1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu khả năng tác động của hiệp định ukvfta tớihoạt động xuất khẩu cà phê của việt nam sang thị trườnganh

85 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Khả Năng Tác Động Của Hiệp Định UKVFTA Tới Hoạt Động Xuất Khẩu Cà Phê Của Việt Nam Sang Thị Trường Anh
Tác giả Nguyễn Mai Khanh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thùy Vinh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Thương mại quốc tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 14,15 MB

Cấu trúc

  • 1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá tác động của FTA (14)
      • 1.1.1. Các nghiên cứu về tác động của các FTA tới hoạt động thương mại nói chung (14)
      • 1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia tới hoạt động kinh tế nói chung của Việt Nam (16)
      • 1.1.3. Các nghiên cứu về tác động của các FTA tới xuất khẩu hàng hóa theo từng ngành riêng biệt của Việt Nam (17)
        • 1.1.3.1. Các nghiên cứu về một số ngành có tỷ trọng xuất nhâp khẩu lớn của Việt Nam (17)
        • 1.1.3.2. Các nghiên cứu về tác động của FTA đến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam (17)
    • 1.2. Đánh giá những công trình nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu (18)
  • 2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU (20)
    • 2.1. Khái quát về hiệp định thương mại tự do (20)
      • 2.1.1. Khái niệm (20)
        • 2.1.1.1. Quan điểm truyền thống (20)
        • 2.1.1.2. Quan điểm mới về FTA (20)
      • 2.1.2. Phân loại Hiệp định thương mại tự do (21)
        • 2.1.2.1. Căn cứ theo quy mô, số lượng thành viên tham gia (21)
        • 2.1.2.2. Căn cứ theo mức độ tự do hóa (22)
      • 2.1.3. Nội dung chính trong Hiệp định thương mại tự do (22)
        • 2.1.3.1. Thương mại hàng hóa (22)
        • 2.1.3.2. Các cam kết khác (23)
    • 2.2. Cơ chế tác động của hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu (23)
      • 2.2.1. Tác động tĩnh và các nhân tố ảnh hưởng đến tác động tĩnh của FTA (23)
      • 2.2.2. Tác động thức đẩy và những yếu tố ảnh hưởng đến tác động thúc đẩy của FTA (24)
    • 2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến xuất khẩu (25)
      • 2.3.1. Yếu tố thị trường và nhu cầu nước nhập khẩu (25)
      • 2.3.2. Yếu tố giá cả, chất lượng (26)
      • 2.3.3. Yếu tố phân phối, dịch vụ phân phối (26)
      • 2.3.4. Yếu tố cạnh tranh quốc tế (26)
      • 2.3.5. Yếu tố quản lý và pháp lý (27)
  • 3. CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (28)
    • 3.1. Tổng quan Hiệp định thương mại tự do UKVFTA (28)
      • 3.1.1. Khái quát về Hiệp định UKVFTA (28)
        • 3.1.1.1. Quá trình hình thành (28)
        • 3.1.1.2. Nội dung chính của UKVFTA (28)
        • 3.1.1.3. Ưu đãi thuế quan từ UKVFTA (28)
      • 3.1.2. So sánh EVFTA và UKVFTA (29)
      • 3.1.3. Nội dung của Hiệp định UKVFTA liên quan đến cà phê (36)
        • 3.1.3.1. Cam kết về thuế nhập khẩu của UK (36)
        • 3.1.3.2. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam (36)
    • 3.2. Khái quát ngành cà phê Việt Nam (37)
      • 3.2.1. Cà phê xuất khẩu ở Việt Nam (37)
        • 3.2.1.1. Phân loại cà phê xuất khẩu (37)
        • 3.2.1.2. Vị trí vai trò ngành xuất khẩu cà phê tại Việt Nam (37)
      • 3.2.2. Ngành công nghiệp cà phê Việt Nam (38)
        • 3.2.2.1. Sản xuất (38)
        • 3.2.2.2. Tiêu thụ (39)
    • 3.3. Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh (40)
      • 3.3.1. Tổng quan về thị trường Anh (40)
        • 3.3.1.1. Quan hệ Việt – Anh (40)
        • 3.3.1.2. Tiềm năng thị trường (41)
      • 3.3.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh (43)
        • 3.3.2.1. Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê vào thị trường Anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA (43)
        • 3.3.2.2. Các kênh đưa cà phê vào thị trường Anh (48)
        • 3.3.2.3. Thực trạng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh (49)
  • 4. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH UKVFTA TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH (51)
    • 4.1. Phương pháp nghiên cứu (51)
      • 4.1.1. Phương pháp định lượng (51)
        • 4.1.1.1. Giả định của mô hình SMART (52)
        • 4.1.1.2. Về mô hình (52)
      • 4.1.2. Phương pháp nghiên cứu định tính (53)
    • 4.2. Số liệu nghiên cứu (53)
    • 4.3. Kết quả (54)
      • 4.3.1. Đánh giá định tính (54)
        • 4.3.1.1. Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trước khi kí kết UKVFTA (54)
        • 4.3.1.2. Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sau khi kí kết UKVFTA (55)
      • 4.3.2. Đánh giá định lượng (58)
        • 4.3.2.1. Tác động nhìn từ phía nhà nhập khẩu (58)
        • 4.3.2.2. Tác động tạo lập thương mại (59)
        • 4.3.2.3. Tác động chuyển hướng thương mại (61)
      • 4.3.3. Đánh giá chung (63)
        • 4.3.3.1. Cơ hội (63)
        • 4.3.3.2. Thách thức (65)
  • 5. CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP THÚC NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH (68)
    • 5.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chính quyền (68)
      • 5.1.1. Kiến nghị về chính sách hỗ trợ quá trình canh tác, chế biến cà phê (68)
      • 5.1.2. Kiến nghị về chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành cà phê (68)
      • 5.1.3. Kiến nghị về chính sách hỗ trợ chuỗi liên kết trong ngành (69)
      • 5.1.4. Kiến nghị về chính sách xây dựng thương hiệu cà phê quốc gia (70)
      • 5.1.5. Kiến nghị về chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp (71)
      • 5.1.6. Kiến nghị về chính sách khắc phục ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (71)
    • 5.2. Đối với Doanh nghiêp sản xuất, xuất khẩu cà phê (72)
      • 5.2.1. Giải pháp nâng cao giá trị mặt hàng cà phê của doanh nghiệp (72)
      • 5.2.2. Giải pháp đa dạng hóa, mở rộng chủng loại sản phẩm (73)
      • 5.2.3. Giải pháp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp (74)
      • 5.2.4. Giải pháp nghiên cứu, xúc tiến hoạt động quảng bá sản phẩm cà phê tại thị trường Anh (75)
      • 5.2.5. Giải pháp đào tạo nhân lực chất lượng cao (75)
    • 5.3. Đối với nông hộ trồng cà phê......................................................................................74 KẾT LUẬN (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)

Nội dung

Mục đích tiêu và nhiệm vụ nghiên cứuMục tiêu tổng quát là làm rõ những cơ sở khoa học về cả khía cạnh lý luận, thực tiễn choviệc đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp để tận dụng cá

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá tác động của FTA

1.1.1 Các nghiên cứu về tác động của các FTA tới hoạt động thương mại nói chung Aaditya Mattoo, Alen Mulabdic and Michele Ruta (2019) để đánh giá tác động của các cam kết sâu đối với thương mại của các nước thành viên đã sử dụng mô hình trọng lực tiêu chuẩn Mô hình bao gồm một biến thể hiện độ sâu của các cam kết giữa các thành viên của hiệp định thương mại ưu đãi và một biến thể hiện độ sâu của thỏa thuận của một đối tác thương mại với các quốc gia khác Bài nghiên cứu này chỉ ra ảnh hưởng của PTA tới dòng chảy thương mại Cả hai mô hình chính thức và nghiên cứu thực nghiệm trong bài đều giả điịnh PTA chủ yếu liên quan đến thuế quan tự do hóa và đem lại tác động tích cực tới thương mại các nước thành viên.

Christopher (2008) ước tính tác động của các hiệp định khu vực đối với các luồng thương mại kiểm soát đối với các hiệu ứng cố định theo cặp quốc gia, năm xuất nhập khẩu Những tác động này nắm bắt các yếu tố quyết định dòng chảy thương mại được đưa vào thông số kỹ thuật của mô hình trọng lực và kiểm soát các cú sốc hàng năm đối với thương mại của các quốc gia.

Các nghiên cứu về tạo lập và chuyển hướng thương mại có 2 chiều hướng Một số nghiên cứu chẳng hạn như Karemera and Ojah (1998) ước tính độ co giãn và nhu cầu nhập khẩu trong các ngành trước khi hình thành hiệp định thương mại Những độ cao giãn này sau đó được sử dụng để dự báo tác động của việc loại bỏ thuế quan với một đối tác thương mại Phía khác, Wylie (1995) chỉ trích các tiếp cận này vì thiếu các tác động cân bằng chung quan trọng của các hiệp định thương mại Nghiên cứu lập luận rằng những thay đổi về thuế quan, độ co giãn thay thế và bản thân các tác động kích thích kinh tế vĩ mô dẫn đến có lẽ ít có tầm quan trọng trong việc kích thích thương mại và tăng trưởng hơn là sự giảm bớt sự không chắc chắn của môi trường chính sách.

Nguyễn Tiến Dũng (2011) đã sử dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của Hiệp định thương mại tự do AKFTA đến thương mại Việt Nam Mô hình này phản ánh đầy đủ hoạt động ngoại thương của Việt Nam từ năm 2001 đến 2009, bằng chứng là các đối tác thương mại này chiếm 80-90% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới được sử dụng để thu thập dữ liệu về GDP, dân số, lạm phát và tỷ giá hối đoái, cùng với đố CEPII được sử dụng để thu thập dữ liệu về khoảng cách quốc gia Kết quả ước tính chứng minh được rằng phần lớn các biến đều có dấu hiệu như dự đoán Nghiên cứu có hệ số R-squares là 0.77 đối với phương trình xuất khẩu và 0.83 đối với phương trình nhập khẩu

13 cho thấy rằng mô hình hấp dẫn giải thích tương đối tốt hoạt động thương mại cũng như xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.

Trong nghiên cứu của Jha và cộng sự (2011), mô hình CGE được sử dụng để kiểm tra những thay đổi trong các biến số vĩ mô như GDP, mức độ phúc lợi, giá hàng hóa cũng như sự tương tác giữa các tác nhân kinh tế như nhà sản xuất, người tiêu dùng và chính phủ và định lượng những lợi ích và thiệt hại của hai quốc gia Việt - Hàn khi đưa AKFTA vào thực thi. Theo kết quả nghiên cứu, ảnh hưởng của Hiệp định này có thể nhìn thấy được trong những thay đổi đối với phúc lợi và sản lượng, dòng chảy thương mại, tiền lương và việc làm phổ thông với việc làm có tay nghề Phân tích cũng xác định rõ những lĩnh vực được hưởng lợi hay bị thiệt hại do Hiệp định Từ đó, đưa ra các đề xuất về cách chính phủ và ngành công nghiệp Việt Nam có thể tận dụng các lợi ích mà Hiệp định này mang lại và các giải pháp để khắc phục những thách thức kèm theo.

Hà Văn Hội (2013) đã nêu bật những thành tựu đạt được trong quá trình thành lập AEC, thể hiện qua việc triển khai các nội dung của Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC, trên các lĩnh vực: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ ; những tác động tích cực và tiêu cực của việc tham gia AEC đối với thương mại Việt Nam Từ đó, bài luận đưa ra một số khuyến nghị sau đối với chính phủ Việt Nam: Thực hiện đổi mới nền kinh tế, tăng cường quảng bá và phổ rông kiến thức về AEC; Nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp đầu vào cho sản xuất và dịch vụ; Minh bạch và nhất quán trong chính sách; sử dụng tốt hơn thuế suất của FTA; Khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng; Nâng cao nnawg lực cạnh tranh kinh doanh và tư vấn cho các công ty Việt Nam về các vấn đề sở hữu trí tuệ và chiến lước thâ nhập thị trường hiệu quả để hội nhập thương mại vào AEC.

Nguyễn Anh Thu và cộng sự (2015) dùng mô hình trọng lực để đánh giá những nỗ lực hội nhập này có thể ảnh hưởng như thế nào đến thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam. Kết quả của mô hình chứng minh rằng xuất khẩu của Việt Nam đã được hưởng lợi từ hội nhập thương mại hàng hóa và dịch vụ của AEC Do đó, Việt Nam phải tiếp tục vận động để các sáng kiến hợp tác thương mại của AEC được triển khai Bài viết cũng chỉ ra những tác động tích cực của hội nhập thương mại với Hàn Quốc đồng thời chỉ ra những tác động mơ hồ của các FTA thế hệ mới như Hiệp định AANZFTA và Hiệp định AJCEP đối với thương mại của Việt Nam.

1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia tới hoạt động kinh tế nói chung của Việt Nam

Phạm Nguyên Minh và cộng sự (2018) đã đưa ra một bản tóm tắt về các FTA thế hệ mới và nghiên cứu khả năng tác động của chúng lên nên kinh tế của các quốc gia thành viên dựa trên việc kết hợp nghiên cứu tài liệu, khảo sát, phỏng vấn ý kiến từ các chuyên gia và doanh nhân.

Từ kết quả nghiên cứu đó, Việt Nam được chứng minh rằng được hưởng lợi từ FTA khi các hiệp định này thúc đẩy nền kinh tế Việt hướng tới một môi trường thương mại và đầu tư minh bạch Phần cuối, nghiên cứu có đề ra những kiến nghị dành cho các quốc gia tham gia ký kết FTA.

Trần Thị Trang & Đỗ Thị Thanh Mai (2019) phân tích tác động của FTA thế hệ mới lên nền kinh tế và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu có nêu ra một vài hàm ý đối với doanh nghiệp, Nhà nước nhằm tận dụng tối đa những lợi ích từ FTA để tham gia vào chuỗi cung ứng mới được hình thành trong khuôn khổ các nước thành viên; tranh thủ những ưu đãi thuế quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa; cũng như hoàn thiện thể chế, cơ chế kinh tế để tạo động lực thực hiện mục tiêu kép là ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế.

Nguyễn Mạnh Toàn và cộng sự (2020) đã dùng dữ liệu Ma trận hạch toán xã hội Việt Nam năm 2012 (VSAM2012) khi sử dụng mô hình DCGE nhằm mô phỏng tác động của giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình trong VJEPA đến nền kinh tế Việt Nam Theo kết quả mô phỏng, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo VJEPA khiến nền kinh tế tăng trưởng thuận lợi theo thời gian, cải thiện phúc lợi hộ gia đình và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo Nhóm ngành công nghiệp tăng mạnh, đặc biệt là ngành da giày, sản xuất máy móc thiết bị và công nghiệp phụ tùng thay thế Nhìn từ góc độ khác, dù VJEPA giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhưng lại giảm nguồn thu ngân sách chính phủ và dẫn đến thâm hụt thương mại. Để đánh giá tác động tĩnh cũng như tác động tiềm tàng của EVFTA , Vũ Thanh Hương

(2017) đã sử dụng mô hình SMART và mô hình trọng lực cùng mới một số công cụ nghiên cứu khác để làm rõ tác động EVFTA tạo ra đối với tổng thể thương mại, thương mại trong 18 nhóm ngành và 2 nhóm hàng hóa (dệt may và dược phẩm) giữa Việt Nam và EU Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã nêu ra những thuận lợi, cơ hội và cả những khó khăn, thách thức của Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA, trong đó nhấn mạnh đến cơ hội và khó khăn theo thị trường, theo ngành, chi tiết theo mặt hàng ở hai nhóm hàng là dược phẩm và may mặc Cuối cùng đề xuất các chính sách cho Chính phủ cũng như doanh nghiệp Việt Nam.

1.1.3 Các nghiên cứu về tác động của các FTA tới xuất khẩu hàng hóa theo từng ngành riêng biệt của Việt Nam

1.1.3.1 Các nghiên cứu về một số ngành có tỷ trọng xuất nhâp khẩu lớn của Việt Nam

Vũ Thanh Hương và Nguyễn Thị Minh Phương (2016) đã dùng RCA và ES nhằm phân tích tác động tới từng nhóm ngành riêng biệt khi EVFTA có hiệu lực và được tiến hành theo đúng lộ trình Kết quả của nghiên cứu cho thấy từ 2001 đến 2015, kim ngạch song phương Việt Nam EU tăng trưởng ổn định; do khác biệt lớn về lợi thế so sánh và chuyên môn hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và EU nên thương mại giữa hai bên mang tính liên ngành là chủ yếu Sau khi phân tích cơ cấu nhóm ngành thương mại, các chỉ số RCA, ES, nghiên cứu tổng hợp lại các nhóm ngành theo mức độ chịu ảnh hưởng từ EVFTA như sau: Ngành có lợi thế so sánh như giày dép, dệt may và các sản phẩm thực vật do ES cao; ngành không có lợi thế bao gồm: hóa chất, phương tiện và thiết bị vận tải, thực phẩm chế biến và sản phẩm kim loại cơ bản Bên cạnh hai nhóm ngành chính như đã phân tích, Việt Nam còn có nhóm ngành vừa có lợi thế so sánh, vừa chịu áp lực cạnh cao như: động vật sống; nhựa và cao su. Đào Quỳnh Trang (2017) đã đánh giá khả năng tác động của những cam kết của Việt Nam liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường EU theo EVFTA.

Từ đó chỉ ra được ngành thủy sản đã chịu những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ EVFTA dựa trên các khía cạnh quy mô, cơ cấu, số lượng, hình thức, phương thức xuất khẩu của Việt Nam Đồng thời đề ra hàm ý và chính sách, chiến lược sao cho phù hợp nhất đối với ngành thủy sản tại Việt Nam.

1.1.3.2 Các nghiên cứu về tác động của FTA đến xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam

Nguyễn Thị Huyền Trang (2022) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam và nội dung Hiệp định EVFTA Tác giả phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU, từ đó đi phân tích sâu những tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam Kết quả cho thấy, cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực được hưởng ưu đãi lớn nhất từ EVFTA Qua đó đưa ra một vài kiến nghị cho nhà nước và doanh nghiệp phát huy tối đa những lợi thế nhận được và giải quyết những thách thức EVFTA mang lại.

Đánh giá những công trình nghiên cứu liên quan và khoảng trống nghiên cứu

Đã có nhiều nghiên cứu đi trước đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế và thương mại Việt Nam Hầu hết các nghiên cứu đều hàm ý việc ký kết và thực thi các FTA mang lại cho Việt Nam nhiều ưu đãi: xúc tiến xuất khẩu, thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi sang môi trường đầu tư và thương mại minh bạch, tăng khả năng gia nhập chuỗi cung ứng quốc tế, ngày càng phát triển năng lực cạnh tranh… Để tối ưu hóa hiệu quả từ các ưu đãi nhận được thông qua FTA, các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu, bổ sung kiến thức về các hiệp định này đặc biệt là các cam kết liên quan tới thuế quan, quy tắc xuất xứ và sở hữu trí tuệ.

Các nghiên cứu của Nguyễn Anh Thu và cộng sự (2015) và Nguyễn Tiến Dũng (2011) đều dùng mô hình trọng lực để đánh giá ảnh hưởng của việc thực thi các FTA đến thương mại Việt Nam Các nghiên cứu này, tuy nhiên, chỉ mới đánh giá tác động của FTA đến thương mại Việt Nam nói chung mà không đánh giá tác động tới một ngành cụ thể nào Các nghiên cứu khác lại chỉ sử dụng phương pháp định tính để phân tích số liệu sau đó đưa ra những đánh giá về cơ hội và thách thức, đồng thời đưa ra khuyến nghị chính sách cho Nhà nước Tuy nhiên, phân tích số liệu định tính là còn mang nhiều ý kiến chủ quan của từng tác giả và chưa đủ để đưa ra đánh giá toàn diện và chính xác về tác động của một FTA đến thương mại Việt Nam nói chung hay đến từng ngành hàng nói riêng.

Các bài nghiên cứu về tác động của Hiệp định UKVFTA đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Anh còn hạn chế và phần nhiều bài nghiên cứu nước ngoài Hơn nữa, UKVFTA là hiệp định mới được thực thi từ 01/01/2021 nên các số liệu thu được còn khá ít và các bài nghiên cứu trước chưa cập nhật các số liệu mới Do đó, khóa luận lựa chọn chủ đề này để nghiên cứu khả năng tác động của nó lên xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng cà phê.

Bài nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu những khoảng trống mà các bài nghiên cứu trước đây chưa phân tích được, bao gồm:

Thứ nhất, phân tích đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc hình thành các hiệp định tự do thương mại và về tác động của UKVFTA.

Thứ hai, áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng với số liệu cập nhật để đánh giá tác động của Hiệp định UKVFTA đối với hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Anh.

Thứ ba, đưa ra những giải pháp, hàm ý cụ thể và tối ưu cho từng đối tượng nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU

Khái quát về hiệp định thương mại tự do

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp ước giữa hai hay nhiều quốc gia trong đó các quốc gia thỏa thuận về các nghĩa vụ nhất định tác động đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, và các lĩnh vực khác. Theo chính sách thương mại tự do, hàng hóa và dịch vụ có thể được mua và bán qua biên giới quốc tế với mức thuế rất thấp hoặc bằng 0, hạn ngạch, trợ cấp hoặc các biện pháp cấm của chính phủ là rào cản của thương mại 1

GATT chỉ đưa ra khái niệm về khu vực thương mại tự do mà không có định nghĩa chính thức hay cụ thể nào về hiệp định thương mại tự do.Tuy nhiên, một hiệp định thương mại tự do là cơ sở thiết yếu khi thành lập một khu vực mậu dịch hay một liên minh thuế quan Từ khái niệm về Khu vực thương mại tự do, ta có thể thấy quan điểm của GATT về Hiệp định thương mại tự do Khái niệm về khu vực thương mại tự do được đưa ra trong điểm 8b điều XXIV GATT 1947 với nội dung như sau: “Một khu vực thương mại tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay nhiều vùng lãnh thổ trong đó thuế và các rào cản thương mại khác (trừ trường hợp được phép theo Điều XI, XII, XIII, XV và XX) được xóa bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được tiến hành trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đó”

Qua khái niệm trên có thể thấy quan niệm truyền thống về FTA chỉ mới dừng lại ở phạm vi thương mại hàng hóa hữu hình và mức độ cam kết tự do hóa cũng mới dừng ở cắt giảm thuế quan và dần gỡ bỏ các rào cản thương mại khác FTA điển hình cho khái niệm này có thể kể tới FTA ASEAN (AFTA).

2.1.1.2 Quan điểm mới về FTA

Kể từ sau năm 1990, khái niệm về FTA đã bao rộng hơn cả về phạm vi lẫn sâu hơn về cam kết tự do hóa Các FTA ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, mà còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khuôn khổ GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề mới mà WTO chưa có quy định Phạm vi cam kết của các FTA thế hệ mới còn bao gồm những lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, SHTT, hợp

1 https://vntr.moit.gov.vn/vi/what-are-free-trade-agreements

19 tác hải quan, mua sắm công, chính sách cạnh tranh, môi trường, lao động, thậm chí còn gắn với những vấn đề như dân chủ hay chống khủng bố… (Vũ Thanh Hương, 2017).

Nhìn chung, dù có nhiều khái niệm về FTA được đưa ra và thể hiện dưới các cách khác nhau nhưng đều bao gồm một nội dung cốt lõi “FTA là một thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) nhằm mục đích tự do hóa thương mại về một hoặc một nhóm hàng nào đó qua việc cắt giảm thuế quan, tạo lập các quy định tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa, dịch vụ và di chuyển vốn giữa các quốc gia thành viên”.

2.1.2 Phân loại Hiệp định thương mại tự do

Có nhiều tiêu chí để phân loại Hiệp định thương mại tự do Tuy nhiên, hai tiêu chí phổ biến nhất, đó là tiêu chí quy mô, số lượng thành viên tham gia và tiêu chí mức độ tự do hóa.

2.1.2.1 Căn cứ theo quy mô, số lượng thành viên tham gia

Nếu dựa vào tiêu chí quy mô, số lượng thành viên tham gia thì FTA được chia thành 3 loại: FTA song phương, FTA đa phương (FTA khu vực) và FTA hỗn hợp

FTA song phương: là các FTA được ký kết giữa 2 quốc gia với nhau và chỉ có giá trị ràng buộc đối với hai quốc gia này Do đặc điểm chỉ có hai thành viên nên quá trình đàm phán và việc đạt được thoả thuận chung dễ dàng, nhanh chóng hơn so với FTA đa phương và FTA hỗn hợp FTA song phương thường được ký kết giữa 2 nước là đối tác quan trọng của nhau Hiện nay FTA song phương đã phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như chất lượng cam kết Các FTA song phương có thể kể đến như: FTA Việt Nam – Hoa Kỳ, FTA Việt Nam – Hàn Quốc… FTA đa phương (FTA khu vực): là FTA có sự tham gia của ba nước thành viên trá lên, thường các nước này có vị trí địa lý gần nhau và có mức độ giao thương với nhau lớn Các nước tham gia FTA khu vực thường có mục đích tận dụng ưu thế về vị trí địa lý để tăng cường trao đổi thương mại, cũng như thắt chặt mối quan hệ láng giềng cũng như nâng cao vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế Do có nhiều quốc gia tham gia ký kết nên những mâu thuẫn về lợi ích càng nhiều và càng khó đạt được một thỏa thuận chung Một số FTA khu vực điển hình nhất đó là Liên minh châu Âu (EU), Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). FTA hỗn hợp: là FTA được ký kết giữa một khu vực thương mại tự do với một nước, một số nước hoặc một khu vực thương mại tự do khác FTA hỗn hợp được xem như là sự kết hợp FTA khu vực và FTA song phương FTA hỗn hợp sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn hơn một cách tương đối so với FTA song phương và FTA khu vực Các nước thành viên có cơ hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn và lợi ích mang lại lớn hơn Tuy nhiên, quá trình đàm phán hiệp định sẽ phức tạp hơn, cần nhiều thời gian hơn và việc đi đến được một thỏa thuận chung rất gian nan.

2.1.2.2 Căn cứ theo mức độ tự do hóa

Theo mức độ cam kết của FTA, có thể chia FTA thành ba loại: FTA kiểu Mỹ, KTA kiểu châu Âu và FTA kiểu các nước đang phát triển

FTA kiểu Mỹ: là loại FTA có mức độ tự do hóa cao nhất, các nước thành viên phải má cửa tất cả các lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực dịch vụ Với các nước thành viên, việc mở cửa thị trường và giảm thiểu các rào cản thương mại ngày càng sâu, chứ việc thay đổi hiệp định cũng như đảo ngược lại các điều khoản trong hiệp định rất khó khăn Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ là FTA kiểu Mỹ điển hình

FTA kiểu Châu Âu: là loại FTA có mực độ tự do hóa rất cao, chỉ xếp sau hoặc thậm chí gần bằng FTA kiểu Mỹ Nếu FTA kiểu Mỹ áp dÿng má cửa cho tất cả các lĩnh vực, thì FTA kiểu Châu Âu sẽ áp dụng má cửa đối với những lĩnh vực mà các thành viên cam kết hoặc thống nhất riêng với nhau, các lĩnh vực khác sẽ không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Hiệp định thương mại tự do của EU là điển hình cho FTA kiểu này Lĩnh vực Nông nghiệp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của FTA Các nước thành viên đều bảo hộ nền nông nghiệp và đưa ra các chính sách riêng phù hợp với đặc thù ngành nông nghiệp của nước mình.

FTA kiểu các nước đang phát triển: FTA này có mức độ tự do hóa thấp hơn hẳn so với hai kiểu FTA trên FTA này chú trọng nhiều hơn đến tự do thương mại hàng hóa, các nội dung má cửa lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sá hữu trí tuệ không được đề cập đến Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) là hai khu vực thương mại tự do có FTA kiểu này.

2.1.3 Nội dung chính trong Hiệp định thương mại tự do

Thứ nhất là cam kết về thuế quan: So với WTO, mức độ cắt giảm thuế quan theo FTA thường sâu và nhanh hơn Thông thường, các FTA quy định mức xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất là 90% giá trị thương mại và số dòng thuế trong 10 năm Với các dòng thuế khác được cam kết cắt giảm nhưng không được đưa về mức 0% thường là những mặt hàng nhạy cảm có yếu tố quyết định Cam kết cắt giảm thuế quan trong FTA thường được chia thành: i Đưa thuế suất về 0% ngay khi FTA có hiệu lực ii Đưa thuế suất về 0% theo lộ trình cắt giảm iii Cắt giảm thuế quan nhanh trong năm đầu tiên, sau đó cắt giảm từng bước trong những năm tiếp theo iv Không cắt giảm thuế quan trong thời gian đầu mà vào các năm cuối của lộ trình

Thứ hai là TBTs và SPSs Thông thường các bên sẽ cam kết thực hiện các Hiệp định TBTs và SPSs Bên cạnh đó, các bên cũng sẽ thảo luận những cam kết về hỗ trợ kỹ thuật, minh bạch hóa, công nhận lẫn nhau.

Thứ ba là quy tắc xuất xứ (RoO) Đây là nội dung quan trọng được lưu ý nhiều hất trong FTA vì chỉ khi quan tâm đến các quy tắc xuất xứ, hàng hóa mới được ưu đãi thuế quan Bên cạnh đó, RoO cũng giúp ngăn chặn viêc nhập khẩu hàng hóa tại nước có mức thuế thấp để xuất khẩu sang nước đối tác Bên cạnh quy tắc xuất xứ chung, các bên thường đàm phán các quy tắc về chuyển đổi nhóm, quy tắc xuất xứ theo mặt hàng.

Cơ chế tác động của hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu

2.2.1 Tác động tĩnh và các nhân tố ảnh hưởng đến tác động tĩnh của FTA

Tác động tĩnh hay còn gọi là tác động thương mại Khi ký các FTA, các thành viên sẽ được hưởng ưu đãi, trong đó có việc cắt giảm hoặc xóa bỏ các hàng rào thuế quan Với việc này, xuất hiện tình trạng có hàng hóa thông qua nhập khẩu sẽ rẻ hơn so với hàng hóa sản xuất trong nước do có chi phí sản xuất cao hơn Tác động thương mại được thể hiện ở tác động tạo lập thương mại và tác động chuyển hướng thương mại Trong đó, tạo lập thương mại là việc thay thế hàng sản xuất trong nước có chi phí cao của một nước thành viên bằng hàng nhập khẩu rẻ hơn từ một nước thành viên khác do kết quả của tự do hóa thương mại trong khối; chuyển hướng thương mại diễn ra khi hàng nhập khẩu từ một nước không phải thành viên trong liên minh thuế quan (nhưng sản xuất hiệu quả hơn) bị thay thế bởi hàng nhập khẩu có giá thành cao hơn từ một nước thành viên do tác động của các ưu đãi trong nội bộ khối.

Tác động tĩnh của FTA sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nội khối và cũng vì vậy thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu thương mại của các nước thành viên

FTA Đối với các FTA thế hệ mới, mức cắt giảm thuế thậm chí là loại bỏ thuế trên nhiều hàng hóa và dịch vụ đã tác động tạo lập thương mại ngày càng mạnh mẽ, cũng có nghĩa cơ hội đặt ra nhiều đi liền với thách thức trong quá trình cơ cấu lại, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Cùng với tác động tạo lập thương mại, việc ký các FTA sẽ tác động làm chuyển hướng thương mại Trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước khi chưa tham gia FTA, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thường theo hướng: đối với các hàng hóa có chất lượng tương ứng mà chi phí sản xuất thấp sẽ có năng lực cạnh tranh cao và có cơ hội thực hiện các giao dịch xuất khẩu trên phạm vi rộng trong hoạt động thương mại quốc tế.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tác động tĩnh của FTA cụ thể như sau:

Thứ nhất, phạm vi, mức độ và hình thức liên kết của Việt Nam với các FTA Số lượng các quốc gia thành viên trong FTA càng nhiều thì FTA đó càng có khả năng tạo thị trường với quy mô lớn, làm giảm chệch hướng thương mại, tăng tác động tạo lập thương mại Tuy nhiên, càng có nhiều thành viên, sự khác biệt giữa các quốc gia càng lớn, việc làm cho hài hòa hóa các chính sách sẽ trở nên khó khăn hơn.

Thứ hai, lợi thế so sánh và cơ cấu thương mại Lợi thế so sánh của các nước thành viên trong FTA càng lớn thì cơ hội mở rộng thương mại giữa các nước và phúc lợi xã hội sẽ gia tăng tương ứng sau khi FTA được hình thành Cơ cấu thương mại giữa các nước càng bổ sung lẫn nhau thì FTA có khả năng thúc đẩy gia tăng thương mại giữa các bên càng cao, tăng tạo lập thương mại.

2.2.2 Tác động thức đẩy và những yếu tố ảnh hưởng đến tác động thúc đẩy của FTA Tác động thúc đẩy được thể hiện ở những tác động đối với các hàng rào phía sau biên giới. Nghĩa là các tác động hướng đến thể chế, cơ chế chính sách hay hệ thống pháp lý Các tác động thúc đẩy chủ yếu nhất của FTA gồm: Tăng năng suất trên cơ sở khai thác tính kinh tế của quy mô; cạnh tranh, chuyên môn hóa sản xuất và tính hiệu quả; thúc đẩy đầu tư; thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và phát triển bền vững; tạo ra cơ hội hài hòa hóa các chính sách kinh tế vĩ mô; tạo sức ép cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp lý Cụ thể, tác động thúc đẩy của FTA thể hiện ở 3 dạng: mở rộng thị trường; thúc đẩy cạnh tranh và thu hút đầu tư Tác động thúc đẩy đến từ việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư Do được hưởng các ưu đãi và xóa bỏ các rào cản thuế nên xét về nguyên tắc, các thành viên FTA được hưởng lợi từ sự gia tăng quy mô thị trường. Đi liền với mở rộng thị trường là sự gia tăng cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất của FTA. Tham gia FTA đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong các quốc gia thành viên không còn

23 nhận được sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương mại của Nhà nước, không còn khái niệm “sân nhà” Thách thức đối với họ chính là áp lực cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ, dịch vụ chất lượng tốt từ các nước thành viên FTA trên chính thị trường nội địa Các tác động mang tính thúc đẩy tạo ra sức ép để các nhà sản xuất trong nước phải vận động vươn lên, nắm lấy cơ hội đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm Đó là con đường duy nhất để thành công trong hội nhập đối với các doanh nghiệp.

Những tác động thúc đẩy của FTA chịu ảnh hưởng từ các yếu tố:

Thứ nhất, mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước thành viên trong FTA Một FTA giữa các nước có trình độ chệch lệch nhau dẫn đến khả năng lợi ích tiềm tàng không lớn bằng giữa các nước có trình độ tương tự nhau Mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa của các quốc gia trước khi đàm phán và hình thành FTA càng chặt chẽ thì lợi ích trong tương lai của FTA càng lớn

Thứ hai, chính sách thương mại của các nước trong FTA Các hàng rào thương mại giữa các nước thành viên vào thời điểm đàm phán FTA càng cao và càng nhiều thì khả năng FTA làm gia tăng thương mại giữa các nước thành viên trong tương lai càng lớn, tuy nhiên có xu hướng dẫn đến chệch hướng thương mại Một FTA có thể mang lại lợi ích khi nó có thể cắt giảm hoặc hài hòa hóa các rào cản phi thuế quan, đưa ra được các quy định về phạm vi sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như yêu cầu các quốc gia thành viên minh bạch hóa các biện pháp phòng vệ thương mại.

Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến xuất khẩu

2.3.1 Yếu tố thị trường và nhu cầu nước nhập khẩu

Lượng hàng hóa xuất khẩu bị chi phối bởi cầu trong cơ chế thị trường hiện nay Nếu nhu cầu của thị trường nhập khẩu mà tăng thì kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó cũng tăng theo nhưng ngược lại, nếu cầu của các thị trường đó giảm thì sẽ ảnh hưởng xấu đến việc xuất khẩu của hàng hóa đó Mặt khác, nhu cầu của nước nhập khẩu về loại hàng hóa cụ thể cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu Ví dụ như nếu như thị trường có nhu cầu nhập khẩu cà phê cao và người tiêu dùng tại đó ưu thích cà phê Culi nhưng chúng ta lại chỉ đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Cherry thì không những không làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn ảnh hưởng nặng nề đến việc dư thừa loại cà phê còn lại.

Ngoài ra, thị trường của nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu. Nếu họ có nhu cầu nhưng dung lượng thị trường nhỏ thì cũng không làm tăng xuất khẩu, hoặc

24 những yêu cầu quy định và cách thức cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu cũng ảnh hưởng tác động đến hoạt động xuất khẩu.

Môi trường và các chính sách của nước nhập khẩu đối với từng loại hàng hóa cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu các loại hàng đó Dù người tiêu dùng nước đó có nhu cầu cao về một mặt hàng nhưng Chính phủ nước đó lại đưa ra những chính sách bảo hộ hoặc đưa các hàng rào về thuế quan hoặc kỹ thuật gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu thì ta cũng khó có thể thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này được Như thị trường Bắc Âu thường quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm Trong quy trình sản xuất và xử lý cà phê, cần quan tâm đến bộ quy tắc Thực hành nông nghiệp tốt (Global GAP), ngoài ra còn có Hệ thống Quản lý Chất lượng (QMS).

2.3.2 Yếu tố giá cả, chất lượng

Trong cơ chế thị trường thì giá cả là chìa khóa quyết định đến cung cầu Khi giá giảm thì lượng xuất khẩu sẽ tăng nhưng giá trị thì có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá Và ngược lại, nếu giá tăng thì lượng cà phê xuất khẩu chắc chắn giảm nhưng giá trị xuất khẩu thì có thể giảm hoặc tăng.

Bên cạnh giá cả thì điều mà quyết định đến kim ngạch xuất khẩu là chất lượng Ngày nay, tất cả các thị trường đều rất quan tâm đến chất lượng nên nếu hàng hóa có chất lượng cao thì sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh với những đối thủ khác Tuy nhiên nếu chất lượng hàng kém thì sẽ bị ép giá làm giảm giá trị thậm chí là bị từ chối nhập khẩu vào những thị trường khó tính.

2.3.3 Yếu tố phân phối, dịch vụ phân phối

Một kênh phân phối hợp lý sẽ giúp cho chúng ta bao phủ và mở rộng thị trường nhập khẩu nhờ việc phân phối các sản phẩm đến với những nước có nhu cầu cao Hơn nữa, nó là cầu nối cho nhà sản xuất và những thị trường nhập khẩu và là công cụ giúp nắm bắt được thị trường (nắm bắt được nhu cầu thị trường và thông tin, nhu cầu của đối thủ cạnh tranh).

Dịch vụ phân phối sẽ giúp thỏa mãn tốt hơn những yêu cầu của nước nhập khẩu từ đó tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế Nếu một quốc gia có một dịch vụ phân phối tốt thì khách hàng sẽ lựa chọn hàng hóa của chúng ta thay vì của các nước khác dù giá hàng hóa đó có thấp hơn.

2.3.4 Yếu tố cạnh tranh quốc tế

Các đối thủ trên thị trường quốc tế mang lại sự cạnh tranh rất mãnh liệt cho hoạt động xuất khẩu Để tồn tại và phát triển, phải có được lợi thế cạnh tranh với các nước đối thủ về mặt giá cả, chất lượng, uy tín, hay về thể chế, quy định, các rào cản đến từ nước nhập khẩu Ngoài

25 ra, thế độc quyền thị trường vững chắc do sự hình thành các khối liên doanh liên kết của các tập đoàn lớn cũng khiến cho doanh nghiệp nước nhà dễ bị bóp nghẹt

2.3.5 Yếu tố quản lý và pháp lý

Yếu tố con người trở thành nhân tố chính trong mọi vấn đề ở xã hội hiện đại Năng suất cao sẽ đòi hỏi những người thợ lành nghề, tính áp dụng KH-KT cao và linh hoạt, có khả năng vận hành máy móc thiết bị Bộ máy điều hành và những người đóng vai trò hoạch định, quản lý vĩ mô của Chính phủ cũng sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu được vận hành trơn tru Các quy định về nguồn vốn, chính sách tỷ giá hối đoái, hạn ngạch hay những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng góp phần không nhỏ vào quá trình xuất khẩu hàng hóa từ một quốc gia ra thế giới nói chung hay một thị trường đích nói riêng.

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

Tổng quan Hiệp định thương mại tự do UKVFTA

3.1.1 Khái quát về Hiệp định UKVFTA

Ngày 11/12/2020, Hiệp định UKVFTA đã chính thức hoàn tất quá trình đàm phán và ký kết vào tối 29/12/2020 Hiệp định được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) với những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh 2 Hiệp định đã có hiệu lực tạm thời từ 23h tối 31/12/2020 (tức 6h sáng ngày 01/01/2021 theo giờ Việt Nam), và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/05/2021.

3.1.1.2 Nội dung chính của UKVFTA

UKVFTA được đàm phán dựa trên nền tảng sẵn có là Hiệp định EVFTA nên cơ bản vẫn giữ nguyên các cam kết chính về hàng hóa, dịch vụ, mở cửa thị trường đầu tư và them những yếu tố điều chỉnh sau khi cân nhắc tới sự phù hợp với quan hệ song phương giữa Việt Nam và Anh Bên cạnh các cam kết cắt giảm thuế quan, cam kết về quy tắc xuất xứ hay các hàng rào thương mại, UKVFTA cũng bao gồ các cam kết phi thương mại nhưng liên quan mật thiết tới hoạt động thương mại và đem lại ý nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế hai quốc gia thành viên.

“Theo đó, Hiệp định gồm 9 điều khoản; 01 Phụ lục sửa đổi một số điều của lời văn EVFTA; 01 Nghị định thư và 01 thư song phương trao đổi giữa Việt Nam và UK Về cơ bản, các nội dung thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định UKVFTA cũng tương tự như Hiệp định EVFTA, gồm: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, và pháp lý - thể chế.” (Bộ công thương Việt Nam).

3.1.1.3 Ưu đãi thuế quan từ UKVFTA

Các cam kết cắt giảm và xóa bỏ hoàn toàn thuế quan trong Hiệp định UKVFTA cơ bản kế thừa từ các cam kết đã có từ EVFTA.

2 TTWTO VCCI - Việt Nam - Anh & Bắc Ailen (UKVFTA) (trungtamwto.vn)

Theo lộ trình cắt giảm thuế quan áp dụng với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Anh, sau 06 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Đối với 0,3% giá trị xuất khẩu còn lại, Anh cam kết áp dụng hạn ngạch thuế quan và còn bổ sung thêm hạn ngạch cho Việt Nam Ở phía Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu từ Anh vào thị trường nội địa đươcam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu) Tiếp đó, sau 06 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ Anh được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu Sau

9 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu).

Sau 1 năm UKVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Vương quốc Anh trong năm 2021 đã có kết quả ấn tượng Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch song phương Việt - Anh trong năm 2021 đạt 6,61 tỷ USD, tăng trưởng 17,24%, cơ bản đã phục hồi được về mức kim ngạch năm 2019 sau một năm giảm sâu do tác động của dịch Covid-19. Ở chiều xuất khẩu, một lượng hàng hóa trị giá hơn 5,7 tỷ USD của nước ta đã được xuất khẩu sang Anh, tăng 14,5%, nhập khẩu từ Anh gần 900 triệu USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ, cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam xuất siêu hơn 4,8 tỷ USD.

3.1.2 So sánh EVFTA và UKVFTA

Có nhiều điểm tương đồng của hai hiệp định do UKVFTA được kế thừa từ EUVFTA Tuy nhiên, giữa 2 hiệp định vẫn tồn tại những khác biệt nhỏ nhưng tinh tế

Riêng về nông sản, Anh cho phép Việt Nam xuất khẩu với thuế suất 0% với một hạn ngạch nhất định: lòng đỏ trứng và thịt gia cầm, tỏi, ngô ngọt, gạo xay, tinh bột sắn, cá ngừ, surimi (thanh cua - cá viên), đường và các sản phẩm chứa nhiều đường, nấm, etanol, mannitol, sorbitol, dextrin và các loại tinh bột biến tính khác.

Sau đây là bảng so sánh chi tiết giữa hai hiệp định:

Bảng 1: So sánh UKVFTA và EVFTA

3.1.3 Nội dung của Hiệp định UKVFTA liên quan đến cà phê

3.1.3.1 Cam kết về thuế nhập khẩu của UK

Cam kết từ phía Chính phủ Anh đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vẫn giữ nguyên từ EVFTA Riêng đối với các mặt hàng cà phê, thuế nhập khẩu về mức 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực.

Cà phê đã rang Đã khử chất caffeine (09011200)

Chưa khử chất caffeine (09012100) Đã khử chất caffeine (09012200)

Thuế quan chung của Liên

UKVFTA 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực

Bảng 2: So sánh thuế quan chung của EU và thuế quan theo UKVFTA đối với mặt hàng cà phê Việt Nam

3.1.3.2 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam

Theo Nghị định số 117/2022/NĐ-CP ngày 30 tahnsg 12 năm 2022 của Chính Phủ, Việt Nam cam kết thực hiện lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cà phê để thực hiện Hiệp định UKVFTA giai đoạn 2022 -2027 như sau:

Khái quát ngành cà phê Việt Nam

3.2.1 Cà phê xuất khẩu ở Việt Nam

3.2.1.1 Phân loại cà phê xuất khẩu:

Loại cà phê chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong cơ cấu xuất khẩu toàn ngành là Robusta (cà phê vối) đạt tới 95%, 5% còn lại là Abrica (cà phê chè) Sự chênh lệch rõ rệt như vậy giữa hai loại cà phê chủ yếu tới từ lí do khách quan là điều kiện tự nhiên Việt Nam may mắn sở hữu tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, vị trí vô cùng thuận lợi trồng loại cà phê Robusta Bên cạnh đó quá trình trồng loại cà phê Robusta ít chi phí và kỹ thuật trồng không đòi hỏi cao, cầu kỳ, phức tạp, đồng thời người dân ở những vùng chuyên canh tác cà phê với thói quen trồng cây cà phê Robusta từ lâu đời.

Khác với Robusta, để phát triển sản xuất và xuất khẩu Abrica cần chi phí lớn, kỹ thuật cao gây tốn kém cho các nông hộ trồng cà phê và chưa phù hợp với chuyên môn của những hộ trồng cà phê quy mô nhỏ lẻ Thêm vào đó, nguồn tài chính Nhà nước cấp cho nông hộ còn thấp nên khó để người dân chuyển qua canh tác Abrica dù đây là loại hạt được ưa chuộng hơn trên thị trường cà phê thế giới.

Bên cạnh đó, cà phê của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng cà phê nhân, tức là cà phê chưa rang, chưa khử cafein và vẫn đang dưới dạng thô sơ Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển khi cà phê hoà tan, cà phê xay, cà phê rang và cà phê chế biến đang ngày càng được lựa chọn tiêu thụ trên thị trường xuất khẩu nước ngoài.

3.2.1.2 Vị trí vai trò ngành xuất khẩu cà phê tại Việt Nam

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo.

Hiện nay, phong trào toàn cầu hóa và hội nhập đang càn quét khắp các nên kinh tế và càng ngày càng có nhiều quốc gia tham gia và quá trình này Việt Nam cũng không phải ngoại lệ và đang nỗ lực hết sức để hòa mình vào tiến trình một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất Các hoạt động liên quan đến nhập khẩu sẽ là mắt xích quan trọng thúc đẩy quá trình này Do đó, các hoạt động xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu trong kế hoạch chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta Phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ đóng góp vai trò lớn đối với nền kinh tế nước ta Xuất khẩu cà phê góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi:

Các ngành công nghiệp chế biến, cơ khí, dịch vụ như: dịch vụ cung cấp giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, sẽ phát triển mạnh mẽ do hưởng lợi từ ngành công nghiệp sản xuất cà phê

Xuất khẩu cà phê mở ra cơ hội phát triển thị trường tiêu thụ, hỗ trợ tăng trưởng và ổn định sản xuất Chúng ta sẽ có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ vì hoạt động xuất khẩu gắn với định vị thị trường xuất khẩu Điều này sẽ giúp Việt Nam có chỗ đứng trên toàn thị trường toàn cầu và giúp Việt Nam đi đầu trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu cà phê trên toàn thế giới

Cà phê Việt Nam sẽ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu về giá cả và chất lượng thông qua việc xuất khẩu tới nhiều thị trường Do cạnh tranh gay gắt từ nhiều nhà xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, Việt Nam tái tổ chức sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với các thay đổi của thị trường.

3.2.2 Ngành công nghiệp cà phê Việt Nam

Tại thời điểm năm 2021, tổng diện tích cà phê tại Tây Nguyên khoảng 630.000 ha Trong đó, Ðắk Lắk có 209.000 ha, Lâm Ðồng có hơn 173.000 ha, Ðắk Nông có 120.000 ha, Gia Lai có hơn 98.400 ha và Kon Tum có hơn 25.000 ha Cà phê là cây trồng chủ lực của Đắk Nông với tổng diện tích trên 130.000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch vào khoảng 120.000 ha, sản lượng năm 2021 ước đạt trên 330.000 tấn Với giá bán bình quân 40.000 đồng/kg, tổng giá trị ước đạt trên 13.200 tỉ đồng Tại Đắc Lắk, sản lượng cà phê thu được gần 500.000 tấn trên 200.000 ha cà phê (thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Tuy năm 2021 là một năm được mùa nhưng do hạn chế bởi các chính sách phòng bệnh và cách ly do COVID-19 nên số lao động tham gia thu hoạch rất hạn chế, thiếu hụt khoảng 115.000 lao động so với các năm trước Do đó, ảnh hưởng không ít tới tiến độ thu hoạch và chất lượng thu hái. Đến năm 2022, tình hình sản xuất cà phê Việt nam khá ổn định Mặc dù được dự báo sản lượng cà phê Việt nam sẽ giảm khoảng 10% so với niên vụ 2020-2021 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chi phí đầu tư tăng cao, tuy nhiên trên thực tế thì sản lượng cà phê không có nhiều sự thay đổi.

Về các cơ sở chế biến sau thu hoạch, hiện nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân,

160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn Cụ thể, gồm có: 97 cơ sở chế biến cà phê nhân - với tổng công suất thiết kế

1,503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay - tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan - tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn - tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 11/2021 đạt 78 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD, giảm 21,4% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với tháng 10/2021; so với tháng 11/2020 giảm 6,9% về lượng, nhưng tăng 12,6% về trị giá Tính chung 11 tháng đầu năm

2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 2,63 tỷ USD, giảm 4,4% về lượng, nhưng tăng 5,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về chủng loại, lượng xuất khẩu cà phê robusta, arabica, cà phê chế biến tăng, nhưng xuất khẩu cà phê excelsa giảm Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, robusta là chủng loại cà phê xuất khẩu lớn nhất trong tháng 10/2021, đạt 85,7 nghìn tấn, trị giá 157 triệu USD, tăng 10,6% về lượng và tăng 30,4% về trị giá so với tháng 10/2020 Tuy nhiên, trong 10 tháng năm

2021, xuất khẩu cà phê robusta giảm 3,2% về lượng, nhưng tăng 6,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Hình 1: Chủng loại cà phê xuất khẩu tháng 10 và 10 tháng năm 2021

Trong năm 2022, hoạt động tiêu thụ cà phê tăng vọt về cả giá trị lẫn số lượng Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022 vừa qua Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn cà phê ra thị trường thế giới với kim ngạch thu về hơn 4 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 32% về trị giá so với năm 2021 Đây là khối lượng xuất khẩu cà phê cao nhất trong 4 năm qua và giá trị kim ngạch cao nhất từ trước tới nay.

Kim ng ch xuấất kh u cà phê c a Vi t Nam qua các năm ạ ẩ ủ ệBiểu đồ 1 Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2018-2022 (đơn vị: tỷ USD)

Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh

3.3.1 Tổng quan về thị trường Anh

Việt Nam và Vương quốc Anh chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 11-9-1973. Trong suốt 50 năm qua, mối quan hệ đó không ngừng được củng cố và phát triển, đặc biệt sau khi hai nước ký kết Tuyên bố chung chính thức nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược vào tháng 9-2010 đã mở ra nhiều khuôn khổ, cơ chế hợp tác giữa hai nước như Đối thoại Chiến lược, Ủy ban hỗn hơp hợp tác về Kinh tế và Thương mại, Nhóm công tác về Quốc phòng,… Hai nước không ngừng thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng như an ninh-quốc phòng, hợp tác phát triển, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển bền vững, giao lưu nhân dân, tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển quan hệ song phương Có thể nói quan hệ hữu nghị giữa hai nước đang ở thời kỳ tốt đẹp và có nhiều tiềm năng để trở nên sâu sắc hơn.

Hình 2 : Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Anh

Theo dữ liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Vương quốc Anh vào ngày 24/03/2023 được ước tính hơn 68 triệu người, đứng thứ 21 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ So với mặt bằng chung của các nước khu vực châu Âu thì Anh là một quốc giá khá đông dân với mức gia tăng dân số bình quân hầu hết là dương Thêm vào đó, Anh có lượng người nhập cư khá lớn nên dân số tăng thêm mỗi năm, đi cùng với đó là nền văn hóa của Anh cũng ngày càng đa dạng.

Phần lớn dân số của Anh nằm trong độ tuổi lao động từ 15-60 tuổi (trên 60%) và độ tuổi trung bình của người dân nước này là 41 tuổi Thu nhập bình quân đầu người cao và có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên thu nhập bị sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2020 do cuộc khủng hoảng kinh tế từ đại dịch Covid Mặc dù vậy, thu nhập bình quân tại Anh đã hồi phục nhanh chóng, chạm mức 45101.54 USD vào năm 2021.

Từ những dữ liệu trên ta có thể thấy thị trường Anh Quốc vô cùng tiềm năng khi dân số ngày càng tăng cùng với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm hơn một nửa, vốn là đối tượng chính tiêu thụ các mặt hàng cà phê Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của người dân Anh thuộc top đầu thế giới, cho nên việc tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu như loại nước uống này sẽ có chiều hướng tăng, cũng được coi là một cơ hội giúp tăng trưởng hoạt động xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.

Hình 3 Thu nhập trung bình của người dân Anh từ 2014-2021

3.3.1.2.2 Nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng

Thị trường cà phê Anh có sự khác biệt so với các nước châu Âu khác Anh quốc vốn được coi là đất nước của những người uống trà nhưng đã và đang thay đổi Trong khi mức tiêu thụ trà đã giảm trong 10 năm qua từ 30 gam xuống còn 20 gam/người/tuần thì tiêu thụ cà phê lại tăng, nhất là trong giới trẻ Người dân Anh hiện uống tổng cộng khoảng 95 triệu tách cà phê mỗi ngày Anh đang là thị trường tiêu thụ cà phê lớn thứ 5 châu Âu (sau Đức, Ý, Pháp và Tây Ban Nha).

Trung bình trong mỗi ly cà phê tiêu thụ tại Anh thì có đến 76% giá trị được sản xuất bởi các doanh nghiệp nội địa Các công ty rang xay cà phê có công nghệ chế biến và hương liệu riêng để tạo nên hương vị đặc trưng của sản phẩm Bên cạnh đó, công nghệ thương hiệu và chiến lược marketing của các Tập đoàn cà phê châu Âu khiến cho nhiều nước trồng cà phê hầu như chỉ có thể xuất khẩu cà phê hạt cho các Công ty rang xay mà chưa thể bán được nhiều cà phê thành phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tổng trị giá cà phê tiêu thụ ở Anh hàng năm khoảng 3,9 tỷ Bảng Trong đó, cà phê hòa tan trị giá 757 triệu Bảng và cà phê rang xay trị giá 446,4 triệu Bảng.

3.3.1.2.2 Tình hình tiêu thụ cà phê của thị trường Anh

Từ số liệu thống kê từ ITC cho thấy, tháng 6/2022, Anh nhập khẩu cà phê đạt 20,47 nghìn tấn, trị giá 110 triệu USD, giảm 13,3% về lượng và giảm 5,6% về trị giá so với tháng 5/2022,

41 nhưng so với tháng 6/2021 tăng 18,8% về lượng và tăng 44,2% về trị giá Tính chung, 6 tháng đầu năm 2022, Anh nhập khẩu cà phê đạt gần 136 nghìn tấn, trị giá 716,27 triệu USD, tăng 35,3% về lượng và tăng 67,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xét về phân bổ chủng loại, Anh đã nhập khẩu 104,67 nghìn tấn cà phê chưa rang trị giá 400,4 triệu USD trong nửa đầu năm 2022, chiếm tới 77,01% tổn lượng nhập khẩu Điều này thể hiện mức tăng 93,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 và tốc độ tăng 38,4% về lượng. Tương tự, Anh đẩy mạnh nhập khẩu cà phê rang xay chưa khử caffeine, lần lượt tăng 23,1% về lượng và 45,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 24,86 nghìn tấn, trị giá 276,76 triệu USD.

Về giá, giá trung bình của một tấn cà phê nhập khẩu vào thị trường Anh vào tháng 6/2022 là 5.374 USD; tăng 8,9% so với tháng 5/2022 và tăng 21,3% so với tháng 6/2021 Giá cà phê bình quân nhập khẩu vào thị trường Anh 6 tháng đầu năm 2022 là 5.270 USD/tấn, tăng 24,1% so với cùng kỳ 2021 Theo đó, giá nhập khẩu cà phê của Anh tăng từ tất cả các nguồn cung chính Brazil có mức tăng trưởng cao nhất (73,3%), trong khi đó Việt Nam có mức tăng thấp nhất (26%).

6 tháng đầu năm 2022, Anh tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung chính, ngoại từ Indonesia Theo ITC, nhập khẩu cà phê của Anh từ Việt Nam trong 6 đầu năm 2022 đạt 40,66 nghìn tấn, trị giá 90,75 triệu USD, tăng 147,9% về lượng và tăng 212,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021 Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Anh tăng mạnh từ 16,33% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 29,92% trong 6 tháng đầu năm 2022.

3.3.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Anh

3.3.2.1 Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê vào thị trường Anh trong bối cảnh thực thi UKVFTA Vương quốc Anh có một thị trường cà phê rất đa dạng, với các nhà nhập khẩu và rang xay thuộc quy mô và hồ sơ khác nhau Tầm quan trọng ngày càng tăng của thị trường đặc sản mang đến những cơ hội hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu cà phê chất lượng cao, đặc biệt là cà phê xuất xứ đơn lẻ Do tầm quan trọng của tính bền vững trong thị trường cà phê Anh và sự phổ biến rộng rãi của cà phê được chứng nhận, chứng nhận sẽ yêu cầu đầu vào quan trọng đối với các nhà xuất khẩu cà phê ở hầu hết các phân khúc thị trường

Anh là một thị trường khó tính tại châu Âu, các nhà xuất khẩu cà phê nhân sang Anh phải tuân thủ các yêu cầu nhập khẩu nghiêm ngặt tại đây Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, các hiệp định thương mại của Liên minh châu Âu (EU) không còn áp dụng cho Anh khi Anh chính thức rút khỏi khối này Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục, không gián đoạn cho các nhà cung cấp ngoài châu Âu và các doanh nghiệp tại Anh, Anh đã thiết lập hiệp định thương mại

42 mới với các quốc gia, phần lớn vẫn giữ nguyên các nội dung chính như các hiệp định đã áp dụng trước đây.

Yêu cầu có thể chia thành:

1 Yêu cầu pháp lý và phi pháp lý;

2 Các yêu cầu bổ sung để tối đa hóa thành công trên thị trường;

3 Yêu cầu đối với thị trường ngách.

Yêu cầu pháp lý và phi pháp lý

Nhà nhập khẩu phải tuân theo các yêu cầu pháp lý của Liên minh châu Âu áp dụng cho cà phê Các quy tắc này chủ yếu liên quan đến an toàn thực phẩm, trong đó truy xuất nguồn gốc và vệ sinh là chủ đề quan trọng nhất Cần đặc biệt chú ý đến các nguồn ô nhiễm cụ thể, cụ thể là:

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH UKVFTA TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH

Phương pháp nghiên cứu

4.1.1 Phương pháp định lượng Để nghiên cứu ảnh hưởng của FTA tới mặt hàng cà phê của Việt Nam, Phần mềm Phân tích Thị trường và Hạn chế Thương mại (SMART) được coi là một trong những mô hình mô phỏng phổ biến và phù hợp nhất Kết quả của SMART cho phép đánh giá các tác động giao dịch liên quan đến việc tạo lập thương mại, chuyển hướng thương mại và phúc lợi thương mại tự to (Vo Tat Thang, 2018).

Mô hình SMART (Software for Market Analysis and Restrictions on Trade) dựa trên lý thuyết cân bằng cục bộ, đặc biệt là trên giả định chuyển hướng và tạo lập thương mại của Viner (1960) có thể dùng để đánh giá thương mại, doanh thu thuế quan và các tác động phúc lợi của một hiệp định thương mại tự do Mô hình này đi kèm với các công cụ mô phỏng là một phần của Hệ thống Cơ sở Dữ liệu và Phần mềm về Thương mại mang tên WITS do Ngân hàng Thế giới (WB) cung cấp Với ưu điểm dễ dàng tiếp cận và thực hiện cùng với cơ sở dữ liệu WITS, SMART mang lại các kết quả định lượng quan trọng về tác động thương mại, phúc lợi, doanh thu thuế quan của một ngành hàng khá chi tiết và phân tích ở cấp dữ liệu thương mại tách biệt nhất Tuy nhiên, hạn chế chính của mô hình SMART là kết quả của mô hình bị giới hạn ở những ảnh hưởng trực tiếp khi có sự thay đổi chính sách thương mại của một thị trường bởi mô hình dựa trên lý thuyết cân bằng cục bộ Do đó, mô hình bỏ qua các tác động gián tiếp của việc thay đổi chính sách thương mại ở các thị trường khác (tác động liên ngành) và tác động phản hồi (tác động do sự thay đổi chính sách thương mại ở một thị trường cụ thể lan sang các thị trường liên quan và quay trở lại ảnh hưởng thị trường đang xét) Thông qua lý thuyết nền và các mô hình thực nghiệm, Hiệp định UKVFTA mới có hiệu lực vào ngày 01/01/2021, do đó việc đánh giá tác động thực tế (ex-post) của UKVFTA sẽ rất khó khi chưa có đủ cơ sở dữ liệu cần thiết Như vậy, việc lựa chọn mô hình đánh giá tác động tiềm tàng (ex-ante) của UKVFTA đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh là phương pháp phù hợp nhất Có hai mô hình phân tích dự báo thường dùng là mô hình GTAP (dựa trên lý thuyết cân bằng tổng thể) và SMART (dựa trên lý thuyết cân bằng cục bộ) Bảng dưới đây tóm tắt lại những ưu và nhược điểm của hai mô hình:

Tiêu chí Mô hình cân bằng cục bộ

Mô hình cân bằng tổng thể

Phản ánh được liên kết nên kinh tế rộng X

Nhất quán với các rang buộc ngân sách X

Phản ánh được hiệu ứng phân tách X

Phản ánh được cơ chế chính sách phức tạp X

Sử dụng dữ liệu cập nhật X

Phản ánh hiệu ứng ngắn và trung hạn X

Phản ánh hiệu ứng dài hạn X

Bảng 3: So sánh mô hình cân bằng cục bộ và mô hình cân bằng tổng thể

Nguồn: WITS Advance course Presentation (WB, 2008) và trích lại từ United Nations & World Trade Organization (2012)

4.1.1.1 Giả định của mô hình SMART i Độ co giãn của nguồn cung xuất khẩu được giả định là tối đa vì Việt Nam và các nước xuất khẩu khác được coi là các nước nhỏ và do thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng với Anh, giả định của Armington về khả năng thay thế giữa các nhà cung cấp được áp dụng. ii Hệ số co giãn của cầu nhập khẩu được lấy (ở mức HS 6 chữ số) từ cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới Jammes và Olarreaga thực hiện (2005) Cơ sở lý luận của việc cập nhật hệ số co giãn của cầu nhập khẩu để mô phỏng việc cắt giảm thuế quan trong mô hình SMART là hệ số co giãn ban đầu dựa trên các tính toán của Stern(1976) không còn phản ánh các điều kiện kinh tế và thương mại hiện đại iii Độ co giãn thay thế nhập khẩu được giả định 1,5, ngụ ý rằng các sản phẩm tương tự từ các quốc gia khác nhau là sản phẩm thay thế không hoàn hảo.

Mô hình Tạo lập thương mại:

Chuyển hướng thương mại: Phương trình (2) trình bày tác động chuyển hướng thương mại. Đây là sự thay đổi về giá thanh toán thuế so với các mức giá khác từ các nguồn còn lại trên thế giới sau khi thực hiện FTA Mức độ chuyển hướng thương mịa phụ thuộc vào độ co giãn của thay thế và được ước tính theo công thức:

4.1.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

Do tác động của hàng rào phi thuế quan đến cà phê Việt Nam xuất khẩu rất khó định lượng, cho nên khóa luận sẽ phân tích định tính tác động của hàng rào phi thuế, nhấn mạnh vào các hàng rào hai bên sử dụng nhiều trong thương mại hàng hóa như quy tắc xuất xứ, TBT,SPS, các biện pháp phòng vệ thương mại, SHTT, TRQ Các phân tích định tính sẽ giúp chỉ ra các hiện trạng, lợi ích, khó khăn liên quan hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định UKVFTA.

Số liệu nghiên cứu

Trong khuôn khổ khóa luận này, để tiến hành chạy mô phỏng mô hình SMART, tác giả sử dụng dữ liệu về giá trị thương mại của mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Anh (thu thập từ UN’s COMTRADE và Trade Map), thuế quan MFN áp dụng bởi Anh (thu thập từ UNCTAD’s TRAINS và WTO’s IDB) Đồng thời, khóa luận nghiên cứu mặt hàng cà phê theo mã HS 6 chữ số gồm: 090111, 090112, 090121, 090122, 090190, 210111, 210112.

Các dữ liệu đã nêu được SMART hỗ trợ tự động trích xuất hoặc thu thập thủ công Ngoài ra, các dữ liệu để phân tích định tính (thống kê, mô tả) liên quan đến ngành cà phê, sản lượng thu hoạch, kim ngạch xuất nhập khẩu được thu thập từ các báo cáo, trang web của các cơ quan ban ngành Việt Nam Giá trị sử dụng phân tích là giá trị được tổng hợp tự động và thủ công từ dữ liệu lấy được từ 2018 đến 2022 Thông qua việc kiểm tra tác động của việc tạo ra thương mại và chuyển hướng thương mại của việc cắt giảm thuế quan, nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình SMART sẽ xác định cách thức UKVFTA sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh Kịch bản thuế quan (Scenario) là các mặt hàng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang Anh thỏa mãn quy tắc xuất xứ và thuế quan nhập khẩu được đưa về 0% đối với tất cả mặt hàng (trừ một số hàng sẽ bị quản lý bởi hình thức hạn ngạch thuế quan).

Kết quả

4.3.1.1 Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam trước khi kí kết UKVFTA

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê tháng 12/2019 đăth 188.246 tấn, tăng 75.355 tấn, tương đương tăng 66,75% so với cùng kỳ tháng trước, tăng 34.787 tấn, tương đương 23,67% so với cùng kỳ năm trước Về trị giá, kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2019 đạt 327,58 triệu USD, tăng 18,83% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Thống kê của Việt Nam, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Vương quốc Anh tăng đều và đạt gần 40.000 tấn với trị giá gần 67,2 triệu USD trong 2019 Tuy nhiên, năm 2020, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Anh đạt 27.915 tấn, chiếm 43,2% giảm và trị giá hơn 48 triệu USD, giảm 38,9% so với năm 2019.

Hình 8 : Sản lượng nhập khẩu cà phê của Anh từ năm 2017 đến năm 2020

Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 26.569 tấn cà phê thành phẩm sang thị trường Anh, trị giá 69.824 nghìn USD và chiếm 3% tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam Hàng năm tăng trưởng giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ 2017 đến 2021 là -9%(trademap.org) Năm 2021, cà phê của Vương quốc Anh nhập khẩu từ Việt Nam năm 2021 giảm 35,5% về lượng và giảm 31,1% về trị giá so với đến năm 2929 đạt 34,65 nghìn tấn, trị giá 66,16 triệu USD Tỷ trọng cà phê nhập từ Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Anh giảm từ 23,03% năm 2020 xuống còn 17,04% năm 2021 Tác động của đại dịch COVID-19 là nguyên nhân chính cho sự suy giảm này, Chính phủ Vương quốc Anh cũng đưa ra chính sách phong tỏa kéo dài khiến cho nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm mạnh

S n l ả ượ ng xuấất kh u ẩ Giá tr xuấất kh u ị ẩ

Biểu đồ 2 : Sản lượng và giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang Vương quốc Anh 2018- 2020 Đơn vị : Sản lượng (tấn), Giá trị (nghìn USD)

4.3.1.2 Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sau khi kí kết UKVFTA

Theo Bộ Công thương, Hiệp định UKVFTA đã góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ Cà phê Việt Nam mở rộng thị phần tại Anh (MoIT).

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh đang tận dụng hiệu quả hiệp định thương mại tự do song phương Trong vòng tám tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê

54 sang thị trường Anh đạt 34,68 nghìn tấn, trị giá 70,68 triệu USD, tăng 57,9% về lượng và tăng 84,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Không chỉ tăng mạnh về lượng, giá cà phê xuất đi Anh cũng được cải thiện mạnh Tháng 8/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh ở mức 2.125 USD/tấn, giảm 3% so với tháng 7/2022, nhưng tăng 11,1% so với tháng 8/2021 Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Anh đạt 2.038 USD/tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Cà phê là một trong 13 loại nông sản chủ lực của nước ta và bị ảnh hưởng lớn nhất bởi dịch COVID-19 khi phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài như : Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ,… Điều này khiến xuất khẩu cà phê gần như tê liệt Người dân phải bán dần cà phê với giá rẻ để chi tiêu, trả nợ… Bối cảnh khủng hoảng do đại dịch và chính sách phong tỏa kéo dài cũng khiến cho nhập khẩu cà phê của Anh trong giai đoạn 2020-2021 có xu hướng giảm, chủ yếu ảnh hưởng đến phân khúc cà phê ngoài gia đình

Hình 9: Lượng cà phê xuất khẩu sang Anh qua các tháng giai đoạn 2020-2022

Hình 10: Diễn biến giá xuất khẩu bình quân cà phê sang Anh qua các tháng giai đoạn 2020- 2022

Theo Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, Anh nhập khẩu cà phê đạt 203.380 tấn, trị giá hơn 945 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 6,2% về trị giá so với năm 2020.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Anh năm 2021 đạt 34.650 tấn, trị giá 66,16 triệu USD, giảm 35,5% về lượng, giảm 31,1% về trị giá so với năm 2020 Cà phê Việt Nam chiếm 17,04% thị phần trong tổng lượng nhập khẩu cà phê của Anh, giảm 5,99% so với năm 2020.

Tuy nhiên, Hiệp định UKVFTA chính thức có hiệu lực vào năm 2021 là đòn bẩy vững chắc. Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam đang làm thực thi hiệu quả và tận dụng được lợi thế từ FTA với Anh Quốc Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2022, xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh đạt hơn 34,68 nghìn tấn, trị giá 70,68 triệu USD, cả lượng và giá trị đều tăng lần lượt 57,9%, 84,2% khi so sánh với cùng kỳ 2021.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh đang tận dụng hiệu quả hiệp định thương mại tự do song phương Trong vòng tám tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh đạt 34,68 nghìn tấn, trị giá 70,68 triệu USD, tăng 57,9% về lượng và tăng 84,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Không chỉ tăng mạnh về lượng, giá cà phê xuất đi Anh cũng được cải thiện mạnh Tháng 8/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh ở mức 2.125

USD/tấn, giảm 3% so với tháng 7/2022, nhưng tăng 11,1% so với tháng 8/2021 Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Anh đạt 2.038 USD/tấn, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường Anh trong vòng 7 tháng đầu năm 2022 đã nhập 3 loại cà phê từ Việt Nam, bao gồm: cà phê Robusta, Arabica và cà phê chế biến Cụ thể, cà phê Robusta xuất khẩu sang Anh đạt trên 31 nghìn tấn, giá trị đạt 61 triệu USD, số lượng xuất đi tăng 80,7% và giá trị lô xuất khẩu tăng 117,8% so với cùng kỳ năm 2021; xuất khẩu Abrica ít hơn, thu về 701 nghìn USD trên 162 tấn, tăng 1.295,9% về lượng và tăng 1.199% về trị giá; cà phê chế biến chỉ mới đạt giá trị khoảng 4 triệu USD, tuy nhiên vẫn tăng 12,3% so với 2021.

6 tháng đầu năm 2022, Anh nhập khẩu cà phê từ Bra-xin đạt xấp xỉ 25,8 nghìn tấn, trị giá 111,86 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và tăng 100,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần cà phê của Bra-xin trong tổng lượng nhập khẩu của Anh giảm từ 22,23% trong 6 tháng đầu năm 2021 xuống 18,98% trong 6 tháng đầu năm 2022.

Như vậy có thể thấy, UKVFTA đã hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam mở rộng thị phần tại Anh

4.3.2.1 Tác động nhìn từ phía nhà nhập khẩu

Mã HS Tên Vương quốc Anh nhập khẩu từ Việt Nam

Giá trị nhập khẩu (nghìn USD)

Tỷ trọng giá trị tăng trưởng 2018-2022 (%)

Thị phần trong tổng nhập khẩu của UK (%)

Thuế quan theo đơn giá hàng

'090111 Cà phê chưa rang, chưa khử caffeine

'090112 Cà phê chưa rang, đã khử caffeine

'090121 Cà phê đã rang, chưa khử caffeine

'090190 Vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế có chứa cà phê

'090122 Cà phê đã rang, đã khử caffeine

Bảng 4: Tác động nhìn từ phía Anh đối với việc nhập khẩu cà phê Việt Nam

4.3.2.2 Tác động tạo lập thương mại

Từ kết quả mô phỏng SMART, tổng giá trị tạo lập thương mại (gia tăng xuất khẩu) ước tính vào khoảng 151 nghìn USD ngay khi thuế quan được cắt giảm về 0% Điều này có nghĩa là khi thuế quan được cắt giảm hoàn toàn, giá mặt hàng cà phê của Việt Nam trở nên tương đối thấp hơn các nước cùng xuất khẩu cà phê và như vậy, Vương quốc Anh sẽ nhập khẩu nhiều hơn các mặt hàng cà phê Việt gia tăng hơn các năm trước là 151,143 nghìn USD Trong số các nhóm hàng tăng trưởng xuất khẩu, nhóm 090112 (Cà phê chưa rang, đã khử caffeine) tăng trưởng mạnh nhất mặc dù kim ngạch không lớn so với một số nhóm khác.

Nước NK Mã HS Nước XK Kim ngạch

Bảng 5: Tác động tạo lập thương mại

Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả mô phỏng SMART

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP THÚC NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ANH

Về phía Nhà nước và các cơ quan chính quyền

5.1.1 Kiến nghị về chính sách hỗ trợ quá trình canh tác, chế biến cà phê Đối với vùng nguyên liệu cà phê, Nhà nước cần xây dựng kế hoạch quy hoạch các vùng trồng cà phê theo hướng lâu dài, bền vững hơn Bên cạnh việc hợp tác với doanh nghiệp để phát triển vùng trồng cà phê, tăng năng suất trồng cà phê, chỉ đạo các địa phương trọng điểm có kế hoạch khoanh vùng chuyên canh sản xuất điều theo hướng hữu cơ, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế về mặt hàng cà phê. Đối với quá trình canh tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần kết hợp với ngành cà phê, tiếp tục triển khai nghiên cứu, cập nhật và xây dựng khung tiêu chuẩn để đánh giá hạt cà phê và các sản phẩm khác từ cây cà phê Bên cạnh đó, chỉ đạo đầu tư, khuyến khích các trường đại học về nông nghiệp tổ chức đề tài thảo luận, xây dựng các trung tâm nghiên cứu về cà phê để có các hướng canh tác đem lại hạt cà phê chất lượng cao, mang lại nhiều giá trị đối với sản xuất và xuất khẩu. Đối với cơ sở vật chất, Chính phủ cần tăng mức hỗ trợ cho hộ nông dân trồng cà phê và các doanh nghiệp chế biến – nơi vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, theo phương thức truyền thống, gây ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng các sản phẩm cà phê;thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên, đảm bảo các cơ sở chế biến trên cả nước được cung cấp trang thiết bị đầy đủ và đồng bộ, ứng dụng khoa học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu cà phê Tăng cường truyền thông về áp dụng tiến bộ công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt với nông hộ trồng cà phê tại các địa phương còn gặp nhiều lúng túng khó khăn trong qua trình canh tác điều.

5.1.2 Kiến nghị về chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành cà phê

Nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng các chương trình đào tạo cho bộ phận nhân dân trong ngành, phổ cập kiến thức chuyên môn cần thiết để nâng cao nhận thức, hiểu biết của tất cả các đối tượng. Đối với những nông hộ trồng cà phê, ngành cà phê cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi, hướng dẫn và theo dõi người dân áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình mới trong sản xuất, khẳng định nguồn gốc sản phẩm đóng vai trò quan trọng, là nền tảng của sản xuất, xuất khẩu mặt hàng điều, từ đó đề cao giá trị và vai trò, trách nhiệm của người trồng điều Ngoài ra, cần chuẩn bị phương án hỗ trợ tại các địa phương nhỏ thông qua các tổ tư vấn chuyên môn , các

67 đường dây nóng hướng dẫn, giải đáp vướng mắc của hộ gia đình trồng điều trong quá trình chuyển đổi và áp dụng những quy chuẩn mới khi canh tác. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh, ngành cà phê cần phối hợp với các địa phương tổ chức những buổi đàm thoại, triển khai những đề án để nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành. Xây dựng các khóa đào tạo cho doanh nghiệp nhằm cải thiện công tác quản lý, điều phối nhân sự, đảm bảo các bộ phận đều nắm rõ những tiêu chuẩn, quy định chung của toàn ngành, hiểu và áp dụng những ưu đãi về thuế quan, hạn ngạch do các hiệp định thương mại mang lại khi thực hiện các giao dịch xuất khẩu hàng hóa Đồng thời tiếp tục hợp tác với văn phòng SPS ở Việt Nam để phổ biến các quy định mới về kiểm soát an ninh, an toàn thực phẩm của các thị trường trên thế giới tới các doanh nghiệp xuất khẩu Bên cạnh đó, cần thường xuyên cử các kỹ sư, chuyên gia vận hàn các thiết bị vật tư, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất chế biến về các cơ sở để trực tiếp hướng dẫn và theo dõi thực hành, đảm bảo đạt chuẩn yêu cầu đầu ra về năng lực kỹ thuật, nâng cao hiệu quả chế biến sản xuất. Đối với nhân lực toàn ngành nói chung, ngành cà phê cần kết hợp chặt chẽ với những bộ ngành liên quan khác như Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài,… thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động, phản ánh những khó khăn, vướng mắc của toàn ngành hàng Đồng thời xây dựng các chương trình dự báo xu hướng, nhu cầu tiêu dùng, các rủi ro thương mại tại các thị trường trên thế giới và tuyên truyền rõ định hướng của toàn ngành để mọi bộ phận đều được phổ cập và áp dụng kịp thời và linh hoạt.

5.1.3 Kiến nghị về chính sách hỗ trợ chuỗi liên kết trong ngành

Hiện nay, sự nhỏ lẻ, manh mún, liên kết yếu kém, lỏng lẻo giữa những nông hộ trồng cà phê và doanh nghiệp chế biến là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và ngành cà phê Việt Nam Chuỗi liên kết cung ứng cà phê, do đó, cần có những điều chỉnh phù hợp và linh hoạt hơn.

Ngành cà phê cần chỉ đạo các lãnh đạo địa phương thực hiện kế hoạch vùng trồng cà phê tập trung, hạn chế sự phân tán nguồn cà phê trong tỉnh nhằm đảm bảo sự đồng đều trong chất lượng nguồn cung cà phê thô chế biến Các địa phương có thể triển khai qua các hợp đồng giao khoán hoặc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ trồng điều canh tác theo hệ thống và phương thức đồng bộ.

Với liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất và nông hộ trồng cà phê, Nhà nước cần có phương án củng cố sự kết nối giữa các mắt xích thu mua, hình thành mạng lưới cung cầu ổn định, hạn chế tối đa tình trạng mua bán qua nhiều khâu, tạo thị trường ảo nhằm chuộc lợi, ảnh hưởng tới giá và chất lượng của sản phẩm cà phê Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành, các địa phương

68 giải tỏa những điểm tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và thông qua hoàn thiện cơ sở vật chất, phát triển chính sách ưu đãi về dịch vụ logistics và xây dựng các cụm chế biến cà phê tập trung, đặc biệt tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên với các vùng trồng cà phê nổi tiếng như Cầu Đất, Núi Min, Tra Hành (Lâm Đồng) và đặc biệt Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – vựa cà phê Robusta đứng đầu thế giới hay vùng cà phê Arabica Tây Bắc Tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp và nông hộ trồng điều hợp tác hình thành quy trình khép kín trong đầu vào và đầu ra của sản phẩm.

5.1.4 Kiến nghị về chính sách xây dựng thương hiệu cà phê quốc gia Để nâng cao giá trị mặt hàng cà phê và lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Chính phủ không chỉ nên tập trung vào quá trình sản xuất mà còn cần quan tâm vào khâu xây dựng thương hiệu quốc gia, đạo động lực cho doanh nghiệp trong nước và uy tín cho các đối tác toàn cầu.

Giá trị của các thương hiệu cà phê quốc gia hiện đang được định hình bởi tài sản trí tuệ như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nên cần phải phân biệt rõ ràng những đặc tính riêng của cà phê Việt để thể hiện đúng nhất khi đem thương hiệu ra ngoài quốc tế Việt Nam cần hoàn thiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký thương hiệu quốc gia, đăng ký chỉ dẫn địa lý, đồng thời xây dựng kế hoạch từng bước áp dụng cho tất cả các sản phẩm cà phê xuất khẩu trên cả nước. Đối với những địa phương trọng điểm đã có phương án xây dựng thương hiệu cà phê, Nhà nước cần quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện để những địa phương này triển khai kế hoạch nhanh chóng, hiệu quả và đồng bộ Ngành cà phê cần chú trọng kiểm tra, ngăn chặn tình trạng ăn cắp thương hiệ, sử dụng tem, nhãn giả để sản phẩm kém chất lượng trà trộn vào thị trường, Làm mất giá trị của sản phẩm cà phê chính thống, gây ra những tranh cãi thương mại, pháp lý không đáng có, tác động tiêu cực tới uy tín của địa phương và quốc gia.

Bên cạnh đó, cần thiết nhanh chóng thành lập Sở giao dịch cà phê để thay đổi tạo lập giá trị cà phê Việt Nam Hiện tại Việt Nam là nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, đúng ra phải là bên quyết định giá vì chiếm tới 60% thị phần thế giới Tuy nhiên, giá bán cà phê của Việt Nam vẫn còn khá thấp so với thế giới “Ví dụ cần có kho ngoại quan ngay ở Đông Nam

Bộ, cần thuê cảng cho không chỉ cà phê mà các loại nông sản khác, giao dịch online và có hàng ở kho để giao hàng vật chất ngay khi khách hàng cần… Từ đó, cà phê Việt Nam sẽ là người lập giá chứ không phải đi theo giá của họ Bài học kinh nghiệm từ kinh doanh dầu cọ của Malaysia là minh chứng.” 3

3 Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sở giao dịch Cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột phát biểu tại Hội thảo “Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào?”

Do đó, việc thành lập và xây dựng một Sở giao dịch cà phê sẽ góp phần không nhỏ thay đổi tạo lập giá trị cà phê Việt Nam Sở này sẽ có tác động bảo hộ lớn đối với mặt hàng cà phê để cà phê Việt tăng giá trị trên trường quốc tế.

5.1.5 Kiến nghị về chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp

Hiện nay, ở nước ta, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô còn nhỏ, gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối chi phí sản xuất và duy trì vốn lưu động, nhất là sau dịch bệnh Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến một số hoạt động thương mại phải tạm dừng Hơn nữa, doanh nghiệp ngành cà phê phải vay tiền mặt với lãi suất cao lên tới 12%/năm Do đó, doanh nghiệp nông nghiệp phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, cần có các quy định về tài chính nông nghiệp, hỗ trợ Hợp tác xã, nông dân, đảm bảo đầu ra sản phẩm… Nhà nước cần tập trung giải quyết vấn đề vốn để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn thông qua các gói vốn vay ưu đãi chiến lược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các ngân hàng thương mại mở rộng điều kiện vay vốn, mở các gói hỗ trợ hạ lãi suất vay xuống mức thấp để doanh nghiệp có vốn duy trì hoạt động, nhập khẩu cà phê xanh về chế biến, tiếp cận dây chuyền sản xuất và quy trình hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Các doanh nghiệp muốn được hưởng ưu đãi vay vốn cần chứng minh năng lực tài chính, mức độ thiệt hại do dịch bệnh gây ra và có báo cáo khả thi kèm theo phương án sử dụng vốn vay trong tương lai.

Chính phủ chỉ đạo các lãnh đạo tỉnh tập trung liên kết các cơ sở chế biến, các nông hộ thành nhóm để xây dựng chương trình cho vay theo từng cụm nhỏ Theo đó, 2-3 hộ gia đình cử ra một người đại diện để nhận vốn vay cho nhóm, số tiền nhận được sẽ chia đều và các trang thiết bị được mua và sử dụng chung một cách hợp lý, tránh lãng phí.

5.1.6 Kiến nghị về chính sách khắc phục ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Đối với Doanh nghiêp sản xuất, xuất khẩu cà phê

5.2.1 Giải pháp nâng cao giá trị mặt hàng cà phê của doanh nghiệp

Thị trường UK là một thị trường lớn và khắt khe, đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng cao; các quy định về ghi nhãn mác hay các quy định về kiểm dịch Do đó, đòi hỏi nông sản Việt nói chung hay cà phê nói riêng xuất sang Anh phải được tiêu chuẩn hóa Điều này không chỉ nâng tầm chất lượng sản phẩm, tạo hình ảnh đẹp về hàng Việt Nam trong con mắt bạn hàng quốc tế mà còn giúp sản phẩm do Việt Nam sản xuất tránh được sự bảo hộ thương mại từ các nước khi xuất khẩu sang thị trường Anh khó tính Để giữ vững uy tín về chất lượng và giá trị của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Anh nói riêng, các doanh nghiệp cần có ý thức chủ động duy trì nâng cao năng suất chế biến, chất lượng sản phẩm, thay vì quá chú trọng vào mục tiêu sản lượng như trước đây Mặt khác, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nông sản của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như chất lượng sản phẩm toàn cầu Do vậy, các doanh nghiệp nên tìm kiếm các nhà cung cấp đáng tin cậy, tuân theo các tiêu chuẩn và thủ tục quy định, đáp ứng được yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn UK để cà phê Việt vượt qua các rào cản kỹ thuật và thâm nhập vào thị trường Anh Đối với biện pháp kỹ thuật: phải hướng tới tiêu chuẩn toàn cầu như Global G.A.P; đặc biệt lưu tâm đến Luật Thực phẩm chung, Luật Hạn chế các hóa chất và chất gây ô nhiễm tồn dư; cụ thể mức giới hạn về thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm (MRL) là 0,01 mg/kg Nhãn sản phẩm phải cung cấp các thông tin chi tiết như tên sản phẩm, danh sách thành phần kèm định lượng, điều kiện đảm bảo và thời hạn sử dụng, v.v Bằng cách đó, họ sẽ tạo được lòng tin đối với thị trường Anh trước khi bán được hàng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần hoàn thiện chuỗi cung ứng, thu mua nguyên liệu toàn diện, hiệu quả, tăng cường liên kết phối hợp trực tiếp với các nông hộ trồng cà phê để kiểm soát, quản lý chất lượng đầu vào của cà phê thô một cách đồng bộ Người dân được doanhnghiepej hỗ trợ vốn, giống, các quy trình kỹ thuật cần thiết và chịu trách nhiệm đảm bảo

71 chất lượng nguồn cung đầu vào cung cấp cho các doanh nghiệp đối tác Các doanh nghiệp chế biến có quy mô lớn có thể tổ chức những điểm thu mua nguyên liệu ở các địa phương trồng cà phêm bố trí chuyên viên thu mua và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp tại các điểm thu mua đó để kịp thời hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, tạo mối quan hệ và đàm phán với những nông hộ trồng cà phê của vùng Bên cạnh đó, các nhà kinh doanh có thể tự xây dựng những khu canh tác riêng, áp dụng những tiêu chuẩn riêng để cung cấp cho nhà máy sản xuất của mình, tạo thành chuỗi canh tác – chế biến – tiêu thụ khép kín trong doanh nghiệp ngoài các nguồn cung cấp nguyên liệu thô trong nước, các doanh nghiệp cà phê nội địa có công suất chế biến cao cần chủ động tìm kiếm nguồn cà phê thô từ các quốc gia xuất khẩu khác, đảm bảo an toàn, cân bằng về giá và sản lượng nhập khẩu.

Các doanh nghiệp chế biến trong nước cần đặc biệt quan tâm hơn về quy trình sản xuất sản phẩm, đẩy mạnh áp dụng công nghệ, máy móc vào tất cả các khaai nhằm hạn chế tối đa tình trạng hao phí nguyên liệu nhưng sản lượng và chất lượng cà phê không cao Các cơ sở chế biến có kế hoạch loại bỏ dần và thay thế hoàn toàn các thiết bị cũ, các công nghệ truyền thống như công nghệ rang thủ công sang các quy trình dùng máy móc hiện đại, tối ưu như công nghệ hot air, làm nguội nhanh và thổi vỏ lụa cà phê sau rang một cách tự động nhằm nâng cao năng suất chế biến, đảm bảo sản phẩm đầu ra đồng đều về chất lượng Quy trình cơ giới hóa tự động hóa, giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng phụ thuộc vào nhân công, chủ động trong quá trình xúc tiến sản xuất, kiểm soát và giữ đúng cam kết và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của các đối tác.

Song song với quy trình chế biến sản xuất, các doanh nghiệp cần có ý thức về bảo vệ môi trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đồng thời thúc đẩy phát triển ngành cà phê bền vững Doanh nghiệp cần có trách nhiệm xử lý chất thải sản xuất bằng cách thiết lập hệ thống xử lý nguồn nước thải, các phế phẩm từ hoạt động chế biến sản phẩm của nhà máy, đảm bảo giữ gìn môi trường sạch sẽ, vệ sinh, an toàn cho người lao động và toàn địa phương, duy trì sự phát triển ổn định, bền vững của toàn ngành cà phê.

5.2.2 Giải pháp đa dạng hóa, mở rộng chủng loại sản phẩm Đối với những doanh nghiệp đã có chỗ đứng khá vững trên thị trường, các nhà sản xuất cần có thêm chính sách mở rộng sản phẩm kinh doanh, khai thác tối đa nguồn nguyên liệu đầu vào để thay vì tập trung chuyên môn hóa một loại sản phẩm duy nhất, cần tạo ra những sản phẩm mới để sản xuất và xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và toàn cầu

Hiện nay, ngược lại với xu thế chuộng dòng cà phê Arabica của thị trường thế giới, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu Robusta Các doanh nghiệp nên cơ cấu lại phần trăm của hai loại cà phê này để phù hợp với thị trường Anh Ngoài ra, người tiêu dùng Anh có xu hướng thích các sản phẩm cà phê hòa tan hơn các loại truyền thống Từ đó, các doanh nghiệp nên mở rộng, tập trung vào thị trường cà phê hòa tan này để tiếp cận và thâm nhập thị trường một cách mạnh mẽ hơn Thay đổi và đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu là việc làm cấp thiết để có thể chiếm lĩnh thị trường và tạo được vị thế vững vàng cho cà phê Việt tại Anh.

5.2.3 Giải pháp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Vấn đề xây dựng thương hiệu không còn xa lạ trong ngành cà phê Việt Nam, nhưng còn rất nhiều khó khăn để thực hiện được Việc phát triển thương hiệu cà phê riêng của Việt Nam không chỉ cần sự hỗ trợ của Chính phủ mà còn cần sự hợp tác và nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng một thương hiệu mạnh với những đặc tính ưu việt của cà phê Việt Nam không chỉ quan trọng đối với các công ty để đảm bảo và mở rộng thị phần trong bối cảnh ngành cà phê toàn cầu đang dần bão hòa mà nó cũng có thể giúp các công ty thâm nhập vào các thị trường ngách như cà phê cao cấp hoặc cà phê đặc sản.

Theo đó, song song với nhiệm vụ xây dựng thương hiệu độc quyền, các doanh nghiệp cần có phương án quảng bá, tuyên truyền để tăng độ nhận diện của sản phẩm kinh doanh của mình một cách bài bản và hợp lý Đối với những doanh nghiệp thuộc địa phương đã có đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm điều, cần đăng ký và được cấp quyền sử dụng để có thể khai thác tối đa lợi ích từ chỉ dẫn địa lý của khu vực đó, giữ vững vị thế trên thị trường của mình Các doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô nhỏ, chưa xây dựng được thương hiệu cần chủ động quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ những doanh nghiệp thành công đi trước và có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nhà nước, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam và chính quyền địa phương để kịp thời có phương án xây dựng, đăng ký và bảo hộ thương hiệu cho riêng mình trong tương lai. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng tới chất lượng và cập nhật các tiêu chuẩn đóng gói, mẫu mã bao bì sản phẩm nhằm nâng cao giá trị thương hiệu và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế Cụ thể, tại thị trường khó tính như Anh, bên cạnh các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác được quy định riêng, các nhà xuất khẩu có thể cân nhắc sử dụng những sản phẩm có bao bì bằng chất liệu bền vững, có thể tái chế hoặc tái sử dụng do người dân Anh có tâm lý lo ngại ảnh hưởng môi trường Sự chỉn chu về bao bì , đóng gói sẽ để lại những ấn tượng đặc biệt trong tâm trí người tiêu dùng, từ đó góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

5.2.4 Giải pháp nghiên cứu, xúc tiến hoạt động quảng bá sản phẩm cà phê tại thị trường Anh

Hiện nay, mặt hàng cà phê nói riêng và các sản phẩm khác của Việt Nam nói chung đang có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Canada, đặc biệt sau khi Hiệp định UKVFTA được ký kết và có hiệu lực Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ trong việc thắt chặt quan hệ ngoại giao của hai nước, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tận dụng những ưu đãi thuế quan để phát triển phương án xuất khẩu sản phẩm hiệu quả và bền vững.

Theo đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường liên tục, thường xuyên, đảm bảo hiểu rõ các vấn đề về rào cản thương mại, các chính sách bảo hộ mặt hàng điều, các tập quán kinh doanh, nắm được những quy định hiện hành về ngành hàng, từ đó thực hành dự báo xu hướng và phân tích nhu cầu thị trường chính xác và có tính định hướng hơn, hạn chế những trở ngại về pháp lý khi thực hiện giao dịch của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần chủ động đa dạng hoá các phương thức tiếp cận thị trường Nhà xuất khẩu có thể xúc tiến hoạt động thương mại qua các hội chợ, triển lãm tại thị trường nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các sàn giao dịch, trang thương mại điện tử, tăng cường tiếp thị tại các chuỗi siêu thị lớn tại Anh như Morrisons, ASDA, Tesco hay Sainsbury’s Những doanh nghiệp điều chưa có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu có thể ký hợp đồng uỷ thác với doanh nghiệp trung gian để được nhận hỗ trợ trong công tác nghiên cứu thị trường, các thủ tục xuất khẩu mặt hàng qua các trang thương mại điện tử,

5.2.5 Giải pháp đào tạo nhân lực chất lượng cao Để các doanh nghiệp điều có thể khai thác tối đa những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và áp dụng, đưa vào thực hành những giải pháp phát triển kinh doanh hiệu quả, các nhà quản lý doanh nghiệp cần ý thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực, từ đó có phương án nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc, trình độ chuyên môn đội ngũ nhân viên một cách toàn diện và hợp lý nhất. Đối với các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp, cần thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, các khóa tập huấn kỹ năng quản lý, tham gia các buổi hội thảo của ngành hàng để cập nhật, nắm bắt những yêu cầu, quy định mới cần triển khai, học hỏi kinh nghiệm từ những doanh nghiệp khác trong ngành để có những điều chỉnh hoạt động phù hợp và linh hoạt. Đối với đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp xuất khẩu, cần tiếp tục khuyến khích nâng cao tinh thần chủ động học hỏi, tìm tòi, rèn luyện những nghiệp vụ cần thiết, đặc biệt là nghiệp vụ ngoại thương để phòng tránh những rủi ro thương mại trong quá trình buôn bán trao đổi với thị trường quốc tế Tăng cường hỗ trợ cải thiện những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp,

74 làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống; nâng cao yêu cầu và chủ động xây dựng chương trình bồi dưỡng tập trung về ngoại ngữ và pháp luật; tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả,lành mạnh, hạn chế tối đa những tranh chấp không đáng có Với những nhân viên kỹ thuật làm việc chủ yếu với máy móc thiết bị sản xuất, cần có chương trình đào tạo bài bản, cập nhật các công nghệ, thiết bị mới để đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình chế biến của doanh nghiệp và cam kết chuẩn chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Đối với nông hộ trồng cà phê 74 KẾT LUẬN

Bên cạnh những kiến nghị, giải pháp với Chính phủ và các doanh nghiệp chế biến, các nông hộ trồng cà phê cũng là những đối tượng cần được quan tâm và cải thiện nhiều nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam.

Tích cực tích luỹ, trang bị kiến thức về quy trình canh tác mới, gia tăng hiệu quả sản xuất. Người dân cần chủ động cập nhật những kiến thức khoa học, áp dụng những kỹ thuật, phương thức canh tác cà phê mới đã được các chuyên gia từ Nhà nước và địa phương công nhận, tham gia các buổi chia sẻ, các đợt tập huấn ngắn ngày để nắm bắt thêm những yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các khâu chăm sóc, thu hoạch cà phê,

− Tích cực hợp tác cung cấp nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến, tạo mối liên kết chặt chẽ với các cơ sở thu mua, hạn chế bị chi phối bởi thương lái trên thị trường Người dân tại các địa phương trồng cà phê cần được phổ biến rõ về tình trạng manh mún, rời rạc trong khâu thu mua trên thị trường hiện nay và những tác động tiêu cực của nó như tạo thị trường giá nguyên liệu ảo, chất lượng nguyên liệu sản xuất không đồng bộ, Nếu tiếp tục tập trung vào những đầu mối thương lái nhỏ lẻ, bản thân các nông hộ trồng cà phê cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi gần như hoàn toàn không nắm rõ được giá trị sản phẩm cà phê thô trên thị trường, khó nhận được sự hỗ trợ triệt để từ địa phương khi xảy ra tranh chấp.

− Tận dụng những ưu đãi về vốn vay của Chính phủ để mở rộng quy mô canh tác cà phê, lựa chọn những giống cây chất lượng, trang bị những thiết bị canh tác hiện đại, cho ra năng suất cao hơn, tạo nhiều giá trị kinh tế hơn.

− Phối hợp với các dịch vụ khác khi nông nhàn để tăng thêm thu nhập Cây cà phê ưa ánh sáng tán xạ nên cần trồng xen kẽ một số loại cây như bơ, mít, tiêu để giảm nguồn sáng tác động tới cây Việc này có tác dụng rất lớn trong việc che mát cho cây cà phê, nhất là vào mùa khô trong năm Do đó, cây cà phê sẽ đạt năng suất, chất lượng cao hơn Thu nhập từ cà phê cũng ổn định hơn Ngoài ra, gần đây người dân còn có thể trồng điều xen với cà phê để tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị canh tác Người dân có thể tận dụng luôn nguồn nước tưới hay phân bón cho cây cà phê để chăm điều Cây điều được hưởng lợi từ phân bón và nước

75 tưới cà phê nên phát triển khỏe mạnh, người dân cũng không tốn quá nhiều công chăm bẵm mà điều lại được thu mua với giá khá cao Nguồn thu từ các loại cây xen canh với cà phê có tác dụng không nhỏ trong việc ổn định kinh tế đối với những nông hộ nhỏ, góp phần vào chi phí chăm sóc vườn cà phê để người nông dân bám trụ với nghề trồng cà phê cũng như ổn định đầu vào của ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê ở nước ta.

Thị trường Anh là một thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam nói riêng và của mặt hàng cà phê nói riêng Khi UKVFTA có hiệu lực, tiềm năng của mặt hàng này còn rõ ràng hơn

Do đó, việc tận dụng lợi thế từ UKVFTA để tăng cường xúc tiến hoạt động xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh là một nhiệm vụ cô cùng cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm và nỗ lực sâu sắc từ phía các bộ, ban, ngành, cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước, tiến tới hiện thực hóa mục tiêu đa dạng thị trường xuất khẩu, phát triển ngành cà phê bền vững và hiệu quả hơn. Đề tài “Nghiên cứu khả năng tác động của Hiệp định UKVFTA tới hoạt đông xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Anh” tập trung nghiên cứu về tác động thương mại của các việc thực thi các cam kết trong Hiệp định UKVFTA tới việc xuất khẩu cà phê sang thị trường Anh Ngoài ra đề tài cũng chỉ ra tình hình sản xuất và thành tựu các doanh nghiệp ngành cà phê đã đạt được trong bối cảnh thực thi Hiệp định UKVFTA 2 năm trở lại đây Bên cạnh những kết quả khả quan đáng mừng về kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng hay cà phê Việt ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên bản đồ cà phế giới nói chung và ở Anh nói riêng, ngành cà phê vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn khi khí hậu tiêu cực ảnh hưởng tới sản lượng sản xuất, cộng thêm gặp phải hàng rào tiêu chuẩn khắt khe đối với hạt cà phê xuất xứ từ Việt Nam và áp lực cạnh tranh về giá và thương hiệu khi cái tên cà phê Việt vẫn còn khá non trẻ và chưa được sự bảo hộ của Chính phủ.

Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu, tác giả đã phát hiện và làm rõ một số cơ hội cho các doanh nghiệp cà phê Việt Nam tới từ chính sách thương mại và đặc biệt là các cam kết về thuế từ hai nước đối với các mặt hàng nông sản trọng điểm Thị trường Anh có tính cạnh tranh khắc nghiệt với nguồn hàng nhập khẩu từ nhiều nước Hiệp định UKVFTA đã giúp nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về giá trên thị trường Anh so với các sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các nước chưa có Hiệp định thương mại tự do với Anh Điều này mở ra vô vàn cơ hội cho hạt cà phê Việt Nam tăng sự nhận diện cũng như tiêu thụ tại thị trường này Nhưng lợi thế cạnh tranh về giá không phải là tất cả và lợi thế này cũng không duy trì lâu dài khi các nước khác cũng sẽ nhận được ưu đãi thuế quan khi kí kết các FTA với Anh Do vậy, các doanh nghiệp nên chú trọng tới các lợi thế cạnh tranh bền vững như lợi thế về bao bì, mẫu mã, thương hiệu, chất lượng sản phẩm để sản phẩm cà phê Việt có thể phát triển mạnh mẽ và lâu dài Đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường thực hiện mục tiêu này, Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan chủ động phối hợp, đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và nông hộ trồng cà phê trên cả nước để đưa ra các giải pháp linh

77 hoạt, kịp thời giúp tháo gỡ các khó khăn còn tồn đọng; triển khai những định hướng và phương án phát triển chung của toàn ngành để nâng cao giá trị và năng lực cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường Anh nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung.

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w