TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
Khái quát về trang phục dạo phố lấy ý tưởng từ phong cách Cao bồi
Ngày nay, khi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung, đặc biệt là sự đẩy mạnh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất để đáp ứng các nhu cầu của mình từ tối thiểu đến cao cấp trong đời sống xã hội Chính vì vậy, đời sống xã hội cũng ngày một nâng cao, nhu cầu ăn mặc, làm đẹp của con người cũng theo đó mà tăng Điều này đã kéo theo sự phát triển của ngành quần áo và thời trang, không chỉ đáp ứng nhu cầu quần áo mặc hằng ngày, đi làm, đi học hay đáp ứng việc giữ ấm, làm mát… Thì giờ đây quần áo, trang phục thời trang còn được con người chúng ta chú trọng đến kiểu dáng, xu hướng thịnh hành, những bộ trang phục mà họ muốn mặc phải vừa tôn lên vẻ đẹp và tính cách của họ cũng đồng thời phải đem lại cảm giác thoải mái khi mặc ra ngoài để hoạt động, vui chơi…
Vậy nên, trang phục dạo phố đã xuất hiện và cũng là lựa chọn phù hợp nhất để đáp ứng những nhu cầu của mỗi cá nhân Khác với trang phục đi học hay đi làm, trang phục dạo phố không bị bó buộc theo một quy tắc hay phong cách nào cả, mà nó là sự tổng hợp của nhiều phong cách thời trang khác nhau Những bộ trang phục dạo phố thường có phong cách trẻ trung, năng động và đem lại vẻ đẹp cá tính, phóng khoáng cho người mặc Trang phục dạo phố không chỉ là xu hướng nhất thời mà là tiếng nói của cá nhân vì người mặc được tự chủ phong cách của chính mình, thể hiện những mặt đa dạng của bản thân, khẳng định chất riêng và cũng là nơi mà cá tính lộ diện thông qua các bộ trang phục ấn tượng
Trên thế giới hiện nay, thời trang dạo phố đang rất phát triển và phổ biến theo rất nhiều phong cách khác nhau, đã có nhiều nhà thiết kế, nhiều thương hiệu nổi tiếng tạo ra những bộ trang phục dạo phố được lòng các tín đồ thời trang như: Dior, Gucci, Chanel, Louis Vuitton, Valentino,…
Nói đến Việt Nam thì ở thời điểm hiện tại cái gọi là trang phục dạo phố cũng không còn xa lạ nữa
Nó đã trở thành đối tượng ưu tiên hàng đầu để nghiên cứu và phát triển của các nhà thiết kế và thương hiệu lớn, nhỏ trong nước
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Với mong muốn của nhiều bạn trẻ hiện nay là được thể hiện cá tính riêng kèm theo một chút mới lạ, mang hơi thở tràn đầy năng lượng, mạnh mẽ và toát lên vẻ khoáng đạt, phong trần thì thời trang Cao bồi (Cowboy) là nguồn cảm hứng thích hợp để đáp ứng thị hiếu này Những năm trở lại đây, đứng đầu các phong cách trong giới thời trang phải kể đến là phong cách thời trang lội ngược dòng thời gian, quay về cuối những năm thập niên 90s, đầu 2000s, đó là xu hướng đang làm mưa, làm gió của giới trẻ và đặc biệt là thế hệ gen Z Do đó mà xu hướng thời trang Cao bồi cũng được kéo theo
Hình 1 1: Một số trang phục của giới trẻ lấy cảm hứng từ phong cách cowboy năm 2023
Phong cách thời trang Cao bồi thì đang dần quay trở lại và hình thành cơn sốt thời trang của giới trẻ ở một số nước trên thế giới Bằng cách làm mới xu hướng thời trang với phiên bản sang trọng và trẻ trung hơn, phong cách này thật sự đã gây sức hút lớn Cuối năm 2022, trang mạng tạp trí Vouge - một nguồn thông tin hàng đầu về xu hướng thời trang, làm đẹp, nghệ thuật và văn hóa, cũng đã xuất hiện 1 bài viết với tựa đề: “Go West This Fall With Cowboy-Inspired Fashions” Bài viết nói về xu hướng trang phục Cao bồi đã có một lượng lớn người theo dõi, bao gồm cả những người nổi tiếng và các ngôi sao phong cách đường phố Nó được bắt gặp trên các chương trình biểu diễn tuần lễ thời trang hay những ngôi sao lớn của làng giải trí… Có thể nói đây là một làn gió mới hứa hẹn là sẽ lan tỏa mạnh mẽ trong ngành thời trang trên thế giới vào những năm 2023 – 2024
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Còn nói về tầm ảnh hưởng của phong cách này đối với các nhà thiết kế nổi tiếng thì cách đây vài năm trước phong cách này cũng được khơi dậy bởi các nhà thiết kế lớn điển hình như BST
Cruise 2018 của nhà mốt Dior đã mang đến những trang phục đẹp mắt và tràn ngập cảm hứng Cao bồi Với sự trở lại của những món đồ đặc trưng như mũ rộng vành miền viễn Tây, áo choàng vạt dài, chất liệu bằng da, họa tiết sọc kẻ caro kèm theo tông màu ấm nóng Hay BST Resort 2019 của nhà Dior cũng phảng phất bóng dáng của xu hướng thời trang Cao bồi này
Hình 1 2: BST Cruise 2018 của nhà Dior (Ảnh: Jonas Gustavsson / Indigi)
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 1 3: BST Resort 2019 của Dior (Ảnh: Yannis Vlamos / Indigital.tv)
Mới đây nhất, Nhà thiết kế Pháp gốc Maroc Charaf Tajer - Casablanca đã cho ra mắt bộ sưu tập xuân hè 2023 được lấy cảm hứng từ trang phục Cao bồi BST được kết hợp qua ba họa tiết:
Vaqueros, Phantastica, Nature & Architecture Cùng với sự kết hợp chất liệu lụa mềm mại và những hạt cườm dạng lưới tinh tế trên váy, áo Những chiếc váy được tạo nên bằng kỹ thuật thêu tay thủ công Ấn tượng với áo khoác và denim là một kỹ thuật mới sử dụng một sợi duy nhất là 100% polyester tái chế
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 1 4: Một số trang phục trong BST Casablanca Spring 2023
Tuy nhiên trang phục dạo phố mang phong cách Cao bồi đến giờ vẫn chưa được phổ biến ở
Việt Nam cho lắm nhưng có thể nói loại trang phục này có sức hút vì gây ấn tượng với bất cứ ai ngay khi nhìn thấy Với hình ảnh chiếc mũ quen thuộc, bốt cao gót, một chiếc khăn quàng cổ cùng một chiếc quần bó đã trở thành một trang phục quen thuộc với văn hóa miền Viễn tây Trang phục này thể hiện sự mạnh mẽ, ngang tàng đồng thời tượng trưng cho sự lao động chăm chỉ cần cù trên các cánh đồng của con người nước Mỹ
Trải qua nhiều thế kỷ thăng trầm, trong dòng chảy thời trang, phong cách khoáng đãng, phong trần của trang phục Cao bồi vẫn luôn được lòng nữ giới Dù là phụ nữ cá tính mạnh mẽ hay yêu thích sự nhẹ nhàng tinh tế, đều dễ dàng thích nghi được với phong cách thời trang đầy hấp dẫn đó Càng ngày càng có nhiều phụ nữ thực sự ưa chuộng lối phong cách này, đặc biệt trong những trang phục thường ngày, hay đi dạo phố chúng cũng được áp dụng một cách rộng rãi và đầy mới mẻ.
Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ niềm đam mê và sự yêu thích kiểu trang phục dạo phố được lấy ý tưởng từ phong cách cao bồi Phong cách này mang hơi hướng cổ điển và được pha nét hiện đại, trẻ trung,
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Khóa 2019 - 2023 năng động, hướng đến sự tự do, phóng khoáng nhưng không kém phần thời thượng, sang chảnh của miền Tây nước Mỹ
Những xu hướng thời trang mới trên các trang mạng xã hội như Instagram, Facebook,
TikTok cũng ngày càng nổi lên với trang phục lấy cảm hứng từ Cao bồi cùng với những món đồ đặc trưng đến từ những người nổi tiếng trên mạng xã hội và các tín đồ thời trang trẻ hiện nay Vì vậy mà nhu cầu, thị hiếu về thời trang dạo phố của giới trẻ cũng đang dần đón nhận xu hướng và muốn sở hữu phong cách thời trang mới đó Đặc biệt là khu vực miền Nam, TP Hồ Chí Minh - nơi mà giới trẻ sôi động tụ hợp, họ là những người năng động, có gu ăn mặc, yêu thích thời trang, thích được đi dạo trên những con phố cùng người thân và bạn bè của mình Ở Việt Nam phong cách Cao bồi có chút mới mẻ và khá là dè chừng khi nghĩ đến việc mặc chúng ra ngoài đường Hơn nữa các đề tài nghiên cứu đồ án tốt nghiệp trước đó cũng ít thấy chủ đề này Vậy nên nhóm muốn mang sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại của phong cách Cao bồi đến từ miền Viễn Tây nước Mỹ xa xôi để làm đề tài nghiên cứu nhằm tạo điểm nhấn và sự khác biệt so với các nhóm khác
Từ ý tưởng và ngọn lửa yêu thích đó, nhóm mong muốn sẽ mang phong cách thời trang này lại gần hơn với giới trẻ Việt Nam, làm đa dạng hóa phong cách thời trang của giới trẻ cũng như thực hiện được khát khao của những bạn trẻ có cá tính riêng biệt, mạnh mẽ có xu hướng khoáng đãng, phong trần, năng động, đây là những chất riêng mà họ muốn được bộc lộ ra bên ngoài nhờ vào trang phục Vì vậy nhóm đã quyết định chọn đề tài là “Tạo mẫu bộ sưu tập trang phục dạo phố cho nữ độ tuổi từ 18 - 25 lấy ý tưởng từ phong cách Cao bồi”, để có thể nghiên cứu sâu và làm rõ hơn về trang phục, đồng thời nâng cao kinh nghiệm, hiểu biết về văn hóa trang phục, kiểu dáng, cách tạo mẫu, thiết kế của sản phẩm.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng ý tưởng BST trang phục dạo phố cho nữ độ tuổi từ 18 - 25 lấy ý tưởng từ phong cách Cao bồi
- Xây dựng và thực hiện quy trình tạo mẫu BST
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
- Xây dựng Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may cho từng sản phẩm trong BST.
Đối tượng nghiên cứu
- Trang phục dạo phố phong cách Cao bồi
- Đặc điểm hình thái và tâm lý của phụ nữ ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi
- Phương pháp thiết kế dựng hình (drafting)
- Quy trình tạo mẫu BST
Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trang phục dạo phố dành cho nữ theo phong cách Cao bồi
- Độ tuổi từ 18 đến 25 tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 4/2/2023 đến 20/6/2023.
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu lịch sử ra đời và sự phát triển của trang phục dạo phố mang phong cách Cao bồi
Nghiên cứu các đặc điểm và những phụ kiện thường thấy trong trang phục dạo phố mang phong cách Cao bồi dành cho nữ Cập nhật xu hướng thời trang hiện nay của giới trẻ (màu sắc được ưa chuộng, chất liệu, kiểu dáng váy, áo đang thịnh hành…) Tìm hiểu đặc điểm hình thái, tâm lý của phụ nữ độ tuổi từ 18 đến 25 ở Việt Nam và đưa ra ý tưởng BST cho phù hợp với đối tượng khách hàng Từ đó phác thảo 3 mẫu sản phẩm cho BST lấy cảm hứng từ phong cách Cao bồi
Thực hiện quy trình tạo mẫu cho BST: Nghiên cứu và tìm hiểu về phương pháp thiết kế dựng hình (drafting), lấy thông số kích thước đo trực tiếp từ người mẫu để tạo mẫu dựa trên block cơ bản cho ra bộ rập BTP Tìm kiếm nguyên phụ liệu phù hợp và xử lý chất liệu Tiến hành may hoàn chỉnh sản phẩm và tạo video quảng cáo cho BST
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Sưu tầm và nghiên cứu các bộ TLKT trong các công ty may mặc thực tế, từ đó đưa ra phương án và xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may cho từng sản phẩm mà nhóm đã tạo ra.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nghiên cứu các nguồn tài liệu từ giáo trình, mạng internet và các kênh mạng xã hội để nắm được các thông tin, đối tượng cần thiết cho đề tài Từ đó, phân tích và đưa ra ý tưởng về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu phù hợp cho BST
- Phương pháp thực nghiệm: Ứng dụng phương pháp thiết kế drafting để tạo mẫu cho BST, fit mẫu, may mẫu, lập bộ TLKT hướng dẫn kỹ thuật may, thực hiện video PR sản phẩm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trang phục dạo phố
2.1.1 Khái niệm về trang phục dạo phố
Trang phục dạo phố là các trang phục được lựa chọn để mặc khi đi dạo phố hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời Đây là những trang phục thoải mái, dễ di chuyển và hợp thời trang Là kiểu thời trang theo lối không bó buộc con người vào một khuôn khổ nhất định nào
Trang phục dạo phố được kết hợp theo phong cách riêng của mỗi cá nhân, là một sự kết hợp ngẫu hứng Ngoài ra trang phục có thể phối hợp theo các mùa trong năm, tùy thuộc vào thời tiết trong từng mùa để lựa chọn đồ sao cho phù hợp Những trang phục này được mặc khi đi ra ngoài, đi bộ, đi chơi, không được sử dụng trong các hoàn cảnh khác nhau như: đi học, đi làm Thường thì trang phục dạo phố không quá trang trọng hay quá gắn liền với một phong cách riêng biệt, mà mang tính linh hoạt và đa dạng
Các loại trang phục dạo phố thường bao gồm áo phông, quần jean, váy ngắn, giày thể thao, túi xách nhỏ và kính râm Những món đồ này có thể được kết hợp với nhau để tạo ra nhiều kiểu trang phục khác nhau phù hợp với cá tính và gu thẩm mỹ của từng người
Tuy nhiên, việc lựa chọn trang phục dạo phố cũng cần tuân thủ các quy định về trang phục ở điều kiện khác nhau, ví dụ như trong các khu vực yên tĩnh, các sân khấu, các sự kiện chuyên nghiệp, để không vi phạm phong tục, tôn trọng người khác và nâng cao hình ảnh của bản thân
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 2 1: Các trang phục dạo phố phổ biến
2.1.2 Đặc điểm của trang phục dạo phố
Các đặc điểm chung của trang phục dạo phố bao gồm:
Thoải mái: Trang phục dạo phố thường rất thoải mái để mặc và di chuyển, mang đến sự thoải mái cho người mặc Đa năng: Các trang phục dạo phố có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, từ các cuộc hẹn hò, đi chơi đến nơi làm việc nhẹ nhàng Đơn giản: Trang phục dạo phố thường được thiết kế đơn giản, không quá phức tạp về kiểu dáng hay chất liệu
Hợp thời trang: Mặc dù trang phục dạo phố không quá trang trọng, nhưng chúng vẫn cập nhật xu hướng thời trang mới nhất
Dễ kết hợp: Các món đồ trong trang phục dạo phố có thể dễ dàng kết hợp với nhau, tạo ra nhiều phong cách khác nhau
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Phù hợp với mọi lứa tuổi: Trang phục dạo phố không chỉ phù hợp với các bạn trẻ mà còn phù hợp với mọi lứa tuổi
Tính tiện dụng cao: Trang phục dạo phố thường bền, có thể giặt và sấy dễ dàng, hạn chế tối đa sự phiền toái cho người mặc
Trang phục dạo phố là trang phục thể hiện cá tính riêng của mỗi người
Hình 2 2: Trang phục dạo phố mang phong cách trẻ trung năng động
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 2 3: Trang phục dạo phố mang phong cách nhẹ nhàng, nữ tính
Trang phục dạo phố thường là những bộ trang phục được phối từ váy, áo, sơ mi, hoodies hoặc một chiếc đầm dài,…kết hợp với những phụ kiện phù hợp với hoàn cảnh và thời tiết như mũ, giày, boots,…
Hình 2 4: Trang phục dạo phố được phối thêm các loại phụ kiện
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Trang phục dạo phố được thay đổi theo mùa, từng mùa sẽ phối hợp những bộ trang phục phù hợp:
• Trang phục dạo phố xuân: Mùa xuân không chỉ là thời tiết ấm lên, hoa nở nhiều hơn, mà mùa xuân còn đồng nghĩa với việc những gu thời trang mới cũng lên ngôi Có rất nhiều cách phối đồ dành cho trang phục mùa xuân, bởi có thể chọn những gam màu tươi tắn như đỏ, vàng hoặc chọn những trang phục nhẹ nhàng với gam màu trắng để níu giữ chút gió đông Những bộ trang phục có thể được phối từ những chiếc chân váy ngắn, dài, áo thun, sơ mi mỏng hoặc những chiếc đầm liền mang nhiều phong cách khác nhau
Hình 2 5: Một số trang phục dạo phố mùa xuân
• Trang phục dạo phố hè: Với đặc trưng là thời tiết nóng bức, oi ả các trang phục được ưa chuộng thường là những trang phục mát mẻ như áo phông, T-shirt, áo trễ vai quần short, croptop, những trang phục có chiều dài vừa phải như chân váy ngắn Chất liệu được lựa chọn nhiều thường là vải voan, mỏng, vải thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây bí bức cho da, …
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 2 6: Một số trang phục dạo phố mùa hè
• Trang phục dạo phố thu: mùa thu mang những cơn gió se se lạnh, một điều mà ai cũng biết đó là mùa thu là mùa của sự lãng mạng, thời tiêt mát mẻ vì vậy những bộ trang phục thường được phối từ những chiếc váy mềm mại, một chiếc áo thun hoặc sơ mi dài tay, quần tây hoặc quần jeans với những tông màu trung tính hoặc tông màu cơ bản như trắng, đen, …Ngoài ra, thường hạn chế những màu quá rực rỡ quá vì mùa thu hợp với những tông màu nhẹ nhàng và trầm lặng
Hình 2 7: Một số trang phục dạo phố mùa thu
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
• Trang phục dạo phố mùa đông: Mùa đông có không khí khá lạnh và trang phục là một thứ không thể thiếu trong việc giữ ấm cho cơ thể Trang phục thường được lựa chọn trong mùa này như là áo phao, áo dạ, váy len, những bộ trang phục làm từ những chất liệu giữ ấm đặc biệt, phối hợp cùng những chiếc nón len, nón dạ, khăn choàng cùng với những đôi giày da hoặc boots đảm bảo một bộ trang phục vừa ấm, vừa thời trang
Hình 2 8: Một số trang phục dạo phố mùa đông
Phong cách Cao bồi
* Khái niệm về văn hóa Cao bồi:
Văn hóa Cao bồi (Cowboy) hay lối sống miền Viễn Tây là tất cả phong cách sống hoặc hành vi, là kết quả của sự ảnh hưởng (thường là lãng mạn hóa) từ những quan điểm, đạo lý và lịch sử những gã hay nàng cao bồi miền Tây nước Mỹ Ngày nay những ảnh hưởng này có tác động đến khía cạnh lựa chọn của người dân về giải trí, tiêu khiển, trang phục và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Ở thời điểm hiện tại thì văn hóa cao bồi được xem như tiểu văn hóa cũng như bao gồm cả những ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa của thổ dân châu Mỹ và người Mỹ gốc Mê-hi-cô [19]
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Văn hóa cao bồi là một phần của văn hóa miền Tây Hoa Kỳ, xuất hiện vào thế kỷ 19 và đạt đỉnh cao vào thế kỷ 20 Nó là một phong cách sống và cách thể hiện nghệ thuật được lấy cảm hứng từ cuộc sống, công việc của các Cao bồi, những người đi kiểm tra và nuôi dưỡng gia súc trong miền
Người Cao bồi được coi là biểu tượng của văn hóa này, bao gồm cách sống, quan niệm và phong cách âm nhạc riêng
Văn hóa Cao bồi có những đặc điểm chung như tình yêu với động vật, đặc biệt là gia súc, sự nỗ lực và khát khao tự do, trách nhiệm cao đối với công việc của mình, sự can đảm và sức mạnh thể chất Ngoài ra, văn hóa Cao bồi còn có những phẩm chất tốt đẹp như lòng tự trọng, tôn trọng và giúp đỡ đồng nghiệp, tinh thần đoàn kết và giao lưu
2.2.1 Nguồn gốc văn hóa Cao bồi
Văn hóa Cao bồi là một phần của văn hóa Mỹ, chủ yếu xuất hiện tại các bang miền Tây Hoa
Kỳ như Texas, Oklahoma, Kansas, Wyoming, Văn hóa Cao bồi phát triển vào khoảng thế kỷ 19 khi nông dân và người chăn cừu di cư đến các vùng Tây Hoa Kỳ để tìm kiếm cơ hội mới, khi các nhà điêu khắc xứ Châu Âu đầu tiên tới định cư tại vùng đất này Với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc và nhu cầu vận chuyển gia súc từ miền Bắc xuống miền Nam để bán, họ đã thuê các nhân công làm việc cho mình, đó là các thợ săn bắn hàng đầu tới từ bang Kentucky và Tennessee
Những người này đã trở thành những người chăn bò, hay còn gọi là Cao bồi
Với sự phát triển của ngành công nghiệp và thương mại, tầm quan trọng của văn hóa Cao bồi cũng tăng lên Người Cao bồi đã trở thành những người vận chuyển và nuôi dưỡng gia súc, những đường cao tốc mới được xây dựng để giúp họ di chuyển bò từ miền Nam qua miền Bắc Văn hóa Cao bồi đã phát triển thành một phần của văn hóa Mỹ và được coi là biểu tượng của cuộc sống
Trong tiếng Tây Ban Nha, từ "vaquero" được dùng để chỉ những người cưỡi ngựa trông coi gia súc Thuật ngữ này đã tồn tại trước văn hóa Cao bồi khoảng vài thế kỷ Có một số câu chuyện dân gian cho rằng từ "Cowboy" được hình thành từ việc chăm sóc gia súc của các chàng trai trẻ
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Công việc này đòi hỏi những người làm thuê phải có thể lực và sức khỏe tốt Thông thường, số lượng gia súc mà họ phải trông nom rất lớn và trải dài trên diện tích rộng lớn Sau đó phương thức này được lan truyền đến lãnh thổ Mesoameric rồi tiếp tục lan sang nhiều vùng đất ở Châu Mỹ Kế đến, nó phát triển ở Mexico rồi lan khắp miền Bắc nước Mỹ
Cao bồi còn có ý nghĩa khác là những người anh hùng ưa phiêu lưu, khám phá, thích mạo hiểm…
Họ cũng có những giá trị tinh thần cao đẹp như lòng tự trọng, tinh thần đoàn kết và giúp đỡ đồng nghiệp Với đời sống phong phú, những chàng Cao bồi ở miền Tây nước Mỹ đã tạo nên một nền văn hóa đặc trưng, biểu tượng cho tinh thần tự do, khát vọng chinh phục, lòng can đảm và trở thành một phần quan trọng trong tâm hồn người dân Mỹ
Hình 2 9: Những chàng Cao bồi xưa
Có nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc của các chàng Cao bồi miền Tây Một số giả thuyết mà Visa GVS cho là hợp lý nhất đó là:
Thuật ngữ "Cowboy" lần đầu tiên xuất hiện ở Anh vào khoảng thế kỷ 18, khoảng từ năm
1715 đến 1725, để chỉ những người sử dụng phương pháp cưỡi ngựa để chăm sóc gia súc của Tây
Ban Nha Trong tiếng Anh, "Cowboy" có nghĩa là người chăn bò (cow = bò, boy = chàng trai) Kỹ
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Khóa 2019 - 2023 thuật này đã được người Tây Ban Nha tạo ra và dần truyền bá đến Mexico và Bắc Mỹ Vào thế kỷ
17, những du khách Mexico như thầy tu Eusebio Kino hay nhà thám hiểm Juan Bautista de Anza đã đưa phương thức này đến Mỹ và góp phần hình thành văn hóa cao bồi ở đây, mà người Việt Nam thường gọi là Cao bồi miền Tây Nó bắt đầu phát triển tại Mexico và lan rộng khắp nơi sau khi đến với miền Bắc nước Mỹ
Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng văn hóa Cao bồi đã được hình thành sớm hơn nhiều trên lãnh thổ Mỹ từ những năm 1658 Nơi được cho là nguồn gốc của văn hóa Cao bồi là Deep
Hollow Ranch - trang trại chăn nuôi gia súc cổ nhất tại Mỹ, nằm trên đảo Long Island thuộc New
Trong dân gian cũng truyền miệng nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc của Cao bồi
Một trong số đó là thuật ngữ "Cowboy" xuất phát từ thói quen của các chủ trang trại khi thuê các công nhân làm việc cho họ, thông thường họ sẽ yêu cầu nhân viên đi bắt một con bò về để giết và sử dụng cho việc ăn uống Khi đó, họ sẽ dùng câu nói "Fetch that Cow, Boy" có nghĩa là "Lấy con bò kia đến đây, chàng trai ơi"
Ngoài ra, một ý kiến khác lại cho rằng văn hóa Cao bồi xuất hiện sớm hơn tại Mỹ, và Deep
Hollow Ranch - trang trại chăn nuôi gia súc cổ nhất tại đảo Long Island (New York), ra đời năm
1658 đã trở thành cái nôi của văn hóa Cao bồi
2.2.2 Sự hình thành phong cách thời trang Cao bồi từ văn hóa Cao bồi
Nét đặc trưng của phong cách Cao bồi cũng có sự ảnh hưởng lớn đến thế giới thời trang, với quần jeans rách, áo len, mũ cowboy, băng vải quấn tay và giày boots Âm nhạc cũng là một phần không thể thiếu trong văn hóa Cao bồi, với các thể loại như nhạc country, folk và bluegrass Văn hóa này đã được ghi nhận và phổ biến rộng rãi qua nhiều tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh, văn học và truyền thông
Tại đây không chỉ có Cowboy là phổ biến mà còn dần xuất hiện những hình ảnh của những
Cowgirl cá tính, hoang dã không kém nhưng đến cuối thế kỷ 19-20 thuật ngữ "Cowgirl" mới được phát hiện và dần quen thuộc hơn với mọi người Trong thời gian đó, nhiều phụ nữ đã tham gia công
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Khóa 2019 - 2023 việc làm việc trong trang trại đông vật, trở thành những chuyên gia trong việc chăm sóc gia súc, thu hoạch lúa mì và các loại cây trồng khác
Cowgirl trở nên phổ biến trong thập niên 1920 và 1930, khi nhiều phụ nữ bắt đầu mặc quần jeans và áo sơ mi để làm việc trong trang trại Từ đó Cowgirl xuất hiện, được hiểu là những người phụ nữ tham gia công việc chăn nuôi gia súc Trong suốt những năm 1940 và 1950, Cowgirl trở thành một đề tài phổ biến trong văn hóa đại chúng, xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học, bộ phim và âm nhạc
Đặc điểm hình thái và tâm lý nữ giới từ 18 – 25 tuổi
2.3.1 Sự phát triển hình thái
Sự phát triển về mặt thể chất của nữ giới ở độ tuổi từ 18 đến 25 là giai đoạn có tốc độ phát triển chiều cao chậm so với độ tuổi đang trong giai đoạn phát triển của vị thành niên (tăng không quá 1,2 cm/năm) Trong đó trọng lượng cân nặng cơ thể vẫn tăng bình thường, nhất là về cơ xương Ở giai đoạn này, cơ thể hầu như không còn cao lên nữa, ít thay đổi về mặt hình thái cấu trúc, cũng như có ít biến động lớn về mặt chuyển hóa và chức năng (ngoại trừ thời gian mang thai) Vì thế, đây là độ tuổi ít có sự phát triển tăng trưởng nên kích cỡ trang phục sẽ ít thay đổi vì cơ thể không có sự khác biệt lớn
Hơn nữa, nữ giới trong độ tuổi từ 18 – 25 tuổi cơ thể gần như đã hoàn thiện Chiều cao đã ổn định Chiều ngang cơ thể lúc này phát triển tuỳ theo hoạt động sống ăn uống thường ngày của mỗi người Ở độ tuổi này, nữ giới thường có vóc dáng thon gọn, đường cong cơ thể lộ ra rõ rệt, với vòng eo nhỏ, ngực và mông phát triển Lớp mỡ dưới da dày lên làm cho cơ thể mềm mại và nữ tính
Các đặc điểm quan sát: Khi quan sát sự phát triển của cơ thể bằng mắt thường, ta có thể thấy tầm vóc nữ sẽ ảnh hưởng bởi cân nặng trọng lượng cơ thể, các đường cong thân thể hiện rõ, tròn
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Khóa 2019 - 2023 trĩnh và mềm mại Đặc biệt phần lớp mỡ phát triển hơn ở ngực, hông, đùi Cơ và lông không phát triển nhiều nên những đặc điểm trên giúp làn da của phái nữ trắng trẻo và mịn màng
Phân loại hình dáng cơ thể người: Trong lĩnh vực may mặc, hình dáng cơ thể ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết kế và tạo mẫu trang phục Việc phân loại đặc điểm hình dáng cơ thể người giúp nhận biết và hiểu hơn về cơ thể người mẫu khi thiết kế một loại trang phục nào đó Thế nên đối với những người thợ lành nghề họ phân loại và đánh giá hình dáng cơ thể người một cách chủ quan và chủ yếu dựa kinh nghiệm nghề nghiệp của mình Trong giáo trình “Hệ thống cỡ số trang phục” của Th.S Phùng Thị Bích Dung (chủ biên) cho thấy được các nghiên cứu về hình dáng cơ thể được phân loại dựa trên các đặc trưng sau: [1]
Theo tỉ lệ giữa chi và thân của cơ thể so với chiều cao được chia theo ba dạng cơ bản: người dài; người trung bình; người ngắn
Theo tư thế của cơ thể người được chia thành ba dạng: căn cứ vào độ cong cột cơ thể ta có tư thể người ưỡn, người bình thường và người gù
Theo chiều dày của cơ thể: dựa vào chỉ số tương quan giữa kích thước chiều cao đứng và cân nặng hoặc theo tương quan giữa chu vi vòng ngực lớn nhất và vòng bụng để phân ra thành ba dạng là béo, trung bình và gầy
Theo hình dáng các phần trên cơ thể:
Vai (vai xuôi, vai trung bình, vai ngang, vai cánh cung và vai ngửa)
Ngực: lép (người gầy), ngực rộng (người béo), ngực trung bình được căn cứ khi nhìn từ trên
Phần ngực khi nhìn chính diện: ovan, bản cầu và chóp
Hình dáng mông khi nhìn chính diện: bản cầu, ovan và dáng cong, đẹp, trung bình khi nhìn bên hông Độ rộng ngang hông so với vai: rộng, hẹp và trung bình
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Căn cứ vị trí điểm nhô ra phía ngoài nhất của độ cao điểm đó ta có: hông cao (vị trí ngang rốn), hông trung bình (vị trí giữa ngang rốn) và hông thấp (vị trí ngang háng)
Các dạng hình dáng cơ thể phụ nữ thường gặp như: quả táo, đồng hồ cát, chữ nhật, quả lê, tam giác ngược
Hình 2 25: Các dạng hình dáng cơ thể phụ nữa thường gặp
2.3.2 Sự phát triển tâm lý
* Nhân khẩu học: Độ tuổi: 18 - 25 tuổi
Công việc: Sinh viên hoặc đi làm
Thu nhập: gia đình chu cấp và lương ổn định (trung bình từ 0 - 25.000.000 tr/tháng)
Khả năng tiêu dùng: 200.000 - 500.000 VND
Chạy theo mốt, thể hiện tính thời đại: lứa tuổi này thường là những người sôi nổi, tư duy nhanh nhạy, sắc bén, luôn khát vọng cái mới Họ là những người hết sức sáng tạo trong tiêu dùng
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Tâm lý tiêu dùng của họ chạy theo mốt, theo thời đại, dẫn đến trào lưu mới, đòi hỏi hưởng thụ cái đẹp Ở độ tuổi này thường là những người tìm tòi, thưởng thức và phổ biến sản phẩm mới Hành vi tiêu dùng mới của họ thường ảnh hưởng rất lớn tới mọi người xung quanh tạo ra xu hướng tiêu dùng trên thị trường
Thích thể hiện “cái tôi”: ý thức về “cái tôi” là nhu cầu nổi bật trong tiêu dùng ở lứa tuổi này
Trong tiêu dùng, họ rất ưa thích những hàng hoá biểu hiện được cá tính, muốn có sự độc đáo, không muốn giống ai
Yêu cầu thực dụng: Họ là những người có tri thức, quan hệ rộng, tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin Vì thế, khi lựa chọn hàng tiêu dùng họ khá chủ động Họ lựa chọn các sản phẩm mốt, thời thượng nhưng phải thực dụng, hợp với môi trường hoạt động và công việc của họ.
Phương pháp thiết kế dựng hình 2D (Drafting)
2.4.1 Khái niệm về phương pháp thiết kế dựng hình 2D (Drafting)
Phương pháp thiết kế dựng hình 2D (Drafting) là phương pháp vẽ kỹ thuật để biểu diễn các chi tiết cơ khí, bản vẽ kỹ thuật hoặc các sơ đồ khác Đây thường là một bước quan trọng trong quá trình sản xuất, xây dựng và thiết kế của một sản phẩm
Trong quá trình thiết kế dựng hình 2D, người thiết kế sử dụng các công cụ như bút chì, bút lông hay máy vẽ điện tử để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật 2D Những bản vẽ này cung cấp các thông tin về kích thước, hình dạng, độ chính xác và sự tương tác giữa các bộ phận của sản phẩm
Với những lợi ích mà phương pháp thiết kế dựng hình 2D mang lại, nó là một công cụ quan trọng trong quá trình sản xuất, xây dựng và thiết kế của một sản phẩm
2.4.2 Phương pháp thiết kế dựng hình 2D (Drafting) trong ngành may
Phương pháp thiết kế dựng hình 2D (Drafting) cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành may để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật cho quần áo và sản phẩm may mặc khác Các bản vẽ này có thể được tạo ra bằng tay hoặc bằng các phần mềm đồ họa như Adobe Illustrator hoặc CorelDRAW
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Khi sử dụng phương pháp drafting trong ngành may, người thiết kế sẽ tạo ra các bản vẽ kỹ thuật chi tiết về hình dạng của sản phẩm trên giấy hoặc máy tính Các thông tin cần thiết như kích thước, hình dạng, kiểu dáng và đường viền sẽ được xác định và ghi chú trên bản vẽ kỹ thuật
Sau khi hoàn thành bản vẽ kỹ thuật, nhà sản xuất sẽ sử dụng nó để sản xuất một mẫu thực tế của sản phẩm Các bản vẽ này cũng có thể được sử dụng để đánh giá tính khả thi của sản phẩm hoặc để thực hiện các sửa đổi trước khi sản xuất hàng loạt
Phương pháp drafting trong ngành may là một công cụ quan trọng và cần thiết để tạo ra các bản vẽ kỹ thuật chi tiết cho sản phẩm may mặc Nó giúp đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và đạt được chất lượng mong muốn của khách hàng
Phương pháp thiết kế dựng hình 2D (drafting) trong ngành may là một kỹ thuật quan trọng giúp các nhà thiết kế và thợ may có thể tạo ra các bản vẽ chi tiết, đầy đủ thông tin để sản xuất được sản phẩm may một cách chính xác và hiệu quả Dưới đây là các bước cơ bản để thiết kế dựng hình
2D trong ngành may (thiết kế trực tiếp trên giấy):
* Chuẩn bị công cụ và vật liệu cần thiết:
Bút chì, bút vẽ, bút lông, thước kẻ, compa, bút chỉ thị màu, …
Mẫu sản phẩm hoặc bản vẽ thiết kế
Sử dụng thước kẻ và compa để vẽ các đường thẳng và các góc cần thiết
Sử dụng bút vẽ hoặc bút lông để vẽ các đường viền của sản phẩm
Sử dụng bút chỉ thị màu để ghi chú về các yêu cầu kỹ thuật hoặc các chi tiết cần lưu ý trong quá trình sản xuất
* Chỉnh sửa và hoàn thiện bản thiết kế:
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Kiểm tra lại toàn bộ bản vẽ để đảm bảo đầy đủ thông tin và không có sai sót
Sửa các lỗi hoặc thiếu sót trong bản vẽ Đánh số thứ tự cho các chi tiết sản phẩm
*Tạo bản sao và lưu trữ:
Tạo ra các bản sao của bản vẽ để sử dụng cho các quy trình khác
Lưu trữ các bản vẽ theo một hệ thống phù hợp để dễ dàng tìm kiếm khi cần thiết
Với những bước trên, kỹ thuật thiết kế dựng hình 2D (Drafting) sẽ giúp cho các nhà thiết kế và thợ may có thể tạo ra các bản vẽ chi tiết, đầy đủ thông tin để sản xuất được sản phẩm may một cách chính xác và hiệu quả
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
TẠO MẪU BST TRANG PHỤC DẠO PHỐ CHO NỮ ĐỘ TUỔI TỪ 18 - 25 LẤY Ý TƯỞNG TỪ PHONG CÁCH CAO BỒI
Xây dựng ý tưởng BST
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình chung tạo mẫu BST
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.1.1 Vẽ phác thảo mẫu BST
Hình 3.2: Phác hoạ mẫu BST
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.1.2 Nguồn cảm hứng cho BST
BST trang phục dạo phố lấy ý tưởng từ phong cách Cao bồi miền Viễn Tây nước Mỹ Biến tấu những trang phục và phụ kiện trở nên hiện đại, kết hợp với kiểu dáng năng động, trẻ trung phù hợp với xu hướng ngày nay Nhằm đáp ứng được nhu cầu của đại đa số các bạn Gen Z
C.O.W là cái tên mà nhóm muốn đặt cho BST lần này.C.O.W gồm 3 bộ sản phẩm lần lượt được gọi tên là B023, N001, L048
Với bộ trang phục đầu tiên - B023 được kết hợp từ một chiếc đầm trễ vai tay dài với các điểm nhấn là bèo nhún ở vai và xếp nhún xung quanh ôm trọn thân trên và cổ tay tạo cảm giác mềm mại, tùng váy 360 độ bất đối xứng rất phù hợp với các cô gái yêu thích sự tự do nhưng không kém phần nữ tính dịu dàng Sự kết hợp hoàn hảo hơn khi chiếc đầm được đi kèm với corset thắt eo cột dây ở giữa làm tôn lên vòng eo thon thả của các cô gái
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Thứ hai, N001 với phần bâu danton biến kiểu đầy ấn tượng, khiến bộ trang phục trở nên bắt mắt hơn Kết hợp với dáng áo corset đáp ứng được xu hướng thời trang hiện tại với kiểu dáng sexy nhưng không kém phần năng động Khoe được trọn bộ vòng eo cũng như vòng 1 của người phụ nữ
Tạo cảm giác mạnh mẽ, cá tính và một chút phóng khoáng khi kết hợp với đầm Từ chất liệu của corset ta biến tấu thêm phần phối dây cho chiếc đầm để tạo thêm phần đồng điệu
Cuối cùng, L048 với thiết kế đầm sơ mi, dáng áo tay dài phồng kết hợp cùng gile tạo điểm nhấn cho trang phục Đầm sơ mi thiết kế tay phồng đầu vai và cổ tay, tạo cho người mặc cảm giác thoải mái, linh hoạt trong việc vận động tay Phần gile được thiết kế các đường decoup và phối 2 hàng cúc phía trước
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Trong lĩnh vực thiết kế, màu sắc rất quan trọng bởi nó là phương tiện truyền tải thông tin một cách nhanh nhất Các thiết kế có sử dụng màu be thường sẽ mang cảm giác tao nhã, gọn gàng, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sang trọng Màu be là tông trung tính, cực kỳ dễ phối với các màu sắc khác nhau cũng như phù hợp với nhiều phong cách
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.6: Minh hoạ màu sắc gam màu be
Kết hợp hoàn hảo nhất với màu be để cho ra phong cách Cao bồi không màu nào khác đó chính là màu nâu Màu nâu mang đến sự hoài cổ và là một trong những màu rất đơn giản Chính vì thế đối với những người yêu thích sự tối giản thì màu nâu sẽ là gam màu lý tưởng Người ta ví màu nâu như làn gió mới thổi hồn vào thời trang Cảm giác đầu tiên khi bạn nhìn thấy những trang phục mang tông màu này đó là sự đơn giản, nhã nhặn và vô cùng dễ mặc
Hình 3.7: Minh hoạ màu sắc gam màu nâu
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.1.4 Tìm kiếm và lựa chọn NPL
STT Tên NPL Tính chất NPL Hình ảnh
Vải thô Ưu điểm: Độ thấm hút cao
Chất liệu có độ mềm mại và nhẹ nhàng
An toàn với làn da, sức khỏe người tiêu dùng, thân thiện với môi trường
Mặc vải lâu, bảo quản không kỹ dễ gây hiện tượng đổ lông
Mềm mại, mịn màng và cao cấp hơn các loại vải thông thường
Màu sắc khác biệt, cách lên màu, tone màu chân thực hơn rất nhiều loại vải khác
Sản phẩm thân thiện với môi trường
Sử dụng vải da lộn đem lại rất nhiều sự dễ chịu cho người dùng đặc biệt là khả năng giữ ấm vô cùng tốt cho các sản phẩm thời trang
Dễ thấm nước và dính bụi bẩn
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Khó thể phục hồi, vệ sinh sản phẩm về trạng thái ban đầu
Khả năng đàn hồi không tốt
3 Vải lót :Lót lụa Ưu điểm:
Vải có độ mềm, nhẹ, thoáng khí Độ bền cao
Không gây kích ứng da
Phai màu sau thời gian dài sử dụng
Khó may: Vải hơi thô, nhưng vẫn khá trơn nên khó thiết kế và may
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
6 Dây thun Kích thước: 4mm
7 Dây thun Kích thước: 6mm
8 Nút lớn Màu nâu, D= 2cm
9 Nút nhỏ Màu vàng, Dm
10 Dây kéo Dây kéo kim loại, Dài= 15cm
11 Khoen kim loại xỏ dây Màu vàng, D=6mm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
12 Chỉ may áo đầm Chỉ Staple Spun polester, Màu be
Corset Chỉ Staple Spun polester, Màu nâu
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
17 Nhãn hướng dẫn sử dụng
Bảng 3.1: Tìm kiếm và lựa chọn NPL
Xây dựng thông số kích thước thiết kế
3.2.1 Xác định đối tượng đo Đối tượng nhóm xác định là nữ giới ở độ tuổi 18-25 tuổi Vậy một thân hình chuẩn ở độ tuổi này được đánh giá bằng cách nào? Theo các chuyên gia, một thân hình đẹp trước hết cần có sự cân đối giữa chiều cao và cân nặng Và để biết bản thân mình có tỷ lệ chiều cao và cân nặng cân đối hay chưa, bạn cần sử dụng đến công thức BMI
BMI là viết tắt của từ tiếng Anh Body Mass Index dịch ra tiếng Việt là chỉ số khối của cơ thể hay chỉ số cân nặng Chỉ số BMI được tính dựa vào số đo chiều cao và cân nặng của mỗi người để cho ra kết quả người này chuẩn, thừa cân hay thiếu cân
Công thức tính BMI cụ thể như sau: BMI = cân nặng/ (chiều cao x chiều cao)
Cân nặng được tính bằng (kg)
Chiều cao được tính bằng (m)
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Ví dụ: Bạn là nữ, có cân nặng bằng 50kg và chiều cao bằng 1m60 thì chỉ số BMI của bạn sẽ là:
BMI P/ (1.60 x 1.60) = 19,52 kg / m Kết quả chỉ số này cho thấy tình trạng cơ thể đang mức bình thường và ổn định
Hình 3.8: Chỉ số BMI ở nữ giới trưởng thành
Sau khi có kết quả BMI, bạn hãy lấy con số này dễ so sánh với bảng chỉ số BMI chuẩn của nữ giới để biết tình trạng cơ thể của mình chính xác là đang béo, gầy hay đạt chuẩn Cụ thể như sau:
• Chỉ số BMI nhỏ hơn 18,5 tức là bạn đang bị gầy
• Chỉ số BMI từ 18,5 – 24,9 tức là cân nặng so với chiều cao của bạn đang đạt chuẩn
• Chỉ số BMI từ 25 – 29,9 tức là bạn đang ở tình trạng thừa cân
• Chỉ số BMI từ 30 – 34,9 tức là bạn đang bị béo phì và nên giảm cân
• Chỉ số BMI trên 35 tức là bạn đang rất béo và cần giảm cân ngay
Sau khi tổng hợp và so sánh bảng chỉ số BMI cũng như tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn ở nữ giới từ 18-25 tuổi Và để đề xuất được người mẫu phù hợp với các mẫu thiết kế nhóm nghiên cứu thì ngoài các yếu tố khoa học trên, nhóm còn dựa trên các yếu tố ngoại hình như là làn da sáng nhẹ, gương mặt tươi trẻ, ba vòng cơ thể cân đối để có thể tôn lên rõ các dáng đường cong
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Khóa 2019 - 2023 cơ thể Nên sau khi cân nhắc nhóm quyết định chọn 3 người mẫu đang ở độ tuổi là 22 Với chiều cao và cân nặng (tương đương size S) như sau:
STT Tên Chiều cao Cân nặng
1 Võ Thị Tuyết Nhi 1m54 45kg
2 Nguyễn Thị Ngọc Bích 1m58 47kg
3 Lê Thị Thuỳ Linh 1m50 43kg
Bảng 3.2: Chiều cao và cân nặng 3 người mẫu
3.2.2 Phương pháp đo thông số kích thước trực tiếp
❖ Nguyên tắc và trình tự đo:[4]
Tư thế đo: Khi đo, người được đo dáng đứng thẳng trong tư thế nghiêm Hai gót chân chạm nhau, hai tay buông thẳng và bàn tay úp vào mặt ngoài đùi Tại vị trí của ba điểm như lưng, mông, gót chân nằm trên một đường thẳng vuông góc với mặt đất khi nhìn nghiêng Đầu hướng thẳng sao cho đuôi mắt và lỗ tai ngoài tạo thành một đường đi thẳng ngang song song với mặt đất, mắt hướng nhìn thẳng, chân đi đất
Mẫu được đo cần mặc trang phục ôm sát cơ thể, ngang eo cần buộc định vị bằng một sợi dây
Khi đo các kích thước dọc cần hạ dần thước từ số đo cao nhất tới số đo thấp nhất (từ đỉnh đầu đến mắt cá chân)
Khi đo các kích thước vòng, đặt thước dây đúng mốc đo và chu vi của vòng thước tạo thành mặt phẳng ngang tương đối song song với mặt đất
Khi đo các kích thước ngang, đặt hai đầu thước đúng tại hai mốc đo Đối với những số đo có một mốc đo thì đầu còn lại của thước phải đặt vào vị trí sao cho mặt phẳng do thước tạo thành song song với mặt đất
Khi dùng thước dây để đo thông số, người đo phải đặt thước êm sát trên cơ thể, không kéo căng hoặc để trùng
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.9: Hình ảnh minh hoạ tư thế đo
❖ Xác định mốc đo:[4] Để có được bảng thông số đo chính xác, ta cần xác định đúng các mốc đo nhân trắc trên cơ thể người như sau: Đốt sống cổ 7: hay còn gọi lại C7, là đốt xương nằm trên đường chân cổ phía sau và trồi ra khi cúi đầu
Hõm cổ: điểm giữa của chỗ lõm nhất ở giữa đường chân cổ phía trước khi ta cuối đầu Đầu vai: là điểm nhô ra phía ngoài nhất của đầu xương vai
Góc cổ vai: giao điểm của đường viền cổ với đường viền vai khi nhìn chính diện Đường ngang eo: đường thẳng ngang song song với mặt đất nằm trên rốn 2cm Đường ngang mông: đường thẳng ngang song song với mặt đất đi qua hai đỉnh mông Đường ngang gối: đường thẳng ngang song song với mặt đất đi qua điểm giữa của xương đầu gối
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
❖ Cách đo thông số thiết kế:[1]
STT Tên kích thước đo Phương pháp đo Hình ảnh minh hoạ
1 Vòng cổ Đo chu vi chân cổ, thước đi qua điểm cổ 7,
2 điểm gốc cổ vai và hõm cổ
2 Vòng ngực Đo chu vi ngực tại vị trí nở nhất, thước dây đi qua hai điểm đầu ngực và nằm trong mặt phẳng ngang
3 Vòng eo Đo chu vi ngang eo tại vị trí nhỏ nhất ( trên rốn 2cm), thước dây nằm trong mặt phẳng ngang
4 Vòng mông Đo chu vi ngang mông tại vị trí nở nhất, thước dây nằm trong mặt phẳng ngang
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
5 Vòng nách Đo chu vi vòng nách đi qua đầu vai, thước dây vuông góc với mặt đất
6 Vòng cửa tay Đo chu vi cửa tay ở vị trí đi ngang qua mu bàn tay ở vị trí to nhất của bàn tay
7 Cao thân Đo chiều cao từ đốt sống cổ 7 đến mặt đất
8 Dài chân Đo chiều cao từ điểm eo sau đến mặt đất
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
9 Hạ gối Đo chiều cao từ điểm ngang eo đến ngang gối
10 Rộng vai Đo từ đầu vai bên này sang đầu vai bên kia
11 Dài tay Đo từ đầu vai, thẳng ra khuỷu tay, xuống đến hết mắt cá ngoài của tay
12 Dang ngực Đo từ đầu đỉnh ngực này sang đầu đỉnh ngực kia
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
13 Chéo ngực Đo từ hõm cổ đến đầu đỉnh ngực
Bảng 3.3 Cách đo thông số thiết kế
❖ Bảng thông số kích thước ni mẫu:
Sau quá trình lấy thông số đo trực tiếp trên 3 người mẫu nhóm đã có bảng thông số kích thước ni mẫu như sau:
STT Số đo Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Bảng 3.3: Bảng thông số kích thước ni mẫu
Tạo mẫu bộ sưu tập
3.3.1 Tạo mẫu 1 - B023 3.3.1.1 Mô tả phẳng mẫu 1 – B023
Hình 3.10: Hình mô tả phẳng B023
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.11: Hình mô tả phẳng B023 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.12: Hình mô tả phẳng B023 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.3.1.2 Thiết kế mẫu đầm B023 - D Thiết kế Block đầm căn bản B023 - D
Hình 3.13: Block đầm căn bản B023 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hạ eo = hạ eo sau = 35cm
Vào cổ = 1/6 vòng cổ + 0.5cm = 6cm
Hạ cổ thân trước= 1/6 vòng cổ + 1.5cm = 7cm
Hạ cổ thân sau=1.5cm Ngang vai = 1/2 rộng vai = 18cm
Hạ nách = 1/2 vòng nách = 17cm Ngang ngực = 1/4 vòng ngực + 0.5 = 21.5cm Ngang mông = 1/4 vòng mông +0.5 = 22.5cm Nối đường vai
Xác định điểm ngang eo
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
* Thiết kế Block tay căn bản B023 - D
Hình 3.14: Block tay căn bản B023 - D
Hạ nách tay = 14cm Ngang nách tay =1/2 vòng nách = 17cm Ngang cửa tay = 1/2 vòng cửa tay = 11cm Đánh đường cong nách trước và nách sau
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Bản vẽ thiết kế đầm mẫu B023 - D
Hình 3.15: Thiết kế thân trước B023 - D
Xác định đường cắt trễ vai: song song và cách đường ngang ngực theo chiều oy = 7 cm Đường tra dây thun cách đường ngang trễ vai theo chiều -oy = 3cm
Vẽ lại đường cong nách mới: hạ nách mới, dịch xuống 2cm
Chừa độ nhún cho thân trước: từ đường CF cộng thêm 14cm độ nhún
Thiết kế tương tự thân trước
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.16: Thiết kế tay áo B023 - D
Từ block tay căn bản cộng thêm rộng ngang nách mỗi bên 2cm Cộng thêm dài tày 10cm Đo vòng nách trên thân trước = 12cm và thân sau = 11.5cm Lần lượt đo và lấy dấu vòng nách thân trước và thân sau trên tay tương ứng với số đo nách trên chi tiết thân áo
Cắt dọc theo đường sống tay và cộng độ nhún đều cho tay là 25cm Lần lượt tịnh tiến tay trước và tay sau theo chiều -ox và +ox sao cho tay trước và tay sau cách đều đường sống tay 25cm
Từ điểm lấy dấu vòng nách mới đánh lại đường cong lai trên của thân tay như hình
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.17: Thiết kế tùng váy B023 - D
Tùng tròn 360 độ, lai biến kiểu
Chu vi vòng eo trên tùng bằng chu vi vòng eo trên thân áo = 33.5 x 4 = 134cm
R = chiều dài vòng eo/2𝝅!cm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Tạo góc nhọn mới cho 4 góc vuông trên tà váy như hình
Hình 3.18: Thiết kế lớp lót B023 - D
Phát triển lớp lót dựa trên lớp chính Lớp lót là đầm liền thân
Lên lai ngắn hơn 3 cm so với lớp chính Đánh đường sườn như hình
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Từ đường trễ vai lớp chính dịch xuống 2.5 cm làm đường trễ vai của lớp lót
3.3.1.3 Thiết kế mẫu corset B023 - C Thiết kế Block đầm căn bản B023 - C
Hình 3.19: Block đầm căn bản B023 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hạ eo = hạ eo sau = 35cm
Vào cổ = 1/6 vòng cổ + 0.5cm = 6cm
Hạ cổ thân trước = 1/6 vòng cổ + 1.5cm = 7cm
Hạ cổ thân sau =1.5cm Ngang vai = 1/2 rộng vai = 18cm
Hạ nách = 1/2 vòng nách = 17cm Ngang ngực = 1/4 vòng ngực = 21cm Ngang eo = 1/4 vòng eo = 18.75cm Ngang mông = 1/4 vòng mông = 22cm Nối đường vai
Xác định dang ngực = 16cm, chéo ngực = 19cm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Bản vẽ thiết kế mẫu corset B023 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Từ block căn bản đánh lại các đường pen dọc mới Xác định điểm chân ngực trên đường pen dọc (đo trực tiếp trên người mẫu = 7.5cm) Lần lượt thiết kế các chi tiết 1, 2 của thân trước như hình
Sang dấu vị trí sườn của thân trước qua block thân sau Thiết kế chi tiết 2, 3 của thân sau như hình
Ghép chi tiết số 2 của thân trước và thân sau như hình
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.3.1.4 Các chi tiết rập thành phẩm và BTP mẫu 1 - B023 Các chi tiết rập thành phẩm và BTP đầm mẫu B023 - D
* Rập thành phẩm lớp chính:
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.21: Các chi tiết rập thành phẩm lớp chính B023 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
* Rập thành phẩm lớp lót:
Hình 3.22: Các chi tiết rập thành phẩm lớp lót B023 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.23: Các chi tiết rập BTP lớp chính B023 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.24: Các chi tiết rập BTP lớp lót B023 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Các chi tiết rập thành phẩm và BTP corset mẫu B023 - C
Hình 3.25: Các chi tiết rập thành phẩm B023 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.26: Các chi tiết rập bán thành phẩm B023 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Bảng thông số kích thước thành phẩm trước khi fit mẫu 1
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm)
A Dài áo trên: Đo từ giữa cổ thân trước đến giữa eo 24
C Dài tay: Đo từ giữa vai tới lai tay 52
D Dài nhún cổ tay: Đo từ điển tra dây chun tới lai tay 10
I Dài giữa váy : Đo thẳng từ giữa eo tới lai váy 35
J Dài vạt nhọn váy: Đo từ eo đến điểm nhọn nhất của lai 50
Bảng 3 4: Bảng thông số kích thước thành phẩm trước khi fit mẫu B023 - D
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm)
C Độ dài pen bên hông phía sườn 9
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
F Ngang eo dưới sườn 5cm (đặt êm và đóng corset lại) 31.5
G Khoảng cách từ khoen thứ nhất tới điểm nhọn 1
H Khoảng cách giữa các khoen 1.2
Bảng 3 5: Bảng thông số kích thước thành phẩm trước khi fit mẫu B023 - C
Sau khi may mẫu sản phẩm B023 lần 1, nhóm đã tiến hành fit mẫu, tổng hợp lỗi và khắc phục các lỗi như sau:
STT Lỗi Hình ảnh Biện pháp khắc phục
Lỗi 1: Chất liệu vải quá cứng, chưa đủ độ rũ Chưa thể hiện được phong cách Cao bồi trong chất liệu Màu sắc chưa bắt mắt Đổi chất liệu vải, đổi màu
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
2 Lỗi 2: Dài váy hơi ngắn
Thay đổi dài váy: Tăng lên 5cm
3 Lỗi 3: Bèo nhún không được êm
Thay đổi phương án may: May gấp mép, bọc dây chun lại
Lỗi 4: Tay thiếu độ xếp nhún ở vai và cổ tay, chiều dài tay chưa được dài như mong muốn
Thay đổi dài tay: Tăng lên 5cm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Lỗi 5: Đường cong cạnh trên corset chưa đúng vị trí chân ngực, dài giữa corset bị dài quá
Thiết kế lại đường cong dưới chân ngực: Giảm dài giữa corset xuống 2cm
Sau khi thay đổi chất liệu vải, điều chỉnh lại các thông số thiết kế trên rập và tiến hành may mẫu lần 2, thì nhóm đã khắc phục được các lỗi và cho ra được sản phẩm hoàn chỉnh đúng như ý tưởng thiết kế ban đầu của nhóm:
STT Vị trí lỗi Tình trạng khắc phục
Bảng 3 7: Bảng đánh giá sau khi fit mẫu B023
Bảng thông số kích thước thành phẩm sau khi fit mẫu 1
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm) Dung sai
A Dài áo trên: Đo từ giữa cổ thân trước đến giữa eo 24 ± 0.5
C Dài tay: Đo từ giữa vai tới lai tay 57 ± 0.5
D Dài nhún cổ tay: Đo từ điển tra dây chun tới lai tay 10 ± 0.5
I Dài giữa váy : Đo thẳng từ giữa eo tới lai váy 40 ± 1
J Dài vạt nhọn váy: Đo từ eo đến điểm nhọn nhất của lai 55 ± 1
Bảng 3 8: Bảng thông số kích thước thành phẩm sau fit mẫu B023 - D
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm) Dung sai
C Độ dài pen bên hông phía sườn 9 ± 0.5
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
F Ngang eo dưới sườn 5cm (đặt êm và đóng corset lại) 31.5 ± 0.5
G Khoảng cách từ khoen thứ nhất tới điểm nhọn 1 ± 0.2
H Khoảng cách giữa các khoen 1.2 ± 0.2
Bảng 3 9: Bảng thông số kích thước thành phẩm sau fit mẫu B023 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.3.2 Tạo mẫu 2 - N001 3.3.2.1 Mô tả phẳng mẫu 2 - N001
Hình 3.28: Hình mô tả phẳng N001
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.29: Hình mô tả phẳng N001 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.30: Hình mô tả phẳng N001 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.2.2.2 Thiết kế mẫu đầm N001 - D Thiết kế Block đầm căn bản N001 - D
Hình 3.31: Block đầm căn bản N001 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hạ eo = hạ eo sau = 36cm
Vào cổ = 1/6 vòng cổ + 0.5cm = 6cm
Hạ cổ thân trước= 1/6 vòng cổ + 1.5cm = 7cm
Hạ cổ thân sau=1.5cm Ngang vai = 1/2 rộng vai = 18cm
Hạ nách = 1/2 vòng nách = 17cm Ngang ngực = 1/4 vòng ngực + 0.5 = 21cm Ngang eo =1/4 vòng eocm
Ngang mông = 1/4 vòng mông +0.5 = 22cm Nối đường vai
Xác định dang ngực = 16cm, chéo ngực = 18cm
Xác định pen dọc, giảm đầu pen 3cm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Thiết kế Block tay căn bản N001 - D
Hình 3.32: Block tay căn bản N001 - D
Hạ nách tay= 14cm Ngang nách tay=1/2 vòng náchcm Ngang cửa tay = 1/2 vòng cửa tay = 11cm Đánh đường cong nách trước và nách sau
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Bản vẽ thiết kế đầm mẫu N001 - D
* Phát triển thân trước và thân sau:
Hình 3.33: Thiết kế thân trước và thân sau
Từ block căn bản ta hạ xuôi vai và hạ cổ 3cm, kết hợp với hạ nách tay 3cm tạo độ rộng cho nách
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Khóa 2019 - 2023 Độ dài váy được tính từ ngang gối lên 10cm và đánh xoè ra 36cm
Hạ sâu cổ thân trước 14cm,
Từ điểm hạ sâu cổ thiết kế nẹp 4cm
* Chuyển rập thân trước và thân sau:
Hình 3.34: Tạo độ xòe cho thân trước
Thân trước từ giữa vai chia đôi và xoay chi tiết để tạo độ xoè cho váy mỗi bên 9cm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.35: Tạo độ xòe cho thân sau
Thân sau từ giữa cổ sau ta chia đôi và xoay chi tiết để tạo độ xoè cho váy mỗi bên 9cm Đánh lại đường cong váy
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Bước 1: Từ sâu cổ 14cm nối với điểm gốc cổ vai căn bản ta được đường bẻ ve
Bước 2: Tịnh tiến đường bẻ ve theo chiều -ox = 3cm
Bước 3: Tại điểm hạ cổ vẽ đường thẳng vuông góc với đường bẻ ve
Bước 4: Tại điểm hạ cổ vẽ chiều dài lá bâu dưới 4.5cm và đánh đường cong như hình
Bước 5: Tại điểm hạ cổ vẽ chiều dài lá bâu trên 6cm và đánh đường cong như hình
Bước 6: Độ rộng bâu trên 8cm, đánh cong đường chân bâu như hình
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.37: Thiết kế tay áo
Từ block tay căn bản cộng thêm rộng ngang nách mỗi bên 2cm Cộng thêm dài tày 10cm
Giảm hạ nách tay xuống 4cm và đánh lại đường cong nách
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Cắt dọc theo đường sống tay, để tạo độ nhún cho cổ tay ta x2 chiều dài cổ tay Đánh lại đường cong lai tay
Hình 3.38: Tạo độ phồng cho tay
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.3.2.3 Thiết kế mẫu corset N001 - C Thiết kế Block Đầm căn bản mẫu 2 – N001 - C
Hình 3.39: Block đầm căn bản N001 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hạ eo = hạ eo sau = 36cm
Vào cổ = 1/6 vòng cổ + 0.5cm = 6cm
Hạ cổ thân trước= 1/6 vòng cổ + 1.5cm = 7cm
Hạ cổ thân sau=1.5cm Ngang vai = 1/2 rộng vai = 18cm
Hạ nách = 1/2 vòng nách = 17cm Ngang ngực = 1/4 vòng ngực + 0.5 = 21cm Ngang eo =1/4 vòng eocm
Ngang mông = 1/4 vòng mông +0.5 = 22cm Nối đường vai
Xác định dang ngực = 16cm, chéo ngực = 18cm
Xác định pen dọc, giảm đầu pen 3cm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Bản vẽ thiết kế mẫu đầm N001-D
Từ block căn bản ta cộng cử động toàn phần thêm 4cm để thiết kế corset
Hạ nách tay thêm 3cm
Chiều dài thân sau 12cm và đánh các đường cong áo
Từ ngang ngực lên 3cm, đi vào 12cm ta được rộng cổ
Chiều dài thân trước 25cm Đánh đường cong như hình
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Dây áo 2cm với chiều dài 42cm
Hình 3.41: Xoay pen ngang và đánh đường cong decoup
Xoay pen ngang và đánh lại đường cong decoup và đường cong nách
Hình 3.42: Thiết kế N001 - C hoàn chỉnh
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.3.2.4 Các chi tiết rập thành phẩm và BTP mẫu 2-N001 Các chi tiết rập thành phẩm và BTP N001-D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.43: Các chi tiết rập thành phẩm N001 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.44: Các chi tiết keo N001 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.45: Các chi tiết rập bán thành phẩm N001 - D
Các chi tiết rập thành phẩm và BTP N001 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.46: Các chi tiết rập thành phẩm N001 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.47: Các chi tiết rập bán thành phẩm N001 – C
Bảng thông số kích thước thành phẩm trước khi fit mẫu 2
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm)
A Sâu cổ: đo từ điểm giữa cổ thân sau đến điểm bẻ ve 21
E Khoảng cách khoen: đo thẳng 10
F Ngang ngực: đo thẳng ngay hạ nách 60
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
I Dài áo: Đo từ giữa cổ thân sau đến lai 75
J Dài tay: đo từ đỉnh vai đến lai tay 62
K Dài nhún cổ tay: Đo từ điểm tra dây chun đến lai tay 10
L Ngang cổ tay: đo thẳng 9
Bảng 3 10: Bảng thông số kích thước thành phẩm trước khi fit N001 - D
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm)
A Dài áo thân trước: Đo từ giữa thân trước đến lai 28
B1+B2 Dài dây áo: đo thẳng 42
D Dài áo thân sau: Đo từ giữa thân sau đến lai 12
Bảng 3 11: Bảng thông số kích thước thành phẩm trước khi fit N001 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Sau khi may mẫu sản phẩm N001 lần 1, nhóm đã tiến hành fit mẫu, tổng hợp lỗi và khắc phục các lỗi như sau:
STT Lỗi Hình ảnh Biện pháp khắc phục
Lỗi 1: Chất liệu quá cứng, chưa đủ độ rũ Chưa thể hiện được phong cách cao bồi trong chất liệu Màu sắc chưa bắt mắt Đổi chất liệu, đổi màu
Lỗi 2: Chưa đủ độ rũ cho áo
Tăng độ rũ cho áo bằng cách tạo độ xoè cho thân trước và thân sau lên 3cm Độ xòe:
3 Lỗi 3: Tay chưa đủ độ phồng
Tăng độ phồng tay lên 5cm Độ phồng:
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
4 Lỗi 4: Thiết kế lá bâu chưa đủ rộng
Tăng độ dài cho bâu trên và bâu dưới
Lỗi 5: Thiết kế vòng nách chưa êm
Lỗi 6: Độ dài áo thân trước chưa như mong muốn
Giảm độ dài xuống 3cm
Sau khi thay đổi chất liệu vải, điều chỉnh lại các thông số thiết kế trên rập và tiến hành may mẫu lần 2, thì nhóm đã khắc phục được các lỗi và cho ra được sản phẩm hoàn chỉnh đúng như ý tưởng thiết kế ban đầu của nhóm:
STT Vị trí lỗi Tình trạng khắc phục
Bảng 3 13: Bảng đánh giá sau khi fit mẫu N001
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Bảng thông số kích thước thành phẩm sau khi fit mẫu 2
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm) Dung sai
A Sâu cổ: đo từ điểm giữa cổ thân sau đến điểm bẻ ve 21 0.5
E Khoảng cách khoen: đo thẳng 10 0.2
F Ngang ngực: đo thẳng ngay hạ nách 60 1
I Dài áo: Đo từ giữa cổ thân sau đến lai 75 2
J Dài tay: đo từ đỉnh vai đến lai tay 62 1
K Dài nhún cổ tay: Đo từ điểm tra dây chun đến lai tay 10 0.5
L Ngang cổ tay: đo thẳng 9 1
Bảng 3 14: Bảng thông số kích thước thành phẩm sau khi fit N001 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm) Dung sai
A Dài áo thân trước: Đo từ giữa thân trước đến lai 25 0.5
B1+B2 Dài dây áo: đo thẳng 42 0.5
D Dài áo thân sau: Đo từ giữa thân sau đến lai 12 0.5
Bảng 3 15: Bảng thông số kích thước thành phẩm sau khi fit N001 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.3.3 Tạo mẫu 3 - L048 3.3.3.1 Mô tả phẳng mẫu 3 - L048
Hình 3.49: Hình mô tả phẳng L048
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.50: Hình mô tả phẳng L048 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.51: Hình mô tả phẳng L048 - G
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.3.3.2 Thiết kế mẫu đầm L048 - D Thiết kế Block đầm căn bản L048 – D
Hình 3.52: Block đầm căn bản L048 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hạ eo = hạ eo sau = 35cm
Vào cổ = 1/6 vòng cổ + 0.5cm = 6cm
Hạ cổ thân trước = 1/6 vòng cổ + 1.5cm = 7cm
Hạ cổ thân sau = 1.5cm Ngang vai = 1/2 rộng vai = 18cm
Hạ nách = 1/2 vòng nách = 17cm Ngang ngực = 1/4 vòng ngực + 0.5 = 21cm Ngang eo = 1/4 vòng eo.75cm
Ngang mông = 1/4 vòng mông +0.5 = 22cm Nối đường vai
Xác định dang ngực = 16cm, chéo ngực = 18cm
Xác định pen dọc, giảm đầu pen 3cm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Thiết kế Block tay căn bản L048 - D
Hình 3.53: Block tay căn bản L048 - D
Hạ nách tay = 13cm Ngang nách tay =1/2 vòng nách cm Ngang cửa tay = 1/2 vòng cửa tay = 11cm Đánh đường cong nách trước và nách sau
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Bản vẽ thiết kế đầm mẫu L048 - D
Hình 3.54: Thiết kế thân trước và thân sau
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Từ block căn bản giảm đầu vai 1.5cm
Từ góc cổ vai giảm thêm 1.5cm
Hạ cổ thêm 1.5cm từ hạ cổ của block căn bản
Cộng cứ động ngang ngực và ngang eo thêm 1.5cm
Từ block căn bản giảm đầu vai 1.5cm
Từ góc cổ vai giảm thêm 1.5cm → Đánh lại đường cong cổ
Cộng cử động ngang ngực và ngang eo thêm 1.5cm
Hình 3.54: Thiết kế bâu Đo vòng cổ trên thân
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Dựng khung chân bâu: dài = 25cm, rộng = 3cm
Dựng khung lá bâu: dài = 25cm, rộng = 4cm
Lấy điểm giữa và tiến hành vẽ đường cong chân bâu và lá bâu
Hình 3.56: Thiết kế tay áo
Từ block tay căn bản cộng thêm dài tày 10cm
Cắt dọc theo đường sống tay và cộng độ nhún đều cho tay là 5cm Lần lượt tịnh tiến tay trước và tay sau theo chiều -ox và +ox sao cho tay trước và tay sau cách đều đường sống tay 5cm Đánh lại đường cong nách mới
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.57: Thiết kế tùng váy L048 - D
Chừa nẹp cho Tùng váy, nẹp có độ rộng 3cm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.3.3.3 Thiết kế mẫu gile L048 - G Bản vẽ thiết kế gile mẫu L048 - G
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Xác định đường decoup, Từ điểm đầu vai vào 3cm, lấy rộng vai gile là 5.5cm
Hạ sâu cổ = 24cm Từ điểm hạ sau cổ lấy ra 7cm Tiến hành đánh cong cổ
Hạ nách thêm 3cm Tiến hành đánh lại đường cong nách
Từ ngang eo hạ thêm 2cm
Từ cạnh nẹp áo gile vào 10.5cm (Điểm nhọn vạt áo)
Từ điểm đầu vai vào 3 cm, lấy rộng vai gile là 5.5cm
Hạ cổ thêm 3cm từ block căn bản Tiến hành đánh cong vòng cổ
Hạ nách thêm 3cm Tiến hành đánh lại đường cong nách
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
3.3.3.4 Các chi tiết rập thành phẩm và BTP mẫu 3 L048 Các chi tiết rập thành phẩm và BTP đầm mẫu L048 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.59: Các chi tiết rập thành phẩm L048 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.60: Các chi tiết rập BTP L048 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.61: Các chi tiết rập keo L048 - D
Các chi tiết rập thành phẩm và BTP Gile mẫu L08 - G
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.62: Các chi tiết rập thành phẩm L048 - G
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.63: Các chi tiết rập BTP L048 – G
Bảng thông số kích thước thành phẩm trước khi fit mẫu 3
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm)
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
C Độ rộng nẹp khuy, nút 3
E Ngang vai đo thẳng: Từ đầu vai trái đo thẳng sang đầu vai phải 35
F Dài Thân trên: Đo từ giữa cổ thân sau đến ngang eo 32
G Dài tùng váy: Đo từ ngang eo đến lai đầm 40
K Dài nhún tay: đo từ điểm tra dây chun đến lai tay 11
Bảng 3 16: Bảng thông số kích thước thành phẩm trước khi fit mẫu L048 - D
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm)
A Ngang vai đo thẳng: Đo từ đầu vai trái sang đầu vai phải 35
B Độ sâu cổ thân trước 19.5
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
C Khoảng cách nút theo chiều ngang 9
D Khoảng cách nút theo chiều dọc 7,8
E Độ rộng chữ V khi đã cài nút 7.5
Bảng 3 17: Bảng thông số kích thước thành phẩm trước khi fit mẫu L048 - G
Sau khi may mẫu sản phẩm L048 lần 1, nhóm đã tiến hành fit mẫu, tổng hợp lỗi và khắc phục các lỗi như sau:
STT Lỗi Hình ảnh Biện pháp khắc phục
Lỗi 1: Chất liệu quá cứng, chưa đủ độ rũ Chưa thể hiện được phong cách cao bồi trong chất liệu Màu sắc chưa bắt mắt Đổi chất liệu, đổi màu
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Lỗi 2: Cổ áo bị khít, chưa thoải mái
Tăng vào cổ và hạ cổ trên thân, thiết kế lại bâu
3 Lỗi 3: Tay đầm bị ngắn
Lỗi 4: Vòng nách bị khít chưa đủ độ rộng, gây khó chịu khi mặc
Tăng hạ nách lên 1.5cm
Lỗi 5: Đầu vai nhìn bị cứng, chưa khớp với điểm đầu vai của mẫu
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Lỗi 6: Vai gile độ rộng lớn Che mất đầu vai của đầm
Giảm đầu vai vào thêm 1.5cm
Sau khi thay đổi chất liệu vải, điều chỉnh lại các thông số thiết kế trên rập và tiến hành may mẫu lần 2, thì nhóm đã khắc phục được các lỗi và cho ra được sản phẩm hoàn chỉnh đúng như ý tưởng thiết kế ban đầu của nhóm:
STT Vị trí lỗi Tình trạng khắc phục
Bảng 3 19: Bảng đánh giá sau fit mẫu L048
Bảng thông số kích thước thành phẩm sau khi fit mẫu 3
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm) Dung sai
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
C Độ rộng nẹp khuy, nút 3 ± 0.1
E Ngang vai đo thẳng: Từ đầu vai trái đo thẳng sang đầu vai phải 33 ± 0.2
F Dài Thân trên: Đo từ giữa cổ thân sau đến ngang eo 32 ± 1
G Dài tùng váy: Đo từ ngang eo đến lai đầm 40 ± 1
K Dài nhún tay: đo từ điểm tra dây chun đến lai tay 11 ± 0.6
Bảng 3 20: Bảng thông số kích thước thành phẩm sau khi fit mẫu L048 - D
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm) Dung sai
A Ngang vai đo thẳng: Đo từ đầu vai trái sang đầu vai phải 33 ± 0.5
B Độ sâu cổ thân trước 19.5 ± 0.5
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
C Khoảng cách nút theo chiều ngang 9 0
D Khoảng cách nút theo chiều dọc 7,8 0
E Độ rộng chữ V khi đã cài nút 7.5 ± 0.5
Bảng 3 21: Bảng thông số kích thước thành phẩm sau khi fit mẫu L048 - G
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Định mức nguyên phụ liệu và tính giá sản phẩm
3.4.1 Định mức nguyên phụ liệu a Bảng định mức NPL – B023 BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU B023 STT Tên nguyên phụ liệu Tính chất Định mức Đơn vị
1 Vải chính 1 - Vải thô Màu be, Khổ 1m6 1.8 m
2 Vải chính 2 - Da lộn Màu nâu, Khổ 1m2 0.6 m
3 Vải lót - lụa Habutai Màu trắng sữa, Khổ 1m5 1 m
4 Dây thun 4mm Màu trắng, bản 4mm 0.4 m
5 Dây thun 6mm Màu trắng, bản 6mm 0.9 m
6 Khoen kim loại Màu vàng, D = 6mm 9 Bộ
Bảng 3.22: Bảng định mức NPL – B023 b Bảng định mức NPL – N001 BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU N001 STT Tên nguyên phụ liệu Tính chất Định mức Đơn vị
1 Vải chính 1 - Vải thô Màu be, Khổ 1m6 1.6 m
2 Vải chính 1 - Da lộn Màu nâu, Khổ 1m2 0.9 m
3 Keo hột Màu trắng, Khổ 1m2 0.2 m
4 Dây kéo Kim loại, 12cm 1 Cái
5 Khoen kim loại Màu vàng, D = 0.6 cm 6 Bộ
Bảng 3.23: Bảng định mức NPL – N001 c Bảng định mức NPL – L048
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU L048 STT Tên nguyên phụ liệu Tính chất Định mức Đơn vị
1 Vải chính 1 - Vải thô Màu be, Khổ 1m6 1.6 m
2 Vải chính 2 - Da lộn Màu nâu, Khổ 1m2 0.9 m
3 Keo vải Keo vải, Khổ 1m2 0.3 m
4 Dây thun 4mm Màu trắng, bản 4mm 0.4 m
5 Nút lớn Màu nâu, D = 2cm 4 Cái
6 Nút nhỏ Màu be, D = 1cm 9 Cái
Bảng 3.24: Bảng định mức NPL – L048
3.4.2 Tính giá sản phẩm a Bảng tính giá sản phẩm B023
BẢNG TÍNH GIÁ SẢN PHẨM B023
STT Tên nguyên phụ liệu
Tính chất Định mức Đơn vị Đơn giá (VND)
1 Vải chính 1 - Vải thô Màu be, Khổ 1m6 1.8 m 30000 54000
2 Vải chính 2 - Da lộn Màu nâu, Khổ 1m2 0.6 m 37000 22200
3 Vải lót - lụa Habutai Màu trắng sữa, Khổ 1m5 1 m 13000 13000
4 Dây thun 4mm Màu trắng, bản 4mm 0.4 m 200 80
5 Dây thun 6mm Màu trắng, bản 6mm 0.9 m 200 180
6 Khoen kim loại Màu vàng, D = 6mm 9 Bộ 300 2700
Chi phí nguyên phụ liệu cho sản xuất 93660
Tổng chi phí sản xuất 163660
Bảng 3.25: Bảng tính giá sản phẩm B023 b Bảng tính giá sản phẩm N001
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
BẢNG TÍNH GIÁ SẢN PHẨM N001
STT Tên nguyên phụ liệu
Tính chất Định mức Đơn vị Đơn giá (VND)
1 Vải chính 1 - Vải thô Màu be, khổ 1m6 1.6 m 30000 48000
2 Vải chính 1 - Da lộn Màu nâu, khổ 1m2 0.9 m 37000 33300
3 Keo hột Màu trắng, khổ 1m2 0.2 m 5000 1000
4 Dây kéo Kim loại, 12cm 1 Cái 5000 5000
5 Khoen kim loại Màu vàng, D= 0.6 cm 6 Bộ 300 1800
Chi phí nguyên phụ liệu cho sản xuất 90600
Tổng chi phí sản xuất 160600
Bảng 3.26: Bảng tính giá sản phẩm N001 c Bảng tính giá sản phẩm L048
STT Tên nguyên phụ liệu Tính chất Định mức Đơn vị Đơn giá (VND)
1 Vải chính 1 - Vải thô Màu be, Khổ 1m6 1.6 m 30000 48000
2 Vải chính 2 - Da lộn Màu nâu, Khổ 1m2 0.9 m 37000 33300
3 Keo vải Keo vải, Khổ 1m2 0.3 m 6000 1800
4 Dây thun 4mm Màu trắng, bản 4mm 0.4 m 200 80
5 Nút lớn Màu nâu, D = 2cm 4 Cái 200 800
6 Nút nhỏ Màu vàng, D = 1cm 9 Cái 100 900
Chi phí nguyên phụ liệu cho sản xuất 86380
Tổng chi phí sản xuất 156380
Bảng 3.27: Bảng tính giá sản phẩm L048
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may
3.5.1 Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may mẫu B023 a Bảng hướng dẫn sử dụng NPL mẫu B023
STT Tên NPL Tính chất NPL Hình ảnh
3 Vải lót B023 - D: Lót lụa Màu trắng sữa, Khổ 1m5
4 Dây thun Kích thước: 4mm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
5 Dây thun Kích thước: 6mm
6 Khoen kim loại xỏ dây Màu vàng, D = 6mm
7 Chỉ may áo đầm Chỉ Staple Spun polester,
8 Chỉ may Corset Chỉ Staple Spun polester,
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
12 Nhãn hướng dẫn sử dụng Nhãn vải
Bảng 3.28: Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu mẫu B023 b Quy trình may và quy cách may mẫu B023
STT Tên bước công việc Dụng cụ-
A Cụm thân áo – Lớp chính
1 Vắt sổ sườn TT, TS, lai trên VS3C
2 Ráp sườn thân áo MB1K
3 Vắt sổ sườn tay, vòng nách, lai trên tay VS3C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
5 Cuốn viền lai tay MB1K
6 Tra dây chun vào cổ tay MB1K
7 Cuốn viền lai tùng váy MB1K
8 Vắt sổ vòng nách TT, TS, sườn VS3C
9 Cuốn viền lai lót MB1K
10 Tra tay vào thân áo MB1K
11 May nối 2 đầu dây chun MB1K
12 May kẹp dây chun + đường cổ thân trước lớp chính và lớp lót MB1K
13 May kẹp dây chun + đường cổ thân sau lớp chính và lớp lót MB1K
14 Tra phần dây chun còn lại vào 2 đầu vai MB1K
15 Diễu 2.5cm một vòng mặt ngoài đường trễ vai MB1K
16 Ráp sườn lớp lót MB1K
17 Ráp tùng váy vào thân áo MB1K
18 Tra dây chun vào mép đường may của tùng và thân MB1K
19 Vắt sổ chung mép đường may tra eo và dây chun VS3C
20 Diễu vòng eo (lật đường may về phía thân áo) MB1K
21 Lược cố định nách lớp lót vào nách lớp chính Kim tay
23 Ủi hoàn tất Bàn ủi
Bảng 3.29: Quy trình may mẫu B023 – D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.65: Hình minh họa quy cách may mặt ngoài mẫu B023 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.66: Hình minh họa quy cách may mặt trong mẫu B023 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
STT Tên bước công việc Dụng cụ-
1 May nối đường pen thân trước MB1K
2 May nối đường pen thân sau MB1K
3 Gắn gọng, diễu 0.6 về phía sườn MB1K
4 May nối đường pen thân trước MB1K
5 May nối đường pen thân sau MB1K
6 May lộn nẹp bên trái và nẹp bên phải MB1K
7 Mí nẹp 0.3cm phía lớp lót MB1K
8 May lộn cạnh trên corset MB1K
9 Mí cạnh trên 0.6cm phía lớp lót MB1K
10 May lộn cạnh dưới corset, chừa 1 đoạn ở giữa thân sau MB1K
11 Lộn corset, diễu khóa corset tại đoạn giữa thân sau MB1K
12 May gấp dây luồn khoen MB1K
13 Đóng khoen Máy dập khoen
15 Ủi hoàn tất Bàn ủi
Bảng 3 30: Quy trình may mẫu B023 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.67: Hình minh họa quy cách may mặt trong mẫu B023 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Khóa 2019 - 2023 c Bảng hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm B023
❖ Bảng hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm B023 - D
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số
A Dài áo trên: Đo từ giữa cổ thân trước đến giữa eo 24 ± 0.5
C Dài tay: Đo từ giữa vai tới lai tay 57 ± 0.5
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
D Dài nhún cổ tay: Đo từ điển tra dây chun tới lai tay 10 ± 0.5
I Dài giữa váy : Đo thẳng từ giữa eo tới lai váy 40 ± 1
J Dài vạt nhọn váy: Đo từ eo đến điểm nhọn nhất của lai 55 ± 1
Bảng 3.31: Hướng dẫn kiểm tra thông số kích thước thành phẩm B023 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
❖ Bảng hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm B023 - C
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm) Dung sai
E Ngang eo dưới sườn 5cm (đặt êm và đóng corset lại) 31.5 ± 0.5
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
F Khoảng cách từ khoen thứ nhất tới điểm nhọn 1 ± 0.2
G Khoảng cách giữa các khoen 1.2 ± 0.2
Bảng 3.32: Hướng dẫn kiểm tra thông số kích thước thành phẩm B023 - C
3.5.2 Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may mẫu N001 a Bảng hướng dẫn sử dụng NPL mẫu N001
STT Tên NPL Tính chất NPL Hình ảnh
2 Vải chính N001 - C: Da lộn Màu nâu, Khổ 1m2
3 Dây thun Kích thước: 4mm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
4 Dây kéo Dây kéo kim loại, Dài 15cm
5 Khoen kim loại xỏ dây Màu vàng, D = 6mm
7 Chỉ may áo đầm Chỉ Staple Spun polester, Màu be
8 Chỉ may Corset Chỉ Staple Spun polester, Màu nâu
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
12 Nhãn hướng dẫn sử dụng
Bảng 3.33: Bảng hướng dẫn sử dụng Nguyên phụ liệu mẫu N001
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Khóa 2019 - 2023 b Quy trình may và quy cách may mẫu N001
STT Tên bước công việc Dụng cụ- Thiết bị
1 Vắt sổ sườn áo, lai áo, vòng nách, vai VS3C
2 Ép keo nẹp trái, nẹp phải Bàn ủi
3 May nối nẹp trái với nẹp phải MB1K
7 Vắt sổ lá bâu VS3C
8 Ép keo nẹp bâu Bàn ủi
11 Ráp lá bâu với cổ MB1K
13 Vắt sổ sườn tay, nách tay VS3C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
15 Cuốn viền lai tay MB1K
16 Tra dây chun vào cổ tay MB1K
17 Ráp tay vào thân MB1K
18 Đóng khoen Máy dập khoen
20 Ủi hoàn tất Bàn ủi
Bảng 3.34: Quy trình may mẫu N001 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.68: Hình minh họa quy cách may mẫu N001 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Stt Tên bước công việc Dụng cụ-
2 May pen thân sau MB1K
4 Ủi đường may decoup, ủi rẽ pen thân sau, ủi rẽ sườn Bàn ủi
5 May gọng vào decoup và pen thân sau MB1K
7 May pen thân sau MB1K
9 Ủi đường may decoup, ủi rẽ pen thân sau, ủi rẽ sườn Bàn ủi
10 May gọng vào decoup và pen thân sau MB1K
11 May lộn dây áo MB1K
12 Lấy dấu tra dây áo
13 May lộn lớp lót với lớp chính và tra dây áo MB1K
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
16 May lộn lai áo MB1K
19 Ủi hoàn tất Bàn ủi
Bảng 3.35: Quy trình may mẫu N001 - C
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.72: Hình minh họa quy cách may mẫu N001 - C c Bảng hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm N001
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
❖ Bảng hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm N001 - D
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số(cm) Dung sai(cm)
A Sâu cổ: đo từ điểm giữa cổ thân sau đến điểm bẻ ve
E Khoảng cách khoen: đo thẳng 10 0.2
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
F Ngang ngực: đo thẳng ngay hạ nách 60 1
I Dài áo: Đo từ giữa cổ thân sau đến lai
J Dài tay: đo từ đỉnh vai đến lai tay 62 1
K Dài nhún cổ tay: Đo từ điểm tra dây chun đến lai tay
L Ngang cổ tay: đo thẳng 9 1
Bảng 3.36: Hướng dẫn kiểm tra thông số kích thước thành phẩm N001 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
❖ Bảng hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm N001 - C
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số(cm) Dung sai(cm)
A Dài áo thân trước: Đo từ giữa thân trước đến lai
B1+B2 Dài dây áo: đo thẳng 42 0.5
D Dài áo thân sau: Đo từ giữa thân sau đến lai
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Bảng 3.37: Hướng dẫn kiểm tra thông số kích thước thành phẩm N001 - C
3.5.3 Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật may mẫu L048 a Bảng hướng dẫn sử dụng NPL mẫu L048
STT Tên NPL Tính chất NPL Hình ảnh
2 Vải chính N001 - C: Da lộn Màu nâu, Khổ 1m2
3 Dây thun Kích thước: 4mm
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
4 Nút to Màu nâu, D = 2cm
5 Nút nhỏ Màu be, D = 1cm
6 Keo vải Keo vải, Khổ 1m2
7 Keo hột Keo hột, khổ 1m2
8 Chỉ may áo đầm Chỉ Staple Spun polester, Màu be
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
9 Chỉ may Corset Chỉ Staple Spun polester, Màu nâu
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
13 Nhãn hướng dẫn sử dụng
Bảng 3.38: Bảng hướng dẫn sử dụng Nguyên phụ liệu mẫu L048 b Quy trình may và quy cách may mẫu L048
STT Tên bước công việc Dụng cụ - Thiết bị
1 Vắt sổ các chi tiết: TT, TS, tay đầm, tùng váy VS3C
2 May pen thân trước MB1K
3 May pen thân sau MB1K
4 May lộn lá bâu MB1K
7 May bọc chân bâu MB1K
8 Lấy dấu may cặp lá ba Phấn
10 May cặp và diễu lá ba MB1K
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
11 May nhún đầu vai MB1K
12 May thun vào cổ tay MB1K
14 Tra bâu vào thân MB1K
16 Ráp sườn tay, sườn thân MB1K
17 Tra tay vào thân MB1K
18 Ủi thành phẩm nách Bàn ủi
19 Ủi định hình lai Bàn ủi
21 Thùa khuy Máy thùa khuy
22 Đính nút Máy đánh nút
24 Ủi hoàn tất Bàn ủi
Bảng 3.39: Quy trình may mẫu L048 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.69: Hình minh họa quy cách may mẫu L048 - D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
STT Tên bước công việc Dụng cụ - Thiết bị
1 May ráp decoup thân trước MB1K
2 May ráp decoup thân sau MB1K
3 May ráp sống lưng thân sau MB1K
5 May ráp decoup thân trước MB1K
6 May ráp decoup thân sau MB1K
7 May ráp sống lưng thân sau MB1K
9 May lộn sườn, nách, lai MB1K
10 May ráp sườn phải, trái MB1K
11 Thùa khuy Máy thùa khuy
12 Đính nút Máy đánh nút
14 Ủi hoàn tất Bàn ủi
Bảng 3.40: Quy trình may mẫu L048 - G
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Hình 3.70: Hình minh họa quy cách may mẫu L048 - G
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Khóa 2019 - 2023 c Bảng hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm L048
❖ Bảng hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm L048 - D
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm) Dung sai
C Độ rộng nẹp khuy, nút 3 ± 0.1
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
Ngang vai đo thẳng: Từ đầu vai trái đo thẳng sang đầu vai phải 33 ± 0.2
Dài Thân trên: Đo từ giữa cổ thân sau đến ngang eo 32 ± 1
G Dài tùng váy: Đo từ ngang eo đến lai đầm 40 ± 1
Dài nhún tay: đo từ điểm tra dây chun đến lai tay 11 ± 0.6
Bảng 3.41: Hướng dẫn kiểm tra thông số kích thước thành phẩm L048 – D
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
❖ Bảng hướng dẫn kiểm tra thông số thành phẩm L048 - G
Vị trí đo Mô tả vị trí đo Thông số (cm) Dung sai
Ngang vai đo thẳng: Đo từ đầu vai trái sang đầu vai phải 33 ± 1
B Độ sâu cổ thân trước 19,5 ± 0.5
C Khoảng cách nút theo chiều ngang 9 0
D Khoảng cách nút theo chiều dọc 7,8 0
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may
E Độ rộng chữ V khi đã cài nút 7,5 ± 0.5
Bảng 3.42: Hướng dẫn kiểm tra thông số kích thước thành phẩm L048 - G
SVTH: Võ Thị Tuyết Nhi – Nguyễn Thị Ngọc Bích – Lê Thị Thùy Linh Ngành Công nghệ may