thuộc vào nguyên liệu khi Gas sẽ ảnh hưởng đến sản xuất khi giá Gas biến động

- Cơ hội xuất khẩu phân bón sang châu Âu tăng do Nga cắt giảm xuất khẩu phân bón, một số nhà máy phân bón ở châu Âu ngừng hoạt động;

- Tại thị trường trong nước, sự cạnh tranh trong thời điểm thấp vụ khiến nguồn cung nhiều hơn nhu cầu sử dụng;

- Nguồn cung nguyên liệu (Magie, quặng

- Giá gạo xuất khẩu tăng cao do tình trạng thu mua và dự trữ gạo của một số quốc gia khi hiện tượng El Nino quay trở lại, tăng nhu cầu sử dụng phân bón cho lúa gạo;

- Phát triển thị phần Đông Nam Á;

- Các phần mềm quản lý thông tin, dây chuyền sản xuất ngày càng tiên tiến, hiện đại, thúc đẩy sản xuất nhanh chóng, cho ra sản phẩm cuối cùng với chất lượng cao, tăng khả năng giữ chân khách hàng.

Bồ tạt…) trở nên suy yếu và khan hiếm sau chiến tranh Ukraine và Nga;

- Giá phân bón của thị trường thế giới và thị trường Việt Nam giảm mạnh từ đầu năm 2023, giá Ure gần như đã chạm đáy;

- Người tiêu dùng nội địa vẫn phải mua phân bón với giá cao hơn do ảnh hưởng của Luật thuế số 71/2014/QH13;

- Nhu cầu phân bón nội địa cho một số cây trồng có nguy cơ sụt giảm;

- Chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào tăng.

2.3.1 Điểm mạnh Đạm Cà Mau tự chủ nguồn nguyên liệu khí, tận dụng nguồn nguyên liệu khí Gas của Permeate Gas dư để làm nguyên liệu

Về phía Nhà máy Đạm Cà Mau, giải pháp này đã giúp giải quyết hiệu quả bài toán thiếu hụt khí nguyên liệu, giảm chi phí mua khí hàng năm từ 43 tỷ – 67 tỷ đồng/năm; đồng thời, sản lượng phân xưởng amo tăng 10.000 tấn NH3/năm Giải pháp đã giúp tối ưu hoá năng lượng cho cụm công nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau

Giải pháp cung ứng cung cấp nguồn khí Permeate Gas dư được thực hiện thành công đã đánh dấu trình độ kỹ thuật vượt trội, tính sáng tạo và tinh thần cải tiến của đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân viên PV Gas Đặc biệt, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới, giải pháp tận dụng nguồn khí nhiên liệu dư thừa xả bỏ như này được áp dụng; đồng thời, Giải pháp đã giúp Nhà máy Đạm

Cà Mau tự chủ nguồn nguyên liệu khí để sản xuất phân đạm.

Chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào:

Việc cung cấp khí cho Nhà máy Đạm Cà Mau thực hiện thông qua hợp đồng mua bán dài hạn ký với đối tác nước ngoài và thực hiện theo quy định cụ thể của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong đó giá mua bán tính theo giá quốc tế và phù hợp với thông lệ chung trên thị trường thế giới.

Nhìn chung, với công thức giá bán thống nhất giữa các bên và trong điều kiện hiện tại, ít nhất trong giai đoạn trung hạn, việc cung ứng khí đốt cho Nhà máy Đạm Cà Mau vẫn tiến hành liên tục, ổn định, điều này giúp Nhà máy Đạm Cà Mau tập trung tối ưu khâu sản xuất, nâng cao công suất hoạt động và phát huy tối đa lợi thế theo quy mô với mục tiêu giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Hệ thống phân phối cấp 1 và cấp 2 vững mạnh và bao phủ thị trường

Hệ thống phân phối cấp 1 và cấp 2 vững mạnh và bao phủ thị trường nhất là tại các thị trường trọng điểm khu vực ĐBSCL, Campuchia tạo nền tảng quan trọng giúp PVCFC triển khai chiến lược kinh doanh tập trung, có lựa chọn và ưu tiên nhằm tối ưu hóa doanh thu, giá bán, hiệu quả kinh doanh Hiện trên 2/3 doanh số của PVCFC đến từ thị trường vùng ĐBSCL, do đó, việc hoạch định bài toán sản xuất kinh doanh luôn bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà sản xuất và hệ thống phân phối các cấp. Để khai thác hơn nữa tiềm năng từ hệ thống phân phối hiện hữu, PVCFC đã và đang tăng cường áp dụng công nghệ thông tin phục vụ quản trị bán hàng, chuỗi cung ứng, phân phối toàn quốc Những năm gần đây, PVCFC tăng cường áp dụng và triển khai dự án CNTT lớn như: Hệ thống quản trị ERP, Big Data, DMS, CMS… với nhiều cấp độ khác nhau nhằm khai thác hiệu quả thông tin, dữ liệu từ thị trường, nhà phân phối thông qua việc thường xuyên cập nhật nhu cầu, khả năng tiêu thụ, tình hình tồn kho của hệ thống, từ đó không ngừng cải thiện khả năng cung cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu từ hệ thống phân phối, tiết giảm chi phí trung gian, từng bước tiến tới mô hình sản xuất kinh doanh “Just in Time” tiên tiến, nhất quán, liên tục dựa trên mô hình và bài học tham khảo thành công từ các tập đoàn đa ngành trên thế giới.

Tổ chức bộ máy kinh doanh, bán hàng gọn nhẹ, tiết giảm chi phí Để giảm giá thành sản phẩm, ngoài việc giảm giá thành sản xuất đơn vị, PVCFC chủ động thiết lập bộ máy bán hàng tinh gọn, giảm thiểu tối đa đầu mối kinh doanh, phân phối từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Nói riêng, ngay tại chính đầu mối kinh doanh của PVCFC, hệ thống phân phối vùng dựa trên cơ cấu tổ chức gọn nhẹ nhất có thể, ưu tiên sử dụng đội ngũ bán hàng người địa phương, am hiểu thị trường, ngành hàng, văn hóa vùng miền… nhưng mục tiêu cao nhất phải đảm bảo hoàn thành - đó là mục tiêu kinh doanh hàng tháng/quý/năm được giao chỉ tiêu cụ thể tới từng khu vực, đội ngũ quản lý và từng nhân viên Điều này, một mặt đòi hỏi phát huy vai trò chủ động, năng động, sáng tạo của đội ngũ quản lý các cấp; đồng thời động viên, khích lệ nhân viên bán hàng theo định hướng kết quả và thù lao tương xứng với nỗ lực phấn đấu của nhân viên Trên hết, việc thiết lập hệ thống bán hàng tinh gọn phải bảo đảm cập nhật diễn biến kịp thời từ thị trường/ đối thủ cạnh tranh; đáp ứng nhu cầu đa dạng, đòi hỏi khắt khe từ hệ thống phân phối và người tiêu dùng. Trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa để tối ưu hóa mô hình phân phối, PVCFC tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm các hình thức phân phối mới trên cơ sở bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng Với việc tăng cường ứng dụng hệ thống CNTT vào quản trị sản xuất, bán hàng, phân phối, PVCFC coi đây là một trong những công cụ hữu hiệu, quan trọng giúp duy trì vị thế cạnh thắng lợi trên thị trường cả với các đơn vị trong nước và hàng nhập khẩu.

Từng bước cải thiện kinh doanh tài sản hữu hình, gia tăng giá trị tài sản vô hình Ngoài việc duy trì lợi ích hài hòa giữa nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng, như bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào trong nền kinh tế thị trường, PVCFC luôn phấn đấu và bảo đảm mục tiêu quan trọng dành cho các cổ đông, cả cổ đông nhà nước, cổ đông lớn, cổ đông chiến lược và cổ đông phổ thông Nói ngắn gọn, PVCFC đặt ra và phấn đấu không ngừng cải thiện chỉ số về tài chính như ROA, ROE, EPS… Thông qua các buổi làm việc với các tổ chức, định chế tài chính, quỹ đầu tư nước ngoài, nhìn chung, nhiều đánh giá đồng tình về việc PVCFC đang từng bước cải thiện các chỉ số về tài chính, kinh doanh Trong thời gian tới, PVCFC phấn đấu gia tăng hơn nữa giá trị tài sản vô hình như thương hiệu; bản quyền, bí quyết, công nghệ, bằng sáng chế, giải pháp hữu ích trong mọi khâu từ sản xuất, kinh doanh, R&D với mục tiêu gia tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp trên thị trường.

Chủ động ứng dụng các công nghệ mới trong nghiên cứu sản xuất đa dạng hoá các sản phẩm nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả sử dụng và bảo vệ môi trường.

Giá thành sản xuất vẫn tương đối bất lợi so với các nước khác.

Do nhiều nguyên nhân, hiện tại giá thành sản xuất Urê của PVCFC so với một số nước trên thế giới vẫn khá cao Chi phí giá thành ở một số nước dưới 200$/tấn do họ có lợi thế về tài nguyên, chi phí đầu tư ít hơn Nhiều nước trong số này hiện diện ở khu vực Trung Đông, Baltic có lợi thế sở hữu về nguồn năng lượng dầu mỏ, khí đốt và có ngành công nghiệp dầu khí phát triển.

Tại Châu Á, một số nhà máy ở các nước Indonesia, Malaysia, Trung Quốc cũng có chi phí sản xuất cạnh tranh và thấp hơn so với chi phí của PVCFC Do đó, việc cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu của PVCFC sẽ gặp bất lợi nhất định so với các nhà sản xuất ở các nước này Bên cạnh đó, một số thời điểm, so có chi phí thấp hơn, do đó nguy cơ xâm nhập từ nguồn hàng giá rẻ từ các khu vực trên về thị trường Việt Nam khiến áp lực cạnh tranh cao hơn cho PVCFC và các đơn vị sản xuất trong ngành.

Chi phí logistic vẫn chiếm tỷ trọng cao, hạn chế khả năng cạnh tranh về dài hạn:

Tại Việt Nam, năng lực vận tải thủy nội địa chiếm tỷ trọng nhỏ so với vận tải đường sắt khoảng 80% tổng lưu lượng hàng hóa toàn quốc Hoạt động logistic trong chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa phân bón từ Nhà máy Đạm Cà Mau đến nhiều thị trường trong nước thực hiện bằng đa phương thức (đường thủy, đường bộ) làm phát sinh chi phí logistic không hề nhỏ, giao động từ 8% - 15% chi phí giá bán sản phẩm, tùy thuộc từng thời điểm cụ thể Trong trung và dài hạn, việc này chưa thể sớm khắc phục và phụ thuộc vào nhiều đầu mối trung gian, từ đó ảnh hưởng nhất định đến khâu phân phối sản phẩm của PVCFC đến tay người tiêu dùng ở các thị trường trong nước.

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC STP CHO CÔNG TY ĐẠM CÀ MAU VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU

Phân khúc thị trường (S)

3.1.1.1 Phân khúc theo tính địa lý

Thị trường Tây Nam Bộ với 4,1 triệu ha đất trồng lúa được coi là thị trường tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước, nhu cầu urê hàng năm khoảng 800.000 tấn, chiếm 1/3 nhu cầu urê cả nước Thị phần Đạm Cà Mau tại thị trường này liên tục được giữ vững và phát triển: năm 2012, thị phần đạt 30%, năm 2013 đạt 45% và đến nay đạt 55% Với việc đồng hành cùng nông dân hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật bón phân, kết quả thực tế từ những mô hình trình diễn đều cho kết quả tốt về năng suất cây trồng và khuyến cáo bà con về quy trình bón phân tiết kiệm, củng cố sự tin dùng Đạm Cà Mau.… Hiện tại, Đạm Cà Mau đang là lựa chọn số 1 cho nông dân ĐBSCL

Trong khi đó, thị trường Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu tập trung sản xuất, trồng trọt các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên nhu cầu tiêu thụ urê lớn, với mức tiêu thụ hàng năm khoảng 400.000 - 420.000 tấn, chiếm 15% nhu cầu urê cả nước Dù gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh so với sản phẩm khác nhưng thị phần Đạm Cà Mau tại thị trường này được cải thiện hàng năm, theo đó, năm 2012, thị phần Đạm Cà Mau đạt 10%, năm 2013 đạt 19% và đến nay đạt 25%.

Riêng thị trường Campuchia, nằm tiếp giáp với khu vực ĐBSCL và có tập quán canh tác chủ yếu sử dụng urê hạt đục (tỷ lệ đạt 95%) là thị trường quan trọng của PVCFC với nhu cầu tiêu thụ urê tăng hằng năm Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ ure của Campuchia đạt 250 nghìn tấn, trong đó nhu cầu ure hạt đục là 80% Các chuyên gia dự báo, thời gian tới nhu cầu sử dụng ure sẽ tăng mạnh ở Campuchia do chủ trương tăng cường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, mở rộng diện tích đất canh tác, trồng trọt, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, thay đổi tập quán canh tác của người dân Campuchia

Ngoài ra còn có các thị trường khu vực Miền Bắc, Miền Trung và các thị trường nước ngoài ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, mỹ La tinh

3.1.1.2 Phân khúc theo nhân khẩu học

Các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp

Nhà cung cấp nguyên liệu: Đây là các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu nông nghiệp như lúa gạo, hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, và các sản phẩm khác cho các doanh nghiệp khác trong ngành nông nghiệp Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các nhà cung cấp nguyên liệu lớn, như các công ty đa quốc gia hoặc các nhà cung cấp địa phương.

Nhà sản xuất và phân phối máy móc nông nghiệp: Các doanh nghiệp này tập trung vào sản xuất và cung cấp máy móc, thiết bị nông nghiệp và các giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các doanh nghiệp lớn, có khả năng đầu tư vào công nghệ mới và có quy mô sản xuất lớn.

Công ty tư vấn và dịch vụ kỹ thuật: Các doanh nghiệp tư vấn và dịch vụ kỹ thuật trong ngành nông nghiệp thường cung cấp các dịch vụ như tư vấn kỹ thuật, lập kế hoạch nông nghiệp, quản lý nông trại, giám sát năng suất, và đào tạo Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các doanh nghiệp tư vấn lớn, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và khách hàng là các doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn

Công ty xử lý và chế biến nông sản: Các doanh nghiệp này tập trung vào việc xử lý, chế biến và đóng gói các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, hạt giống, rau quả, đậu, và các sản phẩm chế biến khác Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các doanh nghiệp lớn có quy trình sản xuất hiện đại và có khả năng cung cấp số lượng lớn sản phẩm chất lượng cao cho các khách hàng công nghiệp

Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, hóa chất

Công ty sản xuất hóa chất: Đây là các doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp hóa chất cho các công ty khác trong ngành công nghiệp Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các doanh nghiệp lớn có quy mô sản xuất lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng công nghiệp và có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Nhà phân phối hóa chất: Các doanh nghiệp này tập trung vào việc phân phối hóa chất từ các nhà sản xuất đến các khách hàng trong ngành công nghiệp Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các doanh nghiệp phân phối lớn, có khả năng cung cấp đa dạng các loại hóa chất và có mạng lưới phân phối rộng khắp.

Công ty kỹ thuật và tư vấn: Các doanh nghiệp tư vấn và kỹ thuật trong ngành hóa chất và công nghiệp thường cung cấp các dịch vụ như tư vấn kỹ thuật, giám sát quy trình sản xuất, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các doanh nghiệp có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và khách hàng là các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn.

Công ty công nghệ và thiết bị công nghiệp: Các doanh nghiệp này tập trung vào việc cung cấp các giải pháp công nghệ và thiết bị cho các doanh nghiệp công nghiệp Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các doanh nghiệp lớn, có khả năng đầu tư vào công nghệ mới và có quy mô sản xuất lớn.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Nhà sản xuất: Đây là các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa và xuất khẩu chúng đến các thị trường quốc tế Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các doanh nghiệp lớn, có quy mô sản xuất lớn, và có khả năng sản xuất nhiều loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng quốc tế.

Nhà nhập khẩu: Các doanh nghiệp này tập trung vào việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác và phân phối chúng đến các doanh nghiệp khác trong nước Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các doanh nghiệp nhập khẩu lớn, có khả năng tìm kiếm và chọn lọc nhà cung cấp quốc tế và có mạng lưới phân phối rộng khắp.

Công ty logistics và vận chuyển: Các doanh nghiệp này tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ logistics và vận chuyển hàng hóa quốc tế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các doanh nghiệp logistics lớn, có khả năng quản lý và vận hành chuỗi cung ứng quốc tế hiệu quả.

Công ty thương mại quốc tế: Các doanh nghiệp thương mại quốc tế tập trung vào việc môi giới và giao dịch hàng hóa giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Phân khúc nhân khẩu học trong trường hợp này có thể tập trung vào các doanh nghiệp thương mại quốc tế lớn, có khả năng tìm kiếm và kết nối các đối tác kinh doanh quốc tế.

3.1.2.1.Phân khúc theo đặc tính mua hàng

Các doanh nghiệp cần sử dụng phân bón trong quá trình sản xuất: mua số lượng lớn, phụ thuộc vào mùa vụ, giá nguyên liệu, sản lượng tồn kho

Các doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác xuất khẩu các sản phẩm phân bón: Mua số lượng lớn, phụ thuộc vào tỷ giá, chi phí logistic

Lựa chọn thị trường mục tiêu (T)

Thông qua các tiêu thức phân khúc thị trường, và những tính toán về doanh số, lợi nhuận, cạnh tranh, chiến lược Marketing… Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau bao gồm 2 nhóm chính là các tổ chức thương mại, và người tiêu dùng cuối cùng Trong đó, khách hàng B2B của công ty là nông trường, hộ kinh doanh lớn, công ty tư nhân, chuỗi doanh nghiệp

Hình 3.2: Quá trình lựa chọn khách hàng mục tiêu

Công ty đưa ra lựa chọn khách hàng mục tiêu chính là:

+ Đối tượng khách hàng B2B: Nông trường, hộ kinh doanh lớn, công ty tư nhân, chuỗi doanh nghiệp Đặc điểm của các khách hàng này là luôn có nhu cầu sử dụng, dùng Urê làm nguyên liệu đầu vào, mua nguyên liệu với số lượng lớn và có khả năng mua lại cao nếu công ty đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng này.

+ Khu vực: Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TâyNguyên, Campuchia là những khu vực chiến lược Đây là các thị trường có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô diện tích trồng trọt rộng lớn; địa hình chủ yếu là đồng bằng, khí hậu thuận lợi cho canh tác, phát triển nông nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và đặc biệt xuất khẩu những mặt hàng nông sản có giá trị cao, Đạm Cà Mau lại có lợi thế lớn khi khoảng cách địa lý từ Nhà máy Đạm Cà Mau đến các vùng tiêu thụ trên khá gần so với các thị trường khác Đồng thời, 3 thị trường tiêu thụ này nhu cầu urê có quy mô lớn và sức tiêu thụ ổn định Chính những thế mạnh này đã giúp PVCFC phát huy tối đa thế mạnh so với các nhà máy phân đạm khác, nhất là điều kiện địa lý, giảm thiểu chi phí vận chuyển và duy trì giá bán hợp lý.

Định vị phân khúc thị trường (P)

Hình 3.3: Các sản phâm phân bón của công ty

Sản phẩm của phân bón Cà Mau được đầu tư nghiên cứu, phát triển và sản xuất một cách toàn diện, là kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ và bài bản Định vị thuộc tính:

Bộ sản phẩm mang thương hiệu Phân Bón Cà Mau hiện nay bao gồm các dòng sản phẩm phân đơn, phân bón NPK và phân bón hữu cơ cao cấp với hàm lượng dinh dưỡng cao, ứng dụng công nghệ hiện đại cùng nhiều lợi ích vượt trội luôn là sự lựa chọn hàng đầu của bà con nông dân trong mỗi mùa vụ, đem đến cho bà con nông dân những “mùa vàng thắng lớn”, cùng hướng đến sự phát triển bền vững, thịnh vượng cho cộng đồng.

NPK Cà Mau là dòng phân bón của PVCFC được sản xuất trên công nghệ Urê nóng chảy hiện đại nhất của Tập đoàn Espindesa - Tây Ban Nha theo dây chuyền máy móc ngoại nhập từ EU/G7 Với công nghệ này, mỗi hạt phân bón đều chứa đồng nhất các thành phần dinh dưỡng để cây trồng hấp thu đồng đều và hiệu quả, giúp tiết kiệm công sức bón phân, tăng năng suất cây trồng và nâng cao hiệu quả canh tác Sự ra đời của các dòng sản phẩm NPK Cà Mau đã đặt dấu mốc rất lớn trên hành trình theo đuổi sứ mệnh người tiên phong trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón của PVCFC; hoàn thiện thêm bộ giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng của Công ty, góp phần đa dạng hóa nguồn cung phân bón chất lượng cao, đồng hành cùng bà con nông dân trong canh tác bền vững, kiến tạo các giá trị thịnh vượng cho nông nghiệp Việt Nam. Định vị chất lượng/giá cả:

Với châm ngôn về sản phẩm: Chất lượng đi đầu, giá trị bền lâu” NPK Cà “

Mau là sản phẩm phân bón chất lượng cao hàng đầu hiện nay nhờ áp dụng công nghệ ure hóa lỏng với các dây chuyền sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay của nhà thầu ESPINDESA - Tây Ban Nha và những thiết bị chính của các nước EU/G7 Giá cả trên thị trường là giá cạnh tranh so với các sản phẩm NPK cùng loại của các công ty cùng phân khúc,

Hoàn thành bước nghiên cứu đánh giá khảo nghiệm nhóm cây trồng phù hợp với đặc tính sản phẩm NPK chuyên dùng cho cây lúa trên đất phù sa, đất nhiễm mặn, đã đưa vào nhóm công thức để sản xuất và kinh doanh; Nghiên cứu thành công 2 chế phẩm ANRD-02 và NEB+ trên cây trồng, đồng ruộng, bổ sung vào bộ công thức các sản phẩm đăng ký sản xuất lưu hành

Xây dựng bản đồ độ phì nhiêu đất và khuyến cáo phân bón cho lúa và cây ăn trái theo vùng sinh thái ở vùng ĐBSCL; Nghiên cứu các dòng phân bón phù hợp và giải pháp dinh dưỡng cho cây ăn quả (xoài, sầu riêng, bưởi, mít) vùng sinh thái đất phèn Đồng Tháp Mười để tư vấn cho người dân về nhóm cây trồng và phân bón phù hợp từng vùng.

Tiếp tục phối hợp các đối tác trong và ngoài nước: Các Viện thành viên củaViện

KHCN Việt Nam; Đại Học Cần Thơ; Viện Dầu khí Việt Nam; Viện Sinh học

Nhiệt Đới; Công ty Agmor Inc (Mỹ), Nhà bản quyền Neb26… nhằm nghiên cứu, phát triển dòng phân bón NPK bổ sung các chất nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón bao gồm các chất có hoạt tính sinh học, vi sinh vật phân giải lân, chất ức chế nitrate hoá. Đạm Hà Bắc Đạm Ninh Bình Đạm Cà Mau Đạm Phú Mỹ Hình ảnh sản phẩm

Biurét: 1% Max Độ ẩm: 0,35%Max

Nitơ: 46,3% Min Biurét: 1% Max Độ ẩm: 0,4%Max

Nitơ: 46,3% Min Biurét: 0,99% Độ ẩm: 0,5%Max

Nitơ: 46,3% Min Biurét: 1% Max Độ ẩm: 0,4%Max

Hình 3.4: Bảng giá các sản phẩm (Nguồn: trang thương mại điện tử

Hình 3.5: Sơ đồ định vị chất lượng và giá của sản phẩm Định vị loại sản phẩm: phân bón Cà Mau tiếp tục tập trung sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm cốt lõi Urê tại thị trường trong nước Bên cạnh đó, Công ty cũng chủ động triển khai kênh xuất khẩu hợp lý tùy từng thời kỳ, giúp duy trì sản xuất liên tục và giảm tồn kho, dư thừa nguồn cung nội địa, về Urê, duy trì tỷ lệ thị phần nội địa từ 30% - 35%/năm Về NPK, PVCFC phấn đấu gia tăng sản lượng tiêu thụ tại thị trường trong nước, nhất là các thị trường mục tiêu vùng ĐBSCL, khu vực ĐNB&TN và thị trường chiến lược ở Campuchia Bên cạnh dòng sản phẩm vô cơ, PVCFC từng bước mở rộng danh mục và khai thác phân khúc phân bón hữu cơ với sản phẩm OM CAMAU nhằm thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tình hình mới

Bảng 3.5: Khảo sát 4 sản phẩm của các công ty Đạm

Tiêu chí Đạm Cà Mau Đạm Phú Mỹ Đạm Hà Bắc Đạm Ninh Bình

Hình 3.6: Sơ đồ định vị loại sản phẩm

Tiếp tục đầu tư, triển khai các chiến dịch, chương trình marketing nhằm tăng độ nhận biết đối với sản phẩm NPK tại các thị trường mục tiêu Theo đó, cần chú trọng tập trung phát triển thị trường, hệ thống phân phối, gia tăng độ nhận biết về NPK Cà Mau tại các thị trường trọng điểm chiến lược, nhất là ở Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hữu cơ theo chính sách “gói sản phẩm dinh dưỡng” theo chiến lược phân khúc khách hàng và đơn đặt hàng của khách hàng nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh tại các điểm bán hàng

Công ty tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hữu cơ theo chính sách “gói sản phẩm dinh dưỡng” theo chiến lược phân khúc khách hàng và đơn đặt hàng của khách hàng nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh tại các điểm bán hàng

Tăng tương tác với khách hàng thông qua phát triển mô hình hệ thống phân phối trên nền tảng ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác bán hàng, quản trị hệ thống phân phối.

(*) Nguồn thông tin từ web: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/dam-ca-mau-giu-vung-vi-the-tai-cac-thi- truong-muc-tieu-40349.htm https://www.pvcfc.com.vn/ https://www.pvcfc.com.vn/Data/Sites/1/media/bao-cao-thuong-nien/2023/1803-full- hq_pvcfc-ar-2022-(cbtt).pdf

CHIẾN LƯỢC MKT MIX CỦA CÔNG TY

Chiến lược sản phẩm

Duy trì, củng cố chiến lược marketing đối với các sản phẩm chủ lực Urê và nâng cấp, phát triển chiến lược marketing đối với sản phẩm mới, nhất là sản phẩm chiến lược như NPK, hữu cơ, sản phẩm gốc Urê tại thị trường trong nước theo xu hướng thân thiện với môi trường, phát triển nền nông nghiệp Việt Nam bền vững, hiệu quả; Hoàn thiện chiến lược marketing tổng thể cho thương hiệu “Phân Bón Cà Mau” bao gồm bộ danh mục sản phẩm Đạm Cà Mau, phân bón NPK Cà Mau, phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh.

Sau hơn một thập kỷ trưởng thành qua gian khó, với sứ mệnh hoàn thiện bộ sản phẩm dinh dưỡng toàn diện dành cho cây trồng, PVCFC hiện là thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón trên cả nước, mang chuỗi sản phẩm chất lượng cao ưu việt đến với bà con nông dân, phụng sự nền nông nghiệp quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam. Đảm bảo cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng, công nghệ tiên tiến thế giới mà giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều loại đất, nhiều loại cây trồng, thân thiện với môi trường giúp nông dân tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả khi sử dụng sản phẩm

Phân đơn: Ure hạt đục,N.Humate+TE 28-5;N46.True; Urea Bio;DAP Cà Mau 18-

46 (Nâu )– Đen); DAP Cà Mau 18-46 (Hạt Xanh); DAP Cà Mau 18-46 (Hạt Đen);N46.Plus Cà Mau; Kali Cà Mau 61 (Miểng đỏ); Kali Cà Mau 61 (Bột đỏ)

4.1.2.2 Sản phẩm hiện thực: Đặc tính sản phẩm Đạm Cà Mau là sản phẩm phân bón hạt đục đầu tiên và duy nhất được sản xuất ở Việt Nam với nhiều tính năng vượt trội so với các sản phẩm phân đạm truyền thống khác PVCFC cũng là đơn vị đầu tiên của ngành công nghiệp phân bón Việt Nam sản xuất thành công đạm hạt đục chất lượng cao, được ưa chuộng và sử dụng ngày càng rộng rãi Các đặc tính nổi trội của Đạm Cà Mau bao gồm: + Khả năng phân giải chậm, hạn chế thất thoát đạm, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

+ Hạt to, tròn đều, ít mạt, độ cứng cao tạo thuận tiện trong quá trình vận chuyển.

+ Hiệu suất làm khô cao, độ ẩm thấp, không vón cục, thích hợp phối trộn với các loại phân đơn khác, thuận tiện trong quá trình bón phân

+ Hàm lượng chất gây bạc màu đất (Biuret) thấp

PVCFC nghiên cứu và ứng dụng in QR code lên bao bì nhằm kiểm soát luồng hàng; phối hợp nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các dòng phân bón mới theo định hướng chiến lược của PVCFC

Hình 4.1: Hình ảnh bao bì sản phẩm NPK

PVCFC tiếp tục đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số, hoàn thiện quy trình Quản trị Công ty theo hướng hiện đại, khoa học, hiệu quả Hiện nay, Công ty đang sở hữu hệ sinh thái số rất đa dạng, bao gồm hệ thống Văn phòng điện tử (Eoffice), hệ thống số hóa cho quản lý sản xuất (DCS, APC…) và bảo dưỡng sửa chữa (SAP-PM, System

#1, v.v…), hệ thống số hóa hoạt động kinh doanh, dịch vụ khách hàng (DMS), hệ thống số hóa hoạt động tiếp thị truyền thông (CRM), App 2Nông

Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Call Centre, Chăm sóc khách hàng, Xử lý khiếu nại khách hàng Đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng logistic, phát triển hệ thống kho vận phù hợp với định hướng và chiến lược kinh doanh ở các khu vực, đáp ứng đa mục tiêu như dự trữ cho các hệ thống phân phối; phục vụ kịp thời mùa vụ của bà con nông dân; dự trữ nguyên vật liệu; cân đối bài toán về chi phí logistic và xu hướng giá hàng hóa nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh các sản phẩm của Công ty và hàng tự doanh trong bối cảnh giá nguyên vật liệu biến động lớn cũng như nguy cơ tiềm ẩn đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu như đã chứng kiến trong thời gian qua

Bảng 4.1: Danh mục sản phẩm

Nhóm sản phẩm Sản phẩm Công dụng Chức năng Đạm Cà Mau N.Humate+TE 28-

Tiết kiệm lượng phân bón Phân giải từ từ giúp cân bằng các yếu tố dinh dưỡng

Dễ phối trộn, dễ bón, hàm lượng chất gây bạc màu (Biurét) thấp Thích hợp với các loại đất và cây trồng

Phân đơn là loại phân bón chứa một thành phần dinh dưỡng duy nhất, ví dụ như phân Nitơ (N), phân Phốtpho (P) hoặc phân Kali (K)

Vi sinh phát triển Thích hợp với các loại đất và cây trồng

Phân hữu cơ vi sinh chứa các loại vi khuẩn, nấm và vi sinh vật khác Các vi sinh vật này giúp phân giải chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng hữu ích cho cây trồng Ngoài ra, chúng còn giúp cân bằng hệ vi sinh đất, giảm thiểu sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và tạo ra một môi trường đất kháng khuẩn.

Phân bón NPK Npk Cà Mau gold

Tăng sinh trưởng, phát triển và hạn chế sâu bệnh Tăng năng suất, chất lượng nông sản và lợi nhuận Cải thiện độ phì nhiêu của đất

Bổ sung vi lượng (TE) cần thiết cho cây trồng.

Phân NPK (Nitrogen- Phosphorus- Potassium) là một loại phân bón hỗn hợp chứa ba chất dinh dưỡng quan trọng: Nitơ (N), Phốtpho (P) và Kali (K) Việc sử dụng phân NPK cần được thực hiện theo hướng dẫn và liều lượng phù hợp, phù hợp với loại cây trồng

Mẫu bao bì mới Urê hạt đục - Đạm Cà Mau với những đặc trưng dễ nhận diện như: Mặt trước và mặt sau bao bì vẫn nhấn mạnh cụm Logo “ĐẠM CÀ MAU - HẠT

NGỌC MÙA VÀNG” là nhãn hiệu chính đại diện cho Thương hiệu sản phẩm của các sản phẩm do Nhà máy Đạm Cà Mau sản xuất và được lưu hành trên thị trường. Mẫu bao bì mới cho sản phẩm Urê hạt đục - Đạm Cà Mau được thiết kế với kiểu dáng hiện đại, màu sắc bắt mắt và vẫn mang những nét đặc trưng rất truyền thống của thương thiệu sản phẩm Công ty tin tưởng bao bì mới làm tăng giá trị cộng thêm của sản phẩm cho khách hàng và một lần nữa khẳng định giá trị thương hiệu Đạm

Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng Với diện mạo mới, Urê hạt đục - Đạm Cà Mau sẽ không ngừng làm hài lòng khách hàng đã tin dùng và ủng hộ trong thời gian qua, đồng thời thuyết phục thêm nhiều khách hàng mới tin dùng Hiện nay, Đạm Cà Mau

- Hạt Ngọc Mùa Vàng là thương hiệu phân đạm hạt đục chất lượng cao của Việt Nam với nhiều tính năng nổi trội như phân giải nitơ chậm, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, làm cho cây xanh bền và tiết kiệm phân bón, thích hợp với các loại đất và cây trồng

Hình 4.2: Mẫu bao Urê Hạt Đục bao 50kg

4.1.5 Các hoạt động hỗ trợ sản phẩm

Hoàn thành bước nghiên cứu đánh giá khảo nghiệm nhóm cây trồng phù hợp với đặc tính sản phẩm NPK chuyên dùng cho cây lúa trên đất phù sa, đất nhiễm mặn, đã đưa vào nhóm công thức để sản xuất và kinh doanh; Nghiên cứu thành công 2 chế phẩm ANRD-02 và NEB+ trên cây trồng, đồng ruộng, bổ sung vào bộ công thức các sản phẩm đăng ký sản xuất lưu hành. Đào tạo và phát triển: Hoạt động đào tạo và phát triển nhằm nâng cao năng lực và kiến thức của nhân viên về sản phẩm và dịch vụ Điều này giúp cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn và chất lượng cao cho khách hàng

Hình 4.3: Các khóa đào tạo tại PVCFC giúp nâng cao sự gắn kết của CBCNV trong sự phát triển của Công ty

Dịch vụ khách hàng: Hoạt động dịch vụ khách hàng bao gồm hỗ trợ sau bán hàng, giải đáp thắc mắc, xử lý khiếu nại, cung cấp thông tin sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Mục tiêu là tạo ra một trải nghiệm tốt cho khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài với họ

Hình 4.4: Các nhân viên tại phòng thí nghiệm

Nghiên cứu nhóm các sản phẩm NPK hòa tan, Phân bón lá

Xác lập lựa chọn công nghệ, sản phẩm hữu cơ vi sinh, đẩy mạnh hoạt động hợp tác đầu tư

Hợp tác, phát triển các Giải pháp canh tác Nông nghiệp Công nghệ cao cho rau màu, cây ăn quả

Chiến lược giá

Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo thị trường trên cơ sở thường xuyên theo dõi, cập nhật sát sao giá phân bón thế giới và trong nước; nhu cầu và nguồn cung trong nước; mùa vụ, cây trồng, thời tiết, dịch bệnh, giá nông sản; áp lực cạnh tranh từ trong nước và quốc tế từ đó nâng cao khả năng dự báo giá phân bón; đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đề xuất xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó hữu hiệu trong bối cảnh môi trường vĩ mô có thể biến động lớn trong thời gian tới.

Chiến lược phân phối

Phát triển hệ thống phân phối theo cả chiều dọc và chiều sâu nhằm gia tăng số lượng đại lý, tăng cường nhiều điểm bán hàng (POS) tại từng tỉnh, khu vực để đảm bảo mở rộng độ phủ của sản phẩm tại các thị trường chính cũng như cải thiện chất lượng hệ thống phân phối theo hướng gia tăng lượng tiêu thụ tại từng POS, mang lại hiệu quả cho chuỗi hệ thống phân phối các cấp. Đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng logistic, phát triển hệ thống kho vận phù hợp với định hướng và chiến lược kinh doanh ở các khu vực, đáp ứng đa mục tiêu như dự trữ cho các hệ thống phân phối; phục vụ kịp thời mùa vụ của bà con nông dân; dự trữ nguyên vật liệu; cân đối bài toán về chi phí logistic và xu hướng giá hàng hóa nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh các sản phẩm của Công ty và hàng tự doanh trong bối cảnh giá nguyên vật liệu biến động lớn cũng như nguy cơ tiềm ẩn đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu như đã chứng kiến trong thời gian qua.

Tiếp tục khai thác phân khúc thị trường quốc tế trên cơ sở lợi thế, thế mạnh am hiểu thị trường khu vực Châu Á, nhất là Đông Nam Á, Nam Á, Mỹ Latinh từ đó cải thiện tỷ trọng xuất khẩu ngành hàng phù hợp trong bối cảnh ngành phân bón luôn chịu tác động có tính chu kỳ mùa vụ cao độ, qua đó giảm áp lực tồn kho tại Nhà máy/Tổng kho và triển khai chiến lược bán hàng hợp lý trong từng thời kỳ Đối với Khách hàng – B2B:

Ký kết hợp đồng đại lý, hợp đồng mua bán

Tương tác, trao đổi, thu thập thông tin của khách hàng về nhu cầu và nguyện vọng mong muốn

Triển khai các chương trình chăm sóc, gắn kết với khách hàng như tổ thăm hỏi, tặng quà khách hàng, hoạt động tham quan, du lịch

Kết nối, giao lưu giữa các đại lý phân phối

Hệ thống tổng đài điện thoại

Chiến lược Chiêu Thị

Đẩy mạnh các hoạt động xã hội, giúp ích cộng đồng xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Trên hành trình hoạt động ngoài thành công kinh doanh, PVCFC ngày càng ghi dấu ấn về một thương hiệu có trách nhiệm với công tác cộng đồng, vì an sinh xã hội Hơn một thập niên qua, hành trình san sẻ yêu thương được PVCFC thắp lên khắp chiều dài đất nước, không chỉ tiếp thêm động lực cho bà con thêm vững vàng trong cuộc sống mà còn góp phần vun đắp những giá trị nhân văn ý nghĩa, tiếp nối truyền thống “tương thân tương ái” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xứng đáng với vị thế và vai trò của một thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh vì sự phát triển bền vững của cộng đồng

PVCFC thường xuyên triển khai xây dựng nhà đại đoàn kết cho người nghèo và công trình giao thông nông thôn, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng đời sống nông thôn, tập trung tại các huyện còn khó khăn tại tỉnh Cà Mau như Đầm

Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, Thới

Bình Cuối tháng 11/2022, PVCFC phối hợp cùng Mặt trận tổ quốc tỉnh Cà

Mau khởi công xây dựng 200 căn nhà nghĩa tình cho bà con nghèo, hưởng ứng mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Cà Mau, khép lại công tác tạo dựng cuộc sống nông thôn mới trong năm 2022 với tổng ngân sách thực hiện gần 12 tỷ đồng

PVCFC luôn đồng hành sẻ chia cùng các đơn vị, tổ chức y tế nhằm nâng cao chất lượng y tế cộng đồng, vì một cuộc sống mạnh khỏe và hạnh phỳc hơn ằ Trong năm 2022, Công ty đã triển khai các hoạt động hỗ trợ hoạt động của các bệnh viện như: Hỗ trợ cải tạo và thay mới thiết bị hệ thống cấp nước chữa cháy cho Bệnh viện Chợ Rẫy; hỗ trợ xây dựng Trạm y tế xã Liêm Thuận, Thanh Liêm, Hà Nam; hỗ trợ xây dựng Trạm y tế Thị trấn Cát Thành, Trực Ninh, Nam Định

Hình 4.5: Các hoạt động xã hội của công ty

Công ty nhanh chóng đẩy mạnh quảng bá đến người dân bằng việc tăng cường tổ chức Hội thảo nông dân, Hội thảo Đại lý cấp II để không chỉ giới thiệu sản phẩm Đạm Cà Mau mà còn giúp nông dân tiếp cận những kiến thức cần thiết trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là bón phân hợp lý, tiết kiệm chi phí.

Phân Bón Cà Mau chủ động, sẵn sàng những loại phân bón chất lượng phục vụ bà con

Phân Bón Cà Mau chủ động, nỗ lực trước thách thức và cơ hội

Hình 4.6: Các hoạt động quảng bá sản phẩm bằng cách phục vụ bà con

THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT KẾ HOẠCH MARKETING

Tổng quan kế hoạch Marketing

Theo kế hoạch, nhà máy Đạm Cà Mau sẽ hết khấu hao trong tháng 9/2023, giúp lợi nhuận của DCM phục hồi từ cuối năm 2023 và tích cực hơn kể từ năm 2024 ABS Research ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 của doanh nghiệp đạt 1.866 tỷ đồng, tăng 28,5% so với năm trước nhờ chi phí khấu hao giảm và nhà máy NPK hoạt động 75% công suất.

Duy trì chính sách bán hàng linh hoạt, hấp dẫn với các đại lý, nhà phân phối, đối tác trong và ngoài nước, nhà môi giới để tiếp tục bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà sản xuất - kênh phân phối cũng như hướng đến mục tiêu chiến lược là duy trì lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và cạnh tranh thắng lợi với các đối thủ nước ngoài. Đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng logistic, phát triển hệ thống kho vận phù hợp với định hướng và chiến lược kinh doanh ở các khu vực, đáp ứng đa mục tiêu như dự trữ cho các hệ thống phân phối; phục vụ kịp thời mùa vụ của bà con nông dân; dự trữ nguyên vật liệu; cân đối bài toán về chi phí logistic và xu hướng giá hàng hóa nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh các sản phẩm của Công ty và hàng tự doanh trong bối cảnh giá nguyên vật liệu biến động lớn cũng như nguy cơ tiềm ẩn đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu như đã chứng kiến trong thời gian qua.

Duy trì, củng cố chiến lược marketing đối với các sản phẩm chủ lực Urê và nâng cấp, phát triển chiến lược marketing đối với sản phẩm mới, nhất là sản phẩm chiến lược như NPK, hữu cơ, sản phẩm gốc Urê tại thị trường trong nước theo xu hướng thân thiện với môi trường, phát triển nền nông nghiệp Việt Nam bền vững, hiệu quả; Hoàn thiện chiến lược marketing tổng thể cho thương hiệu “Phân Bón Cà Mau” bao gồm bộ danh mục sản phẩm Đạm Cà Mau, phân bón NPK Cà Mau, phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh.

Kế hoạch hành động cụ thể và dự trù kinh phí

Việc thực hiện và kiểm soát kế hoạch marketing của Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) trong 6 tháng cuối năm 2023:

Bảng 5.1: Các hoạt động kiểm soát kế hoạch MKT của công ty trong 6 tháng cuối năm 2023

Mốc thời gian Hành động cụ thể Kinh phí

Quý 3/ 2023 Thiết kế và in ấn các tài liệu marketing trực tiếp, như tờ rơi, catalogue, bảng giá, phiếu khảo sát… Gửi email hoặc gọi điện thoại để giới thiệu sản phẩm phân bón Ure hạt đục và lời mời tham gia các buổi hội thảo, tập huấn cho các khách hàng B2B mục tiêu.

Marketing trực tiếp: 50 triệu đồng;

Tổ chức các buổi hội thảo, tập Kinh phí này bao gồm chi phí huấn tại các tỉnh thành thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long Tặng mẫu sản phẩm miễn phí cho các khách hàng B2B mục tiêu Thu thập thông tin phản hồi và đánh giá của các khách hàng B2B mục tiêu. thuê địa điểm, thiết bị, nhân sự, vật tư, quà tặng, ăn uống… cũng như chi phí vận chuyển và lưu trú cho nhân viên công ty Đạm Cà Mau: 500 triệu đồng;

Theo dõi và chăm sóc các khách hàng B2B mục tiêu Đưa ra các chính sách ưu đãi và hỗ trợ, như giảm giá, tặng quà, miễn phí vận chuyển, bảo hành, bảo trì… cho các khách hàng B2B mục tiêu

Ký kết hợp đồng bán hàng với các khách hàng B2B mục tiêu.

Tặng quà khuyến mãi cho các khách hàng: 250 triệu đồng;

Tổ chức các chương trình khuyến mãi giảm giá: 400 triệu đồng;

Quý 4/ 2023 Phối hợp với các nhà phân phối, các tổ chức tiếp thị, các đơn vị vận chuyển để giao hàng cho các khách hàng B2B mục tiêu Kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ Giải quyết các khiếu nại và thắc mắc của khách hàng Gửi email hoặc gọi điện thoại để cảm ơn và xin ý kiến phản hồi của khách hàng.

Tăng cường quảng bá thương hiệu và sản phẩm phân bón Ure hạt đục thông qua các kênh truyền thông đại chúng.

Kinh phí này bao gồm chi phí thiết kế và đăng tải các bài viết,video, hình ảnh về sản phẩm phân bón Ure hạt đục, những lợi ích và ứng dụng của sản phẩm, những câu chuyện thành công của các khách hàng B2B mục tiêu trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, mạng xã hội, website của công ty Đạm

Cà Mau: 800 triệu đồng; Tài trợ các chương trình quan hệ công chúng

Tổng chi phí: 2 tỷ 700 triệu đồng

Việc thực hiện và kiểm soát kế hoạch marketing của Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) trong 6 tháng đầu năm 2024:

Bảng 5.2: Các hoạt động kiểm soát kế hoạch MKT của công ty trong 6 tháng đầu năm năm 2024

Mốc thời gian Hành động cụ thể Kinh phí

Quý 1/ 2024 Ra mắt sản phẩm phân bón sinh học PVCFC Bio cho các loại cây trồng hữu cơ khác như gạo, khoai tây, bắp, rau quả.

Chi phí ra mắt sản phẩm mới, quảng cáo sản phẩm trên các kênh truyền thông như báo chí, đài phát thanh, truyền hình và mạng xã hội;

Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và chứng nhận chất lượng cho khách hàng Tổ chức các sự kiện, hội thảo và triển lãm về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Ngân sách: 800 triệu đồng;

Mở rộng kênh phân phối tới các tỉnh miền Trung và miền Bắc

Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và chăm sóc khách hàng sau bán hàng Tổ chức các cuộc thi, khảo sát ý kiến và tặng quà cho khách hàng trung thành: 600 triệu đồng;

Theo dõi và chăm sóc các khách hàng B2B mục tiêu Đưa ra các chính sách ưu đãi và hỗ trợ, như giảm giá, tặng quà, miễn phí vận chuyển, bảo hành, bảo trì… cho các khách hàng B2B mục tiêu

Ký kết hợp đồng bán hàng với các khách hàng B2B mục tiêu.

Tặng quà khuyến mãi cho các khách hàng: 250 triệu đồng;

Tổ chức các chương trình khuyến mãi giảm giá: 400 triệu đồng;

Quý 2/ 2024 Mở rộng kênh phân phối tới các thị trường quốc tế như Lào,

Tăng cường hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, giáo dục và xã hội về lĩnh vực nông nghiệp bền vững: 800 triệu đồng; Tiếp tục quảng bá sản phẩm phân bón sinh học PVCFC Bio cho cây trồng hữu cơ, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.

Tập trung vào các thị trường có nhu cầu cao về sản phẩm nông nghiệp sạch Tạo ra sự khác biệt về an toàn và hiệu quả của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường: 900 triệu đồng; Đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing theo các chỉ số đã đặt ra Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của kế hoạch marketing Đề xuất các giải pháp cải thiện và điều chỉnh kế hoạch marketing

Kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch marketing: 200 triệu đồng cho các tháng tiếp theo.

Tổng chi phí: 3tỷ 950 triệu đồng

Kế hoạch kiểm soát

Thiết lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của kế hoạch marketing, như số lượng khách hàng B2B mục tiêu tiếp cận được, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng B2B mục tiêu thành khách hàng thực tế, doanh số bán hàng của sản phẩm phân bón Ure hạt đục, chi phí marketing trên doanh thu…

Sử dụng các công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu để theo dõi và đo lường kết quả của kế hoạch marketing, như biểu mẫu khảo sát, phiếu ghi nhận, báo cáo bán hàng, phần mềm quản lý khách hàng (CRM), Google Analytics…

So sánh kết quả thực tế với kết quả mong muốn để xác định sự chênh lệch và nguyên nhân Đưa ra các biện pháp khắc phục và cải thiện kịp thời cho kế hoạch marketing. Đánh giá:

Kế hoạch marketing cho sản phẩm phân bón Ure hạt đục của công ty Đạm Cà Mau được kỳ vọng là có hiệu quả.

Kế hoạch cần đảm bảo được các mục tiêu đề ra, bao gồm:

+ Sản phẩm được người nông dân biết đến và tin dùng.

+ Doanh thu của sản phẩm tăng trưởng so với năm 2023.

+ Sản phẩm Ure hạt đục góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí và bảo vệ môi trường cho các hộ nông dân.

+ Kế hoạch marketing đã được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả.

+ Các hoạt động marketing đã được triển khai đúng thời gian, đúng mục tiêu và đạt được hiệu quả cao.

Khuyến nghị: Kế hoạch marketing có thể được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với tình hình thực tế của thị trường để đạt được hiệu quả cao hơn.

Một số rủi ro và thách thức mà công ty có thể gặp phải khi thực hiện bảng kế hoạch marketing

Rủi ro về ngân sách: có thể gặp phải những chi phí bất ngờ trong quá trình triển khai Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và độ bao phủ của các chiến dịch marketing, cũng như đến lợi nhuận và doanh thu của công ty Để ứng phó với rủi ro này, công ty cần theo dõi và kiểm soát chi tiêu marketing một cách chặt chẽ, để đảm bảo không bị lãng phí hoặc vượt quá ngân sách Ngoài ra, công ty cần có kế hoạch dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, để có thể điều chỉnh kịp thời và linh hoạt.

Rủi ro về cạnh tranh: Các đối thủ có thể có những ưu thế về giá cả, chất lượng, quy mô, kinh nghiệm, uy tín, mạng lưới phân phối, chiến lược marketing, v.v Điều này có thể làm giảm thị phần, doanh số và lợi thế cạnh tranh của công ty Công ty cần theo dõi sát sao hoạt động của các đối thủ, để có thể tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của họ, cũng như những cơ hội và mối đe dọa cho mình. Rủi ro về pháp lý: Công ty có thể gặp phải những rắc rối pháp lý như vi phạm quyền riêng tư, quyền tiêu dùng, quyền sở hữu công nghiệp, v.v Điều này có thể gây ra những tổn thất về danh tiếng và niềm tin của khách hàng Công ty cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và marketing của mình Công ty cũng cần kiểm tra kỹ các nội dung truyền thông trước khi công bố, để tránh những sai sót hoặc nhầm lẫn có thể gây ra tranh chấp Ngoài ra, công ty cần có sự tư vấn và hỗ trợ của các chuyên gia pháp lý, để có thể giải quyết kịp thời và hợp lý những vấn đề phát sinh.

KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ “THỰC THI KẾ HOẠCH”

Kiểm tra

Mục đích của kế hoạch marketing cho phân bón Cà Mau là hướng dẫn cho tổ chức Các khu vực sau sẽ được giám sát để đánh giá hiệu suất:

Nhu cầu thị trường: trong nước và quốc tế Độ phủ thương hiệu : trong nước và quốc tế

Chất lượng sản phẩm : công nghệ và dây truyền sản xuất

Giá cả : các sản phẩm NPK cùng loại

Doanh thu: hàng tháng và hàng năm

Sự hài lòng của khách hàng

Các mốc quan trọng sau đây xác định các chương trình tiếp thị chính Điều cần thiết là phải hoàn thành từng việc đúng thời gian và ngân sách.

Tổ chức tiếp thị: Ban Maketing sẽ chịu trách nhiệm về tổ chức chương trình XTBH thúc đẩy sản phẩm, quảng bá sản phẩm, nâng cao trải nghiệm sản phẩm, dự báo thị trường.

Kế hoạch dự phòng: Khó khăn và rủi ro

Quy mô thị trường phân bón bán tại Việt Nam và các nước trong khu vực rất rộng lớn

Sự gia nhập thị trường của một đối thủ cạnh tranh trên thị trường đã có tên tuổi. Thị phần của các công ty phân bón đang có sự cạnh tranh gay gắt.

Kiểm tra kế hoạch MKT có thành công hay không dựa trên hiệu suất bán hàng: Doanh thu theo từng chu kì tháng, năm

Lợi nhuận theo từng chu kì tháng, năm

Chi phí theo từng chu kì tháng, năm

Sự hài lòng của khách hàng

Đánh giá

Để hoạt động marketing mang lại hiệu quả cao nhất, các nhà quản trị marketing phải chứng minh được tác động tích cực của marketing đến lợi nhuận Doanh nghiệp cần phải cung cấp các thước đo tin cậy về khả năng tạo lợi nhuận của hoạt động marketing và đóng góp của marketing cho hoạt động tài chính chung của doanh nghiệp Trong bối cảnh chi phí cho marketing của nhiều doanh nghiệp đang tăng lên nhanh chóng, vấn đề này càng trở nên quan trọng Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều có các thước đo hoạt động tài chính để báo cáo các chỉ tiêu quan trọng về lợi nhuận, chi phí và tài sản Những thước đo hoạt động tài chính này đã không cung cấp được những tín hiệu để đánh giá doanh nghiệp hoặc sản phẩm đang hoạt động như thế nào trên thị trường Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đến phát triển và sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing

- những hoạt động trực tiếp tạo nên doanh thu và lợi nhuận Nếu không sử dụng các phương pháp đo lường để đánh giá hoạt động marketing, doanh nghiệp có thể phạm những sai lầm nghiêm trọng Đồng thời, các doanh nghiệp cần xác định các thước đo marketing đóng vai trò trung tâm trong lập kế hoạch kinh doanh và hành động theo chỉ dẫn của các thước đo hoạt động marketing bởi thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào hoạt động marketing.

CÁC VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP TOÁN CAO CẤP,…

Phân khúc tiêu dùng của pepsi

Chiến lược Marketing bánh trung thu Kinh…

Recommended for you Đại Nghĩa

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghĩa - Chương 1 - tài liệu tham khảo

4 ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ…

Quản trị sản phẩm None

2023 - tài liệu tham… Quản trị học None 13

Ngày đăng: 01/03/2024, 09:06

w