1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng lãnh đạo công đấu tranh xây dựng bảo vệ quyền cách mạng năm 1945-1946

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Lãnh Đạo Công Cuộc Đấu Tranh Xây Dựng Và Bảo Vệ Chính Quyền Cách Mạng Những Năm 1945-1946
Tác giả Nghiêm Phương Trà
Người hướng dẫn Cô Trần Thị Kim Thanh
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 195,33 KB

Nội dung

Untitled HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng nhữn[.]

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

chính quyền cách mạng những năm 1945-1946 Ý nghĩa lịch sử của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc xây dựng, bảo vệ

Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: Cô Trần Thị Kim Thanh

Sinh viên thực hiện: Nghiêm Phương Trà

Mã sinh viên: 23A4040143

Nhóm tín chỉ: 211PLT10A38

Mã đề: 08

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 3

NỘI DUNG 4

I Phần lý luận 4

1 Tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 4

1.1 Thuận lợi 4

1.2 Khó khăn 5

2 Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng thời kỳ 1945 – 1946 7

2.1 Củng cố chính quyền nhân dân và xây dựng chế độ mới 7

2.2 Kết quả tổ chức thực hiện, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra 9

II Phần liên hệ thực tiễn 11

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử dân tộc của đất nước Việt Nam, kể từ khi có Đảng là những trang lịch sử sôi động nhất, hào hùng nhất, đáng nhớ nhất Từ khi có Đảng, dân tộc ta liên tiếp giành được những thắng lợi mang ý nghĩa của dân tộc và thời đại sâu sắc, biểu hiện được những bước nhảy vọt trong tiến trình lịch

sử của dân tộc Chúng ta đã khẳng định được công cuộc đổi mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được những thắng lợi lớn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc Ngày nay, nhân dân Việt Nam đặc biệt là thế hệ các bạn trẻ đã và đang được trực tiếp hưởng thụ những thành quả của cách mạng, từ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta đến việc giáo dục cho các thế hệ thấy được vai trò và sự cống hiến to lớn của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam và từ đó nhận thức được bản lĩnh, trí tuệ của Đảng ta khi đứng trước sự sống còn của nền độc lập dân tộc Vì vậy để hiểu

và làm sáng rõ hơn ý nghĩa to lớn của việc Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng là điều cần thiết với mỗi chúng ta, để từ đó thấy rõ hơn tầm quan trọng cũng như rút ra những kinh nghệm, bài học quý báu mà Đảng lãnh đạo đem lại

Hiểu được tầm quan trọng đó, em tập trung nghiên cứu đề tài: “Đảng

lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng những năm 1945-1946 Ý nghĩa lịch sử của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN Việt Nam hiện nay.” Bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được những đánh giá góp ý từ thầy cô để bài làm của em hoàn thiện hơn

Trang 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Nhằm làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của những vấn đề cơ bản về chủ trương, biện pháp của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn 1945 –

1946 Tìm hiểu về thuận lợi và khó khăn của hoàn cảnh lịch sử trong nước sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Từ đó giúp cho người đọc có cái nhìn đoàn diện, sâu sắc, đánh giá đúng hơn về trách nhiệm bản thân trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài giải quyết các nội dung: phân tích khái quát hoàn cảnh, tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng thời kỳ 1945 -1946, đưa ra cái nhìn khách quan và chủ quan về kết quả tổ chức thực hiện, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra Ý nghĩa của vấn đề đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chủ trương, biện pháp của Đảng trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn 1945 – 1946 Ý nghĩa lịch sử của vấn đề đối với cách mạng và với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1946

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: : Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa duy vật biên chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử,…

- Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương

Trang 5

pháp phân tích tổng hợp, kết hợp với việc thu thập và xử lý tài liệu này giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và đúng đắn hơn về vấn đề nghiên cứu

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Đề tài giải quyết được vấn đề khái quát chung của Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, làm rõ kết quả tổ chức thực hiện, giải thích ý nghĩa lịch sử của vấn

đề đối với cách mạng và với công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay

- Ý nghĩa thực tiễn: Liên hệ trách nhiệm bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước ta hiện nay

Trang 6

NỘI DUNG

I Phần lý luận

1 Tình hình cách mạng Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm

1945

1.1 Thuận lợi

Sau cách mạng tháng Tám cùng với diễn biến của tình hình thế giới

đã mang lại cho Việt Nam không ít thuận lợi trong việc quản lý và xây dựng đất nước Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam lại không tránh khỏi những khó khăn khi có “thù trong, giặc ngoài” những tàn dư sau chiến tranh đang càng ngày tàn phá mạnh mẽ

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng cách mạng tháng Tám đã mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta Đất nước ta đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật đổ phong kiến ngự trị gần chục thế kỷ ở nước ta Mở

ra một kỷ nguyên mới, đất nước được độc lập, thống nhất, nhân dân được tự do làm chủ lao động và xã hội, tạo ra những điều cơ bản cần thiết để từng bước đưa đất nước phát triển theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa

Cách mạng nước ta đã có những thuận lợi lớn Năm 1945, phong trào đấu tranh của Việt Nam giành được nhiều thắng lợi, cùng với đó là tình hình thế giới cũng có nhiều chuyển biến tốt đẹp với sự phát triển mạnh

mẽ của phong trào thế giới và hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa, góp phần tạo nên chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã chính thức đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, góp phần xây dựng đất nước Điều đó càng giúp nhân dân thêm tin tưởng và ủng

hộ chế độ mới Từ hoạt động bí mật, Đảng ta đã trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền Phong trào cách mạng và tinh thần yêu nước của nhân dân

Trang 7

được đẩy lên cao từ giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tiếp tục phát triển với những nội dung mới nhằm xây dựng, bảo vệ chính quyền, giữ vững thành quả của cách mạng

1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi do Cách mạng tháng Tám đem lại, đất nước

ta và chính quyền cách mạng phải đương đầu với những khó khăn và thử thách nặng nề

Đầu tiên là sự bao vây của các thế lực quân đội nước ngoài Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) lấy danh nghĩa là giải đáp quân Nhật nhưng âm mưu chính

là lật đổ chính quyền cách mạng nước ta: “Tiêu diệt Đảng ta”, “phá tan Việt Minh” Mang theo bọn phản động Việt Nam Quốc Dân đảng và Việt Nam Cách Mạng đảng tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng

Ở phía Nam từ vĩ tuyến 16, cũng với danh nghĩa lực lượng đồng minh, quân đội Anh vào tước vũ khi quân Nhật Nhưng trên thực tế, đế quốc Anh lại âm mưu giúp đỡ Pháp quay trở lại xâm lược, tạo điều kiện cho quân Pháp trở lại chiếm Việt Nam Anh và Pháp cấu kết đàn áp cách mạng Đông Dương vì “sợ rằng phong trào ấy “làm gương” cho các thuộc địa của Anh” Ngoài ra, nước ta có sáu vạn quân Nhật chờ giải giáp, các thế lực trong nước thì luôn tìm mọi cách để chống phá chính quyền cách mạng Chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo và xảo quyệt như vậy Các thế lực xâm lược tuy có những mưu đồ riêng và hành động cụ thể khác nhau Nhưng mục tiêu chung của chúng là tiêu diệt chính quyền nhà nước Việt Nam còn non trẻ

Sự chống phá cách mạng của các thế lực phản động trong nước cũng

là một thử thách lớn đối với nước ta, quân Tưởng đã kéo theo lực lượng phản động người Việt lưu vong ở Trung Quốc tập hợp trong tổ chức Việt

Trang 8

Nam quốc dân đảng (Việt Quốc) và Việt Nam cách mạng đông chí hội (Việt Cách) Được quân Tưởng ủng hộ và hỗ trợ các lực lượng phản động này củng cố chỗ đứng và ngày càng tăng cường chống phá chính quyền cách mạng, chiếm giữ một số địa phương Tại Hà Nội, dựa vào thế quân Tưởng, bọn phản động công khai hoạt động tuyên truyền, gây rối chống phá cách mạng, đồng thời ra sức lừa bịp, lôi kéo quần chúng dưới cái vỏ cách mạng, quốc gia và dân tộc

Nhân dân ta và chính quyền cách mạng còn phải vượt qua những khó khăn lớn về kinh tế, đời sống xã hội Nền kinh tế nông nghiệp nước ta vốn lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hậu quả của nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 chưa được khắc phục hoàn toàn Tiếp đến là các nạn lũ lụt lớn, làm đê vỡ ở chín tỉnh Bắc Bộ, rồi hạn hán kéo dài, khiến cho nửa tổng số ruộng đất không canh tác được

Công nghiệp chỉ có không quá 200 nhà máy nhỏ bé, trang bị cũ kỹ, đang lâm vào đình đốn, hàng hóa thì khan hiếm Ngân sách Nhà nước trống rỗng, chính quyền cách mạng chưa quản lý được Ngân hàng Đông Dương Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số không biết chữ Hầu hết số người đi học chỉ ở bậc tiểu học và vỡ lòng, trên 3 vạn dân mới có một học sinh cao đẳng hoặc đại học và chủ yếu học ở ngành luật và ngành thuốc Suốt thời

kỳ 1930 – 1945, số công chức có trình độ cao đẳng và đại học chỉ gồm trăm người Thực tế đó làm cho việc tổ chức, hoạt động của chính quyền mới gặp không ít khó khăn, lúng túng

Những khó khăn, thử thách to lớn cả về mặt quân sự, chính trị, kinh tế

và xã hội trên đây đã đặt chính quyền ta và vận mệnh đất nước trong thế

“ngàn cân treo sợi tóc” Tình hình trên đòi hỏi Đảng và chính quyền cách

Trang 9

mạng phải có đường lối chiến lược đúng đắn, phát huy sức mạnh của toàn dân mới có thể bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng

2 Đảng lãnh đạo xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng thời kỳ 1945 – 1946

2.1 Củng cố chính quyền nhân dân và xây dựng chế độ mới

Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đối sách vô cùng sáng suốt, linh hoạt, mềm dẻo nhưng cũng rất kiên quyết Riêng trong việc xây dựng và củng cố chính quyền, vấn đề được coi là cơ bản, cốt yếu của mọi cuộc cách mạng xã hội, đã được thực hiện rất quyết liệt và đạt được những kết quả rất quan trọng, góp phần giữ vững thành quả cách mạng

Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: chống giặc đói; chống giặc dốt; tổ chức tổng tuyển cử; giáo dục lại tinh thần của nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính;

bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò và cấm thuốc phiện; thực hiện tự do tín ngưỡng

Đối với thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu Ngày 5/9/1945, Người kêu gọi: “(Nhân dân Việt Nam) cương quyết phản đối quân Pháp kéo vào Việt Nam, vì mục đích của họ chỉ là hãm dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ một lần nữa… Hiện một số quân Pháp đã lọt vào nước ta Đồng bào hãy sẵn sàng đợi lệnh Chính phủ để chiến đấu!”

Ngày 11/9/1945, với bút danh Chiến Thắng, Hồ Chí Minh nêu “cách tổ chức các ủy ban nhân dân” (làng, huyện, tỉnh, thành phố), đăng trên báo Cứu quốc Theo đó, mỗi ủy ban có từ 5 - 7 người, gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch, một thư ký, một ủy viên phụ trách chính trị, một ủy viên phụ trách kinh tế - tài chính, một ủy viên phụ trách quân sự, một ủy viên phụ

Trang 10

trách xã hội Người nhấn mạnh: “Ủy ban nhân dân tổ chức và làm việc theo một tinh thần mới, một chế độ dân chủ mới, khác hẳn các cơ quan do bọn thống trị cũ đặt ra”

Từ ngày 17 đến 24/9/1945, Chính phủ tổ chức “Tuần lễ vàng” để có nguồn tài chính phục vụ việc xây dựng đất nước và chuẩn bị chiến tranh chống xâm lược Trong một tuần, nhân dân quyên góp tổng cộng 60 triệu đồng Đông Dương và 370 ký vàng

Để đối phó với sự công kích trực diện của kẻ thù, ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán và rút vào hoạt động bí mật, đồng thời thành lập Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, hoạt động công khai Bấy giờ, để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động cách mạng, Đảng ta đã chỉ đạo phát triển rộng khắp các tổ chức quần chúng, mở rộng mặt trận đoàn kết toàn dân

Ngày 25/11/1945, Trung ương Đảng ban hành chỉ thị về kháng chiến kiến quốc (mật), nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược” nên “chiến thuật của ta lúc này là lập Mặt trận Dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”, đồng thời “phải củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”, “xúc tiến việc đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức”

Ngày 6/1/1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa I đã diễn ra tại 71 tỉnh thành trong cả nước theo lối phổ thông đầu phiếu và chọn ra 333 đại biểu Hai Đảng đối lập trong Chính phủ là Việt Quốc và Việt Cách không tham gia bầu cử; trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã đồng ý công nhận thêm 70 ghế thuộc các đảng này, nâng tổng số đại biểu là 403 Cuộc bầu cử đã được toàn dân nô nức tham gia; dù diễn ra trong điều kiện chiến sự, có sự cản trở, phá hoại của bọn phản động và sự hạn chế đi lại nhưng có đến 89% cử tri đi bầu; thậm chí ở Trung bộ và Nam bộ, cuộc bầu cử đã có đổ máu, với ít nhất

Trang 11

42 cán bộ của ta hy sinh Tại kỳ họp đầu tiên, Quốc hội đã công nhận Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; với hai đảng đối lập, Việt Quốc nắm một số bộ gồm Kinh tế, Ngoại giao, Việt Cách nắm chức Phó Chủ tịch Chính phủ, Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế - Lao động, Canh nông Sau đó, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1946 tại kỳ họp thứ hai

Đối với vấn đề ngoại xâm, ngày 6/3/1946, Chính phủ ta đã ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp, đồng ý cho 15.000 quân Pháp thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật Đến tháng 6/1946, toàn bộ quân Tưởng rút khỏi Việt Nam; bọn phản động mất chỗ dựa nên ra sức chống phá, nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Pháp đã mưu toan đảo chính lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tháng 7/1946, âm mưu của chúng bị vạch trần, thông qua sự kiện vụ án phố Ôn Như Hầu Vụ phá án đã đập tan cuộc đảo chính phản cách mạng, làm tan rã hệ thống tổ chức của một đảng phản động, phá

vỡ liên minh phản cách mạng giữa bọn phản động bên trong với thế lực xâm lược bên ngoài

Có thể thấy, việc giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng là hết sức ngoạn mục, vừa chớp được thời cơ, vừa giành thắng lợi trọn vẹn, vừa hạn chế tối đa đổ máu Các diễn biến tiếp theo đó trong việc giữ vững thành quả cách mạng cũng ngoạn mục không kém, khi chính quyền non trẻ đã phải cùng lúc đương đầu với rất nhiều kẻ thù, rất nhiều thử thách khốc liệt Nhưng dưới sự sáng suốt của Đảng, của Chính phủ, đứng đầu là Chính phủ

Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng không những được giữ vững mà còn không ngừng được củng cố và phát triển

2.2 Kết quả tổ chức thực hiện, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra

Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945 - 1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh

Ngày đăng: 28/02/2024, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w