Nghiên cứu khoa học về bài giảng elearning trong dạy tiếng việt. Góp phần làm sáng tỏ các khái niệm về Elearning tác dụng và hiệu quả của việc áp dụng Elearning trong dạy học. Đề xuất nguyên tắc quy trình thiết kế bài giảng Elearning phù hợp với học sinh tiểu học. Giới thiệu phần mềm iSpring suite 9.0 để hỗ trợ việc thiết kế bài giảng và giới thiệu các phần mềm hỗ trợ liên quan. Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng CNTT trong dạy học hiện nay Đưa ra một số ví dụ cụ thể cho việc áp dụng bài giảng Elearning vào dạy học lớp 4.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
****
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHỤC LỄ, THỦY
NGUYÊN, HẢI PHÒNG
SV: Nguyễn Thị Hương Giang
Lớp: ĐHGDTH1.K18
GV hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Dung
Hải Phòng, tháng 4 năm 2020
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 4
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Giả thuyết khoa học 9
7 Đóng góp mới 9
8 Cấu trúc của đề tài 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11
1.1 Cơ sở lí luận 11
1.1.1 Một số khái niệm 11
1.1.1.1 Khái niệm bài giảng điện tử 11
1.1.1.2 Khái niệm giáo án điện tử 11
1.1.1.3 Khái niệm bài giảng E-learning 11
1.1.1.4 Lợi ích và hạn chế của E- learning 12
1.1.2 So sánh giữa phương pháp học tập truyền thống với phương pháp dạy học bằng bài giảng E- learning 14
1.1.3 Một số hình thức E-learning 16
1.1.4 Một số hình thức đào tạo E-learning 16
Trang 41.2 Cơ sở thực tiễn 16
1.2.1 Nội dung dạy học Luyện từ và câu lớp 4 và việc áp dụng bài giảng E-learning 16
1.2.1.1 Chuyên đề cấu tạo từ 17
1.2.1.2 Chuyên đề từ loại 17
1.2.1.3 Chuyên đề câu 18
1.2.1.4 Các biện pháp tu từ 18
1.2.1.5 Kiến thức bổ sung vào các buổi ngoài chuyên đề 19
1.2.2 Mục đích khảo sát 19
1.2.3 Đối tượng điều tra, địa bàn 20
1.2.4 Nội dung, cách thức tiến hành 20
1.2.4.1 Giáo án 21
1.2.4.2 Dự giờ 24
1.2.4.3 Phiếu khảo sát 24
1.2.4.4 Ý kiến học sinh 25
1.2.5 Nhận xét đánh giá kết quả thực trạng 26
Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE 9.0 VÀO CÁC BÀI HỌC TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 32
2.1 Nguyên tắc xây dựng bài giảng E-learning 32
2.1.1 Đảm bảo mục tiêu bài học 32
Trang 52.1.2 Phù hợp với đối tượng người học 33
2.1.3 Lắng nghe ý kiến từ học sinh 33
2.1.4 Hạn chế phức tạp hóa bài giảng E- learning 33
2.1.5 Kích thích hứng thú học tập của học sinh 34
2.1.6 Tạo một kế hoạch nội dung 34
2.2 Sử dụng phầm mềm iSpring Suite 9.0 vào thiết kế các bài học trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4 35
2.2.1 Phần mềm Ispring Suite 9.0 35
2.2.1.1 Giới thiệu tổng quát và lợi ích khi sử dụng công cụ 35
2.2.1.2 Cài đặt và hướng dẫn sử dụng công cụ 36
2.2.1.3 Chức năng 39
2.2.2 Phần mềm hỗ trợ Microsoft powerpoint 56
Tiểu kết chương 2 60
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 61
3.1 Mục đích thực nghiệm 61
3.2 Đối tượng, địa bàn 61
3.3 Nội dung thiết kế 61
3.4 Cách thức tiến hành 79
3.5 Nhận xét đánh giá kết quả thực nghiệm 79
Tiểu kết chương 3 81
KẾT LUẬN 82
Trang 6DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 84
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay trong thế kỉ thứ XXI công nghệ thông tin phát triển một cách mạnh
mẽ nhằm phục vụ mọi nhu cầu của con người trong đó có nhu cầu về giáo dục Trẻ
em trong thời đại ngày nay rất nhanh nhạy với công nghệ thông tin nên dễ dàngnắm bắt được các thao tác cũng như thu nạp vào trí óc nhiều nguồn kiến thức từbên ngoài Dựa vào điểm này có thể biến CNTT thành một công cụ để đổi mớiphương pháp giảng dạy trong ngành giáo dục để tạo được hứng thú học tập cho trẻ.Để làm được điều này các thầy cô giáo ở trường Tiểu học phải thạo CNTT và hơnhết có một phần mềm hiệu quả để dễ dàng thao tác trong lĩnh vực của mình Nhucầu của con người muốn tiếp thu, học tập tri thức nhân loại ngày càng cao, các tầnglớp, mọi lứa tuổi khác nhau đều muốn tham gia học tập Tính cấp thiết việc đổi mớiphương pháp dạy học được đặt ra và đang quyết tâm thực hiện Đây không phải làcâu chuyện đơn giản, giải quyết trong một sớm một chiều, cần có một lộ trình nhấtđịnh, đặc biệt là sự nỗ lực từ nhiều phía Giáo dục là nền tảng trong sự nghiệp pháttriển quốc gia, góp phần đưa đất nước hội nhập với các nước phát triển Trên nhữngchặng đường thử thách, hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mớiphương pháp dạy và học Nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ trithức, mà quan trọng hơn là phải biết dạy “cách” học, “cách” nghiên cứu, kích thíchngười học chủ động, sáng tạo, tích cực trong hoạt động học tập Thay vì PPDHtruyền thống – truyền tải kiến thức thụ động, đòi hỏi một phương pháp mới hấpdẫn, lôi cuốn, theo kịp xu hướng giáo dục Gần đây, trên thế giới và các nước trongkhu vực đang có xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảngdạy để tăng sự hứng thú học tập cũng như hiệu quả của tiết dạy cho HS Trong đóE-learning là một phương pháp được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao nhất Vớitình hình dịch COVID 19 đang diễn biến rất phức tạp rất nhiều nước trên thế giớiđã ngừng việc giảng dạy trực tiếp cho HS tại trường học mà thay vào đó là học trực
Trang 8này là rất tốt Tính đến thời điểm hiện tại, việc học trực tuyến có những lợi ích mà
ta có thể thấy rõ Thứ nhất, giảng viên và sinh viên yên tâm ở nhà học tập và làm việc, không phải ra ngoài trong mùa dịch này Như vậy đảm bảo được sức khỏe cho cả người học cũng như người dạy Thứ hai là đảm bảo được quyền lợi của giáo viên Tức là giáo viên nào, dạy lớp nào, sẽ được đăng kí giảng dạy và vẫn vào dạy lớp đó, theo đúng lịch trình, kế hoạch đã có từ trước Do vậy là đảm bảo được quyền lợi chứ không mất quyền lợi của từng giáo viên Thứ ba là quyền lợi được học tập, tiếp thu kiến thức, giao tiếp với thầy cô, bạn bè của sinh viên cũng được đảm bảo” (theo Nguyễn Đào Tùng, phó giám đốc Học viện Tài chính) [15] Như
vậy chúng ta không thể phủ nhận được hiệu quả và tính ứng dụng của CNTT tronghọc tập Có rất nhiều khóa học đã mở ra để đáp ứng các yêu cầu học tập, song vớicác dạy học truyền thống - học ở trường lớp - không phải mọi người đều có thểtham gia vao khóa học mình mong muốn Công nghệ thông tin phát triển đã mangđến một giải pháp mới cho những người muốn học tập nhưng gặp phải trở ngại vềthời gian và địa lí Mô hình lớp học truyền thống không còn là duy nhất Một hìnhthức học tập mới đã được ra đời, đó là E-learning E-learning hiện là một phươngpháp học phổ biến phù hợp với xu thế hiện thời nhất là trong thời kì dịch bệnh hếtsức phức tạp hiện nay Việc vận dụng bài giảng E-learning vào các bài học hiệnnay được áp dụng vô cùng linh hoạt, đa dạng về quy mô khối lớp, đa dạng về nộidung dạy học
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậctiểu học Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic, việc học tiếng Việt sẽgiúp HS hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ Thông qua môn Tiếng Việt, HS
sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chínhxác và biểu cảm Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong hệ thống giáo dụccủa đất nước, đặc biệt là HS tiểu học - lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành vềnhân cách và tư duy Môn học này không những là “công cụ của tư duy” mà còn làbước đệm để hình thành nhân cách của một đứa trẻ Các phân môn học ở tiểu học
Trang 9có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn diện HS phải kể đến Luyện từ vàcâu, một phân môn chiếm thời lượng khá lớn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho HS là rất cần thiết nhằm “đầu tư” cho
HS có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnhnguồn tri thức mới trong các môn học khác Tầm quan trọng đó đã được rèn giũa,luyện tập nhuần nhuyễn trong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong phân mônLuyện từ và câu nói chung, Luyện từ và câu lớp 4 nói riêng Môn Tiếng Việt trongchương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp HS các kỹ năng sửdụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trườnghoạt động của lứa tuổi Giúp HS có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên Bêncạnh đó góp phần tạo nền tảng để HS tiếp thu kiến thức ở các lớp trên Luyện từ vàcâu có một nhiệm vụ cung cấp kiến thức sơ giản về viết tiếng Việt và rèn luyện kỹnăng dùng từ đặt câu (nói - viết) kỹ năng đọc cho HS Cụ thể là:
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ cho HS
- Rèn luyện cho HS các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu
- Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức
sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp
Hiện nay việc áp dụng bài giảng E-learning vào dạy học Tiếng Việt ở nước tavẫn chưa được phổ biến bởi một số lí do như: những kiến thức Tiếng Việt có nhiềunhững lí thuyết hàn lâm ít có những hình ảnh minh họa hoặc âm thanh đặc sắc nhưnhững môn học khác Một số tỉnh thành của nước ta đã áp dụng bài giảng E-learning vào trong giảng dạy Tiếng Việt và đạt được những hiệu quả khá tốt “Việc dạy học Luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, đồng thời có khả năng hiểu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết, phát triển ngôn ngữ và trí tuệ” [8, tr56] Nhận thức được tầm quan trọng
Trang 10của dạy học Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung, dạy học Luyện từ và câu nói riêng;cùng sự kết hợp sinh động hóa, phát huy tối đa năng lực người học của bài giảng E-learning, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài khoa học “Vận dụng bài giảng E-learningvào thiết kế bài giảng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4”.
2 Lịch sử nghiên cứu
Thuật ngữ learning đã trở nên quen thuộc trong vài thập kỉ gần đây learning là một hình thức đào tạo sử dụng những thành tựu của khoa học côngnghệ, đặc biệt là thành tựu của công nghệ thông tin E-learning sử dụng các phươngtiện như internet, E-mail, CD-ROM, truyền hình tương tác (Video Conferencing,Video On Demand), ti vi, đường truyền những phương tiện không bị giới hạn bởikhông gian và thời gian như phòng học, bảng đen, giờ học truyền thống Chính vìthế, với sự ra đời của E-learning mọi người không còn phải lo ngại tham gia vàocác khóa học mong muốn bởi vì bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào người cũng có thểhọc tập thông qua các phương tiện nói trên Với khả năng truyền đạt phong phú vềnội dung, đa dạng, hấp dẫn về hình thức; khả năng phân phát nội dung rộng rãi(nhờ sự phát triển của công nghệ Web và Internet), hiệu quả kinh tế cao (giảm đượcthời gian và chi phí đào tạo, học tập, có thể học ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào), E-learning đang dần được mọi người đón nhận và ưa chuộng Từ khi ra đời đến nay,E-learning phát triển ngày càng mạnh mẽ và đã xâm nhập vào các hoạt động tronggiáo dục và đào tạo ở hầu hết các nước trên thế giới Tập đoàn dữ liệu quốc tế(IDG) nhận định rằng sẽ có một sự phát triển bùng nổ trong lĩnh vực E-learning E-Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực E-Learning phát triểnmạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, ở châu Âu E-Learning cũng rất có triển vọng, trongkhi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn
E-Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúpcủa Chính phủ ngay từ cuối những năm 90 Theo số liệu thống kê của Hội Pháttriển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD),năm 2000 Mĩ có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác
Trang 11nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến Theo cácchuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation,IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra môhình E-Learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian
1999 – 2004 E-Learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ởcác công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ
Trong những năm gần đây, châu Âu đã có những thái độ tích cực đối với việcphát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng E-Learning trong mọi lĩnh vựckinh tế – xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục Các nước trongCộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tinmang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng caochất lượng giáo dục
Ngoài việc tích cực triển khai E-Learning tại mỗi nước, giữa các nước châu
Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E-Learning Điển hình là dự ánxây dựng mạng xuyên châu Âu EuropePACE Đây là mạng E-Learning của 36trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ,Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-Learning của Mĩ – Docent nhằm cung cấpcác khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhucầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu.Tại châu Á, E-Learning vẫn đang ở trong tình trạng mới phát triển, chưa cónhiều thành công vì một số lí do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự
ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồngnhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia Tuy vậy,
đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trởnên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộccác quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận những tiềm năng mà E-Learningmang lại Một số quốc gia có nền kinh tế phát triển như : Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trang 12Trong đó, Nhật Bản là nước có ứng dụng E-Learning nhiều nhất so với các nướckhác trong khu vực.[16]
Trên thực tế, việc học trực tuyến ở Việt Nam, nó mới chỉ bắt đầu phát triểnmột số năm gần đây, đồng thời với việc kết nối internet băng thông rộng đượctriển khai mạnh mẽ tới tất cả các trường học Sự hữu ích, tiện lợi của E-learningthì đã rõ nhưng để đạt được thành công, các cấp quản lý cần có những quyết sáchhợp lý Chủ trương của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai cáchoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân (từ HS phổ thông,sinh viên, các tầng lớp người lao động, ) đều có cơ hội được học tập, hướng tớiviệc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (anywhere) và học tập suốt đời (life long learning) Để thực hiện được các mục tiêunêu trên, E-learning nên có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trườnghọc tập ảo Việt Nam đã gia nhập mạng E-learning Châu Á (Asia E-learningNetwork – AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục &Đào tạo, Bộ Khoa học – Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính –Viễn Thông… Điều này cho thấy việc nghiên cứu và ứng dụng E-learning đangđược quan tâm ở Việt Nam Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, E-learning ởViệt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu và còn rất nhiều việc phải làm để có thể tiếnkịp các nước Trên thực tế đã có rất nhiều cuộc thi thiết kế bài giảng E-learningđược tổ chức với quy mô lớn như Cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng E-learninglần thứ 4 (năm 2016) đã có rất nhiều tỉnh thành và các cá nhân đạt được nhữngthành tích tốt Việc thiết kế đã được đa dạng hóa giữa các môn học ở bậc Tiểu học,phong phú giữa các môn/phân môn:
Để có một tiết dạy có hiệu quả trên lớp, GV đã tập trung sử dụng các công cụ
hỗ trợ như máy tính, projector (máy chiếu)… để trình chiếu các bài giảng đã soạntrên powerpoint Ngoài ra ở mỗi tỉnh thành việc tổ chức các cuộc thi thiết kế bàigiảng E- learning cũng trở nên phổ biến hơn Ở một số tỉnh thành khác cũng có tổchức những cuộc thi thiết kế bài giảng E- learning với quy mô trên toàn địa bàn
Trang 13thành phố và được các GV các cấp tham gia rất nhiệt tình Đã có nhiều thiết kế bàigiảng E-Leaning về Tiếng Việt tiểu học được đánh giá cao của giới chuyênmôn.Việc sử dụng bài giảng E-learning vào dạy học Tiếng Việt ở tiểu học sẽ giúp
HS có một cái nhìn rõ nét trực quan hơn, nâng cao kiến thức và kỹ năng làm bàitập
Trang 143 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung đem tới một phương pháp dạy học hiệu quả mới đó là ứngdụng bài giảng E-learning vào phân môn luyện từ và câu lớp 4 Phân tích rõ hơn vềE-learning và cách sử dụng hiệu quả khoa học phương tiện này vào trong quá trìnhdạy học Ngoài ra đề tài đặt mục đích nâng cao hiệu quả việc dạy học môn TiếngViệt nói chung, phân môn Luyện từ và câu lớp 4 nói riêng, bên cạnh đó giúp HSphát huy được ý thức tự học, tự nghiên cứu vấn đề, tăng tính sáng tạo năng độngtrong nhiều hoàn cảnh khác nhau Rất thuận lợi trong việc thích ứng các hoàn cảnhhọc tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khácnhau không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khácnhau (tự học ở nhà vẫn đảm bảo nội dung bài học, tự học mọi lúc mọi nơi)
Để đạt những mục đích trên cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Cơ sở lí luận và thực tiễn vận dụng bài giảng E-learning trong dạy học
- Tìm hiểu và vận dụng cách tạo bài giảng E-learning
- Thiết kế bài giảng E-leaning vào bài học Luyện từ và câu
- Thử nghiệm sản phẩm nhằm khảo sát tính khả thi của đề tài
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu cách thức thiết kế bài giảng E-learningtrong dạy học Luyện từ và câu lớp 4
- Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4, chủyếu thiết kế trong các bài mở rộng vốn từ Để dạy tốt những bài này cần có nhữnghình ảnh trực quan cụ thể kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của các em pháttriển vốn từ vựng phục vụ cho việc giao tiếp và viết văn bản sau này
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: chủ yếu ở phần mở đầu để làm rõ lý dochọn đề tài vận dụng E-learning vào thiết kế bài giảng trong dạy học Luyện từ vàcâu lớp 4 ở trường Tiểu học Phả Lễ và chương 1 phần cơ sở lí luận giúp người đọchiểu sâu rộng về phần mềm E-learning trong việc ứng dụng vào bài dạy
Trang 15- Phương pháp điều tra khảo sát: chương 1 phần cơ sở thực tiễn để phân tíchvà làm rõ mối tương quan giữa GV và HS trên địa bàn khảo sát và khả năng ứngdụng công nghệ thông tin vào bài học của GV.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: chương 1 nhằm phân tích khả năng hiểu,vận dụng bài giảng E-learning của GV và HS, tổng hợp các ý kiến để rút ra đượcnhững góp ý nhằm giúp đề tài trở nên sâu sắc hơn
- Phương pháp thử nghiệm sản phẩm: được thực hiện ở chương 3 nhằm sosánh tính thiết thực của việc sử dụng bài giảng E-learning dành cho HS khối lớp 4
6 Giả thuyết khoa học
Trong chương trình dạy học Luyện từ và câu lớp 4 nếu áp dụng bài giảng learning vào giảng dạy thành công sẽ tạo được hứng thú kích thích khả năng quansát, sáng tạo, óc phân tích, phát triển vốn từ vựng phục vụ cho giao tiếp, các kiếnthức cơ bản cho HS tiểu học Hơn thế nữa việc áp dụng thành công bài giảng E-learning cũng tạo điều kiện cho GV tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin vàtheo dõi kết quả học tập của HS một cách chính xác, khoa học hơn
- Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng CNTT trong dạy học hiện nay
- Đưa ra một số ví dụ cụ thể cho việc áp dụng bài giảng E-learning vào dạyhọc Luyện từ và câu lớp 4
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung của đề tài gồm ba chương:
Trang 16Chương 2: Sử dụng phần mềm Ispring suite 9.0 vào thiết kế bài giảng learning
E-Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm bài giảng điện tử
“Bài giảng điện tử” là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kếhoạch hoạt động học đều được chương trình hóa do GV điều khiển thông qua môitrường multimedia do máy vi tính tạo ra Cũng có thể hiểu bài giảng điện tử lànhững tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến HS
1.1.1.2 Khái niệm giáo án điện tử
Giáo án điện tử là một tập hợp các bài giảng điện tử được người dạy thiết kếđể người học có thể giao tiếp trực tiếp với thiết bị (máy tính) và hoạt động dựa trênnhững gì đã được người dạy lập trình trước, lúc này không cần phải giao tiếp trựctiếp với người học nữa Qua đó người học có thể rút ra kiến thức cho bản thânmình Một giáo án điện tử hay phải đảm bảo một số yếu tố như: sức thu hút đối vớingười dùng, lượng kiến thức đưa vào đó có phù hợp với người dùng chưa, kiếnthức mở rộng có đáp ứng được nhu cầu của người học không
1.1.1.3 Khái niệm bài giảng E-learning
Trong xã hội toàn cầu hóa ngày nay, học tập là việc cần làm trong suốt cuộcđời không chỉ để đứng vững trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh mà còn giúpnâng cao kiến thức văn hóa và xã hội của mỗi người Chúng ta cần học những kỹnăng mới, đồng thời bồi dưỡng nâng cao những kỹ năng sẵn có và tìm ra nhữngcách thức mới, nhanh hơn để học những kỹ năng này E-learning là một phươngpháp hiệu quả, khả thi, tận dụng tiến bộ của phương tiện điện tử, internet để truyềntải các kiến thức, kĩ năng đễn những người học là cá nhân, tổ chức ở bất kì nơi nàotrên thế giới tại bất kì thời điểm nào Với các công cụ đào tạo truyền thông phongphú, cộng đồng người học online và các buổi thảo luận trực tuyến, E-learning giúpmọi người mở rộng cơ hội tiếp cận với các khóa học, đào tạo nhưng lại giúp giảm
Trang 18E-learning là một loại hình đào tạo năng động: Nội dung thông tin mang tính
thời đại, thực tế, không phải là những thông tin cũ hoặc “những thông tin ít phổbiến” Các chuyên gia về mạng trực tuyến, các nguồn thông tin đáng tin cậy nhất,các phương pháp tiếp cận trong trường hợp khẩn cấp nhanh chóng, đơn giản
E-learning là hoạt động thực tế: Người học tiếp nhận những kiến thức mình
cần vào thời điểm nào bản thân cần, tức là không bị giới hạn bởi thời gian
E-learning là loại hình đào tạo mà học viên là chủ đạo: Người tham gia vào
loại hình đào tạo E-learning tự kiểm soát tốc độ học, công cụ học tập, địa điểm họccũng như khối lượng kiến thức mà họ muốn thu nhận, họ được tự mình quyết địnhcách thức thu nhận kiến thức, kĩ năng và khả năng phù hợp với phong cách học củachính mình
E-learning là một loại hình đào tạo mang tính cá nhân: Mỗi học viên của
chương trình đào tạo E-learning lựa chọn các hoạt động từ danh mục cơ hội học tậpcá nhân liên quan trực tiếp nhất tới kiến thức nền tảng, nhiệm vụ và công việc củamình tại thời điểm đó
E-learning là loại hình đào tạo tổng quát: E-learning cung cấp các hoạt động
đào tạo từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tất cả các chủ đề có thể nghĩ rađược, cho phép học viên lựa chọn dạng thức, phương pháp học tập hoặc nhà cungcấp dịch vụ đào tạo tùy ý
E-learning là loại hình đào tạo hiệu quả: Cho phép học viên tương tác với
công cụ học tập để có thể ghi nhớ được tối đa khối lượng kiến thức đã học được
E-learning là loại hình đào tạo tiết kiệm thời gian: E-learning cho phép học
viên có thể học với tốc độ hiệu quả nhanh nhất có thể Loại hình đào tạo E-learningtự học giúp cho học viên ghi nhớ kiến thức nhanh hơn thông qua tính tương tác của
nó, cho phép học viên tăng tốc độ học thông qua các công cụ học tập mà họ đãquen thuộc và tiếp nhận những công cụ học tập mà họ ít sử dụng nhất
1.1.1.4 Lợi ích và hạn chế của E- learning
a) Lợi ích của việc sử dụng bài giảng E-learning
Trang 19* Đối với người học
E-Learning làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học, người họcđóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọinơi nhờ có phương tiện trợ giúp việc học
Người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khảnăng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rấtnhiều Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống,E-Learning cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục đó lànhu cầu đào tạo của người lao động và số lượng học sinh tăng lên quá tải so với khảnăng của các cơ sở đào tạo
E-Learning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những người trướcđây chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và rất phù hợp với hoàn cảnhcủa những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ
Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độphong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh,hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kĩ xảo hoạt hình,… có độ tương tác cao giữangười sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng Điều này đem đếncho học sinh sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quảtrong học tập
E-Learning cho phép học sinh làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân,
từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là chophép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời,duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới nhữngngười cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cáchhọc truyền thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao.[16]
* Đối với người dạy
Giáo viên có thể theo dõi học viên dễ dàng E-Learning cho phép dữ liệu được
Trang 20tự động lưu trên máy chủ, thông tin này có thể được thay thế từ phía người truy cậpvào khoá học Giáo viên có thể đánh giá các học viên thông qua cách trả lời các câuhỏi kiểm tra và thời gian trả lời các câu hỏi đó Điều này cũng giúp đánh giá mộtcách công bằng học lực của các học sinh.
b) Hạn chế của bài giảng E-learning
Bên cạnh những lợi ích mà bài giảng E-learning đem lại, còn một vài tồn tạiđáng kể đến như: Người học không có cơ hội trao đổi trực tiếp, giao lưu, tương tácvới bạn bè (đặc biệt đối với cấp tiểu học – người học trong độ tuổi vui chơi); cầnmột hệ thống mạng lưới Internet đầy đủ
1.1.2 So sánh giữa phương pháp học tập truyền thống với phương pháp dạy học bằng bài giảng E- learning
Công cụ sử dụng
Gồm nhiều phương pháp:
đàm thoại, kể chuyện, tranh luận…
Gồm hệ thống các video,câu trắc nghiệm, âm thanh,trò chơi sinh động, đặcsắc…
Mức độ sử dụng
đến công nghệ
thông tin
Ít sử dụng đến công nghệ thông tin, hoàn toàn phụ thuộc vào bảng đen và
được cảm xúc, kích thích khả năng giao tiếp biện luận nêu ý kiến của mình trước đám đông
Có sự tương tác giữa GV với HS, HS với HS một cách gián tiếp thông qua màn hình, máy nói
Đồ dùng sử dụng Sử dụng thiết kế những
dụng cụ dạy học ở ngoài
Không sử dụng các phươngtiện bên ngoài thực tiễn
Trang 21đời thực đơn giản thay vào đó là các hình ảnh,
video minh họa
Mức độ tiếp thu HS thụ động tiếp thu kiến
thức
Tiếp thu kiến thức chủđộng gây nhiều hứng thúcho HS
Cách học Lấy GV làm trung tâm Người học là trung tâm
Thời gian học
Thời gian học cố định, nghỉ buổi học nào mất kiến thức buổi học đó
Thời gian học linh hoạt, không bị gián đoạn mất kiến thức buổi học, có thể
xem lại tiến trình bài họcTương tác Hầu hết chỉ tương tác với
bạn bè và GV
Tăng thêm sự nối kết vớigia đình
Từ sự so sánh trên ta có thể thấy mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu,
nhược điểm riêng Tuy nhiên hiện nay, E-Learning chưa có thể thay thế hoàn toàn
phương pháp giảng dạy truyền thống bởi các lí do sau đây Thứ nhất phương phápdạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu và phổ biến bởi phù hợpvới tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học Với cách học truyền thống,người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực tiếp, được giải quyết vấnđề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tượng học viên khác nhau Đối vớinhững học viên không tự giác, không có thói quen tự làm việc hay chủ động làmviệc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động đến họ khi họ được họctrực tiếp với giáo viên trên lớp Giáo viên cũng có thể quan sát được thái độ học tậpvà khả năng học tập của mỗi học viên qua tiếp xúc trực tiếp Trong khi đó, mô hìnhđào tạo trực tuyến không phải phù hợp với tất cả mọi người, nó chỉ phát huy hiệuquả khi người học có nhu cầu, có tính độc lập và tự giác cao Thứ hai đối với bàihọc, không phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển đổi sang E-Learning,
có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có tính thực hành, tính thực tế caothì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy, ví dụ : các ngành liên quan đến chếtạo, y khoa, múa, nhạc, hội hoạ…; nhưng đối với những môn học thiên về rènluyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay đổi nhanh về nội dung họctập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung thích hợp của E-Learning.E-Learning hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn cách
Trang 22cho quá trình dạy – học Một khoá học sử dụng thành công phương pháp dạy họcE-Learning đòi hỏi người dạy phải biết kết hợp cả hai phương pháp: dạy học E-Learning và dạy học truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học.
1.1.3 Một số hình thức E-learning
- Standalone courses – Dạng tự học
- Virtual-classroom courses – Dạng lớp học ảo
- Learning games and simulations- Dạng trò chơi và mô phỏng
- Embedded E-learning – Dạng nhúng
- Blended learning – Dạng kết hợp
- Mobile learning – Dạng di động
- Knowledge management – Tri thức trực tuyến
Đối với HS tiểu học sẽ gồm các dạng chủ yếu như: dạng tự học, dạng trò chơivà mô phỏng, dạng kết hợp và tri thức trực tuyến
1.1.4 Một số hình thức đào tạo E-learning
- Dựa trên công nghệ (TBT – Technology - Based traning)
- Dựa trên máy tính (CBT – Computer - Based traning)
- Dựa trên wed (WBT – Wed - Based traning)
- Trực tuyến (Online learning traning)
Trang 23- Câu
- Các biện pháp tu từ
Một chuyên đề mở rộng kiến thức: kiến thức bổ sung vào các buổi ngoài chuyênđề
Trình tự học: học sinh học từ kiến thức cơ bản nhất cấu tạo từ, bộ phận cơ bản nhấtđể tạo nên câu cho đến các kiến thức luyện từ và câu nâng cao hơn – các biện pháp
tu từ
1.2.1.1 Chuyên đề cấu tạo từ
- Mục tiêu: chuyên đề này giúp học sinh phân biệt được tiếng và từ, phân biệtđược hai đơn vị từ đơn và từ phức, biết cách xác định tiếng có nghĩa và tiếng không
có nghĩa trong một từ, biết cách phân biệt láy và ghép, phân biệt các loại láy, nhậndiện được láy đặc biệt, phân biệt được ghép tổng hợp và ghép phân loại
- Các bài học:
Bài 1: từ đơn, từ phức
Tiếng và từ
Từ đơn và từ phức
Bài 2: từ láy và từ ghép
Từ láy và các loại láy
Từ ghép và các loại ghép
Phân biệt từ láy và từ ghép
- Thời gian học trong năm: học kì 1
1.2.1.2 Chuyên đề từ loại
- Mục tiêu: chuyên đề này giúp học sinh xác định được đúng từ loại ( danh từ,động từ, tính từ) trong một câu cụ thể Chuyên đề cũng giúp học sinh nắmđược các danh từ, tính từ, phân biệt được dễ dàng danh từ chỉ người và đại từxưng hô, phân biệt rõ động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái, giữađộng từ chỉ trạng thái và tính từ Học sinh còn có thể vận dụng lí thuyết để
Trang 24nhận diện được một từ bất kì có khả năng là danh từ, động từ, tính từ và đặtcâu với những từ đó.
- Các bài học:
- Các bài học:
Bài 1: câu và các bộ phận trong câu
Bài 2: câu đảo ngữ
Bài 3: các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói
Bài 4: kiểu câu ai làm gì, ai thế nào, ai là gì?
- Thời gian học trong năm: học kì 2
1.2.1.4 Các biện pháp tu từ
- Mục tiêu: giúp học sinh nhận diện được các biện pháp tu từ trong đoạn văn,đoạn thơ, tìm được hiệu quả của biện pháp tu từ đó với đoạn thơ, đoạn vănvà với đối tượng được miêu tả trong đoạn, đặc biệt là học sinh còn được trìnhbày hiệu quả của các biện pháp tu từ thành một đoạn văn theo một trình tự rõràng mạch lạc
- Các bài học:
Bài 1: so sánh
Trang 25Bài 2: nhân hóa
Bài 3: điệp ngữ, đảo ngữ
- Thời gian học trong năm: học kì 2
1.2.1.5 Kiến thức bổ sung vào các buổi ngoài chuyên đề
- Mục tiêu: nhằm mở rộng vốn kiến thức cho học sinh về từ loại
- Các bài mở rộng vốn từ trong sách giáo khoa lớp 4
- Thời gian học trong năm: học kì 2
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 có tất cả 9 bài Luyện từ và câu mở rộngvốn từ Đối với dạng bài mở rộng vốn từ có thể dễ dàng kết hợp các hình ảnh, videovào trong giảng dạy, dễ dàng xây dựng nên một bài học vui nhộn và thú vị GV cầnphải nêu nhiều ví dụ về đối tượng cần truyền đạt dưới dạng câu hỏi đơn giản hoặc
có thể thiết kế hình ảnh âm thanh hay video Không nhất thiết nội dung nào trongphân môn Luyện từ và câu lớp 4 cũng áp dụng bài giảng E-learning bởi kiến thứccủa mỗi phần khác nhau cách xây dựng giáo án, kịch bản dạy cũng khác nhau Ở đềtài này tôi tập trung thiết kế bài giảng E-learning trong các bài Mở rộng vốn từ Từ
đó mở rộng vốn từ, hiểu biết các từ ngữ có liên quan; bước đầu vận dụng vốn từ đãhọc theo chủ điểm để viết được đoạn văn nói về chủ đề liên quan; giúp HS hiểuthêm về sự giàu đẹp của Tiếng Việt và sử dụng từ ngữ trong giao tiếp thật chínhxác
1.2.2 Mục đích khảo sát
Khảo sát khách quan, chính xác thực trạng dạy học, rèn luyện, phát triển nănglực tư duy sáng tạo cho HS lớp 4 trường Tiểu học Phả Lễ tại huyện Thủy Nguyênthành phố Hải Phòng trong các giờ dạy học tiết Luyện từ và câu mở rộng vốn từ.Thấy được mặt tích cực và hạn chế của việc sử dụng bài giảng E-learning trongphân môn Luyện từ và câu nói chung; tính đa dạng của bài học; sự hiểu biết vàhướng sử dụng của GV và HS về bài giảng; kiểm tra mức độ tiếp nhận và phát huynăng lực của người học giữa khu vực Trên cơ sở khảo sát, chúng tôi đánh giá, phân
Trang 26tích nguyên nhân để đưa ra các biện pháp áp dụng bài học E-learning vào quá trìnhhọc tập.
1.2.3 Đối tượng điều tra, địa bàn
Nhằm phục vụ cho cuộc nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn điều tra đối tượnglà GV/thực tập sinh và HS trên địa bàn là các trường tiểu học tại thành phố HảiPhòng Trong đó, chúng tôi đã điều tra tổng số 9 trường bao gồm: 3 trường nộithành, 2 trường ngoại thành, 2 trường nông thôn, 2 trường hải đảo Sau khi điều trachúng tôi xin đưa ra bảng dưới đây:
STT Quận/Huyện Khu vực Trường Tiểu học Số
GV Số HS Tỷ lệ TB
1 Lê Chân Nội thành Nguyễn Thị Minh
Khai 8 285 ≈35 HS
2 Lê Chân Nội thành Võ Thị Sáu 7 227 ≈32 HS
3 Hồng Bàng Nội thành VinSchool 9 270 ≈30 HS
Nguyên Nông thôn Phục Lễ 4 132 ≈33 HS
8 Cát Bà Hải đảo Nguyễn Văn Trỗi 5 178 ≈35 HS
9 Cát Hải Hải đảo Chu Văn An 4 141 ≈35 HS
Bảng 1.2.3 Bảng điều tra tương quan số lượng giáo viên và học sinh giữa các
trường trong địa bàn thành phố Hải Phòng
1.2.4 Nội dung, cách thức tiến hành
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát tìm hiểu về cách hiểu và một số nhận định vềbài giảng E-learning nói chung và vận dụng bài giảng E-learning vào dạy học mônluyện từ và câu lớp 4 nói riêng, tìm hiểu kiến thức về khả năng triển khai và cách
Trang 27thức triển khai bài giảng E-learning của các thầy cô trong trường Tiểu học Phục Lễvà các thầy cô ở nhiều trường Tiểu học nội thành, thông qua các kênh: tham khảogiáo án thiết kế và dự giờ dạy tiết Luyện từ và câu mở rộng vốn từ của các GV, xâydựng phiếu khảo sát dành cho GV dạy lớp 4 Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành traođổi và phỏng vấn HS khối lớp 4 về mức độ hiểu biết, áp dụng kiểu học này và khảnăng tiếp thu bài học của các em.
1.2.4.1 Giáo án
Sau đây là một giáo án chúng tôi tham khảo:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 57: MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
1 Mục đích – yêu cầu
Kiến thức: Hiểu được các từ du lịch, thám hiểm; bước đầu hiểu ý
nghĩa tục ngữ
Kỹ năng: Biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giải câu đố trong
trò chơi “Du lịch trên sông”
Thái độ: Dùng các từ đã học trong giao tiếp thích hợp
2 Chuẩn bị
GV: Bảng phụ bài thơ “Những con sông quê”
HS: SGK, VBT
3 Hoạt động dạy học chủ yếu
GV giới thiệu, ghi tựa bài
4.Phát biểu các hoạt động
Hát
HS nêu lại tựa bài
Trang 28Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
làm bài tập (10’)
Mục tiêu: Giúp HS hiểu và
mở rộng thêm một số từ thuộc chủ
điểm Du lịch – Thám hiểm
Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài
1/105
Các em hãy đọc kĩ đề bài và
chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho
Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm
đôi
Các em hãy đọc kĩ đề bài và
chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho
để trả lời
GV chốt lại nghĩa của từ
thám hiểm (Phương pháp: thảo
luận, trực quan, trình bày)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
làm bài 3 và 4 (15’)
Mục tiêu: Giúp HS biết một
số địa danh và phản ứng nhanh
Hoạt động nhóm - lớp
HS đọc yêu cầu bài 1
HS đọc và làm bài tập theoyêu cầu của GV; HS trình bày kếtquả làm việc
Trang 29trong trò chơi.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3.
Yêu cầu HS tự làm bài
Giáo dục bảo vệ môi
Chia lớp thành các cặp các
nhóm thi trả lời nhanh; lập tổ trọng
tài: nêu yêu cầu BT; phát giấy cho
các nhóm
Yêu cầu HS làm bài
+ Nhóm 1 nhìn bảng đọc 4
câu hỏi
+ Nhóm 2 trả lời Hết nửa bài
thơ đổi ngược nhiệm vụ
Sau đó làm tương tự với nhóm
3.4
Nhóm nào trả lời đúng đều là
thắng
GV nhận xét – Tuyên dương
(Phương pháp: trực quan,
giảng giải, luyện tập thi đua)
Trang 30Chuẩn bị: Giữ phép lịch sự
khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
Rút kinh nghiệm tiết dạy: ………
1.2.4.2 Dự giờ
Chúng tôi đã có tiết dự giờ lớp 4 tại trường Tiểu học Phục Lễ bài: Luyện từ và
câu “Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm” và nhìn nhận rõ được ưu điểm và
nhược điểm về phương pháp, cách thức tổ chức học tập trong tiết dạy này
- Ưu điểm: HS được thảo luận nhóm, trao đổi trực tiếp với GV, được phátbiểu ý kiến của mình phát huy khả năng tranh luận trước đám đông
- Nhược điểm: HS chưa được quan sát nhiều hình ảnh nên việc hình thànhkiến thức còn hạn chế, một số em chưa chú ý tập trung cũng như không cóhứng thú trong tiết học
1.2.4.3 Phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
Họ và tên:
Trường:
Số năm giảng dạy:
NỘI DUNG
1 Thầy/ cô hiểu thế nào là bài giảng E- learning?
Bài giảng E-learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bàigiảng, có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video),hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh, và tuân thủ một trong các chuẩnSCORM, AICC
Bài giảng E- learning giống với bài giảng điện tử, giáo án điện tử
2 Tác dụng của bài giảng E- learning đối với GV là gì ?
GV có thể theo dõi HS dễ dàng
GV có thể đánh giá HS thông qua các câu hỏi kiểm tra và thời gian
Trang 31các câu hỏi đó.
Tiết kiệm thời gian
GV và phụ huynh có thể cùng theo dõi tiến trình của HS cũng nhưthời gian sử dụng mạng Internet vào việc học để có thời gian quản lí thờigian hợp lí tránh việc HS sa vào các nguồn giải trí khác trên mạng Internet
Không có tác dụng cao trong việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức củaGV
3 Tác dụng của bài giảng E- learning đối với HS là gì?
Hỗ trợ khả năng học theo cá nhân
Có thể phát triển khả năng làm bài tập nhóm
Theo thời gian biểu tự lập nên HS có thể chọn phương pháp họcthích hợp cho riêng mình
Chủ động thay đổi tốc độ học tập cho bản thân, giảm căng thẳng vàtăng hiệu quả học tập
HS được tiếp cận với công nghệ thông tin sớm
HS chủ động tiếp thu tri thức
4 Thầy/cô hãy nêu ý kiến của mình về việc áp dụng bài giảng Elearningvào phân môn luyện từ và câu lớp 4:
………
1.2.4.4 Ý kiến học sinh
Về việc điều tra ý kiến HS chúng tôi đã phỏng vấn các em một vài câu hỏi:a) Trong môn Luyện từ và câu, điều em cảm thấy thích thú khi học?b) Tiết học Luyện từ và câu hiện tại của em cảm thấy như thế nào?
c) Một tiết học sẽ trải qua một cách thú vị và em sẽ hiểu bài rõ hơn khi
có điểm gì đặc biệt?
d) Em nghĩ sao về việc học trực tuyến?
e) Nhà em có máy tính kết nối mạng enternet không?
Trang 321.2.5 Nhận xét đánh giá kết quả thực trạng
Về phía Giáo án: Qua khảo sát giáo án chúng tôi xin đưa ra nhận xét như sau:
Về cơ bản, giáo án xác định được rõ mục tiêu bài học, GV đã có bước chủ độngtrong việc xây dựng lập kế hoạch bài học, thời gian phân bố rõ ràng, trình tự cácbước đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng Cụ thể:
- Về kiến thức: Xác định đúng các kiến thức trọng tâm cơ bản cần đạt theo yêucầu bài học, dựa trên cơ sở định hướng sách GV, bám sát chuẩn kiến thức quy địnhnhưng chưa mở rộng, liên hệ thêm về thực tế
- Về kĩ năng: Xác định rõ các kĩ năng cơ bản mà HS cần đạt được nhưng chưaphát huy được tính tư duy sáng tạo của HS
- Về thái độ: Xác định đúng thái độ, ý thức thông qua bài học nhưng vẫnchung chung, chưa cụ thể, thiết thực
GV hầu như chưa sử dụng tài liệu, tranh ảnh minh họa, trò chơi, các thiết bị –
đồ dùng dạy học để kích thích tính tư duy sáng tạo, phát triển năng lực các em
Về kết quả dự giờ, trong tiết dự giờ, mặc dù GV đã đạt chuẩn kiến thức cho
HS song vẫn còn điểm tồn tại Chủ yếu trong tiết học, HS được truyền tải kiến thứcmột cách thụ động (GV hỏi – HS trả lời, GV đưa ra kiến thức – HS lắng nghe, ghichép) Tiết học chưa thực sự tạo hứng thú cho học sinh Thông qua câu tục ngữ,người GV chưa mở rộng thêm các ví dụ Bên cạnh đó, việc hình thành tri thứctrong câu tục ngữ của GV xây dựng một cách mơ hồ, người học cảm thấy khó khăntrong việc hình thành ý nghĩa của câu tục ngữ Kết thúc mỗi câu hỏi của trò chơi,
GV nên đưa ra hình ảnh kết hợp cho phần giải thích của mình và mở rộng kiến thứccho các em
Về kết quả phiếu khảo sát
Trang 33Hình 1.2.5.3: Phiếu trả lời khảo sát của GV trường Tiểu học Phục Lễ
Qua tìm hiểu thực tiễn chúng tôi nhận thấy đại đa số GV đều hiểu rõ tầm quantrọng và lợi ích của việc sử dụng bài giảng điện tử trong soạn giảng cũng như việclồng ghép các hình ảnh, âm thanh sống động vào bài giảng Đặc biệt dạy học ở tiểuhọc mang đặc thù riêng với các môn học cần nhiều hình ảnh, âm thanh và nhữngđoạn video clip minh họa đời sống thực của xã hội Nhưng đến nay vẫn còn nhiều
GV ngại sử dụng giáo án điện tử vì nghĩ rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị soạn mộtbài giảng điện tử Việc thiết kế bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng
Trang 34dụng công nghệ thông tin của các giáo viên trẻ về cơ bản đã đảm bảo, nhưng bêncạnh đó còn nhiều những mặt hạn chế Vì vậy ngoài kiến thức căn bản về phầnmềm Powerpoint thì GV phải có niềm đam mê thật sự vì công việc thiết kế, đòi hỏisự sáng tạo và nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều nguồn, bên cạnh
đó có những GV chưa trang bị cho mình hoặc chưa biết cách truy cập internet, đâycũng chính là lỗ hổng lớn nếu không kịp thời khắc phục thì rất khó cho GV trongviệc tìm kiếm và chia sẻ tư liệu để soạn bài giảng điện tử Số GV biết cách khaithác nguồn tài nguyên trên Internet để hỗ trợ công tác dạy học, biết trao đổi thôngtin qua hệ thống email và website còn ít Trong thời gian qua, để có một tiết dạy cóhiệu quả trên lớp, một số GV đã tập trung sử dụng các công cụ hỗ trợ như máy tính,projector (máy chiếu)… để trình chiếu các bài giảng đã soạn trên powerpoint Hiệnnay những công việc trên đã dần được thay thế bằng hình thức dạy học tiên tiếnkhác hỗ trợ rất nhiều cho GV và HS, đó là hình thức dạy học E-learning
Về phía HS, qua phỏng vấn chúng tôi xác định: Hầu hết các bạn HS đã hiểu
một cách sơ khai về việc học trực tuyến – học qua bài giảng E-learning thông qua
bố mẹ hoặc GV/người hướng dẫn Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo con vào máy tínhchơi điện tử nên ít cho con sử dụng Nhiều HS kĩ thuật máy tính chưa tốt làm giảmkhả năng tiếp thu bài của các em Nhưng bên cạnh đó, trí tò mò, ưu thích khám phácủa HS vô cùng lớn; tính tự giác của “thế hệ trẻ 4.0” về việc tìm hiểu bài hay tự họcrất cao Vì vậy, nhà trường cần đưa các bài giảng điện tử E-learning lên trangwebsite của mình để HS có thể học bài qua đó Ứng dụng công nghệ thông tintrong đổi mới phương pháp dạy học còn đang ở giai đoạn đầu nên vẫn còn đượcnghiên cứu, đánh giá và rút kinh nghiệm vì vậy vẫn chưa phát huy được hiệu quảtối đa của nó Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máytính và Internet chưa được các trường tiểu học thực hiện một cách triệt để và cóchiều sâu
Chúng tôi xin đưa ra kết quả đại diện của câu trả lời như sau:
Trang 35Hình 1.2.5.4: Phiếu trả lời khảo sát phỏng vấn của HS lớp 4
trường Tiểu học Phục Lễ
Trang 36Tiểu kết chương 1
Qua chương 1 đã phân tích rõ được một số khái niệm về bài giảng E-learningđể từ đó phân biệt được sự khác biệt giữa bài giảng E- learning và bài giảng điện
tử biết được một số hình thức đào tạo E-learning và hình thức E-learning để có thểlựa chọn ra hình thức phù hợp nhất vào trong quá trình giảng dạy Ngoài ra quachương 1 đã nêu lên ưu, nhược điểm rõ ràng của hai phương pháp dạy học truyềnthống và phương pháp sử dụng bài giảng E-learning Phương pháp dạy học truyềnthống là một phương pháp dạy học lâu đời và đã đạt nhiều hiệu quả Song, với việcphát triển của công nghệ, cùng xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi một phương pháphọc tập tốt hơn, đảm bảo được nhu cầu thực tế E-learning dưới góc nhìn của nhànghiên cứu như chúng tôi, chưa hẳn là một phương pháp toàn năng, nhưng thực sựlà một phương pháp học hữu hiệu E-learning vẫn mang bản chất của phương phápdạy học truyền thống nhưng phát triển và vươn mình hơn Bản thân bài giảng E-learning đang từng bước phát triển mình để trở nên hoàn thiện Việc giúp chongười học thích ứng với điều kiện thời gian và hoàn cảnh là một trong những yếu tốkhẳng định mình mà phương pháp truyền thống không có được Thay vì lĩnh hộikiến thức một cách thụ động, người học có thể tự tìm tòi, học hỏi Đặc biệt với cấpbậc học tiểu học chúng ta nên rèn luyện cho các em đức tính tự học quý báu ấyngay từ bây giờ Do khả năng tiếp thu tri thức trừu tượng còn hạn chế, đòi hỏinhững kiến thức trực quan, gần gũi tiếp cận để giúp các em hiểu sâu và rõ hơn Tất
cả những điều trên, bài giảng E-learning đều có đạt được Việc học tập trở nên dễdàng, hứng thú và sinh động với những hình ảnh sống động, âm thanh trực quanchính xác và rõ nét trong các tiết Luyện từ và câu còn gì thú vị hơn khi được tự bảnthân các em chủ động lĩnh hội, phát triển năng lực sáng tạo của bản thân Trongphân môn Luyện từ và câu, các trò chơi được kết hợp với bài học, học mà chơi -chơi mà học, để từ đó thông qua trò chơi các em rút ra được những kiến thức cầnđạt được mà người GV không cần phải giảng giải, đàm thoại, thuyết trình một cáchkhô khan, khó nhọc Bài giảng E-learning là một phương pháp học tập hữu hiệu
Trang 37cho học sinh tiểu học, trong việc dạy học bộ môn Tiếng Việt nói chung và phânmôn Luyện từ và câu mở rộng vốn từ nói riêng Trong phần cơ sở thực tiễn ởchương 1 tôi đã nêu lên được một số thực trạng về trình độ và khả năng của giáoviên tiểu học khi sử dụng CNTT vào trong dạy học Qua đó có thể thấy rằng việc
sử dụng CNTT của giáo viên tiểu học hiện nay đã được cải thiện rất nhiều, mức độ
sử dụng CNTT trong mỗi tiết học nhiều hơn trước Việc áp dụng bài giảng learning vào một bài giảng cụ thể ở trường Tiểu học Phục lễ đã cho thấy khả năngtạo bài giảng E-learning của giáo viên Tiểu học vẫn còn nhiều hạn chế tuy nhiêncác em HS rất hứng thú với tiết học và chủ động tiếp thu kiến thức một cách dễdàng hơn Việc học tập của các em đã được hỗ trợ mọi lúc mọi nơi ngay cả khikhông có cô giáo bên cạnh nhờ có bài giảng E-learning
Trang 38E-CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE 9.0 VÀO CÁC BÀI HỌC TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LỚP 4.
2.1 Nguyên tắc thiết kế bài giảng E-learning
2.1.1 Đảm bảo mục tiêu bài học
Bất cứ tiết học nào cũng đều phải đảm bảo mục tiêu đã đề ra Muốn HS sau
khi kết thúc tiết học, đạt được hiệu quả tiết dạy, hoàn thành được chức trách, nhiệm
vụ, công việc được giao, cần phải xây dựng được mục tiêu dạy học chính xác vàtriển khai việc dạy học theo mục tiêu này Mục tiêu dạy học sẽ quyết định chấtlượng và hiệu quả của quá trình dạy học Mục tiêu dạy học là cái đích mà ngườidạy và người học cần hướng tới Khi giảng viên và học viên thống nhất được mụctiêu dạy học thì họ sẽ cùng cộng tác, nỗ lực cùng nhau để tiến tới cái đích đó Ngạnngữ có câu: “Nếu không biết mình định đi tới đâu, làm sao biết được mình đã điđến đích” Mục tiêu dạy học quyết định việc học tập của học viên Vì căn cứ vàomục tiêu học tập, học viên có thể biết mình phải học những gì để có đủ khả năngthực hiện được các chức năng, nhiệm vụ, công việc gì sau khi học Lựa chọn đượcphương pháp học tập thích hợp, chủ động tổ chức việc học tập phù hợp với điềukiện học tập và những đặc điểm tâm, sinh lý của bản thân Tự đánh giá được kếtquả học tập của mình khi so sánh với mục tiêu Từ đó tự điều chỉnh việc học tậpcho phù hợp để sớm đạt được mục tiêu Mục tiêu dạy học quyết định việc giảngdạy của giảng viên Căn cứ vào mục tiêu, giảng viên có thể xác định chính xácnhững gì cần phải dạy và dạy đến mức độ nào, lựa chọn và thực hiện được nhữngphương pháp dạy học phù hợp để học viên học tập có kết quả nhất; đánh giá đượckết quả học tập của học viên một cách khách quan, chính xác, từ đó giúp học viênhọc tập một cách hiệu quả; tự đánh giá được năng lực và kết quả giảng dạy củamình để cải tiến phương pháp dạy học, tự hoàn thiện năng lực của mình Như vậy,chúng ta thấy mục tiêu dạy học rất quan trọng: giúp cho giảng viên thiết kế nội
Trang 39biết mình cần học cái gì, chủ động lập kế hoạch học tập và tự đánh giá kết quả họctập Mục tiêu dạy học sẽ tăng cường sự cộng tác giữa giảng viên và học viên trongquá trình dạy học Người giảng viên phải viết được mục tiêu dạy học sau khi phântích các nhiệm vụ học tập và trước khi thiết kế quá trình dạy học.
2.1.2 Phù hợp với đối tượng người học
Trước khi thực hiện bất kì một khóa học E-learning cho một tổ chức nào cầnphải biết được họ sẽ giao bài giảng này cho ai Hay nói cách khác là bạn phải xácđịnh được đối tượng sử dụng bài giảng E-learning của tổ chức đó Tùy vào đốitượng để phát triển tài liệu của mình Tạo một kế hoạch nội dung: thành công củabất kì việc gì đều đến từ sự miệt mài chuẩn bị trước Hãy chắc chắn rằng các tàiliệu cần thiết để số hóa bài giảng được trang bị đầy đủ và phân chia thành từng filemột cách hợp lí Điều này giúp bạn quyết định được phần nào để phù hợp với địnhdạng, văn bản, đồ họa tương ứng Ngoài ra, nó cũng giúp bạn phân chia các tài liệuriêng biệt như word, PDF, MP3, vv…
2.1.3 Lắng nghe ý kiến từ học sinh
Lắng nghe ý kiến từ HS: tất nhiên không có một chuyên gia E-learning nào tựnhận mình hoàn hảo trong công việc của họ Để một bài giảng E-learning đạt hiệuquả cao đương nhiên việc lắng nghe ý kiến của các em HS là cần thiết để từ đó cóthể không ngừng cải thiện bài giảng của mình thêm hợp lí hơn dễ hiểu hơn, phùhợp với đối tượng hơn
2.1.4 Hạn chế phức tạp hóa bài giảng E- learning
Hạn chế phức tạp hóa bài giảng E-learning của mình: việc tạo ra các khóa họcđể giáo dục và truyền cảm hứng cho HS có thể rất thú vị và thật dễ dàng cảm thấyviệc đào tạo nội bộ trở nên lạ mắt bằng biệc học trực tuyến qua bài giảng E-leaning.Nhưng đây là điều chúng ta không nên làm khi xây dựng nội dung bài học Chìakhóa của việc sử dụng internet là mục tiêu giáo dục Khi xây dựng bài giảng E-learning nên hạn chế việc tích hợp quá nhiều thông tin bên lề Việc này sẽ khiến
Trang 40hướng Chất lượng sẽ hơn số lượng: bộ não con người là một thiết kế đáng kinhngạc có khả năng nhớ và tổng hợp những dữ liệu khá phức tạp Nhưng trong cuộcsống hàng ngày của chúng ta bộ não đang phải tiếp thu khá nhiều kiến thức Khiquá tải học viên sẽ bị gặp tình trạng nghe thông tin tai này xong lại đào thải thôngtin sang tai kia Vì vậy, để tạo ra cách học tập tốt nhất, nên đảm bảo rằng học viêncủa mình nên học bài giảng E-learning đó ít nhất ba lần chứ không phải là những sốlượng bài học E- learning mà họ đã hoàn thành.
2.1.5 Kích thích hứng thú học tập của học sinh
Sự chú ý của HS với bài giảng: sự chú ý của HS với bài giảng là một khíacạnh dẫn đến việc thành công của việc truyền đạt tri thức Nếu một bài giảng E-learning có độ dài lớn thì việc chia nhỏ nội dung của bài giảng là cần thiết Theokinh nghiệm của các thầy cô đi trước thì một bài giảng E-learning không nên kéodài quá lâu Nếu để bài giảng quá dài, HS sẽ có xu hướng dừng bài giảng lại vàchuyển sang các phương tiện giải trí khác trên internet Điều này là đúng vì cáccám dỗ bên ngoài việc học trên internet khiến sự chú ý của HS bị xao lãng Do đóxây dựng mỗi một bài giảng dưới 10 phút là việc nên làm và nên áp dụng yếu tốgiải trí trực tiếp vào bài giảng E- learning
2.1.6 Đảm bảo nội dung
Tạo một kế hoạch nội dung: thành công của bất kì việc gì đều đến từ sự miệtmài chuẩn bị trước GV phải chắc chắn rằng các tài liệu cần thiết để số hóa bàigiảng được trang bị đầy đủ và phân chia thành từng file một cách hợp lí Điều nàygiúp bạn quyết định được phần nào để phù hợp với định dạng, văn bản, đồ họatương ứng Ngoài ra, nó cũng giúp bạn phân chia các tài liệu riêng biệt như word,PDF, MP3, …