1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật” của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật

93 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Dự Án Đầu Tư “Nhà Máy Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Và Thủy Sản Việt Nhật”
Trường học Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Dinh Dưỡng Việt Nhật
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 40,53 MB

Cấu trúc

  • Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (6)
    • 1.1. Tên chủ dự án đầu tư (6)
    • 1.2. Tên dự án đầu tư (8)
    • 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư (9)
      • 1.3.1. Mục tiêu, công suất của dự án đầu tư (9)
      • 1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (9)
      • 1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (19)
    • 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư (19)
    • 1.5. Thông tin khác về dự án (26)
  • Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG (79)
  • Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ (0)
    • 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải (33)
      • 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa (33)
      • 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (35)
      • 3.1.3. Xử lý nước thải (36)
    • 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (42)
    • 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (56)
    • 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (57)
    • 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có) (59)
    • 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (61)
    • 3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) (65)
  • Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG (0)
    • 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (71)
    • 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (72)
    • 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn (75)
    • 4.4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (76)
  • Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (83)
    • 5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (79)
  • Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN (0)
    • 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án (83)
      • 6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (83)
      • 6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải (84)
    • 6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (86)
      • 6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (86)
      • 6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải (88)
    • 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm (89)
  • Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN (0)
  • Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (0)

Nội dung

MỤC LỤC Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6 1.1. Tên chủ dự án đầu tư 6 1.2. Tên dự án đầu tư 9 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 9 1.3.1. Mục tiêu, công suất của dự án đầu tư 9 1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 9 1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư 19 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 20 1.5. Thông tin khác về dự án 27 Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 32 Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 35 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 35 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa 35 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải 36 3.1.3. Xử lý nước thải 37 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 44 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 54 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 59 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có): 61 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 62 3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có): 67 Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 73 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 73 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 74 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn 77 4.4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 79 Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 81 5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 81 Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 85 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 85 6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 85 6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 86 6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 88 6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 88 6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 91 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 91 Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN 92 Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 93 PHỤ LỤC BÁO CÁO 95

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Tên chủ dự án đầu tư

Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật

- Địa chỉ văn phòng: Đường D1, KCN Yên Mỹ II, xã Trung Hưng, huyện Yên

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Đinh Quốc Nhân

- Sinh ngày: 08/04/1984 Quốc tịch: Việt Nam

- Chứng minh nhân dân số: 131283374

- Nơi cấp: Công an tỉnh Phú Thọ

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thôn 4, xã Bằng Doãn, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Chỗ ở hiện tại: Thôn Đỗ Xá, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

- Chức danh: Tổng Giám đốc

- Giấy chứng nhận đầu tư số: 3228142051, do Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên cấp chứng nhận lần đầu ngày 21/8/2020;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0900904921 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 13/01/2015, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 26/3/2021.

- Vị trí tiếp giáp của khu đất thực hiện dự án như sau:

+ Phía Đông Bắc: Giáp Công ty TNHH Công nghệ Raidon;

+ Phía Đông Nam: Giáp đường nội bộ D1 của KCN;

+ Phía Tây Nam: Giáp hàng rào của KCN;

+ Phía Tây Bắc: Giáp hàng rào của KCN.

- Vị trí lô đất thực hiện dự án theo tọa độ chuẩn được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 1.1 Tọa độ vị trí lô đất thực hiện dự án

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí thực hiện dự án

* Mối tương quan với các đối tượng:

* Các đối tượng tự nhiên:

- Đường giao thông: Xung quanh và tiếp giáp với dự án có đường nội bộ D1 của KCN; KCN tiếp giáp với Quốc lộ 39.

- Hệ thống đồi núi, khu bảo tồn:

Công ty hoạt động trên diện tích đất bằng phẳng Quanh khu vực của Công ty không có đồi núi hay khu bảo tồn nào cần phải bảo vệ.

- Giao thông: Đường giao thông của KCN, phường thực hiện dự án đều được bê tông hóa hoặc trải nhựa đường vì vậy điều kiện giao thông tương đối thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu và tiêu thụ, phân phối sản phẩm tới các địa phương, thành phố khác.

Bên cạnh đó, Công ty gần các đường quốc lộ 5A và đường 39A.

Vị trí thực hiện dự án

* Các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội:

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật tại Đường D1, KCN Yên Mỹ II, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Trong KCN Yên Mỹ II có sự hoạt động của các Công ty có vốn đầu tư của Việt Nam, Trung Quốc như: Công ty TNHH Minghui Việt Nam; Công ty TNHH UNI – PRESIDENT Việt Nam; Công ty TNHH Tribeco Miền Bắc;

Yên Mỹ là một trong những huyện có quy hoạch phát triển kinh tế bậc nhất tỉnh Hưng Yên, phía đông và đông nam giáp huyện Ân Thi, phía Tây giáp huyện Văn Giang, phía Tây Nam và Nam giáp huyện Khoái, phía Bắc giáp huyện Khoái Châu. Trên địa bàn huyện được phân làm 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Yên Mỹ (huyện lỵ) và 16 xã: Đồng Than, Giai Phạm, Hoàn Long, Liêu

Xá, Lý Thường Kiệt, Minh Châu, Nghĩa Hiệp, Ngọc Long, Tân Lập, Tân Việt, Thanh Long, Trung Hòa, Trung Hưng, Việt Cường, Yên Hòa, Yên Phú.

Nông nghiệp: Cây nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện là lúa nước, ngô, khoai,… Chăn nuôi chủ yếu là theo đàn gia súc lớn như: đàn lợn, trâu, bò,…

Làng nghề: huyện Yên Mỹ phát triển các làng nghề làm giò chả, say sát gạo, mây tre đan….

Yên Mỹ có đường 39A chạy qua, đoạn từ Phố Nối tới Minh Châu dài 11 km; đường 200 từ Cầu Lác, Thôn Lạc Cầu, Xã Giai Phạm đi Hoan Ái-Cống Tráng, xã Tân Việt; đường 199 trước là đê ngăn lũ từ Thiết Trụ (Bình Minh, Khoái Châu) qua

Từ Hồ - Vai Bò - Lực Điền gặp đường 39A đến xã Lý Thường Kiệt-Tân Việt tới Sa Lung, đoạn qua Yên Mỹ dài 15 km: đường 206 từ Bần Yên Nhân đi Từ Hồ - Quán

Cà - Dân Tiến: Đường 207 từ Từ Hồ đi Văn Giang, đoạn qua huyện dài 3 km Một đoạn rất ngắn của Quốc lộ 5A đi qua địa bàn xã Giai Phạm.

- Đánh giá hiện trạng khu vực thực hiện dự án :

Tổng diện tích khu đất được sử dụng để thực hiện dự án là 20.000 m 2 Hiện tại,Công ty đã lắp đặt xong máy móc thiết bị và dự án đã đi vào hoạt động.

Tên dự án đầu tư

Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Đường D1, KCN Yên Mỹ II, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): UBND tỉnh Hưng Yên cấp thẩm định thiết kế xây dựng UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy phép môi trường cho dự án.

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 567/QĐ-UBND ngày 09/02/2021 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật.

- Quy mô của dự án đầu tư:

+ Loại hình của dự án là Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, với tổng mức đầu tư là: 240.000.000.000 (Hai trăm bốn mươi tỷ) đồng, n ên dự án thuộc nhóm B theo Luật Đầu tư công.

+ Mục tiêu sản xuất của dự án là: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản Dự án không thuộc Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP

+ Dự án thuộc Mục 2, Phụ lục IV, Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1 Mục tiêu, công suất của dự án đầu tư

Mục tiêu dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

+ Thức ăn cho gia súc, gia cầm: 180.000 tấn/năm;

+ Thức ăn cho thủy sản: 30.000 tấn/năm.

Sản phẩm của dự án: Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư a Quy trình công nghệ sản xuất của dự án

* Quy trình dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm:

(rỉ mật, mỡ cá)Kiểm tra

Hình 1.2 Sơ đồ dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm

* Thuyết minh quy trình: Đất, đá, tạp chất;

Bao bì đựng nguyên liệu

Bao bì đựng nguyên liệu

Sản phẩm lỗi Bụi, mùi, bao bì đóng gói sp Thành phẩm

Bụi, mùi, bao bì đóng gói sp

Vitamin, khoáng, dầu, nguyên liệu cung cấp đạm Cấp hơi trộn ẩm

Trộn tinh Ép viên, làm lạnh

Nhiệt dư, bụi Bụi, mùi

Bụi, mùi Bin chứa sau nghiền

Ng.l cần nghiền: Ngô, sắn, khô đậu,…

Ng.l không qua nghiền: cám gạo,cám mì,bột xương,…

Nhập kho (các ng.l khác)

(ng.l ngô) Đốt than, mùn cưa, vỏ điều cấp nhiệt

- Kiểm tra nguyên liệu, chuẩn bị, sàng: Nguyên liệu được chuyển về nhà máy theo kế hoạch thu mua và đáp ứng nhu cầu sản xuất Tất cả nguyên liệu sẽ được kiểm tra theo đúng quy trình, nguyên liệu đạt theo yêu cầu sẽ được nhập silo hoặc nhập vào kho:

Nguyên vật liệu nhập về nhà máy phải được kiểm tra đảm bảo tiêu chuẩn về độ ẩm từ 12 – 20 %, các nguyên vật liệu nhập về đảm bảo đã được sơ chế, tại nhà máy không thực hiện việc sơ chế, rửa, làm sạch nguyên liệu Nguyên liệu không đạt yêu cầu sẽ trả lại nhà cung cấp

+ Silo dùng để chứa các nguyên liệu dạng hạt (ngô), nguyên liệu đạt yêu cầu khi về nhà máy vận chuyển tới khu vực xuống hàng Nguyên liệu được đổ xuống hệ thống xích tải nguyên liệu chuyển tới gầu tải số 1 Từ gầu tải số 1 đổ lên hệ thống sàng lọc nguyên liệu thô (sàng lọc nguyên liệu có tác dụng tách các tạp chất bụi, cùi ngô, vật thể to ) Hệ thống hút bụi sẽ thu các bụi tinh, bụi nhẹ bay lơ lửng trong sàng lọc và tại vị trí cửa nạp liệu và giữ lại bên trong túi vải Hệ thống điều khiển cấp khí tự động được cài đặt sẵn liên tục thổi khí vào trong lòng túi vải, bụi bám trên thành túi vải sẽ rơi vào hệ thống xích cùng với nguyên liệu vào chỗ silo.

+ Nguyên liệu dạng lỏng (rỉ mật, mỡ cá): nhập về dự án được kiểm tra ngoại quan, sau đó chuyển bơm trực tiếp từ xe bồn vào bồn chứa Chờ cấp cho công đoạn trộn tinh.

+ Các nguyên liệu cần nghiền khác đạt yêu cầu được chuyển về khu vực kho chứa sau đó theo hệ thống gầu tải đổ lên hệ thống sàng lọc nguyên liệu thô (sàng lọc nguyên liệu có tác dụng tách các tạp chất bụi, vật thể to ), sau đó dẫn vào bin chờ.

Hệ thống hút bụi sẽ thu các bụi tinh, bụi nhẹ bay lơ lửng trong sàng lọc và tại vị trí cửa nạp liệu và giữ lại bên trong túi vải Hệ thống điều khiển cấp khí tự động được cài đặt sẵn liên tục thổi khí vào trong lòng túi vải, bụi bám trên thành túi vải sẽ rơi vào hệ thống xích cùng với nguyên liệu vào bin chứa.

+ Các nguyên liệu không qua nghiền (cám gạo, cám mì,bột xương,…) đạt yêu cầu được chuyển về khu vực kho chứa sau đó theo hệ thống gầu tải đổ vào các bin chờ Hệ thống hút bụi sẽ thu các bụi tinh, bụi nhẹ bay lơ lửng trong quá trình tải gầu(tại thân gầu tải) và giữ lại bên trong túi vải Hệ thống điều khiển cấp khí tự động được cài đặt sẵn liên tục thổi khí vào trong lòng túi vải, bụi bám trên thành túi vải sẽ rơi vào hệ thống gầu cùng với nguyên liệu vào bin chứa.

Tất cả các nguyên liệu dự án sử dụng đều được chuyển lên các bin chờ, silo và bồn chứa.

Dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm có tất cả 03 cửa nạp liệu: 02 cửa nạp liệu thô và 01 cửa nạp liệu bột Hệ thống hút bụi sẽ thu các bụi tinh, bụi nhẹ bay lơ lửng trong sàng lọc và tại vị trí cửa nạp liệu và giữ lại bên trong túi vải Hệ thống điều khiển cấp khí tự động được cài đặt sẵn liên tục thổi khí vào trong lòng túi vải, bụi bám trên thành túi vải sẽ rơi vào hệ thống xích cùng với nguyên liệu vào bin chứa.

Dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, dự án sử dụng tất cả 07 dây chuyền gầu tải Trên thân mỗi gầu tải được lắp đặt 01 thiết bị lọc bụi túi vải Hệ thống hút bụi sẽ thu các bụi tinh, bụi nhẹ bay lơ lửng trong quá trình tải gầu và giữ lại bên trong túi vải Hệ thống điều khiển cấp khí tự động được cài đặt sẵn liên tục thổi khí vào trong lòng túi vải, bụi bám trên thành túi vải sẽ rơi vào hệ thống gầu cùng với nguyên liệu vào bin chứa.

- Nghiền nguyên liệu: Nguyên liệu ở bin chờ nghiền được xả xuống máy nghiền, tại đây các nguyên liệu sẽ được nghiền mịn theo tiêu chuẩn sản xuất Sau đó theo hệ thống vít tải, các nguyên liệu sau đã nghiền mịn sẽ được đưa lên chứa trên các bin chứa nguyên liệu sau nghiền.

Trong dây chuyền sản xuất thức ăn giá súc, gia cầm, Dự án sử dụng 02 máy nghiền, mỗi máy được lắp đồng bộ thiết bị lọc bụi túi vải Hệ thống hút bụi sẽ thu các bụi tinh, bụi nhẹ bay lơ lửng trong quá trình nghiền và giữ lại bên trong túi vải Hệ thống điều khiển cấp khí tự động được cài đặt sẵn liên tục thổi khí vào trong lòng túi vải, bụi bám trên thành túi vải sẽ rơi trở lại vào bin chứa sau nghiền.

- Cân nguyên liệu sau nghiền: Nguyên liệu đã nghiền được chạy qua cân tự động để cân xác định khối lượng phục vụ công đoạn trộn tinh.

Nguyên liệu không qua nghiền như: Cám gạo, cám mì, bột xương, từ các bin chứa được chạy trực tiếp qua cân tự động để cân xác định khối lượng phục vụ công đoạn trộn tinh.

- Nguyên liệu dạng lỏng (rỉ mật, mỡ cá): nhập về dự án được kiểm tra ngoại quan, sau đó chuyển bơm trực tiếp từ xe bồn vào bồn chứa Chờ cấp cho công đoạn trộn tinh.

Nguyên liệu đã nghiền; nguyên liệu không qua nghiền sau khi được cân định lượng sẽ được chuyển vào hệ thống máy trộn Ngoài ra, công đoạn này cũng được bổ sung thêm các thành phần: Vitamin, khoáng, dầu, nguyên liệu cung cấp đạm Công đoạn trộn được thực hiện theo lệnh đã được lập trình sẵn

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

a Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho năm hoạt động ổn định

Hiện tại, dự án đã đưa cả 2 mục tiêu sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và sản xuất thức ăn chăn nuôi cho thủy sản đi vào hoạt động Nên nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu phục vụ quá trình sản xuất của dự án được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 1.3: Bảng nhu cầu nguyên, nhiên liệu chính phục vụ QTSX của dự án

TT Tên nguyên liệu Đơn vị Lượng sử dụng Nguồn cung cấp

A Nguyên liệu phục vụ mục tiêu sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

1 Ngô ép đùn Tấn/năm 2,439.2 Việt Nam

2 Ngô hạt Tấn/năm 82,625.6 Việt Nam/Nhập khẩu

3 Đậu ép đùn Tấn/năm 3,284.7 Việt Nam

4 DDGS- Bột bã ngô Tấn/năm 8,000.0 Nhập khẩu

5 Khô cải đắng Tấn/năm 250.0 Nhập khẩu

6 Khô cọ Tấn/năm 6,903.9 Nhập khẩu

7 Khô đậu Tấn/năm 21,395.5 Nhập khẩu

8 Khô đậu tương lên men Tấn/năm 200.0 Việt Nam/Nhập khẩu

9 Khô dừa Tấn/năm 100.0 Nhập khẩu

10 Cám gạo Tấn/năm 13,378.5 Việt Nam/Nhập khẩu

11 Cám gạo trích ly Tấn/năm 8,500.0 Nhập khẩu

12 Cám mỳ Tấn/năm 5,071.4 Việt Nam/Nhập khẩu

13 Cám ngô Tấn/năm 1,000.0 Nhập khẩu

14 Hạt đậu tương Tấn/năm 4,075.0 Nhập khẩu

15 Hạt lúa mỳ Tấn/năm 14,254.7 Nhập khẩu

16 Bột cá 65% Tấn/năm 73.5 Việt Nam

17 Bột cá 55% Tấn/năm 126.4 Việt Nam

18 Bột thịt xương Tấn/năm 69.1 Nhập khẩu

19 Bột đá mịn Tấn/năm 400.0 Việt Nam

20 Bột đá thô Tấn/năm 100.0 Việt Nam

21 Sắn lát Tấn/năm 1,163.3 Việt Nam

22 Mỡ cá Tấn/năm 891.5 Việt Nam/Nhập khẩu

23 Rỉ mật Tấn/năm 1,635.9 Việt Nam

24 Whey Permeat Tấn/năm 160.0 Nhập khẩu

25 Bentonine Tấn/năm 1,542.2 Việt Nam

26 Muối sấy Tấn/năm 150.0 Việt Nam

1 Whey Permeat Tấn/năm 160.0 Nhập khẩu

2 Natri bicacbonat- NaHCO 3 Tấn/năm 117.6 Việt Nam

(CAHP04) Tấn/năm 207.7 Việt Nam/Nhập khẩu

4 Đồng sunphat -CUSO 4 Tấn/năm 23.9 Việt Nam/Nhập khẩu

5 Chất bổ sung sắt hữu cơ-Availa

Fe Tấn/năm 7.4 Việt Nam/Nhập khẩu

6 Kẽm ôxít- ZnO Tấn/năm 3.7 Việt Nam/Nhập khẩu

7 Sắt sunphat -FeSO 4 Tấn/năm 51.5 Nhập khẩu

8 Magie Sulphate-MgSO 4 Tấn/năm 9.2 Nhập khẩu

9 Choline Tấn/năm 101.1 Nhập khẩu

10 Lysine Tấn/năm 683.8 Nhập khẩu

11 Methionine Tấn/năm 312.5 Nhập khẩu

12 Trytophan 98% Tấn/năm 16.5 Nhập khẩu

13 Threonine Tấn/năm 178.3 Nhập khẩu

14 Phytase Hi ronozyme Tấn/năm 3.7 Nhập khẩu

15 Chống oxy hóa Tấn/năm 22.1 Nhập khẩu

16 Lipimate Tấn/năm 3.7 Nhập khẩu

17 Sunny binder Tấn/năm 7.4 Nhập khẩu

18 Tartazin Tấn/năm 9.2 Nhập khẩu

19 Sắc tố vàng -Yellow 2% Tấn/năm 40.0 Nhập khẩu

20 Sắc tố đỏ- Red 10% Tấn/năm 9.2 Nhập khẩu

21 Haiquynol Tấn/năm 6.0 Nhập khẩu

22 Premix broiler Tấn/năm 158.1 Việt Nam/Nhập khẩu

23 Premix layer Tấn/năm 58.8 Việt Nam/Nhập khẩu

24 Premix Grower Tấn/năm 108.4 Việt Nam/Nhập khẩu

25 Hương cá 401 Tấn/năm 1.8 Nhập khẩu

26 Hương sữa Tấn/năm 19.0 Nhập khẩu

27 Biotin 2% Tấn/năm 3.0 Nhập khẩu

28 Sodium Butyrate Tấn/năm 3.7 Nhập khẩu

29 Siêu vị ngọt tố Tấn/năm 11.0 Nhập khẩu

30 Meat boost Tấn/năm 6.0 Nhập khẩu

31 Availa Mn 80 Tấn/năm 1.8 Nhập khẩu

32 Enzyme tiêu hóa Tấn/năm 1.8 Nhập khẩu

33 Crom 0.4% Tấn/năm 3.7 Nhập khẩu

34 Zympex 006 Tấn/năm 31.2 Nhập khẩu

35 Phytase 5000 Tấn/năm 3.7 Nhập khẩu

36 Biomet Zn 15% Tấn/năm 6.0 Nhập khẩu

37 Natri butyrate Tấn/năm 8.0 Nhập khẩu

38 Bio acid (Acid hữu cơ ) Tấn/năm 11.0 Nhập khẩu

Tổng cộng (I+II) Tấn/năm 180,002

B Nguyên liệu phục vụ mục tiêu sản xuất thức ăn cho thủy sản

2 Bột cá sấy 55% Tấn/năm 60.0 Việt Nam

3 Bột đá mịn Tấn/năm 100.0 Việt Nam

4 Bột mỳ công nghiệp Tấn/năm 800.8 Việt Nam

5 Bột thịt xương Tấn/năm 150.0 Nhập khẩu

6 Cám gạo Tấn/năm 670.0 Việt Nam/Nhập khẩu

7 Cám gạo chiết ly Tấn/năm 1,000.0 Nhập khẩu

8 Cám mỳ Tấn/năm 1,710.0 Việt Nam/Nhập khẩu

17 Hạt lúa mỳ Tấn/năm 6,120.0 Nhập khẩu

18 Khô cải đắng Tấn/năm 270.0 Nhập khẩu

19 Khô cọ Tấn/năm 3,890.0 Nhập khẩu

20 Khô đậu Tấn/năm 8,099.9 Nhập khẩu

24 Mỡ cá Tấn/năm 200.0 Việt Nam/Nhập khẩu

25 Muối sấy Tấn/năm 10.0 Việt Nam

26 Ngô hạt Tấn/năm 2,190.0 Việt Nam/Nhập khẩu

27 Sắn lát Tấn/năm 410.0 Việt Nam

16 DDGS- Bột bã ngô Tấn/năm 3,448.9 Nhập khẩu

17 Dầu cá hồi Tấn/năm 30.0 Việt Nam

18 Dầu cọ Tấn/năm 220.0 Việt Nam/Nhập khẩu

19 Đậu ép đùn Tấn/năm 70.0 Việt Nam/Nhập khẩu

20 Dầu gan mực Tấn/năm 20.0 Việt Nam/Nhập khẩu

(CAHP04) Tấn/năm 25.0 Việt Nam/Nhập khẩu

1 Choline Tấn/năm 30.0 Nhập khẩu

2 Chống oxy hóa Tấn/năm 20.0 Nhập khẩu

3 Methionine Tấn/năm 30.0 Nhập khẩu

4 Mix – Trouvit Fish 0.5% Tấn/năm 96.0 Nhập khẩu

5 Mix – Trouvit Tilapia 0.5% Tấn/năm 60.0 Nhập khẩu

6 Hương cá Tấn/năm 0.2 Nhập khẩu

7 Methionine Tấn/năm 120.0 Nhập khẩu

8 Chống oxy hóa Tấn/năm 110.0 Nhập khẩu

9 Lysine Tấn/năm 40.0 Nhập khẩu

Tổng cộng (I+II) Tấn/năm 30,000.8

III Nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho lò hơi

IV Nhu cầu sử dụng cho máy phát điện dự phòng

1 Dầu DO Lít/năm 1,000 Việt Nam

(Nguồn: Dự án cung cấp) b Nhu cầu về điện, nước của dự án

* Nhu cầu về điện: Điện được sử dụng cho hoạt động của máy móc thiết bị tham gia quá trình sản xuất, hoạt động chiếu sáng, hoạt động văn phòng, sinh hoạt của cán bộ công nhân như: quạt mát, điều hòa… Theo hóa đơn sử dụng điện tháng 03/2023 của dự án thì tổng lượng điện sử dụng vào khoảng 773.011 kWh/tháng.

Theo hóa đơn sử dụng nước tháng 07/2023 của dự án thì lượng nước dự án sử dụng vào khoảng 2145 m 3 /tháng tương đương 85,8 m 3 /ngày Trong đó:

+ Nước sử dụng cho sinh hoạt vào khoảng 8 m 3 /ngày;

+ Nước sử dụng cho lò hơi vào khoảng 10 m 3 /ngày;

+ Nước sử dụng cho HTXL bụi, khí thải lò hơi vào khoảng 0,3 m 3 /ngày;

+ Nước sử dụng cho các công đoạn sản xuất: trộn, ép đùn vào khoảng 62,5 m 3 / ngày;

+ Nước sử dụng cho tưới cây, rửa đường với lượng khoảng 5 m 3 /ngày;

+ Nước phục vụ cho công tác PCCC: Nước cấp cho công tác PCCC được dự trữ trong bể và chỉ sử dụng khi có hỏa hoạn

Nguồn điện và nước sử dụng cho quá trình hoạt động của dự án do KCN Yên Mỹ II cung cấp.

Nhu cầu sử dụng điện, nước được ước tính như bảng sau:

Bảng 1.4: Bảng tổng nhu cầu sử dụng điện và nước của dự án

STT Tên loại Đơn vị tính Số lượng

1 Điện sử dụng cho quá trình sản xuất và sinh hoạt Kwh/tháng 773.011

2 Nhu cầu sử dụng nước cho dự án m 3 /ngày 85,8

2.1 Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt của cán bộ công nhân viên m 3 /ngày 8

2.2 Nước dùng cho lò hơi m 3 /ngày 10

2.3 Nước sử dụng cho HTXL bụi, khí thải lò hơi m 3 /ngày 0,3

2.4 Nước sử dụng cho các công đoạn sản xuất: trộn, ép đùn m 3 /ngày 62,5

2.5 Nước sử dụng cho tưới cây, rửa đường m 3 /ngày 5

3 Nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy được dự trữ trong bể

Dự án sử dụng nước và thải bỏ nước thải theo chu kỳ khác nhau, do đó tính toán lượng nước cấp và nước thải trung bình trên ngày sử dụng ta có sơ đồ cân bằng nước trong giai đoạn hoạt động ổn định của dự án như sau:

Hình 1.4 Sơ đồ cân bằng sử dụng nước của dự án c Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất của dự án

Nhu cầu sử dụng nước của dự án: 22,1 m 3 /ngày

Nước sử dụng cho sinh hoạt:

Nước sử dụng cho tưới cây, rửa đường:

Nước sử dụng cho PCCC: Dự trữ trong bể chứa và chỉ sử dụng khi có hỏa hoạn Thải:

Nước sử dụng cho HTXL bụi, khí thải lò hơi:

Nước dùng cho lò hơi:

Nước sử dụng cho các công đoạn sản xuất: trộn, ép đùn:

Dự án đã đầu tư các loại máy móc, thiết bị sau Danh mục các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của dự án được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 1.5: Bảng danh mục máy móc thiết bị phục vụ quá trình hoạt động

TT Tên thiết bị Xuất xứ Đơn vị

A DANH MỤC MÁY MÓC PHỤC VỤ MỤC TIÊU SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA SÚC, GIA CẦM

I Hệ thống thiết bị chính

1 Cửa nạp liệu lắp đặt đồng bộ thiết bị lọc bụi túi vải Việt nam Bộ 04 04 2021 Đang hoạt động tốt

2 Máy đập sắn công suất 15 tấn/ h Việt nam Bộ 01 01 2021

3 Xích tải nạp liệu bột 45 m 3 /h Việt nam Bộ 01 01 2021

4 Xích tải nạp liệu từ silo vào 60 m 3 /h Việt nam Bộ 01 01 2021

5 Xích tải nạp liệu thô 60 m 3 /h Việt nam Bộ 02 02 2021

6 Xích tải nạp liệu bột 45 m 3 /h Việt nam Bộ 01 01 2021

7 Hệ thống gầu tải lắp đặt đồng bộ thiết bị lọc bụi túi vải Việt nam Bộ 07 07 2021

8 Sàng lọc nguyên liệu thô Việt nam Bộ 02 02 2021

9 Nam châm lọc từ tính Việt nam Bộ 04 04 2021

10 Silo chứa nguyên liệu dạng thô

3500 m 3 /quả silo Việt nam Bộ 02 02 2021

11 Bin chứa liệu chờ nghiền 41m 3 Việt nam Bộ 01 01 2021

12 Cấp liệu máy nghiền Trung quốc Bộ 02 02 2021

13 Máy nghiền 25 tấn/ h lắp đặt đồng bộ thiết bị lọc bụi túi vải

14 Vít tải sau nghiền Việt nam Bộ 02 02 2021

15 Chia hướng nguyên liệu Việt nam Bộ 03 03 2021

16 Bin chứa liệu sau nghiền Việt nam Bộ 26 26 2021

17 Bin chứa liệu bột không qua nghiền Việt nam Bộ 06 06 2021

18 Trạm cân phối liệu Việt nam Bộ 03 03 2021

19 Thùng chứa liệu sau cân 4000kg Việt nam Bộ 01 01 2021

20 Cửa nạp vi lượng lắp đặt đồng bộ thiết bị lọc bụi túi vải Việt nam Bộ 01 01 2021

21 Máy trộn 4000kg Trung quốc

22 Hệ thống bơm chất lỏng buồng trộn

23 Vít tải sau trộn Việt nam Bộ 01 01 2021

24 Thùng chứa liệu chờ ép Việt nam Bộ 06 06 2021

25 Cấp liệu máy ép viên Trung quốc Bộ 03 03 2021

26 Trộn ẩm máy ép viên Trung quốc Bộ 06 06 2021

27 Buồng ủ lư liệu máy ép viên Trung quốc Bộ 06 06 2021

28 Máy ép viên công suất 12-15 tấn/ h

29 Buồng làm lạnh viên Việt nam Bộ 03 03 2021

30 Máy bẻ mảnh viên Trung quốc Bộ 02 02 2021

31 Quạt hút làm lạnh viên Việt nam Bộ 03 03 2021

32 Sàng phân loại sau ép viên Việt nam Bộ 03 03 2021

33 Bin chứa thành phẩm Việt nam Bộ 06 06 2021

34 Cân đóng bao Việt nam Bộ 03 03 2021

35 Băng tải cân ra bao Việt nam Bộ 03 03 2021

36 Máy khâu bao tự động Trung quốc Bộ 03 03 2021

37 Robot gắp bao tự động Đức Bộ 03 03 2021

II Hệ thống bồn chứa chất lỏng phục vụ sản xuất

1 Bồn chứa rỉ mật 30m 3 Việt Nam Bộ 02 02 2021 Đang hoạt động tốt

2 Bồn chứa mỡ cá 30m 3 Việt Nam Bộ 02 02 2021

B DANH MỤC MÁY MÓC PHỤC VỤ MỤC TIÊU SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO THỦY SẢN

1 Hệ thống gầu tải lắp đặt đồng bộ thiết bị lọc bụi túi vải Việt nam Bộ 01 01 2021 Đang hoạt động tốt

3 Máy nghiền mịn 16t/h lắp đặt đồng bộ thiết bị lọc bụi túi vải

4 Máy nghiền siêu mịn 8t/h lắp đặt đồng bộ thiết bị lọc bụi túi vải

5 Cân phối liệu Việt Nam Bộ 01 01 2020

7 Máy ép đùn 2 trục Trung

8 Máy ép đùn 1 trục Trung

13 Máy phun áo dầu chân không Trung

14 Cân đóng bao thành phẩm Trung

C DANH MỤC MÁY MÓC, THIẾT BỊ TRONG PHÒNG KIỂM NGHIỆM

1 Máy đo ẩm MB45 Mỹ Máy 01 01 2016 Đang hoạt động tốt

2 Máy đo ẩm MB90 Mỹ Máy 01 01 2019

D DANH MỤC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

1 Lò hơi (đốt than, mùn cưa, vỏ điều) (10 tấn hơi/giờ) Việt Nam Chiếc 01 01 2021 Đang hoạt động tốt

2 Máy nén khí trục vít chạy điện hiệu Airman Nhật Chiếc 02 02 2021

3 Máy sấy khí hiệu OMI Italy Chiếc 01 01 2021

4 Máy phát điện dự phòng 50KVA Việt Nam Chiếc 01 01 2021

Dự án có tất cả 02 silo dung tích 3500 m 3 /silo dùng để chứa các nguyên liệu dạng hạt (ngô, ) được bố trí ở bên ngoài khu vực xưởng sản xuất Ngoài ra, còn có hệ thống các bin chứa, bồn chứa tất cả các nguyên liệu của dự án được bố trí bên trong xưởng sản xuất: 01 bin chứa nghiên liệu chờ nghiền 41m 3 ; 32 bin chứa nghiên liệu sau nghiền và nguyên liệu bột không qua nghiền với tổng dung tích 1080m 3 ; 01 bồn chứa rỉ mật dung tích 30m 3 ; 01 bồn chứa mỡ cá dung tích 30m 3

Ngoài các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất, Dự án còn sử dụng các thiết bị văn phòng, phục vụ sinh hoạt của công nhân lao động như: máy tính, máy in,máy fax, điều hòa nhiệt độ… được mua mới tại Việt Nam.

Thông tin khác về dự án

1.5.1 Hiện trạng, quy mô các hạng mục công trình trên tổng diện tích đất thực hiện dự án

Hiện tại, dự án đã đi vào hoạt động và chủ dự án đã đầu tư xây dựng xong các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ, công trình bảo vệ môi trường để phục vụ quá trình sản xuất Cụ thể như sau:

Bảng 1.6: Bảng danh mục các hạng mục công trình phục vụ quá trình hoạt động của dự án

TT Hạng mục xây dựng Đơn vị Diện tích xây dựng

Số tầng Ghi chú sàn

II Công trình phụ trợ

2 Khu phụ trợ sản xuất m 2 672,5 672,5 01

7 Nhà bảo vệ, phòng cân m 2 29,79 29,79 01

III Công trình bảo vệ môi trường

Hệ thống cây xanh – đường gạch cỏ

(Phía trước nhà văn phòng 124m 2 ;

Khu silo 1: 250 m 2 ; Khu silo 2: 250 m 2 , Khu trạm bơm: 150; Hàng rào xung quanh dự án: 674m 2 ; Đường nội bộ bên trong khuôn viên:

2 Giao thông nội bộ m 2 2.622,86 Xây mới

3 Hệ thống thu gom và thoát nước mưa Hệ thống 01

Hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động thử nghiệm

4 Hệ thống thu gom và thoát nước thải Hệ thống 01

Hệ thống bể tự hoại xử lý sơ bộ

(Bể tại khu nhà văn phòng 5m 3 ;

Bể tại khu nhà xưởng 10m 3 ;

Bể tại khu nhà vệ sinh 5m 3 ;

Bể gần phòng chờ lái xe 10m 3 )

6 Khu xử lý nước thải sinh hoạt m 2 15 15

Hệ thống thiết bị xử lý bụi túi vải thu gom và xử lý bụi từ quá trình sản xuất

9 Hệ thống cyclone xử lý bụi từ công đoạn làm lạnh, ép đùn và sấy Hệ thống 08

10 Hệ thống thu gom và xử lý bụi, khí thải lò hơi Hệ thống 01

Thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố rò tràn dầu, cháy nổ

Thùng chứa Cát, xẻng, giẻ lau

12 Thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

+ Nhà xưởng sản xuất đã đầu tư xây dựng 01 tầng là nơi làm việc của bộ phận sản xuất Bên trong nhà xưởng được bố trí các dây chuyền máy móc, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất của dự án: máy đập sắn, sàng lọc thô, máy ép viên, máy trộn,

+ Văn phòng làm việc (03 tầng) có diện tích xây dựng 192 m 2 : Văn phòng làm việc là nơi làm việc của ban lãnh đạo, nhân viên văn phòng.

+ Nhà bảo vệ, phòng cân diện tích 29,79m 2 , 01 tầng, được bố trí cạnh cổng ra vào, được xây dựng bằng bê tông cốt thép, tường gạch.

+ Nhà để xe máy 01 tầng (157,5 m 2 ), được xây dựng bằng khung thép, có mái tôn, được bố trí gần cổng bảo vệ thuận tiện cho quá trình trông giữ và gửi xe.

1.5.2 Tiến độ thực hiện dự án

Tiến độ thực hiện dự án:

- Thực hiện thủ tục hành chính: Từ tháng 8/2020 đến tháng 01/2021;

- Xây dựng nhà xưởng, văn phòng và các công trình phụ trợ: Từ tháng 02/2021 đến tháng 06/2021;

- Lắp đặt máy móc, thiết bị và sản xuất thử: Từ tháng 07/2021 đến tháng 12/2021;

- Sản xuất chính thức: Tháng 01/2022.

Vốn đầu tư của dự án là vốn trong nước.

Tổng vốn đầu tư của dự án: 240.000.000.000 (Hai trăm bốn mươi tỷ) đồng. Trong đó, vốn góp để thực hiện dự án là: 60.000.000.000 (Sáu mươi tỷ) đồng, chiếm tỷ lệ 25% tổng vốn đầu tư.

Giá trị, tỷ lệ, phương thức, tiến độ góp vốn như sau: Chủ đầu tư cam kết góp đủ vốn góp trong vòng 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

1.5.4 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Nhu cầu nhân lực của của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1.7: Bảng nhu cầu lao động của Dự án

TT Bộ phận Đơn vị Số lượng

I Lao động gián tiếp người 10

1 Ban giám đốc/quản lý người 02

2 Các phòng chức năng người 28

II Lao động trực tiếp người 90

Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý điều hành dự án

Công ty đảm bảo người lao động làm việc 8 tiếng/ca, chế độ làm việc 3 ca Tuy nhiên, chế độ làm việc giữa các bộ phận có sự điều chỉnh khác biệt nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình hoạt động của dự án.

- Nhân viên quản lý sẽ làm việc theo giờ hành chính do đơn vị quy định.

- Đối với lao động làm việc tại xưởng Công ty sẽ xây dựng chế độ làm việc theo ca.

- Số ngày hoạt động trong năm: 300 ngày

Cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của Nhà máy được thể hiện trên hình dưới đây:

Theo khảo sát thì nguồn lao động phổ thông ở đây là rất lớn, vì vậy Chủ dự án dự kiến sẽ sử dụng công nhân trực tiếp sản xuất chủ yếu được lấy tại địa phương Dự án sẽ ưu tiên sử dụng lao động là người Hưng Yên Đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao, cán bộ quản lý hoặc các vị trí mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được,

Dự án sẽ tuyển dụng người nước ngoài, sau đó đào tạo dần cho lao động Việt Nam.

Ban Giám đốc, giám đốc nhà máy

Phòng Hành chính, Kế toán Quản đốc Phòng kỹ thuật Bộ phận sản xuất

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI

2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

- Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 13/4/2022 về việc Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì mục tiêu quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia:

+ Về mục tiêu tổng quát và tầm nhìn: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước.

+ Về mục tiêu cụ thể: Các tác động xấu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, các sự cố môi trường được chủ động phòng ngừa, kiểm soát; Các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách cơ bản được giải quyết, chất lượng môi trường từng bước được cải thiện, phục hồi; Tăng cường bảo vệ các di sản thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái; ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học; Góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

- Xác định công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo như: Quy hoạch quản lý chất thải rắn; Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường Trong giai đoạn 2021- 2025, để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, ngày 15/6/2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về Chương trình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 Trong đó việc quy hoạch, tiếp nhận các dự án đầu tư vào KCN là một trong những giải pháp đầu tư có hiệu quả phục vụ chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đảm bảo các yêu cầu về môi trường.

Dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật của Công ty

Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật được thực hiện tại Đường D1, KCN Yên

Mỹ II, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên với tổng diện tích đất sử dụng là 20.000 m 2

KCN Yên Mỹ II đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Yên Mỹ II” và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2866/QĐ-BTNMT ngày 14 tháng

Với lĩnh vực thu hút đầu tư của KCN Yên Mỹ II là: Sản xuất, lắp ráp điện, điện tử, cơ khí; Sản xuất chế tạo cơ khí, chế tạo máy móc thiết bị; Sản xuất hàng tiêu dùng; KCN đã đánh giá chi tiết tác động cũng như đưa ra các biện pháp bố trí, quy hoạch hợp lý các ngành nghề hoạt động trong KCN Do đó mục tiêu sản xuất của dự án là xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản là hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực thu hút của KCN Yên Mỹ II.

2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường:

Nguồn tiếp nhận trực tiếp khí thải, nước thải của dự án là môi trường không khí khu vực xung quanh KCN Yên Mỹ II và hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN Yên Mỹ II

+ Đối với môi trường không khí: Chất lượng môi trường không khí trong KCN và xung quanh KCN, các thông số nằm trong tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép

+ Chất lượng nước thải của KCN cho thấy các thông số nằm trong tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

Chất lượng nước mặt tại kênh tiêu Ba Xã cách cửa xả phía thượng lưu 50m và kênh tiêu Ba Xã cách cửa xả phía hạ lưu 50m, có kết quả một số thông số như: COD vượt 4 lần, NH4 + vượt 24 lần, TSS vượt 5 lần, so với cột B1 của QCVN 08-MT:2015/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Nguyên nhân là do kênh tiêu Ba Xã là nơi tiếp nhận nước thải từ nhiều nguồn: nước thải của khu dân cư, nước thải từ một số Doanh nghiệp ngoài KCN….

- Đánh giá khả năng tiếp nhận, xử lý nước thải của KCN Yên Mỹ II đối với nước thải phát sinh từ dự án:

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Nước mưa trên mái nhà được thu gom vào hệ thống máng thu bố trí quanh mái nhà xưởng sau đó được theo hệ thống đường ống PVC D150 dẫn về hệ thống đường ống thoát nước mưa chảy tràn. Đối với nước mưa chảy tràn trên bề mặt sân đường đã được thu gom vào các hố thu gom bố trí dọc tuyến đường nội bộ của dự án Trên các hố thu gom bố trí song chắn rác để loại bỏ các loại rác có kích thước lớn từ sân đường có thể cuốn vào hệ thống thoát nước mưa chảy tràn.

Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng ngầm bằng hệ thống đường ống bê tông cốt thép dự ứng lực đường kính D300, D400 và D600 Trên hệ thống có 47 hố ga để lắng cặn, bụi, chất rắn trước khi thoát vào hệ thống thoát nước mưa của KCN Phố Nối A qua 01 điểm đấu nối nước mưa chảy tràn nằm trên đường D1 Điểm đấu nối nước mưa đều được vận hành theo phương thức tự chảy.

Tọa độ điểm đấu nối nước mưa của dự án theo tọa độ (VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 múi chiếu 3’) là: (X:2308430; Y:555922).

Chiều dài hệ thống thu gom và thoát nước mưa của dự án như sau:

STT Kết cấu đường ống Chiều dài (m)

I Đường ống gom nước mưa sân đường

II Đường ống gom nước mưa trên mái (ống PVC D150) 450

Hình 3.1 Hình ảnh hệ thống thu gom và thoát nước mưa của dự án

Nước mưa phát sinh từ khu vực sân đường Đường ống bê tông cốt thép dự ứng lực D300, D400, D600 và

47 hố ga lắng cặn nước mưa

Nước mưa trên mái nhà Đường ống PVC D150

Hình 3.2 Sơ đồ phương án thoát nước mưa của dự án

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải

* Hệ thống thu gom và thoát nước thải sinh hoạt

Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt được xây dựng ngầm bằng hệ thống đường ống HDPE D50 và HDPE D200 đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt từ các bể tự hoại, khu vực rửa tay về Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của dự án để xử lý đạt Tiêu chuẩn KCN Yên Mỹ II Sau đó mới đấu nối vào HTXLNT tập trung của KCN Yên Mỹ II qua 01 điểm đấu nối nước thải nằm trên đường D1

Tọa độ 01 điểm đấu nối nước thải của dự án theo tọa độ (VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 múi chiếu 3’) là: Điểm đấu nối nước thải (X:2308415; Y:555870).

Chiều dài từng tuyến thu gom thu gom và thoát nước thải sinh hoạt của dự án như sau:

STT Tuyến thu gom Kết cấu đường ống Chiều dài (m)

1 Đường ống gom NTSH từ điểm phát sinh đến

2 Đường ống thoát nước thải từ HTXL NTSH đến điểm đấu nối với KCN HDPE D200 90

NTSH phát sinh Đường ống HDPE D50

Hệ thống xử lý nước thải của dự án Đường ống HDPE D200

Hệ thống thu gom, XLNT tập trung của KCN

Hệ thống thu gom và thoát nước mặt của KCN

Hình 3.3 Sơ đồ thoát thu gom và thoát nước thải của dự án

* Các bể tự hoại xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực nhà bếp được thu gom dẫn về 01 bể tách mỡ để xử lý sơ bộ trước khi dẫn vào HTXLNT tập trung của dự án.

- Bể tự hoại xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt Để giảm thiểu tác động của nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực nhà vệ sinh tại khu nhà văn phòng, nhà xưởng, phụ trợ sản xuất, phòng chờ lái xe thì chủ dự án đã xây dựng 04 bể tự hoại để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt Kích thước và vị trí lắp đặt của bể tự hoại như sau:

Bảng 3.1 Bảng danh mục vị trí các bể tự hoại, bể tách mỡ của dự án

STT Tên bể Số lượng

(bể) Kích thước Vị trí xây dựng

1 Bể tách mỡ 01 3500 x 2000 x 2000 = 14 m 3 Gần HTXL NTSH tập trung

2 Bể tự hoại số 1 01 3900 x 2400 x 2170 = 20,3 m 3 Khu nhà phụ trợ sản xuất

3 Bể tự hoại số 2 01 3900 x 2400 x 2170 = 20,3 m 3 Khu nhà xưởng

4 Bể tự hoại số 3 01 2900 x 1900 x 2170 = 12 m 3 Khu nhà văn phòng

5 Bể tự hoại số 4 01 6000 x 1200 x 2170 = 15,6 m 3 Khu phòng chờ lái xe

Hình 3.4 Bể tự hoại xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt của dự án

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực văn phòng, nhà phòng chờ lái xe, khu nhà vệ sinh, khu nhà xưởng được thu gom dẫn về các hố thu để xử lý sơ bộ qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Ngăn 1 (Điều hòa, lắng, phân hủy sinh học)

Nước thải sinh hoạt phát sinh ra được hệ thống đường ống thu gom nước thải

Ngăn 1 Ngăn 2 Ngăn 3 thu gom lại bể phốt Đầu tiên nước thải được chuyển vào ngăn 1 của bể, ngăn 1 thực hiện việc điều hòa nồng độ các chất trong nước thải, lắng các chất cặn xuống đáy ngăn đồng thời dưới tác động của vi sinh vật yếm khí, quá trình phân hủy được diễn ra, nồng độ các chất ô nhiễm: BOD, COD, N, P… được giảm đi đáng kể.

Giai đoạn 2: Ngăn 2 (Lắng, phân hủy sinh học)

Nước thải sau khi được xử lý một phần tại ngăn 1 được chuyển qua ngăn 2 Tại đây các chất cặn được lắng xuống, các chất ô nhiễm tiếp tục được hệ vi sinh vật yếm khí phân hủy tiếp Tiếp theo nước thải được chuyển sang ngăn 3.

Nước thải sau khi được lắng và xử lý yếm khí tại 2 ngăn 1 và ngăn 2 được chuyển sang ngăn 3 để lắng Tại đây các cặn chất còn lại trong nước thải được lắng xuống đáy bể, còn nước trong được theo hệ thống đường ống dẫn về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của dự án.

* Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: Đơn vị thiết kế - thi công: Công ty TNHH Công nghệ Thịnh Phát Hưng Yên Đơn vị giám sát: Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật

Hiện tại, chủ dự án đã đầu tư 01 HTXL NTSH công suất 10 m 3 /ngày bằng công nghệ sinh học Nước sau khi được xử lý đạt Tiêu chuẩn của KCN Yên Mỹ II sẽ được đấu nối vào Hệ thống thu gom và xử lý nước thải của KCN Yên Mỹ II

Hình 3.5 Hình ảnh HTXLNT tập trung của dự án

Nước thải nhà bếp sau bể tách dầu

Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại Nước rửa tay chân thải

Bể thiếu khí (Bể Anoxic)

Bể hiếu khí (Bể sinh học)

Hút bùn thuê xử lý

Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý NTSH tập trung của dự án

Thuyết minh hệ thống xử lý:

Nước thải nhà bếp sau bể tách dầu, nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại, nước rửa tay thải được thu gom dẫn bề hố ga thu gom

Hố thu: là nơi tập trung, thu gom nước thải sau khi qua bể tự hoại và nước thải sau khi qua bể tách dầu về một điểm để chuyển lượng nước thải này lên hệ thống xử lý chính.

Tại hố thu được bố trí lắp đặt song chắn rác dạng thô nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn lẫn trong nước thải giúp các thiết bị và các quá trình xử lý phía sau không bị ảnh hưởng bởi rác thải.

Bể điều hòa: Do đặc tính về lưu lượng xả nước là khác nhau vào mỗi thời điểm trong ngày Tình trạng lượng nước thải xả ra cục bộ vào những giờ cao điểm như vậy nếu không có bể điều hòa sẽ dẫn đến tính trạng tràn ứ khi các bơm không chạy kịp, đồng thời các quá trình xử lý sinh học phía sau bể điều hòa sẽ không đủ thời gian xử lý và lượng hóa chất cấp không đủ để xử lý hết các chất ô nhiễm trong nước thải Vậy nên bể điều hòa đóng vai trò là nơi lưu trữ, phân phối và ổn định lưu lượng, nồng độ chất các ô nhiểm của nước thải ở mọi thời điểm là như nhau.

Sau bể điều hòa về mặt tính chất nước thải không có sự thay đổi đáng kể; tuy nhiên, qua bước xử lý này đã giúp điều chỉnh được lưu lượng nước thải lên hệ thống xử lý chính một cách ổn định hơn, đảm bảo được hệ thống hoạt động ổn định.

Bể thiếu khí (Bể Anoxic):

Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải

3.2.1 Hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi

+ Đơn vị thiết kế - thi công: Công ty TNHH Thuận An

+ Đơn vị giám sát: Công ty cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật

Hình ảnh hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi của dự án:

Hình 3.7 Hình ảnh hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi

Sơ đồ công nghệ hệ thống được trình bày chi tiết như sau:

Bụi và khí thải lò hơiQuạt hút, đường ống thu gomThiết bị hâm nóng

Hình 3.8 Sơ đồ công nghệ xử lý bụi, khí thải lò hơi

Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình đốt than cấp nhiệt cho lò hơi sẽ được hệ thống quạt hút hút lại theo đường ống thu gom dẫn về bộ hâm nước nóng Nhằm mục đích nâng cao nhiệt độ nước cấp vào lò hơi, giúp tiết kiệm nhiên liệu đốt lò, giảm nhiệt độ khói thải của lò hơi sau khi đi qua bộ hâm nước Giúp cho các thiết bị xử lý khói thải phía sau bộ hâm nước làm việc hiệu quả hơn Sau khi qua bể hâm nước, bụi khí thải sẽ được dẫn tiếp vào thiết bị xử lý bụi cylone chùm lọc bụi Bộ lõi lọc của thiết bị này bằng gốm nung, dòng khí thải chứa bụi sẽ chuyển động theo dạng xoắn ốc, va chạm với thành của bộ lõi lọc bụi và rơi xuống đáy thiết bị lọc theo trọng lực. Lượng bụi lắng này sẽ được thu gom dẫn về khu lưu giữ chất thải của dự án.

Dòng khí sau khi qua thiết bị lọc bụi được dẫn tiếp vào hệ thống tháp hấp thụ bằng dung dịch hấp thụ Ca(OH)2 để tiếp tục loại bỏ lượng bụi còn sót lại và khí độc trong khí thải.

Tại tháp hấp thụ, khí thải được đẩy vào tháp từ phía trên xuống, đồng thời dung dịch hấp thu cũng được bơm từ trên đỉnh tháp tạo giàn phun mưa Khí thải tiếp xúc với dung dịch Ca(OH)2 sẽ được dung dịch Ca(OH)2 hấp thụ lại và chảy xuống dưới đáy tháp Kéo theo dòng khí thải về bể hấp thụ phía dưới chân tháp

Tại bể hấp thụ, sẽ xảy ra phản ứng hấp thụ giữa dung dịch Ca(OH)2 bên trong bể và khí thải Cặn lắng phát sinh sẽ được lắng xuống đáy bể, không khí sạch sẽ được thoát ra ngoài qua ống khói. Định kỳ 1 lần/tuần chủ dự án sẽ tiến hành bổ sung dung dịch Ca(OH)2 vào bể hấp thụ để đảm bảo hiệu quả xử lý.

Thuê xử lý Bùn cặn

Bể chứa dung dịch hấp thụ

Khí sạch thải ra môi trường qua ống khói

Dung dịch hấp thụ tuần hoàn Định kỳ 03 tháng/lần dự án sẽ thải bỏ phần cặn bẩn dưới đáy tháp với lượng thải bỏ vào khoảng 900 kg/lần.

Theo tính toán của đơn vị cung cấp hệ thống thì hiệu quả xử lý bụi sau thiết bị lọc bụi cyclone là 85-92%, hiệu quả xử lý bụi sau tháp dập bụi bằng nước là 92-98%

Theo kết quả quan trắc môi trường định kỳ năm 2022 tại đầu ra HTXL bụi, khí thải lò hơi của dự án thì nồng độ các thông số đo đạc và phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT (Cột B, Kp=1; Kv=1).

Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật của HTXL bụi, khí thải lò hơi

STT Tên Thông số kỹ thuật Số lượng

1 Quạt hút + Vật liệu thép chống gỉ,

2 Thiết bị lọc bụi Cylone

+ Vật liệu: Lõi lọc bên trong là gốm nung, vỏ bên ngoài là thép không gỉ.

+ Công suất: 90.000 m 3 /h + Kích thước thiết bị: Kích thước dài x rộng x cao: 2,263 x 0,65 x 5,17m

+ Vật liệu: SUS 304x3mm + Kích thước: Hình trụ cao 5,04m, đường kính ống thoát hơi khói 1756mm

+ Vật liệu: thép không gỉ + Chiều cao: 14m, đường kính 950mm

5 Bể chứa dung dịch hấp thụ + Kích thước 4,5x2,7x2,7m 01

* Chế độ vận hành hệ thống: Vận hành tự động, liên tục

Hệ thống được cài đặt chế độ tự động hoạt động mặc định Các thiết bị được thiết kế để hoạt động hoàn toàn tự động, liên tục với nhau và phù hợp với chu trình xử lý của tháp.

+ Trạng thái của nút dừng khẩn cấp trên Panel điều khiển phải ở chế độ bình thường;

+ Các cầu chì, attomat cho nguồn điều khiển sẵn sàng đáp ứng vận hành;

+ Các đảm bảo an toàn khác được quy định của nhà máy;

+ Kiểm tra quạt bao gồm dây curoa và các bulong cố định;

+ Kiểm tra bơm nước có bị kẹt và tắc nghẽn không Kiểm tra hoạt động của van phao điện;

+ Kiểm tra các van khóa của hệ thống, van phao cấp bù nước có hoạt động bình thường không?

+ Kiểm tra bồn dung dịch và tổng thể hệ thống.

3.2.2 Hệ thống xử lý bụi phát sinh từ khu vực nạp liệu, gầu tải liệu (Khí thải sau xử lý được thải luôn vào môi trường không khí bên trong nhà xưởng): Đơn vị lắp đặt: Công ty TNHH CT&KD máy công nông nghiệp Hà An Đơn vị giám sát: Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật Để giảm thiểu tác động của lượng bụi phát sinh từ khu vực nạp liệu, gầu tải liệu cũng như thu hồi lại lượng bụi nguyên liệu có khả năng phát tán ra ngoài môi trường không khí, thì tại các vị trí: 03 vị trí nạp liệu (cửa nạp thô 1, cửa nạp thô 2, cửa nạp bột); 01 vị trí nạp vi lượng trong dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và 08 vị trí trên thân gầu tải liệu (07 gầu trong dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; 01 gầu tải trong dây chuyền sản xuất thức ăn cho thủy sản), dự án đã bố trí các thiết bị lọc bụi túi vải theo sơ đồ sau:

Hình 3.9 Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý bụi phát sinh từ quá trình nạp liệu, tải liệu

Bụi phát sinh từ tại 03 cửa nạp liệu, 01 cửa nạp vi lượng, 08 gầu tải liệu trong

03 Hệ thống chụp hút, quạt hút

03 Thiết bị lọc bụi túi vải Khí sạch ra môi trường nhà xưởng

Bụi phát sinh từ các gầu tải liệu

(Sx thức ăn gia sức, gia cầm)

07 Hệ thống chụp hút, quạt hút

07 Thiết bị lọc bụi túi vải Khí sạch ra môi trường nhà xưởng

Bụi phát sinh từ quá trình nạp vi lượng

01 Hệ thống chụp hút, quạt hút

01 Thiết bị lọc bụi túi vải Khí sạch ra môi trường nhà xưởng

Bụi phát sinh từ các gầu tải liệu

(Sx thức ăn thủy sản)

01 Hệ thống chụp hút, quạt hút

01 Thiết bị lọc bụi túi vải Khí sạch ra môi trường nhà xưởng

Bụi phát sinh từ quá trình nạp liệu

1 cửa nạp bột) quy trình sản xuất thức ăn gia súc gia cầm sẽ được quạt hút của thiết bị lọc bụi túi vải hút lại rồi chuyển qua thiết bị lọc bụi túi vải Tại thiết bị lọc bụi túi vải, bụi có trong khí thải được giữ lại trên thành túi lọc (túi lọc được làm bằng vật liệu polyester), khí sạch sẽ qua túi lọc và thoát ra môi trường nhà xưởng.

Hệ thống điều khiển cấp khí tự động được cài đặt sẵn liên tục thổi khí vào trong lòng túi vải, bụi bám trên thành túi vải sẽ rơi vào hệ thống xích cùng với nguyên liệu đi vào bin chứa.

3.2.3 Hệ thống xử lý bụi phát sinh từ quá trình nghiền (Khí thải sau xử lý được thải luôn vào môi trường không khí bên trong nhà xưởng): Đơn vị lắp đặt: Công ty TNHH CT&KD máy công nông nghiệp Hà An Đơn vị giám sát: Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật giảm thiểu tác động của bụi phát sinh từ quá trình nghiền thì dự án sử dụng máy nghiền kín và các máy nghiền được lắp đặt đồng bộ với hệ thống thu gom và xử lý bụi phát sinh từ quá trình nghiền theo sơ đồ sau:

Hình 3.10 Sơ đồ hệ thống thu gom và xử lý bụi phát sinh từ quá trình nghiền

Bụi phát sinh từ quá trình nghiền

(Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm)

02 Hệ thống chụp hút, quạt hút 02 Thiết bị lọc bụi túi vải Khí sạch ra môi trường nhà xưởng

Bụi phát sinh từ quá trình nghiền mịn (Sản xuất thức ăn thủy sản)

01 Hệ thống chụp hút, quạt hút 01 Thiết bị lọc bụi túi vải Khí sạch ra môi trường nhà xưởng

Bụi phát sinh từ quá trình nghiền siêu mịn (Sản xuất thức ăn thủy sản)

02 Hệ thống chụp hút, quạt hút 02 thiết bị

Khí sạch ra môi trường nhà xưởng

02 Thiết bị lọc bụi túi vải

- Bụi phát sinh từ quá trình nghiền trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc gia cầm và quá trình nghiền mịn trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản sẽ được quạt hút của thiết bị lọc bụi túi vải hút lại rồi chuyển qua thiết bị lọc bụi túi vải Tại thiết bị lọc bụi túi vải, bụi có trong khí thải được giữ lại trên thành túi lọc (túi lọc được làm bằng vật liệu polyester), khí sạch sẽ qua túi lọc và thoát ra môi trường nhà xưởng.

- Còn lượng bụi phát sinh từ công đoạn nghiền siêu mịn trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản sẽ được quạt hút của thiết bị tách bụi Cyclone, dòng khí chứa bụi sẽ chuyển động theo dạng xoắn ốc, va chạm với thành của Cyclone và rơi xuống đáy thiết bị theo trọng lực Lượng bụi lắng này sẽ được dẫn trực tiếp về bin chứa sau nghiền Dòng khí sau khi qua thiết bị Cyclone sẽ được dẫn tiếp qua thiết bị lọc bụi túi vải Tại thiết bị lọc bụi túi vải, lượng bụi còn lại trong khí thải được giữ lại trên thành túi lọc (túi lọc được làm bằng vật liệu polyester), khí sạch sẽ qua túi lọc và thoát ra môi trường nhà xưởng.

Hệ thống điều khiển cấp khí tự động được cài đặt sẵn liên tục thổi khí vào trong lòng túi vải, bụi bám trên thành túi vải sẽ rơi vào hệ thống xích cùng với nguyên liệu đi vào bin chứa.

3.2.4 05 Hệ thống Cyclone xử lý nhiệt dư, bụi phát sinh từ quá trình làm lạnh trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc gia cầm và QTSX thức ăn thủy sản (Khí thải sau xử lý được thải ra ngoài môi trường qua ống thoát khí): Đơn vị lắp đặt: Công ty TNHH CT&KD máy công nông nghiệp Hà An Đơn vị giám sát: Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật Để giảm thiểu tác động của lượng nhiệt dư, bụi phát sinh từ công đoạn làm lạnh trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và sản xuất thức ăn thủy sản thì chủ dự án sẽ lắp đặt hệ thống 05 Cyclone thu gom và xử lý tại các vị trí: 03 hệ thống tại 03 khu làm lạnh trong sản xuất thức ăn gia súc gia cầm; 02 hệ thống tại 02 khu làm lạnh trong sản xuất thức ăn thủy sản Cụ thể như sau:

Nhiệt dư, bụi phát sinh từ công đoạn làm lạnh (SX thức ăn gia súc gia cầm)

03 Hệ thống chụp hút, quạt hút

Cylone Không khí sạch bụi ra ngoài qua ống thoát khí

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Theo chứng từ chuyển giao chất thải và thực tế hoạt động của dự án thì khối lượng các chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất phát sinh được thể hiện chi tiết như sau:

Bảng 3.8 Bảng khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh tại dự án

TT Chất thải Đơn vị Số lượng Phương án thu gom, xử lý

I Chất thải rắn sinh hoạt

1 Rác thải sinh hoạt Kg/năm 15.000 +/ Công ty đã ký hợp đồng với đơn vị thu gom xử lý có đủ chức năng.

+/ Hàng ngày công nhân vệ sinh sẽ vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong khuôn viên dự án về khu lưu giữ CTSH

Bùn thải từ hệ thống bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung

II Chất thải rắn sản xuất

1 Giấy, bao, thùng carton phát sinh từ khu vực văn phòng Kg/năm 180 +/ Công ty đã ký hợp đồng với đơn vị thu gom xử lý có đủ chức

2 Bao gói nguyên liệu, sản phẩm Kg/năm 21.000 năng.

+/ Sau mỗi ca làm việc công nhân sẽ vận chuyển toàn bộ lượng chất thải rắn sản xuất do bộ phận mình phát sinh về khu lưu giữ chất thải thông thường

3 Sản phẩm lỗi (Tái sử dụng làm nguyên liệu) Kg/năm 7.200

4 Sản phẩm rơi vãi (Tái sử dụng làm nguyên liệu) Kg/năm 500

5 Đất, đá, tập chất từ quá trình sàng nguyên liệu Kg/năm 1200

6 Sản phẩm bảo quản lâu bị mốc, hỏng không còn sử dụng được Kg/năm 100

7 Nguyên liệu bị hỏng, mốc do bảo quản lâu, không còn sử dụng được Kg/năm 220

8 Xỉ, tro thải Kg/năm 87.000

9 Bùn thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi Kg/năm 900

Tất cả chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án được thu gom, phân loại, chứa trong các thùng chứa rác chuyên dụng sau đó được vận chuyển về khu lưu trữ chất thải chung của nhà máy có diện tích 110m 2 để lưu trữ tạm thời (dài x rộng 13,22 x 8,353 m), được bố trí cạnh khu vực tháp silo số 2.

Nhà kho chứa nguyên liệu lò hơi và tro thải diện tích 162m 2 , được xây cao 3m thưng tôn cao lên mái 7m

Khu lưu giữ này được xây bằng tường gạch cao 3m thưng tôn cao lên mái 8m, chia làm 02 ngăn chính trong đó 01 ngănđể lưu giữ chất thải rắn thông thường (diện tích 65,5 m 2 ), còn 01 ngăn còn lại được dùng để lưu giữ chất thải nguy hại (diện tích 44,5 m 2 ) Bên ngoài khu lưu giữ chất thải được gắn các biển cảnh báo khu lưu giữ chất thải theo đúng quy định Nền khu lưu giữ cao hơn nền đường nội bộ nên không bị nước mưa chảy tràn vào.

Trong khuôn viên dự án Công ty cũng bố trí thêm 07 thùng nhựa HDPE dung tích 120 lít/thùng để tiện cho việc thu gom chất thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên dự án Hàng ngày công nhân vệ sinh sẽ thu gom rác từ 07 thùng chứa này chuyển về vị trí lưu giữ chất thải sinh hoạt trong khu lưu giữ chất thải của dự án.

Toàn bộ lượng chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường tại khu lưu giữ chất thải được chủ dự án ký hợp đồng với Công ty TNHH phát triển hạ tầng KCN Hòa Phát Hưng Yên đến thu gom, vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Theo chứng từ chuyển giao chất thải nguy hại và thực tế hoạt động của dự án thì khối lượng các chất thải nguy hại phát sinh được thể hiện chi tiết như sau:

Bảng 3.9 Bảng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại dự án

TT Chất thải Đơn vị Lượng thải giai đoạn ổn định Phân loại

1 Bóng đèn huỳnh quang hỏng Kg/năm 5 Chất thải nguy hại

2 Giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ Kg/năm 850 Chất thải nguy hại

3 Dầu mỡ thải Kg/năm 600 Chất thải nguy hại

4 Mực in, hộp đựng mực in từ khu vực văn phòng Kg/năm 15 Chất thải nguy hại

5 Thùng đựng dầu mỡ thải Kg/năm 500

Tất cả chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án được thu gom, phân loại, chứa trong các thùng chứa rác chuyên dụng sau đó được vận chuyển về khu lưu trữ chất thải nguy hại có diện tích 44,5 m 2 bên trong khu lưu giữ chất thải chung của nhà máy có diện tích 110 m 2

Khu lưu giữ CTNH được xây bằng tường gạch, có cửa, có mái che ngăn cách với xung quanh, bên ngoài khu lưu giữ chất thải được gắn các biển cảnh báo theo đúng quy định Nền khu lưu giữ cao hơn nền đường nội bộ nên không bị nước mưa chảy tràn vào.

Bên trong khu lưu giữ chất thải nguy hại được phân lô, gắn biển quy định từng vị trí để của từng loại chất thải Dự án bố trí thùng nhựa dung tích 150 kg/thùng để chứa chất thải nguy hại

Toàn bộ lượng chất thải nguy hại tại khu lưu giữ CTNH được chủ dự án ký hợp đồng với Công ty Cổ phần môi trường công nghệ cao Hòa Bình định kỳ đến thu gom, vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định.

Hiện tại, chủ dự án đã đầu tư xây dựng 01 khu lưu giữ chất thải rắn tạm thời để lưu giữ toàn bộ chất thải phát sinh tại dự án Hình ảnh khu lưu giữ chất thải như sau:

Hình 3.17 Hình ảnh khu lưu giữ chất thải thông thường, CTNH của dự án

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có)

- Nguồn phát sinh: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các công đoạn trong quy trình sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thức ăn cho thủy sản và từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án.

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung: Giới hạn tiếng ồn, độ rung phát sinh từ quá trình sản xuất và vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án được trình bày như sau:

Bảng 3.10: Bảng giá trị giới hạn cho phép của tiếng ồn và độ rung

STT Thông số ô nhiễm đặc trưng

Tiếng ồn phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sản phẩm

+ Tất cả các xe vận tải và các thiết bị thi công cơ giới phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng Kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động

+ Trồng cây xanh trong khuôn viên dự án

Tiếng ồn phát sinh từ quy trình sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm

+ Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị để hạn chế phát sinh tiếng ồn + Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho cán bộ công nhân viên

+ Lắp đế cao su ở chân máy 3

Tiếng ồn phát sinh từ quy trình sản xuất thức ăn cho thủy sản

5 Độ rung phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sản phẩm

+ Tất cả các xe vận tải và các thiết bị thi công cơ giới phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng Kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động

+ Trồng cây xanh trong khuôn viên dự án

6 Độ rung phát sinh từ quy trình sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm

+ Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị (máy dập) để hạn chế phát sinh rung động

+ Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho cán bộ công nhân viên

+ Lắp đế cao su ở chân máy để hạn chế độ rung.

7 Độ rung phát sinh từ quy trình sản xuất thức ăn cho thủy sản

- - - 0,03 + Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị (máy dập) để hạn chế phát sinh rung động

+ Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho cán bộ công nhân viên

+ Lắp đế cao su ở chân máy để hạn chế độ rung.

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành

* Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố xảy ra đối với hệ thống xử lý khí thải từ bể điều tiết:

Khi sự cố xảy ra đối với hệ thống xử lý bụi và khí thải lò hơi thì chủ dự án sẽ cho dừng ngay hoạt động của lò hơi sau đó nhanh chóng tiến hành tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố Khi đã tìm hiểu được nguyên thì nhanh chóng sửa chữa, thay thế các thiết bị… Sau khi sự cố đã được khắc phục xong thì mới tiếp tục cho vận hành lại lò hơi. Để đảm bảo hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi không gặp phải sự cố phát sinh bụi, khói đen tại các thời điểm nhóm lò, tắt lò hay bổ sung nhiên liệu thì chủ dự án chỉ sử dụng nhiên liệu đã liệt kê trong báo cáo (than, mùn cưa, vỏ điều) cho thời điểm nhóm lò và trong suốt quá trình hoạt động của lò, vận hành lò hơi theo đúng quy trình mà nhà sản xuất cung cấp Trường hợp công nhân đã vận hành lò theo đúng quy trình mà vẫn phát sinh bụi, khói đen thì chủ dự án sẽ cho dừng ngay hoạt động của lò hơi, nhanh chóng tiến hành tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố Khi đã tìm hiểu được nguyên thì nhanh chóng sửa chữa, thay thế các thiết bị… Sau khi sự cố đã được khắc phục xong thì mới tiếp tục cho vận hành lại lò hơi.

* Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố xảy ra đối với hệ thống xử lý bụi phát sinh từ quá trình sản xuất:

Khi dự án đi vào hoạt động, các sự cố xảy ra đối với hệ thống thu gom và xử lý bụi phát sinh từ quá trình sản xuất, dẫn đến lượng bụi phát sinh không được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, thải ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cán bộ công nhân viên Công ty Đồng thời gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực sản xuất Để phòng ngừa và ứng phó với các sự cố có thể xảy ra đối với hệ thống thì chủ dự án sẽ lựa chọn kỹ lưỡng các thiết bị do các nhà cung ứng có uy tín và đảm bảo chất lượng, định kỳ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống và thay thế các thiết bị của hỏng… Khi sự cố xảy ra, dự án cho dừng ngay dây chuyền sản xuất để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục Khi đã khắc phục xong sự cố mới tiến hành cho dây chuyền hoạt động lại bình thường.

* Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với sự cố xảy ra đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung và HTXL NTSH: Để phòng ngừa, ứng phó với các sự cố có thể xảy ra đối với hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ hoạt động thử nghiệm thì chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu sau:

+ Đường ống cấp, thoát nước phải có đường cách ly an toàn.

+ Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất.

+ Không có bất kỳ các công trình xây dựng trên đường ống dẫn nước.

+ Thường xuyên theo dõi hoạt động của bể xử lý nước thải sinh hoạt; bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.

+ Định kỳ tiến hành hút hầm cầu với bể tự hoại và hút bùn cặn tại bể xử lý nước thải

Trong quá trình vận hành hệ thống có thể do lỗi vận hành của công nhân dẫn đến đầu ra của hệ thống xử lý không đạt Công ty sẽ kết hợp với các đơn vị có chuyên môn, chức năng trong việc đào tạo, hướng dẫn công nhân vận hành và giải quyết các hậu quả do sự cố xảy ra.

Trường hợp hệ thống dừng hoạt động vài ngày, công ty cảnh báo, yêu cầu tập thể cán bộ công nhân viên Công ty hạn chế tối đa việc phát sinh nước thải Nước thải sẽ được lưu chứa trong hố ga và các bể điều hòa Dung tích thiết kế của hố thu là 4,5m 3 Dung tích thiết kế của bể điều hòa là 6,6m 3 Trong khi tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại dự án chỉ là 8m 3 /ngày Khi hệ thống đã giải quyết xong sự cố, lượng nước thải trong bể điều hòa sẽ được bơm sang bể thiếu khí để tiến hành xử lý như bình thường, nước thải sau khi xử lý đạt Tiêu chuẩn của KCN Yên Mỹ II sẽ được đấu nối và hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.

Trong trường hợp sự cố xảy ra đối với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chưa được khắc phục ngay và bể điều hòa chứa nước thải đầy thì chủ dự án cam kết cho dừng hoạt động sản xuất của dự án để không làm phát sinh thêm nước thải sinh hoạt. Khi nào khắc phục xong sự cố xảy ra đối với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thì mới cho vận hành lại quá trình sản xuất.

* Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố rò rỉ dầu mỡ, hóa chất: Để phòng ngừa và ứng phó với sự cố rò rỉ dầu mỡ, hóa chất xảy ra thì dự án tiến hành:

- Thực hiện quy trình vận chuyển theo đúng quy định, đảm bảo không để dầu mỡ, hóa chất rò rỉ ra ngoài môi trường;

- Khi vận chuyển nguyên liệu dầu mỡ, hóa chất về đến nhà máy, tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng xem nguyên liệu có bị rò rỉ hay không, nếu bị rò rỉ cần xử lý ngay;

- Xây dựng kho chứa và bảo quản nguyên liệu dầu mỡ, hóa chất trong khu vực nhà xưởng đảm bảo cách ly với các khu vực theo đúng quy định của pháp luật, lắp đặt và trang bị các thiết bị PCCC cho kho hóa chất, dầu mỡ;

- Tổ chức các khóa tập huấn về phòng ngừa, ứng phó với sự cố rò rỉ dầu mỡ, hóa chất cho cán bộ nhân viên trong nhà máy Đây là biện pháp quan trọng nhất trong quá trình thao tác của người công nhân, yêu cầu tối thiểu cho người công nhân phải hiểu các thao tác nghiệp vụ trước khi vận hành thiết bị cơ giới và làm việc với hóa chất Với các nhân viên sử dụng thiết bị cơ giới để vận chuyển hóa chất từ trên xe xuống kho đều đã được đào tạo nghiệp vụ.

- Tổ chức các buổi diễn tập về phòng ngừa và ứng phó với sự cố rò rỉ dầu mỡ, hóa chất cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy;

- Khi có sự cố rò rỉ dầu mỡ, hóa chất xảy ra cần báo ngay cho cơ quan chức năng để tiến hành khắc phục và xử lý kịp thời Bố trí đầy đủ thiết bị ứng phó sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất, tại những khu vực có khả năng xảy ra sự cố.

- Cung cấp đầy đủ trang thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động như: mặt nạ phòng độc, kính an toàn, quần áo, găng tay, giày ủng…

Nguồn lực để tiến hành phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra tại giai đoạn hoạt động của dự án là toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, Công ty sẽ tiến hành lập và phân công nhiệm vụ cho một đội ngũ công nhân viên chuyên thực hiện việc phòng ngừa và ứng phó khi có sự cố môi trường xảy ra. Đồng thời công ty cũng sẽ tiến hành trang bị các thiết bị phòng ngừa và ứng phó với các sự cố có thể xảy ra như: Lắp đạt hệ thống cứu hỏa, trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên, trang bị các thiết bị sơ cấp cứu…

* Các biện pháp phòng chống cháy nổ

Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có)

Bảng 3.12 Bảng các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM

STT Tên công trình bảo vệ môi trường

Phương án đề xuất trong báo cáo ĐTM

Phương án điều chỉnh, thay đổi đã thực hiện

Quyết định phê duyệt điều chỉnh của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM (nếu có)

Nguyên liệu sử dụng cho lò hơi

- Đầu tư lắp đặt 01 lò hơi đốt than công suất 10 tấn hơi/giờ

- Đầu tư lắp đặt 01 lò hơi đốt than, mùn cưa, vỏ điều; công suất 10 tấn hơi/giờ

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Đầu tư 01 HTXL NTSH theo quy trình sau:

Nước thải sinh hoạt phát sinh -> Hố ga thu gom -> Bể điều hoà -> Bể thiếu khí -> Bể hiếu khí -> Bể lắng -> Bể khử trùng 1 -> Tháp lọc nước 1 -> Tháp lọc nước 2 -> Bể khử trùng 2 -> Nước thải vào HTXLNT của KCN Đầu tư 01 HTXL NTSH theo quy trình sau:

Nước thải sinh hoạt phát sinh -> Hố ga thu gom -> Bể điều hoà -> Bể thiếu khí -> Bể hiếu khí -> Bể lắng (2 ngăn) ->

Tháp lọc nước 1 -> Tháp lọc nước 2 ->

Bơm hoá chất khử trùng trên đường ống -> Nước thải vào HTXLNT của KCN

3 Chương trình giám sát môi trường

- Giám sát khí thải: 10 điểm:

+ KT1: Tại đầu ra hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi;

+ KT2: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT3: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT4: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 3 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT5: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT6: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT7: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT8: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 2 trong

- Giám sát khí thải: 09 điểm

+ Do dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II, Nghị định 08:2022/NĐ-CP, và tổng lưu lượng tối đa của tất cả các HTXL bụi, khí thải của dự án > 50.000 m 3 /giờ, nên theo Phụ lục XXIX, Nghị định 08:2022/NĐ-CP thì dự án phải tiến hành quan trắc bụi, khí thải định kỳ với tần suất 6 tháng/lần.

+ KT1: Tại đầu ra hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi;

+ KT2: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT3: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT4: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 3 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT5: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT9: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy ép đùn số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT10: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy ép đùn số

2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần

- Giám sát Nước thải: 01 điểm

+ NT1: Tại hố ga thu gom nước thải của dự án trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải của KCN.

+ NT1: Lưu lượng, pH, BOD 5 , COD, TSS, Mn, Fe, tổng dầu mỡ khoáng, sunfua, amoni, tổng N, tổng P, clo dư, coliform.

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần sản

+ KT6: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT7: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT8: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT9: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy ép đùn số 1 và số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ Do dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II, Nghị định 08:2022/NĐ-CP, và tổng lưu lượng NTSH phát sinh tại dự án < 500 m 3 /ngày, nên theo Phụ lục XXVIII, Nghị định 08:2022/NĐ-CP thì dự án không phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục và định kỳ.

Tuy nhiên theo Quy định của hạ tầng KCN, dự án sẽ thực hiện giám sát 01 mẫu nước thải NT1: Tại hố ga đấu nối với hệ thống thu gom của KCN, tần suất 12 tháng/lần.

+ NT1: Lưu lượng, pH, BOD 5 , COD, TSS, Mn, Fe, tổng dầu mỡ khoáng, sunfua, amoni, tổng N, tổng P, clo dư, coliform.

* Nguyên liệu sử dụng lò hơi:

Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, dự án sẽ lắp đặt 01 lò hơi đốt than công suất 10 tấn hơi/giờ Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, dự án tiến hành mua hơi củaCông ty TNHH Thuận An Theo đó, Công ty TNHH Thuận An đã lắp đặt 01 lò hơi đốt than, mùn cưa, vỏ điều công suất 10 tấn hơi/giờ và 01 HTXL bụi khí thải lò hơi có công nghệ xử lý giống với công nghệ xử lý đã được phê duyệt trong ĐTM cho dự án.

Theo kết quả quan trắc định kỳ của dự án cho thấy nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải sau hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi đều thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT Cột B, Cmax, (Kp=0,9; Kv=1).

Nội dung thay đổi này chưa đến mức dự án phải thực hiện lập lại báo cáo đánh giá tác động động môi trường.

* Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, dự án sẽ tiến hành đầu tư 01 HTXLNT công suất 10m 3 /ngày theo quy trình sau: Nước thải sinh hoạt phát sinh -> Hố ga thu gom -> Bể điều hoà -> Bể thiếu khí -> Bể hiếu khí -> Bể lắng -> Bể khử trùng 1 -> Tháp lọc nước 1 -> Tháp lọc nước 2 -> Bể khử trùng 2 -> Nước thải vào HTXLNT của KCN

Tuy nhiên khi tiến hành triển khai thực hiện, chủ dự án đã nhận được sự tư vấn của đơn vị lắp đặt hệ thống thì chủ dự án đã đầu tư 01 HTXLNT công suất 10m 3 /ngày theo quy trình sau: Nước thải sinh hoạt phát sinh -> Hố ga thu gom -> Bể điều hoà ->

Bể thiếu khí -> Bể hiếu khí -> Bể lắng (2 ngăn) -> Tháp lọc nước 1 -> Tháp lọc nước

2 -> Bơm hoá chất khử trùng trên đường ống -> Nước thải vào HTXLNT của KCN.

Việc bơm trực tiếp hoá chất khử trùng trên đường ống dẫn nước thải ra HTXLNT tập trung không ảnh hưởng đến chất lượng xử lý nước thải của hệ thống.

Theo kết quả quan trắc định kỳ của dự án cho thấy nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải sau hệ thống xử lý đều thấp hơn giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn của KCN Yên Mỹ II.

Nội dung thay đổi này chưa đến mức dự án phải thực hiện lập lại báo cáo đánh giá tác động động môi trường.

Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, dự án sẽ tiến hành giám sát môi trường khí thải tại 10 điểm và giám sát môi trường nước thải tại 01 điểm:

+ KT1: Tại đầu ra hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi;

+ KT2: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT3: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT4: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 3 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT5: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT6: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT7: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT8: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT9: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy ép đùn số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT10: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy ép đùn số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ NT1: Tại hố ga thu gom nước thải của dự án trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải của KCN.

Với thông số giám sát:

+ KT1: Lưu lượng, bụi, CO, NOx, SO2.

+ KT2-KT10: Lưu lượng, bụi.

+ NT1: Lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, Mn, Fe, tổng dầu mỡ khoáng, sunfua, amoni, tổng N, tổng P, clo dư, coliform.

Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

Tuy nhiên, ngày 10/01/2022, Nghị định 08:2022/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thay thế Nghị định 40:2019/NĐ-CP Theo Phụ lục II, Nghị định 08:2022/NĐ-CP, dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, và tổng lưu lượng tối đa của các Hệ thống xử lý bụi, khí thải của dự án > 50.000 m 3 /giờ, nên theo Phụ lục XXIX, Nghị định 08:2022/NĐ-

CP thì dự án chỉ phải thực hiện quan trắc bụi, khí thải định kỳ 6 tháng/lần.

Và thực tế, dự án lắp đặt 01 Hệ thống Cyclone chung để xử lý nhiệt dư,bụi của 02 máy ép đùn số 1 và số 2 Nên chương trình quan trắc khí thải định kỳ của dự án như sau:

+ KT1: Tại đầu ra hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi;

+ KT2: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT3: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT4: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 3 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

+ KT5: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT6: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT7: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT8: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ KT9: Tại đầu ra hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy ép đùn số 1 và số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

+ NT1: Tại hố ga thu gom nước thải của dự án trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải của KCN.

Với thông số giám sát:

+ KT1: Lưu lượng, bụi, CO, NOx, SO2.

+ KT2-KT9: Lưu lượng, bụi.

Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.\

Ngoài ra, tổng lưu lượng NTSH phát sinh tại dự án < 500 m 3 /ngày, nên theo Phụ lục XXVIII, Nghị định 08:2022/NĐ-CP thì dự án không phải thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục và định kỳ Tuy nhiên theo Quy định của hạ tầng KCN, dự án sẽ thực hiện giám sát 01 mẫu nước thải NT1: Tại hố ga đấu nối với hệ thống thu gom của KCN.

+ Tần suất quan trắc 12 tháng/lần.

+ Thông số giám sát: + NT1: Lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, Mn, Fe, tổng dầu mỡ khoáng, sunfua, amoni, tổng N, tổng P, clo dư, coliform.

Vì vậy, nội dung thay đổi này chưa đến mức dự án phải thực hiện lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

- Nguồn phát sinh nước thải:

+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt

- Lưu lượng xả nước thải tối đa:

+ Nước thải sinh hoạt: 10 m 3 /ngày đêm

- Dòng nước thải: Dự án có 01 dòng nước thải: nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, sau đó được đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của KCN Yên Mỹ II qua 01 điểm đấu nối.

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Các chất ô nhiễm đặc trưng và giới hạn nồng độ các thông số ô nhiễm theo dòng nước thải được phép đấu nối vào Hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của KCN Yên Mỹ II được thể hiện chi tiết trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.1: Bảng các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải và giới hạn nồng độ đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải của KCN

STT Thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải Đơn vị Tiêu chuẩn của

8 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 5

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý đảm bảo tiêu chuẩn của KCN được đấu nối vào KCN qua 01 điểm đấu nối nước thải nằm trên đường D1 Tọa độ 01 điểm đấu nối nước thải của dự án theo tọa độ (VN 2000, kinh tuyến trục 105 0 múi chiếu 3’) là: Điểm đấu nối nước thải (X:2308415; Y:555870) theo phương thức tự chảy.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

- Nguồn phát sinh khí thải: 09 nguồn

Bảng 4.2: Bảng các nguồn phát sinh khí thải của dự án

Lưu lượng xả tối đa (m 3 /giờ)

Tọa dộ Tiêu chuẩn so sánh

Nguồn số 01: Khí thải sau hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi 90.000 X:2308468;

Liên tục, quạt hút cưỡng bức

Nguồn số 02: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

Liên tục, quạt hút cưỡng bức

Nguồn số 03: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

Liên tục, quạt hút cưỡng bức

Nguồn số 04: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 3 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

Liên tục, quạt hút cưỡng bức

Nguồn số 05: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

Liên tục, quạt hút cưỡng bức

6 Nguồn số 06: Khí thải 33.000 X:2308420; QCVN 19:2009/ Liên tục, quạt sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

Nguồn số 07: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

Liên tục, quạt hút cưỡng bức

Nguồn số 08: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

Liên tục, quạt hút cưỡng bức

Nguồn số 09: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy ép đùn số 1 và máy ép đùn số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

Liên tục, quạt hút cưỡng bức

Các chất ô nhiễm đặc trưng và giới hạn nồng độ các thông số ô nhiễm theo dòng khí thải được phép thải ra ngoài môi trường được thể hiện chi tiết trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.3: Bảng các thông số ô nhiễm đặc trưng trong khí thải và giới hạn cho phép theo Quy chuẩn

I Nguồn số 1: Khí thải sau hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi

TT Thông số ô nhiễm đặc trưng của khí thải Đơn vị QCVN 19:2009/ BTNMT cột B,

II Nguồn số 2: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

TT Thông số ô nhiễm đặc trưng của khí thải Đơn vị QCVN 19:2009/ BTNMT cột B,

III Nguồn số 3: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

TT Thông số ô nhiễm đặc trưng của khí thải Đơn vị QCVN 19:2009/ BTNMT cột B,

IV Nguồn số 4: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 3 trong quy trình sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm

TT Thông số ô nhiễm đặc trưng của khí thải Đơn vị QCVN 19:2009/ BTNMT cột B,

V Nguồn số 5: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

TT Thông số ô nhiễm đặc trưng của khí thải Đơn vị QCVN 19:2009/ BTNMT cột B,

VI Nguồn số 6: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi tại buồng làm lạnh số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

TT Thông số ô nhiễm đặc trưng của khí thải Đơn vị QCVN 19:2009/ BTNMT cột B,

VII Nguồn số 7: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 1 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

TT Thông số ô nhiễm đặc trưng của khí thải Đơn vị QCVN 19:2009/ BTNMT cột B,

VIII Nguồn số 8: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy sấy số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

TT Thông số ô nhiễm đặc trưng của khí thải Đơn vị QCVN 19:2009/ BTNMT cột B,

IX Nguồn số 9: Khí thải sau hệ thống cyclone xử lý nhiệt dư, bụi của máy ép đùn số 1 và máy ép đùn số 2 trong quy trình sản xuất thức ăn thủy sản

TT Thông số ô nhiễm đặc trưng của khí thải Đơn vị QCVN 19:2009/ BTNMT cột B,

- QCVN 19:2009/BTNMT cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

+ Kp=1: Hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với lưu lượng nguồn thải P ≤ 20.000 m 3 / h;

+ Kp=0,9: Hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với lưu lượng nguồn thải 20.000 < P ≤ 100.000 m 3 /h;

+ Kv=1: Hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt nhà máy.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn

- Nguồn phát sinh khí thải:

+ Nguồn số 01: Chất thải rắn sinh hoạt

+ Nguồn số 02: Chất thải rắn công nghiệp thông thường

+ Nguồn số 03: Chất thải rắn nguy hại

- Khối lượng, chủng loại chất thải rắn đề nghị cấp phép như sau:

Bảng 4.4: Bảng khối lượng, chủng loại chất thải sinh hoạt đề nghị cấp phép

STT Thành phần Đơn vị Lượng thải

1 Rác thải sinh hoạt Kg/năm 15.000

2 Bùn thải từ bể tự hoại xử lý sơ bộ NTSH Kg/năm 1.500

Bảng 4.5: Bảng khối lượng, chủng loại CTR CNTT đề nghị cấp phép

STT Thành phần Đơn vị Lượng thải

1 Giấy, bao, thùng carton phát sinh từ khu vực văn phòng Kg/năm 180

2 Bao gói nguyên liệu, sản phẩm Kg/năm 21.000

3 Sản phẩm lỗi (Tái sử dụng làm nguyên liệu) Kg/năm 7.200

4 Sản phẩm rơi vãi (Tái sử dụng làm nguyên liệu) Kg/năm 500

5 Đất, đá, tập chất từ quá trình sàng nguyên liệu Kg/năm 1200

6 Sản phẩm bảo quản lâu bị mốc, hỏng không còn sử dụng được Kg/năm 100

7 Nguyên liệu bị hỏng, mốc do bảo quản lâu, không còn sử dụng được Kg/năm 220

8 Xỉ, tro thải Kg/năm 87.000

9 Bùn thải từ hệ thống xử lý khí thải lò hơi Kg/năm 900

Bảng 4.6: Bảng khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại đề nghị cấp phép

STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại

Số lượng trung bình (Kg/năm)

1 Bóng đèn huỳnh quang hỏng Rắn 5 16 01 06

2 Giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ Rắn 850 18 02 01

4 Mực in, hộp đựng mực in từ khu vực văn phòng Lỏng 15 08 02 01

5 Thùng đựng dầu mỡ thải Rắn 500

- Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại.

Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ c hất thải rắn sinh hoạt :

+ Thiết bị lưu chứa: 07 thùng chứa bằng nhựa HDPE dung tích 120 lít/thùng bố trí trong khuôn viên dự án.

+ Khu vực lưu chứa: Xung quanh khuôn viên dự án.

Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ c hất thải rắn thông thường :

+ Thiết bị lưu chứa: các ballet gỗ và thùng bằng nhựa HDPE dung tích 120 lít/thùng.

+ Khu vực lưu chứa: diện tích 65,5 m 2 bên trong khu lưu giữ chất thải chung của nhà máy có diện tích 110 m 2 Khu lưu giữ này có cấu trúc tường gạch, có mái tôn, cửa ra vào Lớp nền bằng bê tông, đánh bóng xi măng chống thấm Nền khu lưu giữ được xây cao hơn nền đường nội bộ nên nước mưa không tràn được vào bên trong khu lưu giữ.

Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ c hất thải rắn nguy hại :

+ Thiết bị lưu chứa: thùng bằng nhựa HDPE dung tích 120 lít/thùng.

+ Khu vực lưu chứa: diện tích 44,5 m 2 bên trong khu lưu giữ chất thải chung của nhà máy có diện tích 110 m 2 Khu lưu giữ CTNH được xây bằng tường gạch, có cửa, có mái che ngăn cách với xung quanh, bên ngoài khu lưu giữ chất thải được gắn các biển cảnh báo theo đúng quy định Nền khu lưu giữ cao hơn nền đường nội bộ nên không bị nước mưa chảy tràn vào Bên trong khu lưu giữ chất thải nguy hại được phân lô, gắn biển quy định từng vị trí để của từng loại chất thải.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

- Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:

+ Nguồn số 01: Từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sản phẩm

+ Nguồn số 02: Từ hoạt động của dây chuyền máy móc của dây truyền sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm;

+ Nguồn số 03: Từ hoạt động của dây chuyền máy móc của dây truyền sản xuất thức ăn cho thủy sản;

- Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung:

+ Khu vực vận chuyển nguyên vật liệu sản phẩm

+ Tại dây truyền sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm

+ Tại dây truyền sản xuất thức ăn cho thủy sản

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn: Tiếng ồn, độ rung phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung, cụ thể như sau:

Bảng 4.7: Bảng giá trị giới hạn cho phép của tiếng ồn

Thời gian áp dụng trong ngày và mức tiếng ồn cho phép, dBA Ghi chú

Từ 6-21 giờ (dBA) Từ 21-6 giờ (dBA)

Bảng 4.8: Bảng giá trị giới hạn cho phép của độ rung

Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép, dB Ghi chú

- Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:

+ Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn: Lựa chọn các thiết bị tiên tiến, hiện đại, có độ ồn thấp; các thiết bị có cường độ âm lớn được trang bị bộ phận tiêu âm; trang bị cho công nhân thiết bị chống ồn khi làm việc tại các công đoạn có phát sinh tiếng ồn cao.

+ Công trình, biện pháp giảm thiểu độ rung: Lựa chọn các thiết bị tiên tiến,hiện đại, có độ rung thấp; lắp đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn; thường xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc.

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

Cuối năm 2021, dự án mới lắp đặt xong máy móc thiết bị, đưa dự án đi vào hoạt động Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước thải định kỳ tháng 12/2021 và năm 2022 của dự án như sau:

Bảng 5.1: Bảng kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải

TT Thông số đo kiểm Đơn vị

Tiêu chuẩn KCN Yên Mỹ II

3 Tổng chất rắn hòa tan

4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l KPH

Ngày đăng: 19/10/2023, 08:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tọa độ vị trí lô đất thực hiện dự án - Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật” của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật
Bảng 1.1. Tọa độ vị trí lô đất thực hiện dự án (Trang 7)
Hình 1.2. Sơ đồ dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm - Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật” của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật
Hình 1.2. Sơ đồ dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm (Trang 10)
Hình 1.3. Sơ đồ dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản - Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật” của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật
Hình 1.3. Sơ đồ dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản (Trang 15)
Bảng 1.3: Bảng nhu cầu nguyên, nhiên liệu chính phục vụ QTSX của dự án - Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật” của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật
Bảng 1.3 Bảng nhu cầu nguyên, nhiên liệu chính phục vụ QTSX của dự án (Trang 20)
Bảng 1.5: Bảng danh mục máy móc thiết bị phục vụ quá trình hoạt động - Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật” của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật
Bảng 1.5 Bảng danh mục máy móc thiết bị phục vụ quá trình hoạt động (Trang 24)
Bảng 1.6: Bảng danh mục các hạng mục công trình phục vụ quá trình hoạt động của dự án - Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật” của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật
Bảng 1.6 Bảng danh mục các hạng mục công trình phục vụ quá trình hoạt động của dự án (Trang 26)
Hình 3.1. Hình ảnh hệ thống thu gom và thoát nước mưa của dự án - Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật” của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật
Hình 3.1. Hình ảnh hệ thống thu gom và thoát nước mưa của dự án (Trang 34)
Hình 3.2. Sơ đồ phương án thoát nước mưa của dự án 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải - Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản Việt Nhật” của Công ty Cổ phần công nghệ dinh dưỡng Việt Nhật
Hình 3.2. Sơ đồ phương án thoát nước mưa của dự án 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải (Trang 35)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w