Hà Giang là một địa phương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển du lịch nhờvị trí địa lý, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng, phong phú, từ đó màtỉnh được biết đến vớ
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Điểm đến du lịch và quản lý điểm đến du lịch
1.1.1 Khái niệm về điểm đến du lịch
Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO (2004) đưa ra định nghĩa: “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.1.2 Khái niệm về quản lý điểm đến du lịch
Quản lý điểm đến du lịch có nghĩa là quản lý chiến lược và tiếp thị / quảng bá các điểm đến du lịch Điểm đến được xem như một đơn vị độc lập vừa có khả năng cạnh tranh trên thị trường vừa có thể cạnh tranh với các điểm đến khác.
Cần có sự kết hợp của nhiều tổ chức tham gia và lợi ích làm việc của họ đều phải hướng tới một mục tiêu chung Đó là một phần quan trọng trong việc kiểm soát tác động của ngành du lịch Điều này cũng bao gồm việc thành lập một ủy ban điểm đến. Lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn nhân lực và môi trường; Thành lập các hoạt động kinh doanh; một loạt các kỹ thuật khác để hoàn thiện sự phát triển và hoạt động của điểm đến du lịch.
1.1.3 Mục đích của quản lý điểm đến
– Nhà cung cứng dịch vụ, đảm bảo cung cấp liên tục các dịch vụ tại điểm đến và đảm bảo hoạt động marketing cho các dịch vụ lưu trú, giải trí cũng như các hoạt động tham quan tại một số điểm du lịch trong vùng
– Mô hình tam giác bền vững, hài hòa giữa 3 yếu tố: Môi trường sinh thái, các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu xã hội.
– Thực hiện ở các cấp độ khác nhau: Từ cấp địa phương/ cộng đồng trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ, đến cấp độ vùng/ tỉnh và cấp độ quốc gia.
Marketing điểm đến du lịch
1.2.1 Khái niệm Marketing điểm đến
Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Trong du lịch, marketing điểm đến du lịch nhằm quảng bá được hình ảnh điểm đến du lịch và giúp du khách có thể nhận diện rõ hình ảnh của điểm đến hơn.Marketing điểm đến du lịch là quá trình quản trị kinh doanh điểm đến nhằm phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh Trong đó, có một số cách để marketing điểm đến hữu hiệu như là: Xu hướng thị trường mục tiêu hiện tại, Chiến lược marketing du lịch điểm đến ,Chiến lược marketing du lịch điểm đến, Marketing mix, Lập kế hoạch chiến lược khuyến mãi tại điểm đến du lịch, Lập kế hoạch chiến lược khuyến mãi tại điểm đến du lịch, Khuyến mãi điểm đến cho các hoạt động giải trí du lịch, Hệ thống kênh phân phối trong hoạt động giải trí tại điểm đến du lịch Chương trình khuyến mãi các hoạt động kinh doanh điểm đến du lịch, Giá cả.
1.2.2 Khái niệm định vị điểm đến Định vị là việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của điểm đến du lịch làm sao để thị trường mục tiêu hiểu được và đánh giá cao những gì là đại diện của điểm đến nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh Việc định vị của điểm đến phải dựa trên cơ sở hiểu biết rõ thị trường mục tiêu
1.2.3 Khái niệm thương hiệu điểm đến
Thương hiệu điểm đến là tập hợp những cảm nhận của du khách dựa trên sự trải nghiệm thực tế, nghe kể lại, hoặc tiềm thức của họ đối với những giá trị đích thực của một điểm đến du lịch, nó ảnh hưởng đến thái độ và cảm xúc của du khách đối với điểm đến đó
Do đó, thương hiệu điểm đến là một cái tên, một biểu tượng, logo hoặc hình ảnh (đồ họa) khác nhằm mục đích xác định và tạo sự khác biệt cho một địa điểm cũng như truyền tải lời hứa về trải nghiệm du lịch đáng nhớ được liên kết duy nhất với một địa xv điểm, đồng thời phải giúp nâng cao và củng cố những kỷ niệm thú vị gắn liền với một địa điểm (Ritchie và Ritchie, 1998).
1.2.4 Thuộc tính cơ bản của thương hiệu điểm đến
– Đặc tính cạnh tranh của một sản phẩm hay của một điểm đến, tạo cho sản phẩm hoặc điểm đến đó nét độc đáo và khác biệt so với những đối tượng khác. – Bản chất hoặc đặc tính cốt lõi của một sản phẩm hoặc một điểm đến, bao gồm cá tính riêng biệt tạo nên nét đặc thù và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. – Nét tinh túy, độc đáo của điểm đến, tạo ấn tượng sâu sắc và được lưu giữ mãi trong tâm trí của du khách.
– Mối quan hệ tương quan năng động giữa sản phẩm và sự cảm nhận của khách hàng hoặc khách du lịch tiềm năng đối với sản phẩm đó; tồn tại và đảm bảo thực sự tin cậy, không được hư cấu, liên tục được vun đắp và phát triển.– Nền tảng cơ bản cho các hoạt động tiếp thị truyền thông và các ứng xử được thực hiện.
Phát triển sản phẩm du lịch
1.3.1 Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển sản phẩm du lịch là quá trình phát huy tối đa các giá trị của địa điểm để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tế và người dân địa phương.
1.3.2 Nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch
1.3.2.1 Nguyên tắc phù hợp với nhu cầu khách
Do sự cạnh tranh gay gắt trong ngành du lịch nói chung, động cơ và nhu cầu của khách du lịch thường xuyên thay đổi, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sản phẩm du lịch cần quan tâm đến sở thích, đối tượng khách hàng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, và mang tính độc đáo, mới lạ mang tính đặc trưng của điểm đến Ngoài ra, do đặc điểm tự nhiên, đầu tư phát triển nhỏ nên không chỉ đáp ứng nhu cầu khách mà còn bảo vệ môi trường, do đó, cần làm rõ tính khả thi khi phát triển tài nguyên du lịch, nhất là khảo sát nhu cầu và khảo sát thị trường, để tìm kiếm nguồn khách, thị trường mục tiêu, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.
1.3.2.2 Nguyên tắc lợi ích kinh tế
Bất cứ đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch cần phải xét đến các lợi ích kinh tế Xét cho cùng không thể thu hút hoạt động kinh doanh du lịch nếu không đạt mục tiêu lợi ích kinh tế Việc khai thác tài nguyên du lịch phải xét đến giá trị sử dụng của tài nguyên đó Giá trị sử dụng của tài nguyên du lịch thường tỷ lệ thuận với sức hấp dẫn của tài nguyên ở đó Để nâng cao lợi ích kinh tế cho các chủ thể tham gia hoạt động du lịch cần phải quan tâm đến ưu tiên khai thác sự nổi trội và giá trị đặc biệt của tài nguyên du lịch ở đó như vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tốt, hệ sinh thái động thực vật đa dạng và phong phú, hay như việc khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch hiện có, quan tâm đến những giá trị hiện đã và đang sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tài nguyên sẽ giữ giá trị sử dụng cho các thế hệ tương lai. Hoặc như tận dụng được trang thiết bị kỹ thuật sẵn có trong tự nhiên, giảm suất đầu tư, giảm giá thành của sản phẩm.
Việc khai thác tài nguyên du lịch cần phải chọn được nét đặc trưng của thiên nhiên, văn hóa của cộng đồng địa phương Đây là nền tảng để tạo ra sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch để phát triển hoạt động du lịch tại địa phương Từ việc khai thác tính đặc sắc của tài nguyên sẽ tăng khả năng hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch Đồng thời, giữ gìn và đảm bảo nét đặc sắc này thông qua việc cố gắng duy trì diện mạo ban đầu của tài nguyên du lịch, tránh sửa chữa một cách quá mức và phá hỏng khi xây mới Khi khai phá để tạo phong cách, tránh sự mô phỏng và giống nhau gây những phản ứng bất lợi đối với khách du lịch đã quen thuộc dẫn đến sự nhàm chán.
Khi khai thác tài nguyên du lịch không được coi thường tính tổng thể của quy hoạch Việc lựa chọn đối tượng làm hình tượng nổi trội của du lịch địa phương không có nghĩa chỉ tập trung xây dựng sản phẩm ở đó mà bỏ qua tài nguyên du lịch khác. Như chỉ chú trọng vào khai thác giá trị về kinh tế mà bỏ qua phong tục, tập quán, văn hóa của cộng đồng dân cư sinh sống của địa phương Việc khai thác tổng thể sẽ tăng sức hút của các loại tài nguyên du lịch khác nhau thành một quần thể thu hút du khách và tạo giá trị gia tăng của sản phẩm du lịch xét ở nhiều mặt Một mặt xem xét đáp ứng xvii các nhu cầu của khách về đi lại, ăn ở, tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi và giải trí… mặt khác thực hiện tốt phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận cung ứng sản phẩm du lịch trong ngành gắn với đáp ứng nhu cầu của khách.
1.3.2.5 Nguyên tắc bảo tồn và giữ gìn
Mục đích khai thác tài nguyên du lịch là làm đẹp thêm cho môi trường, thiên nhiên qua việc cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần cho con người Song chính con người cũng mang lại những nguy cơ ô nhiễm môi trường tự nhiên, gây hại cho tài nguyên du lịch Nên khi khai thác cần bảo đảm nguyên tắc bảo tồn và gìn giữ môi trường, duy trì sự cân bằng sinh thái, nghiêm cấm việc phá hoại cảnh quan môi trường nhất là các tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt Bởi khi đã phá hỏng các tài nguyên thì không thể hoặc mất nhiều công sức khôi phục Ý nghĩa của nguyên tắc này chính là một nội dung quan trọng nhằm định hướng phát triển du lịch một cách bền vững.
1.3.3 Yêu cầu phát sản phẩm du lịch
– Nâng cao chất lượng lao động: Lao động là một nhân tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch Sự phát triển nguồn nhân lực du lịch thể hiện ở số lượng, cơ cấu, trình độ, kỹ năng ứng xử của đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
– Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch: Là toàn bộ các phương tiện vật chất do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch.Do đó đây là điều kiện ràng buộc để hình thành sản phẩm du lịch nhằm cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu du khách Muốn phát triển gia tăng, bền vững thì ngành du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
– Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ du lịch: góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch ngày càng mới lạ, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
– Nâng cao năng lực và tạo lập sự liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia hoạt động du lịch: Phát triển du lịch cần có sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cần có sự liên kết hợp tác của cộng đồng địa phương, các đối tượng liên quan.
– Nâng cao chất lượng môi trường cho phát triển sản phẩm du lịch: Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là rất cần thiết đối với việc phát triển du lịch và phát triển sản phẩm du lịch Bởi vì, hoạt động du lịch luôn gắn với việc khai thác các tiềm năng của nguồn tài nguyên tự nhiên (là nguồn tài nguyên không thể tái tạo), cũng như tài nguyên nhân văn do đó nó chịu tác động và gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường Đây những thành phần quan trọng tạo nên lực hấp dẫn đối với khách du lịch.
1.3.4 Nhiệm vụ phát triển sản phẩm du lịch
Nâng cao nhận thức về sản phẩm du lịch đặc thù và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: Khi phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, để có thể giới thiệu và được khách hàng chấp nhận mua, phải tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt Đó là nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu các phân khúc khách hàng, tâm lý khách hàng; phân tích đối thủ cạnh tranh và thách thức, cơ hội, điểm yếu, điểm mạnh; định vị phân khúc thị trường, xây dựng sản phẩm; truyền thông, bán sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Trong quy trình đó, sản phẩm du lịch đặc thù phải luôn được đặt ở vị trí trọng tâm và các yếu tố nêu trên phải gắn kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng về mục tiêu sản phẩm Có như vậy, mới có thể xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù chất lượng, độc đáo, hấp dẫn và phù hợp nhu cầu, thị hiếu từng phân khúc thị trường Trên thực tế, đặc điểm và bản chất cốt lõi theo 8 tiêu chí của sản phẩm du lịch đặc thù phải khác biệt sản phẩm du lịch thông thường Do vậy, ngoài việc phải tuân thủ đúng quy trình như mô tả, phải lồng ghép thêm yếu tố sáng tạo, để hình thành sản phẩm với hàm lượng sáng tạo cao, góp phần tạo nét khác biệt, độc đáo, hấp dẫn du khách Khái niệm du lịch thông minh có từ lúc đó, chứ không phải đến khi có cách mạng công nghiệp 4.0.
Các nghiên cứu liên quan đều nhấn mạnh: văn hóa và sáng tạo sản phẩm du lịch đặc thù là hai yếu tố luôn đồng hành và quan hệ mật thiết với nhau, cùng hình thành nên sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn du khách, phù hợp xu thế thời đại Với bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng, có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch với đa dạng các sản phẩm du lịch đặc thù Mặc dù vậy, để có thể xây dựng được sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với thị hiếu của du khách, rất cần quán triệt nhận thức chung về đổi mới phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong toàn hệ xix thống các bên liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại, đi đôi với khai thác ứng dụng kinh nghiệm và kiến thức truyền thống, đưa các ý tưởng sáng tạo vào quá trình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; đồng thời, cần có hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, với những ưu tiên đầu tư thích đáng vào các dự án trọng điểm có tiềm năng thu hút du khách và xã hội hóa nguồn lực, nhất là kinh phí cho xây dựng, quảng bá, tiêu thụ và quản lý sản phẩm du lịch đặc thù Rất cần phải trang bị nhận thức: Phải tư duy toàn cầu và hành động địa phương trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, từ toàn quốc đến mỗi vùng du lịch, từ mỗi địa phương đến từng điểm du lịch.
Thực hiện 3 cách chủ yếu trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: 3 cách chủ yếu, mang lại hiệu ứng quảng bá cao, cho du khách nhiều ấn tượng và cảm nhận sâu sắc đối với loại hình sản phẩm du lịch đặc thù, đó là: Sáng tạo, mô phỏng và thuyết minh sản phẩm du lịch đặc thù 3 cách này đều có chung bản chất là cùng hướng tới mục tiêu nhằm tạo ra nhiều điểm nhấn về sản phẩm du lịch đặc thù, thông qua các hình tượng, mô hình, câu chuyện, truyền thuyết lịch sử có thực hoặc hư cấu một cách hợp lý gắn với bản thân sản phẩm du lịch đặc thù được tạo ra Theo 3 cách này, những giá trị đích thực của sản phẩm du lịch đặc thù được hình thành, mô phỏng hoặc “tường thuật” sẽ được nhân lên gấp bội, kích thích sự hứng khởi của du khách, khiến họ thích thú và say mê hơn khi tham gia trực tiếp vào quá trình trải nghiệm và sáng tạo sản phẩm du lịch đặc thù Đây là những công cụ hữu ích trong quảng bá sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch đặc thù; quản lý sản phẩm du lịch đặc thù; quản lý quá trình phát triển sản phẩm du lịch đặc thù được nhiều điểm đến du lịch áp dụng Một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Trung Quốc, Hongkong, Macau, Singapore, Thái Lan,Malaysia rất thành công trong phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gắn với hoạt động sáng tạo của từng chủ thể và “tập thể” các nhà cung ứng chuỗi giá trị sản phẩm du lịch đặc thù của toàn điểm đến du lịch Họ đã quan tâm dành nhiều đầu tư về tài chính và công nghệ hiện đại, ứng dụng đồng bộ 3 cách trên trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh điểm đến thông qua các sản phẩm du lịch đặc thù ở các làng nghề truyền thống, các bảo tàng văn hóa, lịch sử, ẩm thực… Đây là những sản phẩm du lịch đặc thù có tính nghệ thuật sáng tạo cao và sức thu hút du lịch rất lớn.
Những việc cần làm cụ thể: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hành động phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, tổ chức thực hiện để tạo ra và tiêu thụ sản phẩm du lịch đặc thù cần tập trung vào 5 việc cụ thể:
Truyền thông du lịch
1.4.1 Khái nhiệm về truyền thông du lịch
Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin từ công ty (tổ chức) đến người tiêu dùng để họ biết các đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ, chương trình của công ty và những lợi ích mà công ty có thể mang lại cho khách hàng thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, với mức độ xã hội hóa cao thì vị trí, vai trò của các phương tiện truyền thông trong việc quảng bá sản phẩm càng trở nên quan trọng, định hướng tiêu dùng và thích ứng hành vi của các bên liên quan trong du lịch. Với sự phổ biến của các phương tiện truyền thông hiện nay, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cũng có nhiều đổi mới bắt kịp xu hướng thu hút sự quan tâm của du khách hơn với từng điểm đến.
1.4.2 Truyền thông sản phẩm du lịch
Tùy theo đối tượng khách du lịch mà sẽ có những cách quảng bá, truyền thông sản phẩm du lịch cụ thể, nhưng nhìn chung, việc quảng bá, quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang chính là giới thiệu rộng rãi đến mọi vùng miền Để mọi người khắp nơi biết đến du lịch Hà Giang và quyết định đến thành phố Hà Giang du lịch. Hình thức quảng bá này giúp các công ty du lịch tối đa hóa lợi nhuận của mình; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, Internet, báo, đài ) để cung cấp thông tin về sản phẩm du lịch, hình ảnh điểm đến du lịch đến với khách du lịch
1.4.3 Mục đích của truyền thông Để truyền thông hiệu quả, sự thống nhất giữa các chủ thể của điểm đến có vai trò quan trọng để truyền tải các thông điệp thống nhất Mục đích cuối cùng của truyền thông là hướng đến khách du lịch thông qua các chủ thể của điểm đến và bản thân khách du lịch nên trước chuyến đi của du khách, trong chuyến đi và sau chuyến đi đều cần xác định rõ các nội dung truyền thông phù hợp cho từng đối tượng Cần phải xác định và quảng bá những giá trị cốt lõi, đặc trưng riêng của điểm đến.
GIỚI THIỆU VỀ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HÀ GIANG
Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Vào thời Hùng Vương, đất Hà Giang thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của quốc gia Lạc Việt Đến thời Thục phán An Dương Vương, Hà Giang thuộc bộ lạc Tây
Vu Đầu thế kỉ 15 trong giai đoạn Minh được gọi là Bình Nguyên từ năm 1973 về sau đổi thành Vị Xuyên Đến cuối thế kỉ 17 tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, mãi đến năm 1728 trả một phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đến sông Lô cho Đại Việt Đến năm 1895 ranh giới Hà Giang được ấn định như trên bản đồ hiện nay Ngày 12/8/1991 Hà Giang được tái lập gồm 10 đơn vị hành chính gồm thị xã Hà Giang và 9 huyện lỵ Ngày 27/9/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập Thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang.
Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông dài 115km và từ Bắc xuống Nam dài 137km Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú chừng 3km về phía Đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực Tây cách Xín Mần khoảng 10km về phía Tây Nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực Đông cách Mèo Vạc 16 km về phía Đông - Đông Nam có kinh độ l05030'04".
Tính đến nay Hà Giang có 01 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã.
Thành phố Hà Giang 5 phường và 3 xã.
Huyện Bắc Mê 1 thị trấn và 12 xã.
Huyện Bắc Quang 2 thị trấn và 21 xã.
Huyện Đồng Văn 2 thị trấn và 17 xã.
Huyện Hoàng Su Phì 1 thị trấn và 24 xã.
Huyện Mèo Vạc 1 thị trấn và 17 xã. xxiii
Huyện Quản Bạ 1 thị trấn và 12 xã.
Huyện Quang Bình 1 thị trấn và 14 xã.
Huyện Vị Xuyên 2 thị trấn và 22 xã.
Huyện Xín Mần 1 thị trấn và 18 xã.
Huyện Yên Minh 1 thị trấn và 17 xã.
Hà Giang có diện tích tự nhiên 7.884,37 km2 Dân số của tỉnh là 854.679 người theo số liệu thống kê 1/4/2019 Đây là vùng đất của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú như Hoa, La Chí, Lô Lô, Mông, Cờ Lao, Pà Thẻn, Dao, Phù Lá,… Toàn tỉnh HàGiang có 1 thành phố và 10 huyện.
Tài nguyên du lịch
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới 8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500m - 2.500m (10 ngọn cao 500 - 1.000m, 24 ngọn cao 1000 - 1500m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000m và 5 ngọn cao từ 2.000 - 2.500m) Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:
– Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu với tên gọi: Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
– Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê,yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.
– Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã
Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối. 2.2.1.2 Thủy văn
Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng ở đây có mật độ sông - suối tương đối dày Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.
Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân Nam, Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh.
Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1km/km2 ), hệ số tập trung nước đạt 2km/km2 Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.
Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông của tỉnh.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6 C - 23,9 C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 7 C Mùa nóng nhiệt độ cao xxv tuyệt đối lên đến 40 C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,2 C (tháng l).
Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm Hà Giang là 2.253,6mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượng mưa tháng
12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm . Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81% Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ).
Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng Thung lũng sông
Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s Đây cũng là nơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. 2.2.1.4 Hệ sinh thái
Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên là345.860ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn dương,voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; Riêng khu vực Tây Côn Lĩnh đã thống kê được 47 loài thú, 140 loài chim thuộc 25 bộ, 75 họ Rừng xã Phong Quang (Vị Xuyên) được xếp vào hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên điển hình của hệ rừng núi đá vùng ĐôngBắc Việt Nam, với hệ động thực vật rừng phong phú và có giá trị kinh tế cao.Các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…;các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh.
Điểm du lịch hấp dẫn nổi tiếng
Hà Giang mang đến nhiều trải nghiệm thú vị Hà Giang không chỉ đẹp bởi phong cảnh hùng vĩ, những con đường uốn lượn quanh co dài bất tận, mà nó còn đẹp bởi Sắc Hoa và Tình Người Hoa nở quanh năm với các màu sắc diệu kỳ như: Vàng vàng của Hoa Cải, Tim Tím của Tam Giác Mạch, Trắng muốt của Hoa Mận, và một loài hoa đặc biệt nữa đó là “Hoa Đá” xám đen của những khối đá trên Cao Nguyên Đồng Văn. 2.3.1.1 Cổng trời và núi đôi Quản Bạ
Cổng trời Quản Bạ – cao 1500m so với mặt biển, đây là cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên Đồng Văn Năm 1939, người ta dựng một cánh cửa khổng lỗ bằng gỗ nghiến dày 150cm ở ngay Cổng trời Một thời gian sau, cánh cửa gỗ này là một “thế giới” khác – còn gọi là “Vùng tự trị của người Mèo”, gồm các huyện Quản Bạ, Mèo Vạc, Yên Minh và Đồng Văn. xxxiii
Hình 1: Cổng trời Quản Bạ
Hình 2: Núi Đôi Quảng Bạ - Tòa Thiên nhiên quyến rũ
Núi Đôi Quản Bạ, nằm cạnh quốc lộ 4C, cách thị xã Hà Giang 40 km Giữa núi đá và ruộng bậc thang trùng điệp, nổi lên hai trái núi có hình dáng kỳ lạ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hóa Hai trái núi này gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên thi vị Dưới chân Núi Đôi là cánh đồng lúa Núi Đôi Quản
Bạ Suốt bốn mùa, cảnh quan nơi đây thay đổi màu sắc giống hệt Cô Tiên thay áo. Cảnh quan khu vực Núi Đôi do vậy lúc nào cũng hút hồn du khách.
2.3.1.2 Cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn (hay sơn nguyên Đồng Văn) là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang, Việt Nam Ngày 3 tháng 10 năm 2010, hồ sơ “Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn” đã được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu Đây hiện là danh hiệu duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Cao nguyên đá Đồng Văn còn là nơi có cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo và lưu dấu nền văn hóa hết sức độc đáo của các dân tộc H'Mông, Lô Lô, Pu Péo, Dao. Nơi đây cũng là nơi có nhiều di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, núi Đôi Quản Bạ v.v.
Hình 3: Cao nguyên đá Đồng Văn
Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Đây là một điểm nhỏ trên đoạn đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc Nếu mô phỏng một cách tương đối hình dạng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc thành một chóp nón thì hai điểm thấp nhất theo vĩ độ là A pa Chải, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái, còn Lũng Cú là đỉnh của chóp nón này cũng là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam Đứng trên cột cờ Lũng
Cú, nhìn lá cờ Tổ quốc phấp phới bay trong gió, tận mắt thấy điểm đầu tiên đặt nét bút vẽ nên bản đồ hình chữ S là lúc lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước dâng tràn
Nằm trên đỉnh một quả đồi nhỏ, sau con đường nằm bên hàng cây sa mộc cao vút, chiếc cổng đá bề thế của dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức ở Sà Phìn (Đồng Văn – Hà Giang) hiện ra trên đỉnh đồi Vương Chính Đức là người đứng đầu dòng họ Vương của người Mông ở nơi này 1 thế kỷ trước Giàu có nhờ hoạt động trồng, chế biến và buôn bán thuốc phiện xuyên biên giới với Trung Quốc, Miến Điện, ông đã thống lĩnh vùng cao nguyên này và xưng vương. xxxv
Hình 4: Cột cờ Lũng Cú
Phía sau cổng đá là tòa nhà tiền dinh hoành tráng của tòa dinh thự Dinh thự họ Vương được xây trong 8 năm, tiêu tốn khoảng 150.000 đồng bạc trắng Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân Nam và những tốp thợ giỏi nhất người Mông. Dinh thự mang kiến trúc độc đáo, có sự ảnh hưởng của ba nền kiến trúc Trung Quốc, người dân tộc Mông và Pháp Khu dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993 Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định cống hiến dinh thự này cho Nhà nước bảo tồn và nơi đây đã trở thành một địa điểm tham quan ở Hà Giang hấp dẫn rất nhiều khách du lịch Đứng trên dinh thự nhìn xuống thung lũng heo hút phía dưới mới thấy được sự bề thế của dinh thự.
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.Tuy nhiên, theo một số người H'mông bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.
Hình 5: Dinh họ Vương Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc ba xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển, được tạo nên bởi một loạt trầm tích gồm đá vôi, đá phiến ánh, đá vôi silic chứa các hóa thạch cách đây khoảng 426 triệu năm, bao gồm trong đó nhiều vết trượt và vết nứt do các hoạt động tạo núi gây ra. Đèo Mã Pí Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc. Đây được biết đến là cung đường đẹp nhất vùng cao nguyên đá Nếu tới Hà Giang và thử một lần được cầm lái chạy xe chênh vênh giữa một bên là núi đá cao ngút trời, một bên là vực sâu thăm thẳm và ngắm nhìn dòng sông Nho Quế uốn lượn như một dải sẽ khiến bạn trải qua những cung bậc cảm xúc vô cùng tuyệt vời Đó như một thử thách lớn với những người yêu thích sự mạo hiểm. Đứng trên cao nhìn ra xa là ngàn lớp xám xịt của núi, trắng xóa huyền ảo của mây, thẳm sâu hun hút của vực Nơi đây, đặc biệt còn có mỏm đá nhô ra trên đèo Mã
Pì Lèng, chính là nơi cảm nhận được trọn vẹn sự hùng vĩ bao la của địa điểm du lịch ở
Hà Giang này nói riêng và núi rừng miền biên giới phía bắc nói chung Ở nơi đây bạn mới thấy mình nhỏ bé biết bao và cảm nhận được vẻ đẹp vô cùng của đất nước quê hương.
Thung lũng Sủng Là được mệnh danh là bông hoa giữa lòng cao nguyên đá và là một trong những địa điểm rất thu hút khách tại Hà Giang Đến với thung lũng Sủng Là xxxvii
Hình 6: Đèo Mã Pí Lèng
Hình 7: Thung lũng Sũng Là du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn sắc hoa đua nhau nở, những ngôi nhà trình tường truyền thống, những nụ cười bình dị và khám phá phong tục tập quán, nếp sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Lô Lô, Mông, Hán,… Khung cảnh của Sủng Là là nét đẹp đặc trưng của miền sơn cước.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ bổ trợ
Hà Giang hiện nay có các trục giao thông quan trọng như tuyến Quốc lộ 4C, Quốc lộ 2, Quốc lộ 279 và các tuyến Tỉnh lộ 177, 178, 183 đã hình thành nên 5 tuyến du lịch chính của tỉnh là: Hà Giang - Hà Nội - các tỉnh phía Nam; Hà Giang - Lào Cai
- Yên Bái và các tỉnh phía Tây Bắc; Hà Giang - Cao Bằng và các tỉnh phía Đông Bắc;
Hà Giang - Vân Nam - Trung Quốc; Hà Giang đi các huyện vùng cao núi đá phía Bắc xli
Theo thông báo Số 168/TB-SVHTTDL ngày 14/9/2021 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 38 cơ sở lưu trú đã được xếp hạng, trong đó, gồm: 4 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao và 20 khách sạn 1 sao.
Các khách sạn 3 sao tại Hà Giang gồm: Khách sạn Cao Nguyên, Huy Hoàn (TP.
Hà Giang); Khách sạn Phương Đông (huyện Yên Minh); Khách sạn Hoa Cương (huyện Đồng Văn).
Tỉnh Hà Giang hiện có 79 điểm du lịch đang khai thác, 57 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng (28 di tích Quốc gia, 29 di tích cấp tỉnh) Cùng với sự phát triển của lượng khách du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú trên cả nước nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng đã có sự phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng Mạng lưới kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, các dự án đầu tư vào du lịch ngày càng nhiều, hệ thống cơ sở lưu trú tăng nhanh Hiện nay, toàn tỉnh có 882 cơ sở lưu trú, với 7.165 buồng, phòng Cùng với đó là các hệ thống homestay với 509 cơ sở; nhà nghỉ 264 cơ sở.
Cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu ăn uống, thưởng thức văn hóa ẩm thực địa phương được chú trọng, với 287 nhà hàng, quán ăn Ẩm thực Hà Giang có nhiều món ăn truyền thống của các dân tộc vùng cao được du khách yêu thích Đặc biệt, cháo Ấu tẩu và mèn mén đã được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam xác nhận lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2020 – 2021); Mật ong Bạc hà và chè Shan tuyết Hoàng Su Phì lọt Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2020 – 2021) Để phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí của du khách, hệ thống sản phẩm du lịch ở tỉnh đang từng bước được đa dạng hóa với các nhóm: Sản phẩm du lịch chợ biên mậu; du lịch văn hóa lễ hội; sinh thái; nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng Trong đó,quần thể các điểm du lịch thuộc Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá ĐồngVăn là điểm nhấn của hành trình du lịch Hà Giang Sản phẩm du lịch cộng đồng phát triển mạnh và đang hình thành loại hình du lịch mới, du lịch địa chất gắn với Công viên Địa chất toàn cầu Công viên đá Đồng Văn Những mặt hàng nông sản như: gạo,cam sành, chè, thịt bò khô vùng cao; hàng dược liệu (tam thất, chè giảo cổ lam, mật ong bạc hà ); các thương hiệu rượu địa phương; thổ cẩm và trang phục quần áo dân tộc; hàng thủ công mỹ nghệ; khèn Mông đang dần khôi phục và trở thành sản phẩm quà tặng lưu niệm tại các điểm du lịch.
Khả năng tiếp cận điểm đến
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam, lại có vị trí địa lý thuộc vùng đồi núi cao của vùng nên có địa hình lãnh thổ khá phức tạp Đây sẽ là một thách thức không nhỏ với những khách du lịch muốn thưởng thức và khám phá Hà Giang bởi nơi đây chỉ phát triển chủ yếu là giao thông đường bộ, những tuyến giao thông còn lại nhìn chung vẫn còn kém phát triển, nhất là về giao thông đường bộ phục vụ khách du lịch.
Theo báo cáo của tỉnh với Sở Giao thông Vận tải, kết cấu hạ tầng giao thông toàn tỉnh Hà Giang có tổng chiều dài đường bộ là hơn 8.277 km Cho đến nay, khách du lịch vẫn chọn tuyến đường quốc lộ 2 (Hà Nội - Hà Giang) dài 300km là mạch giao thông cho những chuyến đi bằng xe máy, xe ô tô hoặc xe khách khi đi đến nơi này. Ngoài ra, những tuyến đường khác như quốc lộ 4C từ thành phố Hà Giang đến Cao nguyên đá Đồng Văn dài 185km hay quốc lộ 34 từ thành phố Hà Giang đến huyện Bắc
Mê và đi tỉnh Cao Bằng dài 260km cũng là những sự lựa chọn cho những du khách ở miền Bắc hay đang có tour du lịch trải nghiệm khu vực phía Bắc có thể xem xét Với những cung đường này đối với du khách đến từ Hà Nội hay các khu vực phía Bắc, việc lựa chọn xe ô tô hay xe khách để di chuyển sẽ dễ dàng hơn nhiều Việc lựa chọn đi phượt bằng xe máy cũng khả thi nếu như du khách thích du lịch “bụi” Tuy nhiên, đối với những du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh thì việc tiếp cận điểm du lịch bằng đường bộ là không khả thi và kém hiệu quả, do khoảng cách quá xa giữa hai tỉnh (khoảng 1992 km nếu đi theo tuyến quốc lộ 1A), nên thông thường khách du lịch sẽ chọn giải pháp thứ hai là đi máy bay ra Hà Nội và bắt xe khách đến Hà Giang.
2.5.2 Xe khách Đối với những du khách muốn tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí, thì việc lựa chọn di chuyển bằng xe khách sẽ tiết kiệm về mặt chi phí, đặc biệt là những du khách đến từ phía Nam Giá vé dao động trong khoảng từ 165.000 VNĐ - 350.000 VNĐ tùy thuộc vào nhà xe, loại xe khách mà bạn lựa chọn sử dụng Theo những kinh nghiệm từ xliii những người đi du lịch thì các hãng xe khách như Hải Vân, Hưng Thành, Hiền Hương là những hãng xe khách có chất lượng dịch vụ, phục vụ khách khá ổn Bình thường, nếu không đi vào những tháng cao điểm du lịch tại Hà Giang (tháng 9-10-11), khách có thể đến bến xe Mỹ Đình, Hà Nội để có thể bắt xe di chuyển, nếu không phải gọi điện, đặt tiền trước hoặc ra bến sớm để có được cho mình chuyến xe ưng ý.
Cơ sở lưu trú, ăn uống
Theo thông báo Số 168/TB-SVHTTDL ngày 14/9/2021 của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 38 cơ sở lưu trú đã được xếp hạng, trong đó, gồm: 4 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao và 20 khách sạn 1 sao. Các cơ sở lưu trú đều được bảo đảm các yêu cầu như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định, các điều kiện kinh doanh lưu trú, giấy chứng nhận điều kiện an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cam kết bảo vệ môi trường, 100% nhân viên được qua đào tạo nghiệp vụ, có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ theo tiêu chuẩn để được xếp hạng…
Việc đánh giá, xếp hạng cơ sở lưu trú xuất phát với mục đích thông báo cho trước cho khách du lịch đến với Hà Giang Dựa vào bảng xếp hạng này, du khách sẽ có đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản được kiểm chứng Cơ sở lưu trú được xếp hạng càng cao, thì chất lượng phục vụ, trang thiết bị tiện nghi, số lượng dịch vụ càng đầy đủ, hoàn hảo, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của du khách. xliv
Hình 12: Top 13 cơ sở lưu trú được xếp hạng cao trên địa bàn
Hà Giang không chỉ được biết đến là một tỉnh miền núi với nhiều phong cảnh hùng vĩ, phong tục tập quán, những lễ hội phong phú, những dãy núi đá cao, đó là một mảnh đất với nhiều sản vật của tự nhiên rất hấp dẫn và một trong những điểm hấp dẫn du khách đó chính là văn hóa ẩm thực là những món ăn được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, trở thành món ăn lạ miệng, thú vị và ấn tượng đặc biệt chỉ có ở cao nguyên vùng cao Hà Giang Cùng điểm qua những món ăn ngon ở HàGiang mà du khách sẽ khó lòng có thể bỏ qua khi đã tới với mảnh đất này.
Thực trạng khách du lịch từ các năm trước và trong đại dịch
Trong những năm trước đây, do các nguyên nhân khác nhau như giao thông khó khăn, cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được với nhu cầu, du lịch tự nhiên chưa trở thành nhu cầu lớn, công tác quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế nên số khách đến Hà Giang hầu như không đáng kể Những năm gần đây, du lịch Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, đạt được những thành tựu quan, lượng khách du lịch đến với Hà Giang ngày một tăng. Với sự cố gắng của chính quyền địa phương, từ năm 2015 đến nay, lượng khách du lịch đến với Hà Giang mỗi năm đều tăng 10% Vào năm 2017, với việc tổ chức hàng loạt các hoạt động quảng bá và các lễ hội như: Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ III… lượng khách du lịch đến Hà Giang ước đạt trên 1 triệu lượt người, tăng 17,2% so với năm 2016; tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 900 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2016 Năm 2018, việc công nhận và tái công nhận Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn thực sự có ý nghĩa rất lớn, tạo đòn bẩy cho ngành du lịch Hà Giang phát triển lượng khách du lịch đến với Hà Giang đạt 1,3 triệu lượt người, tăng 11,1% so với năm 2017, trong đó khách quốc tế đạt gần
300 nghìn lượt người Năm 2019 đạt 1,4 triệu lượt người và trong năm 2020 ước đạt 1,4 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế 225.131 lượt, khách nội địa 1.177.235 lượt; doanh thu đạt 1.500 tỷ đồng Chỉ riêng trong tháng 1.2020, Hà Giang đã đón 132.145 lượt người; doanh thu từ dịch vụ, du lịch ước đạt 140 tỷ đồng, tăng gần 52.000 lượt và tăng 68,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019 Nguyên nhân của việc tăng số lượng khách du lịch đến Hà Giang là do trong những năm gần đây, việc quảng bá về hình ảnh du lịch Hà Giang đã được quan tâm, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở xlv vật chất phục vụ du lịch được cải thiện tạo sự thu hút đối với khách du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng
Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid–19, ngành du lịch toàn cầu và du lịch Việt Nam đối mặt rất nhiều khó khăn, trong đó có Hà Giang Đầu năm
2020 du lịch Hà Giang thu hút 1,5 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2019 và đạt 100% kế hoạch đề ra Trong những tháng tiếp theo, Hà Giang kỳ vọng những con số trên sẽ tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên đây là điều không dễ, nhất là trong thời điểm dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay Từ sau Tết Nguyên đán 2020, lượng khách du lịch đến tỉnh ta đã giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm 2019 Cho dù đây là thời điểm vào mùa du lịch, song phần lớn chỉ là khách lẻ, còn số lượng khách đoàn thì giảm mạnh Theo đó, trong tháng 2, lượng khách du lịch đến Hà Giang là 82.162 lượt người, doanh thu đạt 88 tỷ đồng, giảm gần 40% lượng khách so với tháng 1.2020 Theo Ông Nguyễn Hồng Hải - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết: Năm 2020, dù ngành du lịch cả nước gặp khó khăn nhưng
Hà Giang vẫn có sự tăng trưởng nhất định về lượng khách Sức hấp dẫn của du lịch Hà Giang nằm ở những giá trị văn hóa bản địa và du lịch cộng đồng Sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc bản địa đã giúp các mô hình du lịch cộng đồng thành công và “trụ vững” ngay trong đại dịch Covid-19 Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, tháng 3/2021, lượng khách đến Hà Giang tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 104.000 lượt Cả quý I/2021, Hà Giang đã đón hơn 352.000 lượt khách, doanh thu đạt 581 tỷ đồng Để đặt được những thành công này, tỉnh Hà Giang đã áp dụng hàng loạt giải pháp thu hút khách du lịch và phục hồi hoạt động du lịch Địa phương đã xây dựng và đảm bảo thương hiệu điểm đến an toàn, tạo tâm lý an tâm cho du khách trong bối cảnh đại dịch Covid-19 Tỉnh Hà Giang đã triển khai quyết liệt đủ 4 tiêu chí: phương tiện vận chuyển khách an toàn, cơ sở lưu trú an toàn, nhà hàng an toàn và điểm đến an toàn Bên cạnh đó là chương trình kích cầu du lịch nội địa, tỉnh Hà Giang đã đồng loạt giảm giá vé tham quan từ 50-80% tại các điểm du lịch; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chính sách vừa giảm giá vừa nâng cao chất lượng dịch vụ,triển khai nhiều chương trình tri ân, khuyến mại Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cho tổ chức nhiều các hoạt động, lễ hội theo tình hình mới trong đại dịch như tổ chức xây dựng Chương trình “Trải nghiệm du lịch online trực tuyến khám phá mùa hoa tam giác mạch” vào ngày 28/11/2021, triển khai dự án “Hành trình biên cương Xanh” từ cuối năm 2020 đến hết năm 2026 với nhiều hoạt động du lịch trên các cung đường, điểm dừng chân nổi bật với hy vọng có thể khôi phục ngành du lịch tại tỉnh, biến du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn tại địa phương, đóng góp cho sự phát triển ngành du lịch của cả nước. xlvii
ĐỊNH VỊ ĐIỂM ĐẾN
Nhận dạng hình ảnh điểm đến du lịch
Hà Giang là tỉnh cực bắc của đất nước, với nhiều nét đặc sắc về thiên nhiên và con người Nổi bật trong đó là Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, hẻm vực Tu Sản, đèo Mã Pì Lèng, phố cổ Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, những vườn hoa tam giác mạch…
Hà Giang cũng là địa bàn nhiều dân tộc thiểu số cư trú, đông nhất là đồng bào dân tộc Mông, với nhiều nét văn hoá độc đáo
Hình tượng chính của logo là cột cờ Lũng Cú, khách du lịch có thể dễ dàng nhận biết một hình ảnh đặc trưng của tỉnh Hà Giang Lá cờ đỏ 5 sao được gắn trên đỉnh đầu là một điểm nhấn để quảng bá du lịch Hà Giang - Việt Nam đến với các nước trên thế giới
Với nhiều gam màu nổi bật cùng hình ảnh cột cờ, tất cả đều được cách điệu một cách tinh tế, mang tinh thần biểu tượng cao, tạo nên một hình tượng mới có phong cách hiện đại và đại diện cho các giá trị lịch sử, và cảnh quan thiên nhiên của Hà Giang.
Việc công bố logo là khâu quan trọng trong việc quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Hà Giang Đối với ngành du lịch, logo không chỉ đơn thuần là những hình ảnh mà đó còn là lời tự giới thiệu gửi đến khách du lịch những thế mạnh, đặc trưng của sản phẩm du lịch Hà Giang, đồng thời thu hút sự chú ý và gây ấn tượng mạnh đối với du khách.
Hình 13: Logo đặc trưng của du lịch Hà Giang
Đánh giá thực trạng xây dựng điểm đến du lịch
3.2.1 Phân tích tác động của một số yếu tố bên ngoài điểm đến
Việt Nam ta đang trong quá trình “ đô thị hóa- hiện đại hóa “, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, dù hiện nay dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng khá nhiều, song du lịch vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn để có thể phát triển hơn nữa tổng thể kinh tế đất nước
Hà Giang là tỉnh vùng cao, biên giới địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa chính trị quan trọng: Phía bắc Hà Giang có đường biên giới 277,5 km với Trung Quốc; phía đông, tây và nam Hà Giang giáp với các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái có kinh tế địa phương phát triển Tỉnh cũng nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế như nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào Trong giai đoạn 2015 – 2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã nỗ lực, quyết tâm cao, đồng lòng, chung sức vượt qua khó khăn, thách thức, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội Cùng với đó, tỉnh Hà Giang đã hoàn thành nhiệm vụ quy hoạch tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Giang và quy hoạch các khu du lịch, quy hoạch huyện, thành phố và Cao nguyên đá Đồng Văn Đồng thời, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, quyết liệt và có nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo Giai đoạn
2016 -2020 Tỉnh đã huy động được nguồn vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được trên 5,1 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn xã hội hóa và nhân dân đóng góp chiếm 25,5%
Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Hà Giang phấn đấu trở thành tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc, với tốc độ tăng trưởng đạt 8%/năm; thu ngân sách đạt 4 nghìn tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm; có một huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 60% Đồng thời tỉnh Hà Giang xác định ba đột phá trong giai đoạn 2020 – 2025 là: Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông toàn diện, liên thông; Phát triển du lịch gắn với phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặt mục tiêu cuối nhiệm kỳ thu hút khách du xlix lịch đạt ba triệu lượt; tạo sinh kế để nhân dân thoát nghèo bền vững, với những đề án, chương trình, chính sách để người dân có điều kiện phát triển và làm giàu.
Bên cạnh lợi thế về những nguồn tài nguyên về du lịch sẵn có thì Việt Nam cũng được du khách nước ngoài lựa chọn là một địa điểm hấp dẫn bởi tình hình chính trị khá ổn định, an toàn Vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng ngày một cao; nhắc đến Việt Nam người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một đất nước với con người thân thiện, mến khách, đất nước hòa bình Cũng chính vì điều này mà khách quốc tế đến với Việt Nam số lượng ngày một nhiều hơn.
3.2.1.3 Áp lực cạnh tranh với các điểm đến khác
Ngày nay, các tỉnh thành đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là trong thời điểm hiện nay khi dịch bệnh COVID-19 đang được khống chế tốt, du lịch vì vậy cũng là ngành kinh tế được quan tâm và có sức cạnh tranh lớn Các điểm đến luôn biết cách để thu hút du khách ghé thăm thường xuyên trong năm Một vài điểm đến phát triển, có sức cạnh tranh cao có thể kể đến như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Huế,… Các địa điểm du lịch kể trên hội tụ những điểm mạnh như: sản phẩm du lịch rất đa dạng, nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn, …hấp dẫn du khách cả trong nước và quốc tế Áp lực cạnh tranh giữa các điểm đến trên địa bàn các tỉnh cũng chính là động lực cho Hà Giang để có những chính sách đúng đắn hơn để phấn đấu trở thành một điểm đến hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao.
3.2.2 Phân tích tác động của các yếu tố bên trong điểm đến
3.2.2.1 Cơ sở vật chất hạ tầng
Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tăng thêm sản phẩm, dịch vụ, mở thêm nhiều chương trình, dự án du lịch mới Bên cạnh đó, cùng với chú trọng công tác quy hoạch, ban hành các chính sách về phát triển du lịch , tỉnh Hà Giang đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, khi lượng khách đến ngày càng cao
Các tuyến đường giao thông đường bộ nối liền Hà Giang với các tỉnh thành khác được chỉnh sửa, nâng cấp và cải tạo, cụ thể là tuyến đường quốc lộ 279 đoạn Việt Vinh
(Hà Giang) - Nghĩa Đô (Yên Bái) để đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất Bí thư Tỉnh uỷ cũng kiến nghị với Bộ Giao thông Vận Tải sớm trình Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; trong đó bổ sung tuyến cao tốc nối Hà Giang với cao tốc Hà Nội - Lào Cai, kết nối đến Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy theo phương án tuyến và phân kỳ đầu tư nhằm phát triển tốt hơn kinh tế - xã hội của vùng Tuy nhiên, do thực tế tình hình địa phương, tỉnh chưa có tuyến đường giao thông mới như sân bay, đường sắt để phục vụ du khách thuận lợi hơn.
Dịch vụ vận chuyển khách du lịch phát triển vẫn chưa phát triển mạnh Vì địa hình của tỉnh khá phức tạp và các điểm đến du lịch chủ yếu là đường núi, nên phần đông khách du lịch thường thuê xe gắn máy để di chuyển Điều này gây công tác khó khăn cho việc phát triển hơn nữa lượng khách du lịch tại tỉnh lị.
Công tác thu hút đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa thật sự tốt, chủ yếu vẫn là sự đầu tư của các khách sạn, nhà nghỉ, homestay mang tính đơn lẻ Du khách đến với Hà Giang vẫn phải thưởng thức du lịch địa phương thông qua những hệ thống nhà nghỉ với chất lượng kém phần nhiều.
3.2.2.2 Số lượng khách ghé thăm
Những năm gần đây, du lịch Hà Giang đã có những bước phát triển nhanh, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của tỉnh Du lịch phát triển đã làm thay đổi diện mạo, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng sống cho người dân Để đánh giá đóng góp của du lịch vào GDP của tỉnh, trong khuôn khổ bài viết tác giả đã dựa trên cơ sở các nguồn dữ liệu sau:
Số lượt khách du lịch đến Hà Giang năm 2019-2020, chia theo khách quốc tế đến và khách nội địa do Sở Du lịch Hà Giang và báo Hà Giang cung cấp. Năm 2019 của tỉnh Hà Giang do các chuyên gia của Tổng cục Thống kê phối hợp với Cục Thống kê Hà Giang thực hiện (sử dụng cho 3 - 5 năm).
Một số dữ liệu khác có liên quan do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Giang cung cấp. li
Theo kết quả thống kê, năm 2019 đạt 1,4 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế 225.131 lượt, khách nội địa 1.177.235 lượt Trong tháng 10 của năm 2020, khách du lịch đến địa phương này đạt hơn 255.000 lượt, tăng gần 12 lần so với tháng trước và tăng 86% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 440 lượt người Đây là những du khách nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, tổng thu từ khách du lịch tại Hà Giang chủ yếu là từ khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch quốc tế đến Hà Giang chỉ chiếm 16,05% trong tổng thu năm 2019 và năm 2020 tỷ lệ này sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lên nền kinh tế của đất nước.
3.2.2.3 Các sản phẩm du lịch gắn với thiên nhiên và cộng đồng
Du lịch nông thôn, cộng đồng
MARKETING ĐIỂM ĐẾN
Mô hình SWOT
Nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, nơi có cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, có chợ tình Khâu Vai thơ mộng, có cổng trời mờ trong sương khói… Hà Giang từ lâu đã nổi tiếng là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và các di tích lịch sử văn hoá có giá trị.
Là vùng khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, không khí trong lành, Hà Giang luôn là địa chỉ du lịch hấp dẫn và bổ ích đối với các du khách Địa hình hiểm trở nhưng lại rất kỳ vĩ, có núi cao, cao nguyên, và cả thung lũng; địa hình nhiều sông suối, trong đó có nhiều suối nước nóng trữ lượng lớn với hàm lượng khoáng chất cao rất tốt cho sức khỏe Ngoài ra, thiên nhiên đã kỳ tạo cho Hà Giang nhiều thắng cảnh hùng vĩ, ngoạn mục như đỉnh Tây Côn Lĩnh, thác Thí, thác Bay, thạch nhũ đôi, cổng trời Quản
Bạ đỉnh Mã Pí Lèng cùng nhiều ghềnh thác, hang động với nhiều hình khối, đường nét kì thú và hấp dẫn.
Hà Giang còn là vùng có nhiều rừng tự nhiên với nhiều nhóm động thực vật phong phú, phong cảnh hoang sơ, phù hợp với hoạt động du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm Bên cạnh thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, Hà Giang còn có cả một kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng Trước hết, phải kể đến những di tích khảo cổ, di tích lịch sử Ở Hà Giang ngoài di tích đồi Thông, Lò Gạch còn phải kể đến di chỉ nổi tiếng của người Việt cổ ở Bắc Mê, Nà Chảo, Đán Cúm có niên đại 10000 năm về trước với nhiều hiện vật quý hiếm đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Giang; các di tích lịch sử cách mạng như ''căng'' Bắc Mê, Tiểu khu Trọng Con, nơi đây đã từng gắn với tên tuổi của nhiều nhà cách mạng như Xuân Thuỷ, Lê Giản, Nguyễn Văn Học
Các sản phẩm du lịch tại Hà Giang cũng được phát triển theo hướng đa dạng,phong phú và hấp dẫn; đặc biệt là khắc phục được tính mùa vụ bằng cách xây dựng sản phẩm du lịch trải đều 4 mùa trong năm Mùa xuân Hà Giang rực rỡ với sắc hoa đào, lê, mận; mùa hè trải nghiệm ruộng bậc thang mùa nước đổ, về thăm chiến trường xưa gắn với mặt trận Vị Xuyên Mùa thu du khách được nhìn ngắm lúa chín vàng trên ruộng bậc thang, chinh phục núi cao, săn mây đỉnh Chiêu Lầu Thi Mùa đông của Hà Giang nổi tiếng với bạt ngàn sắc hoa tam giác mạch
Nhiều điểm đến của Hà Giang cũng được khai thác du lịch quanh năm, nổi bật là các làng văn hóa du lịch cộng đồng, cảnh đẹp núi Cô Tiên – Quản Bạ, hang Lùng Khúy, di tích kiến trúc nghệ thuật nhà Vương, cột cờ Lũng Cú, du thuyền trên dòng Nho Quế… Bên cạnh đó, Hà Giang thường xuyên tổ chức các hoạt động thể thao thu hút khách du lịch như giải chạy marathon trên con đường Hạnh Phúc, giải đua xe địa hình, bay dù lượn trên mùa vàng, khám phá hệ thống hang động
Hà Giang là vùng đất có gần 20 dân tộc đang sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng vô cùng độc đáo Đến Hà Giang, được hoà mình vào lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, lễ mừng nhà mới của dân tộc Lô Lô, lễ hội nhảy lửa của dân tộc
Pà Thẻn, lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông được nhảy, múa những làn điệu Sli, lượn, cọi, được hòa trong tiếng khèn Mông réo rắt, dập dìu chắc chắn sẽ làm say lòng các du khách. Điều hấp dẫn du khách khi đến thăm Hà Giang còn là ở các đặc sản, những sản vật, hoa trái nơi đây Thắng cố, bò khô, cháo ấu tẩu, lơ khuẩy… là những món ăn đặc sản nổi tiếng ở Hà Giang Ngoài ra Hà Giang còn nổi tiếng với các loại hoa quả như cam sành (Bắc Quang); mận hậu (Xín Mần); đào, lê (Đồng Văn), chè San tuyết (Hoàng Su Phì) Nhiều loại dược liệu quý hiếm mà chỉ Hà Giang mới có như: đỗ trọng, xuyên khung, hoàng tinh, tam thất
Hà Giang không chỉ được du khách yêu mến bởi những danh lam thắng cảnh hoang sơ, thơ mộng, kỳ vĩ mà đây còn là nơi hội tụ của nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, lịch sử lâu đời Đây cũng là tiềm năng to lớn để tỉnh ta phát triển loại hình du lịch nông thôn, cộng đồng; từ đó, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Du lịch nông thôn có thể hiểu là loại hình du lịch tại một vùng nông thôn, mà ở đó có thể cung ứng những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng hoặc các hoạt động nghỉ dưỡng, trải nghiệm cho du khách Từ đó, tạo sinh kế và lợi ích vật chất cho địa phương Với những thuận lợi về tài nguyên du lịch, tỉnh ta đang chú trọng phát triển du lịch nông thôn gắn với cộng đồng; đây cũng là một trong những thế mạnh được ưu tiên phát triển Hiện nay, du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh đang thực hiện với các mô lix hình sản phẩm cơ bản, như: Mô hình làng văn hóa du lịch tiêu biểu; làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển dược liệu; du lịch cộng đồng theo tiêu chí phân hạng sản phẩm OCOP Bên cạnh đó, Hà Giang đang hướng tới xây dựng mô hình du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEAN (hiện có 5 hộ tại thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ đã được chứng nhận giải thưởng ASEAN về homestay) Một số mô hình đang được đầu tư theo hướng chất lượng cao, hình thành hệ thống khu nghỉ dưỡng mini gắn với du lịch cộng đồng, như mô hình du lịch cộng đồng thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì), hay mô hình thu hút đầu tư hình thành tổ hợp dịch vụ du lịch cộng đồng tại thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc)…
Có thể thấy, tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng của tỉnh là rất lớn Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 điểm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng đã được tỉnh công nhận, tiêu biểu như điểm du lịch: Thôn Tha, xã Phương Độ (thành phố
Hà Giang); thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ); thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (Đồng Văn); thôn Khiềm, xã Quang Minh (Bắc Quang); thôn Nà Ràng, xã Khuôn Lùng (Xín Mần) Trên cơ sở các điểm du lịch đã được công nhận, tỉnh ta cũng công nhận 5 tuyến du lịch, trong đó có kết nối các sản phẩm du lịch cộng đồng, như: Tuyến du lịch vòng cung phía Tây Hà Giang đi Cao nguyên đá Đồng Văn đến lòng hồ Bắc Mê; tuyến du lịch kết nối 4 huyện Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; tuyến du lịch tâm linh lịch sử “Thăm chiến trường xưa” Các điểm du lịch nông thôn, cộng đồng sau khi được đầu tư và đi vào hoạt động cơ bản khai thác hiệu quả, thu hút được lượng khách lớn; bình quân năm, các điểm du lịch thu hút từ 2 – 45 nghìn lượt khách Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tại các làng Thu nhập bình quân của các hộ làm dịch vụ, du lịch tại các làng văn hóa đạt từ 50 - 200 triệu đồng.
Du lịch Hà Giang có rất nhiều tiềm năng để phát triển Tuy nhiên, thời gian tới cần phải khắc phục những khó khăn về cơ sở hạ tầng, đường sá thì hành trình của du khách sẽ thuận lợi hơn.
Hiện nay, các tuyến đường nối Hà Giang - Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản
Bạ đường xá xuống cấp, nhiều đoạn bị sạt lở, hư hỏng nặng sau một vài cơn mưa.
Chính vì vậy, đây là một khó khăn và thách thức hiện hữu cần phải khắc phục nếu muốn du lịch Hà Giang tiếp tục phát triển.
Việc phát triển du lịch của Hà Giang được quan tâm phát triển, tuy nhiên yếu tố nguồn nhân lực du lịch của địa phương vẫn còn nhiều bất cập Năm 2017 ngành du lịch Hà Giang đang có khoảng 371 người tham gia hoạt động tại trên 100 cơ sở lưu trú, số người qua đào tạo trình độ chỉ chiếm 40%, tương ứng với khoảng trên 150 người. Như vậy, lượng lao động trong du lịch của Tỉnh không nhiều Mặt khác, theo đánh giá của các cơ quan quản lý du lịch địa phương, nguồn nhân lực du lịch của địa phương ở cả 3 cấp độ hiện nay còn nhiều bất cập. Đặc điểm này của Hà Giang cũng tương tự các địa phương trong khu vực Tây Bắc, trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước được quan tâm đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên thì năng lực của đội ngũ còn có những hạn chế như: kỹ năng giao tiếp, đàm phán; kiến thức quản lý, lãnh đạo, ngoại ngữ, tin học… và cả về năng lực chuyên sâu: hoạch định chính sách; quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; thống kê du lịch; quản trị du lịch; nghiên cứu thị trường; marketing, xúc tiến, quảng bá du lịch; quản lý phát triển các loại hình du lịch…đều còn có những hạn chế nhất định. Đối với đội ngũ lao động nghiệp vụ, đại đa số lao động trong ngành du lịch của Tỉnh chủ yếu là lao động phổ thông ở trình độ thấp, ngoài ra họ chủ yếu là lao động tự do, chưa có tay nghề cơ bản nên hoạt động kinh doanh còn bất cập và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong kinh doanh du lịch Xét về trình độ đào tạo, thì đa số là lao động phổ thông, còn trình độ đại học và tương đương có tuy nhiên chủ yếu lại tập trung ở cơ quan quản lý các cấp Khả năng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế Về cơ cấu lao động, chưa cân đối, chủ yếu tập trung vào lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, đội ngũ hướng dẫn viên và liên quan còn thiếu Đặc biệt, Hà Giang có thế mạnh phát triển du lịch gắn với công viên địa chất toàn cầu cần, liên quan đến khoa học địa chất, gắn với di sản văn hóa, hệ sinh thái môi trường… tuy nhiên các kiến thức chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực này của người lao động còn thiếu và cần phải bổ sung thêm.
Mặt khác, hầu hết lực lượng lao động trong ngành du lịch của Tỉnh được chuyển công tác từ các bộ phận và chuyên ngành khác nhau đến làm du lịch vì thế kiến thức, lxi nghiệp vụ chuyên môn về du lịch chủ yếu được tiếp thu qua các lớp tập huấn ngắn ngày, qua học tập kinh nghiệm… nên hiện nay số lao động còn cần phải phát triển. Bên cạnh những lợi thế có được, ngành Du lịch Hà Giang còn nhiều khó khăn và bất cập Hoạt động du lịch còn chủ yếu dựa vào tự nhiên Kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, thiếu bền vững, thiếu sự đầu tư trọng điểm và đồng bộ, số lượng dự án đã triển khai và đi vào hoạt động còn ít, hiệu quả chưa cao Sản phẩm hàng hóa chưa đa dạng phong phú, chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu và yếu; cơ sở lưu trú, khách sạn, nhà hàng chưa đáp ứng nhu cầu, kém tính cạnh tranh, Bên cạnh đó công tác quảng bá và xúc tiến du lịch còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn trong đầu tư phát triển du lịch.
Thị trường khách trong nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi trong những xu hướng và nhu cầu du lịch Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển đô thị hóa nhanh chóng thì nhu cầu tìm kiếm các giá trị bản địa nguyên vẹn cả về thiên nhiên và văn hóa đang và sẽ là nhu cầu lớn trong thị trường Xu hướng tăng cường các trải nghiệm thay cho việc nghỉ ngơi thụ động cũng gia tăng trong nhu cầu thị trường, không chỉ ở thị trường quốc tế mà nay còn đang phát triển nhanh trong thị trường nội địa.
Năng lực cạnh tranh điểm đến
Với lợi thế nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá, Hà Giang đã có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn được xây dựng: du lịch trải nghiệm, khám phá, mạo hiểm, sinh thái, nghỉ dưỡng, lịch sử, tâm linh Đặc biệt, nhiều sản phẩm du lịch độc đáo được hình thành và phát triển dựa trên thế mạnh của tỉnh như: du lịch thể thao chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi, cung đường Hạnh phúc; du lịch nông nghiệp “thổ canh hốc đá”; chèo thuyền kayzac vượt thác Minh Tân; dù lượn trên Cao nguyên đá và ruộng bậc thang; du thuyền lòng hồ Thủy điện Bắc Mê; Lễ hội Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội Hoa Tam giác mạch, Lễ hội khèn Mông; du lịch cộng đồng với sự trải nghiệm cùng cuộc sống người dân đồng bào dân tộc thiểu số…
Hà Giang cũng chú trọng phát triển du lịch cộng đồng với một số mô hình cơ bản:
– - Mô hình Làng văn hóa du lịch (theo bộ tiêu chí được ban hành theo Quyết định số 220/QĐ-UBND ngày 17/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh): Tổng số làng văn hóa du lịch tiêu biểu trên địa bàn toàn tỉnh hoàn thành các tiêu chí được UBND tỉnh công nhận 9 làng/6 huyện thành phố.
– - Mô hình du lịch cộng đồng gắn với phát triển dược liệu (theo Tuyên bố Phìn
Hồ năm 2017): Hiện có 11 mô hình/11 huyện, thành phố (chủ yếu gắn kết với mô hình làng văn hóa du lịch tiêu biểu đã đăng ký, riêng thành phố Hà Giang và huyện Bắc Mê lựa chọn đầu tư xây dựng mô hình mới tại thôn bản khác), các địa phương đã ban hành đề án xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với dược liệu, nhằm gắn kết việc khai thác du lịch với bảo tồn, phát triển một số sản phẩm dược liệu có thế mạnh của địa phương Đến nay một số mô hình đã bước đầu thành công và có sản phẩm cung cấp ra thị trường như tại thôn Nặm Đăm, huyện Quản Bạ đã có hệ thống nhà xưởng của HTX cộng đồng Nặm Đăm đã được Sở Y Tế chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng. Chế biến được nhiều sản phẩm, như: Cao củ dòm (Mạnh gân hoạt cốt cao), Trà gừng cao nguyên đá, Cao Atiso, Ngâm chân thảo dược, Cao bổ khí ích não, nước tắm thảo dược,xoang mũi, thuốc sâu răng, cồn xoa bóp, sinh lý rượu, hà thủ ô, Bên cạnh 2 mô hình cơ bản trên, những năm vừa qua, Hà Giang cũng lxv chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch cộng đồng theo tiêu chí phân hạng sản phẩm OCOP Hiện mới có thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên,huyện Hoàng Su phì đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn 4 sao theo Chương trình OCOP của tỉnh Bên cạnh đó Hà Giang đang hướng tới xây dựng mô hình du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEAN (Hiện có 05 hộ dân tại thôn Nặm Đăm xã Quản Bạ đã được chứng nhận giải thưởng ASEAN về homestay) Một số mô hình hiện được đầu tư theo hướng chất lượng cao hình thành hệ thống khu nghỉ dưỡng mini gắn với du lịch cộng đồng (Nậm Hồng); mô hình thu hút đầu tư hình thành tổ hợp dịch vụ du lịch cộng đồng (Pả Vi Hạ).
4.2.2 Nguồn nhân lực du lịch:
Nhân lực là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch. Cùng với sự phát triển du lịch khá nhanh của Hà Giang thời gian qua, nhân lực du lịch của Hà Giang đã có sự biến chuyển nhanh chóng về lượng và thay đổi nhất định về chất Trong 5 năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng du lịch nhanh,nguồn nhân lực du lịch tăng gần gấp đôi về số lượng Theo đó, tổng số nhân lực du lịch Hà Giang đến nay là 9.500 người, trong đó số người qua đào tạo là 1.996 người (chiếm 21,01%), còn lại chưa qua đào tạo là 7.504 người Cũng theo số liệu thống kê, đến nay trên địa bàn tỉnh có 66 hướng dẫn viên (Quốc tế: 8; Nội địa: 21; Tại điểm: 37) ; hướng dẫn viên có thẻ còn hạn là 46 (Quốc tế: 2; Nội địa: 7; Tại điểm: 37); hết hạn là 20 (Quốc tế: 6; Nội địa: 14).
Thực tế thời gian qua, tổng số lao động du lịch đang làm việc tại Hà Giang là 4.700 lao động, trong đó lao động tham gia phát triển du lịch chủ yếu tại các homestay và các chuỗi cung ứng khác trong phục vụ du lịch cộng đồng là 1.467người (sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, biểu diễn văn nghệ phục vụ du lịch)
Xét về trình độ đào tạo, đa số là lao động tốt nghiệp trung học phổ thông, Lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, trong khi đội ngũ hướng dẫn viên và điều hành du lịch ở địa phương còn thiếu Hiện nay, để dần khắc phục mất cân đối về cơ cấu lao động được đào tạo, lao động chuyên ngành du lịch ở tỉnh từng bước được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ với nhiều hình thức Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch chủ động, tích cực phối hợp với cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện tại chỗ về nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ nhân viên đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ đến du khách một cách tốt nhất
Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đã được quan tâm triển khai, cụ thể như năm 2012 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang đã liên kết mở 5 lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm du lịch, trong đó có 2 lớp thuyết minh viên và hướng dẫn viên du lịch và 3 lớp đào tạo cho người dân cư trú tại những khu vực có di tích văn hóa Riêng Ban quản lý công việc địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn cũng đã mở 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên và quản lý, xây dựng hành động chiến lược về du lịch cho đội ngũ cán bộ của Ban quản lý.
4.2.3 Hành động trong việc xúc tiến quá trình quảng bá du lịch:
Thời gian qua, trong bối cảnh nguồn lực dành cho đầu tư, tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá, giới thiệu điểm đến còn nhiều hạn chế nhưng với sự nỗ lực, chủ động của ngành Du lịch Hà Giang cùng sự quan tâm ủng hộ của các cấp,các ngành trong tỉnh, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành,các cơ quan truyền thông …, công tác xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh đã được đẩy mạnh, đặc biệt là việc tổ chức các sự kiện xúc tiến, quảng bá điểm đến Hà Giang ở các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào thúc đẩy phát triển du lịch Hà Giang
Năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 2967/QĐ- UBND ngày 30 tháng 11 năm 2016 phê duyệt Đề án xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020 Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang nhờ đó đã được mở rộng về phạm vi và quy mô với sự tham gia tích cực của nhiều địa phương và doanh nghiệp trong tỉnh tại các thị trường du lịch trọng điểm trong nước như tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa,…hay ở ngoài nước như tại Côn Minh (Trung Quốc) Chương trình du lịch “ Qua những miền di sản ruộng bậc thang ” và “
Lễ hội Hoa tam giác mạch ” Hà Giang được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc, hình ảnh đẹp về con người, văn hóa truyền thống Hà Giang Năm 2020, Hà Giang đã tổ chức lễ đón vị khách du lịch đầu tiên đến Hà Giang; giới thiệu sản phẩm và quảng bá du lịch Hà Giang tại sự kiện "Sắc màu Tây Bắc - Sơn La"; tham gia sự kiện ngày hội khuyến mại du lịch năm 2020 tại Hà Nội, tổ chức không gian văn hóa, du lịch và thương mại tỉnh Hà Giang tại thành phố Hà Nội, góp phần thúc đẩy liên kết bền lxvii vững giữa doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ du lịch Ngoài ra, du lịch Hà Giang tham gia Tuần lễ Văn hóa di sản xanh; Liên hoan ẩm thực, giới thiệu đặc trưng, triển lãm ảnh đẹp tám tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh gắn với Lễ hội hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang Ðồng thời, Hà Giang cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang trên các kênh truyền thông trên Website, mạng xã hội Facebook , qua đó hình ảnh điểm đến, sản phẩm du lịch của Hà Giang được quảng bá rộng rãi tới nhiều đối tượng khách du lịch cả trong nước và ngoài nước.
Hà Giang cũng đã nâng cấp cổng thông tin điện tử du lịch bằng 2 ngôn ngữ Anh – Việt; thực hiện hiệu quả Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và 6 tỉnh Việt Bắc; xây dựng và định vị thương hiệu du lịch gắn với hình ảnh Cao nguyên đá Đồng Văn, hoa Tam giác mạch, con đường Hạnh phúc.
Có thể nói, công tác xúc tiến, quảng bá giới thiệu điểm đến, sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt của tỉnh Hà Giang thời gian qua đã và đang mang lại hiệu quả tích cực cho ngành du lịch Hà Giang Khách tới tham quan du lịch tại các điểm đến du lịch của tỉnh ngày càng đông, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương, tạo chuyển biến nhận thức cộng đồng mà còn thu hút doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đến với Hà Giang Nhờ đó, du lịch Hà Giang đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
4.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hệ thống các tuyến, điểm du lịch
Trong giai đoạn 2011 - 2020, hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Hà Giang đã phát triển với tốc độ nhanh Năm 2011, cả tỉnh chỉ có 102 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với1.392 buồng; năm 2015 tăng lên 150 cơ sở với tổng số 2.176 buồng (tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2011 - 2015 về số cơ sở là 10,1%/năm;về số buồng là11,8%/năm) Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, hệ thống cơ sở lưu trú của Hà Giang phát triển rất nhanh về số lượng Đến năm 2020, toàn tỉnh có 830 cơ sở lưu trú với 7.175 buồng (hình 1.2) Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2015 - 2020 là 40,8%/năm đối với số cơ sở và 26,9%/năm đối với số buồng Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú theo lãnh thổ ở Hà Giang tập trung chủ yếu ở thành phố Hà Giang (209 cơ sở với2.270 buồng) và huyện Đồng Văn (222 cơ sở với 1.452 buồng) Nhìn chung, cơ sở lưu trú trên địa bàn tuy còn có quy mô nhỏ, dịch vụ bổ sung và chất lượng lượng phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và đa dạng song với tiến trình phát triển cùng sự thúc đẩy của tỉnh thì vấn đề này có thể sớm được cải thiện.
4.2.4.2 Cơ sở dịch vụ du lịch khác
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 250 nhà hàng phục vụ ăn uống, trong đó 11 nhà hàng đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch Tỉnh cũng có 30 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh Lữ hành, đại lý du lịch, trong đó có 25 công ty, 04 chi nhánh đại diện và 01 hợp tác xã Số hướng dẫn viên hiên có là 66 (Quốc tế: 8; Nội địa: 21; Tại điểm: 37).
Tính đến năm 2020, trên địa bàn các huyện Bắc Mê, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng
Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang và thành phố Hà Giang, các cơ sở dịch vụ phụ trợ khác phụ vụ du lịch bao gồm: Dịch vụ mua sắm (84 cơ sở); thể thao (12 cơ sở); vui chơi, giải trí (104 cơ sở); chăm sóc sức khỏe (90 cơ sở); dịch vụ taxi,cho thuê xe máy (82 cơ sở).
4.2.5 Hệ thống tuyến điểm du lịch:
Kế hoạch Marketing
Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển
Du lịch Việt Nam đến năm 2030, Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về phát triển Du lịch Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025 với các nội dung:
Chú trọng phát triển du lịch phải phát huy được tối đa tiềm năng lợi thế gắn với nâng cao nhận thức và đời sống cho nhân dân, giảm nghèo bền vững; bảo tồn được văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Đẩy mạnh hoạt động du lịch có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; hình thành một số khu du lịch dịch vụ tổng hợp, có quy mô lớn.
Xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Hà Giang.
Xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn trong khu vực trung du miền núi phía Bắc, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành trung tâm du lịch quốc gia.
Mục tiêu đến năm 2025, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Hà Giang, thu hút 3 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch ước tính đạt 7.800 tỷ đồng, đóng góp 10,34% giá trị du lịch vào tổng sản phẩm du lịch trên địa bàn, tạo ra 28.200 việc làm Định hướng đến năm 2030, Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là khu du lịch quốc gia.
Theo dự thảo Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn
2021 - 2025, tầm nhìn 2030, Hà Giang định hướng xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, chuyên nghiệp, mang thương hiệu riêng của tỉnh nhằm kích cầu và thu hút đầu tư vào sản phẩm du lịch cũng như cơ sở hạ tầng du lịch, thúc đẩy mạnh mẽ thị trường khách trung và cao cấp, thị trường khách chuyên biệt, đưa Hà Giang trở thành địa phương có nhiều sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh cao, hấp dẫn Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới là phát triển du lịch thương mại biên giới và nâng cấp, phát triển dòng sản phẩm hiện có như: du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và du lịch mạo hiểm. lxxi
Dân tộc thiểu số ở Hà Giang tham gia phát triển du lịch cộng đồng, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng; đồng thời, tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch, giúp người dân chuyển đổi nghề truyền thống sang làm du lịch cộng đồng.
Hiện nay, trong giai đoạn cả nước đang nỗ lực trong phòng, chống dịch COVID-
19, Hà Giang sẽ có nhiều giải pháp để thu hút khách trong hoàn cảnh mới, và mong muốn các doanh nghiệp du lịch sẽ đồng hành cùng Hà Giang xây dựng sản phẩm và phát triển du lịch.
Nghiên cứu những vấn đề quản trị Marketing trong kinh doanh du lịch áp dụng cho một địa phương có nhiều tiềm năng phát triển, đưa ra những giải pháp Marketing chủ yếu trên cơ sở xác định thị trường, nghiên cứu khách du lịch, xây dựng sản phẩm, tổ chức hệ thống truyền thông – cổ động cho du lịch Hà Giang.
4.3.2.1 Giai đoạn mồi a Khách du lịch
Khách nội địa: Được xác định là thị trường trọng điểm, khai thác nguồn khách từ các địa phương trên cả nước, chú trọng khách đến từ vùng Trung du, Miền núi Bắc Bộ, các vùng phụ cận và các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, đặc biệt chú ý khách thương mại, công vụ, lễ hội tâm linh, nghỉ cuối tuần,
Khách quốc tế: Ưu tiên phát triển thị trường truyền thống, khả năng chi tiêu cao: Mỹ, Canada, Đức, Anh, Pháp, Úc Đặc biệt quan tâm các thị trường trong mối liên hệ mạng lưới công viên địa chất toàn cầu Đẩy mạnh phát triển thị trường gần: Đông Bắc Á, ASEAN Trong đó, tập trung khai thác thị trường Trung Quốc thông qua các địa phương có biên giới với Hà Giang là Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc Tăng cường mở rộng thị trường mới, hướng tới các nước Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, và các nước trong khu vực Trung Âu, Bắc Âu, Đông Âu, Trung Đông, b Các doanh nghiệp du lịch
Tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch tham gia hội chợ, triển lãm du lịch ở các địa phương khác; các hoạt động Famtrip (tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch khảo sát các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch để xây dựng tour du lịch bán cho du khách), Presstrip (tổ chức cho giới báo chí khảo sát các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch để giới thiệu trên báo, đài…), Roadshow (phát động thị trường, giới thiệu điểm đến, sản phẩm, dịch vụ)… c Các nhà đầu tư, kinh doanh
Bên cạnh việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch, Hà Giang đặc biệt chú trọng đến công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, kể cả đầu tư gián tiếp lẫn đầu tư trực tiếp.
Dự án xây dựng khu đô thị sinh thái cao cấp núi Mỏ Neo, nằm tại trung tâm thành phố Hà Giang, đây là cửa ngõ kết nối với công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, với tổng diện tích tự nhiên 527 ha Mục tiêu xây dựng khu vui chơi giải trí du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách đến với Hà Giang Dự án gồm nhiều hạng mục, gồm khu du lịch văn hóa tâm linh, khu khách sạn, resort, vui chơi giải trí, khu biệt thự sinh thái nhà vườn, khu thể thao,…với quy mô 100 ha Hà Giang kỳ vọng dự án núi Mỏ Neo là khu vui chơi giải trí cao cấp không chỉ của riêng thành phố Hà Giang mà của cả vùng núi phía Bắc. Xây dựng khu bảo tồn sinh thái Chiêu Lầu Thi Với nhiều tiềm năng lợi thế về cảnh quan và hệ thực vật, nhiều nét hoang sơ, gắn với bản sắc của đồng bào dân tộc Dao huyện Hoàng Su Phì, dự án bao gồm các hạng mục nhà nghỉ trên núi, khu bảo tồn động vật hoang dã, khu thể thao mạo hiểm, khu bảo tồn, nhà trưng bày,…với tổng diện tích 250 ha. d Định vị điểm đến du lịch Hà Giang Định vị hình ảnh của du lịch Hà Giang có thể nhấn mạnh vào những điểm nổi bật của tỉnh như cam kết của chính quyền về phát triển du lịch; nguồn tài nguyên du lịch phong phú; hệ thống hậu cần cho du lịch tốt; con người thân thiện, ngay thẳng và sống đơn giản; tình hình an ninh chính trị ổn định…
4.3.2.2 Giai đoạn chính a Giải pháp về sản phẩm
– Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, chuyên nghiệp, mang thương hiệu riêng của Hà Giang Đầu tư phát triển các sản phẩm đặc thù có thế mạnh trên cơ lxxiii sở khai thác hợp lí tài nguyên: du lịch địa chất, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa- tâm linh,
– Phát triển sản phẩm du lịch gắn với ba không gian du lịch dựa trên giá trị văn hóa của 19 dân tộc và các giá trị di tích, di sản, danh thắng Trong đó, tập trung ưu tiên cho khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn và Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị, khai thác văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc Hà Giang thành sản phẩm du lịch độc đáo gắn với du lịch cộng đồng Đồng thời, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ 4.0 trong xây dựng phát triển sản phẩm du lịch.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ TRUYỀN THÔNG SẢN PHẨM DU LỊCH 66 5.1 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch
Thực trạng sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch đặc thù
– Khám phá, chinh phục địa hình
Khám phá các địa hình núi non hiểm trở, đỉnh Tây Côn Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, đỉnh Mã Pì Lèng, núi Tù Sán.
Chinh phục điểm địa đầu tổ quốc Cột cờ Lũng Cú.
– Thưởng ngoạn cảnh quan đặc biệt
Chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên các khu vực: đỉnh Mã
Pì Lèng – sông Nho Quế, Núi Đôi – Cổng Trời, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, những thung lũng hoa tam giác mạch…
Gắn với các giá trị địa chất của Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn: tìm hiểu địa chất địa mạo, nghiên cứu khoa học về kiến tạo địa chất và lớp vỏ trái đất, tìm hiểu nền văn hóa gắn với các tầng địa chất… – Thể thao mạo hiểm
Các hoạt động leo núi, đua mô tô, đi xe đạp, dù lượn…trên các địa hình phức tạp nhưng cảnh quan phong phú như đỉnh Tây Côn Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, núi Tù Sán.
Tham gia chợ tình Khâu Vai; lễ hội nhảy lửa; lễ hội cấp sắc.
Sản phẩm du lịch quan trọng
Thưởng thức thắng cảnh thiên nhiên: Thác Tiên – Đèo Gió; núi Cấm. Tìm hiểu hệ sinh thái núi cao. lxxvii
Du ngoạn hồ Quang Minh, hồ thủy điện Thái An, hồ thủy điện Na Hang, sông Chừng
Tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt, tập tục của cộng đồng.
Tham gia các hoạt động cùng cộng đồng dân cư.
Tìm hiểu hoạt động canh tác của cộng đồng dân cư.
– Tìm hiểu các giá trị kiến trúc đặc trưng gắn với văn hóa lịch sử
Tham quan kiến trúc Nhà Vương.
Kiến trúc phố cổ Đồng Văn.
Tìm hiểu và thưởng thức ẩm thực địa phương.
Sản phẩm du lịch bổ trợ
Tìm hiểu, khám phá hệ thống hang động gồm các hang Khố Mỉ, Động Nguyệt, hang Rồng, Nà Luông, Bó Khiếu, Đán Cúm, Nà Chảo, Thiên Thủy, Đán Pióong, Vần Chải…
Tham quan, chiêm bái chùa Sùng Khánh, Nậm Dầu, Bình Lâm, Đình Mường, Đền Mẫu, đền Thác Con, Đền Trần, Đề Chúa Bà, Đền Mắt rồng, Miếu Ông – Miếu Bà…
Tham quan, tìm hiểu các làng nghề: dệt thổ cẩm Lùng Tám, My Bắc, Hồ Thầu; làng nghề mây tre đan (Bắc Quang, Quang Bình); chế tác khèn Mông (Đồng Văn), chạm bạc dân tộc Dao Cao Bồ (Vị Xuyên), nghề rèn đúc (Mèo Vạc),
– Tìm hiểu di tích lịch sử - cách mạng
Tham quan, tìm hiểu các di tích: Căng Bắc Mê; tiểu khu Trọng Con, di tích Nàn Ma.
Hiện nay sản phẩm du lịch theo không gian du lịch ở Hà Giang là 3 loại sản phẩm du lịch: du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Sản phẩm du lịch cộng đồng:
Các dịch vụ du lịch tại Hà Giang dần phong phú và chuyên nghiệp hơn, nhiều nơi hình thành nên những bản du lịch cộng đồng, đồng bào dân tộc được hướng dẫn làm du lịch, cải thiện đời sống
Nhiều homestay ở huyện Mèo Vạc được xây dựng theo phong cách của người dân tộc Mông Nhà làm bằng tường đất theo phương pháp trình tường, kiểu nhà 3 gian hai chái, cột kèo bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương hai tầng Mỗi homestay được bố trí xây dựng trên diện tích khoảng 300m2, có hàng rào bằng đá xếp xung quanh, khuôn viên nhà trồng nhiều hoa.
Xây dựng các làng du lịch cộng đồng như: làng du lịch cộng đồng Pả Vi, làng du lịch cộng đồng Lô Lô Chải, làng du lịch cộng đồng xã Du Già, huyện Yên Minh,
Sản phẩm du lịch văn hóa
Hình thành làng du lịch văn hóa ở thôn Cốc Pảng,… Du khách vừa lưu trú vừa trải nghiệm, khám phá cảnh quan và những nét văn hóa đặc sắc. Các lễ hội đậm sắc văn hóa dân tộc vừa được khai thác phục vụ du lịch vừa được khôi phục, bảo tồn và phát triển 33 di tích có giá trị lịch sử, văn hóa, danh thắng được xếp hạng; trong đó có 18 di tích, danh thắng cấp Quốc gia,
10 di tích cấp tỉnh như: Chùa Sùng Khánh, Di tích kiến trúc Nhà Vương, Di sản danh thắng Ruộng bậc thang (Hoàng Su Phì), Di sản chữ viết người cổ ở xã Nấm Dẩn (Xín Mần), Tiểu khu Trọng Con, Căng Bắc Mê
Cao nguyên đá Đồng Văn gây ấn tượng sâu đậm với bốn bề là đá, cảnh quan mang đậm nét hoang sơ, tinh khiết.
Sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lxxix
Nhiều nơi trong tỉnh Hà Giang có tiềm năng lớn để khai thác du lịch sinh thái cộng đồng, nghỉ dưỡng
Khu vực ở huyện Yên Minh được thiên nhiên ban tặng điều kiện tự nhiên tổng hòa vùng Cao nguyên đá Đồng Văn và những điểm nhấn đặc trưng du lịch của tỉnh như: Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn với hệ sinh thái rừng và các loài động, thực vật quý, hiếm như: Thông đỏ bắc, Trai lý, Sưa bắc, Vọoc mũi hếch, Sơn dương nâu Du Già có nguồn nước dồi dào, hệ thống thác, sông, suối chảy quanh năm Cùng với cảnh quan núi rừng hùng vĩ, với những cánh rừng đặc dụng, nguyên sinh tạo nên bức tranh thiên nhiên hoang sơ, tuyệt đẹp.
Hàng ngàn dãy núi đá vôi ở huyện Bắc Mê dựng đứng, xếp hàng liên tiếp nhau, tạo ra những cảnh đẹp kỳ thú của dãy núi Pắc Tạ, thác Pắc Ban, thác Khuổi Súng, nơi có chín mươi chín ngọn núi, (thuộc địa phận huyện Na Hang, Tuyên Quang, Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Căng Bắc Mê, Các khu rừng nguyên sinh trải dài 1.000 ha với nhiều loại cây có tuổi đời hàng trăm năm, đã tạo cho Bắc Mê mô ±t hê ± sinh thái phong phú, có các loại cá quí hiếm như:
Cá Dầm xanh, cá Anh Vũ, cá Lăng, cá Chiên, cá Bỗng…
Phương án đề ra để phát triển
Có sự thận trọng trong việc đầu tư phát triển các điểm dịch vụ tránh sự thương mại hóa và đánh mất đi tính chân thực của các giá trị tài nguyên: Cơ quan quản lý đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Quy hoạch sắp xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ: nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải trí…; Quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách; Nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc sống ở Hà Giang.
Tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Hà Giang: Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang và tham gia trong hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng cho cả vùng núi phía bắc và cũng là yếu tố chính trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu du lịch Hà Giang.
Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, kinh doanh sản phẩm du lịch theo định hướng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nhà đầu tư chiến lược của thành phố: Các cơ chế hỗ trợ về giá điện nước, thuế đất; tạo diễn đàn công-tư để tiếp nhận giải quyết các khó khăn, rào cản trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Xây dựng cơ chế liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa ngành du lịch và các ngành liên quan (giao thông, văn hoá, nông nghiệp, truyền thông, thương mại…); tạo cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị quản lý phát triển du lịch từ cấp thành phố tới cấp quận/huyện, ban quản lý khu/điểm du lịch; tạo cơ chế liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Hà Giang và các điểm du lịch khác ở trong vùng.
Xây dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch (quy định cho cơ sở lưu trú, điểm du lịch, cơ sở ăn uống, cơ sở kinh doanh lưu niệm, công ty lữ hành, vận chuyển khách du lịch, điểm dừng chân) và tổ chức triển khai áp dụng cho toàn thành phố, thành lập Ban đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch. Đánh giá, kiểm soát các dự án phát triển du lịch theo đúng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của thành phố để đảm bảo phát triển sản phẩm du lịch đúng trọng tâm, tránh trùng lặp; thường xuyên rà soát tính phù hợp của quy hoạch, thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển.
Thúc đẩy phát triển thị trường dành cho khách quốc tế đến, khách nước ngoài sống tại Việt Nam và thị trường khách du lịch nội địa: Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm; Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương; Tây Âu; Bắc Âu; Bắc Mỹ và Đông Âu
Giải pháp truyền thông sản phẩm đến với khách du lịch
5.2.1 Thực trạng truyền thông sản phẩm du lịch tại Hà Giang
– Công tác xúc tiến quảng bá hiện nay
Hà Giang đã và đang khai thác tiềm năng về tài nguyên du lịch của mình và đem lại những kết quả khả quan Tuy nhiên, việc xúc tiến quảng bá hiện nay vẫn chỉ đang mạnh ở khu vực phía Bắc, nhất là vùng Đông Bắc và Tây Bắc mà chưa lan tỏa được đến miền Nam Việc hạn chế quảng bá mạnh mẽ tại thị trường tiềm năng phía Nam sẽ lxxxi hạn chế tiềm năng khai thác của Hà Giang, nếu như có thể mở rộng và đầu tư hơn vào truyền thông sản phẩm đến khách du lịch tại thị trường miền Nam thì sẽ có thể thu hút nguồn đầu tư dồi dào vào ngành du lịch từ đó xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật với chất lượng tốt hơn, giữ chân được nhiều khách du lịch đến với Hà Giang để du lịch hơn
Bên cạnh đó thì việc áp dụng công nghệ số hóa vào công tác quảng bá du lịch hiện nay cũng là một điểm cộng rất lớn cho du lịch Hà Giang khi thành công tổ chức lễ hội hoa Tam Giác Mạch - một chương trình trải nghiệm du lịch online trực tuyến trong năm 2021 với chủ đề “Hoa của đá” tạo cơ hội cho khán giả và du khách được thưởng thức nhiều chương trình đặc sắc như bức tranh toàn cảnh về Hà Giang, giới thiệu những vẻ đẹp về thiên nhiên và con người trên Cao nguyên đá Đồng Văn; những hình ảnh về các danh thắng, di tích vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Đặc biệt, du khách còn được thưởng thức chương trình nghệ thuật, giới thiệu nét văn hóa độc đáo của vùng Cao nguyên đá gắn với hình ảnh hoa tam giác mạch. Ngoài ra, bộ nhận diện thương hiệu Amazing Hà Giang - Kỳ vĩ Hà Giang đang tạo được sức ảnh hưởng lớn và là chiến dịch quảng bá du lịch liên kết vùng hữu hiệu của Hà Giang trong suốt 3 năm vừa qua
– Định vị chưa rõ ràng, khó xác định thương hiệu du lịch
Dựa vào lợi thế dồi dào tài nguyên thiên nhiên văn hóa, cùng với đó là sự phát triển đa dạng sản phẩm du lịch nhờ vào địa hình và cơ hội từ người dân bản địa như du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, Có thể thấy, Hà Giang có rất nhiều sản phẩm du lịch phát triển mạnh mẽ nhưng cũng vì vậy mà chưa định vị cụ thể sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Hiện nay, tỉnh Hà Giang đang đẩy mạnh phát triển không cụ thể một loại sản phẩm du lịch nào nên có thể tận dụng lợi thế vốn có để định vị thương hiệu du lịch dựa trên việc phân loại sản phẩm du lịch theo vùng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
– Đẩy mạnh quảng bá du lịch trong tình hình mới
Suốt từ đầu tháng 11 đến nay, thay vì bị động và phụ thuộc nhiều vào dịch bệnh thì Hà Giang đã đi đầu trong việc quảng bá hình ảnh du lịch an toàn để tạo niềm tin cho du khách đặt tour đến nơi đây.
Do ảnh hưởng từ đại dịch đã khiến một số sự kiện du lịch của tỉnh Hà Giang phải hủy bỏ Mới đây nhất, Tuần văn hóa du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì năm 2021” đã phải dừng tổ chức Trong hoàn cảnh đó, ngành du lịch Hà Giang đứng trước yêu cầu chủ động nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức, xác định hướng đi và giải pháp phù hợp để phát triển bứt phá.
Theo đó, tỉnh phối hợp với Tập đoàn FPT thực hiện truyền thông về chương trình trên báo chí, fanpage, kênh youtube để quảng bá các sản phẩm tiêu biểu, chủ lực của tỉnh, quảng bá du lịch Hà Giang Tỉnh cũng sẽ tổ chức triển lãm ảo để giới thiệu các sản phẩm của tỉnh có liên kết đến các sàn giao dịch như Sendo hay Shop VnExpress. Nhờ đó, nhiều hình ảnh, video về văn hóa, con người, du lịch của Hà Giang như ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, bản sắc văn hóa đặc sắc các dân tộc được quảng bá rộng rãi trên nền tảng số Bên cạnh đó, những hình ảnh du lịch, sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Hà Giang sẽ vượt qua giãn cách xã hội để đến với bè bạn trong và ngoài nước Điều này giúp du lịch Hà Giang duy trì việc quảng bá để sẵn sàng hoạt động trở lại khi dịch được kiểm soát tốt.
Ngoài ra, tỉnh cũng tổ chức nhiều chương trình, hoạt động tạo tâm lý an tâm cho du khách khi đến Hà Giang; Tập trung khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp và tư nhân kinh doanh hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyển dịch xây dựng sản phẩm du lịch mới, độc đáo nhắm vào thị trường khách du lịch trong nước và khách nội tỉnh.
Với mục tiêu “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, tỉnh chủ động, chuẩn bị sẵn các kịch bản xúc tiến quảng bá du lịch nhằm vào thị trường khách du lịch nội địa như: tổ chức không gian trưng bày văn hóa, du lịch, và các sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hà Giang tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội; tổ chức khảo sát và hội nghị kích cầu du lịch nội địa Hà Giang; Liên hoan Ẩm thực 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức Lễ hội hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang; tổ chức các chương trình khảo sát, kích cầu du lịch nội địa tới Hà Giang …
5.2.2 Kế hoạch truyền thông sản phẩm du lịch
– Quảng bá tại thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế lxxxiii
Với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều du khách nước ngoài mà tỉnh đã đặt ra trước đại dịch, du khách trong nước có độ chịu chi nhiều hơn thì bên cạnh phát triển sản phẩm du lịch lên thì phải đi kèm với công tác quảng bá có tìm hiểu thị trường mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường và có kế hoạch bổ sung thêm kênh quảng bá đánh vào những giá trị sang trọng, đáng giá với số tiền bỏ ra mới có thể thu hút được những vị khách có thẩm mỹ cao, chú trọng sự đầy đủ, an toàn khi đi du lịch Ngoài ra, phương án này có thể được chuẩn bị ngay trong năm 2022 và có thể bắt đầu triển khai kế hoạch khi tình hình dịch bệnh trên cả nước nói riêng, thế giới nói chung đã tạm thời ổn định Trước mắt, Hà Giang nên tập trung thu hút khách du lịch nội địa và thị trường trong nước tiềm năng để duy trì và khôi phục ngành du lịch đồng thời duy trì công tác quảng bá nét đẹp văn hóa, thiên nhiên của tỉnh đến với bạn bè quốc tế.
– Xúc tiến quảng bá hợp tác liên kết ngành, liên kết vùng trong phát triển du lịch Trong thời gian hoạt động vừa qua, công tác quảng bá xúc tiến du lịch đã đưa lại hiệu quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế Trong thời gian sắp tới, lãnh đạo tỉnh tăng cường kết nối với thị trường khách quen thuộc trong nước từ các tour du lịch liên kết vùng đã được tập trung xúc tiến quảng bá vào thị trường này và đồng thời khẳng định sự khác biệt độc đáo của Hà Giang, không phải Sapa, không phải Lào Cao mà chính Hà Giang cũng có sức hút của riêng mình Mục tiêu đề ra là
Hà Giang sẽ trở thành địa phương có nhiều sản phẩm du lịch, có lợi thế cạnh tranh cao, hấp dẫn trong khu vực miền núi phía Bắc.
Phối hợp tổ chức các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch với 8 tỉnh lân cận để tạo thành khối liên kết vững mạnh có thể lan tỏa nét đẹp thiên nhiên,văn hóa đặc trưng của từng tỉnh đến với khối lượng lớn khách du lịch tiềm năng, xây dựng các chương trình du lịch mang những nét đặc trưng của vùng Đông Bắc như: Du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề, du lịch cộng đồng để các doanh nghiệp lữ hành du lịch trên địa bàn 8 tỉnh mở tour du lịch đến Hà Giang, tăng thời gian lưu trú của du khách tại địa phương, góp phần nâng cao sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam Hà Giang - tỉnh vùng cao cực Bắc địa đầu của Tổ quốc sẽ là điểm đến của mỗi du khách Bên cạnh đó cần đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu của tỉnh có tính cạnh tranh cao, bền vững và có thể mở rộng thị trường đến với các tỉnh gần cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để công tác quảng bá đến được gần hơn với nguồn khách du lịch tiềm năng.
– Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù
Với thế mạnh và quy mô của các sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang thì khác với nhiều địa phương khác, sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang thường là những mục tiêu đích của thị trường, có khả năng thu hút sự quan tâm nhiều nhất của thị trường Trong trường hợp của Hà Giang thì sản phẩm du lịch đặc thù cũng là những sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang và tham gia trong hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng cho cả vùng núi phía bắc.
Sản phẩm du lịch đặc thù ở Hà Giang cũng là tâm điểm cho việc thiết kế các sản phẩm du lịch tổng hợp khác, kết hợp với các sản phẩm quan trọng hoặc các sản phẩm bổ trợ khác nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch phục vụ thị trường Với vai trò quan trọng trong hệ thống sản phẩm như vậy mà sản phẩm du lịch đặc thù cũng chính là yếu tố chính trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu du lịch Hà Giang Các giá trị trải nghiệm sản phẩm du lịch đặc thù cũng chính là những giá trị cốt lõi nhận biết về thương hiệu du lịch của Hà Giang. Để khai thác tốt tiềm năng của sản phẩm du lịch đặc thù cần xác định đúng thị trường mục tiêu là những đối tượng khách thích phiêu lưu, mạo hiểm, khám phá thiên nhiên và văn hóa tại Hà Giang, mục tiêu trong vòng 10 năm tới sẽ tiếp cận và quảng bá với đối tượng mục tiêu này để đạt được con số trung bình 2000 người sử dụng sản phẩm du lịch đặc thù một năm Bằng cách cho du khách thử nghiệm sản phẩm thời gian đầu và dần áp dụng thương mại hóa thông minh, có chọn lọc sau đó tăng cường xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch đến nhiều đối tượng hơn, liên kết với nhiều điểm đến xung quanh như Lào Cai, Sapa, để kích cầu du lịch.
– Xúc tiến quảng bá đến với nhà đầu tư phía Nam
Song song với quảng bá tại miền Bắc, lựa chọn tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, giới thiệu nét đẹp Hà Giang tại khu vực miền Nam nhất là Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích xúc tiến quảng bá, mở rộng giới thiệu du lịch Hà Giang với các nhà đầu tư và du khách phía nam Ký kết hợp tác với các công ty du lịch, đại lý lữ hành để cung cấp tour du lịch trọn gói, tour du lịch theo sản phẩm du lịch đặc thù, xây lxxxv dựng tuyến điểm du lịch để du khách có đa dạng sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm du lịch khi đến với Hà Giang Từ đó có thể góp phần vào phát triển ngành du lịch và kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như tạo điều kiện để liên kết vùng càng thêm mạnh mẽ.