Để phân loại hàng hóa, người khai hải quan có thể sử dụng các dịch vụ giám địnhhàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở dữ liệu vềDanh mục hàng hóa xuất
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về MV HS
Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (thuộc Bộ Công thương), hệ thống mã HS hay Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa, là một hệ thống phân loại tất cả các hàng hóa theo thống nhất quốc tế Hệ thống mã HS được sử dụng rộng rãi trên thế giới với mục tiêu giúp giao dịch an toàn, nhanh và hiệu quả hơn Các đối tượng như thương nhân, bên gửi hàng, bên trung gian chuyển hàng, cơ quan hải quan và các đối tượng khác đều đang sử dụng hệ thống Mã HS.
1.1.2 Cách hệ thống MV HS hoạt động
Hệ thống Mã HS sẽ chia các loại hàng hóa thành: Phần, Chương, Phân chương, Nhóm và Phân nhóm Ứng với mỗi cấp độ sẽ là các ghi chú giải thích, định nghĩa pháp lý về hàng hóa cùng mục chi tiết tuần tự của hàng hóa dựa trên cấu trúc thống nhất.
H%nh 1 - Ví dụ về Mã HS
Nguồn: Vụ Chính sách thương mại đa biên
- Phần là các nhóm Chương, với mục đích nhóm các loại hàng hóa có cùng chủng loại, thành phần, chức năng, ảnh hưởng, cách sử dụng hoặc mục đích giống nhau
- Chương là các nhóm hàng hóa liên quan chặt chẽ với nhau hơn, nhằm mục đích cung cấp chi tiết rõ hơn Mỗi chương sẽ được cấp một mã bao gồm hai chữ số trong phạm vi từ 01 đến 99, nhằm mục đích xác định Chương mà các hàng hóa cụ thể được phân loại vào
- Tương tự, các Chương sẽ bao gồm các Nhóm, là tập hợp các hàng hóa tương tự một cách chặt chẽ hơn và xác định một lần nữa hàng hóa đó bằng hai chữ số, nằm trong khoảng 01 đến 100 (được biểu thị bằng hai chữ số từ 01 đến 00)
- Mục phân loại chi tiết này được lặp lại một lần nữa cho các Phân nhóm Thông thường, Mã HS quốc tế sẽ có 6 chữ số, tương ứng với Chương, Nhóm và Phân nhóm
H%nh 2 - Cấu trúc mã HS của WCO
Nguồn: Vụ Chính sách thương mại đa biên
Tuy nhiên, một số quốc gia có thể tự chia nhỏ hàng hóa thành các chi tiết nhỏ hơn tùy vào nhu cầu của họ, trong đó có Việt Nam Một ví dụ cụ thể, đối với Việt Nam, phương tiện cơ giới, bởi vì hoạt động xuất nhập khẩu xe và phụ tùng xe đối với Việt Nam là rất quan trọng Lúc này, chính phủ yêu cầu phải có dữ liệu thương mại cụ thể hơn nữa so với những mặt hàng khác Nên để đảm bảo tính nhất quán cũng như dễ quản lý, các chính phủ hầu hết chọn cách thu thập dữ liệu nhiều hơn sáu chữ số để đảm bảo cho tất cả mã hàng hóa trong Biểu thuế của họ đều có cùng độ dài
H%nh 3 - Mã HS Chương 87 - Xe trừ phương tiện chạy trên đường tàu điện, và các bộ phận, phụ kiện của chúng
Nguồn: Vụ Chính sách thương mại đa biên
Quy trình xác định mV HS của Chi cục Giám định HQi quan
Trong quá trình hoàn thành các thủ tục hải quan, việc xác định mã HS của một số hàng hoá được nhận thấy là một quy trình khá phức tạp Hàng hóa ngày càng trở nên đa dạng và tích hợp nhiều công dụng thành phần, một chuyến hàng có thể có rất nhiều đơn hàng, các hàng hoá trong từng đơn hàng và trong chuyến hàng rất phong phú và khác nhau; từ đó việc xác định mã HS cho hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông thường sẽ có nhu cầu tương đối lớn yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số.
Những năm gần đây, thủ tục hải quan đã không ngừng cải cách nhằm tạo thuận lợi cũng như tăng độ thống nhất chính xác trong quy trình xác định thông tin đặc biệt là về mã HS Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng nhiều mâu thuẫn giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp về việc xác định mã HS hàng hóa xuất nhập khẩu
“Rất nhiều doanh nghiệp gặp trở ngại khi xác nhận mã HS ở giai đoạn trước khi khai hải quan Tình trạng này không những không giảm, mà còn gia tăng Khảo sát năm
2020 của VCCI cho thấy, có tới 76,2% số doanh nghiệp cho rằng, họ gặp khó khăn trong việc xác định mã HS, tăng đáng kể so với tỷ lệ 66,3% vào năm 2018” - ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Tình trạng áp mã HS không thống nhất giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến Ngoài ra, tình trạng xác nhận mã HS giữa của cơ quan hải quan này với
3 cơ quan hải quan khác không giống nhau khiến nhiều doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy thu thuế xuất - nhập khẩu oan Để tránh tình trạng này, nhiều doanh nghiệp đã tham vấn trước với cơ quan hải quan về mã HS, nhưng việc tham vấn không hề dễ dàng và mất rất nhiều thời gian.
Tổng cục Hải quan nhận định nguyên nhân lớn nhất là do cách hiểu khác nhau về áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật Đồng thời, tính chất đặc thù của lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là lĩnh vực mã HS và trị giá hải quan cũng dẫn đến phát sinh vướng mắc. Ngoài ra, có một số trường hợp là do thông tin khai báo từ phía doanh nghiệp chưa đầy đủ và một phần do năng lực thực thi của một số cán bộ công chức hải quan
- Quyết định số 2166/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 8 năm 2021 ban hành Quy trình Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó quy định một số nội dung mới về quy trình phân tích để phân loại hàng hóa xuất, nhập khẩu;
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tư số 17/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2.3 Quy trình xác định MV HS của Chi cục Giám định HQi quan
1.2.3.1 Các trường hợp được áp dụng phân tích phân loại hàng hóa
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 của Quyết định số 2166/QĐ-TCHQ năm 2021, yêu cầu: Hàng hóa phải lấy mẫu phân tích để phân loại thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính:
“Điều 3 Phân tích để phân loại hàng hóa
1 Trường hợp cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định tính chính xác việc phân loại hàng hóa của người khai hải quan th% thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa.
2 Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện thực hiện phân tích hàng hóa th% sử dụng dịch vụ giám định của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật về dịch vụ giám định thương mại để làm cơ sở thực hiện.
3 Để phân loại hàng hóa, người khai hải quan có thể sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”
1.2.3.2 Thành phần hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại
Bảng 1 - Thành phần hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại
TT Tên tài liệu Lưu ý
1 Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo mẫu số
05/PYCPT/2021 ban hành kèm Thông tư số 17/2021/TT-BTC)
01 Phiếu kiêm Biên bản lấy mẫu cho mỗi mặt hàng
2 Phiếu ghi số, ngày văn bản, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan liên quan đến mẫu hàng hóa
3 Mẫu hàng hóa yêu cầu phân tích 02 mẫu Trường hợp người khai chỉ nhập 01 mẫu thì không tiến hành lấy mẫu
4 Tài liệu kỹ thuật của hàng hóa Trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì đơn vị yêu cầu phân tích phải nêu rõ lý do hàng hóa không có tài liệu kỹ thuật tại mục 12 phiếu yêu cầu phân tích
Thời hạn: Chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu, đơn vị yêu cầu phân tích phải gửi hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại, đảm bảo không bị biến chất. Đơn vị yêu cầu phân tích gửi hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại mẫu đến Chi cục Kiểm định hải quan qua đường bưu điện, dịch vụ chuyển phát hoặc gửi trực tiếp.
1.2.3.3 Trình tự phân tích phân loại và ban hành thông báo kết quả phân loại
Bảng 2 - Tr%nh tự thực hiện
Bước 1 Cơ quan hQi quan lấy mẫu để phân tích.
Mẫu được lấy từ chính lô hàng cần phân tích và mang tính đại diện;
Phiên bQn mới nhất của Danh mục Hài hòa Mô tQ và MV hóa Hàng hóa (HS)
Danh mục Hài hòa Mô tả và Mã hóa Hàng hóa (Harmonized Commodity Description and Coding Systems - HS/ HS Code) của Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization - WCO) được sửa đổi, bổ sung theo kỳ hạn 5 năm 1 lần nhằm cập nhật các mặt hàng có thay đổi, tiến bộ về công nghệ, kỹ thuật phù hợp với tình hình thương mại quốc tế thực tế; hoặc làm rõ phiên bản trước nhằm đảm bảo việc áp dụng thống nhất Danh mục HS.
Danh mục HS 2022 đã được WCO xây dựng và phê chuẩn vào ngày 18/06/2019, là bản sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 để thay thế phiên bản đã được sử dụng từ ngày 01/01/2017 Trên cơ sở những thay đổi của Danh mục HS thì Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN (AHTN) cũng được định kỳ sửa đổi 5 năm 1 lần Danh mục AHTN
2022 được các nước ASEAN rà soát, xây dựng lại một cách chi tiết ở cấp độ 8 số để đáp ứng mục tiêu tạo thuận lợi thương mại trong khu vực Điều này đòi hỏi tại Việt Nam cần xây dựng một Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2022 để đảm bảo tuân thủ việc thực thi Công ước HS, Nghị định thư ASEAN về hải quan, và Nghị định thư thực hiện Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN
1.3.2 Ảnh hưởng của sự thay đổi tới Biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam và hệ thống phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam
Với mỗi thay đổi của Danh mục HS 2022, một số mã HS bị loại bỏ, một số khác thay đổi định nghĩa và mô tả như được mở rộng để bao gồm nhiều hàng hóa hơn Bên
10 cạnh đó, tại Việt Nam, Luật Hải quan có quy định: “Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” Do đó, việc rà soát, cập nhật Danh mục HS 2022 và AHTN 2022 đồng nghĩa với việc Việt Nam phải có những thay đổi trong phân loại hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu và phân nhóm thuế quan (mã hàng hóa) thường được sử dụng trên tờ khai Cụ thể là phải tuân thủ hoàn toàn Danh mục HS phiên bản 2022 ở cấp độ 6 số và Danh mục AHTN phiên bản 2022 ở cấp độ 8 số Đáp ứng vấn đề đang đặt ra tại thời điểm đó, tháng 02/2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hòn Gai đã công bố Nội dung biểu thuế Xuất Nhập khẩu 2023 bao gồm: Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 31/2022/TT-BTC; Các biểu thuế năm 2021 liên quan đến hàng hóa XK, NK; và Các chính sách quản lý mặt hàng theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan đến 8.724/14.414 mã HS. Để chuẩn bị cho những thay đổi mới nhất của Danh mục HS, các nhà xuất nhập khẩu cần nắm rõ mặt hàng nào của mình bị ảnh hưởng và có kế hoạch cập nhật mã HS mới Đồng thời các doanh nghiệp này cũng phải theo dõi thông tin liên lạc của hải quan để biết bất kỳ thay đổi bổ sung nào có thể phát sinh Các công ty không thực hiện các bước này sẽ gặp rủi ro nghiêm trọng khi phân loại sai sản phẩm, trì hoãn hải quan, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và các sự gián đoạn có thể gây tốn kém khác.
Mã HS gồm 6 chữ số toàn cầu đã được cập nhật và xuất bản, những thay đổi đối với 2-4 chữ số bổ sung từ các quốc gia riêng lẻ được chia sẻ theo từng quốc gia và tại Việt Nam đã có tài liệu chính thức cho lần bổ sung, cập nhật công bố năm 2023 Các doanh nghiệp có thể bắt đầu hành động trước những thay đổi trên các bước cơ bản sau:
1 Thu thập mã HS hiện tại của doanh nghiệp bạn: Thu thập tất cả các mã HS bạn sử dụng thường xuyên cho hàng hóa hiện tại của mình
2 Đối chiếu với các mã mới để biết các thay đổi: Sử dụng các công cụ so sánh giữa
2 phiên bản gần nhất hoặc nếu cần thiết là sử dụng của WCO, ấn phẩm đầy đủ về các thay đổi của họ, kiểm tra xem mã HS của doanh nghiệp bạn có thay đổi hay không.
3 Thực hiện các thay đổi của doanh nghiệp:
- Nếu mã HS của bạn đã bị xóa thì hãy xử lý việc này và chọn mã phù hợp nhất để thay thế.
- Nếu định nghĩa về mã HS của bạn đã thay đổi, hãy kiểm tra xem mã đó có còn bao phủ chính xác hàng hóa của bạn hay không và thay đổi nếu cần.
ỨNG DỤNG CỦA MÃ HS VÀO PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
Danh mục biểu thuế quan hài hòa Asean (AHTN)
Danh mục biểu thuế quan hài hòa (ASEAN Harmonised Tariff Nomanclature - AHTN) là danh mục hàng hàng hóa được xây dựng dựa trên cơ sở Danh mục hài hòa mô tả, mã hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới (Danh mục HS) và gồm các dòng thuế từ Biểu thuế xuất nhập khẩu từ 10 nước thành viên ASEAN AHTN được xây dựng năm
2003, trải qua các lần sửa đổi vào năm 2004, 2007, 2012, 2017, 2022; hiện nay, danh mục AHTN đang được áp dụng là AHTN 2022.
Hệ thống AHTN bao gồm:
- Chú giải bổ sung của ANTN (Supplementary Explanatory Notes - SEN): SEN được xây dựng như một công cụ hỗ trợ để phân loại hàng hóa trong AHTN Cụ thể là các phân nhóm của ASEAN đã được chi tiết trong nghị định thư AHTN. SEN được sử dụng kết hợp với HS và EN Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa cách giải thích của HS, EN và SEN thì phải tuân thủ theo HS và EN.
Gồm 21 phần, 97 chương (tương tự bản gốc Danh mục HS), được chi tiết đến cấp độ 8 chữ số:
- 1.228 nhóm ở cấp độ 4 số, 4.084 phân nhóm ở cấp độ 6 số và được chi tiết thành 11.414 dòng hàng ở cấp độ 8 số (tăng 601 dòng hàng so với danh mục AHTN 2017)
- 6 mã số đầu là mã số theo Công ước HS
- Mã số thứ 7,8 là của AHTN, tạo thành các phân nhóm ASEAN (với những điều ước ASEAN)
- Gồm hơn 9500 dòng thuế thỏa mãn yêu cầu từ các nước ASEAN.
2.1.3 Nghị định thư thi hành AHTN
2.1.3.1 Khái niệm và ban hành nghị định thư thi hành AHTN
Nghị định thư thi hành AHTN là một Hiệp định có nhiệm vụ xác định khung pháp lý trong việc thi hành Danh mục AHTN, khẳng định lại vai trò và tầm quan trọng của 6 Quy tắc chung giải thích hệ thống hài hòa và các chú giải đối với các quốc gia thành viên. Lưu ý: Khi Danh mục HS thay đổi hoặc bổ sung thì Danh mục Thuế của các quốc gia thành viên cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Nghị định thư thi hành AHTN được ký kết vào ngày 7/8/2003 và các Nghị định thư thay đổi AHTN thì vào năm 2007 và 2010.
2.1.3.2 Nội dung Điều 1: Mục tiêu Điều 2: Nguyên tắc Điều 3: Cấu trúc AHTN Điều 4: Nghĩa vụ các nước thành viên Điều 5: Sửa đổi đối với AHTN Điều 6: Thủ tục sửa đổi Điều 7: Các thoả thuận Điều 8: Trách nhiệm của Ban thư ký ASEAN Điều 9: Giải quyết tranh chấp Điều 10: Điều khoản cuối cùng
Nội dung mới của thông tư 31/2022 TT-BTC ngày 08/06/2022
2.2.1 Thông tư 31/2022 TT-BTC ngày 08/06/2022
- Năm 2023, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam thực hiện dựa trên thông tư 31/2022 TT-BTC được ban hành ngày 08/06/2022 của Bộ Tài chính về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Danh mục 2022) có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/12/2022
- Thông tư này thay thế Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các Phụ lục của Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
2.2.2 Điểm mới của danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2022
- Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phiên bản 2022 (Danh mục
2022) cấu trúc lại một số nhóm hàng, phân nhóm hàng, chi tiết thêm một số dòng hàng mới so với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phiên bản 2017 (Danh mục 2017) Những thay đổi này tuân thủ hoàn toàn Danh mục HS phiên bản 2022 của WCO và Danh mục AHTN phiên bản 2022 của ASEAN, phù hợp với sự phát triển công nghệ và trao đổi thương mại quốc tế, thực hiện các cam kết của các nước thành viên theo các công ước, hiệp ước nhằm bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh thế giới, kiểm soát hóa chất, vũ khí độc hại
- Danh mục 2022 gồm 21 Phần, 97 Chương, 1.228 nhóm ở cấp độ 4 số, 4.084 phân nhóm ở cấp độ 6 số và được chi tiết thành 11.414 dòng hàng ở cấp độ 8 số Tăng 601 dòng hàng so với Danh mục 2017
- Những thay đổi bao gồm các ngành hàng thủy sản (Chương 03), thực phẩm chế biến (Chương 16, 19, 21), thuốc lá (Chương 24), hóa chất (Chương 28, 29, 38), dược phẩm (Chương 30), máy móc thiết bị (Chương 84, 85), phương tiện vận tải (Chương 87),tác phẩm nghệ thuật (Chương 97) Và nội dung sửa đổi cụ thể được chi tiết tại Phụ lụcMột số nội dung mới tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 31/1011/TT-BTC ngày 08/06/2022.
Một số lưu ý về thay đổi mV hàng
Một số lưu ý về nội dung Danh mục ảnh hưởng đến việc phân loại các mặt hàng:
- Mặt hàng thuốc lá điện tử: Danh mục 2022 chi tiết thêm nhóm mới 24.04 là Sản phẩm chứa lá thuốc lá, thuốc lá hoàn nguyên, nicotine, hoặc các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá hoặc các nguyên liệu thay thế nicotine, dùng để hít mà không cần đốt cháy; các sản phẩm khác chứa nicotine dùng để hấp thụ nicotine vào cơ thể con người
- Mặt hàng bộ test chẩn đoán: Theo Danh mục 2022 thì Chương 30 có bổ sung, sửa đổi Chú giải pháp lý 1(ij), 4(e) để chuyển các chất thử chẩn đoán từ nhóm 30.02 và chất thử nhóm máu từ nhóm 30.06 về nhóm 38.22 Vì vậy, các bộ test chẩn đoán (ví dụ, chẩn đoán virus Zika, sốt rét, test Covid ) tại Danh mục 2017 thuộc nhóm 38.22 hoặc 30.02 tùy thuộc thành phần, tuy nhiên, tại Danh mục 2022 được phân loại thuộc nhóm 38.22.
- Các mặt hàng HFCs: Để đảm bảo kiểm soát các chất theo Nghị định thư
Montreal, Danh mục 2022 chi tiết thêm các dòng hàng mới cho các dẫn xuất flo hóa của
14 hydrocarbon mạch hở (HFCs) tại nhóm 29.03 Đối với các sản phẩm hóa chất chứa HFCs, Danh mục 2022 bổ sung Chú giải 4 Phần VI và chuyển các sản phẩm hóa chất chứa HFCs từ phân nhóm 3824.7 tại phiên bản 2017 về nhóm mới 38.27 “Các hỗn hợp chứa các dẫn xuất đã halogen hóa của metan, etan hoặc propan, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác” tại phiên bản 2022.
- Mặt hàng Mô-đun màn hình dẹt: tại Danh mục 2017, mặt hàng Mô-đun màn hình dẹt được phân loại tại nhiều Chương, nhóm khác nhau theo công dụng Danh mục
2022 đã bổ sung Chú giải pháp lý 7 Chương 85 và chuyển các mặt hàng Mô-đun màn hình dẹt về nhóm hàng mới 85.24 “Mô-đun màn hình dẹt, có hoặc không tích hợp màn hình cảm ứng” để đảm bảo việc thống nhất trong phân loại.
- Mặt hàng “Module LED”: tại Danh mục 2022, mặt hàng “Module LED” được chi tiết thêm tại phân nhóm 8539.51 và các bộ phận của “Module LED” được chi tiết tại 8539.90.30 để phù hợp với công nghệ hiện nay và tạo điều kiện thuận lợi khi áp dụng chính sách mặt hàng.
- Mặt hàng phế liệu và phế thQi điện và điện tử: Danh mục 2022 đã chi tiết thêm nhóm hàng mới 85.49 “Phế liệu và phế thải điện và điện tử” để thuận lợi cho các nước trong việc kiểm soát và áp dụng các chính sách quản lý đặc thù.
- Mặt hàng máy in 3D: Danh mục 2022 bổ sung nhóm hàng mới 84.85 cho Máy móc sử dụng công nghệ sản xuất bồi đắp (công nghệ in 3D), phản ánh nhu cầu tăng trưởng và xu hướng ứng dụng công nghệ trên thế giới.
- Mặt hàng Phương tiện bay không người lái: Theo sự phát triển của công nghệ và mức độ trao đổi thương mại, Danh mục 2022 chi tiết thêm nhóm 88.06 cho Phương tiện bay không người lái với 11 dòng hàng mới theo công dụng thiết kế và trọng lượng cất cánh tối đa, và nhóm 88.07 chi tiết các bộ phận của phương tiện bay không người lái của nhóm 88.06.
Ứng dụng của của mV HS vào xây dựng hệ thống phân loại hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam 2022
2.4.1 Tầm quan trọng của hệ thống phân loại hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam
2.4.1.1 Đối với cơ quan quản lý,
Xác định đúng các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu, từ đó đưa ra cách áp dụng các loại thuế và số tiền thuế phải thu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần thực thi luật
15 pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô, vĩ mô và đàm phán thương mại quốc tế:
Xây dựng các biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Từ đó, thu thế đúng quy định để tránh thất thu thuế cho nhà nước;
Kiểm soát cửa khẩu, kiểm soát hạn ngạch các hàng nhập khẩu;
Rút ngắn thời gian thông quan, giảm lượng công việc cho cán bộ hải quan, tiết kiệm chi phí;
Rút ngắn thời gian giải phóng hàng, tránh hiện tượng ùn ứ hàng tại cảng, tại sân bay,
Phân loại đúng mã HS cho hàng hóa nhập khẩu sẽ là tiền đề đảm bảo cho việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp nhập khẩu:
Nộp đủ các loại thuế cần nộp, tránh trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế nhiều lần hay phải làm thủ tục hoàn thuế, gây mất nhiều thời gian và công sức; Được hưởng các lợi ích từ các FTA đúng theo quy định;
Có thời gian tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng cho các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc nhập khẩu gian trước khi hàng về nếu xác định mã HS đúng từ trước
Nếu áp mã HS sai, doanh nghiệp có thể sẽ phải nộp số tiền thuế nhiều hơn số tiền lẽ ra phải nộp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng Bên cạnh đó, điều này sẽ khiến công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí, kể cả khi đã được thông quan thì việc áp sai mã HS sẽ gây rắc rối cho quá trình kiểm tra sau thông quan của doanh nghiệp Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp đã gặp rắc rối vì khai sai mã HS Một trường hợp cụ thể là Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) Ngoài lĩnh vực sản xuất chính là máy nông nghiệp và ô tô tải mang thương hiệu VEAM, công ty hiện đang góp vốn vào 3 liên doanh gồm: Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, và Ford Việt Nam Năm 2019, công ty này đã bị Cục Hải quan
Hà Nội ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu số tiền lên tới 352,4 tỷ đồng.
Lý do ấn định thuế do tổng công ty này khai sai mã HS, thuế suất của hàng hoá nhập khẩu
2.4.2 Ứng dụng của mV HS vào xây dựng hệ thống phân loại hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam 2022 - Sáu (6) quy tắc phân loại hàng hóa tổng quát theo HS
Sáu Quy tác tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới được ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC ngày 08/06/2022 của Bộ Tài chính về việc Ban hành danh mục Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 30/12/2022.
H%nh 7 - Quy tắc phân loại hàng hoá
2.4.2.1 Bước 1: Tìm hiểu về sản phẩm, hàng hoá phân loại:
- Sản phẩm đó là sản phẩm gì?
- Chức năng của sản phẩm là gì?
- Cấu tạo của sản phẩm như thế nào?
- Quy tắc vận hành của sản phẩm như thế nào?
- Sản phẩm đó có phải là 1 phần hay bộ phận của sản phẩm khác hay không?
- Sản phẩm được sản xuất như thế nào?
- Đối với sản phẩm là hoá chất: Hoá chất này là thuần chất hay là hỗn hợp của các chất?
2.4.2.2 Bước 2: Áp dụng quy tắc 1
“Tên của Phần, Chương hoặc Phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các Phần, Chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các Chú giải đó không có yêu cầu nào khác.”
- Tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa mà chúng chỉ giúp định hình loại hàng này nằm ở phần nào, chương nào.
Vì tên gọi của phần, chương và phân chương không thể diễn giải hết các sản phẩm trong đó mà phải căn cứ vào chú giải của và phân nhóm.
Ví dụ: Xác định mã HS của khỉ làm xiếc Ta có tr%nh tự như sau:
- Bước 1: Định hình khu vực thì voi làm xiếc có thể xếp vào chương 1: Động vật sống
- Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó: Theo chú giải thì voi làm xiếc không vi phạm chú giải 1.(a) và 1.(b) Theo chú giải 1.(c) của chương 1 là Chương này bao gồm tất cả các loại động vật sống trừ: Động vật thuộc nhóm 95.08.
Nguồn: Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
- Bước 3: Đọc chương 95 và xem chú giải chương đó: xác định voi làm xiếc thuộc nhóm
9508 và mã HS chính xác là 9508.10.00
9508.10.00 - Rạp xiếc lưu động và bầy thú xiếc lưu động chiếc
Nguồn: Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
2.4.2.3 Bước 3: Áp dụng quy tắc 2 - 5 a Quy tắc 2
“(a) Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng th% mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản
18 của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung Qui tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.”
- Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặc tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp dụng mã theo sản phẩm đã hoàn thiện
Ví dụ: Xe ô tô thiếu bánh xe thì vẫn được áp mã theo mặt hàng xe ô tô.
ỨNG DỤNG CỦA MÃ HS VÀO XÂY DỰNG BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 2022 VÀ CÁCH TRA BIỂU THUẾ
Tổng quan về biểu thuế xuất nhập khẩu
Biểu thuế xuất nhập khẩu là bảng tập hợp các loại thuế suất do Nhà nước quy định để tính thuế cho các đối tượng chịu thuế (hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, tài sản…) Thuế suất được quy định trong biểu thuế dưới hai hình thức: thuế suất tỉ lệ và thuế suất cố định. Biểu thuế xuất nhập khẩu cũng là căn cứ để tra mã HS, từ đó có thể xác định được mức thuế suất của hàng hóa xuất nhập khẩu Hiện tại đã có biểu thuế xuất nhập khẩu
2023 mới nhất, có hiệu lực từ 01/2023 do Tổng cục Hải quan - Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh ban hành
3.1.2 Các loại thuế trong biểu thuế xuất nhập khẩu
3.1.2.1 Thuế nhập khẩu ưu đãi
Là loại thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ những quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam nằm trong chính sách đối xử tối huệ quốc (MFN) Đa phần hiện nay hàng nhập vào Việt Nam được ưu đãi thuế này, vì hiện tại Việt Nam có quan hệ thương mại với khoảng 180 quốc gia trên toàn thế giới
3.1.2.2 Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Đây là loại thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho những hàng hóa nhập khẩu từ các nước có quan hệ thương mại trong hiệp định song phương hoặc đa phương với Việt Nam như các hiệp định: ACFTA (ASEAN – Trung Quốc; CO Form E), ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; CO Form D), AJCEP (ASEAN – Nhật Bản; CO Form AJ), VJEPA ( Việt Nam – Nhật Bản; Co Form JV ), AKFTA (ASEAN – Hàn Quốc;
CO form AK), AANZFTA (ASEAN – Australia/New Zealand; CO form AANZ), AIFTA (ASEAN-Ấn Độ; CO form AI), VKFTA (Việt Nam – Hàn Quốc; CO form KV), VCFT (Việt Nam – Chile; CO form VC), VN-EAEU (Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu); Thuế nhập khẩu ưu đãi ASEAN – Trung Quốc, CO Form E Đôi khi thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có thể lớn hơn thuế xuất ưu đãi.
3.1.2.3 Thuế nhập khẩu thông thường Đây là loại thuế suất chung cho các loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia mà Việt Nam không có tham gia các hiệp định thương mại có ưu đãi thuế Hay còn
26 gọi là không có chính sách đối xử tối huệ quốc (MFN – Most Favoured Nation) Từ ngày 01/01/2018 quyết định 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định 36/2016/QĐ-TT do Thủ tướng chính phủ ký Theo quyết định trên:
- Mức thuế suất nhập khẩu thông thường áp dụng chung với các mặt hàng thuộc cùng Danh mục là 5%.
- Trường hợp hàng hóa không có trong danh mục thuế suất nhập khẩu thông thường thì áp dụng bằng 150% thuế suất ưu đãi của hàng hóa tương ứng Nếu thuế suất ưu đãi là 0% thì Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào điều 10 của Luật này để quyết định. 3.1.2.4 Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh lên hàng hóa hạn chế tiêu thụ như: bia, rượu, thuốc lá, xe dưới 24 chỗ
3.1.2.5 Thuế bảo vệ môi trường
Thuế này đánh lên những mặt hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: xăng, dầu, mỡ nhờn, túi nilon,
Loại thuế này đánh vào người tiêu dùng, và loại thuế này có mức độ thuế chồng thuế rất cao.
3.1.3 Quy định về biểu thuế Xuất nhập khẩu
- Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
- Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nô ˜p thuế và thực hiê ˜n cải cách thủ tục hành chính về thuế.
- Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.
3.1.3.2 Thẩm quyền ban hành biểu thuế
Căn cứ vào Điều 11 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau: Điều 11: “Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất
1 Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh Mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành: a) Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi; b) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; c) Danh Mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
2 Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ tr%nh Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh Mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này.
3 Thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thực hiện theo quy định tại Chương III của Luật này”
Theo đó, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biếu thuế nhập khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, danh Mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
3.1.4 Mục đích xây dựng biểu thuế
Mục đích cơ bản nhất đó là nhằm tạo ra một công cụ trực quan, hỗ trợ tốt cho Cán bộ Chi cục, Hải quan và Doanh nghiệp trong tra cứu mã hàng, thuế suất, chính sách quản lý hàng hóa Trong đó:
3.1.4.1 Đối với Cán bộ Chi cục Hải quan
- Đơn giản hóa quá trình tra cứu danh mục, biểu thuế, chính sách
- Giúp giảm thiểu thời gian kiểm tra hồ sơ, đồng hành, hướng dẫn doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục
- Hạn chế các sai sót
- Xây dựng các công cụ báo cáo, thống kê, kiểm tra, phúc tập nâng cao hiệu suất công việc.
- Hỗ trợ tốt trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận chính sách; lựa chọn thị trường, mặt hàng kinh doanh; khai báo và làm thủ tục
- Giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao tính tuân thủ
- Bên cạnh 2 đối tượng sử dụng nêu trên thì File Biểu thuế Xuất nhập khẩu còn là công cụ hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực ngoại thương, Xuất nhập khẩu, Logictics,
3.1.5 Cấu trúc biểu thuế xuất nhập khẩu
Theo Thông tư 31/2022/TT-BTC & các Biểu thuế 2023, Biểu thuế 2023 bao gồm 98 chương Mỗi chương gồm năm 5 thông tin chính được quy định như sau:
- Cột A: Các nhóm, phân nhóm được phân biệt bằng màu sắc khác nhau tùy theo cấp độ
- Từ cột B đến cột D là dữ liệu danh mục hàng hóa Xuất nhập khẩu Việt Nam
& Chương 98 theo Thông tư 31/2022/TT-BTC Trong đó, cột B thể hiện mã hàng, cột C miêu tả hàng hóa, cột D là đơn vị tính
- Từ cột 1 đến cột 31 là các sắc thuế, đối với các sắc thuế không sử dụng đến có thể ẩn đi để tăng diện tích hiển thị
- Cột F là các chính sách mặt hàng theo mã HS.
Các sheet kèm theo file biểu thuế:
Bảng 3 - Các sheet kèm theo biểu thuế
STT Tên bQng Nội dung bQng
1 CN Các Thông tư, Nghị định cập nhật biểu thuế và chính sách mặt hàng theo mã HS 2023
STT Tên bQng Nội dung bQng
2 BANG Các bảng kèm theo biểu thuế
Điểm cập nhật của biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2023 với 2022
3.2.1 Việc cần thiết ban hành biểu thuế mới
Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên diện rộng, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong nước; một số ngành như chăn nuôi, xây dựng, chế biến chế tạo đang chịu nhiều tác động tiêu cực do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng đột biến Cụ thể, giá của một số mặt hàng như sắt thép, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng mạnh đã đặt ra sự cần thiết phải rà soát mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với các mặt hàng này để có sự điều chỉnh phù hợp, qua đó, cùng với các giải pháp chính sách khác góp phần kịp thời giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực
32 đến sản xuất, tiêu dùng trong nước Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các Nghị định cũng đã bộc lộ một số điểm bất cập cần được kịp thời rà soát, sửa đổi để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và phòng chống gian lận thương mại trong phân loại, áp mã.
Cùng với đó, thời gian gần đây, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản diễn biến phức tạp, nhất là việc xuất khẩu một số loại tài nguyên, khoáng sản thô chưa qua chế biến hoặc chỉ được chế biến ở mức giản đơn có xu hướng tăng mạnh, như mặt hàng đá tự nhiên, các sản phẩm làm từ đá, clanhke Theo đó, nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời, trong đó có biện pháp về thuế xuất khẩu thì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên quốc gia, nhất là các loại khoáng sản không tái tạo cần giữ lại cho sản xuất trong nước.
Trong bối cảnh này, để thực hiện mục tiêu góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước, trong đó có ngành công nghiệp ô tô bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và bám sát Nghị quyết số 63/NQ-CP, Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP.
3.2.2 Các thay đổi về mV HS
3.2.2.1 833/10.813 mã HS không còn áp dụng trong biểu thuế 2023
Bảng 4 - Một số mã HS điển h%nh không còn áp dụng trong biểu thuế 2023
Chương Nhóm Phân nhóm MV HS 8 số
Mô tQ theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC
01 0106 010612 01061200 Động vật sống khác / - Động vật có vú: / - - Cá voi, cá nục heo và cá heo (động vật có vú thuộc bộ cá voi Cetacea); lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); hải cẩu,
Chương Nhóm Phân nhóm MV HS 8 số
Mô tQ theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC sư tử biển và hải mã (con moóc) (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia)
02 0207 020745 02074500 Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh / - Của vịt, ngan: / - - Loại khác, đông lạnh
03 0301 030111 03011111 Cá sống / - Cá cảnh: / - - Cá nước ngọt: / - - - Cá bột: / - - - - Cá chuột ba sọc (Botia) (Chromobotia macracanthus)(SEN)
04 0403 040310 04031021 Buttermilk, sữa đông và kem đông, sữa chua, kefir và sữa, kem khác đã lên men hoặc axit hóa, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác hoặc hương liệu hoặc bổ sung thêm hoa quả, quả hạch (nuts) hoặc ca cao / - Sữa chua: / - - Dạng lỏng, đã hoặc chưa cô đặc: / - -
- Đã thêm hương liệu hoặc thêm hoa quả (kể cả thịt quả và mứt), quả hạch (nuts) hoặc ca cao
07 0712 071239 07123920 Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm / - Nấm, mộc nhĩ(Auricularia spp.), nấm nhầy(Tremella spp.) và nấm cục34
Chương Nhóm Phân nhóm MV HS 8 số
Mô tQ theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC
(truffle): / - - Loại khác: / - - - Nấm hương (dong-gu) (SEN)
08 0802 080290 08029000 Quả hạch (nuts) khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ / - Loại khác
09 0901 090111 09011110 Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó / -
Cà phê, chưa rang: / - - Chưa khử chất caffeine: / - - - Arabica WIB hoặc Robusta OIB
12 1209 120999 12099910 Hạt, quả và mầm, dùng để gieo trồng
/ - Loại khác: / - - Loại khác: / - - - Hạt cây cao su; hạt cây dâm bụt (kenaf)
15 1514 151491 15149110 Dầu cây cải dầu (rape oil hoặc colza oil) hoặc dầu mù tạt và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học / - Loại khác: / - - Dầu thô: / - - - Dầu hạt cải khác
39 3921 392119 39211920 Tấm, phiến, màng, lá và dải khác, bằng plastic / - Loại xốp: / - - Từ plastic khác: / - - - Loại cứng (SEN)
84 8475 847590 84759010 Máy để lắp ráp đèn điện hoặc đèn điện tử, đèn ống hoặc đèn điện tử35
Chương Nhóm Phân nhóm MV HS 8 số
Mô tQ theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-BTC chân không hoặc đèn flash, với vỏ bọc bằng thủy tinh; máy để chế tạo hoặc gia công nóng thủy tinh hay đồ thủy tinh / - Bộ phận: / - - Của máy hoạt động bằng điện
3.2.2.2 1.434/11.414 mã HS mới được bổ sung trong biểu thuế XNK 2023
Bảng 5 - Một số mã HS mới được bổ sung trong biểu thuế xuất nhập khẩu 2023
Mô tQ theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-
01 0106 010612 01061210 Động vật sống khác/- Động vật có vú:/-
- Cá voi, cá heo chuột và cá heo (động vật có vú thuộc bộ cá voi Cetacea); lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); hải cẩu, sư tử biển và hải mã (con moóc) (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia):/- - - Cá voi, cá heo chuột và cá heo (động vật có vú thuộc bộ cá voi Cetacea); lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia)
02 0207 020760 02076010 Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ,
Mô tQ theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-
BTC của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh/- Của gà lôi: /-
- Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh
03 0301 030111 03011110 Cá sống/- Cá cảnh:/- - Cá nước ngọt:/- -
04 0410 041010 04101000 Côn trùng và sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác/- Côn trùng
07 0704 070410 07041090 Bắp cải, súp lơ (1), su hào, cải xoăn và cây họ bắp cải ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh/- Súp lơ (1) và súp lơ xanh:/- - Súp lơ xanh khác
08 0802 080291 08029100 Quả hạch (nuts) khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ/- Loại khác:/- - Hạt thông, chưa bóc vỏ
09 0901 090121 09012111 Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó/- Cà phê, đã rang:/- - Chưa khử chất caffeine:/- - - Chưa nghiền:/- - - - Arabica (SEN)
10 1005 100590 10059091 Ngô/- Loại khác:/- - Loại khác:/- - -
Thích hợp sử dụng cho người (SEN)
16 1605 160510 16051012 Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản/- Cua, ghẹ:/- - Đóng bao bì kín khí37
Mô tQ theo danh mục hàng hóa XNK Việt Nam theo Thông tư 65/2017/TT-
BTC để bán lẻ:/- - - Cua hoàng đế/cua vua Alaska (cua thuộc họ Lithodidae)
22 2206 220600 22060060 Đồ uống đã lên men khác (ví dụ, vang táo, vang lê, vang mật ong, rượu sa kê); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hoă ˜c ghi ở nơi khác/- Rượu thu được từ viê ˜c lên men nước ép rau hoă ˜c nước ép quả, trừ nước ép nho tươi (SEN)
3.2.3 Các thay đổi về mức Thuế bQo vệ môi trường
Bảng 6 - Các thay đổi về mức Thuế bảo vệ môi trường
TT Hàng hóa Đơn vị tính
Mức thuế 2023 từ 30/12/2022 (đồng/đơn vị hàng hóa)
Ứng dụng của mV HS trong việc xây dựng biểu thuế xuất nhập khẩu
Trong biểu thuế xuất nhập khẩu, cột “tariff line”: Mã hàng (mã HS) và cột
“description”: Mô tả hàng hóa là hai cột xuất hiện đầu tiên.
Trong đó, cột mã hàng được ghi bằng bằng mã HS với 8 chữ số được áp dụng hoàn toàn từ danh mục HS và thống nhất với AHTN (Danh mục biểu thuế quan hài hòa ASEAN) Trong đó, Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, riêng Phân nhóm phụ là được Việt Nam quy định
Cột Mô tả hàng hóa được ghi mô tả chi tiết để chỉ ra chủng loại và đặc tính hàng hóa.
Dựa vào mã HS, cơ quan chức năng có thể đối chiếu với các Phụ lục của các Hiệp định thương mại quốc tế và dựa vào lộ trình cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế hải quan theo cam kết để có thể ghi mức thuế suất trong biểu thuế xuất nhập khẩu từng năm cho từng mặt hàng một cách chính xác nhất.
Ví dụ: Theo lộ trình cam kết cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế hải quan của Việt Nam trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, với mã HS “19053110” - “Bánh mì ngọt không chứa ca cao”, năm 2017 có mức thuế nhập khẩu là 10%, nên biểu thuế xuất nhập khẩu 2017 ghi mức thuế suất là 10%; năm 2018 đến các năm sau này đã được giảm về 0%, vì vậy biểu thuế xuất nhập khẩu 2023 ghi mức thuế suất nhập khẩu là 0 tại cột VKFTA.
Biểu thuế xuất nhập khẩu còn được xếp theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) với 21 phần, 97 chương, 1.228 nhóm ở cấp độ 4 số, 4.084 phân nhóm ở cấp độ 6 số và được chi tiết thành 11.414 dòng hàng ở cấp độ 8 số (theo phiên bản 2022).
Mã HS có vai trò quan trọng trong việc xây dựng danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, giúp các loại hàng hoá được thống nhất về một hệ quy chiếu Việc phân loại thuế quan bằng cách sử dụng mã HS “cho phép một thế giới có nhiều ngôn ngữ nói cùng một ngôn ngữ” Danh sách mã số được quy định rõ ràng và áp dụng trên mọi quốc gia làm đơn giản hóa công việc cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện hiệp định thương mại quốc tế, hiệp ước thương mại,…
Các loại thuế như thuế quan MFN hay thuế quan ưu đãi theo các FTA được thiết lập dựa trên phân loại mã HS Dựa vào đó có thể đối chiếu và ghi chính xác mức thuế suất cho từng mặt hàng.
Với mã HS, cơ quan Hải quan có thể dựa vào biểu thuế Xuất nhập khẩu để xác định thuế xuất nhập khẩu và nghĩa vụ về thuế cho từng mặt hàng Đây cũng là công cụ giúp Nhà nước cập nhật, thống kê khối lượng xuất nhập khẩu thực tế của hàng hoá theo từng nhóm hàng, từng mã hàng một cách chi tiết.
Hệ thống mã HS cũng giúp việc xây dựng biểu thuế Xuất nhập khẩu một cách khoa học, rõ ràng, chuyên nghiệp và thống nhất, giảm thiểu việc nhầm lẫn giữa hàng ngàn danh mục hàng hóa, giúp cho doanh nghiệp cũng như cơ quan Hải quan xác định thuế suất một cách chính xác và đầy đủ nhất Từ đó tránh được việc nhầm lẫn trong việc xác định thuế suất cũng như chậm trễ thực hiện các nghĩa vụ về thuế.
Ngoài ra, cơ quan chức năng có thể dựa vào mã HS để nhanh chóng tìm và loại bỏ các danh mục hàng hóa không còn phù hợp ra khỏi biểu thuế xuất nhập khẩu, hay dựa vào mã HS để bổ sung các danh mục hàng hóa mới vào biểu thuế một cách chính xác.
Cách tra biểu thuế Xuất Nhập khẩu 2023 và cách tính thuế xuất nhập khẩu
3.4.1.1 Tra cứu biểu thuế bằng file Excel
H%nh 8 - File excel biểu thuế xuất nhập khẩu 2023
Trong file Excel Biểu thuế XNK 2023 có tổng cộng 35 sheet, trong đó:
Sheet 2: Cập nhật các biểu thuế và chính sách mặt hàng theo mã HS năm 2023 Sheet 3: Biểu thuế XNK 2023
Sheet 4: Các bảng kèm theo biểu thuế
Sheet 5: Sáu quy tắc tổng quát
Sheet 6: Những mã HS không còn áp dụng trong biểu thuế 2023
Sheet 7: Mã HS mới được bổ sung trong biểu thuế XNK 2023
Sheet 8 - 23; 31 - 33: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện các Hiệp định thương mại hàng hóa/ Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do theo các giai đoạn
Sheet 24 - 29: RCEP - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho Asean; Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc
Sheet 30: Các mức thuế suất thuế xuất khẩu căn cứ các nghị định, quyết định hiện hành
Sheet 34: Biểu thuế Tiêu thụ đặc biệt
Sheet 35: Biểu thuế Bảo vệ môi trường a Các kí hiệu trong biểu thuế
Bảng 7 - Giải thích ký hiệu trong file Biểu thuế 2023
Tên sắc thuế Ký hiệu GiQi thích từ ngữ
NKUD 40/NHN: 80 HH áp dụng hạn ngạch thuế quan, trong hạn ngạch thuế suất là 40%, ngoài hạn ngạch thuế suất là 80%
VAT 5 Thuế suất thuế GTGT là 5%
VAT 10 Thuế suất thuế GTGT là 10%
VAT * Mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
Mặt hàng là đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu tự sản xuất, đánh bắt, bán ra, ở khâu nhập khẩu và áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 5% ở khâu kinh doanh thương mại (Khâu NK không chịu thuế GTGT)
Mặt hàng là vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đô trang sức hay sản phẩm khác (nhóm 71.08) thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu nhưng phải chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại với mức thuế suất 10%
VAT *,? Mặt hàng không chịu thuế GTGT
Thuế suất là 0% trừ các nước trong ngoặc không được áp dụng thuế suất UDDB (VD: hàng hóa từ Philippin và Malaysia không được hưởng thuế suất UDDB 0%)
UDDB * Hàng hoá nhập khẩu không được hưởng thuế suất
UDDB tại thời điểm tương ứng
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được chi tiết theo mã 10 số (khi thuế suất có ký tự gạch chéo), trong khi danh mục hàng hoá XNK chỉ chi tiết đến mã 8 số Để áp dụng đúng thuế suất cần mở Biểu thuế ưu đãi đặc biệt tương ứng để tra cứu
UDDB 0 (GIC) Hàng hoá sản xuất tại khu công nghiệp Khai Thành
Tên sắc thuế Ký hiệu GiQi thích từ ngữ thuộc lãnh thổ Bắc Triều Tiên áp dụng thuế suất AKFTA/VKFTA
Hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan từ Liên minh Kinh tế Á - Âu và các nước thành viên với thuế suất trong hạn ngạch được chi tiết tại Danh mục hàng hoá áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch của Việt Nam để thực iện Hiệp định VN-EAEU FTA giai đoạn 2018 - 2022; lượng hạn ngạch để thực hiện Hiệp định VN-EAEU FTA do Bộ Công Thương công bố và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng theo quy định của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu.
M là viết tắt của Mexico, # là viết tắt của các nước còn lại tham gia Hiệp định CPTPP Ở đây, thuế NK từ Mexico là 10,3%, thuế NK từ các nước khác tham gia Hiệp định là 0% (tương tự với biểu thuế XK ưu đãi CPTPP)
Các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan theo lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương
Các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan theo lượng hạn ngạch thuế quan thực hiện Hiệp định CPTPP theo quy định của Bộ Công Thương
XK 0/2 Hàng hoá XK được chi tiết đến mã 10 số, phải tra Biểu thuế XK để xem thuế suất tương ứng
(*,5): Không chịu thuế NK, bán ra VAT 5%
(*,10): Không chịu thuế NK, bán ra VAT 10%
(10): VAT NK 10% b Cách thức tra cứu biểu thuế XNK 2023
Bảng 8 - Cách tra cứu biểu thuế XNK 2023 ĐÃ BIẾT MÃ HÀNG (HS CODE) CHƯA BIẾT MÃ HÀNG (HS CODE)
Nhấn Ctrl+F, gõ mã HS vào, và Enter là đến dòng hàng cần tra Nhìn sang bên phải tìm cột mã thuế phù hợp, chẳng hạn có
C/O hay không, nếu có thì theo mẫu nào
(ví dụ: Form D) Dóng theo cột tương ứng sẽ tìm được mức thuế cần tra cứu.
Trong đó, cần chú ý đến cột thuế Nhập khẩu thông thường, Nhập khẩu ưu đãi,
VAT, thuế TTĐB, thuế BẢO VỆ MÔI
Trường hợp chưa có được mã hàng, phải dựa vào 6 quy tắc phân loại hàng hóa theo mã HS, sử dụng danh mục hàng hoá, chú giải HS và các văn bản có liên quan để ra được mã HS của loại hàng hoá đó
Sau khi có được mã HS của hàng hoá sản phẩm thì tiến hành như trái.
Mặt hàng: Xe mô tô phân khối lớn, hiệu Triumph T120, động cơ xăng 1200cc, nhập khẩu nguyên chiếc từ Anh Quốc Chưa biết mã hàng, thuế suất, chính sách.
Ta gõ Ctrl+F, nhập từ khoá “xe mô tô” tiếp tục Enter/ Find next để bỏ qua các kết quả ở nhóm 7315, dừng lại ở nhóm 8711.
Trong nhóm 8711 xem đến mã hàng 1 vạch, nếu không phù hợp với mô tả tên hàng thì bỏ qua toàn bộ các phân nhóm, mã hàng cấp độ chi tiết hơn (từ 2 vạch trở lên).
MV hàng tra được là 87115090 (bỏ qua dạng CKD: lắp ráp trong nước từ 100% linh kiện NK, do đây là xe NK nguyên chiếc)
Thuế NK thông thường: 60% Không áp dụng do Vương quốc Anh có quan hệ⇒ đối xử Tối huệ quốc với Việt Nam
Thuế NK ưu đãi: 40% Áp dụng được⇒
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Không áp dụng được biểu thuế nào do Anh Quốc chưa ký hiệp định FTA với Việt Nam
Về chính sách: Hàng hóa NK phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập (23/2019/QĐ-TTg); Phương tiện ĐQSD cấm NK (12/2018/TT-BCT); Tạm ngừng
KD TNTX CK (12/2018/TT-BCT); Cấm NK nếu bị tẩy xoá, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ (13/2015/TT-BGTVT); Hàng NK phải chứng nhận trước thông quan đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn (41/2018/TT-BGTVT); Hàng hoá NK rủi ro về giá c Tra mã hàng liên quan đến Chương 98
Tên đầy đủ: Chương 98 – Quy định mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với một số nhóm mặt hàng, mặt hàng.
Chương 98 nằm trong Mục 2, Phụ lục II – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế thuộc Nghị định của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (Văn bản hiện hành là Nghị định số 125/2017/NĐ-
CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ)
Các mặt hàng được quy định trong chương 98 nằm trong 97 chương trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.
Tuy nhiên, với những nhóm mặt hàng, mặt hàng đáp ứng điều kiện của chương 98 thì có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi riêng theo chương 98 Với những mặt hàng này, doanh nghiệp có quyền lựa chọn áp dụng chương 98 hoặc không.
Mặt hàng thịt gà lôi Nhật bản đông lạnh, đã xác định được mã hàng là 02076000 có thuế suất thuế NK ưu đãi là 40%
H%nh 10 - H%nh minh họa mã hàng 020760
Tuy nhiên khi gõ tìm kiếm theo mã hàng 98010000 thì mặt hàng này còn xuất hiện ở Chương 98, phù hợp với nội dung và chú giải Chương 98, thuế suất thuế NKTT là 22,5%
H%nh 11 - H%nh minh họa mã hàng 98010000
3.4.1.2 Tra cứu biểu thuế online
Tra cứu dựa trên website:
Thông qua website chính thức của Hải quan Việt Nam
Thông qua website tra cứu hs code quốc tế
Ví dụ cách tra cứu thuế trên website của Tổng cục hQi quan:
Cách tra cứu thuế suất cũng khá đơn giản, nhưng cần biết trước Mã HS của hàng hóa,
1 Vào website của Tổng cục hải quan
2 Chọn phần “Tra cứu Biểu thuế - Phân loại - HS”
3 Nhập mã HS vào ô “Mã số” - có thể nhập từ 4 đến 8 chữ số của Mã HS
4 Chọn loại thuế suất bạn cần tra cứu trong phần “Chọn các thông tin dưới đây để hiển thị trên danh sách kết quả” Tùy theo hàng của bạn thế nào mà chọn Thường thì sẽ tick ô “Thuế nhập khẩu ưu đãi”, và ô Thuế ưu đãi đặc biệt - tương ứng với Mẫu C/O mà hàng của bạn có Ví dụ: hàng có Form D thì chọn “ASEAN (ATIGA)”, Form E thì tick vào ô “ASEAN - Trung Quốc (ACFTA)”, như hình phía dưới.
5 Nhấn Enter, hoặc nhấp chuột vào Biểu tượng kính lúp phía trên (cạnh ô Mã số)
H%nh 12 - H%nh minh họa cách tra cứu thuế
Nguồn: Website Tổng cục hải quan
3.4.2.1 Cơ sở tính thuế căn cứ theo luật
Theo Điều 8 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, quy định về trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế:
“1 Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan.
2 Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật th% thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.”
- Đối với hàng hoá xuất khẩu: trị giá tính thuế là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất đầu tiên không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) → giá FOB.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu: trị giá tính thuế là giá thực tế tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên → giá CIF.
NHỮNG KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP
Khó khăn, thách thức của doanh nghiệp khi ứng dụng mV HS vào hoạt động xuất nhập khẩu
Theo khảo sát năm 2020 của VCCI, có tới 76,2% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định mã HS, tăng đáng kể so với tỷ lệ 66,3% vào năm 2018 Điều này xuất phát từ việc các mô tả hàng hóa gắn với mã HS hiện vẫn chưa thực sự rõ ràng để người thực thi và doanh nghiệp có thể phân định thuận lợi, gây ra tình trạng xác nhận mã HS giữa của cơ quan hải quan này với cơ quan hải quan khác không giống nhau hoặc một mã
HS có thể áp cho vài mặt hàng hoặc nhiều mã HS có thể áp cho một mặt hàng trong thực tế Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường cho doanh nghiệp:
Về thủ tục, nhiều doanh nghiệp rơi vào trường hợp xác định một mã HS và theo mã đó mặt hàng không thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu Tuy nhiên, sau khi cơ quan hải quan xem xét hồ sơ, ấn định một mã HS khác thì mặt hàng lại rơi vào trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu Theo Điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 thì mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép thì phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục, nếu khi làm thủ tục chưa có giấy phép xuất nhập khẩu sẽ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan theo Khoản 7 và 8 Điều 14 Nghị định 45/2016/NĐ-CP Ngoài ra, việc này còn có thể khiến doanh nghiệp xuất khẩu chậm trễ trong việc hoàn thành đơn hàng và bị phạt hợp đồng
Về thuế suất, nhiều doanh nghiệp đáng ra không phải nộp thuế nhập khẩu lại phải nộp, đáng ra chỉ phải nộp mức thuế thấp thì phải nộp thuế suất cao hơn, thậm chí nhiều doanh nghiệp bị truy thu thuế sau khi cơ quan hải quan áp lại mã số HS Hoặc ở thời điểm nhập khẩu, Doanh nghiệp được cơ quan hải quan ấn định 1 mã, sau vài năm khi kiểm tra sau thông quan thì lại yêu cầu áp mã khác và truy thu thuế với mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính tối thiểu 20% hoặc từ 1 đến 3 lần số thuế bị truy thu, thêm vào đó là số tiền phạt chậm nộp tính từ ngày thông quan lô hàng nhập/ xuất. Để tránh các tình huống không mong muốn này, nhiều doanh nghiệp đã tham vấn trước với cơ quan hải quan về mã HS, nhưng việc tham vấn không hề dễ dàng và mất rất nhiều thời gian.
Nguyên nhân, đề xuất giQi pháp cho Doanh nghiệp và Tổng cục HQi quan
Từ các tình huống đã xảy ra trong thực tế nêu trên, có thể thấy được một số nguyên nhân chính gây ra như sau:
(1) sự thiếu nhất quán trong các phán quyết trước hoặc sau của cơ quan Hải quan
(2) thiếu hành lang pháp lý bảo vệ cán bộ, công chức, tạo nên tâm lý hay đẩy rủi ro cho bên khác
(3) thiếu các quy định ràng buộc trách nhiệm cụ thể từng bên khiến Doanh nghiệp là bên duy nhất phải gánh chịu rủi ro dù nhiều tình huống không phải của Doanh nghiệp.
Từ đó, nhóm nghiên cứu xin phép được đề xuất một số giải pháp cho Doanh nghiệp và Tổng cục Hải quan trong vận dụng mã HS vào hoạt động xuất nhập khẩu như sau:
4.2.1 Về phía Tổng cục HQi quan
Tổng cục Hải quan cần tích cực phối hợp với các nước đàm phán xây dựng Danh mục HS, Danh mục Biểu thuế ASEAN, đưa các mặt hàng dễ lẫn, khó phân loại vào Danh mục với các tiêu chí phân biệt rõ ràng để thực hiện thống nhất, tránh gây nhầm lẫn, chồng lấn trong cách hiểu.
Ban hành công văn hướng dẫn thống nhất đối với các mặt hàng khó, phức tạp, các mặt hàng có ý kiến của Tổ chức Hải quan thế giới để đảm bảo việc áp dụng Danh mục
HS tuân thủ đúng mô tả và cách hiểu thống nhất với các nước ASEAN và các thành viên WTO.
Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng các Danh mục quản lý chuyên ngành, thống nhất việc áp dụng mã số đối với hàng hóa quản lý chuyên ngành, phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế, và đảm bảo đủ tiêu chí để phân loại hàng hóa.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tập trung để tra cứu, thống nhất trong thực hiện phân loại Tiếp tục nâng cấp/xây dựng mới hệ thống để tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp có thể sử dụng tra cứu, tham khảo trong quá trình khai báo mã số HS, đồng thời để thống nhất trong thực hiện phân loại.
Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp nâng cao nhận thức, năng lực trong lĩnh vực phân loại hàng hóa Cho phép doanh nghiệp được quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định khi không đồng ý với kết quả xác định của hải quan.
Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật các thông tư mới của Bộ Tài chính về các thay đổi trong quy trình khai hải quan nói chung và mã HS code nói riêng, không ngừng tham gia đào tạo, nâng cao năng lực khai báo hải quan Doanh nghiệp nên tham vấn kỹ càng ở nhiều chi cục Hải quan khác nhau khi xác định mã HS code cho mặt hàng của doanh nghiệp mình và có thể nhờ đến các cơ quan chuyên ngành về kiểm hóa cho các mặt hàng phức tạp nếu cần thiết Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng công tác lưu trữ hồ sơ hải quan đầy đủ để phục vụ cho công tác hậu kiểm sau này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1][Bộ Công Thương Việt Nam (2022), “Xây dựng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam theo Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN 2022” Available at:
(Accessed: 15 February 2023).
[2]Báo Điện tử Chính phủ (2022), “Lùi thời gian áp dụng Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam mới đến 29/12/2022”, Available at: (Accessed: 15 February 2023).
[3]TwillbyMaersk (2021), “Harmonised System (HS) codes 2022: What are they and what is changing?”, Available at: (Accessed: 15 February 2023).
[4] Công văn 4891/TCHQ-TXNK 2022 thực hiện Thông tư 31/2022/TT-BTC (2023). Available at: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/xuat-nhap-khau/cong-van-4891- tchq-txnk-2022-thuc-hien-thong-tu-31-2022-tt-btc-539824.aspx (Accessed: 20 February 2023).
[5] Công văn 4891/TCHQ-TXNK 2022 thực hiện Thông tư 31/2022/TT-BTC (2023). Available at: https://thuvienphapluat.vn/cong-van/xuat-nhap-khau/cong-van-4891- tchq-txnk-2022-thuc-hien-thong-tu-31-2022-tt-btc-539824.aspx (Accessed: 20 February 2023).
[6] Phân Loại Hàng Hóa Và Xác Định Mã HS (2022) Available at: https://hptoancau.com/tra-cuu-ma-hs/ (Accessed: 20 February 2023).
[7] Phân Loại Hàng Hóa Và Xác Định Mã HS (2022) Available at: https://hptoancau.com/tra-cuu-ma-hs/ (Accessed: 20 February 2023)
[8] (2022), “Biểu thuế là gì? Tải về và hướng dẫn cách tra biểu thuế xuất nhập khẩu”. Available at: https://luatduonggia.vn/bieu-thue-la-gi-tai-ve-va-huong-dan-cach-tra- bieu-thue-xuat-nhap-khau/#:~:text=xu%E1%BA%A5t%20nh%E1%BA%ADp%20kh
%E1%BA%A9u%3A-,2.1.,v%C3%A0%20thu%E1%BA%BF%20su%E1%BA%A5t
%20c%E1%BB%91%20%C4%91%E1%BB%8Bnh (Accessed: 15 February 2023).
[9] (2023) Vietlaw.quochoi.vn Available at: https://vietlaw.quochoi.vn/Pages/vbpq-toan- van.aspx?ItemID32 (Accessed: 15 February 2023).
[10] Thông tư 31/2022/TT-BTC Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam mới nhất (2023) Available at: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/xuat-nhap-khau/thong- tu-31-2022-tt-btc-danh-muc-hang-hoa-xuat-nhap-khau-viet-nam-343978.aspx (Accessed: 15 February 2023).
[11] "BIEU-THUE-XNK-2023-HQQN.Xlsx" 2023 Google Docs https://docs.google.com/spreadsheets/d/1z2koJIldeRq0p7vzRttkpWFudUmTd92S/edi t#gid07904146.
[12] BIEU THUE XNK 2022.xlsx (2023) Available at: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1fZKkMZIzUta2C7Kq07MYCbJtoRnSCMG X/edit#gid01531118 (Accessed: 15 February 2023).
[13] Quyết định 45/2017/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 36/2016/QĐ-TTg áp dụng thuế suất thông thường (2023) Available at: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat- nhap-khau/Quyet-dinh-45-2017-QD-TTg-sua-doi-Quyet-dinh-36-2016-QD-TTg-ap- dung-thue-suat-thong-thuong-368025.aspx (Accessed: 15 February 2023).