1. Phân tích, lựa chọn kỹ thuật, công nghệ 1.1. Công nghệ quản trị CSDL 1.2. Phân tích công nghệ phát triển hệ thống 1.3. Đề xuất lựa chọn 1.4. Giải pháp bảo đảm tính kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan 2. Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng
Trang 1THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN, GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG PHẦN MỀM
1 Phân tích, lựa chọn kỹ thuật, công nghệ
1.1 Công nghệ quản trị CSDL
1.1.1 Oracle
- Hệ quản trị cơ dữ liệu được đánh giá mạnh nhất trên thị trường hiện nay;
- Hệ quản trị cơ dữ liệu quan hệ (RDBMS);
- Khả năng lưu trữ cực lớn với tốc độ truy xuất dữ liệu được tối ưu;
- Bảo mật cao (Public Key Infrastructure, Private Database, Data Encrytion,
hỗ trợ LDAP);
- Hỗ trợ các môi trường phát triển C, C++, Java, Cobol, Ps/Sql, Visual Basic;
- Hỗ trợ Data Mining;
- Hỗ trợ các Case Tools;
- Khả năng lưu trữ dữ liệu không gian trong DBMS với Spatial Catridge (Nomalize Geometry Schema)
* Ưu điểm:
+ Tính ổn định: Hầu hết trong tất cả các dữ liệu của các tổ chức lớn luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng truy cập Việc trì trệ các dữ liệu trong hoạt động của
tổ chức có thể gây ảnh hưởng và tạo ra những thiệt hại rất lớn như tiền bạc hoặc uy tín đối với một tổ chức;
+ Tính đáp ứng nhanh: Trong các tổ chức có quy mô lớn, thì dữ liệu cũng sẽ không bao giờ nhỏ Hiện nay, trong một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu có những cơ sở
dữ liệu hoạt động rất tốt, nhanh chóng chạy với những khối dữ liệu trung bình, nhưng đôi khi dữ liệu tăng trưởng đến một giá trị lớn nào đó vượt quá mức quy định… thì không đáp ứng được yêu cầu, nhược điểm xuất hiện như: tốc độ duy trì truy vấn chậm chạp, xảy ra lỗi không xác định,…;
+ Tính bảo mật: Các dữ liệu trong hệ thống cực kỳ quan trọng, và việc tiếp cận dữ liệu cũng phải được giao cho những người có tính cẩn thận, uy tín trong tổ chức Vì vậy, cần phải có một cơ chế giám sát lớn để ngăn chặn việc truy cập dữ liệu từ mọi phía, không chỉ bên ngoài mà kể cả trong nội bộ của tổ chức;
+ Tính đa nền tảng: cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong một tổ chức lớn rất phức tạp vì kết hợp các nền tảng dữ liệu với nhau sẽ mang lại khó khăn trong vấn đề kiểm soát Vì vậy, đối với một hệ quản trị Cơ sở dữ liệu hoàn hảo phải phù hợp với tất cả các nền tảng khác nhằm để đáp ứng nhanh tính nhất quán, hoặc dễ dàng sử dụng hơn trong việc chuyển đổi nền tảng;
Trang 2+ Sự cam kết hỗ trợ từ hãng phần mềm: đối với những trường hợp sự cố bất ngờ xảy ra không nằm trong tầm kiểm soát mà các tổ chức không thể tự khắc phục được, thì việc cần phải có một nguồn tư vấn chính thức và chịu trách nhiệm pháp lý trước những tư vấn đó là điều rất cần thiết Một số phần mềm khác các cơ sở dữ liệu được cộng đồng người dùng đông đảo, tuy nhiên những vấn đề về tư vấn thường mang tính cá nhân, không chính thức hoặc được công nhận vậy nên không thể áp dụng trên dữ liệu của tổ chức lớn
* Nhược điểm:
+ Khó khăn lớn đối với các tổ chức vừa và nhỏ khi muốn tiếp cận sử dụng chính là chi phí về bản quyền Đối với một hệ quản trị cơ sở dữ liệu lớn như Oracle thì chi phí để có được bản quyền sử dụng phần mềm không phải là con số nhỏ và không hề rẻ so với những hãng khác;
+ Kiến thức đối với một quản trị viên cơ sở dữ liệu Oracle rất lớn Vì vậy việc đòi hỏi trình độ tay nghề lập trình là cũng là một vấn đề cần phải quan tâm khi
sử dụng Oracle
1.1.2 Microsoft SQL Server
Với phiên bản mới nhất hiện nay là Microsoft SQL Server 2010 với các đặc tính kỹ thuật khái quát như sau:
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS);
- Kiến trúc Client/Server;
- Lưu trữ đến Terabyte;
- Không có cơ chế lưu trữ đặc biệt cho dữ liệu không gian (Binary Geometry Scheme, hoặc Nomalize Geometry Schema);
- Được hỗ trợ tối đa bởi môi trường phát triển của Microsoft (Visual Basic, Visual C ++, ADO, RDO, ODBC, );
- Tính bảo mật tương đối cao
* Ưu điểm:
+ Không cần code: Rất dễ dàng để quản lý các hệ thống cơ sở dữ liệu bằng việc sử dụng SQL chuẩn mà không cần phải viết bất cứ dòng code nào;
+ Tiêu chuẩn được quy định rõ ràng: SQL sử dụng hai tiêu chuẩn ISO và ANSI, trong khi với các non-SQL database không có tiêu chuẩn nào được tuân thủ;
+ Tính di động: SQL có thể được sử dụng trong chương trình trong PCs, servers, laptops, và thậm chí cả mobile phones;
+ Ngôn ngữ tương tác: Language này có thể được sử dụng để giao tiếp với
cơ sở dữ liệu và nhận câu trả lời cho các câu hỏi phức tạp trong vài giây;
Trang 3+ Multiple data views: Với sự trợ giúp của ngôn ngữ SQL, người dùng có thể tạo các hiển thị khác nhau về cấu trúc cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu cho những người dùng khác nhau
* Nhược điểm:
+ Giao diện khó dùng: SQL có giao diện phức tạp khiến một số người dùng khó truy cập;
+ Không được toàn quyền kiểm soát: Các lập trình viên sử dụng SQL không
có toàn quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu do các quy tắc nghiệp vụ ẩn;
+ Thực thi: Hầu hết các chương trình cơ sở dữ liệu SQL đều có phần mở rộng độc quyền riêng của nhà cung cấp bên cạnh các tiêu chuẩn SQL;
+ Giá cả: Chi phí vận hành của một số phiên bản SQL khiến một số lập trình viên gặp khó khăn khi tiếp cận
1.1.3 NoSQL Database - MongoDB
- NoSQL là một dạng cơ sở dữ liệu mã nguồn mở không sử dụng T-SQL để truy vấn thông tin NoSQL viết tắt bởi: None-Relational SQL;
- Là một thế hệ cơ sở dữ liệu non-relational (không ràng buộc), distributed (phân tán), open source, horizontal scalable (khả năng mở rộng theo chiều ngang)
có thể lưu trữ, xử lý từ một lượng rất nhỏ cho tới hàng petabytes dữ liệu trong hệ thống có độ chịu tải, lỗi cao với những đòi hỏi về tài nguyên phần cứng thấp;
- Một số đặc điểm nhận dạng cho thế hệ database mới này bao gồm: schema-free, hỗ trợ mở rộng dễ dàng, API đơn giản, eventual consistency (nhất quán cuối) và/hoặc transactions hạn chế trên các thành phần dữ liệu đơn lẻ, không giới hạn không gian dữ liệu;
- Quản lý bằng command line
- Linh động, không cần phải định nghĩa cấu trúc dữ liệu trước khi tiến hành lưu trữ
- Khả năng mở rộng tốt (distributed horizontally), khả năng cân bằng tải cao, tích hợp các công nghệ quản lý dữ liệu vẫn tốt khi kích thước và thông lượng trao đổi dữ liệu tăng
* Ưu điểm:
+ CSDL hướng tài liệu rất linh hoạt, có thể xử lí dữ liệu nửa cấu trúc và không cấu trúc rất tốt - Document oriented;
+ Hiệu suất cao;
+ Tính sẵn sàng cao và có khả năng tự động mở rộng;
+ Năng động - Không có lược đồ cứng nhắc;
Trang 4+ Người dùng có thể thiết kế một cấu trúc cho một tài liệu cụ thể mà không ảnh hưởng tới các tài liệu khác Schema cho CSDL cũng có thể được tuỳ chỉnh mà không gây ra thời gian downtime;
+ Linh hoạt - thêm / xóa trường có ít hoặc không ảnh hưởng đến ứng dụng; + Sử dụng JSON hoặc BSON document để lưu trữ dữ liệu;
+ Hỗ trợ không gian địa lý (Geospatial);
+ Tích hợp dễ dàng với BigData Hadoop;
+ Ngôn ngữ truy vấn dựa trên tài liệu mạnh mẽ như SQL;
+ Các bản phân phối cloud như AWS, Microsoft, RedHat, dotCloud và SoftLayer, v.v … Trên thực tế, MongoDB được xây dựng cho cloud Kiến trúc mở rộng quy mô tự nhiên của nó, được kích hoạt bởi sharding, liên kết tốt với quy mô
và sự nhanh nhẹn có được nhờ điện toán đám mây
* Nhược điểm:
+ Một nhược điểm của NoSQL là hầu hết các giải pháp đều không tuân thủ ACID mạnh mẽ (Atomic, Consistency, Isolation, Durability) như các hệ thống RDBMS được thiết lập tốt hơn;
+ Giao dịch phức tạp;
+ Không có chức năng hoặc thủ tục lưu trữ tồn tại nơi có thể liên kết logic
1.1.4 Đề xuất lựa chọn hệ quản trị CSDL
Qua nội dung phân tích trên và căn cứ hệ quản trị CSDL của phần mềm hiện đang sử dụng, đề xuất lựa chọn hệ quản trị CSDL Microsoft SQL Server để triển khai hệ thống là sự lựa chọn hợp lý nhất
1.2 Phân tích công nghệ phát triển hệ thống
1.2.1 Hệ điều hành Microsoft Windows Server
- Hệ điều hành Microsoft Windows rất thông dụng đối với người sử dụng máy tính ở Việt Nam Thói quen sử dụng lâu dài đã tạo nên một ưu thế không thể không tính đến của Microsoft Windows Cho đến thời điểm này, hệ điều hành Windows dành cho máy tính PC, máy trạm vẫn là sự lựa chọn cho người dùng đầu cuối;
- Bản Microsoft Windows Server 2022 là phiên bản mới nhất của Microsoft mới ra đời và hứa hẹn nhiều tính năng hấp dẫn Ngoài việc cung cấp các giải pháp cho các hệ thống có quy mô từ nhỏ đến lớn như các thế hệ Microsoft Windows Server như trước đây, Microsoft Windows Server 2022 tập trung hướng đến việc quản lý hạ tầng của một trung tâm dữ liệu lớn theo công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây
Trang 5* Ưu điểm:
+ Ưu điểm chính của Windows là giao diện dễ sử dụng và thoải mái đối với người dùng Điều này đặc biệt hữu ích với những người sử dụng vì hiện tại, đa số người dùng đã quen với giao diện các sản phẩm khác của Windows;
+ Hỗ trợ đầy đủ các ứng dụng, hệ điều hành tùy chọn;
+ Có thể chủ động nâng cấp cấu hình;
+ Tiết kiệm chi phí;
+ Đảm bảo hiệu quả sử dụng;
+ Bảo mật tuyệt đối an toàn;
+ Tốc độ băng thông không giới hạn
* Nhược điểm:
+ Bảo mật: Chính độ phổ biến của Windows đã khiến hệ điều hành này trở thành tầm ngắm của các hacker Windows thường xuyên dính mã độc, lỗ hổng bảo mật, virus… Chính vì vậy, đội ngũ kỹ sư của Microsoft luôn phải hoạt động để vá các lỗi xảy ra Đó là lý do người sử dụng thường xuyên nhận được thông báo cập nhật phiên bản Windows của mình;
+ Bản quyền: Windows là một hệ điều hành trả phí;
+ Các ứng dụng mã nguồn mở chạy trên hệ điều hành Windows tuy đang phát triển nhưng vẫn còn ít và hạn chế
1.2.2 Hệ điều hành nguồn mở Linux
- Linux là một phần mềm hệ điều hành dưới dạng mã nguồn mở được khởi xướng bởi Linus Torvalds, một sinh viên tại trường Đại Học ở Helsinki (Phần Lan) phát triển dựa trên hệ điều hành Minix, một hệ điều hành có cấu trúc tương tự Unix với các chức năng tối thiểu được dùng trong dạy học Tuy nhiên với nỗ lực đóng góp bởi cộng đồng và các tổ chức lớn trên thế giới, Linux đã trở thành một hệ điều hành mạnh, đáp ứng đầy đủ các tính năng của một hệ điều hành hiện đại Với khả năng tùy biến và phát triển mở nên Linux được coi là giải pháp tối ưu về mặt hiệu năng và bảo mật cho nhiều hệ thống Tuy nhiên để sử dụng Linux một cách có hiệu quả về kinh tế và hiệu năng, các tổ chức cần phải có đội ngũ CNTT mạnh, có kiến thức sâu rộng về hệ thống và quan trọng cần phải có chiến lược phát triển và sử dụng dài hạn
- Hệ điều hành Linux có rất nhiều dòng khác nhau như Redhat, CentOS, Mandrake, Debian, Ubuntu, OpenLinux,…Các sản phẩm hệ điều hành trên Linux đều đáp ứng đầy đủ các tính năng cao cấp của một hệ điều hành và có thể chạy trên nhiều bộ vi xử lý khác nhau như i386 Intel, AMD, Alpha,…Một số hãng cũng phát
Trang 6triển Linux để khai thác tối đa các kiến trúc phần cứng của mình như Oracle Linux, IBM AIX, HP UX,…
- Ngoài ra Linux còn có đầy đủ các phiên bản dành cho máy chủ, máy tính cá nhân hoặc cho các thiết bị di động hoặc cho các vi mạch điện tử khác
- Linux hiện nay đang phát triển bộ OpenStack trên nền tảng Linux để áp dụng hiệu quả các mô hình Trung tâm dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây nhằm cung cấp linh động hạ tầng như thể các dịch vụ (IaaS)
* Ưu điểm:
+ Về giá thành: Chi phí của Linux rẻ hơn, với bộ mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí Hầu hết, các ứng dụng dành cho Linux đều hoàn toàn miễn phí;
+ Tính linh động: Linux linh động hơn, do đó, Linux là sự lựa chọn phổ biến trong giới kinh doanh và các nhà phát triển website Ngoài ra, với mã nguồn mở Linux có khả năng hoạt động tốt mà không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi phần mềm độc hại và virus
* Nhược điểm
+ Kho ứng dụng hạn chế: Số lượng ứng dụng hỗ trợ trên Linux còn rất hạn chế;
+ Không được nhiều nhà sản xuất hỗ trợ: Một số nhà sản xuất không phát triển Driver hỗ trợ nền tảng Linux;
+ Chưa thân thiện với người dùng: Cả về hình thức và các thao tác, Linux thực hiện trên các dòng lệnh nên sẽ gây khó khăn cho người dùng hơn so với Window
1.2.3 Đề xuất lựa chọn Hệ điều hành
Hệ điều hành Microsoft Windows Server dành cho máy chủ là sự lựa chọn
ưu tiên để được đầu tư trong dự án này vì các lý do sau:
- Khả năng bảo mật cao: Microsoft Window được thiết kế bảo mật rất cao, cụ thể như sau:
+ Mức mạng: Bảo mật mạng giúp ngăn chặn những truy nhập không được phép vào hệ thống mạng mà trên đó hệ thống đang chạy Nếu ngăn chặn truy cập từ tầng mạng, những người dùng không hợp lệ sẽ không có quyền truy cập vào bất cứ máy chủ nào Việc truy nhập vào một mạng có thể được điều khiển, kiểm soát bằng phần cứng hoặc phần mềm mạng
+ Mức xác thực người dùng (User authentication): Xác nhận người dùng là quá trình mà máy chủ dùng để kiểm tra và xác nhận một người dùng muốn truy cập vào máy chủ;
Trang 7+ Mức CSDL: Mỗi ứng dụng nằm trên máy chủ ứng dụng lại có danh sách truy cập riêng Danh sách này cho biết những máy chủ nào, những người dùng nào
có quyền truy cập vào CSDL này và được phép thực hiện những thao tác gì;
+ Mức thành phần thiết kế: Việc bảo mật trên các thành phần thiết kế kiểm soát việc truy cập đến các thành phần ứng dụng Tất nhiên là người dùng phải được phép truy cập một ứng dụng (hay CSDL) trước khi mức bảo mật này phát huy tác dụng;
- Khả năng truyền, nhận dữ liệu:
+ Hệ thống cung cấp giải pháp nén và mã hóa dữ liệu khi truyền thông giúp
dữ liệu truyền nhận có tính bảo mật cao trên đường truyền và giảm thiểu dung lượng truyền nhận qua mạng Ngoài ra cấu hình hệ thống cho phép đặt lịch truyền nhận dữ liệu tự động theo lịch hoặc theo các tham số khác nên có thể khắc phục tình trạng truyền thông tắc nghẽn giờ cao điểm Các dữ liệu truyền nhận khi chưa thành công sẽ được ghi nhật ký và thực hiện nốt phần việc còn lại khi thiết lập lại kết nối
- Khả năng nhân bản dữ liệu:
+ Cơ chế nhân bản hóa dữ liệu của hệ thống tự động phân bổ và nhân bản hóa các dữ liệu và ứng dụng qua các hệ thống khác nằm ở các vị trí địa lý khác nhau Thông qua cơ chế nhân bản hóa này, cho phép người dùng có thể truy cập vào các ứng dụng của hệ thống ở mọi nơi, mọi thời điểm Đây cũng là một cơ chế cho phép thiết lập các bản dữ liệu sao lưu phục vụ cho việc phục hồi dữ liệu khi có
sự cố
- Khả năng giám sát hoạt động của hệ thống:
+ Hệ thống cung cấp sẵn các ứng dụng theo dõi các tiến trình, các tác vụ hoạt động của hệ thống nhằm giúp người quản trị điều hành tốt hệ thống và kịp thời khắc phục sự cố khi xảy ra Các hoạt động của hệ thống được tự động ghi lại nhật
ký và được báo cáo khi có yêu cầu
- Khả năng sao lưu dữ liệu dung lượng lớn và độ ổn định cao:
+ Hệ thống cho phép các ứng dụng dựa trên nền tảng này một khả năng lưu trữ dữ liệu trên các tệp dữ liệu lớn tới 64GB Thực chất giới hạn kích thước tệp lưu trữ dữ liệu không phụ thuộc vào hệ thống mà chỉ phụ thuộc vào khả năng của hệ điều hành có thể quản lý các tệp dữ liệu lớn đến đâu
- Khả năng mở rộng và tích hợp với các hệ thống khác:
+ Hệ thống luôn đáp ứng hỗ trợ khả năng mở rộng về cơ cấu, quy mô và phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức Khi có thêm một chi nhánh mới, một đơn vị trực thuộc mới được thành lập, việc cấu hình lại hệ thống hoặc triển khai bổ sung thêm là hết sức dễ dàng, thuận tiện cho người dùng mới,
Trang 8trong đó vẫn bảo đảm tính bền vững và ổn định của hệ thống đã triển khai, trong suốt đối với người dùng cũ
- Khả năng đáp ứng mọi mô hình triển khai:
+ Cung cấp các giải pháp và mô hình triển khai toàn diện và chuẩn hóa Có thể triển khai những mô hình từ đơn giản đến cực kỳ phức tạp, phục vụ cho việc sử dụng trong nội bộ một đơn vị (trong mạng cục bộ - LAN) hay cho nhiều đơn vị (có kết nối với nhau qua mạng diện rộng - WAN) Các máy chủ trong hệ thống được chứng nhận và xác thực với nhau theo sự phân cấp của tổ chức, đem lại tính bảo mật và đồng bộ rất cao
- Sự tích hợp các dịch vụ này của hệ thống là giải pháp gọn nhẹ, môi trường đồng nhất giúp cho việc triển khai, mở rộng thêm các ứng dụng rất dễ dàng và thuận tiện
- Phần mềm được xây dựng đảm bảo chi tiết các yêu cầu và tính năng hệ thống được mô tả ở mục III.4
1.3 Đề xuất lựa chọn
- Nền tảng công nghệ: Net Framework 4.8 trở lên
- Công nghệ phát triển Microsoft Visual Studio 2022 64 bit và ngôn ngữ lập trình ASP.NET, C#, C++, JavaScript
- Windows Server 2022 64 bit trở lên
- CSDL SQL server 2022 64 bit trở lên
1.4 Giải pháp bảo đảm tính kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan
Phần mềm số hoá công trình thủy lợi, công trình nước sạch nông thôn được đầu tư sẽ đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan trong cùng hệ thống; đồng thời, sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống khác của tỉnh khi cần thiết
2 Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng
Tiêu chuẩn TCVN 11930:2017 về Công nghệ thông tin Các kỹ thuật an toàn -Yêu cầu cơ bản về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ quy định
- Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng sẽ căn cứ theo Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước đã được ban hành theo Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước:
STT Loại tiêu chuẩn Ký hiệu tiêu chuẩn Tên đầy đủ của tiêu chuẩn Quy định áp dụng
1 Tiêu chuẩn về kết nối
Trang 9STT Loại tiêu chuẩn Ký hiệu tiêu chuẩn Tên đầy đủ của tiêu chuẩn Quy định áp dụng
1.1 Truyền siêu
văn bản
HTTP v1.1 Hypertext Transfer Protocol version 1.1 Bắt buộc áp dụng HTTP v2.0 Hypertext Transfer Protocol version 2.0 Khuyến nghị áp dụng
1.2 Truyền tệp tin
FTP File Transfer Protocol Bắt buộc áp
dụng một hoặc
cả hai tiêu chuẩn
HTTP v1.1 Hypertext Transfer Protocol version 1.1 HTTP v2.0 Hypertext Transfer Protocol version 2.0 Khuyến nghị áp dụng WebDAV Web-based Distributed Authoring and Versioning Khuyến nghị áp dụng
1.3
Truyền, phát
luồng âm
thanh/ hình
ảnh
RTSP Real-time Streaming Protocol Khuyến nghị áp dụng RTP Real-time Transport Protocol Khuyến nghị áp dụng RTCP Real-time Control Protocol Khuyến nghị áp dụng 1.4 Truy cập và chia sẻ dữ liệu OData v4 Open Data Protocol version 4.0 Khuyến nghị áp dụng 1.5 Truyền thư điện tử SMTP/ MIME
Simple Mail Transfer Protocol/Multipurpose Internet Mail Extensions
Bắt buộc áp dụng
1.6
Cung cấp dịch
vụ truy cập
hộp thư điện
tử
POP3 Post Office Protocol version 3 Bắt buộc áp
dụng cả hai tiêu chuẩn đối với máy chủ IMAP 4rev1
Internet Message Access Protocol version 4 revision 1
1.7 Truy cập thư mục LDAP v3 Lightweight Directory Access Protocol version 3 Bắt buộc áp dụng 1.8 Dịch vụ tên miền DNS Domain Name System Bắt buộc áp dụng 1.9
Giao vận
mạng có kết
nối
TCP Transmission Control Protocol Bắt buộc áp dụng 1.10
Giao vận
mạng không
kết nối
UDP User Datagram Protocol Bắt buộc áp dụng 1.11 Liên mạng IPv4 Internet Protocol version 4 Bắt buộc áp
Trang 10STT Loại tiêu chuẩn Ký hiệu tiêu chuẩn Tên đầy đủ của tiêu chuẩn Quy định áp dụng
LAN/WAN
dụng IPv6 Internet Protocol version 6
Bắt buộc áp dụng đối với các thiết bị có kết nối
Internet
1.12 Mạng cục bộ không dây
IEEE 802.11g
Institute of Electrical and Electronics Engineers Standard (IEEE) 802.11g
Bắt buộc áp dụng
IEEE 802.11n
Institute of Electrical and Electronics Engineers Standard (IEEE) 802.11n
Khuyến nghị
áp dụng 1.13
Truy cập
Internet với
thiết bị không
dây
WAP v2.0 Wireless Application Protocol version 2.0 Bắt buộc áp dụng
1.14 Dịch vụ Web dạng SOAP
SOAP v1.2 Simple Object Access Protocol version 1.2
Bắt buộc áp dụng một, hai hoặc cả ba tiêu chuẩn
WSDL V2.0 Web Services Description Language version 2.0 UDDI v3
Universal Description, Discovery and Integration version 3
1.15 Dịch vụ Web dạng RESTful RESTful web service Representational state transfer Khuyến nghị áp dụng 1.16 Dịch vụ đặc tả
Web Services Business Process Execution Language Version 2.0
Khuyến nghị
áp dụng WS-I Simple
SOAP Binding Profile Version 1.0
Simple SOAP Binding Profile Version 1.0
Khuyến nghị
áp dụng
WSFederation v1.2
Web Services Federation Language Version 1.2
Khuyến nghị
áp dụng WSAddressing
v1.0
Web Services Addressing 1.0
Khuyến nghị
áp dụng
WS-Coordination Version 1.2
Web Services Coordination Version 1.2
Khuyến nghị
áp dụng