Về cấu trúc đề tài - Chương I: Mở đầu - Chương II: Lược khảo cơ sở lý thuyết - Chương III: Phần mềm xử lý file Esko Deskpack - Chương IV: Đánh giá khả năng xử lý file cho bao bì hộp giấy
LƯỢC KHẢO CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan bao bì hộp giấy
2.1.1 Đặc điểm về bao bì hộp giấy
Bao bì hộp giấy là một loại sản phẩm thuộc phân ngành bao bì giấy, được dùng để chứa đựng, bảo quản sản phẩm của những lĩnh vực khác Điều đó được thể hiện rõ qua các bao bì hộp giấy về mỹ phẩm, thực phẩm khô, đồ gia dụng mà chúng ta thường dùng luôn được đóng gói một cách kỹ lưỡng, hạn chế tổn hại Thị trường hiện nay, bao bì hộp giấy đang thịnh hành với tính dễ vận chuyển, lưu trữ nên một số dạng hộp phổ biến được sử dụng như: các dạng hộp chữ nhật, hình vuông, Và một số dạng hộp đặc biệt nhằm kích thích người tiêu dùng Ngoài ra nó mang nhiều ưu điểm sau:
- Giá thành thường thấp hơn với nhiều loại bao bì khác
- Đa dạng về kiểu dáng, dễ in ấn để khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu
- Giấy là vật liệu dễ in, dễ dàng phân hủy, thân thiện với môi trường
Hình 2.1 Các thiết kế cấu trúc và mẫu mã đa dạng của bao bì hộp giấy
Tính năng của bao bì: như định nghĩa ban đầu bao bì phải đảm bảo khả năng chứa đựng và bảo vệ sản phẩm bên trong suốt vòng đời của mình, ngoài ra bao bì phải cung cấp các thông tin về sản phẩm và là một công cụ quảng cáo quan trọng cho hàng hóa Bên cạnh đó, bao bì hộp giấy cần phải thiết kế sao cho phù hợp với cách cầm nắm của người tiêu dùng Ví dụ, nếu sản phẩm là một loại thực phẩm, thì bao bì hộp giấy cần có tay cầm hoặc dây đeo để thuận tiện khi mang đi Nếu sản phẩm là một loại mỹ phẩm, thì bao bì hộp giấy cần có kiểu dáng nhỏ gọn và sang trọng để dễ dàng đựng vào túi xách hoặc ví
2.1.2 Phân loại bao bì hộp giấy
Phân loại bao bì hộp giấy theo mức độ tiếp xúc với sản phẩm:
Bao bì cấp 1: loại bao bì có vai trò quan trọng trong việc bảo quản và bảo vệ sản phẩm Bao bì cấp 1 tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, do đó phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và thẩm mỹ Bên cạnh đó còn phải phù hợp với tính chất và kích thước sản phẩm sao cho đựng vừa mà không bị tương tác với sản phẩm chứa đựng trong
Hình 2.2 Sản phẩm bao bì cấp 1 đựng trực tiếp sản phẩm
Bao bì cấp 2: là loại bao bì có chức năng đóng gói các bao bì cấp 1 riêng lẻ với nhau để tạo thành một đơn vị vận chuyển hoặc bán hàng Bao bì cấp 2 không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, mà chỉ có vai trò bảo vệ và quảng cáo cho bao bì cấp 1
Hình 2.3 Sản phẩm bao bì cấp 2 đựng bao bì cấp 1 (các hộp bánh trung thu)
Bao bì cấp 3: loại bao bì dùng để đóng gói và vận chuyển các bao bì cấp 2 khác nhau Bao bì cấp 3 thường là các container hoặc kiện hàng có kích thước lớn và chịu được tải trọng cao Bao bì cấp 3 giúp bảo vệ các bao bì cấp 2 khỏi các tác động bên ngoài như va đập, ẩm ướt, nhiệt độ hoặc ánh sáng
2.1.3 Thiết kế bao bì hộp giấy:
Về mặt thiết kế: Để thiết kế cấu trúc bao bì cho một sản phẩm cụ thể, bao gồm:
- Xác định loại giấy sử dụng
Việc lựa chọn kiểu dáng cho bao bì hộp giấy cần phải xác định các yêu cầu cần đề cập đến, tiếp đến tiến hành tham khảo các kiểu dáng hộp (hình dáng thân hộp, kiểu nắp, kiểu đáy) để phù hợp nhất với sản phẩm cũng như đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Khi thiết kế cần phải lưu ý đến quy cách đóng mở bao bì hộp giấy, quy cách đóng mở bao bì hộp giấy cũng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự tiện lợi và an toàn của sản phẩm Bao bì hộp giấy cần có cách đóng mở dễ dàng và thuận tiện cho người sử dụng, không gây khó khăn hay tổn hại đến sản phẩm Có thể sử dụng các loại nắp hộp, keo dán, dây kéo để thiết kế quy cách đóng mở
Với mục đích này nhằm để tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lưu trữ cũng như để dễ dàng tìm kiếm và nhận biết sản phẩm Các cấu trúc hộp thông dụng:
Hình 2.4 Cấu trúc những dạng bao bì hộp giấy thông dụng (a) hộp nắp dán, đáy dán, (b) hộp nắp khóa, đáy khóa (c) hộp nắp cài, đáy cài
Thư viện hộp đã được chuẩn hóa như là thư viện hộp của Hiệp hội các nhà sản xuất bao bì hộp châu Âu (ECMA) Nếu hộp cần thiết kế có sẵn trong thư viện hộp thì nên sử dụng hộp có trong thư viện Việc dùng hộp có sẵn được tính toán thông số chính xác
2.1.3.2 Xác định kích thước hộp
Kích thước của hộp được định nghĩa là kích thước không gian của hộp Với dạng hình hộp chữ nhật kích thước gồm 3 thành tố: chiều dài (L), chiều rộng (W), chiều cao (D)
Hình 2.5 Hộp hình hộp chữ nhật kích thước gồm 3 thành tố: chiều dài (L), chiều rộng (W), chiều cao (D)
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn:
- Kích thước khổ trải của hộp không quá lớn hoặc quá nhỏ nằm ngoài phạm vi gấp dán của thiết bị gấp dán
- Kích thước của hộp không nằm ngoài phạm vi của thiết bị đóng gói tự động
- Kích thước của bao bì hộp giấy cần được tính toán sao cho vừa vặn với sản phẩm bên trong, không quá rộng hay quá chật
- Kích thước hộp phải đảm bảo khả năng đứng vững khi chất xếp, đảm bảo khả năng chịu lực tốt
- Kích thước cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và vận chuyển của bao bì
2.1.3.3 Lựa chọn loại giấy sử dụng:
Việc lựa chọn vật liệu liên quan chức năng bảo vệ, in ấn, cấn bế hộp và đóng gói Do các yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và khả năng bảo vệ sản phẩm của hộp nên tờ in bao bì cần đạt những yêu cầu cao cả về tính chất cơ học của vật liệu nền, lẫn yêu cầu về màu sắc của giấy, khả năng in và khả năng gia công bề mặt của giấy, cũng như đảm bảo độ bền khi gia công, gấp dán hộp và đóng gói
Các thông số về độ bóng, độ trắng, độ bằng phẳng và thấm hút của giấy xác định dựa trên yêu cầu về tính thẩm mỹ, yêu cầu in ấn, yêu cầu gia công bề mặt của sản phẩm
Các thông số về định lượng, độ dày giấy, hướng xớ giấy, độ bền bục, của giấy được xác định dựa trên các yêu cầu về khả năng chịu lực, hướng chịu lực chính, độ bền nén và kích thước của bao bì
Một số tính chất của giấy ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của hộp:
Với độ dày, định lượng giấy thích hợp thì khả năng chịu biến dạng, độ bền được ổn định trong quá trình sản xuất
Bảng: Các tính chất liên quan đến khả năng chịu lực của giấy (Trích từ giáo trình “Sách thiết kế và sản xuất bao bì”)
Bảng 2.1 Các tính chất liên quan đến khả năng chịu lực của giấy
Tính chất Ý nghĩa Định lượng (g/m 2 )
Hầu hết các tính chất về độ bền có liên quan đến việc gia tăng định lượng Định lượng cao có nghĩa là các sợi trên đơn vị diện tích nhiều hơn, và khi đó các các sợi sẽ hút nước ít Dẫn đến khả năng chịu lực cũng tăng Độ dày (mm)
Khi tăng định lượng của giấy thì độ dày sẽ tăng, kéo theo độ bền của giấy cũng tăng Tuy nhiên, độ bền cứng liên quan đến độ dày nhiều hơn là trọng lượng Độ cứng (kN/m) Độ cứng là nguyên nhân chống lại độ uốn cong dưới một lực tác động bên ngoài Sự khác nhau này là kết quả sản xuất giấy Độ cứng có liên quan đến các thuộc tính quan trọng khác như là sức nén của thùng, gấp, cấn, và độ bền của toàn bộ thùng
Lựa chọn độ dày cho giấy làm hộp
Điều kiện sản xuất bao bì hộp giấy
2.2.1 Điều kiện chế bản Để đáp ứng đầy đủ điều kiện in và thành phẩm các phần mềm và thiết bị trong khâu chế bản phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí được đề cập ở phần thông số sản phẩm Thông thường thì chúng ta thường sử dụng công nghệ chế tạo khuôn in CTP, và dùng các phần mềm như ArtiosCAD để thiết kế cấu trúc và tạo khuôn cấn, bế cho bao bì hộp giấy Adobe Photoshop, Adobe Illustrator để hiệu chỉnh hình ảnh và thiết kế đồ họa,
Việc lựa chọn thiết bị in là giải pháp tối ưu được ưu tiên trong sản xuất, mỗi thiết bị được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện in của sản phẩm Thiết bị in offset có 5 - 7 đơn vị in, bên cạnh đó, để đáp ứng được điều kiện in tối giản nhất thì thiết bị ngày nay đã trang bị khả năng tráng phủ inline thay vì phải cần thêm một thiết bị tráng phủ riêng nhằm tiết kiệm được thời gian sản xuất
Inline: Đơn vị in tích hợp với đơn vị thành phẩm tráng phủ, in một lượt (onepass) Ưu điểm của Inline chính là định vị tờ in chính xác, tiết kiệm không gian và thời gian nhưng có thể sẽ phải cần thêm hệ thống trợ khô
Tráng phủ Offline: Đơn vị in và đơn vị thành phẩm tách biệt nhau, in hai lượt (two pass) Ưu điểm của Offline là tờ độ khô của in tráng phủ, lót trắng sẽ được đảm bảo, nhưng định vị trên tờ in không mang lại độ chính xác cao và tốn nhiều không gian nhà xưởng
Cần quan tâm đến TAC khi tráng phủ Inline vì nếu lớp mực quá dày sẽ ảnh hưởng đến tốc độ khô mực, đặc biệt là khả năng tương thích giữa mực in và loại varnish sử dụng để gia công
Cũng tương tự như công đoạn in thì để công đoạn thành phẩm cuối cùng được rút ngắn thời gian hơn, vậy nên thay vì lựa chọn từng máy riêng lẻ nên lựa chọn các máy thành phẩm có hai công đoạn hoạt động song song trở lên Nhưng cũng sẽ có một số trường hợp lựa chọn từng máy thành phẩm riêng lẻ vì đặc trưng của dạng sản phẩm đó.
Quy trình chế bản chung cho bao bì hộp giấy
Hình 2.8 Quy trình chế bản chung cho bao bì hộp giấy
Bảng 2.8 Phân tích quy trình chế bản cho bao bì hộp giấy
Quy trình Các bước thực hiện
1 Nhận file của khách hàng
1 Sau khi nhận file từ khách hàng, tiến hành kiểm tra file thiết kế cấu trúc Xem xét file phải đầy đủ các layer cấn, bế, bleed, dimensions nằm riêng biệt
2 Kiểm tra hướng xớ giấy của file phải đúng với yêu cầu của sản phẩm
3 Nếu có sai sót hoặc thay đổi tiến hành chỉnh sửa file thiết kế cấu trúc theo yêu cầu của khách hàng
4 Ghi chú các thay đổi (nếu có) so với file gốc
5 Tính sơ đồ bình trên CAD
6 Kiểm tra khoảng cách các con hộp trên tờ
1 Song song với công đoạn “Chỉnh sửa file thiết kế cấu trúc” thì thực hiện kiểm tra file đồ họa
2 File nhận từ khách hàng phải được đóng gói kèm theo link và font và tỉ lệ 1:1 với tờ in thử
3 Nếu có sai sót hoặc thay đổi tiến hành chỉnh sửa file thiết kế đồ họa theo yêu cầu của khách hàng
4 Ghi chú các thay đổi (nếu có) so với file gốc
5 Chuyển file PDF cho khách hàng hoặc người đại diện ký duyệt mẫu
1 File PDF hộp hoàn chỉnh từ chế bản tiến hành bình trang trên Signa Station
2 In thử trắng đen hoặc in màu sau khi khách hàng/đại diện khách hàng đồng ý trên file PDF
3 Kiểm tra barcode bản in proof trước khi chuyển ký duyệt
4 Bản in trắng đen hoặc in màu phải đầy đủ thông tin
● Nội dung, màu sắc, số màu (kể cả Pantone, màu lót trắng)
● Khuôn bế (các đường cấn, cắt, răng cưa)
● Vị trí ép nhũ, dập nổi, UV định hình,
5 Chỉ in màu các sản phẩm mới hoặc tái bản có thay đổi màu sắc
1 Tách màu kiểm tra các phần tử màu sắc
2 Tram hóa kiểm tra loại tram, độ phân giải, tần số tram, góc xoay tram, hình dạng tram
1 Đọc lệnh sản xuất để xác định loại bản kẽm, số lượng bản cần ghi
2 Xem xét thông tin trong hồ sơ:
● Tờ nội dung/Proof/tờ xác nhận tái bản ngày gần nhất
● Thông số kỹ thuật và Quy trình sản xuất
3 Kiểm tra kẽm trước khi đặt vào máy ghi (trầy xước, bay màu thuốc, các dấu hiệu khác thường, )
1 Chuyển kẽm đã ghi vào “Máy hiện” để hiện và rửa kẽm
2 Kiểm tra kẽm lần cuối sau khi hiện
Ký xác nhận vào rìa bản
Ghi tên tài liệu, số hộp đồng, tên khách hàng trên giấy và kẹp vào bộ bản, để vào giá lưu trữ
2.4.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật xử lý file cho in bao bì hộp giấy
2.4.1.1 Xác định các tiêu chí kiểm tra tại phần mềm ArtiosCAD Để sản phẩm thực hiện được chức năng gấp hộp tốt cũng như cấu trúc hộp phù hợp với chức năng của sản phẩm vì vậy cần phải thiết lập thông số, kiểu dáng, vật liệu phù hợp
Bảng 2.9 Các tiêu chí kiểm tra tại phần mềm ArtiosCAD
Tiêu chí Yêu cầu Kiểm tra
Hướng xớ giấy Song song với chiều cao hộp
Giấy Định lượng (gsm) Info → Board Information
Kích thước Khổ trải, bleed đúng như khai báo Tool → Dimensions
Khoảng bleed từ 2 – 3 mm, chỗ nào có màu in mới bleed để tiết kiệm giấy
Tools → Adjust → Bleed Đường cấn, bế
Nằm trên cùng 1 layer Tắt mở layer Main Design Nằm trên cùng 1 layer Design → Design Checks Không thiếu hoặc hở đường File → Convert to 3D Định nghĩa đúng màu Bế: màu đen
Layer Đầy đủ layer cấn bế, bleed Mở tất cả các mắt của layer
2.4.1.2 Xác định các tiêu chí kiểm tra và xử lý tại phần mềm Adobe Illustrator
Tại phần mềm Adobe Illustrator nên kiểm tra:
- Đảm bảo Artboard và khổ trải sản phẩm phải bằng nhau
- Kiểm tra đầy đủ các kênh màu để thực hiện tốt quá trình tách màu
- Sắp xếp layer theo thứ tự ưu tiên
Bảng 2.10 Các tiêu chí kiểm tra tại phần mềm Adobe Illustrator
Tiêu chí Yêu cầu Kiểm tra
Kích thước Artboard (AI) = Trim Box
1 Window → Esko → Trim Box and Media Box
→ Fit to → Fit Trim Box to CAD
3 Fit to (Artboard) → Fit Artboard to Trim Box
Kiểm tra bleed trong phần mềm Artios CAD
AI 3 mm File → Document Setup Đường cấn, bế, bleed và màu giả lập màng, dập nổi
Không gian màu CMYK File → Document Color Mode
Bảng tách màu Đầy đủ các màu đã được liệt kê
Lựa chọn ICC phù hợp với điều kiện in của sản phẩm
Glossy_laminate_eci.icc (cán màng bóng)
Tùy thuộc với mỗi loại sản phẩm thì sẽ có TAC phù hợp:
Giá trị này phụ thuộc trên máy in và chất nền mà thiết kế được in trên đó
Overprint chữ dưới 12 pt nằm trên nền màu Window → Attributes Knock out chữ trắng
Mã vạch Màu Tô một màu process
Loại Hình ảnh vector Độ phân giải 300 ppi Effect → Document Raster
Xóa phần dư Xóa các đối tượng không tô fill, stroke Object → Path → Cleanup
Bảo tồn layer của file
2.4.1.3 Xác định các tiêu chí kiểm tra tại phần mềm Photoshop
File đầu vào đã được thiết lập tại điều kiện in nên khi tiếp nhận file thì hình ảnh phải được xác minh đúng về không gian màu là CMYK và ICC tương ứng với điều kiện in Đối tượng là hình ảnh chuyên xử lý về kênh màu, độ phân giải thường là 300 ppi
Bảng 2.11 Bảng các tiêu chí kiểm tra tại phần mềm Photoshop
Tiêu chí Yêu cầu Kiểm tra
Hệ màu CMYK Image → Mode Độ sâu hình ảnh 8 bit Độ phân giải 225 – 450 ppi Image → Image size
ICC profile ICC đã thiết lập tại
Distiller Edit → Convert to Profile
Khuynh hướng diễn dịch màu Perceptual
2.4.1.4 Xác định các tiêu chí cài đặt PDF preflight với Plugin PitStop
Thống nhất các thông số và tiêu chí đã thiết lập trước đó
Việc lựa chọn PDF/X-4 vì:
- Dùng cho in bao bì hộp giấy
- Hỗ trợ quản lý màu với ICC profile
Bảng 2.12 Bảng các tiêu chí cài đặt PDF preflight với Plugin PitStop
Phiên bản PDF Acrobat 7.0 (PDF 1.6)
Lựa chọn ICC phù hợp với điều kiện in của sản phẩm
Ví dụ: PSO_Coated_v2_300_Glossy _laminate_eci.icc (cán màng bóng)
Tùy thuộc với mỗi loại sản phẩm thì sẽ có TAC phù hợp:
Ví dụ: TAC sẽ từ 270 - 330
Layer Bảo tồn layer từ AI
Kích cỡ chữ 1 màu Không nhỏ hơn 5pt
2 màu Không nhỏ hơn 9pt
Overprint Chữ nhỏ hơn 12pt
Knock out Chữ trắng Độ dày đường nét Lớn hơn 0.0441mm Độ phân giải hình ảnh 225 – 450 ppi
2.4.1.5 Xác định các tiêu chí cài đặt Trapping với Plugin PDF Toolbox
Thực hiện trapping đối với sản phẩm bao bì hộp giấy là việc quan trọng không thể thiếu tại công đoạn chế bản Trapping được thực hiện để bù trừ chồng màu nhằm
Trang 24 tránh hiện tượng lé trắng ở vùng tiếp giáp giữa các màu giúp cho sản phẩm được đồng nhất về màu sắc, mang tính thẩm mỹ cao và trapping là điều bắt buộc phải có
Bảng 2.13 Bảng các tiêu chí cài đặt Trapping với Plugin PDF Toolbox
Không Trap Cấn, Bế, Bleed
Default Ink Set EURO (chuẩn ISO)
Step Limit– Giới hạn trap Phần trăm về độ chênh lệch của thành phần tạo nên màu sắc ở mặc định 25%
TCS (Trap Color Scaling) Sắc độ của màu trap = 80
TWS (Trap Width Scaling) Thu phóng độ rộng trap: phù thuộc vào màu trap = 100
2.4.1.6 Tiêu chuẩn về tram và TAC
Trong trường hợp về 12647-2, bao gồm các yếu tố như: độ ổn định của mực in, các loại giấy, giá trị CIELAB, giá trị tông màu (TVI) theo loại giấy và màu sắc
Thông thường, mực in trên giấy sẽ liên quan mật thiết đến bề mặt của giấy và tác động sự đồng đều của lớp mực sau khi tái tạo Tính chất bề mặt giấy ảnh hưởng đến sự lựa chọn của tần số tram khi xuất phim và kích thước các chi tiết nhỏ nhất có thể tái tạo khi in
Bảng 2.14 Quy định về sử dụng tram (theo chuẩn ISO 12647-2: 2004)
Tiêu chuẩn Phương pháp in Tần số tram
Tổng diện tích điểm tram (TAC)
Xác định ICC profile phù hợp cho sản phẩm in cần:
- Xác định điều kiện in
- Kiểm tra vật liệu in và mực in phù hợp với điều kiện sản xuất
Nếu phù hợp, chọn ICC profile tương ứng
Nếu không: xây dựng ICC profile theo điều kiện sản xuất
Bảng 2.15 Điều kiện in và ICC profile (theo Media Standard Print 2018)
Loại giấy Tram TAC ICC Profile Điều kiện đo Đường cong gia tăng tầng thứ CMY
Giấy loại 3 AM 300% PSO_LWC_Improved_eci.icc M0 B(16%) C(19%)
300% PSO_LWC_Sandard_eci.icc M0 B(16%) C(19%)
AM 320% PSO_Uncoated_ISO12647_eci.icc M0 C(19%) D(22%)
Giấy loại 5 AM 320% ISOuncoatedyellowish.icc M0 C(19%) D(22%)
Nhãn hàng
2.5.1 Tổng quan về nhãn hàng
Nhãn hàng có vai trò quan trọng từ việc quảng bá thương hiệu hay cung cấp thông tin về nguồn gốc, nhà sản xuất vật phẩm (tên thương hiệu) đến thành phần, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất và hạn sử dụng Đồng thời, nhãn hàng tạo được ấn tượng với khách hàng, bảo vệ sản phẩm khỏi sự sao chép hoặc làm giả và giúp người tiêu dùng có thể biết được thông tin cần thiết về sản phẩm
Nhãn hàng sau khi in sẽ được giao đến nhà sản xuất vật phẩm dưới dạng cuộn hoặc tờ rời tuỳ theo dây chuyền đóng gói và kiểu dáng vật phẩm Một số nhãn được dán keo trước khi in và được giao đến nhà sản xuất dưới dạng cuộn gọi là nhãn tự dính Với những nhãn hàng dạng tờ và chỉ được dán khi có lớp keo được phủ trên bề mặt vật phẩm lúc đóng gói thì là nhãn dán keo
Hình 2.9 Một số sản phẩm sử dụng nhãn hàng tự dính
Hình 2.10 Một số sản phẩm sử dụng nhãn hàng dán keo Đối với nhãn hàng, vật liệu có thể là màng, giấy hoặc giấy metalize với đầu vào dạng cuộn bằng phương pháp in Flexo Số màu sử dụng in từ 4 đến 7 màu và phương pháp gia tăng giá trị bề mặt sản phẩm thực hiện trên nhãn cũng phong phú như in nhũ lạnh, ép nhũ nóng, tráng phủ hiệu ứng bóng/mờ hoặc tráng phủ hiệu ứng kết hợp
2.5.2 Quy trình chế bản chung cho nhãn hàng
Hình 2.11 Quy trình chế bản chung cho nhãn hàng
Bảng 2.16 Phân tích quy trình chế bản cho nhãn hàng:
Quy trình Các bước thực hiện
1 Nhận thông tin từ khách hàng
1 Sau khi nhận file từ khách hàng, tiến hành kiểm tra file
2 Kiểm tra các hình ảnh vector và chữ sử dụng trong file
3 File nhận từ khách hàng phải được đóng gói kèm theo link và font và tỉ lệ 1:1 với tờ in thử
4 Nếu có sai sót hoặc thay đổi tiến hành chỉnh sửa file theo yêu cầu của khách hàng
5 Ghi chú các thay đổi (nếu có) so với file gốc
1 Sau khi file đã được xử lý và chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng tiến hành dàn trang
2 Biên dịch file sang PDF hoàn chỉnh
3 Kiểm tra file PDF một lần nữa trước khi tiến hành qua công đoạn tiếp theo
1 File PDF hoàn chỉnh từ chế bản tiến hành bình trang
2 Tách màu kiểm tra các phần tử màu sắc
3 Tram hóa kiểm tra loại tram, độ phân giải, tần số tram, góc xoay tram, hình dạng tram
4 In thử trắng đen hoặc in màu sau khi khách hàng/đại diện khách hàng đồng ý trên file PDF
5 Kiểm tra barcode bản in proof trước khi chuyển ký duyệt
6 Bản in trắng đen hoặc in màu phải đầy đủ thông tin
7 Nội dung, màu sắc, số màu (kể cả Pantone, màu lót trắng)
8 Khuôn bế (các đường cấn, cắt, răng cưa)
9 Vị trí ép nhũ, dập nổi, UV định hình, …
10 Chỉ in màu các sản phẩm mới hoặc tái bản có thay đổi màu sắc
1 Công nghệ mask sẽ sử dụng một lớp “mặt nạ” màu đen thay thế cho phim âm bản Sau đó, phần mặt nạ sẽ được đốt bằng tia laser có công suất cao và phần bị đốt sẽ được rửa sạch chỉ để lại phần tử in
2 Sau khi ghi laser trên mask thì đem tấm phim đi chiếu sáng
UV mặt chính và mặt lưng
3 Tiếp đến là quá trình hiện bản là quá trình xử lý hóa chất
4 Cuối cùng, bản hoàn chỉnh và đem đi in cho ra tờ in
2.5.3 Tiêu chuẩn xử lý file cho nhãn hàng
Bộ thông số kỹ thuật First 5.1 được áp dụng cho việc hướng dẫn xử lý đồ họa cho nhãn hàng đối với in Flexo:
Bảng 2.17 Kích thước chữ nhỏ nhất (theo First 5.1)
Folding Carton 6pt 4pt 8pt 6pt
PET 8pt 6pt 12pt 10pt
Metallized 8pt 6pt 10pt 8pt
Giấy 6pt 4pt 8pt 6pt
Màng 6pt 4pt 8pt 6pt
Quy định độ dày đường line:
Bảng 2.18 Độ dày đường line (theo First 5.1)
Phân loại Đường line dương bản (mm) Đường line âm bản (mm)
In cuộn khổ nhỏ Màng 0.13 0.245
Bảng 2.19 Thông số trap (theo First 5.1)
Phương pháp in Vật liệu Trap
In cuộn khổ lớn Folding Carton ≤ 0.3969 mm
In cuộn khổ nhỏ Giấy ≤ 0.3969 mm
Mục tiêu của TAC là mở rộng phạm vi tông màu trong vùng tối đồng thời giảm thiểu độ dày màng mực Giá trị TAC tối ưu sẽ thay đổi với điều kiện in (chất nền, hóa chất, mực in, trục anilox, băng dính, hệ thống sấy, tốc độ máy in, …)
Bảng 2.20 Giá trị TAC dành cho in flexo (theo First 5.1)
Gia công bề mặt Folding Carton Giấy Màng
Bảng 2.21 Quy định tỷ lệ thu phóng của Barcode (theo First 5.1)
Phân loại Tỷ lệ thu phóng tối thiểu (%)
In cuộn khổ lớn Folding Carton 100
In cuộn khổ nhỏ Giấy 80
Quy định độ phân giải tram: Độ phân giải tram dựa trên cách làm khuôn, vật liệu làm khuôn, điều kiện in
Bảng 2.22 Độ phân giải tram theo phương pháp chế tạo khuôn in (theo First 5.1)
Dung dịch Photopolymer Khắc laser
Folding Carton 120-150 lpi 85-110 lpi 110-133 lpi
Giấy tráng phủ 133-175 lpi N/A 110-133 lpi Giấy không tráng phủ 110-133 lpi 110-133 lpi 100-120 lpi Độ phân giải hình ảnh quyết định chất lượng ảnh in Đối với hình ảnh bitmap, độ phân giải tram của hình ảnh bitmap sẽ được thiết lập tùy theo độ phân giải của hình ảnh đó 300ppi là độ phân giải điển hình cho hình ảnh được in 100% bằng độ phân giải tram 133 - 150 lpi
Bảng 2.23 Độ phân giải tram của hình bitmap (theo First 5.1) Độ phân giải tram (lpi) Độ phân giải hình ảnh (ppi)
PHẦN MỀM XỬ LÝ FILE ESKO DESKPACK
Tổng quan về phần mềm Esko Deskpack
Deskpack là một tập hợp các plugin dành cho việc thiết kế chế bản bao bì nhãn hàng tương thích, sử dụng với phần mềm Adobe® Illustrator® Với các plugin DeskPack, Adobe® Illustrator® trở thành ứng dụng chế bản bao bì, nhãn hàng chính thức Các plugin DeskPack phù hợp với mọi môi trường thiết kế chế bản bao bì hộp giấy, nhãn hàng
Phiên bản Esko Deskpack đầu tiên xuất hiện vào năm 2002 do hãng Esko Graphics chịu trách nhiệm sản xuất (bắt đầu sử dụng trên Adobe® Illustrator® phiên bản 9, 10
Sử dụng kiến thức sản xuất của Esko Deskpack, chúng ta có thể nâng cao năng suất (đặc biệt trong môi trường sản xuất bao bì, nhãn hàng công nghiệp) và hạn chế lỗi khi làm việc trong ứng dụng thiết kế yêu thích của mình với các tính năng được cải thiện
Với Esko Deskpack, phần mềm Adobe Illustrator đã được hỗ trợ tối đa các chức năng, công cụ và chính thức trở thành ứng dụng dành cho thiết kế bao bì hàng đầu cho đến hiện tại
Từ việc nhập các tệp thiết kế cấu trúc (dữ liệu CAD), qua các tệp sản xuất, cho đến việc tạo lặp lại các tệp sản xuất sẵn sàng in, DeskPack cung cấp giải pháp xử lý, kiểm tra và đóng gói bao bì tốt nhất để hoàn thành công việc Phần lớn các modul chế bản của Adobe Illustrator sẽ cải thiện khả năng thiết kế bao bì, nhãn hàng phù hợp cho sản phẩm
Các công việc như Trapping, tạo và xử lý dữ liệu barcode, tách và thay thế màu pha, kiểm tra và xử lý file, trước đây mỗi công việc như vậy chỉ sử dụng và làm việc trên một hoặc hai phần mềm hỗ trợ, tuy nhiên Esko Deskpack khá tiện lợi khi chỉ sử dụng Esko trên Adobe® Illustrator® rút ngắn thời gian làm thủ công như trước đây, tăng hiệu suất, hiệu quả trong làm việc, sản xuất công nghiệp ở các công ty xí nghiệp lớn Đề tài của chúng em sẽ tập trung nghiên cứu các module công cụ của Esko Deskpack trong việc thiết kế sản xuất bao bì, nhãn hàng ở Adobe® Illustrator®
Các module công cụ Esko Deskpack hỗ trợ cho việc thiết kế chế bản bao bì hộp giấy, nhãn hàng bao gồm:
Chức năng các công cụ trong phần mềm
Là một công cụ thành phần của BootsX:
- Cho phép chọn các đối tượng (Selecting Objects): Path, Text, Symbol, Linked File, Image, Mesh, Dynamic Barcodes, Dynamic Table, Dynamic Object, Thin Part Fix
- Cho phép chọn các thuộc tính (Select by Attributes): Name, Size, Shape,
Ngoài ra lựa chọn các đối tượng đặc trưng Overprinting Objects, White Overprinting Objects, Uncolored Art là sự tiện lợi cho việc kiểm tra các đối tượng dễ bị lỗi trong quá trình thiết kế bao bì
Hầu hết các bao bì khi thiết kế sẽ có những đối tượng đặt sai vị trí mong muốn có thể do sơ suất hoặc cũng có thể do phần mềm AI xảy ra lỗi, trước đây rất khó để kiểm tra theo phương pháp thủ công
Công cụ Crosshair cho phép tạo các đường kẻ X và Y giao nhau, các đường kẻ này được định vị ở bất kì vị trí nào trong thiết kế ở Adobe Illustrator Các đối tượng có thể tự động định vị theo chiều dọc của đường kẻ
Hình 3.1 Hộp thoại Crosshair Tool 3.2.1.3 Ink Mix
Công cụ Ink Mix là sự kết hợp giữa các bộ lọc plugin của Esko cho phép người sử dụng quản lý và phát triển bảng màu cơ bản (bảng màu mẫu của Adobe Illustrator) Dựa trên bảng màu, chúng ta xác định màu mực sử dụng trên máy in (cụ thể là máy in công nghiệp các sản phẩm bao bì hộp giấy) Sự liên kết trong việc xử lý màu gốc trên file thiết kế với sản phẩm sau cùng phải đảm bảo độ chính xác Công cụ này giúp gán nhiều màu cho một đối tượng nhất định, trộn và xử lý màu tối ưu nhất
Ink Mix giúp xác định các yếu tố như:
- Màu trong file thiết kế có in đặc biệt hay không?
- In bao nhiêu màu trong một lần trên một loại sản phẩm
- Sử dụng máy in 2, 3 hay 4 màu
- Có cần công đoạn tách màu trước khi in hay không
Hình 3.2 Hộp thoại Ink Mix
Thay đổi màu cho một đối tượng
Khi chọn một đối tượng, bảng Ink Mix sẽ hiển thị màu (Fill hoặc Stroke) thực tế đang sử dụng Chỉ có thể thay đổi màu bằng cách nhập tỷ lệ phần trăm hoặc bằng cách kéo các thanh trượt cho mỗi loại màu
Xóa tất cả màu không cần sử dụng bằng cách click vào None
Thêm màu vào bản thiết kế
Thêm các màu do khách hàng yêu cầu hoặc màu đính kèm sản phẩm bằng Add to Graphic Styles
Chỉnh sửa, xử lý hộp thoại ink mix từ các phiên bản Esko trước
Hộp thoại Ink Mix của BoostX từ các phiên bản trước sẽ được tạo và sử dụng loại màu BG đặc biệt, hiện tại không được ưu tiên sử dụng mà sẽ được nâng cấp xuất hiện ngay trên các đối tượng
Inner/Outer Stroke cho phép tạo các nét có chiều rộng khác nhau ở bên trong và bên ngoài đối tượng thiết kế
Hình 3.3 Hộp thoại Inner/Outer Stroke
Có thể thay đổi góc cho các đường Inner/Outer Stroke bằng cách chọn góc tạo đường
Round: Góc mặc định (góc tròn sẽ được bao phủ ở tất cả đối tượng được chọn)
Beveled: Một phần hình dạng ở góc sẽ cắt đi
Mitered: Hình dạng sẽ được thay đổi bất kỳ theo đối tượng
Sử dụng công cụ Dimension Lines, bạn có thể thêm các đường kích thước vào tệp Illustrator Các đường kích thước có thể được thêm vào toàn bộ tài liệu, dựa trên bảng vẽ, hộp cắt hoặc phương tiện hộp
Ngoài ra cũng có thể thêm các đường kích thước của các phần nhỏ của tài liệu, trong các cột hoặc trong hàng
Hình 3.4 Các đường kích thước được thiết lập từ Dimension Lines
Các hình ảnh trong file AI, bao gồm cả hình ảnh link và nhúng, ta có thể thay đổi kênh màu hình ảnh với công cụ Channel mapping, ngoài 4 kênh màu CMYK ta có thể thêm các màu spot từ bảng Swatch Có thể remap hình ảnh bằng lớp mask đối với ảnh nhúng (ảnh đó không bắt buộc phải có lớp mask) còn với những hình ảnh
Trang 38 link thì bạn chỉ có thể bỏ thuộc tính lớp mask nếu hình đó có sử dụng lớp mask Cho phép thay đổi tỷ lệ phần trăm các loại mực (Tint)
Hỗ trợ tất cả các định dạng ảnh như TIFF, JPEG, PSD, Photoshop DCS, Photoshop EPS, PNG, GIF Thêm vào đó, công cụ có thể áp dụng chế độ overprint cho hình ảnh và giới hạn % cho mỗi kênh màu của hình ảnh
Ngoài ra Channel mapping còn có thể thiết lập màu spot cho việc thay thế kênh màu đang sử dụng
Hình 3.5 Hộp thoại Channel Mapping
Hộp thoại channel mapping sẽ cho phép xem thông tin kênh màu trên một đối tượng hoặc hình ảnh cụ thể (CMYK hoặc màu process nếu có) Nếu không hiển thị có thể do chọn đối tượng khác hoặc không đúng đối tượng, để tránh sai sót chúng ta nên vào mục layer của AI hoặc Go To Link trong bảng Links
Hình 3.6 Chọn đối tượng để xem thông số màu sắc
Việc thay thế hoặc chỉnh sửa màu sắc trên các file thiết kế gần như xảy ra thường xuyên do yêu cầu khách hàng hoặc do màu sắc chưa phù hợp với sản phẩm Riêng đối với bao bì hộp giấy màu sắc là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu dùng
Hình 3.7 Thay thế màu sắc trên hộp thoại Channel Mapping
Chọn hình ảnh và thay thế màu sắc mong muốn
Hình 3.8 Hộp thoại channel mapping và hình ảnh trước khi thay đổi kênh màu
Hình 3.9 Hộp thoại channel mapping và hình ảnh sau khi thay đổi kênh màu
Công cụ Color Engine cho phép thêm hoặc thay thế màu sắc bằng thư viện màu Color Engine
Các màu spot được thêm từ thư viện màu Color Engine sẽ tuân theo các tùy chọn màu spot của Illustrator, có thể là được tìm thấy trong menu Swatches Vì vậy, cần xác định trên thiết kế bao bì hộp sử dụng các giá trị LAB hoặc CMYK để thêm màu vào thư viện
Hình 3.10 thư viện màu Color Engine
Màu sắc Color Engine ở thư viện sẽ chỉ khả dụng (có thể sử dụng trên thiết kế bao bì hộp) sau khi khởi động lại Illustrator Ngoài ra việc thay đổi màu sắc ở thư viện Color Engine trở nên rất dễ dàng nhờ chức năng thay thế màu
Hình 3.11 Thay thế màu bằng Replace Ink
Trường hợp nếu không thể chuyển đổi một hoặc nhiều đối tượng trên thiết kế, mô tả sự cố sẽ xuất hiện trong hộp thoại tin nhắn và những màu sắc trên file thiết kế Illustrator đã chuyển đổi sẽ không biến mất khỏi danh sách đã sử dụng trong Ink
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ FILE CHO BAO BÌ HỘP GIẤY, NHÃN HÀNG CỦA ESKO DESKPACK
Khả năng ứng dụng BoostX trong xử lý bao bì hộp giấy, nhãn hàng
4.1.1 Khả năng thay đổi định vị đối tượng của Crosshair trong BoostX
Hình ảnh file đầu vào
Vấn đề cần giải quyết: Các đối tượng thành phần: chữ, hình ảnh bitmap, barcode cần được căn chỉnh, dàn đều theo vị trí theo vị trí phù hợp
Thực hiện chỉnh sửa theo cách thông thường
Bước Thực hiện Kết quả
File thiết kế AI cần xác định các đối tượng quan trọng cần căn chỉnh
Các đối tượng cần căn chỉnh được chọn
Sắp xếp theo thứ tự
Chọn theo thứ tự ưu tiên hình chọn đầu tiên là hình làm chuẩn, các hình tiếp theo sẽ dựa trên hình đó
Click Ctrl + R để định vị trí cần căn chỉnh cho hình đầu tiên Đường guide được định vị ở hình đầu tiên
Từ 2 hình trở định sẽ được định vị theo công cụ align:
Vertical Align Central: Căn chỉnh giữa chiều ngang
Align to key object: Căn chỉnh dựa trên đối tượng làm chuẩn
Chữ và hình đã được căn chỉnh theo phương ngang
Thực hiện với các đối tượng tương tự Định vị trí theo chiều ngang cách đường guide trùng với biên của hình thứ nhất 5 cm và theo chiều dọc ở giữa cách đường guide trùng với biên của đối tượng thứ hai 0.5 cm
Chữ và đối tượng thứ 3 đã được căn chỉnh ở giữa
Căn chỉnh tương tự cho thông tin sản phẩm cách biên dưới logo đó
0.5cm và nằm giữa làm thứ nhất với hình trên
- Sử dụng Vertical Distribute Space với 0.5cm, giữa đối tượng thứ 3 (logo) với thông tin sản phẩm
- Với logo là đối tượng làm chuẩn (double click)
Căn chỉnh thông tin và hình thứ nhất
Sử dụng Horizontal Align Central với với hình thứ nhất làm chuẩn (double click)
Kết quả sau cùng các đối tượng được căn chỉnh theo thứ tự và hài hòa cho thiết kế
Thực hiện chỉnh sửa bằng Crosshair trong BoostX
Bước Thực hiện Kết quả
File thiết kế AI cần xác định các đối tượng quan trọng cần căn chỉnh (chữ, logo, hình ảnh, …)
Chọn các đối tượng trên
Sắp xếp theo thứ tự
Chọn theo thứ tự ưu tiên hình chọn đầu tiên là hình làm chuẩn, các hình tiếp theo sẽ dựa trên hình đầu
Thực hiện định vị tâm tọa độ
- Mở pallete Crosshair (Window>Esko>Boostx>Crosshair)
- Chọn đối tượng làm chuẩn Đường guide được định vị ở hình đầu tiên
Căn chỉnh đối tượng thứ 2 theo đối tượng chuẩn
Chọn Align Art và Align Horizontal với khoảng cách 9.6367cm theo phương ngang tính từ mép biên đối tượng chuẩn
Chữ và hình đã được căn chỉnh theo phương ngang
Thực hiện với các đối còn lại
Các bước cân chỉnh tương tự như thực hiện căn chỉnh cho đối tượng thứ 2
Kết quả sau cùng các đối tượng được căn chỉnh theo thứ tự và hài hòa cho thiết kế.
Ưu và nhược điểm của Crosshair: Ưu điểm Nhược điểm
- Định vị trục tọa độ ảo Crosshair theo đối tượng nhanh
- Trục ảo có thể xoay theo giá trị góc xoay nhập vào
- Các ô nhập bên phải chỉ tác động đến trục tọa độ ảo
- Góc xoay chỉ xoay được trục ảo, nhưng cũng tác động đến phần
- Nhận dạng được biên đối tượng và biên stroke hay biên hiệu ứng của đối tượng
- Linh hoạt hơn với shape dạng kín như chữ nhật, vuông, tròn
Constrain Angle trong Preferences của
Ai (định góc xoay khi tạo đối tượng)
- Ít linh hoạt với chữ, ký tự và không thể nhận ra đường baseline
Đánh giá khả năng căn chỉnh của Crosshair trong việc giải quyết vấn đề:
So sánh Thực hiện bằng phần mềm AI Thực hiện bằng plugin
- Thông qua nhiều bước (kẻ guide, căn chỉnh tọa độ, công cụ Align sử dụng nhiều)
- Chọn đối tượng làm chuẩn nhiều lần sau mỗi lần căn chỉnh vị trí cho mỗi đối tượng được căn chỉnh
- Thực hiện căn chỉnh đối tượng sau khi
- Chọn các option phù hợp
- Kiểm tra vị trí căn chỉnh
- Chọn đối tượng làm chuẩn
- Thực hiện đặt vị trí tâm ảo (tâm làm chuẩn cho đối tượng)
- Căn chỉnh các đối tượng còn lại thông qua vị trí được định vị
- Kiểm tra vị trí căn chỉnh Độ hiệu quả
Tương đối chính xác, tuy nhiên cần thông qua nhiều bước, nhiều công cụ
- Chính xác tuyệt đối, chỉ qua 2 bước cơ bản là định vị tâm ảo và căn chỉnh
- Tuy nhiên cần lưu ý việc chọn tâm dễ dẫn đến sai sót khi căn chỉnh
Quen thuộc với người sử dụng, dễ dàng sử dụng và chỉnh sửa
Còn khá xa lạ, về mặt palette cũng như cách sử dụng và chỉnh sửa
Tốc độ xử lý Nhanh, chính xác Nhanh, chính xác, dạt được hiệu quả cao
Kết luận: Crosshair có chức năng chỉnh sửa, định vị vị trí một cách chính xác cho các đối tượng trên file thiết kế đồ họa, cho phép thay đổi tự động thông qua việc thiết lập thông số mà không cần định vị theo cách thủ công Các sản phẩm bao bì hộp giấy, nhãn hàng hiện nay sẽ ưu tiên định vị bố cục tự động cho các thiết kế trở nên tối giản và đối xứng nên việc ứng dụng Crosshair để cải thiện, chỉnh sửa là cần thiết và tối ưu
4.1.2 Khả năng thay đổi không gian màu của Ink mix trong BoostX
File đầu vào tương tự như trên là túi giấy KFC
Vấn đề cần giải quyết:
- Như trên hình thì file thiết kế có màu nền quá nổi bật so với các đối tượng khác
- Thay đổi thành phần màu cho các đối tượng màu nền trở nên hài hòa hơn
Thực hiện chỉnh sửa theo cách thông thường:
Bước Thực hiện Kết quả
Xác định đối tượng nền
Chọn đối tượng nền bằng công cụ Select tool
Xác định được màu nền trước khi thay đổi hòa trộn màu
Xác định thành phần màu nền
- Thông thường màu nền nên được chuyển sang Process và chọn Option Spot color, mục đích giúp chúng ta xác định số màu in được sử dụng ở file thiết kế
Thông số màu trước khi thay đổi, hòa trộn màu hiển thị ở 2 palette trên
- Số màu sẽ được hiển thị đầy đủ ở hộp thoại Separations Preview
Tiến hành hòa trộn màu
Chọn màu PANTONE P48-8C đã tạo từ thư viện màu (Book Color) và chỉnh 100%, không fill màu cho các đường stroke
Màu nền ban đầu luôn luôn phải đạt 100% giá trị
Process color (click to convert)
Hộp thoại CMYK sẽ hiển thị
Thực hiện hòa trộn, thay đổi không
Màu nền đã được hòa trộn với độ sắc hài hòa
Trang 57 gian màu theo yêu cầu
Sau khi hòa trộn click Overprint fill Hoàn tất và kiểm tra sau khi hòa trộn màu
Thực hiện hòa trộn, thay đổi không gian màu bằng InkMix trong BoostX
Bước Thực hiện Kết quả
Xác định đối tượng màu nền cần hòa trộn
Mở hộp thoại InkMix: Window ->
Màu nền sẽ được hiển thị ở palette InkMix để dễ dàng chỉnh sửa
Hòa trộn màu Kéo thanh màu CMYK lần lượt theo các giá trị như chỉnh sửa ở Illustrator
Màu nền đã được hòa trộn
Ưu và nhược điểm của InkMix Ưu điểm Nhược điểm
- Hòa trộn màu không mất thời gian
- Giao diện hộp thoại dễ sử dụng
- Sau khi hòa trộn một màu mới, InkMix lưu lại mẫu template màu nằm ở
Graphic Styles bằng cách click
Hình Hộp thoại Graphic Styles giúp lưu lại mẫu màu hòa trộn Inkmix
- Xử lý khi Separation Preview dễ mất màu pantone nếu không chọn Option Spot color
- Nhầm lẫn không gian quản lý giữa Graphic Styles và Color Swatch của AI
- Thay đổi từng chi tiết, không thực hiện chung Vì vậy, khi trapping thủ công thường hay xảy ra lỗi
- Ít linh hoạt với chữ, ký tự và không thể nhận ra đường Stroke
- Tổng lượng mực phủ có thể vượt quá điều kiện sản xuất ban đầu của sản phẩm
Đánh giá khả năng căn chỉnh của InkMix trong việc giải quyết vấn đề
So sánh Thực hiện bằng phần mềm
- Xác định màu Process ban đầu Đơn giản, ít thao tác:
- Thực hiện fill 100% giá trị màu cho đối tượng nền Chọn các option phù hợp
- Convert từ Spot sang CMYK
- Thực hiện hòa trộn theo tiêu chí Độ hiệu quả
Tương đối chính xác, tuy nhiên cần thông qua nhiều bước, nhiều công cụ
Chính xác tuyệt đối, chỉ qua
2 bước cơ bản thay đổi hòa trộn được không gian màu
Quen thuộc với người sử dụng, dễ dàng sử dụng và chỉnh sửa
Còn khá xa lạ, về mặt palette cũng như cách sử dụng và chỉnh sửa tuy nhiên dễ làm quen
Tốc độ xử lý Chậm Nhanh, chính xác
- Để làm cho màu nền hài hòa theo xu hướng thị trường, sở thích của người tiêu dùng Sản phẩm cũng cần thay đổi đặc biệt là thiết kế bên ngoài (màu nền giữ vai trò rất quan trọng)
- Sự liên kết giữa các chi tiết màu nền, màu sắc của hình ảnh bitmap, các thành phần pattern đính kèm phải thỏa các tiêu chí của sản phẩm (do khách hàng yêu cầu) và ngoài ra còn giúp việc chỉnh sửa, xử lý file đơn giản hơn
- Quá trình quản trị màu là vấn đề quan trọng trong lĩnh vực sản xuất bao bì, nhãn hàng, việc ứng dụng Ink Mix để thay đổi trực tiếp không gian màu cho thấy sự tiện lợi so với cách làm thông thường, không gian màu ảnh hưởng các công đoạn sau như in thử, RIP Do đó điều chỉnh cân bằng màu theo tiêu chuẩn Gracol cho bao bì nhãn hàng theo cách thông thường mất nhiều thời gian mà không đảm bảo file đầu ra và sản phẩm đến tay người tiêu dùng đồng nhất về màu sắc Áp dụng hiệu quả cho cả bao bì hộp giấy và nhãn hàng
4.1.3 Khả năng thay đổi độ dày đường stroke của Inner & Outer Stroke trong boostX
Hình ảnh file đầu vào
Hình 4.2 Hộp kem đánh răng Colgate than tre
Vấn đề cần giải quyết:
- Như trên hình thì file thiết kế có logo đối tượng chiếc lá cần được inner & outer stroke để thêm phần nổi bật cho chi tiết
- Thay đổi thành phần màu cho các đối tượng chiếc lá trở nên hài hòa hơn
Thực hiện chỉnh sửa theo cách thông thường
Bước Thực hiện Kết quả
Xác định đối tượng cần chỉnh sửa
Chọn đối tượng chiếc lá bằng công cụ Select tool và giữ Shift để chọn cùng lúc hai đối tượng
Xác định được đối tượng trước khi thay đổi inner & outer stroke
Thêm Outer stroke Đối tượng: phần viền của chiếc lá
- Thông thường outer stroke sẽ không được thêm để đảm bảo độ hài hòa màu sắc của đối tượng
- Trước khi thêm outer stroke cho đối tượng cần đảm bảo độ dày đường stroke cần thêm
Outer stroke đã được thêm vào đối tượng
- Inner stroke sẽ được thêm vào sống lá
- Stroke sống lá có độ dày ban đầu là 0.5pt
- Copy đối tượng và đổi màu stroke thành PANTONE 485C chỉnh độ dày stroke thành 0.25pt
- Align central đối tượng cân đối với đối tượng ban đầu
Inner stroke đã được thêm vào đối tượng
- Trước khi thêm Inner stroke cho đối tượng cần đảm bảo độ dày đường stroke cần thêm
Thực hiện thêm Inner & Outer stroke bằng BoostX
Bước Thực hiện Kết quả
Xác định đối tượng stroke cần thay đổi
- Mở hộp thoại Inner/Outer stroke:
Xác định được đối tượng và công cụ chỉnh sửa
- Đối tượng: phần viền của chiếc lá
- Căn chỉnh độ dày stroke là 0.25 pt
- Với góc nhọn (Outer Miter Join ) do chiếc lá cần góc stroke nhọn là phù hợp
- Chọn màu Stroke Click vào color và mở hộp thoại swatch color, chọn PANTONE 485C
Outer stroke đã được thêm vào đối tượng
- Đối tượng: phần trong của sống lá
- Thực hiện căn chỉnh độ dày stroke như Outer stroke
Inner stroke đã được thêm vào đối tượng
Sau khi thêm Inner và Outer cần thu nhỏ đối tượng để kiểm tra
Logo đã được thêm phần Outer và Inner stroke
Ưu và điểm của Inner/Outer Stroke: Ưu điểm Nhược điểm
- Chọn được góc, nét stroke cho những đối tượng nhỏ
- Palette Inner/Outer Stroke hiển thị đầy đủ các option (inner, outer, góc stroke, màu stroke, đường miter giới hạn)
- Giao diện hộp thoại dễ sử dụng
- Không cần copy đối tượng inner
- Không phân biệt được đường path
- Thay đổi từng chi tiết, không thực hiện chung vì vậy khi trapping thường hay xảy ra lỗi
- Không cho phép thực hiện trên đối tượng là chữ hay hình ảnh
Đánh giá khả năng thay đổi, thêm của Inner/Outer Stroke trong việc giải quyết vấn đề:
So sánh Thực hiện bằng phần mềm AI
- Xác định đối tượng ban đầu
- Inner cần copy đối tượng căn chỉnh
- Màu cần được chọn sau khi add stroke Đơn giản, ít thao tác:
- Thực hiện thêm Inner/Outer Stroke Độ hiệu quả
- Tương đối chính xác, nhưng phức tạp,
- Không hỗ trợ chọn góc của stroke (nhọn, tròn, bè)
Chính xác tuyệt đối, chỉ qua 2 bước cơ bản
Quen thuộc với người sử dụng, dễ dàng sử dụng và chỉnh sửa, tuy nhiên mất nhiều thời gian
Còn khá xa lạ, về mặt palette cũng như cách sử dụng và chỉnh sửa tuy nhiên dễ làm quen
Tốc độ xử lý Chậm Nhanh, chính xác
- Stroke trong Illustrator là một khái niệm để chỉ đường viền của đối tượng cụ thể Hay nói cách khác stroke là đường màu bao quanh khu vực giới hạn của màu fill
- Đôi khi, Stroke không chỉ được sử dụng với mục đích là tạo đường bao, tạo độ sắc nét, phân biệt mảng màu này với mảng màu kia trong sản phẩm đặc biệt là bao bì hộp giấy Stroke còn có thể tách ra như một đối tượng riêng biệt có đầy đủ thuộc tính của một đối tượng vector
- Stroke là thuộc tính đi liền với khái niệm đường path Nhưng cần lưu ý rằng Stroke không phải là một đường path Chúng được cấu tạo từ rất nhiều các thuộc tính chứ không đơn thuần là đường giới hạn như path
- Inner/Outer Stroke của BoostX hỗ trợ tối đa cho các thiết kế bao bì có nhiều đường nét cần cân chỉnh về độ dày hoặc bổ sung bên trong chi tiết mà không mất nhiều thời gian, đối với sản phẩm nhãn hàng do chi tiết đồ họa đơn giản Phương pháp in thường là Flexo nên các yêu cầu về xử lý file và các đường nét thông thường sẽ thực hiện ở công đoạn thiết kế, hạn chế chỉnh sửa Do đó Inner/Outer Stroke sẽ phù hợp xử lý cho sản phẩm bao bì hộp giấy.
Khả năng chuyển kênh màu hình ảnh bitmap của Channel Mapping
Hình ảnh file đầu vào
Hình 4.3 (a) Hộp cấp 1 Hamburger Mc Donal và (b) nhãn Dove
Vấn đề cần giải quyết:
- Hình ảnh CMYK được nhúng hoặc đặt trong tài liệu Illustrator
- Có thể thay đổi kênh màu hình ảnh, ngoài kênh màu CMYK có thêm màu pha (pantone)
Thực hiện chỉnh sửa theo cách thông thường:
Công đoạn Thực hiện Kết quả
Xuất file Ai sang PDF
Thiết lập thông số phù hợp với điều kiện in tại Distiller Đính kèm Distiller sản phẩm: Hộp Hamburger https://drive.google.com/file/d/1fakzI OWChWklqdXCnYY52WJXg3bMU 0cF/view?usp=sharing
Khởi động plugin PDF toolbox của
Mở PDF bằng Acrobat, vào Tool > Prinect > PDF toolbox
Hiển thị thông số màu nhằm kiểm tra chất lượng màu trước khi in
Chọn vào hình ảnh cần chỉnh và thiết lập như hình Nhấp Apply (Object) để tác động cho mỗi hình ảnh được chọn
Thực hiện chuyển đổi kênh màu Channel Mapping:
Công đoạn Thực hiện Kết quả
- Hiển thị các loại mực được sử dụng trong hình ảnh
- Hình ảnh có ở chế độ overprint không
- Phần trăm màu được sử dụng cho mỗi loại mực
Chuyển kênh màu Magenta, Yellow thành Pantone 485C, Pantone 7549C, giảm phần trăm màu Cyan còn 90
Tương tự thực hiện trên sản phẩm nhãn Dove
Mực đã được chuyển sang màu khác như trong hình ảnh
Trang 68 Đối tượng gốc Sau khi chuyển đổi kênh màu
Chi tiết hình ảnh trước khi chuyển đổi có độ tương phản màu cao, màu sắc không đồng điệu, sau khi chỉnh sửa nhận thấy màu sắc hài hòa, rõ nét do phần trăm màu được điều chỉnh và chuyển đổi kênh màu hợp lí
Ưu và nhược điểm của Channel Mapping: Ưu điểm Nhược điểm
- Các bước thực hiện đơn giản, nhanh chóng, đặc biệt không cần xuất file
PDF và thông qua nhiều phần mềm
- Thay đổi được cả kênh màu và % màu của hình được link vào
- Không thể chuyển đổi các kênh màu khác ngoài các kênh màu có trên thiết kế (cần phải thêm màu từ thư viện màu Book color)
- Khi hình ảnh trong thiết kế được link có cả màu mask, màu spot, màu Process thì mặc định Adobe Illustrator đặt màu mask cho các màu CMYK, các màu spot được hiểu là không có màu mask
Đánh giá khả năng chuyển kênh màu của Channel Mapping:
So sánh Thực hiện thông thường Thực hiện bằng plugin
Bước thực hiện Thông qua nhiều bước (từ xuất file PDF, phần mềm khác, …)
Thao tác đơn giản, thực hiện trên đối tượng trực tiếp Độ hiệu quả Đạt được độ chính xác nhưng phải thông qua nhiều bước, nhiều phần mềm Đạt được độ chuẩn xác cao trong thời gian ngắn
Với nhiều phần mềm sẽ làm ảnh hưởng đến file Không chỉnh được % lượng mực khi chuyển kênh màu Việc thực hiện sẽ gặp hạn chế
Dễ sử dụng, chỉ cần thao tác đơn giản như chọn đối tượng, hình link hay nhúng rồi thực hiện chuyển kênh màu
Tốc độ xử lý Tốn thời gian Thực hiện nhanh chóng
Kết luận: Trong một thiết kế trên sản phẩm bao bì hộp giấy, nhãn hàng, hình ảnh bitmap được xử lý màu sắc theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải thông qua nhiều công đoạn từ chỉnh sửa trên Adobe Photoshop cho đến thiết lập chuyển đổi màu trên PDF toolbox Channel Mapping giờ đây là công cụ tương đối dễ sử dụng và tiết kiệm thời gian cho việc chuyển đổi kênh màu, đảm bảo hình ảnh sau khi xử lý đảm bảo về mặt tiêu chuẩn Gracol.
Khả năng thay đổi màu in của Color Engine
Hình ảnh file đầu vào
Hình 4.4 Hộp cấp 1 sản phẩm The Coffee House
Vấn đề cần giải quyết: Màu nền Pantone 151C sản phẩm hộp “The Coffee
House”, thay đổi màu nền hiện có để phù hợp với nhu cầu khách hàng
Thực hiện tạo thay đổi bằng Color Engine:
Bước Thực hiện Kết quả
Xác định đối tượng cần chỉnh sửa màu
Chọn Esko - Color Engine - Replace Ink
Tại mục Replace Selected Color by chọn A Document Ink, sẽ hiển thị bảng màu có thể lựa chọn add vào danh sách màu để có thể được chọn thay thế màu như mong muốn Đối tượng thực hiện đổi màu thông tin sản phẩm từ màu Pantone 151C sang màu Red
Ưu và nhược điểm của Color Engine: Ưu điểm Nhược điểm
- Thao tác nhanh, đảm bảo thay đổi màu sắc không bị sai sót
- Thêm vào các màu thường sử dụng cho sản phẩm để không bị mất thời gian tìm kiếm ở color book
- Thông tin độ sai màu chỉ mang tính chất tham khảo
- Vì chỉ thay thế màu trong Ink Book cho nên chỉ có thể chọn được màu thông dụng
- Tính linh hoạt khi chuyển đổi còn hạn chế vì không có nút Undo
- Color Engine được xem là thư viện màu hỗ trợ khả năng lưu trữ và thay đổi các thành phần màu, trong thiết kế đặc biệt lĩnh vực bao bì nhãn hàng màu sắc thì có rất nhiều thuộc tính, những thiết kế tương tự thì cần được lưu trữ lại để sử dụng cho các sản phẩm sau tiết kiệm thời gian và tốc độ xử lý file
- Chú ý: Nếu màu đó đã có sẵn ở bảng Swatches thì khi thêm vào một lần nữa cần phải cập nhật lại các tham số màu của màu mực đó
4.4 Khả năng tạo mã vạch của Dynamic Barcodes:
Hình ảnh file đầu vào
Hình 4.5 Hình hộp cấp 1 sản phẩm The Coffee House
Vấn đề cần giải quyết: tạo barcode theo hình bitmap trên sản phẩm hộp “The coffee house”
Thực hiện theo cách thông thường:
Bước Thực hiện Kết quả
Khởi động phần mềm Vào Plugins – Prinect 2020 –
Chọn mục Barcode và nhập mã
Thực hiện tạo bằng Dynamic Barcodes:
Bước Thực hiện Kết quả
Vào hộp thoại tạo mã vạch Dynamic Barcode của DeskPack
Lựa chọn loại mã vạch muốn tạo
Chọn loại mã vạch ở thanh công cụ Barcode Type
Tạo mã vạch Nhập mã vạch vào ô Code
Thiết lập các thông số
Lựa chọn font chữ và kích thước Thiết lập các thông số thích hợp của mã vạch
Ưu và nhược điểm của Dynamic Barcodes: Ưu điểm Nhược điểm
- Có thể lựa chọn vị trí tạo barcode
- Barcode có thể xoay nhiều hướng khác nhau ngay lúc tạo
- Màu sắc của barcode muốn thay đổi phải qua nhiều bước
- Không thực hiện đổi màu nền được
- Không hiện preview nên làm cho việc tạo và chỉnh sửa khó khăn hơn
Đánh giá khả năng tạo mã vạch của Dynamic Barcodes:
So sánh Thực hiện bằng Prinect
Thao tác đơn giản Thao tác đơn giản, thực hiện trên đối tượng trực tiếp Độ hiệu quả Đạt được độ chính xác cao nhờ có bảng preview Độ chuẩn xác còn hạn chế
Với Plugin được sử dụng khi đã thực hiện xong file hoàn chỉnh và xuất thành file PDF Được thực hiện trên file
AI, chỉ cần thao tác tạo và chỉnh sửa mã vạch
Tốc độ xử lý Thực hiện nhanh chóng chỉ 2 thao tác chính
- Để tối ưu hóa quy trình tạo Barcode trong trường hợp thì việc thực hiện bằng Prinect PDF Toolbox đạt hiệu quả, độ chuẩn xác cao
- Bảng preview chỉ có khi xác định loại mã vạch muốn tạo nên khi muốn điều chỉnh kích thước của mã vạch trong lúc thực hiện khó để của mã chỉnh sửa
- Dynamic Barcodes phù hợp cho các sản phẩm nhãn hàng đơn giản
Khả năng xuất hình ảnh và nhúng kèm link của Image Extractor
Hình ảnh file đầu vào
Hình 4.6 Nhãn nước hoa Enchanteur
Vấn đề cần giải quyết: Như trên hình thì file thiết kế có hình ảnh cần được xuất nhúng kèm link ở định dạng TIFF để lưu trữ cho những thiết kế sau cho sản phẩm tương tự
Hình 4.7 Hình Bitmap trên nhãn nước hoa Enchanteur
Thực hiện xuất hình ảnh và nhúng kèm link theo cách thông thường:
Phần mềm: Adobe Illustrator 2022 và Adobe Photoshop 2020
Bước Thực hiện Kết quả
Xác định đối tượng cần xuất
Chọn đối tượng hình bằng công cụ Select tool
Xác định được đối tượng hình ảnh cần xuất
Xem hình ảnh có đúng kích thước hay Transform
Click vào hình ảnh xem thông số
- Hình ảnh được đúng theo tỷ lệ (100%, 100%)
Transform từ file PSD sang cho thiết kế trên
Copy hình ảnh sang một tài liệu mới
Giữ Alt + Shift để phóng to hình ảnh: Vừa tăng giảm kích thước đối tượng đúng tỉ lệ vừa thay đổi kích thước về phía tâm đối tượng
Hình ảnh vừa đủ độ lớn để thực hiện xuất nhúng kèm link
Thực hiện xuất hình ảnh
Chọn hình ảnh ở trang tài liệu mới
- Vào: Window -> Link -> Edit in photoshop
(do AI không hỗ trợ xuất hình ảnh ở định dạng TIFF) Ở giao diện Photoshop: File -> Save as thực hiện xuất file hình ở định dạng TIFF và chọn thư mục lưu trữ
Hình ảnh được xuất theo định dạng
Kiểm tra và relink cho đối tượng ở file thiết kế ban đầu
- Thực hiện relink cho đối tượng ở file thiết kế bằng hình ảnh vừa xuất ở định dạng TIFF
- Mục Check box link sẽ được chọn
Hình ảnh đã được relink đúng định dạng mong muốn TIFF
Thực hiện xuất hình ảnh và nhúng kèm link bằng Image Extractor:
Bước Thực hiện Kết quả
Xác định đối tượng hình ảnh cần xuất và nhúng link
Chọn đối tượng hình ảnh cần xuất và nhúng kèm link bằng selection tool
Xác định được đối tượng và công cụ chỉnh sửa
Thực hiện xuất hình ảnh
Lưu ý: cần nhúng hình ảnh trước khi xuất hình
- Chọn Embed ở thanh trạng thái
Hình ảnh đã được xuất ở định dạng TIFF
- Vào: Window -> Ekso -> Image Extractor -> Export Image
- Chọn thư mục lưu trữ và đặt tên
Thực hiện như cách thông thường Hình ảnh được relink ở định dạng TIFF thay thế định dạng PSD
Ưu và nhược điểm của Image Extractor: Ưu điểm Nhược điểm
- Nhanh, gọn không thông qua phần mềm hỗ trợ
- Có thể xuất nhiều hình ảnh một lượt cùng một định dạng xuất
- Palette Image Extractor đơn giản hơn
- Nhúng hình ảnh (Embed) trước khi xuất định dạng nếu không sẽ bị lỗi
- Chọn quá nhiều hình ảnh cùng lúc sẽ nhầm lẫn
- Các file hình ảnh đầu vào ở định dạng PSD chứa các layer như Opacity mask phải được xử lý đặc biệt trước khi xuất sang định dạng TIFF
Đánh giá khả năng xuất hình ảnh và nhúng kèm link bằng Image Extractor trong việc giải quyết vấn đề:
So sánh Thực hiện bằng phần mềm
Thông qua nhiều bước và hỗ trợ từ phần mềm khác
- Xác định đối tượng ban đầu
- Xem tỉ lệ scale hình ảnh từ file PSD
- Tạo ArtBoard mới và phóng to hình ảnh
- Sử dụng Photoshop để xuất ở định dạng TIFF
- Kiểm tra và relink tại hộp thoại links của Illustrator Đơn giản, ít thao tác:
- Nhúng hình ảnh trước khi xuất (Embed)
- Xuất và relink ở định dạng TIFF Độ hiệu quả
- Tương đối chính xác nhưng phức tạp
- Phải chọn Save Transparency khi xuất file TIFF
Chính xác tuyệt đối, chỉ qua 2 bước cơ bản
Giao diện Nhiều thông số, phức tạp kết hợp với phần mềm Photoshop Đơn giản, dễ sử dụng
Tốc độ xử lý Chậm Nhanh, chính xác
Kết luận: Image Extractor là một công cụ xuất và nhúng link hình ảnh một cách chính xác, nhanh chóng thông qua phần mềm hỗ trợ khác như Adobe Photoshop như cách thông thường Đảm bảo các tính chất của hình ảnh hỗ trợ các định dạng khác nhau như TIFF, PSD (lưu trữ thành một tệp riêng và không ảnh hưởng đến ảnh gốc ban đầu), đảm bảo Transparency được bảo tồn Sử dụng hiệu quả cho sản phẩm bao bì hộp giấy lẫn nhãn hàng
Khả năng trap tự động của Power Trapper
Hình ảnh file đầu vào tương tự mục 4.2
Vấn đề cần giải quyết: Các chi tiết, thiết kế đồ họa trên file thiết kế đồ họa cần được xử lý trapping nhằm hạn chế, bù trừ hiện tượng lé trắng ở các vùng chi tiết có nhiều màu chồng lên nhau
Thực hiện xuất trapping theo cách thông thường:
Phần mềm: Plugin PDF Toolbox
Hộp cấp 1 HAMBURGER Phân tích
Dùng để xác định hướng trapping
Cài đặt thuộc tính màu
- Màu của thiết kế cấu trúc: Dieline Để xác định màu nào không cần trapping như: Transparency, dieline, …
EURO Các giá trị Neutral
Density tự động, dùng để xác định hướng trapping cho đối tượng màu process và màu pha có tính trong suốt Độ dày
0.05 mm Độ dày phù hợp để trapping dựa theo Media Standard Print 2018
Hình dáng giao nhau giữa 2 đường thẳng
- Góc giao giữa 2 đường thẳng là góc nhọn
- Nếu phần giao là góc nhọn lớn hơn 5 lần đường trapping thì sẽ cắt đi
- Dùng để xác định đường viền trap tại những nơi chồng ít nhất 3 màu
25% (mặc định) Chỉ thực hiện trapping đối với 2 màu có độ chênh lệch thành phần lớn hơn 25%
Thực hiện Trap tự động bằng PowerTrapper:
Bước Thực hiện Kết quả
Xác định đối tượng cần trap Đảm bảo các layer được hiển thị đầy đủ (không khóa) Lưu ý các đối tượng đồ họa Xác định được đối tượng và công cụ chỉnh sửa
Thực hiện thiết lập thông số trapping
Thông số tương tự khi thực hiện ở PDF Toolbox:
- Lượng mực phủ của đối tượng tối thiểu: 20%
Thiết lập màu sắc và hình dạng trap:
- Cắt bỏ chi tiết thừa từ trong ra
Thiết lập hoàn chỉnh các thông số cần thiết cho việc trapping
Sau khi thiết lập các thông số thông thường nhấn “Add Rule” để thiết lập quy tắc trap nâng cao
Palette thiết lập trap nâng cao
Tiến hành trap tự động
Thực hiện Trap dựa trên thông số đã thiết lập
Quản lý và chỉnh sửa các đối tượng đã trap
- Sau khi thực hiện trap tự động, một hộp thoại pallet Sẽ hiển thị đầy đủ các đối tượng đã được trap
Các đối tượng đồ họa được trap tự động và có layer trap riêng
- Để kiểm tra nhấp vào biểu tượng kính lúp ở góc phải
- Các đối tượng được trap có màu Pantone, sau khi trap ta thấy độ dày trap tương đối ổn định phù hợp cho quá trình xử lý file và in ấn
- Nếu có thay đổi về thông số click trực tiếp vào palette và “update trap”
Kiểm tra và lưu thông số trap
- Các đối tượng nhìn tổng quan được trap tự động sẽ có cùng thuộc tính như thiết lập, lưu thông số đã thiết lập tại palette Powertrapper
Khi sử dụng trap cho các loại bao bì hộp giấy cùng thuộc tính thì có thể sử dụng lại không cần thiết lập lại
Ưu và nhược điểm của PowerTrapper: Ưu điểm Nhược điểm
- Nhanh, gọn không thông qua phần mềm hỗ trợ
- Có thể chỉnh sửa trực tiếp, từng thuộc tính các đối tượng trên tài liệu
- Nhiều lựa chọn thiết lập thông số trap có thể nhầm lẫn
- Trap nhiều đối tượng cùng lúc nếu khác thông số thì cần chỉnh sửa và update trap cho mỗi đối tượng
- Trap tự động cho các đối tượng chữ, hình ảnh, đường path, vector với kích thước nhỏ
- Có layer trap riêng không mất thời gian tìm kiếm, phân biệt giữa đối tượng không trap và đã trap
- Không có thiết lập lựa chọn hệ mực sử dụng (Ink Set)
Đánh giá khả năng trap tự động bằng Power Trapper trong việc giải quyết vấn đề:
So sánh Thực hiện bằng phần mềm PDF Toolbox
Chỉ thiết lập thông số trap một lần
- Kiểm tra và chỉnh sửa lại
Phức tạp, nhiều thao tác
- Thiết lập thông số kèm tùy chọn nâng cao (phù hợp với tài liệu)
- Kiểm tra và chỉnh sửa trực tiếp trên hộp thoại Độ hiệu quả
- Nếu có chỉnh sửa phải thiết lập thông số lại từ đầu (mất nhiều thời gian)
- Chính xác tuyệt đối, có thể kiểm tra trực tiếp từng đối tượng
- Nhiều thông số file đầu vào phải thuộc định dạng PDF
- Phức tạp, nhiều thông số cần thiết lập
Tốc độ xử lý Chậm mất thời gian Tương đối, chính xác
Kết luận: Trapping là công đoạn hỗ trợ chồng màu sáng sang màu tối mà vẫn đảm bảo độ bảo hòa màu sắc, các sản phẩm bao bì, nhãn hàng thường phải trapping trước khi xuất file Để hạn chế nhược điểm đó trapping tự động bởi Power Trapper không làm mất đi khả năng chỉnh sửa thủ công cho các trường hợp ngoại lệ sẽ hỗ trợ thiết lập và trapping các đối tượng trực tiếp trên file thiết kế đồ họa, chỉnh sửa từng thông số, khoảng cách, mật độ, góc trapping cho từng đối tượng giúp xử lý hiệu quả
Khả năng xử lý lót trắng của White Underprint
Hình ảnh file đầu vào
Vấn đề cần giải quyết:
- Tạo lớp lót trắng giúp hạn chế vấn đề bù trừ màu sắc khi xử lý file và xử lý trapping dễ dàng hơn
- Nền trắng này có thể cần thiết khi in trên vật liệu trong suốt hoặc kim loại, các đối tượng có nguy cơ tràn màu, khó xử lý file cho các công đoạn khác
Thực hiện tạo theo cách thông thường:
Bước Thực hiện Kết quả
Tạo màu giả lập lót trắng
Tạo màu giả lập từ bảng Swatches Màu giả lập được tạo
Tạo layer phần lót trắng
Layer lót trắng được tạo
Thay đổi màu lót trắng
Tài liệu sẽ được thay đổi màu lót trắng
Chọn đối tượng cần mở rộng không gian bù trừ
- Chọn đối tượng cần mở rộng không gian bù trừ
- Vào menu Object > Path > Offset Path
- Nhập giá trị mở rộng không gian bù trừ mong muốn vào ô Offset
- Chọn kiểu Join và Miter Limit phù hợp với đối tượng của bạn
Overprint cho đối tượng lót trắng
Mở cửa sổ Attributes (Window >
Attributes và tích vào ô Overprint Fill hoặc Overprint Stroke tùy thuộc vào loại đường viền của đối tượng
- Để kiểm tra kết quả overprint, bạn có thể chọn View > Overprint Preview hoặc nhấn Alt + Shift + Ctrl + Y
Sắp xếp thứ tự layer Đảm bảo layer lót trắng trên layer đồ họa, dưới layer gia công bề mặt, gia công định hình
Thực hiện tạo lót trắng bằng White UnderPrint:
Bước Thực hiện Kết quả
Kiểm tra file thiết kế có đầy đủ layer, số màu
Layer được mở tất cả, và sắp xếp theo tiêu chuẩn của một bao bì hộp giấy Đạt
Thiết lập tạo lót trắng
Xác định đối tượng bù trừ:
Lót trắng được thêm vào thiết kế dễ dàng cho việc xử lý file ở những công đoạn sau
- Các đối tượng có độ tương đồng để bù trừ
- Khoảng cách giữa lớp lót trắng và cạnh của đối tượng
- Xác định cách bù trừ thông thường đối với sản phẩm bao bì hộp giấy chọn Spread (bù ra ngoài)
- Xác định giới hạn Milter và đường nét lót trắng theo đối tượng
- Add để áp dụng tạo lót trắng trên thiết kế, sau khi tạo lót trắng sẽ xuất hiện ở layer nằm trên cùng và được ẩn đi, có thể tắt tất cả layer khác để kiểm tra
- Thực hiện tạo lót trắng cho các đối tượng còn lại
Ưu và nhược điểm của White UnderPrint: Ưu điểm Nhược điểm
- Thực hiện chỉnh sửa trực tiếp ở file thiết kế
- Palette dễ sử dụng đơn giản, áp dụng cho cả đối tượng gradient
- Không cần Overprint đối tượng,
- Chỉnh sửa từng đối tượng khi sai sót
- Thiết lập Milter tích hợp cả góc nên cần phải thiết lập thông số thích hợp
- Không lưu lại thông số như những tính năng khác của Esko
- Tốc độ kiểm tra và tìm, chỉnh sửa đối tượng có khả năng ảnh hưởng đến thiết kế chính xác, nhanh gọn
- Tự động thêm layer Opaque print khi hoàn tất tạo lớp lót trắng
Đánh giá khả năng tạo lót trắng bằng White Underprint trong việc giải quyết vấn đề:
So sánh Thực hiện bằng phần mềm
- Tạo layer mỗi lần tạo lót trắng
- Over Print tất cả đối tượng
- Chỉnh sửa thứ tự layer lót trắng
- Mở White Underprint thiết lập thông số và tạo lót trắng Độ hiệu quả
- Nhiều công đoạn nhưng phải đảm bảo đầy đủ từng bước
- Lớp lót trắng tạo ra chưa được sử dụng một cách hiệu quả
- Tạo lớp lót trắng nhanh chóng có thể kiểm tra lại ở mục layer
- Chế độ Milter chưa hiệu quả cho sản phẩm bao bì hộp giấy
Giao diện Có nhiều thiết lập, phức tạp, dễ sai sót Đơn giản, cần được bổ sung các thông số
Tốc độ xử lý Chính xác, chậm Chính xác, nhanh
Kết luận: Lớp lót trắng Opaque White được sử dụng dưới màu in để làm cho các loại chất liệu này bớt trong suốt hoặc không còn trong suốt – cho ra hiệu ứng
“ánh kim” nổi bật White Underprint hỗ trợ tạo ra lớp lót trắng này và ưu tiên sử dụng cho các loại nhãn hàng thay vì dập nhũ nóng giúp giảm bớt giá thành trong quá trình sản xuất Còn đối với bao bì hộp giấy các đối tượng nhiều chi tiết tối màu sẽ hạn chế sự ngả màu.
Khả năng kiểm tra file của Prefight
Hình ảnh file đầu vào tương tự mục 4.2
Vấn đề cần giải quyết: Thực hiện kiểm tra và xử lý file file theo tiêu chuẩn in ấn cho bao bì hộp giấy
Thực hiện xuất trapping theo cách thông thường:
Tiêu chí Thực hiện Kết quả
ICC Profile PSO_Coated_V3.icc
Kiểm tra file PDF có được gán đúng ICC Profile so với điều kiện in hay chưa Document
Cảnh báo: Nếu file PDF không phải phiên bản Acrobat 7.0 (PDF 1.6)
Phiên bản Acrobat 7.0 mới hỗ trợ layer và Transparency
- Báo lỗi: nếu có hình ảnh color hay grayscale có độ phân giải dưới 225 ppi
+ Nếu có hình ảnh color hay grayscale có độ phân giải trên 450 ppi
+ Nếu hình ảnh color hay grayscale được nén dưới dạng LZW hoặc JPEG, JPEG 2000
- Độ phân giải in của túi là
150 lpi tương ứng với độ phân giải ảnh tối ưu là 300ppi (có thể min 225 ppi -> 450 ppi)
- Độ phân giải dưới 225 ppi hình ảnh sẽ bị mất chi tiết làm giảm chất lượng sản phẩm
- Độ phân giải trên 450 ppi sẽ gây nặng file và không thể in ra với độ phân giải cao như vậy
- Kiểu nén LZW hoặc JPED, JPEG 2000 gây mất dữ liệu và có thể bị báo bản quyền
Báo lỗi: Nếu có sử dụng không gian màu RGB và Lab
Không gian màu dùng để in là không gian màu CMYK
- Font sử dụng không được nhúng
- Nếu font loại 3, font multiple Master và font Composite được sử dụng
Font sử dụng không được nhúng và font loại 3, font Multiple Master và font Composite có thể gây ra lỗi trong quá trình RIP
- Chữ 1 màu nhỏ hơn 5pt
- Chữ 2 màu nhỏ hơn 9pt
- Chữ 1 màu nhỏ hơn 5pt
- Chữ đen có kích thước nhỏ hơn 12pt không overprint
- Chữ 2 màu nhỏ hơn 9pt
- Chữ đen có kích thước nhỏ hơn 12pt phải overprint
Nếu có đường line art 1 màu nhỏ hơn 0.15pt
Nếu có đường line art 2 màu nhỏ hơn 0.3 pt
- Đường line art 1 màu nhỏ hơn 0.15 pt
- Đường line art 2 màu nhỏ hơn 0.30 pt
Thực hiện kiểm tra và xử lý file bằng Preflight của Esko Deskpack:
Bước Thực hiện Kết quả
Hoàn chỉnh kiểm tra file thiết kế đồ họa trước khi kiểm tra
File thiết kế có đầy đủ layer, các đối tượng đồ họa Kiểm tra đạt yêu cầu
Thiết lập tiêu chí thông số kiểm tra file thiết kế
- Mở palette Preflight: Window > Esko
- Hộp thoại Preflight ở Deskpack với những tiêu chí kiểm tra về (màu sắc, hình ảnh, đường nét, font chữ, tiêu chí khác, …)
Lưu ý: ở mỗi tiêu chí cần chọn Enabled để hiển thị các tùy chọn để thiết lập
+ Số màu Process tối đa: 4 màu (CMYK)
+ Số màu Spot tối đa: 2 màu Pantone 485C, 7549C
+ Số màu in tối đa cho phép: 6 màu (CMYK, 2 Pantone)
+ Cảnh báo khi màu RGB, Registration được sử dụng
Thiết lập hoàn chỉnh tất cả các tiêu chí ở palette Preflight Parameters
- Kiểm tra hình ảnh ở định dạng TIFF
- Kiểm tra hình ảnh đã được nhúng link
- Kiểm tra độ phân giải
- Kiểm tra hình ảnh sử dụng RGB
- Độ rộng tối thiểu của đường nét dương, một màu: 0.15pt
- Độ rộng tối thiểu của các đường nét nhiều màu: 0.3pt
- Chữ dương, âm có kích thước tối thiểu: 5pt
- Chữ hai hoặc nhiều màu có kích thước tối thiểu: 9pt
- Kiểm tra Font TrueType Cảnh báo chữ nhiều màu
- Phần trăm hạt tram tối thiểu: 3%
- Phần trăm hạt tram tối đa: 97%
- Đối tượng có kích thước nhỏ nhất:
- Tổng lượng mực tối đa: 340%
- Mở Palette Validator để thực hiện kiểm tra: Window > Esko > Preflight
- Các chấm tròn màu đen là các tiêu chí đã thiết lập ở Preflight Parameters
+ Chọn check + Sau khi đã kiểm tra, các tiêu chí đạt yêu cầu sẽ có chấm tròn màu xanh lá cây và thông tin đối tượng liên quan sẽ hiển thị ở dưới cùng
+ Ngược lại các tiêu chí chưa đạt yêu cầu hoặc có khả năng ảnh hưởng đến file sẽ được cảnh báo với ký hiệu chấm than trong tam giác vàng
Kiểm tra được tất cả đối tượng dựa trên tiêu chí thiết lập ban đầu
- Tìm các đối tượng được cảnh báo bằng cách chọn trực tiếp vào ký hiệu chấm than tam giác vàng, chọn option select all nếu có nhiều hơn một đối tượng
- Các đối tượng được cảnh báo sẽ được hiển thị
- Thực hiện xem xét chỉnh sửa nếu đối tượng chưa phù hợp với tiêu chuẩn
Thực hiện chỉnh sửa nếu cần thiết
Lưu thông số, tiêu chí thiết lập kiểm tra
- Để tiện lợi cho việc kiểm tra các sản phẩm, thiết kế có cùng nét tương đồng về các tiêu chí nên cần lưu lại để sử dụng cho những lần sau
- Lưu lại bảng Parameter, đặt tên, có thể đặt mật khẩu nếu muốn đảm bảo tính bảo mật
Lưu các thông số tiêu chí kiểm tra quan trọng, sử dụng lại khi cần thiết
- Để sử dụng lại thông số và tiêu chí đã lưu: Open Parameter, chọn Bảng Parameter đã lưu
Ưu và nhược điểm của Preflight tại Esko Deskpack: Ưu điểm Nhược điểm
- Thực hiện chỉnh sửa trực tiếp ở file thiết kế
- Các tiêu chí sẽ được hiển thị chung ở palette Parameter chỉ cần thiết lập một lần
- Tốc độ kiểm tra và tìm, chỉnh sửa đối tượng có khả năng ảnh hưởng đến thiết kế chính xác, nhanh gọn
- Có khả năng bảo mật tiêu chí kiểm tra
- Không có tích hợp chức năng Overprint
- Khi gặp lỗi nhưng vấn đề đó không cần khắc phục tại Deskpack không có chế độ
- Tùy chọn còn hạn chế
Đánh giá khả năng Preflight trong việc giải quyết vấn đề:
So sánh Thực hiện bằng phần mềm
- Xuất file ở định dạng PDF trước khi kiểm tra
- Lưu tiêu chí và thông số
- Thực hiện trực tiếp trên file thiết kế
- Kiểm tra và chỉnh sửa
- Lưu tiêu chí và thông số Độ hiệu quả
- Chỉnh sửa chi tiết những đối tượng nhưng phải thiết lập thông số mỗi lần
- Được cài đặt thông số từ distiller trước khi xuất file PDF nên khi kiểm tra sẽ mang tính chính xác
- Thực hiện kiểm tra và chỉnh sửa trực tiếp
- Cần đảm bảo thiết kế đúng và đủ theo tiêu chuẩn của bao bì hộp giấy vì chưa gán Distiller
Giao diện Có nhiều tiêu chí không phù hợp Hạn chế về tiêu chí thông số
Tốc độ xử lý Chính xác, chậm Tương đối, nhanh
Kết luận: Kiểm tra file với các tiêu chí phù hợp với tiêu chuẩn cho bao bì, nhãn hàng trước khi xuất file in ấn, Preflight sẽ hỗ trợ phù hợp với các sản phẩm in thương mại, được thiết kế trên các phần mềm chuyên dụng như Adobe Illustrator, Adobe Photoshop Preflight của Esko Deskpack có ưu điểm hơn các Preflight khác ở chỗ thiết kế có thể được kiểm tra và chỉnh sửa trực tiếp từng tiêu chí và điều này hoàn toàn phù hợp bởi do sản phẩm bao bì, nhãn hàng sẽ có rất nhiều tối tượng, mỗi đối tượng theo một tiêu chuẩn riêng nên khi thiết kế hoàn chỉnh mới thực hiện chỉnh sửa sẽ làm mất thời gian nếu kiểm tra theo cách truyền thống
Khả năng tạo tài liệu dài liên tục của Seamless Repeat
Hình ảnh file đầu vào
Hình 4.9 Thiết kế bề mặt của Hộp cấp 1 KFC
Vấn đề cần giải quyết: Thực hiện thiết kế Pattern cho hộp cấp 1 KFC ở hai tay dán hộp và mặt đáy hộp như mẫu
Thực hiện xuất trapping theo cách thông thường:
Bước Thực hiện Kết quả
Xác định đối tượng cần tạo pattern
Hai tay dán và mặt đáy hộp cấp 1 KFC
Hình đối tượng cần thiết lập Pattern
Xác định được đối tượng
Tạo trang tài liệu mới để thiết lập Pattern
Tại AI chọn File -> New để tạo trang tài liệu mới với kích thước tùy chọn
Hình tạo trang tài liệu mới
Tạo được trang tài liệu mới
Hình trang tài liệu mới
Tại trang tài liệu mới thiết kế một con nhãn pattern, lựa chọn màu sắc và apply vào thiết kế pattern sẵn có (lưu ý điều chỉnh opacity của Pattern thông thường khoảng 60-70%)
Hình thiết kế một con nhãn pattern
Tạo được một con pattern
Thiết lập pattern theo mảng dựa trên con mẫu
Tạo khung với kích thước 3.5 x 6.5 cm để chứa mãng pattern, trước khi thiết lập thông số cần phải copy ra nhiều con và tạo góc xoay với độ hài hòa ổn định (cảm nhận bằng mắt)
Hình copy và tạo nhiều góc xoay cho mảng pattern
- Ngoài ra có thể căn chỉnh tính chất của Pattern thông qua Palette
- Chọn tất cả các con nhãn pattern đã thiết lập bằng công cụ Selection tools + Shift
Sau đó chọn Window > Pattern Options
Thiết lập hoàn chỉnh pattern
Sau khi save sẽ hiển thị pattern ở hộp thoại Swatches
Hình Hộp thoại Pattern Options
- Đặt tên cho thiết kế pattern
+ Chọn Brick by Column (dàn theo cột)
+ Brick by Row (dàn theo hàng) + Grid (dàn hình vuông)
- Thiết lập kích thước khung pattern
- Chọn Move Tile with Art (Pattern sẽ dàn đều theo thiết kế bề mặt sản phẩm)
- Overlap: không quan trọng vì các pattern không chồng lên nhau
- Dim Copies to 70% (các mảng copies sẽ có opacity 70%)
- Show Tile Edge: hiển thị mảng đã tạo mẫu
Thêm Pattern vào các đối tượng trên file thiết kế
Chọn các đối tượng cần thêm pattern sau đó mở hộp thoại màu Swatches fill vào đối tượng và sắp xếp thứ tự layer hợp lý
Hộp cấp 1 KFC hoàn chỉnh sau khi thêm Pattern
Thực hiện tạo Parttern bằng Sleamless Repeat:
Bước Thực hiện Kết quả
Tạo trang tài liệu mới
Như công đoạn thực hiện bằng Adobe Illustrator
Tạo được trang tài liệu mới
Tạo con nhãn pattern mẫu và mãng mẫu
Như công đoạn thực hiện bằng Adobe Illustrator
Tạo được một con pattern và mãng
Thiết lập pattern trên trang tài liệu đã tạo
- Chọn mãng mẫu đã thiết lập
Thiết lập và tạo pattern mới hoàn chỉnh
Hình Hộp thoại Seamless Repeat
- Thiết lập các thông số:
+ Kích thước artboard pattern: 100 x 100mm
+ Bleed: 3mm + Vị trí pattern mẫu ở trung tâm (central)
+ Khoảng cách giữa các mảng chiều ngang: 3mm
+ Khoảng cách giữa trung tâm hai mảng chiều dọc: 30mm
+ Góc xoay: 0 0 + Khoảng cách chiều dọc gần nhất giữa 2 cạnh cùng tính chất: 20mm
- Sau khi thiết lập thông số pattern chọn Create
Pattern được tạo tự động ở một trang tài liệu mới
Hình: Pattern mới được tạo ở trang tài liệu mới và có layer riêng
Thêm pattern vừa tạo vào file thiết kế bao bì
Hình: Pattern được thêm vào thiết kế bề mặt
Hộp cấp 1 KFC hoàn chỉnh sau khi thêm Pattern
Ưu và nhược điểm của Seamless Repeat: Ưu điểm Nhược điểm
- Thực hiện dàn mẫu pattern tự động
- Các tiêu chí sẽ được hiển thị chung ở palette Create Seamless Reception chỉ cần thiết lập một lần
- Có khả năng tự xoay với góc xoay tùy chọn
- Đa dụng cho các sản phẩm có những mẫu tài liệu in liên tục hay pattern phức tạp
- Pattern sau khi thiết lập sẽ không hiển thị ở hộp thoại Swatches
- Phải palace thủ công parttern đã tạo vào thiết kế bề mặt
- Thiết lập thông số nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng phần mềm ngưng hoạt động
- Có những tùy chọn không cần thiết
- Khi bình tự động tính số con nhãn trên
1 tờ in tối ưu hết khổ giấy (hình ảnh minh họa)
- Bắt buộc tính toán chuẩn trước khi bình
Đánh giá thiết lập Pattern bằng Seamless Repeat trong việc giải quyết vấn đề:
So sánh Thực hiện bằng phần mềm
- Xác định đối tượng cần thêm pattern
- Tạo trang tài liệu mới và con nhãn Pattern mẫu
- Lưu pattern tại hộp thoại Swatches
- Place Pattern vào thiết kế bề mặt (lệnh fill)
- Xác định đối tượng cần thêm pattern
- Tạo trang tài liệu mới và con nhãn Pattern mẫu
- Place Pattern vào thiết kế bề mặt (kéo thủ công) Độ hiệu quả Đạt hiệu quả nhưng phải thông qua nhiều công đoạn
Còn hạn chế vì không thể lưu lại mẫu pattern đã tạo như thực hiện ở AI
Giao diện Phức tạp do có nhiều thông số
Dễ sử dụng (có những thông số không cần thiết)
Tốc độ xử lý Chính xác, chậm Tương đối, chính xác
Seamless Repeat giúp thực hiện tạo các mẫu tài liệu lập lại hay pattern như ở Adobe Illustrator nhưng chưa thực sự được áp dụng nhiều cho sản xuất thương mại vì còn một số hạn chế Hiện nay các mẫu sản phẩm của bao bì nhãn hàng đang ngày càng sử dụng nhiều thiết kế pattern, việc sản xuất sẽ bị ảnh hưởng nếu thực hiện vì mất nhiều thời gian cho công đoạn này mà không thể lưu trữ mẫu cho các thiết kế tương đương Ngoài ra công cụ Seamless Repeat còn có thể áp dụng cho việc bình nhãn hàng tự động, tuy nhiên một số hạn chế vẫn còn xảy ra
Khả năng tạo bon mark của Dynamic Marks
Hình ảnh đầu file đầu vào
Hình 4.10 Tờ in sơ đồ bình hộp Young chưa được thêm bon mark đúng tiêu chuẩn
Vấn đề cần giải quyết: Chọn đầy đủ bon mark vào sơ đồ bình (Plate Control,
Arc, Register_HD, Pull lay, Color bar, Text, date, số thứ tự)
Thực hiện theo cách thông thường:
Bước Thực hiện Kết quả
Trên Signa Station Vào File - Open để mở file bình trang
Thực hiện các bước bình trang căn bản
Thêm các bon mark phù hợp với sản phẩm
Thực hiện tạo bằng lệnh Dynamic Mark
Bước Thực hiện Kết quả
Xuất file bình trang định dạng PDF ở
- Thiết lập thông số, tạo template cho tờ in
- Không thêm bước tạo bon mark cho tờ in
- Dùng lệnh Output trên thanh công cụ để xuất file ở định dạng PDF
Hình Output xuất file PDF bình trang tờ in
Xuất được file PDF tờ in
Hình File PDF tờ in sử dụng để thêm các bon mark tại Dynamic Marks
- Mở file PDF bình trang tờ in vừa thiết lập ở phần mềm Adobe Illustrator (Chọn tùy chọn Esko PDF)
- Thiết lập tạo bon mark cho file bình trang tờ in:
- Mở Palette Dynamic mark: Window >
Hình Hộp thoại Dynamic Marks
- Load a Mark Set (áp dụng các bon mark đã thiết lập hay các template mark theo tiêu chuẩn)
- Create a Mark Set (tạo các bon mark)
- Chọn tùy chọn Create a Mark Set để thêm các bon mark cần thiết vào file bình trang tờ in
- Click chọn : Add Standard Mark (thêm các bon mark tiêu chuẩn)
Hình: Giao diện các bon mark tiêu chuẩn có sẵn ở Dynamic Marks
- Điều chỉnh kích thước và vị trí con mark phù hợp
Tạo được file tờ in bình trang hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn
Hình File PDF tờ in bình trang theo tiêu chuẩn
- Thực hiện thêm các bon mark cần thiết file bình trang tờ in
- Sau khi thêm các bon mark cần thiết trên tờ in cần save mark set nếu cần sử dụng lại ở mục mở rộng palette
- Xuất file PDF có đầy đủ các bon mark cần thiết
Hình File PDF tờ in hoàn chỉnh có đầy đủ các bon mark tiêu chuẩn cho bao bì hộp giấy Mark góc
Mark vị trí Mark xác định tay kê
Tên màu Ngoài ra còn có các nội dung về ngày tháng thực hiện và tên file
Ưu và nhược điểm của Dynamic Mark: Ưu điểm Nhược điểm
- Thực hiện thêm các bon mark tự động
- Có thể lưu lại template mark
- Các bon mark được thêm sẽ tự động thêm vào vị trí sát artboard nên sau khi thêm cần thêm kích thước artboard
- Hạn chế về số mark sử dụng
- Thay đổi kích thước, vị trí mark hoàn toàn thủ công
Đánh giá thiết lập bon mark bằng Dynamic Mark trong việc giải quyết vấn đề:
So sánh Thực hiện bằng phần mềm
- Thiết lập template (vị trí, kích thước, góc xoay)
- Xuất file PDF tờ in
- Xuất file PDF tờ in chưa có bon mark
- Thực hiện thiết lập thêm các bon mark bằng Dynamic mark
- Lưu template mark nếu cần thiết
- Chỉnh sửa kích thước, vị trí, góc xoay
- Xuất file PDF tờ in Độ hiệu quả Đạt hiệu quả tuyệt đối Còn hạn chế vì không có nhiều bon mark cần phải load những mark có sẵn ở Dynamic Mark
Giao diện Dễ sử dụng Dễ sử dụng
Tốc độ xử lý Chính xác, nhanh Chậm, tương đối
Kết luận: Để định vị tờ in hay đính kèm các thông tin kiểm tra về thang màu, điểm tram, xác định bon cắt, thanh kiểm tra bản kẽm Dynamic mark sẽ hỗ trợ thêm template cho tờ in bao gồm những thông tin trên tuy nhiên hạn chế về số lượng mark tiêu chuẩn nên không được áp dụng nhiều trong sản xuất thương mại.
Thực nghiệm
- Mục đích thực nghiệm: Ứng dụng khả năng xử lý file của phần mềm Esko Deskpack cho sản phẩm bao bì hộp giấy và nhãn hàng
- Điều kiện thực nghiệm: Thực nghiệm trên các công cụ của phần mềm Esko Deskpack
Hình 4.11 Quy trình thực nghiệm chung 4.11.1 Thực nghiệm 1: Xử lý file cho bao bì hộp giấy
- Kiểm tra khả năng thay đổi kênh màu cho hình ảnh bitmap
- Kiểm tra khả năng xuất hình ảnh nhúng kèm link đúng định dạng
- Kiểm tra khả năng tạo mã vạch
- Kiểm tra khả năng thay đổi màu nền
- Kiểm tra khả năng trapping tự động
- Kiểm tra file và chỉnh sửa
Khai báo thông số hộp
Hộp kem đánh răng Closeup
Số màu 6 màu: CMYK, Pantone 150 – 15C, lót trắng
Loại Ivory Định lượng, g/m 2 300 Độ dày, mm 0.5
Hướng sớ giấy Vuông góc chiều đứng của hộp
Gia tăng giá trị Tráng phủ UV bóng toàn phần, dập nổi
Gia công sau in Cấn bế, gấp dán hộp
Phương pháp in Offset tờ rời
Thông số kỹ thuật thiết bị thực nghiệm được trình bày ở phụ lục
Thông số Hộp kem đánh răng Closeup
ICC profile ISOcoated_v2_eci.icc
Máy in Máy in SPEEDMASTER XL 106-6+L
Công đoạn Hộp kem đánh răng Closeup
Gia tăng giá trị Tráng phủ UV bóng toàn phần
Thông số Hộp kem đánh răng Closeup
Công nghệ ghi bản CTP
ICC profile Giấy Carton Duplex ghép màng
Các thiết bị sử dụng
1 Máy cắt mẫu Kongsberg XE10
3 Máy hiện KODAK T-MDE Plate
Các phần mềm sử dụng
10 Meta Shooter, CTP User Interface
Bảng kiểm tra thiết kế cấu trúc hộp:
Tiêu chí kiểm tra Yêu cầu Đánh giá mức độ
Sản phẩm Hộp kem đánh răng Closeup Đạt
- Đúng vật liệu in (giấy tráng phủ, giấy cán màng mentalize, ), lưu ý chi tiết gia công đặc biệt.
- Xử lý vật liệu phù hợp Đạt
Hướng sớ giấy Đúng hướng sớ giấy Đạt
Bù trừ độ dày giấy Bù trừ từ file CAD trước khi thiết kế bề mặt Đạt
Phương pháp in Offset tờ rời Đạt
Thiết kế cấu trúc Đầy đủ layer, số màu, đúng kích thước khổ thành phẩm, khổ trải (khổ trải vừa artboard thiết kế) Đạt Đường Stroke 3mm, bằng mắt hoặc kẻ đường line giữa chúng
Bù trừ được khoảng cách an toàn giữa mép cắt với các chi tiết nằm gần nó Chừa bleed 3 mm ở những vùng có nền màu hoặc hình ảnh nằm sát mép cắt. Đạt
2 Kích thước chữ tối thiểu
≥6pt bằng cách bôi đen đối tượng bằng Type tool
- Chữ được embed font hoặc create outline Đạt
Kích thước đường line tối thiểu
0.1mm, click trực tiếp vào đối tượng Đạt
- Có đầy đủ CMYK màu pha.
- Số màu pha khác có trong file (đặt overprint): layer cấu trúc (3 spot – cấn, bế, glue asist); layer dập nổi (giả lập bằng màu CMYK); layer tráng phủ (giả lập bằng màu CMYK), layer lót trắng (giả lập bằng màu CMYK) Đạt
- Độ phân giải hình ảnh tối thiểu là 300ppi với tỷ lệ thu phóng 100%
- Có đính kèm linked Đạt
Có layer kích thước riêng biệt, cấn bế thể hiện kích thước hộp, layer mã vạch (các layer của phương pháp gia công và layer tách màu) Đạt
Thực hiện chuyển đổi kênh màu cho hình ảnh bitmap bằng Channel Mapping:
Hình 4.14 Đối tượng hình ảnh bitmap trước và sau khi chuyển đổi kênh màu
Hình 4.15 Thông số thiết lập thay đổi kênh màu
Thực hiện xuất và nhúng kèm link đúng định dạng cho các hình ảnh bitmap, vecto trên thiết kế bằng Image Extractor:
Hình 4.16 Các đối tượng hình ảnh cần được xuất và nhúng kèm link đúng định dạng file
Thực hiện tạo mã vạch cho thiết kế bằng Dynamic Barcodes:
- Áp dụng tiêu chuẩn mã vạch cho sản phẩm bao bì hộp giấy để tạo mã vạch cho file thiết kế
- Loại mã vạch EAN-13 với các tiêu chuẩn cho bao bì hộp giấy
Hình 4.17 Đối tượng trước và sau khi thêm mã vạch
Hình 4.18 Thông số thiết lập tạo mã vạch
Thực hiện thay đổi màu mực nền dựa trên yêu cầu khách hàng bằng Color Engine:
Thực hiện trapping tự động bằng Power Trapper:
Thực hiện trap tự động cho thiết kế với thông số trap ở mục 4.6
Các đối tượng được trap theo tiêu chuẩn bao bì hộp giấy trong quá trình xử lý file bao gồm: Hình ảnh, chữ, đối tượng đồ họa khác,
Sau khi trap các đối tượng thực hiện kiểm tra và chỉnh sửa file
Thực hiện kiểm tra và xử lý file bằng Preflight:
Thiết lập với các tiêu chí kiểm tra file như mục 4.8
Hình 4.19 Kết quả sau khi kiểm tra file bằng Preflight
- Đối với các cảnh báo về độ phân giải, định dạng hình ảnh có thể bỏ qua (do sử dụng nhiều hình ảnh không thể tăng độ phân giải có thể làm vỡ hình)
- Cảnh báo về độ rộng tối thiểu của các đường nét nhiều màu 0.3pt
- Cảnh báo có sử dụng chữ nhiều màu (có thể bỏ qua)
- Cảnh báo chữ nhỏ (có thể xem xét tăng kích thước đối tượng chữ nhỏ)
Thực nghiệm bằng plugin Deskpack hỗ trợ khả năng xử lý file một cách tối đa và nhanh chóng Công cụ có thể chỉnh sửa từng đối tượng sau khi trapping ở bảng hộp thoại kết quả trap Tạo barcode dúng như thông số đã thiết lập (Dynamic Barcodes), chuyển đổi màu nền (Color Engine) và trapping tự động (Power Trapper) theo tiêu chuẩn và khả năng của từng công cụ Preflight cũng thực hiện tốt khả năng kiểm tra và chỉnh sửa file
4.11.2 Thực nghiệm 2: Xử lý file cho nhãn hàng
- Kiểm tra khả năng bình nhãn tự động
- Kiểm tra khả năng định vị các con nhãn đúng với khổ giấy in
- Kiểm tra khả năng xác định đủ các bon marks
- Kiểm tra file và chỉnh sửa
Khai báo thông số nhãn
Loại Decal màng metalized Định lượng (g/m 2 ) 150 Độ dày (mm) 0.3
Gia tăng giá trị In nhũ lạnh
Phương pháp in Flexo dạng cuộn
Thông số kỹ thuật thiết bị thực nghiệm được trình bày ở phụ lục 1
Thông số Nhãn rượu Jagermeister
ICC profile ISO_coated_V2_eic.icc
Vật liệu in Decal màng metalized
Máy in Nilpeter FA – Line
Công đoạn Nhãn rượu Jagermeister
Gia tăng giá trị In nhũ lạnh
Thông số Nhãn rượu Jagermeister
Công nghệ ghi bản Khắc bản trực tiếp
ICC profile ISO_coated_V2_eic.icc
Các thiết bị sử dụng
1 Máy cắt mẫu Kongsberg XE10
Các phần mềm sử dụng
Adobe Acrobat XI Pro (PDF Toolbox 2020)
Bảng thiết kế bề mặt nhãn trước khi thực hiện chỉnh sửa, xử lý file
STT Tiêu chí, thông số Yêu cầu, công cụ Đánh giá
1 Kích thước Đúng khổ trải Đạt
2 Số màu 4 Màu CMYK Đạt
3 Chữ Chữ được embed font hoặc create outline Đạt
4 Hình ảnh Có độ phân giải từ 225ppi Đạt
5 Layer Có đầy đủ layer Đạt
Thực hiện kiểm tra và xử lý file bằng Preflight:
Hình 4.20 Kết quả sau khi kiểm tra file bằng Preflight Đối với các cảnh báo về độ phân giải, định dạng hình ảnh có thể bỏ qua (do sử dụng nhiều hình ảnh không thể tăng độ phân giải có thể làm vỡ hình)
- Cảnh báo về độ rộng tối thiểu của các đường nét nhiều màu 0.3pt
- Cảnh báo có sử dụng chữ nhiều màu (có thể bỏ qua)
- Cảnh báo sử dụng định dạng hình ảnh khác
- Các cảnh báo còn lại bỏ qua
- Cảnh báo sử dụng font TrueType
Thực hiện bình nhãn bằng công cụ Seamless Repeat:
Thiết lập thông số bình nhãn dựa theo thông số kỹ thuật đã khai báo
Các con nhãn sẽ được bình tự động theo thông số đã khai báo Hình 4.21a
Hình 4.21 các con nhãn được bình tự động bằng công cụ Seamless Repeat
Kết luận: Công cụ Seamless Repeat hỗ trợ tốt trong việc bình nhãn tự động nhưng còn khá hạn chế nếu như khổ giấy dư Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng Selection tool để xóa các con nhãn dư như Hình 4.21b
Thực hiện thêm các bon marks cho tờ bình nhãn:
Thực hiện thêm các bon marks cho tờ bình bằng công cụ Dynamic Marks, các bon marks được thêm tự động
Hình 4.22 Tờ bình hoàn chỉnh
Kết luận: Công cụ Dynamic Marks có thể tự động xác định số màu của sản phẩm sử dụng, tự động thêm đầy đủ các bon marks cho ra một tờ bình nhãn hoàn chỉnh
Sau khi thực hiện thực nghiệm bằng plugin Deskpack các vấn đề đạt được:
- Các thông số thiết lập để: Preflight, bình nhãn (Seamless Repeat), căn chỉnh con nhãn (BoostX) theo quy định cụ thể và điều kiện sản xuất của sản phẩm
- Bình tự động được file mẫu nhãn rượu tự dính đúng như khả năng của công cụ Seamless Repeat đã nêu ở chương 4
- File được preflight và bình hoàn chỉnh đảm bảo file đầu ra có thể in được