1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) ứng dụng mô hình scp phân tích ngành sản xuất đồ uống tại việt nam

50 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Mô Hình SCP Phân Tích Ngành Sản Xuất Đồ Uống Tại Việt Nam
Tác giả Lâm Thị Thu Hà, Lại Phan Quỳnh Mai
Người hướng dẫn TS. Chu Thị Mai Phương, PGS.TS. Từ Thúy Anh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 3,49 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (5)
  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
  • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (6)
  • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • 1.5. Cấu trúc bài tiểu luận (6)
  • Chương 1: Cơ sở lí thuyết (9)
    • 1.1. Lý thuyết chung về đo lường và tập trung thị trường (9)
      • 1.1.1. Thị phần (9)
      • 1.1.2. Tỉ lệ tập trung hoá (9)
      • 1.1.3. Chỉ số HHI (9)
    • 1.2. Khung phân tích SCP (10)
    • 1.3. Áp dụng mô hình SCP vào phân tích ngành sản xuất đồ uống (11)
  • Chương 2: Cấu trúc thị trường ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam (8)
    • 2.1. Cấu trúc thị trường (13)
      • 2.1.1. Tổng quan về ngành (13)
      • 2.1.2. Cấu trúc sản phẩm trong ngành (15)
      • 2.1.3. Cấu trúc thị trường (17)
      • 2.1.4. Vai trò của ngành (19)
      • 2.1.5. Rào cản gia nhập ngành (20)
      • 2.1.6. Liên kết dọc trong ngành sản xuất đồ uống (21)
    • 2.2. Các hành vi của doanh nghiệp trong ngành (22)
      • 2.2.1. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển sáng tạo của doanh nghiệp 2021 2.2.2. Chiến lược quảng cáo, markerting của các doanh nghiệp sản xuất đồ uống (22)
      • 2.2.3. Chiến lược định giá của doanh nghiệp (26)
    • 2.3. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (0)
  • Chương 3: Mô hình kinh tế lượng phân tích những tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp (8)
    • 3.1. Cách xử lý số liệu (32)
    • 3.2. Kết quả đo lường HHI, CR4 và phân tích ý nghĩa (34)
    • 3.3. Phân tích và đánh giá mô hình kiểm định (35)
      • 3.3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu (35)
      • 3.3.2. Kết quả chạy mô hình (38)
      • 3.3.3. Các kiểm định của mô hình (41)
  • Chương 4: Một số kiến nghị và giải pháp cho ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam (8)
    • 4.1. Tận dụng những xu thế mới (43)
    • 4.2. Tận dụng thị trường tự do, mở cửa để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên (44)
    • 4.3. Đẩy mạnh truyền thông để đem sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng (44)
    • 4.4. Can thiệp từ chính phủ (44)
  • Kết luận (46)
  • Tài liệu tham khảo (47)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở các phát hiện của nghiên cứu, nhóm em cũng xin đề xuất mộtsố tầm nhìn và lựa ch漃⌀n chính sách nhằm tạo luật chơi, thiết kế cấu trúc cho thị trường đồ uống

Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển với các nét đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đời sống người dân đang dần được cải thiện và nâng cao, do đó, nhu cầu của con người cũng ngày một tăng lên Nguồn cầu về các mặt hàng đa dạng tăng cao đòi hỏi những nguồn cung hợp lý, bền vững từ thị trường Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, cải tiến các ngành lâu năm và thành lập các ngành mới trong nước Trong đó, ngành sản xuất đồ uống luôn là một trong các ngành có tốc độ tăng trưởng và phát triển mạnh tại Việt Nam Với con số ấn tượng, xếp thứ 10 châu Á về thị trường đồ uống hấp dẫn nhất toàn cầu (theo nguồn BMI năm 2019), t‡ng doanh thu bán hàng thực phẩm và đồ uống đạt 975,867 tˆ đồng (+3.8% YoY) vào na m 2020, đóng góp của ngành thực phẩm và đồ uống vào GDP khoảng 15.8%, chi tie u cho thực phẩm và đồ uống chiếm tˆ tr漃⌀ng cao nhất trong co cấu chi tie u hàng tháng của ngu ời tie u dùng (khoảng 35% t‡ng chi tie u dùng), Việt Nam được coi là thị trường màu mỡ thu hút các công ty trong nước và ngoài nước tham gia vào ngành kinh doanh này

Sau khi mở cửa thị trường và tham gia các hiệp định thương mại tự do, xét về mặt t‡ng quan, thị trường đồ uống trong nước rất đa dạng và phong phú Thị phần của đồ uống có cồn (rượu, bia, rượu mạnh) là ngành hàng lớn nhất, chiếm tới hơn 70% thị trường bán lẻ đồ uống (năm 2020) và bị chi phối bởi các doanh nghiệp như Heineken, Sabeco, Habeco, Carlsberg, Sapporo…

Về đồ uống không cồn, thị trường bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn như Pepsico, Tân Hiệp Phát, Coca Cola, tập đoàn Trung Nguyên, Lavie, Vinacafe… (Nguồn: Vietnam Report, tháng 10/2021) Những doanh nghiệp này hầu hết có lợi thế quy mô, nguồn đầu tư lớn, có lịch sử phát triển lâu đời, lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường, tạo rào cản gia nhập lớn, dễ dàng đè bẹp các công ty nhỏ mới vào ngành Điều này dẫn đến hiện tượng độc quyền nhóm trên thị trường, hiện tượng cạnh tranh độc quyền, các công ty, nhãn hàng liên tục tung

5 ra các chiến dịch như thay đ‡i mẫu mã, giảm giá sản phẩm, bán kèm… dẫn đến giá cả thị trường đồ uống có nhiều biến động

Dựa vào những đặc điểm và thông tin của thị trường đồ uống, nhóm em ch漃⌀n thực hiện bài nghiên cứu “Ứng dụng mô hình SCP phân tích ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam” nhằm phác hoạ bức tranh t‡ng quan về ngành sản xuất đồ uống và thể hiện kết quả định lượng cụ thể.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở các phát hiện của nghiên cứu, nhóm em cũng xin đề xuất một số tầm nhìn và lựa ch漃⌀n chính sách nhằm tạo luật chơi, thiết kế cấu trúc cho thị trường đồ uống với mong muốn hạn chế hiện tượng độc quyền nhóm trong ngành, kiểm soát việc đặt giá của các doanh nghiệp và chống sự cấu kết, nhằm bình ‡n mặt hàng này để giúp người tiêu dùng có thể mua được các sản phẩm chất lượng với giá cả phù hợp Sau cùng mới là chính sách khuyến khích những Doanh nghiệp có sự hỗ trợ cho người lao động, làm tăng thu nhập và tăng chất lượng sản phẩm.

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp so sánh, phân tích định lượng, áp dụng khung phân tích SCP để chỉ rõ hành vi cấu kết độc quyền nhóm của các Doanh nghiệp và kết quả từ việc độc quyền nhóm mang lại dựa trên 3 khía cạnh: giá, chất lượng sản phẩm và sự đa dạng hóa, từ đó xác định được mức độ cạnh tranh trên thị trường.

Cấu trúc bài tiểu luận

Bài tiểu luận gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Trường Đại học Ngoại thương

Mat-hang-go 0923 - Mat-hang-go 0923

T ổ ch ứ c ngành - gi ữ a kỳ - NKJNLKNLS

Chương 2: Cấu trúc thị trường ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam Chương 3: Mô hình kinh tế lượng phân tích những tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp

Chương 4: Một số kiến nghị và giải pháp cho ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam

Cơ sở lí thuyết

Lý thuyết chung về đo lường và tập trung thị trường

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà một doanh nghiệp đang nắm giữ được.

Công thức tính thị phần:

1.1.2 Tỉ lệ tập trung hoá

Tỷ lệ tập trung hóa (concentration ratio) là chỉ tiêu thống kê phản ánh tỷ trọng trong tổng sản lượng của một vài công ty lớn trong một ngành Nó phản ánh mức độ tập trung hóa người bán trên thị trường và vì vậy có thể dùng làm biến đại diện cho cơ cấu thị trường.

Tỷ lệ tập trung hóa được tính bằng tổng tỷ lệ phần trăm thị phần được nắm giữ bởi số lượng doanh nghiệp được chỉ định lớn nhất trong ngành Tỷ lệ tập trung hóa dao động từ 0% đến 100%, và tỷ lệ tập trung hóa của ngành cho thấy mức độ cạnh tranh trong ngành Tỷ lệ tập trung hóa dao động từ 0% đến 50% có thể chỉ ra rằng ngành này cạnh tranh hoàn hảo và được coi là tập trung thấp.

Công thức tính CR dựa trên 4 doanh nghiệp lớn nhất:

Chỉ số Herfindahl-Hirschman trong tiếng Anh là Herfindahl-Hirschman Index, viết tắt là HHI HHI là thước đo phổ biến về sự tập trung của thị trường và được sử dụng để xác định khả năng cạnh tranh thị trường (thường là trước và sau các giao dịch M&A). Đặc trưng của chỉ số HHI là:

Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) là thước đo phổ biến dùng để đo lường mức độ tập trung thị trường.

HHI được tính bằng tổng các bình phương thị phần của mỗi công ty cạnh tranh trong một thị trường nhân với 10000 HHI có thể dao động từ gần đến 0 đến 10.000 Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sử dụng HHI để đánh giá các thương vụ sáp nhập tiềm năng.

Thị trường càng gần độc quyền thì mức độ tập trung của thị trường càng cao và cạnh tranh càng thấp.

Công thức xác định chỉ số Herfindahl-Hirschman:

- w: là các mức thị phần

- i: là tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường

HHI nằm trong khoảng từ đến 10000, HHI nhỏ thể hiện mức độ tập trung thấp.

Khung phân tích SCP

SCP là các chữ cái viết tắt của Structure – Con duct – Performance Mô hình SCP được sử dụng như một khung phân tích về mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường, hành vi thị trường và hiệu suất thị trường Mô hình này được công bố và áp dụng lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học của đại học Harvard là Edward Mason vào năm 1930, sau đó được phát triển vào năm 1959 bởi Joe S Bain Jr, người mà đã thể hiện mô hình này trong cuốn sách của ông “Industrial Organization” Mô hình SCP được coi là trụ cột của lý thuyết tổ chức doanh nghiệp, và kể từ khi được hình thành, nó là điểm khởi đầu khi phân tích thị trường và ngành, không chỉ trong kinh tế mà còn trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh Ví dụ, nguồn chính cho các công trình của Michael E Porter về cạnh tranh là dựa trên cơ sở bắt nguồn từ mô hình này.

Mason chỉ ra rằng thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường là yếu tố quan trọng quyết định mức sản lượng và chính sách về giá của doanh nghiệp Ông cũng tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh cho lý thuyết của mình là đúng vì nếu theo lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo, ở trạng thái cân bằng, tất cả các doanh nghiệp nhận được một tỷ suất lợi nhuận như nhau, dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào Điều này mâu thuẫn với những gì xảy ra trong thực tế, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp rất khác nhau tùy theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Muốn thu được nhiều lợi nhuận nhất, nhà kinh tế cần có quyết định phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả và sao cho hiệu năng sản xuất cao nhất Muốn vậy, ta cần nhận diện các nhân tố xác định hiệu năng của doanh nghiệp và xây dựng các lý thuyết giải thích sự khác biệt về hiệu năng của các doanh nghiệp cũng như xác định các liên hệ giữa các biến nhân tố và hiệu năng cuối cùng.

Mô hình cấu trúc – hành vi – hiệu quả bao gồm ba yếu tố chính:

(i) Cấu trúc ở đây ám chỉ cấu trúc thị trường Các biến số được sử dụng để mô tả cấu trúc thị trường bao gồm sự tập trung của người bán, mức độ khác biệt của sản phẩm, các hàng rào gia nhập.

(ii) Hành vi ở đây ám chỉ hành vi của doanh nghiệp Các biến số mô tả về hành vi bao gồm chính sách chiến lược về giá, hành vi cấu kết giữa các doanh nghiệp hay cartel, các hoạt động quảng cáo, nghiên cứu và phát triển, năng lực đầu tư Các hành vi nhằm giải thích việc các doanh nghiệp chọn lựa cấu kết với nhau hay cạnh tranh với nhau trên thị trường

(iii) Hiệu quả ám chỉ về đầu ra hoặc điểm cân bằng được đánh giá dưới góc độ phân bổ có hiệu quả Các biến số được sử dụng để đo mức độ hiệu quả là lợi nhuận hoặc mức độ chênh lệch giữa giá và chi phí biên Một cách tổng quát về khung phân tích SCP của Mason và Bain đó là cấu trúc thị trường sẽ quyết định hành vi của doanh nghiệp, các hành vi lại là yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc ra lựa chọn.

Cấu trúc thị trường ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam

Cấu trúc thị trường

Ngành sản xuất đồ uống là một ngành công nghiệp chế biến, từ những nguyên liệu đầu vào như nước, hoa quả, lúa mạch… để sản xuất ra các sản phẩm như bia, rượu và nước giải khát để phục vụ nhu cầu về đồ uống của con người Sản phẩm của ngành là thực phẩm, do đó chất lượng của nó tác động trực tiếp lên sức khoẻ của người tiêu dùng Vì vậy đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là yêu cầu hàng đầu đối với ngành này.

Tiêu chuẩn VSATTP đặt ra cho ngành này được chia thành 2 nhóm chính:

- Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu ly hoá: đưa ra giới hạn an toàn về các chất hoá h漃⌀c, các chỉ tiêu lý tính được phép có trong sản phẩm.

- Yêu cầu vệ sinh an toàn về chỉ tiêu vi sinh: Quy định các giới hạn về vi sinh vật được phép có trong sản phẩm. Ở Việt Nam yêu cầu về VSATTP đối với các ngành sản xuất đồ uống đã được quy định trong pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và một số tiêu chuẩn cụ thể đối với từng sản phẩm Để đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP cần đảm bảo các điều kiện từ khâu sản xuất đến phân phối, tiêu dùng Do đây đều là những thực phẩm có thời hạn sử dụng không dài Cụ thểm các sản phẩm bia hơi, bia tươi chỉ sử dụng trong vòng 1 đến 2 tuần; bia lon, bia chai, nước hoa quả, nước uống b‡ dưỡng có thời hạn sử dụng 6 tháng; nước khoáng, nước tinh khiết, nước l漃⌀c thì 1 năm Từ đặc tính này của sản phẩm mà việc sản xuất bia, rượu, nước giải khát đặc biệt chú tr漃⌀ng gắn kết với hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

Ngành sản xuất đồ uống có mã ngành 110, bao gồm các ngành nhỏ sau: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh (11010)

Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia (11030)

Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng (1104)

+ Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai (11041)

+ Sản xuất đồ uống không cồn (11042)

Hiện Việt Nam có những chủng loại sản phẩm nước giải khát chính là: nước khoáng có ga và không Ga, nước tinh khiết, nước ng漃⌀t, nước tăng lực, trà uống liền và nước hoa quả các loại Các hiệp hội Rueoeu bia và nước giải khát cho biết rằng: 85% lượng sản xuất và tiêu thụ mỗi năm của thị trường nước giải khát Việt Nam là ở nước ng漃⌀t, trà uống liền, nước ép hoa quả, các loại nước tăng lực… 15% cìn lịa là do nước khoáng chiếm phần còn lại Kế hoạch của Hiệp hội này là đến năm 2020 sản lượng nướ x giải khát các loại của Việt Nam đạt từ 8.3 – 9.2 tˆ lít/năm Bình quân người Việt Nam tiêu thụ mặt hàng nước giải khát trên 23l/ người/ năm Ngoài điều được thông báo đó,

ViettinBank (công ty c‡ phần chứng khoán ngân hàng công thương) lên tiếng báo rằng năm 2015 vào tháng 9, chi phí doanh thu t‡ng của ngành nước giải khát không cồn ở Việt Nam đạt tầm cỡ 80 tˆ đồng Lí do đầu tiên là do khí hậu Việt Nam nóng ẩm, nên nền kinh tế của thị trường nước giải khát tănnhanh

Do văn hoá ăn uống rất đa dạng đã thúc đẩy nhu cầu sản xuất nước giải khát tăng vụt khoảng 18% trong năm 2014 Ngnahf dịch vụ thức uống không cồn, đặc biệt là loại có ga đi kèm đá lạnh để uống trong thời tiết nóng bức giúp thoả mãn người sử dụng tron ngày hè oi bức Đồng thời, Việt Nam cũng là nước có dân số trẻ nhiều, độ tu‡i từ 15 – 50 tu‡i chiếm 63% có nhu cầu cao về nước uống giải khát Ở thị trường nhờ lượng tiêu thụ cao, giá trị của nhóm đồ uống không cồn tăng trưởng mạnh vào năm 2018 so với năm trước 7% Ngoài ra góp phần voà ngành tiêu dùng nhanh là 20%, ngang tầm với đồ uống có cồn như bia Hàng tỉ đồng cho việc đóng góp tiền thuế nhà nước, ngành nước giải khát đã góp phần mối năm nhằm tăng thêm sự phát triển kinh tế cho cả nước.Theo thống kê số liệu của cục, vào năm 2012 trở đi, ngành nước giải khát nội địa có cồn và không cồn chiệm tận 4.5% về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và sản xuất, ý nói tương đương đóng góp gần 10 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước, một con số tương đối lớn Cho đến năm 2017, con số 20 đã tăng lên đến 50 nghìn tˆ đồng, bên phía đại diện của hiệp hội ngành nước giải khát bia rượu cho hay Hiện tại ngành nước giải khát ở Việt Nam đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư Lý do là sự tăng trưởng nội địa cao luôn duy trì tới con số ấn tượng với 7%/năm so với 2% của Pháp và Nhật Đây đều là những điều kiện thuận lợi góp phần giúp Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ đồ uống tiềm năng trong khu vực

2.1.2 Cấu trúc sản phẩm trong ngành

Nguồn: Euromonitor cấu sản phẩm ngành đồ uống có cồn năm 2015 phẩm ngành đồ uống không cồn năm 2015

Bia Rượu mạnh, rượu vang

Nước khoáng đóng chaiNước giải khát có gasNước hoa quảCafé đóng chaiTrà xanh đóng chaiNước tăng lực

Sản xuất đồ uống có cồn gồm:

- Sản xuất rượu mạnh, rượu vang.

Sản xuất đồ uống không cồn gồm:

- Sản xuất nước khoáng đóng chai

- Sản xuất nước giải khát có gas

- Sản xuất nước hoa quả

- Sản xuất café, trà xanh đóng chai

- Sản xuất nước tăng lực

Hình 2.3 Doanh thu ngành nước giải khát có cồn giai đoạn 2010-2018

Doanh số bán hàng đồ uống có cồn ở Việt Nam tăng trưởng qua các năm Có thể thấy tốc độ tăng trưởng giá trị các sản phẩm đồ uống có cồn cao hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng Nguyên nhân là do nhu cầu của khách hàng đang dần huớgn đén các loại bia trung cấp và cao cấp như bia chai, bia tươi, rượu vang thay vì bia hơi giá rẻ và rượu tự nấu.

Sự bùng nổ dân số của một quốc gia dân số trẻ, cùng sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu người (đạt mốc 1900 đô la Mỹ/ người/ năm vào năm 2013 theo Tổng cục thống kê) đã tạo đòn bẩy cho sự phát triển của ngành nước giải khát Việt Nam Tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình giai đoạn 2009 – 2013 đạt 19.35%/ năm Sự tăng trưởng nóng này ngược chiều so với các ngành kinh tế khác trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 – 2013.

Tổ chức nghiên cứu BMI dự báo ngành nước giải khát không cồn ở VIệt Nam đang dần vượt qua giai đoạn tăng trưởng nóng Vì vậy, trong vòng 5 năm tới, ngành tăng trưởng với tốc độ chậm dần lại, đạt trung bình 14.2%/ năm tính theo doanh thu và 7% theo doanh số.

Có thể thấy rất rõ rằng, những năm gần đây, ngành bia- rượu- nước giải khát Việt Nam phát triển cả về số lượng, quy mô đầu tư và chất lượng sản phẩm.

Hình 2.4 Doanh thu ngành nước giải khát giai đoạn 2010-2017

Theo thống kê, hiện cả nước có 129 cơ sở sản xuất bia, năng lực trên 4,8 tỷ lít/năm Mức tăng trưởng ngành bia giai đoạn 2011- 2015 khoảng 6,7%/năm Nhiều nhà máy bia có công suất lớn với thiết bị hiện đại, tự động hóa cao, sản phẩm có chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, ra đời như: Bia Sài Gòn- Củ Chi, Bia Hà Nội- Mê Linh, Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam- TP.Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Nhà máy Bia châu Á- Thái Bình Dương- Hà Nội, cùng một số nhà máy công suất trên 50 triệu lít/năm được xây dựng ở Phú Thọ, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Kiên Giang, Hải Phòng, Thái Bình… Nhiều thương hiệu bia có vị trí vững chắc trên thị trường như: Habeco, Sabeco, Huda, Đại Việt…, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và từng bước xuất khẩu, đưa thương hiệu ngành bia- rượu- nước giải khát Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. Rượu là ngành kinh doanh có điều kiện được quản lý theo Nghị định 94, nên việc sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ đều phải được cấp phép Theo tổng hợp, hiện cả nước có trên 160 cơ sở sản xuất rượu trải dài khắp các tỉnh, thành phố, phần lớn là sản xuất với quy mô nhỏ, thương hiệu địa phương, như: Phú Lễ, Mẫu Sơn, Làng Vân, Sán Lùng, Bầu Đá, Gò Đen… Ngoài ra còn có những thương hiệu nổi tiếng như: Hà Nội, Bình Tây, Vodkamen, Vang Thăng Long, Vang Đà Lạt Song, rượu người dân tự nấu và tiêu thụ trên thị trường còn rất lớn, ước đạt trên 200 triệu lít/năm, gấp 3 lần rượu sản xuất công nghiệp.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, ngành nước giải khát đang là “tâm điểm” thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Chỉ tính trong 5 năm gần đây đã có khoảng 1.300 cơ sở sản xuất nước giải khát đi vào hoạt động Và đến nay, cả nước đã có tới gần 2.000 cơ sở sản xuất nước giải khát, tổng công suất thiết kế khoảng 5 tỷ lít/năm với 3 chủng loại chính: Nước khoáng có ga và không ga; nước uống tinh khiết; nước ngọt và nước hoa quả các loại Mức tăng trưởng sản xuất bình quân trong 5 năm qua đạt 7,3%/năm.

PGS TS Nguyễn Văn Việt- Chủ tịch Hiệp hội Bia- rượu- nước giải khát(VBA) - cho biết: Theo ước tính, năm 2015, sản lượng bia cả nước đạt 3,4 tỷ lít,rượu công nghiệp khoảng 70 triệu lít, nước giải khát 4,8 tỷ lít Toàn ngành đã đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 30.000 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động.

Hình 2.5 Cơ cấu thị phần của một số doanh nghiệp sản xuất đồ uống có cồn năm

Sabeco VBL Habeco Carlsberg A/S Khác

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 2 Cơ cấu thị phần của một số doanh nghiệp sản xuất đồ uống không cồn6 năm 2015

Pepsico Tân Hiệp Phát URC Việt Nam Coca Cola Vinamilk Khác

Nguồn: Tổng cục thống kê

Ngành đồ uống đã và đang đóng góp một phần quan trọng đến nền kinh tế nước ta, cụ thể:

Tham gia đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung với mức tăng trưởng về giá trị sản xuất bình quân trên 10%

18 mỗi năm Tỷ trọng giá trị của ngành chiếm khoảng 5,6 - 6% tổng giá trị ngành công nghiệp cả nước thuộc Bộ Công Thương quản lý.

Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội các mặt hàng bia, rượu, nước giải khát các loại với số lượng, chất lượng ngày càng tăng, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú, chiếm lĩnh cơ bản thị trường trong nước, đẩy lùi hàng nhập khẩu Giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động trong tất cả các khâu sản xuất, phân phối, cung ứng, vận tải; tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển công nghiệp; phát triển mạng lưới phân phối, bán lẻ đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần cải thiện đời sống người lao động trên các vùng miền trong cả nước

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Chương 4: Một số kiến nghị và giải pháp cho ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam

Mô hình kinh tế lượng phân tích những tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp

Cách xử lý số liệu

Trước khi tiến hành tính toán các chỉ số đo lường mức độ tập trung cũng như xây dựng mô hình trong ngành sản xuất đồ uống năm 2016, nhóm tác giả cần xử lý số liệu Các bước xử lý số liệu được thực hiện như sau:

Bước 1: Sử dụng Stata mở bộ số liệu các doanh nghiệp năm 2016 – chọn file 2016_1A_reduced.dta.

Bước 2: Trong ô lệnh command sử dụng lệnh keep để giữ lại các biến cần thiết: keep tennganhkd nganh_kd ts11 ts21 tsld ld11 kqkd1 kqkd8 kqkd17 kqkd20 nns11.Sau khi sử dụng lệnh các chỉ số xuất hiện sau lệnh keep sẽ được giữ lại, các chỉ số còn lại sẽ bị loại bỏ Sau đây là ý nghĩa các biến được giữ lại:

Bảng 3 Giải thích ý nghĩa các ký hiệu trong mẫu dữ liệu1

Ký hiệu Ý nghĩa tennganhkd Tên ngành nghề sản xuất kinh doanh nganh_kd Mã ngành ts11 Tài sản đầu kỳ (1/1/2016) ts21 Tài sản cuối kỳ (31/12/2016) tsld Tổng số lao động đầu kỳ (1/1/2016) ld11 Tổng số lao động cuối kỳ (31/12/2016) kqkd1 Doanh thu bán hàng kqkd8 Doanh thu tài chính kqkd17 Doanh thu khác kqkd20 Lợi nhuận kế toán trước thuế nns11 Tổng thuế, phí

Bảng Giải thích ý nghĩa các ký hiệu trong mẫu dữ liệu2

Bước 3: Từ bảng các dữ liệu cần thiết thu được ở Stata, copy vào Excel, sau đó sử dụng chức năng Filter trên thanh công cụ

Bước 4: Tại cột nganh_kd lần lượt lọc ra các mã ngành như sau: 11010,

11030, 11041, 11042 Sau đây là bảng giải thích ý nghĩa mã ngành

Bảng 3 Giải thích ý nghĩa mã ngành2

11010 Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh

11030 Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia

11041 Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai

11042 Sản xuất đồ uống không cồn

Bảng Giải thích ý nghĩa mã ngành3

Tổng quan về các dữ liệu cần thiết: Thống kê được mã ngành 11010 có 6 doanh nghiệp, mã ngành 11020 có 2 doanh nghiệp, mã ngành 11030 có 25 doanh nghiệp, mã ngành 11041 có 29 doanh nghiệp, mã ngành 11042 có 11 doanh nghiệp.

Kết quả đo lường HHI, CR4 và phân tích ý nghĩa

Dựa vào số liệu cho trước và công thức ở chương 1, nhóm tính được như sau:

Bảng 3 Kết quả HHI và CR4 của các ngành3

Dựa vào các chỉ số HHI và CR4 tính được, có thể thấy ngành sản xuất đồ uống có mức độ tập trung tương đối cao Các ngành 11042, 11041, 11030 đều có chỉ số CR4 > 0.8, thậm chí ngành 11020 còn có CR4 = 1 thế hiện mức độ tập trung cực kỳ cao Điều đó chứng tỏ thị trường tồn tại một số doanh nghiệp lớn trong ngành này có sức mạnh thị trường, là price – maker Vì thế, nếu chính phủ không có những biện pháp quản lý, kiểm soát, chấn chỉnh hợp lý, các hãng này có thể lạm dụng hành vi sức mạnh thị trường để tăng giá gây bất lợi cho người tiêu dùng Trên thực tế, ta thấy một số hãng trong ngành này có thi phần lớn như: Coca Cola, Pepsico và Tân Hiệp Pháp.

Một số kiến nghị và giải pháp cho ngành sản xuất đồ uống tại Việt Nam

Tận dụng những xu thế mới

Thứ nhất, các doanh nghiệp cần cân bằng mối quan tâm về sức khoẻ và khả năng chi trả của người tiêu dùng Theo kết quả nghiên cứu và khảo sát của Vietnam Report, xu hướng trong tương lai của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống là sản phẩm có lợi cho sức khỏe Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông thái và nâng cao tiêu chuẩn, hướng đến lối “ăn sạch sống xanh” qua việc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ và nguyên liệu sạch Hơn nữa, mọi người đang tìm kiếm những cách mới để cải thiện sức khỏe tinh thần, bao gồm cho phép bản thân được phép tiêu thụ thực phẩm và đồ uống thoải mái, dễ chịu Tuy nhiên, cùng lúc họ đối mặt với nhu cầu quản lý cân nặng và tìm kiếm sự cân bằng giữa dinh dưỡng lành mạnh và sự hưởng thụ Do đó, nắm bắt được nhu cầu này sẽ giúp doanh nghiệp có ưu thế trên thị trường Việc phát triển sản phẩm sản xuất theo chuỗi, nghiên cứu, phát triển nông trại trồng loại hữu cơ, nguyên liệu đầu vào chất lượng, đảm bảo an toàn, phát triển chuỗi sản xuất từ nông trại xanh, tạo niềm tin người tiêu dùng Việt vào sản phẩm Việt là chiến lược phát triển bền vững, nội lực, không phụ thuộc vào nhà phân phối hay phải nhập từ nước ngoài

Thứ hai, doanh nghiệp cần chú ý sản xuất các sản phẩm đồ uống có khối lượng, kích thước, cách đóng gói sản phẩm khác nhau tạo sự lựa chọn đa dạng cho các khách hàng với nhu cầu khác nhau Nhóm người tiêu dùng trẻ, người độc thân thường lựa chọn sử dụng thực phẩm tiện lợi, đồ uống với gói trọng lượng nhỏ, dễ mang theo Các gia đình (thường 4-5 người) thường lựa chọn loại có kích thước lớn hơn để sử dụng cho cả gia đình

Thứ 3, hãng cần tận dụng các mạng xã hội, công nghệ với ứng dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống, giao đồ ăn, đặt bàn… làm thay đổi trải nghiệm ẩm thực người tiêu dùng, giới trẻ Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua đồ online Do đó, việc đưa sản phẩm lên các trang thương mại điện tử, các kênh phân phối trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng tốt hơn

Tận dụng thị trường tự do, mở cửa để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên

Tính đến đầu năm 2020, Việt Nam đã ký kết và thực thi các hiệp định thương mại như cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (EEUV-FTA), hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), Điều này tạo cho Việt Nam một thị trường xuất khẩu lớn, mạng lưới liên kết rộng giữa các quốc gia trên thế giới Trong nước, nhiều doanh nghiệp có tiềm năng rất lớn trong việc sản xuất sản phẩm, thực phẩm đồ uống, có quy mô tương đối lớn, thương hiệu và chất lượng uy tín, đủ cơ sở để xuất sang các nước Như vậy, khi doanh nghiệp tận dụng được thị trường mở,hãng có cơ hội phát triển rất lớn với nguồn doanh thu từ xuất khẩu sang nước ngoài.

Đẩy mạnh truyền thông để đem sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng

Truyền thông thương hiệu là công cụ để khách hàng đánh giá chất lượng và dịch vụ của doanh nghiệp, giúp họ không ngừng cải tiến để những sản phẩm ngày càng hoàn thiện Có thể coi nó là cầu nối nhanh và hiệu quả nhất để đưa sản phẩm mới hay thương hiệu đến gần cộng đồng Chiến lược truyền thông có thể đi theo nhiều cách thức khác nhau như qua trang web, thông cáo báo chí, họp báo, phỏng vấn, đồ hoạ thông tin…Các doanh nghiệp đồ uống nói riêng, doanh nghiệp Việt nói chung cần đẩy mạnh truyền thông để đem sản phẩm tốt đến người tiêu dùng Chúng ta cần tận dụng cơ hội để vươn xa trên thị trường quốc tế, tạo dựng một thương hiệu mạnh và uy tín Hơn nữa, doanh nghiệp ngành đồ uống thời gian tới cần đầu tư cho việc quảng bá phát triển hình ảnh các sản phẩm với nguồn kinh phí phù hợp, không khiến giá sản phẩm tăng lên quá cao.

Can thiệp từ chính phủ

Chính phủ luôn là nhân tố quan trọng trong việc đồng hành, hỗ trợ cùng doanh nghiệp Chính phủ cần có biện pháp mạnh mẽ hoạt động thu thuế từ doanh nghiệp sản xuất đồ uống, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp nội địa Những năm tới, chính phủ cần nâng cao chiến dịch phòng chống hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, chưa tuân theo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm - những vấn đề gây nhũng nhiễu thị trường đồ uống Việt Nam, làm giảm lòng tin vào sản phẩm Việt

Nam, không đưa sản phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dùng Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần xử phạt hợp lý, mang tính răn đe cao, cần sự can thiệp, tra soát từ lực lượng chức năng để bảo đảm tính công bằng, minh bạch của thị trường và lợi ích của thương hiệu.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w