1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại phòng bảo hiểm quận hai bà trưng công ty bảo hiểm hà nội

73 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bàn Về Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Trách Nhiệm Dân Sự Của Chủ Xe Cơ Giới Đối Với Người Thứ Ba Tại Phòng Bảo Hiểm Quận Hai Bà Trưng - Công Ty Bảo Hiểm Hà Nội
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Định
Trường học Công ty Bảo hiểm Hà Nội
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 89,83 KB

Nội dung

Chính vì thế, ngày 10/3/1988 Hội đồng Bộtrởng nay là Chính phủ đã thông qua Nghị định số 30/HĐBT bắt bộc cácchủ xe cơ giới phải tham gia nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giớiđối với

Trang 1

Lời mở đầu

Trong cuộc sống thờng nhật, một nhu cầu khá quan trọng mà từ lâu đãtrở nên thiết yếu đối với con ngời là đợc đi lại đợc hoạt động Nhu cầu nàyngày càng có xu hớng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế xãhội, của tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật Sự phát triển mạnh mẽ về

số lợng và chủng loại các phơng tiện giao thông vận tải xe cơ giới cùngvớinhững tính năng riêng có của nó đã đem lại cho con ngời một phơng thứcvận chuyển thuận tiện, nhanh gọn, triệt để và tiết kiệm

Tuy nhiên, việc phát triển một cách nhanh chóng các loại xe cơ giớitới mức phổ biến nh hiện nay đã dẫn đến tình hình giao thông cơ giới đờng

bộ ngày càng trở nên phức tạp Sự phát triển bất hợp lý giữa phơng tiện cơgiới đờng bộ và tốc độ cơ giới hoá hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông cùngvới việc thiếu ý thức của những ngời tham gia giao thông đã làm cho tai nạngiao thông xẩy ra ngày càng nhiều, mức độ ngày càng nghiêm trọng Tainạn giao thông đã và đang là một vấn nạn của toàn xã hội

Làm thế nào để sẵn sàng có đủ tiềm lực tài chính cho việc giải quyếthậu quả của các vụ tai nạn giao thông, bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân,

đó không chỉ là mối quan tâm lo lắng của riêng các chủ xe mà nó còn làmối quan tâm của toàn xã hội Chính vì thế, ngày 10/3/1988 Hội đồng Bộtrởng nay là Chính phủ đã thông qua Nghị định số 30/HĐBT bắt bộc cácchủ xe cơ giới phải tham gia nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới

đối với ngời thứ ba tại Công ty Bảo hiểm Việt Nam

Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba ra

đời là một nhu cầu tất yếu khách quan, có ý nghĩa quan trọng, thiết thực

đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu ngăn chặn và giải quyết những thiệt hại do tainạn giao thông gây ra, góp phần giảm bớt gánh nặng cho các chủ xe vàcộng đồng xã hội

Xuất phát từ tình hình thực tế triển khai và tác dụng to lớn của nghiệp

vụ, sau thời gian thực tập tại phòng Bảo hiểm quận Hai Bà Trng em đã chọn

đề tài: "Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ

giới đối với ngời thứ ba tại phòng Bảo hiểm quận Hai Bà Trng - Công ty Bảo hiểm Hà Nội" để nghiên cứu.

Kết cấu đề tài, ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm ba chơng:

Ch

ơng I: Tổng quan về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối

với ngời thứ ba.

Trang 2

ơng II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của

chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba tại phòng bảo hiểm quận Hai Bà Trng.

Ch

ơng III: Những tồn tại và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và

nâng cao hiệu quả nghiệp vụ trong thời gian tới.

Để hoàn thành đề tài này, em đã nhận đợc sự giúp đỡ của các cán bộchuyên môn ở phòng bảo hiểm quận Hai Bà Trng, và đặc biệt là sự quantâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo trực tiếp hớng dẫn: TS.Nguyễn Văn Định Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối vớinhững quan tâm giúp đỡ đó

Song do còn hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tếnên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận đợcnhững ý kiến góp ý của các thầy cô và các bạn giúp em hoàn thiện hơn vềnghiệp vụ này

Trang 3

Chơng I Tổng quan về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của

chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba.

I- Khái quát chung về trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

1 Trách nhiệm dân sự.

Trong xã hội ngày nay, mỗi hoạt động của cá nhân hay tổ chức đềuchịu sự quản lý và điều chỉnh của pháp luật, pháp luật công nhận và bảo vệcác quyền lợi và lợi ích chính đáng của họ, một khi những lợi ích đó bị xâmhại, họ có quyền đợc đòi hỏi sự bồi thờng và bù đắp hợp lý Xuất phát từviệc cần thiết phải bảo vệ các quyền lợi chính đáng trên, nó đã đợc thể chếhoá thành một chế tài của pháp luật dân sự, đó là "Trách nhiệm dân sự" vàbắt buộc mọi công dân phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình khihoạt động của họ làm phát sinh trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự là gì? Hiện nay Bộ luật Dân sự nớc ta cha đa ra

đ-ợc một khái niệm rõ ràng Tuy nhiên theo nghĩa rộng có thể hiểu TNDS làtrách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tại Điều 285 Bộ luậtdân sự nớc CHXHCN Việt Nam đã nêu rõ "Nghĩa vụ dân sự chính là việc

mà theo qui định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể không đợc làmhoặc bắt buộc phải làm một hành động nào đó đối với một hoặc nhiều chủthể khác (gọi chung là ngời có quyền)" Ngời có trách nhiệm dân sự màkhông thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thì phảichịu trách nhiệm đối với " ngời có quyền và pháp luật" Theo đó nghĩa vụdân sự có thể phát sinh từ:

- Việc gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật

Trang 4

danh dự và uy tín của ngời khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm,xin lỗi công khai, còn phải bồi thờng một khoản tiền cho ngời bị hại".Thế nhng luật dân sự cũng qui định, một chủ thể chỉ phải chịu TNDS

đối với một ngời khác khi có lỗi của họ (do cố ý hoặc vô ý) và từ việc họ có

tự giác thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ dân sự hay không Nếu nh một ngờichứng minh đợc rằng việc không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủnghĩa vụ này không phải là do chủ ý của họ mà là vì một lý do nào kháctheo qui định bắt buộc của pháp luật, hoặc là lý do bất khả kháng thì sẽ đợcxem xét lại Nh vậy cơ sở pháp lý của TNDS chính là xuất phát từ nhữngqui định của pháp luật nói chung và qui định trong luật dân sự nói riêng, lấy

đó làm căn cứ để đối chiếm xem xét một hành động có hay không có làmphát sinh TNDS, và thực hiện nghĩa vụ dân sự đó nh thế nào mới đúng vàphù hợp luật pháp

2 Các yếu tố làm phát sinh TNDS.

a Đặc điểm của TNDS.

Là một loại trách nhiệm pháp lý, TNDS mang đầy đủ những đặc điểmchung của loại hình trách nhiệm pháp lý

Thứ nhất: TNDS đợc coi là một biện pháp cỡng chế của pháp luật,

đ-ợc thể hiện dới dạng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệmphải bồi thờng thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị hại

Thứ hai: Cùng với các biện pháp cỡng chế thi hành nghĩa vụ dân sự

nó sẽ đem lại cho ngời thực hiện nghĩa vụ dân sự những hậu quả bất lợi

Thứ ba: TNDS do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nớc thực thi

theo trình tự và thủ tục nhất định đối với những ngời có hành vi trái phápluật gây thiệt hại cho ngời khác nhng cha đủ nghiêm trọng để chịu tráchnhiệm hình sự trớc pháp luật

b Các yếu tố làm phát sinh TNDS.

Việc xác định một hành động có làm pháp sinh trách nhiệm và nghĩa

vụ dân sự hay không thực sự rất phức tạp, có liên quan đến nhiều đối tợngtrong một phạm vi rộng Vì vậy cần phải có sự thống nhất về các yếu tố cấuthành, làm căn cứ để xác định TNDS Việc xác định TNDS đối với các nớckhác nhau có thể có sự khác nhau, nhng hiện tại nhìn chung luật pháp cácnớc đều thống nhất ba yếu tố sau, và đó cũng chính là những điều kiện làmphát sinh TNDS Cụ thể:

- Phải có thiệt hại thực tế của bên bị hại

- Phải có lỗi của ngời gây ra thiệt hại

- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế

Trang 5

Trong thực tế, TNDS biểu hiện dới hai dạng: Trách nhiệm theo hợp

đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng Trách nhiệm ngoài hợp đồng phátsinh từ các qui định của pháp luật Luật pháp buộc mọi ngời phải có tráchnhiệm không đợc làm thiệt hại về vật chất cũng nh tinh thần của ngời khác.Nghĩa vụ phải bồi thờng trong trờng hợp này là tất yếu và đợc xem nh làhành vi tuân thủ pháp luật

Khác với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, TNDS theo hợp đồng phátsinh trên cơ sở những thoả thuận giữa ngời hoặc bên này với ngời khác hoặcbên khác trong một hợp đồng Nh vậy TNDS theo hợp đồng chỉ phát sinh khicác bên có mối quan hệ từ trớc, và có quan hệ trực tiếp đến hợp đồng đợc kýkết, liên quan đến các chủ thể ký kết hợp đồng; họ đều là những ngời có đầy đủnăng lực hành vi Vì thế chủ trách nhiệm, hay ngời gây ra thiệt hại là những chủthể có năng lực hành vi, không giống nh TNDS ngoài hợp đồng, chủ thể gây rathiệt hại có thể là con ngời, có thể là súc vật Bởi vậy trách nhiệm bồi thờngcũng có sự khác nhau, liên quan đến những ngời đại diện hợp pháp hoặc chủ sởhữu (đối với vật và gia súc) Đây chính là điểm khác nhau căn bản giữa TNDSngoài hợp đồng và TNDS theo hợp đồng

Việc phát sinh TNDS thờng bất ngờ và không ai có thể dự đoán đợcthiết hại của nó Có những trờng hợp thiệt hại lại vợt quá khả năng tài chínhcủa ngời có nghĩa vụ dân sự, nghĩa vụ phải bồi thờng Do đó một chủ phơngtiện xe cơ giới, một chủ lao động, một chủ tàu, một chủ thầu… có thể phải có thể phải

đối mặt với những khiếu nại về nghĩa vụ bồi thờng mà đôi khi có nguy cơlàm cho họ mất việc hoặc phá sản Vì thế vấn đề đặt ra phải làm thế nào để

xử lý và hạn chế những rủi ro mang tính xã hội này là vấn đề mà mỗi cánhân, tổ chức và Nhà nớc phải quan tâm giải quyết Có thể nói một biệnpháp để giải quyết tốt nhất, u việt nhất vấn đề này đó chính là bảo hiểm.Với chức năng đặc biệt của mình là phân tán rủi ro, các doanh nghiệp và tổchức bảo hiểm có thể làm giảm bớt đi phần nào mối quan tâm lo lắng trên

Đấy chính là lý do để các cá nhân, tổ chức chuyển giao những rủi ro vàtrách nhiệm của mình cho các nhà bảo hiểm bằng cách lựa chọn cho mĩnhnhững sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm phù hợp

3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà theo đóngời bảo hiểm cam kết bồi thờng phần trách nhiệm dân sự của ngời đợc bảohiểm theo cách thức và hạn mức đã đợc hai bên thoả thuận trong hợp đồngvới điều kiện ngời tham gia bảo hiểm phải đóng một khoản phí tơng ứng

Nh vậy mục đích của ngời tham gia bảo hiểm chính là chuyển giaophần trách nhiệm dân sự của mình, mà chủ yếu là trách nhiệm bồi thờng cóthể sẽ phát sinh cho ngời bảo hiểm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời từrất sớm và phát triển khá mạnh Sự phát triển của nghiệp vụ luôn gắn liền và

Trang 6

chịu sự tác động của tình hình phát triển kinh tế xã hội, cũng nh những điềuchính của luật pháp và Bộ luật dân sự Cùng với sự phát triển mọi mặt củanền kinh tế, của đời sống con ngời, nhu cầu bảo hiểm nói chung và bảohiểm TNDS ngày càng tăng, càng đa dạng và phong phú.

Để đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu về bảo hiểm của xã hội,các nhà bảo hiểm đã triển khai rất nhiều các nghiệp vụ bảo hiểm TNDS nh:

- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba

- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe

- Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với hàng hoá vận chuyển trên xe

- Bảo hiểm TNDS của chủ tàu biển

- Bảo hiểm TNDS của chủ doanh nghiệp

- Bảo hiểm TNDS của chủ hãng hàng không

Trong đó nghiệp vụ của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với

ng-ời thứ ba là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống rất quantrọng mà chúng ta sẽ tìm hiểu và nghiên cứu thêm ở những phần sau Cácnghiệp vụ trên hiện nay đều đã đợc triển khai ở hầu hết các công ty bảohiểm ở Việt Nam, ngoài ra BHTNDS còn có các nghiệp vụ: Bảo hiểmTNDS chủ sản phẩm, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm TNDScủa chủ đầu t… có thể phải

Mặc dù bảo hiểm TNDS có nhiều nghiệp vụ, nhng mỗi nghiệp vụ đềumang những đặc điểm chung của loại hình bảo hiểm TNDS

Thứ nhất: Đối tợng bảo hiểm trong bảo hiểm TNDS mang tính trừu

t-ợng cao Đó chính là phần trách nhiệm dân sự, trách nhiệm phải bồi thờngcủa chủ trách nhiệm cho ngời bị thiệt hại Tuy nhiên nguyên tắc hoạt độngbảo hiểm là chỉ nhận bảo hiểm những rủi ro cha chắc chắn có xảy ra haykhông Do đó theo nguyên tắc này hợp đồng BHTNDS chỉ đợc ký kết khicha có sự cố làm phát sinh trách nhiệm bồi thờng Điều này cũng có nghĩa

là khi ký kết hợp đồng, đối tợng bảo hiểm cha có thể nhận biết đợc, khôngthể nhìn hay cảm nhận bằng các giác quan vì thực tế các đối tợng bảo hiểmcha thực sự hiện hữu Vì thế khi rủi ro xẩy ra gây thiệt hại lớn hay nhỏ thìtrách nhiệm của nhà bảo hiểm cũng theo đó mà cao hay thấp

Thứ hai: Phơng thức bảo hiểm có hoặc không có giới hạn Để hạn chế

trách nhiệm bồi thờng có khi quá cao gây rối loạn hoạt động kinh doanh,các nhà bảo hiểm thờng tìm cách giới hạn trách nhiệm bồi thờng của mìnhtrong các hợp đồng bảo hiểm TNDS Đối với loại hợp đồng này số tiền bồithờng trong một vụ tai nạn rủi ro đợc ấn định trớc và có sự thoả thuận nhấttrí của cả hai bên Khi đó số tiền bảo hiểm đợc gọi là hạn mức trách nhiệm

và nhà bảo hiểm chỉ bồi thờng tối đa thiệt hại bằng với hạn mức trách

Trang 7

nhiệm này Mặc dù hợp đồng bảo hiểm có giới hạn có thể giảm đợc số phíphải đóng, nhng đổi lại ngời đợc bảo hiểm, chủ trách nhệm không đợc bảo

vệ hoàn toàn phần trách nhiệm của mình, đặc biệt là đối với phần tráchnhiệm vợt quá hạn mức đã thoả thuận trong hợp đồng Bởi vậy trong một số tr-ờng hợp các nhà bảo hiểm có thể nhận ký kết hợp đồng bảo hiểm không cógiới hạn Với loại hợp đồng này các nhà bảo hiểm không thể đánh giá đợcchính xác mức độ thiệt hại của rủi ro, không xác định đợc số tiền bảo hiểm, vìthế trách nhiệm bồi thờng của nhà bảo hiểm chính là toàn bộ trách nhiệm phátsinh của ngời đợc bảo hiểm Nh vậy loại hình bảo hiểm này có thể sẽ đẩy cácnhà bảo hiểm đến nguy cơ phá sản nếu nh có quá nhiều rủi ro liên tiếp xẩy ragây thiệt hại lớn Chính lý do này buộc các nhà bảo hiểm khi nhận bảo hiểmkhông có giới hạn phải sử dụng triệt để mọi biện pháp nhằm phân tán rủi robảo vệ cho sự tồn tại của chính mình

Thứ ba: Bảo hiểm TNDS là mối quan hệ ba bên: ngời bảo hiểm, ngời

đợc bảo hiểm, và ngời đợc hởng quyền lợi bảo hiểm Tuy nhiên khác vớicác loại hình bảo hiểm khác, trong BHTNDS, bên thứ ba, những ngời hởngquyền lợi bảo hiểm không đợc hiện diện trong hợp đồng bảo hiểm, nhngtheo qui định họ có quyền trực tiếp khiếu nại đến cơ quan bảo hiểm để đợcbồi thờng thiệt hại Chính thực hiện qui định này mà nguyên tắc thế quyền

đợc áp dụng rộng rãi trong bảo hiểm TNDS Ngời bảo hiểm sau khi bồi ờng cho bên bị thiệt hại sẽ thế quyền để khiếu nại những bên có lỗi (các chủtrách nhiệm) trong sự kiện bảo hiểm

th-Thị trờng bảo hiểm ngày càng hoàn thiện và phát triển; đa dạng hoá vànâng cao chất lợng sản phẩm là xu hớng tất yếu, mà mỗi công ty, tổ chứcbảo hiểm cần phải lu tâm giải quyết để theo kịp trong tình hình cạnh tranhmới

II- Sự cần thiết phải triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba.

1 Đặc điểm, tính năng hoạt động của xe cơ giới.

Xe cơ giới, theo qui định hiện hành, là tất cả các loại xe hoạt động trên

đờng bộ bằng chính động cơ của mình và đợc phép lu hành trên lãnh thổcủa mỗi quốc gia Nh vậy theo khái niệm này, xe cơ giới chiếm một số lợnglớn và một vị trí quan trọng trong ngành giao thông vận tải, một ngành kinh

tế kỹ thuật có ảnh hởng rất lớn đến hầu hết các ngành kinh tế, an ninh quốcphòng và đối ngoại; là sợi dây kết nối các mối quan hệ giao lu thông thơnghàng hoá giữa các vùng, các khu vực với nhau, giữa trong nớc và ngoài nớctạo điều kiện phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng cao củangời dân Với thực tế nền kinh tế nớc ta hiện nay, việc đi lại, vận chuyểnbằng xe cơ giới là hình thức chủ yếu và phổ biến, đợc sử dụng rộng rãitrong nền kinh tế quốc dân

Trang 8

Tuy nhiên mặt trái của hình thức vận chuyển này là vấn đề an toàntrong vận hành, là mức độ nguy hiểm lớn, khả năng gây ra tai nạn cao do sốlợng đầu xe quá dày đặc, đa dạng về chủng loại lại bất cập về chất lợng.Hơn nữa tình trạng đờng sá ngày càng xuống cấp và không đợc đầu t tu sửakịp thời Tất cả các nhân tố đó chính là các nguy cơ, các nguyên nhân chủyếu dẫn đến các vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về ngời và của, cũng

nh tinh thần của ngời dân và trật tự an toàn xã hội

Rủi ro, đó là đặc điểm lớn nhất của xe cơ giới trong hoạt động giaothông đờng bộ, đó là vấn đề mà cả thế giới phải quan tâm lo lắng, bởi vìnhững rủi ro do xe cơ giới gây ra chỉ có thể hạn chế một phần nào đó, màkhông thể kiểm soát một cách tuyệt đối đợc Rủi ro là yếu tố ngẫu nhiên cóthể xẩy ra cho bất cứ cá nhân, bất cứ phơng tiện giao thông nào và ở bất cứnơi đâu, không một ai có thể đảm bảo chắc chắn họ đang đợc an toàn mộtcách tuyệt đối Mặc dù vậy trong thực tế nhu cầu đi lại, nhu cầu chuyên chởbằng các phơng tiện xe cơ giới là rất lớn và ngày càng có xu hớng gia tăng

Đây chính là điều cần phải quan tâm cho sự an toàn của hoạt động xe cơgiới nói riêng, cũng nh ngành giao thông vận tải và xã hội nói chung

Trang 9

2 Sự cần thiết phải triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ

xe cơ giới đối với ngời thứ ba.

Trong cuộc sống, con ngời luôn luôn mong muốn đợc bình an vô sự,thế nhng lịch sử phát triển từ bao đời nay đã cho thấy những rủi ro bất ngờvẫn luôn xẩy ra ngoài ý muốn của con ngời Những nguy cơ rủi ro vẫn luônrình rập đe doạ đến tính mạng, cuộc sống của mỗi ngời, đe doạ sự ổn địnhcủa nền kinh tế, xã hội

Sự phát triển nhanh chóng của phơng tiện cơ giới một mặt đem lại chocon ngời một hình thức vận chuyển thuận tiện, kịp thời, rẻ và đặc biệt phùhợp với nhu cầu của đại đa số dân c Việt Nam hiện nay Nhng chính do tínhcơ động cao nên nguy cơ gây ra rủi ro tai nạn của xe cơ giới là rất lớn Từnửa cuối thế kỷ 19, vào năm 1896 khi mô hình chiếc xe ô tô đầu tiên ra đời

và chạy thử nghiệm ở Anh thì chỉ 10 ngày sau đã làm cán chết hai ngời.Cho đến nay, trên thế giới đã có hành loạt các loại phơng tiện cơ giới vớinhiều chủng loại, kiểu dáng và tính năng khác nhau ra đời và tham gia hoạt

động trong ngành giao thông vận tải

Riêng ở Việt Nam, 10 năm qua phơng tiện cơ giới đờng bộ đã có mộtmức tăng trởng khá cao, đặc biệt là mô tô Từ năm 1990 đến năm 1999 số l-ợng phơng tiện xe cơ giới tăng 4,6 lần, từ 1.455.657 chiếc lên 6.065.000chiếc, bình quân hàng năm tăng lên 16,8% Trong đó ô tô tăng 7,33% mô tô

là 18,99% Năm 1999 so với năm 1990 số lợng ô tô tăng 1,8 lần, mô tô tăng4,63 lần

Mặc dù tốc độ gia tăng các loại phơng tiện xe cơ giới cao nh vậy nhngtốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải đờng bộ cònhạn chế, còn nhiều vấn đề tồn tại cần đợc giải quyết Số liệu thống kê chothấy, năm 1998 cả nớc có 106.134 km đờng bộ thì chỉ có khoảng 28,37% đ-

ợc rải nhựa nhng chất lợng kém và ngày càng xuống cấp trầm trọng Điềunày thể hiện sự yếu kém của cơ sở hạ tầng trong ngành giao thông nớc ta.Cùng với sự phát triển bất hợp lý, không đồng đều giữa số lợng phơngtiện xe cơ giới với sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là sựgia tăng của các vụ tai nạn giao thông Theo ớc tính hàng năm trên thế giới

có hàng triệu vụ tai nạn xe cơ giới xẩy ra, phá huỷ một số lợng lớn tài sản

và làm bị chết, bị thơng nhiều ngời gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tếquốc dân Đối với nớc ta mặc dù Nhà nớc cùng với các cơ quan hữu quan

đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa hạn chế tai nạn một cách tích cực song tainạn giao thông vẫn không vì thế mà giảm xuống, ngợc lại lại có xu hớnggia tăng và tính nghiêm trọng cũng cao hơn Theo số liệu thống kê của cụccảnh sát, trung bình mỗi ngày xẩy ra 33 vụ tai nạn xe cơ giới, làm chết 20ngời và bị thơng 35 ngời, cha kể các thiệt hại về vật chất, tinh thần cũng nhgây ảnh hởng những mặt khác trong đời sống xã hội Từ 1991 đến 1994, tức

Trang 10

là trớc khi có Nghị định 36 CP và cũng là lúc nền kinh tế chuyển mạnh sangnền kinh tế thị trờng, phơng tiện cơ giới bắt đầu tăng nhanh, bùng nổ cáchoạt động vận tải t nhân trong lúc Chính phủ cha có các biện pháp mạnh vềtrật tự an toàn giao thông, nên bình quân gia tăng tai nạn giao thông của nămsau so với năm trớc là 22,5% về số vụ, 27,78% về số ngời chết, 30,6% về sốngời bị thơng Sau khi có nghị định 36 CP (5/1995) tình hình có xu hớnggiảm xuống nhng vẫn đang còn ở mức cao, cụ thể năm sau so với năm trớc ởgiai đoạn 1995 - 1999 tăng 7,97% về số vụ, 5,53% về số ngời chết và 9,35%

về số ngời bị thơng

Điểm đáng lu tâm nhất ở đây chính là tai nạn xe cơ giới luôn chiếm tỷ

lệ cao trong các loại hình giao thông vận tải, chiếm 93,7% về số vụ, 94,13%

số ngời chết và 98,8% về số ngời bị thơng, và tỷ lệ này luôn ở mức ổn định,không thay đổi nhiều qua các năm Theo Giáo s R.Smeed ở Viện nghiêncứu đờng bộ Anh Nếu gọi N là số dân, P là số xe đợc đăng ký, số vụ tainạn gây chết ngời là D thì sẽ xác lập đợc mối quan hệ:

Làm thế nào để sẵn sàng có nguồn tài chính cho việc giải quyết bồi ờng hậu quả các vụ tai nạn, bảo vệ quyền lợi của ngời bị hại? Đây là mốiquan tâm không chỉ của Nhà nớc mà còn của các chủ xe và bản thân ngời bịthiệt hại Những khoản tiết kiệm, dự trữ có nhiều khi không đủ để bù đắpthiệt hại mà lại làm chết vốn Vì thế biện pháp khả dĩ hữu hiệu nhất khắcphục đợc nhợc điểm trên chính là tham gia bảo hiểm Quĩ bảo hiểm đợcthành lập dựa trên sự đóng góp một khoản tiền nhỏ của các chủ xe cho cáccông ty bảo hiểm để bồi thờng cho ngời bị hại khi phơng tiện của họ hoạt

th-động gây ra tai nạn rủi ro sẽ giảm đi phần nào gánh nặng của Nhà nớc cũng

nh các chủ trách nhiệm Xuất phát từ vấn đề trên, bảo hiểm TNDS của chủ

xe cơ giới đối với ngời thứ ba ra đời đã đáp ứng kịp thời nhu cầu kháchquan này của xã hội và cũng là điều mong muốn tha thiết của các chủ xe,chủ phơng tiện

(Nguồn tài liệu : Tình hình phát triển phơng tiện co giới đờng bộ , văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia

Trang 11

3 Cơ sở hình thành tính bắt buộc của BHTNDS của chủ xe cơ giới

đối với ngời thứ ba.

Nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ phơng tiện cơ giới, bảo vệ quyềnlợi của nạn nhân Ngày 10/3/1988 Hội đồng Bộ trởng nay là Thủ tớngChính phủ đã ban hành Nghị định 30/HĐBT về chế độ bảo hiểm TNDS củachủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba dới hình thức bắt buộc Sau khi thực hiện

đợc một thời gian và cũng là để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tìnhhình mới, ngày 17/12/1997 Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/NĐ-CPqui định rõ tính bắt buộc đối với nghiệp vụ và với các doanh nghiệp bảohiểm cũng nh chủ phơng tiện xe cơ giới Theo tinh thần của Nghị định 115/NĐ-CP thì "chủ xe cơ giới, kể cả chủ xe là ngời nớc ngoài có giấy phép sửdụng xe cơ giới trên lãnh thổ nớc Cộng hoà XHCN Việt Nam đều phải thamgia bảo hiểm tại các cơ quan bảo hiểm Nhà nớc về bảo hiểm trách nhiệmdân sự đối với những thiệt hại do hoạt động của xe cơ giới gây ra cho ng ờikhác "(Điều I Nghị định 115/NĐ-CP) và Nghị định cũng nêu rõ ngời bịthiệt hại có quyền trực tiếp khiếu nại đến các doanh nghiệp bảo hiểm Nhànớc để đòi bồi thờng thiệt hại Sở dĩ Nghị định bắt buộc các chủ xe cơ giới,cũng nh các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghiêm túc bảo hiểm TNDScủa chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba chính là xuất phát từ những lý do cơbản sau:

Thứ nhất: Đó là nhằm bảo vệ những quyền lợi hợp pháp và chính

đáng của những ngời bị thiệt hại do lỗi của các chủ trách nhiệm, chủ phơngtiện xe cơ giới gây ra đối với họ, cũng là bảo vệ lợi ích của toàn xã hội vànhững ngời sống trong cộng đồng Bởi vì trong nhiều trờng hợp ngời gây tainạn bị chết, bỏ trốn hay không đủ khả năng tài chính để bồi thờng, lạikhông tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với ng-

ời thứ ba thì những hậu quả đều phải do ngời bị thiệt hại cũng nh những

ng-ời thân, cộng đồng của họ phải gánh chịu

Thứ hai: Việc bắt buộc thực hiện còn để nâng cao trách nhiệm trong

việc điều khiển sử dụng xe, giúp các cơ quan quản lý quản lý tốt các đầu xe

đang lu hành và thống kê đầy đủ các vụ tai nạn cũng nh nguyên nhân của

nó để có biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất một cách hiệu quả

Thứ ba: Ngoài ra tính bắt buộc còn xuất phát từ việc thi hành nghiêm

túc những qui định của luật pháp, thực hiện tốt nghĩa vụ dân sự, chủ yếu lànghĩa vụ bồi thờng của chủ trách nhiệm đã đợc qui định trong bộ luật dân

sự, thể hiện sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật

Nh vậy việc tiến hành bắt buộc nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xecơ giới đối với ngời thứ ba là một việc làm có ý nghĩa nhân đạo thiết thựcnhằm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân, nâng cao tinh thần trách nhiệm của

Trang 12

chủ phơng tiện, thúc đẩy việc thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giaothông, pháp luật, đồng thời mang lại sự ổn định và an toàn cho xã hội.

4 Tác dụng và quá trình phát triển của bảo hiểm TNDS của chủ

xe cơ giới đối với ngời thứ ba.

Trên thế giới bảo hiểm nói chung và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơgiới nói riêng ra đời từ rất sớm ở các nớc phát triển, bảo hiểm là một thuậtngữ quen thuộc và sản phẩm bảo hiểm luôn đợc coi nh là một yếu tố quantrọng, một hàng hoá thiết yếu trong cuộc sống

ở Việt Nam bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba

đ-ợc coi là một nghiệp vụ truyền thống, đđ-ợc triển khai từ rất sớm và có tiềmnăng phát triển mạnh Ngay từ năm đầu thành lập (01/1965) công ty Bảohiểm Việt Nam đã triển khai nghiệp vụ này ở hầu hết các tỉnh thành Saungày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giớivới ngời thứ ba đợc triển khai ở thành phố Hồ Chí Minh theo tập quán cũcủa chế độ nguỵ quyền Sài Gòn Đến năm 1980 nghiệp vụ đợc mở rộngphát triển trên phạm vi cả nớc Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1980 đến 1987nghiệp vụ đợc triển khai dới hình thức tự nguyện nên đã bộc lộ những hạnchế nhất định Kể từ khi có Nghị định 30/HĐBT và đặc biệt là Nghị định115/NĐ-CP (1997) qui định việc bắt buộc của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS,nghiệp vụ này mới phát huy đợc những tác dụng to lớn của nó

Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với ngời thứ ba là mộtbiện pháp kinh tế, huy động sự đóng góp của các chủ phơng tiện để hìnhthành nên một quĩ tài chính độc lập dùng để bồi thờng, bù đắp tổn thất chonhững thiệt hại, cho phần trách nhiệm dân sự mà các chủ phơng tiện gây ratrong quá trình hoạt động Do đó thông qua công tác bồi thờng, BHTNDScủa chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba sẽ góp phần nhanh chóng khắc phục

đợc những hậu quả, khó khăn về tài chính và sức khoẻ cũng nh tinh thầncho ngời bị nạn, giúp họ nhanh chóng khôi phục sau rủi ro tai nạn Đồngthời nó cũng giúp chủ phơng tiện giảm nhẹ đợc gánh nặng vật chất và tinhthần, đảm bảo đợc quyền lợi cho ngời bị thiệt hại, thực hiện nghiêm túcnghĩa vụ dân sự của chủ trách nhiệm

Nghiệp vụ ra đời góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho ngân sáchNhà nớc, đồng thời làm tăng thu cho ngân sách, tăng thu ngoại tệ cho Nhànớc Việc đóng phí bảo hiểm sẽ là một nguồn tài chính đáng kể, ngoài việcdùng để bồi thờng thiệt hại và chỉ đề phòng hạn chế tổn thất nó cũng có thể

đợc sử dụng để đầu t trở lại nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giaothông, cũng nh các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc

đẩy tốc độ tăng trởng và phát triển kinh tế Điều này thể hiện tính u việt củabảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba, và đề cao ý nghĩa t-

ơng hỗ, tơng thân tơng ái trong lĩnh vực hoạt động bảo hiểm

Trang 13

Về mặt xã hội, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba

đã góp phần đảm bảo trật tự an ninh và an toàn xã hội Thông qua công tácthơng lợng, hoà giải làm giảm bớt bức xúc căng thẳng giữa chủ xe và ngời

bị thiệt hại trong vụ tai nạn Nó cũng giúp lái xe ý thức hơn đợc trách nhiệmcủa mình trong quá trình điều khiển và sử dụng xe Đây chính là tác dụngthiết thực của nghiệp vụ, thể hiện vai trò trung gian hoà giải mang tính chấtphát lý của các tổ chức bảo hiểm

Thông qua con số thống kê của nghiệp vụ, nó cho phép các công tybảo hiểm và các cơ quan hữu quan nhận biết đợc các nguy cơ rủi ro vànguyên nhân gây ra rủi ro, từ đó phối hợp thực hiện các biện pháp đề phòng

và hạn chế tổn thất, giảm đến mức thấp nhất có thể đợc các thiệt hại do tainạn giao thông gây ra Tác dụng này nó thể hiện phơng cách "phòng bệnhhơn chữa bệnh" của lĩnh vực bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểmTNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba nói riêng

Nh vậy với t cách là một nghiệp vụ bảo hiểm mang tính bắt buộc,nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba vừa mangtính kinh tế, vừa mang tính xã hội, thể hiện tinh thần tơng thân tơng ái, tínhnhân văn, nhân đạo cao cả trong nền kinh tế thị trờng hiện nay Một lần nữakhẳng định sự cần thiết khách quan cũng nh tính bắt buộc của nghiệp vụ

III- Những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba.

1 Đối tợng và phạm vi bảo hiểm.

a Đối tợng bảo hiểm.

Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba là BHTN bồithờng của chủ phơng tiện xe cơ giới hoặc chủ trách nhệm khi phơng tiện đavào hoạt động gây thiệt hại cho ngời thứ ba

Nh vậy đối tợng bảo hiểm của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối vớingời thứ ba chính là phần TNDS, trách nhiệm bồi thờng của chủ xe đối vớinhững hậu quả đợc tính bằng tiền theo qui định của luật pháp theo biên bảnhoà giải thơng lợng hay phán quyết của toà án bắt buộc chủ xe phải gánhchịu trách nhiệm do việc lu hành xe gây ra tai nạn làm thiệt hại hoặc tổnthất về tài sản, tinh thần, tính mạng của ngời thứ ba

Là trách nhiệm bồi thờng thiệt hại, phát sinh khi phơng tiện đa vào luthông gây ra tai nạn, do đó đối tợng bảo hiểm của nghiệp vụ mang tính trừutợng không hiện hữu và xác định trớc khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, chỉ khinào xe gây ra tai nạn gây thiệt hại thì khi đó nó mới xác định đợc cụ thể.Mặc dù không hiện hữu trong hợp đồng bảo hiểm nhng đối tợng bảohiểm có mối quan hệ mật thiết đối với chủ xe cơ giới và ngời thứ ba, thờngtrong các vụ tai nạn ngời phải chịu TNDS là chủ xe, là chủ sở hữu phơng

Trang 14

tiện xe cơ giới Theo Quyết định số 299/1998/QD-BTC do Bộ Tài chính banhành ngày 16/3/1998 thì: "Chủ xe là ngời có quyền sở hữu phơng tiện, làngời đứng tên trong giấy đăng ký xe và trong giấy phép lu hành xe Bởi vậykhi tai nạn xẩy ra thì đa số chủ xe là ngời phải chịu trách nhiệm bồi thờngngay cả khi họ không trực tiếp điều khiển sử dụng xe Còn nếu trờng hợp xecơ giới đợc chủ xe cho thuê mợn xe nhng không kèm theo ngời lái thì ngời

đợc giao quyền sử dụng và khai thác phải chịu trách nhiệm bồi thờng nhữngthiệt hại do việc sử dụng chiéc xe đó gây ra

Ngoài ra quyết định 299 cũng đã qui định rõ: “ Ngời thứ ba là nhữngngời bị thiệt hại về thân thể và tài sản (loại trừ vàng, bạc, đá quí, tiền và cácloại giấy tờ khác có giá trị nh tiền, đồ cổ ) do xe cơ giới gây ra nhng loạitrừ những ngời trên xe , lái phụ xe và hành khác đi trên chính chiếc xe đó.” Tuy nhiên những trờng hợp sau đây cũng không đợc xem là ngời thứ ba:

- Thân nhân của chủ xe và lái xe

- Những ngời làm công cho chủ xe và lái xe

- Tài sản, t trang hành lý của những ngời nói trên

- Các khoản phạt mà chủ xe, lái xe phải chịu

Nh vậy ngời thứ ba không hề có quan hệ về mặt pháp lý đối với ngờibảo hiểm, tuy nhiên họ lại có quan hệ trong nghĩa vụ dân sự của ngời đợcbảo hiểm, họ chính là ngời đợc hởng thụ quyền lợi từ chủ trách nhiệm qua

sự chuyển giao cho nhà bảo hiểm thông qua việc mua bảo hiểm Bởi vậy họ

có quyền trực tiếp khiếu nại đến các công ty bảo hiểm để nhận đợc sự bồithờng thoả đáng cho những tổn thất đã xẩy ra

* Cơ sở hình thành TNDS

Không hiện hữu trong hợp đồng và không thể xác định trớc đợc khicha có rủi ro tai nạn xẩy ra Vì thế trách nhiệm bồi thờng thiệt hại cho ngờithứ ba là trách nhiệm ngoài hợp đồng, phát sinh từ hành vi trái pháp luậtgây thiệt hại đến tài sản chung của xã hội, tài sản của công dân hay tínhmạng sức khoẻ của ngời khác Tuy nhiên trách nhiệm bồi thờng của các chủ

xe cơ giới đối với ngời thứ ba chỉ phát sinh khi hội tụ đủ ba điều kiện sau:

- Một là: Phải có thiệt hại thực tế Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu

khi xem xét đến nghĩa vụ bồi thờng của chủ trách nhiệm Thông thờngnhững thiệt hại đợc tính đến là những thiệt hại về tài sản, những chi phí phátsinh và thu nhập thực tế bị giảm sút hay bị mất do thiệt hại về tính mạng,sức khoẻ và mặc nhiên những thiệt hại này phải tính toán và qui đổi đợc.Thế nhng với mục đích tơng thân tơng ái, hỗ trợ an ủi nạn nhân, có nhữngthiệt hại không thể tính toán đợc thành tiền nh thiệt hại về thẩm mỹ, mồ côi,

Trang 15

goá bụa… có thể phải Thì gia đình thân nhân vẫn có thể đợc xem xét bồi thờng nhân

đạo bằng một số tơng đối phù hợp theo phán quyết của toà án

- Hai là: Phải có lỗi của ngời gây thiệt hại Đây chính là yếu tố để

xem xét ngời gây thiệt hại chịu trách nhiệm nh thế nào đối với các tổn thất,tuỳ theo mức độ lỗi mà ngời gây thiệt hại phải chịu một phần hay toàn bộtrách nhiệm phát sinh Trong vấn đề này lỗi của ngời gây thiệt hại đợc xác

định trên cơ sở mức độ sai phạm của anh ta Trong trờng hợp chứng minh

đ-ợc tai nạn xẩy ra là do lỗi của nạn nhân thì chủ xe đđ-ợc miễn trừ tráchnhiệm Mặc dù không phải bất cứ một vụ tai nạn nào ngời lái xe cũng cólỗi, nhng họ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thờng Thực tế có những vụ tainạn xẩy ra là do xuất phát từ nguồn nguy hiểm cao độ (xe đang xuống dốc

bị đứt phanh, đang chạy bị nổ lốp )

- Ba là: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế.

Theo yếu tố này, thiệt hại thực tế phải là hệ quả tất yếu của lỗi do chủ

ph-ơng tiện gây ra Ngợc lại lỗi phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc có ý nghĩaquyết định gây ra thiệt hại

Những yếu tố trên là các căn cứ quan trọng và cần thiết khách quan cóliên quan trực tiếp đến công tác giám định và bồi thờng tổn thất

và đợc coi là các chi phí cần thiết và hợp lý

Đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba, cáccông ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm những tai nạn và thiệt hại thuộc phạm

vi sau:

+ Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của ngời thứ ba

+ Các thiệt hại về tài sản, công trình đờng xá, cầu cống của bên thứ ba+ Các chi phí hợp lý và cần thiết đề phòng tổn thất; các chi phí để thựchiện các biện pháp do công ty bảo hiểm đề xuất

+ Thiệt hại về thu nhập, quá trình sản xuất kinh doanh của ngời thứ ba.+ Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của những ngời thamgia cứu chữa ngăn ngừa tai nạn

+ Những chi phí y tế cần thiết cho việc chăm sóc, cấp cứu nạn nhân

Trang 16

Tuy nhiên tuỳ vào tình hình thực tế và yêu cầu của ngời đợc bảo hiểm

mà các công ty có thể mở rộng phạm vi bảo hiểm cho những loại rủi rokhác Những khoản bổ sung về phạm vi bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểmluôn phải kéo theo một khoản phí đóng thêm nhất định nhằm đảm bảonguyên tắc cân bằng thu chi và có lãi của lĩnh vực hoạt động kinh doanhbảo hiểm

* Các khoản loại trừ bảo hiểm

Nhằm thu hẹp và giảm xác suất xẩy ra rủi ro tạo ổn định trong hoạt

động kinh doanh và cũng là để nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ

ph-ơng tiện, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba không chịutrách nhiệm bồi thờng thiệt hại gây ra trong các trờng hợp sau:

- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, hoặc của ngời bị thiệt hại;

- Lái xe không có bằng lái hợp lệ, lái xe có nồng độ cồn, rợu, bia vợtquá qui định của pháp luật

- Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép (không có giấy phép vận chuyểnhoặc vận chuyển trái với các qui định trong giấy phép vận chuyển)

- Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phéo, chạy thử saukhi sửa chữa (trừ khi có thoả thuận khác)

- Xe đi vào đờng cấm, khu vực cấm; xe đi đêm không có đủ đèn chiếusáng theo qui định

- Chiến tranh và các nguyên nhân tơng tự nh chiến tranh

- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nớc Cộng hoà XHCN Việt Nam (trừkhi có thoả thuận khác)

- Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp nh: Giảm giá trị thơngmại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại

- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cớp trong tai nạn

- Xe chở quá trọng tải hoặc quá số lợng hành khách qui định

Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm bồi ờng thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm:

th Vàng bạc, đá quí

- Tiền, các loại giấy tờ có giá trị nh tiền

- Đồ cổ, tranh ảnh quí hiếm

- Thi hài, hài cốt

Việc đa ra các điều khoản loại trừ ở trên không những giảm bớt đợcphần nào tình trạng lái xe âủ, vô trách nhiệm coi thờng pháp luật, đặc biệt

Trang 17

là luật an toàn giao thông của các chủ xe và lái xe, nó cũng chính là các căn

cứ để giúp các công ty bảo hiểm, toà án giải quyết các tranh chấp phát sinhkhi có thiệt hại xẩy ra

2 Hạn mức trách nhiệm - Phí bảo hiểm và phơng pháp tính phí.

a Hạn mức trách nhiệm.

Do tính chất đặc trng của loại hình bảo hiểm TNDS là đối tợng bảohiểm mang tính chất trừu tợng, không thể xác định trớc vào thời điểm kýkết hợp đồng, vì thế nhà bảo hiểm không thể tính toán đợc mức độ bồi th-ờng tối đa của chủ trách nhiệm dân sự chuyển sang cho mình Chính vì vậy,

để chủ động trong kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm thờng giới hạncho mình một mức trách nhiệm nhất định trong mỗi hợp đồng bảo hiểm.Hạn mức trách nhiệm bảo hiểm chính là số tiền cao nhất mà doanhnghiệp bảo hiểm có thể phải trả trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vitrách nhiệm bảo hiểm

Đợc triển khai dới hình thức bắt buộc, đối tợng thiệt hại lại khá đadạng, có những thiệt hại có thể tính toán đợc thành tiền nhng cũng cónhững thiệt hại là vô giá, không thể qui đổi hay thay thế bù đắp đợc nh thiệthại về con ngời Do đó bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ

ba luôn qui định hạn mức trách nhiệm tối thiểu về ngời và tài sản bắt buộcmọi chủ xe phải tuân thủ tham gia thực hiện ở nớc ta Bộ Tài chính qui

định hạn mức trách nhiệm tối thiểu là:

- 12 triệu/ngời/vụ

- 30 triệu/tài sản/vụ

Tuy nhiên Bộ Tài Chính cũng đa ra những mức trách nhiệm cao hơntùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi chủ xe mà họ có thể lựachọn cho mình một mức phù hợp

Một nguyên tắc quan trọng mà chủ xe cơ giới và ngời bảo hiểm cầnphải lu ý là hạn mức trách nhiệm đợc qui định cho ngời và tài sản là độc lậpvới nhau đợc tính riêng cho mỗi loại theo từng vụ phát sinh trách nhiệm, tức

là số tiền bồi thờng theo từng loại không đợc vợt quá hạn mức đã qui định

và không đợc cộng dồn hay tính bù trừ giữa hai loại trách nhiệm này

Với những tổn thất lớn, trách nhiệm thực tế phát sinh về ngời và tài sản

có thể lớn hơn phần hạn mức trách nhiệm đã đợc thoả thuận trong hợp đồngbảo hiểm Trong những trờng hợp nh vậy dĩ nhiên ngời đợc bảo hiểm phải

tự gánh chịu phần trách nhiệm vợt quá mức này

Hạn mức trách nhiệm bảo hiểm có ảnh hởng trực tiếp và quyết định

đến mức phí mà ngời đợc bảo hiểm phải đóng góp Ngời đợc bảo hiểm sẽphải đóng một mức phí cao hơn nếu nh họ đợc cung cấp một dịch vụ bảo

Trang 18

hiểm có chất lợng tốt hơn, cụ thể là hạn mức trách nhiệm cao hơn Đó là lẽtất yếu trong nền kinh tế thị trờng.

do tính chất đặc thù riêng có của mình phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào một

số yếu tố nh:

- Mức độ rủi ro của loại phơng tiện xe cơ giới

- Hạn mức trách nhiệm của nhà bảo hiểm

- Mức độ thiệt hại của rủi ro

- Phạm vi bảo hiểm

Việc xác định mức phí nói chung là rất khó khăn, bởi phí bảo hiểm lànguồn thu chủ yếu của các công ty bảo hiểm nên mức phí tối thiểu phảithoả mãn đợc các nhu cầu chi cho thanh toán bồi thờng và công tác đềphòng hạn chế tổn thất đồng thời phải đảm bảo cho công ty có đợc một mứclãi nhất định

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trờng, ngày càng cónhiều công ty bảo hiểm gia nhập thị trờng bảo hiểm đã làm cho tình hìnhcạnh tranh trên thị trờng ngày càng gay gắt Chính vì thế việc đa ra mộtmức phí thích hợp là một vấn đề không dễ dàng đối với các công ty bảohiểm Thực vậy, phí bảo hiểm phải là mức phí có khả năng cạnh tranh,không đựơc cao quá cũng không đợc thấp quá dới mức cho phép của Bộ Tàichính, phải là một mức phí ổn định đợc đông đảo khách hàng chấp nhậntham gia bảo đảm nguyên tắc số đông bù số ít và cũng đảm bảo đợc sự cân

đối thu chi trong hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm

Trang 19

định theo phơng pháp thống kê số lớn Thông qua các con số thống kê củacác năm về trớc cho phép các tổ chức bảo hiểm tính toán đợc mức tổn thấtbình quân tính trên một vụ tai nạn cho một đầu xe, từ đó xác định đợc mứcchi phí bình quân cho một vụ tai nạn mà nhà bảo hiểm phải chi trả Tuynhiên do mỗi loại xe, mỗi địa bàn hoạt động khác nhau có một mức rủi rocao hay thấp hoàn toàn không giống nhau Vì thế bắt buộc các nhà bảohiểm phải tính toán mức phí riêng cho từng loại phơng tiện theo từng địabàn hoạt động nhằm đảm bảo sự công bằng và chính xác.

Phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới thờng đợc tính cho thời hạnbảo hiểm một năm và đợc xác định theo công thức:

F = f + d

Trong đó: F - Phí thu một đầu xe

f- Thực phí (phí bồi thờng)d- Phụ phí (thờng từ 20-30%)

- Thực phí (phí bồi thờng) là phần phí cơ bản, chiếm tỷ lệ lớn trongtổng số phí thu của nhà bảo hiểm Do vậy thực phí ( còn gọi là phí thuần ),cần phải đợc tính toán chính xác có căn cứ khoa học Thông thờng, ngời talấy số liệu thống kê của 5 năm quá khứ về các vụ tai nạn, mức tổn thất bìnhquân ở từng địa bàn và xác định đợc phí thuần theo công thức sau:

Si: Số vụ tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe trong năm i

Ti: Thiệt hại bình quân đối với mỗi vụ tai nạn trong năm i

Ci: Số xe thực tế hoạt động trong năm i

i = 1 5 năm

Nh vậy mức phí thuần chính là thơng số giữa tổng tổn thất bình quân 5năm với tổng số xe thực tế hoạt động trong 5 năm theo mốc thời gian tơngứng Tuy nhiên những trờng hợp có qui định về hạn mức trách nhiệm củanhà bảo hiểm, khi tính mức độ tổn thất bình quân (Si) với những vụ tổn thất

có thiệt hại thực tế vợt quá hạn mức trách nhiệm thì chỉ đợc phép lấy tối đabằng hạn mức trách nhiệm bảo hiểm đã đợc ký kết trong giấy chứng nhậnbảo hiểm

- Phụ phí: Thờng đợc xác định theo một tỷ lệ nhất định trên số phí cơbản (F) Tỷ lệ này thờng dao động trong khoảng 20-30% tuỳ thuộc vào từngloại phơng tiện khác nhau và mục đích sử dụng của nó mà doanh nghiệp

Trang 20

bảo hiểm có thể đa ra một tỷ lệ phù hợp Ngoài ra tỷ lệ này đợc xác địnhcao hay thấp còn phụ thuộc vào các khoản chi về quản lý, dự phòng, chi chocông tác đề phòng và hạn chế tổn thất, chi thuế cũng nh các khoản chi vềhoa hồng để có các hợp đồng mới Đối với các loại xe chuyên dụng, xe cũ

có mức độ rủi ro lớn thì tỷ lệ phụ phí đóng thêm so với phí cơ bản đợc BộTài chính qui định thống nhất đối với các doanh nghiệp trong các biểu phí.Dới đây là biểu phí bắt buộc tối thiểu TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngờithứ ba do Bộ Tài chính ban hành kèm theo quyết định 299/1998/QĐ- BTCngày 16/3/1998

Bảng 01: mức phí tối thiểu của Bộ Tài Chính.

MTN Bảo hiểmNgời : 12tr.đ/ng/vụ

6 Đầu kéo xe các loại Tính theo sức kéo qui định

trọng tải nh xe tải ở mục 04

8 Xe có thiết bị đặc biệt chuyên dùng nh

thiết bị nặng bốc hàng, vệ sinh, trộn bê

tông, xe chở xăng dầu…

Tính bằng 120% so với xecùng tải trọng

* Phí ngắn hạn:

Để khuyến khích các chủ xe tham gia bảo hiểm TNDS của chủ xe cơgiới đối với ngời thứ ba, đồng thời tạo điều kiện cho việc tính toán mức phímột cách nhanh gọn các công ty bảo hiểm thờng tính phí ngắn hạn theocông thức:

F* = F x Số tháng hoạt động

12

Trang 21

F: Phí năm

F*: Phí ngắn hạn

Ngoài ra các công ty cũng ban hành thêm bản qui định tỷ lệ phí theo

số tháng hoạt động của xe

Dới 03 tháng: đóng 30% phí cả năm

Từ 03 - 06 tháng: đóng 60% phí cả năm

Từ 06 - 09 tháng: đóng 90% phí cả năm

Trên 9 tháng: đóng 100% phí cả năm

Phí bảo hiểm thờng đợc đóng ngay khi ký kết hợp đồng bảo hiểm Do

đó trong thời hạn hợp đồng, vì một lý do nào đó phơng tiện bị ngừng hoạt

động thì ngời tham gia bảo hiểm có thể sẽ đợc phía nhà bảo hiểm hoàn trảlại một khoản phí nhất định và bằng 80% tổng số phí của thời gian xengừng hoạt động

Số phí trả lại = Phí bảo hiểm năm

12 tháng X Số tháng ngừng hoạt động x 80%Việc đóng phí là cơ sở để nhà bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm

và là thời điểm hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực

3 Hợp đồng bảo hiểm

a Hợp đồng bảo hiểm

Đối với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ

ba, giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp theo yêu cầubảo hiểm của ngời đợc bảo hiểm là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểmgiữa chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm Khi xẩy ra tai nạn rủi ro làmphát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với ngời thứ ba, chủ xe (hoặclái xe) xuất trình giấy chứng nhận và hồ sơ yêu cầu bồi thờng thiệt hại để đ-

ợc nhà bảo hiểm xem xét giải quyết

Giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ

ba bao gồm những thông tin chủ yếu sau:

+ Quyền và nghĩa vụ các bên

+ Các qui định về giải quyết bồi thờng và tranh chấp

Trang 22

Nếu nh trong thời gian hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực một bênmuốn sửa đổi hay bổ sung một số điều khoản thì phải thông báo cho bênkia trớc 30 ngày, và mọi điều khoản sửa đổi bổ sung đều phải đợc thoảthuận bằng văn bản, nó cùng với hợp đồng bảo hiểm sẽ là căn cứ để xemxét phạm vi bồi thờng thiệt hại cho ngời thứ ba.

* Hiệu lực của hợp đồng: Bắt đầu và kết thúc theo qui định ghi trêngiấy chứng nhận bảo hiểm Chỉ những rủi ro tai nạn thuộc phạm vi bảohiểm xẩy ra trong thời gian ghi trên giấy chứng nhận hoặc thời gian gia hạnthì nhà bảo hiểm mới có trách nhiệm bồi thờng các thiệt hại phát sinh

* Chuyển quyền sở hữu: Trong thời gian còn hiệu lực, có sự chuyểnquyền sở hữu xe mà chủ xe không có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểmthì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe đó vẫn còn hiệu lực đốivới chủ sở hữu mới

* Huỷ bỏ hợp đồng: Trờng hợp có yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm,chủ xe cơ giới phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểmbiết trớc 15 ngày Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đợc thông báo hủy

bỏ, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến thì hợp đồng bảo hiểm mặcnhiên đợc huy bỏ, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho chủ xe 80% phíbảo hiểm của thời gian huỷ bỏ, trừ trờng hợp trong thời hạn hợp đồng bảohiểm đang có hiệu lực đã xảy ra sự kiện bảo hiểm liên quan đến chiếc xe cóyêu cầu huỷ bỏ bảo hiểm

b Trách nhiệm pháp lý của các bên trong HĐBH

b.1 Trách nhiệm và quyền lợi của chủ xe cơ giới.

* Trách nhiệm:

Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với

ng-ời thứ ba chủ xe cơ giới phải thực hiện những trách nhiệm sau:

- Phải có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực các nội dung trong giấyyêu cầu bảo hiểm

- Phải có nghĩa vụ đóng phí đầy đủ và đúng hạn

- Khi tai nạn giao thông xẩy ra chủ xe phải có trách nhiệm cứu chữanạn nhân, hạn chế tổn thát về ngời và tài sản Báo ngay cho cảnh sát giaothông và cơ quan bảo hiểm gần nhất, đồng thời giữ nguyên hiện trờng,không đợc di chuyển hoặc sửa chữa tài sản khi cha có ý kiến của nhà bảohiểm trừ trờng hợp cần thiết để đảm bảo an toàn về ngời và tài sản hoặcphải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

- Chủ xe phải bảo lu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thờngcho doanh nghiệp bảo hiểm, cũng nh toàn bộ chứng từ có liên quan trong tr-ờng hợp vụ tai nạn có liên quan đến trách nhiệm của ngời thứ ba

Trang 23

- Chủ xe cơ giới phải trung thực trong việc thu nhập các tài liệu trong

hồ sơ yêu cầu bồi thờng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểmtrong quá trình xác minh hồ sơ

- Trong trờng hợp thay đổi mục đích sử dụng xe, chủ xe phải thôngbáo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm biết để điều chỉnh tỷ lệ phí cho phùhợp

- Ngoài ra chủ xe phại chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp đềphòng và hạn chế tổn thất theo yêu cầu của nhà bảo hiểm (Kiểm tra kỹthuật xe, luật lệ an toàn giao thông )

* Quyền lợi của chủ xe:

- Chủ xe có quyền hởng bồi thờng khi có tai nạn làm phát sinh TNDSthuộc phạm vi bảo hiểm trong thời hạn hợp đồng Chủ xe sẽ đợc nhà bảohiểm bồi thờng cho những thiệt hại thực tế mà họ gây ra cho bên thứ batheo mức độ lỗi của họ, nhng số tiền bồi thờng không đợc vợt quá hạn mứctrách nhiệm bảo hiểm

- Chủ xe cơ giới có quyền yêu cầu nhà bảo hiểm sửa đổi, bổ sung, hủy

bỏ hợp đồng cũng nh mở rộng phạm vi bảo hiểm và hạn mức trách nhiệm

- Chủ xe có quyền khiếu nại, tố tụng lên toà án đối với những khoảnbồi thờng của nhà bảo hiểm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày doanhnghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thờng hoặc từ chối bồi thờng Quá thời hạntrên mọi khiếu nại không còn giá trị

b2 Trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm.

* Trách nhiệm:

- Cung cấp cho chủ xe cơ giới qui tắc, biểu phí, và mức trách nhiệmliên quan đến bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba Đồngthời phải có nghĩa vụ hớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để chủ xe cơ giới

có thể tham gia bảo hiểm

- Nhà bảo hiểm phải có trách nhiệm giám định và giai quyết bồi thờngthiệt hại khi có tai nạn xẩy ra thuộc phạm vi bảo hiểm Đối vói những vụ tainạn đặc biệt nghiêm trọng (tai nạn gây chết ngời, làm bị thơng nhiều ngờihoặc có thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 trở lên) doanh nghiệp bảo hiểmphải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giảiquyết Trong trờng hợp cần thiết, nhà bảo hiểm phải tạm ứng ngay nhữngchi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắcphục một cách tốt nhất hậu quả tai nạn

- Khi hồ sơ yêu cầu bồi thờng của chủ xe cơ giới đã đầy đủ hợp lệ,doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành xem xét bồi thờng Nếu từ chối bồithờng phải nêu rõ lý do cho chủ xe

Trang 24

- Cũng nh chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụthực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất.

- Ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ hoàn trả phí bảohiểm cho chủ xe theo qui định trong điều 7 qui tắc bảo hiểm TNDS của chủ

xe cơ giới đối với ngời thứ ba

* Quyền lợi của nhà bảo hiểm

- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm và sử dụng vàocác khoản chi: Bồi thờng, đề phòng và hạn chế tổn thất, chi quản lý, hoahồng; và họ cũng có quyền sử dụng phần phí nhàn rỗi để đầu t vào các lĩnhvực khác Theo qui định của Luật hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng nhmột số bộ luật có liên quan đến lĩnh vực đầu t

- Ngời bảo hiểm có quyền từ chối bồi thờng cho chủ xe cơ giới, vàcũng có quyền khiếu kiện đối với các chủ xe hoặc các bên có liên quantrong việc lợi dụng tai nạn nhằm trục lợi bảo hiểm

- Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền áp dụng các biện pháp nh từchối bồi thờng hoặc tăng phí nếu nh phát hiện chủ xe không kê khai đúngcác thông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm, cũng nh các thông số kỹ thuật

có liên quan đến chiếc xe đợc bảo hiểm, và những thông số đó có thể sẽ làmtăng mức độ rủi ro

4 Những qui định về trách nhiệm bồi thờng của doanh nghiệp bảo hiểm.

a Thực hiện công tác giám định tổn thất.

Khi nhận đợc thông báo tai nạn xẩy ra, công ty bảo hiểm sẽ tiến hànhthực hiện công tác giám định tổn thất

Giám định tổn thất là việc xác định thiệt hại thực tế của ngời thứ ba,cũng nh lỗi của chủ phơng tiện xe cơ giới và các bên có liên quan khi tainạn rủi ro xẩy ra Đồng thời nhà bảo hiểm cũng phải xác định rõ nguyênnhân gây ra tai nạn có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không

Mọi tổn thất về tài sản, con ngời thuộc trách nhiệm bảo hiểm sẽ docông ty bảo hiểm tiến hành giám định (trừ khi có thoả thuận khác) với sựchứng kiến của chủ xe cơ giới, ngời thứ ba hoặc là ngời đại diện hợp phápcủa các bên có liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại dotai nạn gây nên Trong trờng hợp nếu chủ xe hoặc ngời thứ ba không thốngnhất về mức độ thiệt hại do công ty bảo hiểm xác định, hai bên sẽ thoảthuận chọn giám định viên chuyên nghiệp thực hiện việc giám định lại Kếtluận của giám định viên chuyên nghiệp đa ra sẽ là kết luận cuối cùng Nếukết luận của giám định viên chuyên nghiệp có sai khác lớn với kết quả giám

định của công ty bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ chịu mọi chi phí thuê

Trang 25

giám định viên; còn nếu ngợc lại hai kết quả không có nhiều sai khác thìbắt buộc chủ xe (hoặc ngời thứ ba) phải chịu hoàn toàn các chi phí liênquan.

Về nguyên tắc công tác giám định phải đợc tiến hành thực hiện trựctiếp ngay tại hiện trờng Tuy nhiên trong những trờng hợp đặc biệt, nếucông ty bảo hiểm không thể thực hiện việc lập biên bản giám định trực tiếplại hiện trờng thì có thể căn cứ vào biên bản kết luận của các cơ quan chứcnăng có thẩm quyền, cũng nh các hiện vật thu đợc nh: ảnh chụp, lời khaicủa các nhân chứng để xác định thiệt hại và lỗi của các bên Mọi thiệt hại

về tài sản, tính mạng, nguyên nhân gây ra tai nạn cũng nh lỗi của các bênphải đợc ghi rõ ràng trong biên bản giám định Căn cứ vào biên bản giám

định, công ty bảo hiểm sẽ xem xét và tính toán bồi thờng trực tiếp cho ngờithứ ba hoặc cho ngời tham gia bảo hiểm

Giám định là một khâu hết sức quan trọng, nó liên quan trực tiếp đếnviệc nhanh chóng khắc phục khó khăn, đảm bảo quyền lợi cho ngời thamgia bảo hiểm và quyền lợi của ngời thứ ba

b Xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba.

Việc bồi thờng đợc căn cứ vào thiệt hại thực tế của các bên thứ ba dohậu quả của vụ tại nạn gây ra và dựa vào hạn mức trách nhiệm bảo hiểmtrong hợp đồng bảo hiểm Do vậy việc xác định chính xác tổn thất của bênthứ ba là cơ sở cho việc bồi thờng sát với thực tế thiệt hại Tuy nhiên tráchnhiệm về ngời và về tài sản là độc lập, do đó tuỳ theo thiệt hại về ngời hay

về tài sản mà việc tính toán bồi thờng có thể có những căn cứ khác nhau.Thờng thiệt hại thực tế của bên thứ ba bao gồm:

Thiệt hại thực tế

của bên thứ ba =

Thiệt hại vềtài sản +

Chi phí vềnạn nhân +

Thu nhậpgiảm sút

* Thiêt hại về tài sản:

Với những tài sản bị thiệt hại hoàn toàn hoặc h hỏng trên 75% khôngthể sửa chữa khôi phục đợc, khi đó thiệt hại thực tế tài sản sẽ đợc xác địnhbằng giá thay mới của cùng loại tài sản trên thị trờng tự do tại nơi xẩy ra tainạn

Nếu những tài sản đó thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, nhà bảohiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thờng toàn bộ giá trị thay mới tài sản bị hhỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi Tuy nhiên với những tài sản cố định bắtbuộc phải trừ đi khấu hao:

Trang 26

Trong trờng hợp tài sản chỉ h hỏng thiệt hại bộ phận, có thể sửa chữa

và khôi phục đợc, thiệt hại thực tế sẽ đợc tính căn cứ vào chi phí thực tế hợp

lý để khôi phục nguyên trạng tài sản đó Khi đó:

Giá trịthu hồi

36 tháng)

+ Trờng hợp nạn nhân bị thơng

Trong trờng hợp này có thể căn cứ vào các khoản sau đây:

- Chi phí cho việc điều trị cứu chữa gồm:

Chi phí cấp cứu nạn nhân

Chi phí điều trị nội trú = 0,1% x hạn mức trách nhiệm x Số ngày nămviện (ít hơn 180 ngày)

Chi phí cho việc phục hồi chức năng, an dỡng

Trong trờng hợp các chức năng không đựơc phục hồi thì bảo hiểm sẽcăn cứ vào tỷ lệ thơng tật đợc xác định bởi các cơ quan y tế để tính toánthiệt hại (Hạn mức trách nhiệm x % tỷ lệ thơng tật)

* Thiệt hại về thu nhập giảm sút:

Bao gồm:

- Thiệt hại làm giảm thu nhập do điều trị không lao động đợc

Trang 27

- Thiệt hại giảm về thu nhập do giảm sức khỏe.

-Thiệt hại về thu nhập trực tiếp từ tài sản bị h hại gọi chung là thiệthại thực tế về kinh doanh Khoản thiệt hại này phải đợc căn cứ vào điềukiện từng nơi để xác định

c Bồi thờng thiệt hại thực tế.

Sau khi nhận đợc hồ sơ yêu cầu bồi thờng của chủ xe cơ giới (hoặc láixe), công ty bảo hiểm sẽ phải tiến hành ngay việc thanh toán bồi thờng thiệthại trong vòng 15 ngày và không quá 30 ngày nếu phải xác minh tính hợp

lệ của hồ sơ

Hồ sơ yêu cầu đòi bồi thờng phải có đủ:

+ Giấy yêu cầu bồi thờng của chủ xe cơ giới

+ Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm, bằng lái, đăng ký xe cũng nhcác giấy tờ của cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận tình trạng sức khoẻ th-

ơng tật của nạn nhân

+ Giấy chứng tử của nạn nhân (nếu bị chết)

+ Giấy lu hành và kiểm định an toàn xe

+ Biên bản giải quyết tai nạn giao thông

+ Biên bản giám định thiệt hại (nếu có)

+ Các giấy tờ liên quan tới trách nhiệm của bên thứ ba (nếu có)

+ Và các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết do chủ xe chi ranhằm hạn chế thiệt hại

Từ đó công ty bảo hiểm căn cứ vào thiệt hại thực tế của ngời thứ ba vàlỗi của chủ xe trong vụ tai nạn để bồi thờng

Số tiền bồi thờng = Thiệt hại thực tế

của bên thứ ba X Lỗi của chủ xeNếu trong vụ tai nạn có liên quan đến lỗi của ngời khác thì:

Số tiền bồi thờng = (Lỗi chủ xe + Lỗi khác) x Thiệt hại thực tế

Đồng thời nhà bảo hiểm có quyền đòi ngời khác mức thiệt hại tơngứng với lỗi do họ gây ra

Trờng hợp hai xe đâm vào nhau các xe đều có lỗi thì bảo hiểm cũngvẫn sẽ bồi thờng cho chủ xe theo thiệt hại và lỗi của từng xe

Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thờng theo thiệt hại thực tế phát sinhnhng không vợt quá mức trách nhiệm mà hai bên đã thoả thuận trong hợp

đồng bảo hiểm

Trang 28

Trong trờng hợp doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thờng phải thôngbáo lý do từ chối cho chủ xe Nếu có thắc mắc không hài lòng chủ xe có thểkhiếu kiện đến cơ quan bảo hiểm hoặc toà án yêu cầu giải quyết trong thờihạn 03 tháng kể từ ngày nhận đợc số tiền thanh toán hoặc lý do từ chối bồithờng của nhà bảo hiểm.

Việc giám định và giải quyết bồi thờng đều do chính công ty bảo hiểm

đảm nhận Do đó muốn nâng cao uy tín và củng cố lòng tin nơi khách hàng

đối với mình, công tác giám định bồi thờng phải đợc thực hiện một cáchchính xác, đảm bảo tính khách quan và trung thực

IV- Mối quan hệ giữa bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe.

Một trong những đặc trng riêng có của xe cơ giới chính là trên cùngmột chiếc xe ngời ta có thể triển khai rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khácnhau nh: bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với ngời thứ ba, và bảo hiểm vậtchất thân xe Trong số các nghiệp vụ đợc triển khai, hai nghiệp vụ bảohiểm trên có mối quan hệ mật thiết và đợc thực hiện kết hợp với nhau.Thông thờng, trong các vụ tai nạn làm phát sinh TNDS của chủ phơng tiện

xe cơ giới đối với ngời thứ ba thì đại đa số đều xẩy ra thiệt hại về vật chấtcủa xe, có thể nói, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba

và bảo hiểm vật chất xe cơ giới giữa chúng có những điểm tơng đồng, chínhvì những điểm tơng đồng đó mà có nhiều chủ xe thờng bị lẫn lộn giữa hainghiệp vụ bảo hiểm trên, nên đã có những khiếu nại và kiện cáo không

đúng khi tai nạn xảy ra gây ảnh hởng đến uy tín của các Công ty bảo hiểm

1 Những điểm giống nhau:

Điểm giống nhau đầu tiên của hai nghiệp vụ bảo hiểm này chính là sựgiống nhau về mục đích bảo hiểm Cả hai nghiệp vụ đều nhằm giúp cho cácchủ xe ổn định về tài chính nhằm khắc phục hậu quả do tai nạn rủi ro gây ranhằm tiếp tục quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Thứ nữa, với nguyên tắc số đông bù số ít, việc thực hiện triển khainghiệp vụ phải dựa trên cơ sở lập ra một quỹ tài chính độc lập, đủ lớn nhằmchi trả kịp thời cho những thiệt hại và thiết lập quỹ đề phòng và hạn chế tổnthất Chính từ việc thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất này đãgóp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông tránh đợc những hiểm hoạmang tính xã hội làm cho xã hội đợc ổn định và tốt đẹp hơn

Một điểm giống nhau nữa giữa nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe

đối với ngời thứ ba và bảo hiểm vật chất xe là ngời tham gia bảo hiểm thờng

là chủ xe (ngời sở hữu xe) Và cuối cùng là cả hai nghiệp vụ bảo hiểm nàychỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro không lờng trớc đợc,chứ không nhậnbảo hiểm cho những rủi ro chắc chắn sẽ xẩy ra

Trang 29

2 Những điểm khác nhau:

Dù có những điểm tơng đồng nhng đối với mỗi nghiệp vụ đều cónhững bản chất riêng của nó Đó là:

Đối tợng bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới

đối với ngời thứ ba là trách nhiệm bồi thờng của chủ xe đối với những thiệthại do hoạt động của chủ xe gây ra cho ngời thứ ba, những thiệt hại này baogồm cả thiệt hại về tài sản, con ngời và thu nhập của ngời thứ ba Còn đốivới nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe, đối tợng bảo hiểm của nó là toàn bộ giátrị chiếc xe của chủ xe tham gia, hoặc từng bộ phận của phơng tiện xe cơgiới (đối với xe ôtô) Nh vậy những thiệt hại trong nghiệp vụ bảo hiểm vậtchất xe chỉ đơn thuần là thiệt về tài sản của chủ xe tham gia bảo hiểm màkhông liên quan gì đến những thiệt hại của ngời thứ ba

- Về hình thức: bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba

đợc triển khai dới hình thức bắt buộc, tất cả các chủ phơng tiện xe cơ giới

đều phải có trách nhiệm tham gia đầy đủ Còn đối với nghiệp vụ bảo hiểmvật chất xe chỉ là hình thức bảo hiểm tự nguyện, tuỳ theo nhu cầu của mỗichủ xe

- Về giá trị bảo hiểm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngờithứ ba không thể xác định trớc đợc giá trị bảo hiểm, nó chỉ xác định khi córủi ro tai nạn xẩy ra Đây chính là đặc điểm riêng có của loại hình bảo hiểmTNDS, còn giá trị bảo hiểm của bảo hiểm vật chất xe chính là giá trị chiếc

xe hoặc giá trị của bộ phận đăng ký bảo hiểm, vì thế nó đợc xác định trớc

- Xuất phát từ đặc điểm trên mà hai nghiệp vụ này cũng có sự khácnhau về số tiền bảo hiểm Do không xác định đợc giá trị bảo hiểm nên sốtiền bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới trớc ngời

th ba luôn đợc giới hạn ở một mức trách nhiệm nhất định trong một vụ tainạn về ngời và tài sản.Và số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm vật chất xe thì sốtiền bảo hiểm đợc đăng ký trên cơ sở giá trị bảo hiểm của chủ xe, nó không

tự giới hạn ở một mức nào, đợc đăng ký ở mức cao hay thấp là tuỳ thuộcvào nhu cầu và khả năng tài chính của chủ xe, bởi vì với một số tiền bảohiểm cao hơn sẽ là một mức phí phải đóng cao hơn Nhng số tiền bảo hiểm

đăng ký không đợc vợt quá giá trị thực tế của xe hoặc của từng cấu thànhtại thời điểm tham gia bảo hiểm

- Trong bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba, số tiềnbồi thờng đợc tính toán dựa trên cơ sở thiệt hại thực tế của ngời thứ ba vàmức độ lỗi của chủ xe, thêm nữa số tiền bồi thờng này không đợc vợt quá

số tiền bảo hiểm (giới hạn trách nhiệm về ngời và tài sản) mà hai bên đãthoả thuận với nhau trong giấy chứng nhận bảo hiểm.Công thức xác định

nh sau: (chỉ tính riêng cho một chủ xe)

Trang 30

Số tiền bồi thởng = Thiệt hại thực tế của bên thứ ba x Lỗi của chủ xeCòn trong bảo hiểm vật chất xe, số tiền bồi thờng đợc xác định bằng

số tiền bảo hiểm mà chủ xe đã đăng ký nếu nh thiệt hại toàn bộ, và xác địnhtheo tỷ lệ nếu nh chỉ xẩy ra thiệt hại bộ phận Nếu nh bị thiệt hại bộ phậnkhi đó số tiền bồi thờng sẽ không vợt quá tỷ lệ phần trăm của giá trị bộphận đó trông "bảng cấu thành giá trị xe" so với số tiền bảo hiểm

Và điểm khác nhau cuối cùng giữa hai nghiệp vụ bảo hiểm này chính

là sự khác nhau về ngời đợc hởng quyền lợi bảo hiểm Ngời đợc hởngquyền lợi bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đốivới ngời thứ ba là ngời thứ ba, còn đối với bảo hiểm vật chất xe ngời đợc h-ởng quyền lợi bảo hiểm chính là chủ xe Khi xẩy ra thiệt hại, ngời thứ ba vàchủ xe sẽ nhận đợc số tiền bồi thờng theo xác định ở trên

Trên thực tế các công ty bảo hiểm thờng thực hiện kết hợp hai nghiệp

vụ này với nhau Do đó các cán bộ nghiệp vụ cần phải tìm hiểu kỹ, và giảithích rõ cho khách hàng khi họ có nhu cầu tham gia bảo hiểm, điều nàycũng giúp khắc phục đợc những khó khăn vớng mắc khi thực hiện triển khaikết hợp hai nghiệp vụ này

Chơng II Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ

xe cơ giới đối với ngời thứ ba tại phòng bảo hiểm quận hai bà trng - Công ty bảo hiểm Hà Nội.

Trang 31

I- Một vài nét về phòng bảo hiểm quận Hai bà trng.

1 Quá trình thành lập và phát triển.

Nền kinh tế thị trờng ra đời và phát triển đã mở ra nhiều cơ hội và cảnhững thách thức cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế Sự mở rộngnhiều ngành nghề kinh doanh, mô hình sản xuất và những loại hình doanhnghiệp đợc thực hiện ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Trong đó, lĩnhvực kinh doanh bảo hiểm cũng đang nằm trong vùng sôi động này, thị trờngbảo hiểm Việt Nam đã và đang bắt đầu đợc hoàn thiện và mở rộng

Công ty Bảo hiểm Hà Nội đợc thành lập năm 1980 theo Quyết định1125/QĐ-TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ Tài chính và trực thuộc TổngCông ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) với nhiệm vụ tổ chức hoạt độngkinh doanh bảo hiểm thơng mại trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nghị định 100/CP của Chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm ra

đời ngày 18/12/1993 đã chấm dứt thế độc quyền về kinh doanh bảo hiểmcủa Bảo Việt, khởi đầu cho sự ra đời hàng loạt các công ty bảo hiểm khác

nh Bảo Minh, PJICO, Bảo Long Ngoài ra còn một số các văn phòng bảohiểm, công ty môi giới bảo hiểm Điều này đã làm cho hoạt động kinhdoanh bảo hiểm trên thị trờng Hà Nội đã và đang xuất hiện sự cạnh tranhgay gắt Nếu nh trớc đây Bảo Việt độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm thìbây giờ phải chấp nhận cạnh tranh và chấp nhận chia sẻ thị trờng

Chuẩn bị cho tình hình mới và cũng là để có mạng lới bảo hiểm rộngkhắp phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng hiệu quả, Công ty Bảohiểm Hà Nội đã đợc Bộ Tài chính và Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam chophép tổ chức thành lập các văn phòng đại diện tại các quận, huyện nội vàngoại thành trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong đó văn phòng đại diệnquận Hai Bà Trng đợc thành lập theo quyết định:

- Số 27-TCQT-TCCB ngày 17/12/1993 của Bộ Tài chính

- Số 230 BH-TCCB ngày 06/01/1993 của Bảo Việt cho phép và hớngdẫn Công ty Bảo hiểm Hà Nội thành lập các văn phòng đại diện tại địa ph -

ơng

Có trụ sở tại 308A - Minh Khai, phòng Bảo hiểm quận Hai Bà Trng làmột trong những đơn vị trực tiếp tiến hành triển khai các nghiệp vụ bảohiểm phi hàng hải Mặc dù đợc giao chức năng nh một ''công ty nhỏ'' thựchiện triệt để từ khâu khai thác cho đến giám định bồi thờng, nhng phòngvẫn chịu sự quản lý và chỉ đạo của Công ty bảo hiểm Hà Nội về các chế độ

và các chính sách trong hoạt động kinh doanh Do đó, phòng bảo hiểm quậnHai Bà Trng cũng nh các văn phòng đại diện khác không thực hiện việchạch toán độc lập nhng có toàn quyền quyết định các hoạt động của mình ởmức độ phân cấp cho phép và đợc hởng lơng cũng nh các chế độ khác theodoanh thu và hiệu quả kinh doanh

Trang 32

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Phòng bảo hiểm quận Hai Bà

Tr-ng bao gồm 24 Tr-nghiệp vụ, troTr-ng đó có các Tr-nghiệp vụ cơ bản và truyền thốTr-ngnh:

sự của phòng đã tơng đối hoàn chỉnh, đáp ứng đợc nhu cầu công việc trongtình hình mới

Đợc thành lập trong năm 1993, cũng là năm ra đời Nghị định 100/CPcủa Chính phủ Do đó ngay từ ngày đầu hoạt động, phòng đã phải đối mặtvới sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty, văn phòng đại diện khác trên địabàn Nhng với phơng châm "Tất cả vì khách hàng , mang đến cho kháchhàng sự ân cần, thuận tiện nhanh chóng", cùng với sự nỗ lực của mỗi cán bộnhân viên trong những năm qua, phòng đã đạt đợc những kết quả đángkhích lệ Tổng doanh thu phí của phòng năm 1995 là 4,3 tỷ VNĐ nhng nămsau đã đạt 5,066 tỷ và trong giai đoạn 1997 - 2000 doanh thu luôn đạt ởmức trên 6 tỷ VNĐ Dự kiến năm 2001 doanh thu của phòng sẽ đạt 6,2 tỷVNĐ

2 Một số thuận lợi và khó khăn.

a Thuận lợi.

Ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế đang chuyển mạnh sang kinh tế thịtrờng, kinh tế thủ đô tiếp tục tăng trởng cùng với sự phát triển đi lên của đấtnớc Địa bàn Hà Nội là nơi có mặt hầu hết các công ty bảo hiểm đã đợcNhà nớc cấp giấy phép hoạt động, là nơi tập trung các chính sách cạnhtranh của các công ty bảo hiểm khác ngoài hệ thống Bảo Việt đã làm chothị trờng bảo hiểm Hà Nội trở nên thực sự sôi động Trớc tình hình đó,phòng bảo hiểm quận Hai Bà Trng đã tự tạo cho mình những cơ hội, cùngcạnh tranh để tìm chỗ đứng trên thị trờng Và thực tế sau gần 8 năm hoạt

động phòng đã có đợc những thành quả đáng kể khẳng định vị thế và tiếngnói của mình trên thị trờng bảo hiểm, đóng góp một phần không nhỏ trongthành quả lớn của công ty Bảo Việt Hà Nội Để có đợc những thành quả đóphải kể đến một số các nhân tốt có ảnh hởng tích cực, hỗ trợ rất đắc lực chohoạt động kinh doanh của phòng

Trang 33

Trớc hết phòng bảo hiểm quận Hai Bà Trng là một đơn vị trực thuộcbảo hiểm Hà Nội, một công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam đợc Nhà nớccấp hạng doanh nghiệp đặc biệt Là một doanh nghiệp Nhà nớc dù sao đinữa cũng có những u đãi nhất định Qua đó phòng bảo hiểm quận Hai BàTrng luôn nhận đợc ủng hộ và quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Công ty Bảohiểm Hà Nội cũng nh các cấp, các ngành trong địa bàn quận về các mặtcông tác cũng nh các hoạt động chung của phòng.

Mặt khác phòng đợc hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, mộttrung tâm văn hoá - kinh tế - chính trị của đất nớc, lại có thâm niên hoạt

động trong ngành, bởi vậy phòng có đợc rất nhiều những khách hàng truyềnthống và các mối quan hệ với khách hàng ngày càng đợc củng cố và pháttriển, từ những sự ủng hộ của khách hàng đã đem lại những thuận lợi cơ bảntrong công tác khai thác bảo hiểm Đây chính là lợi thế cơ bản ban đầu tạo

ra nền móng đầu tiên cho những bớc phát triển tiếp theo của phòng

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng có tính quyết định không thể không

kể đến là đội ngũ nhân viên của phòng, một đội ngũ vững mạnh, các cán bộtrẻ thông minh, nhanh nhẹn nhiệt tình trong công tác đan xen với những cán

bộ lớn tuổi có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn, ứng xử khéo léo Tấtcả cùng đoàn kết nhất trí xây dựng văn phòng ngày càng phát triển

b Khó khăn.

Tuy nhiên bên cạnh những tác động của những yếu tố mang tính tíchcực trên, phòng bảo hiểm quận Hai Bà Trng cũng gặp phải rất nhiều nhữngkhó khăn trong quá trình hoạt động

Nền kinh tế thị trờng mở ra những cơ hội đối với các chủ thể tham gia,song nhợc điểm của nó là sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trờng Sự cạnhtranh trong khai thác bảo hiểm giữa các công ty bảo hiểm trên địa bàn quậncũng ảnh hởng không nhỏ đến doanh thu khai thác của phòng, không chỉvậy các văn phòng đại diện cũng có sự cạnh tranh ngầm với nhau, giànhgiật khách hàng lẫn nhau buộc phòng phải cố gắng rất nhiều trong khâukhai thác để bù đắp lại phần doanh thu bị mất

Tuy phòng có rất nhiều khách hàng truyền thống nhng số lợng kháchhàng lớn không nhiều, lại không tập trung do vậy ảnh hởng rất nhiều đếncác kế hoạch về thị trờng của văn phòng

Hơn nữa do là một đơn vị trực thuộc, không hạch toán độc lập, phí thu

đợc phải nộp vào ngân sách của công ty nên ngoài khoản thu từ phí, phòngkhông hề có thêm một khoản thu nào khác từ hoạt động kinh doanh phụ nh

đầu t hay tái bảo hiểm Vì thế đã gây khó khăn không ít cho phòng trongcông tác chi giải quyết bồi thờng cho khách hàng một cách nhanh chóng,kịp thời

Từ những thuận lợi và khó khăn kể trên cho thấy phòng bảo hiểm quậnHai Bà Trng đang đứng trớc một tiền đề rộng mở với những cơ hội mới

Trang 34

song cũng gặp không ít những khó khăn thử thách, đòi hỏi phòng cũng nhCông ty Bảo hiểm Hà Nội phải có hớng đi phù hợp để tồn tại và phát triển.

Trang 35

II- Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba.

Là một trong nhiều nghiệp vụ truyền thống của phòng, nghiệp vụ bảohiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba đã và đang thu đợcnhững kết quả rất khả quan Doanh thu phí của nghiệp vụ luôn đạt ở mứckhá, chiếm khoảng 18% trong tổng doanh thu phí của cả phòng Có đợc kếtquả kinh doanh nh vậy là nhờ các cán bộ nghiệp vụ của phòng đã thực hiệntốt các công đoạn từ khâu khai thác, giám định bồi thờng đến khâu đềphòng và hạn chế tổn thất, mà mỗi khâu đều có ảnh hởng trực tiếp đến kếtquả kinh doanh của nghiệp vụ

Để đánh giá một cách chính xác hơn thành quả thu đợc của nghiệp vụ

mà phòng đã triển khai trong thời gian qua Chúng ta đi sâu vào phân tích

cụ thể tình hình hoạt động của từng khâu nghiệp vụ và ảnh hởng của nó đếnthành quả chung của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối vớingời thứ ba

1 Công tác khai thác.

Khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai một nghiệp vụbảo hiểm Do đó, nó có ý nghĩa tối quan trọng đến sự thành công hay thấtbại của việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm đó, và đặc biệt là nó có ý nghĩahơn đối với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ

ba, bởi vì nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ bakhông chỉ đơn thuần là một sản phẩm bảo hiểm mà nó còn là một chínhsách của Nhà nớc bắt buộc mọi ngời phải thực hiện, đối tợng bảo hiểm củanghiệp vụ lại mang tính trừu tợng không thể xác định trớc một cách cụ thểnên đại đa số chủ phơng tiện xe cơ giới đều cha nhận thức đợc rõ ràng vềloại hình bảo hiểm này

Vì thế, công tác khai thác của nghiệp vụ thực chất chính là quá trìnhvận động giới thiệu tuyên truyền cho các chủ xe cũng nh ngời dân thấy đợc

sự cần thiết, ý nghĩa tác dụng và tính chất bắt buộc của nghiệp vụ để từ đó

đi đến việc ký kết hợp đồng bảo hiểm TNDS cho mình hoặc cho ngời lái xe

mà mình thuê trong quá trình vận hành sử dụng xe

Thực hiện tốt khâu khai thác chính là thực hiện tốt công tác vận độngtìm kiếm khách hàng, giữ chân khách hàng, lôi kéo những khách hàng tiềmnăng về với mình, mua sản phẩm bảo hiểm của mình Từ đó cho phép hìnhthành nên một quĩ tài chính đủ lớn từ sự tham gia đóng góp của các chủ ph-

ơng tiện xe cơ giới, đảm bảo nguyên tắc "lấy số đông bù số ít" của hoạt

động kinh doanh bảo hiểm, cũng là đáp ứng tốt nhu cầu chi trả bảo hiểmmột cách kịp thời giúp chủ xe và ngời thứ ba khắc phục nhanh chóng nhữngthiệt hại và ổn định cuộc sống

Nhận thức đợc ý nghĩa to lớn nh vậy, phòng bảo hiểm quận Hai Bà Trng

đã tự xác định cho mình một hớng đi đúng đắn, đó là "kiên quyết giữ vữngthị phần cũ, chiếm lĩnh thị phần mới, mở rộng phạm vi và qui mô hoạt động,

Trang 36

đổi mới phơng pháp, hình thức kinh doanh cho phù hợp với tình hình và điều

kiện kinh tế mới" Các cán bộ nhân viên của phòng cũng đã áp dụng và phát

huy một cách khéo léo, có hiệu quả vai trò của hoạt động Marketing vào

trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bảo hiểm, luôn tạo ra các điều kiện tốt

để tiếp xúc gần gủi hơn với khách hàng, tạo mối quan hệ thân mật hiểu biết

và tin tởng lẫn nhau, dần dần xây dựng ấn tợng tốt đẹp của khách hàng đối

với phòng Các cán bộ nghiệp vụ đã tận dụng triệt để công tác quảng cáo qua

khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống, khách quen nhằm giới

thiệu thêm về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ

ba nói riêng và các nghiệp vụ bảo hiểm khác của phòng, qua đó thu hút đợc

một số lợng khách hàng mới đến với phòng giúp phòng đạt đợc chỉ tiêu mở

rộng thị phần bảo hiểm của mình trên địa bàn

Trong thời kỳ đổi mới, Nhà nớc luôn chú trọng phát triển nền kinh tế

nhiều thành phần, khuyến khích các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, bởi

vậy thị trờng bảo hiểm mặc dù mới chỉ hình thành và phát triển theo đúng

nghĩa của nó nhng cũng đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, chỉ xét trên

địa bàn thành phố Hà Nội đã có đến 12 công ty và chi nhánh bảo hiểm

Riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với ngời thứ

ba đã có đến 5 công ty triển khai nh Bảo Minh, Bảo Long, PJICO và Bảo

Việt Do đó thị phần đã bị chia sẻ, phân tán tuỳ theo hiệu quả khai thác của

mỗi công ty Với tình hình nh vậy buộc các công ty bảo hiểm phải nỗ lực biết

mình phát huy các thế mạnh mà mình có để giành chiến thắng trên thị trờng

cạnh tranh với vũ khí chủ yếu chính là giá cả và chất lợng sản phẩm

Để cạnh tranh bằng chính chất lợng và giá cả sản phẩm, Công ty Bảo

hiểm Hà Nội đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lợng sản

phẩm nhằm thu hút khách hàng tham gia nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của

chủ xe cơ giới đối với ngời thứ ba Ngoài mức phí tối thiểu bắt buộc do Bộ

Tài chính qui định Công ty Bảo hiểm Hà Nội đã đa ra biểu phí với các mức

trách nhiệm khác nhau, kèm theo các chính sách khuyến khích khách hàng

và bắt buộc các công ty thuộc hệ thống Bảo Việt phải áp dụng thực hiện

Bảng 02: Biểu phí và mức trách nhiệm BHTNDS của chủ xe cơ

giới đối với ngời thứ ba (mức tự nguyện).

TT Loại xe

Mức trách nhiệm bảo hiểm Mức 1: Mức II: Mức III:

- Ngời: 15tr/ /1vụ - Ngời: 20tr/ /1vụ - Ngời: 30tr//1vụ

- Tài sản: 80tr/1vụ - Tài sản: 80tr/1vụ - Tài sản: 80tr/1vụ

Phí bảo hiểm (VND)

Ngày đăng: 29/01/2024, 10:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w