1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập cơ sở vật chất

31 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Vật Chất
Tác giả Bùi Phan Thuỳ Dung
Người hướng dẫn Trần Thị Thơm
Trường học Đại học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ĐƯỜNG SẮT VĨNH PHÚ (4)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển (5)
      • 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty (5)
      • 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (5)
      • 1.1.3. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn (6)
    • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công (6)
      • 1.2.1. Ngành nghề kinh doanh (6)
      • 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ (8)
      • 1.2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh (8)
      • 1.2.4. Thị trường và khách hàng (9)
    • 1.3. Vị thế của Công ty trên thị trường (9)
    • 1.4. Lợi thế, khó khăn, chiến lược phát triển của công ty (9)
      • 1.4.1. Lợi thế và khó khăn của công ty (9)
      • 1.4.2. Chiến lược phát triển của công ty (11)
  • CHƯƠNG 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CP ĐƯỜNG SẮT VĨNH PHÚ (4)
    • 2.1. Bộ máy tổ chức (12)
    • 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chủ yếu trong công ty (13)
  • CHƯƠNG 3: TÓM TẮT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (4)
    • 3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh (14)
    • 3.2. Một số chỉ tiêu phân tích (15)
  • CHƯƠNG 4: CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY (4)
    • 4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật (17)
    • 4.2. Tổ chức sản xuất (22)
      • 4.2.1. Vẽ sơ đồ khối tổ chức sản xuất (25)
      • 4.2.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận sản xuất (26)
      • 4.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất (27)

Nội dung

báo cáo tt của ngành đường sắt. Chương 2 trình bày báo cáo số liệu liên quan đến cơ sở của công ty Báo cáo thực tập của ngành đường sắt cũng như các ngành khác có liên quan đến kế toán. Báo cáo dành cho các bạn đh gtvt. bài này dc làm chi tiết và chắc chắn dc điểm trên trung bình

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP ĐƯỜNG SẮT VĨNH PHÚ

Quá trình hình thành và phát triển

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

 Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú

 Tên quốc tế: VINH PHU RAILWAY JOINT STOCK COMPANY

 Địa chỉ: Phố Kiến Thiết, Phường Bến Gót, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ, Việt Nam

 Đại diện theo pháp luật: Phạm Xuân Tú

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Công ty cổ phần số

2600109073 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp đăng ký lần đầu ngày 03/12/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 07 ngày 03/02/2023

 Tổng số cổ phần: 1.229.579 cổ phần với mệnh giá 10.000 VNĐ/01 CP; trong đó số cổ phần của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là 627.085 cổ phần (chiếm tỷ lệ 51%).

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Cách đây gần 70 năm, ngày 22-11-1955, “Công vụ đoạn Việt Trì”, tiền thân của Công ty CP Đường sắt Vĩnh Phú ngày nay, được Tổng cục đường sắt quyết định thành lập tại Quyết định số 2127/QĐ-NS, với nhiệm vụ quản lý duy tu sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt trong phạm vi được giao từ km 12+000(Yên Viên - Đông Anh) đến km 160+500 (Yên Bái) và tham gia khôi phục lại giao thông đường sắt tuyến Yên Viên – Yên Bái.

Kể từ khi Đoạn công vụ Việt Trì được thành lập và qua các giai đoạn chuyển tiếp, nhiệm vụ chủ yếu là khôi phục lại giao thông sau hoà bình lập lại, tổ chức công tác duy tu sửa chữa hạ tầng đường sắt, đảm bảo an toàn giao thông, vận chuyển người và hàng hoá trong điều kiện thời chiến, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ

Ngày 02-8-1983, Tổng cục Đường sắt ban hành Quyết định số 570 CB-TC thành lập Xí nghiệp Quản lý đường sắt Vĩnh Phú, trực thuộc Công ty Vận tải Đường sắt 2 Phạm vi quản lý của Xí nghiệp từ km 42+100 (khu gian Phúc Yên – Hương Canh) đến km 144+750 (khu gian Đoan Thượng – Văn Phú) tuyến đường sắt Yên Viên – Lao Cai Tháng 12-1993, Xí nghiệp QLĐS Vĩnh Phú tiếp nhận quản lý thêm 2 Cung đường Thạch Lỗi và Phúc Yên, chuyển từ Xí nghiệp QLĐS Hà Thái sang Phạm vi quản lý của Xí nghiệp từ km 29+000 (khu gian Bắc Hồng – Thạch Lỗi) đến km 144+750.

Trụ sở của Xí nghiệp đóng tại Thành phố Việt Trì.

Bước vào năm 2016, khi công ty chính thức hoạt động theo mô hình mới, đó là Công ty Cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú Vì vậy, vị trí, vai trò và trách nhiệm Công ty đối với ngành Giao thông vận tải nói chung và ngành Đường sắt nói riêng trong giai đoạn này là hết sức nặng nề Phía trước có nhiều cơ hội, nhưng cũng có không ít những thách thức, khó khăn, khi Công ty chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần, đòi hỏi CBCNV Công ty tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, phấn đấu xây dựng Công ty vững mạnh toàn diện.

1.1.3 Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn

Vốn điều lệ: 12.295.790.000 đồng, trong đó vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (phần vốn Nhà nước) là 6.270.852.900 đồng (chiếm tỷ lệ51%).

Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công

Cổ Phần Đường sắt Vĩnh phú

Ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm:

 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ.

Chi tiết: Quản lý, khai thác, bảo trì, sửa chữa nhỏ, vừa và lớn hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt Quốc gia; Tổ chức ứng phó sự cố thiên tai, cứu nạn và tai nạn giao thông đường sắt;

 Xây dựng các công trình thủy lợi, công trình dân dụng và công nghiệp, công trình đường dây truyền tải điện và trạm biến áp;

 Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng khác;

 Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng và Tổ chức ứng phó sự cố thiên tai, cứu nạn và tai nạn giao thông đường sắt;

 Tư vấn đầu tư và xây dựng chuyên ngành;

 Sản xuất vật liệu, phụ kiện và kết cấu thép chuyên dùng ngành đường sắt;

 Thí nghiệm, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng, kiểm tra độ bền cơ học bê tông, kết cấu;

 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;

 Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày

 Khai thác, sản xuất đá và kinh doanh các sản phẩm bằng đá

-Chức năng: Công ty có chức năng khai thác, bảo trì quản lý, duy tu hệ thống kết cấu hạ tầng của ngành đường sắt trong khu vực 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc

-Nhiệm vụ: o Xây dựng, tổ chức và thực hiện mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra, quản lý kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp Quản lý sử dụng vốn theo quy định và đảm bảo có lãi o Tổ chức thực hiện hoàn thành hợp đồng đặt hàng hàng năm của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt trên phạm vi quản lý đảm bảo đạt khối lượng, chất lượng, tiến độ, an toàn chạy tàu (đây là nhiệm vụ chính và đặc biệt quan trọng). o Tiếp tục hoàn thiện sắp xếp cơ cấu tổ chức, đặc biệt các cung đội cho phù hợp với trình độ tổ chức, quản lý, điều kiện đi lại, phân bố lao động ở các khu vực, từng bước trang bị máy móc thiết bị thi công cơ giới cho các cung đội để giảm sức lao động, tăng năng suất lao động; o Tổ chức quản lý, thi công các công trình đảm bảo yêu cầu của chủ đầu tư, xây dựng uy tín và hình ảnh tốt làm cơ sở hợp tác lâu bền.

1.2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Quá trình sản xuất của công ty không dùng đến nguyên vật liệu như các ngành sản xuất khác Vì sản phẩm của công ty không tạo ra sản phẩm mới cho xã hội Cho nên, sản xuất của công ty chỉ cần các tài sản cố định và nhiên liệu trong quá trình sản xuất để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển Đặc điểm sản xuất là các hoạt động liên quan đến an toàn thông suất của kết cấu hạ tầng đường sắt.

Với trang thiết bị được đầu tư kĩ lưỡng, công nhân kỹ sư có trình độ đáp ứng được nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, duy tu kết cấu hạ tầng công trình đường sắt đảm bảo chất lượng, tiến độ và đặc biệt là đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn thi công

Với phương châm sửa chữa nội bộ là chính, không ngừng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết hợp với tiếp cận và mở rộng thị trường Trong những năm vừa qua, công ty đã nỗ lực tìm kiếm việc làm ngoài sản xuất chính để tăng thêm thu nhập cho người lao động Dù vậy, những công việc này có tính thời vụ phụ thuộc vào việc đầu tư của Nhà nước và địa phương Việc nâng cao các nguồn lực, phát huy nội lực để đảm bảo năng lực đáp ứng yêu cầu khi đấu thầu và tham gia các công trình cũng là vấn đề đòi hỏi Công ty phải có sự đầu tư lâu dài

1.2.4 Thị trường và khách hàng

Thị trường : Với sự phát triển không ngừng thị trường công ty tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái,

 Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao

 Công ty tuyển than Cửa Ông-TVK

 Công ty kho vận Đá bạc Vinacomin

 Ban Quản lý dự án đường sắt-Bộ GTVT

Vị thế của Công ty trên thị trường

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội trong những năm gần đây, Công ty cũng không nằm ngoài sự phát triển chung của đất nước,giữ được vị thế của công ty trên thị trường Ngoài việc thực hiên nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên hàng năm được Tổng công ty ĐSVN giao, còn ký kết Hợp đồng bảo trì, sửa chữa KCHTĐS với Nhà máy Supe Lâm Thao, Công ty giấy Bãi Bằng, tham gia đấu thầu thi công nhiều công trình lớn như: Thi công nâng cấp tuyến Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – TP Hồ Chí Minh; Công trình cải tạo và nâng cấp tuyến đường sắt phía Tây Yên Viên – Lào Cai.

CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CP ĐƯỜNG SẮT VĨNH PHÚ

Bộ máy tổ chức

Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần đường sắt Vĩnh Phú Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Phòng KT-TC Phòng KH-KD

Phòng TC-HC Phòng KT-AT

Tổ Điều độ sản xuất

Tổ bảo vệ Đội QLĐS1 Đội QLĐS Đội QLĐN Đội QL Cầu Đội QLĐS 3 4 Đội QLĐS

2 Đội thi công cơ giới

CĐ LâmThao Đội thi công công trình

CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất lao động, số lượng, chất lượng của hàng hoá sản xuất ra Vì vậy để ngày càng phát triển và đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp không ngừng đổi mới đầu tư trang thiết bị máy móc, công ghệ hiện đại Việc phân ích tình hình sử dụng tài sản cố định thường xuyên để có các giải pháp sử dụng tối đa công suất tài sản cố định cũng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.

Trang thiết bị ở bộ phận sản xuất của công ty

Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ

Tháng năm đưa vào sử dụng

1 Máy móc thiết bị sản xuất

Thiết bị nâng mối gục (Trung Quuóc) 2001 40,647,000 9

Máy khoan, cắt, mài ray (Pháp) 2004 58,780,000 9

May hàn ray bo cat

2 Thiết bị dồn ray thuỷ lực (Pháp) 2004 268,571,000 8

Máy khoan ray động cơ đốt trong (Trung

Máy cắt ray động cơ đốt trong (Trung

Máy chèn đường thuỷ lực ĐC Điêzen

Máy đào bánh lốp ( Hàn quốc) 01/02/16 1,137,727,272 10

Máy toàn đạc Topcon GTS-105N 30/04/16 85,000,000 10

Máy chèn đường thủy lực 06/05/16 270,000,000 9

Máy đào bánh lốp DOOSAN DX 55W

02 Máy chèn đường thủy lực Động cơ dầu ( TQ) 31/7/2018 540,000,000 10

02 Máy xiết Bulong đa chức năng Trung Quốc

02 Máy Khoan ray Model - NZG -31

02 Máy Cưa ray Model NQG-511

Xe goong Model XG-03 tải trọng

40 18/12/20 02 Bộ máy chèn đường thủy lực

Máy Xiết buloong Model: NLB-300

Máy xúc Atlats Model 1604 ZW 19/4/21 3,260,314,509 10

02 Bộ Máy chèn đường thủy lực 24/9/2021 430,000,000 7

02 Bộ Máy Xiết bu lông 24/9/2021 220,000,000 7

01 máy xúc ATLAT- TEREX chạy trên ĐS, ĐB 04/03/22 1,724,234,091 7

160 WSR chạy trên ĐS, ĐB 14/4/22 1,508,013,600 7

02 Máy chèn đường thủy lực XYD - 448,363,636 7

Máy móc thiết bị Ytế nguồn quí phúc lợi

Máy sinh hoá bán tự động (Italy) 8/2008 57,668,000 10

Trang thiết bị ở bộ phận quản lý công ty

Tên, đặc điểm, ký hiệu

Tháng năm đưa vào sử dụng

Nguyên giá Số năm sử dụng

4 Bộ dàn Ka ra ô kê 1997 33,480,000 7

Máy điều hoà Nhiệt độ LG

Máy điều hoà Nhiệt độ1800 BTU ( Phòng khách) 2004 30,892,000 7

Máy tính + Máy in Laer

3 máy tính xách tay Dell

4 Bộ bàn ghế Đồng kỵ

Bộ bàn ghế đồng kỵ

4 Điều hoà Panasonic (Chủ tịch) 8/2013 34,091,000 8

2 điều hoà Panasonic (Hội trường) 8/2013 84,545,000 8

Máy Fotôcopy Ricoh Aficio MH 7001 (TCHC)

Máy Fôtô copy Ricoh Aficio MH 7001 (Kỹ thuật)

Bàn ghế Sofa da ( Phòng Giám đốc)

Toàn bộ khuôn viên cơ quan Công ty: Diện tích là 10.380 m2 là đất thuê và đóng thuế hàng năm cho địa phương Trên khuôn viên này đã được xây dựng:

Nhà điều hành Công ty; kho vật tư; nhà để xe, sân Tenis

Trên dọc tuyến phạm vi quản lý có 17 khu nhà làm việc, sinh hoạt của các cung, đội sản xuất Đây là tài sản của Tổng công ty được Công ty thuê lại để sử dụng.

Tổ chức sản xuất

Nhiệm vụ SXKD chính là bảo dưỡng thường xuyên KCHT đường sắt được hợp đồng đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công hàng năm Công tác này thường là được giao từ đầu năm, tuy nhiên trong năm 2021, 2022 do vướng cơ chế nên được giao chậm (đến tháng 4, 5), do đó việc triển khai các hoạt động liên quan chưa thể chủ động, đòi hỏi phải có sự phán đoán và linh hoạt cao Mặt khác, các quy định pháp luật (nghị định, thông tư, định mức) có nhiều thay đổi nên việc thích ứng để đáp ứng yêu cầu đôi lúc còn lúng túng Việc nghiệm thu, thanh toán (do dịch bệnh diễn biến phức tạp) nên có khó khăn

Phạm vi quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt (nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính): Phạm vi thực hiện nhiệm vụ trên 03 TP Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ từ Km 29+00 – 144+750 tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai trong đó:

 Về đường chính: Chiều dài bảo dưỡng thường xuyên hàng năm 113.385 km;

 Ghi: 85 bộ với nhiều chủng loại;

 Điểm gác đường ngang: 32 điểm;

 Cầu các loại: 31 cái với tổng chiều dài 1168.52 m;

 Cống các loại: 131 cái với tổng chiều dài 2192 m;

Sơ đồ tổ chức sản xuất

Thi công xây dựng công trình ngoài: Công ty đã nỗ lực tìm kiếm việc làm ngoài SX chính để tăng thêm thu nhập cho người lao động Dù vậy, những công việc này có tính thời vụ phụ thuộc vào việc đầu tư của Nhà nước và địa phương Ngoài ra, nó còn đòi hỏi sự linh động, nhạy bén của lãnh đạo, các bộ phận tham mưu để nắm bắt, tìm kiếm cơ hội Việc nâng cao các nguồn lực, phát huy nội lực để đảm bảo năng lực đáp ứng yêu cầu khi đấu thầu và tham gia các công trình cũng là vấn đề đòi hỏi Công ty phải có sự đầu tư lâu dài.

Phạm vi bảo trì công trình

Phân loại, phân nhóm sữa chữa công trình

Thực hiện kế hoạch bảo dưỡng công trình

Nghiệm thu chất lượng thi công

Tham gia thi công các công trình SCĐK, các gói thầu thuộc dự án trung hạn giai đoạn 1 và giai đoạn 2, các công trình đường ngang, cầu cống tại Quảng Ninh, Lâm Thao và của địa phương vv, các công trình này được nhận chủ yếu thông qua đấu thầu

4.2.1 Vẽ sơ đồ khối tổ chức sản xuất

4.2.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận sản xuất

Các đội QLĐS nhiệm vụ chính là quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia Nhận các hợp đồng bảo dưỡng quản lý KCHT của ngành đường sắt Trong đó :

 Đội QLĐS 1 chịu trách nhiệm quản lý cung đường Thạch Lỗi, Phúc Yên, Hương Canh, Vĩnh Yên

 Đội QLĐS 2 quản lý cung đường Hướng Lại, Việt Trì, Phủ Đức

 Đội QLĐS 3 quản lý cung đường Tiên Kiên, Phú Thọ, Chí Chủ

 Đội QLĐS 4 quản lý cung đường Vũ Ẻn, Ấm Thượng, Đoan Thượng

 Đội quản lý đường ngang quản lý đường ngang Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ có nhiệm vụ: nghe điện thoại trực ban, ghi chép cẩn thận sổ nhật ký giờ đến, đi của tàu; bật đèn tín hiệu, kéo chắn để ngăn các phương tiện đường bộ nhằm đảm bảo an toàn cho phương tiện, tính mạng người tham gia giao thông.

Khối hiện trường Đội QLĐS 1 Đội QLĐS 2 Đội QLĐS 3 Đội QLĐS 4 Đội QLĐN Đội QL Cầu Đội thi công cơ giới, công trình

 Đội thi công cơ giới, công trình chịu trách nhiệm các hợp đồng ngoài đặt hàng và hỗ trợ thực hiện phối hợp

 Đội quản lý cầu chịu trách nhiệm bảo dưỡng quản lý cầu Việt Trì và cầu Ấm Thượng

4.2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất

Các tổ đội đều có nhiệm vụ chung là quản lý bảo dưỡng kết cấu hạ tầng của ngành đường sắt Việt Nam nói chung và đường sắt của hai tỉnh Phú Thọ vàVĩnh Phúc nói chung

Trong điều kiện kinh doanh của nền kinh tế thị trường hiện nay để đứng vững và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn đối với mỗi công ty Bộ phận kế toán nói chung và vai trò là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế tài chính trong công ty.

Sau một thời gian thực tập tìm hiểu công tác kế toán ở Công ty Cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú, em đã phần nào nắm bắt được thực trạng công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp và tìm hiểu cơ sở vật chất – kỹ thuật đã giúp em hiểu sâu hơn về lý luận chung, so sánh được sự giống và khác nhau giữa lý luận và thực tiễn nhằm bổ sung kiến thức đã được học trên ghế nhà trường.

Trong quá trình thực tập cơ sở vật chất tại Công ty Cổ phần Đường sắt Vĩnh Phú, em đã được biết phần nào biết được về quá trình phát triển, những khó khăn và thành công, cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh, tình hình kinh doanh, sơ đồ bộ máy kế toán và kết quả kinh doanh của công ty cũng như các cơ sở vật chất – kỹ thuật mà công ty có.

Trong quá trình thực tập, từ chỗ còn bỡ ngỡ cho đến thiếu kinh nghiệm, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa Vận tải – Kinh tế và sự nhiệt tình của các cô chú trong Công ty CP Đường sắt Vĩnh Phú đã giúp em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập này cũng như viết lên bài báo cáo này.

Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến Ban giám hiệu trường Đại học Giao Thông Vận Tải, quý thầy cô khoa Vận tải – Kinh tế đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Trần Thị Thơm, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập cơ sở vật chất.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các cô chú, anh chị trong Công ty CP Đường sắt Vĩnh Phú – đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu thực tiễn trong quá trình thực tập.

Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và cô chú, anh chị trong Công ty CP Đường sắt Vĩnh Phú để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn trong lĩnh vực này.

Ngày đăng: 01/03/2024, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w