1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng thí nghiệm mạch điện

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thí nghiệm mạch điện
Người hướng dẫn GV Nguyễn Minh Lợi
Trường học Trường Đại học Thủy Lợi
Chuyên ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử
Thể loại bài giảng
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MƠN HỌCTHƠNG TIN VỀ MƠN HỌCTên mơn học: Thí nghiệm mạch điện, số tín chỉ: 1Mục đích môn học: Củng cố kiến thức mạch điện một chiều, xoay chiều một pha, xoay chiều

Trang 1

KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ

Bộ môn Kỹ thuật Điện - Điện tử

THÔNG TIN CHUNG

GV phụ trách chính: Nguyễn Minh Lợi

📧 Email: loinm@tlu.edu.vn

📞 Mobile: 091 2497236

🌎 Website:http://ee.tlu.edu.vn

ĐỊA CHỈ PHÒNG THÍ NGHIỆM

P 212-B5 Trường Đại học Thủy Lợi

Số 175, phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Trang 2

THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC

1 TÊN MÔN HỌC, SỐ TÍN CHỈ

2 MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC

3 YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC

4 NỘI DUNG CÁC BÀI THÍ NGHIỆM

5 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC

Tên môn học: Thí nghiệm mạch điện, số tín chỉ: 1

Mục đích môn học:

 Củng cố kiến thức mạch điện một chiều, xoay chiều một pha, xoay chiều ba pha

 Rèn luyện kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo điện cơ bản

Yêu cầu của môn học:

 SV đã học môn Mạch điện 1,2

 SV lên lớp đầy đủ và thực hiện được các nội dung GV giao (ở nhà và ở PTN)

Trang 3

THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC

Nội dung các bài TN:

Bài 1: Kiểm chứng luật Omh và luật Kirchoff

Bài 2: Mạch điện xoay chiều một pha

Bài 3: Nguyên lý xếp chồng và định lý Thevenin - Norton

Bài 4: Quá trình quá độ trong mạch điện tuyến tính

Bài 5 Mạch điện xoay chiều ba pha

Phương pháp đánh giá môn học:

 SV thực hiện đầy đủ 05 bài thí nghiệm

 Mỗi bài TN/TH được đánh giá 1 đầu điểm gồm:

o Điểm quá trình: 30% (chuẩn bị bài ở nhà, trên lớp/PTN).

o Kiểm tra, đánh giá kết thúc bài TN/TH: 70% (gồm cả chấm báo cáo TN/TH).

 Điểm của môn học là điểm trung bình của các bài TN/TH

NỘI QUY & AN TOÀN TẠI PTN

1 QUY ĐỊNH CHUNG

2 NỘI QUY PTN

3 NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO AN TOÀN

4 PP XỬ LÝ & SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

5 SV KÝ CAM KẾT THỰC HIỆN NỘI QUY & CÔNG TÁC AN TOÀN

Trang 4

QUY ĐỊNH CHUNG

1 SV có trách nhiệm học tập đầy đủ về nội quy & công tác an toàn

2 SV ký xác nhận đã học và tuyệt đối tuân thủ nội quy & an toàn đợt TN

3 Kết thúc mỗi ca/buổi TN, SV phải THỰC HIỆN 5S theo phân công

NỘI QUY PTN (1)

Yêu cầu chung

1 SV đi học đầy đủ và đúng giờ, không được sử dụng rượu, bia, chất kích thích

2 SV phải đi giầy/dép quai hậu, đầu tóc gọn gang khi đến PTN

3 Không được đùa nghịch trong quá trình TN, không được rời bỏ vị trí khi chưa

được sự đồng ý của giáo viên/người phụ trách

4 Không được tự ý đóng cắt điện khi chưa có lệnh của GV

5 Phải cắt nguồn điện, sử dụng đèn thử, bút thử và thiết bị đo điện phù hợp để

kiểm tra chắc chắn không có điện mới được kiểm tra, sửa chữa mạch điện

6 Khi đóng điện phải thực hiện đóng cắt 3 lần, người đóng điện không được đứng

trực diện với cầu dao/ATM/MCĐ để đề phòng chập nổ

7 Khi thực hiện công việc chưa được giao, SV phải báo cáo, xin phép GV cho phép

và hướng dẫn mới được thực hiện SV tự ý thực hiện, nếu gây hậu quả phải chịu

trách nhiệm bồi thường tùy theo mức độ thiệt hại & hậu quả gây ra

Trang 5

NỘI QUY PTN (2)

Sử dụng bảo quản thiết bị

1 Các cơ cấu đo lường khi sử dụng không được đặt trực tiếp xuống nền đất/nền

xưởng hoặc xuống bàn, phải đặt chúng ở hộp thao tác

2 Khi sử dụng xong cơ cấu đo lường, phải cho chúng vào trong hộp bảo vệ, sắp

xếp chúng theo thứ tự trong tủ theo đúng quy định

3 Các dụng cụ khác khi làm việc xong phải vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp chúng vào hộp

dụng cụ, đặt vào tủ theo thứ tự đúng quy định

NỘI QUY PTN (3)

Thực hiện công tác 5S

1 Khi làm xong công việc, phải vệ

sinh sạch sẽ khu vực mình vừa

làm việc

2 Dụng cụ, thiết bị phải đặt đúng

nơi quy định

3 Các cơ cấu đo phải cho vào hộp

bảo vệ và phải để ở vị trí cao

tránh va chạm với các thiết bị

khác

Trang 6

NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO AN TOÀN (1)

An toàn điện

1 Cắt điện và treo biển có ghi ngày

giờ cắt điện

2 Gài chốt an toàn tránh bị đống

điện ngược trở lại

3 Khẳng định không có điện áp

4 Tiếp đất và ngắn mạch

5 Che chắn các phần lân cận có

điện hoặc đóng tủ điện

NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO AN TOÀN (2)

Phòng chống cháy nổ

1 Hết giờ TN phải tắt các nguồn điện, đồng

thời kiểm tra các yếu tố khác có thể phát

sinh nguồn nhiệt gây cháy, nổ

2 Khi phát hiện có cháy, nổ xảy ra phải hô

hoán cho mọi người cùng biết, sử dụng

các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị

để khống chế đám cháy

3 Trong trường hợp phán đoán khả năng cháy, nổ không thể kiểm soát được tại

chỗ thì phải gọi ngay 114 để lực lượng Cảnh sát PCCC hỗ trợ kịp thời

4 Tiêu lệnh chữa cháy 4 bước (Hình bên)

Trang 7

PP XỬ LÝ & SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

Bất cứ ai thấy người bị tai nạn điện giật đều phải có trách nhiệm cứu chữa.

Việc xử lý cần được thực hiện đúng phương pháp theo 2 bước sau:

Bước 1: Tách nạn nhân ra khỏi lưới điện;

Bước 2: Sơ cấp cứu ngay sau khi tách nạn nhân khỏi nguồn điện

Bước 1: Tách nạn nhân ra khỏi lưới điện (1)

Người bị điện giật ở mạng điện hạ áp (U ≤ 1000 V)

1 Trường hợp cắt được nguồn: Cắt cầu dao/áptômát, rút phích cắm gần nạn

nhân nhất

Lưu ý:

(1) Nếu trời tối thì phải chuẩn bị nguồn ánh sáng thay thế khi cắt nguồn điện;

Trang 8

Bước 1: Tách nạn nhân ra khỏi lưới điện (2)

2 Trường hợp không cắt được nguồn:

 Kìm, búa, rìu, dao cán cách điện để

cắt, chặt đứt dây điện

 Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa…)

tách dây điện ra khỏi người bị nạn

 Túm vào quần, áo khô của người bị nạn

để kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện

Bước 1: Tách nạn nhân ra khỏi lưới điện (3)

Người bị điện giật ở mạng điện cao áp (U > 1000 V)

 Làm ngắn mạch đường dây để cho máy cắt tự tác động cắt điện bằng cách sử

dụng dây kim loại nối đất một đầu, đầu còn lại ném lên đường dây tạo ngắn

mạch giữa các pha

 Sử dụng sào cách điện gạt nạn nhân ra khỏi nguồn Người cứu bắt buộc sử dụng

phương tiện bảo hộ an toàn điện (găng, ủng và sào cách điện chuyên dùng)

Lưu ý:

1 Nếu không có phương tiện an toàn và dây nối đất thì tìm cách liên hệ khẩn cấp cho Điện Lực/Chi

nhánh điện lực/người trực điện để cắt điện.

2 Nếu người bị nạn ở trên cao thì cũng cần chuẩn bị biện pháp hứng đỡ để tránh chấn thương khi

tách nạn nhân khỏi nguồn điện.

Trang 9

Bước 2: Sơ cấp cứu ngay sau khi tách nạn nhân khỏi nguồn điện

Thực hiện khi nạn nhân không thở, tim ngừng đập:

 Khẩn trương đưa nạn nhân đến chỗ bằng phẳng, thoáng khí

 Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng nạn nhân và tiến hành hô

hấp nhân tạo đến khi có bác sĩ, y sĩ đến và có ý kiến quyết định mới thôi

Phương pháp hà hơi thổi ngạt:

 Sử dụng khi chỉ có 1 người sơ cứu

 Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và liên tục 10 - 12 lần trong 1 phút với người

lớn, 20 lần trong 1 phút với trẻ em Lập lại các thao tác trên nhiều lần

 Khi có 2 người sơ cứu: 1 người hà hơi

thổi ngạt, 1 người ép tim (hình trên)

 Ép tim ngoài lồng ngực bằng cách đặt

chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí tim)

của người bị nạn (hình dưới)

o Dùng sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh,

làm lồng ngực người bị nạn nén xuống 3-4 cm.

o Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng

ngực người bị nạn trở lại bình thường Làm

như vậy khoảng 60 lần/phút.

Trang 10

SV KÝ CAM KẾT THỰC HIỆN NỘI QUY & AN TOÀN

 Sau khi SV học xong nội quy và công tác an toàn

 Trưởng nhóm lập danh sách SV tham dự học tập của từng ca TN

 Ký cam kết thực hiện nghiêm chỉnh nội quy & công tác an toàn

 Danh sách (theo mẫu) và được đóng trong sổ an toàn của GV để lưu trữ

CÁC BÀI THÍ NGHIỆM

BÀI 1 KIỂM CHỨNG LUẬT OHM VÀ LUẬT KIRCHOFF

BÀI 2 MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA

BÀI 3 NGUYÊN LÝ XẾP CHỒNG VÀ ĐỊNH LÝ THEVENIN - NORTON

BÀI 4 QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ TRONG MẠCH ĐIỆN TUYẾN TÍNH

BÀI 5 MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA

Trang 11

BÀI 1 KIỂM CHỨNG LUẬT OHM VÀ LUẬT KIRCHOFF

Mục đích của bài TN

Cơ sở lý thuyết

Luật ôm:

Luật Kirchoff

Thực hiện & báo cáo TN (cụ thể theo trong tài liệu TN, GV cung cấp)

BÀI 2 MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU MỘT PHA

Mục đích của bài TN

Cơ sở lý thuyết về mạch điện xoay chiều

Trang 12

BÀI 3 NGUYÊN LÝ XẾP CHỒNG VÀ ĐỊNH LÝ

THEVENIN - NORTON (1)

Mục đích của bài TN

Cơ sở lý thuyết

Nguyên lý xếp chồng

BÀI 3 NGUYÊN LÝ XẾP CHỒNG VÀ ĐỊNH LÝ

THEVENIN – NORTON (2)

Cơ sở lý thuyết (tiếp)

Định lý Thevenin - Norton

Thực hiện & báo cáo TN (cụ thể theo trong tài liệu TN, GV cung cấp)

Trang 13

BÀI 4 QTQĐ TRONG MẠCH ĐIỆN TUYẾN TÍNH (1)

Mục đích của bài TN

Cơ sở lý thuyết

QTQĐ là gì?

Tại sao phải nghiên cứu QTQĐ?

BÀI 4 QTQĐ TRONG MẠCH ĐIỆN TUYẾN TÍNH (2)

Cơ sở lý thuyết (Tiếp)

Quá trình quá độ trong mạch cơ bản?

Trang 14

BÀI 5 MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA (1)

Mục đích của bài TN

Cơ sở lý thuyết

Mạch điện 3 pha?

Tại sao mạch điện 3 pha lại được sử dụng rỗng rãi trong thực tế?

BÀI 5 MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA (2)

Cơ sở lý thuyết (Tiếp)

Quan hệ giữa các đại lượng trong mạnh điện 3 pha đối xứng?

oĐấu Y

oĐấu ∆

oBiến đổi Y ↔ ∆

Thực hiện & báo cáo TN (cụ thể theo trong tài liệu TN, GV cung cấp)

Ngày đăng: 20/02/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN