Trên cơ sở phân tích đặc điểm, nghiên cứu đề xuất nội dung nghiên cứu giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển bao gồm: quy hoạch phát triển kinh tế gắn vớ
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM THỊ THANH THÚY
GIẢI PHÁP KINH TẾ CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024
Tác giả luận án
Phạm Thị Thanh Thuý
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Kim Chung, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian, công sức và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tận tình và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục kiểm lâm tỉnh Nam Định; Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các huyện, các xã nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nam Định; các hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp cũng như các đơn vị có liên quan khác trên địa bàn tỉnh Nam Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2023
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hộp x
Danh mục sơ đồ x
Danh mục hình xi
Trích yếu luận án xii
Thesis abstract xiv
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của luận án 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Những đóng góp mới của luận án 4
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển 6
2.1 Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển 6
2.1.1 Khái niệm các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển 6
2.1.2 Vai trò của giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 12
2.1.3 Đặc điểm các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 14
2.1.4 Nội dung nghiên cứu giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển 15
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 28
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 62.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 32
2.2.2 Kinh nghiệm của Việt Nam và một số địa phương trong nước 38
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Nam Định 42
2.2.4 Các nghiên cứu có liên quan 44
Tóm tắt phần 2 47
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 48
3.1 Phương pháp tiếp cận 48
3.1.1 Tiếp cận theo sinh kế 48
3.1.2 Tiếp cận theo hình thức quản lý 48
3.1.3 Tiếp cận có sự tham gia 49
3.1.4 Tiếp cận hai khu vực công – tư 50
3.2 Khung phân tích 51
3.3 Chọn điểm nghiên cứu 52
3.3.1 Đặc điểm vùng ven biển tỉnh Nam Định 52
3.3.2 Phương pháp chọn điểm khảo sát 54
3.4 Phương pháp thu thập số liệu 55
3.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp 55
3.4.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 56
3.5 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 60
3.5.1 Phương pháp xử lý thông tin 60
3.5.2 Phương pháp phân tích thông tin 61
3.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 65
Tóm tắt phần 3 67
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 68
4.1 Thực trạng các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định 68
4.1.1 Quy hoạch phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 68
4.1.2 Xây dựng và thực hiện cơ chế giao khoán đất cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 77
4.1.3 Khuyến khích lợi ích kinh tế của người dân tham gia vào bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 89
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 74.1.4 Xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế gắn với bảo tồn và phát triển
rừng ngập mặn cho người dân sống phụ thuộc vào rừng 98
4.1.5 Thu hút nguồn lực cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 110
4.1.6 Giám sát và kiểm tra các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 117
4.1.7 Kết quả bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại Nam Định 121
4.2 Ảnh hưởng của các yếu tố đến giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 126
4.2.1 Ảnh hưởng của chính sách của nhà nước 126
4.2.2 Năng lực bộ máy quản lý nhà nước 129
4.2.3 Cơ chế phối hợp của các bên liên quan trong bảo tồn và phát triển rừng
ngập mặn 134
4.2.4 Ảnh hưởng của đặc điểm của người dân vùng ven rừng ngập mặn 137
4.3 Hoàn thiện giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định 139
4.3.1 Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cho bảo tồn và phát triển rừng
ngập mặn 139
4.3.2 Đổi mới công tác giao khoán, cho thuê, bảo vệ rừng ngập mặn 141
4.3.3 Tiếp tục đảm bảo sinh kế cho người dân vùng ven rừng ngập mặn 142
4.3.4 Hoàn thiện công tác quy hoạch cho phát triển rừng ngập mặn 145
4.3.5 Thúc đẩy sự tham gia của người dân vào bảo tồn và phát triển rừng 146
Tóm tắt phần 4 148
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 149
5.1 Kết luận 149
5.2 Kiến nghị 150
Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 151
Tài liệu tham khảo 152
Phụ lục 167
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BĐKH Biến đổi khí hậu
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 9DANH MỤC BẢNG
2.1 Tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn 7
2.2 Quy định về giao khoán, bảo vệ rừng ngập mặn 18
2.3 Các quy định về đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 19
3.1 Đặc điểm cơ bản của Nam Định và vùng ven biển năm 2022 53
3.2 Đặc điểm huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng năm 2022 55
3.3 Thu thập thông tin thứ cấp 56
3.4 Phân bổ mẫu điều tra hộ theo huyện và theo nhóm hộ 59
3.5 Thang đo và ý nghĩa các thang đo 61
3.6 Các biến sử dụng trong mô hình Logit 63
4.1 Quy hoạch đất lâm nghiệp tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2020 70
4.2 Thay đổi trong quy hoạch diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất tỉnh Nam Định đến năm 2020 71
4.3 Kế hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Nam Định đến năm 2025 72
4.4 Quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Nam Định đến 2030 73
4.5 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định 2015-2020 73
4.6 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định 2015-2020 so với kế hoạch 75
4.7 Đánh giá của các bên liên quan về công tác quy hoạch rừng 76
4.8 Quyền lợi và nghĩa vụ các bên trong giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn áp dụng trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017-2022 78
4.9 Thực tiễn hoạt động khoán bảo vệ rừng ngập mặn của hộ dân với uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn 79
4.10 Kết quả giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn tỉnh Nam Định giai đoạn
2017-2022 86
4.11 Đánh giá của các bên liên quan về công tác khoán bảo vệ rừng ngập mặn 87
4.12 Kết quả hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 90
4.13 Đánh giá của người dân về cơ chế khuyến khích hộ tham gia bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn 91
4.14 Sự tham gia của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn 96
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 104.15 Căn cứ lựa chọn các mô hình sinh kế của người dân vùng ven rừng
ngập mặn 99
4.16 Các mô hình sinh kế chính của người dân vùng ven rừng ngập mặn Giao
Thuỷ và Nghĩa Hưng năm 2022 99
4.17 Cơ chế hỗ trợ các mô hình sinh kế của người dân vùng ven rừng ngập mặn
Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng 100
4.18 Hỗ trợ sinh kế cho hộ dân vùng đệm ở Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng 106
4.19 Kết quả hoạt động các mô hình sinh kế của người dân năm 2021 (bình quân
1 hộ/1 năm) 108
4.20 Đánh giá của các bên liên quan về hoạt động hỗ trợ sinh kế của người dân 109
4.21 Kết quả huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển lâm nghiệp giai đoạn
2017 - 2021 tỉnh Nam Định 111
4.22 Tổng kinh phí đầu tư phát triển lâm nghiệp và sự nghiệp của Trung ương
đầu tư cho tỉnh Nam Định giai đoạn 2017 – 2021 111
4.23 Kết quả giải ngân các nguồn vốn thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp
tỉnh Nam Định giai đoạn 2016 – 2021 113
4.24 Đánh giá của các bên liên quan về công tác huy động, sử dụng nguồn lực
cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 116
4.25 Kết quả kiểm tra, giám sát bảo vệ rừng tỉnh Nam Định giai đoạn
4.29 Kết quả bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học rừng ngập mặn 125
4.30 Hệ thống chính sách của nhà nước về bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn 126
4.31 Đánh giá của các bên liên quan về chính sách về bảo tồn và phát triển rừng
ngập mặn 128
4.32 Năng lực bộ máy quản lý nhà nước về rừng ở Nghĩa Hưng và Giao Thuỷ 132
4.33 Đánh giá của cán bộ các cấp về năng lực của cán bộ quản lý rừng 133
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 114.34 Vai trò của các bên trong quản lý rừng ngập mặn 1344.35 Kết quả hoạt động tuyên truyền, bảo vệ rừng 1364.36 Giá trị các biến sử dụng trong mô hình Logit 1374.37 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng tham gia bảo vệ và phát triển rừng
ngập mặn tại tỉnh Nam Định của người dân 138
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 12DANH MỤC HỘP
4.1 Bản thân người dân được nhận khoán đều rất có trách nhiệm trong bảo vệ
rừng ngập mặn 834.2 Thu hút người dân vào bảo vệ và phát triển rừng cần thay đổi cho phù hợp 934.3 Tôi muốn góp sức mình dù không nhiều vào bảo vệ rừng ngập mặn của
địa phương 974.4 Hỗ trợ sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng 1074.5 Cần có cơ chế sử dụng tiền đóng góp từ dân mới 115
DANH MỤC SƠ ĐỒ
3.1 Khung phân tích giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn
vùng ven biển tỉnh Nam Định 514.1 Quy trình, thủ tục xây dựng mô hình sinh kế cho người dân vùng ven rừng
ngập mặn tỉnh Nam Định 1014.2 Các chương trình đề tài, dự án khoa học công nghệ bảo tồn rừng ngập mặn
giai đoạn 2017-2021 1124.3 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về rừng ngập mặn 130
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 13DANH MỤC HÌNH
2.1 Chuỗi tác động của khu vực công và tư đến bảo tồn và phát triển của rừng
ngập mặn 12
2.2 Hiện trạng rừng ngập mặn Việt Nam qua các năm 39
4.1 Diện tích giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn cho các đơn vị qua các năm giai đoạn 2017-2022 84
4.2 Diện tích giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn theo đơn vị hành chính qua các năm giai đoạn 2017-2022 85
4.3 Nhận định của người dân về sự thay đổi của rừng ngập mặn và các loài thuỷ sản trong rừng ngập mặn 94
4.4 Tỷ lệ % nhận định của người dân về nguyên nhân gây ra sự thay đổi của rừng ngập mặn và các loài thuỷ sản trong rừng ngập mặn 95
4.5 Diện tích đã và chưa thành rừng ngập mặn huyện Giao Thuỷ các năm
2010 - 2022 122
4.6 Diện tích rừng ngập mặn tỉnh Nam Định giai đoạn 2017- 2022 122
4.7 Diễn biến diện tích các loại rừng tỉnh Nam Định giai đoạn 2017- 2022 123
4.8 Diễn biến diện tích các loại rừng ngập mặn tỉnh Nam Định theo chủ thể quản lý giai đoạn 2017- 2022 124
4.9 Sơ đồ Venn về Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn 135
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 14TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Phạm Thị Thanh Thuý
Tên luận án: Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh
Nam Định
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận bao gồm: tiếp cận theo sinh kế, tiếp cận theo hình thức quản lý, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận hai khu vực công – tư để phân tích Nghiên cứu này được tiến hành ở 2 huyện đại diện cho vùng ven biển tỉnh Nam Định gồm: Giao Thuỷ (huyện có Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ và các mô hình sinh
kế đặc trưng gắn với rừng ngập mặn, các tổ giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn), huyện Nghĩa Hưng (huyện giao rừng ngập mặn cho UBND các xã vùng ven biển quản lý và không có tổ giao khoán bảo vệ rừng, các mô hình sinh kế đặc trưng, tương đối đầy đủ gắn với rừng ngập mặn)
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp để phân tích Các số liệu thứ cấp được thu thập qua các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết của các
Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh và các huyện về các vấn đề có liên quan và niên giám thống kê hàng năm Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn gồm: 30 cán bộ quản lý, đại diện các cơ quan cấp tỉnh, huyện triển khai các giải pháp kinh tế cho bảo tồn
và phát triển rừng ngập mặn; 30 cán bộ UBND các xã ven biển và 410 hộ dân đại diện cho người dân; thảo luận nhóm với đại diện các nhóm hộ, cán bộ các cấp, tổ giao khoán bảo vệ rừng, đại diện 3 HTX sản xuất và kinh doanh thuỷ hải sản, 2 doanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản và 6 hộ thu gom thuỷ hải sản
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh, phương pháp cho điểm theo thang đo Likert, phương pháp mô hình kinh tế lượng, sơ đồ VENN để phân tích các số liệu
Kết quả nghiên cứu và kết luận
Luận án đã bổ sung và làm rõ thêm khái niệm, vai trò các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, từ đó đưa ra khái niệm về giải pháp kinh tế cho bảo tồn
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 15và phát triển rừng ngập mặn Trên cơ sở phân tích đặc điểm, nghiên cứu đề xuất nội dung nghiên cứu giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển bao gồm: quy hoạch phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Xây dựng
và thực hiện cơ chế giao khoán đất cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Khuyến khích lợi ích kinh tế của người dân tham gia bảo tồn rừng ngập mặn; Xây dựng và thực hiện các
mô hình sinh kế gắn với phát triển đời sống người dân sống phụ thuộc vào rừng; Thu hút nguồn lực cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Công tác giám sát và kiểm tra và kết quả bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển về mặt lý luận để làm căn cứ và định hướng nghiên cứu
Nghiên cứu tại Nam Định tập trung vào giai đoạn 2017-2021 cho thấy, các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực trong việc khoanh nuôi, trồng bổ sung rừng, đảm bảo đa dạng sinh học các khu vực có rừng cũng như đảm bảo sinh kế cho người dân khu vực vùng ven rừng ngập mặn Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển của tỉnh do sự thiếu ổn định các nguồn tài chính đầu tư; do hạn chế trong sự phân công phối hợp các bên liên quan; sự chồng chéo, thiếu phù hợp của các chính sách của nhà nước cũng như hạn chế trong nhận thức của người dân về vai trò và lợi ích của rừng ngập mặn
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh Nam Định thời gian qua đã được phân tích và làm rõ như: Chính sách pháp luật của nhà nước về bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Năng lực
bộ máy quản lý; Cơ chế phối hợp của các bên liên quan trong bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Đặc điểm người dân vùng ven rừng ngập mặn
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Nam Định, thời gian tới, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, tỉnh cần triển khai các giải pháp tiếp theo đó là: Hoàn thiện công tác quy hoạch cho phát triển rừng ngập mặn; Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực; Đổi mới công tác giao khoán, cho thuê, bảo vệ rừng; Tiếp tục đảm bảo sinh kế cho người dân vùng ven rừng ngập mặn; Thúc đẩy sự tham gia của người dân vào bảo vệ và phát triển rừng
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 16THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Pham Thi Thanh Thuy
Thesis title: Economic solutions for conservation and development of mangrove in the coastal
area of Nam Dinh province
Major: Development Economics Code: 9 31 01 05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective
Based on the assessment of the current status of economic solutions for the conservation and development of mangrove forests in the coastal area of Nam Dinh province, thereby we propose to perfect economic solutions for the conservation and development of mangrove forests in the coastal areas of Nam Dinh province the coming time
Research Methodology
The thesis uses different approaches including: people's livelihood, management approach, participatory approach and two public-private sector approaches This study was conducted in 2 districts representing the coastal area of Nam Dinh province, including: Giao Thuy (district has Xuan Thuy National Park Management Board and typical livelihood models associated with mangroves, groups contracted to protect mangroves), Nghia Hung (district allocates mangrove forests to People's Committees for management and does not have a contract group to protect forests, typical livelihood models associated with mangroves)
The study uses primary and secondary data Secondary data were collected from specialized books, newspapers, magazines, summary reports of ministries, branches, People's Committees of provinces and districts level and annual statistics yearbooks The primary data collected through interviews included: 30 managers, representatives of provincial and district agencies implementing economic solutions for mangrove conservation and development; 30 officers of People's Committees of coastal communes and 410 households Group discussion with representatives of groups of households, officials at all levels, forest protection contracting groups, 3 seafood production and trading cooperatives, 2 seafood processing enterprises and 6 seafood collectors
The study used descriptive statistics, comparative statistics, Likert scale scoring method, econometric modeling method, VENN diagram to analyze the data
Main findings and conclusions
The thesis has supplemented and clarified the concept and roles of economic solutions for mangrove conservation and development, thereby giving the concept of
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 17economic solutions for mangrove conservation and development On the basis of
characteristics analysis, the study proposes the content of research on economic solutions
for mangrove conservation and development in coastal areas, including: economic
development planning associated with conservation and development of mangroves;
Formulate and implement a mechanism of land allocation for mangrove conservation and
development; Encourage economic interests of people to participate in mangrove
conservation; Building and implement livelihood models associated with the
development of forest-dependent people's lives; Attracting resources for mangrove
conservation and development; Monitoring and inspection work and results of mangrove
conservation and development The study also points out the factors affecting the
economic solutions for the conservation and development of mangroves in the coastal
area in terms of theory to serve as a basis and research orientation
Research in Nam Dinh focusing on the period 2017-2021 shows that economic
solutions for conservation and development of mangroves have been bringing positive
effects in zoning and reforesting, ensuring biodiversity in forested areas as well as ensure
livelihoods for people in the coastal areas of mangroves However, there are still many
difficulties and inadequacies in the process of implementing economic solutions for the
conservation and development of mangrove forests in Nam Dinh province due to the
instability of financial sources for investment, limitations in the coordination of
stakeholders, the overlapping and inappropriateness of government policies as well as the
limited awareness of the people about the role and benefits of mangroves
The factors affecting the implementation of economic solutions for mangrove
conservation and development in Nam Dinh province have been analyzed and clarified
such as: State's legal policy on conservation and development of mangrove forests;
Mangrove management apparatus; The role of stakeholders in mangrove conservation
and development; Characteristics of people living in coastal areas of mangroves
Based on the analysis of the current situation and factors affecting the
implementation of economic solutions for the conservation and development of mangrove
forests along the coast of Nam Dinh province, in order to ensure the effectiveness of
conservation and developing mangrove forests, the province needs to implement the
following solutions: Completing the planning for mangrove forest development; Improve
the efficiency of resource mobilization; To renew the work of contracting, leasing and
protecting forests; Continue to ensure livelihoods for people living near mangroves area;
Promote people's participation in forest protection and development
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 18PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái vô cùng quan trọng vừa cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị, củi, gỗ cho người dân vừa là bức tường xanh vững chắc chống gió bão, xói lở, sóng thần (Phan Nguyên Hồng, 1999) Rừng ngập mặn cũng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sinh thái và xã hội quan trọng như là nơi sinh sản và ương dưỡng các loài thuỷ sản, cung cấp thực phẩm, thuốc, nhiên liệu
và vật liệu xây dựng cho cộng đồng địa phương cũng như là nguồn tài nguyên cho giáo dục, du lịch, văn hóa (Nguyễn Thị Kim Cúc & Đỗ Văn Chính, 2014; Syaiful & cs., 2017; Phan Nguyên Hồng, 1999; Jia & cs., 2016) Tuy vậy, thách thức lớn hiện nay là RNM ngày càng suy giảm cả về số lượng và chất lượng do dùng vào mục đích khác và cũng như hoạt động chặt phá và lấn chiếm, đặc biệt từ năm 1980-2000, diện tích RNM trên thế giới đã giảm 35% (Valiela & cs., 2001) và giảm tiếp 0,4% giai đoạn 2000-2014 xuống còn 163,925 km2 (từ 173,067 km2) (Hamilton & Casey, 2016) Điều này làm cho nước biển dâng và ảnh hưởng biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc trên thế giới (Blasco, 2001)
Cũng do những nguyên nhân đã trình bày ở trên mà diện tích RNM Việt Nam có sự suy giảm đáng kể trong giai đoạn 1943-2019 từ 450.000ha còn 235.569ha (Thu Hoà, 2021) Hơn nữa, các biện pháp phục hồi và bảo vệ RNM hiện tập trung quá nhiều vào các giải pháp kỹ thuật mà chưa quan tâm nhiều đến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc bảo tồn và phát triển RNM (Phạm Thu Thuỷ & cs., 2019) Điều này làm tăng nguy cơ xói lở bờ biển, giảm sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và khả năng lưu giữ CO2 của rừng (Minh Đăng, 2022; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018)
Nam Định là một tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Hồng của miền Bắc Việt Nam, với lợi thế đường biển dài 72km, tỉnh có 2.698,25ha diện tích RNM chiếm 87,28% tổng diện tích rừng toàn tỉnh (UBND tỉnh Nam Định, 2022) Diện tích RNM của tỉnh tập trung chủ yếu tại Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thuỷ - là nơi bảo tồn đa dạng nhiều loài động, thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm (Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, 2018a) và các xã, thị trấn ven biển (UBND tỉnh Nam Định, 2022) RNM ở đây đã mang lại giá trị kinh tế và đa dạng sinh học lớn Chẳng hạn như VQG Xuân Thuỷ trong một năm làm giảm thiểu thiệt hại do bão và ngăn xâm nhập mặn là 1,94 triệu đồng và hấp thu Cacbon là 4.991,8 triệu đồng và bồi tụ đất là 54,75 triệu đồng (Nguyễn Viết Thành & cs., 2018).Tuy nhiên, giai đoạn 2014-2021, do ảnh hưởng của bão, xâm thực biển, phát triển nuôi tôm và ngao, RNM của Nam Định
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 19giảm 527,35ha (Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, 2018a) Sự suy giảm của RNM đã giảm các loài thực vật, da dạng sinh học của rừng (Đỗ Quý Mạnh, 2020), ảnh hưởng đến sinh kế của người dân vùng ven rừng (Vũ Minh Trang & Nguyễn Tường Huy, 2021)
Trước sự suy giảm diện tích RNM kể trên, Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp như bảo tồn nguồn gen, bảo tồn các giống loài động thực vật, nghiên cứu trồng cây RNM phù hợp với địa phương Các giải pháp chủ yếu liên quan đến các vấn đề kỹ thuật mà chưa tập trung nhiều các góc cạnh kinh tế Bên cạnh các vấn đề kỹ thuật, những liên quan đến kinh tế và quản lý trong phát triển và bảo tồn rừng ngập mặn bao gồm: Cán bộ thực hiện bảo vệ, phát triển rừng đều kiêm nhiệm, chưa có nhiều kinh nghiệm nên công tác chỉ đạo và điều hành gặp nhiều khó khăn, công tác phối hợp giữa các đơn vị vẫn còn lúng túng; Nguồn kinh phí thực hiện còn hạn chế, chính sách để huy động nguồn lực từ cá nhân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế chưa phát huy được hiệu quả; Công tác thực thi pháp luật chưa nghiêm; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên (Phạm Thu Thuỷ & cs., 2019)
Có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện như nghiên cứu về ảnh hưởng của sinh kế người dân đến RNM ở Nghĩa Hưng (Vũ Minh Trang & Nguyễn Tường Huy, 2021), ở Giao Thuỷ (Nguyễn Quốc Hoàn & cs., 2018); Nhận thức và thái độ của người dân với các giá trị và bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam: nghiên cứu điển hình ở Vườn quốc gia Ramsar Xuân Thuỷ (Dinh Duc Truong, 2021); Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất gắn với du lịch sinh thái cộng đồng vùng ven biển huyện Giao Thuỷ (Doãn Quang Hùng, 2017), hay đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn RNM khu vực mũi Cà Mau (Phạm Hạnh Nguyên, 2016); Tài chính cho bảo vệ và phát triển RNM và rừng ven biển tỉnh Nam Định (Phan Văn Trường & cs., 2022); Khung pháp lý về chi trả carbon cho dịch vụ sinh thái RNM ở Việt Nam – nghiên cứu điển hình tại VQG Xuân Thuỷ (Forest Trends, 2010)…Các nghiên cứu cho thấy, RNM có ảnh hưởng tích cực, quan trọng tới sinh kế của người dân (Vũ Minh Trang & Nguyễn Tường Huy,
2021, Phạm Thu Thuỷ & cs., 2019) và nguyên nhân suy giảm RNM Các nhân tố trình độ, thời gian cư trú của người dân tại địa phương, trình độ học vấn, khả năng huy động tài chính cho đầu tư phát triển lâm nghiệp của chính quyền ảnh hưởng tới kết quả bảo vệ và phát triển RNM (Dinh Duc Truong, 2021, Phan Văn Trường
& cs., 2022) Các nghiên cứu đã đề xuất giải pháp cho việc bảo vệ và phát triển
RNM, tuy nhiên các giải pháp đề xuất còn nặng về tính kỹ thuật mà chưa tính đến nguyên nhân sâu xa khiến tốc độ tàn phá rừng ngày một tăng nhanh là do áp lực
về kinh tế mà người dân phải đối mặt Do đó, cần nghiên cứu, tìm hiểu các giải
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 20pháp kinh tế để có thể đưa ra những khuyến cáo đúng đắn cho chính quyền và cộng đồng dân cư trong việc đưa ra các giải pháp để bảo tồn hiệu quả cũng như phát triển ổn định RNM là yêu cầu mang tính cấp thiết và có ý nghĩa to lớn trong thời gian tới cần thực hiện, không chỉ ở Nam Định mà còn ở cả các địa phương khác của Việt Nam
Từ những thực tế, việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn để cung cấp luận cứ khoa học cho việc phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp
kinh tế cho bảo tồn và phát triển RNM là rất cần thiết, vì vậy, tôi chọn: “Giải pháp
kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định”
làm luận án nghiên cứu để thực hiện chương trình nghiên cứu sinh
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất hoàn thiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới
- Đề xuất hoàn thiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về lý luận và thực tiễn về giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Nam Định;
Đối tượng khảo sát là các tác nhân tham gia có liên quan đến việc thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 21- Phạm vi về nội dung: Đề tài đề cập đến cụm từ giải pháp kinh tế nhưng
nghiên cứu này tập trung vào các giải pháp kinh tế - quản lý để tạo ra các đòn bảy kinh tế, khuyến khích và thu hút người dân tham gia vào bảo tồn và phát triển RNM Các giải pháp kinh tế -quản lý cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Nam Định bao gồm: quy hoạch phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Xây dựng và thực hiện cơ chế giao khoán đất cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn; Khuyến khích lợi ích kinh tế của người dân tham gia bảo tồn rừng ngập mặn; Xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế gắn với phát triển đời sống người dân sống phụ thuộc vào rừng; Thu hút nguồn lực cho bảo tồn
và phát triển rừng ngập mặn; Công tác giám sát và kiểm tra
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Nam
Định, trong đó tập trung tại hai huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng
- Phạm vi về thời gian: Thông tin thứ cấp về các dữ liệu phản ánh thực trạng
bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tập trung trên địa bàn được thu thập và tổng hợp chủ yếu từ năm 2017-2021
Thông tin sơ cấp được thu thập qua khảo sát các đối tượng có liên quan bằng phỏng vấn, điều tra, thảo luận nhóm vào năm 2021-2022
Các giải pháp kinh tế bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển tại Nam Định được đề xuất áp dụng tới năm 2035
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 3/2019 đến tháng 3/2023
1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận: Luận án đã hệ thống hoá và phát triển các vấn đề lý luận về giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu đã công bố, các giải pháp cho bảo tồn và phát triển RNM trước đây thiên về tập trung vào các giải pháp kỹ thuật hoặc một số giải pháp kinh tế riêng
lẻ mà chưa có nghiên cứu tổng hợp các giải pháp kinh tế - quản lý cho bảo tồn và phát triển RNM Luận án đã khái quát các vấn đề lý luận về nội dung giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển đồng thời xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, từ đó xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển
Về thực tiễn: Luận án đã phân tích thực trạng thực thi các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển RNM ven biển tỉnh Nam Định Các giải pháp về giao khoán bảo vệ RNM, huy động nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng và quy hoạch RNM được tiến hành tương đối tốt, giúp diện tích RNM là rừng đặc dụng
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 22của tỉnh được bảo vệ tốt với trên 945ha Các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc thực hiện các giải pháp kinh tế trong bảo tồn và phát triển RNM tại Nam Định thời gian qua là bộ máy quản lý RNM, nhân tố thuộc Chính sách pháp luật của nhà nước và đặc điểm người dân vùng ven RNM trên cả phương diện thực thi các giải pháp và hiệu quả các giải pháp
Về giải pháp: Trên cơ sở phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng nhằm
đảm bảo hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát triển RNM, tỉnh cần triển khai các giải pháp: Hoàn thiện công tác quy hoạch cho phát triển rừng; Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực; Đổi mới công tác giao khoán, cho thuê, bảo vệ rừng; Tiếp tục đảm bảo sinh kế cho người dân vùng ven rừng ngập mặn; Thúc đẩy sự tham gia của người dân vào bảo vệ và phát triển rừng và huy động nguồn lực cho bảo tồn và phát triển Các giải pháp được đề xuất có cơ sở khoa học và thực tiễn, có giá trị tham khảo hữu ích cho các địa phương có điều kiện tương đồng với Nam Định trong triển khai thực hiện trong thời gian tới Bên cạnh đó, những kiến thức, phương pháp khoa học trong luận án có ý nghĩa tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trong thời gian tới lĩnh vực có liên quan của luận án
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu đã hệ thống hoá, vận dụng và bổ sung các vấn đề lý luận về giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn Đưa
ra khái niệm hoàn chỉnh về giải pháp kinh tế- quản lý cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vì nếu chỉ có giải pháp kinh tế mà không có công cụ quản lý thì không thể tiến hành việc bảo vệ và phát triển RNM được Đồng thời luận án đã làm rõ các khái niệm, phương pháp, nội dung nghiên cứu cho giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển, đây là nguồn thông tin mới, hữu ích
để bổ sung và làm phong phú thêm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn
Ý nghĩa thực tiễn: Hiện nay trước những thách thức của việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, việc nghiên cứu thực trạng triển khai thực hiện các giải pháp cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn vùng ven biển tỉnh Nam Định được tiến hành và các giải pháp đề xuất là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ cho Nam Định mà cho các địa phương khác có điều kiện tương đồng trong thời gian tới có thể thực hiện có hiệu quả các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn trên các phương diện: về huy động nguồn lực, về quy hoạch và lập kế hoạch giao khoán, bảo vệ rừng, về phân công phối hợp các bên liên quan cũng như công tác kiểm tra giám sát quá trình thực thi các giải pháp
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 23PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP KINH TẾ CHO BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN
Rừng ngập mặn là một loại thảm thực vật chịu mặn, sống trong các vùng thủy triều ở vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới với hệ sinh thái độc đáo, có vai trò chiến lược như một kết nối và đối trọng của hệ sinh thái trên cạn và biển (Fatoyinbo & cs., 2008; Zamroni & Rohyani, 2008; Strauch & cs., 2012) Hệ sinh thái RNM là một hệ sinh thái tổng hợp vì nó tồn tại trong mối quan hệ tương hỗ giữa động vật, thực vật và môi trường (Strauch & cs., 2012), chức năng vật lý, chức năng sinh học và các chức năng kinh tế xã hội (Walters & cs., 2008) Tác giả Phan Nguyên Hồng (1999), đã chia hệ thực vật ngập mặn thành hai nhóm: cây ngập mặn thực thụ, phân bố ở các bãi lầy ngập triều định kỳ và cây tham gia RNM sống trên đất chỉ ngập triều cao, hoặc một số loài gặp cả ở vùng đất nước ngọt
Theo GIZ thì RNM là một trong những hệ sinh thái phong phú nhất trên thế giới Cây RNM là những loài cây thân gỗ, có hạt và những loài cây bụi mọc chiếm
ưu thế dọc theo những bờ biển được che chở ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Rừng ngập mặn có thể được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới (GIZ, 2010)
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 24Theo Nguyễn Thị Kim Cúc & Đỗ Văn Chính (2014), RNM là một phần cấu thành của hệ sinh thái ven biển Việt Nam, đặc trưng với hệ rễ ngập trong nước mặn và chịu ảnh hưởng bởi thủy triều, chúng thuộc nhiều họ thực vật khác nhau nhưng khác với các loại cây rừng trong nội địa và cây nông nghiệp chỉ sống bằng nước ngọt Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng với các hệ sinh thái tiếp giáp như
hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, hệ sinh thái cỏ mặn, hệ sinh thái thảm cỏ biển
và hệ sinh thái rạn san hô (Lê Đức Tuấn, 2019)
Giá trị kinh tế của RNM được thể hiện trên các khía cạnh:
Bảng 2.1 Tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn
- Phòng chống bão
lũ
- Chứa đựng và xử lý các chất gây ô nhiễm
- Cung cấp nơi cư trú cho động thực vật
- Ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn, biến đổi vi khí hậu
- Hấp thụ CO2
- Nguồn dược liệu tiềm năng
- Cảnh quan tiềm năng phục vụ du lịch
- Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học
- Giá trị văn hoá, lịch sử
- Giá trị tôn giáo, chính trị
- Giá trị lưu truyền
Nguồn: Barbier & cs (1997)
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 25- Bảo tồn rừng ngập mặn
Bảo tồn RNM là hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào hành vi của con người trong đó bao gồm canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhất là NTTS bền vững và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội của con người (Giri & cs., 2014) Nghiên cứu bảo tồn hệ sinh thái trong đó có sinh thái RNM là nghiên cứu các tác động của hoạt động của con người đến các loài, các cộng đồng và các hệ sinh thái cũng như nghiên cứu các nỗ lực để giảm sự tuyệt chủng của các giống loài và khôi phục lại các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng
ở các hệ sinh thái nhỏ đang tồn tại Bảo tồn RNM sẽ bao gồm sự tham gia của cộng đồng địa phương bởi họ yêu cầu sự tồn tại của RNM nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của con người và họ cũng đã được trải nghiệm lợi ích của việc bảo tồn RNM trong suốt quãng thời gian dài trước đây (Giri & cs., 2014)
Bảo tồn RNM, nhất là RNM trong các khu Ramsar đòi hỏi hướng tới việc
sử dụng khôn ngoan các nguồn lợi của rừng thông qua các hoạt động và các quá trình nhằm mang lại lợi ích bền vững cho con người cũng như đảm bảo phân bổ
và quản lý nguồn lợi (đất, nước) trong khu vực, đồng thời kết hợp hài hoà giữa chính sách, pháp luật của nhà nước với các công cụ tài chính ảnh hưởng tới diện tích rừng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư vùng ven RNM trong các hoạt động và duy trì giá trị văn hoá của cộng đồng địa phương, thúc đẩy các hoạt động truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức và sự tham gia của khu vực tư nhân vào các hoạt động bảo tồn (Ramsar Convention Secretariat, 2013)
Bảo tồn RNM là giữ gìn hệ sinh thái RNM bao gồm hệ thực vật, động vật
cả ở dưới nước, trong lòng đất và trên không, giữ đa dạng sinh học các loài bản địa Có hai phương thức bảo tồn: bảo tồn bên trong – bảo tồn bên ngoài (Ex-situ and In-situ conservations) Bảo tồn bên trong là phương thức bảo tồn động, thực vật hoang dã một cách tự nhiên nơi chúng sinh ra, sinh sống và phát triển trong khi bảo tồn bên ngoài là bảo tồn động, thực vật hoang dã trong điều kiện nhân tạo như nhà lưới, kho lạnh và các phương pháp vườn thực vật (Do Kim Chung & Kim Thi Dung, 2013) Với RNM, việc bảo tồn bên trong là sự kết hợp hai phương thức trên,
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 26nhưng bảo tồn tự nhiên được coi là chủ đạo Bảo tồn tự nhiên bao gồm các biện pháp: thúc đẩy tạo chiến lược tăng thu nhập từ nuôi dưỡng động, thực vật hoang
dã thay vì săn bắt, thu hái; thực hiện đầy đủ cam kết công ước quốc tế về kiểm soát
và bảo tồn động, thực vật hoang dã (CITIES); đề xuất các biện pháp/tiêu chuẩn nuôi phù hợp cho các loài cụ thể tại địa điểm/khu vực cụ thể; đẩy mạnh công tác khuyến nông về bảo tồn động vật hoang dã (hạt giống, con giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi); chứng nhận trại nuôi, trồng động, thực vật hoang dã đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu (Do Kim Chung, 2003; Nguyen & cs., 2012) Bảo tồn bên ngoài bao gồm: điều tra xác định các loài nguy cơ tiệt chủng bị đe doạ, lấy nguồn gen và tiến hành nuôi, cấy, bảo tồn ở địa điểm mới (nông trại, nhà lưới, nhà kính, kho lạnh…) Dù bảo tồn tự nhiên hay bảo tồn bên ngoài, bảo tồn nói chung vẫn bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: Điều tra, xác định nguồn gen; Thu thập và duy trì ngân hàng nguồn gen quốc gia; Đánh giá và tài liệu hoá nguồn gen; thông tin tuyên truyền về
di truyền thực vật qua website và sách; sử dụng nguồn gen phục vụ nhân giống, nghiên cứu và đào tạo (Do Kim Chung & Kim Thi Dung, 2013)
c Phát triển rừng ngập mặn
Theo FAO (2011) thì “Phát triển có nghĩa sự tạo thành một trạng thái mới trong bối cảnh thay đổi, hoặc quá trình thay đổi nói chung” Khái niệm phát triển không chỉ sử dụng trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội mà còn áp dụng cho các lĩnh vực khác như phát triển kinh tế, phát triển con người và phát triển bền vững (Patrick & cs., 2011) Quá trình phát triển kinh tế không chỉ là sự tăng lên của nguồn cung lương thực, thực phẩm, quần áo, dịch vụ y tế, hạ tầng giáo dục hay sự chuyển đổi sang cấu trúc tích cực của nền kinh tế, còn bao gồm sự thay đổi chất lượng của cuộc sống và sự đòi hỏi xoá bỏ các nguồn gốc gây ra tình trạng mất khả năng khiến dân chúng không được tự do sống cuộc đời mà họ mong muốn (Lê Hoàng Ngọc, 2019) Khái niệm “phát triển” tập trung nhấn mạnh tới các khía cạnh: sự thay đổi cấu trúc, phát triển con người, phát triển của sự dân chủ và quản trị; phát triển là
sự bền vững về mặt môi trường (Tomislav, 2018)
* Phát triển rừng ngập mặn
Từ khái niệm phát triển, có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm phát
triển RNM Trước hết, phát triển rừng nói chung là việc trồng mới rừng, trồng lại
rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo
và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng (Quốc hội, 2004) Lê Đức Tuấn (2019), phát triển RNM là tổng hợp các biện pháp để: (1) Bảo tồn các hệ sinh thái RNM và thực hiện kế hoạch
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 27quản lý bền vững các khu RNM theo quan điểm tiếp cận hệ sinh thái; (2) Thực hiện quảng bá rộng rãi thông tin về hệ sinh thái RNM đến tất cả mọi người và bằng mọi loại phương tiện như sách, báo, tranh ảnh, truyền hình, phát thanh, triển lãm, giáo dục ; (3) Tăng cường việc quản lý RNM dựa trên cơ sở tham gia của cộng đồng nhằm mục đích xây dựng các chính sách và thể chế nhằm đảm bảo cho việc phát triển bền vững của cộng đồng sẽ dựa trên bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của các hệ sinh thái RNM Theo quan niệm này, phát triển RNM tập trung vào các hành động can thiệp hơn là đánh giá sự phát triển của rừng, chưa thật phản ánh đầy
đủ nội hàm của sự phát triển RNM
Theo chúng tôi, Phát triển rừng ngập mặn là quá trình giữ vững hoặc gia
tăng về diện tích rừng, giữ gìn đa dạng sinh học, đảm bảo hệ sinh thái RNM ổn định
và bền vững vừa đảm bảo đồng thời các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường (Phạm Thu Thuỷ & cs., 2019) Tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển RNM là sự tăng thêm về diện tích rừng được bảo vệ và bảo tồn và sự tăng lên về chất lượng rừng trên các khía cạnh: (1) Bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật trong khu vực RNM (thuộc hệ sinh thái dưới nước, trên cạn, trên không); (2) Đảm bảo sự đa dạng sinh học, năng suất sinh học và năng suất kinh tế của động, thực vật trong hệ sinh thái RNM (số lượng và chất lượng các giống, loài, đặc biệt là đảm bảo được hệ
số đa dạng sinh học của khu vực RNM); (3) Đảm bảo được giá trị kinh tế của RNM (bao gồm cả giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp, nhất là góp phần
sự giảm thiểu các thiên tai do sóng thần, xói lở bờ biển và an toàn cho khu dân cư ven biển) Các cộng đồng địa phương, các tổ chức đoàn thể như đoàn thanh niên và phụ nữ, đóng vai trò trung tâm trong việc quản lý và phát triển RNM (Phuong & cs., 2016) Để đạt được các tiêu chí trên cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như
đề xuất của Lê Đức Tuấn (2019)
d Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn ven biển
Trước hết cần thảo luận nội hàm của giải pháp kinh tế để có thể hiểu đầy đủ
về khái niệm này, từ đó nghiên cứu và xây dựng khái niệm phù hợp về giải pháp kinh
tế cho bảo tồn và phát triển RNM ven biển
Giải pháp kinh tế là những biện pháp nhằm thay đổi chi phí và lợi ích của
những cơ sở kinh tế thường xuyên tác động tới môi trường, tăng cường ý thức trách nhiệm trước hoạt động hủy hoại môi trường Giải pháp kinh tế trong trường hợp này bao gồm các loại thuế, phí….đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh Giải pháp kinh tế chỉ có thể áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường
và nó được dựa trên các công cụ kinh tế (Lưu Đức Hải & Nguyễn Ngọc Sinh, 2001)
Về bản chất, giải pháp kinh tế là các công cụ kinh tế trong nền kinh tế nhằm khuyến
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 28khích hay kìm hãm về mặt kinh tế, được xây dựng trên cơ sở các quy luật thị trường
và cơ chế giá, được sử dụng để gây ảnh hưởng đối với hành vi của người gây ô nhiễm hoặc tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi thực hiện quyết định nhằm thúc đẩy người gây ô nhiễm hoặc gây tác động xấu tự nguyện thực hiện các hoạt động có lợi hơn cho môi trường và hệ sinh thái (Nguyễn Thị Quỳnh Anh, 2014) Trong các giải pháp kinh tế, việc sử dụng các đòn bảy kinh tế nhằm khuyến khích hay kìm hãm các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế tham gia vào thị trường trên cơ sở các quy luật thị trường theo các mục tiêu nhất định là nội dung trọng tâm Giải pháp kinh tế là các hành động can thiệp trong khu vực công của nền kinh tế
để hướng khu vực tư nhân phát triển phù hợp với quy luật thị trường nhằm đạt được các mục tiêu xác định (Do Kim Chung & Kim Thi Dung, 2013)
Giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn là các hành
động can thiệp trong khu vực công của nền kinh tế-xã hội vào vùng lõi (vùng bảo
vệ nghiêm ngặt) để giữ được rừng, nâng cao chất lượng rừng ở vùng lõi gắn với
đa dạng sinh học và phát triển giá trị kinh tế vùng lõi Đồng thời tạo ra một môi trường pháp lý và hỗ trợ để hướng khu vực tư nhân và cộng đồng nhất là vùng đệm (khu vực vùng ven rừng được bảo vệ nghiêm ngặt) vào việc bảo tồn và phát triển RNM, phù hợp với quy luật thị trường nhằm đạt được các mục tiêu phát triển RNM Liên quan đến lĩnh vực môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và RNM nói riêng, giải pháp kinh tế bao gồm hàng loạt các công cụ như chính sách liên quan đến đất, giá, phí, hỗ trợ, quyền sở hữu và quản lý rừng, quota khai thác và thuế (Hummel & O’Hara., 2008) và xây dựng tín chỉ carbon rừng (Phạm Thu Thuỷ & cs., 2022) Kết hợp với quan điểm trên và cách tiếp cận khoa học kinh tế phát triển và khoa học chính sách công thì các giải pháp kinh tế không những liên quan đến nội hàm kinh tế mà còn cả quản lý của khu vực công tác động vào khu vực tư nhân để bảo tồn và phát triển RNM nói riêng và tài nguyên rừng nói chung (Đỗ Kim Chung, 2018) Cần lưu ý rằng, giá trị sử dụng trực tiếp của RNM có thể được khai thác, trong khi các giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị lựa chọn
và giá trị phi sử dụng cần được bảo tồn và phát triển trong tương lai
Trong giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển RNM thì khu vực công (bao gồm chính phủ và chính quyền các địa phương, cộng đồng) là nhóm yếu tố
cơ bản tạo sự thay đổi về môi trường kinh tế-xã hội Khu vực công tạo ra sự thay đổi bằng các biện pháp kinh tế-quản lý như quy hoạch và các biện pháp kinh tế nhằm giữ gìn hệ sinh thái vùng lõi, giao đất, giao rừng, các mô hình sinh kế bền vững, quản lý rừng ở các khu vực vùng đệm và các đòn bảy tài chính để khu vực
tư nhân (gồm các hộ gia đình, cá nhân, tổ nhóm, doanh nghiệp, hợp tác xã, cộng
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 29đồng), nắm bắt được tín hiệu thị trường tham gia hữu hiệu vào bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn (Do Kim Chung & Kim Thi Dung, 2013)
Hình 2.1 Chuỗi tác động của khu vực công và tư đến bảo tồn và phát triển
của rừng ngập mặn
Nguồn: Đỗ Kim Chung & Phạm Thị Thanh Thuý (2022)
Tóm lại, giải pháp kinh tế-quản lý cho bảo tồn và phát triển RNM là hệ thống các biện pháp kinh tế-quản lý bao gồm: chính sách bảo tồn và phát triển RNM; Quy hoạch và thực hiện quy hoạch rừng; Xây dựng và thực hiện cơ chế khuyến khích, giao
và khoán đất cho bảo tồn và quản lý rừng; Thu hút người dân tham gia vào bảo tồn
và phát triển rừng phù hợp; Xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế gắn với phát triển đời sống người dân sống phụ thuộc vào rừng; Thu hút vốn đầu tư vào bảo tồn
và phát triển rừng; Thúc đẩy sự tham gia của người dân vào việc bảo vệ và phát triển rừng và các biện pháp tài chính hỗ trợ; Giám sát và kiểm tra
2.1.2 Vai trò của giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn
Vai trò các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển RNM được nhìn nhận
ở các góc độ khác nhau với những đối tượng người hưởng lợi khác nhau như toàn
xã hội, từng người dân, cộng đồng người dân Việc thực hiện các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng nói chung, RNM nói riêng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trên tất cả các phương diện kinh tế - văn hóa – xã hội và với các nhóm đối tượng như sau:
Rừng ngập mặn được bảo tồn và phát triển
- Giao đất, giao rừng
- Thực hiện các phương thức bảo tồn: tại chỗ và tại điều kiện nhân tạo
- Khuyến cáo các
mô hình sinh kế gắn với phát triển rừng ngập mặn
- Các biện pháp tài chính khác
- Các cơ chế và thể chế quản lý rừng ngập mặn: quản lý nhà nước và cộng đồng quản lý
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 30Với xã hội: các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển RNM được triển
khai nhằm mục tiêu bảo tồn các loài động, thực vật và hệ sinh thái của RNM, đồng thời đảm bảo sinh kế cho người dân vùng ven khu vực có rừng và các đối tượng
có liên quan khác Bảo vệ được RNM sẽ bảo vệ được nơi cư trú, nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự tồn tại và phát triển phong phú của các quần thể sinh vật cửa sông ven biển đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc “ương ấp” các cơ thể non của các loài sinh vật biển, duy trì đa dạng sinh học cho biển (Phan Nguyên Hồng, 1999) Trong ngắn hạn, việc bảo vệ và phát triển RNM sẽ là căn cứ để cộng đồng địa phương có thể có được môi trường thích hợp cho việc khai thác các tài nguyên trong rừng, hạn chế được tác hại của xâm nhập mặn, giảm thiểu tối đa tác động của sóng, bão, lụt tới đời sống của người dân và phát triển các hoạt động kinh tế gắn với rừng như nghề nuôi trồng, khai thác hải sản,…Trong dài hạn, bảo tồn và phát triển RNM là một hành động có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo yếu tố môi trường trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia, của địa phương trước tác động biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan, đồng thời góp phần tích cực vào việc đảm bảo sự tồn tại của tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản khu vực có rừng
Với người dân: Công tác triển khai chính sách giao rừng, nhận rừng, chăm
sóc và trồng rừng cũng như quy hoạch rừng theo từng khu vực được triển khai phù hợp sẽ giúp người dân xác định được đúng các diện tích rừng và đất rừng được pháp luật giao phó Trên cơ sở đó, người dân sẽ có được phương án và kế hoạch hành động phù hợp, cụ thể trên địa bàn bảo vệ, chăm sóc và trồng rừng Mặt khác, nếu việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho người dân nhận đất, nhận rừng như phối hợp, hỗ trợ người dân bảo vệ rừng khỏi hành vi phá rừng, xâm hại rừng hay hỗ trợ tín dụng và vật tư trồng rừng… sẽ tạo điều kiện để người dân có
đủ nguồn lực trong khai thác hợp lý, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
và giúp bảo vệ sự bền vững của nguồn lợi RNM trong thời gian dài
Việc nghiên cứu và phổ biến ứng dụng các hình thức sản xuất nông – lâm kết hợp phù hợp với điều kiện về kinh tế, tự nhiên và xã hội của các địa phương có rừng nói chung, RNM nói riêng đã giúp hộ dân nhận rừng và đất rừng tìm được giải pháp
ổn định sản xuất Với việc phát triển các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm hiệu quả, người dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan đã tiến hành hợp tác, liên kết với nhau với sự chia sẻ về mặt lợi ích phù hợp, do đó, gắn lợi ích của rừng với lợi ích của các tổ chức, cá nhân Điều này giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định và hướng tới mô hình sản xuất phù hợp, bền vững, không gây nguy hại tới các diện tích RNM và góp phần bảo vệ hệ sinh thái RNM hiệu quả
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 31Công tác khuyến nông, khuyến lâm, dự báo thị trường nông lâm sản cũng như nghiên cứu, phổ biến và khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất nông – lâm kết hợp phù hợp với điều kiện các địa phương có RNM đã góp phần phát triển sinh kế, tăng thu nhập cho dân cư trên địa bàn có rừng, giúp người dân tiếp cận đầy đủ các thông tin và đưa ra được lựa chọn phương hướng phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sinh kế của mình, sử dụng các biện pháp phù hợp bảo tồn nguồn gốc sinh kế của hộ ven RNM
Với cộng đồng: việc bảo vệ và phát triển RNM góp phần bảo vệ hệ sinh
thái, môi trường khu vực RNM cũng như bảo vệ được diện tích rừng Đồng thời, giúp người dân khu vực có rừng và ven RNM có thể phát triển và ổn định sinh
kế Bên cạnh đó, nếu bảo tồn và phát triển rừng hiệu quả, sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển các hoạt động văn hoá – giáo dục cho cộng đồng như bảo vệ tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với tài nguyên RNM (Lê Xuân Tuấn & cs., 2008) Việc huy động sự tham gia của cộng đồng trong triển khai thực hiện các giải pháp kinh tế để bảo tồn và phát triển rừng cũng giúp nâng cao vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển môi trường sống, tài nguyên rừng, nước, thủy sản cho tương lai
2.1.3 Đặc điểm các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn
Đặc điểm các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển RNM được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
- Rừng ngập mặn là tài sản công cộng (common resources), là tài nguyên
sử dụng chung của cộng đồng, do vậy, RNM phải có sự quản lý và can thiệp của
khu vực công để từ đó thực hiện các biện pháp bảo tồn và phát triển RNM Vì thế, chủ thể để triển khai các giải pháp kinh tế - quản lý cho bảo tồn và phát triển RNM
là khu vực công gồm nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng
- Ở các nước đất đai đơn sở hữu (sở hữu toàn dân hoặc nhà nước), RNM đều thuộc sở hữu chung Nhà nước trao quyền quản lý, sử dụng RNM cho hộ, cá nhân, tổ chức kinh tế hay cộng đồng Chính vì thế, các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển RNM chủ yếu tới từ khu vực công liên quan đến nỗ lực của chính phủ và chính quyền địa phương Chính phủ và chính quyền địa phương có vai trò chủ đạo trong việc thực thi, triển khai hệ thống các chính sách, các giải pháp đó từ trung ương tới địa phương
- Mặc dù là ở khu vực công, nhà nước trao quyền quản lý, sử dụng đất rừng cho các chủ thể kinh tế trồng, chăm sóc, quản lý, sử dụng và bảo vệ tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế -chính trị của mỗi nước Do đó, các giải pháp kinh tế-quản lý cho bảo tồn và phát triển RNM khi được triển khai là sự kết hợp linh hoạt vai trò, chức
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 32năng, nhiệm vụ của tất cả các tổ chức, cá nhân và nhà nước để có thể đạt được hiệu quả nhất, tránh sự chồng chéo trong quá trình thực hiện cũng như khai thác và huy động mọi nguồn lực thực hiện các giải pháp
- Rừng ngập mặn thường chia thành 2 khu vực: vùng lõi (vùng bảo vệ nghiêm ngặt) do nhà nước tiến hành quản lý, thực hiện chức năng bảo tồn là chủ yếu, do Vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên thực hiện quản lý, do đó đây
là khu vực được nhà nước đầu tư toàn bộ; vùng đệm (vùng ven vùng lõi/ vùng được bảo vệ nghiêm ngặt) nơi người dân được tiến hành hoạt động khai thác, quản lý và được trao quyền cho các chủ thể quản lý, do đó, nhà nước cần có chính sách đầu tư
hỗ trợ để người dân có thể sống được với sinh kế khác nhau thông qua hỗ trợ trên nhiều khía cạnh Cơ quan quản lý nhà nước có thể xây dựng và thực hiện cơ chế, khuyến khích các hộ gia đình và các cá nhân để chăm sóc, bảo vệ RNM ở khu vực vùng đệm, theo đó quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên sẽ được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng Do đó, một số giải pháp kinh tế-quản lý của nhà nước để bảo tồn và phát triển RNM cũng được thực hiện thông qua cơ chế hợp đồng giữa nhà nước và tổ chức, cá nhân để có thể giao quyền chủ động hơn cho người dân, cộng đồng trong bảo vệ rừng cũng như khai thác có hiệu quả giá trị kinh tế của RNM
- Chính quyền cấp xã và làng/ thôn/ bản đóng vai trò là một tác nhân tích cực, trực tiếp tham gia vào các giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng mà không thể đứng ra làm đơn vị phân công, trao quyền cho các đơn vị khác trên diện tích rừng được giao quản lý, sử dụng
- Thông thường, có ba loại RNM bao gồm: rừng đặc dụng, rừng bảo vệ (rừng phòng hộ) và rừng sản xuất Mỗi loại rừng có cơ chế quản lý và phát triển khác nhau Chính vì thế, các giải pháp kinh tế để bảo vệ và phát triển RNM khi được nghiên cứu và triển khai sẽ căn cứ vào từng loại rừng, phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng được giao quyền sử dụng, quản lý để có thể mang lại hiệu quả tối đa (Mai Sy Tuan, 2016)
- Mục tiêu cơ bản của khi triển khai các giải pháp kinh tế -quản lý cho bảo tồn và phát triển RNM là tạo môi trường kinh tế-xã hội thuận để các hộ gia đình,
cá nhân, tổ nhóm, doanh nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng nắm bắt được tín hiệu thị trường tham gia hữu hiệu vào bảo tồn và phát triển RNM
2.1.4 Nội dung nghiên cứu giải pháp kinh tế cho bảo tồn và phát triển rừng
ngập mặn ven biển
2.1.4.1 Quy hoạch phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn
Để bảo tồn và phát triển, trước tiên và trước hết cần phải tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển RNM Quy hoạch phát triển kinh tế là
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 33việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định (Quốc hội, 2017a) Quy hoạch RNM
là sự hoạch định có tính dài hạn của chính phủ hay địa phương về quy mô diện tích, xác định khu vực đặc dụng, bảo vệ và rừng kinh tế, xác định chủng loại, khu vực cần bảo tồn và hoạch định chiến lược cho phát triển hạ tầng ven biển cho bảo tồn và phát triển RNM
“Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các cấp phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ” (Quốc hội, 2017a) Quy hoạch lâm nghiệp tiến hành theo Luật quy
hoạch 2017, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên rừng cũng như nâng cao sinh kế của người dân, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cơ quan và người dân địa phương tham gia vào hoạt động quy hoạch (Chính phủ, 2021) Việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được tiến hành với trách nhiệm thuộc về UBND các cấp từ trung ương, tỉnh, huyện, xã, phường theo sự phân công về trách nhiệm và quyền hạn của các cấp chính quyền Bộ Nông nghiệp
và PTNT, UBND các tỉnh theo phân công, phân cấp sẽ thực hiện quản lý, triển khai xây dựng và phê duyệt các kế hoạch quản lý rừng trong phạm vi được phân công (Chính phủ, 2015, 2018)
Thực hiện thu thập, phân tích và đánh giá các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên rừng, chủ trương, định hướng phát triển của địa phương, đánh giá về thực hiện quy hoạch lâm nghiệp thời kỳ trước để xây dựng dự báo, định hướng phát triển rừng giai đoạn tiếp theo Việc quy hoạch sẽ kém hiệu quả và tính khả thi nếu được thực hiện nhưng không tính đến quyền tiếp cận và sử dụng truyền thống của người dân, sự tham gia của các bên liên quan tại khu vực đất ngập nước, RNM hay ít nhất là nhóm trực tiếp có sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên RNM (Jhaveri
& cs., 2018; Swan, 2011)
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch RNM hiện nay đang gặp nhiều vấn đề
do sự phân công trách nhiệm không rõ ràng giữ các cơ quan quản lý ở các cấp cũng như mâu thuẫn diễn ra trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, sự gia tăng các nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực khác (Hawkins & cs., 2010; Swan, 2009; Đỗ Đình Sâm & Vũ Tấn Phương, 2005) Vì vậy, khi nghiên cứu, cần xem xét thực trạng công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch, đánh giá đúng điểm mạnh, bất cập của công tác quy hoạch RNM để có biện pháp hoàn thiện công tác quy hoạch
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 342.1.4.2 Xây dựng và thực hiện cơ chế giao khoán đất cho bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn
Như đã chỉ ra ở đặc điểm của giải pháp kinh tế, RNM thuộc sở hữu của khu vực công Vì thế, để quản lý và phát triển RNM, nhà nước, các địa phương theo chức năng được phân cấp (nhất là cấp huyện và cấp xã), căn cứ vào điều kiện thực tiễn, tình trạng RNM của địa phương để tiến hành xây dựng và thực hiện cơ chế giao khoán đất rừng cho cá nhân, hộ, tổ nhóm, doanh nghiệp, hợp tác xã hay cộng đồng để trồng, bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng rừng
Hình thức khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty TNHH một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước bao gồm 2 loại: Khoán công việc, dịch vụ và Khoán ổn định (Chính phủ, 2016a) Cơ chế giao khoán bao gồm quyền lợi và nghĩa vụ giữa bên giao khoán (khu vực công - cơ quan nhà nước) và bên nhận khoán (khu vực tư - các hộ gia đình) được thể hiện trong hợp đồng giao khoán, cụ thể như sau:
Quyền và trách nhiệm của bên khoán: (1) Quản lý, sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đúng quy định, chịu trách nhiệm trước pháp Luật nếu có sai phạm; (2) Công bố công khai diện tích khoán, đối tượng nhận khoán đối với hình thức khoán
ổn định trước khi tiến hành khoán và niêm yết danh sách hộ nhận khoán được ký hợp đồng; (3) Thực hiện đúng quy định về giao khoán rừng và giao kết tại hợp đồng khoán; (4) Có trách nhiệm chia sẻ các lợi ích hình thành trên diện tích khoán (nếu có); hỗ trợ các hoạt động về khuyến nông- lâm - ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng; (5) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán Hàng năm hoặc khi hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng, tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện và thanh toán theo hợp đồng hoặc thanh lý và quyết toán hợp đồng
để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan; (6) Được huỷ bỏ hợp đồng khoán nếu bên khoán vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật (Chính phủ, 2012, 2016c) Quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán: (1) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm; (2) Được nhận bồi thường hoặc phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên khoán hoặc bản thân người nhận khoán vi phạm hợp đồng; (3) Được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành quả lao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng; (4) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro bất khả kháng được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp luật (Chính phủ, 2016a)
Như vậy, đối với người nhận khoán RNM, có quyền khai thác, sử dụng và quản lý RNM trong phạm vi được giao và khoán, tránh tình trạng xảy ra các hoạt
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 35động nguy hại tới RNM (Swan, 2011) Trên cơ sở hợp đồng, người dân địa phương có được nguồn thu trực tiếp từ hoạt động chi trả phí bảo vệ rừng, được hưởng toàn bộ thành quả kinh tế từ sản xuất và khai thác hợp lý dưới tán rừng Tuy nhiên, việc quy định chi tiết sử dụng tài nguyên hải sản không được nêu cụ thể, rõ ràng trong hợp đồng đã gây ra tranh chấp giữa người sử dụng tài nguyên với những người tham gia hợp đồng bảo vệ rừng (Nguyen Viet Cach, 2013) Khi tiến hàng giao khoán, cần thực hiện lập hồ sơ giao khoán đất để quản lý hiệu quả, thu hút người dân tham gia ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng Diện tích rừng khi được giao và khoán cho người dân sẽ giúp họ có quyền đầy đủ các quyền lợi trong phạm vi rừng được giao, tránh tình trạng xảy ra các hoạt động nguy hại tới RNM (Hoàng Ngọc Việt, 2019)
Bảng 2.2 Quy định về giao khoán, bảo vệ rừng ngập mặn
- Khoán quản lý bảo vệ rừng 300-450.000 đồng/ha/năm
- Chi phí lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng 50.000 đồng/ha/năm
Nguồn: Chính phủ (2015b, 2016a)
Do đó, khi nghiên cứu về nội dung này cần chỉ rõ: 1) Cơ chế và các quy định
về quyền lợi và nghĩa vụ giao khoán đất rừng cho bảo tồn và phát triển RNM; 2)
Tổ chức giao khoán và giám sát kiểm tra; 3) Kết quả giao khoán: diện tích rừng cần giao khoán, đã giao khoán; 4) Những thuận lợi và khó khăn khi giao khoán đất rừng hiện nay
2.1.4.3 Cơ chế hỗ trợ lợi ích kinh tế cho người dân tham gia vào bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn
a Cơ chế khuyến khích người dân tham gia
Con người sống trong và gần với khu vực rừng bảo vệ và phụ thuộc trực tiếp vào các tài nguyên thiên nhiên sẽ là những người rất sẵn sàng tham gia vào quản lý bảo vệ rừng và được hưởng lợi công bằng từ các hoạt động bảo vệ rừng (Hoàng Ngọc Việt, 2019) Đối với RNM, có 3 nhóm chủ rừng chính là các ban
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 36quản lý (55%), UBND xã (25%) và các doanh nghiệp, tổ chức có quyền sử dụng cho 50 năm (13%) còn lại thuộc về hộ gia đình và cộng đồng (6%) (Bộ NN và PTNT, 2018)
Bảng 2.3 Các quy định về đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
1 Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây
phân tán và khuyến lâm
- Trồng cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau
10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản địa
8 triệu đồng/ha
- Trồng cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác
trước 10 năm tuổi), cây phân tán (quy đổi
1.000 cây/ha)
5 triệu đồng/ha
- Trồng rừng khảo nghiệm 60% giá thành trồng rừng được duyệt
Tối đa không quá 2ha/1 mô hình
- Khuyến lâm 500.000 đồng/ha/4 năm (1 năm trồng và
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên
+ Không trồng bổ sung 3 triệu đồng/ha/6 năm
+ Có trồng bổ sung Tối đa 1,6 triệu đồng/ha/năm trong 3
năm đầu, 600.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo
3 Hỗ trợ đầu tư vườn ươm giống
- Quy mô đất xây dựng tối thiểu 0,5ha
- Mức hỗ trợ Xây mới (300 triệu đồng), cải tạo, nâng
6 Giao khoán bảo vệ rừng
- Khoán bảo vệ rừng phòng hộ ven biển 450.000 đồng/ha/năm
Trang 37Các cơ chế hỗ trợ lợi ích kinh tế cho người dân tham gia vào bảo tồn và phát triển RNM bao gồm:
- Cơ chế khuyến khích tài chính cho người dân tham gia bảo vệ và phát triển RNM Cộng đồng địa phương được khuyến khích tham gia nhiều hơn vào sự bảo tồn và phát triển rừng ven biển nói chung, RNM nói riêng thông qua các hỗ trợ tài chính qua chi trả kinh phí giao khoán bảo vệ rừng, hay các hỗ trợ về tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng, đầu tư cơ
sở hạ tầng cho phát triển kinh tế địa phương… (Chính phủ, 2016b, 2016c, 2016d,
2010, 2015b)
Bên cạnh hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, người dân có thể được hưởng các ưu đãi
về chính sách thuế Theo đó, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao đất lâm nghiệp để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp trong hạn mức quy định sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất Trường hợp hộ, cá nhân và các tổ chức thuê đất lâm nghiệp từ Chính phủ, UBND các cấp thì sẽ không phải nộp tiền thuế
sử dụng đất nông nghiệp
- Đào tạo và truyền thông cho người dân
Hoạt động đào tạo và truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về vai trò, lợi ích của RNM và quyền lợi, trách nhiệm của họ trong bảo
vệ tài nguyên RNM được tiến hành thông qua: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực cho mọi tầng lớp trong xã hội về vai trò, chức năng của rừng ven biển cũng như trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển rừng ven biển (Chính phủ, 2015b) Kết hợp giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng Khuyến khích cộng đồng dân cư áp dụng kiến thức truyền thống, đặc biệt của họ vào việc lập kế hoạch và quản lý RNM hoặc tham gia với vai trò là người giám sát quan trọng với các hành vi bất hợp pháp gây nguy hại tới RNM (Slobodian & cs., 2018)
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES)
Căn cứ nghị định số 156/2018/NĐ-CP, Luật Lâm nghiệp 2017, nghiên cứu của Hawkins & cs (2010) thì chi trả dịch vụ môi trường rừng là quá trình giao dịch tự nguyện được thực hiện bởi ít nhất một người mua và một người bán dịch vụ môi trường rừng, khi và chỉ khi người bán đảm bảo cung cấp dịch vụ môi trường rừng
đó một cách hợp lý Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam, đã được tiến hành từ năm 2010, có quy định chi trả cho dịch vụ môi trường rừng ngập mặn thông qua dịch vụ NTTS và cung ứng bãi đẻ, du lịch sinh thái Tuy nhiên, chính sách này hiện rất khó thực hiện hoặc không thể tiến hành do sự yếu kém và
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 38thiếu hiệu quả trong công tác quản lý, cũng như sự phối kết hợp giữa các cơ quan
có liên quan còn yếu và thiếu kinh phí triển khai hoạt động
b Triển khai thu hút sự tham gia của người dân
Công tác tuyên truyền, thu hút sự tham gia của người dân được thực hiện với rất nhiều hình thức và cách thức, đồng bộ và quyết liệt thông qua các hoạt động: + Tăng cường các công tác khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công thông qua các hoạt động như: Phối kết hợp các ban ngành, đoàn thể liên quan, các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền thông qua các buổi họp, mở các chuyên mục quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng tại đài phát thanh xã, làm tờ rơi, xây dựng các bảng tin, biển báo bảo vệ rừng
+ Chuyển giao giống, kỹ thuật trồng rừng sản xuất, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, cải thiện sinh kế, gắn kết người dân và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm
+ Hợp tác công tư trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển gắn với phát triển sinh kế, kết hợp du lịch sinh thái và quản lý rừng cộng đồng (Chính phủ, 2021)
Bên cạnh đó, một số phương pháp giúp người dân tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng dựa trên cơ sở và cộng đồng được áp dụng như các chương trình trồng/ phục hồi rừng của Đoàn thanh niên, các chương trình đào tạo, tập huấn về bảo vệ và phát triển rừng tại trường học…được thực hiện hàng năm, hoặc theo các ngày lễ, ngày kỉ niệm cũng đang phát huy hiệu quả (Phạm Thu Thuỷ & cs., 2019)
c Kết quả khuyến khích người dân tham gia vào bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn
Kết quả của hoạt động này thể hiện ở nhận thức của người dân về vai trò và lợi ích của RNM, sự tham gia vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở các đóng góp tài chính bằng tiền hay đóng góp phi tài chính như tham gia trồng rừng, kiểm tra, giám sát các hoạt động vi phạm về rừng, báo cáo các sai phạm có liên quan gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng RNM; số mô hình bảo tồn được thực hiện (trong đó bao gồm cả các mô hình đồng quản lý tài nguyên RNM được triển khai trên địa bàn), … Việc sử dụng khôn khéo đất ngập nước trong đó
có RNM tức là duy trì đặc tính sinh thái của chúng thông qua việc thực hiện các phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong bối cảnh phát triển bền vững (cả kinh tế, văn hoá, xã hội) là một giải pháp hiệu quả cho bảo vệ rừng ngập mặn (Ramsar, 2015) Đặc biệt, có thể thực hiện đồng quản lý bao gồm nhiều mức độ với nhiều hình thức hợp tác giữa các bên liên quan như cơ quan chính quyền, cộng đồng, tổ
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 39chức quần chúng và các tổ chức phi chính phủ (Borrini-Feyerabend, 2011; Swan, 2011) sẽ là tiền đề cho việc bảo vệ và phát triển RNM bền vững trong tương lai
Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này cần xem xét nhận thức và các hoạt động tham gia của người dân trong bảo tồn và phát triển RNM như tuyên truyền và hỗ trợ người dân bảo vệ, phát triển rừng; kiểm tra, giám sát và kế đến là xây dựng quy chế bảo vệ rừng và mức độ tham gia của hộ, tổ, nhóm, doanh nghiệp, hợp tác xã cộng đồng trong bảo tồn và phát triển rừng và những thuận lợi, khó khăn trong bảo tồn để có xu hướng cải thiện công tác bảo tồn rừng ngập mặn
2.1.4.4 Xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế gắn với phát triển đời sống người dân sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn
a Lựa chọn các mô hình sinh kế phù hợp
Tài nguyên RNM chính là nguồn lợi kinh tế vô cùng phong phú và đa dạng
để góp phần hình thành và phát triển các loại hình sinh kế của người dân trong khu vực (Lâm Vĩnh Sơn, 2023) Nhu cầu tăng cường sử dụng bền vững đa dạng sinh học để hỗ trợ sinh kế bền vững và giải quyết các vấn đề xã hội cũng như các thách thức kinh tế thường làm suy yếu việc thực hiện các hoạt động bảo tồn, phục hồi và quản lý RNM (Ramsar, 2022) là điều các nhà quản lý, cộng đồng cần quan tâm khi tiến hành hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng ven rừng
Căn cứ lựa chọn các mô hình sinh kế của người dân vùng ven biển gồm: sự phù hợp với điều kiện sinh thái của khu vực cũng như góp phần bảo tồn giống loài,
đa dạng sinh học trong RNM (Phạm Hải Bưu & cs., 2010; Cục Thống kê tỉnh Nam Định, 2017) Các hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân bao gồm:
Đánh bắt, khai thác thuỷ hải sản: Là hoạt động sinh kế truyền thống được
người dân tiến hành thường xuyên và liên tục hàng ngày, với các loài khai thác chủ yếu là cá, cua, cáy, hàu, hà…Các loại phương tiện, dụng cụ sử dụng cho đánh bắt, khai thác hải sản tương đối thô sơ như đăng, đó, các phương tiện bắt cáy (giỏ,
xô, ủng, găng tay ) (Phạm Thu Thuỷ & cs., 2019)
Sản xuất nông nghiệp: là chiến lược sinh kế chính của đại bộ phận dân cư
khu vực ven biển, chủ yếu là trồng trọt (trồng lúa, hoa màu) Chăn nuôi có xu hướng tăng và đang dần trở thành ngành chính trong sinh kế của các hộ dân, trong
đó chủ yếu là nuôi gia cầm (gà, vịt) và tiểu gia súc (Trần Thị Hồng Nhung, 2018)
Nuôi trồng thuỷ hải sản: Hoạt động NTTS của người dân tại vùng ven biển
là NTTS mặn lợ theo 2 hình thức: Nuôi thuỷ sản quảng canh (bán thâm canh) trong các diện tích rừng được nhận giao khoán, bảo vệ theo hình thức tự nhiên và thu hoạch thường xuyên, liên tục Nuôi thuỷ sản thâm canh (mô hình nuôi công nghiệp)
Luận án tiến sĩ mới nhất
Trang 40tại các khu vực đất bên trong và bên ngoài đê biển có hiệu quả cao nhưng nhiều rủi ro Các loại con nuôi chủ yếu có giá trị kinh tế cao như tôm Sú, Cua, Ngao, cá Bớp, tôm thẻ chân trắng…
Du lịch sinh thái: được hình thành dựa trên kết quả các chương trình, dự án hỗ
trợ phát triển sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển của các tổ chức trong và ngoài nước Việc phát triển du lịch sinh thái dựa trên tài nguyên sẵn có của địa phương và các hoạt động sinh kế khác của người dân khu vực vùng ven chưa mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
Khai thác lâm sản ngoài gỗ: các loại lâm sản ngoài gỗ được khai thác như
nuôi ong, khai thác dược liệu,… Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ tại các khu vực vùng ven biển, khu vực RNM hiện chưa thật sự tương xứng với tiềm năng do thiếu nguồn lực và trình độ người dân chưa cao (Nguyễn Quốc Hoàn & cs., 2018)
b Xây dựng cơ chế thu hút người dân ứng dụng mô hình sinh kế
Nghiên cứu xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế gắn với phát triển đời sống người dân sống phụ thuộc vào rừng, phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm từ rừng… giúp khai thác lợi thế vùng, địa phương và tạo ra thu nhập, mang lại giá trị
về văn hóa, xã hội và môi trường góp phần đảm bảo đa dạng sinh học (Swan, 2011; Phuong & cs., 2016) Để xây dựng các mô hình sinh kế thành công, hiệu quả, phải xây dựng cơ chế thu hút người dân tham gia các mô hình này như: Xây dựng cơ chế hỗ trợ tài chính (hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ cây giống, con giống cho hộ dân,
hỗ trợ đầu vào cho sản xuất); thực hiện đào tạo, nâng cao kiến thức cho người dân trong việc triển khai các hoạt động sản xuất; miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, miễn giảm các khoản phí thuê đất NTTS cho hộ…; hỗ trợ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh Xây dựng cơ chế thu hút người dân được xác định trên cơ sở các nguồn lực đầu tư từ các chương trình của nhà nước
và ngoài nhà nước tài trợ cho bảo vệ và phát triển rừng
c Tổ chức triển khai thu hút người dân ứng dụng mô hình sinh kế
Quá trình triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ, thu hút người dân ứng dụng mô hình sinh kế khác nhau thông qua các hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức tín dụng, ban quản lý rừng đặc dụng và sự phối hợp của các tổ chức trong và ngoài nước Thông qua các hoạt động như tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho người dân, cung cấp đầu vào cho sản xuất kinh doanh của hộ… Việc lựa chọn các mô hình sinh kế được hỗ trợ từ các nguồn tài trợ, các chương trình
dự án thông qua các cuộc họp của đại diện chính quyền địa phương và đơn vị được
uỷ quyền, bình xét các hộ tham gia và tổ chức hoạt động hỗ trợ ở một số địa phương
Luận án tiến sĩ mới nhất