Sản xuất hàng hóa làm xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và làm nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mã
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-TIỂU LUẬN Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN
LỊCH SỬ RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY.
Họ tên SV:
Mã SV:
Lớp:
Khóa:
Giảng viên hướng dẫn:
HÀ NỘI, tháng 6 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Phần 1 Lịch sử ra đời của nền sản xuất hàng hóa 4
1.1 Một số khái niệm chung 4
1.2 Điều kiện ra đời 4
Phần 2 Ưu thế của nền sản xuất hàng hóa 8
Phần 3 Liên hệ tại Việt Nam 11
3.1 Thực tiễn tại Việt Nam hiện nay 11
3.2 Một số đề xuất biện pháp khắc phục 12
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3• MỞ ĐẦU
Trong xã hội loài người từ thuở xa xưa đã xuất hiện nhiều kiểu tổ chức hoạt động kinh tế khác nhau, đáp ứng nhu cầu của loài người Trải qua thời gian, kiểu tổ chức kinh tế tự cung tự cấp đã bị thay thể bởi sản xuất hàng hóa Khi mà chưa phát triển được nền hàng hóa hiện đại, thì với nền sản xuất hàng hóa tự nhiên và giản đơn mang lại nhiều hạn chế Cho tới khi nền sản xuất hàng hóa hiện đại được phát triển thì sự phát triển và giao thoa đã ngày càng đi lên
Vì muốn hiểu biết sâu sắc hơn về kiểu tổ chức kinh tế này, đề tài
“Lịch sử ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay” đã được lựa chọn và tiến hành nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài này chính là tìm hiểu sâu hơn về sản xuất hàng hóa, thực trạng hiện nay về sản xuất hàng hóa tại Việt Nam, qua
đó trình bày những hệ quả và đề xuất những biện pháp khắc phục tình trạng đáng báo động này
Đây là một đề tài bám sát vào thực tiễn, và cần tìm hiểu thực tế chính xác Vì vậy em hi vọng, phần tiểu luận này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sản xuất hàng hóa nói riêng, và giúp ích phần nào đó trong môn học Kinh
tế chính trị Mác – Lê-nin nói chung
Dù đã cố gắng hết sức, song tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót Em mong được cô nhận xét, chỉnh sửa để góp phần hoàn thiện hơn bài tiểu luận này
Sau đây là toàn bộ chi tiết phần tiểu luận
Sinh viên thực hiện Thanh Thủy
3
Trang 41 Lịch sử ra đời của nền sản xuất hàng hóa
1.1 Một số khái niệm chung
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa Sản xuất
tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm do lao động tạo ra nhằm để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất Sản xuất hàng hóa
là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán Hay nói cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó, sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của loài người Sản xuất hàng hóa làm xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và làm nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường
Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể
Hàng hóa ở dạng vật thể: con gà, bao thóc, bánh mì,…
Hàng hóa ở dạng phi vật thể: dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ dạy học,…
Hai thuộc tính của hàng hóa là: giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa 1.2 Điều kiện ra đời
Nền kinh tế hàng hóa chỉ có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện sau đây:
Trang 5Phân công lao động xã hội chính là điền kiện cần cho sản xuất hàng hóa ra đời Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau Phân công lao động xã hội tạo sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất
Cơ sở của phân công lao động xã hội đó là: dựa trên những ưu thế về tự nhiên, kĩ thuật, năng khiếu, sở trường của từng người cũng như của từng vùng; dựa trên những đặc điểm, ưu thế về mặt xã hội như phong tục, tập quán, ăn ở,… của từng vùng
Phân công lao động có vai trò đó là làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu vì khi có phân công lao động xã hội thì mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi nhiều sản phẩm dẫn đến họ phải trao đổi sản phẩm với nhau Ngoài ra, phân công lao động xã hội còn làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên, do đó ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư lên trao đổi
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa
đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa
ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai
Bên cạnh điều kiện cần là sự phân công lao động xã hội, thì cần phải có điều kiện đủ, đó là phải có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế hoặc do họ chi phối, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá
Có ba cơ sở của điều kiện này Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong điều kiện của nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu
5
Trang 6sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định
Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ
Cụ thể, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa
Cơ sở thứ ba đó là do sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trực tiếp tư liệu sản xuất quy định Sự tách biệt về kinh tế không chỉ ở sự khác biệt về quyền sở hữu mà còn khác biệt ở quyền sử dụng những khối lượng
tư liệu sản xuất khác nhau của cùng một chủ thể sở hữu Khi sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể sản xuất tồn tại trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì việc trao đổi sản phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ Điều đó chỉ có thể có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, có đi có lại tức là trao đổi hàng hóa, sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất làm cho sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc chi phối của người sản xuất đó,
do đó họ mới có quyền mang nó đi bán Thêm vào đó, sự tách biệt ấy còn làm cho quan hệ trao đổi của chủ thể đó tất yếu mang hình thái trao đổi hàng hóa, vì sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế làm cho những chủ thể sản xuất ấy có lợi ích kinh tế độc lập với nhau Chính vì vậy, sản phẩm làm
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin
Kinh tế
chính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…
Kinh tế
chính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…
Kinh tế
chính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tế
chính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…
Kinh tế
chính trị 98% (165)
14
Trang 8ra phải mang hình thức trao đổi theo nguyên tắc ngang giá mới công bằng, bình đẳng, đảm bảo lợi ích của các chủ thể đó
Trên đây là hai điều kiện cần và đủ để có sản xuất và trao đổi hàng hóa Nếu thiếu một trong hai điều kiện sẽ không có sản xuất và trao đổi hàng hóa Vì vậy, sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử tức là nó chỉ tồn tại khi có cả hai điều kiện và mất đi khi một trong hai điều kiện đó mất đi
Khi còn sự tồn tại của hai điều kiện để hình thành nền sản xuất hàng hóa, con người không thể dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa Việc cố tình xóa bỏ sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri
Kinh tế chính trị 98% (60)
11
Trang 92 Ưu thế của nền sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa hiện đại khai thác được về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất, Nó thúc đẩy sự phát triển mối liên hệ giữa các ngành, các vùng trở nên ngày càng mở rộng Ngoài ra, nó phá vỡ tính tự cung tự cấp, bảo thủ lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương, từ đó làm tăng năng suất lao động và nhu cầu xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn, cùng như khai thác được lợi thế các quốc gia khác nhau
Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ
sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của toàn xã hội
Bởi vì không bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính khép kín của mỗi cá nhân, gia đình, , người sản xuất có thể mở rộng quy mô lớn dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội phù hợp với xu thế thời đại Thêm vào đó, sản xuất hàng hóa cũng tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và nâng cao đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần
8
Trang 10Theo Đại từ điển tiếng Việt, bảo thủ được hiểu là "duy trì cái cũ, cái hiện tồn, không muốn tiếp nhận cái mới" Còn theo cách hiểu thông thường, bảo thủ là duy trì cái cũ, bảo vệ cái cũ, cái đã lỗi thời, lạc hậu; không chịu tiếp thu cái mới, cái hay, cái tiến bộ, chống lại những tư duy mới, hành động mới trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội
Trên thực tế những biểu hiện của tư tưởng bảo thủ được thể hiện, bộc lộ dưới rất nhiều phương thức, hình dạng, nhiều khía cạnh khác nhau Có những biểu hiện chỉ thoáng qua người ta đã biết, nhưng có những biểu hiện không phải ai cũng dễ nhận ra, do đó việc nhận diện đúng tư tưởng bảo thủ
để đấu tranh khắc phục là việc làm cần thiết
Với sự xuất hiện nền sản xuất hàng hóa hiện đại, so với kinh tế tự nhiên là
sự tự cung tự cấp, phục vụ bản thân là chính mang phương thức lạc hậu chủ yếu dựa vào nguồn nguồn lực sẵn có của tự nhiên, thì kinh tế hàng hóa hiện đại mục đích nhằm trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác Nó khai thác lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng
cơ sở cũng như từng vùng, địa phương, tác động trở lại làm cho phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất ngày càng càng tăng, mối quan
hệ của các ngành, các vùng ngày càng trở nên sâu rộng, sâu sắc, từ đó làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cốt lõi của
xã hội Nó trái với kinh tế tự cung tự cấp, là bước ngoặt căn bản trong lịch
sử phát triển của xã hội loài người
Từ đó, người sản xuất cần phải nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế Đồng thời, họ cũng phải giảm chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
Trang 11Với những ưu thế trên, cần khẳng đinh, nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của nó như phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế, phá hoại môi trường sinh thái, xã hội, v.v
10
Trang 123 Liên hệ tại Việt Nam
3.1 Thực tiễn tại Việt Nam hiện nay
Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam có nhiều ưu điểm để nâng cao giá trị của hàng hóa Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít những hạn chế làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn chưa cao ở thị trường trong nước và quốc tế
- Có nguồn lao động dồi dào giá rẻ Năm 2010, trên 60% người Việt Nam ở
độ tuổi lao động (15- 64 tuổi) Giai đoạn 2011 – 2020, lực lượng lao động Việt Nam tăng 1%/ năm Với mức hiện nay mỗi năm nước ta có thêm 1 triệu lao động Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ, giá nhân công lại rẻ Đây chính là điều kiện thuận lợi cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam rẻ hơn so với các nước khác
- Nguyên vật liệu ở nước ta có giá thành hợp lý, lại rất dồi dào (nhất là nguyên liệu cho các ngành sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng, ) Như vậy, nếu biết tận dụng sẽ tiết kiệm được chi phí mua nguyên liệu Từ đó, giảm chi phí sản xuất sẽ làm giảm cả của hàng hóa, tăng thêm sức cạnh tranh về giá
- Nguồn nhân công dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong công nghiệp còn hạn chế Năm 2010, có tới 19,5 triệu lao động Việt làm việc trong các ngành nghề không đòi hỏi trình độ chuyên môn hoặc chuyên môn thấp Công nhân không lành nghề dẫn tới chất lượng sản phẩm kém, năng suất lao động không cao
- Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt Phần lớn doanh nghiệp nước ta
sử dụng công nghệ tụt hậu so với các nước trên thế giới từ 2-3 thế hệ
Trang 1380-90% công nghệ đang sử dụng là công nghệ nhập khẩu Sự lạc hậu về công nghệ và kĩ thuật sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng không cao, không
ổn định
- Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuẩt Ngay cả các sản phẩm là thế mạnh của nước ta thì vẫn phải nhập nguyên liệu như dệt may, giày da, thực phẩm, Nhiều sản phẩm có giá thành không ổn định là do phụ thuộc vào tính chất bấp bênh của nguồn nguyên liệu Đặc biệt, khi nguồn nguyên liệu gặp trục trặc, hoặc gặp phải đại dịch như COVID-19, nền sản xuất hàng hóa của nước ta có nguy cơ gặp phải khủng hoảng
3.2 Một số đề xuất biện pháp khắc phục
Để khắc phục những khuyết tật, hạn chế của nền sản xuất hàng hóa thì vai trò của nhà nước rất quan trọng Chính từ tính ưu việt rất riêng, rất có lợi (tuy bên cạnh đó vẫn còn có những khuyết tật) của sản xất hàng hoá mà tại Đại hội VII Đảng ta đã xác định phương hướng: “Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”
Nhà nước cần phải tăng cường điều chỉnh và quản lý vĩ mô một cách kiên quyết và khôn khéo để mọi hoạt động vào khuôn khổ và đều tuân theo pháp luật Nhà nước cần thiết lập khuôn khổ pháp luật về kinh tế kết hợp với các luật về bảo vệ môi trường sinh thái để xác định hành vi kinh doanh là hợp pháp hay không và có biện pháp xử lý khi có cá nhân hoặc tổ chức vi phạm Thêm vào đó, Nhà nước phải sử dụng có ý thức các quy luật kinh tế khách quan vào quản lý nền kinh tế sản xuất hàng hóa để phát huy những
ưu thế vốn có và ngăn ngừa, hạn chế những mặt trái khuyết tật của nó Chính vì vậy, sử dụng "Bàn tay hữu hình" của Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hành lang và bước đi cho nền kinh tế thị trường vận động theo định hướng XHCN
12