1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn môn môi trường về quản lý chất thải rắn ở địa phương

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Báo Cáo Môi Trường Về Hiện Trạng Chất Thải Rắn Và Đề Xuất Phương Án Quản Lí, Xử Lí Ở Tỉnh Quảng Bình
Tác giả Dương Đăng Thức
Trường học trường đại học
Chuyên ngành môi trường
Thể loại bài báo cáo
Thành phố quảng bình
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Bêncạnh đó sự phát triển về kinh tế và quá trình Công nghiệp hóa – Đô thị hóa ngày càngtăng làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường có nguy cơ đe dọa sự sống của conngười; trong đó

Trang 1

lí, xử lí ở tỉnh Quảng bình

A.LỜI MỞ ĐẦU

-Ngày nay, để không bị lạc hậu, vấn đề quan trọng nhất là phải phát triển kinh tế theo kịp với tốc độ phát triển của thế giới thì bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trở thành vấn đề quan trọng thứ hai có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

-Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, bảo vệ môi trường ngoài ý nghĩa bảo vệ thành quả của quá trình phát triển kinh tế còn mang tính chiến lược trong sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế, xã hội…Ngoài ra nó còn mang tính cấp bách, cần thiết và rất thời sự.

-Trong những năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa, nền kinh tế chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, tỉnh Quảng Bình đã có những bước tiến vượt bậc về kinh tế; tốc

độ tăng trưởng kinh tế tăng nhờ đó thu nhập của người dân cũng tăng lên đáng kể Bên cạnh đó sự phát triển về kinh tế và quá trình Công nghiệp hóa – Đô thị hóa ngày càng tăng làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường có nguy cơ đe dọa sự sống của con người; trong đó ô nhiễm do rác thai rắn là một vấn đề cần được giải quyết kịp thời vì

nó ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm không khí,…

-Việc giải quyết vấn đề chất thải rắn ở tỉnh Quảng Bình vẫn còn đang nan giải bởi

sự quản lý chưa chặt chẽ; đó là do rác chưa được phân loại nguồn mà chủ yếu là được thu gom chung với nhau rồi vận chuyển đến bãi xử lý, nên không xử lý được hết khối lượng rác và gây nên tình trạng mất vệ sinh cho bãi chôn lấp,gây ra bùng phát dịch bệnh…vv Mặt khác, kiến thức của người dân về rác thải rắn và sự nghiêm trọng của vấn đề là rất hạn chế, cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm hiện nay

-Do đó, việc nghiên cứu tình trạng ô nhiễm chất thải rắn để phổ biến cho mọi người đều biết để có ý thức giữ gìn chung; bên cạnh đó xây dựng mô hình xử lí chúng phù hợp với địa phương Quảng bình là rất cần thiết và cấp bách hiện nay; nhằm hiệu chỉnh

để có được một hệ thống quản lý chất thải rắn chặt chẽ phù hợp với điều kiện của địa phương; đồng thời cải thiện tình hình ô nhiễm do chất thải rắn gây ra để bảo vệ thành quả kinh tế và làm tốt công tác bảo vệ môi trường

B.MỤC LỤC.

Sinh viên: Dương đăng thức  1 Lớp: 10CLC

Trang 2

lí, xử lí ở tỉnh Quảng bình

I, TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN.

1.định nghĩa về chất thải rắn……… 3

a, Định nghĩa……… 3

b,các nguồn phát sinh chất thải rắn……… 3

2.phân loại chất thải rắn……… 3

a,Theo quan điểm thong thường………4

b,Theo công nghệ quản lí, xử lí……….4

3.tác hại của chất thải rắn……… 5

a Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng……… 6

b Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị………6

c Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường II TÌNH HÌNH Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH……….

1.Tình hình chung……… 6

2.Một số loại hình ô nhiễm đạc trưng………6

a,ô nhiễm từ các làng nghề truyền thống……… 7

b,ô nhiễm từ rác thải y tế……… 7

c,ô nhiễm từ các khu công ng hiệp………8.

d, ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng………9

e, ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp ……….10

f , ô nhiễm do các thiên tai 11

III.ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÍ RÁC THẢI RẮN PHÙ HỢP VỚI ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG BÌNH………

1.Tình hình xử lí rác thải rắn trên địa bàn hiện nay………11

a,Mô hình thu gom , xử lý rác thải hiệu quả được nhân rộng trên địa bàn…11 b,một số mô hình,cá nhân tiêu biểu về xử lí rác thải rắn có hiệu quả trên dịa bàn của tỉnh………12

2 Đề xuất phương án quản lí, xử lí rác thải rắn phù hợp………16

IV.KẾT LUẬN

I,TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN

1 Định nghĩa về chất thải rắn.

Trang 3

lí, xử lí ở tỉnh Quảng bình a,định nghĩa

-Chất thải rắn được hiểu là những vật ở dạng rắn do hoạt động của con người (sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng…) và động vật gây ra Đó là những vật đã bỏ đi, thường ít được sử dụng hoặc ít có ích và không có lợi cho con người.

b,Các nguồn sinh ra chất thải rắn:

-Từ mỗi cơ thể.

-Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ…), phần lớn do sinh hoạt.

-Từ thương mại (các cửa hàng, chợ…)

-Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên…)

-Từ khu công nghiệp (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp hoá học, công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng…)

-Từ nông nghiệp.

-Từ các nhà máy xử lý rác.

Bảng 1.1 cho ta hiểu rõ hơn về các nguồn sinh ra chất thải rắn

Nguồn Nơi sinh ra chất thải rắn Loại chất thải rắn

Dân cư Nhà riêng, nhà tập thể, nhà

cao tầng, khu tập thể…

Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác

Thương

mại

Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở buôn bán, sửa chữa…

Rác thực phẩm, giấy thải, các loại chất thải khác

Công

nghiệp,xây

dựng

Từ các nhà máy, xí nghiệp, các công trình xây dựng…

Rác thực phẩm, xỉ than, giấy thải, vải, đồ nhựa, chất thải độc hại

Khu trống Công viên, đường phố, xa lộ,

sân chơi, bãi tắm, khu giải trí…

Các loại chất thải bình thường

Nông

nghiệp

Đồng ruộng, vườn ao, chuồng trại…

Phân rác, rơm rạ, thức ăn, chất thải nguy hiểm

Khu vực

xử lý chất thải

Từ các quá trình xử lý nước thải, xử lý công nghiệp

Các chất thải, chủ yếu là bùn, cát đất…

2 phân loại chất thải rắn

a, Theo quan điểm thông thường:

Sinh viên: Dương đăng thức  3 Lớp: 10CLC

Trang 4

lí, xử lí ở tỉnh Quảng bình

- Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn

bị, dự trữ, nấu ăn…

- Rác bỏ đi: bao gồm các chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại…

- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm rạ, lá…ở các gia đình, nhà hàng, công sở, nhà máy, xí nghiệp…

- Chất thải xây dựng: rác từ các nhà đổ vỡ, hư hỏng gọi là rác đổ vỡ, còn rác từ các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa…là rác xây dựng.

- Chất thải đặc biệt: liệt vào loại rác này có rác quét phố, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, vôi gạch đổ nát…

- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: có rác từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.

- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi…

- Chất thải nguy hiểm: chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật.

Trong nhiều trường hợp thống kê người ta phân chia thành 3 loại: chất thải rắn từ sinh hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế và chất thải công nghiệp.

b,,Theo công nghệ quản lý, xử lý.

- Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã góp phần giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý Việc phân chia rác thải rắn theo công nghệ quản lý xử lý là một bước tiến quan trọng, giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm.

1 Các chất cháy được:

-Giấy

-Hàng dệt

-Rác thải sinh hoạt

-Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ…

-Chất dẻo

-Các vật liệu làm từ giấy -Có nguồn gốc từ các sợi -Các chất thải ra từ đồ ăn thực phẩm -Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre và rơm…

Trang 5

lí, xử lí ở tỉnh Quảng bình

-Da và cao su -Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất

dẻo -Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su

2 Các chất không cháy

được :

-Các kim loại sắt

-Các kim loại không

phải là sắt

-Thủy tinh

-Đá và sành sứ

-Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút

-Các vật liệu không bị nam châm hút -Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thuỷ tinh -Các loại vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh

3 Các chất hỗn hợp -Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở

phần 1 và 2 đều thuộc loại này Loại này có thể được phân chia thành 2 phần: kích thước lớn hơn 5

mm và nhỏ hơn 5 mm

Bảng 1.2 Phân loại chất thải rắn.

3.tác hại của chất thải rắn.

a Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng

-Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm.

-Ô nhiễm môi trường ở nước ta đã gia tăng tới mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khoẻ liên quan tới yếu tố môi trường bị

ô nhiễm.

-Theo đánh giá của chuyên gia, chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đến mức báo động -Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn…do chất thải rắn gây ra.

-Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể: nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến

Sinh viên: Dương đăng thức  5 Lớp: 10CLC

Trang 6

lí, xử lí ở tỉnh Quảng bình

1,9 lần, khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 0,9 lần, các loại vi trùng, siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.

b Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị.

-Nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu cho cả dân cư trong đô thị.

-Không thu hồi và tái chế được các thành phần có ích trong chất thải, gây ra sự lãng phí về của cải, vật chất cho xã hội.

c Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường

-Chất thải rắn đổ bừa bãi xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh, rạch…làm quá tải thêm hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt và nước ngầm Khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đối với các đường phố bị ngập.

-Trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chất thải bị thối rữa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nhất là chất thải độc hại, chất thải bệnh viện.

-Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả đất, nước, không khí

II.TÌNH HÌNH Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN Ở QUẢNG BÌNH.

1,tình hình chung.

- Trao đổi vấn đề này, ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch và ông Võ Khắc Hòa, Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy thừa nhận, tình trạng ô nhiễm môi trường ở trên địa bàn tỉnh Quảng bình hiện nay, trước hết là do nhận thức của cấp ủy Đảng, Chính quyền cơ sở và người dân vẫn còn xem nhẹ vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như tác động xấu tới sức khỏe công đồng dân cư Nhất là từ khi xuất hiện túi ni lon siêu mỏng, rất nhiều người đã lạm dụng nó, tùy tiện vứt túi ni lon bất cứ

ở đâu

2,các loại hình ô nhiễm đặc trưng.

a,ô nhiễm từ các làng nghề truyền thống

-Tại làng Tuy Lộc, xã Lộc Thủy (huyện Lệ Thủy), nơi có nghề nấu rượu truyền thống và làng Thượng Giang thị trấn Kiến Giang có hàng chục điểm giết mổ gia súc tập trung Đi đến đâu ở hai làng này đều thấy ngột ngạt vì ô nhiễm môi trường Những

Trang 7

Tiêu hủy rác thải thải y tế một cách thủ công

Kim tiêm vứt ngôn ngang trên

mặt dất

lí, xử lí ở tỉnh Quảng bình

cống rãnh chạy dọc đường làng chứa đầy nước đen ngòm hòa lẫn chất thải từ trâu, bò, lợn bốc mùi khó chịu Chất thải từ nghề giết mổ lợn, bò lưu cữu hàng chục năm nay ở những ao hồ quanh thôn, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân Ở thôn Xuân Bồ, xã Xuân Thủy có đến 85% số hộ chăn nuôi lợn, trong đó hàng chục hộ gia đình chăn nuôi từ 10 con lợn thịt trở lên Hàng ngày nước thải, chất thải từ các chuồng lợn đều đổ ra vườn và chảy xuống các kênh mương nhỏ trong làng dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và bốc mùi hôi rất khó chịu

b,ô nhiễm từ rác thải y tế.

-Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều cơ sở y tế,do do đó việc rác thải y tế xử lí như thế nào cũng là câu hỏi khó trả lời hiện nay! Đó

là thông tin từ ngành Y tế Quảng Bình cho biết về

tình trạng hiện nay của hệ thống xử lý chất thải

cũng như cách thức xử lý chất thải y tế tại các bệnh

viện trên địa bàn….

-Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc

Sở, nguyên nhân chính vẫn là nhận thức về vấn đề

này còn thấp, cộng với thiếu vốn đầu tư Trừ bệnh viện huyện miền núi Minh Hoá mới xây dựng xong, có hệ thống xử lý chất thải đồng bộ và đạt yêu cầu, còn lại cả 8 hệ thống xử lý của các bệnh viện hiện có của tỉnh đều không đảm bảo nếu không nói là góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Đặc biệt, bệnh viện lớn nhất của tỉnh

- Bệnh viện Việt Nam-Cu ba Đồng Hới với quy mô gần 500 giường được xây dựng từ năm 1979, nên hệ thống xử lý chất thải quá cũ và lạc hậu Lò xử lý chất thải rắn của Bệnh viện này có ống khói thấp, nhiệt độ lò không đủ nên khi vận hành thường có mùi khét lẹt gây cho người dân cũng như học sinh tại một trường học ở gần đó khó thở, nhức đầu và khó chịu Nước thải y tế của bệnh viện này cũng vậy được đổ thẳng ra hai

hồ xử lý lộ thiên nằm ngay giữa khu vực dân cư đông đúc

-Các Bệnh viện còn lại ở tỉnh Quảng Bình như bệnh viện huyện các Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch cũng không khác là

bao khi đa phần nước thải y tế được đổ thẳng

ra sông hoặc ao hồ mà chưa một lần qua xử

Sinh viên: Dương đăng thức  7 Lớp: 10CLC

Trang 8

lí, xử lí ở tỉnh Quảng bình

lý chất thải y tế rắn thì hoặc được đốt thủ công bằng dầu hoặc được hợp đồng với các đơn vị thu gom rác để

các đơn vị này đưa đi xử lý bằng cách chôn lấp chung với các loại rác thải thông thường khác

-Điều đáng nói là: trước tình trạng ô nhiễm của rác thải y tế hiện nay trên địa bàn, Ngành Y tế Quảng Bình vẫn chưa tìm được biện pháp xử lý nào Để có một hệ thống

xử lý đạt tiêu chuẩn cần tổng vốn đầu tư xây dựng khoảng từ 3-8 tỷ đồng Và đây là con số quá lớn so với năng lực tài chính của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

c,ô nhiễm từ các khu công ng hiệp.

-Theo tin từ Sở Tài nguyên - môi

trường tỉnh Quảng Bình, hiện trên địa bàn

tỉnh còn hơn 10 cơ sở sản xuất công

nghiệp thải ra chất thải rắn đang gây ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các

khu dân cư.

-Trong đó nổi lên là Xí nghiệp chế biến

thủy sản xuất khẩu Công ty Sông Gianh, lò

đốt rác của Bệnh viện VN - Cuba Đồng

Hới, Nhà máy nhôm Asia Vina Taiwan, Xí

nghiệp chế biến cao su mủ cốm Công ty

cao su Việt Trung, Nhà máy Bia Hà Nội - Quảng Bình, Nhà máy ximăng Thanh

Trường

-Phần lớn các cơ sở trên đều đã bị tỉnh nhắc nhở và buộc xử lý nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường nhưng đến nay vẫn gây ô nhiễm.

d, ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng

-Ở các xã vùng cồn bãi ở huyện Quảng

Trạch, nguồn rác thải hiện đang là vấn nạn.

Xã Quảng Văn có 1300 hô gồm 5750 nhân

khẩu, phần lớn các hộ dân đều sinh sống dọc

ven bờ sông Gianh Hàng ngày, do không có

Rác từ khu may mặc

Trang 9

Vật liệu xây dựng vứt bừa bãi trên

đường

lí, xử lí ở tỉnh Quảng bình

bãi rác riêng, bà con nông dân ở đây đều vất rác bừa bãi khắp nơi Xã Quảng Tân, nhiều năm qua, Chính quyền xã đã tổ chức nhiều cuộc họp dân bàn về xử lý rác thải Nhưng do thiếu kinh phí và đất đai nên xã chưa làm được bãi tập kết rác và lập ra ban thu gom rác thải Vì thế, xã tuy đã tuyên truyền, vận động, tổ chức cho người dân đăng

ký cam kết giữ gìn vệ sinh nhưng rác thải vẫn “vô tư” được vứt ra dọc bờ sông tràn xuống sông gây ô nhiễm Không chỉ ở hai xã Quảng Văn và Quảng Tân, người dân ở đây cho biết, tình trạng vứt rác bừa bãi xuống dọc bờ sông và ra bờ ruộng vẫn diễn ra nhiều nơi trong 11 xã vùng Nam Quảng Trạch này

-Dọc theo đường bờ biển Quảng Bình có nhiều bãi biển đẹp, hiền hòa thơ mộng như Nhật Lệ, các khu du lịch biển Quang Phú, Hải Ninh, Đá Nhảy, Quảng Đông Thế nhưng hiện nay tại đó rác chất đống rải dọc đường bờ biển dài, kể cả những bãi biển thuộc các khu du lịch Đi dọc theo bờ biển, rác thải ngổn ngang đủ loại, từ rác thải sinh hoạt, chất thải vệ sinh, rơm rác, cành củi cả những mảng thuyền vỡ dạt vào bờ không

có ai thu dọn Hiện nay, bãi biển Nhật Lệ nơi cửa sông Nhật Lệ đã không phải mùa du lịch Nhưng khi rảo bước dọc bãi biển này để cảm nhận một chút không khí của biển, chúng tôi không khỏi rùng mình với la liệt mảnh chai vỡ, kim tiêm, vỏ sò vỏ ốc do những hàng quán dọc bãi biển mùa du lịch để

lại Những cọc que của lều lán còn xót lại là

thành phần của chất thải rắn.

-Điều đáng lo ngại là hầu hết các dòng

sông chảy qua các xã biển ở đây đều ô nhiễm,

nước váng đục, rác trôi lềnh bềnh Mỗi khi có

đợt sóng đánh vào bờ là cuốn theo rác thải,

cây que, chai lọ ,và có cả bao cao su không biết từ đâu về Thêm đó, mỗi ngày hàng trăm lượt tàu thuyền, tàu cá ra vào cảng, cá ở cửa sông, cửa biển thải ra môi trường hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu,

cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn, chất tẩy rửa, cá con, cá vụi, nước cá thối gây

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Do môi trường ô nhiễm nặng, thời gian qua dịch sốt xuất huyết đã xảy ra ở nhiều xã vùng biển như: Nhân Trạch, Hải Trạch, Đồng Hới Rất nhiều du khách bị chấn thương vì những mảnh chai vỡ, kim tiêm và vỏ sò vỏ ốc trên

bờ biển

Sinh viên: Dương đăng thức  9 Lớp: 10CLC

Rác thải sinh hoạt cua người dân

Trang 10

lí, xử lí ở tỉnh Quảng bình

-Và các vât liệu xây dựng sau khi hoàn thành công trình cũng vứt bừa bãi khắp mọi nơi,gây ô nhiễm….

e, ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp

- Ngành chăn nuôi ở Quảng bình phát triển mạnh,với da dạng các loại vật nuôi Do vậy, rác thải rắn từ ngành chăn nuôi là rất nhiều,thức ăn thừa,phân thải của vật nuôi,

Ví dụ như, mô hình nuôi tôm ở Đức Trạch, Đại Trạch, Nhân Trạch (Bố Trạch), Ngư Thủy Trung (Lệ Thủy) tuy đã được UBND huyện và hội đồng đánh giá tác động môi trường tỉnh xem xét, phê duyệt nhưng hầu hết các chủ đầu tư không thực hiện đúng như quy hoạch và báo cáo đánh giá Do không có ao chứa lắng, xử lý nên phần lớn các

hộ nuôi đều thải trực tiếp nước thải ra biển mà không qua bất kỳ hình thức xử lý nào Theo các chuyên gia về nuôi thủy sản thì để nuôi được một tấn tôm thẻ chân trắng cần phải cung cấp hơn một tấn thức ăn và nếu đổ xuống ao ba tấn thức ăn sẽ còn lại hai tấn chất thải rắn không được tiêu thụ Nếu một ha ao nuôi một năm (nuôi ba vụ) thải ra biển đến 22 tấn chất thải rắn.

- Và không chi chăn nuôi mà các ngành trông trọt cũng thải ra môi trương một số

dã thu trái,hoa,lá,củ,rễ…Ví dụ như, ở

huyện Lệ thủy_quê tôi, sau khi thu

hoạch lúa, thì rơm,rạ không dươc thu

gom,xử lí hoặc xử lí không triệt để

sinh ra từ nhà nông nên tôi biết ý thức về bảo vệ môi trường của nông dân chưa cao.

Vì vậy,tình trạng không thu gom, xử lí ở nông thôn là rất phổ biến

f , ô nhiễm do các thiên tai

- sau lũ lụt,bão, động đất… tình hình ô nhiễm do rác thải, cành cây, xác súc vật chết trôi dạt, bùn đất do mưa lũ diễn ra tại tất cả các vùng ngật lụt Rác thải, bùn đất, phù

sa bồi lắng và xác súc vật chết đang trong quá trình phân hủy gây ô nhiễm nặng đối với môi trường Đặc biệt, sau hai trận lũ lịch sử vừa qua thì chất thải rắn ở tỉnh rất sử vừa qua ,nhiều cành cây, rác rưởi rất nhiêu Sau đây là một số hình ảnh:

Rơm đốt không hết nằm ở trên đừơng

Ngày đăng: 13/02/2024, 02:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w