1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) trường đại học ngoại thươngkhoa lý luận chính trị=====000=====tiểu luận triết họcphép biện chứng về mâu thuẫn và vận dung phân tíchmâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng

23 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận triết học phép biện chứng về mâu thuẫn và vận dung phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Đức Huy
Người hướng dẫn ThS. Trần Huy Quang
Trường học Trường đại học ngoại thương
Chuyên ngành Khoa lý luận chính trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Từ đó, tavận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN ở nước ta.Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam thơng qua Đại hội đại biểu tồnquốc lần thứ VI của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

=====000=====

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬN DUNG PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Huy Minh

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu……… 1Phần I: Lý luận phép biện chứng về mâu thuẫn……… 3

1 Khái niệm mâu thuẫn và tính chất chung của mâu thuẫn………3

2 Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển ……… 4

3 Ý nghĩa phương pháp luận……… 5

Phần II: Ứng dụng phép mâu thuẫn biện chứng trong việc phân tích nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay …… 6

1 Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN ở Việt Nam … .61.1 Khái niệm kinh tế thị trường……… 6

1.2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN………… 6

1.3 Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng ……… ….8

2 Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ởViệt Nam …… 8

2.1 Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng XHCN ở Việt Nam…… 9

2.2 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề phân hóa giàu nghèo….10

2.3 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ môi trường…….….10

Trang 3

2.4 Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với giải quyết công ăn việc làm …… 11

3 Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn và phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN……… 11

3.1 Những phương án để giải quyết mâu thuẫn của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN 113.2 Những phương án phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ởViệt Nam ………… 13Phần III: Kết luận………15Tài liệu tham khảo……… 17

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình vận động và phát triển của các sự vật, mâu thuẫn luônluôn xảy ra Mâu thuẫn có thể xảy ra ở bên trong sự vật, là sự tác động qua lạigiữa các mặt, các khuynh hướng… nằm trong mỗi sự vật hiện tượng, hay cóthể xảy ra ở bên ngoài, là mâu thuẫn giữa các hiện tượng, sự vật với nhau Mâu thuẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực trên thế giới, ví dụ, trong hoạt động xâydựng kinh tế, mâu thuẫn tồn tại dưới dạng: mâu thuẫn cung - cầu, đầu tư vàlợi nhuận, v.v Triết học Mác - Lênin đã chỉ ra mâu thuẫn là một hiện tượngtất yếu khách quan, mang tính phổ biến và có đa dạng các loại mâu thuẫn.Xác định đúng từng loại mâu thuẫn sẽ giúp con người tìm ra các giải phápphù hợp, tối ưu để giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự vật phát triển Từ đó, tavận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN ở nước ta

Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ VI của Đảng (từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986), đã khởi xướngChính Sách Đổi Mới và bắt đầu thực hiện trên toàn quốc Công cuộc đổi mớinày tạo nên một loạt chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta: chuyển từnền kinh tế kế hoạch hóa tập trung - bao cấp sang nền kinh tế thị trường vớinhiều thành phần hàng hóa, hoạt động theo cơ chế định hướng XHCN Trongquá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước đã chấp nhận sự tồn tại, bình đẳng vàhợp pháp của nhiều thành phần kinh tế, mà trong đó: “Kinh tế Nhà nước giữvai trò chủ đạo Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển Kinh

tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắccủa nền kinh tế quốc dân Kinh tế tư nhân là một trong những động lực củanền kinh tế”, trích

(bổ sung, phát triển năm 2011) Nhờ vậy, công cuộc đổi mớicủa nước ta đã đạt những thành tựu to lớn: chặn đứng khủng hoảng kinh tế;thu hút vốn đầu tư nước ngoài; nâng cao các mặt phúc lợi xã hội, xóa đóigiảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; đẩy mạnh sự phát triển về văn hóa,

xã hội, chính trị, Tuy nhiên, những thành công của công cuộc đổi mới vẫn

Trang 5

tồn đọng những điểm mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế ViệtNam, ví dụ như: sự phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,v.v Đây là những hạn chế đòi hỏi cần có sự quan tâm và phương pháp giảiquyết của các cấp, các ngành, nhằm thúc đẩy quá trình đi lên nền kinh tế thịtrường định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN) thực sự hoàn chỉnh, đem lại sựthịnh vượng cho đất nước, sánh vai với các cường quốc khắp thế giới.Với tính cấp thiết như trên cùng mong muốn tìm hiểu sâu về nền kinh

tế nước ta, quan điểm lý luận cũng như những giải pháp giải quyết mâu thuẫntồn tại trong quá trình phát triển kinh tế, em chọn đề tài: Phép biện chứng về

mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thịtrường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” để viết tiểu luậnhọc phần Triết học Mác - Lênin Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế,bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những sai sót Em mong thầy giáo

có thể đóng góp ý kiến để giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 6

Phần I

LÝ LUẬN PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN

1 Khái niệm mâu thuẫn và tính chất chung của mâu thuẫn 1.1 Khái niệm mâu thuẫn

Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ sự liên hệ,tác động theo cách vừa thống nhất vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ,vừa chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiện tượng(mâu thuẫn bên trong) hoặc giữa các sự vật, hiện tượng trong quá trình vậnđộng, phát triển của chúng (mâu thuẫn bên ngoài)

Yếu tố tạo nên mâu thuẫn là các mặt đối lập - là các đặc điểm, các bộphận, các thuộc tính, có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại mộtcách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy Các mặt đối lập nằm trong

sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Ví dụ:hoạt động ăn và bài tiết trong cơ thể con người; giai cấp thống trị và giai cấp

bị trị trong xã hội xưa; mặt đồng hóa và dị hóa ở mỗi sinh vật sống Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thốngnhất với nhau Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự cần đến nhau, nươngtựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại củamặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề Thứ hai, các mặt đối lậpcòn có sự tác động ngang nhau, cân bằng nhau Các mặt đối lập cũng có sựđồng nhất với nhau, do trong chúng tồn tại những yếu tố giống nhau Hai mặtđối lập còn tồn tại trong sự đấu tranh với nhau; qua đó, các mặt đối lập có sựtác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau

1.2 Tính chất chung của mâu thuẫn

Mâu thuẫn có tính khách quan vì mâu thuẫn là cái vốn có trong sự vật,hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng, có trong tất cả cáclĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy của con người Phép biện chứng duy vậtkhẳng định, tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan là

Trang 7

Mác… 100% (84)

24

TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…Triết học

Mác… 100% (63)

7

2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…Triết học

Trang 8

một thể thống nhất biện chứng chứa đựng các mặt đối lập: các khuynh hướng,thuộc tính trái ngược nhau Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là docấu trúc tự thân vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng quy định Mâu thuẫntồn tại khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý thức con người Sự liên

hệ, tác động qua lại, đấu tranh chuyển hóa, bài trừ và phủ định lẫn nhau, tạothành động lực bên trong của mọi quá trình vận động và phát triển khách quancủa chính bản thân các sự vật hiện tượng Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật mớixuất hiện, xuyên suốt quá trình phát triển, cho tới khi sự vật kết thúc Mâuthuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác sẽ hình thành

Mâu thuẫn có tính đa dạng: mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thểbao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong nhữngđiều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau Mỗi loại mâu thuẫn có đặc điểm riêng và

có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật hiện tương

Tính phong phú của mâu thuẫn biểu hiện ở cách mâu thuẫn được phânchia thành nhiều loại: mâu thuẫn bên trong - bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản -không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu - thứ yếu, Trong các lĩnh vực khác nhau,tồn tại những mâu thuẫn với tính chất khác nhau, tạo nên tính phong phútrong sự biểu hiện của mâu thuẫn

2 Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

Mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đốilập Sự thống nhất và đấu tranh không tách rời nhau trong quá trình vậnđộng, phát triển của sự vật, hiện tượng Quá trình thống nhất và đấu tranh củacác mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng Lúc mâu thuẫnmới xuất hiện, xuất hiện những sự khác biệt trong nó và phát triển thành haimặt đối lập Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt vàkhi đủ điều kiện chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau Mâu thuẫn cũ mất đi, mâuthuẫn mới được hình thành Sự vận động và phát triển của các sự vật đượchình thành qua quá trình tác động, chuyển hóa giữa chúng, hoạt động mộtcách tiếp diễn

Triết họcMác Lênin 99% (77)QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…Triết học

Mác… 100% (33)

20

Trang 9

Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập cũngdẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lậpkhi phát triển đến một trình độ nhất định, hội tụ đủ các điều kiện cần thiết mớiđưa đến chuyển hóa giữa chúng, bài trừ và phủ định lẫn nhau Trong giới tựnhiên, chuyển hóa của các mặt đối lập thường diễn ra một cách tự phát, còntrong xã hội loài người, chuyển hóa của các mặt đối lập nhất thiết phải thôngqua hoạt động có ý thức của con người.

Trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựngtrong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triểnngược chiều nhau Sự đấu tranh chuyển hóa của các mặt đối lập trong điềukiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổbiến trong thế giới khách quan của các sự vật, hiện tượng Mâu thuẫn đượcgiải quyết khiến sự vật cũ mất đi và sự vật mới được hình thành Sự vật mớinày lại sinh ra các mặt đối lập và mâu thuẫn mới Các mặt đối lập đó lại đấutranh chuyển hóa và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới, cứ như vậy

mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan biến đổi không ngừng Vìvậy, mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình phát triển

3 Ý nghĩa phương pháp luận

Qua những nghiên cứu về phép biện chứng về mâu thuẫn, có thể thấy,trong nhận thức và thực tiễn cần phải thừa nhận tính khách quan của mâuthuẫn, từ đó, phát hiện mâu thuẫn, tìm ra thể thống nhất và đấu tranh của cácmặt đối lập, từ đó nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vậnđộng và phát triển trong sự vật hiện tượng Thứ hai, phân tích từng loại mâuthuẫn phải bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, tức là phải biết phântích, đánh giá cụ thể từng mâu thuẫn cụ thể và đề ra phương pháp giải quyếtcho mâu thuẫn đó Ngoài ra, cần phải phân biệt đúng vai trò, vị trí của mâuthuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định cùng những đặc điểm củamâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp đúng giải quyết từng loại mâu thuẫntrong hoạt động nhận thức và thực tiễn

Trang 10

Phần II ỨNG DỤNG PHÉP MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG VIỆC PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Tính tất yếu của quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

1.1 Khái niệm kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là phương thức vận hành nền kinh tế mà người mua

và người bán tương tác với nhau theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị đểxác định giá cả cũng như số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

- Về ưu điểm: người tiêu dùng được tự do thỏa mãn nhu cầu, thúc đẩy

sự đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra một lực lượng sản xuấtđáp ứng nhu cầu người dùng, tránh gây tổn thất, lãng phí, ngăn chặn tìnhtrạng thất nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế phát triển

- Về nhược điểm: phân bổ nguồn lực không hiệu quả, người sản xuất sẽbất chấp an toàn, gây ô nhiễm môi trường để sản xuất sao cho tối đa hóa lợinhuận; gây ra mất cân bằng cung cầu, dẫn đến khủng hoảng kinh tế; dẫn đếnbất bình đẳng trong xã hội; thất nghiệp, lạm phát,

Hiện nay, trên thế giới không có một nền kinh tế thị trường hoàn hảo,

và gần như không có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoàn toàn (trừ nềnkinh tế của Bắc Triều Tiên) mà chủ yếu là nền kinh tế hỗn hợp Tùy ở mỗinước mà các yếu tố thị trường nhiều hay ít Trong thương mại quốc tế, mức

độ thị trường hóa nền kinh tế có thể được sử dụng làm tiêu chí để xác địnhđiều kiện thương mại giữa các nước

1.2 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN:

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là tên gọi một hệ thống kinh tếđược Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nướcCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (được chủ trương và triển khai từ thập

Trang 11

niên 1990) Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệmkinh tế thị trường định hướng XHCN

Trong quá trình triển khai, Đảng ta thừa nhận rằng mới chỉ có giải thíchhạn chế và chung chung về mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, màchưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về mô hình như vậy Theo đó, mô hìnhkinh tế thị trường định hướng XHCN là một nền kinh tế vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền XHCN hướng tớimục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Phải tớiHội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Namkhóa X, Đảng mới ra Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 30/01/2008 về tiếp tụchoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Tới ngày 23/9/2008,Chính phủ Việt Nam mới có Nghị quyết số 22/2008/NQCP ban hành Chươngtrình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW Từng có ý kiến cho rằng, kinh tế thị trường và định hướng xã hô €i chủnghĩa là như nước và lửa, không thể dung hòa được với nhau Tuy nhiên, thựctiễn hơn 35 năm đổi mới đã bác bỏ mô €t cách đanh thép những tư biê €n vòng vomang tính chất logic hình thức và chứng minh chủ trương này là hoàn toànđúng đắn, là sự phát hiê €n mới mang tính đô €t phá lý luâ €n đầy tính sáng tạo củaViê €t Nam Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận định: “Đưa ra quan niệmphát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lýluận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua

35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếpthu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”

Hệ thống kinh tế thị trường định hướng XHCN có các đặc trưng sau:

- Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thịtrường, vừa có sự điều tiết của Nhà nước

- Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh

tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càngtrở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế Đất đai thuộc sở hữu toàn dân

Trang 12

- Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hộinhập kinh tế thành công.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và nhân dân đượckhuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế

1.3 Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnh trình độ pháttriển nhất định của văn minh nhân loại Thực tiễn vận động của nền kinh tếthế giới những năm gần đây cho thấy mô hình phát triển nền kinh tế thịtrường có sự điều tiết từ trung tâm, trong bối cảnh ngày nay là mô hình hợp lýhơn cả Mô hình này, về đại thể có thể đáp ứng những thách thức của sự pháttriển

Ở nước ta, việc thực hiện mô hình này, trong thực tế, chẳng những lànội dung của công cuộc đổi mới mà còn là công cụ, phương thức để nước tathực hiện thành công mục tiêu xây dựng CNXH Trên con đường công nghiệphoá, hiện đại hoá, việc chúng ta bước đầu sử dụng thị trường như là một công

cụ, phương thức, trên thực tế đã đem lại những kết quả tích cực cả về phươngdiện thực tiễn và phương diện nhận thức

Tuy nhiên, nhận ra sức mạnh của cơ chế thị trường bao nhiêu, chúng tacàng hiểu rõ hơn bấy nhiêu mặt trái của nó đối với sự vận động của đời sống

xã hội Sự tăng trưởng kinh tế đương nhiên là một mục tiêu của phát triển xãhội, nó có khả năng tạo ra điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội Do vậy,những quan niệm của Đảng ta, để thực hiện sự nghiệp xây dựng CNXH vớimục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh thì nềnkinh tế thị trường nhất thiết phải có sự quản lý của Nhà nước theo định hướngXHCN

2 Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w