Bệnh viêm mũi dị ứng những cách đề phòng và cách chữa hiệu quả; những cây thuốc, những món ăn chữa viêm mũi dị ứng

65 556 0
Bệnh viêm mũi dị ứng những cách đề phòng và cách chữa hiệu quả; những cây thuốc, những món ăn chữa viêm mũi dị ứng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Viêm mũi dị ứng: Phòng ngừa và điều trị thế nào? Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh hay gặp ở người cao tuổi, bệnh gây nên nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị, bệnh có thể chuyển sang dị ứng phế quản, dẫn đến hen phế quản.Ðể điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả: Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường, không khí từ khô sang ẩm là nguyên nhân khiến mũi dễ bị kích thích và gây ra các phản ứng dị ứng thời tiết. Thời gian bị bệnh có thể dài, ngắn khác nhau. Viêm mũi dị ứng xuất hiện thành từng cơn, trong cơn các triệu chứng điển hình, ngoài cơn có thể hoàn toàn bình thường. Cơn dị ứng đến đột ngột và mất đi cũng rất nhanh. Thường bắt đầu là ngứa mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi từng tràng liên tục không thể kìm hãm được. Ở trẻ nhỏ, đôi khi không hắt hơi mà chỉ ngạt, tắc mũi. Trong một số trường hợp còn kèm theo các bệnh về tiêu hóa như trướng bụng đầy hơi, có thể tiêu chảy. Bệnh nhân có thể đau đầu, mệt mỏi, ngạt mũi các mức độ khác nhau: ngạt từng lúc, từng bên hoặc ngạt cả 2 bên. Khả năng trị viêm mũi dị ứng từ cây đậu ván dại....v..v.... . .. Là những nội dung chính của tài liệu: Bệnh viêm mũi dị ứng những cách đề phòng và cách chữa hiệu quả; những cây thuốc, những món ăn chữa viêm mũi dị ứng Trân trọng giới thiệu cùng quý vị bạn đọc

Viêm mũi dị ứng: Phòng ngừa điều trị thế nào? Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh hay gặp ở người cao tuổi, bệnh gây nên nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị, bệnh có thể chuyển sang dị ứng phế quản, dẫn đến hen phế quản. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị thỏa đáng thì có thể dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang bệnh hay tái phát. Nguyên nhân nào? Viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng. Dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại những kháng nguyên lạ gây dị ứng. Khi kháng nguyên lạ tấn công lần đầu tiên, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để trung hòa kháng nguyên. Những lần sau, khi kháng nguyên lạ này xâm nhập cơ thể, sẽ xảy ra phản ứng kịch liệt giữa kháng nguyên kháng thể của cơ thể, kết quả sản sinh ra các chất là nguồn gốc gây nên những rối loạn dị ứng. Dị ứng là một bệnh toàn thân viêm mũi dị ứng chỉ là biểu hiện tại chỗ của bệnh toàn thân. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (kháng nguyên hay còn gọi là dị nguyên) đối với cơ thể. Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng như: bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông (chó, mèo, gia cầm), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt…), khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy), một số thực phẩm (tôm, cua, ốc ), một số dược phẩm (aspirin, kháng sinh) hoặc do thời tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt). Nhiều trường hợp niêm mạc họng bị kích thích gây viêm còn có kèm theo hiện tượng viêm nhiễm bởi vi khuẩn. Các loại vi khuẩn như vậy gọi là vi khuẩn gây bệnh cơ hội mà hay gặp nhất là S. pneumoniae, H. influenzae, cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu). Các loại này rất phổ biến ở nước ta chúng thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng tức thì. Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như: mũi, họng, xoang… gây nên hiện tượng viêm kích thích niêm mạc mà được biểu hiện là ngứa, hắt hơi. Hắt hơi là một phản xạ nhanh, nhạy của cơ thể nhằm tống vật lạ ra khỏi vùng niêm mạc mà các dị nguyên vừa mới xâm nhập. Mặt khác, cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng, bởi vì, người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, exsema, tổ đĩa, hen suyễn…) thì tỉ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dị ứng. Chính vì lẽ đó mà cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng có người không bị. Ví dụ, trong nhà có nuôi chó, mèo thì không phải mọi người đều bị viêm mũi dị ứng vì lông của chúng mà chỉ có một ít số người nào đó bị bệnh mà thôi. Các tác nhân gây kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác như: qua da hoặc theo đường ăn uống. Đặc điểm của viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng có hai loại, loại có chu kỳ loại không có chu kỳ. Loại có chu kỳ thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng hoặc nóng ẩm. Người bệnh thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, thêm vào đó có thể thấy ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Tiếp đến là chảy nhiều nước mũi trong như nước lã. Có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu họng. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn như vậy, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi kéo dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị. Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ có triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng dần kéo dài hơn giữa 2 cơn. Ðể điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả Mỗi khi thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường, không khí từ khô sang ẩm là nguyên nhân khiến mũi dễ bị kích thích gây ra các phản ứng dị ứng thời tiết. Thời gian bị bệnh có thể dài, ngắn khác nhau. Viêm mũi dị ứng xuất hiện thành từng cơn, trong cơn các triệu chứng điển hình, ngoài cơn có thể hoàn toàn bình thường. Cơn dị ứng đến đột ngột mất đi cũng rất nhanh. Thường bắt đầu là ngứa mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi từng tràng liên tục không thể kìm hãm được. Ở trẻ nhỏ, đôi khi không hắt hơi mà chỉ ngạt, tắc mũi. Trong một số trường hợp còn kèm theo các bệnh về tiêu hóa như trướng bụng đầy hơi, có thể tiêu chảy. Bệnh nhân có thể đau đầu, mệt mỏi, ngạt mũi các mức độ khác nhau: ngạt từng lúc, từng bên hoặc ngạt cả 2 bên. Thường gặp 3 thể viêm mũi sau: Viêm quanh năm: Do dị nguyên có quanh năm trong môi trường sống của người bệnh. Dị nguyên thường ở trong không khí, một số trường hợp dị nguyên xâm nhập qua đường tiêu hóa. Khi qua cơn dị ứng, bệnh nhân sẽ ít hắt hơi hơn còn lại chủ yếu là ngạt mũi, ngạt ngày càng thường xuyên hơn, niêm mạc mũi nhợt nhạt, phù nề dần dần thoái hóa thành polyp. Viêm theo mùa: Bệnh xuất hiện gần như thành quy luật vào cùng một thời điểm vào các năm tiếp theo. Các dị nguyên thường là các loại phấn hoa, nấm mốc Chúng xuất hiện theo mùa xâm nhập qua khí thở vào đường hô hấp. Bắt đầu, bệnh nhân cảm giác khô vùng mũi họng, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa ống tai ngoài. Các biểu hiện trên thường xuất hiện khoảng 5 - 15 ngày, tiếp đó bệnh nhân hắt hơi thành từng tràng, ngạt tắc mũi, chảy nước mắt, nước mũi. Mắt nề đỏ, cuốn mũi sưng nề, hạ họng thanh quản đôi khi phù nề, một vài bệnh nhân cảm giác ớn lạnh, sốt nhẹ. Ngoài cơn, các triệu chứng mất đi hoàn toàn. Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Bệnh thường liên quan đến công việc của người bệnh, họ phải tiếp xúc với dị nguyên khi làm việc (những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, công nhân quét dọn thường xuyên phải hít thở trong môi trường bụi ). Viêm mũi dị ứng do dị nguyên (khói, bụi, phấn hoa). Biểu hiện của viêm mũi dị ứng. Những nguyên tắc cần tuân thủ Điều trị cơn dị ứng với mục đích chữa các triệu chứng bằng các thuốc sau: Thuốc co mạch: có tác dụng làm co mạch, thông thoáng đường thở. Nên dùng dạng lọ xịt phun sương mù để thuốc có thể bay vào tận các ngóc ngách của mũi xoang thì thuốc mới có thể phát huy tối đa tác dụng. Không nên dùng dạng thuốc nhỏ mũi vì nếu không biết nhỏ đúng cách, thuốc sẽ xuống họng ngay không có tác dụng tại mũi; Thuốc kháng histamin: làm giảm sự giãn mạch, giảm sự kích thích các nhánh thần kinh cảm giác ở mũi, có hiệu quả với hắt hơi chảy mũi nhưng không hết ngạt tắc mũi; Steroide dạng phun sương mù, có tác dụng rất tốt trong viêm mũi dị ứng, vì nó được phun trực tiếp vào niêm mạc mũi-xoang ngay nơi xảy ra viêm dị ứng nên có thể làm giảm nhanh, giảm hết tất cả triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngạt tắc mũi. Ngoài đợt điều trị cấp, người ta còn thường xuyên xịt để phòng ngừa; Kháng sinh: khi đợt cấp của viêm mũi dị ứng thường có hiện tượng bội nhiễm ở đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, hen phế quản lúc này dùng kháng sinh là cần thiết. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng: Bệnh viêm mũi dị ứng chỉ có thể xảy ra khi người có cơ địa dị ứng sống trong môi trường có dị nguyên đã được mẫn cảm. Người bệnh có thể chuyển đến sống ở vùng không có loại dị nguyên đó. Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế. Nếu mục đích trên không thực hiện được, người bệnh bất khả kháng vẫn phải tiếp xúc với dị nguyên thì phải dùng miễn dịch liệu pháp (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu): Sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó không dị ứng nữa. ThS. Phạm Bá Lục Lời khuyên thầy thuốc Ðể phòng tránh viêm mũi dị ứng, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với các dị nguyên (khói, bụi, phấn hoa ). Ðeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Thường xuyên làm vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, vỏ gối, rèm cửa phơi dưới ánh sáng mặt trời. Không nên dùng thảm nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà. Khi thay đổi thời tiết, cần giữ ấm đề phòng viêm đường hô hấp. Nên vệ sinh mũi bằng cách xịt rửa nước muối sinh lý, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. [...]...Khả năng trị viêm mũi dị ứng từ cây đậu ván dại Bệnh viêm mũi do dị ứng (VMDƯ) - thể hiện ở trạng thái chảy nước mũi hay nghẹt mũi, chảy nước mắt hắt xì hơi, đặc biệt khi thay đổi thời tiết, thay đổi từ phòng điều hòa ra ngoài trời nắng Cùng đó là các chứng dị ứng thực phẩm, bệnh eczema hay các chứng viêm da do tiếp xúc hen suyễn do dị ứng - cảm giác khó thở khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. .. là một trong số những căn bệnh liên quan đến bệnh VMDƯ Hiệp hội Dị ứng Miễn dịch học Malaysia (MSAI) ước tính rằng cứ 3 người Malaysia thì có 1 người mắc phải một trong các chứng bệnh dị ứng Dị ứng là một xu hướng y tế đang gia tăng trên toàn cầu Các chuyên gia dự đoán rằng nếu khuynh hướng này tiếp tục phát triển thì một nửa đất nước Malaysia sẽ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh dị ứng vào năm 2020 Dù... rồi tẩm vào bông gòn vô khuẩn nút vào lỗ mũi, sau 1 giờ thì lấy ra, mỗi ngày làm 1 lần Nếu kết hợp sắc cóc mẳn 20g khô hoặc 40g tươi chia uống vài lần trong ngày thì hiệu quả càng cao hơn Kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng là một bệnh rất thường gặp với cơ chế bệnh sinh là tình trạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, phản ứng bất thường quá mức sau khi tiếp xúc với một dị nguyên... triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi tắc mũi Trong y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các chứng “tỵ cừu”, “tỵ trất”… Thông thường, người ta căn cứ vào các triệu chứng cụ thể mà phân thành nhiều thể bệnh khác nhau tiến hành trị liệu theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” của y học cổ truyền.Về mặt kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài thuốc phương pháp trị liệu viêm mũi dị ứng, ... dị ứng Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị dị ứng lâu năm hay liên tục bị dị ứng cũng có thể điều trị bất kỳ lúc nào, thuốc sẽ hoạt động để giảm thiểu các hội chứng mà bệnh nhân mắc phải Họ cũng cần những liều tinh chất rễ cây mạnh hơn cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm, rồi họ có thể tiếp tục với các liều duy trì cho đến khi họ không cần gặp phải rủi ro do tiếp xúc với chất gây dị ứng Chữa viêm. .. Vì vậy, bạn nên ngưng việc dùng thuốc xịt mũi dophazolin Bạn có thể phòng ngừa đơn giản hiệu quả bằng cách vệ sinh mũi bằng các dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch nước biển có pha đồng kẽm Bạn nên đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân điều trị đúng BS Nguyễn Minh Hạnh Kinh nghiệm: Cóc mẳn chữa viêm mũi dị ứng Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma,... bạc hà 8g, cam thảo nam 6g Sắc uống Dùng cho các chứng bệnh ngứa nổi ban, mụn, ngứa ngáy ngoài da BS HOÀNG XUÂN ĐẠI Phòng chữa viêm mũi dị ứng Vài năm nay, cứ đến lúc chuyển mùa thu sang đông là tôi lại bị hắt hơi, mũi bị chảy máu rất khó chịu Tôi có cảm giác mũi lúc nào cũng ngứa đau Hiện nay tôi đang dùng thuốc xịt mũi dophazolin Bệnh của tôi chữa thế nào mới khỏi? Trần Thị Mai Hương (huongtit@gmail.com)... giải phóng histamin các hóa chất trung gian viêm sưng khác là nguồn cơn gây nên các hội chứng dị ứng Cung cấp cứu trợ hiệu quả Vào năm 2007, TS Silva Pecanic các đồng nghiệp đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng mù đôi ngẫu nhiên tại Bệnh viện Đại học Dubrava, ở Zagreb (Croatia) Theo đó, 48 bệnh nhân bị mắc bệnh viêm mũidị ứng theo mùa đã được chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên tham gia đợt thí nghiệm... dùng ké đầu ngựa Chữa viêm mũi dị ứng: - Dùng một lượng thích hợp quả ké đầu ngựa, sao tới khi có màu xám, tán thành bột mịn Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, liên tục trong 2 tuần (1 liệu trình), nghỉ vài hôm lại uống tiếp liệu trình khác Kết quả chữa viêm mũi dị ứng theo cách trên khi quan sát lâm sàng cho thấy, thường sau khi dùng thuốc 2 - 3 liệu trình, ở đại đa số bệnh nhân phản ứng dị ứng được cải thiện... dùng ké đầu ngựa Chữa viêm mũi dị ứng: - Dùng một lượng thích hợp quả ké đầu ngựa, sao tới khi có màu xám, tán thành bột mịn Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g, liên tục trong 2 tuần (1 liệu trình), nghỉ vài hôm lại uống tiếp liệu trình khác Kết quả chữa viêm mũi dị ứng theo cách trên khi quan sát lâm sàng cho thấy, thường sau khi dùng thuốc 2 - 3 liệu trình, ở đại đa số bệnh nhân phản ứng dị ứng được cải thiện . mạc mà các dị nguyên vừa mới xâm nhập. Mặt khác, cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng, bởi vì, người bị viêm mũi dị ứng mà có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay. giữ ấm đề phòng viêm đường hô hấp. Nên vệ sinh mũi bằng cách xịt rửa nước muối sinh lý, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khả năng trị viêm mũi dị ứng từ cây đậu ván dại Bệnh viêm mũi do dị ứng (VMDƯ). gây nên những rối loạn dị ứng. Dị ứng là một bệnh toàn thân và viêm mũi dị ứng chỉ là biểu hiện tại chỗ của bệnh toàn thân. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp

Ngày đăng: 26/06/2014, 09:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Viêm mũi dị ứng: Phòng ngừa và điều trị thế nào?

  • Ðể điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

  • Khả năng trị viêm mũi dị ứng từ cây đậu ván dại

  • Chữa viêm mũi dị ứng từ ké đầu ngựa

  • Chữa viêm mũi dị ứng từ ké đầu ngựa

  • Phòng chữa viêm mũi dị ứng

  • Kinh nghiệm:

  • Cóc mẳn chữa viêm mũi dị ứng

  • Kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi dị ứng

  • Bí quyết phòng và chữa bệnh viêm mũi cho bé.

  • Chữa viêm mũi dị ứng ở phụ nữ có thai

  • Món ăn chữa viêm mũi dị ứng.

  • Chữa viêm mũi dị ứng bằng những món ăn

    • Viêm mũi dị ứng có thể chữa trị bằng thuốc, cũng có thể chữa bằng nhiều món ăn (những món ăn này có tác dụng khu phong, trừ hàn làm thông lỗ mũi có tác dụng chống viêm mũi dị ứng).

    • Những lưu ý khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng

    • Giải đáp:

    • Chữa viêm mũi dị ứng do phấn hoa có chữa được không?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan