1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

49 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vốn Kinh Doanh Và Những Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hằng
Trường học Công Ty Kinh Doanh Nước Sạch Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại đề tài
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 80,66 KB

Cấu trúc

  • Chơng I: Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn (2)
    • I. Những vấn đề chung về vai trò đặc điểm của vốn kinh doanh (2)
      • 1. Khái niệm về vốn kinh doanh (2)
      • 2. Đặc điểm của vốn kinh doanh (3)
      • 3. Phân loại vốn (4)
        • 3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành (4)
          • 3.1.1. Vốn chủ sở hữu (4)
          • 3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp (4)
        • 3.2. Phân loại vốn theo phơng thức chu chuyển (5)
          • 3.2.1. Vốn cố định (5)
          • 3.2.2. Vốn lu động (7)
      • 4. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (8)
      • 5. Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp (9)
    • II. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (10)
      • 1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (10)
        • 1.1. Phơng pháp so sánh (10)
        • 1.2. Phơng pháp tỷ lệ (10)
      • 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (11)
        • 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (12)
        • 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lu động (13)
      • 3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền (14)
      • 4. Các nhân tố ảnh hởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (0)
        • 4.1. Chu kỳ sản xuất (15)
        • 4.2. Kỹ thuật sản xuất (15)
        • 4.3. Đặc điểm của sản phẩm … (15)
        • 4.4. Tác động của thị trờng (16)
        • 4.5. Trình độ quản lý cán bộ và lao động sản xuất (0)
        • 4.6. Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh (16)
        • 4.7. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn (17)
        • 4.8. Các nhân tố khác (17)
  • Chơng II: Thực trạng quản lý, sử dung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nộiã ã ãããã 22 (43)
    • I. Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội 22 1. Sơ lợc quá trình hình thành và phát triển (19)
      • 2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty (22)
      • 3. Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động sản xuất của Công ty (0)
        • 3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (23)
        • 3.2. Phân cấp quản lý (24)
      • 4. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty (0)
        • 4.1. Cơ cấu bộ máy quản lý (25)
        • 4.2. Cơ cấu tổ chức phòng Tài vụ - Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội (26)
    • II. Thực trạng công tác quản lý sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội (0)
      • 1. Nghiên cứu, đánh giá biến động tài sản vốn của Công ty (0)
      • 2. Nghiên cứu, đánh giá cơ cấu tài sản của Công ty (0)
      • 3. Nghiên cứu, đánh giá biến động nguồn vốn của Công ty (0)
      • 4. Nghiên cứu, đánh giá cơ cấu nguồn vốn của Công ty (0)
      • 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (0)
      • 6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn (39)
  • Chơng III: Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội ã ã ãããã 52 (0)
    • I. Phơng hớng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty (43)
    • II. Một số giải pháp nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh … .53 1. Tăng cờng quản lý tài sản về mặt hiện vật (43)
      • 2. Thực hiện hoạt động đánh giá và đánh giá lại tài sản (44)
      • 3. Lựa chọn phơng pháp tính khấu hao thích hợp (44)
      • 4. Bảo hiểm tài sản (44)
    • III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội (45)

Nội dung

Trong chutrình tuần hoàn vốn, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhng điểm xuất phát và điểmcuối cùng của vòng tuần hoàn vốn phải là giá trị T là tiền với giá trị lớn hơn T.- Vốn đợ

Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn

Những vấn đề chung về vai trò đặc điểm của vốn kinh doanh

1 Khái niệm về vốn kinh doanh.

- Theo quan niệm của Marx, vốn là giá trị đem lại giá trị thặng d là một đầu vào của quá trình sản xuất.

- Theo các nhà kinh tế hiện đại: Vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ Vốn và tài sản là hai mặt giá trị và hiện vật của một bộ phận nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh cuả mình.

- Trong nền kinh tế thị trờng hiện nay, vốn doanh nghiệp là số tiền ứng trớc cho kinh doanh và phải đợc thu hồi để tiếp tục kinh doanh Vốn kinh doanh là tiền có khả năng sinh lời.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thờng nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và vốn dài hạn cho hoạt động kinh doanh thờng xuyên của doanh nghiệp cũng nh cho đầu t phát triển Nh vậy, vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả để bảo toàn phát triển vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

2 Đặc điểm của vốn kinh doanh. Để quản lý tốt và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà quản lý cần nhận thức rõ những đặc điểm cơ bản của vốn

- Vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định: Trong nền kinh tế thị trờng hiện nay nếu tồn tại đồng vốn vô chủ thì đồng nghĩa với việc lãng phí nguồn lực vốn Nếu đồng vốn gắn với chủ sở hữu nhất định thì sẽ giúp ngời ta quan tâm tới hiệu quả sử dụng vốn vì đó là lợi ích của chÝnh.

- Vốn phải đợc tích tụ và tập trung đến một lợng nhất định mới làm cho nó có đủ sức đầu t cho một dự án kinh doanh Vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và phải lựa chọn các phơng pháp thích hợp để huy động vốn từ đầu bên trong và bên ngoài.

- Khi đã có đủ về lợng tiền, tiền phải đợc vận động nhằm mục đích sinh lời Các vận động của tiền do phơng thức đầu t kinh doanh quyết định.

+ áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh T - H - Sản xuất - H - T

Quá trình vận động của vốn bắt đầu từ hình thái tiền tệ (T) sang hình thái hàng hoá (H) (t liệu sản xuất, sức lao động) khi doanh nghiệp đầu t mua sắm đầu vào cho hoạt động sản xuất Qua quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm lao vụ, dịch vụ, vốn vẫn ở hình thái hàng hoá (H) Cuối cùng khi tiêu thụ xong sản phẩm vốn lại từ hình thái hàng hoá chuyển thành hình thái tiền tệ (T).

+ áp dụng cho hoạt động thơng mại T - H - T.

+ áp dụng cho hoạt động đầu t tài chính T - T.

Là phơng thức vận động của vốn trong các tổ chức chu chuyển sang trung gian ( ngân hàng, tổ chức tín dụng) và các hoạt động đầu t cổ phiếu, trái phiếu

- Vốn đợc biểu hiện bằng tiền nhng tiền chỉ ở dạng tiềm năng của vốn, để tiền trở thành vốn, tiền phải đợc sử dụng cho mục đích kinh doanh, tiền phải vận động sinh lời Trong chu trình tuần hoàn vốn, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn vốn phải là giá trị (T) là tiền với giá trị lớn hơn (T).

- Vốn đợc biểu hiện bằng giá trị của tài sản: chỉ là những tài sản có giá trị sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đợc coi là vốn kinh doanh.

+ Tài sản hữu hình nh: máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng, cửa hàng…

+ Tài sản vô hình nh: nhãn hiệu sản phẩm, uy tín kinh doanh trên thị trờng.

- Vốn phải đợc quan niệm là một hàng hoá đặc biệt, đợc mua bán trên thị trờng tài chính.

Nói vốn là một hàng hoá vì vốn có giá trị và giá trị sử dụng Giá trị của vốn chính là giá trị của chính bản thân nó Giá trị sử dụng của vốn là khi kinh doanh vốn đó sẽ tạo ra một giá trị lớn hơn trớc Khác với hàng hoá thông thờng khác, khi đợc mua bán trên thị trờng thì quyền sở hữu không mất đi mà chỉ mất đi quyền sử dụng Quyền sở hữu vốn không mất đi mà chỉ có quyền sử dụng đợc chuyển nhợng qua sự vay mợn Ngời vay vốn phải trả một tỷ lệ lãi nhất định, tỷ lệ này tuân theo quy luật cung cầu trên thị trờng.

Nh vậy, để doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn thì doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ và đúng đắn những đặc điểm của vốn kinh doanh nhất là trong điều kiện nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trờng.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn.

Tuỳ vào mục đích và loại hình của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp phân loại vốn theo các tiêu thức khác nhau.

3.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành.

3.1.1 Vốn chủ sở hữu. a Vốn pháp định:

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề Đới với doanh nghiệp Nhà nớc nguồn vốn vay này do ngân sách Nhà nớc cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nớc. b.Vốn tự bổ xung:

Vốn tự bổ xung là vốn chủ yếu do doanh nghiệp đợc lấy một phần từ lợi nhuận để lại doanh nghiệp, nó đợc thực hiện dới hình thức lấy một phần từ quỹ đầu t phát triển, quỹ dự phòng tài chính Ngoài ra, đối với doanh nghiệp nhà nớc còn đợc để lại toàn bộ khấu hao cơ bản tài sản cố định để đầu t, thay thế, đổi mới tài sản cố định Đây là nguồn tự tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

1 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, ngời ta sử dụng thớc đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó Hiệu quả sản xuất kinh doanh đợc đánh giá trên hai giác độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp ngời ta chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh tế Đây là phạm vi kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt đợc kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất Do vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thờng xuyên bắt buộc đối với doanh nghiệp Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn giúp ta thấy đợc hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói chung.

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu

Hiệu quả sử dụng vốn đợc lợng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thớc đo thị trờng hay cụ thể là mối tơng quan giữa kết quả thu đợc với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Kết quả thu đợc càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có hai phơng pháp để phân tích tài chính cũng nh phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó là phơng pháp so sánh và phơng pháp tỷ lệ.

1.1 Phơng pháp so sánh. Để áp dụng phơng pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh đợc của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị hạch toán) và theo mục đích phân tích chọn gốc so sánh Gốc so sánh đợc chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đợc chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể đợc chọn là số tuyệt đối, số tơng đối hoặc bình quân.

Phơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lợng tài chính trong các quan hệ tài chính Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi của các đại lợng tài chính Về nguyên tắc phơng pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định đợc các ngỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị của tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp các tỷ lệ tài chính đợc phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trng Phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính, trong mỗi trờng hợp khác nhau tuỳ theo giác độ phân tích, ngời phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau phù hợp với mục đích phân tích.

2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất ng ời ta thờng dùng một số chỉ tiêu tổng quát sau:

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Chỉ tiêu này còn đợc gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu vì vậy nó càng lớn càng tốt.

- Doanh lợi vốn: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất đợc dùng để đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu t Chỉ tiêu này còn đợc gọi là tỷ lệ hoàn hảo vốn đầu t, nó cho biết một đồng vốn đầu t đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn của ngời quản lý doanh nghiệp.

Ba chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhng nh ta đã biết nguồn vốn của doanh nghiệp đợc dùng để đầu t cho các loại tài sản khác nhau nh tài sản cố định, tài sản lu động Do đó các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lờng hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp đó là vốn cố định và vốn lu động

2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Nh trong phần trớc ta đã trình bày, tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định Vì vậy để đánh giá đợc hiệu quả sử dụng vốn cố định thì cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu:

* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần trong kỳ

Vốn cố định bình quân trong kỳ

Trong đó, số vốn cố định bình quân trong kỳ đợc tính theo phơng pháp bình quân số học giữa số vốn cố định ở đầu kỳ và cuối kỳ.

Vốn cố định bình quân trong kỳ = Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ

* Số vốn cố định đầu (cuối kỳ) đợc tính theo công thức:

Số vốn cố định ở đầu ( cuối ) kỳ = Nguyên giá TSCĐ ở ®Çu ( cuèi ) kú - Sè tiÒn khÊu hao luü kÕ ở đầu ( cuối ) kỳ

Sè tiÒn khÊu hao luü kÕ cuèi kú = Sè tiÒn khÊu hao ở đầu kỳ + Số tiền khấu hao t¨ng trong kú - Sè tiÒn khÊu hao giảm trong kỳ

* Chỉ tiêu hàm lợng vốn cố định: Là đại lợng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Nó phản ánh để tạo ra một doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định

Hàm lợng vốn cố định = Số vốn cố định bình quân trong kỳ

Doanh thu thuÇn trong kú

* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trớc thuế hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trớc (sau) thuế thu nhập

Số vốn cố định bình quân trong kỳ (Mức sinh lời vốn cố định)

Thực trạng quản lý, sử dung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nộiã ã ãããã 22

Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội 22 1 Sơ lợc quá trình hình thành và phát triển

1 Sơ lợc quá trình hình thành và phát triển:

- Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nớc thuộc Sở Giao thông công chính Hà Nội

- Công ty kinh doanh nớc sạch Hà nội đợc thành lập theo Quyết định số 315/HĐBT ngày 01/01/1990 của Hội đồng Bộ trởng về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh; Quyết định số 197/QĐUB ngày 31/12/1994 và quyết định số 564/QĐUB ngày 4/4/1994 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về tổ chức cán bộ Công ty cấp nớc của Trởng ban tổ chức chính quyền và Giám đốc Sở Giao thông công chính Công ty có trụ sở ở 44 đờng Yên Phụ Hà Nội.

- Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội là đơn vị kinh tế quốc doanh thuộc sở Giao thông công chính Hà Nội đã trải qua một quá trình lịch sử phát triển hơn 100 năm, có thể chia thành các giai đoạn sau đây:

1.1 Giai đoạn từ năm 1894-1954. Đây là thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng nớc ta Sở máy nớc Hà Nội đợc ngời Pháp đầu t xây dựng năm 1894 Vào thời kỳ đó ngời Pháp khai thác nớc sông Hồng với nhà máy nớc Yên Phụ để phục vụ nhu cầu sử dụng và chủ yếu là cho bộ máy cai trị và quân đội của Pháp đóng tại Hà Nội. Đầu thế kỷ XX, các nhà địa chất thuỷ văn ngời Pháp đã phát hiện một mỏ nớc ngọt có trữ lợng khá lớn Hà Nội chuyển từ khai thác nớc mặn sang khai thác nớc ngầm với năm nhà máy:

1- Nhà máy nớc Ngô Sỹ Liên xây dựng năm 1909.

2- Nhà máy nớc Yên Phụ xây dựng năm 1931.

3- Nhà máy nớc Đồn Thuỷ xây dựng năm 1939.

4- Nhà máy nớc Bạch Mai xây dựng năm 1944.

5- Nhà máy nớc Gia Lâm xây dựng năm 1953.

Tính đến tháng 10/1954, tổng số giếng khai thác là 17 giếng với tổng công suất là 26.000m 3 /ngđ, hệ thống truyền dẫn và phân phối với khoảng 80 km Dây chuyền công nghệ chủ yếu làm thoáng bằng ma nhân tạo Bể lắng, bể lọc chậm và khử trùng bằng phơng pháp điện phân muối ăn Riêng nhà máy nớc Đồn Thuỷ sử dụng hệ thống 8 nồi lọc áp lực bằng thép và hai lớp Angtixit và cát thạch anh Hệ thống cấp nớc phục vụ 20 vạn nhân công trong thành phố, chủ yếu cho khu phố Tây công chức nguỵ quyền và các khu vực buôn bán Tổng tài sản cố định giai đoạn này là khoảng 4 tỷ đồng (theo thời điểm giá hiện nay) đội ngũ công nhân là 314 ngời.

1.2 Giai đoạn từ năm 1955 - năm 1965. Đây là thời kỳ thiết kế xây dựng và phát triển kinh tế sau chiến tranh Tháng 10 năm 1954 Thủ đô Hà Nội đợc giải phóng, Sở nhà máy nớc đợc giao cho Chính phủ ta đợc đổi tên là "Nhà máy nớc Hà Nội" Hệ thống cấp nớc của Thành phố trên cơ sở tiếp quản các nhà máy cũ đợc Đảng và Nhà nớc tập trung xây dựng, cải tạo và mở rộng nhà máy nớc (NMN) Ngô Sỹ Liên -

1975, xây dựng NMN Ngọc Hà - 1957, NMN Lơng Yên - 1958 Đặc biệt trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá XHCN, Hà Nội chuyển mạnh về sản xuất và xây dựng, vị trí và nhiệm vụ sản xuất nớc phục vụ cho sản xuất công nghiệp phát triển mạnh cho nên tốc độ xây dựng và cải tạo nhà máy nớc cũng phát triển không ngừng

Từ năm 1985 đến trớc khi chiến tranh phá hoại miền Bắc 1965, đã xây dựng thêm NMN Tơng Mai công suất 18000 m 3 /ngày đêm, và khởi công xây dựng NMN Hạ Đình năm 1964 với công suất 20.000m 3 /ngđ và vừa đa vào sản xuất năm 1968 Nâng công suất khai thác từ 26.000m 3 /ngđ lên 86.500m 3 / ngđ phục vụ nhân dân Thủ Đô, các ngành sản xuất công nghiệp và các công trình phúc lợi trong thành phố.

Chiến tranh chống Mỹ lan rộng miền Bắc, đế quốc Mỹ điên cuồng ném bom trong đó có Thủ đô Hà Nội Thời kỳ này ngành nớc không xây dựng thêm một nhà máy nào, chỉ vận dụng khai thác các trạm bơm nhỏ trong thành phố

Tính đến năm 1970, thành phố có 9 NMN lớn nhỏ với tổng số 41 giếng khoan khai thác tổng công suất 106.695m 3 /ngđ, tăng giá trị tài sản cố định lên thành khoảng 14 tỷ đồng (theo thời giá hiện nay) với đội ngũ công nhân là 563 ngời Đến cuối năm 1975, sản lợng nớc của toàn ngành đạt đợc là 154.500 m 3 /ngđ.

1.4 Giai đoạn từ 1975 đến 1985. Đất nớc thống nhất, thời kỳ hoà bình và bớc vào xây dựng lại nền kinh tế sau chiến tranh.

Hệ thống cấp nớc của Hà Nội về cơ bản đợc phát triển theo mô hình cải tạo, mở rộng các nhà máy nớc hiện có để nâng cao công suất khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nớc cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân Đặc biệt là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV

(1976), Thủ đô Hà Nội bớc vào giai đoạn xây dựng và phát triển:

+ Năm 1974 đến 1977, cải tạo NMN Yên Phụ và nâng công suất lên 40.000m 3 /ngđ. + Năm 1974 đến 1978, mở rộng NMN Ngô Sỹ Liên, nâng công suất lên 60.000m 3 /ngđ. + Năm 1978 đến 1980, cải tạo mở rộng NMN Tơng Mai nâng công suất lên 40.000m 3 /ngđ. + Năm 1982 đến 1985, cải tạo mở rộng NMN Hạ Đình nâng công suất lên 40.000m 3 /ngđ. Cùng thời gian đó tiến hành xây dựng một số các trạm nớc công suất khoảng 200m 3 /ngđ/ trạm để cấp nớc cho các khu tập thể cao tầng nh Giảng Võ, Thành Công, Bách Khoa, Quỳnh Mai, Kim Giang, Kim Liên, Trung Tự… đồng thời quản lý và tiếp nhận khai thác các trạm n- ớc của cơ quan, xí nghiệp, có hệ thống cấp nớc riêng thỏa mãn nhu cầu cấp nớc cho các cơ quan và nhân dân các vùng lân cận. Để đáp ứng quy mô ngày càng phát triển của ngành nớc và nhu cầu sử dụng, tháng 9/1987, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định thành lập công ty Cấp nớc Hà Nội trực thuộc Sở Công trình đô thị nay là Sở Giao thông công chính Hà Nội điều hành và quản lý. Tính đến năm 1984, toàn thành phố có 14 nhà máy lớn nhỏ với 93 giếng khai thác công suất thiết kế khoảng 260.000 m 3 /ngđ, nhng thực tế chỉ khai thác đợc khoảng 210.000 m 3 /ngđ để cung cấp cho 940.000 dân nội thành và ven nội với một quy trình xử lý còn đơn giản Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các nhà máy, khả năng sản xuất tăng một cách đáng kể từ 26.000 m 3 /ngđ năm 1954 lên 210.000 m 3 /ngđ năm 1984 với hệ thống truyền dẫn và phân phối khoảng 300 km Đội ngũ cán bộ CNV lúc này là 1120 ngời, trong đó có 56 kỹ s các ngành nghề và 71 trung cấp kỹ thuật và quản lý kinh tế tài chính.

Tuy hệ thống đã đợc trang bị máy móc thiết bị của Liên Xô, Trung Quốc nhng dây chuyền công nghệ vẫn còn đơn giản, thủ công Do đó nhiều công việc vẫn phải dùng sức ng- ời để thực hiện nh việc đào cát sỏi bể lọc, bể rửa Trong quản lý kỹ thuật phải dùng dây buộc gạch để kiểm tra mức nớc động, tĩnh và dùng mắt để ớc tính độ nghiêng suy thoái của giếng. Việc lấy vật rơi trong giếng nh tìm kim đáy bể phải dựa vào kinh nghiệm của các bậc lão thành Vì vậy kết quả sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn chế

Vào thời kỳ này do tính chất xây dựng chắp vá chạy theo mục tiêu trớc mắt cha tính đến sự phát triển lâu dài và có quy hoạch của thành phố Hà Nội Hệ thống cấp nớc cũ đã qua hai cuộc chiến tranh tàn phá nên bị xuống cấp nghiêm trọng Lợng nớc rò rỉ, mất mát theo đánh giá của các nhà chuyên môn lên tới 60% Máy móc thiết bị và các công trình xử lý ở các nhà máy nớc do thiếu nguồn vốn tu sửa nên bị h hỏng nhiều Tình hình cấp nớc gặp nhiều khó khăn nh: nhiều khu vực dân c trong thành phố không có nớc hoặc việc cấp nớc không liên tục Quan hệ cung cầu ngày càng không đáp ứng đợc nhu cầu hiện tại cũng nh phục vụ cho việc quy hoạch và phát triển trong tơng lai.

1.5 Giai đoạn từ năm 1985 đến tháng 8/1996.

Với xu hớng đô thị hoá, nhu cầu sử dụng nớc sạch của nhân dân các ngành công nghiệp trong thành phố tăng nhanh Vấn đề nớc sạch trở nên vô cùng cấp bách Hệ thống truyền tải, thiết bị máy móc cũ không đáp ứng đủ nhu cầu Đồng thời công tác bảo dỡng còn yếu kém, đội ngũ nhân viên không đủ năng lực và trình độ kỹ thuật.

Ngày 11/6/1985, Chính phủ Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ Công hoà Phần Lan đã ký hiệp định viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Phần Lan giúp thành phố Hà Nội cải tạo nâng cấp và mở rộng hệ thống cung cấp nớc sinh hoạt từ năm 1985 đến năm 1997. Tổng số vốn viện trợ là 375 triệu Fi M (tơng đơng 80 triệu USD) và Chính phủ Việt Nam đầu t 147.232 triệu đồng Việt Nam để đầu t cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống cấp nớc Hà Nội, nghiên cứu nguồn nớc ngầm, xây dựng quy hoạch phát triển cấp nớc Hà Nội đến năm

2020 và đào tạo phát triển nguồn nhân lực để quản lý, vận hành có hiệu quả hệ thống cấp nớc với 125 giếng công suất mỗi ngày 370.000 m 3 nớc.

Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội ã ã ãããã 52

Phơng hớng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty

Nớc là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống cũng nh trong xã hội Chính vì vậy mà sản phẩm của Công ty luôn luôn có vai trò quan trọng, đợc tiêu thụ nhanh và luôn mở rộng về thị trờng Hiện nay, để phục vụ nhu cầu sử dụng nớc của nhân dân Thủ đô, Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội có 9 nhà máy lớn và 15 trạm sản xuất nhỏ hoạt động liên tục ngày đêm. Tổng công suất là 410.000 m 3 /ngđ Đây là tiến triển đáng kể vì năm 1985 tổng công suất thực tế chỉ đạt 210.000 m 3 /ngđ

Các nhà máy nớc và sản xuất nớc đang từng bớc đợc tối u hoá Số lần bị gián đoạn sản xuất cũng nh năng lợng điện tiêu thụ xu hớng giảm rõ rệt Tuy nhiên, sản phẩm nớc sạch mà Công ty cung cấp hiện nay vẫn cha đáp ứng hết đợc nhu cầu sử dụng trong đời sống và sản xuất (đáp ứng 70% nhu cầu hiện nay) Nên phơng hớng hoạt động chủ yếu của Công ty là:

- Xúc tiến chơng trình hợp tác để tạo nguồn vốn, tranh thủ sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật công nghệ của các dự án đầu t.

- Từng bớc mở rộng sản xuất, cung ứng nhiều sản phẩm nớc sạch cho sinh hoạt và sản xuất của Thủ đô.

- Khai thác triệt để, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực về máy móc thiết bị, lao động, tài sản, duy trì ổn định trong hoạt động của Công ty.

- Nâng cao chất lợng phục vụ, đảm bảo chất lợng sản phẩm và đặc biệt tăng cờng thu phí nớc sử dụng (vì hiện nay Công ty mới chỉ đạt mức thu khoảng 60% tiền nớc, gần nh yếu nhất trong toàn quốc).

- Từng bớc tăng cờng thu hút vốn đầu t để mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị theo hớng hiện đại, bổ sung trang bị trong quy trình sản xuất.

- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, nâng cao trình độ lao động trong điều kiện sản xuất mới. Việc cung cấp nớc sạch đủ dùng cho sinh hoạt và sản xuất luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của Công ty Bên cạnh đó, cũng chính vì nớc là yếu tố kiên quyết đối với sự sống, nên Công ty không thể chạy theo quy luật giá trị, tức là không có lãi thì không sản xuất hoặc biến nớc thành sản phẩm hàng hoá khan hiếm mang tính độc quyền Cung cấp nớc chính là phơng thức cung cấp mang tính kinh tế cộng đồng.

Hiện nay, do đặc điểm cơ sở hạ tầng đô thị trong đó có hệ thống cấp nớc không những là tài sản quốc gia mà còn là các tài sản nằm dới lòng đất nên quá trình thu hút nguồn vốn đầu t của khu vực t nhân trong và ngoài nớc gặp rất nhiều khó khăn.

Một số giải pháp nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh … 53 1 Tăng cờng quản lý tài sản về mặt hiện vật

1 Tăng cờng quản lý tài sản về mặt hiện vật.

Trong tài sản của Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội thì tài sản cố định góp một vai trò quan trọng chiếm giá trị lớn Tài sản cố định rất dễ bị h hỏng do ảnh hởng của môi trờng, nhất là trong điều kiện sản xuất nớc, khí hậu ẩm thấp Bên cạnh đó, tài sản cố định cũng dễ bị hao mòn, mất mát Do đó, việc thực hiện công tác bảo vệ bảo đảm tài sản không bị thất thoát h hỏng là rất quan trọng. Đối với các tài sản cũ, các dây chuyền sản xuất lạc hậu, h hỏng cần có chi phí sửa chữa hoặc thanh lý nhằm thu hồi vốn tái đầu t mở rộng sản xuất để có hiệu quả kinh doanh cao hơn. Đối với các tài sản không cần thiết, hiệu suất sử dụng thấp thì cần chuyển nhợng để tránh tình trạng lãng phí giá trị và giá trị sử dụng của tài sản.

2 Thực hiện hoạt động đánh giá và đánh giá lại tài sản.

Hoạt động rất cần thiết và nên tiến hành thờng xuyên Trong nền kinh tế thị trờng, giá cả thờng biến động, hiện tợng hao mòn vô hình thờng xảy ra rất đa dạng và mau lẹ, điều đó làm cho giá nguyên thuỷ và giá trị còn lại của tài sản bị phản ánh sai lệch so với giá trị thực tế hiện tại của tài sản

Việc thờng xuyên đánh giá và đánh giá chính xác tài sản cố định, tức là xác định đợc giá trị thực của tài sản cố định, chính là cơ sở cho việc xác định định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời xử lý những tài sản mất giá để chống thất thoát vốn Tuy nhiên, việc đánh giá lại tài sản một cách thờng xuyên cũng không phải đơn giản vì trong điều kiện luôn có lạm phát, tài sản luôn bị trợt giá dẫn tới việc xây dựng hệ số trợt giá của tài sản thờng xuyên là không thể thực hiện đợc Do vậy, Công ty luôn thực hiện hoạt động đánh giá lại tài sản theo thời gian nhất định để có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình hoạt động sản xuÊt kinh doanh.

3 Lựa chọn phơng pháp tính khấu hao thích hợp.

Quá trình quản lý vốn có nhiều phơng pháp tính khấu hao tài sản nh: phơng pháp khấu hao luỹ tiến trong khấu hao gia tăng, phơng pháp khấu hao luỹ thoái trong khấu hao giảm dÇn.

Trong mỗi loại phơng pháp tính khấu hao lại có hoàn cảnh cụ thể ngời quản lý cũng nên lựa chọn phơng pháp thích hợp nhất để bảo đảm thu hồi vốn nhanh, bảo toàn đợc vốn, vừa tránh gây ra những biến động lớn trong giá thành và giá bán sản phẩm.

Sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển mở rộng thì sản lợng hàng hoá ngày càng nhiều, quá trình sản xuất ngày càng phức tạp, hiện đại, trong khi đó, rủi ro xảy ra xác suất cao hơn mức độ nghiêm trọng lớn hơn Để đảm bảo an toàn cho ngời và tài sản đồng thời hạn chế mức thiệt hại nếu có sự cố xảy ra thì việc đóng bảo hiểm là vấn đề quan trọng Bên cạnh đó, việc tự bảo vệ tài sản, trang thiết bị bằng các phơng tiện bảo hiểm cũng rất cần thiết.

Công ty cũng cần nâng cao ý thức, nghiệp vụ bảo hiểm cho ngời lao động sản xuất, trích lập quỹ phòng để có thể bù đắp thiệt hại nếu rủi ro xảy ra.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội

ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội.

Qua việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội cùng với những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong thời gian vừa qua em xin đa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.

Quá trình phát triển của Công ty trải qua 107 năm Công ty đã đứng vững qua nhiều giai đoạn, điều kiện sản xuất mới. Đặc biệt, cho đến năm 1996 Công ty chuyển sang hoạt động với cơ chế thị trờng, phải tự chủ về tài chính, chi phí bảo dỡng thực hiện vay vốn đầu t … đó chính là thời điểm quan trọng để Công ty tự đứng lên khẳng định mình trong cơ chế thị trờng Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất có một đặc thù đó là sản phẩm làm ra của Công ty không phải cạnh tranh trên thị trờng, thị trờng luôn đợc mở rộng, sản phẩm cung cấp mang tính công cộng cao

Hiện nay, Công ty mới chỉ đáp ứng đợc 70% nhu cầu là vấn đề rất quan trọng của Công ty đòi hỏi sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức cá nhân, Nhà nớc, Sở giao thông công chính và chính ở cán bộ công nhân viên, những ngời lãnh đạo của Công ty.

Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội là một Công ty chịu sự quản lý của Nhà nớc mà trực tiếp là Sở Giao thông công chính, nên cơ cấu vốn kinh doanh, của Công ty có một phần là nguồn vốn ngân sách, còn lại tự bổ sung nguồn vốn vay có thể thấy nguồn huy động vốn của Công ty là phong phú do đó sẽ hạn chế khả năng đầu t mở rộng sản xuất và phát triển của Công ty nhất là trong yêu cầu ngày càng tăng về sử dụng nớc sạch của Thủ đô.

Trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nớc có chủ trơng hạn chế nguồn vốn cấp phát cho các doanh nghiệp Nhà nớc thì Công ty cần có các biện pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân sách đồng thời tăng cờng thu hút đầu t khu vực t nhân, từ nớc ngoài.

Việc huy động vốn tự bổ sung là vấn đề quan trọng trong sự phát trỉển chung của toàn Công ty vi nó bảo đảm quyền tự chủ của Công ty Nguồn vốn tự bổ sung hiện nay của Công ty khoảng 2 tỷ do mang tính chất kinh doanh phục vụ công cộng, nên nguồn vốn tự bổ sung này không thật lớn so với tổng mức tài sản của Công ty Chính vì vậy, nguồn vốn tự bổ sung sẽ không đóng vai trò tích cực linh hoạt và nhanh nhạy khi Công ty tiến hành đầu t vào các loại tài sản chính dài hạn với lợi nhuận tơng đối cao.

Hiện nay, nguồn vốn của Công ty để phát triển hệ thống cấp nớc Thủ đô là Công ty tập trung vay vốn của nớc ngoài Trong vòng 15 năm tới Công ty dự định sẽ trích một phần thu nhập để tái sản xuất và một phần để trả nợ.

Với tình hình thực trạng nguồn vốn cũng nh yêu cầu đòi hỏi phát triển mở rộng sản xuất cung cấp nớc sạch phục vụ đời sống và sản xuất thì việc tăng cờng vốn đầu t là rất quan trọng Các hình thức huy động vốn nh: trái phiếu, cổ phiếu, vay tín dụng… là cần thiết đối với sự phát triển của Công ty tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn tự có, bảo đảm an toàn cho sản xuất kinh doanh.

Việc thu hồi nhanh nguồn vốn đầu t không chỉ là vấn đề của Công ty mà là vấn đề chung của bất kỳ doanh nghiệp nào Chính vì vậy, các biện pháp khấu hao nhanh để thu hồi nguồn vốn đầu t, đổi mới tài sản nhằm tăng lợi nhuận là cần thiết đối với Công ty.

Công ty cũng nên tiến hành thờng xuyên đánh giá lại tài sản, theo dõi sát sao tình hình sử dụng tài sản, kịp thời xử lý những tài sản không mang lại hiệu quả sản xuất hoặc hiệu quả thấp, tránh lãng phí vốn.

Bên cạnh đó, Công ty cần tăng nhanh vòng quay vốn lu động bởi đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp Công ty cần có các biện pháp làm giảm số ngày luân chuyển vốn, làm tăng số vòng quay vốn lu động, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Ngoài ra, các khoản phải thu là một bộ phận quan trọng của vốn lu động có ảnh hởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Nếu quản lý tốt các khoản phải thu Công ty sẽ quay vòng vốn nhanh tạo điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh Bù đắp các khoản vay phải trả bằng các khoản thu nhập bất th ờng từ việc thanh lý tài sản cố định đã khấu hao để thanh toán bớt các khoản vay ngắn hạn.

Trên đây, là một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.

Em mong rằng nó sẽ phần nào giúp ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, vốn đầu t là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trởng kinh tế Do vậy, để đảm bảo cho mục tiêu tăng trởng nhanh, nền kinh tế cần phải có những giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn đáp ứng cho nhu cầu đầu t, phát triển các ngành trong nền kinh tế, cần phải cân nhắc đến nhu cầu sử dụng các nguồn nhân lực đối với quá trình tăng tr ởng và phát triển của từng ngành Đối với Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội hoạt động ở lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ. Nớc luôn luôn là yêu cầu thiết yếu đối với cuộc sống con ngời cũng nh sản xuất Vì vậy, Công ty luôn đóng một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trờng Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất hiện nay mới chỉ đáp ứng đợc 70% nhu cầu tiêu dùng, nên để tiến tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (2010) nhằm đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng nớc sạch ngày càng tăng ở Thủ đô Hà Nội, đòi hỏi Công ty cần có rất nhiều nỗ lực để thực hiện vai trò mang tính chất công cộng của mình

Những thực tế và lý luận về vốn kinh doanh cùng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội đã thể hiện đợc vai trò quan trọng của vốn kinh doanh đối với sự phát triển của Công ty Dựa trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn về vốn kinh doanh tại Công ty, việc đề ra những giải pháp trong điều kiện khả năng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong cơ chế thị trờng Để làm đợc việc này đòi hỏi sự quan tâm giúp đỡ đặc biệt là trách nhiệm của những ngời có tâm huyết, những ngời lãnh đạo trong Công ty.

Tuy nhiên, với trình độ hạn chế, với thời gian và điều kiện không cho phép nghiên cứu sâu rộng và tỷ mỷ nên nội dung chuyên đề còn nhiều thiếu sót cả về lý luận và thực tế cũng nh việc hệ thống hoá Do đó, em rất mong đợc sự đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thành tốt hơn chuyên đề này.

Cuối cùng, em xin cảm ơn các thầy cô giáo trờng Trung học Kinh tế Hà Nội, các cô chú trong phòng tài chính - kế toán Công ty kinh doanh nớc sạch Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề này. môc lôc

Chơng I: Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ……… ………3

I Những vấn đề chung về vai trò đặc điểm của vốn kinh doanh ……… …… 3

1 Khái niệm về vốn kinh doanh ……… 3

2 Đặc điểm của vốn kinh doanh ……… ………… .3

3.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành ……… 5

3.1.2 Vốn huy động của doanh nghiệp ………5

3.2 Phân loại vốn theo phơng thức chu chuyển ……….6

4 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp ……… 10

5 Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp ……… ……… 11

Ngày đăng: 03/02/2024, 13:59

w