1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Thi T+Tv Giữa Kì 1 5A3.Docx

6 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Kiểm Tra Giữa Học Kì 1 - Khối 5
Tác giả Nguyễn Thị Dung
Trường học Trường Tiểu Học
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại bài kiểm tra
Năm xuất bản 2023 - 2024
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 62,58 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 KHỐI 5 NĂM HỌC 2023 2024 MÔN TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài 30 phút) Họ và tên Lớp 5 Điểm đọc tiếng Điểm đọc hiểu I Đọc thành tiếng (3 điểm) Giáo[.]

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT

TRƯỜNG TIỂU HỌC

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1- KHỐI 5

NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: TIẾNG VIỆT

(Thời gian làm bài: 30 phút)

Họ và tên: ……… ……… Lớp 5

Điểm đọc tiếng: …… Điểm đọc hiểu: ……

I Đọc thành tiếng (3 điểm): Giáo viên cho học sinh bốc thăm, đọc một đoạn và trả lời 1 câu hỏi

phần nội dung cuối mỗi bài đọc (SGK-TV5-Tập I)

- Thư gửi các học sinh - Trang 4

- Sắc màu em yêu - Trang 19

- Một chuyên gia máy xúc - Trang 45

- Những người bạn tốt - Trang 64

- Trước cổng trời - Trang 80

- Cái gì quý nhất? - Trang 85

II Đọc hiểu (7 điểm): Đọc thầm bài văn sau:

A- Đọc thầm Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới.

Tình mẹ

Mẹ tôi là công nhân Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc Về đến nhà mẹ phải

lo việc nội trợ trong gia đình Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn

Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nở đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi

(Nguyễn Thị Dung)

Câu 1. Người mẹ trong bài làm nghề gì ?

Câu 2. Tìm những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ

A A Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy

B B Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé

C C Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy

D D Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé

Điểm

Trang 2

Câu 3: Bạn nhỏ trong bài lựa chọn miêu tả những nét phẩm chất đáng quý nào của người mẹ?

A Yêu thương con, nhân hậu, luôn biết giúp đỡ những người xung quanh

B Chăm chỉ lao động, biết tự chăm sóc và làm đẹp cho bản thân mình

C Chịu thương chịu khó, yêu thương con hết mực, luôn hi sinh bản thân mình vì gia đình nhỏ

D Thương người, chăm chỉ lao động, hết mình vì công việc

Câu 4: Người con yêu mẹ điểm nào ?

A Yêu cái bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy

B Yêu nỗi vất vả đầu tắt mặt tối để chăm lo cho gia đình

C Yêu tình yêu thương của mẹ

D Yêu cái bóng dáng hao gầy, nỗi vất vã đầu tắt mặt tối

Câu 5: Câu văn nào cho biết hình ảnh người mẹ đã in đậm trong tâm trí của tác giả ?

A Tôi còn nhớ có lần bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa bao nõi lo toan

về tôi

B Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi

C Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng

D Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ

Câu 6: Đặt một câu có từ mẹ:

- Mẹ là đại từ:

- Mẹ là danh từ:

Câu 7: Xác định từ loại trong câu sau:

Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.

Câu 8: Đồng nghĩa với từ hòa bình là:

A. bình yên B xung đột C chiến tranh D thanh bình

Câu 9: Thành ngữ nào không nói về vẻ đẹp của thiên nhiên?

a) Non xanh nước biếc b) Non nước hữu tình

c) Sớm nắng chiều mưa d) Giang sơn gấm vóc

Câu 10: Hãy cho biết từ in đậm là từ đồng âm hay nhiều nghĩa?

- Nhà tôi ăn sáng lúc 6 giờ 30 phút - Da cô ấy ăn nắng lắm ………

Câu 11: Xác định nghĩa của từ "quả " trong những cách dùng sau:

a, Cây hồng rất sai quả ………

b, Mỗi người có một quả tim ………

Câu 12: Xác định TN, CN, VN trong mỗi câu sau:

b, Đêm ấy, trên chiếc tàu nhỏ, chúng tôi ngồi câu mực, ngắm trăng và trò chuyện đến sáng

………

Trang 3

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

Họ và tên:………

Lớp:………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1- KHỐI 5

NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN: Tiếng Việt

1 Chính tả (nghe- viết): (2 điểm)

GV đọc cho HS viết bài viết sau:

BIỂN NHỚ

   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào

kí ức… Nhiều ! Nhiều lắm ! …

( Theo Nam Phương)

II Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Đất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam có rất nhiều cảnh đẹp Em hãy tả một cảnh đẹp mà em

biết

Trang 4

PHÒNG GD&ĐT

TRƯỜNG TIỂU HỌC

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1- KHỐI 5

NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN TOÁN

(Thời gian làm bài: 50 phút)

Họ và tên: ……… Lớp 5

I. TRẮC NGHIỆM:(3 điểm)Chọn và khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng:

Bài 1 Tìm kết quả = ?

A B C D

Bài 2 Kết quả nào đúng?

Bài 3 Chữ số 7 trong số thập phân 134,57 thuộc hàng nào?

A Hàng đơn vị B Hàng phần mười C Hàng trăm D Hàng phần trăm

Bài 4 Các số sau đây được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :

5,017 ; 5, 1 ; 5,028 ; 5,018; 5,039 ; 5,029

A 5,017 ; 5,018 ; 5, 1 ; 5,028 ; 5,039 ; 5,029 B 5,017 ; 5,018 ; 5,028 ; 5,1 ; 5,039 ; 5,029

C 5,017 ; 5,018; 5,028 ; 5,029 ; 5, 039 ; 5,1 D 5,1 ; 5,017 ; 5,018; 5,028 ; 5,029 ; 5, 039

Bài 5 Số thập phân thích hợp điền vào chôc chấm : 5cm = m = … m

A 0,005 B 0,05 C 0,5 D 5,0

Bài 6 Tìm số tự nhiên x, biết : 38,46 < x < 39, 08

A 38 B 39 C 40 D 41

II TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1(2 điểm): Tính

a, 3 +

3

1

4

-3

c,

13

4 x

4

1

4 : 2 =

Điểm

Trang 5

Bài 2 (0,5 điểm): Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a) 21m = ………… km b) 11kg = ……… tấn

c) 123,5 tạ = ……….kg d) 2ha 22m2 = …………m2

Bài 3(1 điểm): Tìm x

a) y + = b) y -

Bài 4: (1,25 điểm) Một tổ gồm 12 người đắp xong đoạn đường trong 6 ngày Hỏi muốn đắp xong đoạn đường đó trong 3 ngày thì cần có bao nhiêu người?( sức làm của mỗi người là như nhau)

Bài 5: (1.75 điểm) Một phân xưởng có 24 máy dệt, mỗi ngày dệt được 264 cái áo Nếu phân xưởng đó có thêm 12 máy nữa thì mỗi ngày dệt được tát cả bao nhiêu cái áo? ( Năng suất mỗi máy là như nhau)

Bài 6: (0,5 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) b)

Trang 6

Bài 2 (0,5 điểm): Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a) 21m = 0,021km b) 11kg = 0,011tấn

c) 123,5 tạ = 12350kg d) 2ha 22m2 = 2,0022m2

Bài 4.

Nếu đắp xong đoạn đường đó trong 1 ngày thì cần số người là :6 x 12 = 72 (người)

Để đắp xong đoạn đường trong 3 ngày thì cần số người là : 72 : 3 = 24 (người)

Đáp số : 24 người

Bài 5.

Số cái áo 1 máy dệt trong 1 ngày là :264 : 24 = 11 ( cái )

Số máy sau khi thêm là : 24 + 12 = 36 ( máy)

Số áo mà 36 máy dệt được trong một ngày là 11 x 36 = 396 ( cái )

Đáp số : 396 cái áo

Bài 6 a) b)

Ngày đăng: 26/02/2024, 18:43

w