1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập nhóm luật hình sự về tội hiếp dâm

11 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Nhóm Luật Hình Sự Về Tội Hiếp Dâm
Trường học Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 444,24 KB

Nội dung

Trưa ngày 2672018, Nguyễn Công B, 21 tuổi đã dụ dỗ cháu Minh A 9 tuổi thực hiện hành vi giao cấu. B gọi cháu Minh A vào phòng ngủ để đưa tiền đi mua đồ chơi, bim bim rồi đóng cửa phòng lại. Khi cháu Minh A đang đứng cạnh mép giường, B tiến về phía sau và bế thốc lên giường. Khi đang thực hiện hành vi giao cấu thì bị mẹ cháu Minh A phát hiện, hô hoán. B đã phải mở cửa phòng đề mẹ cháu Minh A vào bế con về nhà. Ngày 27072018, mẹ cháu Minh A có đơn yêu cầu giải quyết vụ việc gửi tới công an huyện. Sau đó, B đã bị Tòa án xét xử về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 142 BLHS. a. Phân loại các cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 142 BLHS theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi? b. Xác định và phân tích hình thức lỗi của B trong tình huống trên? c. Có quan điểm cho rằng tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là tội có cấu thành tội phạm vật chất. Hãy cho ý kiến của mình về quan điểm trên? d. Giả sử, B rủ thêm H (giới tính nam) cùng tham gia thực hiện tội phạm nêu trên. H là người giữ tay và bịt miệng cháu Minh A để B thực hiện hành vi giao cấu thì B và H có phải là đồng phạm không? Vai trò đồng phạm của B và H được xác định như thế nào? e. Giả sử trước hành vi phạm tội trong tình huống trên, B đã có một lần thực hiện hành vi hiếp dâm đối với cháu Minh A thì Tòa án có thể áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS là “Phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS không? Vì sao?

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Trang 2

I Tóm tắt tình huống

Tình huống số 6:

Trưa ngày 26/7/2018, Nguyễn Công B, 21 tuổi đã dụ dỗ cháu Minh A 9 tuổi thực hiện hành vi giao cấu B gọi cháu Minh A vào phòng ngủ để đưa tiền đi mua đồ chơi, bim bim rồi đóng cửa phòng lại Khi cháu Minh A đang đứng cạnh mép giường, B tiến về phía sau và bế thốc lên giường Khi đang thực hiện hành vi giao cấu thì bị mẹ cháu Minh A phát hiện, hô hoán B đã phải mở cửa phòng đề mẹ cháu Minh A vào bế con về nhà Ngày 27/07/2018, mẹ cháu Minh A có đơn yêu cầu giải quyết vụ việc gửi tới công an huyện Sau đó, B đã bị Tòa án xét xử về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 142 BLHS

a Phân loại các cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 142 BLHS theo

tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi?

b Xác định và phân tích hình thức lỗi của B trong tình huống trên?

c Có quan điểm cho rằng tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là tội có cấu

thành tội phạm vật chất Hãy cho ý kiến của mình về quan điểm trên?

d Giả sử, B rủ thêm H (giới tính nam) cùng tham gia thực hiện tội phạm nêu

trên H là người giữ tay và bịt miệng cháu Minh A để B thực hiện hành vi giao cấu thì B và H có phải là đồng phạm không? Vai trò đồng phạm của B và H được xác định như thế nào?

e Giả sử trước hành vi phạm tội trong tình huống trên, B đã có một lần thực

hiện hành vi hiếp dâm đối với cháu Minh A thì Tòa án có thể áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS là “Phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS không? Vì sao?

II Phân tích tình huống

1 Cơ sở lý luận

1.1 Tội hiếp dâm

Tội hiếp dâm là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của họ

Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự 2015, sử đổi bổ sung 2017 quy định

về Tội hiếp dâm như sau:

“Điều 141 Tội hiếp dâm

1.50 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Trang 3

2.51 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Có tính chất loạn luân;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3.52 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4 Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

5 Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua một trong các

hành vi sau đây:

+ Có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực (xem giải thích tương tự ở tội giết người và tội đe doạ giết người) Việc sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực là nhằm uy hiếp vô hiệu hoá khả năng kháng cự của nạn nhân (tức làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân) để giao cấu với họ nhưng không được sự chấp thuận của

họ (tức trái với ý muôn của họ)

+ Có hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ

Trang 4

Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân được hiểu là tình trạng nạn nhân có những nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần (như bị què, cụt chân, bị tâm thần…) không có khả năng kháng cự lại việc giao cấu của người phạm tội Trong trường hợp này người phạm tội không nhất thiết phải sử dụng vũ lực đe dọa hoặc dùng vũ lực vẫn có thể giao cấu được với nạn nhân (nhưng trái với ý muốn của nạn nhân)

+ Có hành vi dùng thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân Được hiểu là các thủ đoạn (ngoài các hành vi nêu ở trên) của chính người phạm tội thực hiện làm cho nạn nhân không biết hoặc rơi vào tình trạng không có khả năng nhận thức tạm thời như cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc kích dục, cho uống rượu say… để giao cấu với nạn nhân mà không được sự đồng ý của họ

Một số lưu ý:

– Người bị hại phải là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên Trường hợp người bị hại dưới 16 tuổi thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội hiếp dâm trẻ em – Trường hợp hiếp dâm mà kèm theo việc giết nạn nhân hoặc gây thương tích cho nạn nhân với mức độ thương tích nhất định thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

– Giao cấu là “giao tiếp bộ phận sinh dục ngoài của giống đực với bộ phận sinh dục của giống cái ở động vật”

– Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều bị coi là hành vi hiếp dâm (tội hiếp dâm trẻ em quy định ở Điều 142 Bộ luật Hình sự)

– Người phạm tội thuộc trường hợp quy định ở khoản 1 Điều 111 Bộ luật Hình

sự chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự Nếu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm, người bị hại rút đơn yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ

 Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân, xâm phạm đến sức khoẻ (gồm sức khoẻ về thể chất và sức khoẻ về tinh thần), gián tiếp xâm phạm tính mạng của nạn nhân (làm nạn nhân chết hoặc tự sát)

 Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý

 Chủ thể: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Trang 5

1.2 Cấu thành tội phạm vật chất

Cấu thành tội phạm vật chất: Là cấu thành tội phạm mà có các dấu hiệu phạm tội bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm, cụ thể:

- Hành vi phạm tội;

- Hậu quả do hành vi đó gây ra;

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra

Nói cho dễ hiểu, cấu thành tội phạm vật chất đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra, hậu quả này phải xuất phát từ hành vi vi phạm

- Ví dụ: Đối với Tội giết con mới đẻ thì người phạm tội phải thực hiện hành vi giết đứa bé và hậu quả là đứa bé chết

Mối quan hệ nhân quả trong trường hợp này là: Cái chết của đứa bé là do hành vi giết của người mẹ

1.3 Đồng phạm

Đồng phạm là những người cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm như: cùng thực hiện tội phạm có thể là trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (là người thực hành), thực hiện hành vi chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu việc thực hiện tội phạm (là người tổ chức), người thực hiện hành vi kích động, dụ

dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm (là người xúi giục); tạo điều kiện về tinh thần hay vật chất cho người khác thực hiện tội phạm (là người giúp sức) Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự cùng tham gia của những người đồng phạm khác Cùng cố ý trong đồng phạm được thể hiện trên hai phương diện về lý trí và ý chí

Về lý trí: mỗi người đồng phạm đều nhận thức được tính chất nguy hiểm đối với

hành vi của mình, nhận thức được tính chất nguy hiểm của những người đồng phạm khác, thấy trước được việc gây ra hậu quả chung của hành vi phạm tội đó

Về ý chí: những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều mong muốn cùng

thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm xảy ra

Trang 6

Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm như sau:

“Điều 17 Đồng phạm

1 Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2 Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3 Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4 Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”.

Như vậy, để thoả mãn quy định về đồng phạm cần có những điều kiện sau đây:

Thứ nhất: phải từ hai người trở lên, những người này phải có đủ dấu hiệu về chủ

thể của tội phạm Đây là điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

Thứ hai: cố ý cùng thực hiện một tội phạm, tức là mỗi người trong đồng phạm

đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm, hành vi của mỗi người được thực hiện có sự liên kết với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành

vi của người khác và ngược lại, hành vi phạm tội của mỗi người đều nằm trong hoạt động phạm tội của cả nhóm, với mục đích chung là đạt được kết quả thực hiện tội phạm Vì vậy, sẽ không được coi là đồng phạm khi một số người đã cùng thực hiện một tội phạm và cùng một thời gian nhưng giữa những người này không có sự bàn bạc, liên hệ, ràng buộc, hỗ trợ lẫn nhau mà hành vi của từng người đều thực hiện độc lập

Trang 7

2 Trả lời câu hỏi tình huống

a Phân loại các cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 142 BLHS theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi?

- Phân loại theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cấu thành tội phạm phân thành:

+ Cấu thành tội phạm cơ bản của một tội phạm là cấu thành tội phạm chứa đựng những dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản nhất cho mọi trường hợp phạm tội đó, phản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội đó, là căn cứ để phân biệt tội phạm đỏ với những tội phạm khác

+ Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm ngoài việc chứa đựng những dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm cơ bản còn chứa đựng thêm dấu hiệu khác làm tăng lên một cách đáng kể tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi so với trường hợp phạm tội thuộc cấu thành tội phạm cơ bản

+ Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm ngoài việc chứa đựng dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản còn chứa đựng thêm dấu hiệu khác làm giảm đi một cách đáng kể tỉnh nguy hiểm cho xã hội của hành vi so với trường hợp phạm tội thuộc cấu thành tội phạm cơ bản

Có thể thấy tại Điều 142 BLHS năm 2015, Khoản 1 là cấu thành tội phạm cơ bản, Khoản 2, 3 là các cấu thành tội phạm tăng nặng; ở đây không có cấu thành tội phạm giảm nhẹ

b Xác định và phân tích hình thức lỗi của B trong tình huống trên?

Trong trường hợp này lỗi của B là lỗi cố ý trực tiếp vì:

- Xét về mặt lí trí: B nhận thức rõ được hành vi dụ dỗ trẻ chưa thành niên để giao cấu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, biết rõ hậu quả xảy ra sẽ gây tổn hại về mặt tinh thần, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cháu Minh nhưng B vẫn dùng đủ mọi cách để dụ dỗ cháu Minh A để thực hiện hành vi giao cấu

Trang 8

- Xét về mặt ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.

B nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hiểm nhưng vẫn lựa chọn hành

vi phạm tội với mong muốn thực hiện hành vi giao cấu với cháu Minh Dùng vũ lực

là dùng sức mạnh về thể chất như vật ngã, bế thốc, nắm giữ chân tay, kéo, xé quần

áo của nạn nhân Hành vi dùng vũ lực trong tội hiếp dâm cũng tương tự với hành vi dùng vũ lực ở một số tội phạm khác, nhưng ở tội hiếp dâm thì hành vi dùng vũ lực

là nhằm giao cấu với nạn nhân Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm có hành động giao cấu, không cần căn cứ là đã giao cấu xong hay chưa

Tóm lại, B đều thỏa mãn dấu hiệu về lí trí và ý chí của lỗi cố ý trực tiếp

c Có quan điểm cho rằng tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là tội có cấu thành tội phạm vật chất Hãy cho ý kiến của mình về quan điểm trên?

- Theo quan điểm của nhóm em thì tội hiếp dâm là tội có cấu thành tội phạm hình thức không phải tội có cấu thành tội phạm vật chất; như đã biết, dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm có thể chia thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức

+ Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm trong đó mặt khách quan của tội phạm có các dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho

xã hội, quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội

+ Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm trong đó mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội

Như ta thấy ở Điều 142 BLHS quy định về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:

“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đế dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi”.

Trang 9

Hành vi nguy hiểm cho xã hội ở đây là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đế dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi; nhưng Điều luật lại không chỉ rõ hậu quả của hành vi gây ra cũng như không nêu rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Tại Điều 142, các nhà làm luật trên lý thuyết không thể xác định được mức độ hậu quả của hành vi trái pháp luật này để lại, cũng như khó

có thể xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả; chính vì vậy tội hiếp dâm được quy định tại Điều 142 là tội có CTTP hình thức

Đối với tội hiếp dâm người dưới 13 tuổi, chỉ cần có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu với nạn nhân, cho dù đã giao cấu được hay chưa thì vẫn

bị coi là đã phạm tội hiếp dâm và ở giai đoạn phạm tội hoàn thành nhưng chưa đạt

d Giả sử, B rủ thêm H (giới tính nam) cùng tham gia thực hiện tội phạm nêu trên H là người giữ tay và bịt miệng cháu Minh A để B thực hiện hành vi giao cấu thì B và H có phải là đồng phạm không? Vai trò đồng phạm của B và H được xác định như thế nào?

Theo quy định của khoản 1 Điều 17 BLHS 2015 về đồng phạm: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”

H và B là đồng phạm của nhau

Căn cứ Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 có thể xác định:

- B ở đây là người thực hành bởi B là người trực tiếp thực hiện tội phạm

- H ở đây là người giúp sức bởi H đã tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm Cụ thể là H đã giữ tay và bịt miệng cháu minh A để hỗ trợ cho hành vi của B - tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm được dễ dàng, thuận lợi hơn Thời điểm người giúp sức tham gia là khi tội phạm đang tiến hành

Trang 10

e Giả sử trước hành vi phạm tội trong tình huống trên, B đã có một lần thực hiện hành vi hiếp dâm đối với cháu Minh A thì Tòa án có thể áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS là “Phạm tội 02 lần trở lên” theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS không? Vì sao?

* Phạm tội 02 lần trở lên có các đặc điểm sau:

- Người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau;

- Nếu tách từng hành vi phạm tội riêng rẽ thì mỗi hành vi ấy đều đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập;

- Tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng của BLHS, có thể cùng một khoản hoặc ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật

- Các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa

bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, như đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, … và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án;

- Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại

=> Tòa án có thể áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS là “Phạm tội 2 lần trở lên” bởi: Ông A đã có một lần thực hiện hành vi hiếp dâm đối với cháu minh A, mỗi lần phạm tội đều cấu thành tội phạm độc lập - ở đây là tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, chưa bị xử lý trách nhiệm hình sự và cùng tác động lên một đối tượng nên việc tòa

án áp dụng tình tiếp phạm tội 2 lần trở lên là hoàn toàn hợp lý

(hiếp dâm 1 lần rồi, là đủ cấu thành tội, mà chưa bị truy cứu xử lý trách nhiệm hình sự lại thực hiện làn thứ 2 thì là phạm tội từ 02 lần trở lên)

Ngày đăng: 10/02/2024, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w