1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thúc đẩy phong trào thi đua đổi mới pp dạy học tv lớp 2 bkn

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thúc Đẩy Phong Trào Thi Đua Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Hướng Tới Mục Tiêu Phát Triển Năng Lực Và Phẩm Chất Của Học Sinh
Tác giả Nguyễn Thị Chi
Người hướng dẫn Phó Hiệu Trưởng Nguyễn Thị Chi
Trường học Trường Tiểu Học Thị Trấn Liễu Đề
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2022
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 7,99 MB

Nội dung

Số GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các PPDHnhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của HọC SINH chưa nhiều,thường chỉ dừng lại ở những tiết thao giảng, dự

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN LIỄU ĐỀ

BÁO CÁO SÁNG KIẾNTHÚC ĐẨY PHONG TRÀO THI ĐUA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH

Lĩnh vực: Tiếng Việt (01)/TH

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm

Nơi công tác: Trường tiểu học thị trấn Liễu Đề,

huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Nam Định, tháng 06 năm 2022

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến:Thúc đẩy phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học hướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm

Chức vụ công tác: Giáo viên

Nơi làm việc: Trường tiểu học thị trấn Liễu Đề

Điện thoại: 0912860063

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị:Trường tiểu học thị trấn Liễu Đề

Địa chỉ: Phố Nam, thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam ĐịnhĐiện thoại: 0912860063

Tên đơn vị:Trường tiểu học Nghĩa Trung

Địa chỉ: Đội 10, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam ĐịnhĐiện thoại: 0912921732

Tên đơn vị:Trường tiểu học Hồng Quang

Địa chỉ: xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

Điện thoại: 0945104517

Trang 3

MỤC LỤC

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 2

1.2 Thực trạng về đổi mới PPDH trong nhà trường 5

2 Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến 72.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về sự cần thiết của

2.2 Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các kĩ thuật và PPDH dạy

học tích cực, đồng thời phát động phong trào thi đua đổi mới

2.3 Tổ chức SHCM theo nghiên cứu bài học chuyên đề đổi

mới PPDH nhằm nâng cao nghiệp vụ sư phạm và lan tỏa tinh

thần đổi mới PPDH trong đội ngũ GV

17

2.4 Đổi mới công tác dự giờ, đánh giá giờ dạy của GV

192.5 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hỗ

2.6 Phát huy kết quả đổi mới PPDH đã đạt được thành văn

hóa nhà trường hướng tới duy trì sự thay đổi bền vững 21

IV CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ST

T

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông

5 PPDH Phương pháp dạy học

Trang 5

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Năm học 2021-2022 là năm thứ hai các nghị quyết, văn bản chỉ đạo về đổimới giáo dục theo Chương trình giáo dục 2018 đi vào thực tiễn Trong bối cảnhcần đảm bảo an toàn, thích nghi với dịch bệnh Covid-19, ngành giáo dục đangđứng trước nhiều thách thức, trong đó hai thách thức lớn nhất là đổi mới cănbản, toàn diện để phát triển và thích ứng, khắc phục khó khăn do dịch Covid-19gây ra

Trong điều kiện khó khăn, kết quả triển khai thực hiện Chương trình vàsách giáo khoa lớp 1 đã được đánh giá là thành công nhờ sự quyết tâm, nỗ lựccủa các thầy cô giáo, cán bộ quản lí và toàn ngành giáo dục Tuy nhiên, ở mỗikhía cạnh vẫn còn những vấn đề tồn tại cần khắc phục

Với chương trình mới, sách giáo khoa mới và mục tiêu tiếp cận mới:chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, thì việc đổi mớiphương pháp dạy học là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo mụctiêu giáo dục đề ra

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và họctheo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiếnthức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớmáy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đểngười học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển

từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạtđộng xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông trong dạy và học” Vì vậy, Để thực hiện tốt mục tiêu

về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần cónhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướngphát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng này

Trang 6

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện theo lộ trình bắt đầu

từ năm học 2020 - 2021 và đến năm học 2024-2025 sẽ được áp dụng với 100%

HS các cấp học Tuy nhiên, chúng ta không phải đợi đến khi thực hiện chươngtrình 2018 thì mới chú trọng đến việc đổi mới phương pháp theo định hướngphát triển năng lực người học mà ngay cả với các khối lớp 3, 4, 5 cũng đều đượctiếp cận với quan điểm, mục tiêu giáo dục của chương trình 2018 Vì vậy, mỗi

GV cần chủ động đổi mới PPDH, thực hiện các PPDH tích cực nhằm phát huynăng lực và phẩm chất của HS

Nói đến PPDH tích cực chính là nói đến cách dạy học mà ở đó, GV làngười đưa ra những gợi mở, những vấn đề cần tìm hiểu để HS tự tìm ra cách giảiquyết cũng như những vấn đề liên quan Phương pháp này lấy sự chủ động tìmtòi, sáng tạo, tư duy của HS làm nền tảng, GV chỉ là người dẫn dắt và gợi mở Thực tế nhiều năm qua, ngành giáo dục của chúng ta đã có nhiều biếnchuyển tích cực về đổi mới PPDH Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số bộ phậnkhông nhỏ GV ngại thay đổi, vẫn dạy học theo phương pháp "truyền thụ mộtchiều" Số GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các PPDHnhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và sáng tạo của HọC SINH chưa nhiều,thường chỉ dừng lại ở những tiết thao giảng, dự giờ

Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của các PPDH tích cực trong việcthực hiện mục tiêu CTGDPT 2018, giúp các em HS hình thành và phát triểnnhững yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinhthần, phẩm chất và năng lực, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những biệnpháp thiết thực, hiệu quả nhằm thúc đẩy phong trào đổi mới PPDH Đó là lí do

tôi chọn đề tài:“Thúc đẩy phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy họchướng tới mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh”.

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

1.1 Cơ sở lí luận

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủtướng Chính phủ, CTGDPT 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển

Trang 7

phẩm chất và năng lực của HS; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp HSphát triển hài hoà về thể chất và tinh thần,có những phẩm chất tốt đẹp và nănglực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu pháttriển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thờiđại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Mục đích học tập không thể chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu kiến thức và rènluyện kỹ năng mà phải như tổ chức UNESSCO đã đề xướng là: “Học để biết,học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” và PPDH chính làcách thức giúp cho người học tự mình đạt đến mục tiêu Trước thực tiễn đó, vấn

đề đổi mới toàn diện về giáo dục trong đó có đổi mới PPDH đã được sự quantâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TWvà LuậtGiáo dục 2019

Trong Tài liệu tập huấn Chương trình 2018 đã ghi rõ: Đổi mới phươngpháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nộidung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc

HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học Đểđảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối

"truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện

kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Tăng cường việc học tập trongnhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩaquan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những trithức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đềhọc tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phứchợp

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và

phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của

tư duy Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phươngpháp đặc thù của môn học để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phươngpháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành

Trang 8

nhiệm vụ nhận thức(tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo

viên”

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạyhọc Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có nhữnghình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ởngoài lớp Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảmbảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng KT vào thực tiễn, nâng caohứng thú cho người học

Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã quiđịnh Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nộidung học và phù hợp với đối tượng học sinh Tích cực vận dụng CNTT trongdạy học

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thểhiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học

sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những trithức được sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hànhcác hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đãbiết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn

Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các

tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi vàphát hiện kiến thức mới Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích,tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hìnhthành và phát triển tiềm năng sáng tạo

Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở

thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết vàkinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tậpchung

Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt

tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chú

Trang 9

trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiềuhình thức như theo lời giải/ đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêuchí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai

sót (tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự thể hiện, tự đánh giá).

Đổi mới PPDH có thành công hay không phải bắt đầu từ sự đổi mới củachính người cán bộ quản lý Hơn ai hết, người cán bộ quản lý cần nhận thứcđúng tầm quan trọng, cấp thiết của vấn đề đổi mới PPDH, có tiên phong, đồnghành cùng GV trong phong trào đổi mới PPDH mới có thể truyền lửa nhiệt tìnhcho các đồng nghiệp

1.2 Thực trạng về việc đổi mới PPDH tại nhà trường

Thỉnhthoảng

Hiếm khi

1

Thầy (cô) có đọc các tài liệu

và tìm hiểu về đổi mới PPDH

không?

Trang 10

Thầy (cô) có trao đổi, giao lưu,

học hỏi từ đồng nghiệp về đổi

(Bảng 1: Kết quả phiếu khảo sát)

* Nguyên nhân của thực trạng: Không giống như các bậc học khác, mộtngười GVdạy các môn cơ bản ở Tiểu học phải dạy nhiều môn học và hoạt độnggiáo dục Trong một buổi học và họ phải tổ chức từ bốn đến năm, thậm chí lànhiều hơn các tiết học thuộc nhiều phân môn khác nhau Vì vậy, GV chỉ có thểtập trung chuẩn bị cho một vài tiết học thật chỉn chu và thường đó là những tiếtđược thanh tra, kiểm tra hay các tiết dạy có bạn đồng nghiệp dự giờ Bên cạnh

đó, những khó khăn về mặt nhận thức, về trình độ, về thời gian, về kỹ năng vậndụng phối hợp, triển khai các PPDH và có cả nguyên nhân từ các nhà quản lý,tất cả đã làm cho việc đổi mới PPDH chưa mang lại hiệu quả như mong đợi

=> Vì vậy, việc thúc đẩy phong trào thi đua đổi mới PPDH cho GV nhằmphát huy năng lực và phẩm chất của HS là thực sự cần thiết để tạo được độnglực, khí thế thi đua sôi nổi đảm bảo chất lượng giáo dục nhằm thực hiện thànhcông CTGDPT 2018

2 Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến

Trang 11

2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về sự cần thiết của đổi mới PPDH

Việc tác động vào nhận thức của cán bộ GV về tính cấp thiết của vấn đềđổimới phương pháp trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng và cần thiết Cầntác động để GV thấy rằng về cả mặt lý luận và thực tiễn đều đòi hỏi phải đổimới trong PPDH Đó là vấn đề sống còn không chỉ của ngành, của đơn vị màcòn của cả mỗi cá nhân Giải pháp nào để tác động vào nhận thức của cán bộ,GV? Đó là việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, các chuyên đề; tổ chức những buổihội thảo, trò chuyện, mạn đàm, các hội thi hay tham quan học tập thực tế Thôngqua đó, người cán bộ quản lý giới thiệu đến GV về mục tiêu, định hướng đổimới trong giai đoạn hiện nay, về các các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bảncủa nhà nước, các tài liệu liên quan hay những thành tựu của giáo dục các nước,của những đơn vị bạn

(Cán bộ, giáo viên tham gia các buổi tập huấn chuyên môn)

Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, khối do mình phụ trách tôithường xuyên yêu cầu GV tăng cường nghiên cứu, trao đổi, thảo luận trongnhóm, tổ chuyên môn và vận dụng giải quyết từng vấn đề theo yêu cầu đổi mớiPPDH; tổ chức các đợt học tập, xen kẽ, lồng ghép vào các chuyên đề của tổ,khối để GV rèn luyện tay nghề qua các kì Hội giảng, thi Giáo viên giỏi các cấp

Trang 12

(Dự giờ đổi mới PPDH trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học)

Ngoài ra, trong các buổi họp HĐSP nhà trường, khi sơ kết hoặc triển khaicông tác chuyên môn của tháng, tôi tổng hợp lại những ưu điểm và tồn tại vềhình thức tổ chức cũng như việc vận dụng đổi mới PPDH của các tiết dạy đượcBan giám hiệu và tổ chuyên môn dự giờ Qua đó, giúp GV nhận rõ những điều

đã làm được và những vấn đề cần học tập đồng nghiệp để tiết dạy sau vận dụngđổi mới PPDH được tốt hơn

Bản thân tôi cùng Ban giám hiệu nhà trường đã phát động phong trào thiđua đổi mới phương pháp dạy học trong giáo viên, đồng thời tổ chức các hoạt

Trang 13

động nhằmthúc đẩy phong trào trong đó việc nâng cao nhận thức cho cán bộ,

GV về sự cần thiết của đổi mới PPDH là một hoạt động vô cùng quan trọngmang tính quyết định cho thành công của phong trào.Đặc biệt trong những nămhọc tới đây, CTGDPT 2018 được triển khai tới tất cả các cấp học, nếu người GVkhông tự chủ động tìm tòi, sáng tạo đổi mới trong công tác giảng dạy sẽ khôngthể đảm bảo thực hiện được mục tiêu của chương trình Do đó, việc nâng caonhận thức cho GV về sự cần thiết của đổi mới PPDH nhằm phát huy năng lực vàphẩm chất cho HS là một nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách trong công tác chuyênmôn

2.2 Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các kĩ thuật vàPPDH dạy học tích cực, đồng thời phát động phong trào thi đua đổi mới PPDH trong GV

Như chúng ta đã biết, đôi khi nhận thức đúng vấn đề nhưng thiếu kĩ năngthực hành thì hiệu quả của việc đổi mới PPDH cũng sẽ không được như mongmuốn.Tôi hiểu rằng cần phải giúp GV tìm hiểu thấu đáo và có thể vận dụngnhuần nhuyễn các PPDH, kĩ thuật dạy học để phát huy tính tích cực của HS Ví

dụ như các phương pháp học nhóm, trực quan, phỏng vấn nhanh, nêu và giảiquyết vấn đề; các phương pháp đóng vai, dạy học hợp tác, tổ chức cho HS họctheo dự án, kĩ thuật khăn trải bàn,… Các phương pháp, kĩ thuật dạy học nàygiúp GV tổ chức hoạt động dạy sôi nổi, hiệu quả, HS phát triển tốt khả năng tựhọc, có thể kiểm tra đánh giá khá chính xác kiến thức và kỹ năng đạt được củacác em Mặc dù các PPDH này không phải là đến bây giờ GV mới được lĩnh hộixong việc áp dụng nó một cách thường xuyên, sáng tạo và có hiệu quả thì khôngphải GV nào cũng làm được

Để có thể vận dụng các PPDH mới trong giảng dạy, trước tiên, mỗi GV cần

có những hiểu biết về các kĩ thuật dạy học tích cực Các kĩ thuật dạy họclànhững đơn vị nhỏ nhất của PPDH Có những kĩ thuật dạy họcchung, có những kĩthuật đặc thù của từng PPDH.Kĩ thuật dạy họclà những biện pháp, cách thứchành động của GV trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điềukhiển quá trình dạy học

Trang 14

Vì thế, tôi tổ chức các buổi SHCM bồi dưỡng chuyên đề: Các phươngpháp và kĩ thuật dạy học tích cực để củng cố và cho giáo viên Và sau đây là một

số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực đã được tập huấn cho GV trongnăm học qua Mỗi một phương pháp, lại có ví dụ minh họa để GV dễ tiếp cận để

từ đó linh hoạt, vận dụng vào trong tiết dạy cụ thể Từ đó, GV cùng tổ khốichuyên môn, nghiên cứu, tìm tòi áp dụng vào các bài, các tiết học cụ thể sao chohiệu quả:

* Kỹ thuật “Các mảnh ghép” (Jigsaw )

- Kỹ thuật “Các mảnh ghép” là hình thức học tập kết hợp giữa cá nhân vớinhóm và các nhóm với nhau nhằm:

+ Cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ có nhiều chủ đề

+ Khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh

+ Nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác (Mỗi cá nhân khôngchỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả và hoànthành nhiệm vụ ở vòng 2)

- Dụng cụ: Chuẩn bị giấy bút cho các thành viên

- Thực hiện:

Vòng 1: Nhóm chuyên sâu

Hoạt động theo nhóm từ 3 đến 6 người

Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (Ví dụ: nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C) nghiên cứu sâu 1 nội dung học tập

Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏitrong nhiệm vụ được giao

Mỗi thành viên trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu (đều trìnhbày được kết quả câu trả lời của nhóm)

Vòng 2: Nhóm mảnh ghép

Hình thành nhóm 3 người mới (1người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2 và 1người từ nhóm 3) gọi là “nhóm mảnh ghép”

Trang 15

Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 “chuyên sâu” được các thành viênnhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau “lắp ghép các mảng kiến thức thành bứctranh tổng thể”

Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm “mảnh ghép” mang tính khái quát,tổng hợp toàn bộ nội dung

- Phát triển tinh thần làm việc theo nhóm

- Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân

- Giúp học sinh phát huy hiểu biết và giải quyết những hiểu biết lệch lạc

- Giúp đào sâu kiến thức trong các lĩnh vực

Hạn chế:

- Kết quả phụ thuộc vào quá trình thảo luận ở vòng 1, nếu vòng thảo luậnnày không có chất lượng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả

- Số lượng thành viên trong nhóm rất dễ không đồng đều

- Không thể sử dụng kỹ thuật này cho các nội dung thảo luận có mối quan

hệ ràng buộc nhân quả với nhau

VD: Kĩ thuật “Các mảnh ghép” áp dụng khi dạy bài: Hình tam giác (Môn: Toán lớp 5)

- Sau khi giới thiệu cho HS biết cạnh, góc và đỉnh của một tam giác, GV yêu cầu HS thực hiện như sau:

Trang 16

*Vòng 1: Nhóm chuyên sâu:

- GV chia cả lớp thành 6 nhóm

+ Nhóm 1 và nhóm 2: Tìm hiểu, thảo luận và xác định các cạnh, góc và đỉnh của tam giác có 3 góc nhọn Xác định các đường cao ứng với các đáy của tam giác có 3 góc nhọn.

+ Nhóm 3 và nhóm 4: Tìm hiểu, thảo luận và xác định các cạnh, góc và đỉnh của tam giác có 1 góc tù Xác định các đường cao ứng với các đáy của tam giác có 1 góc tù.

+ Nhóm 5 và nhóm 6: Tìm hiểu, thảo luận và xác định các cạnh, góc và đỉnh của tam giác có 1 góc vuông Xác định các đường cao ứng với các đáy của tam giác có 1 góc vuông.

Kỹ thuật khăn phủ bàn (Khăn trải bàn)

Kỹ thuật khăn trải bàn cũng là phương pháp dạy học tích cực tổ chức hoạt

động mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm nhằm:

Trang 17

- Thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với nhau

Dụng cụ: Bút và giấy khổ lớn hoặc bảng nhóm chuyên dùng cho mỗinhóm

Thực hiện:

- Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và giao dụng cụ

- Giáo viên đưa ra vấn đề cho các nhóm, từng thành viên viết ý kiến củamình vào góc của tờ giấy

- Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn những ý kiếnquan trọng viết vào giữa tờ giấy

Lưu ý: Mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình

Ưu điểm: Tăng cường tính độc lập và trách nhiệm của người học

Hạn chế: Tốn kém chi phí và khó lưu trữ, sửa chữa kết quả

VD: Trong các giờ học Tiếng Việt, GV sử dụng phiếu bằng bảng nhóm chuyên dùng cho việc sử dụng kĩ thật khăn trải bàn để tổ chức cho HS tìm các từ ngữ theo chủ đề/ trường nghĩa.

Trang 18

Cụ thể: Bài tập 6, tiết Ôn tập trang 71 (SGK Tiếng Việt 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống): Quan sát tranh và tìm các từ chỉ sự vật, chỉ màu sắc của sự vật.

*

Kĩ thuật “Tia chớp”

Kỹ thuật tia chớp sẽ huy động sự tham gia của mọi thành viên vào mộtcâu hỏi nào đó nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớphọc Yêu cầu các thành viên lần lượt trả lời thật nhanh và ngắn gọn ý kiến củamình

- Tiến hành thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến

VD: Bài Bảng nhân 5 - Toán 2,

- Trong hoạt động khởi động của tiết học, GV có thể sử dụng kĩ thuật dạy học này bằng cách nêu các phép tính trong bảng nhân 2 để HS nêu nhanh kết quả, kích thích hoạt động não cho HS, đồng thời kiểm tra được kiến thức cũ tạo hứng thú cho HS khi bước vào tiết học

- Hay trước khi làm bài tập 4, GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời nhanh các câu hỏi tạo hứng thú: Trong tranh có mấy con cua? Mỗi con cua có mấy càng? …

* Kỹ thuật “Lược đồ tư duy” hay “ Sơ đồ tư duy”

Phương pháp dạy học tích cực theo kỹ thuật lược đồ tư duy do TonyBuzan đề xuất từ cơ sở sinh lý thần kinh về quá trình tư duy Kỹ thuật này làmột hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các

ý tưởng

Dụng cụ: Bảng lớn hoặc giấy khổ lớn, bút nhiều màu, các phần mềm vẽ

sơ đồ tư duy

Thực hiện:

Trang 19

- Giáo viên chia nhóm và giao chủ đề cho các nhóm

- Mỗi thành viên lần lượt kết nối ý tưởng trung tâm với ý tưởng của cánhân để mô tả ý tưởng thông qua hình ảnh, biểu tượng hoặc một vài ký tự ngắngọn

Lưu ý:

- Giáo viên để học sinh tự lựa chọn sơ đồ: Sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ

đồ chuỗi

- Giáo viên đưa câu hỏi gợi ý để các nhóm lập sơ đồ

- Khuyến khích học sinh sử dụng biểu tượng, ký hiệu, hình ảnh và vănbản tóm tắt

VD: GV hướng dẫn và khuyến khích HS sử dụng sơ đồ tư duy trong việc lập dàn ý cho đoạn/bài văn; ghi nhớ kiến thức Lịch sử, Địa lí; Tự nhiên xã hội…

Cụ thể: Bài 2 trang 99 - SGK Tiếng Việt 2 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) Viết 4-5 câu để cảm ơn các chú bộ đội hải quân đang làm nhiệm vụ bảo

vệ biển đảo của Tổ quốc.

Trong sách đã thiết kế sẵn hệ thống câu hỏi gợi mở theo mô hình sơ đồ tư duy Muốn HS ghi nhớ tốt và tạo điều kiện cho HS sáng tạo, GV có thể khuyến khích HS tự lập sơ đồ tư duy cho riêng mình dựa vào gợi ý trong SGK

* Phương pháp học trải nghiệm

Theo UNESCO định nghĩa, học trải nghiệm là quá trình phát triển kiếnthức, kỹ năng và thái độ dựa trên suy nghĩ có ý thức về một trải nghiệm từng có

Lời cảm

ơn, lí do cảm ơn

Trang 20

Theo đó, học trải nghiệm là quá trình khám phá, thử nghiệm trực tiếp vớikiến thức, hình thành các khái niệm và đưa ra các phân tích, kết luận của bản

thân về kiến thức ấy Trong đó phương pháp học trải nghiệm sáng tạo là hoạt

động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúpphát triển sáng tạo và cá tính của cá nhân trong tập thể

Không còn việc “thầy giảng, trò nghe” truyền thụ kiến thức thụ động mộtchiều, khi học trải nghiệm, học sinh chính là chủ thể khám phá, tìm tòi, nhậnbiết về thế giới quan xung quanh Bằng tư duy của bản thân, các bạn sẽ tự phântích, đánh giá từ đó rút ra nhận xét về tri thức

Mỗi người có một cách tư duy khác nhau, một năng lực sáng tạo khácnhau Thường xuyên rèn bằng cách học trải nghiệm, học sinh, sinh viên đượcphát triển góc nhìn mới về những sự vật, rèn tư duy phản biện, đưa ra quan điểmmới về sự việc đã quen Điều đó giúp các bạn rèn thói quen tư duy sáng tạo, cóthể vận dụng vào trong học tập và những lĩnh vực khác của cuộc sống

Ngoài ra, học trải nghiệm còn cung cấp hệ thống kỹ năng sống quantrọng Thông qua việc tham gia các hoạt động thực tế, học sinh, sinh viên nhận

ra kỹ năng có tầm quan trọng không kém tri thức trong việc quyết định thànhcông của con người Tự học, tự chăm sóc bản thân, ứng phó trước những tìnhhuống nguy cấp, điềm tĩnh trước áp lực giúp bạn trẻ có thể sống tốt và tự tinkhi cuộc sống thay đổi

Vì vậy, phương pháp học trải nghiệm cần được áp dụng rộng rãi vàthường xuyên trong mỗi hoạt động học, ở các môn học để HS tự khám phá, tìmhiểu kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm qua các hoạt động trải nghiệm từ đó pháttriển năng lực, phẩm chất người học

VD: Trong nội dung tập làm văn của môn Tiếng Việt, việc ứng dụng phương pháp trải nghiệm giúp HS dễ dàng hơn trong quá trình viết văn vì qua trải nghiệm, các em đã có tư liệu, chất liệu để viết

Cụ thể: Khi dạy học sinh tả cây bóng mát, GV cho HS trải nghiệm bằng cách quan sát, cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan phù hợp, ghi lại những gì

Ngày đăng: 01/02/2024, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w