1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) các yếu tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp tại một số quốc gia đông nam á giai đoạn 2010 2019

65 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Lệ Thất Nghiệp Tại Một Số Quốc Gia Đông Nam Á Giai Đoạn 2010-2019
Tác giả Nguyễn Thị Minh Ánh, Phạm Hương Giang, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Khánh Ly, Lê Thị Kiều Trinh
Người hướng dẫn Ths. Phạm Xuân Trường
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 7,17 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (0)
    • 1.1.1 Khái ni m v th t nghi p ............................................................................ 9 ệ ề ấ ệ (11)
    • 1.1.2 Phương pháp đo lường tỷ lệ thất nghiệp (11)
    • 1.1.3 Nguyên nhân thất nghi p ......................................................................... 10 ệ (12)
    • 1.1.4 Các lý thuy t v th ế ề ất nghi p ...................................................................... 12 ệ (0)
      • 1.1.4.1 Mô hình tiền lương tối thiểu (14)
      • 1.1.4.2 Công đoàn (16)
      • 1.1.4.3 Lý thuy t ti ế ền lương hiệ u qu ............................................................. 15 ả Tổng quan nghiên c u v các y u t ứ ề ế ố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp (17)
    • 1.2.1 Tổng quan nghiên c ứu trong và ngoài nướ c (18)
      • 1.2.1.1 Nghiên c ứu nướ c ngoài (18)
      • 1.2.1.2 Nghiên c ứu trong nướ c (24)
    • 1.2.2 Kho ảng trống nghiên c u ......................................................................... 23 ứ Chương 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI MỘT SỐ QU ỐC GIA ĐÔNG (0)
  • Chương 3: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾ U TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾ N TỶ LỆ THẤT NGHIỆP T I MẠ ỘT SỐ CÁC QU ỐC GIA ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠ N (0)
    • 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu (37)
    • 3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu (38)
    • 3.2.3 Phương pháp sử dụng số liệu (38)
    • 3.3.1 K ết qu mô hình nghiên c u .................................................................... 37 ả ứ (39)
      • 3.3.1.1 Phân tích thống kê mô t .................................................................... 37 ả (39)
      • 3.3.1.2 Phân tích hồi quy (42)
    • 3.3.2 Ki ểm định mô hình (42)
      • 3.3.2.1 Ki ểm định l a ch n mô hình .............................................................. 40 ự ọ (42)
      • 3.3.2.2 Ki ểm định các khuy t t ế ật của mô hình (0)
    • 3.3.3 Th ảo lu n k t qu nghiên c u ................................................................. 46 ậ ế ả ứ Chương 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH (48)
    • 4.2.1 V ề phía nhà nước (54)
    • 4.2.2 Đối v i nh ớ ững người lao độ ng (57)

Nội dung

Đó là lý do nhóm chúng em quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố tác động đến tỷ Trang 9 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nhóm khi thực hiện đề tài này là chỉ ra các yếu

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Khái ni m v th t nghi p 9 ệ ề ấ ệ

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành Người thất nghiệp là người không có việc làm, không làm kể cả một giờ (trong tuần lễ điều tra), đang đi tìm việc làm hoặc có đủ điều kiện làm việc ngay nhưng không có việc làm Trong 4 tiêu chí trên, tiêu chí cơ bản để xác định người thất nghiệp là “đang đi tìm việc làm”

Theo Văn phòng lao động quốc tế, người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không có việc làm

Họ có thể là người chưa có việc làm, hoặc đã thôi việc và đang cần tìm việc làm công ăn lương

Theo Tổng cục thống kê, người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi trở lên không có việc làm, hiện đang tìm việc và sẵn sàng làm việc hoặc những người không tìm việc nhưng đã chắc chắn có được công việc hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu thực hiện sau thời kỳ tham chiếu

Như vậy, thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm.

Phương pháp đo lường tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp cho biết hiệu quả sử dụng lao động của nền kinh tế:

Lực lượng lao động (L) = số người có việc làm (E) + số người thất nghiệp (U)

Từ đó, tỷ lệ thất nghiệp được xác định theo công thức:

Trong đó u: T lỷ ệ thất nghiệp

E: số người có vi c làm ệ

Nguyên nhân thất nghi p 10 ệ

Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế phải trải qua, là mức thất nghiệp được duy trì ngay cả trong dài hạn Thuật ngữ “tự nhiên” không mang hàm ý rằng tỷ lệ thất nghiệp này là đáng mong muốn, không thay đổi theo thời gian hoặc không bị ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế

Thất nghiệp tự nhiên bao gồm: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển

Thất nghiệp tạm thời: xuất hiện khi không có sự ăn khớp giữa lao động và việc làm trong thị trường lao động Trên thực tế, người lao động có những sở thích và năng lực khác nhau, trong khi việc làm cũng có những thuộc tính khác nhau Hơn nữa, các luồng thông tin về người mong muốn tìm việc và chỗ làm việc còn trống không phải lúc nào cũng trùng khớp, sự cơ động về mặt địa lý của người lao động cũng không thể diễn ra ngay lập tức Người lao động thường không nhận ngay công việc đầu tiên được yêu cầu và doanh nghiệp cũng không thuê người lao động đầu tiên nọp đơn xin việc Họ cần bỏ ra thời gian và sức lực cần thiết để tạo ra sự ăn khớp tốt nhất giữa người lao động và doanh nghiệp Trong thời gian đó được tính là thất nghiệp tạm thời

Những đối tượng được xếp vào thất nghiệp tạm thời bao gồm: thanh niên mới gia nhập lực lượng lao động như sinh viên mới ra trường, những người đang trong quá trình chuyển việc, những người bỏ việc do không thỏa mãn với công việc hiện tại hoặc điều kiện làm việc hiện tại, hay những người bị sa thải, … Bất kể lý do nào thì những đối tượng này đều cần phải tìm một công việc mới, nhưng cần có thời gian và cần phải chấp nhận thất nghiệp trong khoảng thời gian nhất định

Thất nghiệp cơ cấu: xuất hiện khi có sự không ăn khớp giữa cung cà cầu trên thị trường lao động cụ thể Sự thay đổi đi kèm với tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu của cầu lao động Cầu lao động tăng lên ở các khu vực đang mở rộng và có triển vọng, trong khi lại giảm ở các khu vực đang bị thu hẹp hoặc ít triển vọng hơn Cầu lao động tăng đối với những lao động có những kỹ năng nhất định (như lập trình viên hay kỹ sư điện tử….) và cầu lao động giảm đối với các ngành nghề như công nhân cơ khí, … Sự thay đổi theo hướng mở rộng khu vực dịch vụ và tái cơ cấu trong tất cả các ngành trước sự đổi mới về công nghệ có lợi cho những công nhân có trình độ cao hơn Để thích ứng được với những thay đổi đó đòi hỏi cấu trúc của lực lượng lao động cần thay đổi Một số công nhân đang có việc làm cần nắm bắt được các kỹ năng lao động phù hợp với yêu cầu mới của thị trường Tuy nhiên quá trình chuyển đổi thường tương đối khó khăn, đặc biệt đối với công nhân có tay nghề cao mà kỹ năng của họ bị lạc hậu so với yêu cầu mới về phát triển kinh tế Thất nghiệp cơ cấu xuất hiện khi những điều chỉnh như vậy diễn ra chậm chạp và thất nghiệp tăng lên ở các khu vực, các ngành nghề mà cầu về các yếu tố sản xuất giảm nhanh hơn nguồn cung ứng Thất nghiệp cơ cấu sẽ tăng nếu tốc độ chuyển dịch cơ cấu của cầu về lao động tăng hoặc tốc độ thích ứng của lao động với những thay đổi đó diễn ra chậm

Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: Theo Mô hình Cổ điển giả định rằng lương thực tế điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động, đảm bảo trạng thái đầy đủ việc làm Điều này phù hợp với cách tiếp cận cân bằng thị trường, đó là giá cả sẽ điều chỉnh để đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu Tuy nhiên các nhà kinh tế Cổ điển cho rằng các lực lượng khác nhau trên thị trường lao động, gồm có luật pháp, thể chế và truyền thống có thể ngăn cản lương thực tế điều chỉnh đủ mức để duy trì trạng thái đầy đủ việc làm Nếu lương thực tế không thể giảm xuống mức đầy đủ việc làm thì thất nghiệp sẽ xuất hiện Loại thất nghiệp này được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển Ba nguyên nhân chủ yếu có thể làm cho lương thực tế cao hơn mức cân bằng thị trường trong các nền kinh tế hiện đại là : luật tiền lương tối thiểu, hoạt động công đoàn, và tiền lương hiệu quả Ba nguyên nhân này đều giải thích lý do lương thực tế có thể duy trì ở mức “quá cao” khiến một số người lao động có thể bị thất nghiệp

Thất nghiệp chu kỳ được dùng để chỉ những biến động của thất nghiệp từ năm nay đến năm khác xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên và gắn liền với những biến động

Các lý thuy t v th ế ề ất nghi p 12 ệ

có thể suy thoái Khi nền kinh tế mở rộng (phát triển nóng), thất nghiệp chu kỳ rất thấp hoặc biến mất; ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thất nghiệp chu kỳ lại rất cao

Thất nghiệp chu kỳ xuất hiện khi tổng cầu không đủ để cân đối với toàn bộ sản lượng tiềm năng của nền kinh tế hay sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng và điều này gây ra suy thoái kinh tế Trong dài hạn, nền kinh tế có thể tự quay trở lại trạng thái toàn dụng thông qua sự điều chỉnh của tiền lương và giá cả nên thất nghiệp chu kỳ sẽ tự mất đi Tuy nhiên, Chính phủ có thể giảm thất nghiệp chu kỳ bằng cách sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để tăng tổng cầu, chứ không phải bằng cách chờ tiền lương và giá cả giảm

1.1.4 Các lý thuy t v th t nghi p ế ề ấ ệ

1.1.4.1 Mô hình tiền lương tối thi u ể

Trường phái tân cổ điển ra đời vào những năm cuối thế kỷ XIX và Alfred Marshall

(1842 – 1924) được coi là người sáng lập của trường phái tân cổ điển Ông cho rằng điều tiết cung cầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo việc làm cho xã hội Năm

1933, Arthur Pigou (1877 – 1955) đã kế tục và phát triển các học thuyết của Alfred Marshall đã công bố công trình “Lý thuyết thất nghiệp” vào năm 1933 Arthur Pigou cho rằng: nguyên nhân của thất nghiệp là mức lương cao, còn giảm lương đi thì sẽ tăng được việc làm, bởi vì sẽ giảm được chi phí sản xuất và sẽ tạo ra được khả năng thuê thêm được công nhân

Công nhân phải chấp nhận tiền lương thấp để có việc làm Cùng một lượng tư bản, để giảm thất nghiệp phải tăng số lượng công nhân sử dụng, đồng nghĩa với việc năng suất biên của công nhân giảm, khiến tiền lương giảm bằng mức lương tối thiểu nếu không người công nhân không có việc làm Để giảm thất nghiệp, người công nhân phải chấp nhận lương thấp Nếu người công nhân muốn tiền lương tăng cao thì năng suất biên của công nhân phải tăng, số lượng công nhân sử dụng phải ít đi, khiến nhiều người phải mất việc, làm tăng thất nghiệp

Theo trường phái cổ điển, các lực lượng khác nhau trên thị trường lao động có thể ngăn cản tiền lương thực tế điều chỉnh đủ mức duy trì trạng thái đầy đủ việc làm, tức là mức cân bằng Việc tiền lương thực tế không thể giảm xuống mức đầy đủ việc làm thì thất nghiệp sẽ xuất hiện Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho tiền lương thực tế cao hơn mức cân bằng thị trường trong nền kinh tế hiện đại là: luật tiền lương tối thiểu

Hình 1-1: Tác động của tiền lương tối thiểu đến thị trường lao động

Tiền lương tối thiểu quy định mức lương thấp nhất mà người thuê lao động phải trả cho người lao động Giống như các tất cả các thị trường khác, thị trường lao động cũng phụ thuộc vào cung và cầu (Hình 1) Người lao động quyết định cung ứng lao động (cung lao động) còn các doanh nghiệp quyết định thuê lao động (cầu lao động) Nếu không có chính phủ can thiệp, tiền lương sẽ điều chỉnh đến WE – mức lương mà lượng cung lao động bằng lượng cầu lao động Tuy nhiên, giả sử do luật tiền lương tối thiểu quy định khiến tiền lương buộc phải duy trì ở mức cao hơn tiền lương cân bằng thì lượng cung lao động tăng lên L và lượng cầu lao động giảm xuống còn L Mức du cung lao S D động (LS - LD) chính là số người thất nghiệp tăng thêm Như vậy, tiền lương tối thiểu làm tăng thu nhập của những người lao động có việc làm, nhưng lại làm giảm thu nhập của một số người lao động không tìm được việc làm do quy định này Tuy nhiên, nền kinh tế không chỉ bao gồm một thị trường lao động đơn lẻ mà gồm nhiều thị trường lao động cho các loại lao động khác nhau Ảnh hưởng của tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động, nhưng nhìn chung thì những lao động có

Dư cung lao động = Thất nghiệp kỹ năng và kinh nghiệm ít bị ảnh hưởng bởi quy định này vì mức lương cân bằng của họ cao hơn nhiều mức tiền lương tối thiểu Đối với những người lao động có kỹ năng và kinh nghiệm, mức tiền lương tối thiểu không mang tính ràng buộc

Tiền lương tối thiểu có tác động mạnh nhất tới thị trường lao động thanh niên Tiền lương tối thiểu cho đối tượng này có xu hướng thấp vì họ nằm trong số những người lao động ít kỹ năng và kinh nghiệm nhất trong lực lượng lao động Từ đó, tiền lương tối thiểu thường có tính ràng buộc nhiều hơn đối với lao động thanh niên so với các đối tượng khác của lực lượng lao động

Nhìn Hình 1, ta nhận thấy khi mức lương tối thiểu giảm xuống thì số lượng người thất nghiệp cũng giảm đi, và ngược lại khi mức lương tối thiểu tăng lên thì số lượng người thất nghiệp cũng tăng lên Như vậy theo mô hình tiền lương tối thiểu, sự thay đổi của mức lương tối thiểu có tác động thuận chiều đến tỷ lệ thất nghiệp: Khi mức lương tối thiểu càng giảm thì tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm theo

1.1.4.2 Công đoàn Ở các nước phương Tây, công đoàn là một hiệp hội của những người lao động nhằm thương lượng tập thể với người thuê lao động (hay người sở dụng lao động) về tiền lương và các điều kiện làm việc Công đoàn là một dạng cartel vì thực chất nó là một nhóm người bán tập hợp lại để tạo ra sức mạnh thị trường Nếu công đoàn và doanh nghiệp thất bại trong việc đi tới đồng thuận, công đoàn có thể đình công – nghĩa là rút lao động ra khỏi doanh nghiệp Ở các nước phương Tây, mối đe dọa đình công đến hoạt động sản xuất nên người lao động với tư cách là đoàn viên công đoàn thường nhận được tiền lương cao hơn so với những người lao động không tham gia công đoàn khoảng 10%

Do yêu cầu của công đoàn, tiền lương có thể tăng trên mức lương cân bằng Điều này khiến lượng cung lao động tăng và lượng cầu lao động giảm và gây ra thất nghiệp Công đoàn sẽ đem lại lợi ích cho những người trong cuộc (đoàn viên công đoàn) đồng thời lại gây tổn thất cho những người ngoài cuộc (không phải đoàn viên công đoàn) Người trong cuộc nhận được tiền lương cao hơn, còn những người ngoài cuộc bị thất nghiệp hoặc phải chuyển sang tìm việc trong khu vực không có công đoàn Điều này làm tăng cung lao động trong khu vực không có công đoàn và giảm mức lương của công nhân không tham gia công đoàn

Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận về vai trò của của công đoàn đối với nền kinh tế Những người phản đối công đoàn cho rằng: Công đoàn là một dạng cartel Khi công đoàn làm tăng tiền lương lên cao hơn mức cân bằng trên thị trường cạnh tranh nên nó làm giảm lượng cầu về lao động khiến một số người lao động bị thất nghiệp và làm giảm tiền lương ở một bộ phận còn lại của nền kinh tế Điều này gây ra tình trạng vừa không hiệu quả và vừa không công bằng Không hiệu quả bởi tiền lương của các đoàn viên công đoàn cao làm giảm việc làm ở các doanh nghiệp có công đoàn xuống thấp hơn mức cạnh tranh hiệu quả Không công bằng bởi một số công nhân được lợi, còn những người khác lại bị tổn thất

Bên cạnh đó những người ủng hộ công đoàn lại cho rằng: do doanh nghiệp có sức mạnh thị trường và có khả năng ép tiền lương xuống mức thấp, nên công đoàn là đối trọng cần thiết để cân bằng với sức mạnh của doanh nghiệp Nhận định này đúng với các

“thành phố công ty” – nơi mà một công ty duy nhất thuê hầu hết lao động trong vùng lãng thổ Những người ủng hộ công đoàn còn lập luận rằng tổ chức công đoàn sẽ mang lại hiệu quả bởi vì các doanh nghiệp sẽ không cần phải thương lượng với từng công nhân về tiền lương và các khoản khúc lợi khác Nghĩa là, công đoàn góp phần cắt giảm chi phí giao dịch

Tổng quan nghiên c ứu trong và ngoài nướ c

Thất nghiệp là biến số vĩ mô quan trọng ảnh hưởng đến sự ổn định nền kinh tế của các quốc gia Nhiều nghên cứu đã được thực hiện về tác động của các yếu tố như tăng trưởng GDP; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái; tốc độ tăng trưởng dân số; FDI; … lên tỷ lệ thất nghiệp Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của một số biến nổi bật đến tỷ lệ thất nghiệp:

Tác động của tốc độ tăng trưởng GDP đến tỷ lệ thất nghiệp

Theo định luật Okun (1962) cho biết với mỗi 1% tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp dẫn đến tăng trưởng GDP thực giảm khoảng 2% đã mô tả mối quan hệ ngược chiều của tốc độ tăng trưởng GDP đến tỷ lệ thất nghiệp:

Trong đó Ut : tỷ lệ thất nghiệp thực tế

U n: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

YP: mức sản lượng tiềm năng

YT: Mức sản lượng thực tế

Có rất nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ ngược chiều nhưng các nghiên cứu lại đưa ra những ước lượng khác với định luật Okun Cụ thể như: trong nghiên cứu của Dahmani, Mohamed Driouche và Rekrak Mounia (2015) chỉ ra rằng khi GDP tăng 1% dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,265%; theo Andrew Abel và Ben Bernanke (2005) ước tính tốc độ tăng trưởng GDP giảm khoảng 2% cho mỗi tỷ lệ thất nghiệp tăng 1 %; nghiên cứu của Martin Prachowny (1993) ước tính sản lượng cứ giảm 3% lại dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng 1%

Trong nghiên cứu của Noor, Nor và Ghani về mối quan hệ giữa sản lượng quốc nội (GDP) và thất nghiệp ở Malaysia, đã chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng sản lượng ở quốc gia này trong dài hạn

Gocer và Erdal (2015) đã sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng để nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp của thanh nhiên và tăng trưởng kinh tế ở 18 quốc gia Châu Âu giai đoạn 1996 – 2012 theo Định luật Okun Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tieu cực trong dài hạn của hai biến số này, nghĩa là sự phát triển vượt bấc về kinh tế ở một số quốc gia sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở quốc gia đó

Misini và Pantina (2017) đã sử dụng hồi quy tuyến tính đơn giản để đánh giá mối quan hệ giữa GDP danh nghĩa và tỷ lệ thất nghiệp ở Kosovo Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa GDP danh nghĩa và tỷ lệ thất nghiệp ở Kosovo

Ngoài ra, các nghiên cứu của Olawummi Omitogun; Adedayo Emmanuel Longe (2017); Yilmaz Bayar (2014) hay Muhammad và Rashid (2014); Dritsakis và Stamatiou

(2016); Imran, Mughal, Salman và Makarevic (2015); Lam (2014); Khaliq, Soufan và Shihab (2014);…cũng chỉ ra tác động ngược chiều giữa hai biến số này Các nghiên cứu trên đã kiểm nghiệm được tính đúng đắn của định luật Okun về chiều tác động tăng trưởng GDP đến thất nghiệp

Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều đồng thuận với quan điểm Định luật Okun Vẫn còn có một số phát hiện thực nghiệm khác phủ nhận Định luật Okun Cụ thể như:

Nghiên cứu của Seth và cộng sự (2018) về tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria giai đoạn 1986 – 2015 đã chỉ ra mối quan hệ ngắn hạn thuận chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở quốc gia này, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% dẫn đến tăng trưởng kinh tế (tổng sản phẩm quốc nội thực tế) tăng 20,6% Cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại quốc gia này giai đoạn 1986 2015 của Gyang, Anzaku và Iyakwari - (2018), kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên kiểm định nhân quả Granger cho thấy rằng thất nghiệp và lạm phát không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế tại quốc gia này

Chu (2008) thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) giai đoạn 1978 –

2016 Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực ổn định trong dài hạn giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế, cụ thể, tăng trưởng kinh tế tăng 1% dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 0,22% Bên cạnh đó, tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp, nghĩa là, tỷ lệ thất nghiệp dẫn đến sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng kinh tế cũng dẫn đến sự thay đổi trong tỷ lệ thất nghiệp

Kreishan (2011) đã sử dụng kiểm định đông liên kết và hồi quy đơn giản để phân tích mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Jordan trong giai đoạn 1970-

2008 và xem xét Định luật Okun có đúng trong trường hợp Jordan không Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế không ảnh hưởng đến thất nghiệp và cũng không tồn tại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp ở Jordan Định luật Okun về mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp là không đúng trong trường hợp của Jordan

Nhìn chung, các nghiên cứu chỉ ra phát hiện mâu thuẫn nhau về mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế Bên cạnh những nghiên cứu đồng tình với Định luật Okun và cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP ở một số quốc gia thì vẫn còn tồn tại một số những nghiên cứu phủ nhận định luật Okun vì kết quả của những nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ thuận chiều hoặc không có mối quan hệ nào giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP Tác động của tốc độ tăng trưởng dân số, mật độ dân số đến tỷ lệ thất nghiệp

Theo nghiên cứu của Izreli và Murphy (2003) đã chỉ ra rằng mật độ dân số có ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp Cụ thể: tại các quốc gia có mật độ dân số lớn có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn các quốc gia có mật độ dân só thấp hơn tại bất kỳ thời điểm nào

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ CÁC YẾ U TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾ N TỶ LỆ THẤT NGHIỆP T I MẠ ỘT SỐ CÁC QU ỐC GIA ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠ N

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu đã được nhóm thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu hỗn hợp Dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là dữ liệu bảng (panel data) với:

• Chiều thời gian: các số liệu được thu thập liên tục trong giai đoạn từ 2010 –

• Chiều không gian: 6 quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Malaysia, Indonesia

Nguồn dữ liệu được lấy từ nguồn xác minh có tính chính xác cao, cụ thể là từ nguồn dữ liệu của Worldbank Dưới dây là nguồn dữ liệu cụ thể của từng biến:

• Tỷ lệ thất nghiệp (unem): https://data.worldbank.org/indicator/SL.UEM.TOTL.NE.ZS

• Tốc độ tăng trưởng GDP (gdpgrowth): https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG

• Mật độ dân số (popden): https://data.worldbank.org/indicator/EN.POP.DNST

• Đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi): https://data.worldbank.org/indicator/BX.KLT.DINV.CD.WD

• Tỷ lệ lạm phát (inf): https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL.ZG

• Tỷ giá hối đoái (er): https://data.worldbank.org/indicator/PA.NUS.FCRF

• Độ mở cửa thương mại (open): https://data.worldbank.org/indicator/NE.TRD.GNFS.ZS

• Tình trạng cán cân thương mại (dtrade): https://databank.worldbank.org/reports.aspx?source=2&series=NE.EXP.GNFS.

CD https://databank.worldbank.org/reports.aspx?source=2&series=NE.IMP.GNFS.

Phương pháp xử lý số liệu

Nhóm đã sử dụng phần mềm STATA để xử lý sơ lược số liệu, sau đó tiếp tục chạy mô hình tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Phương pháp sử dụng số liệu

Để đánh giá các tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của 7 quốc gia Đông Nam Á, nhóm đã sử dụng phần mềm STATA để phân tích và kiểm định mô hình dữ liệu bảng (panel data) Với lợi thế của dữ liệu bảng: (i) Tăng số quan sát và (ii) Giúp kiểm soát các yếu tô không quan sát được, sự thay đổi trong đối tượng được nghiên cứu sẽ được nghiên cứu chính xác hơn đặc biệt đối với những vấn đề kinh tế phức tạp như tỷ lệ thất nghiệp Đối với dữ liệu bảng, ta có thể tiến hành hồi quy theo ba phương pháp sau:

• Hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Square – POLS): Phương pháp hồi quy này kết hợp tất cả các quan sát, bỏ qua yếu tố thời gian và sự khác biệt giữa các đơn vị chéo Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là sự quan sát dữ liệu thông thường và có nhược điểm khi sử dụng để ước lượng dữ liệu bảng như nhận định sai mô hình, ràng buộc quá chặt vào đơn vị chéo

• Hồi quy tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM): Phương pháp hồi quy này kiểm soát các biến bị bỏ sót, phản ánh sự khác biệt giữa các đơn vị chéo nhưng bất biến theo thời gian Mô hình này cho phép sử dụng dữ liệu về các biến số qua thời gian để dự tính tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc và là một kỹ thuật chủ yếu sử dụng trong phân tích hồi quy dữ liệu bảng

• Hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM): Trong một số trường hợp nếu tồn tại các biến bị bỏ sót có giá trị không đổi nhưng khác nhau giữa các đơn vị chéo và các biến có giá trị biến đổi theo thời gian nhưng giống nhau đối với tất cả các đơn vị chéo, người ta thường sử dụng mô hình hồi quy này

Kết quả nghiên c u và th o lu n ứ ả ậ

K ết qu mô hình nghiên c u 37 ả ứ

3.3.1.1 Phân tích thống kê mô t ả a Mô tả thống kê số liệu

* Mô tả các biến định lượng:

Nhóm đã sử dụng lệnh summarize trong STATA để mô tả dữ liệu, từ đó biết được số quan sát (Obs), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD), giá trị nhỏ nhất (Min) và giá trị lớn nhất (Max) của các biến Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây: Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất unem 60 2.331383 1.606842 14 5.61 gdpgrowth 60 5.455287 2.03906 8401321 14.52564 popden 60 1409.961 2844.055 81.07979 8044.526 fdi 60 8.173244 7.822975 4873725 32.16984 inf 60 3.296614 3.729364 -.6241941 21.26066 lner 60 5.44551 3.947756 2228845 10.04543 lnopen 60 4.897558 6191387 3.622241 5.937797

Bảng 3-3: Mô tả thống kê các biến định lượng

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp và thống kê từ bộ số liệu Nhận xét:

• Biến unem đại diện cho tỷ lệ thất nghiệp trong mẫu khảo sát của 6 quốc gia trong giai đoạn từ 2010 – 2019, biến này có độ lệch chuẩn là 1.61, có giá trị trung bình là 2.33% và dao động từ 0.14% đến 5.61% Trong đó, giá trị lớn nhất của biến này là của Cambodia vào năm 2017 và giá trị lớn nhất của biến này là của Indonesia vào năm 2010

• Biến gdpgrowth đại diện cho tốc độ tăng trưởng GDP trong mẫu quan sát Trong giai đoạn từ 2010 – 2019, biến này dao động từ 0.84% đến 14.53% với giá trị trung bình là 5.45%, độ lệch chuẩn là 2.04 Trong số 6 quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan vào năm 2011 là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất còn Singapore vào năm 2010 là quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất

• Biến popden đại diện cho mật độ dân số của 6 quốc gia trong giai đoạn từ 2010 – 2019 Biến này có giá trị trung bình là 1409.97 người/𝑘𝑚 2 và dao động từ 81.08 người/𝑘𝑚 2 đến 8044.53 người/𝑘𝑚 2 với độ lệch chuẩn là 2844.05 Trong đó, mật độ dân số thấp nhất thuộc về Campuchia năm 2010 và mật độ dân số cao nhất thuộc về Singapore vào năm 2019

• Biến fdi đại diện cho tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn từ

2010 – 2019 của 6 quốc gia trong mẫu khảo sát Với giá trị trung bình là 8.17 triệu USD, biến này dao động từ 0.49 triệu USD đến 32.17 triệu USD và có độ lệch chuẩn là 7.82 Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất là của Singapore vào năm 2019 và bé nhất là của Indonesia vào năm 2016

• Biến inf đại diện cho tỷ lệ lạm phát trong mẫu quan sát Biến này có độ lệch chuẩn là 3.73 và dao động từ 0.62% đến 21.26% với giá trị trung bình là 3.3% Tỷ lệ lạm - phát cao nhất và thấp nhất trong giai đoạn từ 2010 – 2019 của 6 quốc gia lần lượt là của Việt Nam vào năm 2011 và Singapore vào năm 2019

• Biến lner đại diện cho logarti tự nhiên tỷ giá hối đoái của 6 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2010 – 2019 Với độ lệch chuẩn là 3.95, biến này dao động từ 0.22 LCU/USD đến 10.05 LCU/USD và có giá trị trung bình là 5.45LCU/USD Logarit tự nhiên tỷ giá hối đoái thấp nhất là của Singapore năm 2012 và cao nhất là của Việt Nam vào năm 2019

• Biến lnopen đại diện cho logarit tự nhiên độ mở thương mại, được đo lường bằng tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong GDP Biến này có giá trị trung bình là 4.9% và dao động từ 3.62% đến 5.94% với độ lệch chuẩn là 0.62 Indonesia vào năm 2016 là quốc gia có logarit tự nhiên độ mở thương mại thấp nhất và Singapore năm 2011 là quốc gia có logarit tự nhiên độ mở thương mại lớn nhất

* Mô tả biến định tính:

Nhóm đã sử dụng lệnh tab và thu được kết quả: dtrade Số quan sát Phần trăm

Bảng 3-4: Mô tả thống kê các biến định tính Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp và thống kê từ bộ số liệu Nhận xét: Biến dtrade thể hiện thuộc tính nước đang xét đến là nhập siêu hay xuất siêu Giá trị dtrade = 0 (nhập siêu) có 16 quan sát, chiếm 26.67% Giá trị dtrade = 1 (xuất siêu) có 44 quan sát, chiếm 73.33% b Ma trận tương quan giữa các biến

Nhóm đã sử dụng lệnh corr trong STATA, từ đó có ma trận tương quan giữa các biến được thể hiện ở bảng 3.4 dưới đây: unem gdpgro~h popden fdi inf lner lnopen dtrade unem 1.0000 gdpgrowth -0.0339 1.0000 popden 0.4125 -0.1244 1.0000 fdi 0.1158 0.0897 0.8562 1.0000 inf 0.0309 0.1576 -0.2524 -0.2364 1.0000 lner -0.2444 0.3064 -0.5786 -0.3656 0.4166 1.0000 lnopen -0.1466 0.0141 0.6888 0.6946 -0.2537 -0.5694 1.0000 dtrade 0.3059 -0.1760 0.2733 0.0293 -0.2353 -0.4176 0.2929 1.0000

Bảng 3-5: Ma trận tương quan giữa các biến Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp và thống kê từ bộ số liệu

Dựa vào bảng 3.4, nhóm có những nhận định về tương quan các biến theo các tiêu chí: mức độ tương quan và hướng tương quan Đối với mức độ tương quan, do mức độ tương quan lớn hơn 0.5 được coi là tương quan mạnh nên nhóm nhận định rằng không có biến độc lập nào tương quan mạnh với biến phụ thuộc

Các biến gdpgrowth, popden, lner, lnopen có hệ số tương quan với biến phụ thuộc lần lượt là -0.0339, 0.4125, -0.2444 và -0.1466 Tổng quan các biến số này cho thấy tương quan tương đối yếu, tuy nhiên chiều hướng tương quan như nhận định ban đầu của nhóm tác giả

Các biến fdi, inf, dtrade có hệ số tương quan với biến phụ thuộc lần lượt là 0.1158, 0.0309, 0.3059 hướng tương quan đều ngược chiều so với nhận định ban đầu của nhóm tác giả

Nhóm tác giả tiến hành hồi quy giá trị với một danh sách các biến độc lập dựa trên mô hình đã nêu cho toàn bộ mẫu quan sát Nhằm mục đích so sánh, mô hình hồi quy ước lượng bằng ba phương pháp khác nhau là: mô hình hồi quy gộp (POLS), mô hình tác động cố định (FE) và mô hình tác động ngẫu nhiên (RE) Sử dụng phần mềm STATA, ta nhận được bảng kết quả như sau:

Tên biến POLS REM FEM gdpgrowth popgrowth fdi inf lner lnopen dtrade

Hệ số xác định hiệu chỉnh 6780464 -.00699486 legend: * p chưa đủ cơ sở để bác bỏ H0 => mô hình không tồn tại yếu tố tác động ngẫu nhiên và nhóm lựa chọn mô hình ước lượng gộp POLS với kết quả như sau:

Source SS df MS Number of obs `

R-squared = 0.7162 Residual 43.2257896 52 831265185 Adj R-squared = 0.6780 Total 152.334515 59 2.58194093 Root MSE = 91174 unem Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] gdpgrowth -.2064758 0656258 -3.15 0.003 -.3381635 -.0747881 popden 0007402 0001077 6.87 0.000 0005239 0009564 fdi -.098944 0391754 -2.53 0.015 -.1775553 -.0203327 inf 0509892 0361599 1.41 0.164 -.021571 1235494 lner -.0796234 0465454 -1.71 0.093 -.1730235 0137767 lnopen -2.231161 3139371 -7.11 0.000 -2.861122 -1.6012 dtrade 7423741 325685 2.28 0.027 0888393 1.395909 _cons 11.61844 1.493903 7.78 0.000 8.620704 14.61617

3.3.2.2 Kiểm định các khuy t t t c a mô hình ế ậ ủ a Kiểm định vấn đề định dạng mô hình Để kiểm định về vấn đề định dạng mô hình, nhóm sử dụng lệnh câu lệnh linktest Kiểm định này cho biết nếu biến _hat có ý nghĩa thống kê và biến _hatsq không có ý nghĩa thống kê thì ta phủ nhận sự tồn tại lỗi định dạng mô hình và ngược lại

Source SS df MS Number of obs `

Model 109.573423 2 54.7867115 F(2, 57) = 73.03 Residual 42.7610918 57 750194593 R-squared = 0.7193 Total 152.334515 59 2.58194093 Root MSE = 86614 unem Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] _hat 1.284342 3706725 3.46 0.001 542083 2.026601 _hatsq -.0538995 0684835 -0.79 0.435 -.1910354 0832365 _cons -.2719326 4114041 -0.66 0.511 -1.095755 5518899

Bảng 3-8: Kết quả kiểm định vấn đề định dạng mô hình

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp và thống kê từ bộ số liệu Nhận xét: Ta có p-value(_hat) = 0.001 < α=5% nên giá trị mũ có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% P-value(_hatsq) = 0.435 > α=5% nên giá trị mũ bình phương không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% Như vậy, mô hình đã được định dạng đúng, chúng ta không cần phải cho thêm biến vào mô hình b Kiểm định vấn đề đa cộng tuyến

Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nhân tử phóng đại phương sai VIF để kiểm tra mức độ đa cộng tuyến trong mô hình Theo lý thuyết, nếu hệ số VIF α=5% > chưa có cơ sở bác bỏ H0 - -> mô hình hồi quy có phương sai sai số không đổi với mức ý nghĩa 10% d Kiểm định tự tương quan:

Nhóm sử dụng kiểm định tự tương quan trong dữ liệu bảng của Wooldrige với giả thuyết kiểm định:

H1: Mô hình tồn tại tự tương quan bậc 1

H0: Mô hình không tồn tại tự tương quan bậc 1

Wooldridge test for autocorrelation in panel data

H0: no first order autocorrelation F(1,5) = 2.278 Prob > F = 0.1916 Bảng 3-11: Kết quả kiểm định tự tương quan

Th ảo lu n k t qu nghiên c u 46 ậ ế ả ứ Chương 4: HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Sau khi tiến hành kiểm định mức độ phù hợp của mô hình cùng với kiểm định ý nghĩa của các hệ số ước lượng, kết quả cho thấy mô hình phù hợp nhất là mô hình POLS và mô hình không gặp bất kì khuyết tật nào Bởi vậy mô hình cuối cùng thu được là mô hình POLS với kết quả như sau:

Source SS df MS Number of obs `

R-squared = 0.7162 Residual 43.2257896 52 831265185 Adj R-squared = 0.6780 Total 152.334515 59 2.58194093 Root MSE = 91174 unem Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval] gdpgrowth -.2064758 0656258 -3.15 0.003 -.3381635 -.0747881 popden 0007402 0001077 6.87 0.000 0005239 0009564 fdi -.098944 0391754 -2.53 0.015 -.1775553 -.0203327 inf 0509892 0361599 1.41 0.164 -.021571 1235494 lner -.0796234 0465454 -1.71 0.093 -.1730235 0137767 lnopen -2.231161 3139371 -7.11 0.000 -2.861122 -1.6012 dtrade 7423741 325685 2.28 0.027 0888393 1.395909 _cons 11.61844 1.493903 7.78 0.000 8.620704 14.61617

Bảng 3-13: Kết quả hồi quy bằng mô hình POLS

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp và thống kê từ bộ số liệu

Từ đây, ta có kết quả mô hình ước lượng: unem= 11.61844 0 2064758*gdpgrowth + 0 0007402*popden - 0.098944*fdi + -

Diễn giải kết quả chung toàn bộ mô hình

• Mẫu dữ liệu được chia làm 6 nhóm ( tương ứng với 6 quốc gia)

• F(7,52) = 18.75 cho biết giá trị kiểm định F với 7 nhân tố và 52 bậc tự do

• Prob > F = 0.0000: Giá trị P value cho kiểm định F nhỏ hơn 5% ( thậm chí tốt hơn khi - xét ở mức ý nghĩa 1%) chứng tỏ R2 của tổng thể khác 0 Điều này được hiểu là các hệ số hồi quy của hàm hồi quy không đồng thời bằng 0, hay mô hình có ý nghĩa thống kê

• Chỉ số = 0.7162 cho thấy mức độ phù hợp của toàn bộ mô hình Cụ thể, sự biến động 𝑅 2 của các biến độc lập trong mô hình đã giải thích được 71.62% cho biến độc lập (unem) Đây là con số chấp nhận được

Diễn giải kết quả riêng cho từng hệ số hồi quy

Từ kết quả ước lượng ta có các kết luận: biến tỷ lệ tăng trưởng GDP, mật độ dân số, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, logarit tự nhiên độ mở cửa nền kinh tế và tình trạng cán cân thương mại đều có ý nghĩa thống kê Cụ thể:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng GDP (gdpgrowth) tác động ngược chiều đến tỷ lệ thất nghiệp Ở mức ý nghĩa 1%, với hệ số hồi quy là 0.2064758, ta có: khi tốc độ tăng - trưởng GDP tăng 1% thì tỷ lệ thất nghiệp giảm 0.2064758% Điều này đúng với kỳ - vọng của nghiên cứu và định luật Okun do khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng, tốc độ tăng sản lượng của nền kinh tế cũng tăng, sản xuất nhiều hơn và cần nhiều lao động hơn Do đó tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm

Thứ hai, mật độ dân số (popden) cũng tác động đến tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ này có ý nghĩa ở mức 10% và hệ số hồi quy là 0.0007402 cho biết mật độ dân số tăng 1% thì tỷ lệ thất nghiệp tăng 0.00074027% Điều này khớp với kết quả nghiên cứu của Bakare

(2011) Thật vậy, mật độ dân số lớn khiến cung lao động lớn, không cân bằng với cầu lao động thì phát sinh tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm

Thứ tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) có ý nghĩa ở mức 5% với hệ số hồi quy là -0.098944, tức là khi tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên 1 triệu USD thì tỷ lệ thất nghiệp giảm 0.098944% Điều này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của nghiên cứu và có thể lý giải như sau Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, cục Đầu tư nước ngoài thống kê được, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI từ 54,1% năm 2010, tăng lên 70,5% năm

2019 và 64% năm 2020 và dự báo xu hướng tăng lượng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong tương lai Lượng FDI đổ vào Việt Nam rất nhiều cùng với kết quả kinh doanh của các dự án được đầu tư bằng vốn FDI tăng trưởng thuận lợi như kỳ vọng, khiến cho nhiều doanh nghiệp FDI tăng cầu lao động

Thứ năm, logarit tự nhiên độ mở cửa nền kinh tế (lnopen) có tác động đáng kể tới tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ này có ý nghĩa ở mức 10% và hệ số hồi quy là 2.231161 cho biết - độ mở cửa thương mại tăng 1% thì tỷ lệ thất nghiệp giảm 2.231161% Điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu và được giải thích do nền kinh tế của các nước ASEAN có độ mở khá cao và tăng lên tương đối nhanh Đây là kết quả của đường lối mở cửa hội nhập với thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa Độ mở như trên cho thấy chúng ta vừa khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước, vừa tranh thủ được thị trường thế giới, làm cho việc xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh, đòi hỏi tăng thêm lượng lao động, làm tỷ lệ thất nghiệp giảm

Thứ sáu, biến tỷ lệ lạm phát (inf) và logarit tự nhiên tỷ giá hối đoái (lner) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình với P value là 0.164 và 0.093, trái với kỳ vọng của - nhóm Đối với biến tỷ lệ lạm phát, ta có thể lý giải bằng đường Phillips trong dài hạn Khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên, Chính phủ sẽ cố gắng đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức này và thất nghiệp được giảm bằng sự đánh đổi lạm phát Tuy nhiên, người lao động nhận ra tiền công thực tế giảm do lạm phát, họ sẽ kỳ vọng mức lương cao hơn để lương tăng kịp với giá Lúc này, họ sẽ giảm nguồn cung lao động, tỷ lệ thất nghiệp trở về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn tăng cao Còn đối với biến logarit tự nhiên tỷ giá hối đoái, khi tỷ giá hối đoái tăng lên tức là đồng nội tệ trở nên mất giá, người dân có xu hướng dùng đồng ngoại tệ mạnh hơn đồng thời xuất khẩu cũng sẽ tăng mạnh Lượng xuất khẩu tăng mạnh khiến cầu về lao động cũng tăng và khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm

Thứ bảy, biến định tính tình trạng cán cân thương mại (dtrade) có ý nghĩa ở mức 5% với hệ số hồi quy là 0.7423741 Kết quả này cho thấy sự khác biệt trong mức thất nghiệp giữa những quan sát thuộc nhóm nhập siêu và xuất siêu Cụ thể, nhóm xuất siêu có tỷ lệ thất nghiệp trung bình cao hơn nhóm nhập siêu là 0.7423741% Điều này trái với kỳ vọng ban đầu của nhóm và nghiên cứu đi trước Tuy nhiên điều này có thể lý giải được, do các quốc gia trong phạm vi của bài nghiên cứu (đều là các quốc gia Đông Nam Á) đa phần là các nước đang phát triển bởi vậy họ sẽ nhập nhiều nguyên vật liệu thô bằng nguồn vốn FDI để chế biến, lắp ráp và sau đó xuất thành phẩm sang nước ngoài

Từ đó cầu về nhu cầu lao động cũng tăng và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Vì vậy những nước Đông Nam Á nhập siêu sẽ có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn những nước xuất siêu

Hàm ý chính sách cho các nước trong khu vực ASEAN

Sau khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thất nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á, nhóm kiến nghị một số giải pháp để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia này như sau:

Thứ nhất, chính phủ các nước cần tăng kỹ năng người lao động Sự gia tăng dân số, di dân từ nông thôn và quá trình đô thị hóa nhanh chóng tạo nên một lực lượng lớn lao động tay nghề trung bình và thấp Một số bộ phận lao động không có khả năng hòa nhập về mặt chính trị, xã hội hay kinh tế, tạo nên sự bất bình trong người dân, đồng thời không tận dụng được tiềm năng, kĩ năng của người lao động Do đó, cần có nhiều chương trình hơn, hỗ trợ đào tạo tay nghề của lao động mới và nâng cao tay nghề của các lao động hiện có, tận dụng nguồn lực xã hội

V ề phía nhà nước

a Hướng nghiệp, nâng cao trình độ lao động và chất lượng giáo dục

Một trong những nguyên nhân gây ra thất nghiệp là do chất lượng của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Nước ta hiện nay đang có sự thiếu hụt kỹ sư thực hành và công nhân kỹ thuật bậc cao trong bối cảnh Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trên thực tế chất lượng, cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đã dẫn đến tình trạng nhiều người lao động có chuyên môn kỹ thuật làm việc không đúng trình độ hoặc làm các công việc giản đơn hay bị thất nghiệp Việt Nam có dân số trẻ nguồn lao động dồi dào, chi phí rẻ nhưng do cơ cấu bố trí chưa hợp lý nên việc khai thác lao động kém hiệu quả Vì vậy cần phải sắp xếp lại theo đúng trật tự và nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ việc làm Xã hội hoá đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo dạy nghề cho công nhân

Với tình trạng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, Nhà nước nên tổ chức các chương trình đào tạo lại để nâng cao chuyên môn và kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển sâu rộng Tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động: phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng đào tạo, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên.Tiếp tục đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành Việc thiếu sự định hướng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ khiến các em học sinh chọn sai ngành, sai trường gây ra sự chán nản trong học tập cũng dẫn đến kết quả học không tốt đóng góp làm tăng tỷ lệ thất nghiệp

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của công nhân, người lao động để họ thấy rõ việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu để đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế xã hội - b Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh vốn đầu tư nước ngoài Để giảm tỷ lệ thất nghiệp thì cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đây là tiền đề quan trọng, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có tạo việc làm Vì vậy, về tài khóa, nên tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển dựa vào củng cố nguồn thu; giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế Về tiền tệ, nên tiếp tục bù lãi suất tín dụng cho vốn vay trung và dài hạn phục vụ đầu tư máy móc thiết bị cho nền kinh tế nói chung và cho khu vực nông nghiệp nói riêng với các khoản Kích thích tăng trưởng bằng các gói kích cầu, tập trung kiểm soát lạm phát

Tăng cường sử dụng các nguồn vốn đầu tư (chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia, vay nợ nước ngoài) để đẩy nhanh tiến bộ xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng, làm thủy lợi, thủy điện, giao thông… nhằm tạo việc làm mới cho người lao động Đồng thời, nới lỏng các chính sách tài chính, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo nguồn việc làm cho người dân Bên cạnh đó khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp các dự án kinh tế giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho công nhân

Tác động của đại dịch Covid 19 trong 2 năm qua khiến cho không chỉ người lao - động mà các doanh nghiệp bị ảnh hưởng hết sức nặng nề Việc trợ giúp từ Chính phủ là rất cần thiết, nhà nước nên đưa ra các ưu đãi đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, công trình có quy mô lớn, tạo nhiều việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc giảm thuế, hoán thuế, khoanh nợ song song với cam kết phải duy trì việc làm cho số lao động hiện tại và thu hút thêm lao động nếu có thể, hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động c Định hướng chính sách thương mại Độ mở thương mại của Việt Nam được đánh giá ở vị trí tương đối cao trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể, năm 2016 Việt Nam có độ mở thương mại đứng cao thứ 3 ở châu Á và thứ 8 trên thế giới và được các tổ chức đánh giá thi trường FTSE Russell đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng từ cận biên lên mới nổi loại 2 trong năm 2018

Do đó, cần nhìn nhận độ mở thương mại của Việt Nam về bản chất là kết quả của các yếu tố mang tính cấu trúc, phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế Trong trường hợp của Việt Nam, độ mở thương mại cao hơn các quốc gia trong khu vực chỉ đơn thuần phản ánh tính chất gia công của hoạt động sản xuất trong nước chứ không có nghĩa chúng ta có nền kinh tế hội nhập và tự do hóa thương mại cao hơn Độ mở thương mại có thể sẽ giảm xuống khi kinh tế Việt Nam phát triển lên được vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu, khu vực dịch vụ được mở rộng nhờ mức thu nhập bình quân đầu người cải thiện Đây là điều tất yếu sẽ xảy ra trong thời gian tới, nhất là khi Việt Nam đang ngày càng tham gia hội nhập sâu rộng hơn thông qua ký kết các FTA thế hệ mới Do vậy, điều cấp bách đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách và cả các doanh nghiệp là một kế hoạch dài hạn đón đầu xu hướng thay đổi trong tương lai

Tự do hóa ngày càng rộng, áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ sẽ đặt nhiều gánh nặng lên lực lượng lao động Theo phân tích của các nghiên cứu đi trước, tự do hóa thương mại có một tác động tích cực đến trình độ cao nhưng tác động tiêu cực đến trình độ thấp Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các chính sách thương mại cần được thiết kế với lộ trình thích hợp do mỗi nhóm lao động có khả năng khác nhau sẽ có tỷ lệ thất nghiệp phản ứng khác nhau đối với việc mở cửa thương mại Việc cân nhắc thay đổi chính sách thương mại cần được xem xét trong điều kiện thực trạng, quy mô và chất lượng lao động Cũng cần phải lưu ý rằng khi mối liên hệ hội nhập thương mại càng sâu rộng, các nước nhỏ như Việt Nam càng dễ nhạy cảm với các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là đối với thành phần lao động trình độ thấp, không đủ linh hoạt để thích nghi với sự thay đổi lớn d Kế hoạch hóa dân số và chính sách an sinh xã hội

Chính phủ cùng các ban ngành có liên quan có thể cân nhắc đến một số biện pháp kế hoạch hóa dân số như:

Thứ nhất, tập trung đầu tư cho công tác kế hoạch hóa gia đình để duy trì không để tăng sinh bùng phát trở lại ở mức cao, tiến tới ổn định mức sinh thấp và đạt mức sinh thay thế

Thứ hai, chú trọng đến tình hình tăng sinh trở lại xuất hiện ở những vùng có mức sinh thấp, vùng thành thị, do vậy cần tăng đầu tư cho các vùng này, không chỉ tập trung đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa

Thứ ba, tập trung đầu tư cho công tác giáo dục truyền thông để khắc phục các - nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan tác động tình trạng tỷ lệ sinh tăng trở lại

Về các chính sách an sinh xã hội, Nhà nước tiếp tục mở rộng thêm các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm kết nối cung và cầu lao động Nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trong tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; phối hợp hoạt động của Trung tâm với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp; nâng tần suất phiên giao dịch việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, hướng tới tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm phù hợp tại cơ sở; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm Việc này giúp người lao động rút ngắn thời gian tìm việc làm cũng như thời gian tuyển dụng của các doanh nghiệp

Tiếp tục củng cố các chính sách nhằm giúp phụ nữ phát huy được cả vai trò trong gia đình và xã hội cụ thể: Luật về bình đẳng giới và cơ hội việc làm, các chính sách về thai sản… Tạo điều kiện, khuyến khích sử dụng nguồn lao động là nữ, người khuyết tật; quan tâm hỗ trợ các cơ sở sản xuất của người khuyết tật và thương binh Đầu tư phát triển ở những vùng trung du, miền núi, các vùng quê còn nhiều khó khăn để phân bổ nguồn nhân công

Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội Sử dụng hợp lý, kịp thời chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ một phần kinh phí cho lao động thuộc diện chính sách ưu đãi, đối tượng yếu thế trong xã hội Cần có những chính sách hỗ trợ những công dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Tập chung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi suất ưu đãi phù hợp cho các lao động đang thất nghiệp.

Đối v i nh ớ ững người lao độ ng

Để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, người lao động nên tự nâng cao chuyên môn và kỹ thuật, tự trau dồi, học hỏi, phát triển năng lực bản thân Khi có điều kiện và cơ hội, bản thân người lao động nên chủ động học hỏi, tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chuyên môn và tay nghề của mình Đó là cách giúp người lao động tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và thăng tiến trong công việc, đồng thời thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng lên

Người lao động nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp để khi mất việc làm sẽ có một khoản tiền trang trải cho cuộc sống và có cơ hội tìm một công việc mới Hơn nữa, bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ người lao động học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm (Điều 42 Luật việc làm 2013)

KẾT LU N Ậ Bài tiểu luận đã tiến hành kiểm tra tác động của nhóm 6 nhân tố tới tỷ lệ thất nghiệp của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn 2010 – 2019 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã củng cố nhận định về vai trò tích cực của độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài tới con số tỷ lệ thất nghiệp Cụ thể, tăng cường hội nhập kinh tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao trình độ kiến thức tay nghề là chìa khóa quan trọng đem lại thành công trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp Đồng thời, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy mật độ dân số cao hay tăng trưởng dân số không phải là động lực cho việc giảm tỷ lệ thất nghiệp

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành bài tiểu luận này và bản thân đang là những sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương, chúng em tự nhắc nhở bản thân và các bạn sinh viên khác phải luôn luôn học hỏi, trau dồi những kiến thức mới, tận dụng thời gian và nâng cao năng lực để nâng cao trình độ chuyên môn, theo kịp với sự tiến triển của nền kinh tế đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, một thế giới mới, thế giới của sự văn minh, giàu có và công bằng Bên cạnh đó, tích cực rèn luyện các kỹ năng mềm để có một phong thái tự tin, lạc quan nhất khi đi làm việc và không để bị rơi vào tình trạng thất nghiệp

TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả Tài liệu ti ng Anh: ế

Abel, A B., Bernanke, B S., & Dean, C (2005) Macroeconomics (ed.) NY: Pearson

Alawin, M (2013) Trade balance and unemployment in Jordan European Scientific Journal, 9(7)

Alisa, M (2015) The Relationship between Inflation and Unemployment: A Theoretical Discussion about the Philips Curve Journal of International Business and Economics, 3(2), 89-97

Asif, K (2013) Factors effecting unemployment: A cross country analysis International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 3(1), 219

Baccaro, L., & Rei, D (2005) Institutional determinants of unemployment in OECD countries: A time series cross-section analysis (1960-98)

Bakhshi, Z., & Ebrahimi, M (2016) The effect of real exchange rate on unemployment Marketing and Branding Research 3, , 4-13

Balcerzak, A P., & Zurek, M (2011) Foreign direct investment and unemployment: VAR analysis for Poland in the years 1995-2009

Bayar, Y (2014) Effects of economic growth, export and foreign direct investment inflows on unemployment in Turkey Investment Management and Financial Innovations, (11, Iss 2), 20-27

Chowdhury, M., & Hossain, M (2014) Determinants of unemployment in Bangladesh: A case study Developing Country Studies 4, (3)

Chu, Z H (2008) An empirical analysis of the relationship between economic growth and employment in Guangdong Journal of South China Normal University (Social Science Edition), 2008(2), 15-22

Dahmani, M D., & Rekrak, M (2015) Revisiting the relationship between unemployment rate and economic growth in Algeria, 1970-2014: Co-integration approach using ARDL model

Djivre, J., & Ribon, S (2003) Inflation, Unemployment, The Exchange Rate, and Monetary Policy In Israel, 1990 99: A Svar Approach – Israel Economic Review, 1(2)

Dritsakis, N., & Stamatiou, P (2016) The effects of unemployment on economic growth in Greece: An ARDL Bound test approach Romanian Journal of Economic Forecasting, 19(62), 53-72

Dutt, P., Mitra, D., & Ranjan, P (2009) International trade and unemployment: Theory and cross-national evidence Journal of International Economics 78, (1), 32-44

Felbermayr, G., Prat, J., & Schmerer, H J (2011) Trade and unemployment: What do the data say? European Economic Review 55, (6), 741-758

Folawewo, A O., & Adeboje, O M (2017) Macroeconomic determinants of unemployment: Empirical evidence from economic community of West African states African Development Review 29, (2), 197-210

Gaspareniene, L., & Remeikiene, R (2015) Digital shadow economy: A critical review of the literature Mediterranean Journal of Social Sciences, (6 S5), 402-402 6

Gaston, N., & Rajaguru, G (2013) International migration and the welfare state revisited European Journal of Political Economy 29, , 90-101

Geerolf, F (2020) The phillips curve: a relation between real exchange rate growth and unemployment Manuscript at University of California at Los Angeles (January)

Gửỗer, İ., & Erdal, L (2015) The relationship between youth unemployment and economic growth in central and eastern European countries: An empirical analysis Journal of the Faculty of Economics and Administrative Sciences (Çankırı Karatekin University), 5(1), 173-188

Gyang, E J., Anzaku, P E., & Iyakwari, A D (2018) An analysis of the relationship between unemployment, inflation and economic growth in Nigeria: 1986 -

2015 Bingham Journal of Economics and Allied Studies, 1(1), 225-233

ILO(2019) Summary Timor Leste Labour Force Surveys 2010-2013-2016 – https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/ -asia/ -ro-bangkok/ -ilo- jakarta/documents/genericdocument/wcms_723934.pdf

ILO(2013) Cambodia Labour Force and Child Labour Survey 2012 https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/ -asia/ -ro-bangkok/ -sro- bangkok/documents/publication/wcms_230721.pdf

ILO(2016) Indonesia Labour Market Outlook https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/ -asia/ -ro-bangkok/ -ilo- jakarta/documents/publication/wcms_513719.pdf

Imran, M., Mughal, K S., Salman, A., & Makarevic, N (2015) Unemployment and economic growth of developing Asian countries: A panel data analysis European Journal of Economic Studies, 13(3), 147-160

Izraeli, O., & Murphy, K J (2003) The effect of industrial diversity on state unemployment rate and per capita income The Annals of Regional Science, 37(1), 1-14

Khaliq, S., Soufan, T., & Shihab, R A (2014) The relationship between unemployment and economic growth rate in Arab country Journal of Economics and Sustainable Development, 4(7), 56-59

Kreishan, F M (2011) Economic growth and unemployment: An empirical analysis Journal of Social Sciences, 7(2), 228-231

Lam, J J (2014) The applicability of Okun’s relationship between unemployment and GDP growth in the Philippines: A time series approach Manila, Philippines: School of Economics, De La Salle University

Misini, S., & Pantina, M B (2017) The effect of economic growth in relation to unemployment Journal of Economics and Economic Education Research, 18(2), 1-

Mayom, D A (2015) The impact of foreign direct investment on labor market measures: Evidence from sub-Saharan Africa

Noor, Z M., Nor, N M., & Ghani, J A (2007) The relationship between output and unemployment in Malaysia: Does Okun’s law exist? International Journal of Economics and Management, 1(3), 337-344

Okun, A M (1962) Potential GNP: Its measurement and significance Proceedings of the business and economics statistics section (pp 98-104) New Haven, USA: Yale University, Cowles Foundation for Research in Economics

Omitogun, O., Longe, A E., & Muhammad, S (2018) The impact of oil price and revenue variations on economic growth in Nigeria OPEC Energy Review 42, (4), 387-402

Phillips, A W (1958) The relation between unemployment and the rate of change of money wage rates in the United Kingdom, 1861-1957 economica 25, (100), 283-299

Pigou, A C (2013) Theory of unemployment Routledge

Prachowny, M F (1993) Okun's law: theoretical foundations and revised estimates The review of Economics and Statistics, 331-336

Samuelson, P A., & Solow, R M (1960) Analytical aspects of anti-inflation policy The American Economic Review 50, (2), 177-194

Seth, A., John, M A., & Dalhatu, A Y (2018) The impact of unemployment on economic growth in Nigeria: An application of Autoregressive Distributed Lag (ARDL) bound testing Sumerianz Journal of Business Management and Marketing, 1(2), 37-46

Usman, O., & Elsalih, O M (2018) Testing the effects of real exchange rate pass-through to unemployment in Brazil Economies 6, (3), 49

Tài liệu Ti ng Vi t ế ệ Đại, P H (2017) Nguồn lao động Việt Nam: Thực trạng và các nhân tố tác động

Hà, N T T (2021) ng dỨ ụng mô hình ARDL đánh giá mối quan h gi a th t ệ ữ ấ nghiệp và tăng trưởng kinh t ế ở Vi t Nam ệ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI H C M THÀNH Ọ Ở

PHỐ H CHÍ MINH-KINH T VÀ QU N TR KINH DOANHỒ Ế Ả Ị , (3), 68-80 16

Hạnh, N T (2010) Th t nghi p khu v c thành th c a Vi t Nam th c tr ng ấ ệ ở ự ị ủ ệ ự ạ và gi i pháp ả

Liệu, P T., & Ngọc, B H ĐÔ THỊ HÓA CÓ TH C S LÀM GI M T L Ự Ự Ả Ỷ Ệ THẤT NGHI P VI T NAM? Ệ Ở Ệ

Nhàn T., 2019 Vi c làm cho thanh niên: Nh ng vệ ữ ấn đề đặt ra http://consosukien.vn/

Quyết, N (2014) Ảnh hưởng c a toàn c u hóa kinh tủ ầ ế và tăng trưởng kinh t ế lên t l th t nghi p: Th c ti n t i Vi t Nam ỷ ệ ấ ệ ự ễ ạ ệ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI H C M Ọ Ở THÀNH PH H CHÍ MINH-KINH T VÀ QU N TR KINH DOANHỐ Ồ Ế Ả Ị , 9(3), 130-142

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, 2015 Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước - http://www.molisa.gov.vn/

TS Vũ Văn Hùng, 2022 Giải pháp giảm thất nghiệp cho thanh niên nông thôn trong b i cố ảnh đạ ịi d ch Covid-19 https://www.quanlynhanuoc.vn/

Vân, P T H (2018) Tác động của FDI đến việc làm tại các địa phương ở Việt Nam

40 câu giữa kỳ Vĩ mô

BT Ch ươ ng 1 T ổ ng quan v ề KT h ọ c vĩ mô

Tìm hi ể u v ề Siêu l ạ m phát ở Zimbabwe

Giáo trình - Giáo trình kinh t ế vĩ mô

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w