Tính chất, loại hình dự án và ngành nghề thu hút đầu tư của CCN - Loại hình sản xuất kinh doanh: Cụm công nghiệp; Các ngành nghề thu hút đầu tư của Cụm công nghiệp Châu Phong theo Báo cá
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8
1 TÊN CHỦ ĐẦU TƯ 8
2 TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất dự án đầu tư 9
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 12
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 19
CHƯƠNG II 30
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, 30
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 30
1 Sự phù hợp của Dự án đầu tư đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 30
2 Sự phù hợp của Dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải 30
CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 31
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 31
3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải kiểm soát, chất thải nguy hại 67
4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 70
5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 71
6 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 87
7 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi 91
8 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học 91
9 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 91
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP MÔI TRƯỜNG 98
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 98
Trang 33 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
102
4 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 102
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 103
CHƯƠNG 6 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 104
1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 104
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 104
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý chất thải 104
1.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường 105
2 Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 105
4 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 108
CHƯƠNG 7 KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 109
CHƯƠNG 8 CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 110
1 Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ 110
2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật 110
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Quy hoạch sử dụng đất của dự án 10
Bảng 1 3 Nhu cầu hóa chất cho HTXL nước thải công suất 1600m3/ngày đêm 12
Bảng 1 4 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải đưa về trạm xử lý nước thải của CCN Eco Châu Phong khi lấp đầy 100% 16
Bảng 1 5 Bảng tính toán công suất sử dụng điện của CCN trong giai đoạn vận hành ổn định 18
Bảng 1 6 Các nhà đầu tư thứ cấp tại CCN Eco Châu Phong đến thời điểm hiện tại 19
Bảng 1 7 Tổ chức nhân sự của BQL Cụm công nghiệp 21
Bảng 1 8 Bảng tổng hợp khối lượng đầu tư xây dựng đã triển khai đối với CCN 22
Bảng 1 9 Khối lượng hệ thống đường giao thông nội bộ CCN 23
Bảng 1 10 Chi tiết khối lượng đường ống cấp nước sạch 25
Bảng 3 1 Tổng hợp khối lượng chi tiết hệ thống thoát nước mưa CCN 32
Bảng 3 2 Thành phần và tính chất nước thải từ các doanh nghiệp thứ cấp 33
Bảng 3 3 Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt 34
Bảng 3 4 Tổng hợp khối lượng chi tiết hệ thống thoát nước mưa CCN 36
Bảng 3 5 Thông số kỹ thuật trạm xử lý nước thải công suất 1.600m3/ngày đêm 46
Bảng 3 6 Nhu cầu hóa chất cho HTXL nước thải công suất 1600m3/ngày đêm 47
Bảng 3 7 Tính chất hóa lý và đặc tính nguy hiểm của hóa chất sử dụng cho dự án 47
Bảng 3 8 Bảng tổng hợp thiết bị sử dụng cho trạm xử lý nước thải tập trung 49
Bảng 3 9 Thông số kỹ thuật công trình nhà điều hành của trạm xử lý nước thải tập trung 59
Bảng 3 10 Tổng hợp nhu cầu sử dụng điện của hệ thống xử lý nước thải 61
Bảng 3 12 Tổng hợp thành phần và khối lượng chất thải nguy hại của Dự án 69
Bảng 3 13 Phương án ứng phó các sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải 75
Bảng 3 14 Tổng hợp nội dung thay đổi so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt 92
Trang 5Bảng 5 2 Kế hoạch vận hành thử nghiệm của CCN 104 Bảng 5 3 Kế hoạch đo đạc lấy mẫu đánh giá hiệu quả xử lý 104
Trang 6
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 2 Vị trí địa lý CCN Eco Châu Phong 9
Hình 1 3 Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Công ty Haesung Tech – Bắc Ninh 21
Hình 1 4 Tuyến đường nội bộ cụm công nghiệp Châu Phong 24
Hình 3 1 Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước mưa 31
Hình 3 2 Sơ đồ thu gom nước thải tại Dự án 35
Hình 3 3 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 37
Hình 3 4 Sơ đồ cấu tạo bể tách mỡ 40
Hình 3 5 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung 41
Hình 3 6 Mặt bằng trạm xử lý nước thải tập trung 58
Hình 3 7 Một số hình ảnh về trạm xử lý nước thải tập trung của CCN 59
Trang 7thế trong việc phát triển KTXH như: hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh với tuyến đường Quốc lộ 1A và 1B, các đường vành đai Hà Nội, hệ thống đường sắt quốc gia
và các mạng lưới hạ tầng khác như cấp điện, cấp nước và giao thông liên lạc Bắc Ninh được coi là cửa ngõ phát triển kinh tế thủ đô Hà Nội Sự phát triển của các cụm công nghiệp (CCN) đã và đang thể hiện rõ vai trò, hiệu quả của một mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Châu Phong do Công ty Cổ phần constrexim số 1 làm chủ đầu tư và đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại Quyết định số 175/QĐ-TNMT ngày 29 tháng 11 năm
2007
Năm 2010, UBND tỉnh cấp cho Chi nhánh Công ty cổ phần tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng An Cư – Bắc Ninh để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp nhỏ và vừa Châu Phong tại xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Năm 2017, Chi nhánh Công ty cổ phần tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng An Cư – Bắc Ninh bán tài sản gắn liền với đất và chuyển nhượng toàn bộ Dự án đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp nhỏ và vừa Châu Phong cho Chi nhánh Công ty TNHH Haesung Tech – Bắc Ninh
Năm 2018, dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư với tên “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Châu Phong” tại Quyết định số 253/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2018 bởi UBND tỉnh Bắc Ninh Sau đó, ngày 30/5/2018
dự án đượccấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tên dự án “Dự án đầu tư xây dựng
và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Châu Phong” – gọi tắt là “ Cụm công nghiệp Eco Châu Phong”
Cụm công nghiệp ECO Châu Phong đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại Quyết định số 175/QĐ-TNMT ngày 29 tháng 11 năm 2007 bởi UBND tỉnh Bắc Ninh CCN ECO Châu Phong diện tích 50ha (bao gồm diện tích của công ty TNHH Chân Thiện Mỹ đã hoạt động theo dự án riêng trước đó đã được UBND tỉnh phê duyệt) Tuy nhiên, do dự án công ty TNHH Chân Thiện Mỹ là một dự án tách
Trang 8riêng nên năm 2018, chủ đầu tư xin thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho CCN Eco Châu Phong với diện tích khoảng 46ha Đến nay, CCN Eco Châu Phong đã hoàn thiện hạ tầng
kỹ thuật cho khu bao gồm các công trình bảo vệ môi trường vào đầu năm 2023
Hiện nay, căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Dự
án thuộc số thứ tự 2, mục I, phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm
2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; “Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Châu Phong” thuộc nhóm II theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường cấp
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh Mặt khác, do hạ tầng kỹ thuật và các công trình bảo vệ môi trường vừa được hoàn thiện nên căn cứ theo quy định tại khoản 6, điều
28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 08/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 thì báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án được lập theo mẫu báo cáo tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 08/01/2022
Phạm vi đề xuất cấp phép môi trường:
- Diện tích CCN Eco Châu Phong: 460.279,3 m2
- Trạm xử lý nước thải tập trung CCN Eco Châu Phong công suất 1600 m3/ngày đêm
Trang 9- Tên chủ dự án: CÔNG TY TNHH HAESUNG TECH
Đơn vị ủy quyền quản lý và điều hành dự án: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH HAESUNG TECH – BẮC NINH
- Địa chỉ văn phòng: Thôn Chân Cầu, xã Châu Phong, huyện Quế Võ, thành phố Bắc Ninh
- Người đại diện theo pháp luật: (Ông) Seo Kwang Hee
- Điện thoại: 0369.110.684
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 1036901949 cấp ngày 14 tháng 01 năm 2010, chứng nhận thay đổi lần thứ 1 ngày 30 tháng 05 năm 2018 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mã số 0107799018-001, đăng ký lần đầu ngày 17/05/2017, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 17/03/2023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp
- Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp
2 TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Tên dự án đầu tư: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG CỤM CÔNG NGHIỆP CHÂU PHONG
- Địa điểm: xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tình Bắc Ninh
- Dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường nhóm IItheo quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
- Quy mô: Cơ sở có tiêu chí như dự án nhóm A (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)
- Cụm công nghiệp EcO Châu Phong đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tại Quyết định số 175/QĐ-TNMT ngày 29 tháng 11 năm 2007 bởi UBND tỉnh Bắc Ninh
- Căn cứ theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Dự án: “Dự án
Trang 10đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Châu Phong” thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Bắc Ninh
- Tổng diện tích: 460.279,3m2
Hình 1 1 Vị trí địa lý CCN Eco Châu Phong
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất dự án đầu tư
3.1 Công suất của dự án đầu tư
- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp Châu Phong, xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh diện tích 460.279,3m2
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 1.600m3/ngày đêm
(Căn cứ theo tính toán taị bảng 1.4, lượng nước phát sinh tối đa của CCN là 1.500,4m3/ngày đêm Vậy nên, hệ thống xử lý nước thải tâp trung 1600m3/ngày đêm là đáp ứng xử lý lượng nước thải phát sinh của CCN)
Quy hoạch sử dụng đất của CCN như sau:
Cụm công nghiệp Eco Châu Phong có tổng diện tích 460.279,3m2, thuộc xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh được quy hoạch sử dụng đất cho các hạng mục
Trang 11Phân khu chức năng chính:
- Đất công nghiệp: Diện tích 345.217 m2 (chiếm 75% tổng diện tích của CCN) Các khu này được bố trí chức năng nhóm ngành nghề phù hợp thuận tiện và kiểm soát tốt công tác quản lý về môi trường, hoạt động sản xuất của nhà đầu tư
- Đất điều hành dịch vụ: Diện tích 6.315m2 (chiếm 1,37% tổng diện tích của CCN), nằm ở góc phía Tây Nam của CCN, phía Tây cổng vào cụm công nghiệp, bao gồm trụ sở làm việc của bộ phận quản lý và ban điều hành CCN, các văn phòng đại diện doanh nghiệp trong CCN Số người làm việc tối đa khoảng 20 người
- Đất hạ tầng kỹ thuật: Diện tích 5.974 m2 nằm ở phía Đông Bắc CCN, bao gồm: trạm XLNT diện tích 503,07 m2, công suất 1600 m3/ngày đêm,kho lưu giữ chất thải, sân phơi bùn
- Đất cây xanh: Diện tích 35.387m2 (chiếm 7,69% tổng diện tích của CCN) Đất cây xanh được bố trí dọc các tuyến đường tạo cảnh quan thông thoáng, hạn chế ô nhiểm môi trường Tỉ lệ cây xanh trong từng lô đất công nghiệp sẽ chiếm tối thiểu 20% diện tích
Trang 12đất
- Đất giao thông, bãi đỗ xe: Phần diện tích còn lại CCN bố trí đường lưu thông các phương tiện và bãi đỗ xe của CCN Các đường có chiều rộng khoảng 7,5m tiếp cận tốt các lô quy hoạch
3.2 Tính chất, loại hình dự án và ngành nghề thu hút đầu tư của CCN
- Loại hình sản xuất kinh doanh: Cụm công nghiệp; Các ngành nghề thu hút đầu tư của Cụm công nghiệp Châu Phong theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số trường số 175/QĐ-TNMT ngày 29 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh Bắc Ninh bao gồm:
+ Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm
+ Công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng
+ Dược phẩm, thuốc thú y thức ăn gia súc
+ Công nghiệp vật liệu xây dựng
+ Công nghiệp cơ khí
3.3 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư
Với đặc thù là dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN, vì vậy công nghệ của Dự án liên quan đến quá trình quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng CCN Trong quá trình vận hành
Dự án, Chủ dự án đóng vai trò đơn vị đầu tư và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, việc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch được phê duyệt do các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện theo các dự án riêng và lập hồ sơ môi trường riêng trên cơ sở thỏa thuận với Chủ cơ sở theo hình thức hợp đồng thuê lại đất và dịch vụ hạ tầng kỹ thuật Quy chế quản lý hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư thứ cấp được mô tả, bao gồm:
a Quản lý hoạt động đấu nối hạ tầng kỹ thuật
- Đấu nối hệ thống thu gom thoát nước mưa và thoát nước thải: Hoạt động đấu nối
hệ thống thu gom thoát nước mưa, nước thải của các nhà đầu tư thứ cấp vào CCN tuân thủ theo quy chế quản lý chung và quản lý của chủ cơ sở về đấu nối hạ tầng, đảm bảo nước mưa và nước thải được thu gom riêng biệt
+ Yêu cầu về quản lý chất lượng nước thải từ các nhà máy xí nghiệp khi đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý tập trung của CCN: Các nhà máy thứ cấp trong CCN tự xử
lý nước thải sơ bộ đảm bảo đáp ứng QCVN 40:2011, cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Trang 13trách nhiệm tự thu gom, quản lý và hợp đồng với đơn vị có năng lực xử lý, báo cáo với
cơ quan quản lý nhà nước theo quy định
b Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật
- Trong giai đoạn vận hành dự án bao gồm việc vận hành hệ thống giao thông và
hạ tầng kỹ thuật của Dự án do Chủ dự án thực hiện theo quy định của nhà nước, cụ thể:
+ Hoạt động của hệ thống giao thông: Việc tuân thủ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống đường giao thông được thực hiện thường xuyên theo quy định hiện hành về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
+ Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường: Duy trì vận hành hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, đảm bảo khả năng vận hành tối đa công suất thiết kế các hạng mục này Công tác bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình vận hành dự án
- Ngoài ra, Dự án thực hiện đầy đủ những vấn đề môi trường liên quan đến sự cố, rủi ro trong vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án
3.4 Sản phẩm của dự án đầu tư
Sản phẩm của dự án là đất sạch đã được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật để thút hút các doanh nghiệp thứ cấp vào đầu tư
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
4.1 Nhu cầu sử dụng hóa chất
Đây là dự án đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp, do đó nguyên vật liệu hóa chất sử dụng chủ yếu là hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án Trong phạm vi xin cấp giấy phép môi trường với trạm xử lý tập trung công suất 1600m3/ngày đêm thì khối lượng hóa chất sử dụng như sau:
Bảng 1 2 Nhu cầu hóa chất cho HTXL nước thải công suất 1600m 3 /ngày đêm
dụng (kg/ngày)
Trang 14STT Hoá chất sử dụng Đơn vị Khối lượng sử
(Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH Haesung Tech – Bắc Ninh)
4.2 Nhu cầu sử dụng nước
a Nguồn cung cấp
Nguồn cung cấp nước cho CCN Eco Châu Phong được lấy từ Công ty Cổ phần An
Thịnh (Hợp đồng dịch vụ cấp nước kèm theo phần phụ lục của báo cáo)
Vị trí cấp nước: tại chân tường rào của CCN ECO Châu Phong
b Nhu cầu sử dụng nước
CCN Eco Châu Phong hiện nay cơ bản đã hoàn thiện hạ tầng để thu hút đầu tư Do
đó, nhu cầu sử dụng nước và xả nước thải được tính toán dựa vào báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và các tiêu chuẩn cấp nước (QCXDVN 01:2021/BXD, TCXDVN 33:2006) để làm cơ sở tính toán Định mức sử dụng nước như sau:
* Đối với nước cấp sinh hoạt:
1 Nước cấp khu điều hành dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật
+ Cán bộ công nhân viên BQL cụm
công nghiệp và cán bộ khu hạ tầng (20
70 lít/người/ngày đêm (bao gồm: nước sinh
TCXDVN 33:2006
Trang 15+ Bảo vệ (2 người) 150 lít/người/ngày đêm TCVN 4513 : 1988
2 Nước cấp khu đất công nghiệp
+ Nước thải sinh hoạt (dự kiến 2.700
người)
45 lít/người/ca TCXDVN 33:2006
* Đối với nước cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp:
Hiện nay, CCN Eco Châu Phong 10 nhà đầu tư thứ cấp bao gồm: 02 nhà máy sản xuất giấy (34.277m2) và 08 nhà máy sản xuất ngành công nghiệp khác (124.581m2)
Dựa vào các ngành nghề thu hút đầu tư của CCN Eco Châu Phong, tiêu chuẩn nước dùng cho nhu cầu sản xuất công nghiệp theo TCXDVN 33:2006 được xác định như sau:
- Đối với 02 nhà máy sản xuất giấy: 45m3/ha/ngày
- Đối với 10 nhà máy sản xuất khác: 22m3/ha/ngày
- Ngoài ra, phần diện tích đất công nghiệp còn lại được lấy định mức cấp nước là: 45m3/ha/ngày
Như vậy, nước cấp cho hoạt động sản xuất của CCN được tính toán như sau:
TT Đất công nghiệp Diện tích
(ha)
Định mức
Lưu lượng nước cấp (m 3 /ngày)
A Phần đất đã thu hút đầu tư
Trang 16TT Đất công nghiệp Diện tích
(ha)
Định mức
Lưu lượng nước cấp (m 3 /ngày)
* Đối với nước cấp cho các hoạt động khác
1 Nước tưới cây: 3l/m2.ngđ
TCXDVN 33:2006
2 Đường giao thông 0,4 l/m2.ngđ
3 Nước dự phòng, rò rỉ: 10% lượng nước cung cấp TCXDVN 33:2006
4 Hệ số không điều hoà
Kgiờmax = 1,3x 1,15 = 1,5
* Nhu cầu nước chữa cháy:
Theo TCVN 2622-1995: Cụm công nghiệp có diện tích: F= 46 ha, chọn n=2 đám cháy xảy ra đồng thời
Chọn lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài Qcc=20(l/s)
➔ Như vậy lưu lượng nước cần dự trữ cho cứu hoả trong 3 giờ liên tục là: Qcc = 20 x
3600 x 3 x 2 = 432 (m3/3h)Như vậy, nhu cầu cấp nước cho CCN như sau:
Trang 17TT Khu vực Quy mô Chỉ tiêu
Nhu cầu cấp nước (m 3 /ngày)
Tỷ lệ phát sinh nước thải
Lượng nước thải phát sinh
A Nước cho dịch vụ văn
1 Cán bộ BQL khu và
cán bộ kỹ thuật
Nước sinh hoạt khu vệ
Trang 18TT Khu vực Quy mô Chỉ tiêu
Nhu cầu cấp nước (m 3 /ngày)
Tỷ lệ phát sinh nước thải
Lượng nước thải phát sinh
hoạt của công nhân
2 Nước dùng cho công
Trang 19khi xả ra môi trường
❖ Nhu cầu nước chữa cháy:
Theo TCVN 2622-1995: Cụm công nghiệp có diện tích: F= 46 ha, chọn n=2 đám cháy xảy ra đồng thời
Chọn lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài Qcc=20(l/s)
Như vậy lưu lượng nước cần dự trữ cho cứu hoả trong 3 giờ liên tục là: Qcc = 20 x
3600 x 3 x 2 = 432 (m3/3h)
4.3 Nhu cầu sử dụng điện
Mục đích sử dụng: Điện được sử dụng cho mục đích sản xuất, chiếu sáng, sinh hoạt và các nhu cầu khác
Nguồn cung cấp điện: được lấy từ điểm đấu nối cấp điện cột 41 ĐZ 35kV lộ 379
E27.14 (Hợp đồng mua bán điện giữa Tổng công ty điện lực miền Bắc – Chi nhánh Quế
Võ và Chi nhánh công ty TNHH Haesung Tech – Bắc Ninh đính kèm phụ lục báo cáo)
Nhu cầu cấp điện trong Cụm công nghiệp Eco Châu Phong, như sau:
+ Điều hành dịch vụ : 100kW/ha;
+ Khu hạ tầng kỹ thuật : 100kW/ha;
+ Chiếu sáng đường giao thông : 15kW/ha;
+ Chiếu sáng bãi đỗ xe : 15kW/ha
Bảng 1 4 Bảng tính toán công suất sử dụng điện của CCN trong giai đoạn vận hành
ổn định
(ha)
Nhu cầu cấp điện (kW/ha)
Công suất P (kW)
Trang 20STT Loại đất Diện tích
(ha)
Nhu cầu cấp điện (kW/ha)
Công suất P (kW)
Trong đó: cosφ=0,85: hệ số công suất; Tổn hao: 10%
- Vậy tổng công suất tiêu thụ điện của toàn khu là 23 MVA
5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
5.1 Hiện trạng thu hút đầu tư
Tính đến thời điểm lập báo cáo, công ty đã thu hút được 10 nhà đầu tư thứ cấp vào xây dựng và hoạt động
Bảng 1 5 Các nhà đầu tư thứ cấp tại CCN Eco Châu Phong đến thời điểm hiện tại
(m 2 )
Loại hình sản xuất/ sản phẩm Hiện trạng hoạt động
1 Công ty TNHH War 15.543 Sản xuất linh kiện
điện tử và sản xuất Chưa xây dựng
Trang 21Len bao bì giấy
Đã xây dựng
5 Công ty TNHH Fulxin 7.567 Sản xuất hóa chất
và linh kiện điện tử
9 Công ty Hà Việt 12.360 Sản xuất đồ chơi,
(Nguồn: Chi nhánh Công ty TNHH Haesung Tech – Bắc Ninh)
5.2 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Trang 22Hình 1 2 Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Công ty Haesung Tech – Bắc Ninh
Nhân viên tại dự án sẽ căn cứ vào nhu cầu kinh doanh theo từng thời điểm để điều chỉnh cho phù hợp Số lượng cán bộ nhân viên tại BQL CCN Eco Châu Phong được dự kiến như sau:
Bảng 1 6 Tổ chức nhân sự của BQL Cụm công nghiệp
Trang 24STT Hạng mục
Tổng khối lượng theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt
5.3.1 Hiện trạng cao độ nền xây dựng
Cụm công nghiệp Eco Châu Phong hiện hữu đã cơ bản hoàn thiện đầu tư xây dựng
hạ tầng kỹ thuật trên diện tích 460.279,3m2 của Dự án Đã hoàn thiện san lấp mặt bằng với cao độ khoảng 3,85m Hiện trạng cao độ nền xây dựng của cụm công nghiệp đã hoàn thiện cao độ thiết kế, cao độ nền hiện trạng đã ổn định, đảm bảo cho nhà đầu tư vào xây dựng và hoạt động lâu dài
5.3.2 Hạng mục đường giao thông
- Hệ thống đường, hè, cây xanh thảm cỏ đã được thiết kế theo quy hoạch về mặt cắt ngang, về cao độ tim các vị trí giao cắt đảm bảo tính liên hoàn thuận lợi và an toàn
- Mạng lưới giao thông nội bộ của CCN được thiết kế theo dạng ô vuông bàn cờ
Tổ chức các tuyến chính, tuyến phụ đảm bảo cho giao thông thuận lợi tới từng lô đất Khối lượng hệ thống đường giao thông nội bộ CCN như sau:
Bảng 1 8 Khối lượng hệ thống đường giao thông nội bộ CCN
Tên đường
Độ rộng đường (m)
Chiều dài (m) Tổng Mặt
đường Vỉa hè
Dải phân cách
Trang 26Ngoài ra, trong CCN bố trí bãi đỗ xe 14.792 m2 nằm gần khu trung tâm điều hành dịch vụ, là nơi phục vụ để xe của khách ra vào cụm công nghiệp
5.3.3 Hạng mục cấp nước
a Nguồn cung cấp
Theo Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường số 175/QĐ-TNMT ngày
29 tháng 11 năm 2007 bởi UBND tỉnh Bắc Ninh Tuy nhiên, hiện nay chủ đầu tư không thực hiện đầu từ hạng mục trạm xử lý nước cấp cho cụm công nghiệp Vì vậy, nguồn
cung cấp nước cho CCN Eco Châu Phong được lấy từ Công ty Cổ phần An Thịnh (Hợp
đồng Hợp đồng dịch vụ cấp nước kèm theo phần phụ lục của báo cáo)
Vị trí cấp nước: tại chân tường rào của CCN ECO Châu Phong
b Mạng lưới đường ống
- Đường ống kết hợp cấp nước và chữa cháy chạy dọc theo các trục đường, mạng lưới ống cấp nước phân phối được bố trí chạy hai bên vỉa hè đường đến các đối tượng sử dụng nước nhằm đảm bảo cấp nước liên tục 24/24 giờ
- Ống cấp nước sử dụng ống HDPE Dn160-200
- Cấp nước chữa cháy: dọc theo các tuyến đường đặt các trụ cứu hỏa D100 bán kính phục vụ 150-200m để cấp nước cho xe cứu hỏa khi có cháy với áp lực tại điểm bất lợi nhất 10m Các trụ chữa cháy được bố trí tại các nút giao thông và dọc tuyến ống cự ly trung bình 150-200m/01 trụ
Chi tiết khối lượng đường ống cấp nước sạch như sau:
Bảng 1 9 Chi tiết khối lượng đường ống cấp nước sạch
5.3.4 Hạng mục cấp điện
Trang 275.3.5 Hạng mục Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc của CCN sẽ được lấy từ các tuyến cáp quang do VNPT, Viettel, FPT tại Bắc Ninh đầu tư
Thiết kế này bao gồm phần ống và hố ga luồn cáp trục và các cáp nhánh của hệ thống
Cáp tín hiệu sử dụng cáp quang trục phân phối đến các bên thuê Toàn bộ cáp được luồn trong tuyến ống chính gồm 02 ống nhựa uPVC D110 siêu bền chôn trực tiếp trong đất ở độ sâu 0,7 đối với dưới đường và 0,5m đối với ống trên hè Hệ thống thông tin trục chính và các trục nhánh sử dụng cáp quang truyền dẫn
Hệ thống hố ga kéo cáp được đặt với khoảng cách trung bình là 60-100 m và những vị trí tuyến ống đổi hướng Khi tuyến cáp đi qua đường được luồn trong ống thép D110 để đảm bảo không bị đứt cáp
Tất cả các thiết bị viễn thông được cung cấp đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế do các ISP lớn trong nước như Tập đoàn Viễn thông Việt Nam VNPT, Viettel, FPT, EVN…cung cấp và lắp đặt
5.3.6 Hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường
a Hệ thống thu gom thoát nước mưa
Mạng lưới thoát nước mưa chính cấu tạo bao gồm các tuyến cống tròn BTCT bố trí dọc các hè đường cụm công nghiệp, tại các vị trí qua đường sử dụng cống hộp BTCT
để đảm bảo an toàn chịu lực, đỉnh cốt hộp cách mặt đường hoàn thiện từ >0,5 mét Ngoài
ra, dọc theo ranh giới các lô đất xây dựng nhà máy, bố trí các tuyến cống bản, rãnh nắp
Trang 28đan đảm bảo mật độ mạng lưới cống, đảm bảo tiêu thoát nước tốt cho các lô đất bên trong CCN
Mạng lưới thoát nước mưa được xây dựng dựa theo quy hoạch san nền dọc theo các tuyến đường bố trí các hệ thống cống tròn thoát nước, thu nước trên các vỉa hè mặt đường và nước mưa từ các lô đất dẫn thoát đổ ra Trên các tuyến cống bố trí các hố thu nước cách nhau 40 - 50m Hệ thống thoát nước sử dụng hệ thống cống tròn BTCT D400, D600, D800, D1000 và D1500
Hướng thoát nước mưa chính của hệ thống thoát nước mưa là chảy vào hệ thống mương tiêu phía Tây CCN
Dọc các tuyến thoát nước mưa của CCN bố trí các hố ga thăm, ga thu với khoảng cách trung bình từ 30m đến 40m/ga tùy theo độ dốc đường và chiểu rộng đường, để thu nước mưa mặt đường và nước mưa từ trong các lô đất đấu ra
b Hệ thống thu gom thoát nước thải
Là mạng lưới thoát nước riêng hoàn toàn Hệ thống thoát nước thải độc lập với hệ thống thoát nước mưa
Các loại nước thải công nghiệp của các nhà máy trong CCN phải được xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải của CCN, trước khi xả ra hệ thống cống thu gom của Cụm công nghiệp
và được dẫn đến khu xử lý tập trung
Nước thải từ các công trình công cộng, dịch vụ Cụm công nghiệp được thu gom bằng hệ thống thoát nước trong nhà và được xử lý sơ bộ rồi xả trực tiếp vào mạng lưới thoát nước thải của CCN
Mạng lưới đường cống thoát nước được bố trí dọc theo các tuyến đường thiết kế trong CCN Các tuyến cống được xây dựng trên vỉa hè Phạm vi phục vụ bao gồm toàn khu vực Dự án Trên các trục đường bố trí ga thăm với khoảng cách mỗi ga từ 25 - 40 m
để đảm bảo phục vụ cho mọi lô đất và tránh giao cắt nhiều với các đường dây, đường ống
kỹ thuật khác
Hệ thống cống thoát nước thải hoạt động theo nguyên tắc tự chảy, có độ sâu chôn ống tối đa là 4,0 m
Hệ thống thu gom nước thải của toàn bộ khu vực: công trình công cộng, dịch vụ,
hạ tầng kỹ thuật và đất công nghiệp … bằng các tuyến cống D300, D400, D600 tới trạm
xử lý nước thải để xử lý
Trang 29Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT Tại điểm xả nước thải của các nhà máy thành viên, các nhà máy thứ cấp sẽ tự lắp đặt 01 đồng
hồ đo lưu lượng để kiểm soát lượng nước thải trước khi thu gom về đường ống thoát nước thải chung của CCN
Nước thải sau xử lý được xả ra mương tiêu thoát nước phía Tây CCN băng cống thoát nước thải BTCT D1000 dài 20m
Hiện nay khu vực bố trí trạm XLNT phía Tây CCN đã xây dựng với công suất 1.600 m3/ngày đêm (Chi tiết Quy trình và công nghệ xử lý nước thải được trình bày chi tiết tại chương 3)
d Công trình lưu giữ chất thải rắn và CTNH
Trong CCN không bố trí bãi tập kết rác thải cũng như xử lý rác thải cho các nhà máy thành viên Chất thải rắn thông thường (bao gồm chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp thông thường) trong các nhà máy thành viên sẽ được thu gom tập kết trong nội bộ nhà máy và hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định Chất thải nguy hại sẽ được các nhà máy thành viên ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép
xử lý CTNH phù hợp đến vận chuyển, xử lý, tiêu hủy theo quy định về quản lý CTNH
Tại khu nhà điều hành của CCN Eco Châu Phong bố trí các thùng rác tại các phòng làm việc để thu gom rác thải phát sinh, hằng tuần nhân viên đi thu gom, phân làm
2 loại là chất thải có thể tái chế, tái sử dụng và chất thải không thể tái chế để có biện pháp
xử lý thích hợp, cụ thể:
+ Đối với các chất có thể tái chế hoặc tái sử dụng: bán phế liệu;
+ Đối với các chất không thể tái chế hoặc tái sử dụng: trang bị các thùng chứa rác loại 200L có nắp đậy để tập kết
Tại trạm XLNT bố trí 01 kho lưu giữ chất thải có diện tích khoảng 11 m2 nằm trong nhà điều hành trạm xử lý nước thải có kích thước Dài x rộng = 3,56m x 3,28m gồm
2 ngăn: 01 ngăn CTNH (diện tích 5 m2); 01 ngăn chứa CTR thông thường (diện tích 6
m2)
Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ đến thu gom các loại chất thải
Trang 30e Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
kỹ thuật, HDPE chống thấm, bảo đảm bền vững ổn định lâu dài của kết cấu hồ Trong điều kiện bình thường, hồ sự cố được duy trì mực nước ở cao độ +0,5-1,0 m so với đáy
hồ để đảm bảo lưu chứa nước khi gặp sự cố cũng như đảm bảo độ bền vững của vật liệu lót đáy HDPE Trong trường hợp mưa, sử dụng bơm di động để bơm nước mưa trong hồ
ra hệ thống thoát nước mưa để đảm bảo hồ sự cố đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa và ứng phó sự cố của nhà máy
Trang 31KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
1 Sự phù hợp của Dự án đầu tư đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:
Báo cáo đánh giá sự phù hợp của dự án với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tường Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022
2 Sự phù hợp của Dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải
Hiện nay, Bắc Ninh chưa công bố kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt theo Điều 4, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải Vì vậy, báo cáo không đánh giá nội dung này
Theo Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường số 175/QĐ-TNMT ngày
29 tháng 11 năm 2007 bởi UBND tỉnh Bắc Ninh, CCN Eco Châu Phong được phê duyệt nước thải đầu ra đạt TCVN 5945-2005, cột B trước khi xả vào kênh tiêu thoát nước của khu vực Tuy nhiên, để đám bảo nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn đầu ra hiện nay, chủ đầu tư CCN đã thay đổi và nâng cao công nghệ xử lý nước thải cam kết thu gom xử
lý nước thải đạt QCVN 40:2011, cột A: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường
Trang 32CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng hoạt động theo chế độ tự chảy, hướng thoát nước mưa chính của hệ thống thoát nước mưa là chảy vào hệ thống mương tiêu phía Tây CCN
Hệ thống thoát nước mưa trong CCN là hệ thống thoát nước riêng, độc lập với hệ thống thoát nước thải
Nước mưa phát sinh trong CCN Eco Châu Phong gồm:
+ Nước mưa từ các doanh nghiệp trong CCN, Nhà điều hành, Trạm xử lý nước thải của CCN được thu gom bằng hệ thống thu gom, thoát nước mưa nội bộ trong khuôn viên các cơ sở đó Sau đó, nước mưa được dẫn về hố ga đấu nối với hệ thống thoát nước mưa của CCN
+ Nước mưa chảy tràn trên các tuyến đường giao thông nội bộ CCN chảy vào các
hố ga thu gom nước mưa dọc 2 bên đường, có song chắn rác để ngăn các loại rác lớn
=> Nước mưa từ các nguồn trên được thu gom vào hệ thống thoát nước mưa của CCN, dọc các tuyến thoát nước mưa của CCN bố trí các hố ga lắng cát, ga thu với khoảng cách trung bình từ 40 - 50m tùy theo độ dốc đường và chiều rộng đường, để thu
Nước mưa chảy tràn
đường giao thông
Nước mưa từ các Doanh nghiệp, Nhà điều hành, Trạm
XLNT tập trung
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa khuôn viên nội bộ
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của KCN
Hệ thống mương tiêu thoát nước phía Tây dự án
Hình 3 1 Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước mưa
Trang 33Mạng lưới thoát nước mưa được xây dựng dựa theo quy hoạch san nền dọc theo các tuyến đường bố trí các hệ thống cống tròn thoát nước, thu nước trên các vỉa hè mặt đường và nước mưa từ các lô đất dẫn thoát đổ ra Trên các tuyến cống bố trí các hố thu nước cách nhau 40 - 50m Hệ thống thoát nước sử dụng hệ thống cống tròn BTCT D400, D600, D800, D1000, D1500
Chi tiết khối lượng hệ thống thoát nước mưa của CCN Eco Châu Phong:
Bảng 3 1 Tổng hợp khối lượng chi tiết hệ thống thoát nước mưa CCN
1.2 Thu gom và thoát nước thải
Hệ thống thu gom, thoát nước thải đã được xây dựng riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước mưa
1.2.1 Công trình thu gom và thoát nước thải
a Nguồn phát sinh nước thải:
Trang 34Toàn bộ nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp trong CCN và nước thải sinh hoạt từ các phân khu chức năng khác (khu đất dịch vụ - văn phòng của CCN), bao gồm:
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vệ sinh phát sinh của Nhà điều hành Cụm công nghiệp
- Nguồn số 02: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu nhà ăn phát sinh của Nhà điều hành Cụm công nghiệp
- Nguồn số 03: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vệ sinh của nhà điều hành trạm XLNT
- Nguồn số 04: Nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp thứ cấp đầu tư vào Cụm công nghiệp
Lưu lượng phát sinh nước thải là 1.500,4 m3/ngày đêm
b Tính chất các nước thải từ các nguồn của dự án
- Nước thải sản xuất: phát sinh từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy, xí nghiệp trong CCN, thành phần và tính chất nước thải rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể Thành phần và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của các nhà máy thành viên được tổng hợp như sau:
Bảng 3 2 Thành phần và tính chất nước thải từ các doanh nghiệp thứ cấp
TT Nhóm ngành công nghiệp Các chất ô nhiễm đặc trưng
1 Công nghiệp chế biến nông
lâm thủy sản và thực phẩm
SS, COD, BOD, N, P, mùi, dầu mỡ,
2 Công nghiệp nhẹ và hàng tiêu
Trang 35- Nước thải sinh hoạt: Nước thải phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh, nhà bếp, căn tin
và khu văn phòng tại khu đất dịch vụ - văn phòng, hạ tầng trong CCN Eco Châu Phong Thành phần các chất ô nhiễm đặc trưng gồm: các chất hữu cơ dễ phân hủy, cặn lơ lửng và
vi sinh vật có hại…
Bảng 3 3 Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
QCVN 14:2008/BTNMT Cột A Cột B
Trang 36* Thuyết minh mạng lưới thu gom nước thải:
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vệ sinh của nhà điều hành Cụm công nghiệp được xử lý sơ bộ tại 01 bể tự hoại (thể tích 36,2 m3), sau đó thu gom về
hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất thiết kế 1.600 m3/ngày để xử lý
- Nguồn số 2: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu nhà ăn của nhà điều hành Cụm công nghiệp được xử lý sơ bộ tại 01 bể tách mỡ (thể tích 2 m3), sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất thiết kế 1.600 m3/ngày để xử lý
- Nguồn số 03: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu vệ sinh của nhà điều hành trạm XLNT được xử lý sơ bộ tại 01 bể tự hoại (thể tích 45,7m3), sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất thiết kế 1.600 m3/ngày để xử lý
Nước thải các nhà máy thành
viên trong KCN (nguồn số 04)
Nước thải vệ sinh
Trạm xử lý nước thải tập trung (công suất 1600 m3/ ngày đêm)
Nguồn tiếp nhận
Nước thải nhà ăn
từ Nhà điều hành KCN (nguồn số 02)
Bể tách mỡ
Hình 3 2 Sơ đồ thu gom nước thải tại Dự án
Trang 371.600m3/ngày để xử lý
Mạng lưới đường cống thoát nước được bố trí dọc theo các tuyến đường thiết kế trong CCN Các tuyến cống được xây dựng trên vỉa hè Phạm vi phục vụ bao gồm toàn khu vực Dự án Trên các trục đường bố trí ga thăm với khoảng cách mỗi ga từ 25 - 40 m
để đảm bảo phục vụ cho mọi lô đất và tránh giao cắt nhiều với các đường dây, đường ống
- Công trình xả nước thải: ống thoát nước HDPE D315 dài 10m
Cửa xả nước thải của Trạm (cửa xả nổi): kết cấu rãnh thoát nước BTCT
- Tọa độ vị trí cửa xả nước thải (hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến trục 105 0 00′, múi
chiếu 3 o): X=2336690,71; Y= 578052,57
- Vị trí nơi xả thải: Mương tiêu thoát nước phía Tây dự án
- Chế độ xả nước thải: xả liên tục (24/24h)
Trang 38- Phương thức xả nước thải: tự chảy
- Nguồn tiếp nhận nước thải: mương tiêu thoát nước phía Tây dự án
- Lưu lượng xả thải lớn nhất: 1.600 m3/ngày đêm
- Chất lượng nước thải: Nước thải sau hệ thống xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, (Kq = 0,9; Kf = 1,0) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
- Sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đối với điểm xả nước thải: Điểm xả nước thải sau
xử lý có biển báo, thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải
1.2.2 Xử lý nước thải
1.2.2.1 Biện pháp xử lý nước thải sơ bộ
a Đối với nước thải sinh hoạt khu nhà điều hành
❖ Công trình xử lý nước thải nhà vệ sinh (nguồn số 01,03)
Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được đưa đi xử lý sơ bộ qua bể phốt Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại là xử lý cơ học kết hợp xử lý sinh học Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 3-6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành chất khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan Nước thải ở trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao rồi mới chuyển qua ngăn lọc và thoát ra ngoài đường ống dẫn Mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy
Nước thải từ các khu nhà vệ sinh của nhà điều hành sẽ được xử lý bằng bể tự hoại
3 ngăn đặt ngầm ngay phía dưới nhà vệ sinh trước khi đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung
Trang 39tự hoại có tổng thể tích là 81,9m Nguyên tắc hoạt động của bể phốt là xử lý cơ học kết hợp xử lý sinh học
Bể tự hoại 3 ngăn tương ứng với 3 chức năng chính là chứa – lắng – lọc
+ Ngăn chứa: Nước thải từ nhà vệ sinh được xả vào bồn WC sẽ trôi xuống ngăn chứa, tại đây nước thải được xử lý cơ học và sinh học nhờ 02 quá trình là lắng cặn và lên men kị khí bằng vi sinh vật Do tốc độ nước qua bể rất chậm nên quá trình lắng cặn trong
bể có thể xem như quá trình lắng tĩnh, dưới tác dụng trọng lực, cặn được lắng xuống đáy
bể, các chất hữu cơ bị phân hủy nhờ hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí Cặn lắng được phân hủy làm giảm mùi hôi, thu hẹp thể tích bể chứa đồng thời giảm các tác nhân gây ô nhiễm môi trường Tại ngăn này, được lắp đặt ống thông hơi để giải phóng khí thoát từ quá trình phân hủy kị khí các hợp chất hữu cơ Ngăn chứa có không gian diện tích lớn nhất, bằng ½ thể tích bể bởi đây là nơi chứa đựng chất thải ngay từ khi chưa được phân hủy
+ Ngăn lắng: Cặn lơ lửng trong nước thải không thể lắng được ở ngăn chứa sẽ tiếp tục theo dòng nước vào ngăn lắng Ngăn lắng chiếm thể tích ½ ngăn tự hoại và bằng ngăn lọc trong cấu tạo của bể
+ Ngăn lọc: Các chất thải sau khi đã được xử lý ở ngăn lắng sẽ theo ống dẫn sang ngăn lọc Ngăn này có chức năng lọc các chất thải còn lơ lửng trong nước thải Vật liệu lọc được sử dụng là cát, sỏi thông thường
Nguyên lý hoạt động: Nước thải được đưa vào ngăn chứa của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, đồng thời, cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm) Bể tự hoại cải tiến cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm Ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám và sinh trưởng trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước
Bùn thải phát sinh trong bể tự hoại định kỳ được công ty hợp đồng với đơn vị dịch
vụ có chức năng xử lý theo quy định
Trang 40Công ty đã xây dựng các bể tự hoại có tổng dung tích là 81,9m3 được bố trí tại nhà điều hành CCN và nhà điều hành trạm xử lý nước thải Thể tích các bể tự hoại cụ thể như sau:
❖ Công trình xử lý nước thải nhà ăn (nguồn số 02)
Nước thải nhà bếp đi qua hệ thống song chắn rác để tách các loại rác thải nhà ăn như rau, củ, thực phẩm thừa, rồi qua bể tách mỡ để tách dầu mỡ trước khi dẫn nước thải nhà bếp ra trạm XLNT chung của CCN Bể tách mỡ được xây dựng bằng BTCT, nắp đậy bằng tôn Bể tách mỡ gồm 3 vùng: vùng dầu nổi, vùng tách dầu, vùng chứa cặn Trong phần thu cặn, các tạp chất rắn chủ yếu là chất vô cơ lắng xuống đáy bể Tại vùng thu dầu, dầu mỡ nổi lên được vớt đi xử lý Định kỳ 1tháng /lần, công ty hớt các váng dầu mỡ động thực vật nổi lên trên để thu gom xử lý như chất thải sinh hoạt Rác thải bị ngăn lại trên song chắn rác được thu gom theo chất thải rắn sinh hoạt
Nước thải phát sinh tại nhà ăn là: 22 x 25l/người/ngày đêm = 550 l = 0,55m3/người/ngđ
Nước thải nhà ăn phát sinh đi qua bể tách mỡ để tách dầu mỡ trước khi dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của CCN
Công ty đã xây dựng bể tách dầu mỡ dung tích 7m3, kích thước bể tách dầu mỡ: Dài × Rộng × Cao = 1m x 2m x 1m Bể tách mỡ được xây dựng bằng BTCT, có nắp đậy
Cấu tạo bể gồm 3 vùng: vùng dầu nổi, vùng tách và vùng chứa cặn Trong bể, sạn, cát thô được tách bằng phương pháp lắng Dầu, mỡ nổi lên trên Rác thô được vệ sinh hàng ngày, dầu mỡ, cát sạn được làm vệ sinh theo chu kỳ để đảm bảo các thành phần ô nhiễm theo nước thải ra ngoài Tất cả các thao tác trên được thực hiện theo phương pháp thủ công