1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ “CƠ SỞ CHẾ BIẾN KHOÁNG CHẤT TỔNG HỢP PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP XI MĂNG”

187 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Dự Án Đầu Tư “Cơ Sở Chế Biến Khoáng Chất Tổng Hợp Phục Vụ Công Nghiệp Xi Măng”
Trường học Công Ty CP Phát Triển Công Nghệ Tài Nguyên Môi Trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 14,44 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (5)
    • 1.1. Tên chủ dự án đầu tư (5)
    • 1.2. Tên dự án đầu tư (5)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư (5)
      • 1.3.1. Công suất của dự án đầu tư (5)
      • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (5)
      • 1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (6)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (6)
    • 1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (6)
  • CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (7)
    • 2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh (7)
    • 2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (7)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (8)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (8)
      • 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (8)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (8)
      • 3.1.3. Xử lý nước thải (10)
      • 3.1.4. Trạm trung chuyển chất thải nguy hại (31)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (31)
      • 3.2.1. Cơ sở xử lý (31)
      • 3.2.2. Trạm trung chuyển chất thải nguy hại (37)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (37)
      • 3.3.1. Công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường (37)
      • 3.3.2. Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh (37)
      • 3.3.3. Biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác (37)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (37)
      • 3.4.1. Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành (37)
      • 3.4.2. Công trình lưu giữ chất thải nguy hại (38)
      • 3.4.3. Công trình xử lý chất thải nguy hại (phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư và thu ngom từ các chủ nguồn thải bên ngoài về xử lý) (42)
      • 3.4.4. Phương tiện vận chuyển (115)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (119)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (119)
      • 3.6.1. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải (119)
      • 3.6.2. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải (120)
      • 3.6.3. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu (121)
      • 3.6.4. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự môi trường khác (123)
      • 3.6.5. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác (123)
    • 3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (123)
    • 3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (123)
  • CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (125)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (125)
      • 4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải (125)
      • 4.1.2. Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải (125)
      • 4.1.3. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải (125)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (126)
      • 4.2.1. Lưu lượng xả khí thải tối đa (126)
      • 4.2.2. Dòng khí thải (127)
      • 4.2.3. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải (127)
      • 4.2.4. Vị trí, phương thức xả khí thải (128)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (128)
      • 4.3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung (128)
      • 4.3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung (128)
      • 4.3.3. Giá trị giới hạn (128)
    • 4.4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (129)
      • 4.4.1. Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại (129)
      • 4.4.2. Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý (129)
      • 4.4.3. Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại (154)
      • 4.4.4. Địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải (154)
  • CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐÃ THỰC HIỆN (156)
    • 5.1. Kết quả vận hành thử nghiệm (156)
      • 5.1.1. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải (156)
      • 5.1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết bị xử lý khí thải 168 5.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (169)
      • 5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (178)
      • 5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (180)
      • 5.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án (180)
    • 5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (180)
  • CHƯƠNG 6. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (181)
    • 6.1. Tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường (181)
    • 6.2. Việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan (181)
  • CHƯƠNG 7. PHỤ LỤC BÁO CÁO (182)
    • 7.1. Phụ lục 1 (182)

Nội dung

Công trình xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư và thu ngom từ các chủ nguồn thải bên ngoài về xử lý.. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư - Tái sử dụng chất

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

- Địa chỉ văn phòng: Khu tập thể Z176B, xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Nguyễn Hữu Nguyên

- Điện thoại: 0903292070; Fax: 024 35626204; E-mail: nguyen@dret- vietnam.com

- Giấy chứng nhận đầu tư số: 04121000171, chứng nhận lần đầu ngày 15/12/2008, thay đổi lần thứ nhất ngày 15/09/2010

- Giấy đăng ký kinh doanh số: 0101425947, đăng ký lần đầu ngày 21/02/2006, thay đổi lần thứ 9 ngày 30/10/2018.

Tên dự án đầu tư

“CƠ SỞ CHẾ BIẾN KHOÁNG CHẤT TỔNG HỢP PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Lô CN 33-34, CCN Phú Thứ, phường Phú Thứ, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: UBND thị xã Kinh Môn

- Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2328/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Nhóm C (dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng).

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư

- Tái sử dụng chất thải công nghiệp (bao gồm chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại) để sản xuất khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp ximăng, công suất 24.000 tấn/năm

- Thu hồi kim loại từ bùn thải, nước thải mạ, công suất 10m 3 /ngày

- Tái chế dầu thải công suất 5.000 lít dầu thành phẩm/ngày và 5 tấn mỡ thành phẩm/ngày

- Tiêu hủy chất thải bằng lò đốt chất thải công nghiệp, công suất 200kg/giờ

- Xử lý bóng đèn chứa thủy ngân, công suất 50 bóng/giờ

- Hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 50 m 3 /ngày

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

- Tái sử dụng chất thải công nghiệp (bao gồm chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại) để sản xuất khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp ximăng: Với sản xuất khoáng chất tổng hợp sử dụng chất thải có tính a xít/bazơ hoặc hóa chất, nước vôi để trung hòa các chất thải về pH = 6,6-7,5; đảo trộn, đập nghiền Với làm giàu kim loại/ô xít kim loại nhiễm từ thì sử dụng công nghệ nghề ướt và tuyển từ ướt

- Thu hồi kim loại từ bùn thải, nước thải mạ: sử dụng công nghệ thủy luyện và hóa lý

- Tái chế dầu thải, mỡ thải: sử dụng công nghệ lắng lọc, chưng cất và xử lý hóa lý để tạo kết tủa cặn bẩn và khử mùi

- Tiêu hủy chất thải bằng lò đốt chất thải công nghiệp: sử dụng công nghệ thiêu đốt nhiệt, khí thải được xử lý bằng dung dịch nước vôi (dung dịch Ca(OH)2) hai cấp, cấp 01 là tháp rửa khí, cấp 02 là bể sục khí

- Xử lý bóng đèn chứa thủy ngân: hấp thụ hơi thủy ngân bằng than hoạt tính

- Hệ thống xử lý nước thải tập trung: công nghệ lắng lọc, hóa lý, hóa sinh

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

- Khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp

- Kim loại/ô xít kim loại có hàm lượng cao làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp (sản xuất thép,…)

- Dầu dizen, mỡ tái chế.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

- Phế liệu dự kiến nhập khẩu từ nước ngoài: Không có

- Điện năng : Điện lưới quốc gia 22kV

Bảng 1 Hóa chất sử dụng

TT TÊN HÓA CHẤT Đơn vị Khối lượng

Chloride: Aln(OH)mCl3n-m) Kg 12.000

- Nguồn cung cấp điện: Điện lưới quốc gia do Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương cung cấp

+ Nước sinh hoạt: nước sạch của thị xã Kinh Môn do Công ty Cổ phần Kinh doanh Nước sạch Hải Dương cung cấp

+ Nước sản xuất: nước tuần hoàn gồm nước mưa chảy tràn chứa trong hồ điều hòa và nước thải sau xử lý.

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh

Hiện nay, tỉnh Hải Dương mới chỉ có Quyết định 35.22/QĐ-UBND Phê duyệt “Dự án Quy hoạch môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020” Dự án chưa nêu rõ Cum Công nghiệp Phú Thứ trong quy hoạch BVMT của tỉnh, do đó chưa thể đánh giá được sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Tỉnh

Còn Quy hoạch mới ,Tỉnh vẫn đang triển khai làm.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Không thay đổi với nội dung đã được đánh giá trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

- Mương thoát nước chính kích thước 600x600m độ dốc 2% chạy dọc hai bên tường bảo vệ của cơ sở xử lý Mương có nền bê tông cốt thép dày 100mm, mác 150, tường được xây bằng gạch đặc đất sét nung dày 220mm, trên mặt đậy bằng các tấm bê tông cốt thép 1000*600*100mm Chiều dài toàn bộ mương thoát nước chính hai bên cơ sở xử lý là 546,5m

- Mương thoát nước phụ kích thước 500x500m độ dốc 2% chạy dọc bên tường và đầu hồi nhà xưởng X6.0, X7.0 của cơ sở xử lý Mương có nền và tường bê tông cốt thép dày 100mm, mác 150, trên mặt đậy bằng các tấm bê tông cốt thép 1000*600*100mm Chiều dài toàn bộ mương thoát nước phụ là 144,7m

- Số lượng, vị trí từng điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường:

Cơ sở xử lý không có điểm thoát nước mưa bề mặt ra ngoài môi trường Nước mưa bề mặt của cơ sở xử lý được thu gom về hồ điều hòa 506m 2 để tái sử dụng vào sản xuất, rửa phương tiện vận chuyển và tưới cây xanh

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

- Công trình thu gom nước thải:

+ Thu gom nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt của cơ sở có 02 nguồn phát sinh:

 Nguồn 01: Phát sinh từ nhà ăn ca và nhà vệ sinh công nhân sau khi qua bể phốt tự hoại 03 ngăn, được máy bơm nước 2,0 m 3 /h bơm chuyển tự động từ ngăn 03 của bể phốt tự hoại theo đường ống dẫn 48 dài 220m về ngăn TK01’ của hệ thống xử lý nước thải của cơ sở xử lý để xử lý

 Nguồn 02: Phát sinh từ nhà vệ sinh văn phòng sau khi qua bể phốt tự hoại 03 ngăn, được bơm nước 2,0 m 3 /h bơm chuyển tự động từ ngăn 03 của bể phốt tự hoại theo đường ống dẫn 48 dài 255m về ngăn bể TK01’ của hệ thống xử lý nước thải của cơ sở để xử lý

+ Thu gom nước thải sản xuất:

Nước thải sản xuất của cơ sở có 02 nguồn phát sinh:

 Nguồn 01: Phát sinh từ hệ thống tái chế dầu thải (nước xả đáy từ các bồn chứa về các hố thu) được múc vào các tank 01m 3 hoặc phuy 20 lít, sau được xe nâng chuyển đến khu vực lò đốt chất thải công nghiệp, được tẩm vào vải mút vun và được thiêu đốt trong lò đốt

 Nguồn 02: Phát sinh từ lò đốt chất thải công nghiệp (nước tháp rửa khí, nước bể sục nước vôi, nước từ chân ống khí,… được gom về bể thu), được bơm nước 15,0 m 3 /h bơm chuyển tự động từ ngăn 01 của bể TK01 của hệ thống xử lý nước thải của cơ sở xử lý để xử lý

 Nước thải của hệ thống tuyển quặng được dùng tuần hoàn để sản xuất, không thải ra đưa về hệ thống xử lý nước thải của cơ sở xử lý

- Công trình thoát nước thải: Công ty không xả nước thải sau xử lý ra môi trường tiếp nhận bên ngoài Nước thải sau xử lý của Công ty được xả vào bể chứa 05 m 2 , sau được tuần hoàn lại làm nước làm mát và xử lý khí thải của lò đốt chất thải công nghiệp

- Điểm xả nước thải sau xử lý: không có

- Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải:

Hình 1 Sơ đồ minh họa tổng thể mạng lưới thu gom, thoát nước thải

- Mô tả các biện pháp thu gom, thoát nước thải khác: Không có

Công ty không có trạm trung chuyển

Công ty có 01 hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở xử lý chất thải

3.1.3.1 Đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH Công trình và Môi trường LTS, địa chỉ Tầng 2, tòa nhà OCT1A, KĐT Handi Resco, Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; điện thoại/fax 024 37524056; website http://itseco.com Đơn vị thi công/giám sát thi công: Công ty Cổ phần Công nghệ Xây dựng và Môi trường Hà Nội, địa chỉ Số nhà 73 Khu tập thể Z176B, xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội; điện thoại/fax 024 35378858

Xử lý nước thải phát sinh nội bộ (nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt) và nước thải thu gom từ các chủ nguồn thải ngoài Công ty Nước thải sau xử lý đạt QCVN40/2011/BTNMT – cột B

+ Nước thải sinh hoạt : 10 m 3 /ngày

+ Nước thải sản xuất : 50 m 3 /ngày

Công suất (m 3 /ngày) Điện năng (kW) Chức năng

Tiền xử lý nước thải sinh hoạt

Hố ga lọc rác TK00’,

Lọc rác và cặn có 01mm

Bể điều hoà TK01’, máy thổi khí AB01, máy bơm nước thải

10 m 3 máy thổi khí 3,5 m3/phút máybơm 06m 3 /h

= 4,25 Điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào, đưa nước thải về pH trung tính

Vi sinh vật hiếu khí oxy hóa các chất hữu cơ tạo thành bông bùn lớn

Lắng bùn và tách nước trong

Công suất (m 3 /ngày) Điện năng (kW) Chức năng

Tiền xử lý nước thải sản xuất

Cụm hoá chất -Bồn pha và chứa dung dịch hóa chất;

Pha hóa chất và chứa dung dịch hóa chất trước khi định lượng vào hệ thống

Bể tiếp nhận nước thải và lọc rác TK00

Lọc rác và cặn có 01mm

Bể điều hoà TK01, máy thổi khí AB02, máy bơm nước thải

50 m 3 máy thổi khí 3,5 m3/phút máybơm 06m 3 /h

= 4,25 Điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào, đưa nước thải về pH trung tính

Cụm xử lý hóa lý

TK02, bộ điều khiển và điện cực đo pH, máy bơm định lượng

04 máy bơm định lượng 60 ~ 75 lít/giờ

Trộn hóa chất tuần tự từ cột

01 đến cột 04 để xử lý; bộ điều khiển điều khiển bơm hóa chất DP1-2 theo pH; DP3-

4 bơm hóa chất theo chế độ cài đặt

TK03, bơm bùn WP2, máy gạt bùn AG

Lắng bùn và tách nước trong

Thiết bị xử lý chung của hệ thống

Công suất (m 3 /ngày) Điện năng (kW) Chức năng

Chứa nước từ bể lắng qua, ổn định lưu lượng để bơm sang bể bình lọc

Bình lọc áp lực cát

Tách các chất rắn lơ lửng ra khỏi nước

Bình lọc áp lực than hoạt tính

Tách các chất rắn lơ lửng ra khỏi nước

Bể chứa bùn TK06, bơm bùn

3,51 m 3 Ổn định nguồn nước sau xử lý; có thể bơm nước gia ven khử trùng (nếu cần)

3,51 m 3 Để cắm thiết bị quan trắc môi trường nước thải sau xử lý

Hệ thống quan trắc tự động

- Quy trình công nghệ

Hình 2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

- Công đoạn tiền xử lý nước thải sinh hoạt

+ Hố ga lọc rác TK00’:

Nước thải sinh hoạt từ bể tự hoại ba ngăn của các nhà vệ sinh và từ hố ga tách lọc rác bùn từ nước thải nhà ăn của cơ sở xử lý được đường ống nhựa PP 110 thu về hố ga lọc rác TK00’ của công đoạn tiền xử lý nước thải sinh hoạt Tại đây, nước thải được tách lọc rác và lắng đọng sơ bộ cặn bùn Nước thải trong hố ga được bơm WP0’ bơm sang bể điều hòa TK01’ theo chế độ tự động nhờ bộ điều khiển phao báo mức Khi nước thải trong hố đầy đến phao ở mức cao thì bơm tự khởi động Khi nước thải trong hố cạn đến phao mức thấp thì bơm tự tắt Rác và căn bùn được định kỳ thu gom

01 lần/tháng (kể cả hố ga nước thải nhà ăn) Rác và cặn bùn được phơi khô, sau chuyển đi thiêu hủy trong lò đốt

Nước thải trong bể điều hoà TK01’ được gom đủ lượng nước cho quá trình xử lý phía sau đạt hiệu quả Hai máy thổi khí AB01 và AB02 luân phiên nhau cấp thổi khí liên tục vào đáy bể điều hòa suốt quá trình vận hành để chất ô nhiễm trong nước thải luôn ở trạng thải lơ lửng (không cho lắng đọng xuống dưới đáy bể)

Thời gian nước thải lưu chứa trong giai đoạn này, dao động từ 2024 giờ, tùy mức độ và tỷ lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải cần được xử lý

Sau đó, nước thải từ bể điều hòa TK01’ được bơm WP1’ hút đẩy sang bể hiếu khí TK02’ Bơm WP1’ vận hành theo chế độ tự động nhờ bộ điều khiển phao báo mức Khi nước thải trong bể đầy đến phao ở mức cao thì bơm tự khởi động Khi nước thải trong bể cạn đến phao mức thấp thì bơm tự tắt

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

3.2.1.1 Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý

Khí thải của lò đốt chất thải công nghiệp được thu gom từ buồng đốt thứ cấp qua buồng lưu nhiệt vào hệ thống xử lý khí thải Buồng lưu nhiệt có D1050mm, LF00mm,

VHữu ích = 4,0m 3 , vỏ được làm bằng thép inox 304, lớp trong là bê tông chịu nhiệt dày 80mm

3.2.1.2 Công trình xử lý khí thải

Tên công trình: HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI cho dây chuyền lò đốt chất thải công nghiệp

3.2.1.2.1 Tên đơn vị thiết kế, thi công, giám sát thi công; nhà thầu xây dựng, Đơn vị thiết kế, lắp đặt thiết bị: Công ty TNHH Khoa học Công nghệ và Bảo vệ Môi trường, địa chỉ 2/8 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Nhà thầu xây dựng: Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Tài nguyên Môi trường, địa chỉ Khu tập thể Z176B, xá Dương Xá, Gia Lâm Hà Nội Đơn vị giám sát thi công: Công ty TNHH Khoa học Công nghệ và Bảo vệ Môi trường, địa chỉ 5BS6-10 The Manor Central Park Nguyễn Xiển, phường Đại Kim, Hoàng Mai Hà Nội, điện thoại 0915668415

3.2.1.2.2 Chức năng của công trình xử lý khí thải

Xử lý khí thải phát sinh từ dây chuyền lò đốt Khí thải sau xử lý đạt QCVN 30:2012/BTNMT và QCVN:02/2012/BTNMT

3.2.1.2.3 Quy mô, công suất, quy trình vận hành và chế độ vận hành của công trình

Hình 4.Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải lò đốt chất thải công nghiệp

Buồng giải nhiệt: 1500*L3000, 01 bơm nước giải nhiệt Qmax = 32,4 m 3 /h, Hmax = 40m

Tháp rửa khí (phun sương nước vôi): 1200, L3650, 01 bơm dung dịch nước vôi 12m 3 /h, cột áp 18mH2O

Quạt hút và dìm khí: công suất 80.000m 3 /h, cột áp 250 mmH2O, lồng bằng inox

304, cánh bằng inox 316, điều khiển bằng biến tần

Bể sục nước vôi: kích thước 5000*5000*2600, trong bể có giàn phân phối khí bằng composit dày 8ly; phao mức bằng điện để tự động điều chỉnh mức nước trong bể Tháp hấp thụ tách ẩm: 1500*L2430 Ống khói: 950*H21000; thang lên xuống, sàn thao tác lấy mẫu, cửa lấy mẫu; dây giằng bằng cáp lụa bọc nhựa, giằng 02 tầng, neo cáp bằng trụ bê tông cốt thép; hệ thống thu sét

- Quy trình công nghệ xử lý

Khí thải ra khỏi buồng lưu nhiệt  sẽ được chuyển đến buồng giải nhiệt 

Buồng giải nhiệt có tác dụng giải nhiệt của khí thải từ nhiệt độ cao đến nhiệt độ thấp hơn để giảm thiểu khả năng phá hủy thiết bị và quá trình xử lý phía sau Hiệu quả giải nhiệt của buồng khoảng 60%, trước khi vào tháp rửa khí  Buồng có các đường ống dẫn khí nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc trao đổi nhiệt với nước làm mát Các ống dẫn khí nhỏ được ngâm trong nước làm mát Nước làm mát từ bể 3A được máy bơm MB01 bơm qua buồng giải nhiệt với lưu lương lớn Tại đây thực hiện quá trình trao đổi nhiệt giữa khí thải, thành thép của các ống dẫn khí và nước để hạ nhiệt độ khí thải xuống khoảng 400C trước khi đi vào tháp rửa khí Khi sử dụng nước làm mát sẽ sinh ra nước nóng do quá trình trao đổi nhiệt sẽ được giải nhiệt và sử dụng tuần hoàn hoặc sử dụng cho các mục đích khác nhau trong nhà máy Nước làm mát sau khi nhận nhiệt từ thành các ông dẫn nhỏ do khí lò truyền cho sẽ nóng lên và đi ra khỏi buồng giải nhiệt theo ống dẫn trở về ngăn 1A của bể nước làm mát tuần hoàn 1A-3A Nước nóng sẽ được giải nhiệt tại ngăn 1A nhờ giàn mưa, sau chảy về ngăn 3A để chờ bơm tuần hoàn bơm nước trở lại buồng giải nhiệt Khí lò đã được giải nhiệt đi sang tháp rửa khí

+ Tháp rửa khí  (xử lý cấp 1):

Tháp có tác dụng xử lý sơ bộ khí thải Tháp rửa khí cấu tạo bằng một khoang rỗng hình tròn, có lắp sàng lưới bằng thép inox316 ở bên trong và thường xuyên được tưới nước trong quá trình hoạt động

Nước vôi được máy bơm MB02 bơm từ bể 3B dẫn đến vòi phun sương phun nước vôi từ trên xuống, ngược chiều với khí thải đi từ dưới lên Hai dòng vật chất đi ngược chiều nhau nên hiệu quả xử lý đạt rất cao Các chất ô nhiễm (SO2, HF, HCl…), bụi và nhiệt của khí lò khi đi qua sàng lưới inox tiếp xúc với bề mặt ướt của nước vôi (dung dịch Ca(OH)2), được giữ lại và được lôi cuốn theo dòng nước vôi xuống khoang chứa bên dưới và xả ra định kỳ dưới dạng bùn thải Đồng thời, quá trình tiếp xúc giữa dòng khí và dung dịch nước vôi sẽ xảy ra các phản ứng giữa chất ô nhiễm với dung dịch hấp thụ tạo thành các muối tách ra khỏi dòng khí Nước sữa vôi đi vào ngăn 1B của bể nước vôi xử lý khí 1B-02-3B; khí thải tiếp tục được quạt  hút đẩy dìm vào bể sục nước vôi

 Tại bể nước vôi xử lý khí 1B-02-3B, nước được giải nhiệt bằng giàn mưa của ngăn 1B, tách cặn tại ngăn 02 và chảy sang ngăn 3B để chờ máy bơm MB02 bơm tuần hoàn trở lại tháp rửa khí Nước và vôi thường xuyên được bổ sung sao cho đảm bảo lượng nước ở khoảng mức cố định và độ pH nằm trong khoảng 710 Khí thải ra khỏi tháp rửa khí có nhiệt độ khoảng 80-100C được quạt hút-dìm khí thải  hút và dìm vào bể sục nước vôi  Bể nước rửa vôi rửa khí được tổng vệ sinh thay nước định kỳ 01 lần/tháng Nước thải được đưa vào xử lý trong hệ thống xử lý nước thải, bùn thải được chuyển làm nguyên liệu sản xuất khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng

+ Quạt hút-dìm khí thải :

Là quạt ly tâm cao áp (cột áp 250 mmH2O, công suất 80.000m 3 /h) có tác dụng hút khí từ trong lò, sau khi đi qua buồng giải nhiệt, qua tháp rửa khí khắc phục trở lực của dòng khí thải trên đường ống dẫn từ lò đến ống khí, tạo ra áp suất âm ở buồng đốt sơ cấp và thứ cấp tránh tình trạng khí thoát ra khỏi lò trong quá trình thiêu đốt Khí thải được quạt hút-dìm  dìm khí ngập vào trong bể sục nước vôi  Lưu lượng quạt được điều chỉnh linh hoạt bằng biến tần để phù hợp với tốc độ cháy trong lò, đảm bảo chế độ áp suất âm trong lò, không hút ra quá nhanh làm tổn thất nhiệt trong lò, nhưng cũng không quá chậm làm khí phì ra cửa ảnh hưởng đến sức khỏe người vận hành

+ Bể sục nước vôi  (xử lý cấp 2):

Bề có chức năng để dìm vào trong nước vôi nhờ quạt hút hút khí thải  Trong bể nước vôi bố trí dàn phân phối để khí phân tán đều trong nước vôi Với công nghệ này khí được rửa sạch hoàn toàn bụi và chất ô nhiễm (SOx, NOx, CO,…) Tiếp theo khí thải từ trong nước đi lên không gian trống trong bể Không gian trống này dưới tác dụng của quạt hút cũng bão hòa hơi nước nên khí thải lại được rửa sạch lần cuối trước khi thoát ra khỏi bể để đi vào tháp tách ẩm-hấp thụ bằng than hoạt tính Công suất quạt hút được tính toán phù họp với lưu lượng khí lò và có cột áp cao để có thể dìm được khí xuống nước ở độ sâu 50-100mm

Bể được định kỳ bảo dưỡng thay nước vôi và nạo vét bùn 01 tháng/lần Nước thải được đưa vào xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải của Công ty Bùn thải được chuyển làm nguyên liệu sản xuất khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng

+ Tháp tách ẩm-hấp phụ (11):

Tháp có chức năng tách ẩm (hơi nước) và hấp thụ dioxins/furans, hơi thủy ngân, khử mùi ra khỏi khí lò Đây là phương pháp phân ly khí dựa vào sự hấp phụ của than (các bon) hoạt tính Than hoạt tính là một chất hấp phụ rất tốt, với cấu trúc rắn xốp, không phân cực và có bề mặt riêng rất lớn, do quá trình hoạt hóa, bên trong than là triệu triệu lỗ hổng không đồng đều và rất phức tạp (những vi tinh thể graphit sắp xếp hỗn độn một cách tự nhiên với diện tích bề mặt có thể lên tới hơn 700m 2 /g) nên tác dụng hấp phụ tốt đối với các chất không phân cực ở dạng khí và dạng lỏng gần như là tuyệt đối Với cấu trúc cacbon và bề mặt hấp thụ siêu lớn, than hoạt tính thường được sử dụng khử mùi, khử hơi độc trong lò đốt chất thải công nghiệp Ô nhiễm mùi là một trong những vấn đề phức tạp nhất của ô nhiễm không khí Vì ô nhiễm mùi mang cả 3 tính chất: vật lý, hóa học, sinh học Các chất có mùi khuếch tán rất nhanh trong không khí, dễ bay hơi, dễ hấp thụ trên bề mặt nhạy cảm của khứu giác, kèm theo những phản ứng hóa học khác nhau, tạo xung điện sinh học theo thần kinh khứu giác khuếch đại chuyển nên não Vì vậy, ô nhiễm mùi rất nguy hiểm cho con người và cần thiết cần phải được xử lý

Trong quá trình vận hành thì các phần tử khí gây ô nhiễm môi trường sẽ bị giữ lại khi tiếp xúc với bề mặt vật liệu hấp phụ Tháp tách ẩm-hấp phụ là một trong những tháp xử lý khí thải được sử dụng rộng rãi để khử ẩm, khử mùi, khử độc (SO2,

Khí thải từ bể nước vôi đi vào tháp tách ẩm-hấp thụ Hơi nước được tách trong tháp chảy xuống đáy tháp và theo đường ống vào bể nước vôi

Khí sau khi tách ẩm đi qua lớp than hoạt tính để hấp thụ các dioxins/furans, hơi thủy ngân, khử mùi và các chất ô nhiễm hữu cơ khác còn lại Than hoạt tính dưới dạng bột

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

3.3.1 Công trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường

Xem mục 3.4, công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại của Công ty cũng đồng thời lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường

3.3.2 Công trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư

Xem mục 3.4, công trình xử lý chất thải nguy hại của Công ty cũng đồng thời xử chất thải rắn công nghiệp thông thường tự phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư

3.3.3 Biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường khác

Trong trường hợp CTRCNTT tập kết về nhiều, cơ sở xử lý hết kho có mái che, Công ty ty sẽ tập kết trên sân bê tông và tiến hành phủ bạt, kè ngăn không cho gió và nước mưa chảy tràn vào chất thải để tránh hiện tượng chất thải phát tán ra môi trường xung quanh.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

3.4.1 Dự báo về khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)

Mã CTNH kg/năm kg/tháng

Theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH (mã số QLCTNH: 30.000541.T) ngày 14/06/2019 do Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương cấp thì có một số mã chất thải phát sinh trong quá trình vận hành (theo bảng dưới đây) Nhưng hiện nay Công ty đã đầu tư dây chuyền chế biến khoáng chất tổng hợp, lò đốt chất thải công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải nên các chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành này đều được xử lý nội bộ tại cơ sở xử lý của Công ty:

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/bùn)

Số lượng trung bình (kg/năm)

Phương án xử lý nội bộ

Than hoạt tính đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải của hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang

Lò đốt chất thải công nghiệp

Chất thải nhiệt phân có các thành phần nguy hại

– cặn đáy tháp chưng cất dầu thải, cặn đáy bồn phản ứng, bồn khử mùi, bồn lắng

Bao bì cứng thải bằng kim loại dính nhiễm thành phần nguy hại

Bao bì cứng thải bằng nhựa dính nhiễm thành phần nguy hại

Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau thải bị nhiễm các thành phần nguy hại

3.4.2 Công trình lưu giữ chất thải nguy hại

Lắp đặt dây chuyền xử lý chất thải (dây chuyền chế biến khoáng chất, hệ thống tái chế dầu thải, hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang thải) và lưu chứa chất thải phục vụ sản xuất cho các dây chuyền Nguyên liệu sau khi được sơ chế (đảo trộn sơ bộ bằng máy xúc lật trên sân chứa, nếu cần hoặc lắng lọc để loại bỏ tạp chất) và được chuyển dần vào Xưởng sản xuất 5.0 để phục vụ sản xuất

3.4.2.1.2 Thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

- Diện tích: 2.414m 2 và được phân thành các khu chức năng sau:

TT PHÂN KHU CHỨC NĂNG Số lượng

Xưởng sản xuất 5.0 được phân thành các khu chức năng: 01 2.414,0

1 - Khu 5.1: Lắp đặt dây chuyền chế biến khoáng chất 01 900.0

2 - Khu 5.2: Kho lưu giữ tạm thời một lượng nguyên liệu 01 900.0

3 - Khu 5.3: Kho lưu giữa chất thải nội bộ (kho 4.1** cũ) 01 54.0

4 - Khu 5.4: Kho lưu chứa chất thải nguy hại (kho 4.1-1 cũ) 01 210.0

5 - Khu 5.5: Hệ thống tái chế dầu thải và hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang thải 01 350.0

Hình 5 Sơ đồ phân khu chức năng xưởng X5.0

+ Khu xưởng 5.15.2 có diện tích 1.800 m 2 : dài 60m, rộng 30m, cao 6m so với cốt san nền Nền bê tông M200 dày 200mm, dưới bê tông là lớp đá base dày 300mm hệ số đầm chặt K=0,97, tiếp là lớp cát dày 300mm hệ số đầm chặt k=0,95, dưới cùng là đất san nền được đầm chặt K=0,90 Nền có đê bao cao 50mm và hố ga thu hồi chất thải lỏng 0,8 m 3 , tránh làm rò rỉ chất thải ra bên ngoài trong quá trình hoạt động chế biến, hoặc quá trình vệ sinh nhà xưởng Tường bao che ốp tôn ở những khu vực cần thiết Cột kèo bằng thép tiền chế, xà gồ bằng thép U dập 200, mái bằng tấm lợp tôn Xưởng có 04 cửa tôn, mỗi cửa 02 cánh

+ Khu xưởng 5.35.5 (5.3 – kho 4.1** cũ, 5.4 – kho 4.1-1 cũ, 5.5 kho 4.1-2 cũ và khu 4.1* cũ) 614 m 2 : dài 40,93m, rộng 15m, cao +6m so với cốt san nền, nền bê tông M200 dày 200mm, dưới bê tông là lớp đá base dày 300mm hệ số đầm chặt K=0,97, tiếp là lớp cát dày 300mm hệ số đầm chặt k=0,95, dưới cùng là đất san nền được đầm chặt K=0,90 Kết cấu hệ cột BTCT, phần mái hệ vì kèo và xà gồ bằng thép tiền chế, mái bằng tấm lợp kim loại, tường bao cao 0,8m bằng bê tông cốt thép, phần trên ốp tôn, phân khu từng loại riêng biệt, có đê bao và hố ga thu hồi tránh làm rò rỉ chất thải ra bên ngoài trong quá trình xử lý, lưu giữ CTNH, hoặc quá trình vệ sinh kho

Lắp đặt dây chuyền lò đốt (gồm các công đoạn: sơ chế chất thải rắn công nghiệp thông thường; lò đốt chất thải công nghiệp) và lưu giữ tạm thời một lượng chất thải phục vụ dây chuyền Chất thải sau khi phân loại, sơ chế thì những phần không được tận thu sẽ được phối trộn, đảo trộn sơ bộ bằng máy xúc lật (nếu cần) và được lưu chứa trong các khu vực lưu chứa chất thải của Xưởng sản xuất 7.0 để thiêu hủy trong lò đốt

3.4.2.2.2 Thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

- Xưởng sản xuất 7.0 được phân thành 03 khu chức năng:

+ Khu 7.1 lắp đặt dây chuyền sơ chế và lưu chứa CTRCNTT (băm tái vải mút da vụn)

+ Khu 7.2 lắp đặt dây chuyền lò đốt và lưu chứa chất thải thiêu hủy trong lò đốt thu gom từ các chủ nguồn thải ngoài Công ty và chất thải phát sinh nội bộ từ dây chuyền sơ chế CTRCNTT, dây chuyền tái chế dầu thải, chất thải rắn sinh hoạt,

Hình 6 Sơ đồ phân khu chức năng xưởng X7.0

PHÂN KHU CHỨC NĂNG Số lượng

Xưởng sản xuất 7.0 được phân thành 03 khu chức năng, trong đó:

- Khu 7.2: Lò đốt chất thải công nghiệp

Xưởng sản xuất 7.0 dài 54m, rộng 20m, cao 6m so với cốt san nền Tổng diện tích là 1.080m 2 , trong đó có phần có mái che là 552m 2 , phần không có mái che là 528m 2 Nền bê tông M200 dày 200mm, dưới bê tông là lớp đá base dày 300mm hệ số đầm chặt K=0,97, tiếp là lớp cát dày 300mm hệ số đầm chặt k=0,95, dưới cùng là đất san nền được đầm chặt K=0,90 Nền có đê bao cao 50mm và hố ga thu hồi chất thải lỏng 0,8 m 3 , tránh làm rò rỉ chất thải ra bên ngoài trong quá trình hoạt động chế biến, hoặc quá trình vệ sinh nhà xưởng Tường bao che ốp tôn ở những khu vực cần thiết Phần có mái che, cột kèo bằng thép tiền chế, xà gồ bằng thép U dập 200, mái bằng tấm lợp tôn Xưởng có 03 cửa tôn, mỗi cửa 02 cánh

3.4.3 Công trình xử lý chất thải nguy hại (phát sinh trong khuôn viên dự án đầu tư và thu ngom từ các chủ nguồn thải bên ngoài về xử lý)

3.4.3.1 Dây chuyền chế biến khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng - Cở sở xử lý, đã được cấp phép, có đăng ký bổ sung Công đoạn làm giàu kim loại/ô xít kim loại nhiễm từ bằng phương pháp ướt

Công đoạn chế biến khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng – đã được cấp phép: Chế biến khoáng chất tổng hợp (KC-Ca, KC-Si, KC-Fe-1, KC-Fe-2, PG-SFA, phụ gia hoạt tính, ) phục vụ công nghiệp xi măng Đảm bảo các sản phẩm khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng đáp ứng "Yêu cầu đối với chất thải nguy hại trước khi nạp vào đồng xử lý trong lò nung xi măng" theo Phụ lục 2 -

QCVN41:2011/BTNMT và các thành phần nguy hại khác không vượt ngưỡng theo QCVN 07/2009/BTNMT

Công đoạn làm giàu kim loại/ô xít kim loại nhiễm từ bằng phương pháp ướt – đăng ký bổ sung: Tận thu kim loại/ô xít kim loại làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp thích hợp từ nguyên liệu là chất thải (CTNH và CTRCNTT) của các ngành công nghiệp khác (bùn, cặn bã, đất, cát, thủy tinh, xỉ, tro, ) Đảm bảo các sản phẩm kim loại/ô xít kim loại đạt yêu cầu kỹ thuật cơ sở và các thành phần nguy hại vô cơ không vượt ngưỡng theo QCVN 07/2009/BTNMT

YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHẤT THẢI NGUY HẠI TRƯỚC KHI NẠP VÀO ĐỒNG XỬ LÝ TRONG LÒ NUNG XI MĂNG

Nguồn: Phụ lục 2 - QCVN41:2011/BTNMT QCVN07:2009/BTNMT - Bảng 2: Các thành phần nguy hại vô cơ

TT Thành phần nguy hại (1) Công thức hoá học

Ngưỡng CTNH Hàm lượng tuyệt đối cơ sở,

Nhóm kim loại nặng và hợp chất vô cơ của chúng

(tính theo nguyên tố kim loại)

3 Bari (Barium) trừ bari sunphat

TT Thành phần nguy hại (1) Công thức hoá học

Ngưỡng CTNH Hàm lượng tuyệt đối cơ sở,

Molybden (Molybdenum) trừ molybden disunphua

15 Crom VI (Chromium VI) (#)(2) Cr 100 5

Các thành phần vô cơ khác

17 Muối florua (Fluoride) trừ canxi florua (calcium floride) F _ 3.600 180

Bột khoáng chất tổng hợp thành phẩm phù hợp làm nguyên liệu hoặc phụ gia điều chỉnh nguyên liệu sản xuất clinker xi măng:

Bảng 4 Thành phần hóa của các khoáng chất phục vụ công nghiệp xi măng

TT Nguyên liệu Sản phẩm SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO SiO3

Bùn thải, cặn bã thải từ hệ thống xử lý khí thải, nước thải + Đá thải, thạch cao không chứa thành phần nguy hại

TT Nguyên liệu Sản phẩm SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO SiO3

Bùn thải của ngành gốm sứ + Thủy tinh, cát, kính thải không chứa thành phần nguy hại

Bùn thải của ngành gia công cơ khí có chứa thành phần nguy hại

4 Xỉ và tro đáy + Tro bay của ngành luyện kim KC-Fe-2 2,3-

5 Tro bay nhiệt điện PG - SFA 30-

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án cơ sở chế biến khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng năm 2011 của DRET

Bảng 5 Tiêu chuẩn sản phẩm của Thành Công:

So sánh giữa thành phần sản phẩm theo bảng "Thành phần hóa của các khoáng chất phục vụ công nghiệp xi măng" của DRET với Tiêu chuẩn sản phẩm của Thành

Sản phẩm KC-Ca của DRET có CaO = 34-44% gần tương ứng với Đá vôi loại 2 của Thành Công có CaO = 50% (CaCO3  89%) - Công ty sẽ đăng ký tiêu chuẩn cơ sở với CaO = 45-65%

Sản phẩm KC-Si của DRET có SiO2 = 56-66% tương ứng với Đất sét thông thường loại 2 của Thành Công có SiO2 = 55-75%

Sản phẩm KC-Fe-1 của DRET có Fe2O3 = 45-51% tương ứng với Quặng sắt loại 1 của Thành Công có Fe2O3  45%

Sản phẩm KC-Fe-2 của DRET có Fe2O3 = 31,5-41,5% tương ứng với Quặng sắt loại 3 của Thành Công có Fe2O3  35-40%

Sản phẩm PG-SFA của DRET có SiO2 0-45%, Al2O3 = 20-30%, gần tương ứng với Đất sét thông thường loại 2 của Thành Công có SiO2 U-75%, Al2O3 = 20-22% - Công ty sẽ đăng ký tiêu chuẩn cơ sở với SiO2 E-65%, Al2O3 = 20-22%

Tiêu chuẩn bột ô xít sắt Fe 2 O 3 :

- Sản xuất gang thép: Fe2O3  55% - Sản xuất xi măng: Fe2O3 < 55%

3.4.3.1.2 Công suất, quy mô, kích thước, thông số kỹ thuật cơ bản

Theo bảng "Quy mô, kích thước" bên dưới, thì công suất của cả dây chuyền phụ thuộc vào công suất của thiết bị nhỏ nhất trong dây chuyền, đó là công suất Vít tuyển xoắn 20 tấn/h, nhưng để phù hợp với công suất 24.000 tấn/năm theo Quyết định 2328/QĐ-BTNMT ngày 13/12/2011 phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án cơ sở chế biến khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng, Công ty tính công suất của dây chuyền là (12m 3 /h * 1,377 tấn/m 3 ) = 16,524 tấn/h, với 1,377 tấn/m 3 là tỉ trọng trung bình của phối liệu khoáng chất (tỉ trọng trung bình của đất sét là 1,45 tấn/m 3 , tỉ trọng trung bình của bùn thải 1,34 tấn/m 3 , tỉ trọng trung bình của tro xỉ 1,28 tấn/m 3 )

(12m 3 /h * 1,377 tấn/m 3 ) * 6h/ngày * 22 ngày/tháng *11 tháng/năm  24.000 tấn/năm Khối lượng nguyên liệu chất thải đầu vào ước tính là :

+ Tạp chất lần trong chất thải (giẻ lau, gạch đá, ) là 6,5%

+ Loại bỏ độ ẩm trung bình trong chất thải từ 32% xuống 9% là 23%

Trong 34.040 tấn/năm ước tính có :

+ Khối lượng CTNH (80%) : 27.000 tấn/năm

+ Khối lượng CTRCNTT (20%) : 7.000 tấn/năm

TT TÊN THIẾT BỊ Số lượng

Công suất (tấn/h) Chức năng

Công đoạn chế biến khoáng chất tổng hợp Đã được cấp phép

1 Phễu cấp liệu 19,2 m 3 01 3000x4000x1600 120 Cấp nguyên liệu chính

2 Băng tải B600 04 600 120 Vận chuyển nguyên liệu

4 Máy đập búa đánh tơi 01 1000x1000 60 Làm bung lớp

5 Máy tuyển từ 01 350x750 30 Tách sắt

Tuyển kim loại hoặc ô xít kim loại

TT TÊN THIẾT BỊ Số lượng

Công suất (tấn/h) Chức năng

Công đoạn làm giàu kim loại/ô xít kim loại nhiễm từ bằng phương pháp ướt Đăng ký bổ sung

8 Phễu cấp liệu 16 m 3 01 3800x3800x3100 10 Cấp nguyên liệu

9 Băng tải B600 04 6000*1020*2600 10 Vận chuyển nguyên liệu

Tách kim loại/ô xít kim loại nhiễm từ

Bơm nước cấp cho máy nghiền bi, máy tuyển từ

3.4.3.1.3 Quy trình công nghệ

3.4.3.1.3.1 Công đoạn chế biến khoáng chất tổng hợp – đã được cấp phép:

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư:

+ Nguồn số 01: Dây chuyền chế biến khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng, máy phát sinh tiếng ồn, rung chính là máy nghiền bi Công ty đã sử dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung là lắp tôn có lớp xốp bao che kín máy nghiển, trồng cây xanh xung quanh xưởng đặt máy nghiền để giảm thiểu tiếng ồn, lắp đệm giảm trấn ở các chân đế của máy nghiền để giảm độ rung; biện pháp bảo vệ cá nhân là nút bịt tai với công nhân vận hành dây chuyền chế biến khoáng chất tổng hợp và công nhân làm việc gần khu vực dây chuyền này

+ Nguồn số 02: Hệ thống tái chế dầu, nhớt thải kèm theo hệ thống xử lý khí thải - máy phát sinh tiếng ồn, rung chính là quạt hút khí thải và máy rửa phuy

Công ty đã sử dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung là lắp tôn có lớp xốp bao che kín quạt hút khí thải, trồng cây xanh xung quanh xưởng đặt các máy, thiết bị này để giảm thiểu tiếng ồn, lắp đệm giảm trấn ở các chân đế của quạt hút, máy rửa phuy để giảm độ rung; biện pháp bảo vệ cá nhân là nút bịt tai với công nhân vận hành dây chuyền tái chế dầu thải

+ Nguồn số 03: Hệ thống lò đốt chất thải công nghiệp, kèm theo hệ thống xử lý khí thải - máy phát sinh tiếng ồn, rung chính là quạt hút khí thải

Công ty đã sử dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung là lắp tôn có lớp xốp bao che kín quạt hút khí thải, trồng cây xanh xung quanh xưởng đặt lò đốt để giảm thiểu tiếng ồn, lắp đệm giảm trấn ở các chân đế của quạt hút để giảm độ rung

+ Nguồn số 04: Hệ thống xử lý nước thải – tiếng ôn, rung phát sinh không đáng kể Công ty đã sử dụng các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung là trồng cây xanh xung quanh xưởng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để giảm độ rung

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn (nếu có) áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung của dự án đầu tư: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn,

QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

3.6.1 Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải

Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải gồm có bể chứa TK10 05 m 3 và các tank chứa 1,0m 3

- Giải pháp ứng phó sự cố khi hệ thống nước thải bị hỏng hoặc xử lý không đạt yêu cầu:

+ Hệ thống nước thải bị hỏng: nước thải sẽ được xả hết vào bể chứa TK10 5,0m 3 và các tank 1,0 m 3 để sửa chữa hệ thống xử lý; sau khi hệ thống xử lý nước thải được sửa chữa xong, nước thải từ bể chứa TK10 và các tank sẽ được hút vào bể đầu vào TK01 để xử lý lại

+ Nước thải xử lý không đạt yêu cầu: nước thải từ các bể chứa TK07, TK08 và TK10 sẽ được hút ngược về bể đầu vào TK10 để xử lý lại

3.6.2 Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải

Cơ sở xử lý không có công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải

- Với lò đốt chất thải công nghiệp: Khi lò đốt chất thải công nghiệp gặp sự cố (như mất điện, hỏng quạt hút khí thải,…) thì khí thải sẽ được xả qua van xả tắt từ lò đốt ra ống khói để ra môi trường Đồng thời, lò đốt phải dừng hoạt động ngay để khắc phục sự cố Đảm bảo sự cố phải khắc phục xong mới được vận hành lò đốt trở lại

- Với hệ thống tái chế dầu thải: Khi tháp chưng cất gặp sự cố (như mất điện, hỏng quạt hút khí thải,…) thì khí thải vẫn xả tự nhiên đi qua hệ thống xử lý khí thải để qua ống khói ra môi trường Đồng thời, tháp chưng cất phải dừng hoạt động ngay để khắc phục sự cố Đảm bảo sự cố phải khắc phục xong mới được vận hành trở lại

3.6.3 Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu

Xưởng 5.5 dùng để lưu giữ dầu thải và lắp đặt hệ thống tái chế thải, có các công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu:

- Chức năng: Để ngăn chất thải lỏng không phát tán ra ngoài

- Quy mô, công suất, các thông số kỹ thuật cơ bản:

Cửa nhà xưởng 5.5 được xây đê bao cao 50 mm, rộng 300mm để ngăn dầu thải phát tán từ trong nhà xưởng ra ngoài môi trường trong trường hợp bao bì bị hỏng hoặc xảy ra sự cố tràn

3.6.3.2 Ống và rãnh thu gom cặn dầu thải từ các bồn chứa và xử lý Ống thu hồi chất thải bằng thép Φ110, rãnh thu hồi rộng 300mm, sâu 100-150mm,

02 hố thu tại các điểm dốc nhất trong xưởng X5.5

Hố thu ở cửa xưởng 5.5, khu vực lắp đặt hệ thống xử lý dầu thải và hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang, dung tích 0,61m 3 kích thước 0,80x1,00x0,76m Hố thu này được xây bằng gạch và trát vữa chống thấm, có miệng rộng nên rất dễ dàng thu hồi chất thải lỏng khi bị rò rỉ và dễ dàng cho việc bơm, hút chất thải lỏng và nạo vét cặn/bùn vào phuy chứa để vận chuyển đến nơi xử lý Ống thu gom cặn dầu lẫn nước Đê bao và hố thu 01 Đê bao và hố thu 02

Vác ngăn và đê bao giữa khu lưu giữ CTNH và khu lắp đặt hệ thống xử lý

3.6.4 Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự môi trường khác

3.6.5 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác

Biện pháp phòng ngừa sự cố cháy nổ, an toàn hóa chất đã được phê duyệt – Xem Mục 2.10.10 của Phụ lục 2.10.

Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Bảng 9 Bảng tóm tắt các nội dung thay đổi so với quyết định thẩm duyệt ĐTM

Các nội dung của báo cáo và Yêu cầu của Quyết định phê duyệt ĐTM

2328/QĐ-BTNMT Đã đầu tư và thực hiện vận hành

1 Phạm vi, quy mô, công suất của Dự án

(Quyết định phê duyệt ĐTM)

1.1 Tái sử dụng phế thải công nghiệp

(bao gồm chất thải nguy hại và không nguy hại) để sản xuất khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng, công suất 24.000 tấn/ năm Đã thực hiện - có thay đổi so với ĐTM là thay lọc bụi cyclon bằng lọc bụi túi

1.2 Thu hồi kim loại từ bùn thải, nước thải mạ công suất 10 m 3 /ngày Chưa thực hiện

1.3 Tái chế dầu thải công suất 5.000 lít dầu thành phẩm/ngày và tái chế mỡ thải, công suất 5.000 kg/ngày Đã thực hiện - không có thay đổi so với ĐTM (đã cấp phép)

1.4 Thiêu hủy, xử lý chất thải công nghiệp/ nguy hại bằng lò đốt chuyên dụng công suất 200kg/ giờ Đã thực hiện - không có thay đổi so với ĐTM

1.5 Xử lý bóng đèn chứa thủy ngân, công suất 50 bóng/giờ Đã thực hiện - không có thay đổi so với ĐTM (đã cấp phép)

2 Thực hiện các nội dung của Báo cáo ĐTM

Mục 4.1.3.3.6.a Hệ thống xử lý nước thải sản xuất (trang 169), công suất 50 m 3 /ngày Đã thực hiện - không có thay đổi so với ĐTM

Mục 4.1.3.3.6.b Xử lý nước thải sinh hoạt

Các hạng mục đã thực hiện

Do phân khúc đầu tư, hiện nay Công ty đã đầu tư xây dựng các hạng mục:

- (1.1) Tái sử dụng chất thải công nghiệp (bao gồm chất thải nguy hại và không nguy hại) để sản xuất khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng, công suất 24.000 tấn/năm – đã được cấp phép

- (1.3) Hệ thống tái chế dầu thải – đã được cấp phép

- (1.4) Tiêu hủy chất thải bằng lò đốt chất thải công nghiệp, công suất 200 kg/giờ – đăng ký bổ sung

- (1.5) Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang thải – đã được cấp phép

- (4.1.3.3.6.a) Hệ thống xử lý nước thải sản xuất và (4.1.3.3.6.b) nước thải sinh hoạt; chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và thiêu đốt trong lò đốt chất thải công nghiệp – đăng ký bổ sung

Các hệ thống và dây chuyền này, chỉ có bộ phận lọc bụi của dây chuyền tái sử dụng phế thải công nghiệp có thay đổi so với Báo cáo Đánh giá tác động môi trường là thay lọc bụi cyclon bằng lọc bụi túi Lý do là lọc bụi túi có công nghệ tiên tiến hơn lọc bụi cyclon, phù hợp với xu thế hiện nay và dễ vận hành hơn; hơn nữa dây chuyền tái sử dụng phế thải công nghiệp có sử dụng nguyên liệu là bùn, đất thải, sẽ có các hạt sét có tính kết dính mà lọc bụi cyclon không thu được, nhưng lọc bụi túi lại rất phù hợp Còn các phần khác không có thay đổi, bổ sung so với Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Trong quá trình vận hành các hệ thống này, Công ty sẽ thu hồi nước thải sản xuất và thu gom chất thải rắn mà không tự xử lý được để chuyển sang Công ty Cổ phần Sản xuất Vật liệu Xây dựng Thành Công III thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công (Hợp đồng liên doanh liết kết chuyển giao chất thải nguy hại số 03.21/HĐLK/TC-DRET ngày 10/06/2021, Công văn 4102 V/v liên kết chuyển giao chất thải nguy hại DRET- Thành Công, ngày 22/07/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) hoặc Công ty Cổ phần Hòa Anh (Hợp đồng nguyên tắc số 26/2021.HĐNT/HA-DRET ngày 10/06/2021, Công văn 4362 V/v liên kết chuyển giao chất thải nguy hại DRET-Hòa Anh, ngày 03/08/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) để xử lý Còn nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải (đạt QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 14/2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt) thu về bể chứa và nước mưa chảy tràn thu về hồ điều hòa sẽ được tái sử dụng vào mục đích sản xuất, mà không thải ra ngoài môi trường dưới mọi hình thức Theo ĐTM nước thải xử lý xong thải ra ngoài môi trường, nhưng thực tế hiện nay được tái sử dụng vào sản xuất Lý do là hiện nay Cụm công nghiệp Phú Thứ không có hệ thống thu gom nước thải và nước mưa chảy tràn, hơn nữa Công ty cần một lượng nước phục vụ cho sản xuất (nước xử lý khí thải lò đốt chất thải công nghiệp, nước rửa phương tiện vận chuyển và dụng cụ thu gom chất thải, ), mà lượng nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải vẫn chưa đủ cung cấp, Công ty phải bổ sung thêm nguồn nước mưa chảy tràn từ hồ điều hòa để phục vụ sản xuất

Còn các hạng mục khác chưa đầu tư là:

- (1.2) Thu hồi kim loại từ bùn thải, nước thải mạ, công suất 10 m3/ngày

Hạng mục này Công ty đang tìm nguồn vốn vay và sẽ đầu tư sau, chúng không làm thay đổi hoặc bổ sung so với Báo cáo Đánh giá tác động môi trường được phê duyệt tại Quyết định số 2328/QĐ-BTNMT ngày 13/12/2011

Ghi chú: Các chỉ số trong ngoặc đơn (…) là các mục trong Quyết định số 2328/QĐ-BTNMT ngày 13/12/2011.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải

4.1.1.1 Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt

- Nguồn số 01: Nhà ăn ca và nhà vệ sinh công nhân, 2,5 m 3 /ngày

- Nguồn số 02: Nhà vệ sinh văn phòng, 0,5 m 3 /ngày

4.1.1.2 Nguồn phát sinh nước thải công nghiệp

Nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất của của cơ sở xử lý và nước thải thu gom từ các chủ nguồn thải bên ngoài (được thu gom về hệ thống xử lý nước thải, công suất thiết kế 60 m 3 /ngày để xử lý, trong đó nước thải sản xuất là 50 m 3 /ngày, nước thải sinh hoạt là 10 m 3 /ngày), bao gồm:

- Nguồn số 03: Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý bóng đèn, lưu lượng lớn nhất là 0,1 m 3 /ngày

- Nguồn số 4: Nước thải phát sinh từ hệ thống tái chế dầu thải, lưu lượng lớn nhất là 0,4 m 3 /ngày

- Nguồn số 5: Nước thải phát sinh từ công đoạn súc rửa bao bì (thùng phuy, can nhựa, thùng sắt các loại…), lưu lượng lớn nhất là 1,0 m 3 /ngày

- Nguồn số 6: Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí hải của lò đốt chất thải công nghiệp, lưu lượng lớn nhất là 2,0 m 3 /ngày

- Nguồn số 7: Nước thải phát sinh từ khu vực rửa xe, lưu lượng lớn nhất là 1,5 m 3 /ngày

- Nguồn số 8: Nước thải phát sinh từ vệ sinh nhà xưởng, lưu lượng lớn nhất là 1,0 m 3 /ngày

4.1.1.3 Nước thải, chất thải lỏng thu gom từ các chủ nguồn thải bên ngoài

- Nguồn số 9: Nước thải, chất thải lỏng thu gom từ các chủ nguồn thải bên ngoài, lưu lượng lớn nhất là 44,0 m 3 /ngày

4.1.2 Dòng nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải

4.1.2.1 Nguồn tiếp nhận nước thải

Không có Cơ sở xử lý của Công ty không xả thải ra môi trường, mà thu gom về bể chưa 05 m 3 để tái sử dụng cho sản xuất

4.1.2.2 Vị trí xả nước thải

4.1.2.3 Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 60 m 3 /ngày.đêm

4.1.2.4 Chế độ xả nước thải

Xả gián đoạn bằng bơm có lắp phao điều khiển tự động

4.1.3 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải

Chất lượng nước thải sau xử lý tại bể quan trắc phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B (Kq=0,9, Kf=1,1), cụ thể như sau:

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

1 Lưu lượng m 3 /ngày 60 Không thuộc Thực hiện

TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính

Giá trị giới hạn cho phép

Tần suất quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

2 Nhiệt độ o C 40 đối tượng quan trắc nước thải định kỳ do đã lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (quy định tại điểm b khoản

2 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ- CP) quan trắc tự động, liên tục

Không thực hiện quan trắc tự động, liên tục

29 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/L 0,099

30 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ mg/L 0,99

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

- Nguồn số 01: Khí thải của Hệ thống tái chế dầu thải

- Nguồn số 02: Khí thải của Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang thải

- Nguồn số 03: Khí thải của Lò đốt chất thải công nghiệp

4.2.1 Lưu lượng xả khí thải tối đa

TT NGUỒN THẢI Lưu lượng xả khí thải tối đa (m 3 /h)

1 Khí thải của Hệ thống tái chế dầu thải 05

2 Khí thải của Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh 01 quang thải

3 Khí thải của Lò đốt chất thải công nghiệp 12

Số lượng dòng khí thải sau xử lý được xả ra môi trường đề nghị cấp phép là 03 dòng

4.2.3 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 4.2.3.1 Nguồn số 01: Khí thải của Hệ thống tái chế dầu thải

TT CÁC CHẤT Ô NHIỄM ĐỀ

NGHỊ CẤP PHÉP Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 56:2013/BTNMT

2 Cacbon monoxit (CO) mg/Nm 3  1.000

3 Lưu huỳnh dioxit (SO2) mg/Nm 3  500

4 Nitơ oxit (NOx, tính theo

6 Tổng hydrocacbon (HC) mg/Nm 3  100

4.2.3.2 Nguồn số 02: Khí thải của Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang thải

TT CÁC CHẤT Ô NHIỄM ĐỀ

NGHỊ CẤP PHÉP Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT

4.2.3.3 Nguồn số 03: Khí thải của Lò đốt chất thải công nghiệp

TT CÁC CHẤT Ô NHIỄM ĐỀ

NGHỊ CẤP PHÉP Đơn vị

Giới hạn tối đa cho phép theo QCVN30-2012 Lò đốt

2 Axít clohydric, HCl mg/Nm 3 50

3 Cacbon monoxyt, CO mg/Nm 3 250

4 Lưu huỳnh dioxyt, SO 2 mg/Nm 3 250

5 Nitơ oxyt, NOx (tính theo

6 Thủy ngân và hợp chất tính theo thủy ngân, Hg mg/Nm 3 0,2

7 Cadmi và hợp chất tính theo

8 Chì và hợp chất tính theo chì,

Tổng các kim loại nặng khác

(As, Sb, Ni, Co, Cu, Cr, Sn,

Mn, TI, Zn) và hợp chất mg/Nm 3 1,2 tương ứng

10 Tổng hydrocacbon, HC mg/Nm 3 50

PCDD/PCDF (Lò đốt có công suất dưới 300 kg/h) ngTEQ/Nm 3 1,2

4.2.4 Vị trí, phương thức xả khí thải

TT KHÍ THẢI Vị trí xả khí thải Tọa độ địa lý Phương thức xả thải

Khí thải của Hệ thống xử lý khí thải Hệ thống tái chế dầu thải Ống khói X: 2324561.5

Khí thải của Hệ thống xử lý khí thải Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang thải Ống thoát khí thải

Xả qua ống thoát khí 21mm, cao 03m

Khí thải của Hệ thống xử lý khí thải Lò đốt chất thải công nghiệp Ống khói X: 2424194.0

Xả qua ống khói cao 900mm 15m

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

4.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: Dây chuyền chế biến khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng;

- Nguồn số 02: Hệ thống tái chế dầu, nhớt thải kèm theo hệ thống xử lý khí thải;

- Nguồn số 03: Hệ thống lò đốt chất thải công nghiệp, kèm theo hệ thống xử lý khí thải;

- Nguồn số 04: Hệ thống xử lý nước thải

4.3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung

- Nguồn số 01: tại xưởng X5.1, tọa độ: X= 2324589.5; Y= 609495.2

- Nguồn số 02: tại xưởng X5.5, tọa độ: X= 2324561.5; Y= 609207.1

- Nguồn số 03: tại xưởng X7.2, tọa độ: X= 2424194.0; Y= 661554.1

- Nguồn số 04: tại xưởng X8.0, tọa độ: X= 2324586.3; Y= 609462.0

Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

TT Từ 6 giờ đến 21 giờ

Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

1 70 55 6 tháng/lần Khu vực thông thường

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB) Tần suất quan trắc định kỳ Ghi chú

Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

1 70 60 6 tháng/lần Khu vực thông thường

Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải

4.4.1 Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại

TT Tên công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại

Công suất xử lý (kg/năm) Phương án xử lý

Dây chuyền chế biến khoáng chất tổng hợp phục vụ công nghiệp xi măng

2 Hệ thống tái chế dầu thải 1.853.360 Xử lý

3 Lò đốt chất thải công nghiệp 1.536.000 Thiêu đốt

4 Thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh quang thải 40.000 Xử lý

5 Hệ thống xử lý nước thải 16.000.000 Xử lý

4.4.2 Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý

Bảng 10 Bảng mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Mã chất thải Số lượng

(kg/năm) Phương án xử lý Mức độ xử lý

Chất thải đưa vào dây chuyền chế biến khoáng chất tổng hợp

Nhóm nguyên liệu bùn, cặn, bã, đất, cát, đá, thủy tinh, vật liệu mài, thải sử dụng làm nguyên liệu sản xuất khoáng chất tổng hợp Điều chỉnh pH nếu cần, phối trộn, nghiền trong dây chuyền chế biến khoáng chất để sản xuất khoáng chất dung cho sản xuất xi măng

Nhóm chất thải nguy hại làm nguyên liệu sản xuất khoáng chất

1.1.1.1 Bùn thải và bã lọc từ quá trình xử lý Bùn/rắn 05 04 03

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Mức độ xử lý khí thải

Bùn thải từ thuỷ luyện kẽm (bao gồm cả jarosit, goethit)

Các loại chất thải xây dựng và phá dỡ khác (bao gồm cả hỗn hợp chất thải) có các thành phần nguy hại

1.1.1.4 Tro xỉ thải từ nhiệt luyện nhôm Rắn/lỏng 05 02 11

1.1.1.5 Hợp chất Canxi thải Rắn 05 03 08

Nhóm chất thải nguy hại làm nguyên liệu sản xuất khoáng chất

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Bùn/cặn rắn có các thành phần nguy hại (khác với dầu) từ quá trình khoan và xử lý nước thải/khí thải

1.1.2.2 Chất thải từ sản xuất thủy tinh Rắn/lỏng 06 01 01

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Sỏi, đá, đất sét, cát, thủy tinh, thải

Chất thải rắn có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý đất

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

1.1.2.5 Tro đáy, xỉ và bụi lò hơi Rắn 05 03 02

Chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải Rắn 06 03 02

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

1.1.2.7 Bụi/tro bay các loại Rắn 05 07 04

1.1.2.8 Lõi và khuôn đúc thải Rắn 05 08 01

Vật liệu lọc bằng đất sét đã qua sử dụng

Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải từ các cơ sở đốt khác

Chất thải nhiệt phân/xỉ, tro đáy có các thành phần nguy hại

Bùn thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý hoá-lý

1.1.2.13 Chất thải rắn chưa được thuỷ tinh hoá Rắn 12 04 02

1.1.2.14 Đất sét lọc đã qua sử dụng Rắn 12 07 01

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

1.1.2.15 Chất thải phát sinh từ thiết bị làm mát bùn 05 02 20

1.1.2.16 Chất thải có amiăng Rắn/lỏng 02 07 01

1.1.2.17 Lõi và khuôn đúc thải Rắn 05 09 08

1.1.2.19 Chất thải nguy hại đã được hoá rắn

Chất thải rắn công nghiệp thông thường khác

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Nhóm chất thải làm nguyên liệu sản xuất khoáng chất chứa Fe

Bụi khí thải từ công nghiệp gang thép quá trình nhiệt luyện kẽm

Nhóm chất thải làm nguyên liệu sản xuất khoáng chất PG-SFA

Tro bay từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác

Nhóm nguyên liệu làm giàu kim loai/ô xít kim loại Điều chỉnh pH nếu cần, phối trộn, nghiền, tuyển từ, tuyển xoắn trong dây chuyền để thu hồi ô xít sắt/kim loại và sản xuất khoáng chất dùng cho sản xuất xi măng - Đã được cấp phép

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Chất thải từ quá trình chế biến quặng Rắn 01 02 04

1.2.2 Xỉ thải luyện kim Rắn 05 07 01

1.2.4 Oxit kim loại thải có kim loại nặng Rắn 02 03 03

1.2.5 Kim loại và hợp kim các loại Rắn 12 01 09

A Công đoạn tái chế dầu thải 1.850.000 Đưa vào hệ thống

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Mức độ xử lý chưng cất thu hồi dầu, chất thải phát sinh chuyển giao cho đơn vị phù hợp xử lý - Đã được cấp phép

2.1 Dầu tràn (hoặc rơi vãi, rò rỉ) Rắn/Lỏn g 01 04 04

Dầu gốc khoáng không có hợp chất halogen hữu cơ thải từ quá trình gia công tạo hình

Dầu tổng hợp thải từ quá trình gia công tạo Lỏng 07 03 05

2.4 Dầu phân tán thải Lỏng 08 02 05

2.5 Dầu và chất cô từ quá trình phân tách Rắn/lỏng 12 02 03

Dầu thải từ phương tiện giao thông vận tải

2.7 Các loại dầu mỡ thải Rắn/lỏng 16 01 08

Dầu thuỷ lực gốc khoáng thải không cơ clo Lỏng 17 01 05

2.9 Dầu thuỷ lực tổng hợp thải Lỏng 17 01 06

2.10 Các loại dầu thuỷ lực thải khác Lỏng 17 01 07

Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn thải không có clo

Lỏng 17 02 03 Đưa vào hệ thống chưng cất thu hồi dầu, chất thải phát sinh

Dầu truyền nhiệt và cách điện thải không cơ clo Lỏng 17 03 03

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Lỏng 17 03 05 chuyển giao cho đơn vị phù hợp xử lý - Đã được cấp phép

2.14 Dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước Lỏng 17 05 04

2.15 Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải Lỏng 17 06 01

Các loại nhiên liệu thải khác (bao gồm cả hỗn hợp)

2.18 Các loại dầu thải khác Lỏng 17 07 03

B Công đoạn súc rửa vỏ bao bì 3.360

18 01 02 Súc rửa, thu hồi tại hệ thống súc rửa bao bì cứng, nước thải xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải

Bao bì cứng thải nhiễm thành phần nguy hại Rắn 18 01 03

Chất thải đưa vào lò đốt chất thải công nghiệp

Xử lý tại lò đốt chất thải công nghiệp, tro xỉ làm nguyên liệu sản xuất khoáng chất tổng hợp

Cặn thải khác có thành phần nguy hại Rắn 05 02 05

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Bùn/cặn rắn có các thành phần nguy hại (khác với dầu) từ quá trình khoan và xử lý nước thải/khí thải

Chất thải từ quá trình tráng rửa, làm sạch bề mặt Lỏng 07 01 07

Các loại chất thải có hắc ín (tar) thải chứa thành phần nguy hại

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Các loại axit, ba zơ thải và chất thải có tính axit, bazo

Than hoạt tính thải, chất thải từ sơ chế và lưu giữ nhiên liệu than

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chể, cung ứng, sử dụng, chế biến hóa chất, cao su

3.8 Các loại hóa chất thải Rắn/lỏng 16 01 04

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Các loại cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất từ quá trình sản xuất, điều chế và sử dụng hóa chất hữu cơ

Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng và bã lọc khác

3.12 Chất thải lẫn dầu Rắn/lỏng 05 05 04

3.13 Chất gắn và tách khuôn thải Rắn/lỏng 05 09 04

Các loại chất thải khác có các thành phần nguy hại

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải

Các loại sáp, mỡ thải, váng bọt dễ cháy

Vật thể dùng để mài đã qua sử dụng có các thành phần nguy hại (ví dụ đá mài, giấy ráp )

Xỉ hàn, que hàn có các kim loại nặng hoặc các thành phần nguy hại

Chất thài từ quá trình điều chế, cung ứng, sử dụng sơn, véc ni, mực in

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Mức độ xử lý và vụn sơn thải

Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phũ, chất kết dính, chất bịt kín

3.22 Các hợp chất isoxyanat thải Rắn/lỏng 08 04 01

Mùn cưa, phoi bào, gỗ thải, chất bảo quan gỗ, bùn chứa sợi gỗ

Các loại dung môi và hỗn hợp dung môi thải khác Lỏng 16 01 01

3.25 Chất thải có thành Rắn 10 01 02

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Mức độ xử lý phẩn nguy hại từ quá trình thuộc da, dệt nhuộm

Chất thải có thành phẩn nguy hại từ quá trình thuộc da, dệt nhuộm

Chất thải từ quá trình xử lý hoá lý chất thải Lỏng 12 02 04

Chất thải từ quá trình xử lý cơ học chất thải Rắn 12 08 02

3.28 Chất thải từ ngành y tế và thú y thải Rắn/lỏng 13 01 03

Chất thải có dư lượng hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm (không có halogen)

3.30 Bao bì mềm, giẻ lau Rắn 18 01 01

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Gia súc, gia cầm chết (do dịch bệnh)

Chất thải từ quá trình vệ sinh chuồng trại

Các thiết bị, bộ phận thải từ hoạt động phá dỡ phương tiện giao thông vân tải

Dầu truyền nhiệt và cách điện tổng hợp thải Lỏng 17 03 04

Các loại chất thải có các thành phẩn nguy hại vô cơ và hữu cơ

Chất thài có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh thùng, bồn chửa và bể lưu động

Chất xúc tác đã qua sử dụng hoặc họp chất của chúng

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

3.38 Muổi và dung dịch muổi thài Rắn/lỏng 19 09 02

3.39 Chất thải có kim loại nặng Rắn 12 06 03

Các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện khác có các linh kiện điện tử thải

3.41 Máy ảnh dùng một lần đã qua sử dụng Rắn 19 01 07

3.42 Chất thải có amiăng Rắn 06 03 01

Bao bì cứng thải nhiễm thành phần nguy hại Rắn 18 01 02

Phế liệu kim loại thải nhiễm thành phần nguy hại Rắn 11 04 02

Các loại vật liệu cách nhiệt và vật liệu xây dựng thải Rắn 10 02 05

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

3.48 Vật liệu lót và chịu lửa thải Rắn 19 11 03

3.49 Pin Ni-Cd thải Rắn 19 06 02

Tro bay từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác Rắn 04 01 06

3.51 Bao bì nhựa, gỗ, giấy, thủy tinh,… Rắn 18 01 06

3.52 Chất thải rắn thông thường khác Rắn 13 01 07

Chất thải từ sản xuất, sử dụng giấy, vải, da

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

3.54 Chất kết dính và chất bịt kín thải Bùn 08 03 04

Chất thải từ sản xuất, sử dụng cực anot thải Rắn/bùn 05 07 10

Mảnh vụn thải không phân hủy sinh học

Bùn/cặn thải không có thành phần nguy hại

3.59 Chất thải thông thường dễ cháy Rắn/bùn 12 02 09

3.60 Chất thải từ ngành Rắn 14 04 03

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Mức độ xử lý nông nghiệp, lâm nghiệp khác không có thành phần nguy hại

Các bình chứa áp suất bảo đảm rỗng hoàn toàn không dính CTNH

Cặn phản ứng và cặn đáy tháp chưng cất, chất hấp phụ đã qua sử dụng, bã loc,

Phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường không sau khi đã đưa vào

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Mức độ xử lý phá dỡ (không còn chứa chất lỏng hoặc các thiết bị, bộ phận, vật liệu là

Các chi tiết, bộ phận của phanh đã qua sử dụng không có amiăng

4.0 Bóng đèn huỳnh quang thải 40.000 Đưa vào xử lý bóng đèn huỳnh quang, chất thải phát sinh chuyển giao cho đơn vị phù hợp xử lý - Đã được cấp phép

Bóng đèn huỳnh quang và các loại thuỷ tinh hoạt tính thải

5.0 Hệ thống xử lý nước thải 16.000.000

Xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải, bùn thải được thiêu hủy bằng lò đốt chất thải công nghiệp

5.01 Các loại axit, ba Rắn/lỏng 02 02 02

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Mức độ xử lý zơ thải và chất thải có tính axit, bazo

5.02 Muổi và dung dịch muổi thài Rắn/lỏng 02 04 03

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách

(mother liquor) và dung dịch tẩy rửa thải có gốc nước

5.04 Các loai dịch cái Lỏng 03 01 02

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Mức độ xử lý thải không chứa gốc halogen hữu cơ

Dịch cái thải từ quá trình chiết tách

(motherliquor), dung dịch tẩy rửa và dung môi có gốc halogen hữu cơ

Nước thải lẫn dầu hoặc có thành phần nguy hại

Chất tẩy rửa thải có thành phần nguy hại

Chất thải từ quá trình tráng rửa, làm sạch bề mặt

TT Tên nhóm chất thải

Trạng thái tồn tại (rắn/lỏng/ bùn)

Nhũ tương và dung dịch thải có clo và không có clo

Dung dịch thải có thành phần nguy hại từ quá trình nhuộm

Nước rỉ rác có các thành phần nguy hại

Dung dịch và bùn thải từ quá trình tái sinh cột trao đổi ion

5.13 Chất điện phân từ pin và ắc quy thải Rắn/lỏng 19 06 04

Các loại chất thải khác có tính ăn mòn

4.4.3 Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại

Công ty không có trạm trung chuyển

4.4.4 Địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế

Bảng 11.Bảng địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại

1 Trung du và miền núi phía Bắc

Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái

Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh

Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận

4 Tây Nguyên Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

5 Đông Nam Bộ Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng

Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu

Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

KẾT QUẢ VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐÃ THỰC HIỆN

Kết quả vận hành thử nghiệm

5.1.1 Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải Đơn vị thực hiện việc quan trắc môi trường: Trung tâm Nghiên Cứu và Chuyển giao công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; địa chỉ 18 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội; điện thoại (84-24) 37910212, Fax (84-24) 3756

8422, Website: http://cretech.vast.vn/

- Thời gian vận hành thử nghiệm và tần suất lấy mẫu và phân tích mẫu:

+ Giai đoạn điều chỉnh: Thời gian vận hành là 76 ngày, từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 01/03/2022 Tần suất lấy mẫu quan trắc là 15 ngày/lần, là các ngày 27/12/2021, 10/01/2022, 25/01/2022, 14/02/2022, 01/03/2022

+ Giai đoạn ổn định: Thời gian vận hành là 07 ngày, từ ngày 02 đến hết ngày 08/03/2022 Tần suất lấy mẫu quan trắc là 01 ngày/lần là các ngày liên tiếp từ 02/03/2022 đến ngày 08/03/2022

- Phương pháp lấy mẫu: đo đạc, lấy và phân tích mẫu tổ hợp đầu vào và đầu ra

- Thông số quan trắc (chỉ tiêu phân tích), kết quả phân tích, phương pháp phân tích mẫu:

- Vị trí các điểm lấy mẫu cụ thể như sau:

 NT01: Mẫu nước thải lấy tại bể điều hòa TK01, là mẫu đầu vào của hệ thống xử lý nước thải, đồng thời là đầu vào của cụm xử lý hóa lý

 NT02: Mẫu nước thải lấy tại đầu ra cụm xử lý hóa lý TK02 và bể hiếu khí TK02’, là mẫu đầu ra của cụm xử lý hóa lý TK02 và bể hiếu khí TK02’, đồng thời là đầu vào của bể lắng TK03, TK03’

 NT03: Mẫu nước thải tại đầu ra bể lắng TK03, TK03’, là mẫu đầu ra của bể lắng TK03, TK03’, đồng thời là đầu vào của cụm lọc áp lực TK05 (cột lọc cát TK05A và cột lọc than TK05B)

 NT04: Mẫu nước thải tại đầu ra của cụm lọc áp lực TK05, là mẫu đầu ra của cụm lọc áp lực TK05, đồng thời là đầu vào của bể khử trùng TK07

 NT05: Mẫu nước thải lấy tại đầu ra của bể khử trùng TK07, là mẫu đầu ra của bể khử trùng TK07, đồng thời là đầu vào của hệ thống xử lý nước thải

5.1.1.1 Giai đoạn vận hành thử nghiệm điều chỉnh

5.1.1.1.1 Đánh giá hiệu quả của cụm xử lý hóa lý

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Thông số ô nhiễm pH TSS Crom (VI) Crom

NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Thông số ô nhiễm pH TSS Crom (VI) Crom

NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02

Phương pháp phân tích TCVN

TCVN 6177:1996 Hiệu suất xử lý (%) 25,6 20,6 68,3 35,2 32,5

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

CN- Sunfua Flo Tổng P Đồng Kẽm

NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

CN- Sunfua Flo Tổng P Đồng Kẽm

NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02 NT01 NT02

Nước thải sau cụm xử lý hóa lý đã được trung hòa độ pH, nâng pH trong nước có tính axit từ 5,1 lên 6,8 nằm giới hạn cho phép; và các thông số ô nhiễm như Crom (VI), Crom (III), Sắt, Xianua, Sunfua, Flo, Tổng Photpho, Đồng đã được xử lý nằm trong giới hạn cho phép cột B, QCVN 40:2011/BTNMT

Hiệu suất xử lý TSS đạt 20,6%, Crom (VI) đạt 68,3%, Crom (III) đạt 35,2%, Sắt đạt 32,5%, Sunfua đạt 13,3%, Flo đạt 36,9%, tổng Photpho đạt 28,9% và Đồng đạt 58,0%, Kẽm đạt 9% Riêng nồng độ TSS trong xử lý cụm hóa lý vẫn cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT vì trong cụm hóa lý nhờ được bổ sung các chất keo tụ PAC và chất trợ lắng PAA giúp tạo thành các bông cặn lơ lửng có kích thước trung bình và lớn, các bông cặn này sẽ được lắng xuống và giảm sâu ở thiết bị bể lắng

5.1.1.1.2 Đánh giá hiệu quả bể xử lý sinh học

Giai đoạn vận hành thử nghiệ m

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

BOD5 COD Amoni Tổng N Kẽm

NT02 NT05 NT02 NT05 NT02 NT05 NT02 NT05 NT02 NT05

Phương pháp phân tích TCVN

Nước thải sau khi được xử lý tại bể xử lý sinh học thì nước thải đầu ra đạt hiệu quả xử lý BOD5 là 93,6%, COD xử lý đạt là 92,1%, Amoni xử lý đạt 87,2%, tổng Nito xử lý đạt 69,3% và Kẽm xử lý đạt 91,8% Nồng độ BOD5 sau xử lý là 13,5 mg/l, nồng độ COD sau xử lý là 48,4 mg/l, Amoni sau xử lý là 2,95 mg/l, tổng Nito sau xử lý là 9,12 mg/l và Kẽm sau xử lý là 0,293 mg/l Các thông số ô nhiễm trên đều nằm trong giới hạn cho phép của cột B, QCVN 40:2011/BTNMT

5.1.1.1.3 Đánh giá hiệu quả bể lắng

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Phương pháp phân tích TCVN 6625:2000

Sau thiết bị bể lắng, hiệu quả xử lý TSS trong nước đạt 75,6% Nồng độ đầu ra TSS sau lắng là 27,8 mg/l đã nằm trong giới hạn cho phép của cột B, QCVN 40:2011/BTNMT

5.1.1.1.4 Đánh giá hiệu quả cụm thiết bị lọc áp lực (gồm thiết bị lọc cát TK05A và thiết bị lọc than TK05B)

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Phương pháp phân tích TCVN

Sau thiết bị lọc áp lực (gồm thiết bị lọc cát TK05A và thiết bị lọc than TK05B), hiệu quả xử lý cặn lơ lửng TSS là 41,3%, Coliform đã xử lý là 89,60% Nồng độ cặn lơ lửng TSS đầu ra thiết bị lọc là 16,3 mg/l, nồng độ Coliform là 140 mg/l đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT

5.1.1.1.5 Đánh giá hiệu quả bể khử trùng

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Phương pháp phân tích TCVN 6187-2:1996

Nước thải sau khi đi qua bể khử trùng TK07 thì hiệu quả xử lý Coliform là 94,3 % Nồng độ Coliform trong nước sau khử trùng là 125 mg/l nằm trong giới hạn cho phép của cột B, QCVN 40:2011/BTNMT

5.1.1.2 Kết quả đánh giá sự phù hợp của công trình xử lý nước thải

5.1.1.2.1 Đánh giá sự phù hợp của công trình xử lý nước thải trong giai đoạn hiệu chỉnh 75 ngày:

Bảng 12.Bảng đánh giá sự phù hợp của công trình xử lý nước thải trong giai đoạn hiệu chỉnh 75 ngày Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Thông số ô nhiễm pH Nhiệt độ BOD 5 COD TSS Crom (VI) Crom (III)

NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05

Phương pháp phân tích TCVN

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Sắt CN- Sunfua Flo Amoni Tổng N

NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05

Phương pháp phân tích TCVN

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích; hiệu suất xử lý

Tổng P Đồng Kẽm Tổng dầu mỡ khoáng Tổng Phenol Coliform

NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05 NT01 NT05

Phương pháp phân tích TCVN

Trong giai đoạn điều chỉnh 75 ngày tương ứng với công suất của hệ thống là 50%, 75% và 100% công suất xử lý, tần suất lấy mẫu và phân tích 01 ngày/lần của hệ thống xử lý nước thải cho thấy:

Nước thải sau khi được xử lý qua các bể của hệ thống bao gồm: Cụm xử ký hóa lý, bể lắng, bể xử lý sinh học, bể lắng, thiết bị lọc áp lực cát và than, bể khử trùng thì các thông số ô nhiễm trong thành phần nước thải sau xử lý đã nằm trong mức giới hạn cho phép được quy định chi tiết tại cột B, QCVN 40:2011/BTNMT

Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm

- Quan trắc môi trường định kỳ: 60.000.000 đồng/lần * 04 lần/năm = 240.000.000 đồng/năm

- Quan trắc dioxin/furan : 40.000.000 đồng/lần * 01 lần/năm = 40.000.000 đồng/năm

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường này (gồm Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường) và các phụ lục kèm theo) hoàn toàn chính xác và trung thực.

Việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan

Công ty sẽ thực hiện xử ls chất thải đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan:

- Pháp luật bảo vệ môi trương:

+ Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020

+ Nghị định 80/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường, ngày 10/01/2022

+ Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, ngày 10/01/2022

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia:

+ QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

+ QCVN 56:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải

+ QCVN 30:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp

+ QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải thải công nghiệp

+ QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải thải sinh hoạt

+ Các quy chuẩn, quyết định liên quan đến môi trường lao động: QCVN 22:2016/BYT Về chiếu sáng, QCVN 26:2016/BYT Về vi khí hậu, QCVN 02:2019/BYT Về bụi, QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT Về việc ban hành

21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động

+ Các luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan khác: Luật An toàn hóa chất, tiêu chuẩn ISO 14001 Hệ thống quản lý môi trường, TCVN 5689:2013 Nhiên liệu điêzen (do) – yêu cầu kỹ thuật,…

Ngày đăng: 25/02/2024, 11:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w