1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quy luật giá trị và sự tác động của nó đối với nền kinh tế việt nam hiện nay

10 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Luật Giá Trị Và Sự Tác Động Của Nó Đối Với Nền Kinh Tế Việt Nam Hiện Nay
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác Lê Nin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 321,2 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế hàng hóa, có những quy luật kinh tế ràng buộc và chi phối hoạt động của những người sản xuất hàng hóa như: quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật cung cầu; quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh,... Và như mọi người ai cũng biết được rằng quy luật giá trị là quy luật kinh tế vô cùng quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Vì vậy việc tìm hiểu, nắm bắt nội dung và tác động của quy luật giá trị có ý nghĩa hết sức to lớn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà em chọn đề tài nghiên cứu: “Quy luật giá trị và sự tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay” để làm bài tiểu luận cuối kỳ lần này.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: Kinh tế chính trị Mác Lê nin

ĐỀ TÀI: Quy luật giá trị và sự tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam hiện

nay

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Mã sinh viên:

Lớp:

Hà Nội, Tháng 01/2024

Trang 2

https://tailieuluatkinhte.com/

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế hàng hóa, có những quy luật kinh tế ràng buộc và chi phối hoạt động của những người sản xuất hàng hóa như: quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật cung cầu; quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh, Và như mọi người ai cũng biết được rằng quy luật giá trị là quy luật kinh

tế vô cùng quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hóa Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị Vì vậy việc tìm hiểu, nắm bắt nội dung và tác động của quy luật giá trị có ý nghĩa hết sức to lớn Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy mà em chọn đề tài nghiên cứu: “Quy luật giá trị và sự tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay” để làm bài tiểu luận cuối kỳ lần này

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Đối với đề tài trên, em muốn hướng tới mục đích là tìm hiểu được quy luật giá trị và

sự tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Để đạt được mục đích đã đặt ra đối với đề tài, em xác định các nhiệm vụ cần thực hiện bao gồm: Tìm hiểu khái niệm và nội dung của quy luật giá trị, tác động của quy luật giá trị

và liên hệ nó đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay

3 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên những quan điểm của Mác – LêNin và tình hình thực tế ở Việt Nam hiện nay

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp đề tài sử dụng là phương pháp luận: phân tích tài liệu, nghiên cứu và rút

ra những nội dung, vai trò và ý nghĩa cơ bản của tài liệu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu Quy luật

giá trị

Trang 3

https://tailieuluatkinhte.com/

Tác động của quy luật giá trị

Tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Phạm vi nghiên cứu

“Tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay” là một đề không

còn mới mẻ và xa lạ gì Vì thế khi thực hiện, em đã tập trung phân tích chủ yếu là tác động của quy luật giá trị và tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam Từ đó em xin đưa ra một số ví dụ thực tế về tác động của nó

5 Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần làm rõ được nội dung, tác động của quy luật giá trị Qua đó nghiên cứu về tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam, cho những ví dụ cụ thể để hiểu hơn về tác động của nó đối với nước ta như thế nào

Trang 4

https://tailieuluatkinhte.com/

NỘI DUNG

I Nội dung của quy luật giá trị

1 Khái niệm

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó quy luật này tồn tại và phát huy tác dụng

2 Nội dung của quy luật giá trị

Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết

Trong sản xuất, hao phí cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết[1] Hàng hóa sản xuất ra có bán được hay không là vấn đề đặc biệt cần quan trọng Để bán được thì hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa của các chủ thể doanh nghiệp phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội có thể chấp nhận được Mức hao phí thấp thì họ càng có khả năng phát triển kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận, ngược lại sẽ bị thua lỗ, phá sản

Ví dụ: Để sản xuất một cái áo, người sản xuất A hao phí lao động cá biệt là 5$/ 1 sản

phẩm Nhưng hao phí lao động xã hội (tức là mức hao phí lao động trung bình mà xã hội chấp nhận) chỉ là 4$/ 1 sản phẩm Như vậy, nếu bán ra thị trường theo mức hao phí lao động

cá biệt là 5$ thì người sản xuất A không bán được, quy mô sản xuất bị thu hẹp

Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, tức là phải đảm bảo bù đắp được chi phí hợp lí của người sản xuất và đảm bảo hoạt động sản xuất đó phải có lãi để tiếp tục tái sản xuất hàng hóa

Cơ chế tác động của quy luật giá trị đối với nên kinh tế hàng hóa là thông qua sự lên xuống của giá cả trên thị trường

II Tác động cơ bản của quy luật giá trị

Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị Những người sản xuất hàng và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh giá cả thị trường.[1] Quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:

1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Điều tiết sản xuất là điều hòa, phân bổ thông qua sự biến động của giá cả, quy luật giá trị điều tiết (phân bổ) các yếu tố sản xuất (nguồn lực) giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế Nếu cung < cầu (giá cả hàng hóa > giá trị), lúc đó, người sản xuất có nhiều lợi nhuận nên mở rộng quy mô sản xuất, cung ứng thêm hàng hóa ra thị trường

Nếu cung > cầu (giá cả hàng hóa < giá trị) thì ở tình trạng dư thừa, hàng hóa, hàng

Trang 5

https://tailieuluatkinhte.com/

hóa tồn ứ buộc giảm giá, người sản xuất sẽ ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận vì vậy họ phải thu hẹp sản xuất, hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất, quy mô ngành bị thu hẹp

Nếu cung = cầu (giá cả = giá trị) thì sản xuất của họ được tiếp tục vì phù hợp với yêu cầu của xã hội

Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị dựa vào sự thay đổi của giá cả hàng hóa trên thị trường Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động

về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.[3]

2 Kích thích cả tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động

Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội Người sản xuất có giá trị

cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Ngược lại người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ[1] Để tránh tình trạng phá sản, giành ưu thế trong cạnh tranh và thu hút nhiều lợi nhuận, người sản xuất hàng hóa đều phải tìm mọi cách cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ lao động,

tổ chức sản xuất hợp lí,… Từ đó mới làm cho kỹ thuật của toàn xã hội càng phát triển lên trình độ cao hơn, năng suất ngày càng tăng cao hơn

Trong lưu thông, để có được nhiều lợi nhuận, bán được nhiều hàng hóa, giảm chi phí lưu thông, người sản xuất phải tăng chất lượng phục vụ, tích cực quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng, hậu bán hàng, giảm các cấp thương mại trung gian… làm cho quá trình lưu thông thuận tiện hơn, hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và chi phí thấp hơn

3 Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, từ đó mà thu được nhiều lợi nhuận,

họ trở thành người giàu Họ mở rộng thêm sản xuất, quy mô[3] Ngược lại những người không có được các lợi thế cạnh tranh, điều kiện thuận lợi, làm ăn kém và gặp rủi ro kinh doanh sẽ dần thua lỗ, phá sản, phải đi làm thuê Ngoài ra, trong nên kinh tế thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích cá nhân, nạn đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, khủng hoảng kinh tế… là những nhân tố tác động làm gia tăng thêm sự phân hóa sản xuất, gia tăng phân hóa giàu nghèo cũng như các tiêu cực về kinh tế xã hội khác, bởi vậy trong nền kinh tế thị trường sự điều tiết của nhà nước có thể sẽ hạn chế sự phân hóa này

III Liên hệ về sự tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Đối với Việt Nam hiện nay, sự tác động của quy luật giá trị còn được thể hiện như sau:

Trang 6

https://tailieuluatkinhte.com/

1 Tác động tới lực lượng sản xuất

Những vật phẩm tiêu dùng cần thiết để bù vào sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, đều được sản xuất và tiêu thụ dưới hình thức hàng hoá và chịu sự tác động của quy luật giá trị

Đã có sự nâng cao về tính cạnh tranh, năng động của nền kinh tế, không ngừng cải tiến cải thiện kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất hơn

Theo yêu cầu của quy luật giá trị thì trong sản xuất giá trị cá biệt của từng xí nghiệp phải phù hợp hoặc thấp hơn giá trị xã hội, do đó quy luật giá trị dùng làm cơ sở cho việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh

Các cấp quản lý kinh tế cũng như các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất ở cơ sở, khi đặt

kế hoạch hay thực hiện kế hoạch kinh tế đều phải tính đến giá thành, quan hệ cung cầu để định khối lượng, kết cấu hàng hoá.[2]

Một trong những hệ quả tất yếu của của sự phát triển của lực lượng sản xuất trước bão táp của quá trình hội nhập, mỗi cá nhân, doanh nghiệp đều phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của mình để có thể đứng vững Sức cạnh tranh ở đây không chỉ là là sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn là giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa các cá nhân trong nước với nhau, cũng như giữa các

cá nhân trong nước với các cá nhân nước ngoài

Cạnh tranh gay gắt sẽ đưa đến một hệ quả tất yếu là làm cho nền kinh tế năng động lên Trong cạnh tranh, mỗi người sẽ tự tìm cho mình một con đường đi mới trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất Họ sẽ không ngừng cải tiến khoa học kỹ thuật để giảm hao phí lao động cá biệt của mình cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ nhằm giành lợi thế trong cạnh tranh Nhờ vậy sẽ làm cho hàng hoá ngày càng đa dạng về mẫu mã, nhiều về số lượng, cao về chất lượng Bởi vậy, sự đào thải của quy luật giá trị sẽ ngày càng làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.[2]

2 Tác động tới lưu thông và sản xuất

Hình thành giá cả: Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị cho nên khi xác định giá cả phải đảm bảo khách quan là lấy giá trị làm cơ sở, phản ánh đầy đủ những hao phí về vật tư và lao động để sản xuất hàng hoá Giá cả phải bù đắp chi phí sản xuất hợp lý đồng thời phải đảm bảo một mức lãi thích đáng để tái sản xuất mở rộng.[2]

Điều tiết lưu thông hàng hóa thông suốt: Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, việc cung cấp hàng hoá cho thị trường được thực hiện một cách có kế hoạch Hệ thống giá cả có ảnh hưởng nhất định đến sự lưu thông của một hàng hoá nào đó Nơi nào có giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán hạ sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ, và ngược lại.[2]

Trang 7

https://tailieuluatkinhte.com/

3 Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người lao động thành kẻ giàu, người nghèo

Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết (theo giá trị) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.[2]

Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động

cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.[2]

4, Ví dụ thực tế về quy luật giá trị đối với nên kinh tế Việt Nam

Ví dụ 1: Ở Việt Nam, với tình trạng Covid – 19, do tình trạng khan hiếm khẩu trang

y tế, nên xuất hiện giá cả khẩu trang tăng giá Điều này đã hấp dẫn nhà máy may chuyển đổi phương thức sản xuất, từ sản xuất quần áo sang sản xuất khẩu trang y tế Việt Nam không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới Rõ ràng quy luật giá trị tác

động tới việc mở rộng quy mô sản xuất khi cung < cầu

Ví dụ 2: Ở Việt Nam vào mỗi hè, vải thiều ở Hải Dương dồi dào, nếu chỉ bán ở địa

phương thì không được giá do cung lớn hơn cầu Vậy nên tiểu thương và nông dân có xu hướng vận chuyển vải sang các tỉnh khác để bán, do các tỉnh thành đó cung nhỏ hơn cầu Thậm chí là xuất khẩu sang nước ngoài để bán được giá cao hơn Rõ ràng với mục đích lợi nhuận, người tham gia lưu thông hàng hóa luôn vận chuyển hàng hóa từ nơi có giá trị thấp (cung > cầu) đến nơi có giá trị cao (cung < cầu) Như vậy quy luật giá trị góp phần làm cho cung cầu hàng hóa giữa các vùng cân bằng, phân phối lại hàng hóa và thu nhâp giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường

Ví dụ 3: Trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động của Việt Nam ngày nay, để hạ

thấp hao phí lao động cá biệt, các hãng điện thoại không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến

kĩ thuật, đổi mới phương thức quản lí Điều này đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển, giá thành điện thoại thì ngày càng rẻ, tính năng chất lượng điện thoại thì ngày càng cao Hơn nữa, ngoài việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu đãi khách hàng của các hãng điện thoại cũng ngày càng chu đáo hơn Đó là tác dụng của quy luật giá trị trong việc kích thích, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động

Ví dụ 4: Đại dịch Covid-19 vừa qua, ngành dệt may – ngành công nghiệp phần lớn

vẫn đang còn phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập vào Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, khốn đốn Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong 22 tỷ đô la Mỹ giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu năm 2019 của ngành có tới hơn một nửa nhập khẩu từ Trung

Trang 8

https://tailieuluatkinhte.com/

Quốc, giờ sẽ ngưng trệ sản xuất từ phía Trung Quốc cùng các khó khăn trong nhập hàng do ảnh hưởng của dịch bệnh, khiến cho các doanh nghiệp dệt may trong nước đột ngột thiếu nguồn nguyên liệu Thực tế là không chỉ gấp gáp về thời gian mà rất khó để xoay được nguồn cung khác có giá rẻ như Trung Quốc, suy giảm lợi nhuận là kết quả có thể trông thấy ngay

Từ đó dẫn đến một vài doanh nghiệp bị thô lỗ nặng và phá sản chỉ sau vài tháng đó

Trang 9

https://tailieuluatkinhte.com/

KẾT LUẬN

Như vậy với việc qua những phần trên ta có thể phần nào hiểu được quy luật giá trị Đây là một quy luật kinh tế cở bản của kinh tế thị trường, nó có vai trò tích cực trong thúc đẩy lực lượng sản xuất và phân phối hiệu quả nguồn lực trong xã hội, hình thành và phát triển nền kinh tế của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay Thực tế cho thấy rất rõ ràng rằng quy luật giá trị và những biểu hiện của nó như giá cả, tiền tệ, giá trị hàng hóa, …là lĩnh vực tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội

Nói chung để phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sát sao trong việc áp dụng đúng các quy luật kinh tế Trong thời gian qua, nhiều lúc sự vận dụng đó của nước ta còn chưa quán triệt hẳn, đôi lúc là sự quẩn quanh, dập khuôn nhưng bên cạnh đó ta cũng đã đạt được những tiến bộ nhất định mà nếu tiếp tục phát huy thì trong tương lai không xa chúng

ta sẽ có một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển và thịnh vượng

Khi nghiên cứu về quy luật giá trị, chúng ta thấy nó có nhiều ý nghĩa đối với chúng ta bởi vì Việt Nam hiện nay là đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng suy nghĩa đó là một nền kinh tế nhiều thành phần Thứ nhất, chúng ta cần phải nhận thức được sự tồn tại khách quan và phạm

vi hoạt động rộng lớn lâu dài của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta

Thứ hai, cần vận dụng tốt cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước để phát huy vai trò tích cực của nó, thúc đẩy sản xuất, phát triển, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm

sự công bằng xã hội Bởi vì nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa Đích đến của nền kinh tế và của xã hội Việt Nam hướng tới đó là chủ nghĩa xã hội, cho nên phải đảm được vai trò của nhà nước, quản lí của nhà nước xã hội chủ nghĩa và phải phát huy cái mặt tích cực của nền kinh tế thị trường và phải giữ vững được cái định hướng của xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

Và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần hay là nền kinh tế thị trường định hướng suy nghĩa thực chất cuối cùng là để phát triển lực lượng sản xuất để nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống nhân dân và đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình phát triển, giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực ở mức tối đa trong phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 10

https://tailieuluatkinhte.com/

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Giáo trình

[1] Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Dành cho bậc Đại học – không chuyên lý luận chính trị), PGS TS Ngô Tuấn Nghĩa (Chủ biên), Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Tài liệu phục vụ tập huấn chuyên ngành tháng 8 năm 2019, Hà Nội – 2019

 Bài tham khảo trên website

[2] Luật Dương Gia, Phân tích 3 tình huống trong thực tế để làm rõ tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay

[3] Nguyễn Văn Phi, Quy luật giá trị là gì? https://luathoangphi.vn/quy-luat-giatri-la-gi/

Ngày đăng: 11/02/2024, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w