1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo ĐTM Dự án “Khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”

119 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo ĐTM Dự Án “Khai Thác Khoáng Sản Đất Làm Vật Liệu San Lấp Tại Khu Vực Vùng Đồi 1, Phường Thủy Phương, Thị Xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế”
Tác giả Công Ty TNHH Xây Dựng Mạnh Tiến Thắng
Trường học Trường Đại Học Khoa Học
Chuyên ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Dự án “Khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” là Dự án đầu tư mới, thuộc đối tượng phải thực hi

Trang 1

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ KÝ TỰ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1 Xuất xứ của dự án 1

1.1 Thông tin chung về Dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật 1

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 1

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2

2.1 Văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật 2

2.1.1 Các văn bản pháp luật 2

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 5

2.2 Văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án 6

2.3 Các nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập trong quá trình đánh giá tác động môi trường 6

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 6

4 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 9

CHƯƠNG 1 13

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13

1.1 Thông tin về Dự án 13

1.1.1 Tên Dự án 13

1.1.2 Chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với Chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của Chủ dự án; tiến độ thực hiện Dự án 13

1.1.3 Vị trí địa lý 13

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án 16

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 16

Trang 2

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng ii

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô của Dự án 16

1.1.6.1 Mục tiêu của Dự án 16

1.1.6.2 Loại hình, quy mô của Dự án 17

1.2 Các hạng mục công trình của Dự án 18

1.2.1 Các hạng mục công trình chính, phụ trợ của Dự án 18

1.3 Nhiên liệu sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án 18

1.3.1 Nhiên liệu sử dụng 18

1.3.2 Nguồn cung cấp điện, nước 19

1.3.3 Sản phẩm của Dự án 19

1.3.4 Máy móc, thiết bị 20

1.4 Biện pháp khai thác 20

1.4.1 Mở vỉa 20

1.4.2 Trình tự, hệ thống khai thác 20

1.4.3 Công tác vận chuyển 22

1.4.4 Bãi thải 22

1.4.5 Tháo khô mỏ 22

1.5 Tiến độ, vốn đầu tư; tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 22

1.5.1 Tiến độ thực hiện dự án 22

1.5.2 Vốn đầu tư 22

1.5.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 23

1.5.3.1 Cơ cấu bố trí lao động 23

1.5.3.2 Chế độ làm việc 23

CHƯƠNG 2 24

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 24

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 24

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 24

2.1.1.1 Điều kiện về địa hình 24

2.1.1.1 Điều kiện về địa chất 24

2.1.1.3 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 29

2.1.1.4 Điều kiện thủy văn 32

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Dự án 32

Trang 3

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng iii

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế 32

2.1.2.2 Điều kiện xã hội 33

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 33

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 33

2.2.1.1 Dữ liệu hiện trạng môi trường 33

2.2.1.2 Hiện trạng các thành phần môi trường 33

2.2.2 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 39

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện Dự án 39

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 40

CHƯƠNG 3 41

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 41

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn khai thác 41

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 41

3.1.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động của hoạt động mở vỉa, xây dựng cơ bản 41

3.1.1.2 Đánh giá, dự báo các tác động của hoạt động khai thác 48

3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 63

3.1.2.1 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn mở vỉa, xây dựng cơ bản 63

3.1.2.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn khai thác 65

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn đóng cửa mỏ 74

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 74

3.2.1.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 74

3.2.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 75

3.2.1.3 Rủi ro, sự cố 75

3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 75

3.2.2.1 Các tác động liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải 75

Trang 4

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng iv

3.2.2.2 Rủi ro, sự cố 76

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 76

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 76

3.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành công trình bảo vệ môi trường 77

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 77

3.4.1 Sự phù hợp của các phương pháp sử dụng trong báo cáo 77

3.4.2 Về độ tin cậy của các đánh giá 78

CHƯƠNG 4 81

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 81

4.1 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản 81

4.1.1 Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường 81

4.2 Nội dung cải tạo phục hồi môi trường 82

4.2.1 Thiết kế, tính toán khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi 82

4.2.1.1 San gạt đất 82

4.2.1.2 Trồng cây 82

4.2.1.3 Tháo dỡ trạm xịt rửa xe tự động, kho CTNH và trạm cân 82

4.2.1.4 Duy tu bảo dưỡng tuyến đường vận chuyển 83

4.2.2 Thiết kế, tính toán khối lượng công việc để cải tạo phục hồi môi trường đáp ứng mục tiêu đã đề ra, phù hợp với điều kiện thực tế 83

4.2.3 Tổng hợp nhu cầu thiết bị máy móc, nhân công phục vụ cải tạo, phục hồi môi trường 85

4.3 Kế hoạch thực hiện 85

4.3.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo phục hồi môi trường 85

4.3.1.1 Nội dung chương trình quản lý 85

4.3.1.2 Tổ chức quản lý 86

4.3.2 Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch giám sát chất lượng công trình 86

4.3.2.1 Tiến độ thực hiện cải tạo phục hồi môi trường 86

4.3.2.2 Kế hoạch giám sát chất lượng công trình 87

4.3.3 Kế hoạch tổ chức giám định các công trình để kiểm tra xác nhận hoàn thành các nội dung của Phương án cải tạo phục hồi môi trường 87

4.3.4 Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường 88

4.4 Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 88

Trang 5

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng v

4.4.1 Dự toán chi phí cải tạo phục hồi môi trường 88

4.4.1.1 Dự toán đơn giá san gạt đất 88

4.4.1.2 Dự toán đơn giá tháo dỡ trạm xịt rửa xe tự động, kho CTNH 88

4.4.1.3 Dự toán đơn giá trồng cây keo lai 91

4.4.2 Dự toán tổng chi phí phục hồi môi trường (M) 95

4.4.3 Tính toán khoảng tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ 98

4.4.3.1 Hình thức ký quỹ 98

4.4.3.2 Số tiền ký quỹ (A) 98

4.4.3.3 Phương thức và thời điểm ký quỹ 98

4.4.3 Đơn vị nhận ký quỹ 98

CHƯƠNG 5 99

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 99

5.1 Chương trình quản lý môi trường 99

5.2 Chương trình giám sát môi trường 105

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 107

1 Kết luận 107

2 Kiến nghị 107

3 Cam kết 107

TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 6

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ KÝ TỰ VIẾT TẮT

- BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa 5 ngày (Biochemical Oxygen Demand)

- BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

- BVMT : Bảo vệ môi trường

- COD : Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

- CTNH : Chất thải nguy hại

- CTR : Chất thải rắn

- CTRXD : Chất thải rắn xây dựng

- DO : Hàm lượng Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

- ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

- HĐND : Hội đồng nhân dân

- TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

- TCXDVN : Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam

- TSS : Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)

- UBND : Ủy ban nhân dân

- USEPA : Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (United States Environmental Protection Agency)

- WHO : Tổ chức Y Tế thế giới (World Health Organization)

Trang 7

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Danh sách những người tham gia thực hiện 7

Bảng 2 Phương pháp đo đạc các thông số chất lượng không khí 10

Bảng 3 Các phương pháp đo đạc phân tích chất lượng nước mặt 10

Bảng 4 Phương pháp đo đạc các thông số tiếng ồn, độ rung, vi khí hậu 11

Bảng 5 Các phương pháp đo đạc phân tích chất lượng nước dưới đất 11

Bảng 6 Các phương pháp đo đạc phân tích chất lượng đất 12

Bảng 1.1 Tọa độ các mốc ranh giới 13

Bảng 1.2 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án 16

Bảng 1.3 Khối lượng nhiên liệu phục vụ quá trình khai thác 18

Bảng 1.4 Tổng hợp các thiết bị phục vụ khai thác mỏ 20

Bảng 1.5 Tổng hợp các thông số hệ thống khai thác 21

Bảng 1.6 Chi phí các hạng mục Dự án 23

Bảng 2.1 Tổng số giờ nắng trung bình tháng các năm (2018-2021) tại trạm Huế (giờ) 29

Bảng 2.2 Lượng mưa từng tháng trong năm từ năm 2015-2021 30

Bảng 2.3 Độ ẩm không khí trung bình các năm (2018-2021) tại trạm Huế (%) 31

Bảng 2.4 Vị trí quan trắc các thành phần môi trường 34

Bảng 2.5 Điều kiện vi khí hậu 36

Bảng 2.6 Kết quả quan trắc không khí, tiếng ồn và độ rung 36

Bảng 2.7 Kết quả phân tích mẫu nước mặt 37

Bảng 2.8 Kết quả phân tích mẫu nước dưới đất 38

Bảng 2.9 Kết quả phân tích mẫu đất 39

Bảng 2.10 Đối tượng và quy mô chịu tác động trong quá trình thi công xây dựng 39

Bảng 3.1 Hệ số phát thải bụi trong mở vỉa, xây dựng cơ bản 42

Bảng 3.3 Sinh khối của 1ha loại thảm thực vật 45

Bảng 3.5 Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công 46

Bảng 3.6 Mức độ rung của các máy móc thi công 47

Bảng 3.7 Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn khai thác 48

Bảng 3.8 Nồng độ khí thải tại các khoảng cách khác nhau từ quá trình vận chuyển 51

Bảng 3.9 Tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện sử dụng dầu diezel 54

Trang 8

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng viii

Bảng 3.10 Lưu lượng nước mưa chảy tràn 56

Bảng 3.11 Đặc trưng của rác thải sinh hoạt 57

Bảng 3.12 Khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn khai thác 57

Bảng 3.13 Mức ồn phát sinh từ hoạt động của các thiết bị khai thác và phương tiện vận tải 58

Bảng 3.14 Mức rung của một số máy móc 59

Bảng 3.15 Các tác động đến môi trường trong giai đoạn đóng cửa mỏ 74

Bảng 3.16 Nhận xét về mức độ chi tiết và tin cậy của các đánh giá 78

Bảng 4.1 Tổng hợp khối lượng công việc để cải tạo phục hồi môi trường 83

Bảng 4.2 Nhu cầu thiết bị máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 85

Bảng 4.3 Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 86

Bảng 4.4 Dự toán đơn giá san gạt đất 88

Bảng 4.5 Dự toán đơn giá dỡ trạm xịt rửa xe tự động, kho CTNH và trạm cân 89

Bảng 4.6 Dự toán đơn giá trồng và chăm sóc cây (mật độ 2.500 cây/ha) 93

Bảng 4.7 Dự toán chi phí phục hồi môi trường 95

Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường của Dự án 100

Trang 9

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí thực hiện Dự án 15

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức khai thác 23

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí quan trắc 35

Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 86

Trang 10

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 1

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Thông tin chung về Dự án

Trong thời gian gần đây, khi việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở tỉnh Thừa Thiên Huế không ngừng phát triển, nhiều dự án trọng điểm khác trên địa bàn tỉnh đã và đang được triển khai xây dựng dẫn đến nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp ngày càng lớn Từ nhu cầu đó, Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng đã lập Dự án

“Khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”

Dự án “Khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” là Dự án đầu tư mới, thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo ĐTM theo Cột thứ tự số 9, Phụ lục IV, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Do đó, Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án và trình UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thẩm định, phê duyệt

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo kinh

tế kỹ thuật

- Dự án “Khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực vùng đồi 1,

phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” do UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế phê duyệt chủ trương đầu tư

- Báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án do Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng phê duyệt

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Việc đầu tư dự án phù hợp với:

- Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 20/02/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thị xã Hương Thủy

Trang 11

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 2

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1 Văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật

2.1.1 Các văn bản pháp luật

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015

- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017

- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản

- Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

Trang 12

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 3

- Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020 của Chính phủ quy định phí bảo

vệ môi trường đối với nước thải

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước

- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ

về thoát nước và xử lý nước thải

- Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, đóng cửa mỏ khoáng sản

- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi,

bổ sung một số Điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

- Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước

- Thông tư số 51/2017/TT-BTNMT ngày 30/11/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản,

Trang 13

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 4

đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; trình tự, đóng cửa mỏ khoáng sản

- Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12/8/2021 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông

cơ giới đường bộ

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

- Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng

- Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 26/5/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt tiêu chuẩn và đơn giá cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định số 71/2014/QĐ-UBND ngày 26/11/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên nước và

xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh

- Quyết định số 1914/QĐ-UBND ngày 12/8/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy chế tổ chức thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định số 51/2017/QĐ-UBND ngày 06/7/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định số 58/2017/QĐ-UBND ngày 10/8/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước

và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định số 71/2014/QĐ-UBND ngày 26/11/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định số 98/2017/QĐ-UBND ngày 01/12/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định về quản lý, cấp phép khai thác khoáng sản làm

Trang 14

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 5

vật liệu xây dựng thông thường ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định số 37/2019/QĐ-UBND ngày 10/7/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn xây dựng và bùn thải trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định số 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/7/2019 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn

và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai và keo tai tượng

- Quyết định số 73/2019/QĐ-UBND ngày 28/11/2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về sửa đổi, bãi bỏ một số Điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 98/2017/QĐ-UBND ngày 01/12/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

- Công văn số 6754/UBND-TN ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

- Quyết định số 3265/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố đơn giá nhân công xây dựng để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 17/01/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND ngày 07/3/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- TCXDVN 33:2006: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về “Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế”

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 09-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất

- QCVN 40:2011/BNTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

Trang 15

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 6

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng có trong đất

2.2 Văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án

- Giấy phép thăm dò khoáng sản số 66/GP-UBND ngày 17/11/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 21/4/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản đất làm vật liệu san lấp trong “Báo cáo kết quả thăm dò trữ lượng khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”

- Nghị quyết số 65/NQ-HĐND ngày 13/7/2023 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

- Quyết định số 1929/QĐ-UBND ngày 15/8/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư (cấp lần đầu: ngày 15/8/2023)

2.3 Các nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập trong quá trình đánh giá tác động môi trường

- Báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án “Khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”

- Kết quả đo đạc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, nước, đất,…;

- Kết quả tham vấn cộng đồng tại UBND, UBMTTQVN và cộng đồng dân cư phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Chủ dự án đã tiến hành lập Báo cáo ĐTM cho Dự án nêu trên với sự tư vấn của

Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế

Tên và địa chỉ liên hệ của đơn vị tư vấn:

Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường

- Địa chỉ liên hệ: số 173 đường Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Điện thoại: (0234)-3.939226; Fax: (0234)-3.935206

- Đại diện: Ông Lê Quang Ánh Chức vụ: Giám đốc

Danh sách những người tham gia thực hiện Báo cáo ĐTM được nêu ở bảng sau:

Trang 16

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 7

Bảng 1 Danh sách những người tham gia thực hiện

Chủ dự án: Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng

đến Dự án, chỉ đạo thực hiện Dự án

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và môi trường

Kỹ sư Công nghệ môi trường

Chủ biên Phân bổ, tổ chức khảo sát thực địa, hiện trạng môi trường, xử lý số liệu, biên soạn

và kiểm tra báo cáo ĐTM của Dự án

02 Trần Cảnh Hùng TP Phòng Quan trắc

Thạc sĩ Quản lý TN&MT

Lập kế hoạch khảo sát, quan trắc hiện trạng môi trường

03 Nguyễn Đình Phước TP Phòng Thí nghiệm

Cử nhân Hóa phân tích

Lập kế hoạch phân tích, kiểm tra và xử lý

số liệu phân tích hiện trạng môi trường

04 Đỗ Trọng Hiếu

PTP Phòng Hành chính tổng hợp

Kỹ sư thủy sản, Cử nhân kinh tế

Lập kế hoạch thực hiện các chuyên đề của báo cáo

05 Phạm Viết Trọng Phụ trách phòng TVKT

Kỹ sư Công nghệ môi trường

Thực hiện khảo sát thực địa, kiểm tra nội dung báo cáo

06 Lê Thị Thùy Trang Thạc sỹ Hóa học Thực hiện phân tích số liệu hiện trạng môi

trường

Trang 17

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 8

07 Hà Thị Ly Na Thạc sỹ Khoa học môi trường Thực hiện thu thập xử lý số liệu tại địa

phương, điều tra kinh tế - xã hội

08 Lê Thanh Tú Cử nhân Khoa học môi trường

Thực hiện khảo sát thực địa, tham vấn cộng đồng, tập hợp các nội dung, viết báo cáo

09 Lê Chinh Cử nhân Khoa học môi trường Thực hiện khảo sát thực địa, quan trắc hiện

trạng môi trường

Trang 18

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 9

4 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

Trong Báo cáo ĐTM này, các phương pháp được sử dụng bao gồm:

1 Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: Phương

pháp này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng thế giới (WB)

phát triển nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn)

Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tùy theo đặc trưng của từng Dự án và các biện pháp bảo

vệ môi trường kèm theo, phương pháp cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về

không khí, nước, chất thải rắn khi Dự án triển khai theo các hệ số ô nhiễm của WHO

và được sử dụng tại Chương 3

2 Phương pháp liệt kê: phương pháp được sử dụng tại các chương của Báo

cáo Bao gồm 02 loại chính:

- Bảng liệt kê mô tả: phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần

nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá;

- Bảng liệt kê đơn giản: phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần

nghiên cứu có khả năng bị tác động

3 Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích thông tin và xử lý số liệu: Phương

pháp này nhằm tiến hành thu thập và phân tích các thông tin liên quan, xử lý các số

liệu sau khi thu thập về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực thực

hiện Dự án và được áp dụng tại Chương 1, Chương 2, Chương 3 Báo cáo

4 Phương pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh

với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam Từ đó, đánh giá hiện trạng chất lượng nền tại

khu vực nghiên cứu, dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động đến

môi trường do các hoạt động của Dự án Phương pháp này được sử dụng ở Chương 2,

Chương 3 Báo cáo

5 Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các vấn đề môi trường và kinh tế -

xã hội qua phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực thực hiện Dự án

Phương pháp này thể hiện ở Chương 5 Báo cáo

6 Phương pháp kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu sẵn có: Phương pháp

này sử dụng và kế thừa những tài liệu đã có, dựa trên những thông tin, tư liệu sẵn để

xây dựng cho các nội dung của Báo cáo Phương pháp này thể hiện ở Chương 1,

Chương 2 và Chương 3 của Báo cáo

7 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí

nghiệm: Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn, hàm

lượng các kim loại có trong đất, tại khu vực thực hiện Dự án và khu vực xung quanh

để làm cơ sở đánh giá các tác động của việc triển khai Dự án tới môi trường Phương

pháp này sử dụng tại Chương 2 Báo cáo

Trang 19

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 10

Các thông số và phương pháp đo đạc chất lượng không khí được nêu trong bảng sau:

Bảng 2 Phương pháp đo đạc các thông số chất lượng không khí

01 Tổng bụi lơ lửng μg/m3 TCVN 5067: 1995 Lấy mẫu tại

Bảng 3 Các phương pháp đo đạc phân tích chất lượng nước mặt

01 pH - TCVN 6492:2011 Đo tại hiện trường

Trang 20

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 11

Bảng 4 Phương pháp đo đạc các thông số tiếng ồn, độ rung, vi khí hậu

01 Tiếng ồn dB TCVN 7878-2:2010 Đo tại hiện trường

Bảng 5 Các phương pháp đo đạc phân tích chất lượng nước dưới đất

01 pH - TCVN 6492:2011 Đo tại hiện trường

Trang 21

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 12

Bảng 6 Các phương pháp đo đạc phân tích chất lượng đất

Trang 22

-nt-Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 13

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1.1.2 Chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với Chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của Chủ dự án; tiến độ thực hiện Dự án

- Tên Chủ dự án: Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng

- Địa chỉ liên hệ: Tổ 5, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

- Đại diện: Ông Nguyễn Đình Hậu Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: 0369 348 169

- Tiến độ thực hiện Dự án:

+ Quý III/2023 - Quý IV/2023: Xây dựng cơ bản mỏ

+ Quý I/2024 - Quý IV/2028: Tiến hành khai thác

+ Quý I/2029 - Quý II/2029: Kết thúc khai thác, cải tạo mặt bằng; tổ chức các hoạt động đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường

1.1.3 Vị trí địa lý

Khu đất thực hiện Dự án thuộc khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị

xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích khoảng 9,36 ha (93.603,5 m2), có tọa độ vị trí theo tọa độ VN-2.000 (KTT 1070, múi chiếu 30) như sau:

Bảng 1.1 Tọa độ các mốc ranh giới

Stt Tên mốc

Hệ tọa độ VN-2000 (KTT 107 0 múi chiếu 3 0 )

Trang 23

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 14

(Nguồn: Báo cáo kinh tế kỹ thuật của Dự án)

Các hướng tiếp giáp của Dự án:

- Phía Bắc: tiếp giáp rừng sản xuất

- Phía Nam: tiếp giáp rừng sản xuất

- Phía Đông: tiếp giáp rừng sản xuất

- Phía Tây: tiếp giáp rừng sản xuất

Vị trí của Dự án được thể hiện ở hình sau:

Trang 24

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 15

Hình 1.1 Vị trí thực hiện Dự án

Trang 25

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 16

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của Dự án

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.2 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án

(m 2 )

Quản lý

2 Đất trồng cây lâu năm 1.825,8 1 hộ dân

3 Đất nuôi trồng thủy sản 100,5 1 hộ dân

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 197,2 UBND phường Thủy Phương

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

a Các đối tượng tự nhiên

- Xung quanh Dự án là rừng trồng sản xuất

- Khe nước tiếp giáp Dự án về phía Tây Bắc

b Các đối tượng kinh tế - xã hội

- Dân cư: Nhà dân phân bố rải rác trên tuyến đường Dạ Lê, cách Dự án khoảng 200m về phía Tây và Tây Bắc

- Giao thông:

+ Tuyến đường Dạ Lê cách Dự án khoảng 200m về phía Tây

+ Cách Dự án khoảng 80m về phía Đông Bắc là tuyến đường đất kết nối với đường Dạ Lê sau đó kết nối vào tuyến đường tránh Huế Chủ dự án sẽ sử dụng hệ thống đường giao thông này để vận chuyển đất từ Dự án đến cung cấp cho các công trình

- Đối tượng khác:

+ Bãi chôn lấp rác thải Thủy Phương cách Dự án khoảng 150m về phía Đông Bắc + Nghĩa trang phía Nam thành phố Huế cách Dự án khoảng 200m về phía Đông + Cách Dự án khoảng 70m về phía Nam có tuyến đường dây tải điện 500 kV

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô của Dự án

1.1.6.1 Mục tiêu của Dự án

- Phục vụ nhu cầu đất làm vật liệu san lấp cho dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; đặc biệt là một số dự án trọng điểm như: Khu hành chính tập trung tỉnh (tại khu đô thị An Vân Dương), Dự án doanh trại bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế, các dự án đường Tố Hữu nối dài;

Trang 26

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 17

- Phục vụ nhu cầu đất làm vật liệu san lấp cho các công dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh

1.1.6.2 Loại hình, quy mô của Dự án

a Loại hình Dự án: Khai thác khoáng sản

b Quy mô diện tích

- Trữ lượng khai thác thể tự nhiên: 1.000.000 m3

- Hệ số nở rời trung bình (Theo Báo cáo kết quả thăm dò): 1,308

d Công suất khai thác

- Tuổi thọ mỏ (thời gian hoạt động của mỏ):

Tuổi thọ của mỏ được xác định theo công thức:

T = T1 + T2 + T3 (năm)

Trong đó:

T: Tổng thời gian khai thác mỏ;

T1: Thời gian khai thác mỏ

T2: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ ;

T3: Thời gian đóng cửa mỏ

- Tuổi thọ của mỏ là: 05 năm

+ T2: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ: T2 = 0,5 năm

+ T3: Thời gian đóng cửa mỏ: T3 = 0,5 năm

Tuổi thọ của mỏ là:

T = T1 + T2 + T3 = 5 năm + 0,5 năm + 0,5 năm = 6 năm

Trang 27

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 18

1.2 Các hạng mục công trình của Dự án

1.2.1 Các hạng mục công trình chính, phụ trợ của Dự án

- Nhà điều hành

Hiện tại, Chủ dự án chưa thuê được đất để xây dựng văn phòng ở ngoài khu vực

mỏ nên sẽ tiến hành lắp đặt xây dựng nhà điều hành tạm thời bằng Container (Loại: Container 20'DC, kích thước: Dài 6 m x rộng 2,4 m x cao 2,6 m) đặt cạnh gần mốc M2 để điều phối hoạt động khai thác, còn phần lớn hoạt động quản lý được làm việc tại văn phòng công ty Khu vực bố trí nhà điều hành có địa hình khá bằng phẳng nên giảm thiểu sự cố sạt lở có thể xảy ra

- Tuyến đường mở hào vận tải chính nối từ đường cấp phối vào trong khu vực

mỏ tổng chiều dài 600m, rộng 8m, độ dốc hào mở vỉa i ≤ 8%

Trữ lượng đất bốc trong quá trình mở hào vận tải mỏ khoảng 2.400 m3 Khối lượng đất đào này là sản phẩm của Dự án nên sẽ được tập kết trong khu vực mỏ và vận chuyển cung cấp làm vật liệu

- Moong chuẩn bị khai thác

+ Vị trí: Nằm tại khu vực gần mốc M2

+ Diện tích khu vực mở vỉa: 1.800 m2

+ Trữ lượng đất mở vỉa: 5.400 m3 Khối lượng đất đào này là sản phẩm của Dự án nên sẽ được tập kết trong khu vực mỏ cạnh khu vực moong chuẩn bị khai thác và vận chuyển cung cấp làm vật liệu

+ Cao độ sau khi mở vỉa khai thác: +25m

- Lắp đặt camera tại cổng khu mỏ

- Lắp đặt trạm cân tại cổng khu mỏ, diện tích 15 m2

1.3 Nhiên liệu sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án

1.3.1 Nhiên liệu sử dụng

Nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho quá trình khai thác của Dự án được trình bày tại bảng sau:

Bảng 1.3 Khối lượng nhiên liệu phục vụ quá trình khai thác

1 Nhiên liệu Diezel lít/năm 10.223 40.152 20.005 15.336

2 Dầu bôi trơn, mỡ

Trang 28

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 19

(Nguồn: Khái toán Dự án “ Khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế ”)

1.3.2 Nguồn cung cấp điện, nước

* Nước cấp

- Hoạt động sinh hoạt: sử dụng các loại nước đóng bình

- Chủ dự án bố trí xe bồn chở nước để cấp nước cho trạm xịt, rửa lốp xe tự động

và hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân Nguồn nước: lấy tại hồ Năm Lăng và các khe nước lân cận

Nhu cầu sử dụng nước:

- Nước sử dụng cho sinh hoạt của CBCNV:

Định mức cấp nước sinh hoạt theo TCXDVN 33:2006 là 150 lít/người/ngày nhưng do công nhân thi công chỉ hoạt động khoảng 8 tiếng/ngày nên ước tính định mức cấp nước sinh hoạt cho công nhân là Qsh = 50 lít/người/ngày Với số lượng CBCNV của Dự án là 13 người, lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV khoảng 0,65 m3/ngày

- Nước sử dụng cho hoạt động xịt rửa lốp xe:

Theo TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế: Nước cấp cho hoạt động rửa xe là từ 300 - 500 lít Tuy nhiên, Dự án chỉ tiến hành xịt rửa lốp xe để hạn chế lượng đất bị kéo theo trong quá trình vận chuyển nên lượng nước cấp quá trình này được ước tính khoảng 50l

+ Năm thứ 1: Số lượt xe ra vào khu vực Dự án khoảng 30 xe/ngày Vậy, lượng nước cấp cho hoạt động này tại khu vực Dự án khoảng: 30 xe/ngày * 50 lít = 1,5 m3/ngày

+ Năm thứ 2: Số lượt xe ra vào khu vực Dự án khoảng 120 xe/ngày Vậy, lượng nước cấp cho hoạt động này tại khu vực Dự án khoảng: 120 xe/ngày * 50 lít = 6 m3/ngày

+ Năm thứ 3: Số lượt xe ra vào khu vực Dự án khoảng 60 xe/ngày Vậy, lượng nước cấp cho hoạt động này tại khu vực Dự án khoảng: 60 xe/ngày * 50 lít = 3 m3/ngày

+ Năm thứ 4 và thứ 5: Số lượt xe ra vào khu vực Dự án khoảng 45 xe/ngày Vậy, lượng nước cấp cho hoạt động này tại khu vực Dự án khoảng: 45 xe/ngày * 50 lít

Trang 29

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 20

1.3.4 Máy móc, thiết bị

Các loại máy móc, thiết bị phục vụ công tác khai thác mỏ được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 1.4 Tổng hợp các thiết bị phục vụ khai thác mỏ

I Hoạt động mở vỉa, xây dựng cơ bản

II Hoạt động khai thác

Mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị

xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên các quả đồi dạng yên ngựa, đỉnh cao nhất có cao độ +41,82m; nơi thấp nhất có cao độ +17,40m

Hiện tại đường cấp phối vận chuyển đất ra khỏi mỏ thuận lợi nhất nằm ở hướng Đông Bắc của khu mỏ Để thuận lợi cho công tác khai thác, thoát nước, vận chuyển và công tác làm đường mở mỏ, chọn vị trí phía Đông Bắc (nằm trên khu vực mốc M2) để

mở moong khai thác và mở hào vận tải để kết nối với đường giao thông bên ngoài mỏ

1.4.2 Trình tự, hệ thống khai thác

a Trình tự khai thác

Căn cứ đặc điểm hiện trạng mỏ, đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn và cấu tạo của khối đất đá tại mỏ khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, lựa chọn hệ thống khai thác bóc sườn theo từng tầng, hết tầng

Trang 30

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 21

trên đến tầng dưới, vận tải trực tiếp trên tầng Việc khấu đất đá thực hiện bằng máy đào thủy lực, vận chuyển bằng xe ô tô tự đổ

Trình tự phát triển chung các công trình mỏ là từ tầng trên xuống tầng dưới, theo cao độ của các đường đồng mức trên mỏ

b Hệ thống khai thác

+ Chiều cao tầng công tác: Chiều cao tầng công tác được lựa chọn phù hợp

chiều cao làm việc tốt nhất của máy đào, tính chất cơ lý của khối đất đá Để phù hợp với đặc điểm địa hình, địa chất công trình, phân thành 1 ÷ 3 tầng khai thác, chiều cao tầng công tác lớn nhất tính toán là 7,2m (Lấy tròn Hct = 7,0m)

+ Chiều cao tầng kết thúc: Chiều cao tầng kết thúc được chọn để ổn định bờ mỏ

sau khi kết thúc khai thác và phụ thuộc vào tính chất cơ lý đất đá tính toán là: Hkt = 5,5m

+ Góc nghiêng sườn tầng công tác (bờ công tác): Góc nghiêng tầng công tác

lựa chọn để hoạt động khai thác đạt hiệu quá cao nhất nhưng vẫn đảm bảo độ ổn định vách tầng trong quá trình khai thác và được chọn như sau: αct = 500

+ Góc nghiêng sườn tầng kết thúc: Góc nghiêng tầng kết thúc sau khi kết thúc

khai thác: αkt = 500

+ Góc nghiêng bờ trụ, sườn tầng kết thúc (bờ kết thúc): Do mỏ sau khi khai

thác sẽ hình thành 1 ÷ 4 tầng kết thúc, chiều cao mỗi tầng không quá 5,5m, nên góc nghiêng để ổn định bờ mỏ sau khi kết thúc khai thác được tính toán là: αt = 47001’

+ Chiều rộng mặt tầng công tác nhỏ nhất: Là chiều rộng trên đó máy móc có

thể hoạt động được trong quá trình khai thác tính toán là: Bmin = 20,0m

+ Chiều rộng mặt tầng bờ mỏ kết thúc (Đai bảo vệ): Là chiều rộng mặt tầng sau

khi kết thúc khai thác tính toán là: b = 1,1-1,6m

+ Chiều rộng dải khấu: Chiều rộng dải khấu trong khai thác phụ thuộc vào

thông số làm việc của máy múc loại 1,25m3, vận chuyển trực tiếp bằng ô tô và phương pháp khai thác khấu theo lớp bằng: A = 5 m

Bảng 1.5 Tổng hợp các thông số hệ thống khai thác

5 Góc nghiêng bờ trụ, sườn tầng kết thúc (bờ αt độ 47001’

Trang 31

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 22

Dự án sử dụng xe ô tô tự đổ trọng tải 20 tấn để vận chuyển Số lượng xe khoảng

14 chiếc, trong đó 5 chiếc của Dự án đầu từ và 9 chiếc Dự án thuê dịch vụ bên ngoài

Dự án sẽ sử dụng tuyến đường cấp phối từ Dự án kết nối với đường Dạ Lê sau đó kết nối với tuyến đường tránh Huế để vận chuyển đất ra khỏi Dự án với chiều dài tuyến đường từ Dự án đến đường tránh Huế khoảng 2 km

Thời gian vận chuyển: theo thời gian khai thác và tránh thời gian nghỉ ngơi, khung giờ cao điểm của tuyến đường

1.4.4 Bãi thải

Khai thác đất làm vật liệu san lấp và khoáng sản đi kèm được bốc xúc trực tiếp lên xe vận chuyển đến nơi tiêu thụ nên không đầu tư và thuê đất quy hoạch bãi thải Trước khi tiến hành khai thác theo từng năm nếu có lớp đất mùn thổ nhưỡng phía trên cùng sẽ được dọn sạch tập trung lại một chỗ trong diện tích mỏ để kết thúc khai thác được hoàn trả mặt bằng trồng cây lâm nghiệp

1.4.5 Tháo khô mỏ

Việc khai thác đất được thực hiện theo phương pháp bóc sườn, tiến hành ở đồi thoải dạng bát úp, khu vực không chứa nước mặt, không có chứa nước dưới đất, do đó

ở mỏ đất này, khi khai thác Dự án chỉ tạo ra các mương tháo khô theo từng giai đoạn

và vị trí khai thác để thoát nước mặt về hố lắng vào mùa mưa

1.5 Tiến độ, vốn đầu tư; tổ chức quản lý và thực hiện Dự án

1.5.1 Tiến độ thực hiện dự án

- Quý IV/2023 - Quý I/2023: Xây dựng cơ bản mỏ

- Quý II/2024 - Quý I/2029: Tiến hành khai thác

- Quý II/2029 - Quý III/2029: Kết thúc khai thác, cải tạo mặt bằng; tổ chức các hoạt động đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường

1.5.2 Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư của Dự án: 5.000.000.000 đồng

Trang 32

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 23

Bảng 1.6 Chi phí các hạng mục Dự án

1 Chi phí bồi thường, GPMB, trồng rừng thay thế 1.141.920.000

(Nguồn: Báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án “ Khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”)

1.5.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

1.5.3.1 Cơ cấu bố trí lao động

Sơ đồ tổ chức khai thác mỏ như sau:

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức khai thác 1.5.3.2 Chế độ làm việc

- Số ngày làm việc: 312 ngày/năm hoặc 26 ngày/tháng

- Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ/ca

Trang 33

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 24

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Điều kiện về địa hình

Khu vực khai thác có dạng sườn thoải của dãy đồi có dạng hình vòng cung Trên bề mặt địa hình bị phủ hoàn toàn tạo lớp đất phủ dày có thành phần gồm bụi sét, cát, dăm sạn kích thước từ 1cm đến 5cm Địa hình hiện tại chủ yếu rừng trồng cây tràm, keo tai tượng

2.1.1.1 Điều kiện về địa chất

a Đặc điểm địa chất

(1) Địa tầng

Dựa trên kết quả đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, nhóm tờ Huế (Phạm Huy Thông và nnk 1997) đã xác định vùng thăm dò có mặt các thành tạo trầm tích đá lục nguyên của hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm và trầm tích bở rời hệ

Đệ tứ Đặc điểm đất đá của các hệ tầng trầm tích được mô tả như sau:

- Giới Paleozoi

+ Hệ Ordovic thống hạ - hệ Silur thống hạ

Hệ tầng Long Đại - phân hệ tầng 4 (O 1 - S 1 lđ 4 ):

Hệ tầng do A.M Mareichep và n.n.k (1965) xác lập ở vùng Long Đại Sau đó Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và n.n.k (1983) mở rộng diện phân bố của hệ tầng vào tới đứt gãy sông Cu Đê và thuộc đới cùng tên Nhóm tờ Huế chủ yếu thuộc đới Long Đại, cho nên các trầm tích hệ tầng phân bố khá rộng rãi với diện tích lớn hơn 1000km2 Mặt cắt chuẩn được mô tả tại thượng nguồn sông Long Đại từ Bản Ho qua Bản Mít đến Vít Thu Lu huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình Tại sơ đồ Địa chất khoáng sản vùng Thủy Phương (bản vẽ số 10) chỉ xuất hiện phân hệ tầng 4 (O1 - S1lđ4)

Phân hệ tầng 4 (O 1 - S 1 lđ 4 ):

Trầm tích hệ tầng Long Đại - Phân hệ tầng 4 nằm ở phía Tây Nam diện tích thăm dò tạo thành dải kéo dài theo phương Tây Bắc Đông Nam Có thành phần chủ yếu là đá phiến sét - sericit - clorit, cát kết, bột kết ít khoáng màu xám, xám ghi, ít lớp

đá phiến sét serict chứa vật chất than Đá cấu tạo phân lớp trung bình Chiều dày phân

hệ tầng 0,8km

+ Hệ Devon thống hạ

Trang 34

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 25

Hệ tầng Tân Lâm (D 1 tl): Hệ tầng Tân Lâm do Đinh Minh Mộng (1978) xác lập

để mô tả các trầm tích màu đỏ tương ứng với phần cao hệ tầng Đại Giang (S1-D1 đg) của Nguyễn Xuân Dương và nnk (1977) ở vùng Quảng Trị Mặt cắt chuẩn được mô tả từ: Làng Cù Bai đến A Chóc, Hướng Hóa, Quảng Trị Tại Huế, hệ tầng này do nhóm tác giả Phạm Huy Thông và nnk thành lập năm 1997 trong quá trình đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, nhóm tờ Huế có đặc điểm như sau:

Trầm tích hệ tầng Tân Lâm phân bố trên một vùng rộng lớn, kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài khoảng 7,8km, rộng 5,6km và nằm chuyển tiếp lên đất đá của hệ tầng Long Đại Đất đá hệ tầng hệ tầng Tân Lâm chia thành 4 tập:

* Tập 1 (D1 tl 1): Phân bố ở phía Tây Nam khu vực thăm dò khoảng 3,3km và

kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài khoảng 4,5km, rộng trung bình 1000m, chiều dày 0,2-0,25km Thành phần thạch học chủ yếu là sạn, cát kết, cát kết thạch anh dạng quarzit, cát kết ít khoáng, ít bột kết, đá phiến sét - sericit màu tím, tím nhạt, nâu tím

* Tập 2 (D1 tl 2): Phân bố ở phía Tây Nam khu vực thăm dò khoảng 2,1km và

kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài khoảng 6,0km, rộng trung bình 1,2km, chiều dày 0,45km Thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến sét - sericit,

đá phiến sét, bột kết, cát kết màu tím nhạt, tím gụ

* Tập 3 (D1 tl 3): Toàn bộ khu vực thăm dò thuộc tập 3 của hệ tầng Tân Lâm, tập

này giáp với trầm tích hệ tầng Tân Lâm tập 2 ở phía Tây Nam và tập 4 ở phía Tây Bắc

và phía Đông Nam và kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài khoảng 6,0km, rộng trên 2,0km, chiều dày 0,4km Thành phần thạch học chủ yếu là bột kết, đá phiến sét - sericit, cát kết, ít cát kết dạng quarzit màu tím, phớt tím

* Tập 4 (D1 tl 4): Phân bố ở phía Đông Nam và Tây Bắc của khu vực nghiên cứu

và kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài khoảng 5,8km, rộng trung bình 2,8km, chiều dày 0,28-0,3km Thành phần thạch học chủ yếu là cát kết ít khoáng,

đá phiến sét, bột kết màu xám nhạt, tím, tím nhạt

- Giới Kainozoi

Hệ Đệ tứ

Các thành tạo Đệ Tứ do nhóm tác giả Phạm Huy Thông và nnk thành lập năm

1997 trong quá trình đo vẽ lập Bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:50.000, nhóm tờ Huế Có đặc điểm như sau:

Trầm tích hệ Đệ tứ phân bố rộng rãi phần thấp của địa hình và các chi lưu sông suối Bao gồm các hệ tầng sau:

- Thống Pleistocen

+ Hệ tầng Quảng Điền (Q 1 2-3 qđ)

Trang 35

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 26

Thành tạo trầm tích hệ tầng Quảng Điền phân bố khu vực hẹp tại phía Đông của khu vực thăm dò Trầm tích có nguồn gốc sông - lũ (ap) gồm cuội tảng đa khoáng, cát bột màu xám vàng, phần lộ bị laterit mạnh

+ Hệ tầng Phú Xuân (Q 1 px)

Thành tạo trầm tích hệ tầng Phú Xuân trong khu vực gồm các trầm tích nguồn gốc biển (m), sông (a) và sông-lũ (ap) phân bố thành các dãi hẹp ở phía Đông Bắc và Tây Nam khu vực thăm dò Các trầm tích có diện lộ khá phổ biến, chúng thường phân

bố ở những địa hình khá bằng phẳng, cao 8-12m Thành phần nguồn gốc biển gồm cát, cát bột lẫn ít sạn màu vàng nghệ, xám vàng; các thành tạo nguồn gốc sông và sông lũ thành phần gồm cát cuội sỏi lẫn bột sét màu xám, xám đen và cuội tảng đa khoáng, cát bột sét chứa thiếc sa khoáng

- Thống Holocen

+ Hệ tầng Phú Bài - phân hệ tầng dưới (Q 2 1-2 pb 1 )

Trong khu vực nghiên cứu, phân hệ tầng này phân bố ở phía Đông Bắc và một

ít ở phía Tây Nam khu vực thăm dò, chúng bị phủ bởi trầm tích hệ tầng Phú Vang Hệ tầng này gồm có các dạng nguồn gốc sau: sông (a) với thành phần là cát cuội sỏi lẫn bột sét màu xám xám đen; sông-biển (am) với thành phần bột lẫn cát sét, sét gạch ngói màu xám, xám xanh nhạt

+ Hệ tầng Phú Bài, phân hệ tầng trên (Q2 1-2 pb 2 )

Trong khu vực thăm dò, phân hệ tầng này phân bố hẹp ở phía Đông Bắc khu vực thăm dò có nguồn gốc trầm tích biển (m) với thành phần gồm cát, cát thạch anh lẫn ít bột sét màu xám trắng, trắng

+ Hệ tầng Phú Vang - phân hệ tầng dưới (Q 2 2-3 pv 1 )

Thành tạo trầm tích hệ tầng Phú Vang - phân hệ tầng dưới phân bố khá rộng ở

phía Đông Bắc khu vực thăm dò bao gồm có các dạng nguồn gốc sau: sông - biển (am) với thành phần gồm cát bột màu xám, bột sét pha màu xám vàng; sông - lũ (ap) với thành phần gồm cuội tảng đa khoáng, cát bột sét

+ Hệ tầng Phú Vang - phân hệ tầng trên (Q 2 2-3 pv 2 )

Thành tạo trầm tích hệ tầng Phú Vang - phân hệ tầng trên phân bố trên diện tích

nhỏ ở phía Đông Bắc khu vực thăm dò có nguồn gốc sau: sông - biển - đầm lầy (amb) với thành phần gồm cát bột sét lẫn di tích thực vật màu xám đen, đen

(2) Magma

Hoạt động magma xâm nhập và phun trào trong vùng nghiên cứu hầu như không có nên không ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất của mỏ

(3) Kiến tạo

Trang 36

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 27

Các hoạt động kiến tạo trong vùng xảy ra khá mạnh mẽ, chủ yếu là hệ thống đứt gãy theo phương Tây Bắc - Đông Nam Dọc đứt gãy các đá bị dập vỡ, nứt nẻ, tạo điều kiện cho các mạch aplit, các đai mạch trung tính xuyên lên, đồng thời hệ thống đứt gãy này cũng có vai trò thúc đẩy quá trình phong hoá phát triển mạnh mẽ hơn Ngoài ra còn có các đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam, nhưng mức độ phát triển yếu Các đứt gãy thường ngắn, đới phá huỷ hẹp và cắt phá, dịch chuyển các mạch aplit, granit

có mặt trong vùng, làm phức tạp thêm bình đồ cấu trúc của vùng

b Đặc điểm khoáng sản

- Về cấu trúc địa chất khu mỏ: Đã làm sáng tỏ cấu trúc địa chất khu mỏ với

phần trên là các thành tạo eluvi - deluvi phong hóa tạo nên lớp Phần trên là các thành tạo eluvi - deluvi phong hóa tạo nên lớp sạn, sỏi laterit, cát, bụi sét lẫn dăm vụn đá gốc, đất có màu nâu đỏ, xám vàng, xám nâu Phần dưới của đới sản phẩm này đôi chỗ còn giữ nguyên cấu trúc của đá phiến sét, bột cát kết bị phong hóa, nứt nẻ mạnh thuộc

đá trầm tích hệ tầng Tân Lâm, tập 3 (D1 tl 3)

- Về cấu tạo địa chất của thân khoáng: Theo tài liệu các công trình thăm dò,

đã xác định được thân khoáng đất làm vật liệu san lấp có đặc điểm phân bố, hình thái, kích thước, chiều dày, thành phần vật chất như sau:

+ Về hình thái: Thân khoáng có dạng yên ngựa, dạng vòm nằm ngang bao trùm hết diện tích thăm dò; bề mặt địa hình dốc thoải, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát triển vỏ phong hóa dày

+ Theo diện phân bố: Thân khoáng tại khu mỏ có phương kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và nghiêng đều về hướng Bắc

+ Chiều dày thân khoáng: Lớp phủ phong hóa hoàn toàn từ đá gốc đạt chất lượng làm vật liệu san lấp được khống chế đến cao độ cosd +15,0m với chiều dày thay đổi đổi

từ 6,68m (HK5) đến 20,0m (HK7), trung bình 13,34m Tổng hợp kết quả khoan máy cho thấy đặc điểm của vỏ phong hóa trong diện tích thăm dò theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới trong toàn khu mỏ như sau:

 Đới thứ nhất: Là sản phẩm phong hóa trên cùng của các đá thuộc tập 3 của hệ tầng Tân Lâm có chiều dày thay đổi từ 1,3 ÷ 1,8m, trung bình 1,59m Thành phần chủ yếu là sạn, sỏi laterit, cát, bụi sét lẫn dăm vụn đá gốc, đất có màu nâu đỏ, xám vàng, xám nâu Phần trên mặt được trồng cây tràm, keo tai tượng do vậy khi khai thác ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng khoáng sản

 Đới thứ hai: Là sản phẩm phong hóa của các đá thuộc tập 3 của hệ tầng Tân Lâm, tạo thành lớp phủ trên nền bề mặt của đá gốc, chiều dày xác định tại các hố khoan đến cao độ cosd = +15,0m thay đổi từ 6,3 ÷ 18,5m, trung bình 11,76m Thành phần chủ yếu là bụi sét, cát lẫn dăm sạn màu

Trang 37

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 28

xám vàng, xám trắng, tím gụ, tím than Phần dưới của đới sản phẩm này đôi chỗ còn giữ nguyên cấu trúc của đá phiến sét, bột cát kết bị phong hóa, nứt nẻ mạnh

- Về đặc điểm chất lượng khoáng sản như sau:

+ Về thành phần hóa học: Theo kết quả phân tích 02 mẫu hóa toàn diện hàm

lượng trung bình các chỉ tiêu như sau: SiO2: 61,56%; TiO2: 0,89%; Al2O3: 18,51%; Fe2O3: 6,17%; FeO: 0,30%; MnO: <0,01%; MgO: 1,39%; CaO: 0,47%; Na2O: 0,16%; K2O: 4,18%; P2O5: 0,04%; MKN: 5,46%; SO3: <0,01%; H2O-: 0,48%

+ Về tính chất cơ lý toàn diện: Theo kết quả phân tích của 04 mẫu cơ lý đất

toàn diện cho thấy các tính chất cơ lý trung bình các mẫu như sau: khối lượng riêng (): 2,70g/cm3; giới hạn chảy (Wl): 34,2%; giới hạn dẻo (Wp): 22,8%; chỉ số dẻo (Ip): 11,4; khối lượng thể tích khô tốt nhất chưa hiệu chỉnh (cmax): 1,745g/cm3; độ ẩm tốt nhất chưa hiệu chỉnh (Wcmax): 14,0%; khối lượng thể tích khô tốt nhất sau khi hiệu chỉnh (cmax): 1,925g/cm3; độ ẩm tốt nhất sau khi hiệu chỉnh (Wcmax): 11,2%; tỷ lệ hạt quá cỡ: 26,3%; chỉ số CBR trung bình ứng với độ chặt nền đất (K) yêu cầu các mức 90% - 95% - 98%

tương ứng là: 13,8% - 18,2% - 24,2%

+ Hoạt độ phóng xạ: Theo kết quả phân tích 02 mẫu hoạt độ phóng xạ thì mức

hoạt độ phóng xạ an toàn I trung bình đạt 0,16  1 Với mức hoạt độ phóng xạ này theo TCXDVN 397:2007 cho thấy đất trong khu mỏ đảm bảo yêu cầu làm vật liệu san lấp không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

+ Thành phần khoáng vật quặng có ích: Kết quả phân tích 02 mẫu trọng sa trên

diện tích thăm dò cho hàm lượng các khoáng vật quý hiếm như vàng, xiatolit, limonit, vv…không có hoặc chiếm tỷ lệ rất thấp không có giá trị công nghiệp

Với đặc điểm chất lượng nêu trên cho thấy đất ở đây hoàn toàn đáp ứng yêu cầu

để làm vật liệu san lấp theo tiêu chuẩn “TCVN 4447:2012 - Công tác đất - Thi công và nghiệm thu” Đối chiếu với Quy chuẩn Việt Nam “QCVN 49:2012/BTNMT về lập bản

đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền” và “TCVN 4353:1986 - Đất sét

để sản xuất gạch ngói nung - Yêu cầu kỹ thuật” cho thấy đất ở đây không đạt tiêu

chuẩn làm gạch ngói nung hoặc các loại khoáng sản khác có giá trị cao hơn

c Đặc điểm địa chất công trình

Khu vực thăm dò khoáng sản khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích nhỏ nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp, ít bị phân cắt, độ cao thay đổi từ từ chân đồi 14,68m đến điểm cao nhất trong diện tích thăm dò là 41,83m Tính chất cơ lý công trình của đới phong hóa đất làm vật liệu san lấp như sau:

Trang 38

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 29

Theo kết quả phân tích 04 mẫu cơ lý công trình cho thấy các tính chất cơ lý trung bình các mẫu như sau: độ ẩm tự nhiên (Ww): 19,2%; khối lượng thể tích tự nhiên (w): 1,998g/cm3; khối lượng thể tích khô (c): 1,676g/cm3; khối lượng riêng (): 2,70g/cm3; độ rỗng (n): 37,9%; hệ số rỗng (e0): 0,611; giới hạn chảy (Wl): 34,0%; giới hạn dẻo (Wp): 22,7%; chỉ số dẻo (Ip): 11,3; hệ số bão hòa (G): 84,9%; độ sệt (B): -0,310; góc ma sát trong (): 21018’; lực dính kết (C): 0,214kG/cm2; hệ số nén lún (a1-2): 0,020cm2/kG; môđun tổng biến dạng (E1-2): 235,6kG/cm2

(Nguồn: Báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án “Khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực vùng đồi 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” )

2.1.1.3 Điều kiện về khí hậu, khí tượng

a Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình năm: 25,60C

- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm: 30,60C (tháng 6)

- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm: 18,20C (tháng 01)

Biên độ dao động nhiệt trung bình giữa các tháng mùa Hè lớn hơn biên độ dao động nhiệt giữa các tháng mùa Đông Trong đó, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng gần nhau cũng không vượt quá 40C

b Nắng

Khu vực Dự án nằm trong vùng giàu ánh sáng, có số giờ nắng bình quân các tháng trong năm là 2.096 giờ Những tháng mùa khô có số giờ nắng bình quân mỗi ngày thường cao hơn 6 - 7 giờ so với ngày ở tháng mùa mưa

Tổng giờ nắng qua các năm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1 Tổng số giờ nắng trung bình tháng các năm (2018-2021) tại trạm Huế

Trang 39

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 30

Lượng mưa từng tháng qua các năm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2 Lượng mưa từng tháng trong năm từ năm 2015-2021

- Độ ẩm không khí bình quân năm 85,0%

- Thời kỳ độ ẩm không khí cao kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau (87-95%)

Trang 40

Công ty TNHH Xây dựng Mạnh Tiến Thắng 31

- Thời kỳ độ ẩm không khí thấp kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 và trùng với thời kỳ hoạt động gió mùa Tây Nam khô nóng Trong thời kỳ này độ ẩm tương đối không khí hạ thấp đến 76- 82% trong đó độ ẩm tương đối thấp nhất (cực tiểu) rơi vào tháng 6

Bảng 2.1 Độ ẩm không khí trung bình các năm (2018-2021) tại trạm Huế (%)

(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2021)

f Bão và áp thấp nhiệt đới

Mùa bão ở đây bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, hai tháng 9, 10 có số cơn bão đổ

bộ vào nhiều nhất Tuy vậy có năm mùa bão bắt đầu sớm hơn từ tháng 4 - 5, thậm chí trong tháng 8 hoặc kết thúc muộn hơn vào cuối tháng 12 Tần suất bị ảnh hưởng của bão trong các tháng như sau: 35% tháng 9, 28% tháng 10, 18% tháng 8, 7% tháng 7, 6% tháng 11, 5% tháng 6 và 1% tháng 5 Bão thường gây gió mạnh, mưa lớn và nước dâng Lượng mưa do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra (chiếm 80 - 40% lượng mưa năm)

ở Thừa Thiên Huế phụ thuộc vào vị trí đổ bộ và sự kết hợp bão - áp thấp nhiệt đới và các nhiễu động nhiệt đới khác với không khí lạnh Nhìn chung một lần khi bão đổ bộ trực tiếp thường có đợt mưa bão kéo đài 8 - 4 ngày với lượng mưa 200 - 300mm, có lúc đến 500 - 600mm nếu kết hợp với không khí lạnh Ngoài ra, khi bão đổ bộ vào bờ biển còn gây nước dâng rất nguy hại

Đặc biệt, năm 2020, do tác động của hiện tượng LaNina từ tháng 9 đến giữa tháng 12, bão, lũ xảy ra liên tiếp, với quy mô rộng lớn, cường độ rất mạnh và gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Tình trạng “bão chồng bão”, “lũ chồng lũ” chưa từng có trong nhiều năm qua đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và sản xuất của hàng triệu người dân trên địa bàn Và năm 2022,

do tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng Lanina, dự báo thời tiết diễn biến phức

Ngày đăng: 23/02/2024, 22:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w