1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế hệ thống sấy bơm nhiệt nhằm sản xuất sản phẩm xoài sấy dẻo, năng suất 230 kgmẻ

64 146 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Hệ Thống Sấy Bơm Nhiệt Nhằm Sản Xuất Sản Phẩm Xoài Sấy Dẻo, Năng Suất 230 Kg/Mẻ
Tác giả Nhóm 29
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm
Thể loại Đồ Án Kỹ Thuật Thực Phẩm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 3,45 MB
File đính kèm Bản vẽ sơ đồ quy trình + chi tiết thiết bị chính.zip (5 MB)

Nội dung

Có 46 giống xoài được trồng ở Việt Nam, trong đó các giống trồng thương mại bao gồm xoài cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu, xoài Hòn, xoài Xiêm núm, xoài Bưởi, xoài Cát bồ, xoài Thanh ca, xoài Canh nông, xoài Yên Châu. Xoài Cát Hoà Lộc: một trong những giống xoài nổi tiếng nhất của các tỉnh ĐBSCL, giống xoài này được trồng đầu tiên tại xã Hoà Hưng, Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch 3,54 tháng. Giống xoài cát Hoà Lộc có trái to (600700 grtrái), cơm dày, thịt dẻ, không có xơ, hột nhỏ, hương vị ngọt và rất thơm, cho năng suất trung bình 100kgcâynăm (khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định. Xoài Cát Chu được trồng phổ biến ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, do đặc tính dễ đậu trái và cho năng suất cao trên 400kgcâynăm (cây khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định. Trọng lượng trung bình khoảng 350gtrái, cơm dày, hột nhỏ, không xơ và hương vị rất thơm ngon

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 12 năm 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ

Họ và tên sinh viên:

Ngành: Công nghệ thực phẩm

I Đầu đề đồ án (tên đồ án): Thiết kế hệ thống sấy bơm nhiệt nhằm sản xuất sản phẩm

xoài sấy dẻo, năng suất 230 kg/mẻ

Mã nhóm : D1N29

II Nhiệm vụ đồ án (nội dung yêu cầu và số liệu ban đầu):

- Địa điểm sấy: tỉnh Đồng Tháp

- Độ ẩm đầu vào của nguyên liệu (75%, theo khối lượng) và độ ẩm sản phẩm đầu ra(15%, theo khối lượng)

- Các thông số công nghệ khác cần phải tự chọn theo tham khảo thực tế

III Nội dung các phần thuyết minh tính toán:

- Giới thiệu tổng quan về đề tài thực hiện bao gồm mục tiêu đề tài, các vấn đề liênquan đến quá trình và thiết bị, chọn loại thiết bị và phương pháp để thực hiện quátrình, nêu ý nghĩa của đề tài

- Vẽ sơ đồ hệ thống và mô tả nguyên lý hoạt động

- Tính toán cân bằng vật chất và năng lượng cho quá trình

- Tính toán cho thiết bị chính Vẽ cấu tạo thiết bị (dạng nguyên lý làm việc)

Chú ý:

- Số liệu ban đầu và yêu cầu thực hiện được ghi ở nhiệm vụ đồ án Ngoài ra SV tựchọn số liệu bổ sung (chú ý phải phù hợp và được GVHD đồng ý)

- Việc tính toán thiết bị phụ tùy theo đề tài và do yêu cầu của GVHD

IV Các bản vẽ và đồ thị (loại và kích thước bản vẽ):

(1) Bản vẽ sơ đồ hệ thống thiết bị (A1)

Trang 4

(2) Bản vẽ cấu tạo thiết bị chính (A1)

V Ngày giao đồ án: 18/09/2022

VI Ngày hoàn thành đồ án:

VII Ngày nộp đồ án:

Tp Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 12 năm 2022

Trang 5

BẢN NHẬN XÉT CỦA GVHD

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em cam đoan rằng báo cáo đồ án này là do chính chúng em thực hiện dưới

sự hướng dẫn của thầy Phan Thế Duy Các số liệu và kết quả phân tích trong báo cáo làtrung thực, không sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giảng viên trong trường Đại HọcCông Nghiệp Thực Phẩm TP HCM nói chung và các thầy, cô trong Khoa Công NghệThực Phẩm nói riêng đã truyền đạt cho chúng em kiến thức về bộ môn, giúp chúng em

có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt quátrình học tập và hoàn thành tốt bài đồ án kỹ thuật thực phẩm

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã tham khảo các nội dung trong sách

và vận dụng những kiến thức thực tế để trình bày nội dung đề tài một cách rõ ràng vàtrọng tâm Tuy gặp không ít khó khăn trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài, nhưngnhờ sự hỗ trợ, động viên từ quý thầy cô, các anh chị, người thân và bạn bè, chúng emcũng đã hoàn thành tốt đề tài đồ án của mình và có được những kinh nghiệm, tích lũythêm những kiến thức hữu ích và sữa đổi hoàn thiện bản thân càng càng tốt hơn

Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phan Thế Duy người đã trựctiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài Rấtmong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy, cô để bài báo cáo được hoàn thiệnmột cách tốt nhất Cuối cùng, xin kính chúc quý thầy cô, các anh chị và các bạn sứckhỏe, luôn đạt được thành công trong công việc và cuộc sống

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Trong đồ án này chúng em đã tìm hiểu, thiết kế, tính toán thành công hệ thống sấybơm nhiệt nhằm sản xuất sản phẩm xoài sấy dẻo, năng suất 230 kg/mẻ Nguyên liệu đầuvào được sử dụng cho quá trình tính toán là xoài với các thông số: Độ ẩm đầu vào củanguyên liệu (75%, theo khối lượng) và độ ẩm sản phẩm đầu ra (15%, theo khối lượng)

Sử dụng thiết bị sấy bơm nhiệt gián đoạn, dạng 1 cấp sử dụng môi chất R22

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Tổng quan về nguyên liệu sấy 3

1.1.1 Nguồn gốc 3

1.1.2 Các giống xoài ở Việt Nam 3

1.1.3 Thành phần dinh dưỡng và công dụng 3

1.1.3 Tình hình tiêu thụ xoài và sản phẩm xoài trên thị trường 5

1.1.5 Giá thành và địa điểm sản xuất 6

1.1.6 Các sản phẩm từ xoài 6

1.2 Tổng quan về công nghệ sấy 7

1.2.1 Định nghĩa 7

1.2.2 Mục đích công nghệ 7

1.2.3 Các phương pháp sấy [3] 8

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng 10

1.3 Tổng quan về thiết bị sấy [4] 11

1.3.1 Phương pháp sấy đối lưu: 11

1.3.2 Phương pháp sấy tiếp xúc 16

1.3.3 Phương pháp sấy bức xạ 17

1.3.4 Phương pháp sấy bằng vi sóng hoặc dòng điện cao tần 18

1.3.5 Phương pháp sấy thăng hoa 18

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẤY XOÀI (XOÀI SẤY DẺO) 20

2.1 Sơ đồ quy trình 20

2.2 Thuyết minh quy trình 21

CHƯƠNG 3 SƠ ĐỒ HỆ THỐNG SẤY BƠM NHIỆT 24

3.1 Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy bơm nhiệt[5] 24

3.2 Nguyên lý làm việc[5] 24

CHƯƠNG 4 TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG 27

4.1 Các thông số dữ liệu ban đầu 27

4.2 Cân bằng vật chất 27

Trang 10

4.3 Cân bằng năng lượng 28

4.3.1 Tính toán sấy lý thuyết theo chế độ hồi lưu hoàn toàn khí thải 28

4.3.2 Tính toán nhiệt quá trình 31

4.4 Kích thước cơ bản của buồng sấy 32

4.4.1 Cân bằng nhiệt cho quá trình sấy thực tế 33

4.4.2 Tính toán tổn thất nhiệt .34

4.5 Tính toán quá trình sấy thực chế độ hồi lưu hoàn toàn 38

4.6 Tính toán thiết kế thiết bị phụ trợ 40

4.6.1 Các thông số của môi chất lạnh 40

4.6.2 Tính toán chu trình bơm nhiệt 41

CHƯƠNG 5 TÍNH TOÁN THIẾT BỊ 44

5.1 Thiết kế dàn ngưng 44

5.1.1 Công dụng của dàn ngưng 44

5.1.2 Chọn loại dàn ngưng 44

5.2 Thiết kế dàn bay hơi 44

5.2.1 Công dụng của dàn bay hơi 44

5.2.2 Chọn loại dàn bay hơi 44

5.3 Tính chọn máy nén 45

5.3.1 Công dụng của máy nén 45

5.3.2 Chọn loại máy nén 45

5.4 Tính toán trở lực và chọn quạt 46

5.4.1 Tính toán đường ống dẫn tác nhân sấy 46

5.4.2 Tính toán trở lực của hệ thống 47

5.4.3 Tính toán tổn thất qua các thiết bị 48

5.4.4 Chọn quạt 49

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Thiết bị sấy thùng (bin dryer)

Hình 1.2 Thiết bị sấy khay

Hình 1.3 Nguyên lý sấy hầm

Hình 1.4 Thiết bị sấy với lớp nguyên liệu chuyển động tương đốiHình 1.5 Thiết bị sấy với lớp nguyên liệu trong trạng thái xáo trộnHình 1.6 Thiết bị sấy tầng sôi

Hình 1.7 Thiết bị sấy khí thổi

Hình 1.8 Thiết bị sấy tiếp xúc

Hình 1.9 Thiết bị sấy hồng ngoại dạng đường hầm

Hình 1.10 Thiết bị sấy liên tục có sử dụng vi sóng

Hình 1.11 Các bộ phận cơ bản của hệ thống thiết bị sấy thăng hoaHình 2.1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống sấy bơm nhiệt một giai đoạnHình 2.2 Chu trình sấy bơm nhiệt

Hình 4.1 Cân bằng nhiệt cho quá trình sấy thực tế

Hình 4.2 Sơ đồ nguyên lý

Hình 4.3 Đồ thị cho chu trình lạnh 1 cấp R22

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trái cây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu được tiêu thụ ít, bao gồmkali, chất xơ, vitamin C và folate (acid folic) Chất xơ từ trái cây, giúp giảm lượngcholesterol trong máu và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim Chất xơ rất quan trọng đốivới chức năng của ruột Nó giúp giảm tình trạng táo bón và bệnh túi thừa Bên cạnh đó,thành phần vitamin có trong trái cây cũng góp phần cho sự phát triển và sửa chữa các môtrong cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các vết cắt và vết thương, đồng thời giữcho răng và nướu khỏe mạnh Ngoài ra, acid folic có trong trái cây cũng giúp cơ thể hìnhthành các tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống, Cũng chính

vì tầm quan trọng của trái cây đối với cuộc sống, theo thống kê của Tổ chức Lương thực

và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, nhu cầu tiêu thụ trái cây trong nướckhoảng 68 – 70kg/người/năm

Vì trái cây là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của con người nên

nó cũng chính là nguồn nguyên liệu tốt đối với ngành công nghệ thực phẩm Việc ăn tráicây tươi sau các bữa ăn đã được thay thế bằng cách sử dụng các sản phẩm có nguồnnguyên liệu từ trái cây để kích thích và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của conngười Vì thế các sản phẩm như giấm trái cây, nước trái cây lên men, mứt, trà thảo dược,bột trái cây, được ra đời để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, cảm quan cho con người.Đặc biệt trong các dòng sản phẩm trên, trái cây sấy dẻo là một trong những mặthàng được ưa chuộng hàng đầu Áp dụng công nghệ sấy để tách nước ra khỏi nguyênliệu theo nguyên tắc bốc hơi hoặc thăng hoa và sau đó làm mát lại sản phẩm trái cây sausấy Do đó, khi thưởng thức trái cây dẻo thường có độ dẻo, mềm, dai kết hợp với mùi vịđặc trưng của sản phẩm trái cây Để phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng sản phẩmtrái cây sấy dẻo, các loại máy móc thiết bị công nghệ cũng theo sự phát triển, cải tiến đadạng các sản phẩm ra đời Nhằm gia tăng năng suất, hiệu suất của sản phẩm và vẫn giữđược các giá trị dinh dưỡng, đồng thời cũng đảm bảo được các chỉ tiêu vi sinh của sảnphẩm

Thấy được tiềm năng và lợi ích sức khỏe của các dòng sản phẩm có nguyên liệu từtrái cây kết hợp với các thiết bị, hệ thống sấy tiên tiến Nhóm em đã tiến hành thực hiện

đề tài “Thiết kế hệ thống sấy bơm nhiệt nhằm sản xuất sản phẩm Xoài sấy dẻo, năng suất

230 kg/mẻ”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Cung cấp những kiến thức tổng quan về nguyên liệu Xoài, công nghệ sấy và thiết

bị sấy Nhóm đề tài sẽ tìm hiểu và đưa ra quy trình công nghệ xoài sấy dẻo, sơ đồ hệ

Trang 14

thống sấy bơm nhiệt, các cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống sấy bơm nhiệt Từnhững kiến thức trên kết hợp với các kiến thức đã học xuyên suốt bộ môn Kỹ thuật thựcphẩm, nhóm đề tài sẽ đi sâu hơn để nghiên cứu và cung cấp các thông số và thiết kế thiết

bị sấy bơm nhiệt phục vụ qua quy trình công nghệ Xoài sấy dẻo

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về thiết bị sấy bơm nhiệt trong quy trình công nghệ sản xuất xoài sấydẻo Nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý làm việc, tính cân bằng vật chất và năng lượngcủa hệ thống sấy bơm nhiệt Bên cạnh đó còn nghiên cứu về cách tính toán và thiết kếcác thiết bị chính và phụ của hệ thống sấy bằng bơm nhiệt để phục vụ cho công nghệ sảnxuất Xoài sấy dẻo với năng suất 230 kg/mẻ

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, nghiên cứu các giáo trình kỹ thuật

thực phẩm, những tài liệu về kỹ thuật sấy, các tài liệu chuyên sâu về kỹ thuật sấy bơmnhiệt để tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý làm việc và các tính toán các thiết bị trong hệthống Đồng thời phân tích và nghiên cứu các giáo trình công nghệ chế biến hay các tàiliệu chuyên sâu về công nghệ chế biến để tìm hiểu về xoài và quy trình công nghệ sảnxuất Xoài sấy dẻo

- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành gặp gỡ, cùng bàn luận và tham khao ý kiến

GVHD quá trình thực hiện đồ án cũng như những giảng viên khoa Công nghệ thực phẩmhay các giảng viên thuộc bộ môn Kỹ thuật thực phẩm để cùng trao đổi các vấn đề liênquan tới đề tài đồ án này

Trang 15

1.1.2 Các giống xoài ở Việt Nam

Có 46 giống xoài được trồng ở Việt Nam, trong đó các giống trồng thương mại baogồm xoài cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu, xoài Hòn, xoài Xiêm núm, xoài Bưởi, xoài Cát bồ,xoài Thanh ca, xoài Canh nông, xoài Yên Châu

Xoài Cát Hoà Lộc: một trong những giống xoài nổi tiếng nhất của các tỉnhĐBSCL, giống xoài này được trồng đầu tiên tại xã Hoà Hưng, Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch 3,5-4 tháng Giống xoài cát Hoà Lộc có trái to(600-700 gr/trái), cơm dày, thịt dẻ, không có xơ, hột nhỏ, hương vị ngọt và rất thơm, chonăng suất trung bình 100kg/cây/năm (khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định

Xoài Cát Chu được trồng phổ biến ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ

và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, do đặc tính dễ đậu trái và cho năng suất cao trên400kg/cây/năm (cây khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định Trọng lượng trung bìnhkhoảng 350g/trái, cơm dày, hột nhỏ, không xơ và hương vị rất thơm ngon

1.1.3 Thành phần dinh dưỡng và công dụng

Trang 16

- Tăng khả năng miễn dịch

Xoài là loại trái cây cung cấp vitamin A rất tốt, một trong những lợi ích dinh dưỡnghàng đầu của xoài là đặc tính tăng cường miễn dịch của nó

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt vitamin A thực sự làm suy giảm khảnăng miễn dịch tự nhiên của bạn Điều này có nghĩa là tiêu thụ đủ vitamin A là điều cầnthiết để duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ

- Hỗ trợ sức khỏe và tái tạo da

Có lẽ một trong những lợi ích dinh dưỡng của xoài ít được biết đến là khả năng bảo

vệ sức khỏe làn da của bạn

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng dinh dưỡng trong xoài thực sự giúp chống lạiquá trình lão hóa da liên quan đến tia UVB Hơn nữa, nhờ hàm lượng vitamin A, xoàicòn có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo da Retinol trong vitamin A thực sự giúp kíchthích sản sinh tế bào da mới Nó được chứng minh là không chỉ bảo vệ chống lại sự phânhủy collagen mà còn giúp làm chậm quá trình lão hóa

Trang 17

- Hỗ trợ tiêu hóa

Xoài đã được sử dụng để thúc đẩy tiêu hóa trong hàng nghìn năm trong y học cổtruyền Ấn Độ Một nghiên cứu cho thấy xoài không chỉ có tác dụng chống tiêu chảy màcòn cho thấy tác dụng chống vi khuẩn bằng cách ức chế sự phát triển của cảStreptococcus aureus và Proteus vulgaris

Ngoài ra, trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần trên 36 nam giới và phụ nữ bị táobón mãn tính, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn xoài mỗi ngày có hiệu quả hơntrong việc giảm bớt các triệu chứng táo bón so với việc bổ sung một lượng chất xơ tươngđương

- Duy trì lượng đường trong máu

Một trong những lợi ích dinh dưỡng nổi bật nhất của xoài là khả năng hạ đườnghuyết đáng kể

Một nghiên cứu cho thấy rằng khi 20 người lớn béo phì tiêu thụ xoài hàng ngàytrong 12 tuần, nó làm giảm đáng kể lượng đường huyết của họ Mặc dù, xoài không dẫnđến bất kỳ sự thay đổi trọng lượng nào, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết rằng tiêu thụxoài thường xuyên có tác động tích cực đến lượng đường trong máu lúc đói

- Giúp giảm sỏi thận

Lợi ích dinh dưỡng của xoài cũng bao gồm giảm nguy cơ phát triển sỏi thận, nhờvitamin B6 trong nó

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung nhiều vitamin B6 làm giảm nguy cơ pháttriển sỏi thận Việc tiêu thụ nhiều vitamin B6 thực sự giúp giảm sản xuất oxalat, chấtthường liên quan đến sự phát triển của sỏi thận Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cho rằngtiêu thụ ít nhất 40 mg vitamin B6 mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận

ở phụ nữ

1.1.3 Tình hình tiêu thụ xoài và sản phẩm xoài trên thị trường

Việt Nam là nước sản xuất xoài đứng 13 thế giới

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xoài là một trong những loại trái câynhiệt đới chính được trồng tại Việt Nam, chỉ đứng sau chuối Việt Nam là nước sản xuấtxoài lớn thứ 13 thế giới với tổng diện tích trồng trong cả nước khoảng hơn 87.000ha;năm 2020, tổng sản lượng xoài của Việt Nam đạt 893,2 ngàn tấn, tăng 6,5% so với cùng

kỳ năm trước Xoài được trồng nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chiếmkhoảng 48% tổng diện tích xoài cả nước, năm 2020 đạt 567.732 tấn [2]

Trang 18

1.1.5 Giá thành và địa điểm sản xuất

1.1.5.1 Giá thành

Theo nghiên cứu của IPSARD, do tác động bởi Covid-19, giai đoạn 2019-2021,giá xoài trong nước đã giảm 8%/năm trong khi giá xoài xuất khẩu tăng 3%/năm Sự giatăng của cước vận chuyển và chi phí lao động đã làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của tất

cả các bên tham gia chuỗi dù giá trị xuất khẩu năm ngoái vẫn tăng trưởng khá Doanhnghiệp xuất khẩu bị giảm lợi nhuận 55%, nông dân bị giảm lợi nhuận gần 67% trong khingười thu gom (các chủ vựa) giảm đến gần 92%

Đáng chú ý, xoài sấy có tốc độ tăng trưởng đến 179,6%/năm nhờ bảo quản đượclâu, không bị áp lực thời gian như xoài tươi

1.1.5.2 Địa điểm sản xuất

Việt Nam là nước trồng xoài từ lâu đời và trồng được trên nhiều vùng sinh tháikhác nhau, nhưng phân bố chủ yếu vẫn là các tỉnh phía Nam

Tại Việt Nam, xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung từ BìnhĐịnh trở vào, và được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như TiềnGiang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre… Ngoài ra, xoài còn đượctrồng ở Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Sơn La, Lạng Sơn và khu vực đồngbằng Sông Hồng

Với vị trí địa lý thuận lợi, Đồng Tháp đang là mảnh đất trồng xoài nhiều nhất ởĐồng bằng Sông Cửu Long

Năm 2022, diện tích trồng xoài tại Đồng Tháp đạt 11.500 ha, ước năng suất đạt 118tạ/ha với tổng sản lượng 130.000 tấn Xoài được trồng chủ yếu tại các huyện Cao Lãnh,Thanh Bình, Châu Thành, Lấp Vò, Lai Vung và thành phố Cao Lãnh Cây xoài ở ĐồngTháp đứng đầu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích nhưng hiện nay giá

cả bấp bênh trong việc tìm đầu ra ổn định

1.1.6 Các sản phẩm từ xoài

Quả xoài có thể sử dụng dài suốt theo quá trình trưởng thành Quả thô có thể dùnglàm các sản phẩm như xoài ngâm, các thức uống từ quả xoài xanh hoặc chín, v.v… Xoàichín được dùng làm nước xoài, mật xoài, mứt xoài dẻo, bánh xoài, xoài xắt lát sấy khô,sây dẻo… Xoài sống có thể làm bột xoài tan liền, xoài dầm giấm, v.v…

Xoài dạt còn sống có thể làm giấm xoài, bột xoài tan liền, xoài dầm giấm Phần ănđược của quả xoài chín cao trên 80%, độ đường trong thịt quả trên 19% Do đó sẽ rấtkinh tế khi chế biến xoài thành các sản phẩm tiêu dùng

Trang 19

Vấn đề là chọn dạng sản phẩm chế biến nào thích hợp đối với người tiêu dùng, dễ

sử dụng, tồn trữ lâu, dạng bao bì gọn nhẹ và giá cả phù hợp Đây là một quá trình thửnghiệm, giới thiệu và tập xu hướng tiêu dùng Do đó chúng ta phải khởi đầu bằng việcgiới thiệu ra thị trường, trước hết là thị trường nội địa

Một số sản phẩm chế biến từ xoài quả:

- Sản phẩm chế biến từ xoài xanh:

● Xoài dầm giấm : xoài được cắt thành lát mỏng, trộn với muối, đường và một ítgiấm

● Salad xoài : xoài cắt lát mỏng kết hợp với một số loại rau gia vị khá và một ít dầuthực phẩm

● Bột xoài sống, xoài xắt lát, thức uống từ xoài xanh,…

- Sản phẩm chế biến từ xoài chín:

● Xoài sấy: sấy khô, sấy dẻo

● Mứt thịt quả, các thức uống (syrup), bánh xoài,…

1.2 Tổng quan về công nghệ sấy

1.2.1 Định nghĩa

Sấy là quá trình sử dụng nhiệt để tách nước ra khỏi mẫu nguyên liệu Trong quátrình sấy, nước được tách ra khỏi nguyên liệu theo nguyên tắc bốc hơi (evaporation)hoặc thăng hoa (sublimation)

sẽ tăng lên

b Chế biến

Quá trình sấy làm biến đổi nguyên liệu và tạo ra nhiều tính chất đặc trưng cho sảnphẩm Như trong công nghệ sản xuất các loại trái cây sấy, quá trình sấy sẽ tạo ra nhữngtính chất vật lý và hóa lý mới cho sản phẩm, làm sản phẩm trở nên khác biệt hẳn so vớinguyên liệu ban đầu Trong các quy trình công nghệ sản xuất sữa bột, cà phê hòa tan, tràhòa tan, bột rau quả, thì quá trình sấy không chỉ chuyển hóa mẫu nguyên liệu dạng lỏngthành sản phẩm dạng bột mà còn làm thay đổi sâu sắc các tính chất vật lý và hóa lý của

Trang 20

sản phẩm Trong tất cả các trường hợp nói trên, mục đích công nghệ của quá trình sấy làchế biến.

c Bảo quản

Quá trình sấy làm giảm giá trị hoạt độ của nước trong nguyên liệu nên ức chế hệ visinh vật và một số enzyme, giúp kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm Ngoài ra, trongmột số trường hợp sử dụng nhiệt độ tác nhân sấy khá cao thì một số vi sinh vật vàenzyme trong nguyên liệu sẽ bị vô hoạt bởi nhiệt

Khi thu hoạch ngũ cốc, nếu độ ẩm của hạt dao động trong khoảng 17-18% thì hạtrất nhanh bị hư hỏng chủ yếu là do hoạt động của hệ enzyme và vi sinh vật trong hạt Nếuchúng ta sấy hạt đến độ ẩm 13% thì thời gian bảo quản hạt trong cyclo có thể kéo dài đến

cả năm hoặc dài hơn

d Hoàn thiện

Quá trình sấy có thể làm cải thiện một vài chỉ tiêu chất lượng sản phẩm Xét ví dụquá trình sấy malt đại mạch Mục đích công nghệ chính của quá trình này là bảo quản(độ ẩm của malt vàng sẽ giảm từ 44-48% xuống 3-4%) Ngoài ra, quá trình sấy sẽ hìnhthành nên các hợp chất melanoidine trong malt vàng, góp phần cải thiện màu sắc và mùicủa malt Trên cơ sở đó, quá trình sấy malt còn có một mục đích công nghệ khác là hoànthiện sản phẩm

1.2.3 Các phương pháp sấy [3]

Có nhiều phương pháp sấy và chúng được thực hiện theo những nguyên tắc khácnhau Chúng ta có thể chia các phương pháp sấy theo những nhóm sau:

a Sấy đối lưu

Phương pháp này sử dụng không khí nóng làm tác nhân sấy Mẫu nguyên liệu sẽđược tiếp xúc trực tiếp với không khí nóng trong buồng sấy, một phần ẩm trong nguyênliệu sẽ được bốc hơi Như vậy, mẫu nguyên liệu cần sấy sẽ được cấp nhiệt theo nguyêntắc đối lưu Khi đó, động lực của quá trình sấy là do:

- Sự chênh lệch áp suất hơi tại bề mặt nguyên liệu và trong tác nhân sấy, nhờ đó màcác phân tử nước tại bề mặt nguyên liệu sẽ bốc hơi

- Sự chênh lệch ẩm tại bề mặt và tâm của nguyên liệu, nhờ đó mà ẩm tại tâmnguyên liệu sẽ khuếch tán ra vùng bề mặt

b Sấy tiếp xúc

Mẫu được đặt lên bề mặt đã được gia nhiệt, nhờ đó mà nhiệt độ của nguyên liệu sẽgia tăng và làm cho một phần ẩm trong nguyên liệu sẽ bốc hơi và thoát ra môi trường bên

Trang 21

ngoài Trong phương pháp này, mẫu nguyên liệu cần sấy sẽ được cấp nhiệt theo nguyêntắc dẫn nhiệt.

c Sấy bức xạ

Phương pháp này, người ta sử dụng nguồn nhiệt bức xạ để cung cấp cho mỗinguyên liệu cần sấy Nguồn bức xạ được sử dụng phổ biến hiện nay là tia hồng ngoại.Nguyên liệu sẽ hấp thu năng lượng tia hồng ngoại và nhiệt độ của nó sẽ tăng lên Trongphương pháp sấy bức xạ, mẫu nguyên liệu được cấp nhiệt nhờ hiện tượng bức xạ, còn sựthải ẩm từ mẫu nguyên liệu ra môi trường bên ngoài sẽ xảy ra theo nguyên tắc đối lưu.Thực tế cho thấy trong quá trình sấy bức xạ sẽ xuất hiện một gradient nhiệt rất lớn bêntrong mẫu nguyên liệu Nhiệt độ vùng bề mặt có thể cao hơn nhiệt độ tại tâm nguyên liệu

từ 20-50oC Gradient nhiệt lại ngược chiều với gradient ẩm Điều này gây khó khăn cho

sự khuếch tán ẩm từ nguyên liệu ra đến vùng bề mặt, đồng thời còn ảnh hưởng đến cáctính chất cấu trúc của sản phẩm sau quá trình sấy Để khắc phục những nhược điểm trên,người ta sẽ điều kiến quá trình sấy bức xạ theo chế độ luân phiên

- Giai đoạn bức xạ nguyên liệu: gradient nhiệt sẽ hướng từ bề mặt vào tâm mẫunguyên liệu làm tăng nhiệt độ của nguyên liệu, phần ẩm trên bề mặt nguyên liệu

sẽ bốc hơi

- Giai đoạn thổi không khí nguội: nhiệt độ bề mặt mẫu nguyên liệu giảm xuốnglàm cho gradient nhiệt và gradient ẩm trong mẫu nguyên liệu trở nên cùng chiều.Hiện tượng này làm cho sự khuếch tán ẩm từ tâm ra vùng bề mặt của nguyên liệutrở nên dễ dàng hơn

d Sấy bằng vi sóng và dòng điện cao tần

Vi sóng là sóng điện từ với tần số 300-300.000MHz Dưới tác động của vi sóng,các phân tử nước trong mẫu nguyên liệu cần sấy sẽ chuyển động quay cực liên tục Hiệntượng này làm phát sinh nhiệt và nhiệt độ của nguyên liệu sẽ gia tăng Khí đó, một sốphân tử nước tại vùng bề mặt nguyên liệu sẽ bốc hơi Còn trong trường hợp sử dụngdòng điện cao tần, nguyên tắc gia nhiệt mẫu nguyên liệu cần sấy cũng ương tự nhưtrường hợp sử dụng vi sóng, tuy nhiên tần số sử dụng sẽ thấp hơn (27-200MHz)

e Sấy thăng hoa

Trong phương pháp này, nguyên liệu sấy sẽ được đem đi làm lạnh đông để mộtphần ẩm trong nguyên liệu chuyển sang trạng thái rắn Tiếp theo, người ta sẽ tạo áp suấtchân không và nâng nhẹ nhiệt độ để nước thăng hoa, tức nước sẽ chuyển từ trạng tháirắng sang trạng thái hơi mà không qua trạng thái lỏng

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy được chia làm hai nhóm: các yếu tố liênquan đến điều kiện sấy và các yếu tố liên quan đến nguyên liệu

Trang 22

● Các yếu tố liên quan đến điều kiện sấy

Nhiệt độ tác nhân sấy

Trong phương pháp sấy đối lưu, khi nhiệt độ tác nhân sấy tăng thì tốc độ sấy sẽtăng theo Đó là do tốc độ truyền nhiệt gia tăng Việc tăng nhiệt độ tác nhân sấy sẽ làmgiảm độ ẩm tuyệt đối của nó Điều này giúp cho các phân tử nước tại bề mặt nguyên liệusấy sẽ bốc hơi dễ dàng hơn Ngoài ra, sự khuếch tán phân tử nước thường diễn ra ở nhiệt

độ cao

Tuy nhiên, nhiệt độ tác nhân sấy quá cao thì các biến đổi vật lý và hóa học trongnguyên liệu sẽ diễn ra mạnh mẽ Một số biến đổi này có thể ảnh hưởng xấu đến chấtlượng dinh dưỡng và cảm quan của sản phẩm

Độ ẩm tương đối của tác nhân sấy

Tăng độ ẩm tương đối của tác nhân sấy thì thời gian sấy sẽ kéo dài Nếu độ ẩm củatác nhân sấy càng thấp thì tốc độ sấy trong giai đoạn sấy đẳng tốc sẽ càng tăng Tuynhiên, độ ẩm tương đối của không khí nóng ít ảnh hưởng đến giai đoạn sấy giảm tốc.Cần lưu ý là độ ẩm tương đối của tác nhân sấy sẽ ảnh hưởng quyết định đến giá trị độ ẩmcân bằng của sản phẩm sau quá trình sấy Khi độ ẩm sấy đã đạt độ ẩm cân bằng thì quátrình bốc hơi nước sẽ ngừng lại

● Các yếu tố liên quan đến nguyên liệu

Diện tích bề mặt nguyên liệu

Đối với hai mẫu nguyên liệu có cùng khối lượng và độ ẩm, mẫu nào có diện tích bềmặt lớn hơn thì thời gian sấy sẽ ngắn hơn Đó là do khoảng các mà các phân tử nước nằmtrong nguyên liệu cần khuếch tán đến bề mặt biên sẽ ngắn hơn Ngoài ra, do diện tích bềmặt lớn nên số phân tử nước tại bề mặt có thể bốc hơi trong một khoảng thời gian xácđịnh sẽ gia tăng

Trang 23

Các nguyên liệu có cấu tạo từ tế bào động vật và tế bào thực vật Phần ẩm nằm bênngoài tế bào sẽ rất dễ tách trong quá trình sấy Ngược lại, phần ẩm nằm bên trong tế bàothì khó tách hơn Khi cấu trúc của tế bào bị phá hủy thì việc tách nước nội bào sẽ trở nên

dễ dàng hơn Tuy nhiên việc phá vỡ cấu trúc thành tế bào trong nguyên liệu có thể gâyảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm sau khi sấy

Thành phần hóa học của nguyên liệu

Thành phần định tính và định lượng của hợp chất hóa học có trong mẫu nguyênliệu ban đầu sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và thời gian sấy, đặc biệt là trong trường hợp sấynguyên liệu có độ ẩm thấp Một số cấu tử như đường, tinh bột, protein, muối, có khảnăng tương tác với phân tử nước ở bên trong nguyên liệu Chúng sẽ làm giảm tốc độkhuếch tán của các phân tử nước từ tâm nguyên liệu ra đến vùng bề mặt, do đó làm choquá trình sấy diễn ra chậm hơn

1.3 Tổng quan về thiết bị sấy [4]

1.3.1 Phương pháp sấy đối lưu:

Trong phương pháp này, không khí nóng được sử dụng làm tác nhân sấy

a Thiết bị sấy với lớp nguyên liệu tĩnh: Khi đó, dòng tác nhân sấy sẽ được thổi song

song hoặc vuông góc với bề mặt lớp nguyên liệu

- Thiết bị sấy thùng

Hình 1.1 Thiết bị sấy thùng (bin dryer)

Thiết bị có dạng hình hộp chữ nhật hoặc hình trụ nằm ngang, bên trong thiết bị cótấm lưới (2) Nguyên liệu cần sấy sẽ được dàn đều trên bề mặt tấm lưới Tác nhân sấy sẽđược nạp vào từ phía bên dưới tấm lưới, sau đó sẽ chuyển động đi qua lớp nguyên liệutheo hướng vuông góc với bề mặt của lớp nguyên liệu rồi thoát ra ngoài thiết bị qua cửa(4) Tốc độ chuyển động của dòng tác nhân sấy khá thấp, xấp xỉ 05m/s Thiết bị dạng này

rẻ tiền, đơn giản và dễ vận hành Nó thường được dùng để sấy rau tươi ở giai đoạn cuối

Trang 24

(giai đoạn giảm độ ẩm về 3-6%) sau khi nguyên liệu đã được sấy sơ bộ xuống độ ẩm15% trong các thiết bị sấy khác.

- Thiết bị sấy khay (tray dryer)

Hình 1.2 Thiết bị sấy khay

Thiết bị có dạng hình hộp chữ nhật, bên trong có các khay được xếp song songnhau theo phương nằm ngang Nguyên liệu cần sấy sẽ được cho vào trong khay vớichiều cao lớp nguyên liệu khoảng 2-6cm Không khí nóng được thổi vào bên trong thiết

bị theo hướng song song với bề mặt của lớp nguyên liệu trong khay Tốc độ chuyển độngcủa dòng tác nhân sấy khoảng 0,5-5,0m/s Thiết bị có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành vàchi phí đầu tư thấp

- Thiết bị sấy hầm (tunnel dryer)

Thiết bị có dạng hình hộp chữ nhật Nguyên liệu sấy được đặt trên các giàn riêngbiệt có gắn các bánh xe để di chuyển Việc nhập hoặc tháo nguyên liệu được thực hiệnbằng cách đẩy các giàn xe vào hoặc ra khỏi hầm sấy Dòng tác nhân sấy được thổi vàohầm theo hướng song song với chiều dài hoặc chiều rộng của hầm Có nhiều cách bố tríquỹ đạo chuyển động của dòng tác nhân sấy Hình dưới đây sẽ giới thiệu hai ví dụ vềđường đi của dòng không khí nóng trong thiết bị sấy hầm

Trang 25

Hình 1.3 Nguyên lý sấy hầm

b Thiết bị sấy với lớp nguyên liệu chuyển động tương đối

Hình 1.4 Thiết bị sấy với lớp nguyên liệu chuyển động tương đối

Trang 26

Thiết bị sấy băng tải có cấu tạo tương tự như thiết bị sấy hầm Điểm khác biệt làbên trong hầm sấy có một hay nhiều băng tải Khi băng tải chuyển động, lớp nguyên liệu

sẽ chuyển động theo và dòn tác nhân sấy có thể chuyển động cùng chiều với lớp nguyênliệu hay ngược chiều hoặc ở dạng kết hợp cùng chiều lẫn ngược chiều

c Thiết bị sấy nguyên liệu trong trạng thái xáo trộn.

- Thiết bị sấy thùng quay (rotary dryer)

Hình 1.5 Thiết bị sấy với lớp nguyên liệu trong trạng thái xáo trộn

Thiết bị có dạng hình trụ nằm ngang có thể xoay xung quanh trục của nó nhờ bộphận truyền bánh răng Bên trong thùng có lắp cánh đảo Thùng được đặt một gócnghiêng từ 5o từ đầu nhập liệu đến đầu tháo liệu Khi quay, nguyên liệu bên trong thùngđược nâng lên và đổ xuống đồng thời chuyển động tịnh tiến theo hướng từ cửa nhập liệuđến cửa tháo liệu

d Thiết bị sấy nguyên liệu ở trạng thái lơ lửng

- Thiết bị sấy tầng sôi

Trang 27

Hình 1.6 Thiết bị sấy tầng sôi

Nguyên liệu sấy ở dạng hạt hay dạng bột Dòng tác nhân sấy sẽ làm cho nguyênliệu ở trạng thái lơ lửng, do đó diện tích tiếp xúc giữa bề mặt nguyên liệu và tác nhân sấy

sẽ tăng lên, giúp cho ẩm bốc hơi nhanh chóng Bên trong thiết bị có một tấm lưới để đỡkhối nguyên liệu và phân bố tác nhân sấy theo tiết diện của buồng sấy đồng thời tạo nêncac dòng không khí nóng để làm cho nguyên liệu hạt hoặc bột ở trạng thái lơ lửng trongquá trình sấy

e Thiết bị sấy khí thổi

Quá trình sấy được thực hiện trong trạng thái khí động, các hạt nguyên liệu bị lôicuốn theo dòng tác nhân sấy Do đó, sự trao đổi nhiệt và ẩm được tăng cường, thời giansấy nhanh Trong phương pháp này, nguyên liệu sấy phải ở dạng hạt mịn Kích thước hạtnguyên liệu càng nhỏ thì quá trình sấy sẽ diễn ra càng nhanh Thiết bị sấy khí thổithường sử dụng để tách ẩm tự do trong nguyên liệu

Hình 1.7 Thiết bị sấy khí thổi

Nguyên liệu được nạp vào theo của (3) và được dòng tác nhân sấy lôi cuốn trongống (4) theo hướng từ dưới lên Sau đó, hỗn hợp nguyên liệu và tác nhân sấy sẽ chuyểnđộng theo hướng từ trên xuống và tại cyclone (5), nguyên liệu được tháo ra ngoài từ cửađáy, dòng tác nhân sấy sẽ đi qua bộ phận lộc (6) để tận thu sản phẩm và thoát ra ngoàitheo hướng đi lên

Trang 28

1.3.2 Phương pháp sấy tiếp xúc

Thường được thực hiện trên thiết bị sấy trục hoặc sấy dĩa Có thể sử dụng môitrường chân không để gia tăng tốc độ sấy hoặc làm giảm nhiệt độ sấy nguyên liệu

Hình 1.8 Thiết bị sấy tiếp xúc

a Thiết bị sấy một trục (sấy ở áp suất thường)

Thiết bị có dạng hình trụ nằm ngang và có thể xoay xung quanh trục của nó Hơibão hòa được cho vào trong thân trụ để gia nhiệt bề mặt hình trụ Nguyên liệu được tiếpxúc với bề mặt ngoài của thân trụ và nhiệt độ của nguyên liệu tăng lên nhanh chóng.Nước sẽ bốc hơi và xuất hiện một màng mỏng bám bên ngoài thân trụ Khi trục xoay,dao gạt sẽ tách nguyên liệu ra khỏi thân trụ và rơi qua cửa tháo sản phẩm

b Thiết bị sấy hai trục (sấy ở áp suất thường)

Chuyển động ngược chiều nhau Điểm khác biệt so với thiết bị sấy một trục là cóhai trục sấy, hai dao gạt tách sản phẩm và hai cửa tháo sản phẩm

c Thiết bị sấy một trục (sấy chân không)

Cấu tạo giống với thiết bị sấy trục ở áp suất thường Điểm khác biệt là thiết bị nàyđược đặt trong một buồng kín và được kết nối với hệ thống tạo chân không

Trang 29

1.3.3 Phương pháp sấy bức xạ

Thiết bị sấy hồng ngoại có thể hoạt động gián đoạn hoặc liên tục Nguyên liệuđược nạp lên băng tải và di chuyển liên tục theo chiều từ trái sang phải Phía trên băng tải

có lắp đặt các tấm hoặc ống bức xạ

Hình 1.9 Thiết bị sấy hồng ngoại dạng đường hầm

Quá trình sấy bức xạ có thể áp dụng ở áp suất thường hoặc áp suất chân không.Trong một số trường hợp để gia tăng tốc độ sấy, người ta có thể kết hợp phương pháp sấybức xạ với các phương pháp sấy khác

1.3.4 Phương pháp sấy bằng vi sóng hoặc dòng điện cao tần

Hiện nay, các thiết bị sấy bằng vi sóng hay dòng điện cao tần ít được sử dụng vì giáthành thiết bị khá cao, năng suất thiết bị thấp Người ta thường sử dụng chúng để sấy bổsung mẫu thực phẩm sau giai đoạn sấy chính nhằm làm giảm độ ẩm của sản phẩm xuốnggiá trị yêu cầu

Hình 1.10 Thiết bị sấy liên tục có sử dụng vi sóng

Trang 30

1.3.5 Phương pháp sấy thăng hoa

Thiết bị sấy thăng hoa gồm có 2 bộ phận chính:

+ Hệ thống lạnh đông: để chuyển phần ẩm có trong nguyên liệu cần sấy sang trạng tháirắn

+ Buồng sấy thăng hoa: để tách ẩm và chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi.Hiện nay, có nhiều phương pháp để lạnh đông nguyên liệu thông qua sự tiếp xúccủa nguyên liệu với bề mặt lạnh, môi chất lạnh hoặc khí lạnh Buồng sấy thăng hoa códạng hình trụ kín, nằm ngang hoặc thẳng đứng Nguyên liệu sau giai đoạn lạnh đông sẽđược đưa vào buồng sấy thăng hoa

Hình 1.11 Các bộ phận cơ bản của hệ thống thiết bị sấy thăng hoa

Ưu điểm lớn của phương pháp sấy thăng hoa là không làm tổn thất các cấu tử mẫncảm nhiệt trong thực phẩm như vitamin, cấu tử hương, các chất có hoạt tính sinh học,chất màu Tuy nhiên, phương pháp này tốn kém chi phí đầu tư thiết bị và năng lượng

Trang 31

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẤY XOÀI (XOÀI

SẤY DẺO)

2.1 Sơ đồ quy trình

Trang 32

2.2 Thuyết minh quy trình

Các biến đổi nguyên liệu: Nguyên liệu trở nên đồng đều về độ chín và kích thước

Bóc vỏ

Mục đích công nghệ: Chuẩn bị

Quá trình bóc vỏ nhằm loại bỏ đi vỏ quả, đồng thời cũng loại đi lượng vi sinh vật còn tồntại trên vỏ quả Tránh làm giảm chất lượng và giá trị cảm quan của sản phẩm cuối cùng

Các biển đổi nguyên liệu: Nguyên liệu sau bóc vỏ sẽ cho ra phần thịt quả vàng đều Lớp

vỏ bảo vệ được bóc ra khiến tốc độ hô hấp của quả tăng nhanh, trái sẽ mau bị nhũn Dịchbào tiết ra trên bề mặt là nguyên nhân tăng cường các phản ứng oxy hóa làm thâm bề mặtxoài, và cũng là môi trường tốt cho vi sinh vật hoạt động và phát triển Sau khi bóc vỏnguyên liệu phải được đưa ngay vào quy trình xử lý tiếp theo để tránh tổn thất do hưhỏng sản phẩm

Cắt gọt

Mục đích công nghệ: Khai thác và hoàn thiện

Khai thác: Quá trình này giúp loại bỏ những phần không sử dụng được trong thịt quả; cắt

bỏ, tỉa bớt những phần bị hư thối trong trái đã bị hư một phần và đồng thời cũng loại bỏhột quả xoài

Hoàn thiện: Có mục đích tạo hình cho sản phẩm

Các biến đổi nguyên liệu: Nguyên liệu sau khi cắt gọt giúp loại bỏ hột và các phần hư

Ngày đăng: 26/02/2024, 16:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w