Nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng như sau: - Nước cấp cho công nhân thi công xây dựng Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình, trên công trường có
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG 4
1 Chương I 7
2 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 7
1.Tên chủ dự án đầu tư 7
2.Tên dự án đầu tư 7
3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 10
3.1 Công suất hoạt động của dự án đầu tư: 10
3.2 Công nghệ của dự án: 10
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư: 12
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của dự án đầu tư: 12
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư: 17
Chương II 19
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 19
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 19
2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: 19
Chương III 21
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 21
1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án: 21
2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 24
Chương IV 27
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 27
1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn cải tạo nhà xưởng, lắp đặt máy móc, thiết bị của dự án đầu tư 27
1.1.Đánh giá, dự báo các tác động: 27
1.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 52
2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 59
2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 59
2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 69
Trang 33 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 80
4 Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo: 80
Chương V 82
PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 82
Chương VI 83
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 83
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (nếu có): 83
2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: 83
3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 83
CHƯƠNG VII 84
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 84
1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải: 84
2 Đề xuất chương trình quan trắc chất thải 85
Chương VIII 86
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 86
PHỤ LỤC BÁO CÁO 88
Trang 4DANH MỤC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa CCN Cụm công nghiệp COD Nhu cầu oxy hóa học CHC Chất hữu cơ
CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn ĐTM Đánh giá tác động môi trường PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNMT Tài nguyên môi trường TSS Tổng chất rắn lơ lửng VSV Vi sinh vật
GPMT Giấy phép môi trường
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 1 Các hạng mục công trình của dự án 8
Bảng 1 2 Sản phẩm đầu ra của dự án 12
Bảng 1 3 Nhu cầu nguyên vật liệu dự kiến cho quá trình xây dựng của dự án 12
Bảng 1 4 Danh sách máy móc, thiết bị chính sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng 14
Bảng 1 5 Nhu cầu sử dụng điện, nước trong quá trình thi công xây dựng 15
Bảng 1 6 Tổng hợp nhu cầu nhiên liệu của dự án 15
Bảng 1 7 Tổng hợp cân bằng sử dụng nước trong giai đoạn hoạt động của dự án 17
Bảng 3 1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong những năm gần đây (Đơn vị: 0C) 21
Bảng 3 2 Độ ẩm trung bình các tháng trong những năm gần đây (Đơn vị: %) 21
Bảng 3 3 Lượng mưa trung bình các tháng trong những năm gần đây 22
Bảng 3 4 Số giờ nắng trung bình các tháng trong những năm gần đây (Đơn vị: h) 22
Bảng 3 5 Mực nước trung bình các tháng của sông Cầu 23
Bảng 4 1 Nguồn gây tác động trong giai đoạn cải tạo nhà xưởng, lắp đặt máy móc, thiết bị phục vụ 27
Bảng 4 2 Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 29
Bảng 4 3 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu giai đoạn 1 34
Bảng 4 4 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu giai đoạn 2 35
Bảng 4 5 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu giai đoạn 3 35
Bảng 4 6 Tải lượng khí thải phát sinh do máy móc thi công trên công trường 36
Bảng 4 7 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của máy móc thi công trên công trường giai đoạn 1 37
Bảng 4 8 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của máy móc thi công trên công trường giai đoạn 2 37
Bảng 4 9 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của máy móc thi công trên công trường giai đoạn 3 38
Bảng 4 10 Thành phần bụi khói của một số que hàn 39
Bảng 4 11 Lượng khí thải phát sinh trong quá trình hàn 39
Bảng 4 12 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn giai đoạn 1 39
Bảng 4 13 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn giai đoạn 2 40
Bảng 4 14 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn giai đoạn 3 40
Trang 6Bảng 4 15 Khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh 43
Bảng 4 16 Thành phần và khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng 44
Bảng 4 17 Tiếng ồn của một số máy móc thiết bị thi công gây ồn lớn 45
Bảng 4 18 Tiếng ồn của một số loại máy móc thiết bị thi công (dBA) 46
Bảng 4 19 Nguồn gây tác động đến môi trường của dự án 59
Bảng 4 20 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của dự án 60
Bảng 4 21 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại của dự án tại giai đoạn ổn định 61
Bảng 4 22 Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường 65
Bảng 4 23 Dự báo chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn vận hành thương mại 66
Bảng 4 24 Sự cố trạm XLNT 67
Bảng 4 25 Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3/ngày.đêm 75
Bảng 4 26 Danh mục các bể của hệ thống xử lý nước thải tập trung 75
Bảng 6 1 Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn (theo mức âm tương đương), dBA 83
Bảng 6 2 Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ 83
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 1 Vị trí khu đất thực hiện dự án 8 Hình 1 2: Sơ đồ quy trình cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho bãi 11 Hình 1 3 Sơ đồ quy trình tư vấn và quản lý bất động sản 11
Hình 4 1 Sơ đồ thu gom nước mưa của dự án 70 Hình 4 2 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 71 Hình 4 3 Hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3/ngày.đêm 72
Trang 81 Chương I
2 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh)
- Địa chỉ văn phòng: Lô đất CN1-2, Khu công nghiệp Yên Phong (khu mở rộng),
Xã Yên Trung và Xã Dũng Liệt, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: TAN YAN ZHANG EDWIN
- Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc
- Điện thoại: (84) 28 3827 6789 Fax: E-mail:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên số
2301232248 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp lần đầu ngày 06 tháng 02 năm 2023, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 04 tháng 07 năm
2023
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 6582573874 do Ban quản lý các khu công nghiệp - Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp lần đầu ngày 16 tháng 01 năm 2023, thay đổi lần thứ 03 ngày 28 tháng 11 năm 2023
- Mã số thuế: 2301232248
- Tổng vốn đầu tư: 1.800.000.000.000 (Một nghìn tám trăm tỷ đồng Việt Nam)
- Nhu cầu lao động: 53 lao động
2.Tên dự án đầu tư: “Dự án công nghiệp Titan Bắc Ninh 2”
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Lô đất CN1-2 và CN1-3, Khu công nghiệp Yên Phong (khu mở rộng), Xã Yên Trung và Xã Dũng Liệt, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh
- Diện tích đất sử dụng: 250.000 m2 (Thuê đất Khu công nghiệp Yên Phong (khu
mở rộng) theo hợp đồng thuê lại đất số 16/2023/BĐS – HĐKT giữa Tổng Công ty Viglacera – CTCP và Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh))
(đính kèm tại phụ lục của báo cáo)
Trang 9Hình 1 1 Vị trí khu đất thực hiện dự án Bảng 1 1 Các hạng mục công trình của dự án
STT Hạng mục công trình Số tầng Diện tích xây
dựng (m 2 )
Diện tích sàn xây dựng (m 2 ) Giai đoạn
Trang 1014 Khu vệ sinh công cộng 1 1 108,0 108,0 GĐ 1
Trang 1110
(Nguồn: Quy hoạch của dự án)
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
+ Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KCN Yên Phong (khu vực mở rộng), tỉnh Bắc Ninh
+ Tổng vốn đầu tư của dự án: 1.800.000.000.000 (Một nghìn tám trăm tỷ đồng Việt Nam) Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019, dự án thuộc nhóm A
+ Căn cứ theo Phụ lục II Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án không thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
+ Căn cứ theo STT 2 Phụ lục IV Phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dự án thuộc nhóm II + Căn cứ theo Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày
17 tháng 11 năm 2020, dự án thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường
+ Căn cứ theo điểm a, Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, dự án thuộc quyền cấp Giấy phép môi trường của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh
3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
3.1 Công suất hoạt động của dự án đầu tư:
2 Dịch vụ tư vấn và quản lý
bất động sản Doanh thu 10.000.000 VNĐ/năm
3.2 Công nghệ của dự án:
➢ Quy trình cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho bãi lưu giữ hàng hoá:
Nhà xưởng, văn phòng, kho bãi lưu
giữ hàng hoá
Cho đơn vị có nhu cầu thuê lại Nước thải, CTR,
CTNH
Trang 12Hình 1 2: Sơ đồ quy trình cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho bãi
Thuyết minh công nghệ:
Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh) sẽ ký hợp đồng cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho bãi lưu trữ hàng hóa với đơn vị có nhu cầu thuê Đơn vị thuê kho bãi và khu lưu trữ hàng hóa (đơn vị thứ cấp) có trách nhiệm làm các thủ tục pháp lý về môi trường liên quan đến dự án của mình Dự kiến đơn vị thứ cấp chủ yếu là các nhà máy trong Khu công nghiệp hoặc trong tỉnh Bắc Ninh, do vậy ngành nghề dự kiến đặc thù như linh kiện điện tử, đồ gia công cơ khí,… phù hợp với ngành nghề đầu tư và phân khu chức năng sản xuất, kinh doanh của khu công nghiệp Yên Phong (khu mở rộng)
Quá trình hoạt động của đơn vị thứ cấp sẽ phát sinh thêm các loại chất thải Các loại chất thải phát sinh này sẽ do chính đơn vị thứ cấp quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường Việc phân tích thành phần, tải lượng phát sinh của đơn vị thứ cấp sẽ được trình bày chi tiết trong
hồ sơ môi trường của chính đơn vị thứ cấp đó
➢ Quy trình tư vấn và quản lý bất động sản:
Thuyết minh công nghệ:
Chuyên viên tư vấn bất động sản của Công ty sẽ liên hệ trao đổi với khách hàng
để trợ giúp về các vấn đề liên quan đến kinh doanh bất động sản theo yêu cầu của khách hàng Khách hàng có thể đến trực tiếp văn phòng tại dự án hoặc tư vấn trao đổi
Nhà xưởng, văn phòng, kho bãi lưu
giữ hàng hoá
Cho đơn vị có nhu cầu thuê lại
Thu tiền thuê nhà xưởng, văn
phòng, kho bãi
Nước thải, CTR, CTNH
Hình 1 3 Sơ đồ quy trình tư vấn và quản lý bất động sản
Trang 13qua điện thoại Trường hợp khách hàng đến trực tiếp văn phòng có thể phát sinh ra nước thải, chất thải rắn Nội dung kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản bao gồm một số nội dung như tư vấn pháp luật về bất động sản, tư vấn về đầu tư tạo lập, tư vấn
về tài chính bất động sản, tư vấn về giá bất động sản, tư vấn về hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản Nội dung, phạm vi tư vấn, quyền và nghĩa vụ của các bên, phí dịch vụ tư vấn bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng Sau khi thoả thuận, khách hàng ra về
3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:
2 Dịch vụ tư vấn và quản lý
bất động sản Doanh thu 10.000.000 VNĐ/năm
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn
cung cấp điện nước của dự án đầu tư:
4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất sử dụng trong quá trình thi công xây dựng
Nguyên vật liệu, máy móc
Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thi công xây của dự án như sau:
Bảng 1 3 Nhu cầu nguyên vật liệu dự kiến cho quá trình xây dựng của dự án STT Thành phần Khối lượng Đơn vị Tỷ trọng riêng Quy đổi ra tấn
Trang 14(Nguồn: Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh)
Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu xây dựng thực hiện sử dụng một số
máy móc chính như sau:
Trang 15Bảng 1 4 Danh sách máy móc, thiết bị chính sử dụng trong giai đoạn thi công
xây dựng
(chiếc) Xuất xứ Tình trạng
Năm sản xuất
1 Cần trục 10T 2 Trung Quốc Hoạt động tốt, 80 – 90% 2019
2 Máy đầm bê tông 15 Trung Quốc Hoạt động tốt, 80 – 90% 2019
3 Máy hàn 10 Trung Quốc Hoạt động tốt, 80 – 90% 2019
4 Máy nén khí 6 Trung Quốc Hoạt động tốt, 80 – 90% 2019
5 Máy trộn bê tông
250l 3 Trung Quốc Hoạt động tốt, 80 – 90% 2019
6 Máy bơm bê tông 3 Trung Quốc Hoạt động tốt, 80 – 90% 2019
7 Ô tô tự đổ 7 tấn 15 Trung Quốc Hoạt động tốt, 80 – 90% 2019
8 Ô tô tự đổ 12 tấn 10 Trung Quốc Hoạt động tốt, 80 – 90% 2019
9 Ô tô tưới nước 5m3 3 Trung Quốc Hoạt động tốt, 80 – 90% 2019
(Nguồn: Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh)
Nhu cầu sử dụng điện:
Điện cấp cho hoạt động thi công xây dựng của dự án được lấy từ mạng điện lưới cấp cho toàn Khu công nghiệp Yên Phong (khu mở rộng)
Ước tính nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho dự án cho ca 3 giai đoạn khoảng 3.000 KW/tháng
Nhu cầu sử dụng nước:
a Nguồn cung cấp nước:
Nước cấp cho quá trình thi công xây dựng sẽ được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của Khu công nghiệp Yên Phong (khu mở rộng) để phục vụ cho quá trình thi công xây dựng
b Nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng như sau:
- Nước cấp cho công nhân thi công xây dựng
Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình, trên công trường có khoảng
100 công nhân tham gia thi công/1 giai đoạn Định mức sử dụng nước là 45 lít/người.ngày (theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế)
Vậy nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng là: QSHTC = 100 người × 45 lít/người.ngày = 4.500 lít/ngày = 4,5 m3/ngày đêm
- Nước cấp cho hoạt động thi công xây dựng
Lượng nước cấp cho hoạt động xây dựng được ước tính dựa trên những dự án
có quy mô trương đương, chủ yếu là nước cấp cho hoạt động rửa thiết bị, tưới ẩm khu
Trang 16vực xây dựng, Theo đó, lượng nước cấp là khoảng 3 m3/ngày
Tổng nhu cầu sử dụng nước của dự án cho cả 3 giai đoạn là: 22,5 (m 3 /ngày.đêm)
Bảng 1 5 Nhu cầu sử dụng điện, nước trong quá trình thi công xây dựng
2.1 Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt m3/ngày.đêm 4,5
2.2 Nước cấp cho hoạt động thi công xây dựng m3/ngày.đêm 3,0
2.1 Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt m3/ngày.đêm 4,5
2.2 Nước cấp cho hoạt động thi công xây dựng m3/ngày.đêm 3,0
2.1 Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt m3/ngày.đêm 4,5
2.2 Nước cấp cho hoạt động thi công xây dựng m3/ngày.đêm 3,0
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu xăng, dầu:
Nhu cầu nhiên liệu sử dụng cho quá trình cải tạo, thi công xây dựng và lắp đặt
máy móc thiết bị tại dự án như sau
Bảng 1 6 Tổng hợp nhu cầu nhiên liệu của dự án
STT Loại phát sinh Đơn vị Khối lượng phát sinh
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
(Nguồn: Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh))
4.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất sử dụng trong quá trình hoạt động
Nguyên vật liệu, máy móc
Dự án khi đi vào hoạt động chủ yếu cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi lưu trữ hàng hoá và tư vấn, quản lý bất động sản, do vậy máy móc chủ yếu là máy tính, máy fax, máy in trong văn phòng làm việc của chủ đầu tư Hoá chất dự án trong giai đoạn hoạt động là hoá chất khử trùng hệ thống xử lý nước thải: Chlorine, định mức sử dụng ước tính là 20kg/tháng
Trang 17Nhu cầu sử dụng điện:
Điện cấp cho quá trình hoạt động của dự án được lấy từ mạng điện lưới cấp cho toàn Khu công nghiệp Yên Phong (khu mở rộng) sau đó cấp vào nhà xưởng, văn phòng, kho bãi Dự kiến mức tiêu thụ điện năng hàng tháng của dự án khi đi vào hoạt động là 300.000Kwh/tháng
Nhu cầu sử dụng nước:
a Nguồn cung cấp nước:
Nước cấp cho quá trình hoạt động của dự án sẽ được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của Khu công nghiệp Yên Phong (khu mở rộng)
b Nhu cầu sử dụng nước trong quá trình hoạt động:
Nhu cầu sử dụng nước của nhà xưởng, văn phòng, kho bãi bao gồm: Nước sinh hoạt (nước cấp cho nhu cầu vệ sinh, rửa tay chân của công nhân viên, nước lau sàn), nước tưới cây, rửa đường, nước PCCC,
- Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt:
Căn cứ theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế thì tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp là 45 lít/người/ngày
TT Mục đích sử dụng TCXDVN
33:2006
Tổng lượng nước cấp (m 3 /ngày) Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
953 người 1000 người 1000 người
1 Cấp cho sinh hoạt vệ
sinh
45
- Nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây, rửa đường
Tổng diện tích sân đường nội bộ và cây xanh tại dự án là 115.178m2 Căn cứ theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, định mức sử dụng nước tưới cây, rửa đường là 1,5 lít/m2/ngày đêm
Nhu cầu sử dụng nước tưới cây, rửa đường là: QTC,RĐ = 115.178 x 1,5/1000 = 172,8 m3/ngày đêm
- Nhu cầu sử dụng nước cho PCCC:
+ Căn cứ theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, định mức sử dụng nước chữa cháy là 5 lít/s
+ Nhu cầu sử dụng nước chữa cháy cho 01 đám cháy, thời gian chữa cháy 3h liên tục là:
QPCCC = 5 x 3 x 3600/1000 = 54 m3/đám cháy
Trang 18+ Căn cứ theo Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải thì nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước sử dụng
Tổng hợp cân bằng sử dụng nước trong giai đoạn hoạt động như sau:
Bảng 1 7 Tổng hợp cân bằng sử dụng nước trong giai đoạn hoạt động của dự án
STT Mục đích sử dụng Định mức cấp nước Lưu lượng
sử dụng (m 3 )
Lưu lượng xả thải (m 3 /ngày)
1 Nước cấp sinh hoạt 45 lít/người/ngày 132,885 132,885
2 Nước tưới cây, rửa đường 1,5 lít/m2/ngày đêm 172,8 Thất thoát
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:
5.1 Tiến độ thực hiện dự án
a Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn:
- Tiến độ góp vốn: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Tiến độ huy động vốn: Trong vòng 36 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
b Tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án:
- Giai đoạn 1:
+ Thực hiện thủ tục hành chính: Từ Quý II/2023 đến Quý I/2024
+ Xây dựng công trình, lắp đặt máy móc trang thiết bị: Từ Quý II/2024 đến Quý I/2025
- Giai đoạn 2:
+ Thực hiện thủ tục hành chính: Từ Quý I/2024 đến Quý I/2025
+ Xây dựng công trình, lắp đặt máy móc trang thiết bị: Từ Quý II/2025 đến Quý IV/2025
- Giai đoạn 3:
+ Thực hiện thủ tục hành chính: Từ Quý I/2025 đến Quý I/2026
+ Xây dựng công trình, lắp đặt máy móc trang thiết bị: Từ Quý II/2026 đến Quý IV/2026
- Dự án đi vào hoạt động toàn bộ: Từ Quý I/2027
5.2 Tổng mức đầu tư
Tổng vốn đầu tư của Dự án: 1.800.000.000.000 VNĐ (Một nghìn tám trăm tỷ đồng Việt Nam) tương đương 75.949.367 USD (bảy mươi lăm triệu, chín trăm bốn mươi chín nghìn, ba trăm sáu mươi bảy đô la Mỹ), trong đó:
Trang 19- Giai đoạn 1: 8.000.000.000 VNĐ tương đương 33.755.275 USD
- Giai đoạn 2: 5.000.000.000 VNĐ tương đương 21.097.046 USD
- Giai đoạn 3: 5.000.000.000 VNĐ tương đương 21.097.046 USD
Vốn góp để thực hiện dự án là: 270.000.000.000 VNĐ (Hai trăm bảy mươi tỷ đồng Việt Nam), tương đương 11.489.362 USD (Mười một triệu, bốn trăm tám mươi chín nghì, ba trăm sáu mươi hai đô la Mỹ), chiếm tỷ lệ 15% tổng vốn đầu tư
Giá trị, tỷ lệ, phương thức và tiến độ góp vốn như sau:
Công ty TNHH Titan Corporation góp 270.000.000.000 VNĐ VNĐ (Hai trăm bảy mươi tỷ đồng Việt Nam), tương đương 11.489.362 USD (Mười một triệu, bốn trăm tám mươi chín nghì, ba trăm sáu mươi hai đô la Mỹ), chiếm tỷ lệ 100% vốn góp, bằng tiền mặt, trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trang 20Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐÀU TƯ VỚI QUY HOẠCH KHẢ NĂNG CHỊU
TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:
- Quyết định số 9028/QĐ - BTC ngày 08/10/2014 của Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 879/QĐ - TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lượng phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035;
- Căn cứ quyết định số 1831/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ: Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ngày 09 tháng 10 năm 2013;
- Căn cứ quyết định số 105/2014/QĐ – UBND ngày 31/3/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
- Căn cứ quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch phát tiển các Cụm công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Căn cứ quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KCN Yên Phong (khu vực mở rộng), tỉnh Bắc Ninh.;
- Dự án phù hợp với Quyết định số 14/GPMT-BTNMT ngày 19/01/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Giấy phép môi trường cho Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Phong I mở rộng, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Dự án “Dự án Công nghiệp Titan Bắc Ninh 2” có tổng diện tích 250.000 m2thuộc lô đất CN1-2 và CN1-3, Khu công nghiệp Yên Phong (khu mở rộng), Xã Yên Trung và Xã Dũng Liệt, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam thuê lại đất của Tổng Công ty Viglacera - CTCP theo hợp đồng thuê lại đất số 16/2023/BĐS – HĐKT được ký ngày 03 tháng 03 năm 2023, dự án là phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Bắc Ninh Góp phần tận dụng tốt diện tích đất công nghiệp sẵn có, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, tăng tính cạnh tranh; tăng thêm nguồn vốn đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động của tỉnh Bắc Ninh; nâng cao hiệu quả đầu tư và đóng góp ngân sách của nhà nước Việt Nam và của tỉnh Bắc Ninh
2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường:
- Đối với môi trường nước:
Trang 21Toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình triển khai thi công và hoạt động của
dự án đều được thu gom qua hệ thống thoát nước chung của Khu công nghiệp, đấu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN, đảm bảo xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi xả ra ngoài môi trường Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN có công suất 6.000m3/ngày đêm Hiện nay, số đơn vị đang đấu nối nước thải vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN chiếm công suất khoảng 1.500m3/ngày đêm tuỳ theo thời
vụ, công suất xử lý của hệ thống đạt khoảng 25% so với công suất thiết kế Do vậy, tại thời điểm xả thải lớn nhất của Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh, trạm xử lý nước thải tập trung của KCN vẫn có thể tiếp nhận và xử lý được toàn
bộ nước thải của dự án
- Đối với môi trường không khí:
Dự án “Dự án Công nghiệp Titan Bắc Ninh 2” là dự án cho thuê nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và lưu giữ hàng hoá, dịch vụ tư vấn và quản lý bất động sản Vì vậy, trong quá trình hoạt động dự án không phát sinh bụi, khí thải
Trang 22Chương III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: Tổng hợp dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực thực hiện dự án:
1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nơi thực hiện dự án:
* Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và
chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí gần mặt đất và nguồn nước Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của các yếu tố càng mạnh hay nói cách khác là tốc độ
lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn
Bảng 3 1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong những năm gần đây (Đơn vị: 0 C)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh (2021)
* Độ ẩm: Độ ẩm không khí càng lớn thì càng tạo điều kiện cho vi sinh vật từ
mặt đất phân tán vào không khí nhanh chóng, lan truyền trong không khí và chuyển
hóa các chất ô nhiễm vào không khí gây ô nhiễm môi trường
Bảng 3 2 Độ ẩm trung bình các tháng trong những năm gần đây (Đơn vị: %)
Trang 23Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh (2021)
* Lượng mưa: Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng
chất lỏng Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm Vì vậy, mức độ ô nhiễm vào mùa mưa giảm hơn mùa khô Lượng mưa trên khu vực được phân bố thành
2 mùa:
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Bảng 3 3 Lượng mưa trung bình các tháng trong những năm gần đây
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh (2021)
* Số giờ nắng: Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là
1482,6 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 226,7 giờ,
tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 9,4 giờ
Bảng 3 4 Số giờ nắng trung bình các tháng trong những năm gần đây (Đơn vị: h)
Trang 24Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh (2021)
* Tốc độ gió và hướng gió: Trong năm có hai mùa chính mùa đông có gió
hướng bắc và đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mùa hè có gió hướng nam
và đông nam từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm Tại khu vực dự án chịu ảnh hưởng của bão tương tự khu vực đồng bằng Bắc bộ Hàng năm xảy ra 8 - 10 trận bão với tốc
độ gió từ 20 - 30m/s thường kèm theo mưa lớn và kéo dài
- Tốc độ gió trung bình trong năm: 2,5m/s
- Tốc độ gió cực đại trong năm: 34m/s
➢ Chế độ thủy văn
* Sông Cầu: Có chiều dài L = 288km Thượng lưu được tính từ Chợ Mới trở lên, trung lưu tính từ Chợ Mới đến Thác Huống, hạ lưu tính từ Thác Huống đến Phả Lại Lưu vực sông Cầu có dạng dài, lòng sông phía thượng lưu rất dốc nhiều thác ghềnh, xuống trung lưu lòng sông đã mở rộng độ dốc lòng còn khoảng 0,5% Qua đập Thác Huống xuống hạ lưu độ dốc lòng giảm hẳn chỉ còn khoảng 0,1% lòng sông rộng
- Dòng chảy của sông Cầu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng 6 - tháng 9, có nơi vào tháng 10 Mùa cạn từ tháng 11- tháng 5 năm sau, lượng dòng chảy mùa cạn chiếm 20 - 30 % lượng dòng chảy năm
Bảng 3 5 Mực nước trung bình các tháng của sông Cầu
(Đơn vị: cm-Trạm Đáp Cầu)
Năm
Trang 25+ Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp giảm nhưng giá trị tuyệt đối của nông nghiệp vẫn tăng đáng kể, cụ thể: khu vực nông nghiệp chiếm 0.1%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 99,4%; khu vực dịch vụ chiếm 0,5%
+ Điểm nổi bật về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã có nhiều kết quả đột phá đưa giá trị một ha canh tác đạt 78 triệu đồng Năng suất lúa đạt 64 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực đạt 66.222 tấn Trong những năm qua, huyện Yên Phong đã đầu tư gần 300 tỷ đồng xây dựng các tuyến đường trung tâm huyện lỵ, đường liên xã liên thôn Đến nay 95 % đường thôn xóm của huyện được cứng hóa bê tông, lát gạch, đồng thời lập quy hoạch xong giao thông toàn huyện đến năm 2020
+ Triển khai xây dựng các cụm và điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghiệp sạch Giá trị sản xuất CN – TTCN – XD năm 2019 đạt 27.681 tỷ đồng; trong đó kinh tế nhà nước đạt 371 tỷ đồng, kinh tế ngoài quốc doanh đạt 991 tỷ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 26.319 tỷ
+ Các làng nghề đã đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến kết hợp với công nghệ cổ truyền nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như cho xuất khẩu
Trang 26+ Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,1%/năm Đặc biệt, các loại hình dịch vụ phục vụ khu, cụm công nghiệp tiếp tục được chú trọng phát triển, tăng thu nhập cho người dân các địa phương khu vực lân cận
+ Giao thông: xây dựng, nâng cấp hệ thống đường HL2, HL3 và đường 198,… đường trong các thôn xóm đã được bê tông hóa 100% tạo điều kiện thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa và hành khách hơn nữa để phát triển sản xuất Công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị Chờ, các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch văn hóa lịch sử được quan tâm chú trọng, các công trình công cộng được quan tâm đầu tư xây dựng + Đến năm 2020, huyện Yên Phong sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, phấn đấu đạt tốc độ trưởng bình quân 8%/năm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 0,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 96,3%; khu vực dịch vụ đạt 3,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm; thu ngân sách tăng bình quân 16%/năm…
- Về mặt xã hội:
+ Các chính sách xã hội đã được thực hiện khá tốt Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Ba không” trong ngành giáo dục; cơ sở vật chất trường học được trang bị đầy đủ Thực hiện tốt các chương trình y tế và công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; công tác tuyên truyền, công tác quản lý nhà nước về văn hóa thông tin
+ Công tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm, không có bệnh dịch lớn xảy ra Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt dịch tiêu chảy cấp, dịch sốt xuất huyết, Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia; nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân ở các tuyến y tế cơ sở Tăng cường công tác quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm
+ An ninh quốc phòng được giữ vững tăng cường; Sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp có nhiều cố gắng, đã bám sát các chương trình, mục tiêu, nhiệm
vụ đề ra, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm
+ Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, truyền thanh đã kịp thời phục vụ các nhiệm
vụ chính trị của địa phương góp phần xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc
+ Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mọi mặt về kinh tế, hoạt động văn hoá xã hội cũng ngày càng phát triển, hàng năm đều hoàn thành các nhiệm vụ về giáo dục đào tạo, y tế, dân số, thể dục thể thao; thực hiện tốt các chính sách xã hội; …
1.2 Hiện trạng tài nguyên sinh vật nơi thực hiện dự án:
a.Tài nguyên sinh vật trên cạn
Trang 27Nhìn chung, tài nguyên sinh vật của khu vực thực hiện dự án rất nghèo cả về số lượng lẫn thành phần do đất được bê tông hóa xây dựng Hệ sinh thái mang những nét đặc trưng của hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng và chịu tác động của các hoạt động con người
b Tài nguyên sinh vật dưới nước:
- Hệ thực vật dưới nước: xung quanh dự án không có quá nhiều thực vật thực vật, chủ yếu có một số thực vật như bèo tây, hoa sen, …
- Động vật: Động vật chủ yếu xung quanh khu vục chủ yếu là một số loài cá nhỏ, tôm, cua,…Ngoài ra dân cư địa phương tiến hành nuôi thủy sản thương phẩm như
cá chép, cá rô phi, điêu hồng…
Nhận xét: như vậy nhìn chung hệ sinh thái khu vực dự án không có động thực vật quý hiếm sinh sống, chủ yếu vật nuôi gia súc, gia cầm Các loại thủy sản tự nhiên và nuôi thả Thực vật gồm các cây lương thực như: lúa, ngô, rau màu…
2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
Nước thải sinh hoạt của Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh) và các đơn vị thứ cấp được đấu nối vào 03 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với tổng công suất 150 m3/ngày đêm của Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh) Nước thải sau xử lý được xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp Yên Phong (khu mở rộng) Nguồn tiếp nhận nước thải của Khu công nghiệp Yên Phong (khu mở rộng) là kênh tiêu V4, Vạn An Kết quả quan trắc định kì nước thải hàng năm cho thấy hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Yên Phong (khu mở rộng) đều xử lý nước thải hiệu quả, chất lượng nước đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A
Trang 28Chương IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án đầu tư
1.1.Đánh giá, dự báo các tác động:
Các tác động trong giai đoạn này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4 1 Nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công xây dựng nhà xưởng, lắp
TP ô nhiễm Đối tượng có thể bị
tác động trực tiếp
1 Nước thải
- Nước thải xây dựng:
Hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, rửa máy móc, thiết bị thi công phương tiện vận tải;
Nước tưới rửa bề mặt;
- Nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt từ cán bộ, công nhân viên thi công xây dựng trên công trường;
- Nước mưa: Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng xây dựng, các hoạt động trong giai đoạn xây dựng
BOD5, tổng Nitơ, tổng Phốt pho, dầu mỡ, amoni
- Đối tượng bị tác động:
+ Môi trường nước; + Môi trường đất; + Con người: Cán
bộ quản lý, công nhân xây dựng
- Quy mô tác động: Toàn bộ khu vực thực hiện dự án
2 Bụi, khí thải
- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;
- Hoạt động bóc dỡ, san ủi, đào đắp mặt bằng;
- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu
CO, SO2, NO2, bụi,…
- Môi trường không khí; Cán bộ công nhân viên tham gia thực hiện dự án
- Quy mô: Toàn bộ khu vực thực hiện dự
án
Trang 29xây dựng, đất đào,…
của các phương tiện vận tải và thiết bị cơ giới;
- Hoạt động vận hành máy móc, thiết bị trong quá trình thi công
3 Chất thải rắn
- Chất thải rắn xây dựng: Hoạt động cải tạo mặt bằng, san ủi, đào đắp; Hoạt động xây dựng các công trình: cát đá rơi vãi, bê tông thừa, đất đá, vôi vữa, đầu mẩu sắt thép, gạch vỡ,…;
- Chất thải rắn sinh hoạt: Hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân xây dựng dự án;
- Chất thải nguy hại:
Hoạt động xây dựng (hộp đựng sơn, giẻ lau dầu mỡ, đầu mẩu que hàn, vải lọc dầu từ khu vực cầu rửa xe, )
- Các vật liệu bao gói: gỗ, nhựa, nylon, giấy, xốp, sắt, thép, gạch vỡ,…
- Dầu mỡ, giẻ lau dính dầu mỡ,…
3
- Đối tượng:
+ Môi trường đất, nước, không khí; + Con người (công nhân xây dựng) Quy mô: Khu vực thực hiện dự án
4 Ồn, rung
Hoạt động cải tạo mặt bằng, san ủi, đào đắp, thi công
-
- Đối tượng:
+ Con người (công nhân xây dựng) Quy mô: Khu vực thực hiện dự án
Trang 30* Nước thải sinh hoạt
Nước thải phát sinh từ sinh hoạt của công nhân xây dựng văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, lắp đặt máy móc thiết bị Tính tổng công nhân thi công dự kiến là 100 người/1 giai đoạn Lượng nước cấp cho dự án lấy theo TCXDVN 33:2006 (Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế) là 45 lít/người/ngày Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt là 4,5
m3/ngày.đêm
Theo nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 thì lượng nước thải phát sinh bằng 100% lượng nước cấp sử dụng Do vậy lượng nước thải phát sinh hàng ngày khoảng 4,5 m 3 /ngày.đêm
Đối với các nguồn nước thải sinh hoạt có tới 52% các chất hữu cơ và một số lớn
vi sinh vật gây bệnh Ngoài ra nguồn nước thải sinh hoạt còn có chứa hàm lượng nitơ, phốtpho, các hợp chất chứa lưu huỳnh, chất rắn rất cao, giá trị COD, BOD5 lớn, hàm lượng ôxi hòa tan thấp Quá trình xả thải trực tiếp nguồn nước thải sinh hoạt này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiếp nhận Sự xả thải trực tiếp sẽ trở thành nguyên nhân làm gia tăng đột biến hàm lượng chất hữu cơ trong nước mặt tại mương xung quanh khu vực dự án
Số lượng công nhân thi công dự kiến trên 1 giai đoạn là 100 người thì khối lượng
và nồng độ chất ô nhiễm trong NTSH được tính như sau:
Tổng lượng các chất ô nhiễm = số người x hệ số thải Nồng độ các chất ô nhiễm = Tổng lượng chất ô nhiễm x 52% / tổng lượng nước thải
Bảng 4 2 Tải lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm BOD 5 COD TSS Tổng N Tổng P
Trang 31Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, nồng độ các chất BOD5, COD, TSS, Tổng Nitơ, tổng Photpho do nước thải sinh hoạt sinh ra chưa qua xử lý vượt quá QCVN 40:2011/BTNMT, cột B Nếu nguồn ô nhiễm này không được xử lý sẽ gây ô nhiễm
môi trường cho khu vực
Nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn 2 và giai đoạn 3 được dự báo tương tự như trong giai đoạn 1
* Nước thải xây dựng
Đối với nước thải từ quá trình thi công xây dựng như nước rửa nguyên vật liệu,
vệ sinh máy móc thiết bị,…có hàm lượng chất lơ lửng và các chất hữu cơ cao gây ô nhiễm nước trong khu vực tiếp nhận
Căn cứ vào quy mô xây dựng dự án và kinh nghiệm thi công công trình có thể ước tính tổng lượng nước thải thi công xây dựng của dự án là 3m3/ngày.đêm/ 1 giai đoạn
* Nước mưa chảy tràn:
Trong mùa mưa, khi đó nước mưa chảy tràn trong khu vực xây dựng cuốn theo
đá vụn, đất cát, vật liệu xây dựng … xuống các thủy vực hoặc các vùng đất trũng làm cho nước có độ đục tăng cao, và làm bồi lấp các rãnh thoát nước làm cản trở dòng chảy của khu vực Tuy nhiên, tại khu vực thi công Chủ dự án sẽ tạo các rãnh thoát nước mưa, hứng dòng chảy qua lắng lọc sơ bộ rồi đổ xuống khu vực tiếp nhận
Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực có thể được xác định theo công thức thực nghiệm như sau:
Q = 0,287 x 10-3 x y x h x F (m3/h) Trong đó:
▪ 0,287 x 10-3 – hệ số quy đổi đơn vị
▪ y - Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào độ dốc, đặc điểm mặt phủ… ( = 0,7)
▪ h – Cường độ trung bình tại trận mưa tính toán theo kết quả quan trắc nhiều năm (h= 0,1m/h)
▪ F- Diện tích khu vực thi công 153.146 m2
Từ đó Q = 0,2 m3/s
Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa: với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó) Hàm lượng các chất bẩn trong mưa đợt đầu tại khu vực được ước lượng như sau: BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng khoảng 1500 đến 1800 mg/l
Lượng chất bẩn (chất không hòa tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định theo công thức sau đây:
M = MMax(1-e-Kz.t).F, kg Trong đó:
Trang 32▪ MMax: lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất, tại khu vực thi công MMax = 250kg/ha
▪ Kz : Hệ số động học tính luỹ chất bẩn, Kz = 0,4 /ngày
▪ t: Thời gian tích luỹ chất bẩn, 15 ngày
▪ F: diện tích khu vực thi công, F = 15,3146 ha
Như vậy, lượng chất bẩn tích tụ trong khoảng 10 ngày tại khu vực thi công là 4.683,6 kg, lượng chất bẩn này nếu theo nước mưa chảy tràn gây tác động không nhỏ tới nguồn thuỷ vực tiếp nhận
Tuy nhiên, tác động này sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, trong quá trình thi công dự án, chủ dự án sẽ xây dựng công trình thoát nước trước khi xây dựng các công trình khác để đảm bảo khả năng tiêu thoát nước của khu vực Trong hệ thống thoát nước có bố trí các bể ga lắng đất cát sẽ giảm thiểu được tác động do nước mưa gây ra Thường xuyên kiểm tra, nạo vét hệ thống thoát nước xung quanh cũng như các hố ga
để tránh hiện tượng bồi lắng, cản trở dòng chảy
* Đánh giá tác động:
- Tác động do nước thải sinh hoạt
Lượng nước thải sinh hoạt của quá trình xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, lắp đắt máy móc, thiết bị nếu không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải
Nồng độ chất rắn lơ lửng cao trong nước thải làm tăng độ đục ở thủy vực tiếp nhận, cản trở khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời xuống những tầng sâu hơn của mực nước, từ đó làm giảm khả năng quang hợp của những loài thực vật và tảo sống ở những tầng nước sâu hơn
Nồng độ các chất hữu cơ cao trong nước thải sẽ làm giảm lượng ôxy tự do trong nước do quá trình phân hủy các chất hữu cơ này Đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của các loại tảo trên bề mặt thủy vực và có thể gây lên hiện tượng phú dưỡng
- Tác động do nước thải xây dựng
Nước thải thi công chứa nhiều các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ… nếu không có biện pháp giảm thiểu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thủy vực tiếp nhận Tuy nhiên thời gian thi công không kéo dài, ảnh hưởng chỉ mang tính tạm thời Đồng thời, chủ dự án sẽ có biện pháp giảm thiểu tối đa tác động của các nguồn thải này và được trình bày ở chương sau của báo cáo
- Tác động do nước mưa chảy tràn
Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được tiêu thoát hợp lý
có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công Ngoài ra, nước mưa còn cuốn theo đất cát và các thành phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào hệ thống thoát nước, gây bồi lắng
và tác động xấu đến nguồn tài nguyên nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực
Trang 331.1.2 Nguồn phát sinh khí thải
Nguồn phát sinh bụi và khí thải trong giai đoạn xây dựng chủ yếu từ các hoạt động đào đắp, san gạt mặt bằng, vận chuyển đất để san lấp, quá trình tập kết vật liệu xây dựng đến chân công trình, di chuyển của xe cộ và các hoạt động của các máy móc thiết bị thi công trên công trường,… Lượng đất đá đào lên được sử dụng để đắp san nền luôn nên không có vận chuyển đổ thải đất đá trong giai đoạn này
Tùy theo điều kiện chất lượng đường giao thông, chất lượng xe vận chuyển, phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu, điều kiện thời tiết, địa hình mà phát sinh ô nhiễm nhiều hay ít Đặc biệt nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió Bụi do nguyên vật liệu rơi vãi khi vận chuyển cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh
* Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình đào dắp san nền
Dự án được xây dựng nằm trong KCN Yên Phong (khu mở rộng), tại đây đã hoàn thiện về cơ sở hạ tầng nên mặt bằng khu vực dự án tương đối bằng phẳng; nền địa chất ổn định Móng của các hạng mục công trình là móng cọc tựa vào nền đất sâu, khối lượng đất đào gần bằng khối lượng đất đắp
Cbụi (µg/m3) = Tải lượng bụi (g/ngày) × 10-6/24/V Trong đó:
V: Thể tích bị tác động trên bề mặt dự án V = S × H (m3); với S: Diện tích khu vực dự án (m2);
H: Chiều cao đo các thông số khí tượng (H = 10 m)
Thay số vào ta tính được Cbụi = 1,39µg/Nm3 thấp hơn giới hạn cho phép trong QCVN 05:2023/BTNMT, trung bình 24h là 150 µg/Nm3) Do đó, tác động của hoạt động đào móng tới môi trường không khí khu vực là không đáng kể
Trang 34Thay số vào ta tính được Cbụi = 1,39µg/Nm 3 thấp hơn giới hạn cho phép trong QCVN 05:2023/BTNMT, trung bình 24h là 150 µg/Nm3) Do đó, tác động của hoạt động đào móng tới môi trường không khí khu vực là không đáng kể
➢ Giai đoạn 3:
Tổng khối lượng đất đào móng giai đoạn 3 của dự án là 10.381,41 m3 Lượng đất đào móng được sử dụng để đắp nền tại khu vực thực hiện dự án
Tính toán tương tự như giai đoạn 1
Thay số vào ta tính được Cbụi = 1,39µg/Nm 3 thấp hơn giới hạn cho phép trong QCVN 05:2023/BTNMT, trung bình 24h là 150 µg/Nm3) Do đó, tác động của hoạt động đào móng tới môi trường không khí khu vực là không đáng kể
* Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu phục vụ thi công xây dựng Dự án
Mức độ ô nhiễm phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường sá, mật độ xe cộ, lưu lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe và lượng nhiên liệu sử dụng
Chất lượng xe: Nhà thầu xây dựng cam kết sử dụng xe đang hoạt động bình thường, không sử dụng xe quá cũ
Phương án tập kết nguyên vật liêu:
Không tập kết nhiều vật liệu cùng một lúc mà vận chuyển theo nhu cầu;
Bố trí khu vực để nguyên vật liệu ở vị trí thuận lợi cho thi công và giảm thiểu tác động khác đến xung quanh
* Tải lượng và nồng độ
➢ Giai đoạn 1:
Khối lượng vật liệu thi công xây dựng của dự án giai đoạn 1 ước tính khoảng
36.236,14 tấn (Nguồn: Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh))
Với khả năng vận chuyển của xe trung bình là 15 tấn, thì dự án cần khoảng 2424 xe để vận chuyển vật liệu xây dựng từ nguồn cung ứng về địa điểm xây dựng dự án Khi đó, tổng số lượt xe ra vào dự án khi vận chuyển 2 chiều là: 2424 x 2 = 4848 chuyến
Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị là 12 tháng (360 ngày) Nếu tính thời gian làm việc mỗi ngày là 8h, thì số lượt xe vận chuyển
Trang 35nguyên vật liệu và máy móc thiết bị ra vào khu vực vực dự án trung bình mỗi ngày là:
4848 : 360 = 14 lượt xe/ngày = 1,75 lượt xe/h
Chủ đầu tư dự kiến nhập nguyên vật liệu xây dựng với quãng đường ước tính khoảng 15 km Tải lượng bụi, khí thải sinh ra từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu được tính toán dựa theo hệ số phát thải ô nhiễm của Tổ chức y tế thế giới WHO thiết lập đối với các loại xe có trọng tải 3,5 – 16,0 tấn, di chuyển ngoài thành phố
Tải lượng (kg/ngày) = (Hệ số ô nhiễm/1000)xQuãng đường vận chuyểnxSố lượt xe
Tải lượng (mg/ms) = (1000/3600x8) x tải lượng (kg/ngày) Vậy tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh sẽ là:
Bảng 4 3 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên
vật liệu giai đoạn 1
(km)
Lượt xe
(lượt xe/ngày)
Tải lượng ô nhiễm
(kg/ngày)
Nồng độ trung bình
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu, (S = 0,05%)
Từ kết quả trong bảng trên cho thấy, nồng độ bụi và các khí phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu đều nhỏ hơn rất nhiều lần khi so sánh với QCVN 05:2023/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ) Điều đó chứng tỏ tác động từ hoạt động này đến môi trường là rất nhỏ
➢ Giai đoạn 2:
Khối lượng vật liệu thi công xây dựng của dự án giai đoạn 2 ước tính khoảng
34.877,22 tấn (Nguồn: Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh))
Với khả năng vận chuyển của xe trung bình là 15 tấn, thì dự án cần khoảng 2340 xe để vận chuyển vật liệu xây dựng từ nguồn cung ứng về địa điểm xây dựng dự án Khi đó, tổng số lượt xe ra vào dự án khi vận chuyển 2 chiều là: 2424 x 2 = 4680 chuyến
Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị là 9 tháng (270 ngày) Nếu tính thời gian làm việc mỗi ngày là 8h, thì số lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc thiết bị ra vào khu vực vực dự án trung bình mỗi ngày là:
4680 : 270 = 17 lượt xe/ngày = 2,125 lượt xe/h
Tính toán tương tự giai đoạn 1, ta có tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh ở giai đoạn 2 như sau
Trang 36Bảng 4 4 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên
vật liệu giai đoạn 2
(km)
Lượt xe
(lượt xe/ngày)
Tải lượng ô nhiẽm
(kg/ngày)
Nồng độ trung bình
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu, (S = 0,05%)
Từ kết quả trong bảng trên cho thấy, nồng độ bụi và các khí phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu đều nhỏ hơn rất nhiều lần khi so sánh với QCVN 05:2023/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ) Điều đó chứng tỏ tác động từ hoạt động này đến môi trường là rất nhỏ
➢ Giai đoạn 3:
Khối lượng vật liệu thi công xây dựng của dự án giai đoạn 3 ước tính khoảng
16.619,3 tấn (Nguồn: Công ty TNHH Công nghiệp Titan Corporation 2 (Bắc Ninh))
Với khả năng vận chuyển của xe trung bình là 15 tấn, thì dự án cần khoảng 1128 xe để vận chuyển vật liệu xây dựng từ nguồn cung ứng về địa điểm xây dựng dự án Khi đó, tổng số lượt xe ra vào dự án khi vận chuyển 2 chiều là: 1128 x 2 = 2256 chuyến
Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị là 9 tháng (270 ngày) Nếu tính thời gian làm việc mỗi ngày là 8h, thì số lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc thiết bị ra vào khu vực vực dự án trung bình mỗi ngày là:
2256 : 270 = 8 lượt xe/ngày = 1 lượt xe/h
Tính toán tương tự giai đoạn 1, ta có tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh ở giai đoạn 3 như sau
Bảng 4 5 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên
vật liệu giai đoạn 3
(km)
Lượt xe
(lượt xe/ngày)
Tải lượng ô nhiễm
(kg/ngày)
Nồng độ trung bình
Trang 375 VOCs 0,8 15 8 0,096 6,73×10-3
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu, (S = 0,05%)
Từ kết quả trong bảng trên cho thấy, nồng độ bụi và các khí phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu đều nhỏ hơn rất nhiều lần khi so sánh với QCVN 05:2023/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ) Điều đó
chứng tỏ tác động từ hoạt động này đến môi trường là rất nhỏ
* Bụi và khí thải phát sinh từ các thiết bị máy móc phục vụ thi công xây dựng
➢ Giai đoạn 1:
Để tính tải lượng bụi, khí thải sinh ra do các hoạt động của các loại máy móc trên trong quá trình thi công xây dựng, ta có thể căn cứ trên lượng nhiên liệu tiêu thụ
Như đã trình bày tại chương I, lượng nhiên liệu dự kiến sử dụng trong giai đoạn 1
là 7.675 lít, thời gian thi công là 12 tháng, thời gian làm việc 8 tiếng/ngày
Theo nguồn US-EPA, Locomotive Emissions Standard, Regulatory Support
Document, April, 1998 thì tải lượng bụi và khí thải độc hại khi đốt 1 lít dầu diesel như sau: Bảng 4 6 Tải lượng khí thải phát sinh do máy móc thi công trên công trường
TT Loại khí thải Định mức thải
(g/l)
Tổng lượng khí thải (g/ngày)
Lượng thải do các máy móc thiết bị (µg/m 2 s)
C - Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3);
E - Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/ms);
z - Độ cao của điểm tính toán (m), z = 1,5m;
h - Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m), coi mặt đường bằng mặt đất h = 0m;
u - Tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s) u = 1,5 m/s;
δz - Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm theo phương z(m);
Trị số hệ số khuếch tán chất ô nhiễm δz theo phương đứng (z) với độ ổn định của khí quyển tại khu vực là B, được xác định theo công thức:
δz = 0,53x0,73 (m) x: Khoảng cách của điểm tính toán so với nguồn thải, theo chiều gió thổi, m
Trang 38Bỏ qua sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố ảnh hưởng địa hình… Dựa trên tải lượng ô nhiễm tính toán, thay các giá trị vào công thức tính toán, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4 7 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của máy móc thi công
trên công trường giai đoạn 1
VOCs (µg/Nm 3 )
➢ Giai đoạn 2:
Để tính tải lượng bụi, khí thải sinh ra do các hoạt động của các loại máy móc trên trong quá trình thi công xây dựng, ta có thể căn cứ trên lượng nhiên liệu tiêu thụ
Như đã trình bày tại chương I, lượng nhiên liệu dự kiến sử dụng trong giai đoạn 2
là 4.912 lít, thời gian thi công là 9 tháng, thời gian làm việc 8 tiếng/ngày
Tính toán tương tự giai đoạn 1, ta có tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh ở giai đoạn 2 như sau:
Bảng 4 8 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của máy móc thi công
trên công trường giai đoạn 2
VOCs (µg/Nm 3 )
Trang 39môi trường không khí là rất nhỏ
➢ Giai đoạn 3:
Để tính tải lượng bụi, khí thải sinh ra do các hoạt động của các loại máy móc trên trong quá trình thi công xây dựng, ta có thể căn cứ trên lượng nhiên liệu tiêu thụ
Như đã trình bày tại chương I, lượng nhiên liệu dự kiến sử dụng trong giai đoạn 3
là 4.180 lít, thời gian thi công là 9 tháng, thời gian làm việc 8 tiếng/ngày
Tính toán tương tự giai đoạn 1, ta có tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh ở giai đoạn 3 như sau:
Bảng 4 9 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của máy móc thi công
trên công trường giai đoạn 3
VOCs (µg/Nm 3 )
* Bụi và khí phát sinh từ quá trình hàn:
- Khí thải từ công đoạn hàn
Trong quá trình cắt hàn các kết cấu thép, các loại hoá chất chứa trong que hàn
bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người công nhân Thành phần bụi khói một số loại que hàn và tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn được thể hiện ở 2 bảng sau:
Trang 40Bảng 4 10 Thành phần bụi khói của một số que hàn Loại que hàn MnO (%) SiO 2 (%) Fe 2 O 3 (%) Cr 2 O 3 (%)
Que hàn baza
UONI 13/4S 1,1 ÷ 8,8/4,2 7,03 ÷ 7,1/7,06 3,3 ÷ 62,2/47,2
0,002 ÷ 0,02/0,001 Que hàn Austent
0,29 ÷ 0,37/0,33
89,9 ÷
(Nguồn: Ngô Lê Thông – Công nghệ hàn điện nóng chảy, 1988)
Bảng 4 11 Lượng khí thải phát sinh trong quá trình hàn
Bảng 4 12 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn giai đoạn 1 Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) Tải lượng (g/s)
➢ Giai đoạn 2:
Giai đoạn thi công xây dựng văn phòng, nhà xưởng, kho bãi và lắp đặt máy móc thiết bị dự kiến sử dụng 220 kg que hàn (tương đương với 4.400 que hàn)