1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) quy luật giá trị và sự biểu hiện của quy luậtgiá trị trong nền kinh tế thị trường

23 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Luật Giá Trị Và Sự Biểu Hiện Của Quy Luật Giá Trị Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
Tác giả Dương Hoàng Ngân Hà
Người hướng dẫn ThS. Đinh Thị Quỳnh Hà
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,26 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU:Sản xuất hàng hoá chịu sự tác động của nhiều quy luật kinh tếnhư: quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quyluật cạnh tranh… Nhưng vai trò cơ sở c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

===== =====

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI: QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT

GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Tên sinh viên: Dương Hoàng Ngân Hà

Lớp hành chính: Anh 02 – Khối 1 – Khoá 61 – Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tếLớp tín chỉ: TRI115(GD1+2-HKI-2223)K61.7

Mã sinh viên: 2214410049

Giảng viên hướng dẫn: ThS Đinh Thị Quỳnh Hà

Trang 2

MỤC LỤC:

A PHẦN MỞ ĐẦU: 4

B NỘI DUNG: 5

I Cơ sở lí luận về quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị với nền kinh tế thị trường: 5

1 Nội dung và yêu cầu của Quy luật giá trị: 5

2 Các hình thức chuyển hóa quy luật giá trị: 6

3 Tác động của quy luật giá trị: 7

3.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: 7

3.2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh: 8

3.3 Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất: 9

II THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM: 10

1 Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam: 10

2 Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay: 11

2.1 Trong lĩnh vực sản xuất: 11

2.2 Trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa: 12

a Hình thành giá cả: 12

b Lưu thông nguồn hàng: 12

3 Những hạn chế của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường: 13 a Sự phân hóa giàu nghèo: 13

b Vấn nạn ô nhiễm môi trường: 13

c Cạnh tranh: 14

III Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quy luật giá trị ở nền kinh tế Việt Nam: 14

1 Kế hoạch chung: 14

2 Đề xuất riêng: 15

2.1 Điều tiết khống chế quản lý vĩ mô đồng thời có sự giám sát của xã hội: 15

Trang 3

2.2 Nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập, tham gia tổ

chức thương mại quốc tế WTO: 15

2.3 Giảm bất bình đẳng xã hội, giải quyết mâu thuẫn giữa hiệu quả và công bằng: 15

2.4 Quan tâm, đầu tư hơn nữa vào nền giáo dục: 16

C KẾT LUẬN 17

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU:

Sản xuất hàng hoá chịu sự tác động của nhiều quy luật kinh tếnhư: quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quyluật cạnh tranh… Nhưng vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hànghoá thuộc về quy luật giá trị Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bảncủa sản xuất hàng hoá vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hoá, là

cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hoá Vì quy luật giátrị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá nên ởđâu có sản xuất và trao đổi thì ở đó có sự tồn tại của và phát huy tácdụng của quy luật giá trị Mọi hoạt động của chủ thể kinh tế trong quátrình sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chịu sự tác động của quy luậtnày Cũng vì thế mà quy luật giá trị là nguyên nhân chính dẫn đếnkhủng hoảng kinh tế chu kỳ, phân hóa giàu nghèo, cạnh tranh khônglành mạnh,… Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng môhình kinh tế thị trường - nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ caotheo định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó, việc tìm hiểu và nắm bắt rõquy luật này càng có ý nghĩa to lớn hơn, có thể coi là một nhiệm vụ cấpbách đối với đất nước ta

Hiểu rõ được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, tôiquyết định chọn đề tài tiểu luận là: “Quy luật giá trị và sự biểu hiện của

nó trong nền kinh tế thị trường” với mục đích nghiên cứu sâu hơn vềquy luật giá trị để tìm ra những hướng đi đúng đắn đưa nền kinh tế thịtrường phát triển tốt đẹp hơn Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làmsáng tỏ hơn mối quan hệ giữa quy luật giá trị và nền kinh tế thị trườngcũng như sự tác động qua lại giữa chúng

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do sự hạn chế về kinh nghiệmcũng như kiến thức nên khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mongnhận sự góp ý từ giảng viên và bạn bè Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

Trang 6

B NỘI DUNG:

I Cơ sở lí luận về quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị với nền kinh tế thị trường:

1 Nội dung và yêu cầu của Quy luật giá trị:

- Tất cả các hoạt động kinh tế của con người đều chịu sự tác động củaquy luật kinh tế nào đó Quy luật giá trị là một trong những quy luậtkinh tế có tác động mạnh đến các hoạt động kinh tế của con người.Quy luật giá trị là quy luật của nền sản xuất hàng hóa, biểu hiện nhucầu khách quan của việc định hướng nền sản xuất và trau dồi theocác quan hệ tỷ lệ phản ánh hao phí lao động xã hội cần thiết Giá trị

là hình thức biểu hiện các hao phí đó trên cơ sở quy tất cả các loạilao động cụ thể thành lao động trừu tượng và quy lao động phức tạpthành lao động giản đơn Giá trị là phương thức điều tiết các mốiquan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa trong quá trình trao đổihoạt động

- Yêu cầu chung của quy luật giá trị: việc sản xuất và trao đổi hànghoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết

- Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phílao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hoá không phảiđược quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuấthàng hoá mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết Vì vậy, muốn bánđược hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phảiđiều chỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợpvới mức chi phí mà xã hội chấp nhận được

- Trong lưu thông, hay trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở haophí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi phải theo nguyên

Trang 7

Kinh tế

chính trị 100% (2)

18

Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha

Trang 8

tắc nguyên giá: Hai hàng hoá được trao đổi với nhau khi cùng kếttinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoáphải thực hiện với giá cả bằng giá trị

- Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cảhàng hoá Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiệnbằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị Hànghoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại Trên thịtrường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như:cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền Sự tác động của cácnhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời với giátrị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó Sự vận động giá cảthị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơchế hoạt động của quy luật giá trị Thông qua sự vận động của giá cảthị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng

- Quy luật giá trị hoạt động trong các hình thái xã hội khác nhau vàtrong hệ thống các quan hệ kinh tế của mỗi hình thái Quy luật đókhông thuộc về quy luật biểu hiện bản chất xã hội cơ bản của mộthình thái xã hội nào, các biểu hiện cụ thể của nó phụ thuộc vào quyluật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất nhất định

- Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá

cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giátrị Ở đây, giá trị như cái trục của giá cả

2 Các hình thức chuyển hóa quy luật giá trị:

- Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt được dùng để các hàng hóakhác biểu thị giá trị của mình Giá trị hàng hóa được biểu thị ra bằngtiền gọi là giá cả hàng hóa

Chức năng của tiền tệ

Kinh tếchính trị 100% (1)

2

Trang 9

- Trong giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản, sản xuất hàng hóa, quyluật giá trị và tiền tệ tiêu vong.

- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trịchuyển hóa thành quy luật giá cả sản xuất

- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị chuyểnhóa thành quy luật giá cả độc quyền cao

3 Tác động của quy luật giá trị:

3.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:

- Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất (tưliệu sản xuất, sức lao động và tiền vốn) giữa các ngành, các lĩnh vựccủa nền kinh tế Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biếnđộng của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luậtcung – cầu Từ đó tạo ra những tỷ lệ cân đối tạm thời giữa các ngành,các vùng của một nền kinh tế hàng hoá nhất định

- Xem xét 3 trường hợp thường xảy ra trên thị trường hàng hoá, tathấy:

 Giá cả bằng giá trị cung cầu trên thị trường thống nhất với nhau, sản: xuất đáp ứng đúng và đủ nhu cầu xã hội Dựa trên chế độ tư hữu, sảnxuất hàng hóa tiến hành một cách tự phát, vô chính phủ nên trườnghợp này thường rất hiếm và chỉ xảy ra ngẫu nhiên

 Giá cả cao hơn giá trị cung ít hơn cầu, sản xuất không thỏa mãn: được nhu cầu của xã hội nên hàng hóa bán hết nhanh và lãi cao Do

đó, nhiều người kinh doanh tiến hành mở rộng sản xuất, cộng thêmnhững người sản xuất khác cũng đổ xô sang sản xuất hàng hóa loạinày Tình hình đó làm tăng mức tư liệu sản xuất và sức lao độngđược chuyển vào ngành này

8

Trang 10

 Giá cả thấp hơn giá trị cung cao hơn cầu, sản phẩm làm ra bị dư: thừa do nhu cầu người tiêu dùng có giới hạn, hàng hóa bán khôngchạy và lỗ vốn Tình hình đó buộc một số người sản xuất ở ngànhnày rút một số vốn để chuyển sang ngành khác, làm giảm mức tưliệu sản xuất và sức lao động ở ngành này.

Như vậy là sự di chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động

từ ngành này sang ngành khác phụ thuộc vào giá cả thị trường lúclên, lúc xuống xoay quanh giá trị mà có Việc điều tiết tư liệu sảnxuất và sức lao động trong từng lúc theo nhu cầu của xã hội, tạo nênmột tỷ lệ cân đối nhất định giữa các ngành sản xuất Đó chính là vaitrò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị Nhưng do sản xuất tronggiai đoạn chế độ tư hữu, cạnh tranh, vô chính phủ nên những tỷ lệcân đối tự phát đó chỉ là mang tính tạm thời và thường xuyên bị phá

vỡ, gây ra những tổn thất to lớn về của cải xã hội

Ngoài điều tiết sản xuất, quy luật giá trị còn điều tiết cảlưu thông hàng hóa Giá cả của hàng hóa hình thành một cách tự pháttheo quan hệ cung cầu Giá cả bị ảnh hưởng bởi cung cầu, nhưng giá

cả có tác dụng thu hút luồng hàng từ giá thấp đến giá cao, do đó làmcho lưu thông hàng hoá thông suốt

Như vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường khôngnhững chỉ rõ sự biến động về kinh tế mà còn có tác động điều tiếtnền kinh tế hàng hoá

3.2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất laođộng, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh:

Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá

là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nênhao phí lao động cá biệt khác nhau, người sản xuất nào có hao phí

Trang 11

lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế

có lợi sẽ thu được lãi cao, ngược lại thì sẽ bị thiếu vốn Để giành lợithế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, hay phá sản, họ phảilàm cho hao phí lao động cá biệt của mình bằng hao phí lao động xãhội cần thiết Việc đạt được mục tiêu này đòi hỏi họ phải luôn tìmcách cải tiến kỹ thuật, cải thiện cách tổ chức quản lý, tăng năng suấtlao động Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn

ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội, dẫn đến là lực lượng sản xuất xãhội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ

3.3 Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu nghèo giữa nhữngngười sản xuất:

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kếtquả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kinhnghiệm cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấphơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó thu được lợi nhuận,giàu lên nhanh chóng Họ trang bị thêm tư liệu sản xuất, mở rộngquy mô Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm

ăn kém, hoặc gặp khó khăn trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tớiphá sản trở nên nghèo khó hơn Bàn về vấn đề này, Lênin đã viết

“Mỗi người đều sản xuất riêng biệt, cho lợi ích riêng của mình,không phụ thuộc vào nhà sản xuất khác Họ sản xuất cho thị trường,nhưng dĩ nhiên không một người nào trong số họ biết được dunglượng của thị trường Mối quan hệ như vậy giữa những người sảnxuất riêng rẽ, sản xuất cho một thị trường chung, thì gọi là cạnhtranh Dĩ nhiên trong những điều kiện ấy, sự thăng bằng giữa sảnxuất và tiêu dùng chỉ có thể có được sau nhiều lần biến động Nhữngngười khéo léo hơn, tháo vát hơn và có sức lực hơn sẽ ngày càng lớnmạnh nhờ những sự biến động ấy; còn những người yếu ớt, vụng về

10

Trang 12

thì sẽ bị sự biến động đó đè bẹp Một vài người trở nên giàu có, cònquần chúng trở nên nghèo đói, đó là kết quả không tránh khỏi củaquy luật cạnh tranh Kết cục là những người sản xuất bị phá sản mấthết tính chất độc lập về kinh tế của họ và trở thành công nhân làmthuê trong công xưởng đã mở rộng của đối thủ tốt số của họ.”

Như vậy, trong nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa,quy luật giá trị cũng hoàn toàn tác động tự phát "sau lưng" người sảnxuất, ngoài ý muốn của nhà tư bản Nhưng trong nền kinh tế xã hộichủ nghĩa khi chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chiếm vị trí thốngtrị, con người mới có thể nhận thức và vận dụng quy luật giá trị mộtcách đúng đắn để phục vụ lợi ích cá nhân

Vậy, ta tổng kết: một mặt quy luật giá trị chi phối sự lựachọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, thúc đẩy các nhân tố tích cựcphát triển; mặt khác nó lại gây ra sự phân hóa giàu nghèo, tạo ra sựbất bình đẳng trong xã hội

II THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM:

1 Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam:

- Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, trong

đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thôngqua thị trường

- Những cơ sở khách quan để phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là:Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương ngày càngphát triển một cách đa dạng và phong phú Đó là sở hữu toàn dân, sởhữu tập thể, sở hữu tư nhân (sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư

Trang 13

bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp…

Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể có những khác biệt rõràng Tuy cùng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nhưngmỗi đơn vị kinh tế lại có những quyền tự chủ và lợi ích riêng, chưa

kể đến sự khác nhau về trình độ kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quảnlý…

Quan hệ hàng hóa và tiền tệ cần thiết trong quan hệ kinh tế đốingoại Trong bối cảnh phân công lao động sang nước ngoài ngàycàng phát triển mạnh mẽ thì mối quan hệ kinh tế này càng quan trọng

vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt và là chủ sở hữu của hàng hóatrao đổi trên thị trường

2 Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay:

2.1 Trong lĩnh vực sản xuất:

Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu sự điều tiết củaquy luật giá trị mà chịu sự chi phối của quy luật kinh tế cơ bản củachủ nghĩa xã hội và quy luật phát triển có kế hoạch của nền kinh tếquốc dân

Tuy nhiên, quy luật giá trị không phải không có tác dụngđến sản xuất Những vật phẩm tiêu dùng cần thiết để bù đắp vào sứclao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, đều được sản xuất vàtiêu thụ dưới hình thức hàng hoá và chịu sự tác động của quy luật giátrị Một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là trao đổi nganggiá tức là thực hiện sự trao đổi hàng hoá thông qua thị trường, sảnphẩm phải trở thành hàng hoá Nguyên tắc này đòi hỏi tuân thủ quyluật giá trị: sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở thờigian lao động xã hội cần thiết

12

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w