Vì vậy chúng ta cần phảitìm hiểu rõ lý luận về quy luật giá trị và tác động của quy luật giá trị và vận dụngnó trong nền kinh tế thị trường để từ đó hiểu rõ được bản chất của quy luật gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-TIỂU LUẬN Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN
Đề tài: Quy luật giá trị và sự tác động của nó đến nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
Họ tên SV: Hoàng Thành Công
Mã SV: 2217510016
Lớp: TRI115.2
Khóa: 61
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Ngọc Lan
HÀ NỘI, tháng 6 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1 QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ 4
1.1 Quy luật giá trị 4
1.1.1 Nội dung của quy luật giá trị 4
1.1.2 Hình thức của quy luật giá trị 4
1.2 Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá 5
1.2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá 5
1.2.2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động 6
1.2.3 Phân hoá những người sản xuất hàng hoá nhỏ, làm nảy sinh quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa 7
PHẦN 2 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 8
2.1 Kinh tế thị trường: 8
2.1.1 Khái niệm kinh tế thị trường: 8
2.1.2 Các đặc điểm chính của kinh tế thị trường: 8
2.2 Sự biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường: 9
2.2.1 Trong lĩnh vực sản xuất: 9
2.2.2 Trong lĩnh vực lưu thông: 10
2.2.3 Trong nguồn nhân lực: 10
PHẦN 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM VẬN DỤNG TỐT HƠN QUY LUẬT GIÁ TRỊ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 11
3.1 Giảm bất bình đẳng xã hội, giải quyết mâu thuẫn giữa hiệu quả và công bằng 11
3.2 Quan tâm, đầu tư hơn nữa vào nền giáo dục 12
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
1
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT
2
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao Tại đó người mua và người bán tác động qua lại với nhau thông qua rất nhiều quy luật trong đó có quy luật giá trị Đây chính là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa Ở đâu có sản xuất, trao đổi, lưu thông hàng hóa thì ở đó có
sự tồn tại và phát triển của quy luật này Quy luật này tác động cả trong trường hợp giá cả bằng giá cả, giá cả lên xuống xung quanh giá trị Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu rõ lý luận về quy luật giá trị và tác động của quy luật giá trị và vận dụng
nó trong nền kinh tế thị trường để từ đó hiểu rõ được bản chất của quy luật giá trị
và mối qua hệ của nó trong nền kinh tế thị trường
Bên cạnh đó, quy luật giá trị cũng chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì, sự phân hóa giàu nghèo, sự cạnh tranh không lành mạnh,… Với mong muốn tìm hiểu rõ bản chất, mối quan hệ của quy luật giá trị và sự tác động của nó trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, em quyết định chọn đề tài tiểu luận: “Quy luật giá trị và sự tác động của nó đến nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” để từ đó có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về quy luật giá trị, ảnh hưởng của nó trong nền kinh tế để rút ra bài học, biện pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó đồng thời phát huy những ảnh hưởng tích cực của nó
PHẦN 1
3
Trang 51 QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ
1.1 Quy luật giá trị
1.1.1 Nội dung của quy luật giá trị
Trong nền kinh tế hàng hoá, hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp, những người sản xuất hàng hoá tư nhân, riêng lẻ sản xuất ra Những chủ thể sản xuất hàng hóa cạnh tranh với nhau Mỗi người sản xuất hàng hoá đều nghĩ đến cách chen lấn người khác, đều muốn giữ vững và mở rộng thêm địa vị của mình trên thị trường Mỗi người đều tự mình sản xuất không phụ thuộc vào người khác, nhưng trên thị trường những người sản xuất hàng hoá là bình đẳng với nhau Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì quyền lực của thị trường đối với người sản xuất hàng hoá càng mạnh Nó như thế có nghĩa là trong nền kinh tế hàng hoá có những quy luật kinh tế ràng buộc và chi phối hoạt động của những người sản xuất hàng hoá Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thông hàng hoá
Quy luật giá trị quy định việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết
Quy định ấy là khách quan, đảm bảo sự công bằng hợp lý, bình đẳng giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá Quy luật giá trị buộc những người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo "mệnh lệnh" của giá cả thị trường Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị Giá cả thị trường lên xuống một cách tự phát xoay quanh giá trị hàng hoá và biểu hiện sự tác động của quy luật giá trị trong điều kiện sản xuất và trao đổi hàng hoá
1.1.2 Hình thức của quy luật giá trị
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn: sản phẩm làm ra, trao đổi với mục đích
là để thoả mãn nhu cầu cá nhân.Vì vậy, lưu thông và buôn bán không phải là mục đích chính của người sản xuất
4
Trang 6Trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa: Hàng hoá được làm ra không đơn thuần để trao đổi mà còn để buôn bán và lưu thông
Giá trị hàng hoá biểu hiện ra bằng tiền được gọi là giá cả hàng hoá Trong nền kinh tế XHCN, tiền tệ cũng dùng làm tiêu chuẩn giá cả
Tuỳ vào từng giai đoạn mà quy luật giá trị có các hình thức chuyển hoá khác nhau Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật giá trị chuyển hoá thành quy luật giá cả sản xuất Trong giai đoạn CNTB độc quyền, quy luật giá trị chuyển hoá thành quy luật giá cả độc quyền cao
1.2 Vai trò của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hoá.
Như đã biết quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và lưu thông hàng hoá Trong nền kinh tế hàng hoá quy luật giá trị có những tác dụng sau đây:
1.2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
Trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu thường xảy ra tình hình: người sản xuất bỏ ngành này, đổ xô vào ngành khác; tư liệu sản xuất và sức lao động xã hội được chuyển từ ngành này sang ngành khác, quy mô sản xuất của ngành này thu hẹp lại thì ngành kia lại mở rộng ra với tốc độ nhanh chóng Chính quy luật giá trị đã gây ra những hiện tượng đó, đã điều tiết việc sản xuất trong xã hội Muốn hiểu rõ vấn đề này, cần xem xét những trường hợp thường xảy ra trên thị trường hàng hoá:
- Giá cả nhất trí với giá trị;
- Giá cả cao hơn giá trị;
- Giá cả thấp hơn giá trị
Trường hợp thứ nhất nói lên cung và cầu trên thị trường nhất trí với nhau, sản xuất vừa khớp với nhu cầu của xã hội Do dựa trên chế độ tư hữu, sản xuất hàng hoá tiến hành một cách tự phát, vô chính phủ, nên trường hợp này hết sức hiếm và ngẫu nhiên
Trường hợp thứ hai nói lên cung ít hơn cầu, sản xuất không thoả mãn được nhu cầu của xã hội nên hàng hoá bán chạy và lãi cao Do đó, những người sản xuất
5
Trang 7Discover more
from:
TRIE115
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
414 documents
Go to course
TIỂU LUẬN Lý luận về giá trị - lao động củ… Kinh tế
chính trị 100% (2)
14
KTCT - On thi KTCT Kinh tế
chính trị 100% (2)
16
Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì
Kinh tế
chính trị 100% (2)
18
Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha Kinh tế
chính trị 100% (1)
9
Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr… Kinh tế
chính trị 100% (1)
11
Trang 8loại hàng hoá đó sẽ mở rộng sản xuất; nhiều người trước kia sản xuất loại hàng hoá khác cũng chuyển sang sản xuất loại này Tình hình đó làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác
Trường hợp thứ ba chỉ rõ cung cao hơn cầu, sản phẩm làm ra quá nhiều so với nhu cầu xã hội, hàng hoá bán không chạy và bị lỗ vốn Tình hình đó buộc một số người sản xuất ở ngành này phải rút bớt vốn chuyển sang ngành khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động giảm đi ở ngành này
Như vậy là theo "mệnh lệnh" của giá cả thị trường lúc lên, lúc xuống xoay quanh giá trị mà có sự di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác, do đó quy mô sản xuất của ngành đó mở rộng Việc điều tiết tư liệu sản xuất và sức lao động trong từng lúc có xu hướng phù hợp với yêu cầu của
xã hội, tạo nên những tỷ lệ cân đối nhất định giữa các ngành sản xuất Đó là biểu hiện vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị Nhưng sản xuất trong điều kiện chế độ tư hữu, cạnh tranh, vô chính phủ nên những tỷ lệ cân đối hình thành một cách tự phát đó chỉ là hiện tượng tạm thời và thường xuyên bị phá vỡ, gây ra những lãng phí to lớn về của cải xã hội
Quy luật giá trị không chỉ điều tiết sản xuất mà điều tiết cả lưu thông hàng hoá Giá cả của hàng hoá hình thành một cách tự phát theo quan hệ cung cầu Cung và cầu có ảnh hưởng đến giá cả, nhưng giá cả cũng có tác dụng khơi thêm luồng hàng, thu hút luồng hàng từ nơi giá thấp đến nơi giá cao Vì thế, lưu thông hàng hoá cũng do quy luật giá trị điều tiết thông qua sự lên xuống của giá cả xoay quanh giá trị
1.2.2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động
Các hàng hóa được sản xuất trong những điều kiện khác nhau nên có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường đều phải trao đổi theo giá trị xã hội Người sản xuất nào có giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội thì có lợi; trái lại, người có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội sẽ ở thế bất lợi, có thể bị phá sản
Để tránh bị phá sản và giành ưu thế trong cạnh tranh, mỗi người sản xuất hàng hóa đều tìm cách giảm giá trị cá biệt hàng hoá của mình xuống dưới mức giá trị xã hội
6
Chức năng của tiền tệ
Kinh tế chính trị 100% (1)
2
Trang 9bằng cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động Lúc đầu, chỉ có kỹ thuật của một số cá nhân được cải tiến, về sau do cạnh tranh nên kỹ thuật của toàn xã hội được cải tiến Như thế là quy luật giá trị đã thúc đẩy lực lượng sản xuất và sản xuất phát triển
1.2.3 Phân hoá những người sản xuất hàng hoá nhỏ, làm nảy sinh quan hệ kinh tế
tư bản chủ nghĩa.
Trên thị trường, các hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau đều phải trao đổi theo giá trị xã hội Do đó, trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá không tránh khỏi tình trạng một số người sản xuất phát tài, làm giàu, còn số người khác
bị phá sản
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, sự tác động của quy luật giá trị dẫn đến kết quả là một số ít người mở rộng dần kinh doanh, thuê nhân công và trở thành nhà tư bản, còn một số lớn người khác bị phá sản dần, trở thành những người lao động làm thuê Thế là sự hoạt động của quy luật giá trị dẫn tới hệ phân hoá những người sản xuất hàng hoá, làm cho quan hệ tư bản chủ nghĩa phát sinh Lênin nói
"… nền tiểu sản xuất thì từng ngày, từng giờ, luôn luôn đẻ ra chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, một cách tự phát và trên quy mô rộng lớn"
Trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, quy luật giá trị cũng tác động hoàn toàn tự phát "sau lưng" người sản xuất, hoàn toàn ngoài ý muốn của nhà tư bản Chỉ trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, do chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chiếm địa vị thống trị, con người mới có thể nhận thức và vận dụng quy luật giá trị một cách có ý thức để phục vụ lợi ích của mình
Nghiên cứu quy luật giá trị không chỉ để hiểu biết sự vận động của sản xuất hàng hoá, trên cơ sở đó nghiên cứu một số vấn đề khác trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội Các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa coi trọng việc vận dụng quy luật giá trị trong việc quy định chính sách giá cả, kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân, thực hiện hạch toán kinh tế v.v
7
Trang 102 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM.
2.1 Kinh tế thị trường:
2.1.1 Khái niệm kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, là một hình thức tổ chức sản xuất xã hội hiệu quả nhất phù hợp với trình độ phát triển của
xã hội hiện nay
2.1.2 Các đặc điểm chính của kinh tế thị trường:
- Các chủ thể kinh tế có tính tự chủ cao Mỗi chủ thể kinh tế là một thành phần của nền kinh tế có quan hệ độc lập với nhau, mỗi chủ thể tự quyết định lấy hoạt động của mình
- Tính phong phú của hàng hóa Do các chủ thể kinh tế đều tự quyết định lấy hoạt động của mình nên bất cứ hàng hoá nào có nhu cầu thì sẽ có người sản xuất
Mà nhu cầu của con người thì vô cùng phong phú, điều này tạo nên sự phong phú của hàng hoá trong nền kinh tế thị trường
- Cạnh tranh là tất yếu trong kinh tế thị trường Hàng hoá nào có nhu cầu lớn thí sẽ có nhiều người sản xuất Khi có quá nhiều người cùng sản xuất một mặt hàng thì sự cạnh tranh là tất yếu
- Kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế mở, trong đó có sự giao lưu rộng rãi không chỉ trong thị trường một nước mà giữa các thị trường với nhau
- Giá cả hình thành ngay trên thị trường Không một chủ thể kinh tế nào quyết định được giá cả Giá cả của một mặt hàng được quyết định bởi cung và cầu của trị trường Nền kinh tế thị trường có thể tự hoạt động được là nhờ vào sự điều tiết của cơ chế thị trường Đó là các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, lưu thông tiền tệ, cạnh tranh…tác động, phối hợp hoạt động của toàn bộ thị trường thành một hệ thống thống nhất
8
Trang 112.2 Sự biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường:
Với các đặc trưng của mô hình kinh tế thị trường như đã nói ở trên, các quy luật kinh tế được phép phát huy tác dụng của nó trong đó quy luật giá trị đóng vai trò là quy luật kinh tế căn bản chi phối toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế Như đã phân tích ở trên, quy luật giá trị có vai trò lớn trong nền sản xuất hàng hoá Chúng ta đã vận dụng quy luật giá trị vào:
2.2.1 Trong lĩnh vực sản xuất:
Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu sự điều tiết của quy luật gái trị mà chịu sự chi phối của quy luật kinh tế cơ bản của xã hội chủ nghĩa và quy luật phát triển có kế hoạch và cân đối của nền kinh tế quốc dân
Tuy nhiên quy luật giá trị không phải không có ảnh hưởng đến nền sản xuất Những vật phẩm tiêu dùng cần thiết để bù vào sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, đều được sản xuất và tiêu dùng dưới hình thức hàng hóa và đều chịu sự tác động của quy luật giá trị Một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là trao đổi ngang giá tức là thực hiện sự trao đổi hàng hóa thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hóa Nguyên tắc này đòi hỏi phải tuân theo quy luật giá trị: sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết Cụ thể:
- Xét ở tầm vĩ mô: Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thời gian lao động xã hội cần thiết
- Xét ở tầm vi mô: Mỗi cá nhân khi sản xuất các sản phẩm đều cố gắng làm cho thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội
Do vậy nhà nước đã ra các chính sách để khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn Mỗi doanh nghiệ phải cố gắng cải tiến máy móc, mẫu mã, nâng cao tay nghề lao động cho công nhân Nếu không quy luật gía trị ở đây sẽ thực hiện vai trò đào thải: loại bỏ những cái kém hiệu quả, kích thích các cá nhân, ngành, doanh nghiệp phát huy tính hiệu quả Tất yếu điều đó dẫn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất trong đó đội ngũ lao động có tay nghề chuyên môn cao ngày càng tăng, công cụ, trang thiết bị lao động ngày càng cải tiến
9