1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất phân bón Phượng Hoàng đạt tổng công suất 323.000 tấn sản phẩmnăm

85 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất phân bón Phượng Hoàng đạt tổng công suất 323.000 tấn sản phẩm/năm
Trường học Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Nguyên liệu được định lượng tự động theo tỷ lệ phù hợp với từng loại sản phẩm yêu cầu tỷ lệ phối trộn được trình bày trong bảng cân bằng vật chất của quy trình sản xuất phân NPK rồi theo

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

Chương I 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1.1 Tên chủ dự án đầu tư 1

1.2 Tên dự án đầu tư 1

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư 2

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư 2

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 2

1.3.2.1 Công nghệ sản xuất phân bón NPK 2

1.3.2.2 Quy trình công nghệ bọc áo phân DAP 4

1.3.2.3 Quy trình công nghệ bọc áo phân Urê 5

1.3.2.4 Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh 6

1.3.2.5 Quy trình sản xuất vi sinh 8

1.3.2.6 Quy trình sản xuất phân NPK dạng lỏng 9

1.3.2.7 Quy trình sản xuất phân bón lá NPK dạng bột 10

1.3.2.8 Quy trình sản xuất phân bón lá NPK dạng lỏng 11

1.3.2.9 Các quy trình sấy phân bón 12

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư: 14

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư: 14

1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất của nhà máy 14

1.4.2 Nhu cầu sử dụng điện 16

1.4.2.1 Nguồn cấp điện 16

1.4.2.2 Nhu cầu sử dụng điện 17

1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước 17

Trang 4

1.4.3.1 Nguồn cấp nước 17

1.4.3.2 Nhu cầu sử dụng nước 17

1.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư: 19

1.5.1 Tóm tắt quá trình thực hiện dự án 19

1.5.2 Các hạng mục công trình của dự án 21

1.5.3 Danh mục máy móc, thiết bị đã lắp đặt 24

Chương II 28

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 28

2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 28

2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: 31

2.2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận nước thải 31

2.2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận khí thải 35

Chương III 36

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 36

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 36

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 36

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải 38

3.1.3 Xử lý nước thải 40

3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 41

3.2.1 Quy trình xử lý bụi, khí thải phát sinh tại lò sấy 42

3.2.2 Quy trình xử lý khí thải phát sinh từ lò hơi 45

3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 49

3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 51

3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 53

Trang 5

3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử

nghiệm và khi dự án đi vào vận hành: 54

3.6.1 Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố sự cố môi trường đối với bụi, khí thải 54

3.6.2 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn lao động 55

3.6.3 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ 55

3.7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 58

3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: 61

Chương IV 63

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 65

4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 65

4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 65

4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải 65

4.2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa 65

4.2.3 Dòng khí thải 65

4.2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 65

4.2.5 Vị trí, phương thức xả khí thải 66

4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 66

4.3.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn 66

4.3.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với độ rung 66

Chương V 67

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 67

5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 67

5.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 68

Chương VI 70

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 70

6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 70

6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 70

6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 70

Trang 6

6.1.3 Dự kiến tổ chức thực hiện quan trắc môi trường 70

6.2 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 71

6.3 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 71

6.4 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 71

Chương VII 72

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 72

Chương VII 73

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 73

PHỤ LỤC 1 74

PHỤ LỤC 2 75

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

B

C

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng cân bằng vật chất/1 tấn sản phẩm của quy trình sản xuất phân NPK 4

Bảng 1.2 Bảng cân bằng vật chất/1 tấn sản phẩm quy trình sản xuất phân DAP bọc áo 5

Bảng 1.3 Cân bằng vật chất/1 tấn sản phẩm quy trình sản xuất phân Urê bọc áo 6

Bảng 1.4 Cân bằng vật chất/1 tấn sản phẩm của quy trình sản xuất phân vi sinh 7

Bảng 1.5 Bảng cân bằng vật chất/1 tấn sản phẩm của quy trình sản xuất vi sinh 9

Bảng 1.6 Bảng cân bằng vật chất/ 1 tấn sản phẩm của quy trình sản xuất phân bón lá NPK dạng bột 10

Bảng 1.7 Bảng cân bằng vật chất/ 1 tấn sản phẩm của quy trình sản xuất phân bón lá NPK dạng lỏng 11

Bảng 1.8 Nhu cầu nguyên vật liệu trong năm sản xuất ổn định 14

Bảng 1.9 Bảng kê nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào 16

Bảng 1.10 Tổng hợp điện tiêu thụ của nhà máy 12 tháng gần nhất 17

Bảng 1.11 Tổng hợp nước tiêu thụ của nhà máy 12 tháng gần nhất 17

Bảng 1.12 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước thường xuyên 19

Bảng 1.13 Các hạng mục công trình của dự án 21

Bảng 1.14 Danh mục máy móc thiết bị của dự án 24

Bảng 3.1 Tổng hợp hệ thống thu gom nước mưa 37

Bảng 3.2 Thông số của công trình thu gom, xử lý và thoát nước thải của Dự án 41

Bảng 3.3 Danh mục máy móc, thiết bị của hệ thống xử lý khí thải 44

Bảng 3.4 Danh mục máy móc, thiết bị của hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ lò hơi 46

Bảng 3.5 Số lượng thùng lưu chứa rác sinh hoạt 49

Bảng 3.6 Khối lượng chất thải nguy hại 51

Bảng 3.7 Tổng hợp công trình, thiết bị thu gom, lưu chứa CTR và CTNH 53

Bảng 3.8 Danh mục các hạng mục công trình xử lý chất thải đã hoàn thành 62

Bảng 3.9 Đặc tính kỹ thuật của lò hơi 63

Bảng 3.10 Tỷ lệ phân bố các loại hạt bụi ở lò đốt than 64

Bảng 3.11 So sánh các chất ô nhiễm phát sinh trong khói thải lò hơi 64

Bảng 3.12 Hàm lượng của các chất ô nhiễm trong ống khói lò hơi (mg/m3) 64

Bảng 5.1 Thống kê vị trí điểm quan trắc nước thải 67

Bảng 5.2 Kết quả quan trắc nước thải năm 2021 67

Bảng 5.3 Kết quả quan trắc nước thải năm 2022 68

Bảng 5.4 Thống kê vị trí điểm quan trắc khí thải 68

Bảng 5.5 Kết quả quan trắc khí thải năm 2021 tại HTXL của lò sấy số 1 xưởng 2 68

Bảng 5.6 Kết quả quan trắc khí thải năm 2022 tại HTXL của lò sấy số 1 xưởng 2 69

Bảng 5.7 Kết quả quan trắc khí thải năm 2021 tại HTXL của lò sấy số 2 xưởng 2 69

Bảng 5.8 Kết quả quan trắc khí thải năm 2022 tại HTXL của lò sấy số 2 xưởng 2 69

Bảng 5.9 Kế hoạch đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải 70

Bảng 6.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 71

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK 2

Hình 1.2 Quy trình công nghệ bọc áo phân DAP 4

Hình 1.3 Quy trình công nghệ bọc áo phân Urê 5

Hình 1.4 Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh 6

Hình 1.5 Quy trình sản xuất vi sinh 8

Hình 1.6 Quy trình sản xuất phân NPK dạng lỏng 9

Hình 1.7 Quy trình sản xuất phân bón lá NPK dạng bột 10

Hình 1.8 Quy trình sản xuất phân bón lá NPK dạng lỏng 11

Hình 1.9 Quy trình sấy phân bón NPK 12

Hình 1.10 Quy trình sấy phân bón vi sinh 13

Hình 1.11 Dây chuyền sản xuất của Nhà máy 13

Hình 1.12 Khu vực cổng và tường rào của Nhà máy 23

Hình 1.13 Khu vực văn phòng của Nhà máy 24

Hình 1.14 Khu vực đất chưa xây dựng và nhà xưởng của Nhà máy 24

Hình 3.1 Sơ đồ mạng lưới thu gom nước mưa 37

Hình 3 2 Vị trí điểm đấu nối thoát nước mưa của Công ty vào KCN Rạch Bắp 38

Hình 3 3 Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải tại Nhà máy 39

Hình 3 4 Vị trí điểm đấu nối nước thải với KCN Rạch Bắp 40

Hình 3.5 Hố ga đấu nối nước thải sinh hoạt của Nhà máy với hệ thống thu gom nước thải KCN 41

Hình 3.6 Hố ga đấu nối nước mưa của Nhà máy với hệ thống thu gom nước mưa của KCN 41

Hình 3.7 Quy trình xử lý bụi, khí thải phát sinh tại dây chuyền sản xuất phân bón NPK 42

Hình 3.8 Khu vực các lò hơi, hệ thống xử lý khí thải lò hơi và ống khói 43

Hình 3 9 Hệ thống xử lý bụi khí thải khu vực lò sấy 1 43

Hình 3.10 Hệ thống xử lý bụi khí thải khu vực lò sấy 2 và ống nguội 44

Hình 3.11 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi 46

Hình 3.12 Một số hình ảnh hệ thống xử lý khí thải khu vực lò hơi 47

Hình 3.13 Sơ đồ vị trí 03 hệ thống xử lý khí thải khu vực sản xuất 48

Hình 3.14 Sơ đồ thu gom, phân loại chất thải rắn tại nhà máy 49

Hình 3.15 Các thùng rác chứa chất thải sinh hoạt trong Nhà máy 51

Hình 3.16 Kho chứa chất thải rắn thông thường của Nhà máy 51

Trang 10

Hình 3.17 Quy trình thu gom chất thải nguy hại 52

Hình 3.18 Kho chất thải nguy hại của nhà máy 53

Hình 3.19 Khu vực cụm máy bơm PCCC 58

Hình 3.20 Cây xanh và hồ điều hòa trong khuôn viên nhà máy 59

Hình 3 21 Khu chứa dầu nhớt và khu sửa chữa 60

Hình 3.22 Khu chứa nguyên liệu và khu chứa các thiết bị máy móc dự phòng / máy móc hỏng 61

Trang 11

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Tên chủ dự án đầu tư

Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng

- Địa chỉ trụ sở chính: Lô B7-B8 đường D9, khu công nghiệp Rạch Bắp, xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:

Bà: Đào Thị Ngọc Lan Chức danh: Giám đốc

- Điện thoại: 02743579205; Fax: 02743579209;

Email: info@phanbonphuonghoang.com

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3700895746 cấp đăng ký lần đầu ngày 14/04/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 25/05/2022 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương

- Giấy chứng nhận đầu tư số 46221000474 do Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương cấp chứng nhận lần đầu ngày 03/06/2008

1.2 Tên dự án đầu tư

“Đầu tư mở rộng sản xuất phân bón Phượng Hoàng đạt tổng

công suất 323.000 tấn sản phẩm/năm”

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Lô B7-B8 đường D9, khu công nghiệp Rạch Bắp, xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Giấy phép xây dựng số 96/GPXD ngày 23/10/2009 của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất CB049687 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương cấp ngày 18/01/2016;

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án được phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1566/QĐ-BTNMT ngày 28/6/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Quy mô của dự án đầu tư: Dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất phân bón Phượng Hoàng đạt tổng công suất 323.000 tấn sản phẩm/năm” có tổng mức đầu tư là

95.963.000.000 đồng (Chín mươi năm tỷ chín trăm sáu mươi ba triệu đồng), như vậy

phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đầu tư công); dự án thuộc nhóm C

Trang 12

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư

Dự án “Đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Phượng Hoàng” có tổng công suất 323.000 tấn sản phẩm/năm

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.2.1 Công nghệ sản xuất phân bón NPK

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK

Thuyết minh quy trình

Đế đảm bảo chất lượng sản phẩm, các nguyên liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất đều phải được kiểm nghiệm để đảm bảo rằng tất cả các nguyên liệu đầu vào đều đáp ứng được những yêu cầu đã đề ra Nguyên liệu ban đầu tồn tại ở dạng hạt bao

Định lượng nguyên vật liệu Urê, DAP, SA, KCl

Điện, nước, phụ gia

Than

Điện Điện

Điện, bao bì, chỉ may

Bụi, tiếng ồn

Bụi, NH3, nhiệt thừa, xỉ than

Bụi

Kiểm tra chất lượng

Đạt Không đạt

Điện

Điện Điện

Trang 13

gồm Urê, DAP, SA, KCl được chứa trong hầm nạp liệu Nguyên liệu được định lượng

tự động theo tỷ lệ phù hợp với từng loại sản phẩm yêu cầu (tỷ lệ phối trộn được trình bày trong bảng cân bằng vật chất của quy trình sản xuất phân NPK) rồi theo băng tải

chuyển đến máy trộn, quá trình này tạo ra tiếng ồn của máy móc và phát sinh bụi từ nguyên liệu

Sau quá trình trộn, nguyên liệu được nghiền bằng máy sau đó được băng tải chuyển nạp vào các phễu chứa liệu, mục đích của quá trình nghiền nhuyễn nguyên liệu nhằm đảm bảo yêu cầu độ mịn (< 2mm) đồng thời tạo thuận lợi cho quá trình tạo hạt, sản phẩm có hình thức đẹp, tăng độ cứng cũng như đảm bảo sự đồng đều các thành phần hạt phân và đảm bảo chất lượng, quá trình nghiền được thực hiện trong buồng kín và không dùng nước Quá trình này tạo ra tiếng ồn của máy móc và phát sinh bụi Các loại nguyên liệu sau đó được đưa vào thùng của máy trộn dạng thùng quay, đặt nghiêng nhằm trộn đều các nguyên liệu trước khi đưa sang công đoạn tạo hạt nhằm đảm bảo tỷ lệ giữa các thành phần dinh dưỡng trong hạt phân Quá trình này tạo ra tiếng ồn của máy móc và phát sinh bụi

Máy tạo hạt dạng thùng quay sử dụng hơi nước để cấp nhiệt và làm ẩm vật liệu Năng suất hơi sử dụng từ 500 – 1000kg hơi/giờ

Sau khi tạo hạt, phân NPK được đưa sang công đoạn sấy để tạo độ ẩm yêu cầu (1,5-2,5%) để làm tăng độ cứng, tránh hiện tượng kết hạt Sau khi ra khỏi thùng sấy, phân NPK có nhiệt độ là 80-90°C và đạt độ ẩm yêu cầu Trong công đoạn này có phát sinh bụi than, bụi nguyên liệu và các khí NH3, SO2 Dòng khí đi ra tại mỗi lò sấy sẽ được thu gom và xử lý trước khi thoát ra ngoài qua ống khói

Bán thành phẩm NPK sau quá trình sấy được dẫn ra thiết bị làm nguội bằng không khí tự nhiên dạng thùng quay (dài 20 m, đường kính thùng 2,4m) Thùng quay

có thiết kế đặt nghiêng, sản phẩm dịch chuyển từ đầu thùng đến cuối thùng Quạt hút được thiết kế nối vào thùng để hút hơi nóng trong thùng làm hạ nhiệt độ từ 80-90°C còn 30°C, hạt có độ ẩm 0,6-1,5%

Bán thành phẩm sau khi làm nguội được băng tải rót lên sàng rung Sàng rung có cấu tạo gồm 2 lớp, lớp trên có kích thước mắt sàng 5mm và lớp dưới có kích thước 2mm Các hạt có kích thước lớn hơn 5mm được giữ lại trên sàng và chuyển sang máy nghiền búa đặt bên cạnh để nghiền lại rồi đưa về chảo tạo hạt cùng với hạt có kích thước dưới 2mm rơi xuống mắt sàn

Các sản phẩm NPK đủ tiêu chuẩn được giữ lại và chuyển sang bộ phận đóng bao sản phẩm và chuyển đến kho lưu trữ Quá trình này phát sinh bụi và chất thải rắn từ bao, chỉ may thừa

Trang 14

Bảng 1.1 Bảng cân bằng vật chất/1 tấn sản phẩm của quy trình sản xuất phân NPK

Hình 1.2 Quy trình công nghệ bọc áo phân DAP

Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu ban đầu là phân DAP (N: 16%; P2O5: 45%) ở dạng hạt Sau đó được đưa vào thùng máy trộn dạng thùng quay, đặt nghiêng nhằm trộn đều Trong qúa trình trộn hạt phân DAP được phun một lớp áo bổ sung phụ gia (nano) và vi sinh Phụ gia (nano) có kích thước đủ nhỏ (Zn: 500 ppm; Cu: 300 ppm; Fe: 300 ppm ) để tăng khả năng hấp thu cho cây trồng; cùng với vi sinh trực tiếp lên các hạt phân giúp nâng cao hiệu quả cũng như tiết kiệm lượng phân bón Tỷ lệ phối trộn được trình bày trong bản cân bằng vật chất bên dưới Sau giai đoạn này, phân bón chuyển sang công đoạn làm khô bằng không khí tự nhiên

Định lượng nguyên liệu

ồn, độ rung

Trang 15

Bán thành phẩm sau đó được băng tải rót lên sàng rung Sàng rung có cấu tạo gồm 2 lớp, lớp trên có kích thước mắt sàng 5mm và lớp dưới có kích thước 2mm Các hạt có kích thước lớn hơn 5mm được giữ lại trên sàng và chuyển sang máy nghiền búa đặt bên cạnh để nghiền lại rồi đưa về công đoạn trộn với nguyên liệu ban đầu

Các hạt đủ tiêu chuẩn được giữ lại và chuyển sang công đoạn đóng bao sản phẩm, chuyển đến kho lưu trữ Quá trình này phát sinh bụi và CTR từ bao, chỉ may thừa

Bảng 1.2 Bảng cân bằng vật chất/1 tấn sản phẩm quy trình sản xuất phân DAP bọc áo

1.3.2.3 Quy trình công nghệ bọc áo phân Urê

Hình 1.3 Quy trình công nghệ bọc áo phân Urê

Thuyết minh quy trình

Nguyên liệu ban đầu là phân Urê (N: 46%) ở dạng hạt Sau đó được đưa vào thùng máy trộn dạng thùng quay, đặt nghiêng nhằm trộn đều Trong quá trình trộn, hạt phân Urê được phun một lớp áo bổ sung phụ gia (nano), chitosan (C8HỊ 3O5N: 5%) và

vi sinh Phụ gia nano có kích thước đủ nhỏ (Zn: 500 ppm; Cu: 300 ppm; Fe: 300 ppm) để

có thể đi sâu vào trong cây trồng, tăng khả năng hấp thu cho cây trồng; vi sinh giúp nâng cao hiệu quả cũng như tiết kiệm lượng phân bón Chitosan có tác dụng kích thích nảy mầm tự nhiên, tăng năng suất cho cây trồng Tỷ lệ phối trộn được trình bày trong bảng cân bằng vật chất bên dưới Quá trình này phát sinh tiếng ồn do máy móc, bụi và NH3

Định lượng nguyên liệu

Trang 16

Sau đó, phân bón chuyển sang công đoạn làm khô bằng nhiệt tự nhiên bằng thiết bị thùng quay kín để sàn phẩm có độ cứng và độ ẩm như yêu cầu

Sau quá trình làm khô, bán thành phẩm được băng tải rót lên sàng rung Sàng rung có cấu tạo gồm 2 lớp: lớp trên có kích thước mắt sàng 5mm và lớp dưới có kích thước 2mm Các hạt có kích thước lớn hơn 5mm được giữ lại trên sàng và chuyển sang máy nghiền búa đặt bên cạnh để nghiền lại rồi đưa về về công đoạn trộn với nguyên liệu ban đầu Hạt có kích thước dưới 2mm rơi xuống mắt sàng

Các hạt đủ tiêu chuẩn được giữ lại chuyển qua bộ phận đóng bao sản phẩm và chuyển đến kho lưu trữ Quá trình này phát sinh bụi và chất thải rắn từ bao, chỉ may thừa

Bảng 1.3 Cân bằng vật chất/1 tấn sản phẩm quy trình sản xuất phân Urê bọc áo

4 Tiêu hao nguyên liệu, bụi, NH3 Tấn 0,01 -1

1.3.2.4 Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Hình 1.4 Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh bao gồm humic, bã bùn mía, phân chuồng đều đã qua sơ chế, DAP, urê và KCl được định lượng

Định lượng nguyên liệu

Than

Trang 17

theo tỷ lệ yêu cầu (tỷ lệ phối trộn được trình bày trong bảng cân bằng vật chất bên dưới) rồi đưa vào máy nghiền và trộn dạng thùng quay, đặt nghiêng nhằm trộn đều các nguyên liệu trước khi đưa sang công đoạn tạo hạt Quá trình này phát sinh bụi do nguyên liệu và tiếng ồn do máy móc

Hỗn hợp nguyên liệu sau khi được trộn đều được băng tải chuyển xuống máy tạo hạt dạng chảo quay Chảo quay được đặt nghiêng một góc 40 - 50° so với phương ngang Thành phần vi lượng được bổ sung cùng với phụ gia và vi sinh được đưa vào các hạt phân hữu cơ bằng vòi phun sương, hạt phân vi sinh dần được hình thành với kích thước mong muốn (2-4,5mm) và độ ẩm thích hợp (20 -25%), thực hiện trong khoảng 10-15 phút

Sau đó, hạt phân hữu cơ vi sinh tạo thành được chuyển sang công đoạn sấy để tạo độ ẩm yêu cầu (18-20%) để làm tăng độ cứng, tránh hiện tượng kết hạt Sau khi ra khỏi thùng sấy, phân hữu cơ vi sinh có nhiệt độ là 30°C và đạt độ ẩm yêu cầu Trong công đoạn này có phát sinh bụi than, bụi nguyên liệu, khí NH3, SO2 Khí thải sau hệ thống sấy được dẫn qua hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường

Bán thành phẩm sau đó được băng tải rót lên sàng rung Sàng rung có cấu tạo gồm 2 lớp, lớp trên có kích thước mắt sàng 5mm và lớp dưới có kích thước 2mm Các hạt có kích thước lớn hơn 5mm được giữ lại trên sàng và chuyển sang máy nghiền búa

để nghiền lại rồi đưa về trộn cùng với nguyên liệu ban đầu Hạt có kích thước dưới 2mm rơi xuống mắt sàng

Các hạt đủ tiêu chuẩn được giữ lại chuyển qua công đoạn đóng bao sản phẩm

và chuyển đến kho thành phẩm đế lưu trữ Quá trình này phát sinh bụi và chất thải rắn bao, chỉ may thừa

Bảng 1.4 Cân bằng vật chất/1 tấn sản phẩm của quy trình sản xuất phân vi sinh

1 Humic, bã bùn mía, phân chuồng, đã

Trang 18

1.3.2.5 Quy trình sản xuất vi sinh

Hình 1.5 Quy trình sản xuất vi sinh

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất vi sinh bao gồm 10% (đường, sữa)

và 90% nước sạch Hỗn hợp này được trộn đều trong thùng lên men 2.000L để hòa tan các thành phần nguyên liệu

Sau khi hòa tan, nguyên liệu được chuyển đến bộ tiệt trùng liên tục đề quá trình thanh trùng diễn ra Tại công đoạn này, hỗn hợp được đun ở 90°C trong khoảnh khắc 30s và được hồi phục giảm nhiệt sản phẩm xuống còn 30°C, quá trình này nhằm loại

bỏ những tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh

Sau khi thanh trùng, hỗn hợp được chuyển sang thùng lên men 2.000L rồi cấy

bổ sung men gốc là 1 trong 6 chủng vi khuẩn riêng biệt (trong danh mục nguyên liệu) với thành phần 1% để nhân sinh khối Sau đó, hỗn hợp được chuyển sang thùng chứa 2.000L để giữ lạnh thành phẩm ở 4°C

Sau mỗi mẻ nuôi cấy vi sinh, một dàn CIP tẩy rửa tại chỗ có thể tẩy rửa bán tự động các thiết bị và đường ống với dung tích 10lít/1.000L sản phẩm Hỗn hợp tẩy rửa

là dung dịch H3PO4 (1-2%) và NH3 (1-2%) Lượng nước tẩy rửa này sẽ được tập trung tại hồ gom sau đó được trung hòa pH trước khi tái sử dụng theo đường ống đi sang hệ thống tạo hạt của quy trình sản xuất phân vi sinh hay phân DAP, urê bọc áo

Nguyên liệu đường, sữa, nước

Kiểm soát lên men

Phân hữu cơ vi sinh Bọc áo DAP

Vệ sinh bồn

Trang 19

Bảng 1.5 Bảng cân bằng vật chất/1 tấn sản phẩm của quy trình sản xuất vi sinh

1.3.2.6 Quy trình sản xuất phân NPK dạng lỏng

Hình 1.6 Quy trình sản xuất phân NPK dạng lỏng

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nguyên liệu ban đầu bao gồm DAP, Urê, K2SO4 dạng hạt rắn và trung vi lượng (Ca, Mg, Bo, Cu, Zn, Fe…) được định lượng theo tỷ lệ như bảng cân bằng vật chất của quy trình sản xuất phân NPK dạng lỏng Các loại nguyên liệu được đưa vào máy nghiền dạng lòng kín nên hạn chế được phát sinh bụi và NH3, mục đích của quá trình nghiền nhuyễn nguyên liệu nhằm đảm bảo yêu cầu độ mịn sản phẩm có hình thức đẹp Nguyên liệu sau công đoạn nghiền được băng tải chuyển nạp vào các phễu chứa liệu theo từng loại riêng

Hỗn hợp sau khi nghiền chuyển vào bồn chứa nguyên liệu có dung tích 1.000L bằng inox Hỗn hợp được bổ sung nước và phụ gia (chitosan) theo tỷ lệ như bảng cân bằng vật chất của quy trình sản xuất phân NPK dạng lỏng rồi được khuấy đều tan nguyên liệu Sau công đoạn sấy hỗn hợp được lọc qua lưới có kích thước < 1 mm, những hạt

có kích thước lớn được giữ trên lưới lọc và chuyển sang hệ thống nghiền để tiếp tục tái

sử dụng Sản phẩm đạt yêu cầu được chuyển đến các thùng chứa bằng inox rồi đóng thùng thành phẩm và chuyển đến lưu trữ tại kho chứa thành phẩm

Định lượng nguyên liệu

Trang 20

1.3.2.7 Quy trình sản xuất phân bón lá NPK dạng bột

Hình 1.7 Quy trình sản xuất phân bón lá NPK dạng bột

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nguyên liệu ban đầu bao gồm DAP, Urê, K2SO4 dạng hạt rắn và trung vi lượng (Ca, Mg, Bo, Cu, Zn, Fe ) được định lưọng theo tỷ lệ như bảng cân bằng vật chất/ 1 tấn sản phẩm của quy trình sản xuất phân bón lá NPK dạng bột Các loại nguyên liệu được dưa vào máy nghiền dạng lỏng kín nên hạn chế phát sinh bụi, NH3, mục đích của quá trình nghiễn nhuyễn nguyên liệu nhằm đảm bảo yêu cầu độ mịn sản phẩm có hình thức đẹp, quá trình này không sử dụng nước Sau quá trình nghiền, nguyên liệu được băng tải chuyển nạp vào các phễu chứa liệu theo tùng loại riêng

Các loại nguyên liệu sau đó được đưa vào thùng máy trộn dạng thùng quay kín, đặt nghiêng nhằm trộn đều các nguyên liệu nhằm đảm bảo tỷ lệ giữa các thành phần dinh dưỡng trong hạt phân

Sau quá trình trộn, sản phẩm được chuyến sang đóng gói sản phẩm và chuyển đến kho lưu trữ Quá trình này phát sinh bụi và chất thải rắn từ bao bì thừa

Bảng 1.6 Bảng cân bằng vật chất/ 1 tấn sản phẩm của quy trình sản xuất phân

Bụi, NH3

Trang 21

1.3.2.8 Quy trình sản xuất phân bón lá NPK dạng lỏng

Hình 1.8 Quy trình sản xuất phân bón lá NPK dạng lỏng

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, các nguyên liệu trước khi đưa vào dây chuyền sản xuất đều phải được cân định lượng để đảm bảo yêu cầu Nguyên liệu ban đầu bao gồm DAP, Urê, K2SO4 dạng hạt rắn và trung vi lượng (Ca, Mg, Bo, Cu, Zn, Fe ) Mục đích của quá trình nghiền nhuyễn nguyên liệu nhằm đảm bảo yêu cầu độ mịn sản phẩm

Nguyên liệu được nghiền bằng máy sau đó được băng tải chuyển nạp vào các phễu chứa liệu theo tùng loại riêng Trong quá trình này có phát sinh bụi, tiếng ồn

Hỗn hợp bột mịn sau khi nghiền được chuyển đến bồn chứa nguyên liệu có dung tích 1.000L được làm từ inox Hỗn hợp được bổ sung nước và phụ gia (nano), sau đó được khuấy đều với mục đích hoàn tan nguyên liệu Hỗn hợp được lọc qua lưới

có kích thước < 1 mm, những hạt có kích thước lớn hơn được chuyển sang giai đoạn nghiền để tiếp tục được nghiền nhỏ với kích thước phù hợp Thành phẩm sau đó được chuyển đến các thùng inox có dung tích 1.000L và lưu trữ trong bồn chứa này Tiến hành đóng thùng thành phẩm và chuyển đến lun trữ tại kho chứa thành phẩm

Bảng 1.7 Bảng cân bằng vật chất/ 1 tấn sản phẩm của quy trình sản xuất phân

Trang 22

STT Vật chất Đơn vị Nguyên liệu Chất thải %

Hình 1.9 Quy trình sấy phân bón NPK

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Quy trình sấy phân bón NPK được thực hiện qua 02 giai đoạn riêng biệt, giai đoạn 1 phân bón được sấy trong thùng sấy 1 ở nhiệt độ khoảng 600-800°C và giai đoạn 2 phân bón được sấy thùng sấy 2 ở nhiệt độ khoảng 200-300°C Nhiệt độ của phân NPK sau khi sấy là 80-90°C và đạt độ ẩm yêu cầu (1,5-2,5%) Hai thùng sấy được thiết kế kiểu thùng quay kiểu nằm ngang (dài 20m, đường kính 2,4m) hoạt động theo nguyên lý sấy xuôi chiều: khí nóng và sản phẩm đi cùng chiều với nhau (sấy trực tiếp), tốc độ quay của thùng sấy cố thể điều chỉnh được bàng biến tần để đảm bảo thời gian sấy sản phẩm được ổn định và độ ẩm đạt yêu cầu Hai lò đốt than cấp nhiệt cho thùng sấy theo nguyên lý trực tiếp, khói được hút vào lò theo áp suất của quạt hút cuối thùng sấy và đẩy khói qua hệ thống xử lý trước khi thoát ra môi trường Các thông số

kỹ thuật của lò đốt than để sấy phân NPK như sau:

- Công suất tiêu hao: 50kg/giờ

- Kết cấu gồm: lớp gạch bảo vệ dày 150mm và lớp gạch chịu nhiệt dày 350mm

- Kích thước tổng: Dài x rộng x cao = 3,5 x 2,5 x 3,4m

- Kích thước buồng đốt: Dài x rộng x cao = 2,5 x 1,5 x 2,7m

- Đường kính ống thoát khói qua thùng: 1,2m

Phân bón (Độ ẩm 4,5 – 6%)

Thùng sấy 1 (600-800oC)

Thùng sấy 2 (200-300oC)

Phân bón độ ẩm 1,5-2,5%

(80 - 900C)

Nhiệt từ lò đốt than 1

Nhiệt từ lò đốt than 2

Trang 23

b Sấy phân bón vi sinh

Hình 1.10 Quy trình sấy phân bón vi sinh

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Phân bón vi sinh sau khi tạo hạt ở độ ẩm 20 -25% được sấy trong thùng sấy ở nhiệt độ khoảng 50-60°C Nhiệt độ của phân NPK sau khi sấy là 30°C và đạt độ ầm yêư cầu (18-20%) Thùng sấy được thiết kế kiểu thùng quay kiểu nằm ngang (dài 12m, đường kính l,4m) hoạt động theo nguyên lý sấy xuôi chiều: khí nóng và sản phẩm đi cùng chiều với nhau (sấy trực tiếp), tốc độ quay của thùng sấy có thể điều chỉnh được bằng biến tần để đảm bảo thời gian sấy sản phẩm được ổn định và độ ẩm đạt yêu cầu

Lò đốt than cấp nhiệt cho thùng sấy theo nguyên lý trực tiếp, khói được hút vào

lò theo áp suất của quạt hút cuối thùng sấy và đẩy khói qua hệ thống xử lý trước khi thoát ra môi trường Các thông số kỹ thuật của lò đốt than sấy phân vi sinh như sau:

- Công suất tiêu hao: 25kg/giờ

- Kết cấu gồm: lớp gạch bảo vệ dày 150mm và lóp gạch chịu nhiệt dày 350mm

- Kích thước tổng: Dài x rộng x cao - 2,5 x 1,5 x 3,0 m

- Kích thước buồng đốt: Dài x rộng x cao = 1,5 x 1,0 x 2,5m

- Đường kính ống thoát khói qua thùng: 1,0m

Hình 1.11 Dây chuyền sản xuất của Nhà máy

Phân bón vi sinh (Độ ẩm 20 - 25%)

Thùng sấy 1 (50-60oC)

Phân bón độ ẩm 18-20%

(300C) Nhiệt từ lò

Trang 24

Loại than sử dụng: Than sử dụng để đốt cấp nhiệt cho công đoạn sấy phân tại dự

án là than cục xuất xứ từ Quảng Ninh với các thông số kỹ thuật như sau:

- Nhiệt lượng: 7.600 cal/g

1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:

Các sản phẩm của Nhà máy như sau:

- Phân NPK công suất 100.000 tấn/năm

- Phân DAP bọc áo công suất 100.000 tấn/năm

- Phân Urê bọc áo công suất 100.000 tấn/năm

- Phân hữu cơ vi sinh công suất 20.000 tấn/năm

- Phân NPK dạng lỏng công suất 1.000 tấn/năm

- Phân bón lá NPK dạng bột công suất 1.000 tấn/năm

- Phân bón lá NPK dạng lỏng công suất 1.000 tấn/năm

Đến nay dự án đã hoàn thành thi công các hạng mục công trình, lắp đặt máy móc thiết bị đảm bảo phục vụ sản suất, chưa đầu tư dây chuyền sản xuất phân hữu cơ

vi sinh công suất 20.000 tấn/năm

- Khối lượng sản phẩm của năm báo cáo và năm gần nhất:

+ Năm 2022: 12.294.805 kg (đạt 3,8% tổng công suất thiết kế)

+ Năm 2023 (số liệu tới 30/04/2023): 4.112.363kg (đạt 1,27 % tổng công suất thiết kế)

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất của nhà máy

Nhà máy chỉ thực hiện phối trộn bán thành phẩm, nguyên liệu sử dụng tại nhà máy được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.8 Nhu cầu nguyên vật liệu trong năm sản xuất ổn định

dụng/năm Nguồn gốc Nguyên liệu sản xuất phân NPK

Trang 25

TT Tên loại Đơn vị Lượng sử

dụng/năm Nguồn gốc Nguyên liệu sản xuất phân NPK

10 Phụ gia (chitosan, nano) + vi sinh Tấn 400

Nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh

11 Humic, bã bùn mía, phân chuồng, đã qua sơ chế Tấn 19.000

Nguyên liệu sản xuất vi sinh

22 Trung vi lượng (Ca, Mg, Bo, Cu, Zn, Fe ) kg 1.500

Nguyên liệu sản xuất phân bón lá NPK dạng bột

Bảng 1.11

27 Trung vi lượng (Ca, Mg, Bo, Cu, Zn, Fe, ) tấn 40

Nguyên liệu sản xuất phân bón lá NPK dạng lỏng

Bảng 1.11

31 Trung vi lượng (Ca, Mg, Bo, Cu, Zn, Fe, ) kg 1.500

32 Nước + phụ gia (nano, chitosan) kg 248.500

Nhiên liệu

Trang 26

Bảng 1.9 Bảng kê nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào

2 Diamonphosphate (DAP) Việt Nam N: 16%; P2O5: 45%

10 Maganese Sulphate (MnSO4.lH2O) Trưng Quốc MnO: 31,8%

11 Zinc Sulphate (ZnSO4.7H2O) Trung Quốc ZnO: 22%

12 CuSO4.5H2O (24,5%) Đài Loan CuO: 24,5%

13 Ferrous Sulphat

Monohydrate (FeSO4 1 H2O) Trung Quốc Fe: 30%

14 Boric acid (H3BO3) Russia B2O3: 56%

15 Ammonium Molybdate

16 Potassium humate Trung Quốc Humic acid: 50%

17 Compound Amino Acid Trung Quốc Amino acid: 50%

18 Kali Humate 07P Trung Quốc K2Ohh: 10-12%

19 Nano ZnO; CuO; (FeSO4 1 H2O) có

kích thước phân tử < 109 Việt Nam Zn: 500 ppm; Cu: 300 ppm;

Fe: 300 ppm

20 Chitosan (C8H13O5N) Việt Nam C8H13O5N: 5%

Gồm các chủng loại vi sinh:

BACILLUS SUBTILIS; BACILLUS SP

Nguyên liệu xuất xứ từ nước ngoài Công ty không nhập khẩu trực tiếp mà mua

từ các đơn vị nhập khẩu và phân phối trong nước

Các nguyên liệu được bảo quản tại khu vực dành riêng cho từng loại nguyên liệu trong nhà xưởng Khu vực chứa nguyên liệu cao ráo với điều kiện khô thoáng, sạch sẽ và được che kín khi không sử dụng

1.4.2 Nhu cầu sử dụng điện

1.4.2.1 Nguồn cấp điện

- Nguồn điện cung cấp cho công ty được lấy từ lưới điện quốc gia, đi qua Bến Cát

Trang 27

1.4.2.2 Nhu cầu sử dụng điện

Nhu cầu sử dụng: lượng điện năng tiêu thụ cho các mục đích sau: vận hành máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sinh hoạt của công nhân viên, thắp sáng và thông thoáng…

Bảng 1.10 Tổng hợp điện tiêu thụ của nhà máy 12 tháng gần nhất

1.4.3.2 Nhu cầu sử dụng nước

Căn cứ hoá đơn nước của nhà máy 7 tháng cuối năm 2022 và 5 tháng đầu năm

2023 của nhà máy

Bảng 1.11 Tổng hợp nước tiêu thụ của nhà máy 12 tháng gần nhất

Trang 28

Tháng Nhu cầu nước (m 3 /tháng) Quy đổi (m 3 /ngày)

Như vậy hiện tại lượng nước sử dụng trung bình tại nhà máy là 14,89 m3/ngày,

cụ thể lượng nước của nhà máy trong ngày dùng nước lớn nhất là:

a Nước cấp cho sinh hoạt

Số cán bộ công nhân viên làm việc hiện tại là 102 người Tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của công nhân viên của công ty là: 14,28 (m3/ngày)

Khi hoạt động đạt công suất thiết kế thì số lượng cán bộ công nhân viên là 227 người tương đương lượng nước sử dụng là 31,78 m3/ngày

b Nước cấp cho sản xuất

- Nước dùng cho nhu cầu sản xuất NPK dạng lỏng: định mức sử dụng nước là 0,13 m3/tấn sản phẩm Với công suất sản xuất 1.000 tấn/năm tương đương 3,2 tấn/ngày thì nhu cầu sử dụng nước để sản xuất phân NPK dạng lỏng của công ty là:

0,13 (m3/tấn) x 3,2 (tấn/ngày) = 0,42 (m3/ngày)

- Nước dùng cho nhu cầu sản xuất phân bón lá NPK dạng lỏng là 0,25 m3/tấn sản phẩm Với công suất sản xuất 1.000 tấn/năm tương đương 3,2 tấn/ngày thì nhu cầu sử dụng nước đế sản xuất phân NPK bón lá dạng lỏng của công ty là:

0,25 (m3/tấn) x 3,2 (tấn/ngày) = 0,8 (m3/ngày)

- Nước cấp bổ sung cho hệ thống xử lý khí thải: 0,5 (m3/ngày)

- Nước được sử dụng để vệ sinh khu văn phòng và định kỳ máy móc, vệ sinh ước tính: 0,5 m3/ngày (nhà xưởng được vệ sinh khô)

Khi đầu tư thêm dây chuyền sản xuất phân vi sinh thì sẽ có thêm nước dùng cho nhu cầu vệ sinh bồn sản xuất vi sinh là 20 lít/ bồn 2m3 (tấn) Với công suất sản xuất vi sinh 3,2 tấn/ngày tương đương sử dụng 2 bồn 2m3 thì nhu cầu sử dụng nước để vệ sinh bồn sản xuất vi sinh của công ty là:

20 (lít/ bồn 2m3) x 2 (bồn 2m3) x 10-3 = 0,04 (m3/ngày)

Như vậy tổng lượng nước phục vụ cho quá trình sản xuất nhà máy là: 2,26m3

c Nước tưới cây xanh, rửa đường

Diện tích cây xanh, thảm cỏ là 10.800 m2; diện tích đường giao thông, sân bê tông nội bộ là 9.404m2 và định mức theo QCVN01:2021- BXD nước tưới cây 3 lít/m2/ngày.đêm; rửa đường 0,4 lít/m2/ngày.đêm

Ước tính lượng nước tưới cây xanh cho dự án khoảng 32,4 m3/ngày

Lượng nước rửa đường nội bộ và sân bê tông là 3,76 m3/ngày

Như vậy tổng lượng nước cấp cho hoạt động tưới cây, rửa đường khoảng 36,16

Trang 29

m 3/ngày.đêm (Lượng nước cấp cho hoạt động này chỉ phát sinh vào những ngày nắng

nóng, khô hanh và được ngấm luôn xuống đất nên không phát sinh nước thải ra ngoài môi trường)

Bảng 1.12 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước thường xuyên

Nhu cầu sử dụng nước (m 3 /ngày)

Nguồn cấp Hiện tại Khi đạt công

suất thiết kế

công nghiệp An Điền

3 Nước tưới cây xanh, thảm cỏ, rửa đường 36,16 36,16 Hồ điều hoà

- Nước cấp cho mục đích phòng cháy chữa cháy:

Lượng nước dự phòng cho chữa cháy tương ứng có thể chữa cho 03 đám cháy xảy ra trong 01 giờ: 15 lít/s x 3 x 3.600 x 1,0 (hệ số k) = 162 m3 Lượng nước này được duy trì ổn định trong hồ điều hoà của nhà máy

1.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:

1.5.1 Tóm tắt quá trình thực hiện dự án

Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng được Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3601563940, đăng ký lần đầu ngày 14/04/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 08/01/2020; giấy chứng nhận đầu tư số 46221000474, chứng nhận lần đầu ngày 03/06/2008 do Ban quản lý các KCN Bình Dương cấp với ngành nghề chính là sản xuất và mua bán phân bón các loại Qúa trình hoạt động của nhà máy

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như về chất lượng phân bón, Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng đã xây dựng Nhà máy sản xuất phân NPK-TE chất lượng cao với công nghệ hóa lý (phối trộn, tạo hạt), dự án đã được UBND huyện Bến Cát cấp Giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường ngày 30/9/2008 và đi vào hoạt động từ năm 2011

Năm 2014, công ty đã đầu tư dự án sản xuất phân bón NPK chất lượng cao với công suất 9.600 tấn sản phẩm/năm được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 26/06/2014 cho Dự án đầu tư sản xuất phân bón NPK chất lượng cao với công suất 9.600 tấn sản phẩm/năm

Công ty chuyển đổi tên gọi từ Công ty cổ phần Phượng Hoàng thành Công ty TNHH sản xuất phân bón Phượng Hoàng và thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 7 ngày 21/11/2016

Trang 30

Năm 2017, thị trường tiêu thụ được mở rộng và công ty đã thu hút thêm được một số nhà đầu tư góp vốn - yêu cầu mở rộng, nâng cao công suất sản xuất của công ty

là hết sức cần thiết Công ty Đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất phân bón Phượng Hoàng đạt tổng công suất 323.000 tấn sản phẩm/năm, và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1566/QĐ-BTNMT ngày 28/06/2017

Ngay sau khi báo cáo ĐTM Dự án được phê duyệt, công ty chúng tôi đã thực hiện gửi niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường tại trụ sở và sao gửi Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đến các đơn vị chức năng có thẩm quyền để kiểm tra, giám sát đồng thời thực hiện hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan của dự án

Công ty đã hoàn thành đưa vào vận hành và sử dụng các hạng mục sản xuất phân bón NPK từ năm 2018 đến nay Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ năm 2019 đến nay công ty gặp nhiều khó khăn và hoạt động sản xuất gián đoạn

Năm 2021, công ty đã nộp hồ sơ kèm Văn bản số 092/PH ngày 02/07/2021 về việc thông báo Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đến Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương Theo đó thời gian dự kiến thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án bắt đầu từ ngày 15/07/2021 đến ngày 22/10/2021; tuy nhiên, do tình hình của dịch COVID -19 nên công ty không thực hiện được kế hoạch nêu trên Công ty đã có Văn bản số 137/PH ngày 15/09/2021 về việc điều chỉnh thời gian thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án, trong đó điều chỉnh thời gian thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án từ ngày 15/10/2021 đến ngày 22/01/2022 Ngày 08/10/2021, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương có Văn bản số 3502/BQL-MT về việc kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải Do tình hình của dịch COVID -19 vẫn diễn biến phức tạp, ngày 28/10/2021 công ty có Văn bản số 158-21/PH về việc xin rút Văn bản số 137/PH nêu trên

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, công ty thực hiện Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án “Đầu tư mở rộng sản xuất phân bón Phượng Hoàng đạt tổng công suất 323.000 tấn sản phẩm/năm” trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, cấp Giấy phép môi trường cho dự án

Trang 31

1.5.2 Các hạng mục công trình của dự án

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của dự án, trên tổng diện tích mặt bằng 50.003,4 m2 công ty đang quản lý

và hoạt động hiện nay, công ty đã xây dựng các hạng mục công trình phục vụ sản xuất và bảo vệ môi trường cụ thể như sau:

Bảng 1.13 Các hạng mục công trình của dự án

Các công trình đã xây dựng trước khi lập ĐTM 2017

Các công trình bổ sung theo ĐTM 2017

Hiện trạng tại thời điểm xin cấp GPMT

Diện tích (m 2 )

Tỷ lệ (%)

Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%) Diện tích

(m 2 )

Tỷ lệ

1 Nhà xưởng số 1 1.824 3,65 Giữ nguyên hiện trạng 1.824 3,65 Đang sử dụng làm kho chứa thành phẩm

2 Nhà xưởng số 2 - - 7.428 14,85 7.788,24 15,58 Đang hoạt động sản xuất phân bón

4 Khu văn phòng số 1 240 0,48 Giữ nguyên hiện trạng 240 0,48 Đã có, đang hoạt động

5 Khu văn phòng số 2 - - 390 0,78 Chưa xây dựng Hiện tại đang trồng cây xanh

6 Nhà chứa chất thải 16 0,03 40 0,08 65 0,13 - Kho chứa chất thải thông thường: 58,5 m

2;

- Kho chứa chất thải nguy hại: 6,5 m2

Đã xây dựng và, đang hoạt động

15

Đường nội bộ sân bãi,

Bãi lưu giữ vật liệu

Trang 32

Các khu vực nhà xưởng sản xuất đã được thi công hoàn thiện đang hoạt động

có kết cấu như sau:

Nhà xưởng số 1:

- Số tầng: 01 tầng

- Chiều cao công trình: 11,45m

- Diện tích xây dựng: 24m x 76m= 1.824m2 Trong đó:

- Cấu trúc: Móng, cột, đà kiểng, nền bê tông cốt thép Tường xây gạch, sơn nước cao 1,2m phía trên vách tole Khung cột kèo thép Mái lợp tole, cửa cuốn

Nhà xưởng 2:

- Loại, cấp công trình: công trình công nghiệp, cấp III

- Số tầng: 01 tầng với diện tích sàn xây dựng là (72,4mx102,6m) + (5mx48m) = 7.788,24 m2

- Cốt nền trệt: +0,15m (tính từ cốt sân)

- Chiều cao công trình: 15,17m (tính từ cốt sân)

- Cấu trúc: Móng, cột, đà, sàn bê tông cốt thép Khung cột, kèo thép, xà gỗ thép, mái lợp tôn Tường xây gạch, sơn nước cao 3m, phía trên vách tole Nền bê tông cốt thép, xoa phẳng, cửa sắt, lam bê tông

Khu văn phòng số 1:

- Số tầng: 01 tầng

- Chiều cao công trình: 3m

- Diện tích xây dựng: 5m x 20m= 100m2 Trong đó:

- Cấu trúc: Móng, cột, đà bê tông cốt thép Nền lát gạch ceramic Tường xây gạch, sơn nước Mái lợp tole kết hợp mái bằng bê tông cốt thép Cửa kính khung nhôm

+ Số ngăn chứa trong kho: 01 ngăn;

+ Cánh cửa: Khung sắt V5 bịt tôn: 2 cánh Diện tích 6,25m2;

+ Độ cao nền kho: cách mặt đường 30cm;

+ Kết cấu tổng thể: Nền bê tông, Vách khung sắt V5, cột sắt tròn F60, lợp tôn, sắt xà gồ hộp 5cm x 10 cm, mái lợp tôn 3mm, phía trước có dán biển hiệu “Kho chứa rác thải công nghiệp“

- Kho chứa chất thải nguy hại:

+ Tổng diện tích xây dựng: 8,16m2

Trang 33

+ Diện tích nhà kho: 4,06m x 1,6 m = 6,5m2;

+ Chiều cao: mặt trước: 1,9m, mặt sau: 2,1m;

+ Mái tôn: 2 m x 5,0m = 10m2

+ Số ngăn chứa trong kho: 02 ngăn;

+ Cánh cửa: Khung sắt V4 bịt tôn: 2 cái Tổng diện tích cửa: 3m2;

+ Độ cao nền kho: cách mặt đường 30cm;

+ Kết cấu tổng thể: Nền bê tông, tường gạch, sắt xà gồ hộp 4cm x 8 cm, mái lợp tôn 3mm, phía trước có dán biển hiệu “Rác thải nguy hại’’ và biểu tượng theo quy định

Nhà vệ sinh công nhân

- Số tầng: 01 tầng

- Chiều cao: 3m; diện tích 3m x 10m = 30m2

- Kết cấu tổng thể: Móng, cột, đà bê tông, cốt thép Nền lát gạch ceramic Tường xây gạch, sơn nước, mái lợp tole

Nhà bảo vệ 1

- Số tầng: 01 tầng với diện tích xây dựng là 4m x 6m = 24m2

- Chiều cao công trình: 3,6m (tính từ cốt sân)

- Cấu trúc: Móng, cột, đà, sàn mái bê tông cốt thép Tường xây gạch, sơn nước Nền được lát bằng gạch ceramic Hệ thống cửa kính khung nhôm

Nhà bảo vệ 2:

- Loại, cấp công trình: công trình công nghiệp, cấp IV

- Số tầng: 01 tầng với diện tích xây dựng là 4m x 7m = 28m2

- Cốt nền trệt: +0,15m (tính từ cốt sân)

- Chiều cao công trình: 3,2m (tính từ cốt sân)

- Cấu trúc: Móng, cột, đà, sàn bê tông cốt thép Mái bằng bê tông cốt thép Tường xây gạch, sơn nước Nền được lát bằng gạch ceramic Hệ thống cửa nhôm kính

Hình 1.12 Khu vực cổng và tường rào của Nhà máy

Trang 34

Hình 1.13 Khu vực văn phòng của Nhà máy

Hình 1.14 Khu vực đất chưa xây dựng và nhà xưởng của Nhà máy

1.5.3 Danh mục máy móc, thiết bị đã lắp đặt

Bảng 1.14 Danh mục máy móc thiết bị của dự án

Số lượng (cái)

Công suất đầu tư (kW)

Tổng công suất theo ĐTM (kW)

Theo thực tế

Theo ĐTM

2017 Máy móc thiết bị sản xuất phân bón NPK

Trang 35

TT Tên thiết bị

Số lượng (cái)

Công suất đầu tư (kW)

Tổng công suất theo ĐTM (kW)

Theo thực tế

Theo ĐTM

2017

Máy móc thiết bị sản xuất phân bọc áo Urê/DAP khép kín

Trang 36

TT Tên thiết bị

Số lượng (cái)

Công suất đầu tư (kW)

Tổng công suất theo ĐTM (kW)

Theo thực tế

Theo ĐTM

2017

Máy móc thiết bị sản xuất phân NPK dạng lỏng

1 Hệ thống băng tải, tốc độ trung bình

2 Hệ thống máy nghiền nguyên liệu

kiểu trục, năng suât trung bình 5 giờ 01 01 - -

Máy móc thiết bị sản xuất phân bón lá NPK dạng bột

1 Hệ thống băng tải, tốc độ trung bình

2

Hệ thống máy nghiền nguyên liệu

kiểu trục, năng suất trung bình 5 tấn/

giờ

3

Máy trộn nguyên liệu kiểu thừng

quay, trộn theo mẻ, năng suất trung

bình 8 tấn /giờ

7 Máy may bao, kiểu xách tay, năng

Máy móc thiết bị sản xuất phân bón lá NPK dạng lỏng

1 Hệ thống băng tải, tốc độ trung bình

2

Hệ thống máy nghiền nguyên liệu

kiểu trục, năng suất trung bình 5 tấn/

Máy móc thiết bị sản xuất phân hữu cơ vi sinh

1 Hệ thống băng tải, tốc độ trung bình

0,5 mét/giây Dài từ 3-12 mét

Chưa đầu

2 Hệ thống máy nghiền nguyên liệu

kiểu trục, năng suất trung bình 5 tấn/

giờ

3 Máy trộn nguyên liệu kiểu thùng

quay, trộn theo mẻ, năng suất trung 01 - -

Trang 37

TT Tên thiết bị

Số lượng (cái)

Công suất đầu tư (kW)

Tổng công suất theo ĐTM (kW)

Theo thực tế

Theo ĐTM

2017

bình 8 tấn /giờ

4 Chảo tạo hạt, dạng đĩa quay hai vành

liên tục, đường kính 4,2m, năng suất

sàng rung, kích thước lmx3m Năng

suất trung bình 5 tấn/giờ

9 Hệ thống quạt hút, sử lý bụi hai cấp,

quạt hướng tâm năng suất hút 50.000

m3/giờ

10 Hệ thống bơm chất lỏng tạo hạt, bơm

11 Hệ thống phễu chứa, cân đóng bao tự

12 Máy may bao, kiểu xách tay, năng

14 Thiết bị phục vụ bảo trì máy (Bơm

Máy móc thiết bị sản xuất vi sinh

Tại thời điểm lập báo cáo Công ty chúng tôi chưa thực hiện đầu tư dây chuyền

sản xuất phân hữu cơ vi sinh và thiết bị sản xuất vi sinh

Trang 38

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

Tại thời điểm lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (tháng 6/2023), Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Do đó, báo cáo không

đề cập đến nội dung này

Năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số TCMT ngày 28/03/2014 về việc tiếp nhận Dự án Sản xuất phân bón NPK chất lượng cao của Công ty cổ phần Phượng Hoàng vào KCN Rạch Bắp Dự án được triển khai thực hiện tại Lô B7- B8, đường D, KCN Rạch Bắp, xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

1090/BTNMT-KCN Rạch Bắp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1446/QĐ-BTNMT ngày 22/10/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường với các ngành nghề thu hút đầu tư:

- Công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là sản phẩm từ cao su;

- Công nghiệp may mặc;

- Công nghiệp sản xuất gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, trang thiết bị văn phòng;

- Các ngành công nghiệp nhẹ như đồ chơi trẻ em, dệt (không nhuộm), da giày (không có công đoạn thuộc da);

- Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, thiết bị phụ tùng;

- Các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, cơ khí xây dựng;

- Các sản phẩm nhựa dân dụng, dụng cụ gia đình

Theo số liệu thống kê của KCN thì hiện nay ngoài 76 doanh nghiệp đang hoạt động, cụ thể:

1 Công ty TNHH sản xuất Phân bón Phượng Hoàng Việt Nam

5 Công ty TNHH Clearwater Metal Việt Nam Đài Loan

Trang 39

7 Công ty CP S.I Casting Việt Nam Hàn Quốc

8 Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu hóa chất Nghi Sơn Việt Nam

30 Công ty TNHH CN gỗ KAISER 2 (Việt Nam) Đài Loan

Trang 40

45 Công ty TNHH Tất Thịnh Trung Quốc

47 Công ty TNHH Công nghiệp New Hope (Việt Nam) Đài Loan

48 Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Shang Zhi Việt Nam Đài Loan

49 Công ty CP Đầu tư Xây dưng Toàn Lộc

51 Công ty TNHH Quốc tế dệt Chen Yang Việt Nam Đài Loan

54 Công ty TNHH Yu Long Plastics Việt Nam Trung Quốc

58 Công ty TNHH CN Hóa chất dệt Jen Hsiang Đài Loan

61 Công ty TNHH Công nghiệp Bai Yuan Việt Nam Trung Quốc

62 Cty TNHH Delancey Street Furniture VN Trung Quốc

66 Công ty TNHH TM XNK Gia công Keng Yuan Trung Quốc

(Nguồn: Công ty Cổ phần công nghiệp An Điền)

Ngày đăng: 24/02/2024, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w