1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trongbối cảnh toàn cầu hóa

24 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Phủ Định Và Vận Dụng Phân Tích Việc Kế Thừa Và Phát Triển Sáng Tạo Các Giá Trị Truyền Thống Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa
Tác giả Vũ Việt Hà
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Minh Thảo
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lý Luận Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Kế thừa và phát triển sáng tạo truyền thống văn hóa dân tộc gắn liền với quá trình mở rộng giao lưu, học hỏi và tiếp nhận những giá trị văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới ………9KẾT

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

… ***…

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Vũ Việt Hà

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 NỘI DUNG

I Phép biện chứng về phủ định

1 Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng 3

1.1 Định nghĩa 3 1.2 Các đặc trưng của phủ định biện chứng 3

2 Quy luật phủ định của phủ định Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển 4

3 Ý nghĩa phương pháp luận 5

II Vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thồng trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay

1 Các giá trị truyền thống của nước ta hiện nay……… 5

1.1 Giá trị truyền thống là gì? 5 1.2 Các giá trị truyền thống của Việt Nam 6

2 Vai trò của phủ định biện chứng trong việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay 6

2.1 Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay là

sự thống nhất của hai quá trình giữ lại và lọc bỏ 7 2.2 Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ta trong bối cảnh hiện nay chính là quá trình bổ sung, phát triển hơn nữa những “hạt nhân hợp lý” trong truyền thống văn hóa 8 2.3 Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay cần phải chống hai khuynh hướng sai lầm: khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng phủ định sạch trơn đối với truyền thống văn hóa của dân tộc…8 2.4 Kế thừa và phát triển sáng tạo truyền thống văn hóa dân tộc gắn liền với quá trình mở rộng giao lưu, học hỏi và tiếp nhận những giá trị văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới ………9

KẾT LUẬN 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

1

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay Toàn cầu hóa mang đến cho mọi quốc gia những giá trị văn minh có tính phổ quát của nhân loại, đồng thời đưa những nét văn hóa đặc sắc của mỗi quốc gia vươn ra thế giới, làm phong phú them nền văn hóa chung của nhân loại Qua đó ta thấy được vai trò thiết yếu của

xu thế toàn cầu hóa ảnh hưởng tới sự phát triển của mỗi dân tộc nói riêng và cả nhân loại nói chung: Là môi trường động lực cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn, tạo điều kiện cho những mối quan hệ ngoại giao quan trọng, tăng cường mối quan hệ hợptác cùng phát triển giữa các quốc gia, khu vực, lục địa Việt Nam cũng là một quốc gia nhận được nhiều cơ hội, thuận lợi không nhỏ, điển hình là trong việc kế thừa là tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và thế giới Bên cạnh

đó, toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều thách thức lớn và tiềm ẩn những nguy cơ với Việt Nam Nổi trội và đáng quan tâm hiện nay là nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Trướcvấn đề cấp thiết đó, việc bảo tồn, kế thừa phát huy và phát triển sáng tạo những giá trịvăn hóa truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay vô cùng thiết thực và khẩn trương

Dưới góc độ của triết học, mà cụ thể là phép biện chứng về phủ định trong Triết học Mác - Lênin Tính kế thừa của phủ định biện chứng cho thấy bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng sinh ra từ sự vật hiện tượng cũ, là cái mới ra đời trên nền tảng của cái cũ, phát triển tiếp tục dựa trên cơ sở loại bỏ những mặt hạn chế, lỗi thời lạc hậu của cái cũ Đồng thời cái mới sinh ra còn chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt cònthích hợp, mặt tích cực của cái cũ và bổ sung thêm những mặt mới tiến tiến, phù hợp với hiện thực vào trong chính cái mới Cái mới phủ định cái cũ, cái mới hơn tiếp tục phủ định cái mới Cứ như vậy, sự vật hiện tượng phát triển dần lên một hình thái mới

có hình thái giống với cái ban đầu nhưng ở một trình độ cao hơn Khi ấy, con đường phát triển của sự vật, hiện tượng không phải là con đường thẳng mà là con đường

“xoắn ốc” Mỗi vòng của đường “xoắn ốc” dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” Tiểu luậndưới đây tập trung phân tích và ứng dụng phép biện chứng về phủ định vào việc gìn giữ, kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc

2

Trang 4

NỘI DUNG

I PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH

1 Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

1.1 Định nghĩa

Trong đời sống thường ngày, khái niệm phủ định thường được biểu hiện bằng từ

“không”, phủ định có nghĩa là không, bác bỏ một cái gì đó Còn theo triết học, trong thế giới vật chất, mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển rồimất đi và được thay thế bằng sự vật, hiện tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động và phát triểncủa nó Sự thay thế đó gọi là Phủ định bao gồm phủ định siêu hình

phủ định biện chứng Phủ định siêu hình là phủ định do các nguyên nhân bên ngoài

dẫn đến sự triệt tiêu sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Còn theo quan điểm duy vật biện chứng, phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn đến sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định Phủ định biện chứng không bao hàm mọi sự phủ định nói chung,

nó chỉ bao hàm những phủ định là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật, tạo ra bước nhảy về chất, tạo tiền đề, điều kiện cho sự phát triển, cái mới

ra đời thay thế cái cũ

1.2 Các đặc trưng của phủ định biện chứng

Theo quan niệm của các nhà triết học, phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ

Thứ nhất, phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ

định nằm ngay trong sự vật hiện tượng Nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn, tạo khả năng ra đời của cái mới thay thế cái cũ Đồng thời, mỗi sự vật đều có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào những thuộc tính và cách giải quyết mâu thuẫn của chính nó Điều đó có nghĩa là, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn hay nguyện vọng của con người Con người chỉ có thể tác động vào quá trình, khiến quá trình diễn ra nhanh hoặc chậm hơn Vì vậy có thể nói, phủ định biện chứng cũng là sự tự thân phủ định

3

Trang 5

Thứ hai, phủ định biện chứng mang tính kế thừa, vì nó là kết quả của quá trình

tự giải quyết những mâu thuẫn tồn tại bên trong chính sự vật hiện tượng và của quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất, nên nó không thể thủ tiêu, phá hủy hoàn toàn cái cũ Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, cái mới xóa bỏ những mặt tiêucực và lỗi thời của cái cũ, đồng thời chọn lọc và phát triển những mặt tích cực của cái

cũ để phù hợp với sự vật hiện tượng mới Trong quá trình phát triển, cái cũ và cái mới luôn có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau Cái cũ không bao giờ bị mất

đi hoàn toàn, nó vẫn tồn tại một phần trong cái mới Cái mới cũng không được tạo nên trong hư vô, mà là kết quả của sự đấu tranh và kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ

2 Quy luật phủ định của phủ định Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển

Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng theo đường xoáy ốc

Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó Những lần phủ định tiếp theo tái lập cái ban đầu, nhưng ở một mức độ cao và hoàn thiện hơn, thể hiện rõ bước tiến của sự vật Những lần tiếp theo đó được gọi là phủ định của phủđịnh Cái mới phủ định cái cũ, nhưng một thời gian sau, cái mới sẽ biến thành cái cũ,

và bị cái mới ra đời phủ định Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như là một sự tổng hợp và kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ, và những điểm tích cực

ấy sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển trong những lần phủ định tiếp theo Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ, nhưng lại trở thành điểm xuất phát của một chu kỳ khác cao hơn, phức tạp hơn, cứ như thế tạo thành những đường xoắn ốc kéo dài đến

vô tận Nhận xét về con đường này, V I Lênin đã viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng ”

Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật nhưng nó không theo đường thẳng mà theo đường xoắn ốc Sự phát triển “xoáy ốc”

là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính

4

Trang 6

kế thừa, tính tiến lên, tình lặp lại và tính vô tận Trong quá trình phát triển của sự vật, phủ định biện chứng đóng vai trò là những vòng khâu của quá trình đó

3 Ý nghĩa phương pháp luận

Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức đúng đắn về khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật hiện tượng Mọi sự vật đều phát triển không ngừng, nhưng theo con đường quanh co, phức tạp, thậm chí có bước thụt lùi chứ không theo đường thẳng Tuy nhiên, tính đa dạng và phức tạp của quá trình phát triển chỉ là biểu hiện của xu hướng chung, xu hướng tiến lên theo quy luật Trong thế giới khách quan, cái mới tất yếu ra đời để thay thế cái cũ Trong tự nhiên, cái mới diễn ra một cách tự động Còn trong xã hội, nó phụ thuộc vào nhận thức và hành động của mỗi con người Song, như Lenin nói: “Trong lúc cái mới vừa mới nảy sinh thì cái cũ trong một thời gian nào đó vẫn còn cứ mạnh hơn cái mới” Khi cái cũ – thứ đã ăn sâu vào thói quen, suy nghĩ của con người, trở nên lạc hậu, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển, ta cần phải loại bỏ những thứ tư tưởng bảo thủ, giáo điều đó Đồng thời, tìm tòi, phát hiện, ủng hộ và đấu tranh cho sự thắng lợi của cái mới, cái hoàn thiện hơn

II VẬN DỤNG TRONG VIỆC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY

1 Các giá trị truyền thống của nước ta hiện nay

1.1 Giá trị truyền thống là gì?

Nói đến truyền thống là nói đến tập hợp những tư tưởng, tình cảm, những thói quen, tập quán, những phong tục, cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành, phát triển và lưu truyền qua nhiều thế hệ

Tuy nhiên, xét theo quan điểm lịch sử - cụ thể, truyền thống bao giờ cũng tồn

tại hai mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực Bàn về giá trị tức là muốn bàn về mặt tích

cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái hay Vì vậy, nói đến giá trị truyền thống là muốn nói đến những giá trị tương đối

ổn định, tới những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc

5

Trang 7

dẫn viết… 96% (45)

3

TIỂU LUẬN LUẬT LAO ĐỘNG - TIỂU LUẬN…Hướng

dẫn viết… 100% (3)

29

T 1,2,3- Bay chim chia voi

96

Trang 8

Một giá trị khi trở thành giá trị truyền thống thì đã bao hàm trong nó ý nghĩa lâu dài, hoặc cũng có thể nói, một giá trị xét về mặt thời gian là bền vững thì tự thân nó đã mang ý nghĩa là giá trị truyền thống

Việc phân biệt các loại giá trị là vô cùng quan trọng bởi nó giúp ta có được cái nhìn khách quan, biện chứng, tránh được sự tuỳ tiện, chủ quan khi xem xét các giá trị, đề phòng việc phủ nhận sạch trơn mọi truyền thống và giá trị văn hóa, hay lưu truyền thiếu phê phán, tán dương quá đáng những truyền thống ít giá trị hoặc không còn giá trị, thậm chí có hại cho sự phát triển

1.2 Các giá trị truyền thống của Việt Nam

Là một đất nước với bề dày truyền thống lâu đời, Việt Nam luôn tự hào với những bản sắc văn hóa đặc trưng và vô cùng đáng quý Có thể kể đến vô vàn những giá trị truyền thống cao đẹp và bền vững của dân tộc ta, điển hình là lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, đoàn kết, cần cù, hiếu học, tôn sư trọng đạo Đó là những giá trị truyền thống cơ bản, quý báu, tạo nên cốt cách của con người Việt Nam, đồng thời cũng có những giá trị to lớnđối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, hiện đại, con người tiến bộ, văn minh Vì vậy, việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống dân tộcđược nhìn nhận như một thách thức tất yếu, mang tính khách quan và là nhiệm vụ cấp thiết của Đảng và mỗi công dân, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

2 Vai trò của phép biện chứng của phủ định trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Kế thừa là quy luật phát triển tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên,

xã hội và tư duy Nó cũng được xem là một trong những đặc trưng cơ bản và phổ biến của phép phủ định biện chứng, là sợi dây liên kết bền vững giữa sự vật cũ và sự vật mới trên con đường phát triển Thực chất, đây là quá trình đấu tranh giữa cái cũ

và cái mới nhằm phát huy những mặt tích cực, tiến bộ của cái cũ, để xây dựng nên cái mới Quá trình đó vừa diễn ra là sự lọc bỏ và giữ lại những “hạt nhân hợp lý”, vừa

bổ sung, phát triển và tạo ra các giá trị mới đáp ứng yêu cầu đòi của thế giới biến đổi không ngừng

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những di sản quý báu của dân tộc và nhân 6

Hướng dẫnviết tiểu… 100% (1)

T 5,6-Đọc - hiểu vb

Đi lấy mậtHướng dẫnviết tiểu… 100% (1)

12

Trang 9

loại Trong đó, truyền thống văn hóa của dân tộc được Đảng ta kế thừa và phát huy triệt để, góp phần trực tiếp nâng truyền thống văn hóa của dân tộc và các giá trị của

nó lên một tầm cao mới, với một chất lượng mới Những thành tựu đạt được qua 25 năm đổi mới đã chứng minh sự đúng đắn trong quan điểm của Đảng ta nhằm khai thác, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Trước sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, việc kế thừa và phát huy những bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc, việc cố gắng để “hòa nhập chứ không hòa tan” đã, đang và sẽ là một thách thức vô cùng lớn đối với Đảng và nhân dân ta

2.1 Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay là sự thống nhất của hai quá trình giữ lại và lọc bỏ

Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay, về thực chất là một quá trình phủ định biện chứng giữa các mặt, các yếu tố, thuộc tính và các bộ phận cấu thành của nó Sự kế thừa đó không phải là loại bỏ hoàn toàn, phủ định sạch trơn, hay bê nguyên xi truyền thống văn hóa mà là sự kế thừa có chọn lọc, có điều kiện, tức là chỉ giữ lại những “hạt nhân hợp lý”, những yếu tố tích cực, tiến bộ, đồng thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu trong truyền thống văn hóa Trong suốt chiều dài lịch sử với hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc, những truyền thống đó đã đồng hành và phát huy sức mạnh của nó Truyền thống ấy cũng thường xuyên được các thế hệ người Việt Nam tiếp theo kế thừa và sàng lọc, loại bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, gìn giữ và phát triển sáng tạo những nhân tố tích cực, tiến bộ Nhờ đó, dân tộc Việt Nam luôn đứng vững trước biết bao khó khăn, đánh bại mọi thế lực ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và mang lại một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc,

ấm no cho nhân dân

Chính vì thế, cần có thái độ khách quan trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tích cực nghiên cứu, tìm tòi, đánh giá phân loại một cách khoa học

để phát hiện những truyền thống văn hóa còn tiến bộ, phù hợp với thời đại Đồng thời kiên quyết xóa bỏ những giá trị đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển Ngày nay, trong hệ thống các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, có rất nhiều giá trị độc đáo, đặc sắc cần phải được giữ gìn, kế thừa và phát huy Đó là

7

Trang 10

những giá trị tiêu biểu mang tính ổn định, lâu dài và là cơ sở để Việt Nam phát triển

đi lên Đó là “lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”

2.2 Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ta trong bối cảnh hiện nay chính

là quá trình bổ sung, phát triển hơn nữa những “hạt nhân hợp lý” trong truyền thống văn hóa

Trải qua hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc ta đã hình thành và phát triển truyền thống văn hóa với những giá trị đặc sắc, độc đáo và không thể thay thế Trong quá trình phát triển, truyền thống văn hóa dân tộc không hề tĩnh tại, mà liên tục được thế hệ người Việt Nam tiếp theo kế thừa, bổ sung và tái tạo Thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới đã và đang đặt ra những yêu cầu, nội dung và hình thức mới cho việc bổ sung và phát triển truyền thống văn hóa của dân tộc Dựa trên nền tảng của những “hạt nhân hợp lý” trong truyền thống văn hóa dân tộc được giữ lại, cần tích cực phát triển sáng tạo các giá trị mới để phù hợp với bối cảnh hiện nay Các giá trị mới ở đây không phải hoàn toàn tách rời giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa của nhân loại, càng không phải do ý muốn chủ quan của một vài cá nhân áp đặt, mà được hình thành trong sự kế thừa biện chứng, trong sự tiếp nối hợp lôgíc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử Trong đó, các giá trị văn truyền thống cần phải được bảo tồn và phát huy trong những giá trị văn hóa hiện đại và ngược lại, những giá trị văn hóa hiện đại phải dựa trên nền các giá trị văn hóa truyền thống, lấy

nó làm điểm tựa để phát triển Ví dụ, thực tiễn lịch sử cho thấy, ta đã rất thành công khi áp dụng phương pháp “ngụ binh ư nông”, “động vi binh, tĩnh vi dân” Những truyền thống này có thể được kế thừa và phát triển thành các quan điểm như: kết hợp giữa kinh tế với an ninh – quốc phòng và ngược lại, kết hợp giữa xây dựng đất nước với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân

2.3 Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay cần phải chống hai khuynh hướng sai lầm: khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng phủ định sạch trơn đối với truyền thống văn hóa của dân tộc

8

Trang 11

Phủ định sạch trơn là khuynh hướng xuất hiện ngay từ những năm đầu xây

dựng CNXH ở nước Nga Những người theo khuynh hướng phủ định sạch trơn tập hợp trong phái “văn hóa vô sản” chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới từ đầu, đoạn tuyệt hẳn với văn hóa của chế độ Nga hoàng cũ V I Lenin đã phê phán kịch liệt những người theo khuynh hướng này Trong các cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa trước đây ở Việt Nam cũng đã từng xuất hiện khuynh hướng này Hậu quả là nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta bị xóa bỏ hoặc rơi vào quên lãng; nhiều ditích văn hóa lịch sử bị tàn phá nặng nề hoặc xuống cấp trầm trọng

Khuynh hướng bảo thủ là khuynh hướng đề cao, tuyệt đối hóa truyền thống văn hóa dân tộc Những người theo khunh hướng này cho rằng truyền thống văn hóa dân tộc là cái bất biến, không thể và không nên thay thế, cần phải kế thừa nguyên xi, không cần bổ sung, cải tạo, cho dù văn hóa ấy đã trở nên lỗi thời và lạc hậu Đây là nguyên nhân dẫn đến việc “đóng cửa”, từ chối hoặc khinh thường việc tiếp nhận những văn hóa bên ngoài

2.4 Kế thừa và phát triển sáng tạo truyền thống văn hóa dân tộc gắn liền với quá trình mở rộng giao lưu, học hỏi và tiếp nhận những giá trị văn hóa của các dân tộc khác trên thế giới

Đảng ta chỉ rõ: “Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình” Trong lịch sử, ông cha ta đã thực hiện chính sách “bếquan tỏa cảng”, từ chối con đường tiếp cận văn minh nhân loại để gìn giữ thuần phong mỹ tục của dân tộc Tuy nhiên, chính sách ấy đã để lại hậu quả tai hại khi ta đãkhông chỉ không thể giữ được “nếp nhà”, mà còn để Tổ quốc rơi vào tay kẻ địch Rõ ràng có thể thấy, việc mở rộng giao lưu với các quốc gia, dân tộc khác là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển văn hóa của mỗi dân tộc Xét cho cùng, Việt Nam cũng là một nước có nền văn hóa mở với một tư duy văn hóa mở Để tồn tại đếnngày hôm nay, dân tộc Việt Nam đã không ngừng kế thừa và sàng lọc những giá trị truyền thống cũ của chính mình, mà còn chọn lọc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các nước bạn để bổ sung và làm giàu truyền thống văn hóa dân tộc

9

Trang 12

Ngày nay, dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, ta càng có thêm động lực để

mở rộng mối giao lưu và tiếp nhận những tư tưởng, văn hóa của các quốc gia khác Qua đó, ta có thêm cơ hội được tiếp xúc, mở mang, học hỏi, trao đổi và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng

và cơ hội mà toàn cầu hóa mang lại, ta cũng phải đối mặt với muôn vàn thách thức, đặc biệt là câu chuyện “Làm thế nào để hòa nhập chứ không hòa tan?”

Trước thực trạng đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra kinh nghiệm: Trong bất kì tình huống nào, đặc biệt là thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải “tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” nhưng phải “giữ vững truyền thống

và bản sắc văn hoá dân tộc” Hội nhập văn hoá phải trên cơ sở định hướng với sự lựa chọn tối ưu, làm sao để tích hợp nhiều tinh hoa đặc sắc của nhiều nền văn hoá khác nhau Nếu sự tiếp thu ấy là bê nguyên xi những cái bên ngoài vào thì văn hoá sẽ bị mất gốc, sẽ bị đồng hoá Tiếp thu trong tư thế chủ động là điều kiện của việc xử lý mối quan hệ biện chứng nội sinh, ngoại sinh Nguyên tắc tiếp thu là lấy bản sắc văn hoá của mình làm gốc, lấy tiêu chí văn hoá làm bộ lọc, tiếp thu các văn hoá hiện đại của thế giới, lấy cái tiến bộ bổ sung cho cái thiếu hụt trong văn hoá truyền thống, tạo thuận lợi cho văn hoá dân tộc phát triển

10

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w