Tuy vậy,phải qua một quãng thời gian dài trong việc trao đổi hàng hóa, con người mới dầndần hiểu ra được bản chất bên trong của giá trị và nhận thức được quy luật giá trị.Và K.Mars là ng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI
LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA KARL MARS
VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
SV thực hiện: Quan Dược Linh
Mã sinh viên: 2214110215 Lớp chuyên ngành: Anh 05 – KTĐN Nhóm học tín chỉ: TRI115.3
GV hướng dẫn: Dương Đức Đại
Hà Nội, 12/2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……… 2
NỘI DUNG ……… 3
1 Lý luận giá trị lao động……… 3
1.1 Lịch sử ra đời của học thuyết kinh tế cổ điển ……… 3
1.2 Thuyết giá trị lao động của K.Mars ……… 4
2 Thực tiễn phát triển của Việt Nam ……… ……… 10
2.1 Một số nét nổi bật của thực trạng Việt Nam trước thời kỳ đổi mới…….……10
2.2 Thực trạng nước ta dưới sự quản lý của nhà nước Việt Nam…… 10
KẾT LUẬN ……… 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 15
Trang 3LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ - LAO ĐỘNG CỦA KARL MARS
VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên sinh viên: Quan Dược Linh - MSV: 2214110215
Tiểu luận Kinh tế chính trị Mác - Lênin
MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng và phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa trên thếgiới, “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ” chính là một lý thuyếtkhoa học cách mạng rất quan trọng Chính vì vậy, Đảng và Bác đã vận dụng và pháttriển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trìnhlãnh đạo cách mạng Việt Nam, để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản củacách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợikhác Đến nay, những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là nền tảng, làbánh lái cho hành động của Đảng và Chính phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệđất nước
Theo lý thuyết Mác – Lênin, sản xuất của cải, vật chất là nền tảng của đời sống
xã hội Mặt khác, kết quả của quá trình lao động sản xuất của cải, vật chất chính làbản chất của kinh tế vì thế nền kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với một quốcgia Không nằm ngoài quy luật khách quan ấy, nền kinh tế cũng là điều kiện đểnước ta tồn tại và phát triển Trải qua những chặng đường dài đầy gian khổ và thửthách, nhà nước và nhân dân ta đã và đang xây dựng được nền kinh tế ổn định vàtrên đà phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới Đó là quá trình chuyển mìnhquan trọng và tất yếu từ nền kinh tế hàng hóa sang nền kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường thực chất là sự phát triển cao hơn củanền kinh tế hàng hóa Do vậy, để tìm hiểu về thực tiễn và đặc biệt là thực tiễn pháttriển kinh tế thị trường ở Việt Nam, ta cần có hiểu biết sâu hơn về “Học thuyết giátrị - lao động” của K.Mars để tìm được bản chất và nguồn gốc của kinh tế hàng hóa
và kinh tế thị trường Chính vì lý do đó mà đề tài cho bài tiểu luận này: “Lý luận về giá trị - lao động và sự vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam hiện nay” được ra
đời
2
Trang 4NỘI DUNG
1 Lý luận giá trị lao động:
1.1 Lịch sử ra đời của học thuyết kinh tế cổ điển:
Học thuyết kinh tế cổ điển của Anh và Pháp được hình thành và phát triển từcuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX Vào thời kỳ này, giai cấp tư sản tập trungphát triển lĩnh vực sản xuất cùng với khối lượng tiền tệ khổng lồ được tích lũy Vìvậy, các công trường thủ công, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp và nông nghiệp mọclên hàng loạt, những kẻ có quyền thế chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, hình thànhgiai cấp vô sản và chủ chiếm hữu ruộng đất Thực trạng phong kiến không chỉ kìmhãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà còn làm nghiệm trọng hơn sự thù hằncủa giai cấp vô sản với những nhà quý tộc Đồng thời do kết quả sự phát triển củacông trường thủ công, tư bản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất Nhiều vấn đề kinh
tế của sản xuất được đặt ra vượt quá những phạm trù của những học thuyết đi trước.Mẫu thuẫn vẫn ngày càng sâu sắc cùng với thực trạng đó, xã hội đòi hỏi phải có họcthuyết kinh tế mới soi đường và giải thoát cho những con người bị bóc lột Và “Họcthuyết kinh tế cổ điển” xuất hiện
Trong học thuyết này, rất nhiều lần đầu tiên được ra đời Lần đầu tiên các họcgiả chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất,nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đặt ra Lần đầu tiên
họ xây dựng một hệ thống các phạm trù và các quy luật của nền kinh tế thị trườngnhư phạm trù giá trị, giá cả, lợi nhuận, tiền lương, địa tô, các quy luật giá trị cungcầu, lưu thông tiền tệ Lần đầu tiên họ áp dụng phương pháp trìu tượng hoá nghiêncứu mối liên hệ nhân quả để vạch ra bản chất và các quy luật vận động của quan hệsản xuất tư bản chủ nghĩa Họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự can thiệpcủa Nhà nước vào kinh tế Tuy vậy những kết luận của họ còn mang tính lịch sử, lẫnlộn giữa yếu tố khoa học và yếu tố tầm thường
Học thuyết kinh tế cho rằng giá trị hàng hoá là do lao động sản xuất ra hàng hoá quyết định Người đặt nền móng đầu tiên cho học thuyết này là Petty (W.
Petty) và Boaghinbe (P Boisguilbert), rồi đến Xmit (A Smith) và Ricacđô (V
Trang 5Ricardo), là những người đóng góp lớn vào học thuyết giá trị lao động Tuy vậy,phải qua một quãng thời gian dài trong việc trao đổi hàng hóa, con người mới dầndần hiểu ra được bản chất bên trong của giá trị và nhận thức được quy luật giá trị.
Và K.Mars là người cuối cùng giúp học thuyết thuyết giá trị lao động mới phát triểnđầy đủ Khi nhận thức rõ được tính hai mặt của lao động và khẳng định được laođộng nào tạo ra giá trị hàng hoá, K.Mars đã phân tích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa,khám phá ra giá trị sức lao động được xem là hàng hoá, quy luật giá trị thặng dư và
hệ thống các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản, qua đó làm cho nhận thức vềquy luật giá trị được đầy đủ hơn
1.2 Thuyết giá trị - lao động của K.Mars:
1.2.1 Hai thuộc tính của hàng hóa:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nhất định nào đócủa con người thông qua trao đổi, mua bán Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hộikhác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất
ra thì đều có hai thuộc tính cơ bản là:
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người (ví dụ : gạo để ăn, vải để mặc, xe đạp để đi,……) Giá trị
sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định, nó là nội dungvật chất của của cải Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải cho bản thân ngườisản xuất hàng hóa, mà là cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi, mua bán.Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi
Giá trị hàng hóa: muốn hiểu giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi Giá trị
trao đổi là quan hệ tỉ lệ về số lượng trao đổi giữa các giá trị trao đổi khác nhau Haisản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo một tỉ lệnhất định, vì chúng đều là sản phẩm lao động, đều có cơ sở chung là đều có hao phísức lao động của con người
Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là cơ sở
để trao đổi Vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinhtrong hàng hóa Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi sự biểu hiệnbên ngoài của giá trị Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất
4
Trang 6hàng hóa Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa Giá trị hàng hóa biểu hiện mốiquan hệ kinh tế giữa con người và con người trong nền sản xuất hàng hóa.
Giá trị sử dụng và giá trị luôn tồn tại đồng thời và thống nhất trong từng hànghóa, nhưng chính hai khái niệm này đã tạo nên những mặt đối lập của nền sản xuấthàng hóa
1.2.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
Tại sao hàng hóa lại có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, bởi lẽ trong quátrình lao động sản xuất ra hàng hóa đã tồn tại hai phạm trù khác nhau:
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp,công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng Chính những cáiriêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau Ví dụ: lao động của người thợxây và lao động của người thợ bánh là hai loại lao động cụ thể khác nhau Lao độngcủa người thợ xây có mục đích là xây dựng những công trình chứ không phải làbánh, còn phương pháp là trộn vữa chứ không phải là trộn nguyện liệu, nướng, cócông cụ lao động là bay, xẻng, thước chứ không phải là thớt, cối và lao động củangười thợ xây thì tạo ra nhà cửa để ở, còn lao động của người thợ bánh thì tạo rabánh để ăn… và tương tự như thế là thợ may và thợ mộc Lao động cụ thể tạo ra giátrị sử dụng của hàng hóa
Trong xã hội có nhiều loại hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau là do
có nhiều loại lao động cụ thể khác nhau Nếu phân công lao động xã hội càng pháttriển thì càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ
những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức laođộng (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung.Chính lao động trìu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hànghóa Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sảnxuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Lao động trừu tượng mang phạm trù lịch sử
Trang 8Chúng ta có thể so sánh các lao động trừu tượng với nhau nhưng không thể so sánhcác lao động cụ thể
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: Lao động cụ thể phản ánh
tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, như thếnào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất Lao động trừu tượng phản ánh tính chất
xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao động của mỗi người là một bộ phậncủa lao động xã hội, năm sâu trong hệ thống phân công lao động xã hội Do yêu cầucủa mối quan hệ này, việc sản xuất và trao đổi phải được xem là một thể thống nhấttrong nền kinh tế hàng hóa Lợi ích của người sản xuất thống nhất với lợi ích củangười tiêu dùng Người sản xuất thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người tiêudùng, người tiêu dùng đến lượt mình lại thúc đẩy sự phát triển sản xuất Mâu thuẫngiữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm do người sảnxuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã hội, hoặc khi mức haophí lao động các biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được Khi
đó, sẽ có một số hàng hóa không bán được Nghĩa là có một số hao phí lao động cábiệt không được xã hội thừa nhận Mâu thuẫn này tạo ra nguy cơ khủng hoảng tiềm
ẩn
1.2.3 Lượng giá trị của hàng hóa:
Để so sánh giá trị của những hàng hóa với nhau cần có một đơn vị cụ thể - chính
là thước đo lượng giá trị của được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết Làthời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xãhội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình vàcường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định
Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi nên lượng giá trị của hànghóa cũng là một đại lượng không cố định Sự thay đổi này phụ thuộc vào năng suấtlao động và mức đọ phức tạp hay đơn giản của lao động Lương giá trị của hàng hóathay đổi theo năng suất lao động: quan hệ tỉ lệ nghịch Lao động giản đơn là sự haophí sức lao động mà bất kỳ một người bình thường có khả năng lao động cũng cóthể thực hiện được Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin
Kinh tếchính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…
Kinh tếchính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…
Kinh tếchính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tếchính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…
Kinh tếchính trị 98% (165)
14
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri
Kinh tếchính trị 98% (60)
11
Trang 9luyện Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hộicần thiết, giản đơn trung bình.
1.2.4 Cấu thành lượng giá trị của hàng hóa:
Theo K.Mars để sản xuất ra hàng hóa cần phải chi phí lao động gồm lao độngquá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc, công cụ, nguyên vậtliệu và lao động sống Vì vậy, lượng giá trị hàng hóa được cấu thành bởi cả giá trịcủa những tư liệu sản xuất đã sử dụng, tức là giá trị cũ (ký hiệu là c) và hao phí laođộng sống của người sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm, tức là giá trị mới (kýhiệu là v + m) Giá trị hàng hóa = giá trị cũ tái hiện + giá trị mới Ký hiệu là W =c+v+m
1.2.5 Sự phát triển của hình thái giá trị:
Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hóa được biểu hiệnthông qua bốn hình thái cụ thể sau đây:
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của quátrình trao đổi hàng hóa, khi trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi vậtnày lấy vật khác
Ví dụ: 1m vải = 10 kg thóc
Ở đây, giá trị của 1m vải được biểu hiện qua 10kg thóc Còn thóc là cái đượcdùng làm phương tiện để biểu diễn giá trị của vải Với thuộc tính tự nhiên của mình,thóc trở thành hiện thân giá trị của vải Sở dĩ như vậy vì bản thân của thóc cũng cógiá trị Tuy là hình thái giản đơn, nhưng bản thân nó không đơn giản, bao gồm haihình thái: hình thái tương đối và hình thái ngang giá của giá trị Trong ví dụ, giá trịcủa 1m vải, bản thân nó nếu đứng một mình thì không thể phản ánh được hay biểuhiện được giá trị của bản thân nó là bao nhiêu Muốn biết giá trị của 1m vải đó cầnđem so sánh với giá trị của 10kg thóc, do đó hình thái giá trị của 1m vải ở đây là
Còn 10kg thóc không thể biểu hiện giá trị của bản thân nóđược, trong mối quan hệ với vải, nó chỉ biểu hiện giá trị của vải nên nó là hình thái
7
Trang 10ngang giá của giá trị của vải Nếu thóc muốn biểu hiện giá trị của mình thì phải đảongược phương trình lại 10kg thóc = 1m vải.
Hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là hai mặt liên quan tớinhau., không thể tách rời, đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị.Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định.Hình thái vật ngang giá của giá trị, có ba đặc điểm giá trị sử dụng của nó trở thànhhình thức biểu hiện giá trị, lao động cụ thể trở thành hình thức biểu hiện lao độngtrừu tượng; lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiện lao động xã hội.Trong hình thái giản đơn, giá trị của một hàng hóa chỉ được phát hiện ở mộthàng hóa nhất định Hình thái này chỉ thích hợp với trạng thái trao đổi ngẫu nhiênnguyên thủy Sự trao đổi hàng hóa phát triển cao hơn, có nhiều mặt hàng hơn, đòihỏi giá trị của một hàng hóa phải được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác với nó Do
đó, hình thái giá trị giản đơn tự nó chuyển sang hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng:
Khi lao động sản xuất, năng suất lao động phát triển hơn, trao đổi diễn rathường xuyên hơn thì giá trị có hình thái tiến bộ hay mở rộng
Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc, 1 con gà hay 0.1 chỉ vàng
Ở đây, giá trị của một hàng hóa được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hànghóa khác nhau có tác dụng làm vật ngang giá Hình thái biểu hiện giá trị của mộthàng hóa đã được mở rộng, tuy nhiên vẫn trao đổi trực tiếp, chưa có tỉ lệ nhất định
Hình thái giá trị chung:
Sự phát triển không ngừng của lao động sản xuất và phân công lao động xã hộicùng với sự ra đời của tiểu thủ công nghiệp, hàng hóa được đưa ra trao đổi thườngxuyên, đa dạng và ngày càng nhiều hơn Nhu cầu trao đổi phức tạp hơn, thị trườngđược mở rộng đòi hỏi phải có một vật trung gian mà vật trung gian đó phải được cốđịnh lại ở một thứ hàng hóa được nhiều người ưa chuộng
Ví dụ: 10kg thóc, 2 con gà, 0.1 chỉ vàng = 1m vải