1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp huy động nguồn tài trợ ngoài ngân sách cho công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ tại viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

109 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp huy động nguồn tài trợ ngoài ngân sách cho công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ tại viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Tác giả Phạm Thị Ngọc
Người hướng dẫn Bác Phan Thế Thao, Thầy Giáo Phạm Xuân Hoà
Trường học Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 131,46 KB

Nội dung

Trang 5 1.3.Mối quan hệ giữa Khoa Học và Công NghệNếu Khoa học là hoạt động tìm kiếm, phát hiện các nguyên lý, quyluật của quá trình phát triển và những biện pháp thúc đẩy sự phát triển,

Trang 1

và sẽ đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, KhoaHọc Công Nghệ đã góp phần đào tạo và nâng cao trình độ nhân lực, chămsóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc và phát huytruyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc

Khoa học và công nghệ luôn là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò thenchốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nền tảng và động lựccho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh và bền vững đất nước.Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiệnnay sự đóng góp của các tổ chức khoa học công nghệ có vai trò rất quantrọng và cần thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước

Trong đợt thực tập cuối khoá này tôi được thực tập tại Viện Cơ điệnnông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch Viện được thành lập theo quyếtđịnh số 57/2003/QĐ/BNN/TCCB ngày 11/4/2003 của Bộ nông nghiệp vàPhát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất hai Viện: Viện cơ điện nôngnghiệp và Viện Công nghệ sau thu hoạch; Trụ sở chính của Viện đặt tại102/54 đường Trường chinh, quận Đống Đa – Hà Nội; trụ sở 2 tại số 4 NgôQuyền, quận Hoàn Kiếm Hà Nội Viện là một cơ quan nghiên cứu khoahọc và công nghệ của nhà nước Sau một khoảng thời gian thưc tập tại Việntôi đã tìm hiểu về đặc điểm, tình hình, cơ cấu tổ chức, bộ máy chức năngnhiệm vụ, những kết quả đạt được và những khó khăn còn tồn tại ở Việntrong thời gian qua, cũng như những phướng hướng mục tiêu thực hiện củaViện trong thời gian tới

Theo như tìm hiểu tại Viện tôi thấy, nguồn vốn hoạt động của Việnphần lớn là do NSNN cấp Vì vậy trong chuyên đề tốt nghiệp này tôi xinđưa ra một số giải pháp để đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ chocông tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ tại Viện

Trang 2

Đề tài : “Một số giải pháp huy động nguồn tài trợ ngoài ngân sách cho công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ tại Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch”

Ngoài phần mở đầu - kết luận, nội dung cơ bản của chuyên đề nàyđược chia làm 3 chương:

Chương I : Sự cần thiết việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà

nước tài trợ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ

Chương II : Thực trạng huy động nguồn vốn tài trợ ngoài ngân sách tại

Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Chương III : Một số giải pháp chính nhằm tăng cường việc huy động

nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước tài trợ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ tại Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Do kiến thức còn hạn chế, thực tế kinh nghiệm còn chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự đóng góp

ý kiến của các thầy, các cô

Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô và các anh chị thuộc Viện

Cơ đện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch và đặc biệt là Bác PhanThế Thao và thầy giáo Phạm Xuân Hoà đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thànhchuyên đề thực tập này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viênPhạm Thị Ngọc

Trang 3

Chương: I

Sự Cần Thiết Việc Huy Động Nguồn Vốn Ngoài Ngân Sách Nhà Nước Tài Trợ Cho Công Tác Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Khoa Học Công

Nghệ

I.Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội

1 Khoa học và công nghệ (KH&CN)

1.1.Bản chất của Khoa Học

Khoa học là tập hợp những hiểu biết và tư duy nhằm khám phánhững thuộc tính tồn tại khách quan của các hiện tượng tự nhiên và xã hội.Khoa Học xuất hiện thông qua quá trình tư duy ý thức, hay hoạt độngnghiên cứu của con người mà kết quả của chúng là xác định một hệ kiếnthức riêng biệt trên từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội Khoa học cónguồn gốc từ sự đấu tranh của con người với thế giới tự nhiên, trước hết làtrong thực tiễn sản xuất của cải vất chất tạo cho con người làm chủ đượccuộc sống của mình Khoa học phát triển gắn liền với sự tiến hoá của xãhội loài người

Khoa học thường được phân chia thành:

- Khoa học tự nhiên

- Khoa học xã hội

Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tựnhiên, phát hiện các quy luật của tự nhiên, xác định các phương thức chinhphục và cải tạo tự nhiên

Khoa học xã hội nghiên cứu các hiện tượng, quá trình và quy luất vậnđộng, phát triển của xã hội, làm cơ sở thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triểncon người

1.2.Bản chất của Công Nghệ

Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết,công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay

Trang 4

dịch vụ cho đời sống xã hội Ngày nay công nghệ được coi là sự kết hợpgiữa “phần cứng” và “phần mềm”

Phần cứng của Công nghệ phản ánh kỹ thuật của phương pháp sản xuất

Kỹ thuật được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, bao gồm máy móc,trang thiết bị, khí cụ, nhà xưởng…do con người tạo ra để sử dụng trong quátrình sản xuất nhằm làm biến đổi các đối tượng vật chất cho phù hợp vớinhu cầu của con người Kỹ thuật là cơ sở vật chất quyết định tăng năng suấtlao động Kỹ thuật phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng

Sự phát triển về số lượng thường dẫn đến những thay đổi về chất của kỹthuật Ở nhiều giai đoạn phát triển của xã hội, sự thay đổi về chất củanhững kỹ thuật quan trọng đã dẫn đến sự thay đổi lớn lao về kỹ thuật sảnxuất của một thời đại và được gọi là những cuộc cách mạng kỹ thuật

Phần mềm của Công Nghệ bao gồm ba thành phần: trước hết phải nóiđến thành phần con người với kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kinhnghiệm, thói quen…trong lao động; sau đó là thành phần thông tin gồm các

bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế…;và cuối cùng làthành phần tổ chức, thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối và quảnlý

Bất kỳ trong một quá trình sản xuất nào cũng đều đòi hỏi phải có sựtác động qua lại lẫn nhau giữa phần cứng và phần mềm Sự kết hợp chặtchẽ giữa phần cứng và phần mềm của công nghệ sẽ là điều kiện cơ bảnđảm bảo sản xuất đạt hiệu quả cao Nếu như thành phần kỹ thuật được coi

là xương sống, cốt lõi của quá trình sản xuất, thì thành phần con người làchìa khoá, hoạt động theo hướng dẫn của thành phần thông tin Thành phầnthông tin là cơ sở để cho con người ra quyết định Thành phần tổ chức cónhiệm vụ liên kết các thành phần trên, động viên người lao động nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất

Trang 5

1.3.Mối quan hệ giữa Khoa Học và Công Nghệ

Nếu Khoa học là hoạt động tìm kiếm, phát hiện các nguyên lý, quyluật của quá trình phát triển và những biện pháp thúc đẩy sự phát triển, thìCông Nghệ là hoạt động nhằm áp dụng những kết quả tìm kiếm, phát hiệnvào thực tiễn sản xuất và đời sống

Nếu các hoạt động Khoa Học được đánh giá theo mức độ khám pháhay nhận thức quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, thì các hoạt độngCông Nghệ lại được đánh giá bằng thước đo qua phần đóng góp của nó đốivới việc giải quyết các mục tiêu kinh tế-xã hội

Nếu tri thức Khoa học, nhất là khoa học cơ bản, được phổ biến rộngrãi và có thể trở thành tài sản chung, thì công nghệ lại là hàng hoá có chủ

sở hữu cụ thể, có thể mua bán Công nghệ là một loại hàng hoá đặc biệt.Khác với sản phẩm thông thường, trong quá trình sử dụng thì sản phẩm mất

đi, còn công nghệ thì còn mãi mãi, công nghệ còn được dùng nhiều lần chođến khi công nghệ đó lỗi thời hay nói cách khác là khi đó công nghệ mớithay thế

Các hoạt động khoa học thường đòi hỏi khoảng thời gian dài, còncông nghệ có thể lại rất nhanh chóng bị thay thế Nhiều khi nhập công nghệmới chưa kịp sử dụng thì đã bị mất giá trị Do đó, vấn đề tranh thủ thời giancũng là hiệu quả, để chậm thời gian là mất hiệu quả Tuy KH&CN có nộidung khác nhau, nhưng chúng có mối liên hệ chặt chẽ, tác động thúc đẩylẫn nhau Khoa Học không chỉ mô tả khái quát Công Nghệ, mà còn tác

động trở lại, mở đường cho sự phát triển của công nghệ Khoa học tạo cơ

sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai công nghệ mới vàosản xuất, đời sống Nếu khoa học cơ bản vạch ra những nội dung chủ yếucủa công nghệ, thì khoa học ứng dụng có vai trò cụ thể hoá lý luận của

khoa học cơ bản vào phát triển công nghệ, đưa lại hiệu quả kinh tế- xã hội

trực tiếp Ngược lại, công nghệ là cơ sở để tổng quát hoá thành nhữngnguyên lý khoa học Công nghệ còn tạo ra phương tiện làm cho khoa học

Trang 6

có bước tiến dài Khoa học càng gần với hoạt động sản xuất và đời sống thì

việc ứng dụng, triển khai công nghệ càng mang tính trực tiếp nhiều hơn.

1.4.Một số khái niệm

Hoạt động Khoa học và công nghệ

Hoạt động KH&CN bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu vàphát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cảitiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triểnKH&CN

Nghiên cứu khoa học và công nghệ

Nghiên cứu KH&CN là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng

tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thựctiễn Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng

Phát triển công nghệ

Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện côngnghệ mới, sản phẩm mới Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thựcnghiệm và sản xuất thử nghiệm

Triển khai thử nghiệm

Triển khai thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứukhoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới

Sản xuất thử nghiệm

Sản xuất thử nghiện là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thựcnghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sảnphẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống

2.Vai trò của Khoa học và Công nghệ

Khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữa vai trò then chốttrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực chocông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Vì vậy KH&CN có vai trò vô cùngquan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạnhiện nay

Trang 7

2.1 Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Dưới tác động của KH&CN, các nguồn lực sản xuất được mở rộng: Mởrộng khả năng phát hiện, khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn tàinguyên thiên nhiên kể cả tài nguyên tái sinh và không tái sinh; Làm biếnđổi chất lượng nguồn lao động Cơ cấu lao động xã hội chuyển từ lao độnggiản đơn là chủ yếu sang lao động bằng máy móc, có kỹ thuật, có trí tuệ,nhờ đó nâng cao năng suất lao động; Mở rộng khả năng huy đông, phân bổ

và sử dụng các nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả Khả năng đó đượcthể hiện thông qua quá trình hiện đại hoá các tổ chức trung gian tài chính,các hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải…

KH&CN tạo điều kiện chuyển từ phát triển kinh tế theo chiều rộngsang phát triển kinh tế theo chiều sâu Phát triển kinh tế theo chiều rộng là

sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào việc gia tăng các yếu tố đầu vào của sảnxuất như vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên Việc khai thác nhanh cácyếu tố nguồn lực nói trên tất yếu sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và huỷ hoạimôi trường sinh thái Với sự ra đời của các công nghệ mới như sử dụng vấtliệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ điện tử, tin học viễn thông…đãlàm cho nền kinh tế chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triểntheo chiều sâu, nghĩa là thực tăng trưởng kinh tế dựa trên việc nâng caohiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất Vai trò này, KH&CN là phương tiện

để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nềnkinh tế tri thức, trong đó phát triển nhanh các ngành công nghệ cao, sửdụng nhiều lao động trí tuệ là đặc điểm nổi bật

Trước đây trong suốt một thời gian dài, quan điểm sự tăng trưởng kinh

tế phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tài nguyên, vốn sản xuất, lao động.Nhưng các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã chứng minh ngoài cácyếu tố trên còn có các yếu tố khác ngày càng giữ vị trí quan trọng đối vớităng trưởng kinh tế, đó là đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức quản lý…,đặc biệt khi đứng trước những vấn đề môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên thì

Trang 8

yếu tố KH&CN càng trở nên quan trọng Đặc điểm của yếu tố này là khóxác định được sự đóng góp trực tiếp, nhưng nó đựơc thể hiện qua việc sửdụng có hiệu quả các yếu tố như tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sửdụng vốn, nâng cao công suất sử dụng máy móc, thiết bị Không còn nghingờ gì khi xác định vai trò của công nghệ là yếu tố đầu vào của quá trình sảnxuất và thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo chiều sâu.

2.2.Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN không chỉ đẩy nhanh tốc độ pháttriển của các ngành, mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càngtrở nên sâu sắc và đưa đến phân chia các ngành thành nhiều phản nhỏ, xuấthiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới Từ đó làm thay đổi cơ cấukinh tế theo hướng tích cực, thể hiện:

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành Tỷ trọng trong GDP củangành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần, còn ngành nôngnghiệp thì ngày càng giảm

- Làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đếnphân chia các ngành thành nhiều phân ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành,nhiều lĩnh vực kinh tế mới

 Từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Cơ cấu kinh tếtrong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng quy

mô sản xuất ở những ngành có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao Laođộng tri thức ngày càng chiếm tỷ tọng lớn, mức độ đô thị hoá ngày càngtăng nhanh

2.3.Làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.

Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanhkhông chỉ tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, mà còn tạo ra nhiều loại sản phẩmmớI, tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao vị thế của doanh

Trang 9

nghiệp trên thị trường Trong nền kinh tế thị trường, việc áp dụng tiến bộKH&CN đã có những tác động như sau:

- Các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại,

đồng bộ.

- Quy mô sản xuất mở rộng thúc đẩy ra đời và phát triển các loại hìnhdoanh nghiệp mới

- Tạo ra nhịp độ cao hơn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

- Chiến lược kinh doanh từ chỗ hướng nội, thay thế hàng hoá nhập khẩuchuyển sang hướng ngoại, hướng vào xuất khẩu, từ thị trường trong nướchướng ra thị trường thế giới, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Như vậy khoa học và công nghệ đã góp phần làm tăng sức cạnhtranh của hàg hoá qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường

2.4.Khoa Học Công Nghệ với phát triển con người.

2.4.1.Công Nghệ là công cụ mạnh với phát triển con người.

Công Nghệ có tác động trực tiếp làm tăng năng lực của con người

Thứ nhất, Công Nghệ tác động tới việc cải thiện sức khoẻ cho con người Thứ hai, Công Nghệ tác động tới việc cải thiện tri thức

Thứ ba, Công Nghệ tác động tới việc tăng mức thu nhập.

Công Nghệ làm tăng cường khả năng của con người trong việc thamgia một cách tích cực vào các hoạt động kinh tế chính trị xã hội Dưới tácđộng của đổi mới công nghệ làm tăng năng suất lao động và tạo ra ngànhkinh doanh mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm ví dụ như ngànhCông nghệ thông tin ở nước ta hiện nay đang tạo ra được một khối lượngviệc làm lớn

2.4.2.Phát triển con người là phương tiện để phát triển công nghệ.

Khi con người có trình độ học vấn cao thì họ chính là nguồn lực đểsáng tạo ra Công nghệ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển

2.5.Vai trò của Khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của các nghành Ở Việt Nam

Trang 10

2.5.1.Các ngành nói chung

KH&CN là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu trong quá trìnhphát triển kinh tế xã hội của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới Hiệnnay, phần đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế ở các nước pháttriển đã đạt tới 2/3, còn ở các nước đang phát triển cũng trên 1/3 Ngoài raKH&CN còn là công cụ làm biến đổi sâu sắc bộ mặt văn hoá, giáo dục, y tế

và bảo vệ môi trường sinh thái Việt Nam là một nước đang phát triển,đang trong quá trình xây dựng đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạngnghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển Vì vậy khoa học công nghệ là mộtnguồn lực không thể thiếu và rất cần thiết để chúng ta nhanh chóng đưa nềnkinh tế phát triển đi lên, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp pháttriển một cách nhanh nhất

Trong thời kỳ đổi mới, KH&CN đã có những đóng góp đáng kể vào

sự phát triển và kinh tế xã hội Điều đó được thể hiện rõ qua những đónggóp quan trọng của các kết quả nghiên cứu luận cứ khoa học của các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều giống cây trồng, vật nuôi,nhiều Công Nghệ mới được áp dụng hiệu quả trong sản xuất và đời sống

Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trong gần 20năm đã thu được những thành tựu hết sức quan trọng Tăng trưởng kinh tếcủa nước ta trong những năm gần đây luôn luôn ổn định và ở mức cao sovới các nước trong khu vực Đời sống nhân dân không ngừng đựơc cảithiện, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.Đóng gáp vào những thành tựu quan trọng đó có phần đáng kể công sứccủa đội ngũ các nhà Khoa Học trên mọi miền đất nước Sự hiện diện của kỹthuật mới, các công nghệ tiên tiến trong hầu hết các lĩnh vực hoạt độngkinh tế, đời sống xã hội là một bức tranh sinh động ghi nhận cố gắng củangành KH&CN Nhà nứơc

Trang 11

a)Trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

Nông nghiệp của nước ta không thể có những thành công như hômnay nếu thiếu sự đóng góp của KH&CN

Về nông nghiệp: Trong 5 năm 1996-2000: Có 171 giống cây trồng,

vật nuôi được công nhận (trung bình 34 giống/năm) Cho đến nay, đã cótrên 80% diện tích lúa, 60% diện tích ngô lai được gieo trồng bằng cácgiống mới năng suất cao Trong năm 2002, tổng diện tích lúa đạt 7463nghìn ha; năng suất lúa bình quân cả năm đạt 45,1 tạ/ha; tăng xấp xỉ 4 tạ sovới năm 1999; sản lượng lương thực cả nước đạt 33,62 triệu tấn, tăng 2,23triệu tấn tăng 7% so với 1999 Nguyên nhân chủ yếu là do áp dụng cácgiống cao sản mới, các kỹ thuật canh tác tiên tiến làm cho năng suất tănglên trong khi diện tích tăng không đáng kể Trong thời gian qua, chúng ta

đã có thêm 5 giống lúa mới phục vụ xuất khẩu do các nhà khoa học trongnước tạo ra: OM1490, M2013, MTL250, VND95-20 và ST3 Diện tíchgieo trồng các giống lúa này hiện đã chiếm 30% diện tích gieo trồng lúaxuất khẩu

Đặc biệt, chúng ta đã tạo ra được nhiều giống ngô lai chất lượngtương đương ngô lai nhập khẩu với giá chỉ bằng 1/3-2/3, góp phần dành lại60% thị phần giống ngô lai trong nước từ tay các công ty đa quốcgia( trong khi Thái Lan chỉ dành được 25-30% thị phần) Nhờ kết quả này,nước ta đã tiết kiệm được 10 triệu USD/năm và làm lợi cho nhân dân 300-

400 tỉ đồng/năm kho tham gia sản xuất giống và ngô thương phẩm

Nhờ những công trình nghiên cứu đồng bộ về giống, về quy trìnhnuôi trồng và phương thức tổ chức sản xuất nên nghề trồng nấm ăn trong 5năm lại đây đã đi vào thế ổn định và phát triển ở quy mô xí nghiệp, trangtrại, hộ gia đình Tổng sản lượng nấm ăn hàng năm hiện nay của cả nước là

100000 tấn, đạt giá trị là 1500 tỉ đồng( xuất khẩu 40%, tương đương với 40triệu USD) và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 100000 lao động vớithu nhập khá cao

Trang 12

Hiện nay các tổ chức KH&CN đang nghiên cứu cơ sở khoa học đểhình thành các làng nghề trồng nấm ăn, phục vụ cho trương trình xuất khẩu1triệu tấn sản phẩm/năm.

Trong lâm nghiệp: Nhờ áp dụng Khoa học và công nghệ, nhiều địa phương,

lâm trường, hộ nông dân đã trông rừng kinh tế có lãi Bằng việc áp dụngcông nghệ Mô Hom nhân danh các giống cây làm nguyên liệu cho sản xuấtgiống có năng suất cao, đã nâng năng suất lên gấp 3 lần trong một chu kỳsản xuất, góp phần quan trọng vào việc ổn định vùng nguyên liệu cho côngnghiệp giấy và gỗ nhân tạo, đóng góp tích cực vào mục tiêu trồng 5 triệu

ha rừng ở nước ta Nổi bật là việc đầu tư gần 3 tỉ đồng cho Trung tâm câynguyên liệu giấy Phù Ninh thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ

mô, hom để nhân nhanh giống bạch đàn và keo lai phục vụ trồng rừngnguyên liệu Nhờ đó Trung Tâm này đã xây dựng được một cơ sở sản xuấtgiống công suất 3-4 triệu cây/năm và làm lợi 45-60 tỉ đồng trong một chu

kỳ sản xuất so với phương thức trồng rừng trước đây Kinh nghiệm nuôicấy mô, hom đã được chuyển giao cho các cơ sở sản xuất khác mang lại lợiích cho hàng chục cơ sở sản xuất cây giống Điều quan trọng hơn là việcứng dụng công nghệ này đã khẳng định trồng rừng kinh tế có lãi- một điều

mà trước đây không ai giám khẳng định Hiện nay cây bạch đàn và cây keolai đã được thừa nhận như là loại cây không thể thiếu trong trương trình 2triệu hécta rừng kinh tế và có mặt trên nhiều khu vực đất xấu, đất hoanghoá ở các vùng trung du phía Bắc, góp phần không nhỏ vào việc phủ xanhđất trống, đồi trọc và trồng mới 5 triệu ha rừng

Trong lĩnh vực thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu là một trong những

thế mạnh của Việt Nam Trong hơn 2 tỉ USD giá trị sản lượng thuỷ sảnxuất khẩu hàng năm có sự đóng góp đáng kể của yếu tố KH&CN Sựđóng góp này thường là các khâu đột phá quan trọng, có tính quyết địnhcho nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển

Trang 13

- Chuyển giao công nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi tôn sú nâng cao(5,5 tấn/ha) đã tạo cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôitrồng thuỷ sản ở các tỉnh ven biển phía Bắn, giúp tìm ra đựơc mặt hangxuất khẩu quan trọng cho vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Việc ứng dụng công nghệ nuôi tôm trên cát đã khởi đầu cho phongtrào nuôi tôm ở các tỉnh ven biển miền trung, tạo điều kiện cho các tỉnh này

sử dụng có hiệu quả giải đất cát hoang hoá và chuyển đổi cơ cấu sản xuấtsang nuôi trồng thuỷ sản với hiệu quả kinh tế rất cao Đã xuất hiện nhiều

mô hình đạt năng suất 10 tấn/ha, mang lại lợi nhuận 100 triệu đồng/ha

Bằng việc áp dụng các tiến bộ của công nghệ sinh học trong điềukhiển giới tính chúng ta đã hoàn thiện công nghệ sản xuất cá rô phi đơntính siêu đực Chương trình nghiên cứu này được đầu tư gần 2 tỷ đồng và

đã tạo ra được công nghệ sản xuất giống và quy trình nuôi làm cơ sở choviệc phát triển trương trình xuất khẩu 300.000 tấn cá rô phi với doanh số

600 triệu USD vào năm 2010

Việc nghiên cứu thành công và ứng dụng rộng rãi công nghệ sảnxuất giống cá Ba Sa thay thế hoàn toàn việc phải nhập các giống từCampuchia, hạ giá thành cá giống, chủ động trong sản xuất, góp phầnquyết định trong việc khôi phục và phát triển nghề nuôi cá bè

Mới đây, trong khuân khổ trương trình KH&CN cấp nhà nước phụ

vụ xuất khẩu, chúng ta đã thành công trong sản xuất các giống cua biển, ốchương và cá song, mở ra triển vọng mới trong phát triển sản xuất các mặthàng có giá trị kinh tế cao với tiềm năng xuất khẩu hàng trăm triệu USD.Đây sẽ là những đột phá tiếp theo của KH&CN phục vụ cho phát triển nuôitrồng thuỷ sản nước ta

b)Trong y tế:

KH&CN tập trung vào hai hướng quan trọng: chăm sóc sức khoẻcộng đồng và ứng dụng công nghệ hiện đại trong chuẩn đoán và điều trị

Trang 14

Kết quả nổi bật trong nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuấtvacxin Công nghệ sản xuất vacxin đã được các nhà khoa học làm chủ vàứng dụng rất có hiệu quả Trương trình KH&CN cấp nhà nước về phục vụchăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng đã giúp Việt Nam làm chủ việcsản xuất 9/10 loại vacxin của trương trình tiêm chủng mở rộng; đã ứngdụng thành công công nghệ cao trong sản xuất văcxin viêm gan B trên cơ

sở công nghệ AND tái tổ hợp Hiệu quả đầu tư cho KH&CN trong nghiêncứư và phát triển công nghệ sản xuất vacxin cũng rất cao Trung bình, cứ 1đồng đầu tư cho nghiên cứu sản xuất vacxin viêm gan B ở nước ta trongthời gian qua đã tạo nên tiền đề cho việc mở rộng đầu tư sản xuất và đưa lạidoanh thu là 86 đồng ,lãi 13 tỉ đồng

Cũng trong lĩnh vực y tế, các nhà khoa học đã làm chủ công nghệhiện đại: Công nghệ chuẩn đoán hình ảnh, nội soi, công nghệ thụ tinh trongống nghiệm; công nghệ ghép thận; công nghệ nong động mạch vành ; côngnghệ nong tim hai lá… với giá thành bằng 1/3-1/2 so với việc điều trị ởnước ngoài, tiết kiệm cho xã hội hàng trăm tỉ đồng/năm Ngoài ra đãnghiên cứu và sản xuất thành công nhiều loại thuốc từ dược liệu Việt Namphục vụ điều trị cho đại đa số nhân dân

Một thành quả đáng ghi nhân cuả KH&CN Việt Nam là đầu năm

2003, chúng ta đã góp phần quan trọng trong việc kịp thời phát hiện, giámsát dịch tễ học và có phác đồ điều trị thành công bệnh viêm đường hô hấpcấp(SARS), đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên trên thế giới khống chếthành công dịch bệnh SARS, góp phần không nhỏ trong việc ổn định xã hội

và làm khởi sắc trở lại ngành du lịch Việt Nam

 ổn định xã hội  tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế

c)Trong công nghệ, giao thông, xây dựng.

Lĩnh vực công nghệ điện tử - truyền thống và công nghệ thông tin

Đã ứng dụng công nghệ mới trong phát triển cơ sở hạ tầng viễnthông và Internet như: Phát triển và nâng cấp 5 mạng thông tin cáp quang

Trang 15

liên tỉnh, quốc gia và quốc tế; nâng cao tốc độ đường truyền và tạo điềukiện hạ giá thành cước truy cập Internet Đã tích cực nghiên cứu xây dựng

đề án phóng vệ tinh viễn thông VINASAT của Việt Nam

+ Phát triển cơ sở hạ tầng và internet

+ Triển khai đề án mạng thông tin quản lý hành chính của Chính phủ ở tất

cả các bộ, ngành và địa phương Đồng thời, các mạng tin học của các cơquan Đảng, Quốc hội cũng đang được nâng cấp và phát triển Chúng tacũng đang nghiên cứu xây dựng đề án tham gia ASEAN điện tử trongnhiều lĩnh vực như : Tài chính, ngân hàng, hàng hải, hải quan, thươngmại… Đã nghiên cứu thành công bộ mã chuẩn tiếng Việt UNICODE vàđang đưa vào ứng dụng trên phạm vi cả nước

Lĩnh vực giao thông vận tải.

Sự đầu tư của Khoa Học Công Nghệ đã giải quyết được nhiều vấn

đề về công nghệ, góp phần hình thành nền công nghiệp đóng tàu Việt Nam.Nhờ sự đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp sản xuất, các nhà Khoa HọcCông Nghệ đã cùng các doanh nghiệp chế tạo ra các loại tàu cao tốc và tàuvận tải có sức chở lớn Đặc biệt, cuối năm 2002, đã hạ thuỷ an toàn tàu chởhàng trọng tải 11.500 tấn

+ Nhờ nghiên cứu và ứng dụng KH&CN tiên tiến, ngày nay, các chuyêngia Việt Nam đã có thể làm chủ công nghệ, thiết kế và chỉ đạo thi công cáccông trình cầu với tiến độ công nghệ ngang tầm khu vực Năm 2002, đãtriển khai cùng một lúc nhiều công trình quy mô lớn như cầu Thanh Trì,cầu Bính, cầu Hạ Long… bằng các công nghệ nêu trên

Lĩnh vực xây dựng:

Nhờ nghiên cứu khoa học, chúng ta đã làm chủ được công nghệ thiết

kế, thi công các toà nhà cao tầng, điều mà 10-15 về trước giới khoa học xâydựng không giám nghĩ tới Mới đây các nhà nghiên cứu trong nước đãnghiên cứu thành công và tổ chức trình diễn kỹ thuật dây truyền sản xuấttấm lợp không sử dụng Amiăng bằng nguyên vật liệu trong nước, giúp cho

Trang 16

hàng chục cơ sở sản xuất tấm lợp Amiăng không bị đóng cửa và hàng chụccông nhân tiếp tục có việc làm.

Đã tạo được giống lúa tổng hợp được vitamin A (golden rice) vàkháng sâu (Bt) nhờ ứng dụng công nghệ chuyển gen Đã ứng dụng côngnghệ thụ phấn kép ở thực vật trong điều kiện invitro để tạo giống cây ănquả không hạt và cây lâm nghiệp ưu thế lai thông qua nuôi cấy nội nhũ tambội Xây dựng được quy trình và xác định được các mẫu cây trồng và sảnphẩm biến đổi gen như ngô, đậu tương, lúa, bông, cà chua, khoai lang,khoai tây, đu đủ, bạch đàn với các gen biến nạp là gen kháng thuốc trừ cỏnhư Bar, Epsps; kháng sâu như CryIA(b), CryIA(c), CryIII, VIP3A; khángbệnh như chitinase, glucanase, Xa-21 phục vụ công tác xuất nhập khẩugiống cây trồng và nông sản Bằng kỹ thuật nhân gen và chỉ thị phân tử đãphát hiện gen hoocmon sinh trưởng liên quan đến tốc độ sinh trưởng vàthành phần thịt xẻ của lợn và gen quy định giới tính bò để xác định giớitính của phôi 7 ngày tuổi Bằng công nghệ cấy truyền phôi tươi và phôiđông lạnh đã tạo ra hàng trăm con bò có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống

cũ từ 30 đến 40%, cho năng suất sữa cao hơn 25-30% so với những bòkhác cùng giống Có nhiều con đang cho sữa lứa 1 và 2 với năng suất4.500-5.500 kg sữa/chu kỳ

Trang 17

Trồng trọt và bảo vệ thực vật: Đã nghiên cứu, chọn tạo và được Bộ

NN&PTNT công nhận giống chính thức và công nhận tạm thời 16 giốnglúa, trong đó có 5 giống lúa lai, 11 giống lúa thuần; công nhận chính thức 2giống ngô lai đơn; công nhận tạm thời 2 giống chè; công nhận 8 dòng ưu tú

và 5 cây đầu dòng Ca cao Chọn tạo được các tổ hợp lúa lai mới như:HYT83, HYT100, TH3-3 năng suất tương đương Nhị ưu 838 (7-9 tấn/ha),nhưng có ưu điểm nổi bật là chất lượng gạo khá và dễ sản xuất hạt giốngF1 trong điều kiện Việt Nam, năng suất hạt lai đạt 2-3 tấn/ha Công nhậnchính thức giống lúa thuần (M6), năng suất, chất lượng khá, ổn định, chốngchịu mặn và rét khá, thích hợp gieo cấy 2 vụ/năm cho vùng ven biển phíaBắc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo được 7 giống lúa ngắn ngày.Đặc biệt, giống lúa OM2717 và OM2718 có nhiều ưu điểm về nông sinhhọc, dễ canh tác, năng suất, chất lượng khá cao, tránh được lũ, thích nghivới những vùng đất có điều kiện canh tác ba vụ; giống lúa OM2514-314cho năng suất khá cao, ổn định, có khả năng chịu phèn, chịu được các vùngđất khó khăn (vụ đông xuân 7-8 tấn/ha, vụ hè thu 4-5 tấn/ha), diện tích gieotrồng được mở rộng với tốc độ rất nhanh (trên 150.000 ha) Đã xác địnhthêm vùng trồng điều mới ở Bắc Trung Bộ (Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị,Quảng Bình) Có thể trồng trên đất cát trắng, đất trống đồi trọc, thay thếcây trồng rừng (tại Quảng Trị, trên diện tích thí nghiệm cho năng suất 300-

600 kg hạt/ha vào năm thứ 3) Xác định được 2 giống điều lùn, năng suất

có thể đạt 3-4 tấn/ha, thích ứng rộng (từ Quảng Trị đến Tây Nguyên) Chọnlọc được giống lạc LDH01, năng suất 4 tấn/ha, tỷ lệ nhân 70%, thích ứngtốt với điều kiện các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Giống lạc MD9cho vụ xuân và thu đông của các tỉnh phía Bắc Các giống nhãn, vải mớiđược đưa vào sản xuất góp phần rải vụ thu hoạch, tăng hiệu quả sản xuất

Đã công nhận tạm thời giống thanh long ruột đỏ H14 cho năng suất tươngđương giống thanh long ruột trắng, chất lượng cao hơn Hoàn thiện đượcquy trình sản xuất rau an toàn đưa vào áp dụng trên phạm vi cả nước, góp

Trang 18

phần đưa diện tích rau an toàn lên trên 20.000 ha Nhiều địa phương đã sảnxuất rau an toàn quanh năm, chất lượng cao với hệ số quay vòng 4-6vụ/năm trong nhà lưới, nhà vòm, cho thu nhập 220-260 triệu đồng/ha/năm;3-4 vụ/năm ngoài đồng với thu nhập 125-170 triệu đồng/ha/năm Quy trìnhsản xuất chè an toàn; hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc có tác dụngchóng xói mòn, bảo vệ đất, đưa năng suất tăng 30-200% so với canh táctheo phương pháp cũ.

Chăn nuôi - thú y: Đã lai tạo và khảo nghiệm thành công các cặp lợn

lai 3-5 máu ngoại (Landrace; Yorkshire; Duroc), có tỷ lệ nạc 56-60%, năngsuất sinh sản của đàn hạt nhân luôn ổn định, số con sơ sinh sống (9,1 con),khối lượng cai sữa/ổ (14,2 kg), khối lượng 60 ngày tuổi đạt 20,66 kg/con,

số lứa đẻ/năm: 2,21 lứa, trung bình mỗi năm cung cấp cho sản xuất khoảng4.500 lợn giống ngoại đảm bảo chất lượng và đang phát huy tốt tại các tỉnhĐồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và một phần ở Đồng bằng sôngHồng, miền Trung Phát triển đàn bò lai thịt trong cả nước với các giốngCharolais, Hereford, Limousine, Brahman Xây dựng được quy trình nuôi

bê lai lấy thịt, 22 tháng tuổi đạt khối lượng 250-300 kg Xây dựng quy trình

vỗ béo bò thịt và bò loại thải nuôi thịt bằng phụ phế phẩm nông nghiệp sẵn

có của địa phương Bò vỗ béo tăng trọng 800 g/con/ngày, khối lượng thịttinh từ 60-65 kg/con sau khi vỗ béo tăng lên 100-110 kg/con, đạt lợi nhuận160.000-350.000 đ/con Thử nghiệm thành công vắc xin H5N1, H5N2,Trovac AIV H5 phục vụ cho nhập vắc xin phòng chống dịch cúm gia cầm;nghiên cứu diễn biến dịch tễ H5N1 và bản đồ dịch cúm gia cầm phục vụcho công tác chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm; công nhận và đưa vàosản xuất 3 loại vắc xin phòng bệnh (viêm gan vịt nhược độc đông khô; vôhoạt xuất huyết truyền nhiễm thỏ; tam liên nhược độc đông khô phòngbệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả lợn), sản xuất chế phẩm ICM

để chẩn đoán viêm vú bò sữa và đã ứng dụng trên 800 bò sữa ở Thanh Hoá,Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Quảng Ninh

Trang 19

Lâm nghiệp: Đã công nhận được 8 giống mới (2 dòng bạch đàn

SM16 và SM23), có tốc độ sinh trưởng bình quân tăng 10% so với giống

cũ, vừa kháng được bệnh; 2 dòng vô tính Bạch đàn PN54 và PN116, 2dòng vô tính keo lai KL20 và KLTA3, 2 xuất xứ keo tai tượng SW Cairns

và Bloomfield Lập được danh mục 23 chi với 122 loài tre trúc hiện có ởViệt Nam (22 loài mới) Xây dựng 154 ha mô hình các loại cây rừng chủyếu trên các vùng sinh thái khác nhau Xây dựng nhiều hướng dẫn kỹ thuật

và quy trình quy phạm để chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất

Về thuỷ lợi: Ứng dụng thành công công nghệ đập xà lan di động vào

công trình cống Phước Long, Thông Lưu, Vĩnh Lợi - Bạc Liêu Xây dựng

Bộ chỉ tiêu đánh giá nhanh hiện trạng công trình thuỷ lợi phục vụ nâng cấp,hiện đại hoá công trình thuỷ lợi Ứng dụng vải địa kỹ thuật trong công tácđắp đê biển ở vùng đất cát tại đê quai lấn biển Bình Minh, Kim Sơn, NinhBình Hoàn thiện phần mềm VRSAP kết nối với GIS trong tính toán dòngchảy phục vụ công tác quy hoạch ở Đồng bằng sông Cửu Long có chấtlượng cao hơn

Về cơ điện nông nghiệp và chế biến nông lâm sản: Đã nghiên cứu

thử nghiệm 10 quy trình tạo ván mỏng, 14 quy trình sản xuất ván LVL, 23quy trình sản xuất gỗ biến tính theo hướng tăng khối lượng thể tích, độ bền

cơ học, tăng khả năng chống cháy, bằng phương pháp hoá - nhiệt - cơ vớicác loại hoá chất biến tính phù hợp Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thiết

bị đồng bộ chế biến cà phê theo phương pháp ướt Dây chuyền được thửnghiệm tại Tân Lâm - Quảng trị (chế biến hàng nghìn tấn quả tươi, hoạtđộng rất tốt, chi phí nước giảm 20-40%, chi phí điện giảm 30% so với dâychuyền nhập của Brazin) Đã chuyển giao công nghệ và hệ thống thiết bịđồng bộ chế biến hạt giống lúa, ngô công suất 1-1,5 tân/h cho hơn 10 công

ty giống cây trồng các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, Hà Tây, QuảngBình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Nội chất lượng hạt giống đạt

Trang 20

cho 5 công ty tại Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây dây chuyền thiết bị đồng

bộ điều khiển tự động chế biến thức ăn gia súc chất lượng cao (dạng bột,dạng viên) công suất 5-10 tấn/h, với chất lượng sản phẩm tương đương sảnphẩm của các công ty liên doanh, giá thành chỉ bằng 60% sản phẩm cùngloại nhập ngoại Đưa vào sản xuất máy sấy lúa đảo chiều gió, công suất 2tấn/mẻ phục vụ sấy lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Trong nghiên cứu quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai: Hoàn thành dự thảo Chiến lược quản lý phân bón và thuốc

bảo vệ thực vật với các báo cáo tổng quan về hiện trạng quản lý, kiểm soátphân bón và thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời đề xuất các giải pháp cũngnhư các hoạt động tới năm 2010 để quản lý tốt hơn Nghiên cứu sản xuấtđược 3 loại thuốc thảo mộc (CE-02, CB-03, CH-01) diệt trừ ốc bươu vàng

mà không ảnh hưởng đến môi trường Thuốc đã được thử nghiệm thànhcông trên diện tích 200 ha Trên cơ sở này, Bộ KH&CN đã đầu tư dự ánsản xuất thử nghiệm dây chuyền sản xuất thuốc quy mô 200 tấn thuốc Xâydựng được hai mô hình mẫu xử lý nước thải sinh hoạt cụm dân cư bằngbiện pháp sinh học và hệ thống cống thoát nước thải hợp vệ sinh, nhà tiêusinh thái cùng với việc tổ chức các đội thu gom rác tự quản ở Thanh Trì -

Hà Nội và Lạng Giang - Bắc Giang

Kinh tế, chính sách và thị trường: Các nghiên cứu đã tập trung vào

các vấn đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới nông nghiệp, nông thôn; didân tự phát với vấn đề bảo vệ và phát triển vốn rừng; đánh giá hiện trạng và

đề xuất các chỉnh sách phát triển hợp tác xã kiểu mới

Công tác bảo tồn nguồn gen: Bảo tồn an toàn 13.500 giống của 115

loài cây trồng (11.800 giống của 83 loài cây trồng có hạt; ngân hàng genđồng ruộng; 1.700 giống của 32 loài cây trồng sinh sản vô tính; ngân hànggen invitro: 102 giống khoai môn - sọ) Tiếp tục điều tra, nghiên cứu pháthiện thêm 23 loài cây quý hiếm cần được quan tâm bảo tồn (Trai lý, Re

Trang 21

giao, Vang nhuộm, Lim xanh, San hô, Rau sắng, Mã tiền dây, Cẩu tích,Hoàng đằng, Bách bộ đá, Thổ phục linh, Kim cang cành vuông, Song mật,Nghèn và Lá khôi tím) Điều tra, phát hiện và sưu tập được 300 loài câythuốc quý, trong đó 37 loài có mức độ đe doạ cao cần ưu tiên bảo tồn (7loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam) như Chòi mòi hải nam, Hoàng đằng,Hoa tiên, Ngôn balansa, Bách xanh, Thiên niên kiện, Củ dòm, Huyết rồnghoa nhỏ, Khúc khắc Các loài này được bảo vệ nghiêm ngặt bởi lực lượngkiểm lâm và được kiểm soát theo dõi nghiên cứu tình hình tái sinh, sinhtrưởng, cấm mọi tác động thu hái của người dân Đã tiến hành các thửnghiệm nhân giống bằng hạt, bằng hom cho các loài này Hoàn thiện cácchỉ tiêu chọn lọc: Bò u đầu rìu, ngựa bạch, thỏ xám, thỏ đen, lợn ỉ, lợn mẹoNghệ An, lợn sóc Tây Nguyên, lợn Mường Khương, lợn Táp ná, lợn miniQuảng Trị, lợn Ba Xuyên, gà Hồ, gà HMông, gà Ôkê, gà lùn, gà tè, gà tre,

gà Đông Tảo, gà tàu vàng, gà móng, gà chọi, vịt mốc, vịt bầu quì, vịt bầubến, vịt kỳ lừa, vịt bạch tuyết, ngan trâu Tiếp tục bảo tồn ADN của bò, lợn

ỉ, lợn mini, bò cóc (300 mẫu) Tiếp tục nghiên cứu sự đa dạng các giốngnội địa ở mức phân tử (10 giống) Nghiên cứu đặc điểm sinh học gà tè, gàHmông lợn ỉ, chó Phú Quốc… Đã xây dựng, bảo tồn, đánh giá và khaithác sử dụng được trên 500 chủng giống vi sinh vật phục vụ cho công tácnghiên cứu và sản xuất phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật Nguồngen vi sinh vật thú y đã bảo tồn được trên 50 chủng giống phục vụ chonghiên cứu, chế tạo và kiểm nghiệm vắc xin trên phạm vi toàn quốc

Công tác tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Đã thành lập 32 Ban kỹ

thuật xây dựng tiêu chuẩn ngành, 22 phòng thử nghiệm được công nhận,đang phát huy tác dụng Xây dựng và ban hành được 104 tiêu chuẩn (61 vềnông nghiệp, 17 về vệ sinh an toàn thực phẩm, 5 về lâm nghiệp và 21 vềthuỷ lợi)

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Đã thực hiện giám sát ô nhiễm

Trang 22

lớn, xây dựng vùng chăn nuôi lớn an toàn tại Hà Tây, Hà Nội, Đồng Nai;vùng rau an toàn tại Hải Dương; vải thiều an toàn tại Bắc Giang; chè antoàn tại Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang; xây dựng Chương trìnhtruyền thông giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản.

Các kết quả khác: Bộ đã tham gia xây dựng Luật Sở hữu trí tuệ.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề sở hữu trí tuệ tập trung vào 3 nội dunglớn: Bảo hộ giống cây trồng mới; bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ;bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá Về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứhàng hoá, đến nay đã hoàn thành xác định vùng sản xuất các sản phẩm đặcsản: Chè Tân Cương, cà phê vối Buôn Hồ, cà phê chè Tân Lâm, gạo támHải Hậu, bưởi Năm Roi, Đoan Hùng và hạt tiêu Phú Quốc

Hợp tác quốc tế: Tập trung vào hợp tác theo Nghị định thư (hiện các

đơn vị thuộc Bộ đang thực hiện 16 đề tài hợp tác quốc tế theo Nghị địnhthư) Đây là một hướng đi tốt, cho phép chuyển giao công nghệ nhanh vàkết hợp đào tạo nguồn nhân lực Tuy nhiên, do việc xác định ưu tiên tronghợp tác chưa rõ, do vậy hợp tác KH&CN chưa có những đề tài/dự án mangtầm chiến lược, đi vào công nghệ mới, mũi nhọn, theo tinh thần chỉ đạo ưutiên của Bộ Ngoài ra, các đơn vị còn thực hiện nhiều dự án của các tổ chứcquốc tế như: IRRI, ACIAR, DANIDA, AusAID, CIAT, CGPRT, IPGRI,CIRAD, CIDA, GEF và rất nhiều dự án song phương hoặc đa phương khác

2.5.3.Kết luận

Trong thời đại ngày nay KH&CN ngày càng có vai trò vô cùng quantrọng và to lớn Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như nước ta thìKH&CN càng quan trọng hơn, giúp cho các nước này nhanh chóng thoátkhỏi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu yếu kém, nhanh chóng đuổi kịp nềnkinh tế của các nước phát triển KH&CN đã và đang mang lại những hiệuquả cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của các nước đang pháttriển nói chung và Việt nam nói riêng

Trang 23

Ở Việt nam khoa học và công nghệ đã mang lại những hiệu quả vềphát tiển kinh tế xã hội to lớn:

Khoa học và công nghệ cung cấp cơ sở khoa học và thông tin cần thiết để lãnh đạo Đảng và Nhà nước có các chính sách kịp thời và đúng đắn Các trương trình, đề tài nghiên cứu khoa học xã hội thời gian qua đã

cung cấp những căn cứ khoa học về lý luận và thực tiễn cho việc đổi mớinhận thức và tư duy trong việc định rõ con đường đi lên chủ nghĩa xã hộicủa Việt Nam Nhiều phân tích khoa học và kiến nghị của các trương trình,

đề tài khoa học xã hội được đánh giá cao, phục vụ kịp thời cho việc chuẩn

bị văn kiện của các hội nghị Trung ương 2,3,4,5,6,7( khoáVIII), văn kiệncủa đại hội IX và các hội nghị Trung ương khoá IX Một số trương trình, đềtài nghiên cứu KH&CN đã cung cấp căn cứ cho việc xác định phươnghướng chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010 của nước ta nói chung

và của từng nghành, từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật nói riêng Các đề tài nàyhướng vào việc xác định các ngành sản xuất, lĩnh vực hoạt động và nhữngsản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng vàphát triển nhanh của một số ngành, lĩnh vực như thuỷ sản, bưu chính viễnthông, du lịch…Nhiều đề tài đã phân tích và kiến nghị phương hướng điềuchỉnh các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế (cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu

tư, hệ thống thuế…), phục vụ cải cách hành chính, xây dựng nhà nước phápquền XHCN Các chính sách và giải pháp quản lý của các ngành, các địaphương được xác định có căn cứ khoa học hơn đã nâng cao được tính hợp

lý và tính hiệu quả trong thực hiện

Trang 24

cấp nhà nước và cấp bộ, cấp tỉnh và cũng đã cung cấp nhiều phân tích vàkiến nghị khoa học có giá trị Các trương trình KHXH cấp nhà nước giaiđoạn 2001-2005 tuy đang triển khai nghiên cứu cũng đã tập hợp bước đầunhững kết quả, báo cáo với Trung ương( thông qua Hội đồng Lý luậnTrung ương) các luận giải về một số vấn đề lớn theo trương trình của cácHội nghị Trung ương.

Phục vụ xây dựng đổi mới và hoàn chỉnh các chính sách và cơ chế

quản lý của các ngành, địa phương.Những vấn đề về xây dựng con người

và nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH được nhiều ngành và địaphương tận dụng trong xây dựng chiến lược đào tạo, chính sách liên quanđến nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và các chínhsách xã hội, phục vụ phát triển nguồn lao động kỹ thuật cung cấp cho cácvùng kinh tế trọng điểm và khu công nghiệp cho xuất khẩu lao động

Khoa Học Công Nghệ đã cung cấp luận cứ cho việc xây dựng vàhoàn chỉnh hệ thống pháp luật, điều chỉnh chính sách và chỉ đạo thực hiệnngành, địa phương Cung cấp các tư liệu phân tích, dự báo phát triển củaKhoa Học Công Nghệ và những khả năng phát huy lợi thế so sánh củaViệt Nam, giúp xây dựng quan điểm và nội dung của chiến lược phát triểnKhoa Học Công Nghệ và chiến lược phát triển của các ngành, địa phươngtrong giai đoạn 2000-2010…

Cung cấp luận giải khoa học cho việc nâng cao nhận thức chính trị

và tư tưởng Đã phân tích, luận giải về nhiều vấn đề có tính lý luận trong

điều mới như:

- Vấn đề Đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, phát triển kinh tế trang trại,vấn đề sở hữu ruộng đất trong thực hiện kinh tế thị trường, vai trò chủ đạocủa kinh tế nhà nước, các chính sách bảo hộ đối với nông nghiệp-nông dân-nông thôn, các giải pháp khắc phục phân hoá xã hội và thực hiện xoá đóigiảm nghèo, những vấn đề đặc biệt cần chú ý trong thực hiện chính sáchdân tộc và tôn giáo, vấn đề xây dựng và phát huy nhân tố con người trong

Trang 25

chiến lược phát triển kinh tế xã hội và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế,vấn đề đảm bảo an ninh quốc gia, tăng cường bảo vệ độc lập và chủ quềntrong tình hình hiện nay, các vấn đề toàn cầu và quan điểm của Việt Nam.

Nâng cao chất lượng đào tạo , rút ngắn khoảng cách về trình độ

khoa học giữa Việt Nam với các nước Một trong những mục tiêu quan

trọng của hoạt động Khoa Học Công Nghệ là góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ Khoa Học CôngNghệ Các đề tài nghiên cứu Khoa Học Công Nghệ, nhất là các đề tài cấpnhà nước, đã tập hợp lực lượng cán bộ khoa học từ nhiều nơi hợp lực cùngnhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học đặt ra Qua đó đã hìnhthành nhiều tập thể khoa học liên ngành cho thực hiện những chủ đề KhoaHọc Công Nghệ đòi hỏi trình độ và yêu cầu khoa học cao: tạo lập đượcnhững tập thể khoa học mạnh ở các tổ chức Khoa Học Công Nghệ lớn

Thông qua hoạt động nghiên cứu hàng trăm đề tài nghiên cứu cơbản, nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cấp nhà nước giai đoạn1996-2000 đã tạo điều kiện cho các thành viên tham gia bảo vệ thành công

467 luận án tiến sĩ và 1042 luận văn thạc sĩ Riêng trương trình Khoa HọcCông Nghệ nông nghiệp, đã giúp 30 nghiên cứu sinh bảo vệ thành côngluận án tiến sĩ và 57 cán bộ hoàn thành luận văn thạc sĩ: Chương trình cơbản đã đào tạo được 280 tiến sĩ và 764 thạc sĩ

Ở một số trường đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học đã được

đẩy mạnh và thu hút nhiều sinh viên các năm cuối tham gia, góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo ở những trường này

Trong giai đoạn 1996-2000, qua hoạt động của 18 chương trìnhKhoa Học Công Nghệ cấp nhà nước đã có khoảng 150 đoàn cán bộ khoahọc đi khảo sát và trao đổi với nước ngoài Đã cử cán bộ tham dự nhiều hộinghị khoa học quốc tế, trong đó hầu hết đều có báo cáo khoa học trình bàytại hội nghị Một số hội nghị khoa học quốc tế do Việt Nam tổ chức đãnhận được sự hưởng ứng và đánh giá cao của các nhà khoa học các nước

Trang 26

như hội nghị về Việt Nam học Hội nghị khoa học về trái đất, các hội thảokhoa học về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế…

Khoa Học Công Nghệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Phát

triển Khoa Học Công Nghệ thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thànhsản phẩm Trước tiên phải khẳng định, đây là một trong những đóng gópquan trọng nhất của Khoa Học Công Nghệ Bởi lẽ, các công nghệ mới rađời ngày càng nhiều và liên tục thay đổi đã khiến chu kỳ sống của sảnphẩm ngày càng ngắn, điều đó buộc các nhà sản xuất phải thường xuyênhiện đại hoá máy móc thiết bị, cũng như công nghệ trong quá trình sản xuất

và quản lý của mình để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năngcạnh tranh tiêu thụ sản phẩm, để rồi trên cơ sở đó lại tiếp tục đổi mới công nghệ.TFP là năng suất yếu tố tổng hợp: thể hiện hiệu quả của yếu tố công nghệ

kỹ thuật hay cách đánh giá tác động của tiến bộ KH&CN đến tăng trưởngkinh tế

Ngày nay, sự đóng góp của TFP ngày càng cao trong quá trình thựchiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của các nước trên thế giới Nhiều nướcphát triển như Mỹ, Canada, Đức, Nhật Bản đóng góp của TFP vào tăngtrưởng kinh tế chiếm từ 50-75%; số liệu thống kê các nước Đông Nam Ácho thấy các nước này, nhân tố TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trên1/3 Tương tự như các nước trong khu vực thời kỳ đầu phát triển, vốn vậtchất đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.Trong quá trình đổi mới kinh tế chất lượng tăng trưởng đã được cải thiệnmột bước, thể hiện bằng sự đóng góp ngày càng cao hơn của nhân tốKH&CN vào tăng trưởng kinh tế của đất nước( xem bảng dưới đây)

Trang 27

Nguồn lực tăng trưởng của một số nước Đông Nam Á giai đoạn

1960-1994(%)

Tên nước

Tốc độ tăngtrưởng GDP

Đóng góp củaVốn vật chất Vốn con

Khoa Học Công Nghệ đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế xã hộI:

- Khoa Học xã hội và nhân văn đã góp phần quan trọng giải và khẳng địnhgiá trị khoa học và thực tiễn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; cung cấp luận cứkhoa học phục vụ hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước, góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới nói chung

và quá trình đổi mới tư duy kinh tế nói riêng

Các kết quả điều tra cơ bản về nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tàinguyên thiên nhiên đã phục vụ xây dựng luận cứ khoa học cho các phương

án phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Trang 28

Khoa Học Công Nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tiếp thu,làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhận từ nướcngoài Nhờ đó, trình độ công nghệ trong một số nghành sản xuất, dịch vụ

đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh caohơn Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp Khoa Học Công Nghệ đã tạonhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng năng suất cao, góp phầnchuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ nước nhập khẩu lươngthực trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, cà phê, v.v… hàngđầu trên thế giới

+ Trong nông nghiệp Khoa Học Công Nghệ đã tạo ra nhiều giống câytrồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao, góp phần chuyển đổi cơ cấukinh tế nông thôn

+ Các chương trình nghiên cứu trọng điểm về công nghệ thông tin, công

nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, tự động hoá, công nghệ cơ khí chế tạo

máy, đã góp phần nâng cao năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực côngnghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngànhkinh tế

Như vậy, khó có thể đánh giá hết được sự đống góp của KH&CNtrong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời gianqua.Tuy nhiên, để đưa KH&CN trở thành động lực phát triển kinh tế xã hộiđất nước, hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó đòihỏI sự lỗ lực rất lớn của các nhà khoa hoạ, các nhà quản lý cũng như cácdoanh nghiệp

3.Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của Khoa học và Công nghệ

3.1.Các chính sách đầu tư phát triển khoa học và công nghệ

Đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển Vì vậy chúng ta cần tậptrung mọi nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho phát triển KH&CN Cần tạo nguồnvốn cho phát triển KH&CN Vốn để phát triển KH&CN thường được huyđộng từ hai phía là NSNN và doanh nghiệp Để đẩy thúc đẩy sự phát triển

Trang 29

của KH&CN cần phải tích cực đầu tư mọi nguồn lực để phát triểnKH&CN, đặc biệt là vốn cho đầu tư phát triển KH&CN Vì vậy cần phải đadạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho phát triển KH&CN; Triển khai thànhlập Quỹ phát triển KH&CN của Quốc gia, các Bộ, Tỉnh, Thành phố và các

tổ chức, cá nhân …; Ưu tiên cho công tác nghiên cứu và triển khai; Tăng tỷ

lệ chi ngân sách hàng năm cho KH&CN; Phát triển thị trường KH&CN vàthị trường vốn cho KH&CN

Nhà nước cần đưa ra các chính sách khuyến khích, thu hút các tổchức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển KH&CN Có nhưvậy mới thúc đẩy được KH&CN phát triển mạnh mẽ đáp ứng ngày càngcao cho sự phát triển kinh tế

3.2 Phát triển nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ.

Một trong các yếu tố có vai trò to lớn ảnh hưởng tới sự phát triển củaKH&CN là nguồn nhân lực phục vụ cho KH&CN Cần xây dựng chiếnlược phát triển đội ngũ cán bộ KH&CN, có chính sách đào tạo và bồidưỡng nhân tài; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ KH&CN; đẩy mạnhhợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực; phát triển thị trườngnhân lực KH&CN

Cần phải có chính sách trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện thuậnlợi để họ sáng tạo cống hiến; có chính sách và biện pháp để thu hút nhân tàivào việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; có chính sách trong việc khuyếnkhích trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, xây dựng các tập thểKH&CN mạnh, đạt trình độ khu vực và quốc tế; có chế độ đãi ngộ xứngđáng với công hiến và có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với các cá nhân cócông trình KH&CN đặc biệt xuất sắc, có cống hiến đối với đất nước Cónhư vậy mới tạo ra được động lực khuyến khích họ tích cực hăng saynghiên cứu, tìm tòi sáng tạo, cống hiến hết mình cho đất nước

3.3.Tạo lập và thúc đẩy thị trường khoa học và công nghệ

Trang 30

Phát triển thị tường KH&CN là nhân tố vô cùng quan trong đẩynhanh sự phát triển KH&CN Nó kích thích KH&CN phát triển, tạo độnglực đẩy nhanh sự phát triển của KH&CN Vì vậy cần phải có các chínhsách và đường lối cụ thể để tạo lập, xây dựng và phát triển thị trườngKH&CN Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho thịtrường KH&CN hoạt động; có chế độ tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ thoảđáng đối vối đội ngũ các bộ KH&CN; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuậtcho các cơ sở khoa học, nghiên cứu và phát triển; có những biện phápnhằm quản lý chặt chẽ công nghệ nhập; Nhà nước cần triệt để xoá bỏ baocấp, đổi mới cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước, bảo vệcạnh tranh tự do, lành mạnh Từ đó buộc các doanh nghiệp phải đẩy mạnh

áp dụng tiến bộ KH&CN; có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanhnghiệp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN Miễn giảm thuế đối vớinhững sản phẩm đang trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm, sản phẩm thaythế hàng nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu; miễm giảm thuế đối với phầnkinh phí mà các cơ sở sản xuất dùng để đào tạo và đào tạo lại; thực hiệnchính sách tín dụng ưu đãi; thực hiện chế độ khấu hao nhanh nhằm đẩynhanh tốc độ đổi mới công nghệ; khuyến khích các hoạt động chuyểnnhượng, chuyển giao công nghệ theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cácbên cùng có lợi

3.4.Mở rộng quan hệ quốc tế về khoa học công nghệ

Cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác, giao lưu về KH&CN với nướcngoài Qua đó học hỏi kinh nghiệm, tiếp nhận, chuyển giao KH&CN tiêntiến của nước ngoài Cần đa dạng hoá các phương thức hợp tác đầu tư vớinước ngoài về KH&CN, coi trọng hợp tác phát triển các ngành công nghệcao; Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức KH&CN nước ngoài lập

cơ sở nghiên cứu, triển khai hoặc mở các trường dạy nghề, dạy đại học chấtlượng cao theo quy định của pháp luật; Tạo điều kiện cho các cán bộKH&CN được tham gia hội nghi quốc tế, tiến hành nghiên cứu trao đổi,

Trang 31

học tập ở nước ngoài Đây cũng là một trong những nhân tố có tác động tới

sự phát triển của KH&CN ở trong nước

3.4.Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ

Cần có phương thức quản lý KH&CN công nghệ hợp lý để khích

thích KH&CN phát triển Cần đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động

KH&CN như: Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lýnhà nước trong lĩnh vực KH&CN; đổi mới tổ chức và quản lý hệ thống cácviện nghiên cứu- phát triển, tăng cường gắn kết viện với các doanh nghiệp

và với nhà trường; phát triển các loại hình tư vấn KH&CN; đổi mới cơ chế

kế hoạch hoá và thương mại hoá các hoạt độnh KH&CN Đổi mới cơ chếtài chính cho hoạt động KH&CN như: Đa dạng hoá phương thức cấp phátkinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN; sử dụng các công cụ thuế, tín dụng,khấu hao để hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới; có chế độkhuyến khích đối với cán bộ hoặc tập thể KH&CN áp dụng kế quả nghiêncứu triển khai vào đời sống kinh tế, mang lại hiệu kinh tế quả cao

Trên đây là một số những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triểncủa KH&CN Các nhân tố này có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫnnhau, do đó cần phải thực hiện một cách đồng bộ, chỉ có như vậy mới thúcđẩy phát triển KH&CN Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội đất nước

II.Các nguồn vốn tài trợ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ

Vốn để phát triển khoa học và công nghệ thường được huy động từNSNN; doanh nghiệp; vốn hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức Chính phủ, PhiChính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước

Trang 32

Vốn đầu tư cho Khoa học và công nghệ so vớitổng vốn đầu tư

1.Nguồn vốn trong nước

1.1.Nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN)

Vốn NSNN được hình thành chủ yếu qua các khoản thu về thuế, cáckhoản thu lệ phí có tính chất thuế, các khoản thu từ khai thác và sử dụng tàinguyên, thu từ hợp tác lao động, thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sởhữu nhà nước, ngoài ra còn một số khoản viện trợ không hoàn lại…Nguồnvốn này được Nhà nước duyệt chi cho phát triển kinh tế đất nước Thôngthường tổng số thu bao giờ cũng lớn hơn tổng số chi, nhưng trong trườnghợp đặc biệt sẽ có tình trạng bội chi ngân sách và khi đó nguồn chi chophát triển kinh tế thuộc NSNN phải đợi ở các nguồn tài trợ cho sự thâm hụt

đó Nguồn NSNN thường phụ thuộc vào các nhân tố sau:

Thứ nhất, Tổng số thu NSNN phụ thuộc vào tiến trình đổi mới cơ

chế quản lý kinh tế Sự tăng giảm NSNN gắn liền với sự tăng trưởng củanền kinh tế Trong trường hợp cần thiết, việc tăng thu cho NSNN chủ yếu

do tăng mức thuế được huy động so với tăng sản phẩm quốc dân bằng cácbiện pháp như: mở rộng diện chịu thuế, tăng tỷ suất thuế, thêm các sắc thuếmới, tổ chức hệ thống thu thuế và quản lý thuế nhằm chống thất thu thuế

Thứ hai, tiền bán tài nguyên, bán hay cho thuê một số tài sản thuộc

khu vực Nhà nước cũng là nguồn thu quan trọng của NSNN

Thứ ba, sự tăng hay giảm chi tiêu thường xuyên của ngân sách cũng

Trang 33

KH&CN Việt Nam những năm gần đây đã được quan tâm và mứcđầu tư ngày càng tăng, tạo nên nhiều kết quả có giá trị và đóng góp quantrọng vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bảng 1: Đầu tư từ NSNN cho Khoa học và Công nghệ Việt Nam

11415.4

12813.9

15417.6

53528.4

72231.1

100435.7

111435.6

143138.4

175041.0

62684,6

79486,1

72282,4

135071,6

160068,9

181064,3

201264,4

229661,6

252059,0Mức đầu tư tài chính cho KH&CN đã tăng lên đáng kể trong nhữngnăm qua, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của hoạt độngnghiên cứu và chuyển giao KH&CN

Từ năm 2000 đến nay, đầu tư tài chính cho KH&CN vẫn giữ đều ởmức 2% tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) và mỗi năm đều được tăngthêm theo mức tăng của ngân sách Theo đó, đầu tư cho xây dựng cơ bảncũng như cho các hoạt động sự nghiệp KH&CN đều tăng lên (bảng

12.Nguồn vốn của các tổ chức và cá nhân trong nước

Trong những năm gần đây, còn có đầu tư của các doanh nghiệp chohoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong doanhnghiệp Tuy nhiên, lượng kinh phí này chưa đáng kể và cũng chưa có sốliệu thống kê chính xác Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê tiến

Trang 34

hành năm 2002 với 7.233 doanh nghiệp sản xuất trên toàn quốc, thì 92%kinh phí đầu tư cho KH&CN của doanh nghiệp dành cho đổi mới côngnghệ và tập trung chủ yếu vào đầu tư mua sắm thiết bị; còn phần dành chonghiên cứu KH&CN mới có 8% (so với số liệu điều tra ở năm 2000 củaViện Khoa học Thống kê thì con số này chỉ là 6%, tức là đã có tăng lên).

Theo cấp hành chính, kinh phí cho sự nghiệp khoa học đã được phân

bổ cho: Các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước, hỗ trợ các hoạt độngKH&CN cấp bộ và cấp tỉnh Trong đó, phần kinh phí ở trung ương đượcchi cho: Cơ sở vật chất kỹ thuật (trang thiết bị khoa học), nghiên cứu khoahọc, lương và bộ máy của các tổ chức KH&CN của Nhà nước, các hoạtđộng phục vụ nghiên cứu Tất cả các phần chi này mỗi năm cũng đều tănglên (bảng 2 )

Bảng 2: Phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học theo cấp hành chính

Nội dung 199

6

1997

1998

1999

61978,0

55677,0

102676,0

121575,9

138076,2

153676,3

173275,4

190075,4

17522,0

16623,0

32424,0

38524,1

43023,8

47623,7

56424,6

62024,6

Hiệu quả của hoạt động KH&CN thể hiện tổng hợp trên nhiều mặt:Lợi ích kinh tế, giá trị khoa học, ý nghĩa chính trị, ý nghĩa xã hội Hiệuquả đó kéo dài trong nhiều năm, có những nhiệm vụ phải nghiên cứu trước,chuẩn bị cho ứng dụng ở hàng chục năm sau này Không nên chỉ nhìn vào

Trang 35

phục vụ kinh tế thuần tuý trước mắt, mà đánh giá sai toàn bộ hoạt độngKH&CN.

1.3.Một số nhận xét về tình hình đầu tư cho KH&CN

Việc đầu tư kinh phí cho KH&CN còn có một số vấn đề đáng nêunhư sau:

- Kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng rất nhiều và khá lớn, nhưngthực sự chỉ khoảng 25% số đó là đúng đầu tư cho tăng cường trang thiết bịnghiên cứu khoa học Ví dụ ở năm 2003, chỉ có khoảng 300 tỷ đồng trongtổng số 1.114 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản là thực dùng cho tăng cườngtrang thiết bị khoa học; còn thì phải chi cho các hoạt động điều tra cơ bảncủa nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật Chính phủ phê duyệt đầu tư xây dựng

19 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, trong đó có 3 phòng tại phíaNam, với mức trang bị bình quân 50 tỷ đồng/phòng, là một cố gắng lớn,song con số này rất nhỏ nhoi so với tổng số rất nhiều phòng thí nghiệm lớncần được trang bị Nhìn chung tình trạng thiết bị phục vụ nghiên cứu củacác tổ chức KH&CN còn kém, chưa đáp ứng yêu cầu, mặc dù được bổsung thiết bị trong thời gian gần đây Qua điều tra ở 50 tổ chức KH&CN,giá trị thiết bị phục vụ nghiên cứu tính bình quân 1 đầu cán bộ KH&CNkhông cao (bảng 3)

Bảng 3: Giá trị thiết bị bình quân đầu người ở các tổ chức KH&CN

Loại tổ chức KH&CN Mức bình

quân

Mức cao nhất Mức thấp

nhất

- Kinh phí cho nghiên cứu khoa học chưa đủ yêu cầu Mức kinh phí chonghiên cứu tính bình quân đầu cán bộ KH&CN 1 năm rất thấp (điều tra ở

Trang 36

(Bảng 4)

Loại đơn vị

Bình quân

1 năm(triêuđồng)

Bình quân một đầu cấn bộ KH&CN

(triệu đồng/người/năm)Trung

bình Cao nhất Thấp nhất

Thuộc Viện nghiên cứu 3171,00 110,02 92,40 11,66

Mức đầu tư hiện tại cho 1 đề tài cấp nhà nước tương đối khá Tính từ

18 chương trình KH&CN cấp nhà nước giai đoạn 2001-2005 đạt bình quân2.100 triệu đồng/1 đề tài KHCN trong 3 năm và 780 triệu đồng/1 đề tàikhoa học xã hội trong 3 năm Nhưng với đề tài cấp bộ và cấp tỉnh thì mứckinh phí còn thấp (bình quân khoảng 200 triệu đồng/1 đề tài KHCN vàkhoảng 60 triệu đồng/1 đề tài khoa học xã hội), trong đó không ít đề tàiphục vụ rất tốt cho yêu cầu phát triển của ngành và địa phương

Kinh phí cho nghiên cứu cơ bản mới chỉ dành 45 tỷ đồng (năm 2004)cho các khoa học tự nhiên; còn nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội vànhân văn và trong các khoa học kỹ thuật, khoa học y dược chưa được đầu

tư Chưa có dồi dào kinh phí để tổ chức các chương trình nghiên cứu lớncho tương lai

Cơ cấu đầu tư cố gắng đáp ứng đa dạng nhu cầu, nhưng vẫn chưa tập

trung được vào những vấn đề KH&CN có tầm chiến lược.

Nhìn vào chi tiết cơ cấu phân bổ kinh phí KH&CN nhận thấy rất rõgánh nặng mà kinh phí KH&CN phải cáng đáng Có những khoản lẽ ra dokinh phí khác giải quyết, như: Chi lương và bộ máy của các tổ chứcKH&CN của Nhà nước lẽ ra phải chuyển sang Quỹ lương nhà nước; nhiềukhoản hỗ trợ cho hoạt động KH&CN của các bộ lẽ ra phải do các bộ tínhtrong nguồn kinh phí sự nghiệp của bộ đó Trong khi lại có những khoảnđúng là phải do kinh phí KH&CN giải quyết thì lại chưa tính được, như: Tổ

Trang 37

cứu cơ bản của các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội và nhânvăn; đầu tư nhiều nữa cho hệ thống đồng bộ các phòng thí nghiệm

Như ở các nước, thì kinh phí KH&CN do NSNN cấp chỉ dùng chocác nhu cầu lớn của quốc gia: Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học liênngành, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho phát triển tương lai, cácnhiệm vụ nghiên cứu khoa học chung, nghiên cứu cơ bản của tất cả các lĩnhvực khoa học, đầu tư cho hệ thống các phòng thí nghiệm quốc gia, hỗ trợmột số hoạt động KH&CN trọng điểm của ngành và địa phương

Đã đến lúc cần phân bổ ngay phần kinh phí cho nghiên cứu cơ bảncủa khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu cơ bản của khoa học y dược

và các khoa học kỹ thuật Đây là yêu cầu cấp bách để khắc phục sự chậmtrễ về lý luận, sự yếu kém về kiến thức của đội ngũ cán bộ khoa học màhiện đang bị phê phán

Kinh phí cấp cho thực hiện các đề tài KH&CN phải đủ cho mở rộnghoạt động nghiên cứu sáng tạo trong điều kiện tăng cường giao lưuKH&CN với thế giới Quan niệm “liệu cơm gắp mắm” không thể áp dụngcho việc đầu tư trong KH&CN, bởi nếu đầu tư không đủ ngưỡng thì toàn

bộ phần đầu tư đã có sẽ không đem lại kết quả, sẽ lãng phí

Số kinh phí hỗ trợ các hoạt động KH&CN ở cấp tỉnh, hiện tạikhoảng 62% kinh phí được cấp cho các đề tài nghiên cứu, nhưng rất nhiều

đề tài ở tỉnh mang tính vụn vặt, trùng lặp giữa các tỉnh, trong khi lẽ ra cầnphải có sự liên kết giữa các tỉnh thì lại gây nên chia cắt và có nhiều trườnghợp dẫn tới mâu thuẫn lợi ích với nhau Nếu dành 50% số kinh phí hỗ trợhoạt động KH&CN các tỉnh để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CNcủa vùng, liên tỉnh sẽ phục vụ tốt hơn cho thực hiện chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của quốc gia, của vùng lãnh thổ và từng địa phương

Trong vòng 5-10 năm tới chúng ta cần phải đầu tư mới cho các tổchức KH&CN Sự cố gắng để có được những thiết bị tiên tiến hiện đại

Trang 38

trang bị cho các tổ chức KH&CN trong những năm gần đây rất đáng trântrọng Nhưng sự không đồng bộ của hệ thống thiết bị đã hạn chế tác dụngcủa những thiết bị ấy Huống chi ở giai đoạn hiện nay, thiết bị khoa họcchóng rơi vào tình trạng lạc hậu, không đáp ứng nổi yêu cầu mới trongnghiên cứu.

2.Nguồn vốn hỗ trợ của nước ngoài

Nguồn vốn nước ngoài là nguồn vốn vô cùng quan trọng để thúc đẩy tăng trưỏng và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển, bởi vì ở nhữngnước này nguồn vốn trong nước không đáp ứng đủ cho quá trình phát triển kinh tế và cải thiện đời sống cho người dân ở các nước đang phát triển Vì vậy cần phải nâng cao quá trình thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

từ nước ngoài

Nguồn vốn nước ngoài chủ yếu bao gồm hai nguồn chính đó là nguồnvốn FDI và ODA Các nguồn vốn này có vai trò to lớn trong việc: Thúcđẩy tăng trưởng kinh tế; Chuyển giao công nghệ; Phát triển nguồn nhân lực

và tạo việc làm; Điều chỉnh cơ cấu kinh tế; Thúc đẩy xuất nhập khẩu vàtiếp cận thị trường thế giới…

2.1.Nguồn vốn viện trợ chính thức – ODA

Nguồn vốn (ODA), Là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức(Chính quyền Nhà nước hay địa phương) của một nước hoặc một tổ chứcquốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triểnkinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này

Nguồn vốn ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II, cùng với kếhoạch Marshall để giúp các nước châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp

bị chiến tranh tàn phá Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch Marshall, cácnước châu ÂU thành lập Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC).Trong khuân khổ hợp tác phát triển, các nước OEDC lập ra các uỷ banchuyên môn, trong đó có uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các

Trang 39

nước đang phát triển.ODA được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc đaphương Nguồn vốn ODA bao gồm:

ODA không hoàn lại: Là nguồn vốn mà bên nước ngoài viện trợ cho

các nước đang phát triển với mục tiêu ưu tiên sử dụng cho các chươngtrình, dự án chủ yếu thuộc các lĩnh vực không có khả năng hoàn vốn như:phục vụ xã hội, khoa học công nghệ, nghiên cứu chính sách…

ODA cho vay: Gồm ODA cho vay ưu đãi ( là các khoản cho vay có

yếu tố không hoàn lại ít nhất là 25% gí trị khoản vay ưu đãi và ODA chovay hỗn hợp (Gồm một phần không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi và mộtphần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức hợp tác kinh tếphát triển -OEDC) ODA cho vay nhằm sử dụng cho các công trình, dự ánxây dựng hoặc cải tạo hạ tầng kinh tế, xã hội có khả năng hoàn vốn chậm

Trước đây, Mỹ là nước đóng góp vào vốn ODA lớn nhất, tuy nhiên

sự đóng góp này đang giảm dần qua các năm Hiện nay, Nhật đang nổi lên

và đuổi kịp Mỹ, Anh, Đức và các nước Bắc Âu – là các nước đóng góp vàoODA tương đối lớn

ODA là khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản cho vay ưu đãinhư lãi suất thấp, thờI hạn cho vay dài, có một khoảng thời gian hoàn trả nợ

để nước tiếp nhận có đủ thời gian phát huy hiệu quả vốn vay, có điều kiệntrả nợ Tuy nhiên mức độ ưu đãi này còn tuỳ thuộc vào các nhân tố khácnhau như mức GDP bình quân người càng thấp thì nhận được các điều kiện

ưu đãi càng cao như lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài Ngoài ra còn phụthuộc vào nhân tố mục tiêu sử dụng vốn vay có phù hợp với phương hướng

ưu tiên xét trong mối quan hệ giữa bên đi vay và bên cho vay

Ở nước ta hiện nay, vai trò của vốn đầu tư đối với tất cả các lĩnh vực

là rất cần thiết Chỉ có đầu tư của ngân sách Nhà nước thì không đủ Vì vậychúng ta cần phải có những nguồn vốn khác để pát triển kinh tế của đấtnước Ngành nghiên cứu và chuyển giao KH&CN cung là một ngành cần

có sự đầu tư thích đáng để phát triển, phục vụ tôt hơn nưa cho công cuộc

Trang 40

phát triển kinh tế của nước ta Hàng năm ngoài nguồn kinh kinh phí do Nhànước cấp để phục vụ cho hoạt động của mình còn có các nguồn đầu tư kháccho ngành phát triển đó là các nguồn tài trợ từ các tổ chức, các Chính phủcủa các nước ODA là một nguồn vốn rất quan trọng mà trong những nămqua đã đầu tư để phát triển KH&CN ở nước ta Hàng năm luôn luôn có sựđầu tư của nguồn vốn này cho nghiên cứu triển khai ứng dụng KH&CNvào sản suất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

2.2 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là nguồn vốn đầu tư của khu

vực tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụnhằm mục đích thu lợi nhuận Đây là một nguồn vốn lớn, có ý nghĩa quantrọng trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển

Ngày nay, FDI trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tếhoá sản xuất và lưu thông Không có một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, dùphát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lại khôngcần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả đều coi đó lànguồn lực quốc tế quan trọng cần khai thác để từng bước hoà nhập vàocộng đồng quốc tế

Không chỉ cung cấp vốn cho phát triển kinh tế mà thông qua FDI cáccông ty nước ngoài còn chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc nướckhác sang cho nước tiếp nhận đầu tư, do đó các nước tiếp nhận đầu tư cóthể nhận được những công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại (thực tế cónhững công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần)

Chuyển giao công nghệ thông qua FDI trong nông nghiệp và nông thôn

Thời gian qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại ViệtNam đã diễn ra khá sôi động Các nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiệnnhiều hoạt động di chuyển vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý vào ViệtNam Một trong những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư giành được sự quan tâm

Ngày đăng: 22/02/2024, 11:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w